1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Thực tiễn áp dụng các quy định của CISG về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá và khuyến nghị đối với Việt Nam

107 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 9,57 MB

Nội dung

Trang 1

BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HANOI

NGÔ THANH HUYEN

THỰC TIEN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CUA CISG VE BOI THUONG THIET HẠI DO VIPHAM HỢP BONG MUA BAN HANG

HOA VÀ KHUYEN NGHỊ DOI VỚI VIET NAM

LUẬN VĂN THẠC Si LUAT HỌC (Định hướng ứng dụng)

HÀ NỘI, NĂM 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGO THANH HUYEN

THUC TIEN AP DUNG CÁC QUY ĐỊNH CUA CISG VE BOL THUONG THIET HẠI DO VIPHAM HỢP BONG MUA BAN HANG

HOA VÀ KHUYEN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngành: Luật Quốc téMã số: 8380108

Người hướng dẫn khoa hoc: TS Ngô Quốc Chiền.

HÀ NỘI, NĂM 2022

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoản thành được luận văn thạc si cia minh, ngoài sự nỗ lực, cổ ging của bản thân, tôi đã nhân được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tỉnh của nhiều cá nhân và tập thé,

Tôi xin bay tỏ lỏng biết ơn sâu sắc tới sự giúp 48, chi bao tận tỉnh củacác thấy, cô giáo Trường Đại học Luật Ha Nội, Khoa Sau Đại học, Khoa LuậtQuấc tế, đặc biết là sư quan tâm, hướng dẫn tận tinh của TS Ngõ Quốc Chiến.

để trực tiếp hướng dẫn chi bảo cho tôi trong suốt quả trình thực hiện luận vẫn.

Cuối cùng, tôi xin bảy tô lòng biết ơn đổi với gia đính đã động viên,‘khich lệ tôi trong suốt qua trình học tập và hoàn thành luân văn này.

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2022Tac giả luận văn.

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên laNgô Thanh Huyền, mã số hoc viên: 28UD08005, lả học viên.

ao học khóa 28 chuyên ngành Luât Quốc Té, định hướng Ứng dụng, Trường,

Đại học Luật Hà Nội

Tôi xin cam đoan đây 1a công trình nghiên cứu khoa học độc lập củariêng tôi Các thông tin, số liêu được sử dung trong luân văn la trung thực, có

nguồn gốc rổ rang, được trích dẫn đúng quy định.

Tôi sin chiu trách nhiệm vẻ lời cam đoan này /

“Xác nhận của giảng viên hướng dẫn Tác giả luân văn

TS Ngõ Quốc Chiến Ngô Thanh Huyền

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ýhiệuviễ tất | Cum tr day da Geng Anh) | Cam ti day đủ Geng Vie)

cIsG Convention on Contracts forthe | Công ước Viên 1980Intemational Sale of Goods

UNGHRAL, United Nations Commission On | Uy bạn của Liên hop quốc về

Intemational Trade Law aeLuật thương mai quốc tế

VIAC Vietnam Intemational Trung tâm Trong tai Quốc tếArbitration Center : liệuViệt Nam

1C Intemational Chamber of Phong thương mai Quốc tếCommerce

UNIDROIT e0 on can "Viện nghiền cứu quốc tê về

netenication orwavate Ta | phat thé hoa luật tur

CIETAC China Intemational Economic | Uy ban Trong tai Kinh té va

and Trade AbbitrationCommission

thương mai quốc tế Trung,Quốc

Trang 6

2 Tinh hình nghiên cứu của để tai 93 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận vin 14

5 Phương pháp nghiên cứu 15

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 16

7 Bổ cục của luận văn 16

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CISG VÀ QUY ĐỊNH VE BOI THƯỜNG THIET HAI DO VIPHAM HOP ĐỒNG MUA BAN HÀNG HÓA 17

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của CISG 17

1.1.2 Những nội dung cơ ban của CISG 301.2 Các quy định của CISG vé bồi thường thiệt hại do vi pham hợp đẳng,"mua bản hàng hóa n

1.2.1 Khái quát chung các quy định n1.2.2 Nội dung quy định của CISG về phạm vi thiết hại được bồi CHUONG 2: THUC TIEN ÁP DUNG CAC QUY ĐỊNH CUA CISG VE BOI THƯƠNG THIET HAI DO VI PHAM HOP ĐÔNG MUA BAN HANG HOA THONG QUA MOT SỐ VỤ VIEC CU THE 40

3.1 Pham wi thiệt hai được bồi thường theo quy định của CISG 41

Án lê về pham vĩ thiệt hai được bôi thường, 41

3.2 Tính toán thiệt hai trong trường hop hợp đồng bị hủy theo CISG 48

3.2.1 Hop đồng bi hủy va có hợp đông thay thé (Điều 75) 48

3.2.2 Hop đẳng bi hủy và không có hợp đông thay thể (Điều 76) 59

Trang 7

3.3 Nghĩa vụ hạn chế tén that của bên gây thiệt hai trong bôi thường thiệt

hại theo CISG 60

2.31, Án lệ tiên dé 60 2.3.2 Thời gian thực hiện các biện pháp giảm thiểu thiệt hai 64

2.4, Van để tiên lãi trong quy định của CISG về béi thường thiệt hai 66

3.5 Mign trách nhiệm bôi thường thiệt hai theo quy đính của CISG 70

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 HÀ CHƯƠNG 3: KHUYEN NGHỊ DOI VỚI VIET NAM VE BOI THƯỜNG THIET HAI DO VI PHAM HOP BONG MUA BAN HANG HOA TRONG KHUONKHO CISG 78

3.1 Thực trang áp dụng CISG trọng việc giễi quyết các tranh chấp liênquan đến béi thường thiết hại do vi phạm hop đông mua bản hang hóa

quốc tế tại Việt Nam 78 3.2 Khuyền nghị hoàn thiên pháp luật Việt Nam về bôi thường thiệt hại

do vi phạm hợp đồng mua ban hang hóa 83

3.3 Một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam bai thưởng thiệt

"hại do vi phạm hop đông mua bán hang hea 863.3.1 Kuuyén nghị về việc ap dung các quy định của CISG trong hopđẳng mua bán hàng hóa quốc tế 873.3.2 Khuyén nghị về việc dao tao, bồi dưỡng đôi ngũ cán bộ lêmcông tác ngoại thương 89

KÉT LUẬN CHƯƠNG 3 92 KẾT LUẬN 93 DANH MUC TAILIEU 95

Trang 8

PHAN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Công ước Viên của Liên hợp quốc vé hợp đồng mua bán hàng hoa quốc

Convention on Contracts for the Intemational Sale of Goods — viết tat theo tiếng Anh là CISG) được soan thảo bởi Uy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mai quốc tế (ƯNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất

nguôn luất áp dung cho hợp đồng mua bán hàng hoa quốc tế Việt Nam lảthành viên thứ 84 của CISG vào ngày 18/12/2015 vả CISG chính thức có hiệulực tại Việt Nam vao ngày 01/01/2017 Việc gia nhập CISG đã đánh dẫu mộtmốc miới quan trong của Việt Nam trong việc tăng cường mức độ hôi nhậpcủa Việt Nam với nên kinh tế thé giới, góp phân tao điều kiện cho các doanhnghiệp Việt Nam tiếp cén va sử dụng mét khung pháp lý chung, công bằng va

an toàn để thực hiện hợp đồng mua ban hang hóa quốc tế.

Tuy nhiên, theo thống kê của Trung tâm Trọng tải Quốc tế Việt Nam

(VIAC) cuối năm 2016, có tới 80 - 90% doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu về CISG` Như vậy, chừng náo doanh Việt Nam còn chưa nhên thức rõ về sự tổn tại và thấu hiểu nội dung của CISG thi đối với họ, CISG không khác gì nguồn.

luật nước ngoài va bản thần doanh nghiệp sẽ vấp phải những khó khăn, rii rovà bỡ ngỡ khi CISG được áp dung Các quy định của CISG không chỉ mới với

những chủ thé trực tiếp sử dụng trong quan hệ mua ban hang hóa quốc tế như: các doanh nghiệp ma con rất mới đổi với các chủ thể giải quyết tranh chấp.

phát sinh trong quan hệ mua bán hang hóa quốc tế tại Viết Nam Hau như tại

tòa án Việt Nam chưa có một vụ kiện nào CISG được áp dụng để giải quyết tranh chấp áp dụng CISG để giãi quyét Có thể thấy việc áp dụng CISG trong thực tiễn giải quyết tranh chấp ở Việt Nam còn rất nhiêu van để cần xem xét ‘va khắc phục để tạo hành lang pháp lý an toan cho các doanh nghiệp Việt

Đảng và cu VIAC được đồng: tong pe -ahlagne 3 y-dot- vo ac- dom

"3p vatavan rong a on ọ dmg cong vọc 2s TOGO ty c ngụy 1007132

Trang 9

Nam kinh doanh mua bán với nước ngoài va các doanh nghiệp nước ngoảiphat sinh hoạt động thương mai với doanh nghiệp Việt Nam

‘Thuc tiễn tranh chấp vẻ bôi thường thiệt hại do vi phạm hop đồng trong khuôn khỗ CISG đất ra nhiễu van để pháp lý phức tap, đòi hỏi cẩn có sự nghiên cứu và phân tích một cách kỹ lưỡng để đưa ra những lưu ý cân thiết

đổi với các doanh nghiệp Việt Nam Đặc biết, vẫn để béi thường thiệt hại là

một van dé phức tap trong các hợp đỏng thương mại nói chung vả hợp đồng mua bán hang hóa quốc tế nói riêng trong khuôn khổ CISG Những vấn để

như sắc định pham vi thiệt hai béi thường, các loại thiệt hai được bôi thường,cách tính toán thiệt hai về tiên lãi, lãi mắt hướng theo CISG có những nét

quy định riêng biệt can được nghiên cứu để những chủ thé áp dụng pháp luật

tai Việt Nam đặc biệt la các doanh nghiệp Việt Nam có thé đễ dàng tiếp cân

‘Voi tâm quan trong của CISG với doanh nghiệp Việt Nam, tâm quan.

trọng của quy định về béi thưởng thiết hai trong CISG, việc nghiên cứu thực

tiễn áp dụng các quy định của CISG vé béi thường thiệt hai do vi phạm hợp đẳng theo quy định cia CISG dé tir đó dua ra được những để xuất hoàn thiên

pháp luật và kiến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam là cẩn thiết Đó chính

Ja lý do để học viên chọn dé tai “Thực tiễn áp dung các quy định của CISG về bồi thường thiệt hai do vi phạm hop đồng mua bản hàng hóa và khuyến nghị đối với Việt Nam” lam dé tài Luận văn Thạc sĩ Luật hoc.

