Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 theo phương pháp ABC/VEN .... Việc tiến hành phân tích DMT nhằm xác định những tồn tại trong hoạt độ
TỔNG QUAN
Danh mục thuốc và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
1.1.1 Khái niệm danh mục thuốc
Theo Hội đồng thuốc và điều trị - cẩm nang hướng dẫn thực hành (Drug and therapeutics committees – A practical guide) do WHO ban hành năm 2003 có định nghĩa: “Danh mục thuốc (formulary list) là danh sách các thuốc được phê duyệt để sử dụng tại cơ sở chăm sóc sức khỏe cụ thể” [12]
Một DMT tốt sẽ giúp loại bỏ được các thuốc không an toàn và kém hiệu quả, từ đó có thể giảm được chi phí điều trị và số ngày nằm viện của bệnh nhân Đồng thời, giúp giảm số lượng và chi phí mua thuốc, không lãng phí ngân sách
1.1.2 Nguyên tác xây dựng danh mục thuốc
Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện như sau: a) Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong bệnh viện; b) Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật; c) Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; d) Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị; e) Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện; f) Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế ban hành [12]
1.1.3 Tiêu chí lựa chọn thuốc
Khoản 2 Điều 5 Thông tư 21/2013/TT-BYT nêu rõ các tiêu chí lựa chọn thuốc với các nội dung:
1 Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng Mức độ tin cậy của các bằng chứng được thể hiện tại Phụ lục
1 ban hành kèm theo Thông tư này;
2 Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định;
3 Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí được quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này thì phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất lượng, giá và khả năng cung ứng;
4 Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so sánh chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc;
5 Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất Đối với những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất;
6 Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể;
7 Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như các đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản xuất, cung ứng [12]
1.1.4 Văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu
Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 của Bộ Trưởng Bộ Y quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong Bệnh viện;
Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011 của Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành về việc hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh;
Thông tư 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành quy định về danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế;
Thông tư 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015 của Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành quy định về danh mục thuốc đông y, thuốc dược liệu và vị thuốc y học đông y thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế;
Thông tư 19/2018/TT-BYT ngày 30/8/2018 của Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc thiết yếu quy định nguyên tắc xây dựng, tiêu chí lựa chọn thuốc thiết
5 yếu bao gồm thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu; danh mục thuốc thiết yếu;sử dụng danh mục thuốc thiết yếu và trách nhiệm thực hiện;
Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011 của Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hànhquy định về chức năng hoạt động của khoa Dược;
Thông tư 44/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành quy định về kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và kê đơn kết hợp thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với thuốc hóa dược.
Phương pháp phân tích sử dụng thuốc
1.2.1 Phương pháp phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện [2] Phân tích ABC giúp phân tầng 3 nhóm thuốc để giúp quản lý hiệu quả, bao gồm: các thuốc nhóm A chỉ chiếm 10 – 20% tổng số sản phẩm nhưng chiếm chi phí cao nhất (75 – 80% tổng giá trị tiền), các thuốc nhóm B chiếm 10 – 20% tổng khoản mục và chiếm chi phí từ 15 – 20% tổng chi phí và còn lại là các thuốc nhóm C chiếm số lượng lớn với chi phí thấp
Phương pháp này có vai trò:
- Lựa chọn các thuốc có thể thay thế với chi phí thấp hơn trong DMT
- Đo lường mức độ tiêu thụ thuốc thực tế, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng và từ đó phát hiện được các vấn đề sử dụng thuốc không hợp lý Ưu điểm lớn nhất của phân tích ABC là giúp xác định những thuốc chiếm phần lớn ngân sách, tuy nhiên nhược điểm là không cung cấp đủ thông tin để so sánh các thuốc có hiệu lực khác nhau Phân tích này nên được áp dụng hằng năm hoặc ngắn hơn, cho một đợt đấu thầu hoặc nhiều đợt đấu thầu [17]
Loại phân tích này được dùng để kiểm soát các thuốc nhóm A có chi phí cao, chiếm tỷ trọng ngân sách lớn nên cần có chính sách quản lý sử dụng cũng như quản lý tồn kho chặt chẽ, lựa chọn các nhà cung ứng phù hợp để tiết kiệm chi phí và có các dự báo về nhu cầu để tính toán cho việc mua sắm, vì sự thiếu hụt thuốc không lường trước có thể dẫn đến mua khẩn cấp thuốc với giá cao
1.2.2 Phương pháp phân tích nhóm điều trị
Phương pháp phân tích nhóm điều trị được xây dựng dựa trên phân tích ABC, phương pháp này có vai trò [2]:
- Xác định các nhóm thuốc điều trị được tiêu thụ nhiều nhất và chiếm phần lớn ngân quỹ
- Chỉ ra những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý khi kết hợp cùng các thông tin về MHBT
- Xác định các thuốc lạm dụng sử dụng hoặc các thuốc mà lượng tiêu thụ không được tính vào số trường hợp mắc một bệnh cụ thể, ví dụ như chloroquine và bệnh sốt rét
- Giúp cho HĐT&ĐT lựa chọn các thuốc có chi phí hiệu quả hợp lý trong cùng nhóm điều trị và lựa chọn các thuốc thay thế khác
Các bước tiến hành như sau [2]:
1 Tiến hành 3 bước đầu tiên của phân tích ABC để thiết lập DMT bao gồm cả số lượng và giá trị
2 Sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc theo DMT thiết yếu của WHO hoặc theo các tài liệu tham khảo khác như hệ thống phân loại Dược lý - Điều trị của hiệp hội Dược thư bệnh viện của Mỹ (AHFS) hoặc hệ thống phân loại Giải phẫu - Điều trị - Hóa học (ATC) của WHO
3 Sắp xếp lại DMT theo nhóm điều trị và tổng hợp giá trị phần trăm của mỗi thuốc cho mỗi nhóm điều trị để xác định nhóm điều trị nào chiếm chi phí lớn nhất
1.2.3 Phương pháp phân tích VEN
Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại thuốc như mong muốn [2] Theo đó HĐT&ĐT có trách nhiệm xem xét và thống nhất phân nhóm DMT vào nhóm V, nhóm E và nhóm N Đây là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa chọn các thuốc cần ưu tiên để mua sắm và dự trữ trong bệnh viện
1.2.4 Phương pháp phân tích ma trận ABC/VEN
Kết hợp hai phương pháp phân tích ABC và VEN được ma trận ABC/VEN giúp kiểm soát việc lựa chọn và mua sắm thuốc [12] Ma trận ABC/VEN chia các thuốc làm ba nhóm:
Nhóm 1: gồm các thuốc nhóm AV (thuốc sống còn chiếm giá trị ngân sách cao), AE (thuốc thiết yếu chiếm giá trị ngân sách cao), AN (thuốc không thiết yếu chiếm giá trị ngân sách cao), BV (thuốc sống còn chiếm giá trị ngân sách trung bình),
CV (thuốc sống còn chiếm giá trị ngân sách thấp) Đây là nhóm thuốc cần thiết cho
7 điều trị và/hoặc sử dụng nhiều nhiều ngân sách cần đặc biệt chú ý để quản lý hiệu quả nguồn ngân sách, giữ ổn định ngân sách và đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ
Nhóm 2: gồm các thuốc nhóm BE (thuốc thiết yếu chiếm giá trị ngân sách trung bình), CE (thuốc thiết yếu chiếm giá trị ngân sách thấp) và BN (thuốc không thiết yếu chiếm giá trị ngân sách trung bình) Đây là nhóm thuốc thiết yếu có giá trị trung bình hoặc thấp
Nhóm 3: gồm các thuốc nhóm CN (thuốc không thiết yếu chiếm giá trị ngân sách thấp Đây là nhóm thuốc không thiết yếu chiếm giá trị thấp
Bảng 1.1 Ma trận ABC/VEN
Chú thích: Chữ cái đầu tiên biểu thị phân tích ABC, chữ cái thứ hai biểu thị phân tích VEN Ứng dụng phân tích kết hợp ma trận ABC/VEN có vai trò giúp HĐT&ĐT nhận định vấn đề trong cung ứng thuốc bất hợp lý, tối ưu hóa nguồn lực và loại trừ tình trạng hết hàng tại khoa Dược bệnh viện Về quản lý thuốc, giúp kiểm soát các thuốc theo thứ tự ưu tiên, đặc biệt là nhóm A, loại bỏ các thuốc không thực sự cần thiết Cụ thể là cần phải loại bỏ những thuốc “N” trong danh sách nhóm thuốc A có chi phí cao, lượng tiêu thụ lớn trong phân tích ABC.
Thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện
1.3.1 Thực trạng sử dụng nhiều thuốc không thiết yếu tại Việt Nam
Phân tích danh mục thuốc sử dụng là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng được thực hiện tại nhiều bệnh viện trong cả nước Qua đó, có nhiều vấn đề, thực trạng đã được khám phá và những giải pháp đã được đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện
Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Nhân trong phân tích DMT theo phương pháp ABC, VEN và ma trận ABC/VEN tại bệnh viện An Bình năm 2021 [8] ghi nhận tỷ lệ thuốc nhóm A chiếm 20,5% SKM và 79,92% GTSD, nhóm B chiếm 23,24% SKM và 15,04% GTSD, nhóm C chiếm 56,27% SKM và 5,04% GTSD Tỷ lệ trên cho thấy sự chưa hợp lý trong lựa chọn mua sắm làm nhà quản lý khó khăn trong quản lý DMT Kết quả cũng cho thấy nhóm thuốc AN là nhóm thuốc không cần thiết
8 nhưng chiếm GTSD cao, cụ thể tỷ lệ trong nghiên cứu của tác giả chiếm 0,87% tổng chi phí sử dụng
Như vậy, một thực trạng chung còn tồn tại trong sử dụng thuốc ở các bệnh viện là việc còn nhiều loại thuốc không thiết yếu được chi tiêu với giá trị cao, gây hao tốn không hợp lý
1.3.2 Thực trạng sử dụng thuốc biệt dược gốc, thuốc generic
Việc ưu tiên sử dụng thuốc generic là một trong các tiêu chí Bộ Y tế đưa ra trong việc lựa chọn xây dựng DMT bệnh viện nhằm giúp giảm chi phí Theo chỉ đạo của Chính phủ trong Công văn 3968/BHXH-DVT thống nhất tỷ lệ sử dụng biệt dược BDG tại các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) ngày 08/09/2017 quy định các bệnh viện hạng 2 trực thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các cơ sở khám chữa bệnh tương đương: tỷ lệ sử dụng BDG không quá 15% so với tổng chi thuốc Kết quả nghiên cứu tỷ lệ thuốc BDG tại một số bệnh viện được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.2 Cơ cấu sử dụng thuốc biệt dược gốc, generic tại bệnh viện An Bình
STT Bệnh viện/năm nghiên cứu SKM Thuốc BDG Thuốc generic
1 Bệnh viện An Bình, thành phố
Giới thiệu về bệnh viện Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện quận 11 được thành lập vào tháng 07/2007 theo quyết định 102/2007/QĐ-UBND của UBND TP.HCM Ngày 10/02/2020, bệnh viện Quận 11 được chính thức nâng thành bệnh viện đa khoa hạng II Đội ngũ nhân viên, bác sĩ, y tá gồm 607 người, Bệnh viện quận 11 cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế tại 10 chuyên khoa
Mọi hoạt động của bệnh viện nhằm chăm lo sức khỏe cho người dân, bệnh viện không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, đẩy mạnh các hoạt động vì mục đích chăm lo cho sức khỏe cộng đồng
1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện
- Cấp cứu – khám bệnh – chữa bệnh
Bệnh viện thực hiện tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các cơ sở y tế chuyển đến để cấp cứu Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh thông thường và các trường hợp sơ cấp cứu về ngoại khoa
Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của nhà nước
Tổ chức giám định khám, giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu
- Công tác đào tạo cán bộ y tế
Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tập huấn bồi dưỡng về kiến thức y tế cho cán bộ phường để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu
- Nghiên cứu khoa học về y học
Nghiên cứu và tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu
Nghiên cứu các công trình về điều trị, ứng dụng đông y và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc
- Công tác chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn – kỹ thuật
Lập kế hoạch giám sát thực hiện quy chế chuyên môn và chỉ đạo trạm y tế phường thực hiện các phát đồ chẩn đoán và điều trị Triển khai khám chữa bệnh BHYT tại 16 phường
- Phòng bệnh nâng cao sức khỏe
Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch và tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cộng đồng
1.4.3 Tổ chức bộ máy nhân lực của bệnh viện
Bệnh viện Quận 11 là bệnh viện hạng II trực thuộc Sở Y tế, có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ y tế về khám, chữa bệnh với đội ngũ nhân viên gồm 607 người được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.3 Trình độ chuyên môn và số lượng nhân viên đang công tác tại bệnh viện Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh
STT Trình độ chuyên môn Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II 05 0,82
2 Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I 59 9,72
STT Trình độ chuyên môn Số lượng Tỷ lệ (%)
5 Cao đẳng, trung cấp điều dưỡng 115 18,95
6 Dược sĩ chuyên khoa II 01 0,16
9 Cao đẳng, trung cấp dược sĩ 11 1,81
11 Cử nhân, kỹ thuật viên vật lý trị liệu 08 1,32
12 Kỹ thuật viên đại học 18 2,97
13 Kỹ thuật viên cao đẳng, trung cấp 23 2,14
II Khối văn phòng, hỗ trợ 143 23,56
1.4.4 Mô hình bệnh tật tại bệnh viện Quận 11
Bảng 1.4 Mô hình bệnh tật tại bệnh viện Quận 11
STT Tên bệnh Tần suất Tỷ lệ (%)
Phân bố các bệnh nội trú thường gặp tại bệnh viện năm 2022
1 Bệnh về cơ – xương – khớp (Gãy xương đòn, đứt dây chằng, ) 2556 15,01
2 Các bệnh liên quan nhiễm virus (COVID-19, SXH
4 Bệnh lý liên quan nhiễm khuẩn (viêm phổi, viêm ruột thừa cấp, u bã đậu) 932 5,48
5 Bệnh lý sản khoa (mổ lấy thai, đẻ thường) 619 3,64
Phân bố các bệnh ngoại trú thường gặp tại bệnh viện năm 2022
STT Tên bệnh Tần suất Tỷ lệ (%)
1 Bệnh lý mạn tính (THA, ĐTĐ) 179927 40,78
2 Bệnh do tiếp xúc với dịch vụ y tế vì những lý do khác 63693 14,44
Bệnh lý liên quan nhiễm khuẩn, nhiễm virus (viêm đường hô hấp cấp, viêm amidan, sâu răng, viêm gan)
4 Bệnh về cơ – xương – khớp (viêm khớp, thoái hóa khớp) 15225 3,45
5 Người có nguy cơ liên quan đến bệnh truyền nhiễm 5091 1,15
Phân bố các bệnh lây nhiễm thường gặp nhất tại bệnh viện năm 2022
1 Bệnh lý liên quan nhiễm siêu vi (COVID-19, SXH) 620 64,04
2 Bệnh lý liên quan nhiễm khuẩn (viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm khuẩn hệ tiết niệu, đường ruột) 160 16,52
Phân bố các bệnh không lây nhiễm thường gặp nhất tại bệnh viện năm 2022
1 Bệnh về cơ – xương – khớp (Gãy xương đòn, thoát vị đĩa đệm, đứt dây chằng, bong gân và căng cơ, ) 2439 14,37
2 Bệnh lý sản khoa (mổ lấy thai, đẻ thường) 619 3,64
Phân bố các bệnh ngoại trú thường gặp ở trẻ em
Bệnh lý liên quan nhiễm khuẩn (viêm cấp đường hô hấp, sâu răng, viêm họng, viêm thanh quản cấp, )
2 Bệnh do tiếp xúc với dịch vụ y tế vì những lý do khác 5553 17,37
3 Bệnh lý liên quan nhiễm siêu vi (viêm gan, bệnh virut khác) 5135 16,06
STT Tên bệnh Tần suất Tỷ lệ (%)
5 Bệnh khác của da và mô tế bào dưới da 1276 3,99
Phân bố các bệnh nội trú thường gặp ở trẻ em
Bệnh lý liên quan nhiễm khuẩn (viêm phổi, nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng đường hô hấp trên, phì đại VA, )
2 Bệnh lý liên quan nhiễm siêu vi (COVID-19, SXH) 232 19,84
Qua bảng dữ liệu cho thấy các bệnh lý liên quan nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi gần như phân bố ở nội - ngoại trú và trên cà 2 đối tượng gồm người lớn và trẻ em Ngoài ra, các bệnh về cơ – xương – khớp và các bệnh liên quan đến sản khoa cũng chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh nội trú tại bệnh viện
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
Danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện Quận 11 năm 2022
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022
- Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu: từ 08/2023 đến 12/2023
- Địa điểm nghiên cứu: khoa Dược – bệnh viện Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
Phương pháp nghiên cứu
Bảng 2.1 Biến số nghiên cứu
STT Tên biến số Định nghĩa/
Giải thích Loại biến Kỹ thuật thu thập Mục tiêu 1: Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Quận 11 thành phố
Thuốc hóa dược, thuốc dược liệu/thuốc cổ truyền
Thuốc hóa dược quy định tại Thông tư 30/2018/TT-BYT
Thuốc dược liệu/thuốc cổ truyền quy định tại Thông tư 05/2015/TT- BYT
