Ưu tiên lựa chọn thuốc sản xuất trong nước là một trong những tiêu chí trong lựa chọn thuốc thành phẩm sử dụng trong các cơ sở khám chữa bệnh được quy định tại Thông tư 21/2013/TT-BYT [4]. Để nâng cao tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước, năm 2012 BYT đã ra quyết định 4824/QĐ-BYT ngày 3/12/2012 [8], phê duyệt và ban hành đề án: “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” giai đoạn 2012-2020 nhằm
hỗ trợ ngành Dược Việt Nam phát triển, đảm bảo nguồn cung ứng thuốc trong công tác phòng, chữa bệnh, nhân viên không bị lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài. Mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước chiếm 30% ở tuyến trung ương, 50% ở tuyến tỉnh và 75% ở tuyến huyện [9]. Sau thời gian triển khai Đề án, cán bộ y tế
và người dân đã tin tưởng vào thuốc do doanh nghiệp trong nước sản xuất. Đặc biệt, khái niệm “sử dụng thuốc trong nước” đã hình thành trong tiềm thức của người dân trong phòng và chữa bệnh [8]. Trong điều kiện hiện nay, khi chưa có một bằng chứng
rõ ràng chứng minh rằng các thuốc ngoại đều có hiệu quả điều trị hơn các thuốc sản xuất trong nước, thì đối với những nhóm thuốc mà công nghiệp dược trong nước có khả năng đáp ứng, việc sử dụng nhiều các thuốc ngoại nhập vẫn còn là vấn đề bất cập. Điều này
có thể do tâm lý thích dùng hàng ngoại của người Việt Nam, hoặc do sự tác động của hoạt động Marketing chuyên nghiệp của các công ty nước ngoài. Đồng thời các doanh nghiệp dược trong nước cũng chưa đáp ứng được hết nhu cầu điều trị, chưa chú trọng hoạt động marketing, phát triển chiến lược mẫu mã nên chưa tạo được niềm tin cho bác
sĩ kê đơn.
Ưu tiên sử dụng thuốc trong nước sẽ giảm chi phí điều trị, đồng thời thúc đẩy nền công nghiệp dược trong nước phát triển [8]. Do đó, Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn nên dần thay đổi cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại, cân nhắc sự thay thế thuốc ngoại bằng thuốc nội có tác dụng tương đương mà chi phí thấp hơn để tiết kiệm ngân sách, hạn chế vượt quỹ khám chữa bệnh và giúp giảm gánh nặng tài chính cho bệnh nhân.
59
Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn năm 2022 cho thấy, tỷ
lệ số khoản mục thuốc sản xuất trong nước hơi khiêm tốn về SKM chỉ chiếm 55,63% cao hơn thuốc nhập khẩu rất ít, SKM thuốc nhập khẩu là 44,37% chiếm 43,34% tổng GTSD. Bệnh viện cũng có sự ưu tiên, chú trọng việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước trong quá trình điều trị, giúp giảm thiểu chi phí điều trị cho bệnh nhân nhưng do đặc thù
là bệnh viện tư nhân tại thành phố lớn với tiêu chí của bệnh viện là điều trị cho bệnh nhân tốt nhất, nhanh khỏi bệnh nhất và ngoài tiếp nhận bệnh nhân có BHYT, bệnh viện còn có nguồn bệnh nhân bảo hiểm thương mại, bệnh nhân dịch vụ tự nguyện có quyền lợi cao vì vậy bệnh viện dùng nhiều thuốc nhập khẩu hơn so với quy định của Bộ Y tế cũng có thể cho là phù hợp. Kết quả nghiên cứu này khá tương đồng với kết quả nghiên cứu c ủa các bệnh viện tư nhân ở các thành phố lớn như Bệnh viện đa khoa Hồng Đức III-TP.HCM năm 2021, thuốc sản xuất trong nước có GTSD là 30,8% còn thuốc nhập khẩu cao hơn thuốc sản xuất trong nước 69,2% [20]. Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng-TP.Đà Nẵng thuốc sản xuất trong nước có GTSD là 58,5% chỉ cao hơn thuốc nhập khẩu không đáng kể 41,5% [23]. Trái ngược với Bệnh viện đa khoa Hưng Hà-Tỉnh Thái Bình, giá trị sử dụng của thuốc sản xuất trong nước là 69,16% và thuốc nhập khẩu là 30,84% [21].
4.1.4. Về cơ cấu DMT sử dụng theo đơn thành phần – đa thành phần.
Trong danh mục thuốc hóa dược sử dụng tại Bệnh Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn năm 2022 thuốc đơn thành phần chiếm tỷ lệ lớn về số khoản mục là 505 chiếm tỷ
lệ 89,70% và có giá trị là 18.042.837.464 VNĐ chiếm tỷ lệ 83,09%. Còn lại là thuốc đa thành phần có số khoản mục là 58 chiếm tỷ lệ 10,30% và giá trị sử dụng là 3.670.832.238 VNĐ chiếm tỷ lệ 16,91%.
Với thuốc ở dạng phối hợp, HĐT&ĐT của Bệnh viện xem xét thấy người bệnh cần
sử dụng hai hay nhiều hơn các thuốc đơn chất thì sẽ kê ở dạng phối hợp để giảm chi phí (thường trong viên phối hợp tính giá thành sẽ giảm hơn so với khi dùng hai hoặc nhiều hơn các thuốc ở dạng đơn chất) và giảm số loại thuốc người bệnh phải uống hàng ngày
mà vẫn đạt hiệu quả điều trị (các thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc tiểu đường). Điều này cũng phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế chỉ nên sử dụng các thuốc dạng phối hợp khi chúng có lợi thế vượt trội về hiệu quả, độ an toàn hoặc tiện dụng so với các thuốc ở dạng đơn chất [27]. Với nghiên cứu này tại đa số các bệnh viện đều cho kết quả: thuốc
60
đơn thành phần chiếm lượng lớn trong danh mục thuốc sử dụng. Tại Bệnh viện đa khoa Thành phố Buôn Ma Thuột – Tỉnh Đắk Lắk (2021), thuốc đơn thành phần chiếm 82,35%
về số khoản mục và 81,13% về giá trị sử dụng [22].
4.1.5. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo biệt dược gốc – generic.
Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn năm 2022 sử dụng thuốc generic trong điều trị có 485 SKM chiếm tỷ lệ 86,15% với giá trị sử dụng 20.010.801.797 VNĐ chiếm tỷ
lệ 92,16% tổng GTSD thuốc năm 2022. Thuốc biệt dược gốc có tới 78 SKM chiếm tỷ
lệ 13,85% với GTSD là 1.702.867.905 VNĐ chiếm tỷ lệ 7,84%.
So sánh kết quả nghiên cứu ta thấy tỷ lệ sử dụng thuốc BDG của Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn năm 2022 thấp hơn bệnh viện đa khoa Hồng Đức III-TP. Hồ Chí Minh năm 2021 với 13,9 % tổng GTSD [20]; Bệnh viện đa khoa Xuyên Á TP.HCM năm 2020 với 27,26% GTSD [26], nhưng cao hơn Bệnh viện đa khoa Thành phố Buôn
Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk (2021) chỉ có 1,54 % về tổng giá trị sử dụng [22].
Phân tích cơ cấu danh mục thuốc biệt dược gốc theo nhóm tác dụng dược lý gồm
14 nhóm trong đó nhóm thuốc đường tiêu hóa chiếm số lượng nhiều nhất với 15 khoản mục chiếm 19,23% và có GTSD lớn nhất 512.740.490 VNĐ chiếm 30,11%, tiếp đến là nhóm thuốc tim mạch có 14 khoản mục chiếm 17,95% và có GTSD 149.375.969 VNĐ chiếm 8,77%. Cần xem xét lại danh mục thuốc đường tiêu hóa , xem có thuốc nào trong nhóm generic có hiệu quả điều trị tương đương, giá thành thấp hơn để thay thế giảm chi phí cho người bệnh.
Phân tích cơ cấu thuốc generic theo nhóm tiêu chí kỹ thuật cho kết quả thuốc nhóm 4 được sử dụng nhiều nhất về cả số khoản mục chiếm 45,57% và giá trị sử dụng chiếm 49,94 %. Tiếp theo là thuốc nhóm 1 với 27,63 % về số khoản mục tương ứng với 25,72 % giá trị sử dụng.
Kết quả cho thấy tuy là bệnh viện hạng 3 nhưng bệnh viện là bệnh viện tư nhân ngoài việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân có thẻ BHYT, bệnh viện còn điều trị cho những bệnh nhân có sử dụng thẻ bảo hiểm dịch vụ, bệnh nhân dịch vụ nên việc sử dụng thuốc có chất lượng tốt thuốc BDG và thuốc generic nhóm 1 cũng tăng uy tín cho bệnh viện.