1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022

85 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai năm 2022
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thiện
Người hướng dẫn TS. Lã Thị Quỳnh Liên
Trường học Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên ngành Dược Sĩ Chuyên Khoa Cấp I
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,69 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN (13)
    • 1.1 Danh mục thuốc và xây dựng danh mục thuốc (13)
      • 1.1.1 Danh mục thuốc (13)
      • 1.1.2 Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc (13)
      • 1.1.3 Các bước xây dựng danh mục thuốc (13)
    • 1.2 Các văn bản pháp luật liên quan đến nghiên cứu của đề tài (14)
    • 1.3 Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc tại bệnh viện (15)
      • 1.3.1 Phương pháp phân tích nhóm điều trị (15)
      • 1.3.2 Phương pháp phân tích ABC (16)
      • 1.3.3 Phương pháp phân tích VEN (16)
      • 1.3.4 Phương pháp phân tích ma trận ABC/VEN (17)
    • 1.4 Thực trạng sử dụng thuốc Bệnh viện tuyến huyện Đông Nam Bộ tại Việt Nam (18)
      • 1.4.1 Về cơ cấu thuốc theo nguồn gốc thuốc hóa dược; thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền (18)
      • 1.4.2 Về cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ (19)
      • 1.4.3 Về cơ cấu thuốc theotasc dụng dược lý (0)
      • 1.4.4 Về cơ cấu thuốc theo Biệt dược gốc và thuốc Generic (21)
      • 1.4.5 Về cơ cấu thuốc theo đường dùng (21)
      • 1.4.6 Về cơ cấu thuốc đơn thành phần và đa thành phần (22)
      • 1.4.7 Về cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC (23)
      • 1.4.8 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích VEN (24)
      • 1.4.9 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ma trận ABC/VEN (24)
    • 1.5 Một vài nét về TTYT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai và tình hình sử dụng thuốc tại đơn vị (26)
      • 1.5.1 Cơ cấu nhân lực của TTYT huyện Trảng Bom (28)
      • 1.5.2 Mô hình bệnh tật tại TTYT huyện Trảng Bom năm 2022 (29)
      • 1.5.3 Vài nét về khoa Dược - TTBVTYT - Trung tâm y tế huyện Trảng Bom (30)
    • 1.6. Tính cấp thiết của đề tài (32)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (34)
    • 2.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu (34)
      • 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu (34)
      • 2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu (34)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (34)
      • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (34)
      • 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (34)
      • 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu (34)
      • 2.2.4. Các biến số nghiên cứu (35)
      • 2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu (38)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (41)
    • 3.1. Cơ cấu thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bom năm 2022 (41)
      • 3.1.1 Kinh phí mua thuốc tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bom năm 2022 (41)
      • 3.1.2 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc hóa dược; thuốc đông y, thuốc từ dược liệu (41)
      • 3.1.3 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý (41)
      • 3.1.4 Cơ cấu thuốc sử dụng nhóm hocmon và các thuốc tác động vào hệ nội tiết (43)
      • 3.1.5 Cơ cấu thuốc sử dụng nhóm thuốc tim mạch (46)
      • 3.1.6 Cơ cấu thuốc sử dụng thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (51)
      • 3.1.7 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ (54)
      • 3.1.8 Cơ cấu thuốc theo biệt dược gốc và thuốc Generic (54)
      • 3.1.9 Cơ cấu thuốc Generic theo nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật (55)
      • 3.1.10 Cơ cấu thuốc đơn thành phần, đa thành phần (55)
      • 3.1.11 Cơ cấu thuốc theo đường dùng (56)
    • 3.2. Phân tích ABC/VEN của danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bom năm 2022 (56)
      • 3.2.1. Phân tích DMT sử dụng theo phương pháp phân tích ABC (56)
      • 3.2.2. Phân tích DMT sử dụng theo phương pháp VEN (58)
      • 3.2.3. Phân tích DMT sử dụng theo ma trận ABC/VEN (59)
      • 3.2.4 Cơ cấu các thuốc trong nhóm AN (60)
      • 3.2.5 Cơ cấu các thuốc trong nhóm BN (62)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (67)
    • 4.1 Cơ cấu thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bom năm 2022 (67)
      • 4.1.1. Về kinh phí mua thuốc (67)
      • 4.1.2. Về cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc thuốc hóa dược; thuốc đông y, thuốc từ dược liệu (67)
      • 4.1.3. Về cơ cấu phân nhóm thuốc điều trị theo tác dụng dược lý (67)
      • 4.1.4. Về cơ cấu thuốc sử dụng nhóm thuốc hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết (68)
      • 4.1.5. Về cơ cấu thuốc sử dụng nhóm thuốc tim mạch (69)
      • 4.1.6. Về cơ cấu thuốc sử dụng nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (69)
      • 4.1.7. Về cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ (70)
      • 4.1.8. Về cơ cấu thuốc generic, thuốc biệt dược (71)
      • 4.1.9. Cơ cấu thuốc Generic theo nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật (72)
      • 4.1.10. Về cơ cấu thuốc đơn thành phần, đa thành phần (72)
      • 4.1.11. Về cơ cấu thuốc theo đường dùng (73)
    • 4.2 Phân tích ABC/VEN của DMT sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bom năm (74)
      • 4.2.1 Phân tích DMT sử dụng theo phương pháp ABC (74)
      • 4.2.2 Phân tích DMT sử dụng theo phương pháp VEN (75)
      • 4.2.3 Phân tích DMT sử dụng theo ma trận ABC/VEN (76)
  • KẾT LUẬN........................................................................................................69 (78)
    • 1. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại TTYT huyện Trảng Bom năm 2022 (78)
    • 2. Phân tích DMT sử dụng tại TTYT huyện Trảng Bom năm 2022 theo phương pháp ABC, VEN và ma trận ABC/VEN (79)
  • PHỤ LỤC (84)

Nội dung

HĐT& ĐT có nhiệm vụ lựa chọn, xây dựng DMT tại bệnh viện theo nguyên tắc sau: - Bảo đảm phù hợp với MHBT, chi phí về thuốc dùng điều trị trong bệnh viện; - Phù hợp về phân tuyến chuyên m

TỔNG QUAN

Danh mục thuốc và xây dựng danh mục thuốc

Mỗi bệnh viện có danh mục thuốc (DMT) khác nhau, đặc thù riêng, được xây dựng hàng năm theo nhu cầu điều trị hợp lý của các khoa lâm sàng Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện [5] HĐT&ĐT đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng DMT, trước khi xây dựng DMT, HĐT&ĐT phải lấy ý kiến đóng góp của các khoa phòng

Xây dựng DMT phù hợp góp phần rất lớn trong công tác điều trị, quản lý của bệnh viện, đảm bảo thuốc có hiệu quả điều trị, chất lượng tốt và chi phí hợp lý, đồng thời loại bỏ các thuốc không an toàn và hiệu quả không cao Một DMT có quá nhiều thuốc không cần thiết sẽ lãng phí nguồn kinh phí của nhà nước cũng như của NB

DMT là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ động, có kế hoạch nhằm phục vụ cho nhu cầu điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả DMT bệnh viện được xây dựng hàng năm và có thể bổ sung hoặc loại bỏ thuốc trong các kỳ họp của HĐT&ĐT [5]

1.1.2 Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc

Căn cứ vào DMT thiết yếu, DMT chủ yếu và các quy định sử dụng thuốc do Bộ

Y tế ban hành, đồng thời căn cứ vào mô hình bệnh tật và kinh phí của bệnh viện HĐT& ĐT có nhiệm vụ lựa chọn, xây dựng DMT tại bệnh viện theo nguyên tắc sau:

- Bảo đảm phù hợp với MHBT, chi phí về thuốc dùng điều trị trong bệnh viện;

- Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật [5]

- Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;

- Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện;

- Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế ban hành;

- Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước [5]

1.1.3 Các bước xây dựng danh mục thuốc

Bước 1: Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng và

4 giá trị sử dụng, phân tích ABC - VEN, thuốc kém chất lượng, thuốc hỏng, phản ứng có hại của thuốc, sai sót trong điều trị dựa trên các nguồn thông tin đáng tin cậy;

Bước 2: Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng một cách khách quan

Bước 3: Xây dựng DMT và phân loại các thuốc trong danh mục theo nhóm điều trị và theo phân loại VEN;

Bước 4: Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục (thuốc hạn chế sử dụng, thuốc cần hội chẩn, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần…) [5].

Các văn bản pháp luật liên quan đến nghiên cứu của đề tài

Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/04/2016 của Quốc Hội có hiệu lực từ ngày 01/01/2017

Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật dược

Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh

Thông tư số 22/2012/TT-BYT ngày 10/6/2012 của Bộ Y tế quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện

Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 của Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện

Thông tư số 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015 của Bộ Y tế về danh mục thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế

Thông tư số 07/VBHN-BYT ngày 19/4/2018 về việc hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh

Thông tư số 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ Y tế về danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế

Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 của Bộ Y tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở công lập

Thông tư số 03/2019/TT-BYT ngày 28/3/2019 của Bộ Y tế về danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp

Thông tư số 15/2020/TT-BYT ngày 10/8/2020 của Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc đấu thầu tập trung, danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá.

Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc tại bệnh viện

Theo Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT trong bệnh viện, để công tác sử dụng thuốc tránh những bất cập thì cần có những biện pháp cải thiện, phương pháp để phân tích việc sử dụng thuốc tại đơn vị như phương pháp phân tích nhóm điều trị, phương pháp phân tích ABC, phương pháp phân tích VEN… Từ đó HĐT&ĐT xác định các vấn đề, nguyên nhân liên quan sử dụng thuốc và lựa chọn giải pháp can thiệp phù hợp [5]

1.3.1 Phương pháp phân tích nhóm điều trị

- Khái niệm: Là phương pháp phân tích việc sử dụng thuốc dựa vào đánh giá số lượng sử dụng và giá trị tiền thuốc của các nhóm điều trị

Liệt kê các sản phẩm thuốc Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc:

+ Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm có giá thay đổi theo thời gian);

+ Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện

Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm thuốc

Sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc theo DMT thiết yếu của Tổ chức Y tế thế giới hoặc theo các tài liệu tham khảo khác như hệ thống phân loại Dược lý - Điều trị của hiệp hội Dược thư bệnh viện của Mỹ (AHFS) hoặc hệ thống phân loại Giải phẫu - Điều trị - Hóa học (ATC) của Tổ chức Y tế thế giới Trong đề tài này tôi phân tích nhóm tác dụng dược lý theo Thông tư 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT và Thông tư 05/2015/TT-BYT ngày 17/03/2015 của Bộ Y tế ban hành DMT cổ truyền, thuốc dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế [6]

Sắp xếp lại DMT theo nhóm điều trị và tổng hợp giá trị phần trăm của mỗi thuốc

6 cho mỗi nhóm điều trị để xác định nhóm điều trị nào chiếm chi phí lớn nhất Đối chiếu với MHBT, từ đó phân tích đánh giá tính hợp lý của mối tương quan giữa các nhóm thuốc sử dụng trong điều trị và MHBT thực tế tại bệnh viện

Giúp xác định các nhóm điều trị có lượng tiêu thụ, chi phí cao nhất

Trên cơ sở thông tin về MHBT, xác định những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý, xác định những thuốc bị lạm dụng hoặc mức tiêu thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể ví dụ sốt rét và sốt xuất huyết

Giúp HĐT&ĐT lựa chọn các thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong các nhóm điều trị và lựa chọn thuốc cho các liệu pháp điều trị thay thế

1.3.2 Phương pháp phân tích ABC

Là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn nhất trong chi phí dành cho mua thuốc bệnh viện

Phân tích ABC tạo ra cơ sở đưa ra những quyết định quan trọng trong tồn trữ, mua sắm, lựa chọn nhà cung cấp

Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với số lượng lớn mà chỉ có chi phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường, được sử dụng để:

+ Lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn

+ Tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế

Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng và từ đó phát hiện những bất cập, chưa hợp lý trong sử dụng thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với MHBT (ICD10)

Xác định phương thức mua các thuốc không có trong danh mục thuốc thiết yếu của bệnh viện

Với phương pháp phân tích ABC có ưu điểm giúp xác định phần lớn ngân sách được chi trả cho những thuốc nào Tuy nhiên, nhược điểm là không cung cấp được đầy đủ thông tin để so sánh những thuốc có hiệu lực khác nhau [5]