Biến phân loại (thuốc hóa dược/ thuốc dược liệu/ thuốc cổ truyền)
Tài liệu có sẵn (báo cáo xuất nhập tồn từ 01/01/2022 – 31/12/2022;
30/2018/TT- BYT; Thông tư 05/2015/TT- BYT)
Thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý
Thuốc được phân loại theo nhóm tác dụng dược lý trên danh mục thuốc hóa dược quy định tại Thông tư 30/2018/TT-BYT
Biến phân loại (theo nhóm tác dụng dược lý)
Tài liệu có sẵn (báo cáo xuất nhập tồn từ 01/01/2022 – 31/12/2022);
Thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ
- Thuốc sản xuất trong nước: Thuốc có nguồn gốc sản xuất trong nước do các công ty dược trong nước và công ty liên doanh Việt Nam sản xuất
Biến phân loại (thuốc sản xuất trong nước/ thuốc nhập khẩu)
Tài liệu có sẵn (báo cáo xuất nhập tồn từ 01/01/2022 – 31/12/2022)
STT Tên biến số Định nghĩa/
Giải thích Loại biến Kỹ thuật thu thập
- Thuốc nhập khẩu: thuốc có nguồn gốc sản xuất nước ngoài do các công ty dược nước ngoài sản xuất
Thuốc sử dụng theo đơn thành phần – đa thành phần
- Thuốc đơn thành phần: thuốc có 1 hoạt chất có tác dụng dược lý
- Thuốc đa thành phần: thuốc có từ 2 hoạt chất có tác dụng dược lý khác nhau trở lên
Biến phân loại (đơn thành phần/ đa thành phần)
Tài liệu có sẵn (báo cáo xuất nhập tồn từ 01/01/2022 – 31/12/2022)
Thuốc sử dụng theo đường dùng Đường đưa thuốc vào cơ thể:
- Thuốc có đường dùng là tiêm truyền
- Thuốc có đường dùng là uống
- Thuốc có đường dùng khác
Biến phân loại (thuốc đường tiêm truyền/ đường uống/ đường dùng khác)
Tài liệu có sẵn (báo cáo xuất nhập tồn từ 01/01/2022 – 31/12/2022)
Thuốc sử dụng theo biệt dược gốc và thuốc
Căn cứ công bố DMT của BYT, thuốc tân dược được chia làm 2 nhóm:
- Thuốc BDG: các thuốc được xếp trong
DM công bố BDG của Cục QLD
Biến phân loại (thuốc biệt dược gốc/ thuốc Generic)
Tài liệu có sẵn (báo cáo xuất nhập tồn từ 01/01/2022 – 31/12/2022)
STT Tên biến số Định nghĩa/
Giải thích Loại biến Kỹ thuật thu thập
- Thuốc generic: thuốc có cùng dược chất, hàm lượng, dạng bào chế với biệt dược gốc, không có trong danh mục BDG do Cục QLD công bố
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang bằng cách hồi cứu các số liệu đã sử dụng tại bệnh viện Quận 11 năm 2022.
Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1 Nguồn thu thập Ðể phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh năm 2022, đề tài đã thu thập số liệu hoạt động của bệnh viện bao gồm:
- Danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện Quận 11 từ ngày 01/01/2022 – 31/12/2022
- Báo cáo sử dụng thuốc năm 2022 của bệnh viện Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh
Từ phần mềm quản lý báo cáo Hsoft của bệnh viện, tiến hành xuất dữ liệu xuất nhập tồn năm 2022 ra Microsoft Excel Các thông tin cần thu thập như: tên thuốc, tên hoạt chất, nồng độ/hàm lượng, dạng bào chế, đường dùng, nước sản xuất, số lượng sử dụng, đơn giá, thành tiền, đơn vị tính, nhóm tác dụng dược lý của toàn bộ các thuốc hóa dược, thuốc dược liệu/ thuốc cổ truyền được sử dụng trong bệnh viện năm 2022
Lấy các thông tin chi tiết liên quan đến các biến số được liệt kê tại bảng 2.2.1 của tất cả các thuốc hóa dược, thuốc dược liệu/ thuốc cổ truyền đã sử dụng tại bệnh viện năm 2022 Sau đó, điền thông tin thu thập được từ nguồn dữ liệu điền vào biểu mẫu thu thập số liệu (theo biểu mẫu)
- Phân loại thuốc hóa dược; thuốc dược liệu; thuốc cổ truyền và nhóm tác dụng dược lý:
Căn cứ Thông tư 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 về việc ban hành danh mục tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT
Căn cứ Thông tư số 05/2015/TT-BYT ngày 17/03/2015 về việc ban hành danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT
- Phân loại theo nguồn gốc, xuất xứ:
Căn cứ thông tin số đăng ký/ giấy phép nhập khẩu (SĐK/GPNK)
- Phân loại theo các thuốc hóa dược theo thành phần:
Căn cứ số lượng thành phần hoạt chất có tác dụng dược lý của thuốc
- Phân loại các thuốc theo đường dùng:
Căn cứ dạng bào chế của sản phẩm
- Phân loại theo nhóm thuốc biệt dược gốc (BDG) và thuốc generic
Căn cứ phụ lục biệt dược gốc công bố trên website của Cục quản lý dược – BYT; căn cứ danh mục trúng thầu tại bệnh viện gói BDG và gói generic.
Mẫu nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn: Tất cả 1113 thuốc được sử dụng tại bệnh viện Quận 11 năm 2022
Tiêu chuẩn loại trừ: 61 thuốc, bao gồm:
- Thuốc tài trợ, tài trợ COVID;
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
2.5.1 Phương pháp xử lý số liệu
- Phân loại và nhập liệu: số liệu được phân loại và tiến hành nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel
- Làm sạch số liệu: ví dụ đối với một thuốc có cùng tên, cùng hoạt chất, nồng độ/hàm lượng, đường dùng, đơn giá nhưng có nhiều số lô, hạn dùng khác nhau hay ở những lần nhập khác nhau sẽ phân thành nhiều dòng sẽ tiến hành loại bỏ số liệu thô bằng cách gộp các thuốc đó lại với nhau
- Xử lý danh mục thuốc:
Trường hợp một số thuốc có nhiều đơn giá khác nhau làm cho các thuốc tách thành nhiều khoản mục trong danh mục thì sẽ tính tổng số lượng và giá trị sử dụng để gộp thành một khoản mục và tính lại đơn giá Ðơn giá được tính lại (đơn giá = tổng giá trị sử dụng /tổng số lượng sử dụng của sản phẩm đó) đển lấy đơn giá bình quân
- Xử lý sau khi nhập số liệu:
Số liệu sau khi nhập sẽ được kiểm tra đối chiếu chéo so sánh với số khoản thuốc, tổng tiền giữa file nhập số liệu và file gốc xuất ra từ phần mềm để đảm bảo chất lượng của số liệu
Sắp xếp số liệu theo mục đích phân tích rồi tính tổng số khoản, giá trị phần trăm
Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy giá trị tiền của mỗi sản phẩm chia cho tổng giá trị tiền thuốc sử dụng
Phương pháp so sánh: là phương pháp tính toán tỷ lệ phần trăm của giá trị số liệu của đối tượng nghiên cứu trên tổng số
2.5.3 Phương pháp phân tích ABC
Bước 1: Liệt kê các sản phẩm thuốc gồm 1113 khoản mục
Bước 2: Điền các thông tin sau cho mỗi sản phẩm:
- Đơn giá của từng sản phẩm: gi (i = 1,2,3, )
- Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc: ni (i = 1,2,3, N)
Bước 3: Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phầm: ti = gi x ni (i = 1,2,3, ) Tổng số tiền sẽ bằng tổng lượng tiền cho mỗi sản phẩm
Bước 4: Tính giá trị % của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm chia cho tổng số tiền
Bước 5: Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần
Bước 6: Tính giá trị % tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm; bắt đầu với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách
Bước 7: Phân hạng sản phẩm như sau:
- Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 - 80 % tổng giá trị tiền;
- Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 - 20 % tổng giá trị tiền;
- Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 - 10 % tổng giá trị tiền
Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 – 20% tổng sản phẩm; hạng B chiếm
10 – 20% và 60 – 80% còn lại là hạng C [2]
Bước 8: Tính giá tri phần trăm về số lượng thuốc và giá trị sử dụng của mỗi nhóm thuốc hạng A, B, C
Công thức 1: tỷ lệ % thuốc (hoạt chất) từng nhóm
Công thức 2: tỷ lệ % GTSD của mỗi thuốc (mỗi nhóm)
2.5.4 Phương pháp phân tích VEN
Bước 1: Sắp xếp thuốc phân nhóm theo V, E, N dựa vào danh mục thuốc đã thông qua
Quyết định của Hội đồng thuốc và điều trị, cụ thể được tiến hành như sau:
Nhóm V: thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám, chữa bệnh của bệnh viện như: thuốc vận mạch, Insulin, thuốc an thần đường tĩnh mạch, thuốc giảm đau đường tĩnh mạch,
Nhóm E: thuốc điều trị bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện như thuốc kháng sinh, thuốc gây tê – gây mê, thuốc giảm đau, các thuốc này phải có trong hướng dẫn điều trị chuẩn của Bộ Y tế, phù hợp với cơ cấu bệnh tật của bệnh viện hoặc trong hướng dẫn điều trị các bệnh lý theo mô hình bệnh tật của bệnh viện Quận 11
