1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa tâm trí sài gòn tp hcm năm 2022

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn - TP.HCM năm 2022
Tác giả Phạm Thị Thu
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Trường học Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên ngành Dược Sĩ Chuyên Khoa Cấp I
Thể loại Luận văn Dược Sĩ Chuyên Khoa Cấp I
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,71 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN (13)
    • 1.1. Quy định về sử dụng thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh (13)
      • 1.1.1. Một số văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của các tổ chức có trách nhiệm quản lý sử dụng thuốc (0)
      • 1.1.2. Một số văn bản hướng dẫn thực hiện vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc (14)
    • 1.2. Một số phương pháp phân tích danh mục thuốc (14)
      • 1.2.1. Phương pháp phân tích sử dụng thuốc theo nhóm điều trị (14)
      • 1.2.2. Phương pháp phân tích ABC (15)
      • 1.2.3. Phương pháp phân tích VEN (16)
      • 1.2.4. Phương pháp phân tích ma trận ABC/VEN (17)
    • 1.3. Thực trạng DMT sử dụng tại một số cơ sở khám chữa bệnh hạng 3 (17)
      • 1.3.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc thuốc hóa dược, thuốc từ dược (18)
      • 1.3.2. Cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc (19)
      • 1.3.3. Cơ cấu danh mục thuốc biệt dược gốc và generic (19)
      • 1.3.4. Cơ cấu danh mục thuốc đơn – đa thành phần (20)
      • 1.3.5. Cơ cấu danh mục thuốc theo đường dùng (21)
      • 1.3.6. Cơ cấu danh mục thuốc theo tác dụng nhóm dược lý (22)
      • 1.3.7. Cơ cấu danh mục thuốc theo phân tích ABC, VEN (23)
    • 1.4. Vài nét về Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn (25)
      • 1.4.1. Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn (27)
      • 1.4.2. Cơ cấu nhân sự của Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn (28)
      • 1.4.3. Khoa Dược Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn (30)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (31)
    • 2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu (31)
      • 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu (31)
      • 2.1.2. Thời gian nghiên cứu (31)
      • 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu (31)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (31)
      • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (31)
      • 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (33)
      • 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu (33)
      • 2.2.4. Biến số nghiên cứu (33)
      • 2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu (36)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (41)
    • 3.1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh (0)
      • 3.1.1. Cơ cấu DMT BHYT chi trả và DMT dịch vụ (41)
      • 3.1.2. Cơ cấu DMT sử dụng theo nguồn gốc thuốc hóa dược, Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu (0)
      • 3.1.3. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý (42)
      • 3.1.4. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ (52)
      • 3.1.5. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo đơn thành phần-đa thành phần (52)
      • 3.1.6. Cơ cấu danh mục thuốc hóa dược sử dụng theo biệt dược gốc-generic (53)
      • 3.1.7. Cơ cấu danh mục thuốc theo đường dùng (56)
    • 3.2. Phân tích danh mục thuốc tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn năm 2022 theo phương pháp ABC,VEN, ma trận ABC/VEN (56)
      • 3.2.1. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phân loại ABC (56)
      • 3.2.2. Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý trong hạng A (57)
      • 3.2.3. Phân tích danh mục thuốc theo phân loại VEN (60)
      • 3.2.4. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo ABC/VEN (61)
      • 3.2.5. Cơ cấu các thuốc trong nhóm AN, BN theo theo danh mục sử dụng (63)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (65)
    • 4.1. Về mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh (65)
      • 4.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý (65)
      • 4.1.3. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ (68)
      • 4.1.4. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo đơn thành phần – đa thành phần (0)
      • 4.1.5. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo biệt dược gốc – generic (70)
      • 4.1.6. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo đường dùng (71)
    • 4.2. Phân tích danh mục thuốc tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn năm 2022 theo phương pháp ABC,VEN, ma trận ABC/VEN (71)
      • 4.2.1. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phân loại ABC (71)
      • 4.2.2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phân loại VEN (73)
      • 4.2.3. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN (74)
    • 4.3. Hạn chế của đề tài (74)
  • KẾT LUẬN (75)
    • 1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn -TP.Hồ Chí Minh năm 2022 (12)
    • 2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn -TP.Hồ Chí Minh năm 2022 theo phương pháp ABC, VEN, ma trận ABC/VEN (12)
  • PHỤ LỤC (81)

Nội dung

Danh mục thuốc bệnh viện phù hợp sẽ phản ánh được mô hình bệnh tật của bệnh viện, vì thế việc lựa chọn xây dựng danh mục thuốc bệnh viện hàng năm đòi hỏi phải rà soát, phân tích các thuố

TỔNG QUAN

Quy định về sử dụng thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh

“Sử dụng thuốc hợp lý là việc dùng thuốc đáp ứng được yêu cầu lâm sàng của người bệnh ở liều thích hợp trên từng cá thể người bệnh (đúng liều, đúng khoảng cách đưa thuốc và thời gian sử dụng thuốc), đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng, khả năng cung ứng và có giá cả phù hợp nhằm giảm tới mức thấp nhất chi phí cho người bệnh và cộng đồng”[4]

1.1.1 Một số văn bản pháp quy, quy định quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện

1.1.1.1 Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011 của Bộ Y tế

Quy định về chức năng hoạt động của khoa Dược Đây là khoa có chức năng tham mưu cho Giám đốc về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện, nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý Như vậy khoa Dược đóng vai trò là đầu mối quan trọng trong quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện [2]

1.1.1.2 Thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế

Quy định hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh Theo đó, bệnh viện căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý để lựa chọn đường dùng thuốc thích hợp Bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc đường tiêm khi không uống được hoặc khi sử dụng đường uống không đáp ứng yêu cầu điều trị [3]

1.1.1.3 Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 của Bộ Y tế

Quy định về hoạt động của HĐT&ĐT Thông tư nêu rõ chức năng của HĐT&ĐT là tư vấn cho Giám đốc về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện Theo đó HĐT&ĐT có nhiệm vụ xây dựng các quy định cụ thể về: Các tiêu chí lựa chọn thuốc để xây dựng DMT bệnh viện; Lựa chọn các hướng dẫn điều trị (các phác đồ điều trị) làm cơ sở cho việc xây dựng danh mục thuốc; Quy trình và tiêu chí bổ sung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục thuốc bệnh viện; Các tiêu chí để lựa chọn thuốc trong áp thầu, mua thuốc; Quy trình cấp phát thuốc; Lựa chọn một số thuốc không nằm trong danh mục thuốc bệnh viện do nhu cầu phát sinh trong điều trị; Quy trình giám sát sử dụng thuốc; Quy trình quản lý, giám sát hoạt động thông tin thuốc của trình dược viên, công ty dược và các tài liệu quảng cáo thuốc [4]

Như vậy HĐT&ĐT đóng vai trò điều phối, xử lý các vấn đề sử dụng thuốc trong đó quan trọng nhất là xây dựng và quản lý DMT bệnh viện

1.1.2 Một số văn bản hướng dẫn thực hiện vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc

1.1.2.1 Thông tư 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ Y tế

Ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế Ban hành kèm theo thông tư này bao gồm: 1030 hoạt chất; 59 thuốc phóng xạ và chất đánh dấu là cơ sở để quỹ bảo hiểm y tế thánh toán chi phí thuốc sử dụng cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Các thuốc hay hoạt chất được sắp xếp theo 27 nhóm lớn, theo mã ATC (giải phẫu, điều trị, hóa học) Một số thuốc hay hoạt chất có nhiều mã ATC, nhiều chỉ định khác nhau được xếp vào một nhóm phù hợp nhất để hạn chế sự trùng lặp Tên thuốc được ghi theo tên hoạt chất theo danh pháp INN [5]

1.1.2.2 Thông tư 05/2015/TT-BYT ngày 17/03/2015 của Bộ Y tế

Ban hành danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT Danh mục thuốc đông y, thuốc từ được liệu được sắp xếp thành 11 nhóm theo y lý y học cổ truyền; Danh mục vị thuốc bao gồm 349 vị thuốc từ cây, con, khoáng vật làm thuốc được sắp xếp thành 30 nhóm theo y lý y học cổ truyền [6]

1.1.2.3 Thông tư 19/2018/TT-BYT ngày 30/8/2018 của Bộ Y tế

Thông tư ban hành danh mục thuốc thiết yếu quy định nguyên tắc xây dựng, tiêu chí lựa chọn thuốc thiết yếu bao gồm thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm, thuốc cổ truyền,thuốc dược liệu;danh mục thuốc thiết yếu;sử dụng danh mục thuốc thiết yếu và trách nhiệm thực hiện [7].

Một số phương pháp phân tích danh mục thuốc

1.2.1 Phương pháp phân tích sử dụng thuốc theo nhóm điều trị

Phân tích nhóm điều trị là phương pháp phân tích việc sử dụng thuốc dựa vào đánh giá số lượng sử dụng và giá trị tiền thuốc của các nhóm điều trị

1.2.2.2 Vai trò và ý nghĩa của phương pháp phân tích nhóm điều trị:

- Giúp xác định các nhóm điều trị có lượng tiêu thụ, chi phí cao nhất

- Trên cơ sở thông tin về mô hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý, xác định những thuốc bị lạm dụng hoặc mức tiêu thụ không mang tính đại diện

- Giúp HĐT&ĐT lựa chọn các thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong các nhóm điều trị và lựa chọn thuốc cho các liệu pháp điều trị thay thế

- Riêng đối với nhóm kháng sinh: từ năm 2019 TCYTTG đã đưa ra công cụ phân loại

“AwaRe” nhằm kiểm soát sử dụng kháng sinh, giảm sự lây lan của đề kháng kháng sinh với những hậu quả bất lợi cho sức khỏe và giảm chi phí “AwaRe” [28] Tại Việt Nam, năm 2020 Bộ Y tế ban hành Quyết định 5631/QĐ-BYT ngày 31/12/2020 về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện” Với mục đích: 1 Nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhiễm trùng; 2 Đảm bảo an toàn, giảm thiểu các biến cố bất lợi cho người bệnh.; 3 Giảm khả năng xuất hiện đề kháng của vi sinh vật gây bệnh; 4 Giảm chi phí nhưng không ảnh hưởng tới chất lượng điều trị; 5 Thúc đẩy chính sách sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn [16]

1.2.2 Phương pháp phân tích ABC

1.2.2.1 Khái niệm phân tích ABC

Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn nhất trong chi phí dành cho mua thuốc bệnh viện [4]

1.2.2.2 Vai trò và ý nghĩa của phân tích ABC

Tạo cơ sở đưa ra những quyết định quan trọng: trong tồn trữ, trong mua sắm, trong lựa chọn nhà cung ứng [4]

