Việc xácđịnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại với các chủ thê sản xuất, kinh doanh thựcphẩm không an toàn là vô cùng cấp thiết, bởi nó không chỉ nhằm bù đắp những tonthất và lợi ích hợp
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐINH MINH CHAU
VB2 K19ACQ078
DO SAN XUAT, KINH DOANH THUC PHAM
KHONG AN TOAN
Chuyên ngành: Luật Dân sw
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DÂN KHOA HỌC:
Th.S NGUYÊN THỊ LONG
Hà Nội - 2022
Trang 2Xác nhận của giảng viên
hướng dân
LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi Các số liệu, kết luận trong khóaluận tốt nghiệp là trung thực, đảm bảo độ tin
Trang 41 Tính cấp thiết của đề tài - - + 25s 21212111515 9E 321212111111111111111111 111111116 ]
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của dé tài 5-5-5 sec S2+E2E2E+EzEeEererersrees 2
3 Mục tiêu của việc nghiên cứu PP eccccccecececcecescscecescscescscecescsceecsecescateevatecens 4
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của dé tài + sec S2£E2E2E+EeEerererersrees 4
5 Cách tiếp cận nghiên cứu - - + + 2 SESE2E9E9E9E5EE3E521212115115111 71111111 ce 5
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . - +5 +S+cssxs+sseeeerrees 3
7 Kết cau của để taiccceccccccccccscsssscsescscsesesscscscscscscscsesesscscscscsvsssssesessesestsvsessensesaeees =)
CHUONG 1 MOT SO VAN DE LY LUAN VE TRACH NHIEM BOI
THUONG THIET HAI DO SAN XUAT, KINH DOANH THUC PHAM
KHONG AN TOÀN - 22 212212212211211221221121121121121121122111211 21 re 7
1.1 Khái quát chung về hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phâm không an toan 71.1.1 Khái niệm va đặc điểm về hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm 71.1.2 Khái niệm và đặc điểm về hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm không
OE, DI n n0 0 0 00 7000009077 717770170500 09 c0 000 0 0001 000 0 0 0) 00 00 00 ÔN ChƠng 9
1.2 Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doanhthực phẩm không an toàn - ¿+ ¿+ ‡E‡E‡E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETEEEEEEkrkrkree 121.2.1 Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thựcphẩm không an toàn E2 EEEE2E*ESE 1S E311 E1 1 1111111111111 101111111136 121.2.2 Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thựcphâm không an tOàn - - ¿5£ S2 SE2EE2E9E#E£EEEEEEEE2E2E9E515E115212171111111111 111 Le 141.2.3 Phân loại trách nhiệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinhdoanh thực phâm không an toản - + + 2 2+2 +E+E+E£E£E£E£EEEEEE2E2EEEEESEeEErerkrkes 151.3 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doanhthực phâm không an tOànn 5: ¿5252 2EE2E*E£E£EEEEEEEE2E2EEEEEEE5E5252171717122E1 11 X0 181.4 Chủ thé chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hai do sản xuất, kinh doanh thựcphâm không an †Oàn - - ¿5£ S22 E2 E9E9E#E#EEEEEEEE2E2EEEEEE 5252521712111 111 1111 xe 231.5 Chủ thể được bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an1.6 Thời hạn được bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thực phẩm không
AN COAN 00 cee cecceeccecceccceccecceccceccsccecceccccccuccuccceccsccsccescesececcscesccscuseteccscesectecuseeesenses 27
Trang 5TIỂU KET CHƯNG - 2© 5E SE2E9SSE2E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErErrrrkrrree 31
CHUONG 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THUC TIEN THỰC HIỆN PHÁP
LUAT VE TRÁCH NHIEM BOI THUONG THIET HAI DO SAN XUẤT,
KINH DOANH THUC PHẨM KHONG AN TOAN TẠI VIỆT NAM 322.1 Quy định pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hai do sản xuất,kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn - ¿5-5 2 s+s+s+£z+E+£+zzszxcse2 a2.1.1 Quy định pháp luật về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hai dosản xuất, kinh doanh thực phâm không đảm bảo an toàn ¿5-5 2 s+s+s+ 332.1.2 Quy định pháp luật về nguyên tắc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn -. 2-2-5- 5+: 372.1.3 Quy định pháp luật về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sảnxuất, kinh doanh thực phâm không đảm bảo an toản 5+ 2ss+5s+s+<5+2 402.1.4 Quy định pháp luật về chủ thể được bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinhdoanh thực phâm không đảm bảo an toàn 2-2-5 5 2 2+2+E2E+E+E+E+EzEzszszxez 442.1.5 Quy định pháp luật về thiệt hại được bồi thường do sản xuất, kinh doanh thựcphâm không đảm bảo an toàn + + S2 +E+E2E2E£E#E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErErkrkrrred 45
2.1.5.1 Thiệt hai do sức khỏe bị xâm phạm - ¿5 5 2222 ++****###veeeee++eess 45 2.1.5.2 Thiệt hại do tính mang bi xâm phạm - - c5 55233 **++++*sevex+esexx 48 2.1.5.3 Thiệt hại do uy tín bị xâm phạm 1 133 3**322 EEsssrreerrerrre 49
2.1.6 Quy định pháp luật về thời hạn được bồi thường do sản xuất, kinh doanh thựcphâm không an tOàn - ¿5252 SEEE*E9E9E£EEEEEEEE2E2E51515E1E521212171111111 111111 xe al2.1.7 Quy định pháp luật về các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệthại do sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn gây ra «s‹ 522.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất,kinh doanh thực phẩm không an toàn tại Việt Nam << cssseess 572.2.1 Vụ việc số 01: 600 học sinh ngộ độc độc thực phẩm ở Trường Ischool Nha
Trang: Một học sinh tty VOnE - c1 1122221111111 11 1 19111 ng ket 57
2.2.2 Vụ việc số 02: Vụ ngộ độc tập thể tại Khu công nghiệp tại Qué Võ, Bắc Ninh602.2.3 Vụ việc số 03: Vụ ngộ độc pate Minh Chay - S252 62TIỂU KET CHƯNG 2 ¿5222521119 E2 5E5212121111111121212111 111111111 1X6 65
CHƯƠNG 3 MỘT SO ĐÈ XUÁT HOÀN THIỆN PHAP LUAT VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUA THỰC THI PHÁP LUẬT VE TRÁCH NHIỆM BOI
THUONG THIET HAI DO SAN XUẤT, KINH DOANH THUC PHAM
KHONG AN TOÀN - St 1T 12112121121 1111111211 1121110 H1 1e ru 66
Trang 63.1 Kién nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất,kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn ¿5-5 2 2+s+s£z+E+£vzzxzxese2 663.1.1 Đề xuất hoàn thiện pháp luật về nguyên tắc và thời hạn thực hiện trách nhiệmbồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn 663.1.2 Đề xuất hoàn thiện pháp luật về chủ thê chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn 2-2-5- 5+: 663.1.3 Đề xuất hoàn thiện pháp luật về mức bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinhdoanh thực phâm không đảm bảo an toàn 2-2-5 5 2 2+2+E2E2E+EzEeEzEerzszxez 673.1.4 Đề xuất hoàn thiện pháp luật về Luật An toàn thực phẩm - 68
3.2 Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản
xuất, kinh doanh thực phâm không đảm bảo an toàn ¿2552 5s2s+£+5z5s2 683.2.1 Xây dựng hệ thống quản lý, kiểm tra chất lượng thực phẩm 683.2.2 Phát huy vai trò của truyền thông, giáo dục, báo chí s2 s55: 683.2.3 Tăng cười năng lực quản ly nhà nước trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng69TIỂU KET CHUONG 3 - 52t tri 70KẾT LUẬN - 5-5-5 S2SE2E2151515E5 5 25212121111111511111111011111101111101 112111 1x0 71DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2-5 SE ‡EEE*E+E£E£EeEeErkrkrxes 72
Trang 7Sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn là một vấn đề, yêu cầu cấp thiếtđang đặt ra ở nước ta hiện nay nhằm bảo đảm sức khỏe, chất lượng cuộc sống Và SỰphát triển nòi giống của dân tộc Nếu hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phamkhông an toàn sẽ dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, cuộc sống của mỗingười và gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí an sinh xã hội.
Tại Việt Nam tính đến hết tháng 9 năm 2022, cả nước ghi nhận 39 vụ ngộđộc thực pham, trong đó có 544 người bị ngộ độc, 11 người tử vong.? Trước nhữngnguy cơ của việc thực phẩm không an toàn đe dọa tới sức khỏe của mỗi cá nhân và
sự phát triển của đất nước, các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dung trong lĩnh vực an toan thực phâm có vai trò đặc biệt quan trọng Việc xácđịnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại với các chủ thê sản xuất, kinh doanh thựcphẩm không an toàn là vô cùng cấp thiết, bởi nó không chỉ nhằm bù đắp những tonthất và lợi ích hợp của những người tiêu dùng bị thiệt hại, mà còn là biện pháp răn
đe, giáo dục các chủ thé sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần nâng cao trách nhiệm
xã hội và đảm bảo an toàn trong tất cả các khâu sản xuất, kinh doanh thực pham
Trong khi đó, các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất,
kinh doanh thực phẩm không an toàn còn tản mạn trong nhiều văn bản như: BLDSnăm 2015, Luật chất lượng sản phẩm, hoàng hoá năm 2007, Luật Bảo vệ Quyền lợingười tiêu dùng năm 2010 và các văn bản hướng dẫn Nhiều quy định về điềukiện phát sinh trách nhiệm, chủ thê chịu trách nhiệm bồi thường, các loại thiệt hạiđược bồi thường hay căn cứ loại trừ trách nhiệm tại các văn bản pháp luật này chưathực sự thống nhất Do vậy, cần có hoạt động nghiên cứu làm rõ được các vấn đề lýluận cũng như phân tích các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệthại do sản xuất, kinh doanh không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm một cách
toàn diện.
Từ thực tiễn đó cho thấy, việc tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện quy định
có liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thựcphâm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực pham là đòi hỏi bức thiết trong giai đoạnhiện nay Do đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu dé tai “Trach nhiệm bồi thường thiệthại do sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn” Việc nghiên cứu đề tài này
sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiên sâu sắc.