1.3.3 Phương pháp phân tích VEN

Là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữ thuốc

7 trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại thuốc như mong muốn

Trong phân tích VEN, các thuốc được phân chia thành 03 nhóm cụ thể sau:

+ Thuốc V (Vital drugs): Là thuốc sống còn dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện

+ Thuốc E (Essential drugs): Là thuốc thiết yếu dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm trọng nhưng là các bệnh lý quan trọng trong MHBT của bệnh viện

+ Thuốc N (Non-Essential drugs): Là thuốc không thiết yếu dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc [5]

Phương pháp phân tích VEN giúp cho việc lựa chọn những thuốc cần ưu tiên việc lựa chọn mua thuốc và sử dụng trong hệ thống, quản lý hàng tồn kho và xác định sử dụng thuốc với giá cả phù hợp cụ thể

+ Việc lựa chọn thuốc: Các thuốc V và E nên được đưa ra ưu tiên lựa chọn Đặc biệt khi ngân sách hạn hẹp

+ Về mua sắm thuốc: Các thuốc V và E cần phải được kiểm soát thường xuyên khi đặt hàng và dự trữ thường xuyên các thuốc này và giảm dự trữ những thuốc không cần thiết Nếu ngân sách không hạn hẹp thì việc sử dụng phân tích VEN được đảm bảo số lượng các thuốc V và E phải được mua đủ trước tiên Sau khi tiến hành phân tích sẽ lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy để mua các thuốc thiết yếu Đối với nhà cung cấp mới có thể thử bằng cách ký kết hợp đồng các thuốc không thiết yếu

+ Việc sử dụng thuốc: Từ kết quả phân tích VEN giúp đưa ra kiến nghị sử dụng thuốc V, E, xem xét lại vấn đề sử dụng quá nhiều các thuốc không thiết yếu

+ Việc dự trữ thuốc: Chú ý lưu trữ các thuốc hạng mục V, E để tránh hết kho

1.3.4 Phương pháp phân tích ma trận ABC/VEN

Thực trạng sử dụng thuốc Bệnh viện tuyến huyện Đông Nam Bộ tại Việt Nam

Bảng 1.1 Cơ cấu sử dụng thuốc theo nguồn gốc thuốc hóa dược, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu Đơn vị tính: Triệu đồng

Thuốc hóa dược Thuốc đông y, thuốc dược liệu

Phân tích sử dụng thuốc theo nguồn gốc thuốc hóa dược, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu năm 2021 của TTYT huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận [19], TTYT huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước [20], BVĐK cao su Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương

[18] cho thấy hầu hết đều sử dụng thuốc hóa dược với SKM và GTSD cao hơn thuốc đông y và thuốc từ dược liệu

1.4.2 Về cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ

Bảng 1 2 Cơ cấu sử dụng thuốc nhập khẩu, thuốc sản xuất trong nước Đơn vị tính: Triệu đồng

Kết quả nghiên cứu cơ cấu sử dụng thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu theo nghiên cứu của một số TTYT năm 2021 cho thấy thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ cao cả về SKM và GTSD

1.4.3 Về cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý

Bộ Y tế ban hành Thông tư 30/2018/TT-BYT [10] Theo đó DMT được sắp xếp vào 27 nhóm tác dụng dược lý Tùy MHBT mà nhu cầu sử dụng thuốc khác nhau

TT TTYT/ năm nghiên cứu SKM

Thuốc nhập khẩu Thuốc SX trong nước

Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2021[19]

Bảng 1 3 Cơ cấu sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý Đơn vị tính: Triệu đồng

Nhóm chiếm tỷ trọng nhiều nhất về giá trị

Thuốc điều trị ký sinh trùng chống nhiễm khuẩn

Hormon và các thuốc tác động vào hệ nội tiết

Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

Thuốc tim mạch 21 1.413 11,5 Thuốc đường tiêu hoá 48 1.799 15,8

Thuốc tác dụng đối với máu 15 1.427 12,5

Hormon và các thuốc tác đông vào hệ nội tiết

Thuốc điều trị ký sinh trùng chống nhiễm khuẩn

Theo kết quả phân tích DMT năm 2021 của TTYT huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận [19], TTYT huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước [20], BVĐK Cao su Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương [18] cho thấy các thuốc có SKM, GTSD nhiều nhất hầu hết là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, hocmon và các thuốc tác dụng và hệ nội tiết sau đó là các thuốc tim mạch, đường tiêu hoá, thuốc tác dụng đối với máu cũng chiếm số SKM và GTSD với tỷ lệ cao

1.4.4 Về cơ cấu thuốc theo Biệt dược gốc và thuốc Generic

Bảng 1.4 Cơ cấu sử dụng thuốc generic, thuốc biệt dược gốc Đơn vị tính: Triệu đồng

Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2021[19]

Trung tâm Y tế huyện Bù Gia

Tỷ lệ sử dụng thuốc generic chiếm đa số tại TTYT huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận [19], TTYT huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước [20], BVĐK Cao su Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương [18]

1.4.5 Về cơ cấu thuốc theo đường dùng

Theo Thông tư 23/2011/TT-BYT [3] hướng dẫn sử dụng thuốc trong CSYT có giường bệnh tiêu chí lựa chọn đường dùng thuốc cho NB BYT khuyến cáo dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc sử dụng thuốc theo đường uống không

12 đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ dùng đường tiêm

Bảng 1.5 Kết quả một số nghiên cứu về phân tích cơ cấu thuốc theo đường dùng Đơn vị tính: Triệu đồng

TT TTYT/ năm nghiên cứu

Mập, tỉnh Bình Phước năm 2021[20]

Theo kết quả nghiên cứu TTYT huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận [19], TTYT huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước [20], BVĐK Cao su Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương [18] đường dùng uống chiếm tỷ lệ cao nhất về SKM (>55%) , GTSD (>64%)

1.4.6 Về cơ cấu thuốc đơn thành phần và đa thành phần

Bảng 1.6 Kết quả nghiên cứu cơ cấu thuốc đơn thành phần, đa thành phần Đơn vị tính: Triệu đồng

STT TTYT/ năm nghiên cứu

Thuốc đơn TP Thuốc đa TP

1 TTYT huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh

2 TTYT huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình

STT TTYT/ năm nghiên cứu

Thuốc đơn TP Thuốc đa TP

3 BVĐK cao su Dầu Tiếng, tỉnh Bình

Kết quả nghiên cứu tại TTYT huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận [19], TTYT huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước [20], BVĐK Cao su Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương [18] sử dụng thuốc đơn thành phần cao KM (>84%), GTSD tỷ lệ cao (>63%)

1.4.7 Về cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC

Bảng 1.7 Kết quả phân tích ABC tại một số trung tâm y tế Đơn vị tính: Triệu đồng

Mập, tỉnh Bình Phước năm 2021[20]

Qua kết quả phân tích ABC tại TTYT huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận

[19], TTYT huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước [20], BVĐK Cao su Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương [18] cho thấy mua sắm, sử dụng thuốc chưa hợp lý ở cả 3 nhóm A, B,C theo khuyến cáo của BYT hạng A (10-20%); hạng B (10-20%); hạng C (60-80%)

1.4.8 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích VEN

Qua kết quả phân tích VEN tại TTYT huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận [19], TTYT huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước [20], BVĐK Cao su Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương

[18] có tỷ lệ thuốc sống còn (V) có số KM (>10%); Tỷ lệ thuốc thiết yếu (E) có số KM (>60%); Tỷ lệ thuốc không thiết yếu (N) có số KM (>15%)

Bảng 1.8 Kết quả phân tích VEN tại một số trung tâm y tế Đơn vị tính: Triệu đồng

STT TTYT/ năm nghiên cứu

1.4.9 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ma trận ABC/VEN

Bảng 1.9 Kết quả nhóm thuốc AN tại một số trung tâm y tế Đơn vị tính: Triệu đồng

STT TTYT/ năm nghiên cứu

1 TTYT huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2021[19] 36 9,3 3.927 18,8

2 TTYT huyện Bù Gia Mập, tỉnh

STT TTYT/ năm nghiên cứu

3 BVĐK cao su Dầu Tiếng, tỉnh

Qua kết quả phân tích AN của các nghiên cứu cho thấy AN sử dụng nhiều tại TTYT Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận [19] với 3.927 triệu đồng (18,8%), TTYT Bù Gia Mập tỉ,nh Bình Phước [20] là 2.692 triệu đồng (21,9%)

Bảng 1.10 Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN tại một số TTYT Đơn vị tính: Triệu đồng

TTYT huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2021[19]

TTYT huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước năm 2021[20]

BVĐK cao su Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương năm 2021[18]

(%) KM (%)GTSD (%)KM (%)GTSD (%) KM (%) GTSD

Qua kết quả phân tích ma trận ABC/VEN tại TTYT Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận

[19], TTYT Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước [20], BVĐK Cao su Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương

[18] cho thấy nhóm AV có GTSD cao ở BVĐK Cao su Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương với 12,2% GTSD; nhóm AN có GTSD cao ở TTYT huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận 18,8% GTSD và ở TTYT huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước 21,9% GTSD

Bảng 1.11 Kết quả nhóm thuốc BN tại một số TTYT

TT TTYT/ năm nghiên cứu

1 TTYT huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2021[19] 19 4,9 688.822 3,3

2 TTYT huyện Bù Gia Mập, tỉnh

3 BVĐK cao su Dầu Tiếng, tỉnh

Qua kết quả phân tích nhóm BN tại TTYT huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận

[19], TTYT huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước [20], BVĐK Cao su Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương [18] cho thấy các thuốc trong nhóm BN còn cao, hầu hết là các thuốc vitamin và khoáng chất; thuốc đông y, thuốc từ dược liệu chiếm tỷ trọng tương đối lớn về GTSD Đây là nhóm thuốc có giá trị tiêu thụ lớn nhưng hiệu quả điều trị chưa rõ ràng, cần xem xét kiểm soát số lượng khi đưa vào dự trù DMT.

Một vài nét về TTYT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai và tình hình sử dụng thuốc tại đơn vị

TTYT huyện Trảng Bom chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn trong huyện và các khu vực lân cận Trong những năm qua cùng với sự phát triển của ngành Y tế Việt Nam, cũng như sự tiến bộ vượt bậc của toàn ngành Y tế tỉnh Đồng Nai nói chung, TTYT huyện Trảng Bom ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong ngành Y tế TTYT huyện Trảng Bom được thành lập theo Quyết định số 3327/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc thành lập TTYT các huyện, thành phố Biên Hòa Từ tháng 11/2016 đến nay: TTYT huyện Trảng Bom được thành lập dựa trên sát nhập Bệnh viện đa khoa huyện, phòng khám đa khoa khu vực, phòng Dân số đồng thời thành lập thêm Trung tâm cai nghiện (Methadone) thuộc khối y tế dự phòng

TTYT huyện Trảng Bom trực thuộc Sở Y tế Đồng Nai, trải qua quá trình phát triển, được công nhận là bệnh viện đa khoa hạng III Công suất sử dụng giường bệnh khoảng 90 - 100% với trung bình 180 bệnh nhân nội trú và 800 - 1000 bệnh nhân khám ngoại trú mỗi ngày Đơn vị được Sở Y tế giao chỉ tiêu kế hoạch là 250 giường bệnh có 01 cơ sở điều

17 trị Methadone, 05 phòng chức năng; 14 khoa; 17 trạm y tế xã, thị trấn

+ 05 phòng chức năng gồm: Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Điều dưỡng, Phòng Dân số - truyền thông và giáo dục sức khỏe

+ 14 khoa gồm: 07 khoa lâm sàng: Khoa Hồi sức cấp cứu, Khám bệnh, Ngoại tổng hợp, Nội nhi nhiễm, Nội tổng hợp, Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Y học cổ truyền

04 khoa cận lâm sàng: Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Dược – Trang thiết bị vật tư y tế, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh

03 khoa phòng bệnh: Kkhoa Kiểm soát bệnh tật, An toàn vệ sinh thực phẩm, Y tế công cộng

+ 17 trạm y tế xã, thị trấn gồm: TYT Bàu Hàm, TYT Sông Thao, TYT Hưng Thịnh, TYT Đông Hòa, TYT Trung Hòa, TYT Tây Hòa, TYT thị trấn, TYT Thanh Bình, TYT Cây Gáo, TYT Sông Trầu, TYT Đồi 61, TYT An Viễn, TYT Bắc Sơn, TYT Bình Minh, TYT Hố Nai 3, TYT Quảng Tiến, TYT Giang Điền