Phân tích ABC còn cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà có chi phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường Thông tin này được sử dụng để [4]:

+ Lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn

+ Tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế

+ Thương lượng với nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn

+ Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng và từ đó phát hiện những vấn đề chưa hợp lý trong sử dụng thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật

Xác định phương thức mua các thuốc không có trong danh mục thuốc thiết yếu của bệnh viện

1.2.2.3 Ưu nhược điểm chính của phân tích ABC

Phân tích ABC có ưu điểm chính giúp xác định xem phần lớn ngân sách được chi trả cho những thuốc nào Tuy nhiên nhược điểm của phân tích ABC: không cung cấp được đầy đủ thông tin để so sánh những thuốc có hiệu lực khác nhau

1.2.3 Phương pháp phân tích VEN

1.2.3.1 Khái niệm phân tích VEN

Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại thuốc như mong muốn [4]

1.2.3.2 Ý nghĩa của phương pháp phân tích VEN Đôi khi nguồn kinh phí không đủ để mua tất cả các thuốc như mong muốn Phân tích VEN là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa chọn những thuốc cần ưu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện của nhà quản lý

Các thuốc được phân chia tùy theo tác dụng thành các hạng mục sống còn, thiết yếu và không thiết yếu

Phân tích VEN cho phép so sánh những thuốc có hiệu lực điều trị và khả năng sử dụng khác nhau (khác với phân tích ABC chỉ có thể so sánh những nhóm thuốc có cùng chung hiệu lực điều trị) [4]

Kết quả phân tích VEN giúp xác định những chính sách ưu tiên cho việc lựa chọn mua sắm, sử dụng thuốc, quản lý hàng tồn kho và xác định sử dụng thuốc với giá cả phù hợp

+ Lựa chọn và loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp [4]

+ Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những thuốc này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị [4]

+ Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trước nhóm N và bảo đảm thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn [4]

+ Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ hơn nhóm N [4]

Nhược điểm: Việc xếp loại các thuốc thuộc vào nhóm N thường dễ dàng nhưng lại khó khăn khi phân biệt các thuốc nhóm V và E

Phân tích VEN muốn áp dụng được cần phải có sự đồng thuận cao của các thành viên trong HĐT&ĐT, có sự khác nhau về mức độ cần thiết giữa bệnh viện chuyên khoa với đa khoa, giữa các bệnh viện đa khoa với nhau (các đầu ngành chuyên khoa khác nhau)

1.2.4 Phương pháp phân tích ma trận ABC/VEN

Phân tích ABC kết hợp với phân tích VEN để xác định mối quan hệ giữa thuốc có chi phí cao nhưng có độ ưu tiên thấp, để hạn chế hoặc xóa bỏ thuốc nhóm “N” nhưng chi phí thuộc nhóm A Sự kết hợp phân tích ABC, VEN tạo thành ma trận ABC/VEN Việc phân tích ABC/VEN đã được đưa vào thông tư số 21/2013/TT- BYT ban hành ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế là một trong những phương pháp phân tích để phát hiện vấn đề sử dụng thuốc và là bước đầu tiên trong quy trình xây dựng DMTBV, cung cấp cho HĐT & ĐT dữ liệu quan trọng để quyết định thuốc nào nên loại khỏi DMT, thuốc nào cần thiết và thuốc nào ít quan trọng hơn [4].

Thực trạng DMT sử dụng tại một số cơ sở khám chữa bệnh hạng 3

Nghiên cứu cho thấy, ở nước ta, chi phí cho tiền thuốc đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí y tế nói chung và chi phí KCB nói riêng Chi phí thuốc cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi phí KCB BHYT năm 2010, tỷ trọng tiền thuốc chiếm khoảng trên 60%, đến năm 2015 là 48,3%; năm 2016 là 41%; năm 2022 là 34% Theo các chuyên gia, người Việt đang phải tự chi trả 40% chi phí KCB, gấp đôi khuyến cáo của WHO, tạo gánh nặng kinh tế cho cá nhân và gia đình [15]

8 1.3.1 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc thuốc hóa dược, thuốc từ dược

Bảng 1 1 Cơ cấu DMT sử dụng theo nguồn gốc thuốc hóa dược, thuốc từ dược liệu

Thuốc hóa dược Thuốc dược liệu

Bệnh viện đa khoa Hưng Hà-

Bệnh viện đa khoa Thành phố

Buôn Ma Thuột-Tỉnh Đắk lắk [23]

Bệnh viện đa khoa Hồng đức

III -TP.Hồ Chí Minh [20] 2021 99,40 99,60 0,60 0,40

Từ kết quả khảo sát tại một số bệnh viện hạng III, Thuốc hóa dược chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục thuốc sử dụng, thuốc có nguồn gốc dược liệu chiếm tỷ trọng thấp

Cụ thể, tỷ lệ số khoản mục và giá trị sử dụng đối với thuốc sản xuất trong nước của Bệnh viện đa khoa Hưng Hà-Tỉnh Thái Bình là 88,28% và 88,83%, của Bệnh viện đa khoa Hồng đức III -TP.Hồ Chí Minh là 99,4% và 99,6 %

Về thuốc hóa dược tại bệnh viện đa khoa Hưng Hà tỉnh Thái Bình năm 2021 có 88,28% số khoản mục và 88,82% giá trị Tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột-Tỉnh Đắk lắk năm 2021 co 87,67% số khoản mục và 89,42% giá trị, Bệnh viện đa khoa Hồng đức III -TP.Hồ Chí Minh năm 2021 có 99,40% số khoản mục và 99,60% giá trị, có thể thấy các bệnh viện tương đồng nhau về thuốc hóa dược, tương tự đối với thuốc dược liệu 2 bệnh viện tương đồng nhau là Bệnh viện đa khoa Hưng Hà-Tỉnh Thái Bình và Bệnh viện đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột-Tỉnh Đắk lắk còn lại Bệnh viện đa khoa Hồng đức III -TP.Hồ Chí Minh thì có tỷ lệ nhỏ hơn 0,60% số khoản mục và 0,40% giá trị

9 1.3.2 Cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc

Bảng 1 2 Cơ cấu danh mục theo nguồn gốc

1 Bệnh viện đa khoa Hồng đức III -

2 Bệnh viện đa khoa Thành phố

Buôn Ma Thuột-Tỉnh Đắk lắk [22] 2021 75,82 69,16 24,18 30,84

3 Bệnh viện đa khoa Hưng Hà-Tỉnh

Kết quả khảo sát các bệnh viện cho thấy tỉ lệ GTSD thuốc trong nước cao nhất là Bệnh viện đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột-Tỉnh Đắk lắk với 69,16% tổng GTSD năm 2021, tiếp theo là Bệnh viện đa khoa Hưng Hà-Tỉnh Thái Bình vào năm 2021 có GTSD chiếm 66% Bệnh viện đa khoa Hồng đức III -TP.HCM có GTSD thấp nhất 30,8% tổng GTSD năm 2021

1.3.3 Cơ cấu danh mục thuốc biệt dược gốc và generic

Bảng 1 3 Cơ cấu danh mục thuốc biệt dược gốc và generic

Thuốc biệt dược gốc Thuốc genecric SKM

Gía trị (%) SKM (%) Gía trị

1 Bệnh viện Xuyên Á - TP HCM

2 Bệnh viện Đa khoa Hồng đức III

Bệnh viện đa khoa Thành phố

Buôn Ma Thuột-Tỉnh Đắk lắk

Theo kết quả khảo sát tử bảng trên cho thấy Bệnh viện Xuyên Á- TP.HCM năm

2020 sử dụng thuốc biệt dược cao nhất với tỷ lệ sử dụng BDG chiếm 11,93 % tổng số khoản mục và chiếm 27,26% GTSD Tiếp đến là Bệnh viện đa khoa Hồng Đức III năm

2021 tỷ lệ sử dụng BDG chiếm 9,9% tổng số khoản mục và chiếm 13,9% GTSD Thấp nhất là Bệnh viện đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột- Tỉnh Đắk lắk năm 2021với tỷ lệ sử dụng BDG chiếm 3,72% tổng số khoản mục và 1,54% GTSD

1.3.4 Cơ cấu danh mục thuốc đơn – đa thành phần

Bảng 1 4 Cơ cấu danh mục thuốc đơn – đa thành phần

2 Bệnh viện Đa khoa Hồng đức III [20] 2021 79,80 75,00 20,20 25,00

Bệnh viện đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột-Tỉnh Đắk lắk [22]

4 Bệnh viện đa khoa Tâm

Từ bảng thống kê cơ cấu danh mục thuốc đơn thành phần, đa thành phần cho thấy tỉ lệ đơn thuốc thành phần của các bệnh viện tương đối cao, GTSD của thuốc đơn thành phần cao hơn hẳn so với GTSD thuốc đa thành phần Bệnh viện Xuyên Á có tỷ lệ thuốc đơn thành phần cao nhất với tỷ lệ 84,49% tổng số khoản mục và chiếm 82,88% tỷ lệ GTSD.Thấp nhật là Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức III cũng chiếm 79,8% tỷ lệ khoản mục và 75% tỷ lệ GTSD

11 1.3.5 Cơ cấu danh mục thuốc theo đường dùng

Bảng 1 5 Cơ cấu danh mục thuốc theo đường dùng

Năm nghiên cứu Đường tiêm Đường uống Khác

1 Bệnh viện Xuyên Á - TP HCM [26] 2020 16,70 19,41 77,34 79,96 5,96 0,63

Từ bảng kết quả khảo sát cơ cấu danh mục thuốc theo đường dùng được thể như sau: về đường tiêm Bệnh viện Xuyên Á - TP HCM năm 2020 có số khoản mục thấp nhất 16,70% và giá trị là 16,70% Bệnh viện Đa khoa Hồng đức III- TP.HCM năm 2021 33,90% khoản mục và có giá trị là 56,80%, Bệnh viện đa khoa Hưng Hà-Tỉnh Thái Bình Năm 2021 có 33,45% số khoản mục nhưng chỉ chiếm 38,82% giá trị Về đường uống đứng đầu là Bệnh viện Xuyên Á - TP HCM đứng thứ 2 là Bệnh viện đa khoa Hưng Hà-Tỉnh Thái Bình và đứng cuối cùng là Bệnh viện Đa khoa Hồng đức III- TP.HCM

Thuốc theo đường uống của các bệnh viện có tỷ lệ về số khoản mục và GTSD cao hơn đường tiêm,đường dùng khác.Thuốc sử dụng theo đường uống của Bệnh viện Xuyên Á là cao nhất với 77,34% tổng GTSD thuốc đạt yêu cầu về sử dụng đường uống nhiều hơn đường tiêm Bệnh viện Hồng Đức III thất nhất chỉ chiếm 40,8 % tổng GTSD