Nhóm N: gồm các thuốc hỗ trợ điều trị, hiệu quả điều trị chưa rõ ràng như các thuốc bổ gan, các vitamin và khoáng chất, một số thuốc dùng ngoài,
Bước 2: Tính tổng số khoản mục, tỷ lệ phần trăm số lượng thuốc và giá trị sử dụng của các nhóm thuốc V, E, N
Từ kết quả phân tích ABC và VEN, kết hợp chéo phân tích ABC và phân tích VEN:
- Xếp các thuốc V, E, N trong nhóm A thu được các phân nhóm AV, AE, AN Sau đó tính tổng số và tỷ lệ (%) số lượng thuốc, số đơn vị tiêu thụ và giá trị sử dụng thuốc trong mỗi nhóm nhỏ
- Làm tương tự với nhóm B, nhóm C thu được ma trận ABC/VEN Thu được ma trận ABC/VEN
Bảng 2.2 Phân tích ma trận ABC/VEN
KẾT QUẢ
Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện Quận 11 năm 2022
3.1.1 Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng năm 2022 theo thuốc hóa duợc và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu
Bảng 3.1 Cơ cấu danh mục thuốc theo thuốc hóa dược và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu
Số khoản mục Giá trị sử dụng
Số lượng Tỷ lệ (%) Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ (%)
2 Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 95 8,54 7.214.061.869 5,41
Nhận xét: Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Quận 11 năm 2022 có 1113 khoản mục với tổng giá trí sử dụng là 133.407.381.897 VNĐ Trong đó, thuốc hóa dược có 1018 thuốc chiếm 91,46% giá trị tiêu thụ Tỷ lệ còn lại thuộc về các thuốc đông y, thuốc từ dược liệu với 8,54% số khoản mục và có giá trị sử dụng chiếm tỵ lệ 5,40%
3.1.2 Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng năm 2022 theo nhóm tác dụng dược lý
Bảng 3.2 Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý
STT Nhóm TDDL theo Thông tư 30
Số khoản mục Giá trị sử dụng
2 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 154 13,84 23.050.663.276 17,28
4 Hocmon và các thuốc tác động vào hệ nội tiết 86 7,73 13.396.303.295 10,04
5 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid, thuốc điều trị 88 7,91 9.065.472.520 6,80
STT Nhóm TDDL theo Thông tư 30
Số khoản mục Giá trị sử dụng
Tỷ lệ (%) gút và các bệnh xương khớp
6 Thuốc tác dụng đối với máu 25 2,25 7.630.179.443 5,72
8 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 53 4,76 3.449.093.928 2,59
9 Thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, thuốc giải giãn cơ 33 2,96 2.857.073.715 2,14
10 Thuốc chống co giật, chống động kinh 21 1,89 2.787.292.585 2,09
11 Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn 32 2,88 2.564.967.897 1,92
12 Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu 8 0,72 2.202.383.424 1,65
Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid - base và các dung dịch tiêm truyền
14 Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh 39 3,50 1.630.702.265 1,22
16 Thuốc điều trị bệnh mắt 22 1,98 821.954.000 0,62
17 Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc 13 1,17 745.405.450 0,56
18 Thuốc điều trị bệnh da liễu 20 1,80 454.847.411 0,34
20 Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase 4 0,36 360.235.990 0,27
22 Thuốc làm mềm cơ và ức chế cholinesterase 8 0,72 247.619.327 0,19
23 Dung dịch lọc màng bụng, lọc máu 1 0,09 140.000.000 0,10
24 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 2 0,18 114.599.100 0,09
STT Nhóm TDDL theo Thông tư 30
Số khoản mục Giá trị sử dụng
25 Thuốc điều trị đau nửa đầu 3 0,27 113.545.722 0,09
26 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau khi đẻ và chống đẻ non 6 0,54 100.106.461 0,08
II Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu
1 Thuốc chữa các bệnh về Âm, về
2 Thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy 16 1,44 1.812.866.711 1,36
3 Thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm 12 1,08 990.103.716 0,74
4 Thuốc khu phong trừ thấp 12 1,08 695.322.468 0,52
5 Thuốc chữa các bệnh về phế 7 0,63 594.151.859 0,45
6 Thuốc nhuận tràng, tả hạ, tiêu thực, bình vị, kiện tì 16 1,44 340.185.696 0,25
8 Thuốc chữa các bệnh về Dương, về Khí 7 0,63 74.979.920 0,06
9 Thuốc chữa bệnh về ngũ quan 6 0,54 67.402.888 0,05
10 Thuốc điều kinh, an thai 1 0,09 12.749.990 0,01
Nhận xét: Bảng 3.1.2 cho thấy danh mục thuốc sử dụng năm 2022 tại bệnh viện Quận 11 có 38 nhóm thuốc gồm 27 nhóm thuốc hóa dược và 11 nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu Trong đó 10 nhóm thuốc có GTSD cao nhất thuộc về các thuốc hóa dược, cụ thể:
Nhóm thuốc tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất về số khoản mục với 15,90%, tương đương 21,23% tổng giá trị sử dụng Tiếp theo đó là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng,
25 chống nhiễm khuẩn với 13,84% số khoản mục, chiếm 17,28% giá trị tiêu thụ Đứng thứ ba trong danh sách là nhóm thuốc đường tiêu hóa có tỷ lệ về số khoản mục là 9,88%, chiếm 12,60% tổng giá trị sử dụng
Về cơ cấu thuốc đông y theo nhóm tác dụng dược lý, nghiên cứu ghi nhận nhóm thuốc chữa các bệnh về Âm, về Huyết có giá trị sử dụng cao nhất với 1,86% Tuy nhiên, nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy có tỷ lệ về số khoản mục cao nhất với 1,44%, đứng thứ hai về giá trị tiêu thụ với 1,36% Các nhóm thuốc còn lại có tỷ lệ giá trị tiêu thụ < 1%
3.1.2.1 Cơ cấu nhóm thuốc tim mạch
Bảng 3.3 Cơ cấu nhóm thuốc tim mạch
Số khoản mục Giá trị sử dụng
(%) Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ
1 Thuốc điều trị tăng huyết áp 99 55,93 17.098.349.688 60,36
3 Thuốc chống đau thắt ngực 16 9,04 1.346.790.792 4,75
5 Thuốc điều trị suy tim 12 6,78 318.677.805 1,12
Nhận xét: Nhóm thuốc tim mạch sử dụng tại bệnh viện năm 2022 có thuốc điều trị tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất cả về số khoản mục và giá trị tiêu thụ, trong đó giá trị sử dụng của các thuốc này chiếm hơn 60% trong nhóm thuốc tim mạch, cụ thể là 60,36% Tiếp theo đó là các thuốc hạ lipid máu với 14,69% số khoản mục chiếm 30,52% tổng giá trị sử dụng Các thuốc còn lại trong nhóm có tỷ lệ về GTSD < 5%
3.1.2.2 Cơ cấu nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
Bảng 3.4 Cơ cấu nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
Số khoản mục Giá trị sử dụng
Tỷ lệ (%) Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ
Nhận xét: Trong cơ cấu nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng sinh nhóm beta-lactam chiếm tỷ lệ cao nhất với 39,64% số khoản mục và 74,42% tổng giá trị tiêu thụ Tiếp theo đó là kháng sinh nhóm Quinolon có tỷ lệ về số khoản mục là 11,04% và 11,08% giá trị sử dụng Nhóm thuốc khác (gồm các kháng sinh Colistin, Linezolid, Vancomycin) đứng thứ ba với 9,74% số khoản mục và 7,26% giá trị tiêu thụ
Bảng 3.5 Cơ cấu thuốc nhóm Beta-lactam sử dụng năm 2022
Số khoản mục Giá trị sử dụng
Tỷ lệ (%) Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ
Nhận xét: Theo kết quả ở bảng 3.1.5 ghi nhận các kháng sinh Penicilin có tỷ lệ sử dụng cũng như giá trị tiêu thụ cao nhất trong nhóm Betam-lactam là 63,58% và 34,43% Tiếp theo đó là các thuốc thuộc nhóm Carbepenems với 18,03% số khoản mục và 20,46% giá trị sử dụng Đứng thứ ba trong danh sách là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3, mặc dù có tỷ lệ về số khoản mục gấp đôi các kháng sinh Carbapenems (38,34%) nhưng có tỷ lệ về giá trị tiêu thụ thấp hơn, cụ thể là 14,67% trong cơ cấu thuốc nhóm Beta-lactam Các tỷ lệ còn lại thuộc về nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ 2
3.1.3 Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng năm 2022 theo nguồn gốc xuất xứ
Bảng 3.6 Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng năm 2022 theo nguồn gốc xuất xứ
Số khoản mục Giá trị sử dụng
Số lượng Tỷ lệ (%) Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ
Nhận xét: Kết quả thu được cho thấy số lượng thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ cao trong danh mục với 62,53% số khoản mục Tuy nhiên, giá trị tiêu thụ của
28 thuốc nhập khẩu lại chiếm tỷ lệ cao hơn thuốc sản xuất trong nước với hơn 55%, cụ thể là 56,40%.