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

2.1, Tinh hình nghiên cứu trong nước

Di Việt Nam đã gia nhập CISG, nhưng nghiên cứu vẻ CISG nói chungvà nghiên cứu về quy định về béi thường thiệt hai theo CISG còn chưa nhiều.Hiện nay các công trình hay sách chuyên khảo nghiên cứu một cách có hệ

thống, cụ thé ve van dé này còn hạn chế Nhằm mục dich của dé tải, tác giả đã khảo cứu các công trình tiêu biểu sau:

Sach chuyên ho “Cac biên pháp xử lý việc không thực hiện đúng hop

đồng" của tác giả Đỗ Văn Dai, Nha xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm.

Trang 10

2010 (tai ban năm 2013) tập trung nghiên cứu vào các biện pháp xử lý trongtrường hợp một bên không thực hiện đúng hop đồng Trong sổ các biện pháp

mà tác giả có dé cập có bao gém bởi thường thiết do hành vi vi phạm hợp

đẳng gây ra Tuy vậy, tác giả trong phạm vi nghiên cứu của mình đưa ra cái

nhìn tổng quan vẻ bôi thường thiệt hai do vi phạm hop đồng nói chung va hop đẳng mua ban hang hóa quốc tế gân như không được nhắc đến trong quyển

sách nay.

Sach chuyên khảo “Luật hợp đẳng Việt Nam: Bản án va bình luận bản án" của tác giả Đỗ Văn Đại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm.

2013 (tai ban lẫn thứ tư, tép 2), trong đó tác giã đã đưa ra một số bản án liênquan đến béi thường thiệt hại va các binh luận, dan giá vẻ tư duy pháp lý vaáp dụng pháp luật của mỗi bản án.

Luận văn Thạc sỹ Luật của tác gia Quách Thuý Quỳnh vẻ “Pháp luật vébổi thường thiết hại do vi pham hợp đồng trong kinh doanh" bảo vệ taiTrường Đại học Luật Hà Nội năm 2007 cũng đã phân tích vẻ bổi thưởng thiếthại đặc biệt trong lĩnh vực hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mai.

Sach chuyên khảo cia tác giả Nguyễn Bá Bình viết cùng nhóm tác giả mang tên “Hop đẳng mua bản hằng hod quốc tế theo CISG: Quy định và ám lệ" có thé coi là một bộ sách chuyên khảo đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu một cách tổng quan vẻ các quy định của CISG cũng như cach áp dụng các quy định nay thông qua các án lê Quyển sách có ý nghĩa quan trọng đối với những nhà nghiên cửu, học giã, thẩm phán, trong tai và đặc biết là các doanh.

nghiệp Việt Nam khi áp dụng các quy định của CISG vao thực tế ki kết hợpđẳng mua bán hang hỏa quốc tế và xử ly khi có tranh chấp xảy ra Tuy vay,

quyền sách cũng chỉ đưa ra một án lệ va phân tích vẻ bổi thường thiệt hại theo

CISG chứ chưa thực sự déo sâu vé lĩnh vực này.

Ngoài ra còn có thể nhắc dén các bai viết đăng trên các tạp chi chuyên ngành luật học va các tham luận trong các hội thio Cụ thể, “Cinyên để đánh

giá cơ lôi và thách thức int gia nhập Viên quốc tế vỗ nhất thé hoá Luật uc

Trang 11

của tác giả Nguyễn Thị Héng Trinh (Đề án về việc gia nhập Viện quốc tế về thể chế hóa Luật tư 2014) trong đó cũng tép trung phân tích vẻ CISG va bôi

thường thiệt hai do vi phạm hợp đồng theo quy định cia CISG va so sánh với

pháp luật Việt Nam Tuy nhiên tác giả không phân tích sâu để lảm rổ những

án lê trong thực tiến áp dụng CISG.

"Về phin mình, nhóm tác giã trong Hội thảo quốc tế “Tai hh Công

ước về mua bắn hàng hoá quốc té tại Việt Nam và yêu cầu sửa đổi Luật

thương mại 2005 ~ Bài học kih nghiệm từ Đức và Nhật Bản", Trường Đạihọc Luật Ha Nội (tháng 4 năm 2017) Trong nghiên cứu nay, các tác giã đã

bước đâu vé ra bức tranh tổng quát vé các chế định trong hợp đồng mua bán.

hàng hoa quốc tế theo cách tiép cân c& quy định CISG và pháp luật Viết Nam,

trong đó có nội dung về bôi thường thiệt hai do vi pham hợp đẳng mua bán.

hàng hoa quốc tế tuy cũng không tập trung vào nghiên cứu việc áp dung

CISG vào các vụ việc thực tiễn.

"Một sé bai viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành như "Một số vấn dé cần lưu ý khí thực thí Công tước Viên năm 1980 vé mua bán hang hóa

quốc tế (CISG) tại Việt Nam” của tác giã Nguyễn Thu Hương, Tap chí Nghềluật, 1/2019, “Hy bỏ hợp đồng mua bán bảng hóa quốc tế theo Công ước'Viên năm 1980 trong quá trình thực thi tại Việt Nam” của tac giả Đặng Thể

Hing, Tạp chí Kiểm sát, số 12/2018 đều có nêu lên một số điểm khái quát vẻ.

‘di thường thiệt hai theo CISG Gan đây nhất, bài viết "Bồi thường thiệt haido vi pham hợp đổng theo Công ước CISG 1980 và Luật thương mại ViếtNam" của tác giả Lê Thị Thảo (Tạp chỉ khoa học kiểm sat số 01/2021) đã đưa

ra một số phân tích tổng quan vẻ bôi thường thiệt hại theo CISG với các nội dung: căn cử xác định trách nhiệm bôi thường va nguyên tắc béi thường thiết tại, pham vi thiệt hai được bỗi thường, tinh toán thiệt hại, nghĩa vụ chứng.

minh thiệt hại trên cơ sở so sánh với Luật thương mai Việt Nam.2.2 Tinh hình nghiên cứu ở ước ngoài

G nước ngoài, cũng có một số công trình nghiên cứu về boi thường.

thiết hại do vi phạm hợp đồng mua bán hing hoa quốc tế theo CISG Tiêu

Trang 12

biểu trong số đó 1a nghiên cứu với tựa để “Measuring Damages under the

CISG - Article 74 of the United Nations Convention on Contracts for theIntemational Sale of Goods” của tác giả Eric C Schneider được đăng trongbộ sách Pace Intemational Law Review của Trường dai hoc Pace được đăng

lần dau vào năm 19977 Day 1a một trong số những nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên vẻ điều khoăn béi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong CISG.

Sach chuyên khdo tác giả Djakhongir Saidov tua dé “The Law of Damages inIntemational Sales The CISG and other Intemational Instrument” được NXBHart Publishing xuất bản năm 2008 với nôi dung phân tích chung nhất vẻLuật bồi thường thiết hai trong mua bán quốc tế theo CISG va các công cupháp luật khác Công trình nghiên cứu của tác giã Jorge Ivan Salazar Tameztua để "The CISG Remedies of Specific Performance, Damages andAvoidance, Compared to the Equivalent in the Mexican Law on Sales” đượcNhà xuất bản ProQuest Information and Leaming Company xuất bản năm.2007 với nội dung nghiên cứu các chế tài buộc thực hiện ding hop đỏng, béithường thiệt hại và hủy hợp đồng theo Luật mua bán của Mexico va đặt chúngtrong méi quan hệ với khái niêm vi phạm cơ bản hợp đông la điều kiện tiên

quyết để ap dụng chế tai hủy hop đồng theo CISG Tiếp dén với sách chuyên

khảo “Avoidance of contract under CISG: Contract Avoidance & Rights ofpasties under CISG” được nhà xuất bản LAP LAMBERT Academic xuất ban

năm 2012, tác giả Kam Gupta đã đưa ra các van dé lý luân va thực tiễn của

việc bồi thường thiệt hai trong trường hợp không thực hiện hợp đồng theo quyđịnh của CISG Gan đây, Công trình nghiên cứu của tác giả Keith WilliamDiener được đăng trên tạp chi Journal of transnational law & policy / FloridaState University vào tháng 7 năm 2020 với tua dé “Damages Under CISG

SBE C Sasi Mdwnwing Damuge der he CSG-Artce Mofthe United Nitons Comnton on Chirac for

‘he Iuzrnona Sie of Gods, Pcs Eeensieng Tam Rei

Inpelidiguiranmans pace dukgivercaent cơ etxr15Ecmged=pfr

Trang 13

Attomeys' Fees and Other Losses in Intemational Commercial Law” đã đi vàophân tích các khoản bồi thưởng thiệt hai cho phí luật sư va các thiệt hai khác

theo CISG thông qua một số án lệ cụ thể

Ngoài ra, UF ban Lut Thương mai quốc tế của Liên hợp quốc

(UNCITRAL) cũng xuất bản ấn phẩm “Digest of Case Law of the United

Nations Convention on the Contracts for the International Sale of Goods” véinhiêu phiên ban, phiên bản mới nhất lé phiên bản năm 2016 tập hợp những án.lệ làm rổ giải thích nội dung của CISG, trong đó có nội dung về bồi thườngthiệt hại do vi phạm hợp đồng mua ban hằng hoá quốc tế

2.3 Dinh giá tổng quan tình hành nghiên cứm:

Các công trinh nghiên cứu tại Việt Nam khá toan diện khi có nhữngcông trình nghiên cửu chủ yếu tập trung nghiên cứu vẻ hợp đồng nói chungcũng có những công trình nghiên cứu riêng về chế định bồi thường thiệt hại

và bôi thưởng thiệt hại theo quy định của CISG Tuy vậy, nhin chung, các

công trình nghiên cứu nảy mới tập trung ở pham vi nghiên cửu lý luân chứchưa thực sự tập trung vào việc áp dụng các quy định của CISG trong thực

tiễn giải quyết tranh chấp để tử đó đưa ra những khuyến nghị cho các chủ thể

áp dụng pháp luật Việt Nam đặc biệt lả các doanh nghiệp Việt Nam - những

chủ thể trực tiếp tham gia hợp đồng mua ban hang hóa quốc tế Trên thé giới, vấn để béi thường thiệt hai do vi pham hop đồng mua bán hing hóa quốc tế

theo CISG đã được nghiên cứu nhiêu trên thé giới tuy nhiên chưa có nghiêncửu nâo tập trung nghiên cứu các nội dung này khi đất trong tỉnh hình pháp

Tuật Việt Nam và thực tiễn xét xử tại Việt Nam.