! Xem: ly-nghiem-cac-vi-pham-ve-an-toan-thuc-pham-a238632.html Truy cập va 21:10, 03/12/2022
https://phaply.net.vn/tu-vu-pate-minh-chay-kien-nghi-tang-cuong-cac-giai-phap-che-tai-hinh-su-xu-2Xem:
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/10/infographic-tinh-hinh-dich-benh-ngo-doc-thuc-pham-9-thang-nam-2022/ Truy cap va 21:17, 03/12/2022
Trang 8tâm không chỉ của các cơ quan Nhà nước mà còn nhận được sự quan tâm rất lớn củangười tiêu dùng, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu pháp luật Thực tế, đã có nhiềucông trình nghiên cứu có liên quan đến van dé vệ sinh an toàn thực pham, được théhiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như tạp chí hoặc luận văn thạc sĩ Song, chỉ cómột số ít các công trình nghiên cứu chuyên sâu và trực tiếp về trách nhiệm bồithường của người sản xuất, kinh doanh mà không đảm bảo vệ sinh an toàn thựcphẩm Tuy vậy, những công trình này cũng chỉ tiếp cận ở một vài khía cạnh nhỏ lẻ
mà chưa toàn diện, tập trung về van dé mà dé tài này đang tiếp cận nghiên cứu Cóthé khái quát kết quả nghiên cứu một số công trình tiêu biéu sau:
Luận văn, khóa luận
Nhâm Thúy Lan (2012), Thực hiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở
Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Trong
luận văn này, tác giả Nhâm Thủy Lan đã có những đóng góp trong việc làm rõ một
số van dé lý luận cơ bản về pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm của nước ta Từ
đó, tác giả đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm tạinước ta trong giai đoạn năm 2012 và đưa ra những kiến nghị, những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm
Tuy nhiên, tác giả chỉ tiếp cận dưới góc độ quản lý hành chính chủ không đi sâu vàovan đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người sản xuất, kinh doanh thực phẩmkhông đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nguyễn Xuân Ngàn (2017) “Bảo vệ quyên lợi của người tiêu ding trong lĩnhvực vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật Việt Nam từ thực tiên tỉnh Bình
Duong", Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội Tai công trình này,
tác giả tiếp cận theo hướng đi nghiên cứu phân tích vấn đề ở khía cạnh bảo vệquyên lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực pham nói chung,thực tiễn tại Bình Dương và dự báo tình hình mà không đi sâu vào trách nhiệm bồithường thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn gây ra
Nguyễn Hồng Sâm (2017) “Bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực
vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn thành phố
Hà Nội", luận văn thạc sĩ Luật kinh tế, Học viện Khoa học xã hội Tại công trình
này, tác giả đã đưa ra lý luận và thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật và giải
pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung Tuy nhiên,
Trang 9Bài báo, tạp chí
Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh (2016), “Thực trang phòng ngừa các hành vi vi
phạm pháp luật về an toàn thực phẩm và một số kiến nghị", Tạp chí Khoa học pháp
lý, số 09 (103) Trong bài viết, tác giả đã tập trung phản ánh thực trạng phòng ngừacác hành vi vi phạm an toàn thực phâm tại Việt Nam hiện nay, từ đó dé xuất một sốkiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa các hành vi vi phạm trong tương lai.Tuy nhiên bài viết chưa đề cập đến trách nhiệm bồi thưởng thiệt hại của người sảnxuất, kinh doanh thực pham không dam bảo vệ sinh an toàn thực phâm và nhữngvan đề thực tiễn hiện nay
Phạm Văn Hảo (2017), “Chế tai xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ quyên lợingười tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm", Tạp chí Luật học số 05, tr.21-
33 Trong bài viết này, tác giả đã nêu lên các chế tài áp dụng đối với những chủ thể
vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa
đi sâu, làm rõ được những van dé lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
người sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,
đồng thời cũng như chưa phân tích được day đủ các quy định pháp luật và thực tiễnthực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thưởng thiệt hại của người sản xuất, kinhdoanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là những van
dé thuc tién dang dién ra hién nay
Tran Trung Hòa Son (2021), “Hoàn thiện quy định của pháp luật về tráchnhiệm pháp lý do sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toànthực phẩm”, Tạp chí Công Thương, số 28, 12/2021 Trong bai viết này, tác giả tậptrung vào việc chi ra những bất cập của các quy định về trách nhiệm pháp lí nóichung do sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thựcpham, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện Nhưng do đối tượng nghiên cứu lànhững quy định về trách nhiệm pháp lí nói chung mà người sản xuất, kinh doanhthực phâm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phải gánh chịu nên bài viết
cũng chưa phân tích sâu, làm noi bật được những bat cap, han ché trong quy dinh vé
trách nhiệm bồi thưởng thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm
Từ việc nghiên cứu tong quan tình hình nghiên cứu dé tài, có thé thấy mỗi
công trình nghiên cứu lại có giới hạn nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu cũng như
mục đích nghiên cứu khác nhau tại thời điểm thực hiện khác nhau Hiện nay, khi
các văn bản luật có liên quan đang trong thời gian cân hoàn thiện, sửa đôi và các vụ
Trang 10thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn ” là thực sự cần thiết.
3 Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài
Mục tiêu tổng quát
Việc thực hiện dé tài nhằm đưa ra những kiến nghị hoàn thiện quy định củapháp luật và các giải pháp thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do sản xuất, kinh doanh thực pham không đảm bảo an toàn Đồng thời đưa ra những
giải pháp nâng cao hiệu qua áp dụng các quy định của pháp luật trên thực tiến
thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định về trách nhiệm bồi thườngthiệt hại do sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn trong BLDS năm 2015,Luật Chất lượng sản pham hang hóa năm 2007, Luật An toàn thực phẩm năm 2010,Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 trọng tâm là các quy định của
BLDS năm 2015.
Pham vi nghiên cứu của đề tài
Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu trên các quy định củapháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doanhthực phẩm không an toàn ké từ khi Luật Chất lượng sản phẩm hang hóa năm 2007,Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm
2010, Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực, tập trung phân tích số liệu, báo cáo từthời điểm 1.1.2017
Về không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định phápluật và tình hình thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại dosản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn tại Việt Nam
Trang 11luật và thực tiễn thực hiện pháp luật Cụ thể:
Trong chương 1, tiếp cận các vấn dé lý luận cơ bản về mặt cơ sở lý luậnchung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thực phâm không
an toàn.
Trong chương 2, phân tích những quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện
pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thực phẩm
không an toàn tại Việt Nam.
Tại chương 3, dé xuất hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiệnpháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thực phẩm
không an toàn tại Việt Nam.
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Việc nghiên cứu đề tài sẽ dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng của Chủ nghĩa Mác — Lenin Đây là kim chỉ nam định hướng các phương
pháp nghiên cứu cụ thể của tác giả trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác — Lenin, trong quá trình
nghiên cứu đề tài, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thê như sau:
Phương pháp phân tích sẽ được sử dụng để nghiên cứu cho cả ba vấn để ở cả
ba chương nhằm cung cấp góc nhìn toàn diện, sâu sắc về cả khía cạnh lý luận, thựctrạng pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại dosản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toan
Phương pháp tông hợp được chủ yếu tại chương 02 nhằm khái quát quy địnhpháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thực phẩm
không an toàn.
Phương pháp thống kê được tác giả sử dụng ở chương 02 nhăm làm rõ thựctiễn thực hiện pháp luật qua các số liệu và vụ việc có thật trong đời sống hàng ngày
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kếtcầu thành 03 chương như sau:
Chương 1: Một số van đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sảnxuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn
Trang 12Viét Nam.
Chương 3: Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thựchiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thựcphẩm không an toàn tại Việt Nam
Trang 13HAI DO SAN XUAT, KINH DOANH THUC PHAM KHONG AN TOAN1.1 Khái quát chung về hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Theo khái niệm mà các nhà khoa học đưa ra thì thực phẩm “/à những loạithức ăn mà con người có thể ăn và uống được để nuôi dưỡng cơ thể Thực phẩmgồm ba nhóm chính đó là nhóm cacbohydrat (tinh bột), lipit (chất béo), protein(chất đạm) Đây là những dưỡng chất không thể thiếu để duy trì các hoạt động sốngcủa cơ thé’4 Khái niệm này nhìn chung cũng khái quát các dau hiệu dé nhận biếtthực phẩm như khái niệm trên như (i) là thức ăn, (ii) để nuôi dưỡng cơ thé conngười với 03 dưỡng chất chính là tinh bột, chất béo, chất đạm Tuy nhiên, tác giảthay khái niệm này chưa đủ bao quát vì các sản phẩm ngày nay vô cùng da dang;khái niệm trên dễ gây nhầm lẫn thực phẩm với các sản phâm khác như dược phẩm,chất kích thích, thực phâm chức năng, những thứ cũng có thể được con người hấp
thụ qua đường ăn uông và có chứa các dưỡng chât được kê trên.
3 Xem: Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điền Bách khoa Việt Nam, Tir điển Bách khoa Việt Nam, Tập 4, NXB Từ điển Bách khoa, tr 334
* Xem: Thực pham là gì và những kiến thức liên quan đến thực phẩm Link truy cập:
https://thucpham.com/thuc-pham-la-gi/, ngày truy cap: 2.11.2022
Trang 14tươi sống, sơ chế, chế biến, bảo quản Mục đích của thực phâm là cung cấp dưỡngchất, nuôi sống con người Thực phâm được sử dụng hàng ngày, duy trì sự sống củacon người từ khi họ sinh ra đến khi họ chết đi Bên cạnh đó, theo tác gia, thực phâmkhông bao gồm dược pham, mỹ phẩm va chat kích thích (thuốc lá, rượu bia) vì mụcđích sử dụng thực phâm khác với mục đích sử dụng của ba nhóm kia Chúng ta cóthé nhận thấy rang thực phẩm là nhu yếu phẩm cần thiết đáp ứng cho một trong banhu cầu cơ bản của con người đó là nhu cầu ăn Thực phẩm cung cấp các chất cầnthiết cho việc duy trì sự sống và sự phát triển của con người, được con người sửdung hàng ngày Trong khi đó, các loại thuốc dùng cho người, mỹ phẩm và thuốc lákhông có những tính chất, chức năng như các loại thực phâm đã được liệt kê, đồngthời cũng không phải là những yếu phâm được sử dụng thường xuyên và với tat cả
moi ngu0oi.
Tu những khái niệm va lập luận trên, tac gia cho rằng: Thực phẩm la
sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chếbién, bảo quản, được sử dụng hàng ngày, có tác dụng nuôi sống con người.Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, dược phẩm và các chất kích thích nhưrượu bia, thuốc lá ”
Thứ hai, khái niệm sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Dé thực phẩm đến được tay người tiêu dùng, trước đó đòi hỏi rất nhiều côngđoạn, trong đó bao gồm 02 công đoạn chính là sản xuất và kinh doanh
Thuật ngữ “sản xuất thực phẩm” (food production) là “tat cả các khâu lam
ra thực phẩm, trong đó nguyên liệu thô được chuyển đổi thành các sản phẩm thựcphẩm làm săn để con người sử dụng trong gia đình hoặc trong các ngành côngnghiệp chế biến thực phẩm Quả trình của nó bao gồm các phương pháp khoa học.Sản xuất thực phẩm có nhiêu phan và nó bắt dau với những việc cơ bản như rửasạch, phân loại, chuẩn bị, thêm nguyên liệu theo tỷ lệ chỉnh xác, trình bay, ’”.Nhu vậy, theo định nghĩa này sản xuất thực phẩm là quá trình con người thực hiệnviệc chuyển đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm có sẵn, từ giỗng cây trồng thànhthành pham, vật nuôi Qua trình này đòi hỏi cần sự kiên trì, ti mi và có thể phải ápdụng các phương pháp khoa học Kết quả của hoạt động sản xuất thực phẩm là tạo
ra thực phâm — nguôn cung câp dinh dưỡng nuôi sông con người.
5 Xem: Food production, link truy cập: https://byjus.com/biology/food-production/ ngày truy cập: 2.11.2022
Trang 15này, dau hiệu nhận diện hoạt động kinh doanh là mục đích tìm kiếm lợi nhuận củachủ thé đó.