12 1.3.6 Cơ cấu danh mục thuốc theo tác dụng nhóm dược lý

Bảng 1 6 Cơ cấu DMT Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết

Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết SKM (%) Gía trị (%)

1 Bệnh viện Xuyên Á - TP HCM

2 Bệnh viện đa khoa Thành phố Buôn

Ma Thuột-Tỉnh Đắk lắk [22] 2021 6,81 14,65

3 Bệnh viện đa khoa Hưng Hà-Tỉnh

Từ kết quả nghiên cứu, Bệnh viện đa khoa Hưng Hà-Tỉnh Thái Bình có tỉ lệ thuốc sử dụng ở nhóm Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết cao nhất với 22,99% tổng GTSD, Thấp nhất Bệnh viện đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột-Tỉnh Đắk lắk chỉ với 8,81% SKM và 14,65% tổng GTSD

Bảng 1 7 Cơ cấu DMT theo nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

1 Bệnh viện Đa khoa Hồng đức III

2 Bệnh viện đa khoa Thành phố Buôn

Ma Thuột-Tỉnh Đắk lắk [22] 2021 3,41 20,20

3 Bệnh viện đa khoa Hưng Hà-Tỉnh

Từ bảng nghiên cứu trên cho thấy GTSD cao nhất là 32,06% của Bệnh viện đa khoa Hưng Hà-Tỉnh Thái Bình năm 2021, tiếp đến Bệnh viện đa khoa Thành phố Buôn

Ma Thuột- Tỉnh Đắk lắk chỉ với 3,41% tỷ lệ SKM nhưng chiếm tới 20,2% GTSD, thấp nhất là Bệnh viện Đa khoa Hồng đức III với chỉ 15,4% GTSD

Bảng 1 8 Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm thuốc tác dụng đối với máu

Thuốc tác dụng đối với máu SKM (%) Gía trị (%)

1 Bệnh viện Đa khoa Hồng đức III [20] 2021 3,40 12,60

2 Bệnh viện đa khoa Thành phố Buôn

Ma Thuột-Tỉnh Đắk lắk [22] 2021 3,41 20,02

3 Bệnh viện đa khoa Hưng Hà-Tỉnh

Về cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm thuốc tác dụng đối với máu cho thấy GTSD chiếm tỷ lệ lớn nhất là 20,02% của Bệnh viện đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột-Tỉnh Đắk lắk, tiếp là Bệnh viện Đa khoa Hồng đức III với tỷ lệ 3,4% SKM chiếm 12,6%, thấp nhất Bệnh viện đa khoa Hưng Hà-Tỉnh Thái Bình chỉ chiếm 0,37% GTSD

1.3.7 Cơ cấu danh mục thuốc theo phân tích ABC, VEN

Tại Việt Nam việc phân tích ABC, VEN ở nước ta đã được Bộ Y tế đưa vào Thông tư số 21/2013/TT-BYT ban hành ngày 08/8/2013, phương pháp phân tích để phát hiện những vấn đề về sử dụng thuốc và là bước đầu tiên trong quy trình xây dựng DMT bệnh viện Nên thực hiện phân tích ABC, VEN đã cung cấp một dữ liệu khá khách quan trong việc thực hiện phát hiện những bất cập, giúp giảm thiểu chi phí và loại bỏ các vấn đề đã phát sinh trong quá trình mua sắm và sử dụng thuốc tại các bệnh viện [4]

1.3.7.1 Cơ cấu danh mục thuốc theo phân tích ABC

Cơ cấu danh mục thuốc theo phân tích ABC của 3 bệnh viện các năm 2020 và

2021 được mô tả theo bảng dưới đây

Bảng 1.9 Cơ cấu danh mục thuốc theo phân tích ABC

Bệnh viện Đa khoa Hồng đức

Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà

Từ kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các bệnh viện đều có tỉ lệ cơ cấu danh mục thuốc theo phân tích ABC là hợp lý đối với khuyến cáo của thông tư 21/2013/TT-BYT về phân hạng A,B,C [4]

1.3.7.2 Cơ cấu danh mục thuốc theo phân tích VEN

Bảng 1 10 Cơ cấu danh mục thuốc theo phân tích VEN

Bệnh viện Đa khoa Hồng đức

Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà

Bệnh viện đa khoa Hưng Hà-

Vài nét về Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn

Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn là một thành viên của Tập đoàn Y Khoa Tâm Trí Bệnh viện đang dần trở thành Trung tâm Y tế đáng tin cậy trong thành phố Hồ Chí Minh - Cơ cấu tổ chức: Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn là một bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh gồm 2 toà nhà 07 và 10 tầng, có 15 khoa, phòng, quy mô 150 giường bệnh nội trú,đón khoảng 250-300 lượt bệnh nhân mỗi ngày Hiện tổng số nhân viên là 217 người Trong đó có 67 bác sĩ, 89 điều dưỡng - KTV – NHS, 9 dược sĩ, các nhân sự khác

Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn là bệnh viện đa khoa được trang bị đầy đủ thiết bị y khoa tiên tiến và dịch vụ y tế đa dạng cung ứng trong lĩnh vực chuyên môn: Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Ung Bướu, Lọc Thận, Mắt, Da liễu Đội ngũ chuyên môn cao và thiết bị tiên tiến, cùng với sự quản lý chất lượng bệnh viện chặt chẽ Bệnh viện thực hiện được nhiều các dịch vụ kỹ thuật của bệnh viện hạng

II Hiện tại bệnh viện có 30 máy chạy thận, quản lý hơn 200 bệnh nhân chạy thận định kỳ với công sử dụng máy luôn đạt 100% Ngoài việc tiếp nhận bệnh nhân BHYT, bệnh viện còn tiếp nhận tất cả các loại bảo hiểm thương mại khác như: Bảo việt, Daiichi, Bảo Minh, Insmart, Papaya, Viettinbank và các bệnh nhân dịch vụ khác Ban Giám đốc và Ban Quản trị bệnh viện luôn luôn nuôi dưỡng tâm huyết để đưa Tâm Trí Sài Gòn trở thành bệnh viện hàng đầu trong hệ thống Y khoa Tâm Trí

16 Hình 1 1 Sơ đồ tổ chức Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn

G IÁ M Đ Ố C QU Ả N TR Ị (COO ) P NHÂ N S Ự P ĐI Ề U DƯ Ỡ NG (C NO)

P K Ế T OÁ N P HÀ NH C HÍ NH T R Ư Ở N G P H Ò N G H À N H C H ÍN H - N H Â N S Ự

K Ế T OÁ N T H U NG Â N B Ả O HI Ể M ,B Ả O LÃ NH P MU A HÀNG K IN H DOANH -TI Ế P TH Ị- C S K H

Y V Ụ , QU Ả N L Ý C H Ấ T LƯ Ợ NG K H O A N Ộ I TI M M Ạ CH - N Ộ I T IẾ T KHO A NHI

KH O A NGO Ạ I K H O A S Ả N PH Ụ CH Ẩ N Đ O Á N H ÌN H Ả NH XÉT N G H IỆ M T Ô K IỂ M S OÁ T NH IỄ M K H U Ẩ N

KHO A DƯ Ợ C Đ V P H Ụ C H Ồ I C H Ứ C N Ă N G ĐI Ề U DƯ Ỡ NG ,K Ỹ T H U Ậ T V IÊN ,N Ữ H Ộ S IN H CÁ C K HO A

17 1.4.1 Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn

Bảng 1 11 Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn 2022 được phân loại theo mã quốc tế ICD10

Chương bệnh Mã ICD-10 Số bệnh nhân

Chương IX: Bệnh của hệ tuần hoàn -

Chapter IX: Diseases of the circulatory system

Chương X: Bệnh của hệ hô hấp - Chapter

X: Diseases of the respiratory system J00-J99 11.412 13,30 Chương I: Bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh vật

- Chapter I: Certain infectious and parasistic diseases

Chương XXI: Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ người khám nghiệm và điều tra -

Chapter XXI: Person encountering health services for examination and investigation

Chương XIX: Vết thương, ngộ độc và kết quả của các nguyên nhân bên ngoàiChapter

XIX: Iinjury, poisoning and certain other consequences of external causes

Chương XI: Bệnh của hệ tiêu hoá - Chapter

XI: Diseases of the digestive system K00-K93 5.711 6,60 Chương XIV: Bệnh của hệ tiết niệu sinh dục

- Chapter XIV: Diseases of the genitourinary system B212

Chương IV: Bệnh nội tiết, dinh dưỡng chuyển hoá - Chapter IV:

Endocrine,Nutritional and metabolic diseases

Chương XIII: Bệnh của hệ thống cơ, xương và mô liên kết Chapter XIII: Diseases of the musculoskeletal system and connective tissue

Chương VII: Bệnh của mắt và phần phụ -

Chapter VII: Diseases of the eye and adnexa

Chương XVIII: Triệu chứng, dấu hiệu và phát hiện bất thường lâm sàng, xét nghiệm

- Chapter XVIII: Symptoms, signs and abnormal clinical and laboratory findings, not elsewhere classified

1.4.2 Cơ cấu nhân sự của Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn

Bảng 1 12 Cơ cấu nhân sự của Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn

Nghề nghiệp Trình độ Số lượng Tỷ lệ %

Dược sĩ b) Tổng số Dược 9 4,15

- Dược sĩ Trung học/KTV dược TH 3 33,33 Điều dưỡng c) Tổng số Điều dưỡng 66 30,41

Nữ hộ sinh d) Tổng số Nữ hộ sinh 6 2,76

Kỹ thuật viên Y e) Tổng số Kỹ thuật viên Y 14 6,45

Hộ Lý f) Tổng số Hộ lý/ Ycông do BV quản lý 3 1,38

Cán bộ khác g) Tổng số các cán bộ khác: 52 23,96

20 1.4.3 Khoa Dược Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn

Chức năng của khoa Dược: Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý [2]

Nhiệm vụ của khoa Dược: Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa) Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của HĐT&ĐT, Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc GSP, GPP [2]

Cơ cấu, tổ chức khoa Dược: Khoa dược có 9 dược sĩ chiếm tỉ lệ 4,15% nhân viên cơ hữu tại Bệnh viện Trong đó: có 6 dược sĩ đại học, 3 dược sĩ cao đẳng

