Phân tích danh mục thuốc tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn năm 2022 theo phương pháp ABC,VEN, ma trận ABC/VEN

Một phần của tài liệu phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa tâm trí sài gòn tp hcm năm 2022 (Trang 71 - 74)

4.2.1. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phân loại ABC.

Theo khuyến cáo 75-80% giá trị sử dụng các thuốc hạng A tương ứng với 10-20% khoản mục, 15-20% giá trị sử dụng các thuốc hạng B tương ứng với 10-20% khoản mục,

và 5-10% giá trị sử dụng các thuốc hạng C tương ứng với 60-80% khoản mục [4] . Kết quả phân tích ABC của Bệnh viện cho thấy, 79,88% giá trị sử dụng các thuốc hạng A

62

tương ứng với 11,27% khoản mục, 15,12% giá trị sử dụng các thuốc hạng B tương ứng với 23,06% khoản mục, 5,0% giá trị sử dụng các thuốc hạng C tương ứng với 65,67% khoản mục.

Đối chiếu với hướng dẫn phân tích ABC quy định tại Thông tư 21/2013/TT-BYT [4] cho thấy danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện theo phân tích ABC là chưa hợp lý

về khoản mục, thuốc hạng B gồm 131 khoản mục chiếm tỷ lệ 23,06% cao hơn quy định ( hạng B chiếm khoảng 10-20% số khoản mục).

Tuy thuốc hạng A và hạng C phù hợp với quy định khuyến cáo của thông tư 64 khoản mục chiếm tỷ lệ 11,27%. Điều này cho thấy Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn khá phù hợp tuy nhiên cần đánh giá lại việc cung ứng thuốc nhóm B cáo hơn quy định 3,06% nhằm tối ưu hóa việc sử dụng kinh phí, đảm bảo công tác cung ứng thuốc, chất lượng, hiệu quả.

Về cơ cấu các thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý cho thấy, các thuốc hạng

A thuốc hóa dược gồm 12 nhóm tác dụng dược lý và không có nhóm thuốc thành phẩm đông y, trong đó có 05 nhóm chiếm giá trị sử dụng nhiều nhất đó là Thuốc tác dụng đối với máu chiếm 40,75%; nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng chống nhiễm khuẩn chiếm 25,79%;Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid –base và các dung dịch tiêm truyền khác chiếm 9,6%; Thuốc đường tiêu hóa chiếm 7,78%; Thuốc tim mạch chiếm 7,61%. Như vậy kết quả này cũng tương đồng và phù hợp với phân tích cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện theo nhóm tác dụng dược lý. Điểm đáng lưu ý trong danh mục thuốc hạng A có nhóm Vitamin và khoáng chất với 1 khoản mục chiếm 0,44% GTSD chiếm tỷ lệ thấp nhưng cũng cần xem xét loại bỏ hoặc giảm bớt số lượng

sử dụng.

Trong bảng phân tích 10 thuốc nhóm A có GTSD nhiều nhất ta thấy có 9 thuốc trên chiếm vai trò quan trọng trong điều trị, theo mô hình bệnh tật của bệnh viện đồng thời có 2 thuốc trùng lắp về hoạt chất, đường dùng là thuốc Basultam và Prazone-S (Cefoperazon + sulbactam). Như vậy HĐT&ĐT bệnh viện cần đánh giá về việc sử dụng

2 loại thuốc này để đảm hiệu có quả điều trị tốt nhất, hạn chế chi phí, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý tránh nhầm lẫn trong cấp phát và sử dụng.

Đứng thứ nhất trong bảng phân tích là thuốc Nanokine 4000IU với số lượng sử dụng là 22.486 lọ có GTSD rất cao là 5.947.547.000 VNĐ đây là thuốc có hoạt chất

63

Erythropoietin là một yếu tố tăng trưởng được sản xuất trong thận để kích thích sản xuất các tế bào hồng cầu, thuốc được thanh toán BHYT 100%, sử dụng cho các bệnh nhân chạy thận nhân tạo, phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện có 30 máy chạy thật hoạt động hết công suất hàng ngày chỉ trừ ngày chủ nhật và quản lý khoảng 200- 220 bệnh nhân chạy thận định kỳ tại bệnh viện.

Đứng thứ hai trong nhóm A là thuốc Basultam là kháng sinh thuộc nhóm Betalactam, thuốc này thường được sử dụng nhiều trong các bệnh viện để điều trị bệnh nhiễm khuẩn nặng tuy nhiên giá thành cũng hơi cao, cần phải xem xét và cân nhắc lựa chọn thuốc có giá cả phải chăng để giảm chi phí điều trị cho người bệnh.

Tuy nhiên nếu xét tổng thể trong nhóm A vẫn có những thuốc bị trùng lặp vì thế nên cần phân tích ABC,VEN để lựa chọn thuốc cho đúng đắn phù hợp, tránh nguy cơ bị lạm dụng bất thường trong DMT để từ đó có chính sách mua thuốc hợp lý đây là công

cụ hữu hiệu trong lựa chọn, mua sắm, quản lý và phân phối, thúc đẩy sử dụng thuốc hợp

lý hiện nay [4].

4.2.2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phân loại VEN.

Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn năm

2022 bằng phân tích VEN cho kết quả như sau: Nhóm thuốc thiết yếu (E) có số lượng khoản mục và giá trị sử dụng nhiều nhất, chiếm 82,75 % về số khoản mục và 90,02 %

về giá trị sử dụng. Nhóm thuốc tối cần (V) có số lượng khoản mục và GTSD nhiều hơn nhóm N chiếm 13,56 % về số khoản mục, có giá trị sử dụng chiếm 8,13 %.Nhóm thuốc không thiết yếu (N) có số lượng khoản mục ít nhất chiếm 3,7 % và có giá trị sử dụng chiếm 1,85 % điều này là phù hợp vì nhóm N là các thuốc không thiết yếu trong điều trị, dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc

mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc. Nhưng cũng cần rà soát xem xét lại nhóm thuốc E

có phải là nhóm N hay không để giảm số lượng thuốc ở nhóm E nếu thấy chúng không còn là thuốc thiết yếu đối với bệnh viện.

So sánh với kết quả nghiên cứu của 1 số bệnh viện qua phương pháp phân tích VEN thì tất cả các bệnh viện đều cho kết quả nhóm E là nhóm có SKM và GTSD chiếm

tỷ lệ cao nhất trong danh mục và cũng dao động tương đương nhau về tỷ lệ SKM là từ 63,5% đến 81,3%, về GTSD chiếm tỷ lệ từ 65,1% đến 89,77%.Tuy nhiên tỷ lệ 2 nhóm

64

V, N lại có sự khác nhau giữa các bệnh viện. DMT tại Bệnh viện đa khoa Hồng Đức III- TP.Hồ Chí Minh năm 2021, thuốc nhóm V chiếm 13,1% SKM và 19,5% GTSD, thuốc nhóm N chiếm 5,6% SKM và 4,3% GTSD [20]. DMT Bệnh viện đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột – Tỉnh Đắk Lắk năm 2021 thuốc nhóm V chiếm 6,52% SKM và 18,87% GTSD,thuốc nhóm N chiếm 18,48% SKM và 13,91% GTSD [22]. DMT Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng-TP.Đà Nẵng năm 2020 thuốc nhóm V chiếm 30,9% SKM và 28,4% GTSD,thuốc nhóm N chiếm 5,6% SKM và 6,5% GTSD [23].

4.2.3. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN.

Kết quả phân tích cho thấy,ở cả 3 hạng A,B,C,thuốc nhóm E chiếm nhiều nhất cả

về số lượng khoản mục và giá trị sử dụng.Thuốc nhóm V có 77 khoản mục chiếm tỷ lệ 13,56 % về SKM và chiếm 8,13 % GTSD nên cần phải quan tâm đến việc đặt hàng và

dự trữ các thuốc nhóm này một lượng an toàn vì đây là nhóm thuốc dùng để cứu sống người bệnh không thể thiếu trong điều trị [4]. Bệnh viện kiểm soát khá tốt thuốc nhóm

N chỉ với 32 thuốc chiếm 3,70 % về SKM và chiếm 1,85 % GTSD nhưng đây là nhóm thuốc không thiết yếu trong điều trị nên có thể cân nhắc loại bỏ ra khỏi DMT bệnh viện.

Về cơ cấu nhóm thuốc AN chỉ có 2 thuốc, thuốc BN có 5 thuốc là những thuốc hỗ trợ cho điều trị, bệnh viện cần có sự quản lý chặt chẽ việc sử dụng các nhóm thuốc này, tránh lựa chọn cung ứng các thuốc có giá thành cao để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc, tránh lãng phí ngân sách của bệnh viện .

Một phần của tài liệu phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa tâm trí sài gòn tp hcm năm 2022 (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)