Căn cứ Thông tư 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 của Bộ trưởng BYT về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TTYT huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

Căn cứ Quyết định 336/QĐ-SYT ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Giám đốc Sở y tế tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Quy định tổ chức và hoạt động TTYT huyện Trảng Bom

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức của TTYT huyện Trảng Bom ĐẢNG ỦY GIẤM ĐỐC

CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ ĐOÀN TNCS-HCM

HĐ KHOA HỌC KỸ THUẬT

HĐ KHEN THƯỞNG KỶ LUẬT

HĐ THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ

CÁC KHOA LÂM SÀNG CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG CÁC KHOA CẬN LÂM SÀNG

* KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU

* KHOA CHĂM SÓC SỨC KHỎE

* KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

* KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

* KHOA KIỂM SOÁT BỆNH TẬT

* KHOA AN TOÀN THỰC PHẨM

* PHÒNG KẾ HOẠCH NGHIỆP VỤ

* PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

* PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

* PHÒNG DÂN SỐ - TRUYỀNTHÔNG VÀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE

1.5.1 Cơ cấu nhân lực của TTYT huyện Trảng Bom

TTYT huyện Trảng Bom là một bệnh viện đa khoa hạng III, là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của huyện, có đội ngũ cán bộ chuyên khoa cơ bản có trình độ chuyên môn sâu Đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh viện trong tổ chức thăm khám, điều trị và sử dụng thuốc hợp lý Tổng số nhân lực TTYT huyện Trảng Bom là 249 CBVC

Bảng 1.12 Cơ cấu nhân lực của TTYT huyện Trảng Bom

TT Nghề nghiệp Trình độ Số lượng

6 Kỹ thuật viên Y Đại học 5

TT Nghề nghiệp Trình độ Số lượng

1.5.2 Mô hình bệnh tật tại TTYT huyện Trảng Bom năm 2022

Bảng 1.13 Mô hình bệnh tật tại TTYT huyện Trảng Bom năm 2022

1 Bệnh nội tiết - dinh dưỡng - chuyển hoá E00-E90 26,030 15.6

4 Bệnh của hệ cơ, xương khớp và mô liên kết M00-M99 17,844 10.7

5 Bệnh nhiễm khuẩn, ký sinh vật A00-B99 14,764 8.8

7 Vết thương ngộ độc và di chứng của nguyên nhân bên ngoài S00-T98 11,497 6.9

8 Bệnh hệ tiết niệu - sinh dục N00-N99 7,815 4.7

9 Bệnh của hệ thần kinh G00-G99 6,816 4.1

10 Bệnh mắt và bệnh phụ H00-H59 6,358 3.8

11 Bệnh tai và xương chũm H60-H95 5,153 3.1

12 Triệu chứng, dấu hiệu bất thường phát hiện qua lâm sàng, xét nghiệm R00-R99 4,641 2.8

13 Yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ, tiếp xúc với cơ quan y tế Z00-Z99 4,114 2.5

14 Bệnh của da và mô dưới da L00-L99 2,674 1.6

16 Chửa đẻ và sau đẻ O00-O99 1,466 0.9

17 Rối loạn tâm thần và hành vi F00- F99 390 0.2

18 Bệnh máu, cơ quan tạo máu và miễn dịch D50-D89 222 0.1

19 Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong V01-Y98 113 0.1

20 Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ chu sinh P00-P96 48 0.0

21 Dị tật, dị dạng bẩm sinh và bất thường của nhiễm sắc thể Q00-Q99 41 0.0

Mô hình bệnh tật tại đơn vị được sắp xếp theo phân loại Quốc tế bệnh tật ICD lần thứ 10 [1], đây là cơ sở quan trọng cho HĐT&ĐT xây dựng phác đồ điều trị, lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện [5]

Là một bệnh viện đa khoa tuyến huyện, mô hình bệnh tật của TTYT huyện Trảng Bom khá phong phú Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân phân bố không đều giữa các nhóm bệnh Bệnh về Bệnh nội tiết - dinh dưỡng - chuyển hoá chiếm tỷ lệ cao nhất (15,6%), kế đến là các nhóm bệnh về hệ tuần hoàn; hệ hô hấp; hệ cơ, xương khớp và mô liên kết; bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật

1.5.3 Vài nét về khoa Dược - TTBVTYT - Trung tâm y tế huyện Trảng Bom

Khoa Dược - Trang thiết bị - vật tư y tế TTYT Trảng Bom là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc; thực hiện quản lý và tham mưu Giám đốc về toàn bộ công tác dược trong đơn vị nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng, tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức khoa Dược - TTBVTYT - TTYT huyện Trảng Bom

Cơ cấu nhân sự của khoa Dược - TTBVTYT gồm 22 người Tỷ lệ dược sỹ chiếm 8,8% so với 249 CBVC trong toàn đơn vị Hiện có 01 dược sỹ làm công tác dược lâm sàng

Bảng 1.14 Cơ cấu nhân lực của Khoa Dược-TTBVTYT STT Nghề nghiệp Trình độ Số lượng Tỷ lệ %

Cơ cấu nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, khoa Dược vẫn cần thêm cán bộ có trình độ cao và kinh nghiệm, đặc biệt là trong lĩnh vực Dược lâm sàng Khoa sẽ tiếp tục cử cán bộ đi học để nâng cao trình độ, tham gia các lớp tập huấn chuyên môn để cập nhật các kiến thức mới và hoàn thành tốt nhiệm vụ trong việc tư vấn cho Giám đốc TTYT về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý với chi phí phù hợp

- Chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược

Khoa Dược là một khoa cận lâm sàng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Trung tâm Y tế và sự giám sát của phòng Nghiệp vụ Dược – Sở Y tế tỉnh Đồng Nai Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc TTYT về toàn bộ công

DƯỢC LÂM SÀNG THÔNG TIN THUÓC

KHO VẬT TƯ- HÓA CHẤT

KHO BHYT NGOẠI TRÚ (cấp phát)

22 tác dược trong trung tâm nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý [2]

+ Nhiệm vụ của khoa Dược:

- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị;

- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của HĐT&ĐT;

- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác;

- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt quản lý thuốc”;

- Tổ chức pha chế thuốc dùng ngoài sử dụng trong bệnh viện;

Tính cấp thiết của đề tài

TTYT huyện Trảng Bom là bệnh viện đa khoa tuyến huyện của tỉnh Đồng Nai với MHBT đa dạng; phần lớn người bệnh đến khám và điều trị trong tình trạng bệnh mãn tính và điều trị BHYT nên DMT sử dụng với nhiều nhóm tác dụng dược lý Do đó, công tác lựa chọn, cung ứng thuốc cũng gặp khó khăn, nhưng đơn vị vẫn đáp ứng thuốc tương đối đầy đủ, kịp thời để phục vụ tốt cho công tác khám, chữa bệnh

Việc quản lý thuốc chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của Hội đồng thuốc và điều trị, mà chưa có căn cứ số liệu cụ thể hoặc chỉ thông qua các phân tích đơn giản, dẫn đến chậm trễ trong việc cung ứng thuốc, các nhà thầu không kịp cung cấp thuốc khác với dự

23 trù ban đầu, số lượng đặt thêm ít nên phải mua ngoài thầu gây khó khăn trong công tác quản lý

Chính vì vậy, đơn vị cũng đã từng bước thực hiện các biện pháp, hoạt động, đào tạo, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn, phối hơp chặt chẽ công tác dược để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, năm

2020 đã có 01 đề tài “ Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Trảng

Bom, tỉnh Đồng Nai năm 2020” của Dược sỹ Nguyễn Thanh Sơn đánh giá được việc sử dụng thuốc tại đơn vị, góp phần khắc phục được những vấn đề tồn tại Nhưng năm tiếp theo chưa được cập nhật tình hình sử dụng thuốc của đơn vị do tình hình dịch bệnh Covid xảy ra phức tạp

Do đó, thực trạng DMT sử dụng của đơn vị cần được tiếp tục xem xét, đánh giá lại đã thực sự hợp lý hay chưa, nên cân nhắc lựa chọn và thay thế những loại thuốc đắt tiền bằng thuốc khác có tác dụng điều trị tương đương, giá thành rẻ hơn, đồng thời nên hạn chế những thuốc có tác dụng không rõ ràng, không thật sự cần thiết sử dụng… góp phần tăng cường sự an toàn và hiệu quả trong điều trị và giảm tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc, đảm bảo nguồn cung ứng thuốc, có sự đồng bộ trong quản lý và sử dụng thuốc

Từ những nội dung trên, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả tốt hơn nữa trong quá trình lựa chọn, lập kế hoạch cung ứng thuốc và quản lý sử dụng thuốc an toàn trong điều trị, lựa chọn được danh mục thuốc hợp lý cho đơn vị Tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu “ Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai năm 2022” Từ đó giúp việc quản lý, sử dụng thuốc tại bệnh viện hợp lý hơn, có cơ sở xây dựng danh mục thuốc phù hợp hơn cho năm sau và góp phần tiết kiệm chi phí thuốc cho người bệnh, nâng cao chất lượng, uy tín, hiệu quả điều trị trong công tác khám chữa bệnh

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu

Danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bom từ 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022

2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Từ 01/01/2022 đến 31/12/2022

Thời gian thực hiện đề tài: Từ 03/10/2023 đến 02/02/2024 Địa điểm nghiên cứu: Tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Phương pháp nghiên cứu

Mô tả cắt ngang, sử dụng số liệu hồi cứu về danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bom từ 01/01/2022 đến 31/12/2022

2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Danh mục gồm 396 thuốc hóa dược; thuốc đông y, thuốc từ dược liệu được sử dụng tại TTYT huyện Trảng Bom năm 2022 (từ 01/01/2022 - 31/12/2022), theo kết quả đấu thầu tập trung

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

Sử dụng từ nguồn tài liệu có sẵn tại TTYT huyện Trảng Bom:

+ Báo cáo DMT sử dụng tại TTYT huyện Trảng Bom từ 01/01/2022- 31/12/2022 + DMT hóa dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT ban hành kèm theo Thông tư 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018

+ DMT đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc YHCT thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT ban hành kèm theo Thông tư 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015

+ DMT trúng thầu tại TTYT huyện Trảng Bom từ 01/01/2022 - 31/12/2022

Các thông tin thu thập: Tên thuốc, tên hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, đường dùng, đơn vị tính, đơn giá, số lượng, giá trị sử dụng, nhà sản xuất, nước sản xuất, nhóm tác dụng dược lý của toàn bộ các thuốc được sử dụng tại TTYT huyện Trảng Bom từ 01/01/2022 đến 31/12/2022

Lấy các thông tin thu thập được tổng hợp vào các biểu mẫu (được trình bày tại phần phụ lục)

2.2.4 Các biến số nghiên cứu

Bảng 2.15 Các biến số nghiên cứu

TT Tên biến Giải thích Phân loại biến Nguồn thu thập

Mục tiêu 1: Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại TTYT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai năm 2022 (từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022)

1 Thuốc sử dụng theo kinh phí

- Là tổng số tiền mua thuốc

Bảng thu thập số liệu

Thuốc theo nguồn gốc hóa dược, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

- Thuốc hóa dược quy định theo Thông tư 30/2018/TT-BYT

- Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu quy định theo Thông tư 05/2015/TT- BYT

-Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

Bảng thu thập số liệu

Thuốc theo nhóm tác dụng dược lý

- Thuốc hóa dược quy định Thông tư 30/2018/TT- BYT

- Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu quy định tại

-Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu: 11 nhóm

Bảng thu thập số liệu

Thuốc sử dụng nhóm hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết

- Là những thuốc điều trị thuộc nhóm thuốc hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết

Bảng thu thập số liệu

5 Thuốc sử dụng - Là những thuốc điều Biến phân loại: Bảng thu thập

26 nhóm thuốc tim mạch trị thuộc nhóm thuốc tim mạch

Thuốc sử dụng nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

- Là những thuốc điều trị thuộc nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

Bảng thu thập số liệu

Thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ

- Thuốc sản xuất trong nước: Thuốc có nguồn gốc sản xuất trong nước

Thuốc có nguồn gốc sản xuất nước ngoài

-Thuốc sản xuất trong nước

Bảng thu thập số liệu

Thuốc theo biệt dược gốc và thuốc Generic

- Thuốc Generic: Là thuốc có cùng dược chất, hàm lượng, dạng bào chế với biệt dược gốc, được sử dụng thay thế BDG