Cấp phát thuốc nội trú,

Cấp phát vật tư tiêu hao, hóa chất (01 người) Cấp phát BHYT+ Nhà thuốc

(03 người) nghiệp vụ dược , thống kê

Dược lâm sàng, thông tin thuốc (01 người) Trưởng khoa dược

Hình 1 2 Sơ đồ tổ chức khoa Dược Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu

Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn năm 2022

Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ 01/01/2022 đến 31/12/2022

2.1.3 Địa điểm nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn Địa chỉ: 171/3 Trường chinh, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TPHCM.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

Nội dung nghiên cứu được tóm tắt qua sơ đồ trình bày bên dưới

Hình 2 3 Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu

Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn -TP.HCM năm 2022

Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa

Tâm Trí Sài Gòn-TP.HCM năm 2022 theo một số chỉ tiêu

Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn- TP.HCM năm 2022 theo phương pháp ABC, VEN và ma trận ABC/VEN

- DMT BHYT chi trả và DMT dịch vụ

-Thuốc sử dụng theo nguồn gốc hóa dược, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

- Thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

+ Nhóm thuốc tác dụng với máu

+ Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn:

 phân nhóm kháng sinh Beta-Lactam

 phân nhóm kháng sinh Beta-Lactam theo đường dùng

 phân nhóm kháng sinh theo quyết định 5631/QĐ-BYT

+ Nhóm thuốc đường tiêu hóa

+ Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết

- Thuốc sử dụng theo biệt dược gốc và thuốc generic

+ Thuốc biệt dược gốc theo nhóm tác dụng dược lý

+ Cơ cấu thuốc generic theo nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật

- Thuốc sử dụng theo đơn thành phần, đa thành phần

- Thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ

- Thuốc sử dụng theo đường dùng

- Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC

- Cơ cấu thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý

- Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích VEN

- Cơ cấu thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN

- Cơ cấu nhóm thuốc N trong hạng A,B

Kết quả - Bàn luận - Kiến nghị

23 2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Cỡ mẫu: Số khoản mục 568 thuốc đã được sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn- TP.HCM năm 2022

Chọn mẫu: Toàn bộ 568 thuốc hóa dược, thuốc từ dược liệu đã được sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn- TP.HCM năm 2022

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu từ nguồn tài liệu sẵn có để thu thập các dữ liệu liên quan đến danh mục thuốc đã sử dụng trong bệnh viện

Thiết lập bảng thu thập số liệu (theo mẫu trong phụ lục 1)

Kết xuất dữ liệu từ phần mềm khoa Dược bệnh viện gồm:

+ Báo cáo nhập-xuất-tồn toàn viện từ ngày 01/01/2022 đến 31/12/2022

+ Danh mục thuốc bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn năm 2022

Lấy thông tin từ nguồn thu thập điền vào bảng thu thập số liệu theo mẫu trong phụ lục 1 Sàng lọc và làm sạch số liệu

Bảng 2.13 Biến số nghiên cứu

TT Tên biến Định nghĩa/giải thích Phân loại biến Kỹ thuật thu thập

Mục tiêu 1: Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn năm 2022

Phân loại thuốc hóa dược/ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

- Thuốc hóa dược theo thông tư 30/2018/TT- BYT ngày 30/10/2018 của Bộ Y tế [5]

-Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu theo thông tư 05/2015/TT-BYT ngày

2 Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

Thuốc hóa dược sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

Thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý theo Thông tư

30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ Y tế [5]

Biến phân loại (Từ nhóm 1-28 theo TT 30/2018/TT-BYT

1 Thuốc gây tê, gây mê

2 Thuốc giảm đau hạ sốt, chống viêm

Thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ

- Thuốc sản xuất trong nước: thuốc do các công ty dược trong nước và công ty liên doanh tại Việt Nam sản xuất

- Thuốc nhập khẩu: thuốc do các công ty dược nước ngoài sản xuất được nhập khẩu qua các công ty Dược Việt Nam

1 Thuốc sản xuất trong nước

Thuốc kháng sinh sử dụng theo phân nhóm

Thuốc kháng sinh được phân nhóm theo Thông tư 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ

Thuốc nhóm kháng sinh phân loại theo

Thuốc kháng sinh được phân nhóm theo quyết định 5631/QĐ-BYT của

Kháng sinh không trong nhóm quy định ưu tiên quản lý;

25 quản lý-Nhóm 1; Cần theo dõi giám sát sử dụng- Nhóm 2

Thuốc sử dụng theo đường dùng

1 Thuốc dùng đường tiêm, tiêm truyền

3 Thuốc dùng các đường khác (dùng ngoài, đặt, xịt, khí dung )

Thuốc đơn thành phần, đa thành phần

- Thuốc đơn thành phần: thuốc chứa 1 hoạt chất

- Thuốc đa thành phần: thuốc có chứa từ 2 hoạt chất có tác dụng khác nhau trở lên

Thuốc hóa dược sử dụng theo thuốc Biệt dược gốc/ Generic

- Thuốc Biệt dược gốc: thuốc được xếp vào danh mục Biệt dược gốc do Cục quản lý dược công bố

- Thuốc generic: thuốc có cùng dược chất, hàm lượng, dạng bào chế với biệt dược gốc, không có trong danh mục Biệt dược gốc do Cục quản lý dược công bố

Mục tiêu 2: Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn năm 2022 theo phương pháp ABC, VEN Ma trận ABC/VEN

Số lượng sử dụng trong năm 2022 theo đơn vị nhỏ nhất của từng khoản mục thuốc

Biến dạng số (ĐVT:chai, lọ, viên )

9 Đơn giá thuốc Giá mua vào của thuốc Biến dạng số theo giá trị (ĐVT- VND)

Phân loại theo số khoản mục hoặc GTSD của các thuốc trong từng nhóm (Nhóm V; Nhóm E;

Nhóm N) -Phân loại V, E, N cho thuốc hóa dược, thuốc từ dược liệu theo phân loại của khoa Dược của bệnh viện

2.2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

2.2.5.1 Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý trước khi nhập số liệu: Làm sạch số liệu bằng cách ghép các mã dược trùng nhau (cùng tên thuốc, cùng nồng độ/hàm lượng, cùng số đăng ký, loại các khoản có số lượng xuất =0), kiểm tra thông tin các mã dược để đảm bảo tính đầy đủ, chính xác Mã hóa các trường thông tin để đảm bảo chất lượng số liệu, cụ thể như sau:

Cột “Thành phần”: Thuốc hóa dược đơn thành phần được mã hóa=”1”; Thuốc hóa dược đa thành phần được mã hóa=”2”

Cột “đường dùng”: Đường tiêm, tiêm truyền được mã hóa= “1”; Đường uống được mã hóa= “2”; Đường dùng khác được mã hóa=”3”

Cột “nguồn gốc xuất xứ”: Thuốc sản xuất trong nước được mã hóa= “1”; Thuốc nhập khẩu được mã hóa= “2”

Cột “phân loại thuốc”: Thuốc hóa dược được mã hóa= “1”; Thuốc dược liệu được mã hóa= “2”

Cột “nhóm thuốc”: Thuốc BDG được mã hóa= “1”; Thuốc Generic= “2”

Phân loại thuốc theo nhóm tác dụng dược lý:

Thuốc hóa dược phân loại theo nhóm quy định trong thông tư 30/2018/TT-BYT [5] Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu theo thông tư 05/2015/TT-BYT [6]

Dùng các hàm Sumifs, countif, Subtotal, để tổng hợp số liệu theo các chỉ số cần nghiên cứu

Xử lý sau khi nhập số liệu: Tiến hành rà soát, kiểm tra tính thống nhất và chính xác của các thông tin Sau đó mới tiến hành phân tích số liệu, thêm các trường biến số cần nghiên cứu vào bảng dữ liệu, mã hóa các giá trị của biến số, kiểm tra lại số liệu đã nhập để đảm bảo chính xác

Số liệu trình bày bằng phần mềm Microsoft Word 2019 dưới dạng bảng biểu và sơ đồ

Phần mềm phân tích số liệu: Microsoft Excel 2019

+ Tính tổng số khoản mục, giá trị sử dụng của từng biến số

+ Tính tỷ lệ % về số khoản mục mỗi nhóm:

+ %SKM = SKM mỗi nhóm/ Tổng SKM*100

+ Tính tỷ lệ % về giá trị mỗinhóm

+ %GTSD = GTSD mỗi nhóm/ Tổng GTSD*100

Sử dụng phương pháp tính toán tỷ lệ % theo công thức và trình bày kết quả bằng các bảng

Phương pháp phân tích nhóm điều trị:

Bước 1: Liệt kê các sản phẩm thuốc gồm 568 khoản mục

Bước 2: Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc

+ Đơn giá của mỗi sản phẩm (Sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm có giá trị thay đổi theo thời gian)

+ Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn

Bước 3: Tính tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm

+ Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền của mỗi sản phẩm thuốc

Bước 4: Sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc theo phân loại nhóm điều trị thuốc hóa được theo Thông tư 30/2018/TT-BYT [5] và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu theo Thông tư 05/2015/TT-BYT [6]

Bước 5: Sắp xếp danh mục thuốc theo nhóm điều trị và tổng hợp giá trị phần trăm của mỗi thuốc cho mỗi nhóm điều trị để xác định nhóm điều trị nào chiếm chi phí lớn nhất [4]

Phương pháp phân tích ABC

Là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách

Bước 1: Liệt kê các sản phẩm gồm 568 sản phẩm

Bước 2: Điền các thông tin sau cho mỗi sản phẩm:

+ Đơn giá của từng sản phẩm: gi (i = 1,2,3.362)

+ Số lượng các sản phẩm: qi

Bước 3: Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm ci = gi x qi

Tổng số tiền sẽ bằng tổng lượng tiền cho mỗi sản phẩm: C =∑ci

Bước 4: Tính giá trị % của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm chia cho tổng số tiền: pi = ci x100/C

Bước 5: Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần

Bước 6: Tính giá trị % tích luỹ của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm (k): bắt đầu với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách

Bước 7: Phân hạng sản phẩm như sau:

+ Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm khoảng 80% tổng giá trị sử dụng

+ Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm khoảng 15% tổng giá trị sử dụng

+ Hạng C: Gồm những sản phẩm còn lại

Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 – 20% tổng sản phẩm; hạng B chiếm 10 – 20% và 60 – 80% còn lại là hạng C [4]

Thuốc hạng A theo tác dụng dược lý:

Sắp xếp các thuốc hạng A theo các nhóm tác dụng dược lý theo Thông tư 30/2018/TT- BYT [5] Xác định SKM, GTSD, tỷ lệ % SKM, tỷ lệ % GTSD của mỗi nhóm Xác định một số nhóm tác dụng chiếm nhiều chi phí nhất trong hạng A

Các hoạt chất được sử dụng trong nhóm hạng A:

Liệt kê các hoạt chất sử dụng trong hạng A, tương ứng với các nhóm tác dụng dược lý như trên Xác định SKM, GTSD, tỷ lệ % SKM, tỷ lệ % GTSD của mỗi hoạt chất Xác định các hoạt chất chiếm nhiều chi phí nhất

Phương pháp phân tích VEN

Phân tích VEN gồm 6 bước:

Bước 1: Sắp xếp nhóm thuốc theo 3 loại V, E và N theo kết quả phân loại của 05 thành viên khoa dược gồm Trưởng khoa, Dược lâm sàng, Nghiệp vụ dược, Phụ trách chuyên môn nhà thuốc, Thủ kho chính tất cả có trình độ là dược sĩ đại học Phân loại VEN được thực hiện dựa trên các tiêu chí như sau:

+ Thuốc V (Vital drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện [4]

+ Thuốc E (Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện [4]

+ Thuốc N (Non-Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc [4]

Bước 2: Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất, đối với thuốc có nhiều lựa chọn thì xác định phân loại và ưu tiên quá bá, sau đó sẽ lựa chon các bước tiếp theo

Bước 3: Lựa chọn và loại bỏ những thuốc phương án trùng lập

Bước 4: Xem xét những thuốc thuộc nhóm thuốc N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những thuốc này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị

Bước 5: Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V, E trước nhóm N và đảm bảo thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn

Bước 6: Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V, E chặt chẽ hơn nhóm N

Phương pháp phân tích ma trận ABC/VEN

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phân tích danh mục thuốc tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn năm 2022 theo phương pháp ABC,VEN, ma trận ABC/VEN

3.2.1 Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phân loại ABC

Phân tích DMT sử dụng bằng phương pháp phân tích ABC nhằm phân định ra những thuốc chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách Từ đó có những kế hoạch, những chính sách cụ thể để xây dựng kế hoạch danh mục thuốc cho các năm tiếp theo Kết quả phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn năm 2022 theo phân tích ABC thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.32 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC

Giá trị sử dụng Số khoản mục Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Nhận xét: Kết quả phân tích cơ cấu DMT sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí

Sài Gòn năm 2022 theo phương pháp phân tích ABC cho thấy:

Tỷ lệ khoản mục các thuốc hạng A chiếm 11,27% tổng số khoản mục thuốc là hợp lý so với khuyến cáo từ 10-20% [4]

Tỷ lệ khoản mục các thuốc hạng B chiếm 23,06% tổng số khoản mục thuốc là chưa hợp lý so với khuyến cáo từ 10-20% [4]

Tỷ lệ khoản mục các thuốc hạng C chiếm 65,67% tổng số khoản mục thuốc là hợp lý so với khuyến cáo từ 60-80% [4]

Như vậy đối chiếu với hướng dẫn phân tích ABC quy định tại Thông tư 21/2013/TT-BYT thì tỷ lệ khoản mục các thuốc hạng A,C sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn năm 2022 là hợp lý, chỉ có thuốc hạng B là chưa hợp lý đang chiếm tỷ lệ về tổng số khoản mục cao hơn 3,06% so với quy định của thông tư [4] Các thuốc hạng A chiếm phần lớn kinh phí sử dụng của Bệnh viện, có GTSD chiếm 79,88% tổng chi phí sử dụng thuốc, với 64 khoản mục thuốc được sử dụng Vì vậy với mong muốn giảm chi phí sử dụng thuốc hạng A, nên đề tài đi sâu vào phân tích cụ thể các thuốc hạng A để xem xét việc sử dụng những thuốc không có trong danh mục, thuốc đắt tiền tập trung vào nhóm bệnh nào để bệnh viện đưa ra chính sách ưu tiên mua sắm thuốc

3.2.2 Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý trong hạng A

Bảng 3.33 Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý trong hạng A

STT Nhóm tác dụng dược lý

Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ% Giá trị(VNĐ) Tỷ lệ%

1 Thuốc tác dụng đối với máu 4 6,25 7.098.630.984 40,75

2 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 18 28,13 4.493.159.452 25,79

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid- base và các dung dịch tiêm truyền khác

6 Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 6 9,38 584.890.338 3,36

Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

8 Thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ 1 1,56 198.469.156 1,14

Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh

Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc

49 Nhận xét: Theo như phân tích cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý trong hạng A bảng trên Các thuốc hóa dược thuộc nhóm A được chia thành 12 nhóm tác dụng dược lý với 64 khoản mục có tổng giá trị sử dụng 17.418.830.654 VNĐ.Nhóm có tỷ lệ cao nhất về giá trị sử dụng là nhóm thuốc tác dụng với máu có GTSD 6.689.576.984 VNĐ chiếm 34,38% với 4 khoản mục chiếm 6,25%,Nhóm tiếp theo có tỷ lệ GTSD cao là nhóm thuốc ký sinh trùng ,chống nhiễm khuẩn với 18 khoản mục chiếm 28,13% có GTSD 4.493.159.452 VNĐ chiếm 25,79% Nhóm thuốc có giá trị sử dụng thấp nhất là nhóm thuốc chấn đoán với giá trị 54.319.999 VNĐ chiếm tỷ lệ sử dụng 0,31% và chỉ có

1 khoản mục chiếm tỷ lệ 1,56%

Bảng 3.34 Danh mục 10 thuốc hạng A có giá trị sử dụng cao nhất

Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng

Tên hoạt chất Nồng độ/HL Đ V

7 Valsacard Valsartan 80mg Vi ên 6.500 51.451 334.431.500

7,2% Acid amin* 200ml Ch ai 115.000 2.680 308.199.973

Nhận xét: Kết quả phân tích trong bảng trên cho thấy thống kê gồm 10 loại thuốc có hoạt chất khác nhau và có tổng GTSD là 11.017.604.121 VNĐ, có tới 5 thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn Trong đó có thuốc tác dụng với máu Nanokine 4000 IU có giá trị sử dụng cao nhất 5.947.547.000 VNĐ đây là thuốc cho bệnh nhân lọc máu chạy thận nhân tạo đồng thời thuốc này có giá thành cao nên GTSD của thuốc cao cần quản lý việc tồn trữ của các thuốc này, tìm thuốc cùng hoạt chất có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương có giá thành thấp hơn để thay thế giảm chí phí cho người bệnh

3.2.3 Phân tích danh mục thuốc theo phân loại VEN

Bảng 3.35 Phân tích danh mục thuốc theo phân loại VEN

STT Phân nhóm Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ % Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ %

51 Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy đã có 568 thuốc được sử dụng Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Sài Gòn theo phương pháp VEN như sau :

Nhóm thuốc thiết yếu (E) có chiếm tỷ lệ 82,75 % GTSD và có 470 khoản mục 90,02 % về tổng số khoản mục Đây là loại thuốc cần thiết cho chăm sóc sức khỏe đại đa số nhân dân, vì vậy cần phải đảm bảo đủ về số lượng và giá cả phải phù hợp

Nhóm thuốc tối cần (V) có GTSD 1.772.622.494 VNĐ chiếm tỷ lệ 8,13% và có

77 khoản mục chiếm tỷ lệ 13,56 % về số khoản mục Nhóm thuốc tối cần dùng để cứu sống người bệnh, không thể thiếu trong điều trị

Nhóm thuốc (N) có ít thuốc nhất và giá trị sử dụng ít nhất với 21 khoản mục thuốc,chỉ chiếm 3,70 % và có GTSD 402.729.538VNĐ chiếm tỷ lệ 1,85 % tổng giá trị sử dụng Nhóm N là các thuốc không thiết yếu trong điều trị

3.2.4 Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo ABC/VEN Đề tài tiến hành tổng hợp kết quả phân tích dựa theo phương pháp phân tích ABC và phương pháp phân tích VEN từ đó tổng hợp được kết quả phân tích theo phương pháp phân tích ABC/VEN Kết quả phân tích theo phương pháp phân tích ABC/VEN được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.36 Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng theo ABC/VEN

STT Nhóm hạng Số khoản mục Giá trị sử dụng

Số lượng Tỷ lệ % Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ %

52 Nhận xét: Từ kết quả phân tích ABC/VEN ở bảng trên cả 3 hạng A,B,C thuốc nhóm E chiếm nhiều nhất cả về số khoản mục và giá trị sử dụng Nhóm AE có 55 khoản mục có GTSD 15.858.946.488 VNĐ chiếm tỷ lệ 72,72%, nhóm BE gồm 113 khoản mục chiếm có GTSD 2.745.648.178 VNĐ chiếm tỷ lệ 13,17% và nhóm CE gồm 302 khoản mục có GTSD 900.420.891VNĐ chiếm tỷ lệ 4,13% trên tổng giá trị sử dụng

Các nhóm thuốc cần thiết trong quá trình điều trị là nhóm AV gồm 7 khoản mục có GTSD 1.340.590.667 VNĐ chiếm tỷ lệ 6,15 %; nhóm BV gồm 13 khoản mục có GTSD 273.983.949 VNĐ chiếm tỷ lệ 1,26 % và nhóm CV gồm 57 khoản mục chiếm có GTSD 158.047.878VNĐ và chiếm 0,72 % tổng giá trị sử dụng Vì vậy cần phải quan tâm đến việc đặt hàng và dự trữ trong kho các thuốc nhóm này một lượng an toàn để đảm bảo điều trị cho bệnh nhân

Trong nhóm A thì nhóm AE có số khoản mục nhiều nhất là 55 khoản mục chiếm 9,68% trong tổng số và cũng có giá trị cao nhất chêím 72,72 % Tiếp theo là nhóm AV có 7 khoản mục chiếm 1,23% và giá trị chiếm 6,15% Thấp nhất là nhóm AN chỉ có 2 khoản mục chiếm 0,35% và 1,01% về giá trị Trong nhóm C thì CE là nhóm có số khoản mục cao nhất 113 khoản mục chiếm 302 chiếm 53,17%, về giá trị sử dụng cugx chiếm tỷ lệ cao nhất là 900.420.89 triệu đồng chiếm 4,13% Trong nhóm B thì nhóm BE cũng cao nhất với 113 khoản mục chiếm 19,98%, về giá trị là 2.872.614.672 triệu đồng chiếm 13,17% Trong tất cả các nhóm E bao gồm AE, BE và CE thì CE vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó đến BE và cuối cùng là AE

Nhóm CN gồm 14 khoản mục có GTSD 32.068.638 VNĐ chiếm tỷ 0,15% tổng GTSD, đây là nhóm thuốc ít quan trọng và có giá trị sử dụng không lớn, nên không cần quan tâm nhiều Nhóm BN gồm 5 khoản mục có GTSD 151.367.401 VNĐ chiếm tỷ lệ 0,69% tổng GTSD Tuy nhiên với nhóm thuốc AN gồm có 2 khoản mục có GTSD 219.293.498 VNĐ chiếm tỷ lệ 1.01 % về tổng giá trị sử dụng Đây là nhóm thuốc ít quan trọng nhưng lại có giá trị sử dụng hơi cao một chút Với mong muốn giảm chi phí khi nguồn kinh phí của bệnh viện không đủ để mua toàn bộ các thuốc Vì vậy, cần phân tích thêm nhóm AN, BN xem xét để hạn chế hoặc loại bỏ các thuốc không cần thiết ra khỏi danh mục

53 3.2.5 Cơ cấu các thuốc trong nhóm AN, BN theo theo danh mục sử dụng

Bảng 3.37 Cơ cấu các thuốc trong nhóm AN theo theo danh mục sử dụng

Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng

Tên hoạt chất Nồng độ/HL ĐV

SL thuốc đã sử dụng năm 2022

1 Ceralon Ginkgo biloba 120mg Viên 25.235 153.933.500 70,2

Que cấy ngừa thai 68mg Hộp 38 65.359.998 29,8

Nhận xét: Nhóm AN gồm có 2 thuốc và có GTSD là 219.293.498 VNĐ Nhóm thuốc AN chủ yếu là nhóm thuốc hỗ trợ điều trị vì vậy bệnh viện cần xem xét loại bỏ bớt một số thuốc trong nhóm dược liệu ra khỏi danh mục nhằm giảm kinh phí sử dụng thuốc

Bảng 3.38 Cơ cấu các thuốc trong nhóm BN theo theo danh mục sử dụng

Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng

Tên hoạt chất Nồng độ/HL ĐVT

SL thuốc đã sử dụng năm

1 Silymax complex silymarin+diệp hạ châu+nhân trần+curcumin

Cao khô lá thường xuân 0,49g/70ml Chai 448 28.448.000

Cao khô lá thường xuân 2,9g Chai 206 11.330.000

Nhận xét: Nhóm BN gồm có 5 thuốc và có GTSD là 151.367.401 VNĐ Nhóm thuốc BN chủ yếu là nhóm thuốc hỗ trợ điều trị vì vậy bệnh viện cần xem xét loại bỏ bớt một số thuốc trong nhóm dược liệu ra khỏi danh mục nhằm giảm kinh phí sử dụng thuốc.

BÀN LUẬN

Về mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh

4.1.1 Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nguồn gốc thuốc hóa dược, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn năm 2022 theo nguồn gốc gồm 2 nhóm: Trong đó, thuốc hóa dược với 21.713.669.702 VNĐ chiếm tỷ lệ 99,57% cao hơn Bệnh viện đa khoa huyện Hưng Hà- Tỉnh Thái Bình (năm 2021 là 88,83%) [21]), cao hơn Bệnh viện đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột (năm 2011 là 89,42% [22]), tương đương với Bệnh viên đa khoa Hồng Đức III-TP Hồ Chí Minh(năm 2021 là 99,6% [20])

4.1.2 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

4.1.2.1 Về nhóm thuốc hóa dược

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, DMT hóa dược sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn năm 2022 gồm 563 khoản mục thuốc thuộc 24 nhóm tác dụng dược lý với kinh phí là 21.713.699.702 VNĐ Kinh phí sử dụng thuốc chủ yếu tập trung vào 6 nhóm thuốc: Thuốc tác dụng đối với máu; Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn; Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cần bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác; Thuốc tim mạch; Thuốc đường tiêu hóa; Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết Giá trị sử dụng của 6 nhóm này chiếm tỷ lệ 66,83% tổng giá trị sử dụng thuốc So sánh với mô hình bệnh tật của Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn năm

2022, các nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao là bệnh hệ hô hấp; bệnh hệ cơ, xương, khớp và mô liên kết; bệnh hệ tiêu hoá; bệnh hệ tuần hoàn; bệnh của hệ tiết niệu Như vậy, kết quả sử dụng thuốc hóa dược là khá phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện Trong tổng số 24 nhóm tác dụng dược lý thì nhóm thuốc tác dụng đối với máu có

18 SKM chiếm tỷ lệ 33,51% và đạt giá trị sử dụng là 7.277.092.445 VNĐ chiếm tỷ lệ 33,51%, tiếp theo là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có 87 SKM chiếm tỷ lệ 15,45% có giá trị sử dụng 5.005.079.594 VNĐ chiếm tỷ lệ 23,05%; nhóm thuốc đường tiêu hoá với 84 SKM chiếm tỷ lệ 14,92% có GTSD 1.981.882.890 VNĐ chiếm tỷ lệ 9,13%; thuốc tim mạch có 63 SKM chiếm tỷ lệ 11,19% và có giá trị sử dụng 1.875.851.721 VNĐ chiếm tỷ lệ 8,64%; tiếp theo là nhóm thu dung dịch điều chỉnh

56 nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác có 34 khoản chiếm tỷ lệ 6,04% có giá trị sử dụng 1.814.379.286 VNĐ chiếm tỷ lệ 8,36%; cuối cùng là nhóm hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết có 51 SKM chiếm tỷ lệ 9,06% và có giá trị sử dụng 1.005.250.179 VNĐ đồng chiếm tỷ lệ 4,63%

Các kết quả nghiên cứu 6 nhóm trên có nhóm thuốc tác dụng đối với máu số khoản mục chiếm tỷ lệ thấp nhất nhưng lại có GTSD cao nhất Trong đó nhóm thuốc tác dụng với máu có một thuốc sử dụng cho bệnh nhân chạy thận lọc máu có giá trị sử dụng lên đến 5.947.547.000 VNĐ chiếm tỷ lệ 81,73% tổng giá trị sử dụng trong nhóm cao hơn rất nhiều so với Bệnh viện đa khoa Hưng Hà- Tỉnh Thái Bình năm 2021 chỉ chiếm 0,37%GTSD [21] Cần giám sát theo dõi chặt chẽ việc sử dụng, quản lý tồn kho, tăng cường công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc cho bác sỹ đảm bảo sử dụng thuốc an toàn hợp lý, tránh lạm dụng thuốc gây tốn kém chi phí cho người bệnh

Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn tại các bệnh viện chiếm tỷ lệ cao nhất về số lượng và thứ 2 về giá trị sử dụng bao gồm 11 nhóm Trong nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn thì nhóm kháng sinh Beta-lactam chiếm số lượng nhiều nhất với 37 khoản mục chiếm tỷ lệ 41,1% và có giá trị sử dụng 4.064.991.417 VNĐ chiếm tỷ lệ tới 81,22% Tiếp là nhóm quinolon chiếm tỷ lệ 8,59% GTSD, thấp nhất là nhóm điều trị bệnh lao chỉ với tỷ lệ 0,03% tổng GTSD của các thuốc kháng sinh.Trong nhóm kháng sinh Beta-lactam có nhóm Cephalosporin thế hệ 3 chiếm số lượng nhiều nhất với 13 khoảng mục chiếm 35,1% có GTSD 2.416.834.549 VNĐ chiếm tỷ lệ 59,45% tổng GTSD của nhóm Beta-lactam.Trong nhóm này có 23 thuốc đường uống, 14 thuốc đường tiêm sử dụng cho bệnh nhân điều trị nội trú được thực hiện tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện chỉ chiếm 37,8% tỷ lệ về khoản mục nhưng có GTSD 2.471.304.637 VNĐ chiếm tỷ lệ tới 60,79% Thêm một kết quả nghiên cứu về phân nhóm kháng sinh ưu tiên quản lý tại bệnh viện theo quyết định 5631/QĐ-BYT [16] cho thấy; Nhóm kháng sinh không nằm trong nhóm ưu tiên quản lý chiếm tỷ lệ cao nhất về số khoản mục và GTSD, nhưng đáng lưu tâm nhất lại là nhóm kháng sinh cần ưu tiên quản lý -Nhóm 1 chỉ với 7 khoản mục chiếm tỷ lệ 8,1% và có GTSD 755.349.047 VNĐ chiếm tỷ lệ 15,09% tổng GTSD của các thuốc kháng sinh Đối với thuốc nhóm này phải có quy trình kê đơn, duyệt, cấp phát kháng sinh ưu tiên quản lý; Có phiếu yêu cầu sử

57 dụng kháng sinh cần ưu tiên quản lý được điền đầy đủ thông tin mới được sử dụng cho người bệnh

So sánh với các với các nghiên cứu tỷ lệ sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện thì tỷ lệ sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn có giá trị sử dụng cũng tương đối cao chỉ sau Bệnh viện đa khoa Hưng Hà Tỉnh Thái Bình năm 2022 với GTSD 32,06% [21]; và cao hơn các bệnh viện khác như;Bệnh viện đa khoa Thành phố Buôn

Mê Thuột năm 2021 với GTSD 20,2% [22]; Bênh viện đa khoa Hồng Đức III-TP.Hồ Chí Minh năm 2021 với GTSD 15,4% [20] Kết quả này kết hợp với mô hình bệnh tật cho thấy việc lựa chọn và sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn còn chưa hợp lý, điều này được giải thích bởi ngoài việc sử dụng kháng sinh điều trị bệnh thì nhiều trường hợp các Bác sỹ dự phòng lây nhiễm chéo trong bệnh viện do Bệnh viện nằm trong thành phố lớn có tỷ lệ đề kháng kháng sinh tương đối lớn Và khi bệnh nhân nhập viện điều trị thì tâm lý người bệnh là muốn sử dụng thuốc tiêm để nhanh chóng khỏi bệnh cộng với một số Bác sỹ điều trị chủ quan, dùng kháng sinh theo kinh nghiệm Vấn đề này HĐT&ĐT Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn cần phải xem xét lại, phải tập trung chỉ đạo việc sử dụng kháng sinh Việc sử dụng đường tiêm nhiều, trong đó chủ yếu là nhóm kháng sinh cần ưu tiên quản lý với giá trị cao nên cần phải được giám sát chặt chẽ, tăng cường công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về thuốc cho các Bác sỹ : Nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhiễm trùng; giảm khả năng xuất hiện đề kháng của vi sinh vật gây bệnh; Đảm bảo an toàn, giảm thiểu các biến cố bất lợi cho người bệnh; Giảm chi phí nhưng không ảnh hưởng tới chất lượng điều trị; Thúc đẩy chính sách sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn [16]

4.1.2.2 Về nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

Nhóm thuốc dược liệu có 05 khoản mục và 03 nhóm tác dụng dược lý có GTSD tương đối thấp 93.664.381 VNĐ Theo tiêu chí lựa chọn thuốc trong xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện, quy định tại Thông tư 21/2013/TT-BYT đó là lựa chọn các thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị [4] Nên GTSD của nhóm chỉ chiếm 0,43 tổng chi phí sử dụng thuốc Điều này có thể giải thích được bởi nguyên nhân sau: + Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn là Bệnh viện đa khoa tư nhân luôn đặt việc điều trị hiệu quả lên hàng đầu: phát hiện bệnh sớm nhất, điều trị nhanh khỏi bệnh nhất để làm hài lòng khách hàng, tăng uy tín cho bệnh viện

+ Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu chỉ phối hợp cùng hoặc thay thế các thuốc hóa dược nhằm hỗ trợ mà không phải là các thuốc chuyên khoa điều trị bệnh có giá trị cao như vậy sẽ làm tăng chi phí điều trị và tăng nguồn chi của Bệnh viện dành cho mua thuốc

4.1.3 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ Ưu tiên lựa chọn thuốc sản xuất trong nước là một trong những tiêu chí trong lựa chọn thuốc thành phẩm sử dụng trong các cơ sở khám chữa bệnh được quy định tại Thông tư 21/2013/TT-BYT [4] Để nâng cao tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước, năm 2012 BYT đã ra quyết định 4824/QĐ-BYT ngày 3/12/2012 [8], phê duyệt và ban hành đề án: “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” giai đoạn 2012-2020 nhằm hỗ trợ ngành Dược Việt Nam phát triển, đảm bảo nguồn cung ứng thuốc trong công tác phòng, chữa bệnh, nhân viên không bị lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài Mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước chiếm 30% ở tuyến trung ương, 50% ở tuyến tỉnh và 75% ở tuyến huyện [9] Sau thời gian triển khai Đề án, cán bộ y tế và người dân đã tin tưởng vào thuốc do doanh nghiệp trong nước sản xuất Đặc biệt, khái niệm “sử dụng thuốc trong nước” đã hình thành trong tiềm thức của người dân trong phòng và chữa bệnh [8] Trong điều kiện hiện nay, khi chưa có một bằng chứng rõ ràng chứng minh rằng các thuốc ngoại đều có hiệu quả điều trị hơn các thuốc sản xuất trong nước, thì đối với những nhóm thuốc mà công nghiệp dược trong nước có khả năng đáp ứng, việc sử dụng nhiều các thuốc ngoại nhập vẫn còn là vấn đề bất cập Điều này có thể do tâm lý thích dùng hàng ngoại của người Việt Nam, hoặc do sự tác động của hoạt động Marketing chuyên nghiệp của các công ty nước ngoài Đồng thời các doanh nghiệp dược trong nước cũng chưa đáp ứng được hết nhu cầu điều trị, chưa chú trọng hoạt động marketing, phát triển chiến lược mẫu mã nên chưa tạo được niềm tin cho bác sĩ kê đơn Ưu tiên sử dụng thuốc trong nước sẽ giảm chi phí điều trị, đồng thời thúc đẩy nền công nghiệp dược trong nước phát triển [8] Do đó, Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn nên dần thay đổi cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại, cân nhắc sự thay thế thuốc ngoại bằng thuốc nội có tác dụng tương đương mà chi phí thấp hơn để tiết kiệm ngân sách, hạn chế vượt quỹ khám chữa bệnh và giúp giảm gánh nặng tài chính cho bệnh nhân

Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn năm 2022 cho thấy, tỷ lệ số khoản mục thuốc sản xuất trong nước hơi khiêm tốn về SKM chỉ chiếm 55,63% cao hơn thuốc nhập khẩu rất ít, SKM thuốc nhập khẩu là 44,37% chiếm 43,34% tổng GTSD Bệnh viện cũng có sự ưu tiên, chú trọng việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước trong quá trình điều trị, giúp giảm thiểu chi phí điều trị cho bệnh nhân nhưng do đặc thù là bệnh viện tư nhân tại thành phố lớn với tiêu chí của bệnh viện là điều trị cho bệnh nhân tốt nhất, nhanh khỏi bệnh nhất và ngoài tiếp nhận bệnh nhân có BHYT, bệnh viện còn có nguồn bệnh nhân bảo hiểm thương mại, bệnh nhân dịch vụ tự nguyện có quyền lợi cao vì vậy bệnh viện dùng nhiều thuốc nhập khẩu hơn so với quy định của Bộ Y tế cũng có thể cho là phù hợp Kết quả nghiên cứu này khá tương đồng với kết quả nghiên cứu c ủa các bệnh viện tư nhân ở các thành phố lớn như Bệnh viện đa khoa Hồng Đức III-TP.HCM năm 2021, thuốc sản xuất trong nước có GTSD là 30,8% còn thuốc nhập khẩu cao hơn thuốc sản xuất trong nước 69,2% [20] Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng-TP.Đà Nẵng thuốc sản xuất trong nước có GTSD là 58,5% chỉ cao hơn thuốc nhập khẩu không đáng kể 41,5% [23] Trái ngược với Bệnh viện đa khoa Hưng Hà-Tỉnh Thái Bình, giá trị sử dụng của thuốc sản xuất trong nước là 69,16% và thuốc nhập khẩu là 30,84% [21]

4.1.4 Về cơ cấu DMT sử dụng theo đơn thành phần – đa thành phần

Trong danh mục thuốc hóa dược sử dụng tại Bệnh Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn năm 2022 thuốc đơn thành phần chiếm tỷ lệ lớn về số khoản mục là 505 chiếm tỷ lệ 89,70% và có giá trị là 18.042.837.464 VNĐ chiếm tỷ lệ 83,09% Còn lại là thuốc đa thành phần có số khoản mục là 58 chiếm tỷ lệ 10,30% và giá trị sử dụng là 3.670.832.238 VNĐ chiếm tỷ lệ 16,91%

Với thuốc ở dạng phối hợp, HĐT&ĐT của Bệnh viện xem xét thấy người bệnh cần sử dụng hai hay nhiều hơn các thuốc đơn chất thì sẽ kê ở dạng phối hợp để giảm chi phí (thường trong viên phối hợp tính giá thành sẽ giảm hơn so với khi dùng hai hoặc nhiều hơn các thuốc ở dạng đơn chất) và giảm số loại thuốc người bệnh phải uống hàng ngày mà vẫn đạt hiệu quả điều trị (các thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc tiểu đường) Điều này cũng phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế chỉ nên sử dụng các thuốc dạng phối hợp khi chúng có lợi thế vượt trội về hiệu quả, độ an toàn hoặc tiện dụng so với các thuốc ở dạng đơn chất [27] Với nghiên cứu này tại đa số các bệnh viện đều cho kết quả: thuốc

Phân tích danh mục thuốc tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn năm 2022 theo phương pháp ABC,VEN, ma trận ABC/VEN

4.2.1 Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phân loại ABC

Theo khuyến cáo 75-80% giá trị sử dụng các thuốc hạng A tương ứng với 10-20% khoản mục, 15-20% giá trị sử dụng các thuốc hạng B tương ứng với 10-20% khoản mục, và 5-10% giá trị sử dụng các thuốc hạng C tương ứng với 60-80% khoản mục [4] Kết quả phân tích ABC của Bệnh viện cho thấy, 79,88% giá trị sử dụng các thuốc hạng A

62 tương ứng với 11,27% khoản mục, 15,12% giá trị sử dụng các thuốc hạng B tương ứng với 23,06% khoản mục, 5,0% giá trị sử dụng các thuốc hạng C tương ứng với 65,67% khoản mục Đối chiếu với hướng dẫn phân tích ABC quy định tại Thông tư 21/2013/TT-BYT [4] cho thấy danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện theo phân tích ABC là chưa hợp lý về khoản mục, thuốc hạng B gồm 131 khoản mục chiếm tỷ lệ 23,06% cao hơn quy định ( hạng B chiếm khoảng 10-20% số khoản mục)

Tuy thuốc hạng A và hạng C phù hợp với quy định khuyến cáo của thông tư 64 khoản mục chiếm tỷ lệ 11,27% Điều này cho thấy Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn khá phù hợp tuy nhiên cần đánh giá lại việc cung ứng thuốc nhóm B cáo hơn quy định 3,06% nhằm tối ưu hóa việc sử dụng kinh phí, đảm bảo công tác cung ứng thuốc, chất lượng, hiệu quả

Về cơ cấu các thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý cho thấy, các thuốc hạng

A thuốc hóa dược gồm 12 nhóm tác dụng dược lý và không có nhóm thuốc thành phẩm đông y, trong đó có 05 nhóm chiếm giá trị sử dụng nhiều nhất đó là Thuốc tác dụng đối với máu chiếm 40,75%; nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng chống nhiễm khuẩn chiếm 25,79%;Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid –base và các dung dịch tiêm truyền khác chiếm 9,6%; Thuốc đường tiêu hóa chiếm 7,78%; Thuốc tim mạch chiếm 7,61% Như vậy kết quả này cũng tương đồng và phù hợp với phân tích cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện theo nhóm tác dụng dược lý Điểm đáng lưu ý trong danh mục thuốc hạng A có nhóm Vitamin và khoáng chất với 1 khoản mục chiếm 0,44% GTSD chiếm tỷ lệ thấp nhưng cũng cần xem xét loại bỏ hoặc giảm bớt số lượng sử dụng

Trong bảng phân tích 10 thuốc nhóm A có GTSD nhiều nhất ta thấy có 9 thuốc trên chiếm vai trò quan trọng trong điều trị, theo mô hình bệnh tật của bệnh viện đồng thời có 2 thuốc trùng lắp về hoạt chất, đường dùng là thuốc Basultam và Prazone-S (Cefoperazon + sulbactam) Như vậy HĐT&ĐT bệnh viện cần đánh giá về việc sử dụng

2 loại thuốc này để đảm hiệu có quả điều trị tốt nhất, hạn chế chi phí, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý tránh nhầm lẫn trong cấp phát và sử dụng Đứng thứ nhất trong bảng phân tích là thuốc Nanokine 4000IU với số lượng sử dụng là 22.486 lọ có GTSD rất cao là 5.947.547.000 VNĐ đây là thuốc có hoạt chất

Erythropoietin là một yếu tố tăng trưởng được sản xuất trong thận để kích thích sản xuất các tế bào hồng cầu, thuốc được thanh toán BHYT 100%, sử dụng cho các bệnh nhân chạy thận nhân tạo, phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện có 30 máy chạy thật hoạt động hết công suất hàng ngày chỉ trừ ngày chủ nhật và quản lý khoảng 200- 220 bệnh nhân chạy thận định kỳ tại bệnh viện Đứng thứ hai trong nhóm A là thuốc Basultam là kháng sinh thuộc nhóm Betalactam, thuốc này thường được sử dụng nhiều trong các bệnh viện để điều trị bệnh nhiễm khuẩn nặng tuy nhiên giá thành cũng hơi cao, cần phải xem xét và cân nhắc lựa chọn thuốc có giá cả phải chăng để giảm chi phí điều trị cho người bệnh

Tuy nhiên nếu xét tổng thể trong nhóm A vẫn có những thuốc bị trùng lặp vì thế nên cần phân tích ABC,VEN để lựa chọn thuốc cho đúng đắn phù hợp, tránh nguy cơ bị lạm dụng bất thường trong DMT để từ đó có chính sách mua thuốc hợp lý đây là công cụ hữu hiệu trong lựa chọn, mua sắm, quản lý và phân phối, thúc đẩy sử dụng thuốc hợp lý hiện nay [4]

4.2.2 Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phân loại VEN

Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn năm

2022 bằng phân tích VEN cho kết quả như sau: Nhóm thuốc thiết yếu (E) có số lượng khoản mục và giá trị sử dụng nhiều nhất, chiếm 82,75 % về số khoản mục và 90,02 % về giá trị sử dụng Nhóm thuốc tối cần (V) có số lượng khoản mục và GTSD nhiều hơn nhóm N chiếm 13,56 % về số khoản mục, có giá trị sử dụng chiếm 8,13 %.Nhóm thuốc không thiết yếu (N) có số lượng khoản mục ít nhất chiếm 3,7 % và có giá trị sử dụng chiếm 1,85 % điều này là phù hợp vì nhóm N là các thuốc không thiết yếu trong điều trị, dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc Nhưng cũng cần rà soát xem xét lại nhóm thuốc E có phải là nhóm N hay không để giảm số lượng thuốc ở nhóm E nếu thấy chúng không còn là thuốc thiết yếu đối với bệnh viện

So sánh với kết quả nghiên cứu của 1 số bệnh viện qua phương pháp phân tích VEN thì tất cả các bệnh viện đều cho kết quả nhóm E là nhóm có SKM và GTSD chiếm tỷ lệ cao nhất trong danh mục và cũng dao động tương đương nhau về tỷ lệ SKM là từ 63,5% đến 81,3%, về GTSD chiếm tỷ lệ từ 65,1% đến 89,77%.Tuy nhiên tỷ lệ 2 nhóm

V, N lại có sự khác nhau giữa các bệnh viện DMT tại Bệnh viện đa khoa Hồng Đức III- TP.Hồ Chí Minh năm 2021, thuốc nhóm V chiếm 13,1% SKM và 19,5% GTSD, thuốc nhóm N chiếm 5,6% SKM và 4,3% GTSD [20] DMT Bệnh viện đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột – Tỉnh Đắk Lắk năm 2021 thuốc nhóm V chiếm 6,52% SKM và 18,87% GTSD,thuốc nhóm N chiếm 18,48% SKM và 13,91% GTSD [22] DMT Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng-TP.Đà Nẵng năm 2020 thuốc nhóm V chiếm 30,9% SKM và 28,4% GTSD,thuốc nhóm N chiếm 5,6% SKM và 6,5% GTSD [23]

4.2.3 Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN

Kết quả phân tích cho thấy,ở cả 3 hạng A,B,C,thuốc nhóm E chiếm nhiều nhất cả về số lượng khoản mục và giá trị sử dụng.Thuốc nhóm V có 77 khoản mục chiếm tỷ lệ 13,56 % về SKM và chiếm 8,13 % GTSD nên cần phải quan tâm đến việc đặt hàng và dự trữ các thuốc nhóm này một lượng an toàn vì đây là nhóm thuốc dùng để cứu sống người bệnh không thể thiếu trong điều trị [4] Bệnh viện kiểm soát khá tốt thuốc nhóm

N chỉ với 32 thuốc chiếm 3,70 % về SKM và chiếm 1,85 % GTSD nhưng đây là nhóm thuốc không thiết yếu trong điều trị nên có thể cân nhắc loại bỏ ra khỏi DMT bệnh viện

Về cơ cấu nhóm thuốc AN chỉ có 2 thuốc, thuốc BN có 5 thuốc là những thuốc hỗ trợ cho điều trị, bệnh viện cần có sự quản lý chặt chẽ việc sử dụng các nhóm thuốc này, tránh lựa chọn cung ứng các thuốc có giá thành cao để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc, tránh lãng phí ngân sách của bệnh viện

Hạn chế của đề tài

Việc phân loại nhóm V, E, N chưa tiến hành họp thông qua Hội đồng thuốc và điều trị cũng như ý kiến đồng thuận từ các khoa lâm sàng, mới dừng lại thực hiện tại Khoa Dược, vì vậy việc phân loại còn mang tính chất cảm tính, chưa phản ánh chính xác thực trạng sử dụng thuốc của bệnh viện.

Ngày đăng: 28/09/2024, 08:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Y tế (2011). Thông tư 22/2011/TT-BYT Quy định về tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện, ngày 10/06/2011,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 22/2011/TT-BYT Quy định về tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện, ngày 10/06/2011
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2011
3. Bộ Y tế (2011), Thông tư 23/2011/TT-BYT 2011 Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh, ngày 10/06/2011,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 23/2011/TT-BYT 2011 Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh, ngày 10/06/2011
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2011
4. Bộ Y tế (2013),Thông tư số 21/2013/TT-BYT Quy định tổ chức hoạt động của Hội đồng thuốc & Điều trị, ngày 8/8/2013,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 21/2013/TT-BYT Quy định tổ chức hoạt động của Hội đồng thuốc & Điều trị, ngày 8/8/2013
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2013
5. Bộ Y tế (2018), Thông tư 30/2018/TT-BYT Ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế,ngày 30/10/2018 ,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 30/2018/TT-BYT Ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế,ngày 30/10/2018
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2018
6. Bộ Y tế (2015), Thông tư số 05/2015/TT- BYT Ban hành danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và các vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế,ngày 17/3/2015,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 05/2015/TT- BYT Ban hành danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và các vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế,ngày 17/3/2015
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2015
7. Bộ Y tế (2019), Thông tư 03/2019/TT-BYT Ban hành DMT sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp, ngày 28/3/2019,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 03/2019/TT-BYT Ban hành DMT sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp, ngày 28/3/2019
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2019
8. Bộ Y tế (2012), Quyết định số 4824/QĐ-BYT Phê duyệt Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 4824/QĐ-BYT Phê duyệt Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2012
9. Bộ Y tế (2021), Báo cáo đánh giá kết quả triển khai Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược giai đoạn đến 2020 tầm nhìn 2030,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá kết quả triển khai Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược giai đoạn đến 2020 tầm nhìn 2030
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2021
11. Bộ Y tế (2018), Thông tư 19/2018/TT-BYT Ban hành danh mục thuốc thiết yếu, ngày 30/08/2018, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 19/2018/TT-BYT Ban hành danh mục thuốc thiết yếu
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2018
12. Bộ Y tế (2013), Quyết định số 2174/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020, , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 2174/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2013
13. Thủ tướng Chính phủ (2020), Nghị định 131/2020/NĐ-CP Quy định về tổ chức, hoạt động của Dược lâm sàng trong cơ sở khám chữa bệnh ngày 30/12/2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 131/2020/NĐ-CP Quy định về tổ chức, hoạt động của Dược lâm sàng trong cơ sở khám chữa bệnh ngày 30/12/2020
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2020
14. Bộ Y tế (2020), Quyết định số 4469/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Bảng phân loại quốc tế mã hóa bệnh tật, nguyên nhân tử vong ICD-10 và“Hướng dẫn mã hóa bệnh tật theo ICD-10” tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”,ngày 28/10/2020,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 4469/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Bảng phân loại quốc tế mã hóa bệnh tật, nguyên nhân tử vong ICD-10 và "“Hướng dẫn mã hóa bệnh tật theo ICD-10” tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”,ngày 28/10/2020
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2020
15. Bảo hiểm xã hội việt Nam (2017), Kiểm soát chi phí thuốc phù hợp khả năng chi trả của quỹ BHYT, Hội thảo ”Kiểm soát việc sử dụng và chi tiêu đối với các thuốc do quỹ BHYT chi trả”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm soát chi phí thuốc phù hợp khả năng chi trả của quỹ BHYT", Hội thảo ”Kiểm soát việc sử dụng và chi tiêu đối với các thuốc do quỹ BHYT chi trả
Tác giả: Bảo hiểm xã hội việt Nam
Năm: 2017
16. Bộ Y tế (2020), Quyết định 5631/QĐ-BYT Ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”, ngày 31/12/2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 5631/QĐ-BYT Ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”, ngày 31/12/2020
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2020
17. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2017), Công văn số 3968/BHXH-DVT, V/v thống nhất tỷ lệ sử dụng Biệt Dược gốc tại các tuyến điều trị theo chỉ đạo của Chính phủ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn số 3968/BHXH-DVT, V/v thống nhất tỷ lệ sử dụng Biệt Dược gốc tại các tuyến điều trị theo chỉ đạo của Chính phủ
Tác giả: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Năm: 2017
18. Bộ Y tế (2017). Quyết định số 3465/QĐ-BYT, ngày 08/7/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ mã danh mục dùng chung áp dụng trong khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán Bảo hiểm y tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 3465/QĐ-BYT, ngày 08/7/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ mã danh mục dùng chung áp dụng trong khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán Bảo hiểm y tế
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2017
19. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2014), Ban hành kèm theo Quyết định số 1399/QĐ- BHXH ngày 22/12/2014 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Quy định tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban hành kèm theo Quyết định số 1399/QĐ-BHXH ngày 22/12/2014 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Tác giả: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Năm: 2014
20. Đậu Thị Huyền Trâm (2023), Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Hồng Đức III TP.Hồ Chí Minh năm 2021, Luận văn chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Hồng Đức III TP.Hồ Chí Minh năm 2021
Tác giả: Đậu Thị Huyền Trâm
Năm: 2023
21. Nguyễn Thị Dung (2023), Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Hưng Hà Tỉnh Thái Bình năm 2021, Luận văn chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Hưng Hà Tỉnh Thái Bình năm 2021
Tác giả: Nguyễn Thị Dung
Năm: 2023
22. Nguyễn Lương Bằng (2023), Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện đa khoa thành phố Buôn Mê Thuột năm 2021-Tỉnh Đắk Lắk, Luận văn chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện đa khoa thành phố Buôn Mê Thuột năm 2021-Tỉnh Đắk Lắk
Tác giả: Nguyễn Lương Bằng
Năm: 2023

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN