Giáo trình Luật Thi hành án dân sự Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội. Chủ biên: Nguyễn Công Bình, Bùi Thị Huyền, Nguyễn Triều Dương (Phần 2)

200 3 0
Giáo trình Luật Thi hành án dân sự Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội. Chủ biên: Nguyễn Công Bình, Bùi Thị Huyền, Nguyễn Triều Dương (Phần 2)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

biên tài sản đang tranh chấp;

- Biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 3 Điều 71 và các Điều 98, 99, 100 và 101 LTHADS để thi hành quyết định BPKCTT về cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm

hàng hoá khác.

Như vậy, chấp hành viên phải căn cứ vào việc phải thi hành quyết định áp dụng BPKCTT nào theo quy định của pháp luật để lựa chọn áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế phù hợp theo quy định của LTHADS.

Ngoài ra, sau khi quyết định áp dụng BPKCTT mà toà án ra quyết định thay đổi, áp dụng bổ sung quyết định áp dụng BPKCTT thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định dé thi hành Theo quy định tại Điều 131 LTHADS, khi nhận được quyết định thay đổi hoặc áp dụng bổ sung quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của toà án, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra ngay quyết định thi hành án, đồng thời thu hồi quyết định thi hành án đối với quyết định áp dụng biện pháp khan cấp tạm thời đã bi thay đổi Trường hợp quyết định áp dụng biện pháp khan cấp tạm thời bị thay đổi đã thi hành được một phần hoặc đã thi hành xong thì thủ

trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo cho toà án và giải

thích cho đương sự quyền yêu cau toà án giải quyết.

Trong trường hợp sau khi toà án đã ra quyết định áp dụng, thay đổi, áp dụng bố sung BPKCTT, cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án và đang tổ chức thi hành quyết định này, nếu toà án ra quyết định huỷ bỏ BPKCTT đang được áp dụng theo quy định tại Điều 122 BLTTDS thì cơ quan thi

Trang 2

hành án dân sự phải thi hành quyết định về việc huỷ bỏ BPKCTT Theo quy định tại Điều 132 LTHADS, trường hợp toà án huỷ bỏ quyết định áp dụng BPKCTT thì ngay sau khi nhận được quyết định của toà án, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành quyết định áp dụng BPKCTT Trong thời hạn 24 giờ, kế từ khi có quyết định đình chỉ thi hành quyết định áp dụng BPKCTT, chấp hành viên làm

thủ tục giải toả, kê biên, trả lại tài sản, giải toả việc phong toảtài sản hoặc tài khoản của người có nghĩa vụ Trường hợp

quyết định áp dụng BPKCTT bị toà án huỷ bỏ nhưng cơ quan thi hành án dân sự đã thi hành được một phần hoặc thi hành

xong thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo cho

toà án và giải thích cho đương sự quyền yêu cầu toà án giải quyết (khoản 2 Điều 131 LTHADS).

Khi thi hành quyết định áp dụng BPKCTT mà cơ quan thi hành án dân sự thấy cần uỷ thác thi hành án thì thủ trưởng cơ

quan thi hành án dân sự chỉ được uỷ thác cho cơ quan thihành án dân sự nơi người phải thi hành án cư trú hoặc có tài

sản đối với những BPKCTT như cam hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định; giao người chưa thành niên cho cá nhân, cơ quan hoặc tô chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; tạm đình chỉ quyết định sa thải người lao động; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng: buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do

tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm; buộc người sử dụng lao

động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động; kê biên tài sản đang tranh chấp; cho thu hoạch, cho ban hoa mau

Trang 3

hoặc sản phâm hàng hoá khác.

Khi người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương nơi khác thì thủ trưởng cơ

quan thi hành án dân sự chỉ được ủy thác cho cơ quan thi hành

án dân sự nơi người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản đối với các quyết định áp dụng BPKCTT như: Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định; giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tô chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; tạm đình chỉ quyết định sa thải người lao động; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính

mạng, sức khỏe bị xâm phạm; buộc người sử dụng lao động

tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động; kê biên tài sản đang tranh chấp; cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm hàng hoá khác.

Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra ngay

quyết định ủy thác thi hành án khi có căn cứ ủy thác Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác phải ra quyết định thi hành án và phân công chấp hành viên áp dụng ngay các biện pháp theo quy định tại Điều 130 LTHADS dé tổ chức

Trang 4

án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nếu có sai lầm, vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án thì được xét lại theo thủ tục giám đốc thấm, nếu phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án thì được xét lại theo thủ tục tái thẳm Nhu vậy, đối tượng của việc xét lại theo thủ tục giám đốc thâm và thủ tục tái thâm là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và trên thực tế trước khi bản án, quyết định này được xét lại theo thủ tục giám đốc thâm hoặc tái thâm có thé đã hoặc đang được thi hành Vì vậy, việc thi hành các quyết định giám đốc thâm, tái thâm có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, việc thi hành quyết định giám đốc thâm, tái thâm được thực hiện trên cơ sở kết hợp với việc thi hành các phần bản án, quyết định khác giải quyết vụ việc dân sự.

Trước khi các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thâm, tái thâm thì các bản án, quyết định này có thể đang được đưa ra thi hành, đã thi hành một phan hoặc thi hành xong Khi xét xử giám đốc thẩm, tái thâm, hội đồng giám đốc thâm, tái thâm có thé có các quyết định giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật đã bị huỷ hoặc bị sửa; huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thấm lại hoặc huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ việc giải quyết vụ án Vi vậy, dé thi hành quyết định giám đốc thâm, tái thâm,

cơ quan thi hành án dân sự không chỉ thi hành theo nội dung

quyết định giám đốc thâm, tái thâm mà còn thi hành theo nội

Trang 5

dung của bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định được hội đồng giám đốc thẩm, tái thâm giữ nguyên.