Là thuốc đầu tiên được cấp phép lưu hành trên cơ sở đã có đầy đủ dữ liệu về chất lượng, an toàn, hiệu quả

Bảng thu thập số liệu

Thuốc generic được phân nhóm theo tiêu chí kỹ thuật được quy định tại Thông tư

15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 của Bộ Y tế

-TCKT Nhóm 1 -TCKT Nhóm 2 -TCKT Nhóm 3 -TCKT Nhóm 4 -TCKT Nhóm 5

Bảng thu thập số liệu

Thuốc theo đơn thành phần, đa thành phần

Là thuốc có 01 hoạt chất tác dụng dược lý

Là thuốc có 2 hoạt chất có tác dụng dược lý khác nhau trở lên

-Thuốc đơn thành phần -Thuốc đa thành phần

Bảng thu thập số liệu

- Đường uống -Đường tiêm hoặc tiêm truyền

Bảng thu thập số liệu

Mục tiêu 2: Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại TTYT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai năm 2022 (từ ngày 01/01/2022 đến 31/12/2022) theo phương pháp ABC, VEN và ma trận ABC/VEN

- Là số lượng thuốc sử dụng năm 2022 theo đơn vị tính nhỏ nhất của từng SKM

Biến số Bảng thu thập số liệu

2 Đơn giá - Là giá thuốc mua vào theo đơn vị tính nhỏ nhất Biến số Bảng thu thập số liệu

Thuốc sử dụng theo phân tích

Phân loại thuốc theo SKM, GTSD của từng nhóm:

+Nhóm N:Thuốc không thiết yếu

Bảng thu thập số liệu

2.2.5 Xử lý và phân tích số liệu a Xử lý số liệu

- Bước 1: Liệt kê các sản phẩm

- Bước 2: Điền thông tin cho mỗi sản phẩm: tên thuốc, tên hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, đường dùng, đơn vị tính, đơn giá, số lượng, GTSD, nhà sản xuất, nước sản xuất, nhóm tác dụng dược lý, nhóm thuốc tân dược/ chế phẩm YHCT…

- Bước 3: Tính số tiền (giá trị sử dụng) cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm: Ci = gi x qi Trong đó:

+ Đơn giá của từng sản phẩm: gi (i = 1,2,3…937)

+ Số lượng sử dụng của sản phẩm: qi

+ Tổng giá trị tiêu thụ = tổng lượng tiền (GTSD) cho mỗi sản phẩm: C= ∑Ci b Phân tích số liệu

- Dùng các hàm Sum, If, Count, Subtotal, Autofilter, Sort để tổng hợp số liệu: + Xếp theo nguồn gốc thuốc hóa dược/thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

+ Xếp theo nhóm thuốc điều trị theo tác dụng dược lý

+ Xếp theo nguồn gốc, xuất xứ: thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu + Xếp theo cơ cấu thuốc: generic, biệt dược gốc

+ Xếp theo số lượng có tác dụng dược lý của thuốc: đơn thành phần, đa thành phần + Xếp theo đường dùng: đường tiêm/tiêm truyền, đường uống, đường dùng khác

- Tính tổng số KM, trị giá tiêu thụ của từng biến số, tính tỷ lệ % giá trị số liệu

* Phương pháp so sánh: So sánh tỷ trọng trong phân tích cơ cấu nhóm tác dụng dược lý, kinh phí mua thuốc, cơ cấu các thuốc sử dụng/ không sử dụng so với DMT trúng thầu, cơ cấu DMT

* Phương pháp phân tích ABC: Được tiến hành theo 09 bước sau:

- Bước 1: Liệt kê các sản phẩm thuốc

- Bước 2: Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc:

+ Đơn giá của mỗi sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm có giá trị thay đổi theo thời gian)

+ Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại đơn vị

- Bước 3: Tính tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm, tổng số sẽ bằng tổng tiền của mỗi sản phẩm: pi = ci x 100/C

- Bước 4: Tính % giá trị của mỗi sản phẩm bằng cách lấy của mỗi sản phẩm thuốc chia cho tổng số tiền

- Bước 5: Sắp xếp các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần

- Bước 6: Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm bắt đầu với sản phẩm thứ nhất, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách

- Bước 7: Phân hạng sản phẩm như sau:

+ Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 80% tổng giá trị tiền;

+ Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15% tổng giá trị tiền;

+ Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 % tổng giá trị tiền

- Bước 8: Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 - 20% tổng số sản phẩm, hạng B chiếm 10 - 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 - 80%

- Bước 9: Kết quả thu được trình bày dưới dạng bảng [6]

* Phương pháp phân tích VEN:

Phân tích VEN trong nghiên cứu được xây dựng trên DMT bệnh viện đã tổng hợp, HĐT& ĐT phân loại DMT theo V, E, N Phân tích VEN gồm 6 bước:

- Bước 1: Từng thành viên Hội đồng sắp xếp nhóm thuốc theo 3 loại V, E, N

- Bước 2: Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất

- Bước 3: Lựa chọn và loại bỏ những thuốc phương án điều trị trùng lập

- Bước 4: Xem xét những thuốc thuộc nhóm thuốc N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những thuốc này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị

- Bước 5: Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V, E trước nhóm N và đảm bảo thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn

- Bước 6: Giám sát đơn đặt hàng, tồn kho nhóm V, E chặt chẽ hơn nhóm N.[6]

* Phân tích ma trận ABC/ VEN:

- Từ kết quả phân tích ABC và VEN, kết hợp chéo phân tích ABC và VEN

- Xếp các thuốc V, E, N trong nhóm A thu được các tiểu nhóm AV, AE, AN Sau đó tính tổng số, tỷ lệ % số lượng thuốc và GTSD thuốc trong mỗi tiểu nhóm

- Thực hiện tương tự với nhóm B, C thu được ma trận ABC/VEN

Bảng 2.16 Phân tích ma trận ABC/VEN

A AV AE AN Thuốc quan trọng nhất

B BV BE BN Thuốc quan trọng

C CV CE CN Thuốc ít quan trọng

Nhóm I (AV, BV, CV, AE, AN): Các thuốc cần ưu tiên phân tích để giữ ổn định ngân sách hàng năm

Nhóm II (BE, CE, BN): Các thuốc cần quan tâm phân tích

Nhóm III (CN): Các thuốc ít quan trọng

* Trình bày kết quả nghiên cứu:

- Sử dụng phần mềm Microsoft office Word 2010

- Kết quả nghiên cứu được mô hình hóa dưới dạng các bảng, sơ đồ, hình vẽ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Cơ cấu thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bom năm 2022

3.1.1 Kinh phí mua thuốc tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bom năm 2022

Bảng 3.17 Kinh phí mua thuốc của TTYT huyện Trảng Bom Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nội dung Giá trị

1 Tổng kinh phí hoạt động TTYT trong năm 2022 113.328

2 Tổng số tiền mua thuốc trong năm 2022 28.637

3 Tỷ lệ % tiền mua thuốc /tổng kinh phí TTYT năm 2022 25,3 %

Số tiền mua thuốc của TTYT huyện Trảng Bom năm 2022 là 28.637 triệu đồng chiếm 25,3% tổng kinh phí hoạt động của đơn vị

3.1.2 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc hóa dược; thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

DMT sử dụng tại TTYT huyện Trảng Bom năm 2022 gồm có 396 SKM Cơ cấu về SKM và GTSD theo nguồn gốc hóa dược; thuốc đông y, thuốc từ dược liệu được thể hiện qua bảng sau

Bảng 3.18 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc thuốc hóa dược; thuốc đông y, thuốc từ dược liệu Đơn vị tính: Triệu đồng

2 Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 57 14,4 2.748 9,6

Qua kết quả cho thấy thuốc hóa dược chiếm đa số có 339 SKM (85,6%); GTSD là 25.889 triệu đồng (90,4%); Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu có 57 SKM (14,4%); GTSD 2.748 triệu đồng (9,6%)

3.1.3 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

Bảng 3.19 Cơ cấu DMT sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý Đơn vị tính: Triệu đồng

I Phân nhóm thuốc hóa dược 339 85,6 25.889 90,4

1 Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 28 7,1 8.173 28,5

3 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 41 10,4 4.018 14,0

Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

6 Thuốc tác dụng trên hô hấp 23 5,8 1.118 3,9

8 Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động hệ thần kinh 11 2,8 612 2,1

9 Thuốc tác dụng đối với máu 8 2,0 590 2,1

10 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng 10 2,5 358 1,2

11 Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn 9 2,3 314 1,1

12 Thuốc điều trị đường tiết niệu 2 0,5 259 0,9

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác

14 Thuốc chống co giật, chống động kinh 3 0,8 185 0,6

15 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 5 1,3 136 0,5

II Phân nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 57 14,4 2.748 9,6

1 Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu gan, lợi thủy 12 20,3 706 25,7

2 Nhóm thuốc an thần, định trí, dưỡng tâm 9 17,2 701 25,5

3 Nhóm thuốc khu phong trừ thấp 11 20,3 492 17,9

4 Nhóm thuốc nhuận tràng, tả hạ, tiêu thực, bình vị, kiện tì 8 14,1 273 9,9

5 Nhóm thuốc chữa các bệnh về âm, về huyết 3 4,7 195 7,1

6 Nhóm thuốc chữa bệnh về phế 7 12,5 187 6,8

7 Nhốm thuốc chữa bệnh về

8 Nhóm thuốc chữa về ngũ quan 2 3,1 32 1,2

Qua kết quả phân tích DMT sử dụng theo tác dụng dược lý cho thấy có 03 nhóm thuốc sử dụng nhiều nhất gồm:

+ Nhóm thuốc Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết có GTSD cao với 8.173 triệu đồng (28,5%); 28 KM (7,1%)

+ Nhóm thuốc tim mạch 69 SKM (17,4%), GTSD 4.716 triệu đồng (16,5%); Thứ ba là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 41 SKM (10,4%), GTSD là 4.018 triệu đồng (14,0%)

3.1.4 Cơ cấu thuốc sử dụng nhóm hocmon và các thuốc tác động vào hệ nội tiết

Từ kết quả nghiên cứu về sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý, cho thấy thuốc nhóm hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết được sử dụng nhiều nhất với GTSD 8.173 (28,5%) của DMT Do đó cần phân tích cụ thể như sau:

Bảng 3.20 Cơ cấu phân nhóm hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết Đơn vị tính: Triệu đồng

1 Insulin và nhóm thuốc hạ đường huyết 15 53,6 7.817 95,6

Hocmon thượng thận và những chất tổng hợp thay thế

3 Các chế phẩm androgen, estrogen và progesteron 02 7,1 126 1,5

Hocmon tuyến giáp, cận giáp và thuốc kháng giáp trạng tổng hợp

Theo phân nhóm thuốc hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết có: + Nhóm thuốc Insulin và nhóm thuốc hạ đường huyết sử dụng nhiều nhất với 15 SKM (53,6%); GTSD 7.817 triệu đồng (95,6%)

+ Nhóm thuốc Hocmon thượng thận và những chất tổng hợp thay thế sử dụng nhiều thứ hai với 09 SKM (32,1%); GTSD 225 triệu đồng (2,8%)

+ Còn lại nhóm các chế phẩm androgen, estrogen và progesteron, nhóm Hocmon tuyến giáp, cận giáp và thuốc kháng giáp trạng tổng hợp sử dụng ít

Bảng 3.21 Cơ cấu sử dụng thuốc Insulin và nhóm thuốc hạ đường huyết Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Hoạt chất Hàm lượng Tên thuốc GTSD Tỷ lệ (%)

2 Insulin glargine 300IU/3ml Lantus Solostar 2.223 27,2

5 Metformin hydroclorid 1000mg DH-Metglu XR

10 Methyl prednisolon 40mg Creao Inj 105 1,3

13 Metformin hydrochlorid 500mg DH-Metglu XR

15 Methyl prednisolon 40mg Pdsolone-40mg 22 0,3

Mỗi gói 1,5g chứa Prednisolon 5mg

TT Hoạt chất Hàm lượng Tên thuốc GTSD Tỷ lệ (%)

20 Methyl prednisolon 4mg ID-Arsolone 4 11 0,1

Trong nhóm thuốc hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết gồm có

28 SKM với GTSD là 8.173 triệu đồng Trong đó:

+ Sử dụng nhiều nhất là thuốc Insulin người (30% Insulin hòa tan + 70% Insulin Isophan) 300IU/ 3ml (Humulin 30/70 Kwikpen) GTSD là 2.244 triệu đồng chiếm 27,5%