Từ đó, tác giả có định nghĩa như sau: “Sản xuất thực phẩm là việc thực hiệnmột hoặc các hoạt động như trông trọt, chăn nuôi, sơ chế, chế biến kết quả lànhằm tạo ra sản phẩm là thực phẩm” và “Kinh doanh thực phẩm là việc một chủthể thực hiện một hoặc các hoạt động như vận chuyển, bảo quản, giới thiệu,quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng, kết quả là nhằm tạo ra lợi nhuận cho chủthể dé” Có thê thay rang, “sản xuất thực phẩm ” là việc tạo ra nguồn thực phâm chocon người sử dụng, tiêu dùng bằng cách thực hiện các hoạt động đã nêu ở định nghĩatrên Nó chỉ dừng ở giai đoạn thực phẩm được làm ra Còn “kinh doanh thực phẩm”
là quá trình tiếp theo sau đó, trải qua nhiều giai đoạn như: bảo quản, vận chuyên đếnnơi cần buôn bán, thiết lập và thực hiện hợp đồng mua bán, trao đổi, chuyền giaothực pham dén tay người tiêu dùng nhăm mục đích là thu lại lợi nhuận
Với sự khác nhau của hai khái niệm “sản xuất” và “kinh doanh”, chủ thé thựchiện hai hoạt động này cũng có thể khác nhau Người sản xuất sẽ thực hiện các hoạtđộng nhằm sản xuất, tạo ra thực phẩm, ví dụ như người nông dân nuôi trồng nôngsản Người kinh doanh sẽ sử dụng thực phẩm để làm ra lợi nhuận thông qua các hoạtđộng buôn bán, dịch vụ vận chuyên, dịch vụ bảo đảm, các hoạt động giới thiệu.Trong nhiều trường hợp, một chủ thé có thé thực hiện cả hai công đoạn sản xuất và
kinh doanh thực phẩm, ví dụ như người bán đậu phụ ở chợ, họ tự trồng cây đậu, thu
hoạch hạt đậu, sản xuất đậu phụ, sữa đậu nành và tào phớ tại nhà và đem ra chợ bán
Vì thực phâm có tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người nên phápluật sẽ có các tiêu chí nghiêm ngặt đề đánh giá sản xuất, kinh doanh thực phẩm
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm về hoạt động sản xuất, kinh doanh thựcphẩm không an toàn
Thuật ngữ “không an toàn” được hiểu là “có nguy hiểm, rủi ro hoặc tổnhại”.” Kết hợp với khái niệm hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại mục1.1.1 thì hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn được hiểu là:
“những hoạt động tạo ra sản phẩm, cung cấp sản phẩm tới tay người tiêu dùngkhông đáp ứng các yêu cầu về năng lực chủ thể thực hiện, quy trình thực hiện,chất lượng sản phẩm theo quy định pháp luật mang đến rủi ro hoặc nguy hiểmcho người sử dụng sản phẩm ”.Từ định nghĩa trên có thé thấy hoạt động sản xuất,kinh doanh thực phẩm không an toàn bao gồm các dấu hiệu sau đây:
5 William Burton, Burton’s Legal Thesaurus, 2007, Truy cập vào: 11:08, 10.11.2022
7 Xem: https://vi.tax-definition.org/20908-unsafe-condition, truy cập vào 15.11.2022
Trang 16Một là, hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn do chủ thểsản xuất, kinh doanh thực phẩm đáp ứng năng lực chủ thể phù hợp
Chủ thể sản xuất, kinh doanh thực phẩm có thể hiểu là tất cả các cá nhân, tổchức tham gia hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sản xuất, thu lợi nhuận.Š Chủthể sản xuất, kinh doanh có thê là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, hợp tác xã Năng lực chủ thé của là kha năng dé chủ thé đó có thé tham gia vào quan hệ pháp
luật và tự mình thực hiện các quyên, nghĩa vụ phát sinh từ mối quan hệ pháp luật đãtham gia Khi thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các chủ thé
đang tham gia vào các quan hệ pháp luật, thực hiện quyên và nghĩa vụ pháp lý củamình theo pháp luật quy định Bên cạnh đó, nếu có thiệt hại xảy ra, các chủ thể cần
có đủ năng lực dé thực hiện nghĩa vụ bôi thường thiệt hại cho phía bị thiệt hại Vidụ: Nếu chủ thể pháp nhân thương mại hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinhdoanh thực phẩm thì phải được thành lập hợp pháp, theo đúng trình tự, thủ tục dopháp luật quy định; có cơ cấu tô chức chặt chẽ; nhân danh mình tham gia các quan
hệ pháp luật một cách độc lập và có đủ các điều kiện theo quy định của Luật chuyênngành nhằm đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn như côngnghệ, nhân lực Chủ thể sản xuất, kinh doanh thực phâm không có năng lực phùhợp là một chủ thé không có day đủ năng lực pháp luật dân sự và không đáp ứngđược các điều kiện trên đây Họ có khả năng gây ra những thiệt hại liên quan đếnsản xuất, kinh doanh thực phâm không an toàn, dẫn đến tác động tiêu cực đến sứckhỏe, tính mạng của người tiêu dùng Ví dụ như một cơ sở sản xuất bánh nướngbánh dẻo lại không có năng lực nhận diện nguyên liệu an toàn, không biết đến tiêuchuẩn an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất bánh mứt thì chắc chắn khôngđảm bảo sản phẩm được sản xuất ra an toàn
Hai là, hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn do quytrình sản xuất, kinh doanh thực phẩm không dung theo quy định pháp luật về antoàn thực phẩm
Việc dam bảo quá trình sản xuất, kinh doanh an toàn thực phẩm bao gồm haiđiều kiện: một là điều kiện chung về quy chuẩn kỹ thuật mà người sản xuất, kinhdoanh phải đáp ứng; hai là những điều kiện được áp dụng riêng đối với những loạithực phẩm khác nhau hoặc là các điều kiện về kỹ thuật, môi trường trong quá trìnhtạo ra thực phẩm, các điều kiện về vận chuẩn, kinh doanh Tat cả các điều kiện này
sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dé tạo ra một chuẩn mực chungđảm bảo cho thực phẩm được vệ sinh an toàn, sạch sẽ hướng tới mục đích bảo vệsức khỏe, tính mạng cho người tiêu dùng Các loại thực phẩm phải đáp ứng đủ hai
®Xem: https://luatduonggia.vn/phan-biet-chu-the-kinh-doanh-va-doanh-nghiep/, truy cập vào 02.11.2022
Trang 17điều kiện lớn: các điều kiện chung về bảo đảm an toàn và những điều kiện riêng vềbảo đảm an toàn tùy theo loại thực phâm Trong đó, phân định rõ hơn điều kiện bảođảm an toàn trong từng công đoạn sản xuất, kinh doanh và gắn với từng nhóm sảnphâm cụ thể như sản xuất, kinh doanh thực phâm tươi song trong chế biến thực
phẩm, kinh doanh thực phâm đã qua chế biên, thé hiện sự phân loại rõ ràng đối với
từng loại sản pham thực phẩm Cùng với các quy định trực tiếp về nghĩa vụ, các quyđịnh về điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm này đã hình thành nên hệthống nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan Cụ thê có thể khái quát thành cácđiều kiện sau:
Ba là, hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn do điều kiệndam bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không dambảo như: Không có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ônhiễm; không có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thựcphẩm; không có trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực pham không gây
độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm; Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực
pham, chất hỗ trợ chế biến thực pham, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thựcpham trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm; không tuân thủ quy định về sứckhỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thựcpham; không thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệmôi trường; không duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ thôngtin liên quan đến việc mua bán bao đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm Hoạtđộng sản xuất, kinh doanh thực phẩm rơi vào một trong các trường hợp nói trên đều
không đảm bảo an toàn.
Bốn là, hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn là hoạtđộng tạo ra sản phẩm không đảm bảo chất lượng an toàn
Trường hợp người sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đáp ứng đủ cácđiều kiện, về năng lực chủ thể, không thực hiện theo quy trình sản xuất kinh doanhthực phẩm an toàn, không thực hiện, đáp ứng các nguyên tắc, biện pháp về an toànthực phẩm có thể ở một trong các khâu hoặc toàn bộ từ sản xuất, sơ chế, chế biến,bảo quản, phân phối, vận chuyển sẽ dẫn đến sản pham được tạo ra không đảm bảochất lượng Điều đó đồng nghĩa với việc hành vi sản xuất, kinh doanh thực phamkhông an toàn là hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phâm, là nguyên nhânlàm cho sản phẩm không đảm bảo an toàn Kết quả của hành vi đó là sản phẩmkhông đảm bảo chất lượng an toàn, gây tác động tiêu cực đến sức khỏe, tính mạngcủa người tiêu dùng Thực phẩm không an toàn lúc này có thể hiểu là công cụ giántiếp gây thiệt hai cho người tiêu dùng Tùy vao tinh chất, mức độ của hành vi và hậuqua mà hành vi đó gây ra, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm sẽ phải gánh chịu
các loại trách nhiệm pháp lý khác nhau.
Trang 181.2 Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất,kinh doanh thực phẩm không an toàn
1.2.1 Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinhdoanh thực phẩm không an toàn
Việc ghi nhận và bảo vệ quyên con người là một trong những cơ sở quan trọngcho việc hình thành và phát triển của các chế định pháp luật, trong đó có chế địnhtrách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doan thực pham không an toan
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông, “thiét hai” là những hậu quả bat lợi ngoài ýmuốn về tài sản hoặc phi tài sản do một sự kiện hoặc một hành vi nào đó gây ra, nhữngchi phí phải bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, hư hỏng, mất mát về tàisản, thu nhập thực tế bi gam sút hoặc bị mat.'° Thiệt hại có thé thấy như: sự mat mátsức khỏe, sắc đẹp, thể hình của nạn nhân hay sự tốn thất về tinh than do danh dự, nhânphâm, uy tín bị xâm phạm nhưng không dẫn đến thiệt hại về tài sản hoặc sự suy sụp vềtâm ly, tình cảm hay sự mất mát hư hỏng hoặc bị hủy hoại về tài sản do bị lay cắp, bịphá hỏng hoặc bị phá hủy không còn khôi phục được Thuật ngữ “bổi thong” đượchiểu là sự bù đắp những thiệt hại về vật chất, tinh than do mình gây ra cho người khác
do không thực hiện, thực hiện chậm, thực hiện không đầy đủ một nghĩa vụ dân sự hay
do vi phạm pháp luật!! Tiến hành lắp ghép hai khái niệm trên, có thé hiểu bồi thườngthiệt hại là sự bù đắp những tốn thất về sức khỏe, tôn thất về tinh thần do danh dự, nhânphẩm uy tín bị xâm hại, sự suy sụp tâm lý tình cảm, sự mat mát hư hỏng về tài sản do
việc chậm thực hiện nghĩa vụ, thực hiện không đúng, không thực hiện nghĩa vụ hay do
hành vi trái pháp luật gây ra.!?
Để bảo đảm cho công dân được hưởng quyền được pháp luật bảo hộ về tínhmạng, sức khỏe, pháp luật đồng thời ghi nhận việc công dân có quyền được yêu cầucác chủ thé có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình phải bồi thườngthiệt hại Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh
khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý, gây thiệt hại cho người khác và phải bù
đắp những ton thất về vật chất và tinh thần mà mình đã gây ra cho người bị hai
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thực phẩm không
an toàn trước hết là một trách nhiệm dân sự, thuộc loại trách nhiệm bồi thường thiệthại Trách nhiệm này phát sinh giữa các chủ thể với nhau trong đời sống xã hội,
không có sự tham gia của Nhà nước với tư cách là một bên trong quan hệ Như
? Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật — Bộ Tư pháp, “Hỏi đáp pháp luật về bôi thường thiệt hai”, 2006, tr 3
!9 Viên Ngôn ngữ học , Từ Điền Tiếng Việt phố thông, NXB Từ điển Bách Khoa, tr.844
!! Viện Ngôn ngữ học , Từ Điền Tiếng Việt phổ thông, NXB Từ điển Bách Khoa, tr.354
!2 TS Nguyễn Văn Hợi, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra: sách chuyên khảo / tr 8
Trang 19Black’s Law Ditionary giải thích: “Zrdch nhiệm sản phẩm ám chỉ tới trách nhiệmpháp lý của người sản xuất và người bán bôi thường người mua, người sử dụng, vàthậm chí người ngoài cuộc vê những thiệt hai hay thương tật phải gánh chịu bởinhững khuyết tật của hàng hóa được mua sắm ”?3 Một người sản xuất, kinh doanhthực phẩm không an toàn, có tác động tiêu cực đến sức khỏe, tính mạng của kháchhang thì phải chịu hậu quả pháp lý bat lợi và có trách nhiệm phải bồi thường cho
những thiệt hại phát sinh.
