Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa tâm trí sài gòn tp hcm năm 2022 (Trang 36 - 41)

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

2.2.5.1. Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý trước khi nhập số liệu: Làm sạch số liệu bằng cách ghép các mã dược trùng nhau (cùng tên thuốc, cùng nồng độ/hàm lượng, cùng số đăng ký, loại các khoản có số lượng xuất =0), kiểm tra thông tin các mã dược để đảm bảo tính đầy đủ, chính xác. Mã hóa các trường thông tin để đảm bảo chất lượng số liệu, cụ thể như sau:

Cột “Thành phần”: Thuốc hóa dược đơn thành phần được mã hóa=”1”; Thuốc hóa dược đa thành phần được mã hóa=”2”.

Cột “đường dùng”: Đường tiêm, tiêm truyền được mã hóa= “1”; Đường uống được

mã hóa= “2”; Đường dùng khác được mã hóa=”3”.

Cột “nguồn gốc xuất xứ”: Thuốc sản xuất trong nước được mã hóa= “1”; Thuốc nhập khẩu được mã hóa= “2”.

27

Cột “phân loại thuốc”: Thuốc hóa dược được mã hóa= “1”; Thuốc dược liệu được

mã hóa= “2”.

Cột “nhóm thuốc”: Thuốc BDG được mã hóa= “1”; Thuốc Generic= “2”

Phần mềm Microsoft Excel 2019.

Phân loại thuốc theo nhóm tác dụng dược lý:

Thuốc hóa dược phân loại theo nhóm quy định trong thông tư 30/2018/TT-BYT [5]. Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu theo thông tư 05/2015/TT-BYT [6].

Dùng các hàm Sumifs, countif, Subtotal, để tổng hợp số liệu theo các chỉ số cần nghiên cứu.

Xử lý sau khi nhập số liệu: Tiến hành rà soát, kiểm tra tính thống nhất và chính xác của các thông tin. Sau đó mới tiến hành phân tích số liệu, thêm các trường biến số cần nghiên cứu vào bảng dữ liệu, mã hóa các giá trị của biến số, kiểm tra lại số liệu đã nhập để đảm bảo chính xác.

Số liệu trình bày bằng phần mềm Microsoft Word 2019 dưới dạng bảng biểu và

sơ đồ.

2.2.5.2. Phân tích số liệu

Phần mềm phân tích số liệu: Microsoft Excel 2019

+ Tính tổng số khoản mục, giá trị sử dụng của từng biến số

+ Tính tỷ lệ % về số khoản mục mỗi nhóm:

+ %SKM = SKM mỗi nhóm/ Tổng SKM*100

+ Tính tỷ lệ % về giá trị mỗinhóm

+ %GTSD = GTSD mỗi nhóm/ Tổng GTSD*100

Sử dụng phương pháp tính toán tỷ lệ % theo công thức và trình bày kết quả bằng các bảng.

Phương pháp phân tích nhóm điều trị:

Bước 1: Liệt kê các sản phẩm thuốc gồm 568 khoản mục.

Bước 2: Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc.

+ Đơn giá của mỗi sản phẩm (Sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm có giá trị thay đổi theo thời gian).

+ Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn.

28

Bước 3: Tính tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm.

+ Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền của mỗi sản phẩm thuốc.

Bước 4: Sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc theo phân loại nhóm điều trị thuốc hóa

được theo Thông tư 30/2018/TT-BYT [5] và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu theo Thông tư 05/2015/TT-BYT [6].

Bước 5: Sắp xếp danh mục thuốc theo nhóm điều trị và tổng hợp giá trị phần trăm của

mỗi thuốc cho mỗi nhóm điều trị để xác định nhóm điều trị nào chiếm chi phí lớn nhất [4].

Phương pháp phân tích ABC.

Là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách.

Các bước tiến hành:

Bước 1: Liệt kê các sản phẩm gồm 568 sản phẩm

Bước 2: Điền các thông tin sau cho mỗi sản phẩm:

+ Đơn giá của từng sản phẩm: gi (i = 1,2,3.362)

+ Số lượng các sản phẩm: qi

Bước 3: Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm.

ci = gi x qi

Tổng số tiền sẽ bằng tổng lượng tiền cho mỗi sản phẩm: C =∑ci

Bước 4: Tính giá trị % của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm chia

cho tổng số tiền: pi = ci x100/C.

Bước 5: Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần

Bước 6: Tính giá trị % tích luỹ của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm (k): bắt đầu với sản

phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách

Bước 7: Phân hạng sản phẩm như sau:

+ Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm khoảng 80% tổng giá trị sử dụng.

+ Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm khoảng 15% tổng giá trị sử dụng.

+ Hạng C: Gồm những sản phẩm còn lại.

Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 – 20% tổng sản phẩm; hạng B chiếm 10 – 20% và 60 – 80% còn lại là hạng C [4].

Thuốc hạng A theo tác dụng dược lý:

29

Sắp xếp các thuốc hạng A theo các nhóm tác dụng dược lý theo Thông tư 30/2018/TT- BYT [5]. Xác định SKM, GTSD, tỷ lệ % SKM, tỷ lệ % GTSD của mỗi nhóm. Xác định một số nhóm tác dụng chiếm nhiều chi phí nhất trong hạng A.

Các hoạt chất được sử dụng trong nhóm hạng A:

Liệt kê các hoạt chất sử dụng trong hạng A, tương ứng với các nhóm tác dụng dược lý như trên. Xác định SKM, GTSD, tỷ lệ % SKM, tỷ lệ % GTSD của mỗi hoạt chất. Xác định các hoạt chất chiếm nhiều chi phí nhất.

Phương pháp phân tích VEN

Phân tích VEN gồm 6 bước:

Bước 1: Sắp xếp nhóm thuốc theo 3 loại V, E và N theo kết quả phân loại của 05 thành

viên khoa dược gồm Trưởng khoa, Dược lâm sàng, Nghiệp vụ dược, Phụ trách chuyên môn nhà thuốc, Thủ kho chính tất cả có trình độ là dược sĩ đại học. Phân loại VEN được thực hiện dựa trên các tiêu chí như sau:

+ Thuốc V (Vital drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện [4].

+ Thuốc E (Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện [4].

+ Thuốc N (Non-Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc [4].

Bước 2: Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất, đối với

thuốc có nhiều lựa chọn thì xác định phân loại và ưu tiên quá bá, sau đó sẽ lựa chon các bước tiếp theo.

Bước 3: Lựa chọn và loại bỏ những thuốc phương án trùng lập.

Bước 4: Xem xét những thuốc thuộc nhóm thuốc N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những

thuốc này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị.

Bước 5: Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V, E trước nhóm N và đảm

bảo thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn.

30

Bước 6: Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V, E chặt chẽ hơn nhóm N.

Phương pháp phân tích ma trận ABC/VEN

Từ kết quả phân tích ABC và VEN, kết hợp chéo phân tích ABC và phân tích VEN. Xếp các thuốc V, E, N trong nhóm A thu được các tiểu nhóm AV, AE, AN. Sau

đó tính tổng số và tỷ lệ % số lượng thuốc và giá trị sử dụng thuốc trong mỗi tiểu nhóm. Thực hiện tương tự với nhóm B và nhóm C, thu được ma trận ABC/VEN được thể hiện qua bảng

Bảng 2.14. Sơ đồ ma trận ABC/VEN

V E N

A AV

Thuốc quan trọng, giá trị

sử dụng lớn

AE Thuốc thiết yếu,

giá trị sử dụng lớn

AN Thuốc không thiết yếu,

giá trị sử dụng lớn

B BV

Thuốc quan trọng giá trị sử dụng trung bình

BE Thuốc thiết yếu giá

trị sử dụng trung bình

BN Thuốc không thiết yếu giá trị sử dụng trung bình

C CV

Thuốc quan trọng, giá trị

sử dụng ít

CE Thuốc thiết yếu,

giá trị sử dụng ít

CN Thuốc không thiết yếu,

giá trị sử dụng ít

Từ ma trận ABC/VEN, chúng ta chia làm 3 nhóm:

 Nhóm I: gồm AV, BV, CV, AE, AN;

 Nhóm II: gồm BE, CE, BN;

 Nhóm III: gồm CN.

Một phần của tài liệu phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa tâm trí sài gòn tp hcm năm 2022 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)