+ Sử dụng nhiều thứ hai là thuốc Insulin glargine 300IU/3ml (Lantus Solostar) GTSD là 2.223 triệu đòng chiếm 27,2%

+ Sử dụng nhiều thứ ba là thuốc Gliclazid + Metformin 80mg + 500mg (Melanov- M) GTSD là 1.645 triệu đồng chiếm 20,1%

3.1.5 Cơ cấu thuốc sử dụng nhóm thuốc tim mạch

Từ kết quả nghiên cứu về sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý, cho thấy thuốc nhóm thuốc tim mạch được sử dụng nhiều với 69 SKM (17,4%); GTSD 4.716 triệu đồng (16,5%) so với DMT sử dụng Do đó cần được phân tích cụ thể như sau:

Bảng 3.22 Cơ cấu phân nhóm thuốc tim mạch Đơn vị tính: Triệu đồng

Tỷ lệ KM (%) GTSD Tỷ lệ GTSD

1 Thuốc điều trị tăng huyết áp 46 66,7 3.151 66,8

4 Thuốc chống đau thắt ngực 06 8,7 343 7,3

Nhóm thuốc tim mạch có 69 SKM; GTSD 4.716 triệu đồng gồm có:

+ Thuốc điều trị tăng huyết áp sử dụng nhiều nhất với 46 SKM (66,7%); GTSD 3.151 triệu đồng (66,8%)

+ Tiếp theo là thuốc hạ lipid máu 08 SKM (11,6%); GTSD 980 triệu đồng (20,8%) Các thuốc còn lại chiếm tỷ lệ thấp

Bảng 3.23 Cơ cấu thuốc sử dụng nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Hoạt chất Hàm lượng Tên thuốc GTSD Tỷ lệ (%)

5 Isosorbid dinitrat 10mg Nadecin 10mg 212.5 4,5

TT Hoạt chất Hàm lượng Tên thuốc GTSD Tỷ lệ (%)

TT Hoạt chất Hàm lượng Tên thuốc GTSD Tỷ lệ (%)

Atorvastatin (dưới dạng Atorvastatin calci trihydrat)

31 Isosorbid (dinitrat hoặc mononitrat) 30mg Vasotrate-30

39 Isosorbid mononitrat 20mg Donox 20mg 18.3 0,4

Amlodipine (dưới dạng Amlodipine besylate)

43 Trimetazidin hydroclorid 20mg Vartel 20mg 13.8 0,3

TT Hoạt chất Hàm lượng Tên thuốc GTSD Tỷ lệ (%)

Coversyl Plus Arginine 5mg/1.25mg

52 Perindopril Arginine 5mg Coversyl 5mg 5.1 0,1

TT Hoạt chất Hàm lượng Tên thuốc GTSD Tỷ lệ (%)

Nhóm thuốc tim mạch theo tác dụng dược lý có 69 SKM, GTSD là 4.716 triệu đồng Trong đó: Thuốc Bisoprolol + hydroclorothiazid 5mg +12,5mg (Bisoplus HCT 5/12.5) sử dụng nhiều nhất với GTSD là 401.4 (8,5%) Thuốc Telmisartan + hydroclorothiazid 40mg + 12,5mg (Mibetel HCT) sử dụng nhiều thứ hai với GTSD là 336.0 (7,1%) Tiếp theo là thuốc Losartan 100mg (SaVi Losartan 100) GTSD 282 triệu đồng (6,0%)

3.1.6 Cơ cấu thuốc sử dụng thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

Từ kết quả nghiên cứu về sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý, cho thấy thuốc nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn được sử dụng nhiều đứng thứ ba với 41 SKM (10,4%); GTSD 4.018 triệu đồng (14,0%) so với DMT sử dụng Do đó cần được phân tích cụ thể như sau:

Bảng 3.24 Cơ cấu phân nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn Đơn vị tính: Triệu đồng

Thuốc chống vi rút khác 01 2,4 0.004 0,01

Theo phân nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn sử dụng tại TTYT huyện Trảng Bom có 41 SKM; GTSD 4.018 triệu đồng có: Nhóm Betalactam sử dụng nhiều nhất với 29 SKM (70,7%); GTSD 3.686 triệu đồng (91,7%) Do đó, cần được xem xét lại việc sử dụng các kháng sinh nhóm Betalactam Tiếp theo là nhóm Macrolit GTSD 161 triệu đồng (4,0%)

Nhóm Betalactam GTSD cao nên được phân tích cụ thể như sau:

Bảng 3.25 Cơ cấu phân nhóm kháng sinh nhóm Beta-lactam Đơn vị tính: Triệu đồng

Amoxicilin + acid clavulanic 7 24,0 2.391 64,9 Ampicilin + sulbactam 1 3 64.1 1,7

Trong phân nhóm Beta-lactam: Có nhóm Penicillin có GTSD lớn nhất 2.456 triệu đồng (67%), 11 SKM (37,9%) Trong đó kháng sinh Amoxicilin + acid clavulanic sử dụng nhiều nhất với 07 SKM (24%), GTSD 2.391 triệu đồng (64,9%) Nhóm Cephalosporin với 08 SKM (27,6%), GTSD 591 triệu đồng (16%) trong đó sử dụng Cefuroxim nhiều nhất với 05 SKM (17%), GTSD 435.4 triệu đồng (11,8%)

3.1.7 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ

Kết quả phân tích cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ được thể hiện trong bảng 3.26

Bảng 3.26 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nguồn gốc, xuất xứ SKM (%)

1 Thuốc sản xuất trong nước 296 74,7 18.526 64,7

Thuốc sản xuất trong nước được sử dụng tại TTYT huyện Trảng Bom có 296 SKM (74,7%), với GTSD là 18.526 triệu đồng (64,7%), cao hơn so với thuốc nhập khẩu có 100 SKM (25,3%) và GTSD là 10.111 triệu đồng (35,3%) Năm 2022, TTYT huyện Trảng Bom đã ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước, mặc dù có sử dụng thuốc nhập khẩu nhưng SKM và GTSD thấp 35,3%

3.1.8 Cơ cấu thuốc theo biệt dược gốc và thuốc Generic

Kết quả phân tích cơ cấu thuốc theo biệt dược gốc và thuốc Generic được thể hiện trong bảng sau

Bảng 3.27 Cơ cấu thuốc Generic, thuốc biệt dược gốc Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2022, TTYT huyện Trảng Bom sử dụng thuốc generic là chủ yếu với 332 SKM (97,9%), GTSD 23.172 triệu đồng (89,5%); Thuốc biệt dược gốc sử dụng ít với

3.1.9 Cơ cấu thuốc Generic theo nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật

Kết quả phân tích cơ cấu thuốc Generic theo nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật được thể hiện trong bảng sau

Bảng 3.28 Cơ cấu thuốc Generic theo nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật Đơn vị tính: Triệu đồng

Thuốc Generic có 332 SKM, GTSD 23.172 triệu đồng theo nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật có: - Thuốc nhóm 4 sử dụng nhiều nhất 154 SKM (46,4%), GTSD 7.816 (33,7%)

- Thuốc nhóm 2 có 68 SKM (20,5%), GTSD 5.769 (24,9%)

- Thuốc nhóm 1 có 54 SKM (16,3%), GTSD 2.788 (12,0%)

- Thuốc nhóm 3 có 39 SKM (11,7%), GTSD 3.609 (15,6%)

- Thuốc nhóm 5 có tỷ lệ thấp nhất với 17 SKM (5,1%), GTSD 3.191 (13,8%)

3.1.10 Cơ cấu thuốc đơn thành phần, đa thành phần

Kết quả phân tích cơ cấu thuốc theo đơn thành phần, đa thành phần được thể hiện trong bảng sau

Bảng 3.29 Cơ cấu thuốc tân dược đơn thành phần, thuốc đa thành phần Đơn vị tính: Triệu đồng

Nhận xét: Danh mục thuốc sử dụng chủ yếu là thuốc đơn thành phần với 269 SKM (79,4%); GTSD 17.729 triệu đồng (61,9%), thuốc đa thành phần sử dụng ít hơn với 70 SKM (20,6%); GTSD 10.908 triệu đồng (38,1%)

3.1.11 Cơ cấu thuốc theo đường dùng

Kết quả phân tích cơ cấu thuốc theo đường dùng được thể hiện trong bảng sau

Bảng 3.30 Cơ cấu thuốc theo đường dùng Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Đường dùng thuốc SKM (%)

2 Thuốc đường tiêm, tiêm truyền 41 10,4 6.027 21,0

Sử dụng thuốc theo đường uống chiếm cao nhất với 339 SKM (85,6%), GTSD là 21.944 triệu đồng (76,6%); Tiếp theo là thuốc theo đường tiêm, tiêm truyền có 41 SKM (10,4%), GTSD là 6.027 triệu đồng (21,0%); Còn lại là thuốc theo đường dùng khác có 16 SKM (4.0%); GTSD là 667 triệu đồng (2.3%).

Phân tích ABC/VEN của danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bom năm 2022

3.2.1 Phân tích DMT sử dụng theo phương pháp phân tích ABC

3.2.1.1 Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý

Kết quả phân tích cơ cấu nhóm A theo tác dụng dược lý thể hiện qua bảng sau

Bảng 3 31 Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý Đơn vị tính: Triệu đồng

1 Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 10 11,5 7.913 34,6

3 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 08 9,2 3.549 15,5

Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

6 Thuốc tác dụng trên hô hấp 07 8,0 1.048 4,6

Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh

9 Thuốc điều trị bệnh tiết niệu 01 1,1 256 1,1

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác

11 Thuốc tẩy trùng, sát khuẩn 01 1,1 99 0,4

II Nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 12 13,8 1.683 7,4

Thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý có 87 SKM, GTSD 22.856 triệu đồng Trong đó thuốc Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết có 10 SKM (11,5%), GTSD cao 7.913 triệu đồng (34,6%); thuốc tim mạch có SKM nhiều nhất với 25 SKM (28,7%), GTSD 4.587 triệu đồng (20,1%), thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền có 12 SKM (13,8%), GTSD 1.683 triệu đồng (7,4%)

3.2.1.2 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân tích ABC

Kết quả phân tích cơ cấu thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bom năm

2022 theo phân tích ABC được thể hiện qua bảng 3.32

Kết quả ở bảng 3.32 cho thấy, thuốc hạng A có GTSD cao nhất 22,856 triệu đồng (79,8%) – khuyến cáo BYT (75-80%); với 87 SKM (22,0%), tỷ lệ này cao hơn so với khuyến cáo BYT (10-20%)

Thuốc hạng B có GTSD 4.309 triệu đồng (15,1%) – khuyến cáo BYT (15-20%); với 87 SKM (22,0%), tỷ lệ này cao hơn so với khuyến cáo BYT (10-20%)

Thuốc hạng C có GTSD thấp nhất 1.472 triệu đồng (5,1%) – khuyến cáo BYT (5- 10%); có SKM cao nhất với 215 SKM (54,3%) nhưng tỷ lệ này thấp hơn so với khuyến cáo BYT (60-80%)

Bảng 3 32 Cơ cấu DMT sử dụng theo phân tích ABC Đơn vị tính: Triệu đồng

3.2.2 Phân tích DMT sử dụng theo phương pháp VEN

Kết quả phân tích theo VEN của DMT sử dụng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.33 Cơ cấu DMT sử dụng theo phân tích VEN Đơn vị tính: Triệu đồng

Kết quả phân tích VEN: Nhóm thuốc sống còn (V) 31 SKM (7,8%); có GTSD cao nhất với 17.339 triệu đồng (60,5%); Nhóm thuốc thiết yếu (E) chiếm tỉ lệ cao nhất về SKM với 261 SKM (65,9%) và GTSD là 3.749 triệu đồng (13,1%); Nhóm thuốc không thiết yếu (N) có 104 SKM (26,3%), với GTSD 7.549 triệu đồng (26,4%) với tỷ lệ này cũng cần được xem xét

3.2.3 Phân tích DMT sử dụng theo ma trận ABC/VEN

Kết quả phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bom năm 2022 theo ma trận ABC/VEN được thể hiện qua bảng sau

Bảng 3.34 Phân tích ma trận ABC/ VEN Đơn vị tính: Triệu đồng

Theo kết quả phân tích ma trận ABC/ VEN của DMT sử dụng tại TTYT huyện Trảng Bom cho thấy:

- Các tiểu nhóm cần thiết trong quá trình điều trị gồm:

+ AV có 13 KM (3,3%) và GTSD cao là 7.186 triệu đồng (25,1%); BE có 58 SKM (14,6%), GTSD 2.715 triệu đồng (9,5%); CE có SKM cao 143 SKM, GTSD thấp 870 triệu đồng (3,0%)

+ AE có 60 SKM (15,2%); GTSD cao nhất 13.753 triệu đồng (48,0%); BV có 05 SKM (1,3%); GTSD 259 triệu đồng (0,9%); CV có 13 SKM (3,3%); GTSD thấp 105 triệu đồng (0,4%)

- Các tiểu nhóm không cần thiết trong quá trình điều trị gồm:

+ AN có 14 SKM (3,5%); GTSD 1.917 triệu đồng (6,7%); BN có 31 SKM (7,8%); GTSD 1.335 triệu đồng (4,7%); CN có 59 SKM (14,9%); GTSD 497 triệu đồng (1,7%)

3.2.4 Cơ cấu các thuốc trong nhóm AN

Nhóm AN gồm những thuốc không cần thiết trong quá trình điều trị nhưng được sử dụng nhiều nên cần được phân tích Với kết quả được thể hiện qua bảng sau

Bảng 3.35 Cơ cấu các thuốc trong nhóm AN Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Tên hoạt chất/ thành phần Tên thuốc SKM (%)

II Nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 12 85,7 1.684 87,8

2 Diệp hạ châu, Bồ công anh, Nhân trần Bình Can 1 7,1 287 15,0

Hy thiêm, Độc hoạt, Tần giao, Bạch thược,

TT Tên hoạt chất/ thành phần Tên thuốc SKM (%)

GTSD Đương quy, Xuyên khung, Thiên niên kiện,

Ngưu tất, Hoàng kỳ, Đỗ trọng, (Mã tiền)

Hà thủ ô đỏ/Ngưu tất,

(Bạch thược/ Xích thược)Đươngquy,Xuyên khung, Ích mẫu, Thục địa/Sinh địa, (Hồng hoa), (Đan sâm)

Kim ngân hoa, Nhân trần tía, Thương nhĩ tử,

Nghệ, Sinh địa, Bồ công anh,Cam thảo

8 Kim tiền thảo, Trạch tả Viên kim tiền thảo trạch tả 1 7,1 85 4,4

9 Lá lốt, Hy thiêm, Ngưu tất, Thổ phục linh

Bán hạ nam, Bạch linh,

Xa tiền tử, Ngũ gia bì chân chim,Sinh khương,

Trần bì, Rụt, Sơn tra,

Cao khô Actiso EP, Cao khô Rau đắng đất 8:1,

TT Tên hoạt chất/ thành phần Tên thuốc SKM (%)

Hy thiêm, Ngũ gia bì gai, Thiên niên kiện,

Cẩu tích, Thổ phục linh

Qua kết quả phân tích các thuốc trong nhóm AN có 14 SKM; GTSD 1.917 triệu đồng Trong đó có 02 thuốc vitamin và khoáng chất với GTSD 233 triệu đồng (12,2%) và 12 thuốc đông y, thuốc từ dược liệu GTSD 1.684 triệu đồng (87,8%) Nhóm thuốc này có GTSD lớn, nhưng hiệu quả điều trị chưa rõ ràng nên cần hạn chế và có sự quản lý trong sử dụng

3.2.5 Cơ cấu các thuốc trong nhóm BN

Nhóm BN gồm những thuốc không cần thiết trong quá trình điều trị nhưng được sử dụng nhiều nên cần được phân tích Với kết quả được thể hiện qua bảng sau:

Kết quả ở bảng 3.36 cho thấy, các thuốc trong nhóm BN có 31 SKM; GTSD 1.335 triệu đồng, trong đó thuốc hóa dược có 10 SKM (32,3%); GTSD 457 triệu đồng (48,8%) và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu có 21 SKM (67,7%); GTSD 878 triệu đồng (51,2%) Nhóm thuốc này có GTSD lớn, nhưng hiệu quả điều trị chưa rõ ràng nên cần hạn chế và có sự quản lý trong sử dụng

Bảng 3 36 Cơ cấu các thuốc trong nhóm BN Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Tên hoạt chất/ thành phần Tên thuốc SKM (%)

TT Tên hoạt chất/ thành phần Tên thuốc SKM (%)

4 Calci carbonat + calci gluconolactat Powerfore 1 3,2 49 2,85

II Nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 21 67,7 878 51,2

1 Độc hoạt, Phòng phong, Tang ký sinh, Tần giao, Bạch thược,

Ngưu tất, Sinh địa, Cam thảo, Đỗ trọng, Tế tân, Quế nhục,

Nhân sâm, Đương quy, Xuyên khung

Nhân sâm/Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch truật,

Thăng ma, Sài hồ, Trần bì,

Cam thảo, (Sinh khương), (Đại táo)

3 Tân di hoa, Thăng ma, Xuyên khung, Bạch chỉ, Cam thảo

Khang Minh tỷ viêm nang 1 2,56 55 3,21

Hồng hoa, Đương quy, Sinh địa, Sài hồ, Cam thảo, Xích thược, Xuyên khung, Chỉ xác,

TT Tên hoạt chất/ thành phần Tên thuốc SKM (%)

Ngưu tất, Bạch quả, (Đào nhân), (Cát cánh)

Phèn chua 500 mg; Mai mực

274 mg; Cao khô Huyền hồ sách (tương đương Huyền hồ sách 126 mg) 40 mg

6 Actiso, Cao mật lợn khô, Tỏi,

Xích đồng nam, Ngấy hương,

Thục địa, Hoài sơn, Đan bì,

Bạch linh, Trạch tả, Mật ong

8 Dầu gió các loại Dầu gió xanh vim II 1 2,56 53 2,74

Mỗi viên chứa: Cao khô dược liệu 280mg tương đương: Thục địa 800mg; Hoài sơn 344mg;

Sơn thù 344mg; Trạch tả

300mg; Phục linh 300mg; Mẫu đơn bì 244mg; Quế 36,67 mg;

Phụ tử chế 16,67 mg Bột mịn dược liệu gồm: Hoài sơn

56mg; Sơn thù 56mg; Mẫu đơn bì 56mg; Phụ tử chế 33,33 mg;

Mã tiền chế, Quế Chi, Đương qui, Đỗ trọng, Ngưu tất, Độc hoạt, Thương truật, Thổ phục linh

11 Diệp hạ châu đắng, Xuyên tâm liên, Bồ công anh, cỏ mực

12 Bột bèo hoa dâu Mediphylamin 1 2,56 38 2,23

TT Tên hoạt chất/ thành phần Tên thuốc SKM (%)

Tỳ bà diệp, Cát cánh, Bách bộ, Tiền hồ, Tang bạch bì,

Thiên môn, Bạch linh, Cam thảo, Hoàng cầm, Cineol

Thuốc ho người lớn OPC

14 Đương quy, Bạch quả Bổ huyết ích não 1 2,56 33 1,94

Thương nhĩ tử, Hoàng kỳ,

Bạch chỉ, Phòng phong, Tân di hoa, Bạch truật, Bạc hà

Cam thảo, Đảng sâm nam chế,

Dịch chiết men bia (tương đương với men bia)

Mỗi viên chứa: Cao khô dược liệu 260mg tương đương: Sinh địa 400mg; Mạch môn

Bá tử nhân 133,3mg; Huyền sâm 66,7mg; Viễn chí 66,7mg;

Ngũ vị tử 66,7mg; Đảng sâm

53,3mg; Đương quy 53,3mg; Đan sâm 46,7mg; Phục thần

46,7mg; Cát cánh 26,7mg Bột mịn dược liệu gồm: Đương quy 80mg; Đảng sâm 80mg;

Cát cánh 40mg; Đan sâm

Tục đoạn, Phòng phong, Hy thiêm, Độc hoạt, Tần giao,

Xuyên khung, Thiên niên kiện,

TT Tên hoạt chất/ thành phần Tên thuốc SKM (%)

Ngưu tất, Hoàng kỳ, Đỗ trọng,

Mỗi viên chứa: Cao khô dược liệu 340mg tương đương: Sài đất 500mg; Kinh giới 500mg;

Thương nhĩ tử 480mg; Phòng phong 375mg; Đại hoàng

375mg; Thổ phục linh 290mg;

Liên kiều 125mg; Hoàng liên

125mg; Kim ngân hoa 120mg;

Bạch chỉ 75mg; Cam thảo

25mg Bột mịn dược liệu gồm:

Thổ phục linh 85mg; Kim ngân hoa 30mg; Bạch chỉ 25mg;

20 Đương quy; Xuyên khung; Thục địa; Bạch thược; Đảng sâm, Bạch linh; Bạch truật; Cam thảo

Bạch linh, Cát cánh, Ngũ vị tử,

Tỳ bà diệp, Tang Bạch bì,Ma hoàng,Thiên môn đông, Bạc hà,Bán hạ, Bách bộ, Mơ muối,

Cam thảo, Bạch phàn, tinh dầu bạc hà, menthol

Thuốc Ho Bổ Phế Chỉ Khái

Qua kết quả phân tích các thuốc trong nhóm BN có 31 SKM; GTSD 1.335 triệu đồng, trong đó thuốc hóa dược có 10 SKM (32,3%); GTSD 457 triệu đồng (48,8%) và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu có 21 SKM (67,7%); GTSD 878 triệu đồng (51,2%) Nhóm thuốc này có GTSD lớn, nhưng hiệu quả điều trị chưa rõ ràng nên cần hạn chế và có sự quản lý trong sử dụng

BÀN LUẬN

Cơ cấu thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bom năm 2022

4.1.1 Về kinh phí mua thuốc

Từ kết quả nghiên cứu, kinh phí sử dụng để mua thuốc tại TTYT huyện Trảng năm 2022 là 28.637 triệu đồng, chiếm 25,3% tổng kinh phí hoạt động của đơn vị Qua đây, cho thấy TTYT huyện Trảng Bom đã sử dụng nguồn kinh phí mua thuốc là hợp lý, có quy chế xây dựng ngân sách mua thuốc hàng năm và theo dõi, báo cáo việc sử dụng ngân sách hàng tháng, quý, năm để hạn chế tối đa vượt dự toán ngân sách

Bên cạnh đó, năm 2022 vẫn còn diễn biến dịch Covid-19 dù không còn phức tạp nhưng người bệnh chỉ đi khám bệnh khi thật cần thiết, đã ảnh hưởng đến công tác khám bệnh, chữa bệnh

4.1.2 Về cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc thuốc hóa dược; thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

Năm 2022, TTYT huyện Trảng Bom đã sử dụng 396 SKM, với GTSD là 28.637 triệu đồng Trong đó sử dụng thuốc hóa dược chiếm đa số, có 339 SKM, chiếm 85,6%; GTSD là 25.889 triệu đồng chiếm 90,4%; Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu có 57 SKM, chiếm 14,4%; GTSD 2.748 triệu đồng chiếm 9,6%

So sánh tỷ lệ sử dụng thuốc hóa dược của TTYT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cao hơn kết quả nghiên cứu của TTYT huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2021 [19] với 320 SKM (82,3%), GTSD 16.730 triệu đồng; TTYT huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước năm 2021 [20] 171 SKM (83,0%); GTSD 9.290 triệu đồng (75,5%) Tỷ lệ sử dụng thuốc hóa dược và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu của TTYT huyện Trảng Bom phù hợp với chuyên môn kỹ thuật và MHBT của TTYT, việc sử dụng thuốc hóa dược là chủ yếu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu phối hợp cùng các phương pháp tập vật lý trị liệu nhằm mục đích hỗ trợ, nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh

4.1.3 Về cơ cấu phân nhóm thuốc điều trị theo tác dụng dược lý

Qua kết quả phân tích DMT sử dụng theo tác dụng dược lý cho thấy có 03 nhóm thuốc sử dụng nhiều nhất là nhóm thuốc Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết có GTSD cao nhất với 8.173 triệu đồng (28,5%); 28 KM (7,1%), thứ hai là nhóm thuốc tim mạch với 69 SKM (17,4%), GTSD là 4.716 triệu đồng (16,5%); tiếp theo là

58 nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với 41 SKM (10,4%), GTSD là 4.018 triệu đồng (14,0%)