Thi hai, việc thi hành quyết định giám đốc thâm, tái thâm phải kết hợp với việc xử lí hậu quả của việc đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định bị kháng nghị.

Trước khi có quyết định giám đốc thâm, tái thâm đã có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và bản án, quyết định này có thé đã thi hành được một phan hoặc thi hành xong Vi vậy, để bảo đảm sự thống nhất khi thi hành quyết định giám đốc thâm, tái thâm cơ quan thi hành án dân sự phải căn cứ vào nội dung của quyết định giám đốc thâm, tái thâm và kết quả của quá trình thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trước đó Nếu khi xét xử giám đốc thâm, tái thâm, hội đồng giám đốc thâm, tái thẩm không chấp nhận kháng nghị và tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị thì cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục việc thi hành án theo nội dung bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị Nếu quyết định giám đốc thâm, tái thâm tuyên huỷ bỏ toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp

luật bị kháng nghị thì việc thi hành án sẽ được thực hiện theo

kết quả giải quyết lại vụ án sau đó Trong trường hợp quyết định giám đốc thâm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đúng

pháp luật đã bị huỷ hoặc bị sửa thì cơ quan thi hành án dân sự

cần căn cứ vào sự khác nhau giữa bản án, quyết định đã có

hiệu lực pháp luật bị kháng nghị được thi hành trước đây với

quyết định giám đốc thâm và tình hình thực tế việc thi hành bản án, quyết định trước khi bi kháng nghị dé có thé có biện pháp thi hành phù hợp nhằm bảo đảm việc thi hành án đồng

Trang 6

thời phải khắc phục hậu quả của việc thi hành bản án, quyết định hoặc phan bản án, quyết định trước đó đã bị thay đổi hoặc bị huỷ bỏ bởi quyết định giám đốc thâm, tái thâm.

2 Thủ tục thi hành quyết định giám đốc thâm, tái thẩm a Thủ tục thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

Quyết định giám đốc thâm, tái thẩm tuyên giữ nguyên ban án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị có đặc điểm là không làm thay đổi nội dung của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị Theo quy định tại Điều 134 LTHADS, trường hợp quyết định giám đốc thâm, tái thâm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà bản án, quyết định đó chưa thi hành hoặc đã thi hành được một phan thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án Trường hợp bản án, quyết định đó đã

thi hành xong thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông

báo cho toà án đã ra quyết định giám đốc thâm, tái thâm, viện kiểm sát cùng cấp và đương sự Tuy nhiên, nêu người được thi hành án trước đây chưa có đơn yêu cầu thi hành án và thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chưa ra quyết định thi hành án thì sau khi toà án ra quyết định giám đốc thâm, tái thâm trong trường hợp này toà án cần giải thích quyền yêu cầu thi

hành án cho họ.

b Thủ tục thi hành quyết định giám đốc thẩm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của toà án cấp dưới

đã bị huỷ hoặc bị sửa

Trang 7

Quyết định huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của toà án cấp dưới đã bị huỷ bỏ hoặc sửa đổi thường có nội dung thay đổi lớn so với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị Vì vậy, khi thi hành quyết định này phải căn cứ vào nội dung của quyết định giám đốc thâm và đồng thời phải căn cứ vào việc bản án, quyết định bị kháng

nghị trước đây đã được thi hành hay chưa, thi hành được

những nội dung gi dé có thé áp dụng các biện pháp thích hợp Theo quy định tại Điều 135 LTHADS, việc thi hành quyết định giám đốc thâm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của toà án cấp dưới đã bị huỷ hoặc bị sửa

được thực hiện như sau:

- Trường hợp quyết định giám đốc thâm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của toà án cấp dưới đã bị huỷ hoặc bị sửa thì việc thi hành được thực hiện theo quyết định giám đốc thâm và bản án, quyết định đúng pháp luật của toà án cấp dưới đã bị huỷ hoặc bị sửa.

- Đối với phần bản án, quyết định của toà án cấp dưới

không bị huỷ, bị sửa mà chưa được thi hành thì thủ trưởng cơ

quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án; nếu

đã thi hành xong thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự

thông báo cho toà án đã ra quyết định giám đốc thâm, viện kiểm sát cùng cấp và đương sự.

- Đối với phần bản án, quyết định của toà án huỷ, sửa bản án, quyết định của toà án cấp dưới đã thi hành được một phần hoặc đã thi hành xong thì đương sự có thê thoả thuận với nhau

Trang 8

vê việc hoàn trả hoặc phục hồi lại tai san.

Trường hợp tai sản thi hành án là động sản phải đăng kí

quyền sở hữu và bất động sản còn nguyên trạng thì cưỡng chế

trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu Trường hợp tài sản đã được

chuyên dịch hợp pháp cho người thứ ba chiếm hữu ngay tình thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở

hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu

tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa hoặc tài sản thi hành án đã bị thay đổi hiện trạng thì chủ sở hữu tài sản ban đầu không được lấy lại tài sản nhưng được bồi hoàn giá trị của tài sản Giá trị tài sản được bồi hoàn cho chủ sở hữu ban đầu trong

trường hợp này là giá tài sản trên thị trường ở địa phương tại

thời điểm giải quyết việc bồi thường Trường hợp phát sinh thiệt hại do việc ra bản án, quyết định trái pháp luật và có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại thì được giải quyết theo quy định

của pháp luật.

c Thủ tục thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

Quyết định giám đốc thẩm, tái thâm tuyên huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có đặc điểm là làm chấm dứt hiệu lực thi hành cua bản án, quyết định bị huỷ bỏ Tuy từng trường hợp việc thi hành sau đó có thé dé khắc phục những hậu quả do việc bản án, quyết định bị huỷ bỏ trước đó đã thi hành được một phần hoặc thi hành xong hay việc thi hành sau đó theo bản án, quyết định mới của toà án về giải quyết lại vụ việc Theo quy định tại Điều 136 LTHADS thì việc thi hành quyết

Trang 9

định giám đốc thâm, tái thẩm tuyên huỷ bản án, quyết định đã

có hiệu lực pháp luật được thực hiện như sau:

- Trường hợp hội đồng xét xử giám đốc thâm, tái thâm tuyên huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật dé xét xử sơ thâm lại hoặc xét xử phúc thấm lại thì việc thi hành được thực hiện theo bản án, quyết định sơ thẩm mới có hiệu lực pháp luật hoặc ban án, quyết định phúc thẩm mdi.”

- Trường hợp quyết định giám đốc thâm, tái thấm tuyên huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án và đình chỉ việc giải quyết vụ án mà phần tài sản trong bản án, quyết định bị huỷ đã thi hành được một phần hoặc đã thi hành xong thì được giải quyết như trường hợp phần bản án, quyết định của toà án huỷ, sửa bản án, quyết định của toà án cấp dưới đã thi hành được một phần hoặc thi hành xong.

IV THI HANH QUYET ĐỊNH VE PHA SAN 1 Đặc điểm của thi hành quyết định về pha sản

Trong nền kinh tế thị trường thì phá sản là một trong những hệ quả tất yếu Phá sản bao giờ cũng kéo theo những hậu quả kinh tế-xã hội nhất định, gây ra những xáo trộn, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển sản xuất, 6n định đời song, dén viéc lam va

thu nhập của người lao động Tuy nhiên, pha sản cũng là giải

pháp rất hữu hiệu góp phần hình thành và duy trì sự tồn tại của

(1) Xem: Thông tư liên tịch của Bộ tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Việnkiểm sát nhân dân tối cao số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày01/8/2016 quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợpliên ngành trong thi hành án dân sự.

Trang 10

những doanh nghiệp, hợp tác xã đủ sức đứng vững trong

những điều kiện cạnh tranh ngày càng nghiệt ngã trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Việc thi hành quyết định về phá sản có hiệu quả một mặt hạn chế một cách tối đa nhất những

ảnh hưởng tiêu cực, mặt khác phát huy tính tích cực của phá

sản đối với đời sông kinh tế-xã hội.

Về nguyên tắc, hầu hết các bản án, quyết định của toà án trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản được thi hành theo thủ tục do pháp luật về phá sản quy định Vì vậy, chỉ một số quyết định về phá sản được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự Việc thi hành quyết định về phá sản có những khác biệt nhất định so với việc thi hành các bản án, quyết định dân sự khác ở những điểm sau:

- Thi hành quyết định về phá san có liên quan mật thiết với thủ tục giải quyết yêu cau tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã

pha san.

Khi bản án, quyết định của toa án có hiệu lực pháp luật, nếu bên phải thi hành án không tự nguyện thi hành án thì theo yêu cầu của người được thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án và tổ chức việc thi hành án Tuy nhiên, sau khi cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án mà toà án thụ lí đơn yêu cầu hoặc ra quyết định mở thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã là người

phải thi hành án thì việc thi hành án các nghĩa vụ tai sản theo

các bản án, quyết định có thể bị tạm thời ngừng lại hoặc ngừng lại Khi có quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản hoặc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì việc thi

Trang 11

hành án của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tạm đình chỉ hoặcđình chỉ sẽ được khôi phục lại Như vậy, việc thi hành các

quyết định về phá sản phụ thuộc vào quá trình giải quyết yêu cầu phá sản, khi toà án ra các quyết định khác nhau.

- Doi tuong cua thi hanh quyết định về 2 phá san là thi hành yêu cầu, quyết định của toà án về giải quyết yêu câu tuyên bố

phá sản đối với doanh nghiệp, hop tác xã là người phải thihành án.

Trong quá trình toà án giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, toà án có thể phải thực hiện nhiều công việc như thụ lí đơn yêu cầu mở thủ tục tuyên bố phá sản, mở thủ tục tuyên bố phá sản; thành lập tổ quản lí, thanh lí tài sản; duy trì hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã; xác định nghĩa vụ về tài sản và xử lí các

khoản nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã; xác định nghĩa vụ của

doanh nghiệp, hợp tác xã; xem xét và giải quyết yêu cầu trả lại

tài sản thuê hoặc mượn khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp

dụng thủ tục thanh lí; yêu cầu toà án tuyên bố các giao dịch của hợp tác xã, doanh nghiệp là vô hiệu dé thu hồi lại tài sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã; tô chức thi hành quyết định của toà án tuyên bố các giao dịch của hợp tác xã, doanh nghiệp là vô hiệu để thu hồi lại tài sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã; kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản; lập danh sách chủ nợ, người mắc nợ và đăng kí

giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá

sản v.v Ngoài ra, toà án có thể còn ra các quyết định như quyết định mở thủ tục tuyên bố phá sản; quyết định áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời; quyết định tuyên bố phá

Trang 12

sản doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản, đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lí tài sản; quyết định mở thủ tục thanh lí tài sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; quyết định mở thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; quyết định cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện một số hoạt động cần thiết cho việc thanh lí tài sản hoặc làm tăng thêm khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó; quyết định đình chỉ thủ tục thanh lí tài sản; quyết định đình chỉ tiễn hành thủ tục phá sản v.v Việc thực hiện các công việc và các quyết định này theo quy định của pháp luật về phá sản không phải là đối tượng của thi hành án quyết định về phá sản Tuy nhiên, để bảo đảm việc giải quyết yêu cầu tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản thì một số yêu cầu, quyết định của toà án được ban hành trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự như quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp,

hợp tác xã lâm vao tình trạng phá san.