Nhu vay, các nghiên cứu vé van để béi thường thiệt hại do vi pham hop

đẳng mua ban bang hỏa theo CISG côn ít tập trung vào nghiền cứu thực tị

áp dung các quy định của CISG vào giải quyết các tranh chấp trên thực tế

Chinh vì vậy, luận văn sé tập trung nghiên cứu thực trang áp dung CISG tại

"ah Wim Dựng, Damages Der CSG: Anwmays’ Fes end Oar asesin hưng] Cour Tớ

ural of wantin & pic / Fare Sutethirasb, 7D),

Ie Jrepresearchgate nial 7430300 Denagrs UndeCSG Atomeys707FeeswdOber Losses‘been, Conor Lr

Trang 14

Việt Nam đồng thời nghiên cứu các án lệ áp dung CISG v chế định bồithường thiết do vi phạm hợp đồng mua bán hang hóa quốc tế từ đó đưa ra một

số khuyến nghị cho pháp luật va doanh nghiệp Việt Nam.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục tiên nghiên cin

Luận văn có mục tiêu là phân tích thực tiến áp dụng quy đính về bồi

thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hằng hóa theo quy định của

CISG để từ đó đưa ra các kiến nghỉ đối với Nha nước trong việc hoàn thiên pháp luật và khuyến nghị đối với doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào quan hệ thương mai quốc tế, đặc biệt lé khi thiết lập các giao dịch mua bán

hàng hóa quốc tế

3.2 Nhiệm vụ nghién cin

Dé đạt được mục tiêu nêu trên, tác gia sé thực hiện các nhiệm vu cụ thé

Thứ nhất, Khái quát một sô van để ly luận về CISG, các quy định của CISG vẻ bồi thường thiệt hai do vi phạm hợp đồng mua bán hang hóa quốc tế,

ý nghĩa va vai trò của CISG trong việc giãi quyết tranh chấp béi thường thiệthai do vi pham hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Thứ lai, phân tích thực tiễn áp dụng quy định của CISG vé béi thường thiệt hai do vi phạm hợp đông mua ban hàng hóa quốc tế thông qua một số vụ: việc, tranh chấp tiêu biểu có giá tri án lệ tham khảo.

Tint ba, đưa ra một số khuyên nghị đối với Việt Nam khi tham gia giao

kết hop đông mua bản hang hóa quốc tế vả xử lý tranh chấp do vi phạm hợpđẳng mua bán hàng hóa quốc tế

4 Đối trợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiê

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là thực tiến áp dung quy định của CISG về bôi thường thiệt hai do vi phạm hợp đẳng mua bán hang hóa quốc tế.

Luén văn cũng sẽ đối chiếu các quy định và thực tiễn áp dung các quy định đó

Trang 15

với pháp luật Việt Nam để đưa ra những khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

am hoặc liên nghĩ hoàn thiên pháp luật Việt Nam4.2 Phạm vỉ nghiên cứu.

"Về nội dung: để tai giới hạn ở việc phân tích thực tiễn áp dụng các quyđịnh của CISG vé béi thường thiệt hại đối với hợp đồng mua bán hing hóaquốc tế, trên cơ sở sơ sánh mối quan hệ với quy định của pháp luật Việt Nam,

từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam.

Về không gian: Khi nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định về bồi thường thiệt hai do vi phạm hop đẳng, luận vin phân tích thực tiễn và án lê, tòa án, trọng tải ở một số nước trên thé giới đã áp dụng CISG dé giải quyết vụ việc như Đức, Ao, Trung Quốc Đây la các bản án tiêu biểu được dẫn chiêu nhiều lần khi giải quyết tranh chấp vẻ bồi thường thiệt hai do vi phạm hợp

đẳng mua bán hàng hóa quốc tế

'Về thời gian: Khi phân tích vẻ những van dé phát sinh từ thực tiễn ap dung Công ước Viên, Luận văn lay số liệu từ năm 1988, năm Công ước Viên.

có hiệu lực cho đến nay,

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu va nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận văn sit

dụng các phương pháp sau:

Phương pháp phân tích, so sảnh, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch là các

phương pháp chủ đạo được sử dụng trong luận văn Các phương pháp nayđược sử dụng xuyên suốt luân văn tại Chương 1, 2, 3 với mục đích phân tích

ý luận, phân tích quy định pháp luật vả thực tiễn để làm rổ các nội dung quan

trọng trong luận văn.

"Ngoài ra Luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích và bình luận an,

đặc biệt ở Chương 2, nhằm hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật trong thực tiễn chúng được áp dung để làm rõ các ưu điểm và nhược điểm của từng quy đính, từ đó có cơ sở để đưa ra các khuyên nghi ở Chương 3.

Trang 16

6 Ý nghĩa khoa học và thục tiễn của luận văn.

'Vẻ khoa học, luận văn hướng đền nghiền cứu thực tiễn áp dung các quy.

định cia CISG về khía cạnh béi thưởng thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua

‘ban hang hoá quốc tế để các nhà lập pháp, các cơ quan có thẩm quyền, các

căn bô nghiên cứu, các nhà kinh doanh van dung trong quả trình thực hiện,giải quyết tranh chấp hay xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

'Về thực tiễn, việc phân tích thực tiễn áp dụng các quy định của CISG

vẻ bồi thưởng thiệt hai trong các án lê thực tiễn có giá tri tham khảo cho cácnhà lập pháp, cho các cơ quan có thẩm quyển trong việc hoàn thiện các quy

định của pháp luật Việt Nam về bôi thường thiệt hại do vi phạm hợp đông mua bản hang hoá quốc tế cũng như có gia trị tham khảo cho những chủ thể

áp dụng pháp luật như tòa án, trọng tải và đặc biệt lá các doanh nghiệp ViệtNam khi tham gia xử lý tranh chấp liên quan đến hợp đẳng mua bán hang hóaquốc tế có vẫn dé béi thường thiết hại.

7 Bố cục của luận văn.

Luân văn gém phan mỡ đâu, néi dung, kết luận, danh mục tai liệu tham.

khảo va phụ lục Trong phan nội dung, luận văn bao gồm 03 chương:

Chương 1: CISG va quy định về béi thường thiệt hai do vi phạm hopđẳng mua bán hàng hóa

Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định của CISG vẻ béi thương thiệt hai do vi phạm hợp đông mua banhang hóa thông qua một số vụ việc cu thể

Chương 3: Khuyến nghị đỗi với Việt Nam vẻ bôi thường thiệt hai do vi

pham hop đồng mua bán hang hóa trong khuôn khổ CISG

Trang 17

CHUONG 1: KHÁI QUÁT VE CISG VÀ QUY ĐỊNH VE BOI THUONG THIET HAI DO VI PHAM HỢP BONG MUA BAN HÀNG.

Công tước Viên bất đầu có hiệu lực rang buộc tại Việt Nam từ ngày.

1/1/2017 với một số điền khoăn về hình thức của hợp đồng thuộc Điều 11,

Điều 29 va Phân II của CISG được bảo lưu Trong đó, các quy đính về bồi

thường thiệt hai do vi pham hợp đồng mua bản hang hóa theo CISG cũng sẽ

có hiệu lực và được áp dụng khi giải quyết các vu việc thuộc pham vi điềuchỉnh của CISG Chương nay sẽ phân tích khái quát về CISG va các quy đínhcủa CISG vẻ bôi thường thiết hại Bên canh đó, cũng néu lên thực trang áp

dụng của CISG nói chung va vé chế định bồi thường thiệt hai của CISG tại

Việt Nam

11 Khái quát về CISG

LLL Lịch sử hành thành và phút trién của CISG

1.1.1.1 So lược lich sit hình thành Công ước

Công ước Viên của Liên Hop Quốc vé hop đồng mua bán hàng hóaquốc tế (viết tất theo tiếng Anh là CISG - Convention on Contracts for the

Intemational Sale of Goods) được soạn thảo bởi Uy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mai quốc tế (UNCITRAL) trong một n lực hướng tới việc thông nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua ban hang hoá quốc tế.

Trên thực tế, nỗ lực thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua

bán hang hóa quốc té đã được khối xướng từ những năm 30 của thé kỷ 20 bởi

'Viện nghiên cứu quốc tế về nhất thể hóa luật tư (UNIDROIT)' UNIDROIT đã cho ra đời của hai Công ước La Haye’ năm 1964: một Công ước có tên là “Luật thống nhất vé thiết lập hop đồng mua bản quốc tế các động sản hữu hình”, Công ước thứ hai là vé "Luật thống nhất cho mua bán quốc tế các đông

“gay gic The hgenutimal Egung forthe hết tien of Privte Low

° TÌn tông Anh của công woe này là Hague Conventionse lating to Unf La onthe Fematin of

Contract far the iteration Sle of Goode

Trang 18

sản hữu hình"® Công ước thứ nhất điều chỉnh việc hình thành hợp đồng (chảo hàng, chấp nhân chảo hàng) Công ước thứ hai dé cập đến quyền vả ngiãa vụ.

của người bản, người mua va các biên pháp được ap dung khi một hoặc các.

‘bén vi phạm hợp đồng, Tuy vay, hai Công ước La Haye năm 1964 trên thực tế

it được ép dụng Lý do là vì hai Công ước nay do một thiết chế luật tư(UNIDROIT) soạn thảo nên không gây được ảnh hưởng rông rồi trên thể giới

Hơn nữa, chỉ có những quốc gia Châu Âu (theo hệ thống luật Civil Law) tham gia vào viếc soan thio hai Công tước vả vi vay, chúng hẳu như chỉ được biết

dén và được áp dụng tại các quốc gia này.

Nam 1968, Ủy ban Liên hợp quốc vẻ Luật thương mại quốc tế

(UNCITRAL) đã khởi xướng việc soan thảo một Công ước thống nhất vềpháp luật nội dung áp dụng cho hop đồng mua bản hang hóa quốc tế nhằm.thay thé cho hai Công ước La Haye năm 1964 Được soạn thao dựa trên các

điểu khoản của hai Công ước La Haye, song Công ước Viên có những điểm đổi mới và hoản thiện cơ bản Công tước nay được thông qua tại Viên (Ao) ngây 11 tháng 04 năm 1980 tại Hôi nghỉ của Ủy ban của Liên hợp quốc về

Luật thương mai quốc tế với sự có mất của đại dién của khoảng 60 quốc gia

và 8 tô chức quốc tế CISG có hiệu lực từ ngày 01/01/1988.

1.1.1.2 Tình hành thue tht Công ước

Cho đến nay, CISG đã trở thành một trong các cổng ước quốc tế về thương mại được phê chuẩn va áp dụng rộng rãi nhất Với 94 quốc gia thánh.

viên (tính đến ngày 24/09/2020), ước tính Công tước này điểu chỉnh các giao

địch chiếm đến hai phan ba thương mai hang hóa thé giới” Trong danh sách.

94 quốc gia thành viên của Công ước Viên, có sự gúp mất của các quốc gia

thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau, các quốc gia phát triển cũng như các

ˆ Hạ công uớc này & được 7 guắc gi nh chun: Đức, Bi, Ganbit, YH Lm, Voong Quốc Ảnh San‘ota và Tel Kiện huy,các quốc gá này hi ga nhập Căngước in 1650 diu di yen bô từ bổ haicông tộc ôi gên.

"he: of Itamutiona] Commercial Lar, C1SG conactng oto, tr cấp ti

‘sco pace 3y: šgbaE eg tbl conracty

BATE» tuệc ệh JOSE 20 Speer J0D4% ICON 05020 hae 2a ver 2Oadoptea 20H 20CTSE,

‘nuy cập ngụy 26052022

Trang 19

quốc gia đang phát triển, các quốc gia tư bản chủ nghĩa cũng như các quốc gia.

theo đường lối sã hôi chủ nghĩa trên moi châu lục Hau hết các cường quốc vékinh tế trên thé giới (Hoa Kỷ, Pháp, Đức, Canada, Australia, Nhật Bản ) đều.để tham gia CISG.

Sự thành công của Công ước Viên được khẳng định trong thực tiễn với hơn 3000 vụ kiện có liên quan (tức là các phán quyết, quyết định giãi quyết các tranh chấp hợp đồng sit dụng hoặc dua trên các quy định của CISG) Điểm can nhân mạnh lả 3000 vụ kiện này không chi phát sinh tại các quốc gia thánh viên Tại các quốc gia chưa phải là thanh viên, Công ước vấn được áp

dụng, hoặc do các bên trong hợp đồng lựa chon Công ước Viên như là luật áp

dung cho hợp đồng, hoặc do các toa án, trong tai dẫn chiếu đến để giải quyết tranh chấp.

Năm 2008 đảnh dẫu sự thảnh công mới của Công ước Viên tại Châu A,khi mi Nhật Bản tham gia Công tước này Với ảnh hưởng mạnh mé và rồng

lớn về thương mai hang hỏa của Nhật Bản ở Châu A va trên thé giới, các chuyên gia dự báo việc Nhật Ban- nên kinh tế hùng mạnh nhất Châu A gia nhập Công ước Viên sẽ kéo theo nhiều hồ sơ gia nhập hay phê chuẩn tử các quốc gia khác, đặc biệt la các quốc gia Châu Ả”,

‘Thang 12/2015, Việt Nam đã chính thức phê duyệt va tré thành thánh.

viên thứ 84 của Công ước Viên của Liên Hợp Quốc vẻ Hợp đẳng Mua bán ‘Hang hóa Quốc tế CISG bắt dau có hiệu lực rang buộc tại Việt Nam từ ngày.

1/1/2017 Việt Nam bao lưu các điều khoản vé hình thức của hợp đẳng thuộcĐiều 11, Điều 20 va Phân II của CISG Bai Việt Nam la một nước có các hoạtđông kinh doanh séi động, từ khía cạnh pháp lý, CISG sẽ có tác đồng lớn đếntất cả các hoạt đông mua bản hàng hóa quốc tế giữa Việt Nam và các quốc giakhác cũng là thành viên của CISG (ví du như Nhật Ban, Trung Quốc và Hoa

Eins Wen cp ln 202, ats of tat Comma Lam, CHG Đấng

tps ic paceedulseppage og database yebolecisgcass, ry cp ng 26857022

Chuậc Wis, Lessor Ta Coreraion de Pina ơn An? Cự Danang của Cổng óc Tiện et Cae,

‘Recueil Delo: 2009, 180

Trang 20

Về việc áp dụng CISG, trong mối tương quan với luật Thương mại

2005, trong trường hợp các quy định của CISG không phù hợp với các quyđịnh của luật Thương mại 2005, các quy định cia CISG sé được ưu tiên áp

dụng Do đó, néu một hợp đẳng mua ban hông hỏa có sư tham gia của một

‘bén Việt Nam va các bén của hợp đồng không thỏa thuận loại trừ CISG một

cách rõ rang thì CISG sẽ được áp dung Một điểm quan trong ma các luật sư

hành nghề 6 Việt Nam hiện tại cần phải cân nhắc đó 18 nên loại trừ hay áp

dụng các điều khoản của CISG trong các hợp đẳng mua bản hang hóa quốc tế.

Ngoài ra, trong trưởng hợp lựa chon áp dụng CISG, các bên của hợp dingcũng nên suy xét vẻ việc lựa chon ban dịch CISG phù hợp vì CISG có nhiễu‘ban dich chính thức khác nhau.

Công ước Viên vé Hợp đồng Mua bán Hang hoa Quốc tế của Liên hopquốc được thông qua năm 1980, là một mô hình hữu ích cho các nước đangnỗi lên đang xem xét việc ban hảnh luật hợp đồng va mua ban hiện đại Côngtước nay áp dụng đối với các hợp đẳng mua bán giữa người mua và người bán.có trụ sở thương mai tại các nước là thảnh viên của Công ước, song Công tướccó sự nhất quán trong việc nhắn manh yếu tô tự do của hop đồng, theo đó các

"bên có quyền quy định các diéu khoăn cu thé theo théa thuận.

'Việc gia nhập CISG đã đánh đâu một mốc mới trong quả trình tham giavào các điểu ước quốc tế đa phương vẻ thương mai, tăng cường mức độ hộinhập của Việt Nam, góp phân hoản thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về mua‘ban hàng hóa quốc tế và cho các doanh nghiệp việt nam một khung pháp lý

hiện đại, công bằng và an toàn để thực hiện hợp đồng mua bán hang hóa quốc tế

1.12 Những nội dung cơ bản của CISG

CISG gồm 101 Điều, được chia lam 4 phân với các nội dung chính sau:

Phần 1: Phạm vi áp đăng và các quy đinh cinmg (Điều Ì- 13)

Phan nảy quy định trường hop nao CISG được áp dung (tử Điều 1 đến Điều 6), đồng thời nêu rõ nguyên tắc trong việc áp dung CISG, nguyên tắc.

Trang 21

diễn giải các tuyên bổ, hành vi va xử sự của các bên, nguyên tắc tự do vẻ hình thức của hợp đồng Công ước cũng nhấn mạnh dén gia trị của tập quản trong

các giao dich mua bán hang hóa quốc tế.

"Phần 2: Xác ip hợp đẳng (trình tực thủ tục lý kết hợp đông) (Điều 14-24) Trong phân nảy, với 11 điều khoản, Công ước đã quy định khá chỉ tiết, đây đủ các vẫn để pháp lý đất ra trong quả trình giao kết hợp đồng mua ban

hàng hóa quốc tế Điểu 14 của Công ước đính ngiĩa chảo hang, niêu rổ đặc

điểm của chao hang va phan biệt chao hing với các "lời mời chảo hang” Các vấn dé hiéu lực của chảo hàng, thu hỏi va hủy bé chào hàng được quy định tại

các điểu 15, 16 và 17

Đặc biệt, tai các Điểu 18, 19, 20 và 21 của Công ước có các quy định.

tất chi tiết, cu thể về nối dung của chấp nhận chảo bảng, khi não va trong điều

kiên nảo, một chấp nhân chảo hàng là có hiệu lực và cùng với chảo hang cầu

thánh hợp đồng, thời han để chap nhân, chấp nhân muộn, kéo dai thời hạn chấp nhân Ngoài ra, Công ước còn có quy định vẻ thu hồi chấp nhận chảo ‘hang, thời điểm hợp đẳng có hiệu lực.

Phan 3: Mua bản hàng hóa (Điều 25 - 88)

Nội dung của phan 3 là các vẫn để pháp lý trong qua trình thực hiệnhợp đồng Phin này được chia thành 5 chương với những nội dung cơ bản.như sau

Chương I Những quy định chung,Chương II: Nghĩa vụ của người bán,Chương IIL Nghĩa vụ của người mua,

Chương IV: Chuyển rủi ro;

Chương V- Các điều khoản chung về nghĩa vu của người ban và người

Đây là chương có số lương diéu khoản lớn nhất, cũng la chương chứađựng những quy pham hiện đại, tao nên ưu việt của CISG Nghĩa vụ củangười bán vả người mua được quy định chỉ tiết, trong hai chương riêng, giúp

Trang 22

cho việc doc và tra cứu của các thương nhân trở nên dé dang, Về nghĩa vụ của người bán, Công ước quy định rất rõ nghĩa vụ giao hang và chuyển giao

chứng từ, đặc biệt là nghĩa vụ dim bao tính phù hợp của hing hóa được giao

(về mặt thực tế cũng như vé mắt pháp ly) Công ước nhắn manh đến việc kiểm tra hang hóa được giao (thời hạn kiểm tra, thời hạn thông báo các khiếm khuyết của hang hóa) Nghia vụ của người mua, gồm ngiữa vụ thanh toán vả

nghữa vụ nhân hàng

Công ước Viên 1980 (CISG) không có một chương riêng vé vi pham.

hợp đồng va chế tai do vi phạm hợp déng Các nôi dung nay được lng ghép

trong chương II, chương III và chương V Chương V của Phân 3 quy định vẻ

vấn dé tam ngừng thực hiện nghĩa vu hợp déng, vi pham trước hợp đẳng, việc

áp dung các biện pháp pháp ly trong trường hợp giao hang từng phản, hủyhợp đồng khi chưa đến théi hạn thực hiện nghĩa vụ.

Phin 4: Các quy dimh cudi cing (Điều 89 - 101)

Phan này quy định về các thủ tục để các quốc gia ký kết, phê chuẩn, gia nhập Công ước, các bao lưu có thé áp dung, thời điểm Công ước có hiệu lực.

và một số vấn dé khác mang tính chất thũ tục khi tham gia hay từ bö Côngtước nay.

Bên cạnh toàn văn của CISG, các văn bản hướng dan khuyến nghị, giải

thích của UNTROIT cũng có giả tri tham khảo nhất định cho các chủ thể sửdụng CISG va các nước thảnh viên

1.2 Các quy định của CISG về bai thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

mua bán hàng hóa

1.2.1 Rhái quát chang các quy định

Chương V của CISG có tên gọi “Các diéu khoản chung cho nghĩa vụ.

của người bản và người mua” quy định tại mục II về bồi thường thiệt hại từ

Điều 74 đến 77 Nếu Diéu 74 đất ra nguyên tắc chung đổi với việc xác định

thiệt hại phải bồi thường thì Điều 75 va 76 áp dụng trong trường hợp cụ thé lả

Tag Anh “Provisions common tothe obligations of th seller end of the by?”

Trang 23

hop đẳng bi huỷ Theo do “thiết hai” (nguyên văn “damage") lả tổng số các “tôn thất" (nguyên văn “the loss”) va các "khoản lợi bị bé 18” (nguyên văn the

“loss of profit") Trong nhiễu trường hop hai khái niêm thiết hại và tén thất

được sử dung thay thé cho nhau Trong phan sau của luân văn sé ding chung

fa thiết hại.

Điều 75 cụ thé hoá khái niêm “tốn thất” (nguyên văn là “the loss") tại

Điều 74 trong trường hợp bên bi vi pham đã giao kết hợp đẳng thay thể, quy

pham tai Điểu 75 cũng chứa đưng các diéu kiện kèm theo dé xác định chính.

"zác mức chênh lệch giữa giả hợp đồng và giá mua hoặc giá bản thay thé: bằng,“một cách hợp lý" (nguyên văn là “reasonable manner") và trong “một thờigian hop lý" (nguyên văn là “reasonable time") Cac trường hợp không thuộc.pham vi của Điều 75 (ví du bên bi vi phạm không mua hang thay thể hoặc bán.

lại hàng hoặc các điều kiên của Điều 75 không được thoả mẫn dẫn đền mức chênh không đáng tin cây để tinh) sẽ được diéu chỉnh bởi Diéu 76, với việc

đưa vảo một khái niêm mới đó 1a "giá hiện hảnh” (nguyên văn là “currentprice’).

Nhìn chung, các quy định của CISG dự liêu được các tinh huồng phát

sinh tranh chấp liên quan đến việc áp dung biên pháp béi thường thiết hai,ngoải ra còn để cao được nguyên tắc Thiện chí trung thực trong pháp luật hopđông thông qua nghĩa vụ han chế tổn thất theo quy định tai Điểu 77 Tuy

nhiên, những loại thiệt hai nào có thé được bồi thường, loại nao được xép vào

pham vi "tốn thất" (“the loss”) và “khoản lợi bi bé 18” (‘loss of profit’) theoĐiều 74 Trong trường hop hop đỏng bi huy bõ, để xác định mức chênh lệch.

nhằm tính toán béi thường thiết hai, ap dung Điều 75 hay 76? Thể nào là giao

kết hợp đồng thay thé “một cách hợp ly” và trong “một thời han hợp lý"? Nêukhông giao kết "một cách hợp lý” thi hé quả pháp lý là gi? Trong trường hoptrước khi đến hạn thực hiền nghĩa vu hợp đồng, một bên phat hiện bên kia có

tiểm năng gây ra vi pham cơ bản hợp đồng nhưng ho không thực hiện quyền uỷ bé hop đỏng trước han, dẫn đến tén thất nhiễu hơn, vay họ có vi pham.

Trang 24

ngiữa vụ hạn chế tdn thất theo quy định tại Điều 77 hay không? Cụ thể, khái quát những nội dung được quy định về van dé này trong CISG như sau

Điều 45 (1) (b) và 61 (1) (b) của CISG quy định rằng một người mua bi

thiệt hại và người bán bi thiết hại, tương ứng, có thể yêu câu bồi thường thiệt hai theo quy định tại các Điểu 74-77 nếu bên kia “khOng uc hiện bất gì nghia vụ của minh theo hợp đồng hay Công wóc này”? Điều 74 dén 77,

trong đó Mục II của Chương V quy định việc tinh toán béi thường thiệt hai ápdụng cho những tuyên bé cia cả người bán va người mua bị thiệt hại

Điều 74 quy định các công thức chung áp dung tại tất cf các trường

hợp một bên bị vi phạm có quyển dé yêu câu bồi thường thiết hai Nó quy định rang "thiệt hại do vi pham hợp đông"? bao gom tat cả các thiệt hai, bao gầm các thiết hai gây ra bởi các vi pham, đến mức mã những thiệt hai ước tính có thé dự đoán bởi các bên vi phạm tại thời điểm hợp đông được ký Kết.

Một bên bi vi phạm có quyền yêu cầu theo Điều 74 ngay cả khi quyền yêu

cầu theo Điều 75 hoặc 76 Điều 75 và 76 chỉ áp dung trong trường hợp hợp đẳng bi hủy Điều 75 biện pháp cụ thể thiết hại bằng cách tham chiếu đến giá cả trong giao dịch thay thé, trong khi đó Điều 76 chỉ ra cách tham chiếu giá thị trường để zác định béi thường thiệt hai Điều 76 (1) quy định rằng bên bi ‘vi pham có thể không tinh toán thiệt hại theo Điều 76 nếu bên bị vi phạm co

thu sếp một giao dich thay thé theo Điều 75 Tuy nhiên, cả Điều 75 và Điều

76 có thể được áp dung đồng thời.

Căn cứ vào Điều 77, thiết hại được bôi thường theo diéu 74, 75 hoặc 76

được giảm bớt nêu bên vi pham đã có những hành đông nhằm gidm thiểu thiệt hại 6 tién bồi thường có thể được giảm căn cứ theo số tiên đã được trả cho ‘hanh động nhằm giảm thiểu thiệt hai.

Ngyyên văn Biba 61 4) CISC tổng Anh: “(I the boy ft to perf tụ of his obiguions wer the

ce=gkte hs Convention th seller may (0) cise tủ rights provaled ram la 621065; 0) camadamages as provided the 74t0 77"

'Ngyễn vin ting Ant “Dunages fr breach of contact”

Trang 25

1.2.2 Nội dung quy định của CISG vêphạm vì thiệt hại được bôi thường.

‘Thiét hại là một trong những yếu tổ quan trọng trong xác định trách

nhiệm bôi thường thiệt hai do vi phạm hợp đồng, Thiệt hại là su mất mát (the

Joss) hoặc giảm sút vé lợi ich vật chất hoặc tính thân được pháp luật bảo vệ

‘Thiét hai vật chất thực tế được hiểu la sự bit theo chiêu hướng xấu trong tải sản của bên bị vi phạm thể hiện ở những tốn thất thực tế tính được bằng.

tiên mã biên đó gánh chịu Thiét hại vật chất thực tế do vi pham hợp đồng mua

‘ban gây ra là căn cứ bất buộc phải có khi áp dụng chế tải bi thưởng thiệt hại Đổi với các hình thức ché tai thương mại khác, thiệt hai thực tế có thé được.

coi là tinh tiết xác định mức đô nặng nhẹ của chế tai được áp dụng”

Công ước CISG quy định thiệt hai bao gồm những tôn tỉ Khoan lợi

vi thiệt hai được béi thường trên, Bộ nguyên tắc Unidroit có những quy định.

chi tiết hơn và phạm vi bi thường rông hon Cu thể, Bộ nguyên tắc Unidroitở Điều 7.4.2 quy định nguyên tắc bổi thường toan bô, bao gồm cả những thiết

hại vật chất (tén thất va lợi ích bị mắt di) va cả những thiết hại phí tiền tệ bắt

nguén đặc biết từ nối dau thể chất hoặc tinh than trong đó có thiết hai do mắtty tin (loại thiệt hai mà bén bị thiệt hại doi bồi thường trong một số tranh.

chấp điển hình)" Công ước Viên 1980 (CISG) không có quy đính cụ thể vé

loại thiết hai này, Bên canh đó, Công tước tại Điều 5 còn quy định loại trừ việcáp dụng Công ước cho những thiét hai do người chết hoặc bị thương

Trong các quan hệ thương mai thiệt hại vật chất xây ra có thé la: Giá trị

tải sản mất mat, hư hong: Chỉ phí thực tế hợp lý để ngăn chăn và hạn chế thất, Lợi nhuân bị bỏ lỡ thể hiên ở phân chênh lệch gia bán (mua) hang hoá

địch vụ trên thực tế so với giá ban (mua) hing hoá dich vu dé theo hợp đồng

đã kí kết Việc chậm thanh toán tién hang, phí dịch vụ va các chi phí khác.

đều làm phát sinh quyển đồi tiên lãi châm trả của bên bi vi phạm, trừ trường“Tụ Vin, Nướng tấn a luận và end Bd đường it kế eo ey đo cửa CISG và phápte Việt, sk văn Thạc sỹ Lthọc,Đạthec Lait Ha Nột 3017, tr 30

14 Joke Y, Gouda, Using de UNIDROT prowiples to gpm the CTSG, Hut Pobihing, 1008, 610

Trang 26

hợp các bên có thoả thuân hoặc pháp luật có quy định khác Sư thiệt hai vềvật chất phải được zem xét căn cứ trên căn ban những điều kiện riêng của nó.

"rong pháp luật thương mai Việt Nam, Điều 302 Luật thương mai 2005

quy định: Béi thường thiệt hại là việc bên vi pham béi thường những tốn thấtdo hành vi vi pham hợp đồng gây ra cho bên bi vi phạm Giá tri béi thường

thiệt hai bao gồm giá trị tin thất thực té, trực tiếp ma bên bi vi phạm phải chịu.

do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp ma bến bi vi phạm đáng lế đượchưởng nếu không có hành vi vi phạm Như vậy, Luật Thương mai 2005 Điều

302 không nói rõ pham vi thiệt hai có bao gồm thiệt hại phi vật chất hay

không, nhưng khi xét Điều 361 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thiết hai do vipham ngtia vụ bao gầm thiệt hại về vật chất va thiệt hại về tinh than Trongđó: thiệt hại về vật chất là tn thất vật chất thực tế sắc đính được, bao gồm

tổn thất ve tai san, chi phí hợp lý để ngăn chăn, han chế, khắc phục thiệt hai, thu nhập thực tế bi mắt hoặc bị giảm sút, thiệt hai vẻ tinh thân la tn thất về tinh thân do bi xâm phạm đền tính mạng, sức khöe, danh dự, nhân phẩm, uy tin va các lợi ích nhân thân khác của một chủ thé!

Thiệt hại không được đính ngiĩa cụ thể, ngoại trừ Điều 74 quy đính

rang thiệt hại là tổng số các tổn thất (the loss) bao gém cã việc mat lợi nhuận Theo đỏ, tổn that trong tương lai được bao gồm trong khái niệm tổn that.

Theo nguyên tắc cốt lối cơ bản cia CISG, để giữ nguyên quan hệ hop đồngiữa các bên cảng âu cảng tốt, các thiết hai mang tính trừng phat không được‘bao gồm trong khải niệm tổn thất Điều 74 trao cho tòa án thẩm quyền rồng

rãi trong việc giải quyết thiệt hại theo cách phù hợp nhất với hoàn cảnh!

Tuy vay, có một số thiệt hại thường thay trong các ban án của CISG:

Thiệt hai trực tiếp (Direct Loss) được do bang "sự chênh lệch giữa giá

trí cho bên bị thiệt hại của việc thực hiện mã lế ra phải nhận được và giá ti"rẻ bên đó thục sự nhân được Néu hop đẳng bị hủy, thit hai trực tiép đượctính theo Điều 75 và 76 (tức là đưa trên chỉ phí mua hàng thay thé hoặc dựa

'Nggẫn Ta Hing Den, Chết bổ, tường thật hạt mong Đương ta quốc tf qua Tuất Đương nát Điệt_Nim, Cổng ước CISG va Hộp ôntfc UNIDROIT, Nghiên cứu ip pp SỐ 3313009, 48 52

Trang 27

trên giá tì thí trường của hang hóa) Trong trường hợp bên có quyển thực

hiện các biện pháp dé đặt mình vao đúng vi tí ma hợp đồng đã được thực hiện, thì bên có quyền có quyền thu hỏi chi phi của các biện pháp đó, miễn la

chúng hợp lý.Vida:

- Nếu việc giao hang bi chậm trễ một cách vô cớ vả người mua thực ‘hién các biện pháp hợp lý để khắc phục tổn that tam thời va để tránh thiệt hại do hau qua, thì người mua có thể được quyền bồi thường các chi phí đã phát sinh Đấc bit, chi phí thuê cho một hang hóa thay thé có thé được yêu câu bắt kế có thực sự có được hàng hóa thay thé hay không.

~ Nếu người mua đang sở hữu hang hoa bi lỗi nhưng không tránh khôi ‘hop đông, người mua có thể bồi thường thiệt hại theo Điều 74 cho các giao

dich thay thé Giá trị của hằng hóa không phù hop phải được khẩu trữ.

- Nếu sự không phủ hợp của hang hóa được giao có thé được khắc phục, tổn thất có thé được tính theo các chi phi cân thiết va hợp ly dé sửa chữa.

- Người bán thường có quyền hoàn trả khoản vay bắc cầu nếu người

mua không trả giá mua một cảch vô cớ một cách vô cớ Người bán có quyền.‘di thường thiệt hai nếu do người mua châm thanh toán, người bản bị thiệt hai

do thay đôi tỷ giá hỗi đoát hoặc mắt giá tiễn tệ

- Sự mất giá trị của giá mua do lam phát gây ra nói chung không thể lầy

lại được

Thiệt hai ngẫu nhiên (incidental toss) Các chi phi mà bên có nghĩa

vụ phải ganh chịu để tránh bat kỳ bat lợi bổ sung nao có thé thu hổi được theo Điều 74 và được gọi là tốn thất ngẫu nhiên Nói chung, các chi phí bổ sung.

mà một bên phát sinh do việc từ chỗi thực hiện một cách vô cớ của bén khác

có thể thu hôi được Điều 77 (giảm thiểu thiệt hại) phải được tính đến đổi với tất cả các tin thất phát sinh.

Vida:

Trang 28

+ Chi phí của người mua để lưu trữ vả bảo quan hang hóa bị giao chậm hoặc bị lỗi và được trả lại cho người bán.

+ Các chi phi của người mua cho việc van chuyển nhanh hang hóa thay thé + Chi phí hợp lý của người mua phát sinh để xác định liệu hang hóa có

phù hợp với hop đồng hay không, nhưng chỉ khi sự không phủ hợp thực sựđược thiết lập va thông báo cho người ban.

+ Chi phi của người ban để lưu trữ và bảo quản hang hoa ma người mua đã tử chối một cách vô cứ hoặc không giao hang để tránh tén thất lớn hơn.

+ Các chi phí của người bán do người mua châm thanh toán.

+ Các chỉ phí của người bán do không gian vận chuyển do người mua cung cấp không phủ hợp cho việc xép hang hóa vi nó bản.

+ Các chi phí của người bản do hàng hóa bị hư hông do đã được cất gitt‘vi người mua đã không thanh toán kip thời

Thiệt hại lậu quit (Consequent Loss): Thiết hai do hiêu quả bao gồm

những tốn that khác với những thiệt hại do hoạt động không hiệu quả gây ra.

"Thông thưởng, thiệt hại do hau qua phát sinh do trách nhiệm pháp lý của bênthứ ba do vi phạm gây ra

Côn tranh cối về việc liệu các thiệt hại do trách nhiêm của người mua

đổi với bên thứ ba đổi với tử vong hoặc thương tật cá nhân do sản phẩm bị lỗi của người ban có thể được phục héi theo CISG hay không, Mét số tòa án và tải liêu học thuật phủ nhân khả năng áp dung CISG đối với việc truy đòi của

người mua theo Biéu 5 Những người khác và Hội đồng cổ vẫn CISG cho

phép người mua yêu cầu béi thường thiệt hai do hậu quả của việc sản phẩm bi Tối cia người bản gây thương tích cho bên thứ ba hoặc tai sản của họ Tác giả cho rằng quan điểm thứ hai thích hợp hơn vi nó cho phép người mua được bồi

thường theo một chế đô thiệt hai (tức 1a của CISG) Nó tránh phân biệt mộtcách không cẩn thiết giữa các nguyên nhân riêng biệt vẻ trách nhiệm của

người mua, cụ thé là hợp đồng, tra tấn hoặc tai sản Việc phải yêu cầu bồi

thường thiết hại theo các nguyên tắc khác nhau có nghĩa là sự kết hop giữa

Trang 29

luật quốc tế (CISG đối với các khiếu nại theo hợp đồng) và luật trong nước.

hiện hành (đổi với các khiểu nại về tra tấn hoặc tai sẵn) sẽ được áp dụng néuvị phạm hợp đẳng Việc áp dụng các chế độ béi thường thiết hại khác nhau đócó khả năng bôi thường quá mức hoặc bồi thường thấp hơn cho người mua

Liên quan đến việc béi thường hậu quả của việc vi phạm hop đồng mua bán.

hàng hóa quốc tế, CISG bao gốm một chế độ béi thường thiệt hai hiện đại kết

hop các nguyên tắc luật đân sự và thông thưởng, do đó, được tu tiên hơn.

+ Thời gian (vi du: thấm khách hàng) va chi phí phát sinh trong việc cô

gắng sửa chữa hang hoa bị lỗi chỉ có thé thu hỏi được nếu phải thuê thêm.

nhân viên hoặc khối lượng công việc tăng thêm.

+ Các chi phí pháp lý (ngoài tư pháp hoặc thủ tục) ma bên có quyển

phải gánh chịu trong các tranh chấp với bên thứ ba có thé thu hỏi được.

+ Mat uy tin vả mất thiện chi do vi phạm hợp đồng có thể được khôi phục Việc tỉnh toán tốn that danh tiếng can phải tính đến, vi dụ, quy mô của công ty, thị trường, giá trị của nhãn hiệu và các chi phí cẩn thiết để thiết lập.

lại danh tiếng.

+ Thiệt hai đối với tai sin của người mua do hang hóa bi lỗi có thể

được phục hồi

+ Nếu người mua đã đồng ÿ với một khoản phạt theo hợp đồng trong

một hop đồng tiếp theo, thi khoản phat nay nói chung cũng có thé được thu

hổi từ người bán.

+ Người bán có thể phải chịu tổn thất do hậu quả nếu người mua từ.

chốt giao hang (Điều 53)

Điều 76 quy định rằng một bên bi vi phạm có thể bổi thường thiệt hai

được tính bằng chênh lệch giữa giá hợp đồng va giá hiện tại của hing hóa nếu

hợp đồng đã được hủy bỏ, néu có gia hiện tại cho hang hóa và nêu bên bi vi phạm không tham gia thành một giao dich thay thế Điều khoản nay cũng chỉ định thời điểm và giá hiện hảnh (current price) được xác định Điều khoản

Trang 30

cuối cing của câu đầu tiên của khoản (1) cũng quy định rằng một bên bi vi

pham có thể béi thường thêm các thiệt hai theo công thức thiết hại chung quy

định tại Điều 74%

Điều 76 là điều thứ hai trong số hai công thức thiết hại được ap dung nến hop đồng bi hủy bô Trong khi điều khoản 75 quy định thiệt hai cụ thể

‘bang cách tham chiếu đến giá trong một giao dich thay thể thực tế, điều 76,tính toán thiệt hại một cách tra tượng bằng cách tham khảo giá thi trường

hiện tai Theo Công tớc, việc tính toán thiết hai cụ thé được uu tiên hơn.

Đoạn (1) của Điều 76 quy định rằng thiệt hai của nó không có công thức nếumột bên bị vi phạm đã kết thúc một giao dich thay thé.

13.3 Miễn trách nhiệm trong bôi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng Miễn trách nhiệm trong trường hop vi pham hop đồng mua bán hang

hoá quốc tế là việc không buộc bên có hảnh vi vi pham phải chịu trách nhiémhợp đẳng trong những trường hợp pháp luật quy định hoặc các bên théa thuận.trong mua ban hang hoá quốc tễ.

.Một, Miễn trách trong trường hợp một bên vi phạm hop đông gặp trở ngại Hau hết các hệ théng pháp luật cũng như trong thực tiễn thương mai, thuật ngữ bat khả kháng được sử dung khả phổ biển Tuy nhiên, CISG lại sử

dụng thuật ngữ “trở ngại”, thuật ngữ nay được chọn vì nó phản ánh chính xáchơn thuộc tinh khách quan của hiện tượng zảy ra Trở ngại tức la sự kiện xây

a khách quan không phu thuộc vào ý chi của chủ thể va gây khó khăn cân trở cho chủ thể đó, Trở ngại nay sau khi có đủ các dầu hiệu thi chủ thể gấp tra ngại sẽ được miễn trách nhiệm Trên cơ sở quy định tại Điều 79, trở ngại có

đây đủ ba đầu hiệu:

ˆ Nggôn vẫn ithe cont avoided and there a curert.pice forthe goods, te pH chiming

age aye has not ade poche e ten erate 75 ecover he ference beowen e

refed by he comma an he creat pice ae te of kơoMtet as wells ay forth damages

*ecowenbk der aie 74 However he pty Chan mages as avoid the connate kingver the goods the cureat pice athe tae o such ukang over hullbeappbed asted of the cường pe

‘he time of avoidance " Bata 7 () CISG.

Trang 31

+ Dẫn hiệu tinf nhất: Trờ ngại nằm ngoài sự soát của các bến Một sự kiên muôn théa mãn dầu hiệu nay cẩn thỏa mãn ba điều kiện: phải xây ra khách quan không phụ thuộc vao ý chi của bên vi pham, không có lỗi của

‘bén vi pham gây ra trở ngại này, trở ngại phải hoàn toản vượt khỏi phạm viảnh hưởng của ho hoặc pham vi trách nhiệm của ho

Su kiện đó có thể la các hiện tương tự nhiên nhu sóng thản, đông đất, núi lửa hoặc có thé la những sự kiện do con người tao ra như đính công,

bạo loạn, chiến tranh Những sự kiện này phai là nguyên nhân trực tiép

tới việc bên vi phạm không thé thực hiện ngiữa vụ của mình.

+ Dấu hiệu tint hai: Những trở ngại nay bên vi phạm đã không thể

lường trước được trong qua trình giao kết hợp ding Tức là trỡ ngại đỏ phải

không nhìn thấy trước được hay nằm ngoài khả năng dự kiến trước, các bên.

không biết hoặc không buộc phai biết sự kiện đó sẽ diễn ra, sự kiên đó phải làsự kiên bat thường, không thường xuyên lấp i lấp lại như một quy luật

"Nếu trở ngại gây khó khăn do việc thực hiện hợp đồng có thể nhìn thấy trước

hay dự kiên trước thì phải coi bên vi phạm ngiia vụ để tự mình tiép nhận.gánh chịu rũi ro về trở ngại phát sinh, trừ trường hợp các bên có théa thuậnkhác

+ Dẫn hiệu tint ba: Những trở ngại nảy không thể tránh được va không thể khắc phục được hậu quả khi nó xây ra.

Dé đáp ứng dầu hiệu nay, khi trở ngại có khả năng xây ra hoặc đã xảy ra, bên vi pham cân nỗ lực hét sức để khắc phục, né tránh trở ngại hoặc ít nhất 1ã tác đồng tới hau quả để lại của trở ngại nhằm hạn chế tối da những thiết hại tên thất mã trở ngại đem lại Vi thể, khí một sự kiện xây ra mặc dù đáp ứng hai dâu hiệu trên nhưng bên vi phạm nghia vu đã có thể tránh, khắc phục.

được trở ngại hoặc tác động vào hau quả trở ngại bằng các biên pháp tích cực,

Trang 32

cần thiết, kịp thời với khả năng thực hiện của minh ma không làm thichịu trách nhiệm.

Hai, Miễn trách do bên thứ ba gặp trở ngụi

Trong quan hệ thương mai quốc t8, hợp đồng không chỉ được ký kếtgiữa bên bán và bên mua mà còn có sự tham gia của nhiễu bên liên quan đượcgoi là biên thứ ba Trường hợp bên thứ ba gặp khó khăn, ngay lap tức ảnh

hưởng tới viếc thực hiên nghĩa vụ hop đồng, bến canh đó, khi mốt bên vi phạm hợp đồng, thường xảy ra tình hudng họ viện dan lỗi của bên thứ ba tham gia thực hiện một phản hoặc toản bộ hợp đông để hưởng miễn trách

Khoản 2 Điều 79 CISG quy định: “Néu một bên Riông thực hiện ng)ữa vu của tình do người thứ ba mài lo nhờ thưec hiện toàn phẫn hay một phẩn hop đồng cling không thực hiện điều dé thi bên Ấy chi được mién trách nhiệm trong trường hợp: a Được mién trách nhiệm cht theo quy định của khoản

trên, và b Nếu người tint ba ciing sẽ được miễn trách nễu các quy định của'

odes trên được áp diag cho ho”

'Bên vi phạm hợp đông sẽ được miễn trách nhiệm trong trường hợp việc vĩ phạm hợp đẳng do lỗi của người thứ ba (người được bên vi pham giao cho hoán thành toàn bô hoặc một phan hợp đồng) Trong khi đó người thứ ba

không hoàn thành nghĩa vụ của minh và hậu quả lé gây thiết hai Tuy nhiên,không phải bat cứ trường hop nào thiệt hai do bên thứ ba gây nên cũng được

thưởng quyển miễn trách nhiệm Bên vi phạm hợp đẳng do lỗ: của người thứ ‘ba chi được miễn trách nhiêm khi người thứ ba rơi vào “trở ngại” như trường

hợp trên.

Ba, Miễn trách nhiệm do lỗi của bên bị vi phạm:

Trang 33

Điều 80 CISG quy định: “Một bến không được viên dẫn một sự không,thực hiền nghĩa vụ của bên løa trong chưng mực mà sự không thực hiển nghĩavu đó là do chính những hành vi hay sơ suất của chính ho”

Theo quy định trên, bến vi pham nghĩa vu sé được miễn trách nhiệm niếu như nguyên nhân của việc vi pham đó do những hành vi hay sơ suất của chính bến bị vi pham Nói cách khác, bên vi phạm sẽ mắt quyển yêu cầu bên vĩ phạm chịu trách nhiệm vé việc không thực hiên nghĩa vụ của minh nêu như

việc không thực hiện đó xuất phát từ chính những hành vi và sơ suất của bên.

tị vị phạm Quy định miễn trách nhiệm do lối của bên bi vi phạm là hoàn toàn hợp lý và pha hợp với nguyên tắc lỗi Người gây ra việc thực hiện không đúng hợp đồng thi họ không thể viên dẫn việc nay để đem lại lợi ích cho chính họ, khi ho kam cho phía bên kia không thể thực hiện đúng nghĩa vụ thì

họ không có quyền buộc bên kia phải chiu trách nhiệm.

Bén, thỏa thuận miễn trách nhiệm bôi thường thiệt hại giữa các bên

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hang hứa quốc

tẾ không chỉ được diéu chỉnh bởi các quy đính pháp lí ma còn được điểu

chỉnh bởi chính các thỏa thuận của các bên được ghi nhận trong hợp ding

Trên cơ sở tự do ý chi thể hiện ý chi, các bên có quyển théa thuận mọi vẫn để liên quan đến điều kiện của hợp đồng nhằm rang buộc quyền va nghia vụ của

các bên với nhau, nêu théa thuận đỏ không trái với các quy định của pháp luết,trong đó có cả vẫn để loại trừ trách nhiệm khí có sự vi phạm hợp đồng cia"bên có ngiấa vụ trong những trường hợp nhất định

Có thể nói rằng các bên khi giao kết hợp ding mua bán hàng hóa quốc tế có thỏa thuận và quy định về trường hợp miễn trách nhiệm vào trong hợp đẳng là một điều hết sức quan trong va cẩn thiết, Vi ring, mặc dit các hệ thông pháp luật của các quốc gia trên thé giới, cũng như các văn ban pháp lí quốc tế đều có quy định về các trường hợp miễn trừ trách nhiệm như sự kiện

Trang 34

‘bat kha khang, do lỗi của bên có quyền ma chúng ta đã phân tích ở phan trước Tuy nhiên, nội hàm của các trường hợp miễn trách nhiệm nói trên ở các hệ thống pháp luật khác nhau la không giống nhau Hơn nữa các quy định của pháp luật về trường hop miễn trách nhiệm chỉ dua ra ở dang các nguyên tắc

chung, mô phöng một cảch khát quát hóa vả trừu tượng hóa, chính vì vậy các

tiên khi cẩn viên dẫn để áp dụng trên thực tế luôn gặp phải những khó khăn nhất định; khắc phục han chế nay, việc các bên quy định rổ rang và cụ thể vao trong hợp đỏng các trường hợp miễn trách nhiệm, không những tạo ra một ‘hanh lang pháp lí an toàn để các bên có thể dua vào đó nhằm bao vệ quyển lợi của mình ma còn giúp cho cơ quan giải quyết tranh chap cứng như các bên có thể dé dang áp dụng trên thực tế.

1.2.4 Bồi thường thiệt hại ướt tính

Théa thuận béi thưởng thiệt hai ước tính (Liquidated Damages) la một

chế tài được sử dung phé biến trong các hop đồng thương mai nhằm xử lý các ‘vi phạm hợp đồng và/hoặc để phân bồ rủi ro theo ý định thương mại giữa các bên Theo đó, các bên théa thuận một số tiên béi thường ma một bên có thể

nhận được đổi với những thiệt hai xây ra do hành vi vi pham hợp đồng của

bên kia”

Điều khoản bổi thường thiệt hai ước tính đã được thừa nhân trong các

điểu ước quốc tế như CISG hay Bô nguyên tắc Unidroit, và một số các điều ước quốc tế ma Việt Nam ký kết Theo đó, chủ thể tham gia hợp đồng có

quyền áp dụng điểu khoăn nảy vào những giao dich thỏa mỗn diéu kiện củacác điều ước quốc tễ Tuy nhiên, bồi thường thiệt hai ước tinh lại chưa được

đề cập và quy đính cụ thé trong các văn ban quy phạm pháp luật Việt Nam Trong xu hướng hội nhập toàn cầu va phát triển kinh tế, việc xem xét cing

— Diciawey emg is

Trang 35

nhận điều khoản béi thường thiệt hai ước tính 1a

một ý nghĩa đặc biệt tác động dén tinh hiệu qua của các giao dịch được ký kết

thiết sức cần thiết mang.

Hiệp đính về các khía canh liên quan tới thương mai của quyển sở hữutrí tuệ ký kết ngày 15/04/1994 (TRIPS)

Tại khoăn 1, Điều 45, TRIPS về đến bù thiệt hại quy định trong một số

tình huỗng thích hợp, các thành viên có thể cho các cơ quan xét xử được

quyền ra lệnh thu hôi những khoăn lợi nhuận và/hoặc trả các khoản tién đến

‘bi thiệt hại đã ấn định trước, kể c& trường hợp người xêm pham đã thực hiện.

hành vi sâm pham khi không biết hoặc không có cơ sở để biết Theo đó, với

những tình hudng thích hợp, théa thuận béi thường thiệt hại ước tính sé cóhiệu lực dua trên quyết định của cơ quan xét zữ.

Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Ky được ký kết bởi Việt Nam

và Hoa Ky ngày 13/07/2000 (BTA)

Tai khoản 3, Điển 12, BTA có dé cập trong trường hop như đã quy

định ít nhất là đối với các tác phẩm được bảo hộ quyển tác giả hoặc quyển

liên quan, một bên dành cho các cơ quan tư pháp quyển buộc bôi thường thiệt

hai theo giá trị ấn định trước” Quy định nay đã cho phép áp dung théa thuận.

ổi thường thiệt hại ước tính khi có thiệt hai trong lĩnh vực sỡ hữu trí tuệ vớicăn cứ thực thi dựa vào một thỏa thuận về mức bôi thường xác định trướcđược nêu rõ trong hợp đồng giữa các bên.

Công ước Viên 1980 về hợp đông mua ban hang hóa quốc tế (CISG)

Trong một số quy định của CISG, tuy không thừa nhận một cách rõ

rang về điều khoăn béi thường thiết hai ước tính nhưng nhìn chung các bên vẫn được phép thỏa thuận vào trong hợp đỏng, Tại Điều 74, CISG, tiền bồi

Trang 36

thường thiệt hai bao gồm tn thất va khoản lợi bị bé lỡ do hanh vi vi phạm của bên kia, gia tri béi thường không cao hơn tốn thất va số lợi bd lỡ ma bên

bi vi phạm đã dự liêu hoặc đảng l phải dự liệu lúc ky hợp đẳng, có tính đến

các tinh tiết mà họ phải biết hoặc đáng lẽ phải biết 9

Sự dư liệu về giá tr thiệt hai có thé xy ra trong tương lai là một trong

những nét đặc trưng của điều khoản béi thường thiệt hai ước tính Tại thời

điểm thỏa thuận hợp đồng, các bên không thể biết chính xác con số thiệt hai niễu có bat ky hanh vi vi phạm nao xây ra Có thé thay, Diéu 74 của Công ước.

'Viên 1980 hướng đến cho phép các bên được quyển ước định va dự liệu về

các gia tr tẫn thất xuất hiện trong tương lai Thiết nghĩ, yếu tổ “tinh tiết phải biết" trong quy đính nay như một giới han, giúp kiểm soát sw tự do dự liệu của các bên trong khả năng hiểu biết và từ duy của họ Từ đó, hiệu quả của các giao dich sẽ được nâng cao, tránh các hậu quả pháp lý tiêu cực về sau đổi ‘voi chủ thé tham gia.

Bô nguyên tắc Unidroit (PICC) điều chỉnh các vấn để liên quan đến

hợp đồng thương mai quốc tế do Viên nghiền cứu quốc tế vẻ thống nhất luật

soạn thảo và ban hành vào năm 1994

Quy định liên quan đến điều khoản béi thưởng thiết hại ước tính trongPICC tương đổi rõ ràng, cho phép các bên tham gia được quyền théa thuân ápdung Theo PICC, các hảnh vi không thực hiện hợp đổng déu mang lại cho‘bén bi vi phạm quyển được béi thường thiệt hai riêng hoặc kết hợp với bat kỹ

‘bién pháp khắc phục nao khác ngoại trừ trường hợp theo quy định 21

đếnQuyển được béi thường thiệt hai khi xảy ra hành vi vi phạm.

thất được phap luật quy định nhắm đảm bảo lợi ích công bing giữa các.

"SRT öggpnứt (Bản On)

Trang 37

‘bén, tạo cho chủ thể tham gia giao dich một sự an tâm về những rủi ro có thể xây ra trong quá trình giao kết vả thực hiện hợp đông,

Vì lẽ đó, PICC đã cho phép các bên được quyển thỏa thuận trước mức giá tr bôi thường thiết hai nêu một bén có hành vi vi pham hop đồng Cu thé,

tại Điển 7.4.13 của PICC nêu rõ trong trường hop hop đẳng có quy định rằng

một bên không thực hiện phải tra một khoản tiễn cu thể cho bên có quyền đổi với việc không thực hiện đó, thì bên bi vi pham được hưởng số tiễn đó bat kế thiệt hai thực tế của nó”.

Một théa thuận về một số tiên cụ thể và không phu thuộc vào thiệt hại

thực tế phn ánh những đặc trưng riêng liên quan dén diéu khoản béi thườngthiệt hai ước tính Khi có thiệt hai như trong hợp đồng, bên bị vi pham sẽđược hưởng số tiên béi thường như đã théa thuận từ ban đâu.

Không chỉ thừa nhận điều khoăn béi thường thiệt hai ước tính, PICC con có quy định giúp kiểm soát việc áp dụng thỏa thuận này nhằm tránh tinh trang mất cân bang quyển lợi đôi bên tham gia hợp đồng Theo do, việc

thương lượng vẻ mức bổi thường thiết hai cần tiền hảnh trong một giới han.

nhất đính, nếu không số tiên đã ước định có thể bị giảm xuống một mức hợp

lý trong tinh huồng quá cao so với thiết hai xây ra Như vậy, không phải tắt cảthöa thuận béi thường thiệt hại ước tính đều phát sinh hiệu lực đôi với các bên,

mức giá tr cao bất hợp ly sẽ được điều chỉnh phù hợp hướng tới nâng cao

hiệu quả giao kết hop đồng Việc đưa ra quy định nay trong PICC liên quan

đến bôi thường thiệt hai ước tinh là muột điều hết sức cần thiết va quan trong

trong việc han ché các tranh chấp cũng như những hành vi tiêu cực trục lợi về

‘Mein 1 Đầu? + 15 Bằng giác United 2016)

Trang 38

Qua các quy đính vẻ diéu khoản bôi thường thiệt hai ước tính trong các

điển ước quốc té, có thể thay zu hướng chung trong giao kết hợp đồng déu

cho phép théa thuân va ap dụng biển pháp khắc phục hau quả nay.

Trang 39

KET LUẬN CHUONG 1

Chương 1 của luận văn nêu khát quát về CISG về lich sử hình thành vànhững nội dng chủ yếu của Công tước, nêu khái quát các quy định của CISG

về bồi thường thiệt hại Bồi thường thiệt hai do vi phạm hop đồng mua ban

bảng hoá quốc tế 1a một chế tai dân sự được áp dụng nhằm bù đắp những thiếthại thực tế ma bên vi phạm đã gây ra cho bên bi vi pham trong hợp đồng mua

‘ban hàng hoa quốc tế Ban chất của bôi thường thiệt hai là việc bên có quyển

Yêu cầu bên vi phạm nghĩa vu tra một khoăn tiễn do vi phạm hop đồng gây raChương 1 của luận văn cũng làm rõ thực trang áp dụng quy định của CISG vé‘oi thường thiệt hai nói riêng và CISG nói chung hiện nay tại Việt Nam ma

cụ thể la các doanh nghiệp Việt Nam.

Trên cơ sở phân tích ý luận và nghiên cửu thực tiễn trang áp dung của CISG tại Việt Nam, có thể kết luận rằng bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp

đồng là một chế định quan trong trong hợp đồng mua bán hang hóa quốc tếnói chung va được điều chỉnh bai CISG nói riéng CISG, trên cơ sỡ là côngtước về hop đồng mua bán hang hóa quốc tế đã xây dưng một hành lang pháp,

ý cơ ban thông qua các quy định về vấn để béi thường thiệt hai trong trường hợp hợp đồng bị vi phạm (từ Điều 71 đền Điều 77 của CISG) Chương 1 cũng khát quất một số van để lý luận về bôi thường thiệt hai do vi pham hợp đồng theo CISG như phạm vi thiệt hai được béi thường, miễn trách nhiệm bồi

thường thiết hại, bổi thường thiệt hai ước tỉnh,

Trang 40

CHƯƠNG 2: THỰC TIỀN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA CISG VẺ BỎI THƯƠNG THIET HẠI DO VI PHAM HỢP BONG MUA BAN,

HANG HÓA THONG QUA MOT SO VỤ VIỆC CỤ THE

Hop đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng bản có tính chất quốc

tế (hay còn gọi là có yếu tổ nước ngoài) Theo CISG, tinh chất quốc té đượcxác định theo tiêu chi là bên giao kết hợp đồng có trụ sỡ thương mại đặt ở các

quốc gia khác nhau” Trong quy định về hợp đông mua ban hang hóa quốc tế

của CISG nói riêng và các văn bản pháp luật, hề thống pháp luật vé lĩnh vực

nay nói chung, béi thường thiệt hại chính là một chế định quan trong trong

hợp đồng mua bán hang hóa quốc tế

Quy định đầu tiên về bồi thường thiệt hai trong CISG tại Điều 742! Bồi

thường thiết hai trong hợp đồng thương mai quốc tế được thông nhất theo

nguyên tắc “Người gậy ra thiệt hat thi phải bôi thưởng“ Đây là một hình

thức trách nhiệm do không thực hiên hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của

hợp đồng mua bán hang hỏa quốc tế, được tat cả các nước trên thé giới áp đụng” Theo CISG, việc giải quyết béi thường thiệt hại theo 04 diéu khoản.

của Công tước (từ Điểu 74 đến Điễu 77) Với quy định tại Điểu 74 của CISGthì bồi thường thiết hại bao gồm 02 nguyên tắc: Bồi thường day đủ và giới

hạn trách nhiềm theo quy tắc có thé thay trước Chương 2 của Luôn văn sé tép trung phân tích thực tiễn áp dụng của CISG qua các án lệ cu thể về các van dé:

pham vi thiệt hai được béi thường, tinh toán thiết hai bồi thường, nghĩa vu

hạn chế ri ro, van để tiên lãi trong boi thường thiệt hai theo CISG

Đàn! CSE

` Đn l: “Damages for reach of conactby má party coms of asm ea thes inca lo of rpc

suferel byte oer paras a consequence of he Maach Sich damages nay not ced te bs Wiehe pon.‘reach foresa or ght hne foreseen ae nz of he conclusion of he cua ñ igh of fat an mutes

he haf a ough ng on as apossblecomoquece of he ech of eoubac "Te deh: Tt

“yas se lợn ng cnet ben Sung cá tn tae a eve Una bane i cd

(Buca renin png tàu the codon còi Bas bhruàm ara

Seg aly dre Hrp garage ở Bồ vợnn digo ey ig Sab in

bi nh,

SN ho GH) Bi tương tt peep gen Cg CB 1908 hợttươn tớ

‘Nom, os oc 5 Số dyn O1 2001 11

Ngày đăng: 30/03/2024, 21:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w