3.1.4 Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng năm 2022 theo đơn thành phần – đa thành phần
Bảng 3.7 Cơ cấu danh mục thuốc theo đơn thành phần – đa thành phần
Số khoản mục Giá trị sử dụng
Số lượng Tỷ lệ (%) Giá trị (VND) Tỷ lệ
Nhận xét: Dựa vào kết quả bảng 3.1.7 cho thấy thuốc đơn thành phần chiếm tỷ lệ cao trong danh mục thuốc sử dụng năm 2022 tại bệnh viện Quận 11 với 78,44% số khoản mục và 65,24% tổng giá trị sử dụng Tỷ lệ còn lại thuộc về các thuốc đa thành phần với 21,56% số khoản mục và 34,76% giá trị tiêu thụ
3.1.5 Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng năm 2022 theo đường dùng
Bảng 3.8 Cơ cấu danh mục thuốc theo đường dùng
Số khoản mục Giá trị sử dụng
(%) Giá trị (VND) Tỷ lệ
4 Đường khác (thuốc dạng hít, nhỏ mắt, đặt âm đạo, )
Nhận xét: Bảng kết quả trên cho thấy thuốc đường uống chiếm ưu thế trong danh mục thuốc sử dụng năm 2022 với tỷ lệ 66,22% số khoản mục, tương ứng với 71,86% tổng giá trị tiêu thụ Tiếp theo đó là các thuốc đường tiêm truyền với tỷ lệ
29 khoản mục trong danh mục và giá trị sử dụng lần lượt là 23,72% và 24,47% Nhóm thuốc đường dùng ngoài và các đường dùng khác chiếm tỷ lệ trong danh mục cũng như giá trị sử dụng thấp
3.1.6 Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng năm 2022 theo thuốc biệt dược gốc và thuốc generic
Bảng 3.9 Cơ cấu danh mục thuốc theo thuốc biệt dược gốc và thuốc generic
Số khoản mục Giá trị sử dụng
Số lượng Tỷ lệ (%) Giá trị (VND) Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Bảng 3.1.9 cho thấy danh mục thuốc bệnh viện Quận 11 năm 2022 đã ưu tiên sử dụng các thuốc generic với 85,46% số khoản mục, tương đương 82,88% tổng giá trị tiêu thụ Tỷ lệ thuốc biệt dược gốc chiếm 14,54% số khoản mục và có giá trị sử dụng là 17,12%.
Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 theo phương pháp ABC/VEN
3.2.1 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân loại ABC
Bảng 3.10 Cơ cấu DMT sử dụng theo phân loại ABC
Số khoản mục Giá trị sử dụng
Số lượng Tỷ lệ (%) Giá trị (VND) Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Kết quả cho thấy các thuốc nhóm A chiếm tỷ lệ cao nhất về GTSD với 80% Tiếp theo là các thuốc nhóm B với 12,76% SKM và 11,20% GTSD Tỷ lệ
30 còn lại thuộc về các thuốc nhóm C với 71,70%% SKM tương đương 8,80% tổng giá trị tiêu thụ
3.2.2 Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý
Bảng 3.11 Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý
Số khoản mục Giá trị sử dụng
Tỷ lệ (%) Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ
2 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 28 16,2 19.648.140.735 18,41
4 Hocmon và các thuốc tác động vào hệ nội tiết 15 8,7 11.733.373.090 10,99
5 Thuốc tác dụng đối với máu 9 5,2 7.344.957.975 6,88
Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp
8 Thuốc chống co giật, chống động kinh 4 2,3 2.245.371.494 2,10
9 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 6 3,5 1.995.501.790 1,87
10 Thuốc chữa các bệnh về Âm, về Huyết 3 1,7 1.963.626.450 1,84
11 Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn 4 2,3 1.941.169.789 1,82
12 Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu 4 2,3 1.885.758.832 1,77
13 Thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ 1 0,6 1.838.398.390 1,72
14 Thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy 4 2,3 1.714.457.067 1,61
Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid - base và các dung dịch tiêm truyền
Số khoản mục Giá trị sử dụng
Tỷ lệ (%) Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ
Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh
17 Thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm 2 1,2 793.258.907 0,74
Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc
19 Thuốc chữa các bệnh về phế 2 1,2 470.764.160 0,44
22 Thuốc khu phong trừ thấp 1 0,6 287.696.859 0,27
24 Thuốc điều trị bệnh mắt 1 0,6 191.160.000 0,18
Nhận xét: Phân tích chi tiết cơ cấu DMT nhóm A theo TDDL ghi nhận trong nhóm này có 24 nhóm TDDL Trong đó, nhóm thuốc tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất với 18,5% SKM và 22,04% GTSD Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn được thống kê đứng thứ 2 trong danh sách với tỷ lệ SKM và GTSD 16,2% SKM và 18,41% GTSD Các thuốc đường tiêu hóa đứng thứ ba với khoảng hơn 12%
3.2.3 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân loại VEN
Bảng 3.12 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân loại VEN
Số khoản mục Giá trị sử dụng
Số lượng Tỷ lệ (%) Giá trị (VND) Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Bảng 3.2.3 cho thấy nhóm thuốc thiết yếu (nhóm E) chiếm tỷ lệ cao nhất trong danh mục về cả SKM và GTSD, cụ thể là 84,19% SKM và 86,56% GTSD Các thuốc tối cần (nhóm V) đứng thứ 2 trong danh sách với tỷ lệ SKM và GTSD chiếm khoảng 1/10 danh mục thuốc sử dụng năm 2022 Còn lại là nhóm thuốc không thiết yếu (nhóm N) chiếm khoảng hơn 3% số lượng khoản mục và giá trị tiêu thụ trong danh mục
3.2.4 Cơ cấu các thuốc theo ma trận ABC/VEN
Bảng 3.13 Cơ cấu danh mục thuốc theo ma trận ABC/VEN
Số khoản mục Giá trị sử dụng
Số lượng Tỷ lệ (%) Giá trị (VND) Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Bảng 3.2.4 cho thấy DMT được chia ra làm 9 nhóm nhỏ, trong đó nhóm CE chiếm tỷ lệ về SKM cao nhất với 60,38%, tuy nhiên AE là nhóm có tỷ lệ về tổng giá trị tiêu thụ cao nhất với 70,14% Nhóm thuốc thiết yếu (nhóm E) được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ về GTSD lần lượt là 70,14%, 8,74% và 7,68% tương ứng với
33 các nhóm AE, BE và CE Nhóm AN có tỷ lệ 0,54% SKM nhưng chiếm đến 2,29% tổng giá trị sử dụng
Bảng 3.14 Cơ cấu DMT sử dụng theo nhóm AN STT Tên thuốc Hoạt chất GTSD (VND) Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Kết quả cho thấy có 6 thuốc không quan trọng trong điều trị nhưng có tỷ lệ về giá trị sử dụng cao tại bệnh viện Phần lớn là các thuốc bổ sung Calci với 4/6 thuốc trong danh sách các thuốc nhóm AN Trong đó, thuốc Letbaby chiếm gần 1/3 tổng giá trị tiêu thụ, cụ thể là 32,79%
Bảng 3.15 Tỷ lệ các nhóm thuốc phân loại theo nhóm I, II, III
Số khoản mục Giá trị sử dụng
Số lượng Tỷ lệ (%) Giá trị (VND) Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Kết quả sau khi phân tích ma trận ABC/VEN phân chia danh mục thuốc sử dụng thành 3 nhóm, trong đó:
- Nhóm I gồm các thuốc cần thiết cho điều trị và/hoặc sử dụng nhiều nhiều ngân sách Bảng 3.2.5 cho thấy nhóm này có 292 khoản mục thuốc, tương đương với 26,24% SKM và 82,56% tổng giá trị sử dụng
- Nhóm II và nhóm III chiếm tỷ lệ tương đối thấp với 17,22% và 0,21% trong cơ cấu sử dụng tại bệnh viện
BÀN LUẬN
Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện Quận 11 năm 2022
4.1.1 Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng năm 2022 theo thuốc hóa duợc và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu
Danh mục thuốc sử dụng năm 2022 gồm có 1113 khoản thuốc với tổng giá trị tiêu thụ hơn 133 tỉ đồng, đây là một con số rất lớn cho thấy bệnh viện đã chi tiêu một số tiền khổng lồ để mua thuốc Bệnh viện Quận 11 là bệnh viện đa khoa nên các thuốc điều trị phần lớn là các thuốc hóa dược với 1018 thuốc chiếm 94,59% giá trị tiêu thụ
Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Lộc tại bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười năm 2020 với số khoản mục của thuốc tân dược là 515 khoản và có giá trị tiêu thụ là 86,61% [5].Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này gần tương đồng với nghiên cứu phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Quận 2 năm
2019 của tác giả Trần Thị Luân với tỷ lệ GTSD ghi nhận tại bệnh viện này là 97,30% với tổng số khoản mục là 1030 khoản [6]
Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Quận 11 năm 2022 có các thuốc đông y, thuốc từ dược liệu chiếm 8,54% số khoản mục và chiếm 5,41% giá trị sử dụng Đây là tỷ lệ khá hợp lý bởi vì bệnh viện thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong Thông tư 44/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 quy định về kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và kê đơn kết hợp thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với thuốc hóa dược trong điều trị nội trú, ngoại trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh [14] Việc phối hợp giữa thuốc hóa dược và thuốc có nguồn gốc từ dược liệu nhằm hỗ trợ, nâng cao hiệu quả điều trị Ngoài ra, ở một số bệnh có thể chỉ định thay thế các thuốc hóa dược bằng các thuốc đông y trên các bệnh nhân gặp tác dụng phụ hoặc có bệnh lý chống chỉ định với các thuốc hóa dược Đồng thời, kê đơn thuốc đông y, thuốc từ dược liệu cũng góp phần nâng cao, phát triền nên y học dân tộc Tuy nhiên, theo tác giả việc sử dụng thuốc từ dược liệu vẫn cần phải cân nhắc bởi vì một số thuốc có giá thành cao sẽ làm tăng chi phí điều trị cũng như nguồn chi của bệnh viện
4.1.2 Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng năm 2022 theo nhóm tác dụng dược lý
Kết quả nghiên cứu ghi nhận có 38 nhóm thuốc bao gồm 27 nhóm thuốc hóa dược và 11 nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu trong cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý Điều này cho thấy tuy là bệnh viện hạng 02 nhưng bệnh viện vẫn cố gắng đảm bảo cung ứng và sử dụng nhiều nhóm thuốc có tác dụng dược lý khác nhau đề phù hợp với mô hình bệnh tật tại bệnh viện nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân
Sau khi phân tích cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý, kết quả cho thấy các nhóm thuốc tim mạch, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao về cả số lượng và giá trị sử dụng Kết quả này khá tương đồng với các bệnh viện tuyến tỉnh, các bệnh viện quận trong các bài nghiên cứu gần đây Điều này cho thấy bên cạnh các bệnh lý liên quan nhiễm khuẩn thì gánh nặng từ các bệnh không lây nhiễm, các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, đang có xu hướng gia tăng Theo Bộ Y tế nhận định: “Mô hình bệnh tật ở Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn chuyển tiếp dịch tễ học, các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng vẫn ở mức khá cao trong khi nhóm bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích tăng nhanh”
[13] Đa dạng hóa các thuốc với số lượng nhiều trong điều trị những nhóm bệnh lý này tạo thuận lợi cho các bác sĩ trong lựa chọn thuốc điều trị Tuy nhiên, việc này cũng gây ra các khó khăn cho khoa Dược vì vừa phải mua sắm, cung ứng nhiều mặt hàng vừa phải thống kê, bảo quản và cấp phát theo quy định Ngoài ra, bệnh viện cũng cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ trong kê đơn thuốc ngoại trú, tránh xảy ra các tình trạng tiêu cực như lạm dụng, kê khống thuốc hay lạm dụng gây lãng phí quỹ BHXH
Kết quả phân tích danh mục thuốc tại bệnh viện Quận 11 ghi nhận thuốc nhóm tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất cả về số lượng và giá trị tiêu thụ với 15,90% SKM và 21,23% GTSD Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn cũng là một nhóm thuốc cần quan tâm, cân nhắc khi sử dụng với tỷ lệ về SKM và GTSD chiếm lần lượt là 13,84% và 17,28%, cao thứ hai trong danh sách cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý Tỷ lệ sử dụng nhóm thuốc tim mạch tại bệnh viện gần với tỷ lệ trong nghiên cứu của tác giả Trần Thị Luân thực hiện tại bệnh viện Quận 02 năm 2019 với nhóm thuốc tim mạch chiếm 21,65% SKM và 26,12% GTSD Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có kết quả thấp hơn bệnh viện này, cụ thể tại bệnh viện Quận 02 nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ sử dụng thuốc điều trị ký sinh
37 trùng, chống nhiễm khuẩn là 11,29% SKM và 23,68% GTSD [6] Ngoài ra, kết quả khi phân tích danh mục thuốc theo cơ cấu nhóm tác dụng dược lý tại bệnh viện Quận
11 thì tỷ lệ sử dụng thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn vẫn thấp hơn so với một số bệnh viện đồng hạng như nghiên cứu tại bệnh viện Quận Gò Vấp năm 2020 (15,1% SKM và 21,3% GTSD) [9] hoặc nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2021 (15,38% SKM và 32,89% GTSD) [3] hoặc nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp năm 2020 (17,96% SKM và 20,55% GTSD) [5] Đánh giá sự phù hợp của cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm TDDL và MHBT tại bện viện năm 2022 cho thấy nhóm thuốc tim mạch và nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất về SKM cũng như GTSD Trong khi đó, bệnh lý mạn tính như ĐTĐ, tim mạch là bệnh phân bố phổ biến nhất trong các bệnh ngoại trú và các tai nạn, chấn thương liên quan đến cơ – xương – khớp được ghi nhận là bệnh phổ biến thường gặp trong các bệnh nội trú Ngoài ra, các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn cũng được ghi nhận phổ biến trong danh sách MHBT với vị trí thứ 3 ở các bệnh ngoại trú và thứ 4 ở các bệnh nội trú Như vậy có sự tương đồng giữa cơ cấu các nhóm thuốc sử dụng nhiều nhất với MHBT tại bệnh viện
Trong nhóm thuốc tim mạch, nghiên cứu ghi nhận có 7 nhóm nhỏ trong đó thuốc điều trị tăng huyết áp chiếm ưu thế cả về SKM và GTSD với tỷ lệ lần lượt là 55,93% và 60,36%, chiếm hơn 60% GTSD của nhóm thuốc tim mạch Điều này hợp lý bới theo Tổ chức Y tế thế (WHO) giới hiện tại có khoảng 42% số người lớn bị tăng huyết áp được chẩn đoán và điều trị Đồng thời, WHO ước tính có khoảng 46% người lớn bị tăng huyết áp mà không biết rằng họ đang mắc phải tình trạng này Ngoài ra, hiện nay ước tính có khoảng 1,28 tỷ người trưởng thành trong độ tuổi 30-79 trên toàn thế giới bị tăng huyết áp, hầu hết (hai phần ba) sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình [16] và theo thu nhập bình quân/ đầu người của Việt Nam năm 2021 thì hiện nay nước ta đang nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình cao
Trong nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn thì kháng sinh nhóm Beta-lactam có tỷ lệ sử dụng cao nhất với 39,61% SKM và 74,42% GTSD với 4 nhóm chính Trong đó, nghiên cứu ghi nhận phân nhóm kháng sinh Penicilin chiếm tỷ lệ cao nhất về cả số lượng và giá trị tiêu thụ với 34,43% SKM và 63,58% GTSD Tiếp theo là kháng sinh phân nhóm Carbapenems với tỷ lệ sử dụng là 20,46% Kết quả của
38 tôi gần với tỷ lệ trong nghiên cứu phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện
An Bình Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 của tác giả Nguyễn Thành Nhân với tỷ lệ sử dụng Carbapenems là 22,97% trong tổng giá trị sử dụng của kháng sinh nhóm Beta- lactam [8] Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh Mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng gia tăng, đang ở mức báo động và kháng thuốc không phải là vấn đề mới, nhưng đã trở nên nguy hiểm, cấp bách WHO nhận định, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên phụ thuộc kháng sinh và yêu cầu toàn cầu có trách nhiệm bảo vệ nguồn thuốc kháng sinh quý giá cho thế hệ sau [4] Carbapenems là kháng sinh cần ưu tiên quản lý – nhóm I theo Quyết định 5631/QĐ-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ Y tế trong “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện” Do đó, bệnh viện cần đưa ra những giải pháp quản lý kháng sinh thật nghiêm túc và hiệu quả để đảm bảo các kháng sinh nhóm I được sử dụng an toàn, hợp lý hơn Hiện tại, bệnh viện vừa thành lập ban quản lý kháng sinh và đang trong quá trình hoàn thiện danh mục các kháng sinh cần phê duyệt trước khi sử dụng Và khoa Dược vẫn chưa thường xuyên báo cáo cũng như phân tích chi tiết về vấn đề sử dụng kháng sinh đối với từng bệnh cụ thể nhằm tư vấn cho HĐT&ĐT làm cơ sở xây dựng kế hoạch quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện
4.1.3 Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng năm 2022 theo nguồn gốc xuất xứ
Nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu tại bệnh viện Quận 11 năm 2022 lần lượt là 43,60% và 56,40% Mặc dù thuốc
NK chiếm tỷ lệ thấp hơn về SKM với 37,47% nhưng giá trị tiêu thụ cao hơn các thuốc SXTN Tỷ lệ này ngược với nghiên cứu của tác giả Trần Thị Như Quỳnh thực hiện tại bệnh viện Quận Gò Vấp năm 2020 với cơ cấu thuốc sử dụng phần lớn là các thuốc SXTN với giá trị tiêu thụ chiếm 53,7% tương đương 64,0% SKM [9] Tương tự bệnh viện Quận Gò Vấp, kết quả thu được trong nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp cũng ghi nhận các thuốc SXTN được sử dụng nhiều hơn các thuốc NK với tỷ lệ là 74,31% tổng GTSD, chiếm 77,41% SKM [5] Qua đó cho thấy bệnh viện Quận 11 cần cân nhắc, điều chỉnh cơ cấu danh mục thuốc để đảm bảo thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong Thông tư 21/2013/TT-BYT là ưu tiên thuốc SXTN [2] Khi ưu tiên sử dụng thuốc SXTN bệnh viện vừa có thể đáp ứng được đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” trong Quyết định
4824/2012/QĐ-BYT vừa góp phần giảm chi phí điều trị, phù hợp với khả năng chi trả của người bệnh, đồng thời khuyến khích phát triển sản xuất thuốc trong nước để người dân từng bước nhận thức đầy đủ về khả năng cung cấp và chất lượng của các sản phẩm thuốc SXTN Ngoài ra, HĐT&ĐT cũng cần quan tâm những nhóm thuốc SXTN đã được sử dụng tại bệnh viện và có đáp ứng tốt trong điều trị để hạn chế việc sử dụng các thuốc NK có hiệu quả tương đương Tuy nhiên, thực tế điều trị lâm sàng tác giả thấy thuốc SXTN chưa nhận được sự tin tưởng của đội ngũ nhân viên y tế và khi lựa chọn thuốc các bác sĩ ít khi tự nguyện kê đơn thuốc SXTN cho người bệnh
4.1.4 Cơ cấu danh mục thuốc theo đơn thành phần – đa thành phần
Thực hiện theo tiêu chí ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất Đối với những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất quy định trong Thông tư 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế [2] Kết quả khi phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo thành phần tại bệnh viện Quận 11 năm 2022 cho thấy phần lớn các thuốc sử dụng tại bệnh viện là các thuốc ở dạng đơn chất với 78,44% SKM và 65,24% GTSD, chứng tỏ bệnh viện đã có sự ưu tiên lựa chọn thuốc đơn thành phần trong điều trị cho người bệnh So sánh với các bệnh viện hạng tương đương như trong nghiên cứu của tác giả Trần Thị Như Quỳnh thực hiện tại bệnh viện Quận Gò Vấp năm 2020 có tỷ lệ sử dụng thuốc dạng đơn chất chiếm hơn 3/4 danh mục thuốc với 83,1% SKM và 81,8% GTSD [9] Hoặc trong nghiên cứu phân tích danh mục thuốc tại bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười, tình Đồng Tháp năm 2020 ghi nhận tỷ lệ sử dụng các thuốc đơn thành phần về SKM và GTSD lần lượt là 85,56% và 74,35% [5] Hoặc so sánh với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Nhân thực hiện tại bệnh viện An Bình năm 2021 ghi nhận các thuốc đơn thành phần chiếm 82,00% SKM và 74,61% GTSD [8] Điều này cho thấy mặc dù có sự ưu tiên trong sử dụng thuốc đơn thành phần nhưng so sánh với các bệnh viện khác kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Quận 11 vẫn còn khá thấp Tuy nhiên, theo tác giả tỷ lệ sử dụng thuốc đa thành phần chiếm hơn 1/3 danh mục thuốc theo cơ cấu thành phần có thể do hiện nay các công ty dược cạnh tranh nhau bằng cách phối hợp nhiều hoạt chất trong cùng một sản phẩm để vừa tiết kiệm chi phí sản xuất vừa có thể giảm giá sản phẩm nhưng vẫn mang lại hiệu quả điều trị Đồng thời, điều này cũng tạo thuận lợi cho những người
Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 theo phương pháp ABC/VEN
4.2.1 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân loại ABC
Phân tích danh mục thuốc theo phân loại ABC đóng vai trò quan trọng trong công tác xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện, việc phân tích này cho thấy mối tương quan giữa lượng thuốc sử dụng và chi phí nhằm đưa ra những thuốc chiếm tỷ lệ cao trong ngân sách, từ đó đưa các giải pháp thông qua lựa chọn những thuốc thay thế có giá thành rẻ, chi phí đầu vào thấp hoặc thương lượng với các nhà cung cấp để có thể
42 mua sắm được thuốc với giá phù hợp Đồng thời, lượng giá được mức độ tiêu thụ thuốc hằng năm giúp nhận định các vấn để tồn tại trong quản lý, cung ứng và sử dụng thuốc nhằm đưa ra những để xuất, can thiệp cần thiết nhằm tham mưu cho HĐT&ĐT trong việc đánh giá về sử dụng kinh phí trong mua sắm thuốc, góp phần hạn chế tình trạng lạm dụng các thuốc không cần thiết, nâng cao chất lượng danh mục thuốc
Trong phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Quận 11 năm 2022, kết quả cho thấy thuốc nhóm A chiếm tỷ lệ cao nhất về giá trị tiêu thụ với hơn 106 tỷ đồng, tương đương 80,00% tổng GTSD chiếm 15,58% SKM Tiếp theo là các thuốc nhóm B với tỷ lệ về SKM cũng như GTSD chiếm khoảng 12% SKM và 11,20% GTSD trong DMT thuốc sử dụng năm 2022 Còn lại là các thuốc nhóm C với 71,70% SKM tương đương 8,80% tổng giá trị tiêu thụ Tỷ lệ này phù hợp với quy định vế số lượng và giá trị tiêu thụ của các nhóm A, B, C trong Thông tư 21/2013/TT-BYT của
Bộ Y tế Kết quả này gần với tỷ lệ trong nghiên cứu của tác giả Trần Thị Luân tại bệnh viện 2 năm 2019 với giá trị tiêu thụ thuốc nhóm A chiếm 74,95%, tuy nhiên tỷ lệ về SKM trong nghiên cứu này là 20,91% cao hơn nghiên cứu tại bệnh viện Quận 11
Các thuốc nhóm A chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí mua sắm thuốc, do đó cần có sự phân tích chi tiết cụ thể các nhóm dược lý trong cơ cấu thuốc nhóm A nhằm xem xét nhóm dược lý nào chiếm nhiều ngân sách, từ đó đề xuất các giải pháp can thiệp nhằm điều chỉnh kịp thời chính sách ưu tiên mua sắm, cung ứng, tồn trữ và quản lý Đồng thời là cơ sở để HĐT&ĐT lựa chọn các thuốc đạt hiệu quả điều trị cao mà tiết kiệm chi phí
4.2.2 Cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý
Thuốc tim mạch được ghi nhận là thuốc chiếm tỷ lệ về giá trị sử dụng cao nhất trong thuốc nhóm A với 22,04%, tương ứng với 18,5% SKM Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn được thống kê đứng thứ 2 trong danh sách với tỷ lệ SKM và GTSD là 16,2% và 18,41% So với các bệnh viện khác phần lớn thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn sẽ chiếm tỷ lệ tiêu thụ cao nhất trong danh mục thuốc theo cơ cấu nhóm A như trong nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai là 30,45% [15], hoặc trong phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười, tình Đồng Tháp là 20,78% [5], hoặc trong nghiên cứu của tác giả Trần Thị Luân tại bệnh viện Quận 2 có tỷ lệ sử dụng thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là 27,47% Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Quận 11
43 lại khá tương đồng với tỷ lệ thuốc tim mạch ghi nhận được tại bệnh viện An Bình là 25,26% GTSD [8] cao nhất trong cơ cấu thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý Kết quả này tương đồng và phù hợp với phân tích cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện Quận 11 năm 2022 theo nhóm tác dụng dược lý Tuy nhiên, thuốc nhóm A chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách do đó cần có chính sách quản lý tồn kho và mua sắm chặt chẽ Đồng thời, cân nhắc cắt giảm chi phí bằng việc thay thế thuốc có giá thành rẻ hơn hoặc tìm nhà cung ứng phù hợp
4.2.3 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân loại VEN
Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại thuốc như mong muốn [2] Tuy nhiên, hiện tại phân tích VEN vẫn còn gặp khó khăn do hiện tại ở Việt Nam, Bộ Y tế vẫn chưa đưa ra các tiêu chí để xếp loại chính xác mà chỉ mới dừng lại ở các định nghĩa và việc phân nhóm V, E, N phụ thuộc chủ yếu vào sự đồng thuận của HĐT&ĐT Do đó, cần sự đánh giá, nhận định chính xác và phù hợp với MHBT trong việc xếp loại V, E, N để đảm bảo việc cung ứng thuốc sẽ không bị gián đoạn hoặc không kịp thời
Kết quả phân tích VEN tại bệnh viện Quận 11 cho thấy nhóm thuốc thiết yếu (nhóm E) chiếm tỷ lệ cao nhất về SKM và GTSD với tỷ lệ lần lượt là 84,19% và 86,56% Nhóm thuốc tối cần (nhóm V) chiếm 11,95% SKM và 10,14% GTSD Kết quả này gần tương đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Nhân thực hiện tại bệnh viện An Bình năm 2021 với tỷ lệ GTSD nhóm V là 10,04% và nhóm E là 88,26% [8] Và khá tương đồng với tỷ lệ thuốc nhóm E ghi nhận trong nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai là 84,54% SKM và 89,80% GTSD Tuy nhiên,tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu tại bệnh viện Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 với nhóm E ghi nhận là 56,93% GTSD [9] Tỷ lệ về GTSD thuốc nhóm N là 3,30% vẫn thấp hơn so với các bệnh viện hạng tương đương như trong phân tích danh mục thuốc tại bệnh viện Quận Gò Vấp năm 2020 ghi nhận tỷ lệ sử dụng thuốc nhóm N là 11,0% [9] hoặc trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Lộc Sự tại bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp năm 2020 có tỷ lệ về GTSD của thuốc nhóm N là 15,89% [5] Tuy nhên, tỷ lệ này lại cao hơn so với nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai năm 2021 với tỷ lệ về GTSD thuốc nhóm N là 3,17% [15] Sự khác biệt này là do sự phân loại V, E, N tại các đơn vị chưa đồng nhất về mô hình
44 bệnh tật, các chuyên khoa cũng như mức độ đánh giá về sự ưu tiên, quan trọng của một số loại thuốc cũng khác nhau Đồng thời, việc phân nhóm V, E, N vẫn còn phụ thuộc vào nhận định và sự thống nhất của HĐT&ĐT của từng bệnh viện
4.2.4 Cơ cấu các thuốc theo ma trận ABC/VEN
Kết quả khi phân tích phối hợp ma trận ABC/VEN ghi nhận nguồn ngân sách của bệnh viện được chic chủ yếu vào 4 nhóm là AE (70,14%), BE (8,74%), CE (7,68%) và AV (7,581%) Ở cả 3 nhóm A, B, C thì thuốc nhóm E có SKM và GTSD nhiều nhất Kết quả này tương đồng với phần lớn các phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại các bệnh viện khác Tuy nhiên, theo tác giả có thể kiến nghị với HĐT&ĐT về việc xem xét hiệu quả trên cơ sở phác đồ điều trị nhằm thay thế, gia tăng sử dụng thuốc CE nhằm giảm bớt, cân đối lượng thuốc tiêu thụ của nhóm AE, góp phần tiết kiệm ngân sách bệnh viện
Nhóm AN là nhóm cần được quan tâm, cân nhắc sử dụng vì chứa các thuốc có chi phí cao nhưng là các thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị hoặc tác dụng điều trị chưa rõ ràng điều này gây ảnh hưởng ngân sách bệnh viện Phân tích chi tiết các thuốc cụ thể ghi nhận 5 thuốc thuộc nhóm này gồm các thuốc vitamin và khoáng chất Trong đó, thuốc bổ sung Calci chiếm 4/6 các thuốc trong nhóm này Trong đó biệt dược Letbaby đứng đầu danh sách với giá trị sử dụng gần 1 tỷ đồng Kết quả này gần tương đồng với giá trị tiêu thụ trong nghiên cứu phân tích danh mục thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai năm 2021 với chi phí sử dụng của Letbaby vào khoảng 1,3 tỷ đồng
[15] Việc sử dụng các thuốc hỗ trợ điều trị đang là thực trạng chung của các bệnh viện Tuy nhiên, cần kiến nghị với HĐT&ĐT về việc xem xét, cân nhắc loại bỏ các thuốc này ra khỏi danh mục hoặc khi thực sự cần thiết kê đơn sử dụng trên người bệnh thì ưu tiên lựa chọn các thuốc có giá thành rẻ hơn hoặc có thể hạn chế , tránh lạm dụng kê đơn các thuốc bằng cách đưa ra các quy định, trường hợp cần sử dụng, điều nay không chỉ góp phần tăng cường tính hiệu quả, hợp lý trong kê đơn mà còn đem lại hiệu quả kinh tế
Tiến hành phân nhóm cơ cấu danh mục thuốc theo 3 nhóm nhằm xem xét, đánh giỏ mức độ cần quan tõm, quản lý ghi nhận nhúm I chiếm 26,24% SKM và hơn ắ tổng giá trị tiêu thụ, cụ thể là 82,56% Đây là nhóm thuốc cần đặc biệt chú ý để quản lý hiệu quả nguồn ngân sách, giữ ổn định ngân sách và đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ vì đây là nhóm chứa các thuốc thiết yếu cần cho điều trị hoặc chiếm nhiều ngân sách Kết
45 quả này gần tương đồng với nghiên cứu phân tích danh mục thuốc tại bệnh viện tỉnh Quảng Ninh năm 2021 với tỷ lệ GTSD của nhóm I ghi nhận 83,21% [7] Nhóm II và nhóm III là chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong cơ cấu giá trị sử dụng tại bệnh viện với tỷ lệ lần lượt là 21,08% và 0,21% Tuy đây là 2 nhóm ít quan trọng nhưng cũng cần được xem xét, cân nhắc để có kế hoạch cung ứng phù hợp, đầy đủ nhằm đảm bảo nhu cầu điều trị
4.3 Ưu điểm và hạn chế của đề tài