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phânthành Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và Trách nhiệm bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng Trong đó, Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là hìnhthức trách nhiệm dân sự đặt ra khi hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng đã gây
ra thiệt hai, theo đó, bên có hành vi vi phạm phải bù đắp những tổn that vật chat,tinh than do mình gây ra Bên vi phạm hop đồng phải bồi thường toàn bộ thiệt hai,trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác Bồi thường tráchnhiệm ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự của bên có lỗi (cố hoặc vô ý)
gây hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyên, lợi
ích hợp pháp khác của cá nhân không phải do vi phạm nghĩa vụ có thoả thuận trong
hợp đồng phải bồi thường cho bên bị thiệt hại
Theo đó, trách nhiệm bôi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thực phamkhông an toàn có thé là trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng hoặc ngoai
hợp đồng Khi một chủ thể thực hiện các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm ra
thị trường nhưng không đảm bảo các yêu cầu, điều kiện về an toàn thực phẩm, nếuthực phẩm là đối tượng của hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa người sản xuất, kinh
doanh và người tiêu dùng; người bị thiệt hại là người tiêu dùng thì đây là tráchnhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng Bên cạnh đó, nếu giữa bên sản xuất,
kinh doanh thực phẩm không hè có hợp đồng, hoặc nếu có hợp đồng va trong hợpđồng giữa bên sản xuất kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng không có điềukiện thỏa thuận về bồi thường cho người tiêu dung do thực phẩm không an toan,nhưng thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng vẫn xảy ra và có dau
hiệu vi phạm pháp luật, thì trường hợp này thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng Trong trường hợp gây thiệt hại về tính mạng và sức khỏe, dù haibên có quan hệ hợp đồng hay không có quan hệ hợp đồng thì vẫn thuộc trách nhiệmbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
l3 Deluxe Black’s Law Dictionary, St Paul, Minn West Publishing Co., 1990, p 1209
! Giáo trình Luật Dân sự 2
Trang 20Ngoài ra, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thực
phẩm không an toàn không thé phát sinh nếu không có tồn tại các hành vi khôngtuân thủ các điều kiện về an toàn thực phẩm trong khâu sản xuất hoặc kinh doanh
Hệ quả tất yếu của hành vi này sẽ là chủ thể thực hiện hành vi sẽ phải bồi thườngcho một chủ thé khác những thiệt hại về vật chat, tinh than phat sinh
Từ những lập luận trên, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh
doanh thực phẩm không an toàn có thé định nghĩa như sau: “Trách nhiệm bồithường thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn là tráchnhiệm pháp lý bất lợi đặt ra cho chủ thể là người sản xuất, kinh doanh thựcphẩm không an toàn, theo đó chủ thể là người sản xuất, kinh doanh thực phẩm
có hành vi vi phạm các điều kiện về an toàn thực phẩm, gây ra hậu quả tiêu cựcdén sức khỏe, tính mang của người tiêu dùng phải bôi thường những tốn thất ma
minh gây ra với người bị thiệt hai”.
1.2.2 Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinhdoanh thực phẩm không an toàn
Thực phâm là một loại hàng hóa, sản pham Bởi vậy, trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thực phâm không an toàn sẽ mang những đặc điểmcủa trách nhiệm sản phẩm nói chung Các đặc điểm đó là: (i) là trách nhiệm pháp lycủa người sản xuất, người cung ứng sản phẩm hàng hoá đối với an toàn về sứckhoẻ, tính mạng của người tiêu ding; (ii) chủ thể gánh chịu trách nhiệm sản phẩm
là chủ thể tham gia vào quy trình đưa một sản phẩm đến người tiêu dùng, có mốiliên hệ trực tiếp đối với sản pham, có thé là chủ thể kinh doanh, chủ thể sản xuất;phân phối ; (iii) có xu hướng bat lợi với bên sản xuất, kinh doanh có hành vi viphạm pháp luật về an toàn thực phẩm'Š
Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thựcphâm không an toàn có những đặc điểm riêng như sau:
Thứ nhất, tùy vào từng trường hop cụ thé mà trách nhiệm bồi thường thiệthại do sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn có thể là trách nhiệm bôithường thiệt hại trong hợp đông hoặc ngoài hợp đồng
Nếu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thực phẩmkhông đảm bảo vệ sinh an toàn thực phâm gây ra là trách nhiệm bồi thường thiệt hạitheo hợp đồng thì sẽ mang những đặc điểm chính như: (i) Giữa các chủ thé luôn tồntại quan hệ hợp dong; (ii) Chi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi mộtbên trong quan hệ hợp đồng vi phạm các nghĩa vụ về cam kết đảm bảo vệ sinh an
'S Nguyễn Tiến Hùng (2020), Bàn về khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm sản phẩm, Tap chí Dân chủ và
Pháp luật.Bộ Tư pháp,2020, Số 9/2020, tr 40-46.
Trang 21toàn thực phẩm được thỏa thuận trong hợp đồng; (iii) Bên cạnh những thiệt hại thực
tế, thiệt hại được bồi thường có thé là những lợi ích mà lẽ ra bên bị thiệt hại có théđược hưởng do hợp đồng mang lại; (iv) Mục đích của việc áp dụng trách nhiệm bồithường thiệt hại không nhằm mục đích trừng phạt bên vi phạm mà dé đảm bảo lợiích tối đa cho các bên liên quan trong quan hệ hợp dong
Nếu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thực phâmkhông đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây ra là trách nhiệm bồi thường thiệt haingoài hợp đồng thì sẽ mang những đặc điểm chính như: (i) Là loại trách nhiệm pháp
ly do luật định nên phát sinh kể cả khi không có quan hệ hop đồng giữa các bên chủthé; (ii) Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường gồm: hành vi gây thiệt hại, thiệthại thực tế phát sinh và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại; (iii) Yếu tố
lỗi giúp xác định việc tăng, giảm, loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại; (iv)
Khách thể bị xâm phạm là tinh mạng, sức khỏe của người tiêu dùng
Thứ hai, thiệt hại được bôi thường phải phát sinh từ việc sử dụng thực phẩmđược sản xuất, kinh doanh không an toàn
Trách nhiệm này chỉ có thể được đặt ra khi một chủ thé bị thiệt hại do sửdụng thực phẩm không được sản xuất, kinh doanh đảm bảo vệ sinh an toàn thựcphẩm Nếu thiếu đi yếu tố này thì vấn đề bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinhdoanh thực phẩm không an toàn không thé phát sinh Đặc điểm này cũng loại trừtrường hợp người tiêu dùng sử dụng thực pham không đúng cách hay thực phẩm bibiến đổi trong quá trình sử dụng của người tiêu dùng Trong những trường hợp này,thực phẩm hoàn toàn được sản xuất, kinh doanh đúng với các điều kiện an toàn vệsinh thực phẩm, nhưng do lỗi của người tiêu dùng như sử dung sai cách, khôngđúng như hướng dẫn sử dụng, dẫn đến thực pham không còn đảm bảo an toàn thựcpham và có khả năng gây thiệt hại
Thứ ba, chủ thể chịu trách nhiệm bôi thường thiệt hại bao gom chủ thé sảnxuất, kinh doanh thực phẩm
Các chủ thé này có thể có mối liên hệ trực tiếp hoặc không trực tiếp VỚIngười tiêu dùng Điều kiện xác định một chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thườngthiệt hại chỉ phụ thuộc vảo bản thân người đó có mối liên hệ với thực phẩm không
an toàn mà người tiêu dùng đó sử dụng hay không Họ có thé là là người sản xuất,chế biến thực phẩm trực tiếp; người sản xuất ra nguyên vật liệu, phụ gia tạo được sửdụng đề chế biến thực phẩm đó; người buôn bán, kiếm lời từ sản phẩm đó
1.2.3 Phân loại trách nhiệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất,kinh doanh thực phẩm không an toàn
Thứ nhất, căn cứ vào chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hai
Trang 22Căn cứ vào chủ thé chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì có thé phân chiathành ba loại: (i) Trách nhiệm của chủ thé sản xuất thực phâm không đảm bảo antoàn; (ii) Trách nhiệm của chủ thể kinh doanh thực phẩm không an toàn; (iii) Tráchnhiệm của cơ quan nhà nước chịu trách nhiêm quản lý an toàn thực phẩm như Bộ
Công thương và các cơ quan nhà nước có liên quan.
Sản xuất thực phẩm và kinh doanh thực phâm là hai hoạt động khác nhautrong đời song và do những chủ thé khác nhau thực hiện Với mỗi hoạt động thì chủthê được gắn vào các tên gọi khác nhau Người sản xuất sẽ thực hiện các hoạt động
nhăm sản xuất, tạo ra thực phẩm Người kinh doanh sẽ sử dụng thực phẩm dé làm ra
lợi nhuận thông qua các hoạt động buôn bán, dịch vụ vận chuyên, dịch vụ bảo đảm,các hoạt động giới thiệu Có thể thay, dé thực phẩm đến được tay người tiêu dùngthì sẽ phải trải qua nhiều công đoạn, và do nhiều chủ thê tham gia thực hiện
Bên cạnh đó, để trở thành chủ thé sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ngoài
những quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn chocác cơ sở do Bộ Y tế quản lý thì các cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải
có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, hoàn toàn có thể chịu trách nhiệm bồi thườngthiệt hại trong trường hợp họ có các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phâm không
an toàn, dẫn đến hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.Ngoài người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hạicòn được áp dụng cả đối với những chủ thể khác đó là cha, mẹ của người chưathành niên, người giám hộ của người được giám hộ, pháp nhân đối với người của
pháp nhân gây ra thiệt hại, trường học, bệnh viện trong trường hợp người chưa
thành nién, !° vì trên thực tế cũng có một số trường hợp người chưa thành niênđóng vai trò là chủ thé kinh doanh thực phẩm, ví dụ một gia đình làm kinh doanhtạp hóa thực pham, đứa con 11 tuổi thỉnh thoảng phụ giúp bố mẹ bán hàng, đưa sảnphâm đến tay người tiêu dùng và nhận tiền, ở đây đứa trẻ đã nhận được sự đồng ýcủa phụ huynh, thực hiện giao dịch dân sự Trong trường hợp thực phẩm cậu bé báncho khách vào ngày hôm đó không đảm bảo an toàn, dẫn đến việc khách hàng ngộ
độc, thì bố mẹ của đứa trẻ - người đại diện theo pháp luật - phải có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho vị khách đó.
Ý nghĩa: Việc phân loại rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên chủ thé
sẽ có ý nghĩa trong việc xác định chủ thê nào sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thườngthiệt hại khi đưa thực phẩm sản xuất, kinh doanh không an toàn vào thị trường
l6TS Nguyễn Minh Oanh, Khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phán loại trách nhiệm bồi
thường thiệt hai Link truy cập: https://phapluatdansu.edu.vn/2010/04/05/20/04/4702-2/, ngày truy cập: 2.11.2022.
Trang 23Theo đó, khi thiệt hại xảy ra, nếu xác định được sản pham có van dé trong khâu sảnxuất (nguyên liệu có van dé, cơ sở sản xuất không đáp ứng đủ điều kiện an toànthực phẩm ) thì chủ thé sản xuất thực phẩm đó phải có trách nhiệm bồi thườngthiệt hại Nếu thực phâm được sản xuất đúng theo tiêu chuẩn an toàn, thực phâmhoàn toàn không có van dé gì, nhưng bước tiếp theo đến bước kinh doanh thì thựcphẩm bị biến chat, hư hỏng (quá trình vận chuyền quá dai, bên kinh doanh bảo quảnthực phẩm không đúng quy định, ) thì lúc này trách nhiệm bôi thường thuộc vềchủ thé kinh doanh.