Các thuốc sử dụng đều nằm trong DMT theo Thông tư 30/2018/TT-BYT [10] và Thông tư 05/2015/TT-BYT [6] Năm 2022, dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến, mặc dù không còn phức tạp nhưng vẫn ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh, lúc này người bệnh chỉ đi khám bệnh khi thật cần thiết, chủ yếu là người cao tuổi, các bệnh mãm tính như tim mạch, tiểu đường Đồng thời, kết quả nghiên cứu này phù hợp MHBT của TTYT huyện Trảng Bom cũng như tương đồng với kết quả nghiên cứu của BVĐK Cao su Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương năm 2021 [18] có nhóm thuốc hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết sử dụng nhiều nhất với GTSD 3.085 triệu đồng (25,8%), có nhóm thuốc tim mạch với GTSD 2.056 triệu đồng (17,2%); TTYT huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước [20] năm 2021 GTSD 1.413 triệu đồng (115%) Đối với các bệnh nhiễm khuẩn điều trị theo phác đồ 05 – 07 ngày (hoặc hơn), đơn giá kháng sinh cao, dẫn tới TTYT huyện Trảng Bom có GTSD của nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn đứng thứ 3 với 41 SKM (10,4%), GTSD là 40.177 triệu đồng (14,0%) thấp hơn so với TTYT huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm

2021 [19] với 64 KM, GTSD 5.593 triệu đồng (26,7%) ; cao hơn TTYT huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước năm 2021 [20] 27 SKM; GTSD 2.573 triệu đồng (20,9%) Với MHBT, kết quả trên cho thấy TTYT huyện Trảng Bom cũng cần phải xem xét lại để tránh khả năng lạm dụng kháng sinh

Dựa vào MHBT của TTYT huyện Trảng Bom và DMT sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý, đồng thời so sánh với kết quả nghiên cứu của các TTYT khác ở các khu vực lân cận cho thấy việc sử dụng thuốc của TTYT huyện Trảng Bom năm 2022 phân bổ giữa nhóm thuốc và nhóm bệnh tật khá hợp lý

4.1.4 Về cơ cấu thuốc sử dụng nhóm thuốc hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết

Cơ cấu sử dụng thuốc hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết gồm có 28 SKM với GTSD là 8.173 triệu đồng trong đó sử dụng nhiều nhất là nhóm thuốc Insulin và nhóm thuốc hạ đường huyết sử dụng nhiều nhất với 15 SKM (53,6%); GTSD 7.817 triệu đồng (95,6%) Nhóm thuốc Hocmon thượng thận và những chất tổng hợp thay thế sử dụng nhiều thứ hai với 09 SKM (32,1%); GTSD 225 triệu đồng (2,8%) Còn

59 lại nhóm các chế phẩm androgen, estrogen và progesteron, nhóm Hocmon tuyến giáp, cận giáp và thuốc kháng giáp trạng tổng hợp sử dụng ít

Trong nhóm thuốc hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết sử dụng nhiều nhất là thuốc Insulin người (30% Insulin hòa tan + 70% Insulin Isophan) 300IU/ 3ml (Humulin 30/70 Kwikpen) GTSD là 2.244 triệu đồng (27,5%) Sử dụng nhiều thứ hai là thuốc Insulin glargine 300IU/3ml (Lantus Solostar) GTSD là 2.223 triệu đồng (27,2%) Sử dụng nhiều thứ ba là thuốc Gliclazid + Metformin 80mg + 500mg (Melanov-M) GTSD là 1.645 triệu đồng (20,1%)

4.1.5 Về cơ cấu thuốc sử dụng nhóm thuốc tim mạch

Nhóm thuốc tim mạch theo tác dụng dược lý có 69 SKM, GTSD là 4,716 triệu đồng Kết quả này cao hơn TTYT huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước năm 2021 [19] GTSD 1.413 triệu đồng (11,49%) Qua nghiên cứu đã chỉ ra nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp sử dụng nhiều nhất với GTSD 3.151 triệu đồng (66,8%); Tiếp theo là thuốc hạ lipid máu GTSD 980 triệu đồng (20,8%) Các thuốc còn lại chiếm tỷ lệ thấp Trong đó sử dụng nhiều nhất là thuốc Bisoprolol + hydroclorothiazid 5mg +12,5mg (Bisoplus HCT 5/12.5) GTSD 401.4 triệu đồng (8,5%) Thuốc Telmisartan + hydroclorothiazid 40mg + 12,5mg (Mibetel HCT) sử dụng nhiều thứ hai với GTSD là 336.0 triệu đồng (7,1%) Tiếp theo là thuốc Losartan 100mg (SaVi Losartan 100) GTSD 282 triệu đồng (6,0%) Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc tim mạch hợp lý, phù hợp với mô hình bệnh tật TTYT huyện Trảng Bom, người bệnh chủ yếu là người lớn tuổi, mắc các bệnh cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, thiếu máu cơ tim, … phải sử dụng thuốc hàng ngày Qua đây cho thấy gánh nặng từ các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, tim mạch, hô hấp…đang ngày càng gia tăng, đúng như nhận định của Bộ y tế “Mô hình bệnh tật của Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển tiếp dịch tễ học, các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng ở mức khá cao, trong khi nhóm bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích tăng nhanh…”

4.1.6 Về cơ cấu thuốc sử dụng nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

Theo nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn sử dụng tại TTYT huyện Trảng Bom có 41 SKM; GTSD 4.018 triệu đồng có nhóm Betalactam sử dụng nhiều nhất với 29 SKM (70,7%); GTSD 3.686 triệu đồng (91,7%) Do đó, cần được xem

60 xét lại việc sử dụng các kháng sinh nhóm Betalactam Tiếp theo là nhóm Macrolit GTSD

161 triệu đồng (4,0%) Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn sử dụng tại TTYT huyện Trảng Bom cao hơn TTYT huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước năm 2021 [20] với 27 SKM, GTSD 2.573 triệu đồng (20,9%) và BVĐK Cao su Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương năm 2021 [18] với 27 SKM GTSD 1.695 triệu đồng (14,2%)

Trong phân nhóm beta-lactam: Có nhóm Penicillin có GTSD lớn nhất 2.456 triệu đồng (67%), 11 SKM (37,9%) Trong đó kháng sinh Amoxicilin + acid clavulanic sử dụng nhiều nhất với 07 SKM (24%), GTSD 2.391 triệu đồng (64,9%) Nhóm Cephalosporin với 08 SKM (27,6%), GTSD 591 triệu đồng (16%) trong đó sử dụng Cefuroxim nhiều nhất với 05 SKM (17%), GTSD 435.4 triệu đồng (11,8%)

Sử dụng kháng sinh luôn là vấn đề được quan tâm tại các bệnh viện, việc tập trung một số lượng lớn về thuốc cũng như kinh phí sử dụng cho nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là do nhu cầu điều trị các bệnh nhiễm trùng như trong MHBT của đơn vị, đồng thời còn sử dụng trong các nhóm bệnh khác như thương tích do tai nạn, dự phòng trước và sau phẫu thuật Năm 2022, TTYT huyện Trảng Bom thực hiện 39.140 ca thủ thuật, 577 ca phẫu thuật, tiếp nhận nhiều ca bệnh trong tình trạng cấp cứu ở tuyến xã và phòng khám tư nhân chuyển đến, do đó phần nào giải thích được việc sử dụng nhiều kháng sinh trong điều trị tại đơn vị Tuy nhiên, đơn vị cũng cần xem xét, rà sát và đưa thuốc kháng sinh vào quản lý, tăng cường công tác dược lâm sàng để tránh tình trạng lạm dụng kháng sinh, làm gia tăng vi khuẩn kháng thuốc trong bệnh viện và cộng đồng

4.1.7 Về cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ

Phân tích ABC/VEN của DMT sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bom năm

4.2.1 Phân tích DMT sử dụng theo phương pháp ABC

Phương pháp phân tích ABC là phương pháp tiếp cận hiệu quả để quản lý thuốc, là công cụ hữu ích trong việc lựa chọn, mua và cấp phát, sử dụng thuốc hợp lý cũng như nhận định những vấn đề tồn tại trong sử dụng thuốc [6]

Qua kết quả phân tích ABC của TTYT huyện Trảng Bom năm 2022 thuốc nhóm hạng A có GTSD cao nhất 22,856 triệu đồng (79,8%) – khuyến cáo BYT (75-80%); với

87 SKM (22,0%), tỷ lệ này cao hơn so với khuyến cáo BYT (10-20%) Thuốc hạng B có GTSD 4.309 triệu đồng (15,1%) – khuyến cáo BYT (15-20%); với 87 SKM (22,0%), tỷ lệ này cao hơn so với khuyến cáo BYT (10-20%) Thuốc hạng C có GTSD thấp nhất 1.472 triệu đồng (5,1%) – khuyến cáo BYT (5-10%); có SKM cao nhất với 215 SKM (54,3%) nhưng tỷ lệ này thấp hơn so với khuyến cáo BYT (60-80%) Đối chiếu Thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT thì tỷ lệ GTSD từng thuốc nhóm A, B, C của TTYT huyện Trảng Bom là hợp lý, đúng như khuyến cáo của BYT, tuy nhiên SKM cao hơn là do có một số thuốc sử dụng có cùng hoạt chất, hàm lượng là thầu của năm 2021 chưa sử dụng hết nên khi sử dụng trong 2022 làm tăng SKM của thuốc

So với TTYT huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2021 [19] thuốc hạng A 28,02% SKM, GTSD 79,99%, thuốc hạng B 25,19%, GTSD 14,97%, thuốc hạng

C 46,79%, GTSD 5,04%; với TTYT huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước năm 2021

[20] thuốc hạng A 27,18% SKM, GTSD 80,09%, thuốc hạng B 23,3% SKM, GTSD 14,82%, thuốc hạng C 49,51% SKM, GTSD 5,09%

Thuốc nhóm A gồm những thuốc chiếm tỷ lệ cao về chi phí [5] Đây là cơ sở quan trọng để HĐT&ĐT xem xét, phân tích sâu hơn nhiều khía cạnh liên quan nhằm điều chỉnh DMT, kiểm soát việc mua sắm, kê đơn, sử dụng nhằm tránh lạm dụng làm

65 tăng chi phí, cắt giảm bớt những thuốc không thiết yếu hoặc thay thế thay thế bằng những thuốc có giá thấp hơn Thông thường theo phân tích ABC, các thuốc của nhóm

A chiếm 10 – 20% tổng sản phẩm, nhóm B chiếm 10 – 20%, nhóm C chiếm 60 -80%

Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý có 87 SKM, GTSD 22.856 triệu đồng Trong đó thuốc Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết có 10 SKM (11,5%), GTSD cao 7.913 triệu đồng (34,6%); thuốc tim mạch có SKM nhiều nhất với

25 SKM (28,7%), GTSD 4.587 triệu đồng (20,1%), tỷ lệ này phù hợp MHBT của đơn vị, điều này cũng phản ánh tỷ lệ về người dân mắc bệnh tim mạch, tiểu đường… tại địa phương Ngoài ra còn có nhóm thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền với GTSD cao, có 12 SKM (13,8%), GTSD 1.683 triệu đồng (7,4%), đây là điều cần xem xét cân nhắc những thuốc này không nên xuất hiện chiếm tỷ trọng cao trong nhóm A Do đó, việc phân bổ nhóm thuốc này là chưa phù hợp Nhờ phân tích ABC, giúp phân tích được nhóm thuốc có chi phí cao, tiêu thụ nhiều, các thuốc này có thể được thay thế với lượng lớn mà có chi phí thấp hơn trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường để từ đó lựa chọn, mua sắm, quản lý, sử dụng thuốc hợp lý an toàn, hợp lý

4.2.2 Phân tích DMT sử dụng theo phương pháp VEN

Phân tích VEN chỉ ra cơ cấu chi phí hữu ích hoặc chưa hữu ích của bệnh viện trong sử dụng thuốc Kết quả phân tích VEN DMT sử dụng của TTYT huyện Trảng Bom năm 2022 cho thấy có nhóm thuốc sống còn (V) 31 SKM (7,8%); có GTSD cao nhất với 17.339 triệu đồng (60,5%); Nhóm thuốc thiết yếu (E) chiếm tỉ lệ cao nhất về SKM với

261 SKM (65,9%) và GTSD là 3.749 triệu đồng (13,1%); Nhóm thuốc không thiết yếu (N) có 104 SKM (26,3%), với GTSD 7.549 triệu đồng (26,4%) với tỷ lệ này cũng cần được xem xét

So với BVĐK cao su Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương năm 2021 [18], nhóm V thấp hơn về SKM 16,3%, cao hơn GTSD 15,3%; có nhóm E cao hơn về SKM 62,6%, thấp hơn về GTSD 72,7%, nhóm N cao hơn về SKM 21,1% và GTSD 11,9%

Tương tự so với kết quả của TTYT huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm

2021 [19] thì TTYT huyện Trảng Bom với các tỷ lệ lần lượt là thấp hơn nhóm V về SKM 12,9%, cao hơn GTSD 4,6%; nhóm E thấp hơn SKM 66,1%, thấp hơn GTSD 72,3%; nhóm N cao hơn SKM 21,1%, cao hơn GTSD 23,1%

Tỷ lệ thuốc sống còn (V) có SKM (>10%) chủ yếu dùng trong trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng Tuy nhiên, nhóm V có GTSD cao với 17.339 triệu đồng (chiếm 60,5%) chưa phù hợp, cần được xem xét lại, giảm số lượng sử dụng TTYT huyện Trảng Bom có MHBT khá đa dạng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ở địa phương, nhóm thuốc N (không thiết yếu) của TTYT huyện Trảng Bom có 104 SKM (26,3%), GTSD 7.549 triệu đồng (26,4%), tập trung ở các thuốc vitamin, khoáng chất; thuốc đông y, thuốc từ dược liệu cho thấy chưa phù hợp Đây cũng là điều mà HĐT&ĐT cần lưu ý, xem xét cho năm sau trong việc mua sắm để lựa chọn và loại bỏ những thuốc không cần thiết trong điều trị nhưng chiếm giá trị sử dụng cao hàng năm, như các thuốc

N không cần thiết, ưu tiên mua các thuốc nhóm E, đảm bảo số lượng dự trữ an toàn, giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho thuốc nhóm V, N

4.2.3 Phân tích DMT sử dụng theo ma trận ABC/VEN

Qua kết quả phân tích ma trận ABC/ VEN của DMT sử dụng tại TTYT huyện Trảng Bom năm 2022 cho thấy: Tiểu nhóm cần thiết trong quá trình điều trị gồm AV 13 SKM (3,3%); GTSD cao 7.186 triệu đồng (25,1%); BE 58 SKM (14,6%), GTSD 2.715 triệu đồng (9,5%); CE SKM cao 143 SKM, GTSD thấp 870 triệu đồng (3,0%); AE 60 SKM (15,2%); GTSD cao nhất 13.753 triệu đồng (48,0%); BV 05 SKM (1,3%); GTSD

259 triệu đồng (0,9%); CV có 13 SKM (3,3%); GTSD thấp 105 triệu đồng (0,4%) Các tiểu nhóm không cần thiết trong quá trình điều trị gồm: AN có 14 SKM (3,5%); GTSD 1.917 triệu đồng (6,7%); BN có 31 SKM (7,8%); GTSD 1.335 triệu đồng (4,7%); CN có 59 SKM (14,9%); GTSD 497 triệu đồng (1,7%)

Phân tích ma trận ABC/VEN cho thấy: Nhóm I có AV, BV, CV, AE, AN giám sát mức độ cao hơn vì cần thiết cho điều trị hoặc chiếm nhiều chi phí Thuốc AN là các thuốc không thiết yếu, chiếm GTSD cao thứ ba, trong đó có 02 nhóm thuốc, HĐT&ĐT cần xem xét điều chỉnh, nên hạn chế mua sắm, sử dụng hoặc thay thế bằng thuốc có giá thấp hơn, giám sát việc kê đơn để giảm chi phí, để dành chi phí mua sắm những thuốc nhóm sống còn, thiết yếu Nhóm II có BE, CE, BN giám sát mức độ thấp hơn Nhóm III có CN: Giám sát mức độ thấp Ở đây các nghiên cứu thường quan tâm đến nhóm AN, BN, đây là hai nhóm không thiết yếu nhưng lại chiếm SKM và GTSD tương đối cao So với kết quả của TTYT huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2021 [19] nhóm AN có tỷ lệ cao hơn 9,3%

SKM, GTSD 18,8%; TTYT huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước năm 2021 [20] có AN cũng cao hơn với 7,8% SKM, 21,9% GTSD; BVĐK cao su Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương năm 2021 [18] thì AN thấp hơn với 1,9% SKM, 6,3% GTSD

Phân tích sâu nhóm AN có 02 thuốc vitamin và khoáng chất với GTSD 233 triệu đồng (12,2%) và 12 thuốc đông y, thuốc từ dược liệu GTSD 1.684 triệu đồng (87,8%) Nhóm thuốc AN là nhóm có chi phí cao nhưng không cần thiết cho điều trị nên cần hạn chế và có sự quản lý trong sử dụng Các thuốc trong nhóm BN có 31 SKM (7,8%); GTSD 1.335 triệu đồng (4,7%), trong đó thuốc hóa dược có 10 SKM (32,3%); GTSD 457 triệu đồng (48,8%) và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu có 21 SKM (67,7%); GTSD 878 triệu đồng (51,2%) Nhóm thuốc BN có GTSD lớn, nhưng hiệu quả điều trị chưa rõ ràng nên cần được quản lý, giám sát trong việc sử dụng một cách chặt chẽ hơn

Ngày đăng: 28/09/2024, 08:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Y tế (2001), Bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10, Nhà xuất bản Y học Khác
2. Bộ Y tế (2011), Thông tư 22/2011/TT–BYT quy định tổ chức và hoạt động khoa dược bệnh viện Khác
3. Bộ Y tế (2011), Thông tư 23/2011 TT–BYT hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh Khác
4. Bộ Y tế (2012), Quyết định 4824/QĐ-BYT phê duyệt Đề án người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam Khác
5. Bộ Y tế (2013), Thông tư 21/2013/TT–BYT quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện Khác
6. Bộ Y tế (2015), Thông tư 05/2015/TT–BYT ban hành danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT Khác
7. Bảo Hiểm xã hội Việt Nam (2017), Công văn số 3794/BHXH- DVT Về việc thống nhất tỷ lệ sử dụng biệt dược gốc tại các tuyến điều trị theo chỉ đạo của Chính phủ Khác
8. Bộ Y tế (2017), Thông tư 20/2017/TT-BYT Quy định chi tiết một số điều của luật dược và nghị định số 54/2017/NĐCP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt Khác
9. Bộ Y tế (2018), Thông tư 19/2018/TT-BYT Ban hành danh mục thuốc thiết yếu 10. Bộ Y tế (2018), Thông tư 30/2018/TT-BYT Ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế Khác
11. Bộ Y tế (2019), Thông tư 03/2019/TT-BYT Ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp Khác
12. Bộ Y tế (2019), Thông tư 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập Khác
13. Bộ Y tế (2019), Báo cáo Hội nghị cùng Tổ chức y tế thế giới (WHO) hỗ trợ Việt Nam trong công tác chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân Khác
14. Bộ Y tế (2022), Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2021 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2022 Khác
15. Bộ Y tế (2022), Báo cáo Hội nghị trực tuyến toàn quốc về ”Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân” Khác
16. Cục quản lý Dược (2020), Tổng hợp kết quả trúng thầu năm 2019 theo báo cáo của các cơ sở y tế báo cáo về cục quản lý dược đến ngày 30/01/2020 Khác
17. Nguyễn Thanh Sơn (2020), Phân tích DMT sử dụng tại TTYT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, Luận án chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội Khác
18. Nguyễn Thị Hồng (2022), Phân tích DMT sử dụng tại TTYT huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, Luận án chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội Khác
19. Hà Huy Thành (2022), Phân tích DMT sử dụng tại BVĐK Cao su Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, Luận án chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội Khác
20. Nguyễn Phước Thị Mỹ Trang (2022), Phân tích DMT sử dụng tại TTYT huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, Luận án chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng phân loại thống kê Quốc tế về  bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên  quan phiên bản lần thứ 10 - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng ph ân loại thống kê Quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan phiên bản lần thứ 10 (Trang 7)
Bảng 1. 2 . Cơ cấu sử dụng thuốc nhập khẩu, thuốc sản xuất trong nước - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 1. 2 . Cơ cấu sử dụng thuốc nhập khẩu, thuốc sản xuất trong nước (Trang 19)
Bảng 1. 3 . Cơ cấu sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 1. 3 . Cơ cấu sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý (Trang 20)
Bảng 1.7. Kết quả phân tích ABC  tại một số trung tâm y tế - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 1.7. Kết quả phân tích ABC tại một số trung tâm y tế (Trang 23)
Bảng 1.9. Kết quả nhóm thuốc AN  tại một số trung tâm y tế - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 1.9. Kết quả nhóm thuốc AN tại một số trung tâm y tế (Trang 24)
Bảng 1.8. Kết quả phân tích VEN tại một số trung tâm y tế - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 1.8. Kết quả phân tích VEN tại một số trung tâm y tế (Trang 24)
Bảng 1.10. Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN tại một số TTYT - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 1.10. Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN tại một số TTYT (Trang 25)
Bảng 1.11. Kết quả nhóm thuốc BN tại một số TTYT - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 1.11. Kết quả nhóm thuốc BN tại một số TTYT (Trang 26)
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức của TTYT huyện Trảng Bom - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức của TTYT huyện Trảng Bom (Trang 27)
Bảng 1.12. Cơ cấu nhân lực của TTYT huyện Trảng Bom - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 1.12. Cơ cấu nhân lực của TTYT huyện Trảng Bom (Trang 28)
Bảng 1.13. Mô hình bệnh tật tại TTYT huyện Trảng Bom năm 2022 - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 1.13. Mô hình bệnh tật tại TTYT huyện Trảng Bom năm 2022 (Trang 29)
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức khoa Dược - TTBVTYT - TTYT huyện Trảng Bom - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức khoa Dược - TTBVTYT - TTYT huyện Trảng Bom (Trang 31)
Bảng 1.14. Cơ cấu nhân lực của Khoa Dược-TTBVTYT   STT  Nghề nghiệp  Trình độ  Số lượng  Tỷ lệ % - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 1.14. Cơ cấu nhân lực của Khoa Dược-TTBVTYT STT Nghề nghiệp Trình độ Số lượng Tỷ lệ % (Trang 31)
Bảng thu thập - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng thu thập (Trang 35)
Bảng thu thập - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng thu thập (Trang 36)
Bảng thu thập - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng thu thập (Trang 37)
Bảng thu thập - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng thu thập (Trang 37)
Bảng 2.16. Phân tích ma trận ABC/VEN - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 2.16. Phân tích ma trận ABC/VEN (Trang 40)
Bảng 3.17. Kinh phí mua thuốc của TTYT huyện Trảng Bom - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3.17. Kinh phí mua thuốc của TTYT huyện Trảng Bom (Trang 41)
Bảng 3.19. Cơ cấu DMT sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3.19. Cơ cấu DMT sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý (Trang 42)
Bảng 3.20. Cơ cấu phân nhóm hocmon và các thuốc tác động vào hệ  thống nội tiết - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3.20. Cơ cấu phân nhóm hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết (Trang 44)
Bảng 3.21. Cơ cấu sử dụng thuốc  Insulin và nhóm thuốc hạ đường huyết - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3.21. Cơ cấu sử dụng thuốc Insulin và nhóm thuốc hạ đường huyết (Trang 45)
Bảng 3.22. Cơ cấu phân nhóm thuốc tim mạch - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3.22. Cơ cấu phân nhóm thuốc tim mạch (Trang 47)
Bảng 3.25. Cơ cấu phân nhóm kháng sinh nhóm Beta-lactam - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3.25. Cơ cấu phân nhóm kháng sinh nhóm Beta-lactam (Trang 53)
Bảng 3.27. Cơ cấu thuốc Generic, thuốc biệt dược gốc - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3.27. Cơ cấu thuốc Generic, thuốc biệt dược gốc (Trang 54)
Bảng 3.30. Cơ cấu thuốc theo đường dùng - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3.30. Cơ cấu thuốc theo đường dùng (Trang 56)
Bảng 3. 31 . Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3. 31 . Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý (Trang 56)
Bảng 3. 32 . Cơ cấu DMT sử dụng theo phân tích ABC - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3. 32 . Cơ cấu DMT sử dụng theo phân tích ABC (Trang 58)
Bảng 3.34. Phân tích ma trận ABC/ VEN - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3.34. Phân tích ma trận ABC/ VEN (Trang 59)
Bảng 3. 36.  Cơ cấu các thuốc trong nhóm BN - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện trảng bom tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 3. 36. Cơ cấu các thuốc trong nhóm BN (Trang 62)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN