1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện lộc ninh bình phước năm 2022

92 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh - Bình Phước năm 2022
Tác giả Võ Thị Bạch Yến
Người hướng dẫn TS. Đỗ Xuân Thắng
Trường học Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên ngành Tổ Chức Quản Lý Dược
Thể loại Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp I
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,29 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN (12)
    • 1.1. Danh mục thuốc trong bệnh viện (Trung tâm Y tế) (12)
      • 1.1.1. Khái niệm danh mục thuốc (12)
      • 1.1.2. Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc bệnh viện (Trung tâm Y tế) (12)
      • 1.1.3. Tiêu chí lựa chọn thuốc (13)
      • 1.1.4. Các bước xây dựng danh mục thuốc bệnh viện (Trung tâm Y tế) (14)
    • 1.2. Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc (14)
      • 1.2.1. Phân tích sử dụng thuốc theo nhóm điều trị (14)
      • 1.2.2. Phương pháp phân tích ABC (15)
      • 1.2.3. Phương pháp phân tích VEN (17)
      • 1.2.4. Phương pháp phân tích ABC/VEN (18)
    • 1.3. Các văn bản pháp luật có liên quan đến nghiên cứu của đề tài (19)
    • 1.4. Thực tr ạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện tuyến huyện ở Việt Nam (20)
      • 1.4.1. Về cơ cấu và giá trị thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý (20)
      • 1.4.2. Về tình hình sử dụng thuốc tân dược, thuốc đông y-thuốc từ dược liệu13 1.4.3. Về tình hình sử dụng thuốc biệt dược gốc và generic (22)
      • 1.4.4. Về tình hình sử dụng thuốc đơn thành phần - đa thành phần (24)
      • 1.4.5. Về nguồn gốc xuất xứ thuốc (25)
      • 1.4.6. Về đường dùng của thuốc (26)
      • 1.4.7. Kết quả phân tích ABC tại một số trung tâm y tế huyện (28)
      • 1.4.8. Kết quả phân tích VEN tại một số trung tâm y tế huyện (29)
      • 1.4.9. Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN tại một số trung tâm y tế huyện 21 1.4.10. Kết quả phân tích nhóm AN, BN tại một số trung tâm y tế huyện (30)
    • 1.5. Khái quát về Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh – Tỉnh Bình Phước (32)
      • 1.5.1. Lịch sử hình thành và phát triển (32)
      • 1.5.2. Cơ cấu về tổ chức (32)
      • 1.5.3. Cơ cấu về nhân lực (34)
      • 1.5.4. Mô hình bệnh tật của trung tâm y tế huyện Lộc Ninh năm 2022 (35)
      • 1.5.5. Khoa dược Trung tâm y tế huyện Lộc Ninh (37)
    • 1.6. Tính cấp thiết của đề tài (38)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (39)
    • 2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu (39)
      • 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu (39)
      • 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (39)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (39)
      • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (39)
      • 2.2.2. Mẫu nghiên cứu (39)
      • 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu (39)
      • 2.2.4. Biến số nghiên cứu (40)
      • 2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu (43)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (48)
    • 3.1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Lộc (48)
      • 3.1.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân loại : Thuốc hóa dược; thuốc đông y, thuốc từ dược liệu (48)
      • 3.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý (48)
      • 3.1.3. Cơ cấu thuốc hóa dược theo thuốc biệt dược gốc, thuốc generic (58)
      • 3.1.4. Cơ cấu danh mục thuốc Generic theo nhóm tiêu chí kỹ thuật (60)
      • 3.1.5. Cơ cấu thuốc đơn thành phần, đa thành phần (61)
      • 3.1.6. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ (61)
      • 3.1.7. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo đường dùng (62)
    • 3.2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Lộc (63)
      • 3.2.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC (63)
      • 3.2.2. Cơ cấu nhóm thuốc A (64)
      • 3.2.3. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN (68)
      • 3.2.4. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN (69)
      • 3.2.5. Cơ cấu thuốc theo nhóm AN (70)
      • 3.2.6. Cơ cấu thuốc theo nhóm BN (73)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (76)
    • 4.1. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Lộc (76)
      • 4.1.1. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân loại : Thuốc hóa dược; thuốc đông y, thuốc từ dược liệu (76)
      • 4.1.2. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý (77)
      • 4.1.3. Về cơ cấu thuốc hóa dược theo thuốc biệt dược gốc, thuốc generic (79)
      • 4.1.4. Về cơ cấu thuốc đơn thành phần, đa thành phần (80)
      • 4.1.5. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ (81)
      • 4.1.6. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo đường dùng (81)
    • 4.2. Về phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Lộc (82)
      • 4.2.1. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC 73 4.2.2. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN 75 4.2.3. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo ma trận ABC/ VEN (82)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (89)

Nội dung

Từ khi được thành lập đến nay, Trung tâm y tế huyện Lộc Ninh đã có một nghiên cứu đánh giá về tình hình sử dụng thuốc trong danh mục thuốc của đơn vị vào năm 2020, nhưng tôi vẫn tiếp tục

TỔNG QUAN

Danh mục thuốc trong bệnh viện (Trung tâm Y tế)

1.1.1 Khái niệm danh mục thuốc

Danh mục thuốc (DMT) là một danh sách các thuốc được sử dụng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của đơn vị và là căn cứ để bác sĩ kê đơn điều trị cho người bệnh DMT sử dụng trong Trung tâm Y tế là một danh sách các thuốc đã được lựa chọn và phê duyệt để sử dụng cho Trung tâm Y tế

DMT của Trung tâm Y tế là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ động, có kế hoạch nhằm phục vụ cho nhu cầu điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả DMT Trung tâm được xây dựng định kỳ hàng năm và có thể bổ sung hoặc loại bỏ thuốc trong danh mục thuốc của Trung tâm trong các kỳ họp của HĐT&ĐT để phù hợp với sự thay đổi của cơ cấu bệnh tật và phác đồ điều trị của Trung tâm Y tế

Việc xây dựng DMT phù hợp mang lại rất nhiều lợi ích như sau:

- Loại bỏ được các thuốc không an toàn và kém hiệu quả từ đó có thể giảm được số ngày nằm viện đồng thời giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong;

- Giảm số lượng và chi phí mua thuốc, sử dụng chi phí tiết kiệm để mua các thuốc có chất lượng tốt, an toàn và hiệu quả hơn

1.1.2 Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc bệnh viện (Trung tâm Y tế)

Các nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện được Bộ

Y tế quy định tại thông tư số 21/2013/TT-BYT như sau [1]: a) Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong bệnh viện; b) Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật; c) Căn cứ vào hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã xây dựng và áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh;

4 d) Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện; e) Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do

Bộ Y tế ban hành Ưu tiên dùng thuốc sản xuất trong nước [1]

1.1.3 Tiêu chí lựa chọn thuốc a) Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng; b) Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định; c) Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí trên thì phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất lượng, giá và khả năng cung ứng; d) Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so sánh chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc; đ) Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất Đối với những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất; e) Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể g) Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như các đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản xuất, cung ứng [1]

1.1.4 Các bước xây dựng danh mục thuốc bệnh viện (Trung tâm Y tế) a) Bước 1: Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng và giá trị sử dụng, phân tích ABC - VEN, thuốc kém chất lượng, thuốc hỏng, các phản ứng có hại của thuốc, các sai sót trong điều trị dựa trên các nguồn thông tin đáng tin cậy; b) Bước 2: Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng một cách khách quan; c) Bước 3: Xây dựng danh mục thuốc và phân loại các thuốc trong danh mục theo nhóm điều trị và theo phân loại VEN; d) Bước 4: Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục (ví dụ như: thuốc hạn chế sử dụng, thuốc cần hội chẩn, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần…) [1].

Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc

Phân tích DMT sử dụng tại Bệnh viện nhằm có một cái nhìn khái quát về tình hình sử dụng thuốc hàng năm, từ đó làm căn cứ xây dựng DMT những năm tiếp theo cho hợp lý hơn đồng thời có biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng sử dụng thuốc Có nhiều phương pháp để phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện: Phân tích nhóm điều trị, phân tích ABC, phân tích VEN, phân tích liều xác định hàng ngày DDD Tất cả các phương pháp này là công cụ hữu hiệu mà HĐT&ĐT nên sử dụng để quản lý DMT và phát hiện các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc

1.2.1 Phân tích sử dụng thuốc theo nhóm điều trị

* Khái niệm: là phương pháp phân tích việc sử dụng thuốc dựa vào đánh giá số lượng sử dụng và giá trị tiền thuốc của các nhóm điều trị [1]

- Phương pháp này sử dụng dữ liệu thống kê chi phí sử dụng, phần trăm chi phí của từng thuốc sử dụng trên tổng chi phí sử dụng thuốc toàn Trung tâm, sau đó phân loại nhóm điều trị cho từng thuốc

- Phân loại nhóm điều trị dựa vào phân loại theo quy định tại Thông tư số 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ Y tế; Thông tư số 05/2015/TT- BYT ngày 17/3/2015 của Bộ Y tế; DMT thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới hoặc theo các tài liệu tham khảo khác

- Tổng hợp chi phí, phần trăm chi phí của từng nhóm thuốc

- Phân tích đánh giá tính hợp lý, mối tương quan giữa các nhóm thuốc với mô hình bệnh tật của Trung tâm Y tế

Phân tích nhóm điều trị kết hợp với việc tính chi phí sử dụng thuốc giúp xác định những nhóm điều trị có mức sử dụng thuốc cao nhất và chi phí nhiều nhất Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, phương pháp này sẽ gợi ý những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý

Ngoài ra phương pháp này sẽ chỉ ra những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể

Qua đây, HĐT&ĐT lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế Từ đó tiến hành phân tích cụ thể hơn cho mỗi nhóm điều trị chi phí cao để xác định những thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị thay thế có chi phí hiệu quả cao

1.2.2 Phương pháp phân tích ABC

* Khái niệm: phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện [1] Đây là phương pháp tiếp cận hiệu quả để quản lý ngân sách dựa trên nguyên lý Pareto (20/80) thiểu số quan trọng, số nhiều ít quan trọng Tùy từng trường hợp mà ta vận dụng và đánh giá một cách tương đối như sau :

+ Các thuốc loại A chiếm 10-20% tổng số thuốc, tương ứng chiếm khoảng 75-80% tổng ngân sách

+ Các thuốc loại B với tỷ lệ sử dụng trung bình, chiếm khoảng 15-20% tổng ngân sách

+ Các thuốc loại C chiếm đại đa số các thuốc, mà tổng chi phí của chúng chỉ chiếm 10-20% tổng ngân sách

* Vai trò, ý nghĩa phương pháp phân tích ABC:

Phương pháp giúp xác định xem phần lớn ngân sách được chi trả cho những thuốc nào Tuy nhiên, không cung cấp được các thông tin để có thể so sánh các thuốc về sự khác biệt hiệu quả điều trị Phân tích ABC được dùng để kiểm soát các thuốc thuộc loại A được sử dụng có hợp lý, hiệu quả hay không; đây là nhóm ưu tiên để xem xét đưa ra các quyết định lựa chọn và mua thuốc

+ Số lượng mặt hàng ít, giá trị tồn kho cao, cần có chính sách quản lý hàng tồn kho chặt chẽ

+ Thời gian đặt hàng cần thường xuyên (mỗi tuần thậm chí mỗi ngày) + Tránh tồn trữ hàng với số lượng lớn

+ Lựa chọn nhà cung ứng tốt để tiết kiệm chi phí

+ Cần thiết phải xác định nhu cầu và dự báo doanh thu để tiết kiệm chi phí tồn kho

+ Số lượng mặt hàng dự trữ vừa phải, giá trị tồn kho vừa phải

+ Thời gian đặt hàng lại ít thường xuyên hơn (mỗi tháng)

+ Cần theo dõi sự thay đổi chuyển sang nhóm A hoặc C

+ Số lượng mặt hàng dự trữ lớn, giá trị tồn kho ít

+ Thời gian đặt hàng ít thường xuyên nhất

1.2.3 Phương pháp phân tích VEN

* Khái niệm: Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại thuốc như mong muốn

Trong phân tích VEN, các thuốc được phân chia thành 3 hạng mục cụ thể như sau:

+ Nhóm thuốc V (Vital drugs) - là nhóm thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện;

+ Nhóm thuốc E (Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện;

+ Nhóm thuốc N (Non-Essential drugs) –là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc [1]

* Ý nghĩa của phân tích VEN: Phương pháp phân tích VEN giúp cho việc lựa chọn những thuốc cần ưu tiên việc lựa chọn mua thuốc và sử dụng trong hệ thống quản lý hàng tồn kho và xác định sử dụng thuốc với giá cả phù hợp, cụ thể :

- Việc lựa chọn thuốc: Các thuốc V và E nên được đưa ra ưu tiên lựa chọn Đặc biệt khi ngân sách hạn hẹp

- Về mua sắm thuốc: Các thuốc V và E cần phải được kiểm soát thường xuyên khi đặt hàng và dự trữ thường xuyên các thuốc này và giảm dự trữ những thuốc không cần thiết Nếu ngân sách không hạn hẹp thì việc sử dụng phân tích VEN được đảm bảo số lượng các thuốc V và E phải được mua đủ trước tiên Sau khi tiến hành phân tích thì sẽ lựa chọn nhà cung cấp đáng tin

9 cậy để mua các thuốc thiết yếu Đối với nhà cung cấp mới thì có thể thử bằng cách ký kết hợp đồng các thuốc không thiết yếu

- Việc sử dụng thuốc: Từ kết quả phân tích VEN giúp đưa ra các kiến nghị sử dụng thuốc V và E Xem xét lại vấn đề sử dụng quá nhiều các thuốc không thiết yếu

- Việc dự trữ thuốc: Chú ý đặc biệt dự trữ các thuốc hạng mục V E để tránh hết kho

1.2.4 Phương pháp phân tích ABC/VEN

Các văn bản pháp luật có liên quan đến nghiên cứu của đề tài

Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 04 năm 2016 của Quốc Hội Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 05 năm 2017 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật được

Thông tư số 21/2013/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 08/8/2013 quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong Bệnh viện Thông tư số 22/2012/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 10/6/2012 quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược Bệnh viện

Thông tư số 23/2011/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 10/6/2011 Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh

Nghị định số 131/2020/NĐ-CP ngày 02/11/2020 của Bộ Y tế quy định về tổ chức hoạt động được lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Thông tư 19/2018/TT-BYT ngày 30/8/2018 của Bộ Y tế về việc Ban hành danh mục thuốc thiết yếu

Thông tư số 30/2018/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 30/10/2018 về danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế

Thông tư số 05/2015/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/3/2015 về danh mục thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế

Thông tư 01/2016/TT-BYT ngày 05/1/2016 của Bộ Y tế quy định về kê đơn thuốc YHCT, kê đơn thuốc YHVT kết hợp với thuốc hóa dược trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Thông tư số 15/2019/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 11/7/2019 quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở công lập

Thông tư 15/2020/TT-BYT do bộ Y tế ban hành ngày 10/8/2020 quy định danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc đấu thầu tập trung, danh mục

11 thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá

Thông tư 01/2020/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 16/1/2020 quy định sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ

Y tế ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.

Thực tr ạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện tuyến huyện ở Việt Nam

Tại một số bệnh viện tuyến huyện ở Việt Nam hiện nay cũng đã áp dụng phương pháp phân tích ABC/VEN để xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện và thực hiện các hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý Sử dụng thuốc hợp lý là việc dùng thuốc đáp ứng được yêu cầu lâm sàng của người bệnh ở liều thích hợp trên từng cá thể người bệnh (đúng liều, đúng khoảng cách đưa thuốc và thời gian sử dụng thuốc), đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng, khả năng cung ứng và có giá cả phù hợp nhằm giảm tới mức thấp nhất chi phí cho người bệnh và cộng đồng

Thực trạng sử dụng thuốc còn nhiều vấn đề tồn tại Vai trò của HĐT&ĐT ở bệnh viện đã không ngừng được nâng cao và củng cố để góp phần can thiệp và giám sát hoạt động cung ứng, sử dụng thuốc cũng như đảm bảo thực hiện các quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn trong bệnh viện

Cụ thể thực trạng sử dụng thuốc tại một số bệnh viện như sau:

1.4.1 Về cơ cấu và giá trị thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

Bộ Y tế ban hành Thông tư 30/2018/TT-BYT về Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế

[3] Theo đó DMT được sắp xếp vào 27 nhóm TDDL và Thông tư

05/2015/TT-BYT về danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế với 41 nhóm tác dụng dược lý (11 nhóm tác dụng dược lý về danh mục thuốc đông y, thuốc

12 từ dược liệu, 30 nhóm tác dụng dược lý về vị thuốc y học cổ truyền) Tùy vào MHBT của từng bệnh viện, TTYT mà nhu cầu sử dụng các nhóm thuốc cũng khác nhau

Bảng 1.2 Cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dược lý tại một số bệnh viện tuyến huyện

Cơ sở y tế nghiên cứu

Nhóm thuốc dược liệu, YHCT

Nhóm có giá trị sử dụng lớn nhất

Nhóm có giá trị sử dụng đứng thứ 2 và 3

Nhóm thuốc điều trị KST chống NK chiếm 21,09%

- Nhóm thuốc đường tiêu hóa chiếm 13,10% GTSD

- Nhóm giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp chiếm 8,58% GTSD

Bù Gia Mập tỉnh Bình

Nhóm thuốc điều trị KST chống NK chiếm 20,92%

- Nhóm thuốc đường tiêu hóa chiếm 12,22% GTSD

- Nhóm thuốc tim mạch chiếm 11,49% GTSD

Nhóm thuốc điều trị KST chống NK chiếm 54,3%

- Nhóm thuốc đường tiêu hóa chiếm 20,2% GTSD

- Nhóm thuốc tim mạch chiếm 2,4% GTSD

Phân tích DMT sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý tại các bệnh viện tuyến huyện chỉ ra các thuốc được sử dụng đa dạng về số lượng nhóm TDDL, phần lớn đều cho thấy thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn là nhóm có số lượng và giá trị sử dụng lớn nhất Bên cạnh đó, các nhóm như: nội tiết, tim mạch, tiêu hóa cũng chiếm tỷ lệ cao, điều này phản ánh sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm trong mô hình bệnh tật tại Việt Nam trong thời gian gần đây

1.4.2 Về tình hình sử dụng thuốc tân dược, thuốc đông y-thuốc từ dược liệu

Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã có “Quyết định ban hành chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030” [7] Đây là một trong những chính sách làm nền tảng hỗ trợ việc phát triển y dược cổ truyền quốc gia Nhưng trên thực tế phần lớn các thuốc này chỉ dùng để hỗ trợ điều trị Thuốc hóa dược vẫn được ưu tiên lựa chọn vì một trong những lý do đó là thuốc hóa dược tác dụng và hiệu quả điều trị đã có nghiên cứu và chứng minh rõ ràng Kết quả tham khảo từ các nghiên cứu của một số bệnh viện tuyến huyện như sau:

Bảng 1.3 Tỷ lệ sử dụng thuốc hóa dược, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu tại một số bệnh viện tuyến huyện

Cơ sở y tế nghiên cứu

Thuốc hoá dược Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

Trảng Bom - Đồng Nai năm

Kết quả từ bảng phân tích trên cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu tại một số bệnh viện tuyến huyện trong khoảng 11,35% - 20,0% về số khoản mục và từ 9,7% - 24,46% so với tổng số chi phí sử dụng thuốc cả năm tại các đơn vị

1.4.3 Về tình hình sử dụng thuốc biệt dược gốc và generic

Thuốc generic là thuốc có cùng dược chất, hàm lượng, dạng bào chế với biệt dược gốc và thưởng được sử dụng thay thế biệt dược gốc, biệt dược gốc là thuốc đầu tiên được cấp phép lưu hành trên cơ sở có đầy đủ dữ liệu về chất lượng, an toàn, hiệu quả Chính sách thuốc generic được coi là chính sách nền tảng trong chính sách thuốc Quốc gia Việt Nam có giai đoạn 2010-

2020, tầm nhìn đến 2030, trong đó thuốc generic được ưu tiên toàn diện từ đăng ký, lưu hành, sản xuất, xuất nhập khẩu cung ứng và sử dụng để giảm thiểu chi phí điều trị cho bệnh nhân [10]

Báo cáo của BHXH Việt Nam cho thấy, trong các năm 2018, 2019, quỹ BHYT thanh toán cho tiền thuốc tân dược khoảng 37.000 tỷ đồng, trong đó riêng thuốc biệt dược gốc là 11.500 tỷ đồng, chiếm 26,5% Đây là con số khá cao so với các nước trên thế giới Sử dụng thuốc generic là một trong những giải pháp nhằm giảm chi phí cho điều trị, đây cũng là một trong những tiêu chí Bộ y tế đưa ra trong việc lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện

Phân tích DMT sử dụng tại một số cơ sở y tế về tỷ lệ sử dụng thuốc biệt dược gốc và thuốc generic được trình bày theo bảng sau:

Bảng 1.4 Tỷ lệ sử dụng thuốc BDG - thuốc generic tại một số cơ sở y tế

Cơ sở y tế nghiên cứu

Biệt dược gốc Thuốc Generic

Trảng Bom - Đồng Nai năm

1.4.4 Về tình hình sử dụng thuốc đơn thành phần - đa thành phần

Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong Bệnh viện nêu rõ ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất Đối với những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất Kết quả nghiên cứu phần lớn các cơ sở y tế tuyến huyến có thuốc đơn thành phần có số khoản mục (>80%) và GTSD chiếm tỷ lệ cao (>75%)

Bảng 1.5 Tỷ lệ sử dụng thuốc đơn thành phần - đa thành phần tại một số cơ sở y tế

Cơ sở y tế nghiên cứu

Thuốc đa thành phần TLTK

Trảng Bom - Đồng Nai năm

1.4.5 Về nguồn gốc xuất xứ thuốc

Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, năm 2012 Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã có kế hoạch triển khai đề án: “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.[11] Đây là một trong những giải pháp quan trọng hỗ trợ cho ngành Dược Việt Nam phát triển bền vững, bảo đảm nguồn cung ứng thuốc phòng, chữa bệnh cho nhân dân và không lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài Bằng nhiều hoạt động và giải pháp đồng bộ, kết quả chính mà đề án đạt được là tỷ lệ giá trị sử dụng và số lượng thuốc sản xuất trong nước tại các cơ sở khám chữa bệnh đã tăng dần qua từng năm

Bảng 1.6 Tỷ lệ sử dụng thuốc SXTN và thuốc NK tại một số cơ sở y tế

Cơ sở y tế nghiên cứu

Thuốc sản xuất trong nước Thuốc nhập khẩu

Trảng Bom - Đồng Nai năm

Từ bảng phân tích trên cho thấy, thuốc sản xuất trong nước hiện đang được ưu tiên sử dụng, thuốc sản xuất trong nước có SKM > 70% và GTSD > 60% so với tổng số chi phí sử dụng thuốc của đơn vị Tuy nhiên, một số thuốc chuyên khoa tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam vẫn chưa chủ động nghiên cứu và sản xuất được như: Thuốc tim mạch, tiểu đường, thuốc điều trị ung thư, thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn thế hệ mới… nên việc phụ thuộc vào thuốc nhập khẩu là điều không thể tránh khỏi

1.4.6 Về đường dùng của thuốc

Thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế quy định hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh nêu rõ khi lựa

18 chọn đường dùng thuốc cho bệnh nhân cần căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý, đường dùng của thuốc để ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi sử dụng thuốc đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ có đường tiêm [12]

Kết quả cụ thể nghiên cứu tại các cơ sở y tế tuyến huyện được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1.7 Tỷ lệ sử dụng thuốc theo đường dùng của một số cơ sở y tế

Cơ sở y tế nghiên cứu

(năm) Đường uống Đường tiêm

Trảng Bom - Đồng Nai năm

Khái quát về Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh – Tỉnh Bình Phước

1.5.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1936 Người Pháp cho xây dựng Bệnh viện Lộc Ninh để khám chữa bệnh cho chủ đồn điền, người quản lý, phu cạo mủ và nhân dân thuộc đồn điền Pháp quản lý với tên gọi Hopital de Loc Ninh địa chỉ thuộc xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh

Năm 1972 huyện Lộc Ninh được giải phóng, Hopital de Loc Ninh được đổi tên thành Bệnh viện Lộc Ninh hoạt động theo mô hình Bệnh viện Quân – Dân y kết hợp

Từ năm 1979-2008 Bệnh viện Lộc Ninh là điểm khám cho cán bộ nhân dân trong huyện

Tháng 9-2008 Bệnh viện Lộc Ninh chuyển về địa điểm xây dựng mới tại Đường Phạm Ngọc Thạch, Khu phố Ninh Hòa, Thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, địa điểm cũ được gìn gữi làm di tích lịch sử Đến năm 2016 đổi tên thành Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh trên cơ sở sát nhập 3 đơn vị là Bệnh viện đa khoa huyện Lộc Ninh, Trung tâm Y tế dự phòng huyện, Phòng Y tế huyện theo Quyết định số 2038/QĐ-UBND ngày 01 tháng 08 năm 2016 của UBND tỉnh Bình Phước về việc thành lập Trung tâm

Y tế các huyện/thị xã trực thuộc Sở Y tế

Năm 2018 Trung tâm y tế huyện Lộc Ninh được giao lại về cho UBND huyện quản lý theo Quyết định số 1641/QĐ-UBND ngày 31/05/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lộc Ninh

Hiện nay Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh được xếp là trung tâm Y tế hạng III với quy mô 170 giường bệnh, chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân thuộc địa bàn huyện Lộc Ninh và các vùng lân cận

1.5.2 Cơ cấu về tổ chức

Cơ cấu về tổ chức được thể hiện ở hình sau (hình 1)

- Hội đồng thuốc và điều trị

- Hội đồng thi đua khen thưởng

CHỨC NĂNG CÁC KHOA LÂM SÀNG

CÁC KHOA CẬN LÂM SÀNG

- Phòng Tổ chức hành chính – Tài chính kế toán

- Phòng Kế hoạch nghiệp vụ - Điều dưỡng PCNK

- Khoa Dược - Trang thiết bị - Vật tư y tế

- Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản

- Khoa kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS

- Khoa Y tế công cộng - dinh dưỡng, an toàn thực phẩm

- Khoa cấp cứu - hồi sức tích cực - chống độc

- Các trạm y tế xã phường

- Khoa Xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh

Hình 1 Cơ cấu tổ chức của TTYT huyện Lộc Ninh

1.5.3 Cơ cấu về nhân lực

Cơ cấu nhân lực của TTYT huyện Lộc Ninh năm 2022 được thể hiện qua bảng sau (bảng 1.13)

Bảng 1.13.Cơ cấu nhân lực của TTYT huyện Lộc Ninh

STT Trình độ chuyên môn Số lượng Tỷ lệ %

5 Bác sĩ Y học dự phòng 02 0,75

- Số bác sĩ/điều dưỡng = 29,75%; số dược sĩ đại học và sau đại học/bác sĩ = 25% Đội ngũ y bác sĩ còn thiếu, nhất là các viên chức có trình độ chuyên môn sâu và các chuyên khoa lẻ do đó ảnh hưởng đến quá trình khám chữa bệnh cho nhân dân

1.5.4 Mô hình bệnh tật của trung tâm y tế huyện Lộc Ninh năm 2022

Mô hình bệnh tật trong điều trị tại Trung tâm y tế huyện Lộc Ninh được sắp xếp theo phân loại ICD-10 [2] đây là cơ sở quan trọng cho HĐT&ĐT xây dựng phác đồ điều trị, và cũng là cơ sở cho khoa dược trong việc xây dựng danh thuốc mục bệnh viện và đánh giá sự phù hợp của các thuốc sử dụng

Bảng 1.14 Mô hình bệnh tật của TTYT huyện Lộc Ninh năm 2022

STT Nhóm bệnh Mã ICD

1 Chương X: Bệnh hệ hô hấp J00-J99 13.498 20,11

2 Chương XIII: Bệnh của hệ cơ, xương khớp và mô liên kết M00-M99 10.972 16,35

3 Chương IX: Bệnh hệ tuần hoàn I00-I99 7.122 10,61

4 Chương IV: Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa E00-E90 5.454 8,12

5 Chương XI: Bệnh hệ tiêu hoá K00-K93 5.096 7,59

Chương XVIII: Triệu chứng và các dấu hiệu bất thường phát hiện qua lâm sàng và xét nghiệm R00-R99 4.860 7,24

Chương XIX: Vết thương ngộ độc và di chứng của nguyên nhân bên ngoài

Chương XXI: Yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ và việc tiếp xúc với cơ quan y tế

9 Chương XIV: Bệnh hệ tiết niệu - sinh dục N00-N99 2.843 4,24

10 Chương I: Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng A00-B99 1.998 2,98

STT Nhóm bệnh Mã ICD

11 Chương VIII: Bệnh tai và xương chũm H60-H95 1.700 2,53

12 Chương XV: Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản O00-O99 1.457 2,17

13 Chương XII: Bệnh của da và mô dưới da L00-L99 1.420 2,12

14 Chương VII: Bệnh mắt và phần phụ H00-H59 885 1,32

15 Chương V: Rối loạn tâm thần và hành vi F00- F90 818 1,22

16 Chương VI: Bệnh của hệ thần kinh G00-G99 646 0,96

18 Chương XX: Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong V01-Y98 252 0,38

Chương III: Bệnh máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch D50-D89 124 0,19

Chương XVII: Dị tật bẩm sinh, biến dạng và bất thường về nhiễm sắc thể

21 Chương XVI: Một số bệnh lý xuất phát trong thời kỳ chu sinh P00-P96 62 0,09

1.5.5 Khoa dược Trung tâm y tế huyện Lộc Ninh

Do nguồn nhân lực còn hạn chế nên các cán bộ, nhân viên khoa Dược phải làm kiêm nhiệm thêm các nhiệm vụ khác Mặt khác lực lượng cán bộ công tác trong lĩnh vực dược lâm sàng còn mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm Hàng năm, khoa Dược đều cử các cán bộ đi tập huấn, học tập nâng cao trình độ, tham gia các lớp tập huấn chuyên môn, cập nhật các kiến thức mới về thuốc và sử dụng thuốc để tư vấn cho bác sĩ, bệnh nhân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý Nhiệm vụ của từng bộ phận được quy định trong TT22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011

- Nghiệp vụ dược (đấu thầu, kiểm tra dược chính)

- Quản lý trang thiết bị y tế

- Kế toán thống kê dược

- Dược lâm sàng, thông tin thuốc

- Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện

Hình 2: Sơ đồ tóm tắt khoa Dược TTYT huyện Lộc Ninh

Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám tại Trung tâm ngày càng tăng lên, tình trạng cũng như mô hình bệnh tật ngày càng diễn biến phức tạp và nặng hơn Tuy nhiên danh mục thuốc của Trung tâm trong những năm vừa qua xây dựng chưa được bài bản mà chủ yếu là dựa vào danh mục thuốc đã sử dụng của năm trước, dựa vào đề xuất của các khoa phòng, việc loại bỏ hoặc hạn chế các thuốc không cần thiết ra khỏi danh mục chưa được quan tâm đúng mức Chính vì vậy việc dự trù thuốc chưa được sát với thực tế, chưa phù hợp với nguồn kinh phí và mô hình bệnh tật tại địa phương

Trước đây, Trung tâm y tế huyện Lộc Ninh đã có một nghiên cứu đánh giá về tình hình sử dụng thuốc tại đơn vị năm 2020, nhưng do năm 2020 việc sử dụng thuốc của trung tâm không ổn định, chưa đúng với thực tế các năm liền kề do bị ảnh hưởng nhiều của dịch covid-19 Năm 2022 dịch bệnh tương đối đã được khống chế, trung tâm y tế đã đi vào hoạt động bình thường và tương đối ổn định vì vậy thực trạng sử dụng thuốc của Trung tâm cần được đánh giá và xem xét lại Mặt khác, sau những khuyến cáo của nghiên cứu năm

2020, chúng tôi cũng muốn đánh giá tình hình thực hiện của trung tâm sau 2 năm Chính từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Lộc Ninh – Tỉnh Bình Phước 2022” Để từ các kết quả của nghiên cứu này phát hiện ra ưu, nhược điểm của danh mục thuốc đã sử dụng Từ đó đưa ra ý kiến đề xuất giúp quản lý, sử dụng thuốc hợp lý hơn và rút ra kinh nghiệm để xây dựng DMT cho các năm kế tiếp, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng trong công tác khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu

- Danh mục thuốc đã sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh - tỉnh Bình Phước

2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu : Từ 01/01/2022 đến 31/12/2022

- Thời gian thực hiện đề tài: 03/10/2023 đến 02/02/2024

- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm y tế huyện Lộc Ninh – Đường Phạm Ngọc Thạch - Khu Phố Ninh Hòa - Thị Trấn Lộc Ninh -Tỉnh Bình Phước

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp mô tả cắt ngang trên cơ sở sử dụng số liệu hồi cứu trong các báo cáo thống kê nhập xuất tồn thuốc đã sử dụng năm 2022 từ phần mềm tại Khoa Dược

Gồm toàn bộ thuốc trong danh mục thuốc đã sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Lộc Ninh từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022, gồm 359 khoản mục

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.3.1 Kỹ thuật thu thập số liệu:

Thu thập các tài liệu sẵn có từ Báo cáo sử dụng thuốc của Bệnh viện (TTYT) huyện Lộc Ninh năm 2022 từ kết xuất phần mềm quản lý thuốc của Khoa Dược

2.2.3.2 Công cụ thu thập số liệu:

- Báo cáo xuất nhập tồn thuốc từ 01/01/2022 đến 31/12/2022

- Danh mục thuốc trúng thầu tại trung tâm y tế huyện Lộc Ninh - Tỉnh Bình Phước năm 2022

- Danh mục thuốc hóa dược theo TT30/2018/TT-BYT

- Danh mục vị thuốc, thuốc thành phẩm đông y, thuốc từ dược liệu theo TT05/2015/TT-BYT

2.2.3.3 Mô tả cụ thể quá trình thu thập số liệu:

- Số liệu sau khi thu thập sẽ được mã hóa, làm sạch và xử lý trên bảng tính Excell: Từ dữ liệu danh mục thuốc đã sử dụng năm 2022 của TTYT huyện Lộc Ninh, Tỉnh Bình Phước trên bảng tính Excell xóa đi những cột không cần thiết trong quá trình xử lý số liệu, đồng thời giữ lại các cột cần dùng: tên thuốc, tên hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, đơn vị tính, đơn giá, số lượng đã sử dụng, giá trị sử dụng và thu thập thêm các thông tin, hoàn chỉnh các cột: nguồn gốc, xuất xứ; nhóm tác dụng dược lý; đường dùng; Nhóm TCKT; Thuốc Generic…

- Các thông tin trên được đưa vào “Biểu mẫu thu thập số liệu danh mục thuốc sử dụng tại TTYT huyện Lộc Ninh, Tỉnh Bình Phước 2022”

TT Tên biến Định nghĩa/ Giải thích Phân loại biến Kỹ thuật thu thập

Mục tiêu 1: Mô tả cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Lộc Ninh theo một số chỉ tiêu

Thuốc sử dụng xếp theo thuốc hóa dược/ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

Căn cứ theo thông tư 30/2018/TT-BYT

2 Thuốc đông y-thuốc từ dược liệu: Căn cứ theo thông tư

Từ nguồn thông tin sẵn có

TT Tên biến Định nghĩa/ Giải thích Phân loại biến Kỹ thuật thu thập

Thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

1 Nhóm tác dụng dược lý của thuốc tân dược theo Thông tư

2 Nhóm y lý YHCT của thuốc chế phẩm YHCT theo thông tư 05/2015/TT-BYT

Từ nguồn thông tin sẵn có

Thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn

Là những thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn sử dụng theo nhóm tác dụng (phân loại nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn) được quy định tại Thông tư 30/2018/TT- BYT

Biến phân loại các nhóm:beta- lactam,

Từ nguồn thông tin sẵn có

Kháng sinh nhóm Beta- lactam

Là những kháng sinh sử dụng phân loại theo các thế hệ (phân loại theo Quyết định 708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015)

Từ nguồn thông tin sẵn có

Thuốc sử dụng theo thuốc Biệt dược gốc/thuốc

1 Thuốc Biệt dược gốc: thuốc được xếp vào dm Biệt dược gốc do Cục quản lý dược công bố

2 Thuốc generic: thuốc có cùng dược chất, hàm lượng, dạng bào chế với BDG, không có trong danh mục Biệt dược gốc do Cục quản lý dược công bố

Từ nguồn thông tin sẵn có

TT Tên biến Định nghĩa/ Giải thích Phân loại biến Kỹ thuật thu thập

Thuốc generic theo nhóm tiêu chí kỹ thuật

Thuốc generic được phân nhóm theo tiêu chí kỹ thuật được quy định tại Thông tư 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 của Bộ

+TCKT nhóm 1 +TCKT nhóm 2 +TCKT nhóm 3 +TCKT nhóm 4

Từ nguồn thông tin sẵn có

Thuốc sử dụng theo đơn thành phần/đa thành phần

1 Thuốc đơn thành phần là thuốc chỉ có một thành phần hoạt chất

2 Thuốc đa thành phần là thuốc có từ hai thành phần có hoạt tính trở lên

Từ nguồn thông tin sẵn có

Thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ

1 Thuốc sản xuất trong nước

Từ nguồn thông tin sẵn có

Thuốc sử dụng theo đường dùng

1 Thuốc dùng đường tiêm, tiêm truyền

3 Thuốc dùng các đường khác (dùng ngoài, đặt, xịt, khí dung…)

Từ nguồn thông tin sẵn có

Mục tiêu 2: Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Lộc Ninh theo phương pháp phân tích ABC, VEN

Số lượng sử dụng năm

2022 theo đơn vị tính nhỏ nhất của từng khoản mục thuốc

Từ nguồn thông tin sẵn có

TT Tên biến Định nghĩa/ Giải thích Phân loại biến Kỹ thuật thu thập

Giá trúng thầu của từng khoản mục thuốc theo đơn vị tính nhỏ nhất

Từ nguồn thông tin sẵn có

Thuốc nhóm A theo nhóm tác dụng dược lý

- thuốc nhóm A được phân thành các nhóm tác dụng dược lý theo thông tư 30/2018/TT- BYT và thông tư 05/2015/TT-BYT

Từ nguồn thông tin sẵn có

Thuốc sử dụng theo phân tích

- Là số khoản mục và giá trị sử dụng của từng nhóm thuốc E, nhóm thuốc V, nhóm thuốc N

- DMT có phân loại ABC theo thông tư 21/2013/TT- BYT

Thuốc sử dụng theo phân tích ma trận

- Là nhóm thuốc V (E,N) trong hạng A (B,C); tiểu nhóm AV,AE,AN,BV,BE…

VEN theo thông tư 21/2013/TT- BYT

-Thuốc theo tác dụng dược lý trong nhóm

-theo DMT phân loại theo ABC/VEN

- Thuốc theo tác dụng dược lý trong nhóm

- DMT có phân loại theo ABC/VEN

2.2.5 Xử lý và phân tích số liệu

Tổng hợp toàn bộ những dữ liệu về danh mục thuốc đã sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh, Tỉnh Bình Phước năm 2022 trên cùng một bàn tính Excell Số liệu sau khi thu thập sẽ được mã hóa, làm sạch và xử lý

35 bằng phần mềm Microsoft Excel

Bước 1: Liệt kê các sản phẩm gồm 359 khoản mục

Bước 2: Điền các thông tin cho mỗi sản phẩm: tên thuốc, tên hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, đơn vị tính, đơn giá, số lượng đã sử dụng, giá trị sử dụng, nguồn gốc, xuất xứ, nhóm tác dụng dược lý, đường dùng, nhóm thuốc hóa dược/thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu…

Bước 3: Tính số tiền (giá trị sử dụng) cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm: Ci = gi x qi

Trong đó: Đơn giá của từng sản phẩm: gi (i = 1,2,3… )

Số lượng sử dụng của sản phẩm: qi

Tổng giá trị tiêu thụ sẽ bằng tổng lượng tiền (giá trị sử dụng) cho mỗi sản phẩm: C= ∑Ci

Dùng các hàm Sum If Count Subtotal Autofilter Sort để tổng hợp số liệu theo các chỉ số cần nghiên cứu:

+ Xếp theo nguồn gốc thuốc hóa dược và thuốc thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu

+ Xếp theo nhóm tác dụng dược lý

+ Xếp theo nguồn gốc, xuất xứ: thuốc SX trong nước, thuốc nhập khẩu + Xếp theo tên gốc/ tên biệt dược

+ Xếp theo đường dùng của thuốc: đường tiêm, truyền; đường uống; đường dùng khác (dùng ngoài, xịt mũi, nhỏ mắt, đặt hậu môn )

- Tính tổng số khoản mục, trị giá tiêu thụ của từng biến số, tính tỷ lệ phần trăm giá trị số liệu

Tính tỷ lệ phần trăm theo số khoản mục thuốc và giá trị sử dụng theo công thức:

% SKM =Số khoản mục thuốc*100%/tổng số khoản mục thuốc

%GTSD = Giá trị sử dụng mỗi nhóm* 100%/tổng giá trị sử dụng

* Phương pháp phân tích nhóm điều trị

- Tính tiền cho mỗi thuốc bằng cách nhân đơn giá với số lượng sử dụng của từng thuốc

- Tổng số tiền bằng tổng của lượng tiền cho mỗi thuốc

* Phương pháp phân tích ABC

Phân tích ABC được tiến hành theo 7 bước sau:

Bước 1: Liệt kê các sản phẩm thuốc

Bước 2: Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc

- Đơn giá của mỗi sản phẩm (Sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm có giá trị thay đổi theo thời gian)

- Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại TTYT

Bước 3: Tính tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm, tổng số sẽ bằng tổng tiền của mỗi sản phẩm: pi = ci x 100/C

Bước 4: Tính % giá trị của mỗi sản phẩm bằng cách lấy của mỗi sản phẩm thuốc chia cho tổng số tiền

Bước 5: Sắp xếp các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần Bước 6: Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm bắt đầu với sản phẩm thứ nhất, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách

Bước 7: Phân hạng sản phẩm như sau:

- Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 80% tổng giá trị tiền;

- Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15% tổng giá trị tiền;

- Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5% tổng giá trị tiền;

Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 - 20% tổng số sản phẩm, hạng B chiếm 10 - 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 - 80%

* Phương pháp phân tích VEN

Phân loại danh mục thuốc bệnh viện vào nhóm V, E, N: Trong xây dựng Danh mục thuốc hàng năm tại TTYT Huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, việc phân loại danh mục theo VEN được giao cho khoa Dược thực hiện Tiêu chí phân loại:

Thuốc V: là những thuốc tối cần, rất quan trọng nếu không sử dụng sẽ đe doạ tính mạng người bệnh, đạt được hiệu quả điều trị rõ ràng khi sử dụng đó là những thuốc cấp cứu, thuốc giải độc, thuốc kiểm soát đặc biệt, thuốc sử dụng trong phòng mổ, dịch truyền

Thuốc E: là những thuốc thiết yếu, nếu không sử dụng có thể chưa đe doạ tính mạng người bệnh, là những thuốc chưa quan trọng bằng các thuốc V

Ví dụ như kháng sinh, thuốc tim mạch dạng viên, thuốc điều trị đái tháo đường dạng viên

Thuốc N: là các thuốc không thiết yếu, có hiệu quả chưa rõ ràng, có thể sử dụng hoặc không sử dụng, nếu không sử dụng cũng không ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng người bệnh, như thuốc đông y thuốc từ dược liệu, vitamin dạng viên

Tính tỷ lệ % số lượng của các nhóm, tính tỷ lệ % giá trị của các nhóm (VEN) căn cứ theo tiêu chí phân loại sau:

• Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những thuốc này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị

• Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trước nhóm N và bảo đảm thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn

• Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ hơn nhóm N

* Phương pháp phân tích ma trận ABC/VEN

Từ kết quả phân tích ABC, VEN ma trận ABC/VEN được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1 Ma trận ABC/VEN

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Lộc

3.1.1 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân loại : Thuốc hóa dược; thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

Bảng 3.1 Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc thuốc hoá dược, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu

STT Nhóm SLKM % SLKM GTSD (VNĐ) % GTSD

2 Thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu 51 14,21 2.059.042.319 15,19

Năm 2022 Trung tâm y tế huyện Lộc Ninh đã sử dụng tổng cộng 359 SKM thuốc với tổng kinh phí là 13.550.824.937 đồng Trong đó đa số thuốc sử dụng là thuốc hoá dược với 308 khoản mục chiếm 85,79% và giá trị tiêu thụ chiếm 84,81% Số lượng thuốc thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với 51 khoản mục, chiếm 14,21% và giá trị tiêu thụ chiếm 15,19%

3.1.2 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

Căn cứ danh mục thuốc được BHYT chi trả theo Thông tư số 30/2018/TT-BYT và Thông tư số 05/2015/TT-BYT chúng tôi tiến hành phân chia danh mục thuốc đã sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh thành các nhóm tác dụng dược lý, kết quả như sau:

Bảng 3.2 Cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dược lý

Nhóm tác dụng dược lý theo

Số khoản mục Giá trị sử dụng

Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

3 Thuốc tác dụng đối với máu 9 2,51 1.349.925.775 9,96

Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết

Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

8 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 24 6,68 552.146.976 4,07

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác

Nhóm tác dụng dược lý theo

Số khoản mục Giá trị sử dụng

10 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng 5 1,39 269.327.476 1,99

11 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 2 0,56 145.958.647 1,08

Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh

Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn

Thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ

Thuốc làm mềm cơ và ức chế cholinesterase

Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non

18 Thuốc điều trị đau nửa đầu 3 0,84 8.465.135 0,06

Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc

20 Thuốc chống co giật, chống động kinh 2 0,56 5.858.690 0,04

Nhóm tác dụng dược lý theo

Số khoản mục Giá trị sử dụng

22 Thuốc điều trị bệnh da liễu 2 0,56 1.330.290 0,01

II Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 51 14,21 2.059.042.319 15,19

1 Nhóm thuốc khu phong trừ thấp 6 1,67 479.306.053 3,54

Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy

3 Nhóm thuốc chữa các bệnh về phế 6 1,67 354.084.975 2,61

4 Nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm 5 1,39 306.525.900 2,26

Nhóm thuốc chữa các bệnh về Âm, về

Nhóm thuốc nhuận tràng, tả hạ, tiêu thực, bình vị, kiện tì

8 Nhóm thuốc chữa bệnh về ngũ quan 2 0,56 32.690.600 0,24

10 Nhóm thuốc điều kinh, an thai 2 0,56 10.157.420 0,07

Căn cứ bảng số liệu DMT sử dụng tại TTYT huyện Lộc Ninh năm

2022 có 32 nhóm thuốc, trong đó thuốc tân dược gồm 22 nhóm tác dụng dược lý và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 10 nhóm với tổng cộng 359 khoản mục

Trong 22 nhóm thuốc hóa dược, có 3 nhóm thuốc có số khoản mục và giá trị sử dụng chiếm tỉ lệ lớn Bao gồm:

- Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất về số khoản mục và giá trị sử dụng với 56 khoản mục chiếm 15,60% tổng SKM và GTSD là 3.397.724.974 đồng chiếm 25,08% tổng chi phí sử dụng thuốc

- Tiếp theo, đứng thứ hai về giá trị sử dụng là nhóm thuốc đường tiêu hóa với 1.386.609.780 đồng chiếm 10,23% tổng chi phí sử dụng thuốc và có số khoản mục chiếm tỷ lệ 10,03% tương ứng 36 khoản mục

- Đứng thứ ba về giá trị sử dụng là nhóm thuốc tác dụng đối với máu với 1.349.925.775 đồng, chiếm 9,96% tổng chi phí nhưng có tỷ lệ số khoản mục chỉ với 2,51% (tương ứng với 9 khoản)

Trong 10 nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu; nhóm chiếm tỷ lệ về giá trị sử dụng cao nhất là nhóm thuốc khu phong trừ thấp với 3,54% ( tương ứng với 479.306.053 đồng) và 06 khoản mục Xếp thứ 2 về giá trị sử dụng là nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thuỷ với 374.518.305 đồng chiếm 2,76% tổng giá trị thuốc tại Trung tâm và 12 khoản mục Các nhóm còn lại chiếm tỷ lệ tổng cộng là 8,89% trong toàn bộ danh mục thuốc sử dụng năm 2022

3.1.2.1 Cơ cấu danh mục thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn Đứng đầu về giá trị sử dụng là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với 3.397.724.974 đồng, chiếm 25,08%, tỷ lệ số khoản mục với 15,60% (tương ứng với 56 khoản)

Kết quả phân tích cụ thể được trình bày theo bảng như sau:

Bảng 3.3 Cơ cấu nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

Số khoản mục Giá trị sử dụng

II Thuốc điều trị bệnh lao 3 5,36 46.238.714 1,36

IV Thuốc chống vi rút khác 3 5,36 5.634.945 0,16

V Thuốc điều trị bệnh do amip 1 1,78 2.656.800 0,08

Qua kết quả phân tích nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn thì nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn được sử dụng nhiều nhất với 46 khoản mục tương ứng với 82,14% số khoản mục và chiếm 97,27% giá trị sử dụng

Thuốc chống nhiễm khuẩn đã sử dụng gồm 4 nhóm, trong đó nhóm beta-lactam chiếm tỷ lệ lớn nhất về cả số lượng và giá trị sử dụng với 30

45 khoản mục tương ứng 53,57% số khoản mục sử dụng và chiếm 90,89% tổng chi phí sử dụng của nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

Các nhóm thuốc còn lại chiếm 17,86% số khoản mục và chỉ chiếm 2,73% về chi phí sử dụng so với tổng giá trị sử dụng thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

Bảng 3.4 Cơ cấu thuốc nhóm kháng sinh Beta-lactam

TT Phân nhóm Beta- lactam Tên hoạt chất

Amoxicilin + acid clavulanic 9 30,00 1.221.460.687 39,55 Piperacilin 1 3,33 461.958.000 14,96 Cloxacilin 1 3,33 181.949.166 5,89 Ampicilin + sulbactam 1 3,33 122.550.000 3,97 Oxacilin 1 3,33 97.425.000 3,15 Amoxicilin 2 6,67 89.383.600 2,90

Theo bảng trên cho thấy, nhóm Penicilin chiếm số khoản mục và GTSD lớn nhất với 15 khoản mục chiếm 49,99% SKM và có GTSD chiếm 70,42% Trong đó, hoạt chất Amoxicilin + acid clavulanic có SKM và GTSD nhiều nhất, lần lượt là 9 khoản mục (30%) và GTSD là 1.221.460.687 đồng (39,55%)

Trình bày cụ thể về các hoạt chất có nhiều khoản mục được kết quả như sau:

Bảng 3.5 Các hoạt chất có nhiều khoản mục nhóm Beta-lactam

TT Tên hoạt chất Tên thuốc Hàm lượng

% GTSD trong nhóm Beta- lactam

TT Tên hoạt chất Tên thuốc Hàm lượng

% GTSD trong nhóm Beta- lactam

Hoạt chất Amoxicilin + acid clavulanic có 9 khoản mục nhưng có hàm lượng phối hợp khác nhau và dạng bào chế gồm cả dạng viên và gói, tuy nhiên TTYT cũng cần xem xét giảm số khoản mục của hàm lượng 500mg + 125mg 3.1.2.2 Cơ cấu danh mục thuốc đường tiêu hóa

Bảng 3.6 Cơ cấu nhóm thuốc đường tiêu hóa

Số khoản mục Giá trị sử dụng

Thuốc kháng acid và các thuốc chống loét khác tác dụng trên đường tiêu hóa

2 Thuốc điều trị tiêu chảy 7 19,44 424.579.012 30,62

Qua kết quả phân tích nhóm thuốc đường tiêu hóa thì nhóm thuốc kháng acid và các thuốc chống loét khác tác dụng trên đường tiêu hóa được sử dụng nhiều nhất với 15 khoản mục tương ứng với 41,67% số khoản mục và chiếm 52,89% giá trị sử dụng

Nhóm thuốc được dùng nhiều thứ 2 là thuốc điều trị tiêu chảy với 19,44% SKM và GTSD chiếm 30,62% 5 nhóm còn lại chiếm 38,89% SKM và 16,49% GTSD của nhóm thuốc đường tiêu hóa

3.1.2.3 Cơ cấu danh mục thuốc tác dụng đối với máu

Bảng 3.7 Cơ cấu nhóm thuốc tác dụng đối với máu

STT Nhóm thuốc Số khoản mục Giá trị sử dụng

2 Thuốc tác dụng lên quá trình đông máu 5 55,56 354.662.695 26,27

Trong nhóm thuốc tác dụng đối với máu thì nhóm thuốc tác dụng lên quá trình đông máu chiếm số khoản mục cao nhất với 5 khoản mục tương đương 55,56%, tuy nhiên chỉ chiếm 26,27% về tỷ lệ giá trị sử dụng Nhóm khác chỉ có một thuốc Nanokine 4000IU (Recombinant Human Erythropoietin alfa) song có giá trị sử dụng là 961.620.000 đồng chiếm 71,24% tổng giá trị sử dụng của nhóm thuốc này

3.1.3 Cơ cấu thuốc hóa dược theo thuốc biệt dược gốc, thuốc generic

Bảng 3.8 Cơ cấu thuốc BDG, thuốc Generic

STT Nhóm SLKM % SLKM GTSD (VNĐ) % GTSD

Trong bảng phân tích trên ta thấy, thuốc generic chiếm tỷ lệ rất cao cả về SKM và GTSD với 304 KM (98,70%) và 11.199.968.320 đồng (97,46 %) Thuốc BDG được sử dụng với số khoản mục khá thấp: 04 KM với GTSD chiếm 2,54% GTSD thuốc hóa dược Danh mục thuốc hóa dược sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Lộc Ninh đã ưu tiên dùng thuốc generic, theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế

Tiến hành đi sâu vào nghiên cứu nhóm thuốc BDG, ta thu được kết quả như sau:

Bảng 3.9 Các thuốc BDG trong DMT

TT Tên thuốc Hoạt chất Nhóm TDDL GTSD

Thuốc tác dụng trên đường hô hấp

Thuốc tác dụng trên đường hô hấp

3 Lipanthyl 200M Fenofibrate Thuốc tim mạch

Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Lộc

3.2.1 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC

Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại TTYT Huyện Lộc Ninh theo phương pháp phân tích ABC có kết quả được trình bày theo bảng dưới đây:

Bảng 3.14 Cơ cấu DMT sử dụng theo phương pháp phân tích ABC

Số khoản mục Giá trị sử dụng

Kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy:

- Nhóm thuốc hạng A có giá trị sử dụng chiếm 79,98% và 78 khoản mục tương ứng với 21,73% tổng số thuốc trong năm

- Nhóm thuốc hạng B chiếm 14,94% giá trị sử dụng, số khoản mục chiếm 19,50% tương ứng với 70 khoản mục

- Nhóm thuốc hạng C có 211 số khoản mục, chiếm 58,77% tương ứng với 5,08% giá trị sử dụng

- Cơ cấu sử dụng thuốc của Trung tâm chưa phù hợp với hướng dẫn theo phân tích ABC theo quy định tại Thông tư 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế với số thuốc hạng A có số khoản mục nhiều hơn khuyến cáo

- Theo kết quả phân tích năm 2022, phần lớn kinh phí mua sắm sử dụng thuốc của Trung tâm tập trung chủ yếu vào nhóm thuốc hạng A với 10.837.890.975 đồng nhưng chỉ chiếm 21,73% về số khoản mục Cho thấy cần phải phân tích chi tiết vào nhóm thuốc hạng A xem phần lớn nguồn kinh phí tập trung vào nhóm nào để Trung tâm đưa ra chính sách mua sắm thuốc cho phù hợp

3.2.2.1 Cơ cấu thuốc nhóm A theo nhóm tác dụng dược lý

Cơ cấu thuốc hạng A đã được sử dụng tại Trung tâm theo nhóm tác dụng dược lý được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.15 Cơ cấu thuốc nhóm A theo nhóm tác dụng dược lý

TT Nhóm tác dụng dược lý

Số khoản mục Giá trị sử dụng

Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

2 Thuốc tác dụng đối với máu 2 2,56 1.310.545.500 12,09

Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết

TT Nhóm tác dụng dược lý

Số khoản mục Giá trị sử dụng

Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

8 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 4 5,13 374.713.404 3,46

9 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng 2 2,56 221.471.596 2,04

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác

11 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 1 1,28 136.102.045 1,26

Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh

13 Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn

14 Thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ

TT Nhóm tác dụng dược lý

Số khoản mục Giá trị sử dụng

Thuốc làm mềm cơ và ức chế cholinesterase

II Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 11 14,11 1.408.447.532 13,00%

1 Nhóm thuốc khu phong trừ thấp 4 5,13 469.972.935 4,34

2 Nhóm thuốc chữa các bệnh về phế 2 2,57 310.907.397 2,87

3 Nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm 1 1,28 252.332.800 2,33

Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy

Nhóm thuốc chữa các bệnh về Âm, về

Trong cơ cấu nhóm thuốc hạng A: Thuốc hóa dược chiếm tỷ lệ cao với

67 khoản mục chiếm 85,89% và chiếm 87,00% về giá trị sử dụng tương đương 9.429.443.443 đồng so với tổng chi phí thuốc của nhóm A

Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với 18 khoản mục được sử dụng tương đương 23,08% và

2.977.222.739 đồng chiếm 27,47% giá trị sử dụng so với nhóm A Thứ hai là nhóm thuốc tác dụng đối với máu với giá trị sử dụng chiếm 12,09% tương ứng 1.310.545.500 đồng Tiếp theo là nhóm thuốc đường tiêu hóa với tỷ lệ giá trị sử dụng đứng thứ ba là 10,14%

Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu chiếm tỷ lệ thấp với 11 khoản mục tương ứng với 14,11% và 1.408.447.532 đồng về giá trị sử dụng tương đương 13,00% Trong đó, nhóm thuốc khu phong trừ thấp sử sụng cao nhất với 469.972.935 đồng tương đương 4,34% so với tổng chi phí sử dụng nhóm thuốc A tại Trung tâm

3.2.2.2 Danh mục 10 thuốc có GTSD cao nhất nhóm A

Bảng 3.16 10 thuốc có GTSD cao nhất nhóm A

TT Tên thuốc Hoạt chất/ thành phần

DƯỠNG NÃO TP Đinh lăng, Bạch quả 252.332.800 6,90

9 Hoastex Húng chanh, Núc nác,

Trong 10 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất nhóm A, chủ yếu vẫn là các thuốc tác dụng đối với máu, thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn và thuốc đường tiêu hóa hoàn toàn phù hợp với mô hình bệnh tật của trung tâm Đặc biệt, có 2 thuốc đông y, thuốc từ dược liệu là HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO TP, Hoastex và thuốc không thiết yếu DOMUVAR xuất hiện trong danh mục 10 thuốc có GTSD cao nhất nhóm A Như vậy cần xem xét, điều chỉnh khi lựa chọn các thuốc này để tập trung kinh phí cho mua sắm các thuốc điều trị cần thiết khác

3.2.3 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN Bảng 3.17 Cơ cấu DMT sử dụng theo phương pháp phân tích VEN

Số khoản mục Giá trị sử dụng

Qua phân tích VEN cho một số kết quả như sau:

- Thuốc nhóm V có 55 khoản mục chiếm 15,32% tương ứng 15,72% tổng giá trị sử dụng thuốc

- Thuốc nhóm E là nhóm có số khoản mục và giá trị sử dụng cao nhất với 233 khoản mục tương ứng 64,90% và giá trị sử dụng chiếm 60,64% tổng chi phí sử dụng thuốc

- Thuốc nhóm N có 71 khoản mục chiếm 19,78% và tương ứng 23,64% so với tổng giá trị tiêu dùng thuốc năm 2022 của Trung tâm

3.2.4 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN

Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại TTYT huyện Lộc Ninh theo phương pháp phân tích ABC/VEN được trình bày cụ thể tại bảng dưới đây:

Bảng 3.18 Phân tích các nhóm thuốc theo ma trận ABC/VEN

Số khoản mục Giá trị sử dụng

Qua kết quả phân tích ma trận ABC/VEN cho thấy nhóm thuốc AN là nhóm thuốc chỉ có tác dụng bổ trợ điều trị bệnh, tác dụng điều trị chưa rõ ràng nhưng lại chiếm giá trị sử dụng cao chiếm 17,35% trong khi đó nhóm BE, CE là những thuốc thiết yếu cần thiết cho điều trị bệnh nhưng lại được sử dụng

61 với tỷ lệ thấp hơn chiếm có 8,79% và 3,39% Với mục tiêu giảm chi phí ở những thuốc hạng A, việc phân tích nhóm AN để phân loại ra các thuốc có giá trị tiêu thụ lớn nhưng lại không quan trọng là rất cần thiết

3.2.5 Cơ cấu thuốc theo nhóm AN

Bảng 3.19 Cơ cấu nhóm AN theo nhóm TDDL

TT Nhóm tác dụng dược lý

Số khoản mục Giá trị sử dụng

II Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 11 61,12 1.408.447.532 59,89

1 Nhóm thuốc khu phong trừ thấp 4 22,22 469.972.935 19,98

2 Nhóm thuốc chữa các bệnh về phế 2 11,11 310.907.397 13,22

3 Nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm 1 5,56 252.332.800 10,73

Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy

Nhóm thuốc chữa các bệnh về Âm, về

Cơ cấu thuốc nhóm AN theo nhóm tác dụng dược lý gồm có 2 nhóm thuốc hóa dược với 7 khoản mục chiếm 40,11% GTSD và 6 nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu với 11 khoản mục chiếm 59,89% GTSD của nhóm AN

Phân tích cụ thể các thuốc trong nhóm AN, đây là các thuốc không thiết yếu nhưng có giá trị sử dụng lớn cho kết quả trong bảng như sau:

Bảng 3.20 Danh mục thuốc các thuốc nhóm AN

TT Tên thuốc Hoạt chất/thành phần GTSD

Tỷ lệ (%) GTSD trong nhóm

II Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 1.408.447.532 59,89

TP Đinh lăng, Bạch quả 252.332.800 10,73

2 Hoastex Húng chanh, Núc nác,

TT Tên thuốc Hoạt chất/thành phần GTSD

Tỷ lệ (%) GTSD trong nhóm

Tần giao, Đỗ trọng, Ngưu tất, Độc hoạt,… 146.946.100 6,25

5 Dưỡng cốt hoàn Cao xương hỗn hợp,

Lá lốt, Hy thiêm, Ngưu tất, Thổ phục linh 109.705.860 4,66

Hà thủ ô đỏ, Bạch thược, Đương quy, … 102.448.000 4,36

Tisore (Khu phong hóa thấp

Xuân Quang) Đỗ trọng, Ngũ gia bì chân chim, Thiên niên kiện, …

9 Cốt linh diệu Địa liền, Thương truật, Đại hồi, Quế chi,… 77.988.000 3,32

Bạch thược, Bạch truật, Cam thảo, … 64.994.400 2,76

Như vậy, có 18 thuốc thuộc phân nhóm AN cụ thể như trên với tổng giá trị sử dụng là 2.351.791.926 đồng gồm có 7 thuốc hóa dược và 11 thuốc đông y, thuốc từ dược liệu Giá trị sử dụng nhiều nhất thuộc về HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO TP thành phần Đinh lăng, Bạch quả có giá trị sử dụng là

252.332.800 đồng chiếm 10,73% GTSD Tiếp theo là thuốc DOMUVAR chiếm 10,14% GTSD và Hoastex chiếm 9,99% GTSD Đây là những thuốc có tác dụng bổ trợ trong quá trình điều trị bệnh, vì vậy Trung tâm cần cân nhắc giảm sử dụng những loại thuốc này hoặc loại bỏ ra khỏi danh mục thuốc sử dụng

3.2.6 Cơ cấu thuốc theo nhóm BN

Bảng 3.21 Danh mục thuốc nhóm BN

TT Tên thuốc Hoạt chất/thành phần GTSD

Tỷ lệ (%) GTSD trong nhóm

3 Powerforte Calci carbonat+ calci gluconolactat 24.956.100 3,57

5 Calci D-Hasan Calci carbonat + vitamin D3 14.544.747 2,08

II Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 545.667.099 78,06

Kim tiền thảo, Chỉ thực, Nhân trần, … 48.642.275 6,96

2 Dầu nóng mặt trời Camphor, Tinh dầu bạc hà, Tinh dầu quế, 47.394.438 6,78

A.T Đương quy, Bạch truật, Đảng sâm, … 46.750.200 6,69

TT Tên thuốc Hoạt chất/thành phần

Tỷ lệ (%) GTSD trong nhóm

Jamda Ô đầu, Địa liền, Đại hồi, Quế nhục,… 41.760.000 5,97

A.T Đương quy, Bạch truật, Đảng sâm, … 35.251.650 5,04

Bạch truật, Mộc hương, Hoàng Đằng, 32.475.300 4,65

8 Viên kim tiền thảo trạch tả

Kim tiền thảo, Trạch tả 31.144.500 4,45

9 Thuốc Ho bổ phế Mỗi 80ml chứa: Trần bì; Cát cánh; … 28.821.000 4,12

Ngưu tất, Đương quy, Xuyên khung, … 28.692.936 4,10

11 Hoạt huyết dưỡng não Đinh lăng, Bạch quả 28.200.000 4,03

12 Viên sáng mắt Thục địa, Hoài sơn,

13 Bảo mạch hạ huyết áp

Câu đằng, Thiên ma, Hoàng cầm, Đỗ trọng, 22.550.400 3,23

15 Cảm Mạo Thông Hoắc hương, Tía tô,

Nhiệt Tán Hoạt thạch, Cam thảo 15.428.300 2,21

17 Bổ tỳ HD Bạch truật, Đảng sâm, Ý dĩ, Liên nhục,… 14.330.300 2,05

BDF Đương quy, Bạch quả 13.687.500 1,96

Kết quả phân tích cụ thể cho thấy các thuốc trong nhóm BN có 23 KM với GTSD 699.036.466 đồng Trong 23 KM của nhóm thuốc BN có 18 thuốc thuộc nhóm thuốc Thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu, 05 thuốc thuộc nhóm thuốc vitamin và khoáng chất Đây là nhóm thuốc có giá trị tiêu thụ không lớn nhưng hiệu quả điều trị chưa rõ ràng Vì vậy, cần hạn chế sử dụng, trung tâm nên có sự quản lý chặt chẽ sử dụng các thuốc trong nhóm này nhằm tránh lãng phí ngân sách và phù hợp với chế độ thanh toán của quỹ BHYT

BÀN LUẬN

Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Lộc

4.1.1 Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân loại : Thuốc hóa dược; thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

Phân tích danh mục thuốc giúp HĐT&ĐT phát hiện và quản lý những bất cập trong mua sắm thuốc tại Trung tâm Từ đó, nâng cao chất lượng việc lựa chọn, mua sắm, phân phối nguồn lực cho việc sử dụng thuốc nhằm sử dụng thuốc hiệu quả, hợp lý an toàn và hiệu quả hơn

Trong 359 khoản mục được Trung tâm sử dụng năm 2022, được chia thành hai nhóm là nhóm thuốc hoá dược và nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu Trong đó, nhóm thuốc hoá dược chiếm phần lớn với 308 khoản mục chiếm 85,79% số khoản mục và giá trị sử dụng lên đến 11.491.782.618 đồng tương ứng 84,81% tổng giá trị thuốc sử dụng

Nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu được sử dụng ít hơn với 51 khoản mục chiếm 14,21% số khoản mục và 2.059.042.319 đồng giá trị sử dụng tương đương 15,19% tổng chi phí thuốc của Trung tâm

Kết quả nghiên cứu tại trung tâm năm 2022 so với năm 2020, tổng số khoản mục tại trung tâm năm 2022 có giảm so với nghiên cứu năm 2020 (414 khoản mục) Giá trị sử dụng của nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu giảm từ 17,03% (năm 2020) còn 15,19% (năm 2022) [5]

Kết quả nghiên cứu này cao hơn nghiên cứu năm 2020 tại TTYT thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có số lượng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu chiếm 15,4% SKM tương ứng với 9,7% tổng giá trị sử dụng thuốc [8] và thấp hơn nghiên cứu tại TTYT huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước năm 2021-

2022 có %GTSD thuốc đông y, thuốc từ dược liệu là 24,46% [4]

Trung tâm sử dụng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu với 2 mục đích: Một là phối hợp cùng để hỗ trợ, nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân; hai là sử dụng các thuốc có thể thay thế các thuốc hóa dược nhằm nâng cao và phát triển nền y học dân tộc Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng thuốc đông dược vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao, vì vậy, khi sử dụng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu vẫn cần phải cân nhắc do khả năng gây tăng chi phí điều trị và tăng nguồn chi của Trung tâm, trong khi đó hiệu quả điều trị của các thuốc nhóm này còn chưa được công bố đầy đủ

4.1.2 Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

Kết quả phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý cho thấy nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất về số khoản mục và giá trị sử dụng với 56 khoản mục chiếm 15,60% tổng SKM và GTSD là 3.397.724.974 đồng chiếm 25,08% tổng chi phí sử dụng thuốc

Trong đó nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn được sử dụng nhiều nhất với

46 khoản mục tương ứng với 82,14% số khoản mục và chiếm 97,27% giá trị sử dụng của nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

Thuốc chống nhiễm khuẩn đã sử dụng gồm 4 nhóm, trong đó nhóm beta-lactam chiếm tỷ lệ lớn nhất về cả số lượng và giá trị sử dụng với 30 khoản mục tương ứng 53,57% số khoản mục sử dụng và chiếm 90,89% tổng chi phí sử dụng của nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn Các nhóm thuốc còn lại chiếm 17,86% số khoản mục và chỉ chiếm 2,73% về chi phí sử dụng so với tổng giá trị sử dụng thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn Nhóm Penicilin chiếm số khoản mục và GTSD lớn nhất với 15 khoản mục chiếm 49,99% SKM và có GTSD chiếm 70,42% Trong đó, hoạt chất Amoxicilin + acid clavulanic có SKM và GTSD nhiều nhất, lần lượt là 9 khoản mục và GTSD là 1.221.460.687 đồng (39,55%) Hoạt chất Amoxicilin + acid

69 clavulanic có 9 khoản mục nhưng có hàm lượng phối hợp khác nhau và dạng bào chế gồm cả dạng viên và gói, tuy nhiên TTYT cũng cần xem xét giảm số khoản mục của hàm lượng 500mg + 125mg Hoạt chất Cefaclor có 4 khoản mục nhưng đều khác nhau về hàm lượng

Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu năm

2020 Nhóm thuốc điều trị KST chống NK chiếm 21,09% GTSD và tại một số cơ sở y tế khác như TTYT huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước năm 2021-

2022 [4], TTYT thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2020 [8] đều cho kết quả nhóm thuốc điều trị KST chống NK chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các nhóm với tỷ lệ lần lượt là 20,92%; 54,3% trong tổng giá trị sử dụng thuốc của đơn vị

Tiếp theo đứng thứ hai về giá trị sử dụng là nhóm thuốc đường tiêu hóa chiếm tỷ lệ 10,03% SKM; 10,23% GTSD Trong nhóm thuốc đường tiêu hóa thì nhóm thuốc kháng acid và các thuốc chống loét khác tác dụng trên đường tiêu hóa được sử dụng nhiều nhất chiếm 52,89% giá trị sử dụng Tiếp theo là thuốc điều trị tiêu chảy có GTSD chiếm 30,62% 5 nhóm còn lại chiếm 38,89% SKM và 16,49% GTSD

Kết quả này thấp hơn nghiên cứu tại trung tâm năm 2020 có nhóm thuốc đường tiêu hóa chiếm 13,10% GTSD [5] TTYT huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước năm 2021-2022 chiếm 12,22% GTSD [4] và TTYT thị xã Phú

Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2020 là 20,2% GTSD [8] Đứng thứ ba về giá trị sử dụng là nhóm thuốc tác dụng đối với máu với 1.349.925.775 đồng, chiếm 9,96% tổng chi phí nhưng có tỷ lệ số khoản mục chỉ với 2,51% Thuốc Nanokine 4000IU (Recombinant Human Erythropoietin alfa) có giá trị sử dụng là 961.620.000 đồng chiếm 71,24% tổng giá trị sử dụng của nhóm thuốc này Kết quả này khác với nghiên cứu tại trung tâm

70 năm 2020 có nhóm giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp đứng thứ ba chiếm 8,58% GTSD

4.1.3 Về cơ cấu thuốc hóa dược theo thuốc biệt dược gốc, thuốc generic

Thông tư 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế quy định ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế (INH), hạn chế sử dụng tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể Thuốc generic có giá thành thấp hơn thuốc mang tên biệt dược nên được khuyến khích sử dụng để giảm thiểu chi phí điều trị [1]

Tại TTYT huyện Lộc Ninh năm 2022, thuốc generic chiếm tỷ lệ rất cao cả về SKM và GTSD với 304 khoản mục (98,70%) và 11.199.968.320 đồng (97,46 %) Thuốc Generic theo tiêu chí kỹ thuật được trung tâm sử dụng tương đối đều giữa các nhóm, chỉ có nhóm 5 là ít sử dụng nhất chỉ chiếm 0,22% GTSD; hai nhóm được sử dụng nhiều nhất là nhóm 3 và nhóm 4 lần lượt chiếm 30,06% và 29,31% GTSD Thuốc BDG được sử dụng với số khoản mục khá thấp: 04 khoản mục với GTSD chiếm 2,54% GTSD thuốc hóa dược Trung tâm chủ yếu dùng thuốc BDG nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp và nhóm thuốc tim mạch Trong đó, thuốc tác dụng trên đường hô hấp, hoạt chất Salbutamol (sulfat) chiếm 71,19% GTSD nhóm thuốc BDG

Về phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Lộc

4.2.1 Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC

Kết quả phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh năm 2022 theo phương pháp phân tích ABC cho thấy

- Nhóm thuốc hạng A có giá trị sử dụng chiếm 79,98% và 78 khoản mục tương ứng với 21,73% tổng số thuốc trong năm

- Nhóm thuốc hạng B chiếm 14,94% giá trị sử dụng, số khoản mục chiếm 19,50% tương ứng với 70 khoản mục

- Nhóm thuốc hạng C có 211 số khoản mục, chiếm 58,77% tương ứng với 5,08% giá trị sử dụng

Theo Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện: thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 - 20% tổng số sản phẩm, hạng B chiếm

10 - 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 -80% Do đó, cơ cấu sử dụng thuốc của Trung tâm chưa phù hợp với số thuốc hạng A có số khoản mục nhiều hơn khuyến cáo Tuy vậy, kết quả này đã cải thiện so với kết quả nghiên cứu năm

Cụ thể nghiên cứu năm 2020 tại TTYT huyện Lộc Ninh số lượng khoản mục của nhóm A và B chiếm tỷ lệ cao, nhóm C chiếm tỷ lệ thấp hơn so với khuyến cáo Nhóm thuốc hạng A chiếm 25,60% về số khoản mục gồm 106 khoản nhưng chiếm 79,74% về giá trị sử dụng, nhóm thuốc hạng B chiếm 22,46% số khoản mục gồm 93 khoản và chiếm 15,24% giá trị tiêu thụ thuốc, nhóm thuốc hạng C chiếm 51,93% số khoản mục gồm 215 khoản tương ứng với 5,02% giá trị sử dụng [5]

Phân tích cơ cấu các thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý cho thấy, các thuốc hạng A gồm 15 nhóm tác dụng dược lý và 6 nhóm tác dụng y lý, trong đó có 03 nhóm chiếm giá trị sử dụng nhiều nhất đó là: nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm 27,47% giá trị sử dụng so với nhóm A, nhóm thuốc đường tiêu hoá và nhóm thuốc tác dụng đối với máu lần lượt là 12,09% và 12,09%

Trong danh mục thuốc hạng A, ngoài 3 nhóm trên thì nhóm khoáng chất và vitamin chiếm 6,50% GTSD trong nhóm A và các thuốc đông y, thuốc từ dược liệu với 11 khoản mục tương ứng với 13,00% về giá trị tiêu thụ thuốc của nhóm A Tỷ lệ này đã giảm so với năm 2020 là nhóm khoáng chất và vitamin chiếm tới 8,43% tổng giá trị sử dụng trong nhóm A và các thuốc đông y, thuốc từ dược liệu với 19 khoản mục tương ứng với 17,92% GTSD [5]

Thuốc hạng A chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách mua thuốc của Trung tâm vì vậy cần phải được quản lý chặt chẽ Trong cơ cấu phân tích 10 thuốc

75 có giá trị sử dụng nhiều nhất nhóm thuốc hạng A, có 2 thuốc đông y, thuốc từ dược liệu là HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO TP, Hoastex và thuốc không thiết yếu DOMUVAR xuất hiện Như vậy cần xem xét, điều chỉnh khi lựa chọn các thuốc này để tập trung kinh phí cho mua sắm các thuốc điều trị cần thiết khác

4.2.2 Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN

Kết quả phân tích theo phương pháp VEN tại Trung tâm cho thấy: các thuốc nhóm E là nhóm có số khoản mục và giá trị sử dụng lớn nhất với 233 khoản mục chiếm 64,90% và giá trị sử dụng chiếm 60,64%; thuốc nhóm N có

71 số khoản mục chiếm 19,78% và có giá trị sử dụng chiếm 23,64%; thuốc nhóm V có 55 số khoản mục chiếm 15,32% và có giá trị sử dụng chiếm 15,72%

So sánh với nghiên cứu năm 2020 và một số nghiên cứu tại các Trung tâm khác, kết quả thu được cũng có giá trị tương tự Tại TTYT huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước năm 2020, TTYT huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước năm 2021-2022, TTYT thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2020 tỉ lệ sử dụng thuốc nhóm E đều cao nhất với tỉ lệ lần lượt là 59,06%; 77,80% và 68,9%, đứng thứ hai là nhóm thuốc hạng N với tỉ lệ lần lượt: 24,58%; 20,49% và 18,4% [5];[4];[8]

Sự khác nhau về tỷ lệ các nhóm thuốc V giữa các đơn vị là do khi xếp loại phân biệt các nhóm thuốc V và E, các đơn vị có sự đánh giá khác nhau do mô hình bệnh tật khác nhau, chuyên khoa khác nhau và mức độ quan trọng của một số loại thuốc được đánh giá khác nhau Bên cạnh đó, việc phân loại VEN trong một số nghiên cứu lại là ý kiến chủ quan của các dược sĩ chưa được HĐT&ĐT của đơn vị đánh giá và phê duyệt nên không tránh khỏi sự sai khác so với các đơn vị đã có danh mục phân loại VEN của HĐT&ĐT

4.2.3 Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo ma trận ABC/ VEN

Kết hợp hai phương pháp phân tích ABC và VEN trong ma trận

ABC/VEN cho thấy: Trung tâm đã phân bổ lượng lớn ngân sách cho 4 nhóm thuốc chính là AE (chiếm 48,47%), AN ( chiếm 17,35%), AV (chiếm

14,16%) và nhóm BE (chiếm 8,79%) Ở cả 3 hạng A, B, C thì nhóm E có số khoản mục và giá trị sử dụng nhiều nhất Thuốc nhóm BV (chiếm 0,99%) lại thấp hơn thuốc nhóm AN,

BN Riêng nhóm thuốc AV và AE là hai nhóm thuốc cần được quan tâm đặc biệt và quản lý chặt chẽ không để thiếu thuốc nhưng cũng không nên để tồn kho quá nhiều

Phân tích sâu hơn nhóm thuốc AN cho kết quả danh mục thuốc sử dụng tại TTYT huyện Lộc Ninh có 18 khoản mục thuốc nhóm AN và chiếm tỷ lệ

17,35% về giá trị sử dụng, là nhóm có giá trị sử dụng cao thứ hai trong toàn bộ giá trị sử dụng thuốc tại đơn vị Tỷ lệ về giá trị sử dụng nhóm AN tại Trung tâm y tế huyện Lộc Ninh năm 2022 thấp hơn năm 2020 là 20,84% về giá trị sử dụng,

TTYT huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước năm 2021-2022 là 21,89% GTSD

[4] và cao hơn TTYT Trảng Bom - Đồng Nai năm 2020 là 7,16% GTSD

Trong danh mục các thuốc nhóm AN, tất cả 2 nhóm tác dụng dược lý, và 6 nhóm tác dụng y lý, trong đó nhóm khoáng chất và vitamin chiếm tỷ lệ cao nhất 29,97% giá trị sử dụng, các thuốc đông y, thuốc từ dược liệu chiếm

59,89% về tổng giá trị sử dụng của nhóm AN Giá trị sử dụng nhiều nhất thuộc về HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO TP thành phần Đinh lăng, Bạch quả có giá trị sử dụng là 252.332.800 đồng chiếm 10,73% GTSD Tiếp theo là thuốc DOMUVAR chiếm 10,14% GTSD và Hoastex chiếm 9,99% GTSD nhóm AN Đây là các thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị nhưng lại được dùng với tỷ lệ rất cao, giá thành cũng khá cao, chiếm giá trị sử dụng không nhỏ trong danh mục thuốc của trung tâm Trung tâm cần thay thế sang các loại có tác dụng tương tự nhưng có giá thành thấp hơn, hạn chế lạm dụng kê đơn

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

* Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Lộc Ninh năm 2022

- Danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh năm

2022 bao gồm 359 khoản mục Nhóm thuốc hoá dược chiếm phần lớn với 308 khoản mục tương đương 22 nhóm tác dụng dược lý chiếm 85,79% số khoản mục và giá trị sử dụng lên đến 11.491.782.618 đồng tương đương 84,81% tổng giá trị tiêu dùng thuốc của Trung tâm

Ngày đăng: 28/09/2024, 08:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Y tế (2013); Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện
2. Bộ Y tế (2015); Quyết định số 3870/QĐ-BYT ngày 24/09/2015 ban hành Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật tử vong theo ICD-10, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 3870/QĐ-BYT ngày 24/09/2015 ban hành Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật tử vong theo ICD-10
3. Bộ Y tế (2018); Thông tư số 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 Ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 Ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
4. Nguyễn Thị Hồng (2023); Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước năm 2021-2022, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước năm 2021-2022
5. Bùi Văn Hiển (2022); Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước năm 2020, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước năm 2020
6. Đạt Trung Hải Gia (2023); Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận năm 2021, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận năm 2021
7. Thủ tướng chính phủ (2019); Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 25/12/2019. Ban hành Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 25/12/2019. Ban hành Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030
8. Nguyễn Trương Công Duy (2022); Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2020, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2020
9. Nguyễn Thanh Sơn (2022); Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế Trảng Bom - Đồng Nai năm 2020, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế Trảng Bom - Đồng Nai năm 2020
11. Bộ Y tế (2012); Quyết định số 4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012. Phê duyệt đề án "người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam
12. Bộ Y tế (2011); Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh
13. Bộ Y tế (2015); Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/07/2019 Quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/07/2019 Quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập
10. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014, Phê duyệt chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Ma trận ABC/VEN - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện lộc ninh bình phước năm 2022
Bảng 1.1. Ma trận ABC/VEN (Trang 18)
Bảng 1.3 Tỷ lệ sử dụng thuốc hóa dược, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện lộc ninh bình phước năm 2022
Bảng 1.3 Tỷ lệ sử dụng thuốc hóa dược, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu (Trang 22)
Bảng 1.6. Tỷ lệ sử dụng thuốc SXTN và thuốc NK tại một số cơ sở y tế - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện lộc ninh bình phước năm 2022
Bảng 1.6. Tỷ lệ sử dụng thuốc SXTN và thuốc NK tại một số cơ sở y tế (Trang 26)
Bảng 1.12. Kết quả nhóm thuốc BN tại một số cơ sở y tế - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện lộc ninh bình phước năm 2022
Bảng 1.12. Kết quả nhóm thuốc BN tại một số cơ sở y tế (Trang 31)
Hình 1. Cơ cấu tổ chức của TTYT huyện Lộc Ninh - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện lộc ninh bình phước năm 2022
Hình 1. Cơ cấu tổ chức của TTYT huyện Lộc Ninh (Trang 33)
Hình 2: Sơ đồ tóm tắt khoa Dược TTYT huyện Lộc Ninh - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện lộc ninh bình phước năm 2022
Hình 2 Sơ đồ tóm tắt khoa Dược TTYT huyện Lộc Ninh (Trang 37)
Bảng 2.1. Ma trận ABC/VEN - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện lộc ninh bình phước năm 2022
Bảng 2.1. Ma trận ABC/VEN (Trang 47)
Bảng 3.4. Cơ cấu thuốc nhóm kháng sinh Beta-lactam - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện lộc ninh bình phước năm 2022
Bảng 3.4. Cơ cấu thuốc nhóm kháng sinh Beta-lactam (Trang 54)
Bảng 3.6. Cơ cấu nhóm thuốc đường tiêu hóa - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện lộc ninh bình phước năm 2022
Bảng 3.6. Cơ cấu nhóm thuốc đường tiêu hóa (Trang 57)
Bảng 3.7. Cơ cấu nhóm thuốc tác dụng đối với máu - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện lộc ninh bình phước năm 2022
Bảng 3.7. Cơ cấu nhóm thuốc tác dụng đối với máu (Trang 58)
Bảng 3.9. Các thuốc BDG trong DMT - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện lộc ninh bình phước năm 2022
Bảng 3.9. Các thuốc BDG trong DMT (Trang 59)
Bảng 3.10. Cơ cấu nhóm thuốc generic theo Thông tư 15/2019/TT-BYT - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện lộc ninh bình phước năm 2022
Bảng 3.10. Cơ cấu nhóm thuốc generic theo Thông tư 15/2019/TT-BYT (Trang 60)
Bảng 3.11. Cơ cấu danh mục thuốc đơn thành phần/đa thành phần - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện lộc ninh bình phước năm 2022
Bảng 3.11. Cơ cấu danh mục thuốc đơn thành phần/đa thành phần (Trang 61)
Bảng 3.14. Cơ cấu DMT sử dụng theo phương pháp phân tích ABC - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện lộc ninh bình phước năm 2022
Bảng 3.14. Cơ cấu DMT sử dụng theo phương pháp phân tích ABC (Trang 63)
Bảng 3.21. Danh mục thuốc nhóm BN - phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện lộc ninh bình phước năm 2022
Bảng 3.21. Danh mục thuốc nhóm BN (Trang 73)