Thứ hai, căn cứ vào chủ thể được bồi thường thiệt hại
Căn cứ vào chủ thé được nhận bồi thường thiệt hại, có các chủ thể bao gồm:
(i) Người tiêu dùng bị thiệt hại về sức khỏe, tinh mạng sau khi sử dụng thựcpham không an toàn;
(ii) Người chăm sóc người bị thiệt hại, họ phải mất công chăm sóc và bị
giảm sút thu nhập thực tế của mình so với trước khi xảy ra thiệt hại;
(iii) Những người được người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi
dưỡng, chăm sóc;
(iv) Bên kinh doanh, phân phối san phâm không an toàn, không đúng theothỏa thuận, hợp đồng giữa họ và nhà sản xuất, dẫn đến việc bên kinh doanh bị ảnhhưởng về uy tín trên thị trường
Y nghĩa: Việc phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên căn cứ vào
chủ thé được bồi thường thiệt hại có ý nghĩa trong việc xác định nghĩa vụ chứngminh va mức bôi thường Về nguyên tắc, người bị thiệt hại phải có nghĩa vụ chứngminh thiệt hại xảy ra và mức bồi thường sẽ bằng thiệt hại Trên thực tế, nguyên tắcnày chỉ áp dụng với trường hợp trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, cònnhững tôn thất khác về tinh than, uy tin không thé nhìn thay bằng mắt thường vakhông thể chứng minh ngay được Trong trường hợp này, pháp luật cần có quy định
về một mức nhất định để các cơ quan có thâm quyền có thể áp dụng
Thứ ba, căn cứ vào nguôn gốc phát sinh
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sảnxuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được phânthành hai loại là trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và trách nhiệm bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng
Một là, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng do sản xuất, kinhdoanh thực phẩm không an toàn là loại trách nhiệm đặt ra đối với chủ thể sản xuất,kinh doanh có hành vi vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận theo hợp đồng về chất lượng
an toàn thực phẩm Cơ sở dé phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Trang 24(i) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng bao giờ cũng phải dựatrên cơ sở một hợp đồng có trước.
(ii) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng chi phát sinh khi cóhành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng tức là không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng hợp đồng gây ra
(iii) Chủ thể gây thiệt hại và người bị thiệt hại chính là các bên trong quan hệhợp đồng
Bên cạnh đó, trong hợp đồng sẽ không có những điều khoản k thỏa thuậnliên quan đến việc xâm hại đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng vì những điềukhoản đó xâm phạm trực tiếp đến quyền nhân thân và chúng không hợp pháp Vìvậy dẫn đến trường hợp thứ hai là Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng do các bên thỏa thuận, cũng có thểtrong trường hợp không có thiệt hại xảy ra nhưng có dấu hiệu của sự vi phạm antoàn thực phẩm
Hai là, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sản xuất, kinhdoanh thực phẩm không an toàn là loại trách nhiệm đặt ra cho người sản xuất, kinhdoanh thực phẩm có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về điều kiện antoàn vệ sinh thực phẩm dẫn đến xâm phạm sức khỏe, tính mạng của người tiêudùng Trong trường hợp gây thiệt hại về tính mạng và sức khỏe, dù hai bên có quan
hệ hợp đồng hay không có quan hệ hop dong thì vẫn thuộc trách nhiệm bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sản xuất, kinh doanh thựcphâm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực pham chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện
do pháp luật quy định Các điều kiện đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái phátluật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra
Y nghia: Viéc phan loai trach nhiém bồi thường thiệt hại dựa trên căn cứ
nguồn gốc phát sinh có ý nghĩa quan trọng bởi lẽ bởi lẽ xác định cơ sở giải quyếtbồi thường theo hợp đồng và ngoài hợp đồng sẽ rất khác nhau Chính vi vậy, xác
định được rõ hai loại trách nhiệm này sẽ giúp cho việc áp dụng pháp luật dân sự
một cách đúng đắn.1”
1.3 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinhdoanh thực phẩm không an toàn
“Điểu kiện” được hiểu là “điêu phụ thuộc bắt buộc phải có trong một sự
cam kêt dé định đoạt”, hay “diéu cân phải có doi với một sự việc có thê xảy ra”,
'7 TS Nguyễn Minh Oanh, tilda.
Trang 25hoặc “cdi cần phải có để cho một cdi khác có thể có hoặc có thể xảy ra””3 Nhưvậy, khái niệm điều kiện có thể được định nghĩa trong nhiều tài liệu khác nhaunhưng điểm chung nhất khi nói đến “điều kiện” là nói đến “những yếu tố, những cáicần phải có” dé có thé làm phát sinh một hệ quả nao đó.!?
Theo tác giả, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hai do sảnxuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn có thé định nghĩa như sau: “Điều kiệnphát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thực phẩmkhông an toàn là những yếu tô can thiết phải có mà nếu thiếu một trong những yếu
to đó thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại về thực phẩm không an toàn sẽ khôngphát sinh trên thực tế” Nó bao gồm các điều kiện sau:
Thứ nhất, có thiệt hại thực tế xảy ra
Thiệt hại thực tế là sự diễn biến theo chiều hướng xấu đi mà người sử dụngthực phẩm không an toàn phải gánh chịu Thiệt hại này có thé đã được các bên thỏathuận rõ ràng trong hợp đồng bằng một điều khoản; thiệt hại cũng có thể chưa đượccác bên thỏa thuận rõ trong một hợp đồng cụ thé, ví dụ như việc ra chợ mua mộtmiếng thịt xác lập một hợp đồng miệng với bên bán không có những thỏa thuậnthêm tuy nhiên nếu có thiệt hại xảy ra liên quan đến sự không đảm bảo an toàn củamiếng thịt do hành vi vi phạm an toàn thực phẩm thì bên bán phải bồi thưởng thiệthại cho bên mua (căn cứ theo Khoản 1 Điều 445 BLDS 2015) Thiệt hại do thựcphẩm không an toàn gây ra có thé xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của ngườitiêu dùng Do đó, việc xác định thiệt hại trong các trường hợp cụ thể cần phải đượctiễn hành một cách can trọng, nghiêm túc Thiệt hại là dau hiệu đầu tiên và quantrọng trong quá trình xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại và mức bồi thường
Bên cạnh những thiệt hại về sức khỏe và tính mạng mà hoạt động sản xuất,kinh doanh thực phâm không an toàn có thê gây ra, hiện nay có các quan điểm khácnhau về việc hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phâm không an toàn có thể lànguyên nhân dẫn đến thiệt hại về danh dự nhân phẩm uy tín Trước tiên, nếu có thiệthại về danh dự nhân phẩm uy tín, người bị thiệt hại sẽ được bôi thường Trách nhiệmbồi thường thiệt hại trong trường hợp này được hiểu là người gây thiệt hại cho ngườikhác do xâm phạm đến không chỉ tính mạng, sức khoẻ mà còn cả danh dự, nhânpham, uy tin của người đó Ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chínhcông khai còn phải bồi thường một khoản tiền dé bù đắp những tốn thất vẻ tinh thầncho người bị thiệt hại ?9
!8 TS Nguyễn Van Hợi, Diéu kiện phát sinh trách nhiệm bôi thường thiệt hai do tài sản gây ra trong Bộ luật Dán sự, Tạp chí Luật học, Số 12, 2015, tr.47
!* TS Nguyễn Van Hợi, tldd.
20 TS Nguyễn Minh Oanh, tldd.
Trang 26Nhóm một cho rằng việc sản xuất, kinh doanh thực phâm không an toàn cóthê dẫn đến thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm Vì đứng dưới góc độ ngườithiệt hại, trên thực tế có thé xảy ra rất nhiều các trường hop, khả năng gây ra hậu
quả, thiệt hại khác nhau, trong đó có cả thiệt hại về danh dự, nhân phẩm Tuy nhiên,
do hiện nay chưa có quy định cụ thê về bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm,
uy tín do sản xuất kinh doanh thực phâm không an toàn nên rất khó xác định mứcbồi thường khi thiệt hại về danh dự, nhân phẩm xảy ra do hoạt động sản xuất, kinhdoanh thực phẩm không an toan
Nhóm hai cho rằng việc sản xuất, kinh doanh thực phâm không an toànkhông thể gây thiệt hại về danh dự nhân phẩm uy tín của người tiêu dùng Vì hành
vi sản xuất kinh doanh thực phâm không an toàn có hậu quả xấu tác động trực tiếpđến sức khỏe, tính mạng nên rất khó xác định thực phẩm không an toàn tác độngxâu hoặc có liên hệ đến đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tiêu dùng
Theo tác giả, việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn hoàn toàn
có khả năng dẫn đến thiệt hại về uy tín, nhân phẩm, danh dự của người tiêu dùng
Ví dụ trong trường hợp một lãnh đạo cấp cao có bài phát biểu công khai trướctruyền thông sau bữa tối Nhung sau khi sử dụng một vài món ăn có van dé do khâusản xuất không đảm bảo an toàn thực phẩm, ông có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy
dữ đội khi đứng trước bục phát biểu Hậu quả là ông lãnh đạo cảm thấy rất bẽ mặttrước công chúng và không thực hiện tốt bài phát biểu Theo tác giả, ở đây chủ thểsản xuất thực phẩm được dùng trong bữa tối đó có trách nhiệm phải bồi thường,không chỉ sức khỏe mà còn cả danh dự, nhân phâm của vị lãnh đạo cấp cao đó
Thứ hai, có hành vi trải pháp luật của nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩmtrong quả trình cung ứng thực phẩm đến tay người tiêu dùng
Hành vi trái pháp luật của các chủ thể nói trên có thé được hiểu là hành vi viphạm các quy định pháp luật về an toàn khi sản xuất, kinh doanh thực phẩm; hành
vi không rà soát, kiểm tra hạn sử dụng sản pham, không thực hiện việc tư vấn các
trường hợp chống chỉ định, hạn chế sử dụng khi người tiêu dùng đến mua hoặc tiếpcận với thực phẩm Hiện nay, hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình sản xuất vôcùng đa dang và tinh vi Nha sản xuất, kinh doanh vi lợi nhuận mà hau hết đã thựchiện không đúng hành vi đã giao kết với khách hàng, họ có thé là sử dụng phụ giathực phẩm quá nhiều vượt quá tiêu chuẩn, có thể là các chất gây ung thư, hay quảngcáo, thôi phông về sản phâm nhưng thực tế chất lượng an toàn của sản pham khôngđạt như vậy Những hành vi này đã vi phạm những điều khoản hai bên cam kết,
thỏa thuận cũng chính là nguyên nhân gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Trang 27Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hop dong và thiệt hại
Dé chứng minh được mối quan hệ nhân quả không đơn giản Có trường hợptính tat yếu rõ ràng, không cần tranh cãi Đó là khi một bên có hành vi vi phạm mộthoặc một số nghĩa vụ của hợp đồng chắc chắn dẫn đến thiệt hại cho bên kia Nhưnglại có trường hợp mà thiệt hại do nhiều hành vi của nhiều chủ thể khác nhau Việcxác định hành vi của chủ thé nào là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại sẽ là căn
cứ xác định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thuộc về ai Muốn thực hiện điều đóthì ngoài việc chứng minh của bên bị thiệt hại còn cần cơ quan giải quyết tranh chấpthu thập chứng cứ, xem xét một cách khách quan tông hợp đầy đủ các hành vi, sựkiện dé đánh giá một cách hợp lý nhất Dé yêu cầu bồi thường thiệt hại trong hợpđồng, người tiêu dùng phải chứng minh được những tôn thương về sức khỏe, tínhmạng hoặc các thiệt hại khác mà mình phải gánh chịu thực tế hoặc chắc chắn phảigánh chịu trong tương lai do việc tiêu dùng các loại thực phẩm không đảm bảo xuấtphát hành vi vi phạm hợp đồng của bên sản xuất, kinh doanh thực phẩm Tuy nhiên,
để đưa ra được những chứng cớ rõ ràng về mối quan hệ này không phải dễ dàng.Người tiêu dùng phải gánh chịu khó có thê chứng minh hàng loạt những thiệt hại cóliên quan đến hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng Quá trình cung cấp thựcphâm đến tay người tiêu dùng có rất nhiều khâu trong đó có sản xuất và phân phối,kinh doanh Mỗi khâu lại có một chủ thé, việc xác định xem chủ thé nào có hành vi
vi phạm nghĩa vụ là điều rất khó khăn Như vậy nguyên nhân việc gây ra thiệt hạicho người tiêu dùng ở đây là do hành vi vi phạm hợp đồng của bên sản xuất với bênkinh doanh, do đó việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồngcòn bộc lộ nhiều hạn ché, gây khó khăn cho người tiêu dùng
Thứ tư, bàn về yếu to “lỗi” trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hoạtđộng sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn gây ra
Hiện nay có các quan điểm khác nhau về yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồithường thiệt hại nói chung và do sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn nóiriêng Quan điểm thứ nhất cho răng “Lỗi la yếu t6 cần phải xem xét khi xác địnhtrách nhiệm pháp lý nói chung và trách nhiệm dân sự nói riêng nên nếu không cólỗi thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ một số trường hợp luậtquy định cụ thể”.?' Quan điểm thứ hai là lỗi không phài là một điều kiện bắt buộcnhằm phát sinh trách nhiệm BTTH, ví dụ như tác giả Vũ Văn Mẫu cho rằng khi nóitới van đề bồi thường thì điều kiện đầu tiền là cần phải có một sự tốn hại Nhà khoahọc cũng cho răng trường hợp trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các vật vô tri gây
ra cân hội tụ đủ ba điêu kiện: “1, cán phải có sự can thiệp của một đồ vat; 2 Sự tôn
21 Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự của nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 2015, Nxb Tư pháp, Ha Nội, 2016, tr 821
Trang 28hai phải do tac động cua đồ vật gây ra; 3) nạn nhân không được tham dự vào sửdụng đồ vật một cách vô thường”? Theo quan điềm này, tác giả Vũ Văn Mau chorằng chỉ cần có ba điều kiện trên là trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã có thể phátsinh mà không cần đến yếu tổ lỗi Đồng quan điểm với tác giả Vũ Văn Mẫu, các tácgia của cuốn Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xãhội Chủ nghĩa Việt Nam, 2017, NXB Công an Nhân dân viết rằng “yếu to lỗi khôngcòn là diéu kiện bắt buộc đặt ra đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại Do đó, khixác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại việc chứng minh lỗi không can được đặt
ru 5,
Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai cho rằng: Lỗi không phải là một trongcác điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và tráchnhiệm bồi thường do sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn nói riêng Bởi
lẽ, xét về bản chất của lỗi thì lỗi phải là trạng thái tâm lý của người thực hiện hành
vi gây nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi và hậu quả do hành vi của chủ thể đógây ra Đứng trên vi trí cua nạn nhân, việc yêu cầu nạn nhân phải chứng minh được
“lỗi” — yêu tố tâm lý bên trong của bên sản xuất, kinh doanh — thi mới được bồithường thiệt hại sẽ khiến nạn nhân tốn rất nhiều thời gian, công sức và đây nạn nhânvào một tình thé rất khó khăn dé có thé nhận được bồi thường kịp thời dé khắc phụchậu quả Bên cạnh đó, trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự, lỗi có mức độảnh hưởng rat ít đến việc xác định trách nhiệm bồi thường, trong nhiều trường hopcòn áp dụng nguyên tắc suy đoán lỗi, cụ thể đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hạitrong hợp đồng thì người gây thiệt hại không thực hiện theo đúng nghĩa vụ đã thỏathuận trước trong hợp đồng thì đương nhiên được suy đoán là có lỗi Việc quy địnhyếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại bộc lộ nhiều hạn chế, ví dụ nhưtrong quá trình cung cấp bánh mì đóng gói trong bao bì cho người tiêu dùng, bênsản xuất đã có lỗi trong việc không ghi đầy đủ các thành phần nguyên liệu của bánh
mì lên bao bì, vi phạm hợp đồng với bên kinh doanh bánh mì, gây ra thiệt hại về sức
khỏe cho người tiêu dùng, trong trường hợp này mặc dù bên kinh doanh không có
lỗi trong việc gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng nhưng vì có mối quan hệ hợp
đồng trực tiếp với người tiêu dùng nên vẫn phải bồi thường mà nguyên nhân chính
gây ra thiệt hại ở đây là lỗi của phía sản xuất.”
?2 Xem: Vũ Văn Mẫu, “Việt Nam dân luật lược khảo (quyền II — Nghĩa vụ và khế ước), NXB, Sai Gòn, 1963,
tr 575, 576.
?3 PGS.TS Nguyễn Văn Cừ, PGS.TS Trần Thị Huệ (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, Nxb Công an Nhân dân, tr.555
24 Vàng Van Vượng, Phan Thị Trang, Mai Thanh Đạt ; ThS Nguyễn Thị Long hướng dẫn, “7zách nhiệm bồi thường do thực phẩm không dam bảo gây thiệt hại cho người tiêu dùng Việt Nam hiện nay Một số vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật Việt Nam ”, Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học , Trường Đại học Luật Hà Nội,
2019, tr 20.
Trang 291.4 Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinhdoanh thực phẩm không an toàn
Khi thực phẩm được sản xuất ra và cung cấp đến người tiêu dùng thì thường
có sự tham gia của nhiều chủ thé và trải qua nhiều công đoạn khác nhau Vi vậy,trong một vụ việc khi thực phẩm không an toàn gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạngcủa người tiêu dùng thì có thể sẽ có một hoặc nhiều chủ thể khác nhau phải chịutrách nhiệm Chủ thê chịu trách nhiệm bồi thưởng thiệt hại là có thê là chủ thể thamgia vào quy trình đưa thực phẩm từ lúc sản xuất đến tay người tiêu dùng; hoặc làcác cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm Chủthê đó có thể có mối liên hệ trực tiếp với người tiêu dùng thông qua hợp đồng dân
sự hoặc không có mối liên hệ trực tiếp Khi giữa người tiêu dùng và người sản xuất,kinh doanh có thiết lập với nhau một hợp đồng và trong đó ghi nhận các điều khoảnvới nhau về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra thì việc xác địnhchủ thé diễn ra rất dé dang Nó đã được xác định rat rõ khi hai bên thiệt lập quan hệhợp đồng Nhưng trên thực tế, người tiêu dùng ăn phải thực phẩm không an toàn và
có thiệt hại xảy ra thì phần lớn là phát sinh ngoài hợp đồng Việc xác định chủ thểchịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có ý nghĩa quan trọng và quyết định xemngười tiêu dùng có được bôi thường thiệt hại không
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phâm có thé là thương nhân theoquy định của Luật Thương mại, cũng có thể là cá nhân hoạt động thương mại độclập, không phải đăng ký kinh doanh Đây là các chủ thé trực tiếp tham gia vào quátrình sản xuất, kinh doanh, cung ứng sản phẩm ra thị trường
Một là, nhà sản xuất: Đôi với sản pham nội địa đây là những người trực tiếptham gia vào quá trình chế biến và sản xuất ra thực phâm Bao gồm người sản xuấtthành phẩm, người sản xuất bán thành phâm, người chế biến nguyên liệu thô hoặctrực tiếp tham gia vào một công đoạn nào đó của quá trình chế biến và sản xuất.Những đối tượng này không phụ thuộc vào việc sản xuất với công nghệ dây chuyềnlớn hay sản xuất quy mô nhỏ, miễn là khi sản phẩm đưa ra thị trường gây thiệt hạicho người tiêu dùng Đối với sản phâm có nguồn gốc nước ngoài thì người nhậpkhẩu được xem là nhà sản xuất
Hai là, bên kinh doanh, phân phối sản phẩm, người cung cấp sản phẩm cuốicùng: bao gồm người bán hàng, người bán buôn, đại lý, siêu thi, Họ cũng phảichịu trách nhiệm bồi thường thiệt hai do sản phẩm mà họ cung cấp cho người tiêudùng không đảm bảo chất lượng hoặc không đảm bảo an toàn về gây thiệt hại chongười tiêu dùng Khi không thé cung cấp cho người tiêu dung được nhà sản xuất thi
người phân phôi cung câp sẽ phải chịu trách nhiệm như nhà sản xuât Còn khi có
Trang 30thê xác định được nhà sản xuất mà người tiêu dùng yêu cầu bồi thường họ cũng vẫnphải chịu trách nhiệm bồi thường và có thể yêu cầu hoàn lại một phần hoặc toàn bộkhoản đã bồi thường từ các bên khác có trách nhiệm căn cứ vào phần hoặc tráchnhiệm của họ đối với thiệt hại đã xảy ra Nhiều trường họp bên kinh doanh thựchiện cả khâu quảng cáo và vận chuyển Trường hợp trong quá trình vận chuyên,phía kinh doanh không đảm bảo thực phâm còn giữ nguyên chất lượng (Ví dụ: để
tiết kiệm chi phí vận chuyên, họ chọn gửi hàng hóa thực phâm băng đường tàu hỏa
thay vì máy bay, khiến sản phâm bị biến tính vì mất nhiều thời gian hơn); hoặc phíakinh doanh vì tham lợi nhuận nên đưa thông tin sai lệch về sản phâm ra báo đài,truyền thông, gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng thì bên kinh doanh phải chịu trách
nhiệm cho thiệt hại đó.
Ba là, cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm bao đảm an toàn thực phẩm như
Bộ Công thương và các cơ quan ở các cấp địa phương có trách nhiệm kiểm tra,thanh tra các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm
Bên cạnh đó, theo tác giả, chủ thé chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng
có thể là các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm như BộCông thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp va Phát triển nông thôn và các cơ quan ở cáccấp địa phương có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra các cơ sở sản xuất chế biến thựcpham Theo đó, trong trường hop các cơ quan có thâm quyền không làm tròn vai trò,
trách nhiệm của mình trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, ví dụ như Bộ Công
thương xây dựng không trọn vẹn bộ quy định về mức giới hạn an toàn đối với các
nhóm thực phẩm, dẫn đến việc trong các thực pham có nhiều chat cam khác không bị
cắm nhưng tác động tiêu cực đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng thì lúc nàytrách nhiệm thuộc về Bộ Công thương và các cơ quan có thâm quyền liên quan đến
vụ việc Hay xảy trường hợp đã các cơ quan có thâm quyên tại các cấp địa phương đãtiễn hành thanh tra, báo cáo đầy đủ về hoạt động sản xuất, kinh doanh thực pham trénđịa ban nhưng thiệt hai về sức khỏe, tính mang người tiêu dùng vẫn xảy, thi lúc nàytrách nhiệm sẽ thuộc về cơ quan nhà nước có thâm quyền đó
1.5 Chủ thể được bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thựcphẩm không an toàn
Tổ chức Giáo dục, khoa học va văn hóa Liên hợp quốc UNESCO từng phântích: “7ính để bị tốn thương là một phân của điễu kiện của con người; một số người
có thé nói rang những tốn thương đó khiến chúng ta ‘con người) hơn Không ai làkhông bị tốn thương "25 Điều nay cho thấy bat cứ chủ thé nào không chỉ riêng
25 “A vulnerable consumer is a person who is capable of readily or quickly suffering detriment in the process
of consumption A susceptibility to detriment may arise from either the characteristics of the market for a
Trang 31người tiêu dùng trong quan hệ tiêu dùng đều phải đối mặt với những rủi ro bị tonthương Khái niệm “nhóm yếu thế” thường được sử dung dé nói về một nhóm ngườiđặc trưng bởi những rủi ro cao hơn về sự nghèo đói, loại trừ khỏi xã hội, sự phân biệt
và bi bạo lực hơn so với cư dân bình thường khác So sánh với những rủi ro pháp lí
mà người tiêu dùng phải đối diện khi tham gia quan hệ tiêu dùng, Dennis E Garrett
và Peter G Toumanoff đã đặt ra một câu hỏi về van dé này, rang: “Liệu người tiêuding có phải là một nhóm yếu thé và dé bị ton thương?”?5 Tổ chức ConsumerAffairs Victoria (Autralia) đã trả lời câu hỏi này khi đưa ra định nghĩa về “Người tiêuding yếu thé” được hiệu là “những người có thé dé dàng hoặc nhanh chong bị thiệthai trong quá trình tiêu dùng, tinh dé bị tốn thương phát sinh từ những đặc điểm củathị trường đối với một san phẩm cụ thể, hoặc các thuộc tính hoặc hoàn cảnh của cánhân đó khi quyết định tiêu dùng hoặc việc theo đuổi biện pháp khắc phục cho bat kỳthiệt hại nào họ phải chịu, hoặc sự kết hợp của những điều này ”””
Tính yếu thé của người tiêu dùng được phản ánh thông qua 02 thành tố: (1)
Khả năng được bảo vệ và bảo đảm trước những nguy cơ rủi ro và thiệt hại; (2) Khả
năng đương đầu với những hệ quả tiêu cực khi phát sinh rủi ro và thiệt hại Cácnghiên cứu cũng cho thấy tính yêu thé và dé bị tổn thương là một khái niệm “động”khi nó có thé thay đổi phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể trong suốt quá trình tiêudùng, trong đó yếu tô pháp lí là một trong những nhân tổ quyết định.”
Thực tiễn đã chỉ ra rang trong quan hệ hợp đồng tiêu dùng, bên yếu thé thôngthường là người tiêu dùng Mặc dù có thể đủ năng lực hành vi khi xác lập giao dịchnhưng “sự yếu thế” được phản ánh thông qua khả năng hạn chế khi tiếp cận, xử lí,hiểu các thông tin về hàng hóa, dịch vụ và giao dịch; hạn chế trong đàm phán; hạn
chế về tiềm lực tài chính, địa vị xã hội và khả năng theo đuôi các công cụ giải quyết
tranh chấp Như vậy, “øgười tiêu ding yếu thế” được điều chỉnh trong pháp luậttiêu dùng của Việt Nam là người tiêu thụ hàng hóa, sử dụng dịch vụ cuối cùng trongchuỗi luân chuyển của hàng hóa, là chủ thé dé dàng hoặc có nguy co bị thiệt hại, rủi
ro lợi ích nhiều hơn trong quan hệ tiêu dùng do những bat lợi về thông tin, năng lực
va vi thê.
particular product, the product’s qualities or the nature of the transaction; or the individual’s attributes or circumstances which adversely affect consumer decision-making or the pursuit of redress for any detriment suffered; or a combination of these”
26 Dennis E Garrett va Peter G Toumanoff (2010), Are consumers disadvantaged or vulnerable? An
examination of consumer complaints to the better business bureau, The Journal of Consumer Affairs, vol.44, No.1 (2010) 3-23.
?7 Consumer Affairs Victoria, “What do we mean by ‘vulnerable’ and ‘disadvantaged’ consumers”,
Discussion paper, 2004.
?8 Nguyễn Trọng Điệp , Nguyễn Tiến Dat, Bảo vệ quyén lợi người tiêu dùng yếu thé trong pháp luật Việt
Nam và Đài Loan, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Luật Học, Vol 35, No 2 (2019) 23-30, 2019
Trang 32Theo đó, tác giả nhận thấy chủ thể được nhận bồi thường thiệt hại do sản xuất,kinh doanh thực pham không an toàn có thé là những người tiêu dùng ở trong trạngthái yếu thé hơn so với các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩmkhông an toàn Do đó, pháp luật cần có những cơ chế dé ưu tiên và bảo vệ các chủ thê
bị thiệt hại do hành vi sản xuất kinh doanh thực phẩm không an toàn, dé họ có théthăng thắn phản hồi về chất lượng sản phẩm, khiếu kiện và được kịp thời nhận bồi
thường thiệt hại, qua đó nâng cao chất lượng an toàn thực pham cua Viét Nam
Bên cạnh đó, có thé hiểu chủ thé được bồi thường bao gồm những người tiêudùng trực tiếp mua, sử dụng sản phẩm không an toàn; các cá nhân khác có liênquan; tổ chức bị thiệt hại bởi hành vi sản xuất kinh doanh thực phâm không an toản
Cụ thể như sau:
Một là, người bị thiệt hại về sức khoẻ, tinh mạng
Sức khoẻ của con người là vô giá nên rất khó dé tính toán tốn thất thực tếnhư tài sản Việc bồi thường thiệt hại chỉ mang tính hỗ trợ, bù dap mot phan nao docho người bi thiệt hai, ví du như chi phí chữa tri, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ vàchức năng bị mat, bị giảm sút của người bị thiệt hại
Hai là, người chăm sóc người bị thiệt hại, họ phải mắt công chăm sóc và bị
giảm sút thu nhập thực té của mình so với trước khi xảy ra thiệt hại
Ví dụ: Một gia đình có người chồng ăn thực phẩm không an toàn và bị ngộ
độc phải nhập viện Lúc này người vợ và những người thân khác trong gia đình phỉa
bỏ công sức, thời gian, công việc để chăm sóc người chồng này
Ba là, những người được người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi
dưỡng, chăm sóc
Trong trường hợp này thì người trực tiếp bị thiệt hại không còn, tuy nhiênnếu trước khi chết mà họ phải điều trị, cứu chữa thì họ cũng được hướng các khoảnchi phi dé cứu chữa, chăm sóc Sau khi họ chết thì những người được hưởng bồithường thiệt hại bao gồm: một là những người thân thích - người thuộc hàng thừa kếthứ nhất của người bị thiệt hại, nêu không có những người này thì người mà người
bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại.Những người này có thé được hưởng một khoản bù dap tốn thất về tinh thần do cáichết của người bị thiệt hại gây ra; hai là những người mà người bị thiệt hại khi cònsống có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng, chăm sóc-trường hop này tương tự nhưtrường hợp người bị thiệt hại mất sức lao động
Người được bồi thường do thực phẩm không an toàn gây ra không bắt buộc
họ phải có một thỏa thuận hợp đồng với nhà sản xuất, kinh doanh sản pham haykhông có thỏa thuận hợp đồng thì đều được quyền yêu cầu trách nhiệm bồi thường
Trang 33cho những thiệt hai ma họ phải gánh chịu Những chủ thể này có thể tự mình thựchiện quyền yêu cầu bồi thường nếu họ có đủ điều kiện về năng lực chủ thê hay cũng
có thé thông qua người đại diện, các t6 chức bảo vệ người tiêu dùng, thông qua các
cơ quan nhà nước thay mặt họ dé thực hiện quyền yêu cầu này Dưới góc độ pháp
lý, thuật ngữ người tiêu dùng chỉ xuất hiện với tư cách là chủ thê pháp luật khi lĩnhvực pháp luật về bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng ra đời, khi có sự kiện pháp lý dopháp luật quy định mới làm phát sinh tư cách người tiêu dùng là chủ thể được pháp
luật bảo vệ theo pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.
Bon là, bên đại lý, nhà phân phối, kinh doanh có kỷ kết hop đồng với nhà sảnxuất, tuy nhiên sản phẩm này đã bị sản xuất theo quy trình không an toàn, dân đếnviệc bắt buộc phải thu hồi sản phẩm, phá vỡ hop đông, anh hưởng đến lợi ich củacác chủ thể này
Trên thực tế đã xảy ra rất nhiều vụ việc mà bên sản xuất kí hợp đồng với bênkinh doanh thực phẩm, nhưng do bên sản xuất không thực hiện đúng như cam kếttrong hợp đồng với bên kinh doanh về việc đảm bảo chất lượng an toàn của thựcphẩm, dẫn đến việc khi sản phẩm được nhà doanh bán ra đến tay khách hàng có ảnhhưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, tác động tiêu cực đến uy tín, hình
ảnh của bên kinh doanh.
Ví dụ: Vào tháng 08/2021, hai sản phẩm mì Hảo Hảo, miễn Good được sanxuất tại Việt Nam, xuất khâu sang thị trường Ireland bị thu hồi ở Ireland do chứachất cắm Theo Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI), mì Hảo Hảo có chứachất Ethylene Oxide Đây là chất có hại cho sức khỏe con người, có thể gây ung thưnếu thường xuyên sử dụng trong thời gian dài và không được phép sử dụng trongthực phẩm phân phối tại Liên minh châu Âu.?? Theo đó, tác giả thấy trong việc thuhồi các sản phâm ké trên, các đại lý kinh doanh, nhà phân phối sản phẩm mỳ HảoHảo, miễn Good tại thị trường Ireland sẽ là các bên chịu thiệt hại về tài sản, kinh tếđầu tiên do sự vi phạm hợp đồng, sản xuất thực phẩm không an toàn của phía sảnxuất tại Việt Nam Do đó, các bên đại lý, phân phối này có quyền yêu cầu bồi
thường trong trong trường hợp này.
1.6 Thời hạn được bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thựcphẩm không an toàn
Đề xã hội phát triển thì phải ôn định được các quan hệ xã hội trong các lĩnhvực dân sự hàng ngày Những tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực này phải đượcgiải quyết kip thời, nếu dé lâu, mâu thuẫn phát triển, thiệt hại càng lớn thì việc giải
?? Xem:
https://vtc.vn/mi-hao-hao-mien-an-lien-nghi-chua-chat-cam-dai-dien-acecook-len-tieng-ar633548 html
Truy cap vao: 12:08, 25/11/2022
Trang 34quyết giữa các bên sẽ khó khăn, căng thăng hơn Vì vậy, khi xảy ra một sự việc ngộđộc do sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn, theo nguyên tắc bồi thườngthiệt hại, các nạn nhân cần được bồi thường “todn bộ và kip thời”3? Tuy nhiên,trong nhiều trường hợp việc bồi thường được tiến hành không chi một lần mà nhiềulần trong thời hạn xác định hoặc không xác định Thời hạn là yếu tố quan trọngnhằm xác định quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào các quan hệ dân sự Theo từđiển tiếng Việt, “Thời hạn” là “khoảng thời gian quy định để làm một công việcnào đó ””!, Có thê hiểu rằng “Thời hạn được bôi throng” là khoảng thời gian đượcquy định dé bên có nghĩa vụ bồi thường phải thực hiện bồi thường thiệt hai cho nạn
nhân Thời hạn khác Thời hiệu ở chỗ, trong khi thời hiệu được quy định chặt chẽ
trong pháp luât, các bên bắt buộc phải thực thi nghĩa vụ của mình trong khoảng thờigian được pháp luật quy định, không được rút ngắn hay kéo dài thời gian; thì ở Thờihạn, các bên có thé có thỏa thuận dé gia hạn, kéo dài thời gian thi hành nghĩa vụ củamình.”?
Do đó, căn cứ dé xác định thời hạn được bồi thường do sản xuất, kinh doanhthực phâm không an toàn như sau: (i) do các bên thỏa thuận; (ii) do pháp luật quyđịnh (được xác định dựa trên mức độ thiệt hại của nạn nhán về sức khỏe, tinhmạng, danh dự nhân phẩm )
Khi một sự cố ngộ độc do hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm không antoàn gây ra, bên có nghĩa vụ bồi thường cần có trách nhiệm bồi thường nhanhchóng, kịp thời dé khắc phục hậu quả do hành vi của minh gây ra Vì lúc này, người
bị hại đang phải gánh chịu một hoặc nhiều tác động xấu về sức khỏe, tính mạng, tàisản hoặc uy tín do hành vi của bên sản xuất, kinh doanh thực phâm Việc bôi
thường kip thời đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục hậu quả, là sự động
viên, khích lệ tinh thần của nạn nhân và những chủ thé có liên quan
1.7 Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sảnxuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn
Khi xảy ra trường hợp người tiêu dùng bị xâm phạm sức khỏe, tính mạng khi
sử dụng thực phâm không an toàn, bên sản xuất, kinh doanh thực phâm không phảibồi thường trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, thiệt hại xảy ra do sự kiện bat khả kháng
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lườngtrước được và không thê khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết vàkhả năng cho phép Một sự kiện được coi là bat khả kháng khi đảm bảo ba thành tố sau:
3° Khoản 1 Điều 59 Luật Chất lượng sản phẩm
3! Từ điển Soha, truy cập vào 15:17 ngày 25/11/2022
32 Thư viện pháp luật, Phân biệt Thời han và Thời hiệu, truy cập vào 11:15 ngày 24/11/2022
Trang 35(i) Sự kiện xảy ra một cách khách quan, ngoài sự kiểm soát của các bênHiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc một sự việc xảy ra kháchquan, nhưng có thể hiểu một sự kiện xảy ra một cách khách quan không do các bên
tạo ra, không theo ý chí của các bên, không phát sinh lỗi chủ quan của các bên
(ii) Các bên không thể lường trước được một cách hop lý về sự xuất hiện của
sự kiện này tại thời điểm ký kết hợp đồng
Hiện nay, pháp luật cũng chưa có quy định cụ thé về van dé này, nhưng cóthé hiểu thì sự kiện không lường trước được là sự kiện diễn ra ngoài dự tính của cácbên, các bên chưa thay trước được hậu quả có thé xảy ra và không hề mong hậu qua
tiêu cực này xảy ra.
(iii) Hậu quả cua sự kiện không thể khắc phục mặc du bên vi phạm hoặc các
bên đã áp dụng mọi biện pháp trong khả năng của mình
Việc này hướng đến sự nỗ lực cô gang khắc phục hậu quả của bên sản xuất,kinh doanh Theo đó, bên sản xuất, kinh doanh phải cố gang hết sức trong khả năngcủa minh dé khắc phục sự cố, hậu qua
Qua đó, có thê hiểu thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoàntoàn không phải do hành vi trái pháp luật của bên sản xuất kinh doanh Nguyênnhân chính gây ra thiệt hại là do có sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thểlường trước được và không thé khắc phục được Trong trường hợp này, các chủ thésản xuất, kinh doanh không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Thứ hai, thiệt hại xảy ra do lỗi của khách hàng
Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật,bao gồm Lỗi cố ý và Lỗi vô ý Khi thiệt hại xảy ra là do lỗi của người tiêu dùng vàkhông có hành vi vi phạm từ phía người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, thì ngườisản xuất, kinh doanh thực phâm không có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại Ví
dụ khách hàng mua pate hộp khi pate còn hạn sử dụng, nhưng khách hàng lại sử
dụng pate khi quá hạn sử dụng, dẫn đến việc bị ngộ độc thực phẩm
Bên cạnh đó, có thể có trường hợp nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩmkhông an toàn đã thông báo rộng rãi về việc thu hồi sản phẩm trước thời điểm thiệthại xảy ra, nhưng khách hàng cố tình không trả hoặc không chú ý đến thông báo vàvẫn sử dụng thực phẩm, dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, tính mạng Lúc đó lỗi thuộc
về khách hàng, bên sản xuất, kinh doanh không có nghĩa vụ bồi thường thiệt hạitrong tình huống này
Trang 36Thứ: ba, trình độ khoa học — công nghệ chưa đủ để phát hiện ra khả năngmat an toàn của sản phẩm tính đến thời điểm thiệt hại xay ra
Hiện tại, con người đang nỗ lực thúc day khoa học — công nghệ dé nângcao chất lượng cuộc sống Tuy nhiên, vẫn sẽ có nhiều yêu tố nằm ngoài khả năngcủa con người mà các công cụ, kiến thức ở thời điểm hiện tại chưa thể khám pháhết Vì vậy, khi một sự kiện bất lợi xay Ta, đến ngay cả khoa học bấy giờ chưalàm rõ được thì không thể quy kết trách nhiệm này lên vai của các cơ sở sảnxuất, kinh doanh vì chưa thể thay được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi viphạm và thiệt hại xảy ra Vì vậy trong trường hợp này không thé buộc nha sảnxuất, kinh doanh phải bồi thường
Trang 37TIEU KET CHUONG 1Những van dé ly luận được phân tích ở nội dung Chương | là những van đề
lý luận cơ bản nhất về van đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinhdoanh thực pham không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Từ những cơ sở lýluận đó, tác giả đã xây dựng khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất,kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Theo đó, tác giảcho rằng “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thực phẩmkhông an toàn là trách nhiệm pháp lý bất lợi đặt ra cho chủ thể là người sản xuất,kinh doanh thực phẩm không an toàn, theo đó chủ thể là người sản xuất, kinh doanhthực phẩm có hành vi vi phạm các diéu kiện về an toàn thực phẩm, gây ra hậu quảtiêu cực đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng phải bồi thường những tonthat mà mình gây ra với người bị thiệt hai”
Thông quá khái niệm đó, tác giả đã phân tích đặc điểm của trách nhiệm bồithường của người sản xuất, kinh doanh thực phâm không an toàn; cũng như phân loạitrách nhiệm bồi thường thiệt hại mà người sản xuất, kinh doanh thực pham dua tréncác tiêu chí khác nhau, xác định chủ thé chịu trách nhiệm bồi thường, chủ thé đượcbồi thường, các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường do thực phẩm không antoàn Ngoài ra, tác giả đã khái quát các quy định pháp luật liên quan đến trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thực phâm không an toàn Hiện nay việc
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn luôn là những thách thức với nước ta Tác giảthấy răng pháp luật về an toàn thực phâm ở Việt Nam đã và đang được chú trọnghoàn thiện, tao dựng cơ sở pháp lý cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phâm
dé bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng, đảm bảo sự ổn định phát triểnkinh tế, xã hội
Trang 38CHƯƠNG 2.
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIẾN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VẺTRÁCH NHIEM BOI THUONG THIET HAI DO SAN XUẤT, KINHDOANH THUC PHAM KHONG AN TOAN TAI VIET NAM
2.1 Quy định pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn
Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận quyền được bảo hộ về sức khỏe và thân thécủa mỗi cá nhân như sau: “Moi người có quyên bat khả xâm phạm về thân thể,được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, baolực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể,sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” Mặt khác, “quyển công dân không thétách rời nghĩa vụ công đân” và một trong những nghĩa vụ mà công dân cần phảituân thủ là: “việc fhực hiện quyên con người, quyên công dân không được xâmphạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyên và lợi ích của người khác ” Có thé thay việcghi nhận và bảo vệ quyền con người là một trong những cơ sở quan trọng cho việchình thành và phát triển của các chế định pháp luật, trong đó có chế định tráchnhiệm bồi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doan thực phẩm không an toan
Vào năm 2010, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật An toan Thực phẩm,đánh dấu đạo luật đầu tiên điều chỉnh toàn diện các quan hệ xã hội phát sinh tronglĩnh vực an toàn thực phẩm Bên cạnh đó nhằm bảo vệ hơn nữa quyền lợi người tiêudùng, Quốc hội cũng đã ban hành Luật Bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng năm 2010,giúp nâng cao vai trò trong công tác bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng trên thực tế
Luật An toàn Thực phẩm năm 2010 quy định bảo đảm an toàn thực phẩm là
“trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm ” và “t6
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thựcphẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặctruy cứ trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậuquả theo quy định của pháp luật" Ngoài ra, liên quan đến việc bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng, Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 cũngquy định: “7 76 chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thườngthiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hạiđến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kế cả khi tổ chức, cá nhân đókhông biết hoặc không có lôi trong việc phát sinh khuyết tật 2 Tổ chức, cá nhânkinh doanh hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này bao gom: a) Tổ chức, cá nhân
33 TS Nguyễn Văn Hợi Trách nhiệm bôi thường thiệt hại do tài sản gây ra: sách chuyên khảo / tr 8
Trang 39sản xuất hàng hóa, b) 1t 6 chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa; c) T 6 chức, cá nhângan tên thương mại lên hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dan thương mại chophép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa; d) Tổ chức, cdnhân trực tiếp cung cấp hàng hóa có khuyết tật cho người tiêu dùng trong trườnghợp không xác định được tô chức, cá nhân có trách nhiệm bôi thường thiệt hại quyđịnh tại các điểm a, b và c khoản này 3 Việc bồi thường thiệt hại được thực hiệntheo quy định của pháp luật về dân sự.” Quy định này cho thấy trách nhiệm bồithường thiệt hại đặt ra cho các chủ thé tham gia vào quá trình từ khi sản xuất chođến khi kinh doanh thực phẩm ra thị trường Đồng thời điều luật này cũng quy địnhviệc bôi thường thiệt hại sẽ dựa trên cơ sở những quy định về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại được quy định trong bộ luật dân sự.
Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng giữ nguyên tinh thần đó, người sản xuất, kinhdoanh thực phẩm vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự đối với người tiêu dùng bị thiệthại Cụ thể Điều 608 quy định: "Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hànghóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gay thiệt ha"i chongười tiêu dùng thì phải bồi thường" Điều 584 quy định về Căn cứ phat sinh tráchnhiệm bồi thường thiệt hai, theo đó “Người nào có hành vi xâm phạm tính mang,sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyên, lợi ích hợp pháp khác củangười khác mà gây thiệt hai thì phải bồi thường” và “người gây thiệt hại khôngphải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường họp thiệt hại phát sinh là do sự kiệnbất khả kháng hoặc hoàn toàn đo lỗi của bên bị thiệt hai”
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã có đầy đủ các công cụ xác lập trách nhiệmbồi thường thiệt hại do hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn gây
ra tại BLDS năm 2015 và các Luật chuyên ngành có liên quan, cụ thể là Luật AnToàn thực pham năm 2010 và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dung năm 2010
2.1.1 Quy định pháp luật về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thườngthiệt hại do sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn
Luật An toàn thực phẩm 2010 hiện nay chưa có quy định về điều kiện phátsinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cụ thé mà chi dẫn chiếu sang các quy định củapháp luật dân sự Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng năm 2010quy định về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra tạiĐiều 23 như sau: “76 chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồithường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gâythiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kế cả khi tổ chức, cánhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật” Theo đó, tácgiả thấy Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đã đưa ra quy định đứng
Trang 40về phía người tiêu dùng khi không yêu cầu phải có yếu t6 “lỗi” trong trường hợphàng hóa gây ra hậu quả tiêu cực đến nạn nhân Chỉ cần có yếu tố hàng hóa có
khuyết tật, không đảm bảo an toàn cho người dùng, gây thiệt hại đến tính mạng, sức
khỏe, tài sản của người tiêu dùng, phía sản xuất, kinh doanh phải có trách nhiệm bồithường thiệt hại Như vây, trong trường hợp này, hàng hóa là sản phẩm cuối cùngcủa các khâu sản xuất, kinh doanh, theo đó đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do hàng hóa có khuyết tật gây ra, chứ không phải trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do hành vi sản xuất, kinh doanh
Xét đến Bộ luật Dân sự, Điều 608 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nhưsau "Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảmchất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bôithường" Ta có thé thay sự khác biệt trong quy định trách nhiệm bồi thường giữaLuật Bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng và Bộ luật Dân sự Luật Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra (hànghóa có khuyết tật), trong khi Bộ luật Dân sự quy định đây là trách nhiệm bồi thường
do hành vi sản xuất, kinh doanh không đảm bảo chất lượng
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp trách
nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh sẽ dựa trên những căn cứ về điều kiện phátsinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Bộ luật Dân sự năm 2015, bao gồm: Cóthiệt hại thực tế xảy ra; Có hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩmtrong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Có mỗi quan hệ nhân quả giữahành vi vi phạm và thiệt hai Trách bôi thường thiệt hại do sản xuất, kinh doanhthực phẩm không an toàn sẽ phát sinh khi có ba điều kiện sau:
Điều kiện thứ nhất: Có thiệt hại thực tế xảy ra
Dưới góc độ khoa học pháp lý, thiệt hại là “ổn that tính mang, sức khỏe,danh dự, nhân phẩm, uy tin, tài sản, quyên và lợi ích hợp pháp khác của cả nhân;tài sản, danh dự, uy tin của pháp nhân hoặc chủ thể khác được pháp luật bảo vệ ””°.Thiệt hại do sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn là sự tác động tiêu cựcđến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng Những thiệt hại này là có thật, mangtính khách quan, là những tổn thất đã thực sự xảy ra trên thực tế chứ không phải do
suy đoán.
Thiệt hai là một yếu tố câu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hai, là tiền dé,
là điều kiện tiên quyết của trách nhiệm bồi thưởng thiệt hại Thiệt hại do thực phẩm
34 PGS.TS Nguyễn Van Cử và PGS.TS Trần Thị Huệ, Binh luận khoa học Bộ luật dân sự của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, NXB Công an Nhân dân, tr.
35 Viện Khoa học Pháp lý (2009), Bình luận Khoa học Bộ luật Dân sự 2005, Hoàng Thế Liên, NXB Chính trị Quốc gia, tr 713