2 Thủ tục thi hành quyết định về phá sản

Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã

phá sản được thực hiện theo thủ tục do pháp luật phá sản quyđịnh, cơ quan thi hành án dân sự chỉ áp dụng các thủ tục theo

quy định của pháp luật về thi hành án dân sự đối với việc thi hành một số quyết định về phá sản Do đó, LTHADS chỉ quy định thủ tục thi hành một số quyết định, chứ không quy định thi hành tất cả các quyết định mà toà án đã ban hành trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản Theo quy định tại Điều 137 LTHADS, thủ tục thi hành

Trang 13

quyết định về phá sản bao gồm các thủ tục sau:

- Tạm đình chỉ thi hành án đối với doanh nghiệp, hợp tác

xã lâm vào tình trạng phá sản.

Theo quy định của Luật phá sản thì toà án thụ lí đơn yêu

cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày người nộp đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản Trường hợp người nộp đơn không phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì ngày thụ lí đơn là ngày toà án nhận được đơn Toà án phải cấp cho người nộp đơn giấy báo đã thụ lí đơn Ké từ ngày toa án thụ lí đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, việc giải quyết các yêu cầu đòi doanh nghiệp, hợp tác xã thi hành án dân sự về tài sản mà

doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án phải tạm

đình chỉ Điều 41 Luật phá sản quy định trong thời hạn 05 ngày làm việc ké từ ngày tòa án nhân dân thụ lí vụ việc phá sản, việc tạm đình chỉ thực hiện nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mat khả năng thanh toán được thực hiện

như sau:

- Cơ quan thi hành án dân sự phải tạm đình chỉ thi hành án

dân sự về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án, trừ bản án, quyết định buộc doanh nghiệp, hợp tác xã mat khả năng thanh toán bồi thường về tính mang, sức

khỏe, danh dự hoặc trả lương cho người lao động Việc tạm

đình chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi

hành án dân sự;

- Tòa án nhân dân, trọng tải phải tạm đình chỉ việc giảiquyết vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động có liên

quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là một

Trang 14

bên đương sự Thủ tục tạm đình chỉ được thực hiện theo quy

định của pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật về trọng tài

thương mại.

Tòa án nhân dân phải tách và tạm đình chỉ giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự, hành chính liên quan đến nghĩa vụ

tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự Thủtục tách và tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định của

pháp luật về tố tụng hình sự, tố tụng hành chính;

- Co quan, t6 chức có thẩm quyền tạm đình chỉ việc xử lí tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã đối với các chủ

nợ có bảo đảm Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá

hủy hoặc bị giảm đáng kê về giá trị thì xử lí theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 53 Luật phá sản.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 137 LTHADS, sau khi nhận được văn bản của toà án thông báo về việc thụ lí đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ đối với các trường hợp thi hành án về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 49 LTHADS Sau khi ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo cho toà án đang giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản về kết quả thi hành án đối với doanh nghiệp,

hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản.

- Dinh chi thi hành án đối với doanh nghiệp, hợp tác xã

lâm vào tình trạng phá sản

Ké từ ngày toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản, việc

thi hành án dân sự vé tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã lâm

Trang 15

vào tình trạng phá sản là người phải thi hành án phải được đìnhchỉ.

Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ việc thi hành án về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là

người phải thi hành án lâm vào tình trạng phá sản ngay sau khi

nhận được quyết định của toà án về việc mở thủ tục phá sản Việc tiếp tục thi hành nghĩa vụ về tài sản đối với doanh nghiệp,

hợp tác xã là người phải thi hành án trong trường hợp này thựchiện theo quy định của Luật phá sản Thủ trưởng co quan thi

hành án dân sự có trách nhiệm chỉ đạo chấp hành viên bàn giao cho tô quản lí, thanh lí tài sản các tài liệu thi hành án có liên quan đến việc tiếp tục thi hành nghĩa vụ về tài sản của doanh

nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản Trong thời

hạn 05 ngày làm việc, kế từ ngày ra quyết định đình chỉ tiễn hành thủ tục phá sản hoặc đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh, thâm phán tiến hành thủ tục phá sản phải gửi quyết định đó kèm theo toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định đình chỉ việc thi hành án về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải

thi hành án lâm vào tình trạng phá sản.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kê từ ngày nhận được quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản hoặc đình chỉ thủ tục phục héi kinh doanh, thủ trưởng cơ quan thi hành án dan sự ra quyết định thu hồi quyết định đình chỉ thi hành án và tiếp tục thi hành án đối với phần nghĩa vụ về tài sản còn phải thi hành đã đình chỉ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã và phân công chấp hành viên tô chức thi hành vụ việc theo quy định

của Luật thi hành án.

Trang 16

- Khôi phục thi hành án đối với người phải thi hành án là

doanh nghiệp, họp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản.

Trong trường hợp toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ việc thi hành án về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là

người phải thi hành án lâm vào tình trạng phá sản ngay sau khi

nhận được quyết định của toà án về việc mở thủ tục phá sản Tuy nhiên, sau khi có quyết định mở thủ tục tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì toà án có thể ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản trong những trường hợp như: sau khi hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần, nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ hoặc người lao

động không tham gia hội nghị chủ nợ được triệu tập lại; trườnghợp chỉ có chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp củadoanh nghiỆp, hợp tác xã; chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước;

cô đông công ti cô phan; thành viên hợp danh của công ti hợp

danh nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nhưng họ không đếntham gia hội nghị chủ nợ mà không có lí do chính đáng; người

nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút lại đơn yêu cầu; nếu có nhiều người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà chỉ có một hoặc một số người rút lại đơn yêu cầu thì toà án vẫn tiễn hành bình thường Ngoài ra, toà án có thé ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản nếu thuộc một trong các

trường hợp như doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong

phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; được quá nửa số phiếu của các chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên chưa thanh toán đồng ý đình chỉ.

Trang 17

Trường hợp thâm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hop tác xã lâm

vào tinh trạng phá sản thì doanh nghiệp, hợp tác xã được coikhông còn lâm vao tình trạng phá sản Trường hợp việc thi

hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án bị đình chỉ chưa được thi hành hoặc chưa được giải quyết thì ngay sau khi ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng pha sản, việc thi

hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án được tiếp tục Sau khi có quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản hoặc đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh thì căn cứ của việc đình chỉ việc thi hành án về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là

người phải thi hành án lâm vào tình trạng phá sản không còn

nữa Vì vậy, theo quy định tại khoản 3 Điều 137 LTHADS, trong thời hạn 5 ngày làm việc, kế từ ngày ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản hoặc đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh, thâm phán tiến hành thủ tục phá sản phải gửi quyết định đó kèm theo toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định đình chỉ việc thi hành án về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người

phải thi hành án lâm vào tình trạng phá sản Trong thời han 5

ngày làm việc, kế từ ngày nhận được quyết định đình chỉ tiễn hành thủ tục phá sản hoặc đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thu hoi quyết định đình chi thi hành án và tiếp tục thi hành án đối với phần nghĩa vụ tài sản còn phải thi hành án đã đình chỉ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã và phân công chấp hành viên tổ

chức thi hành vụ việc theo quy định của LTHADS.

Trang 18

CÂU HOI HƯỚNG DAN ON TẬP, ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN

1 Phân tích đặc điểm của thi hành án dân sự trong một số

trường hợp đặc biệt.

2 Phân tích thủ tục thi hành khoản tịch thu sung quỹ nhà

nước, tiêu huy tài sản và hoàn trả tiền, tài sản kê biên, tạm giữ

Trang 19

CHƯƠNG V

BIEN PHAP BAO DAM VA BIEN PHÁP CƯỠNG CHE THI HANH AN DAN SU

I BIEN PHAP BAO DAM THI HANH AN DAN SU

1 Khai niém va y nghia bién phap bao dam thi hanh andan sự

a Khai niém bién phap bao dam thi hanh an dan su

Trong qua trinh tổ chức thi hành án dân sự, người được thi hành án có thể yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng những biện pháp mang tính quyền lực nhà nước, đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế quyền sử dụng, định đoạt nham ngan chan viéc tau tan, dinh doat tai san dé trén tránh việc thi hành án Những biện pháp này có tính chất bảo toàn tình trạng tài sản, đôn đốc người phải thi hành án

tự nguyện thi hành nghĩa vụ thi hành án của họ, bảo đảm hiệuquả của việc thi hành án dân sự nên được gọi là biện pháp bảođảm thị hành án dân sự.

Khi tổ chức thi hành án dân sự, tuỳ từng trường hợp chấp hành viên có thê áp dụng các biện pháp bảo đảm như phong toả tài khoản; tạm giữ giấy tờ, tài sản của người phải thi hành án; tạm dừng việc đăng kí, chuyền dịch, thay đôi hiện trạng về tài

Trang 20

sản Theo Điều 66 LTHADS, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có thé do chấp hành viên tự mình áp dụng hoặc áp dụng theo yêu cầu của đương sự nhằm ngăn chặn việc tau tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án dân su Ngoài ra, theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 130 LTHADS thì trong thời hạn 24 giờ, ké từ khi nhận được quyết định thi hành án, chap

hành viên phải áp dụng ngay các biện pháp bảo đảm được pháp

luật quy định để bảo đảm thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của toà án về cắm chuyền dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; cam thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ;

phong toả tài sản của người có nghĩa vụ.

Gitta biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự và biện pháp

cưỡng chế thi hành án dân sự có mối liên hệ nhất định Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là tiền đề, cơ sở cho việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành án sau này Chang hạn, phong toả tài khoản là tiền đề cho việc thực hiện biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản; tạm giữ giấy tờ, tài sản là tiền đề cho việc thực hiện biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lí tài sản, cưỡng chế trả vật, trả giấy tờ; tạm dừng việc đăng kí, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản là tiền đề cho việc thực hiện biện pháp cưỡng chế kê biên, cưỡng chế trả vật, chuyển quyền sử dụng dat.

(1) Theo quy định tại các điều từ Điều 38 đến Điều 40 Nghị định của Chínhphủ số 61/2009/NĐ-CP ngày 27/9/2009 quy định về tổ chức và hoạt động thừaphát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh thì thừa phát lại cũng cóquyền áp dụng biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế thi hành án Tuynhiên, Nghị định này quy định việc tô chức và hoạt động của thừa phát lại mớichỉ mang tính thí điểm và thực hiện ở một phạm vi hẹp là Thanh phố Hồ ChíMinh nên chúng tôi không trình bày cụ thé trong Giáo trình này.

Trang 21

Biện pháp bao đảm thi hành án dân sự và biện pháp cưỡng

chế thi hành án dân sự đều là biện pháp được đảm bảo thực hiện băng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước do chấp hành

viên áp dụng trên tài sản của người phải thi hành án nhưng tính

chất cưỡng chế ở các cấp độ khác nhau Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, chấp hành viên đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế quyền sử

dụng, định đoạt Việc áp dụng biện pháp này có tác dụng ngăn

ngừa việc người phải thi hành án tâu tán, định đoạt tài sản để trốn tránh việc thi hành án đồng thời tạo áp lực, đôn đốc người

phải thi hành án tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thi hành án củahọ Tuy nhiên, trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đãáp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự mà người phải

thi hành án vẫn không tự nguyện thi hành nghĩa vụ của họ thì cơ quan thi hành án phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự pháp luật quy định để buộc người phải thi hành án

phải thi hành nghĩa vụ thi hành án của họ.

Biện pháp bao dam thi hành án dân sự là biện pháp pháp lí

mang tính quyền lực nhà nước, do đó trong trường hợp cần thiết chỉ cần có căn cứ cho răng tài sản mà người phải thi

hành án hoặc người thứ ba đang quản lí, sử dụng thuộc sở hữucủa người phải thi hành án là cơ quan thi hành án dân sự có

thé áp dụng biện pháp này Sau khi đã áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án và nếu có căn cứ khang định tài san đó thuộc quyên sở hữu của người phải thi hành án thì co quan thi hành án có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân

sự phù hợp.

Trang 22

Nhu vậy, biện pháp bao dam thi hành án dân sự là biệnpháp pháp lí đặt tài san của người phải thi hành án trong tình

trạng bị hạn chế hoặc cấm sử dụng, định đoạt nhằm ngăn chặn việc người phải thi hành án tau tán, định đoạt tài sản trốn tránh việc thi hành án và đôn đốc họ tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thi hành án của mình do chấp hành viên áp dụng trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.

b Ý nghĩa của biện pháp bảo đảm thì hành án dân sự

Việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự nhằm

bảo toàn tình trạng tài sản hiện có của người phải thi hành án

và đốc thúc họ tự nguyện thi hành nghĩa vụ thi hành án dân sự

của mình Sau khi áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án

dân sự nếu người phải thi hành án dân sự vẫn không tự nguyện

thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ áp dụng biện pháp

cưỡng chế thi hành án dân sự dé buộc ho phải thực hiện nghĩa

vụ thi hành án dân sự của mình Vì vậy, việc áp dụng biện phápbao đảm thi hành án dân sự có các ý nghĩa sau đây:

Thứ nhất, ngăn chặn người phải thi hành án tâu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án nên bảo đảm được hiệu lực của bản án, quyết định, quyên, lợi ích hợp pháp của người

được thi hành án và bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Thứ hai, đốc thúc người phải thi hành án tự nguyện thi

hành nghĩa vụ của mình Bởi vì, khi đã bị áp dụng biện phápbao dam thi hành án thì tài sản của người phải thi hành án đã bi

đặt trong tình trạng bị hạn chế hoặc bị cắm sử dụng, định đoạt, do vậy, họ không thể tâu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án và giải pháp có lợi hơn cả đối với họ là tự

Trang 23

nguyện thi hành các nghĩa vụ của mình đã được xác định trong

bản án, quyết định được đưa ra thi hành.

Thứ ba, việc áp dụng biện pháp bao đảm thi hành án dân sự

là tiền đề, cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành

án dân sự sau này, bảo đảm hiệu quả của việc thi hành án dânsự Sau khi bị áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân

sự nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự nhằm buộc người thi hành án phải thực hiện các

nghĩa vu của họ Các tai sản của người phải thi hành án đã bị

đặt trong tình trạng bị hạn chế quyền sử dụng, định đoạt hoặc bị cắm định đoạt trước đây sẽ được xử lí dé thi hành án.

2 Các biện pháp bao dam thi hành án dan sựa Phong toả tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ

Biện pháp phong toa tài khoản là biện pháp bao đảm thi

hành án dân sự được chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền và họ có tiền gửi trong tài khoản tại ngân hàng hoặc tổ chức tin dụng khác Việc áp dụng biện pháp phong toả tài khoản nhằm cô lập,

đặt tài khoản của người phải thi hành án trong tình trạng bi

phong toả, không thé sử dụng được, ngăn chặn việc tau tán tiền trong tài khoản Từ việc áp dụng biện pháp bảo đảm này có thê chuyên thành việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án dé thi hành án nghĩa vụ trả tiền của người phải thi hành án.

Biện pháp phong toả tài sản ở nơi gửi giữ là biện pháp bảo

đảm thi hành án dân sự được chấp hành viên áp dụng trong

Trang 24

trường hợp người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả

tiền hoặc trả tài sản và họ có tài sản đang gửi giữ Việc áp dụng biện pháp phong toả tài sản ở nơi gửi giữ nhằm ngăn chặn việc tâu tán tài sản đang gửi giữ Từ việc áp dụng biện pháp bảo đảm này có thé chuyển thành việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự kê biên, xử lí tài sản của người phải thi hành án đề thi hành án nghĩa vụ trả tiền của người phải thi hành

án hoặc buộc họ trả tài sản cho người được thi hành án.

Theo quy định tại Điều 67 LTHADS và Điều 20 Nghị định của Chính phủ số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 thì chấp hành viên quyết định phong toả tài khoản, tài sản đang gửi giữ của người phải thi hành án trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tau tán tiền, tài sản dang gửi giữ.

Quyết định phong toả tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ phải xác định rõ số tiền, tài sản bị phong toả chấp hành viên phải giao quyết định phong toả tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ cho người đại diện theo pháp luật của kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng, cơ quan, tô chức, cá nhân đang quản lí tài khoản, tài sản

ở nơi gửi giữ hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ

quan, tô chức đó và lập biên bản về việc giao quyét dinh Bién ban này phải có chữ ki của chấp hành viên, người nhận quyết

định phong toả tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ Trường hợp

người nhận quyết định phong toả tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ không kí thì phải có chữ kí của người chứng kiến.

Trường hợp cần phong toả ngay tài khoản, tài sản của người phải thi hành án ở nơi gửi giữ mà chưa ban hành quyết định phong toả thì chấp hành viên lập biên bản yêu cầu cơ quan, tô chức, cá nhân đang quản lí tài khoản, tài sản của người

Trang 25

phải thi hành án phong toả tài khoản, tài sản đó Trong thời hạn

24 giờ kế từ khi lập biên bản, chấp hành viên phải ra quyết định phong toả tài khoản, tài sản Cơ quan, tô chức, cá nhân đang quản lí tài khoản, tài sản phải thực hiện ngay yêu cầu của chấp hành viên về phong toả tài khoản, tài sản Biên bản, quyết

định phong toả tài khoản, tài sản trong trường hợp này phải

được gửi ngay cho viện kiểm sát nhân dân cùng cấp Trong trường hợp này quyết định phong toả tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ phải được gửi ngay cho co quan, tô chức, cá nhân nơi

có tai khoản, tài sản đã bị phong toa.

Trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc người có

trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức không nhận quyết định phong toả tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ thì chấp hành viên lập biên bản về việc không nhận quyết định, có chữ kí của người làm chứng hoặc chứng kiến và tiến hành niêm yết quyết

định phong toả tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ của người phải

thi hành án tại trụ sở cơ quan, tô chức đó Người đại diện theo

pháp luật hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan,

tổ chức không nhận quyết định phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và phải bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.

Chấp hành viên có trách nhiệm bảo mật các thông tin về tài

khoản, tài sản của người phải thi hành án bị áp dụng biện pháp

bảo đảm khi được kho bạc nhà nước, tô chức tín dụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi có tài khoản, tài sản cung cấp Trong thời hạn 10 ngày, ké từ ngày ra quyết định phong toa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ, chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án hoặc ra quyết định chấm dứt việc phong

toả.

Trang 26

b Tạm giữ tài sản, giây tờ của đương sự

Biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự được quy định tại Điều 68 LTHADS Theo Điều luật này, có hai biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự cụ thể Tuỳ theo trường hợp mà chấp hành viên có thể áp dụng một hoặc áp dung đồng thời cả hai biện pháp cụ thé này dé bảo đảm hiệu quả của việc thi

hành án dân sự.

Tạm giữ tai sản của đương sự là biện pháp bao đảm thi

hành án được tiến hành trên các động sản của người phải thi hành án, đặt những động sản này trong tình trạng bị hạn chế quyền sử dụng, định đoạt nhằm ngăn chặn việc người phải thi hành án tâu tán, huỷ hoại tài sản dé trồn tránh việc thi hành án.

Tài sản bị tạm giữ sau đó sẽ được bán đấu giá dé thi hành án nếu xác định được thuộc sở hữu của người phải thi hành án

và họ không tự nguyện thi hành án Ngoài ra, biện pháp tạm

giữ tài sản có thê được áp dụng trong trường hợp người phải thi

hành án phải thi hành nghĩa vụ trả vật Trong trường hợp này,

biện pháp tạm giữ tài sản là tiền đề cho việc cưỡng chế trả đồ

vật cho người được thi hành án.

Tạm giữ giấy tờ của đương sự là biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được tiến hành trên các động sản phải đăng kí quyền sở hữu, giấy tờ có giá hoặc bất động san của người phải thi hành án Việc áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ của đương sự là tiền đề, cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thu giữ giấy tờ có giá (Điều 82), kê biên quyền sở hữu trí tuệ (Điều 84), kê biên phương tiện giao thông (Điều 96), cưỡng chế giao, trả giấy tờ (Điều 116) Khi áp dụng biện pháp tam giữ giấy tờ

Trang 27

của đương sự, để đảm bảo hiệu quả của việc thi hành án nếu xét thấy cần thiết thì chấp hành viên có thé đồng thời tam giữ

cả tài sản của người phải thi hành án.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, ranh giới giữa biện

pháp bảo đảm thi hành án dân sự là tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự với biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thu giữ tài sản, giấy tờ của người phải thi hành án không thật rõ ràng Xét theo logic của vấn đề, tạm giữ tài sản, giấy tờ chỉ là biện pháp bảo toàn mang tính tạm thời được áp dụng đối với tài sản, giấy tờ mà người phải thi hành án đang quản lí, sử dụng khi chưa có căn cứ dé khẳng định một cách chắc chắn là tài sản, giấy tờ đó thuộc sở hữu của người phải thi hành án Biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ này sẽ được chuyển đổi thành biện pháp thu giữ tài sản, giấy tờ của người phải thi hành án khi có căn cứ khăng định các tài sản, giấy tờ bị tạm giữ thuộc sở hữu của người phải thi hành án Trong trường hợp có căn cứ để khang định ngay tài sản, giấy tờ mà người phải thi hành án hoặc người thứ ba đang giữ là thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án thì chấp hành viên không áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự mà áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thu giữ tài sản, giấy tờ của người phải thi hành án dé thi hành án.

Theo quy định tại Điều 68 LTHADS và Điều 18 Nghị định của Chính phủ số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 thì chấp hành viên đang thực hiện nhiệm vụ thi hành án có quyền tạm giữ tài sản, giấy tờ liên quan đến việc thi hành án mà đương sự, tô chức, cá nhân khác đang quản lí, sử dụng Cơ quan, tô chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, thực hiện

Trang 28

yêu cầu của chấp hành viên trong việc tạm giữ tài sản, giấy tờ Trong trường hợp cần thiết, chấp hành viên yêu cầu lực lượng công an hoặc tô chức, cá nhân khác hỗ trợ việc tạm giữ tài sản, giấy tờ dé thi hành án.

Quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ phải xác định rõ loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ Chấp hành viên phải giao quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ cho đương sự hoặc tổ chức, cá nhân đang quản lí, sử dụng Khi tam giữ tài sản, giấy tờ phải lập biên bản có chữ kí của chấp hành viên và người đang quản lí, sử dụng tài sản, giấy tờ; trường hợp người đang quản lí, sử dụng tài sản, giấy tờ không kí thì phải có chữ kí của người làm chứng Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải được giao cho người quản lí, sử dụng tài sản, giấy tờ Trường hợp cần tạm giữ ngay tài sản, giấy tờ mà chưa ban hành quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ thì chấp hành viên yêu cầu giao tài sản, giấy tờ và lập biên bản về việc tạm giữ Trường hợp này, trong thời hạn 24 giờ, ké từ khi lập biên bản, chấp hành viên phải ban hành quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ Biên bản, quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ phải được gửi ngay cho viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Ngoài ra, theo hướng dan tại Điều 18 Nghị định của Chính phủ số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 thì biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải ghi rõ tên người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ; loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ; số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bi tạm giữ Nếu tài sản tạm giữ là tiền mặt thì phải ghi rõ số lượng tờ, mệnh giá các loại tiền, nếu là ngoại tệ thì phải ghi là tiền nước nào và trong trường hợp cần thiết còn phải ghi cả số sê ri trên tiền.

Trang 29

Trường hợp tài sản tạm giữ là kim khí quý, đá quý phải niêmphong trước mặt người bị tạm giữ tài sản hoặc thân nhân của

họ Nếu người bi tạm gitr giấy tờ, tài sản hoặc nhân thân của họ không đồng ý chứng kiến việc niêm phong thì phải có mặt của người làm chứng Trên niêm phong phải ghi rõ loại tài sản, số lượng, khối lượng và các đặc điểm khác của tài sản đã niêm phong, có chữ kí của chấp hành viên, người bị tạm giữ hoặc

thân nhân của họ hoặc người làm chứng.

Chấp hành viên yêu cầu đương su, CƠ quan, tô chức, cá

nhân có liên quan cung cấp các giấy tờ, tài liệu cần thiết để

chứng minh quyền sở hữu, sử dụng; thông báo cho đương sự, cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan về quyền khởi kiện yêu cầu xác định quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản, giay tờ tạm giữ Trường hợp cần thiết, chấp hành viên phải xác minh, làm rõ hoặc yêu cầu toà án, cơ quan có thâm quyền xác định người có quyên sở hữu, sử dụng đối với tài sản, giấy tờ tạm giữ.

Trong thời hạn 10 ngày, ké từ ngày có căn cứ xác định tài sản, giấy tờ tạm giữ thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án, chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án; trường hợp có căn cứ xác định tài sản, giấy tờ tạm giữ không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án hoặc thuộc quyền sở hữu, sử

dụng của người phải thi hành án nhưng đã thực hiện xong

nghĩa vụ của mình thì chấp hành viên phải ra quyết định trả lại tài sản, giấy tờ cho người có quyền sở hữu, sử dụng Khi trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ, chấp hành viên yêu cầu người đến nhận xuất trình các giấy tờ chứng minh là người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc là người được người đó ủy quyền Chấp hành

Trang 30

viên yêu cầu người đến nhận kiểm tra về số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của thủ kho cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được giao bảo quản Việc trả lại tài sản, giấy tờ

phải lập thành biên bản.

c Tạm dừng việc đăng kí, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và thay đổi hiện trạng tài sản

Tạm dừng việc đăng kí, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án là biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được áp dụng đối với các động sản phải đăng kí quyền sở hữu hoặc bất động sản của người phải thi hành án nhằm ngăn chặn hoặc tạm dừng các hành vi của người phải thi hành án như chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tau tán, huỷ hoại, thay đôi hiện trạng tài sản Việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự này là tiền đề cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự kê biên, xử lí tài sản của người phải thi hành án; cưỡng chế trả vật, chuyên quyền sử dụng đất.

Theo quy định tại Điều 69 LTHADS và Điều 19 Nghị định của Chính phủ số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 thì trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tâu tán, huỷ hoại, thay đôi hiện trạng tài sản, trốn tránh việc thi hành án, chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng kí, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đối hiện trạng tài sản của người phải thi hành án, tài sản

chung của người phải thi hành án với người khác.

Ké từ thời điểm nhận được quyết định về việc tạm dừng

Trang 31

đăng kí, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản, cơ quan đăng kí, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và các cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan không được thực hiện việc đăng kí, chuyển quyền sở hữu, sử dụng hoặc thay đổi hiện trạng tài sản cho đến khi nhận được quyết định của chấp hành viên về chấm dứt việc tạm dừng đăng kí, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tai san.

Quyết định tạm dừng việc đăng kí, chuyên quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản phải được gửi ngay cho cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan dé tạm dừng việc đăng kí, chuyên quyền sở hữu, sử dụng, thay đôi hiện trạng tài sản đó Chấp hành viên yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các giấy tờ, tài liệu cần thiết để chứng minh quyền sở hữu, sử dung; thông báo cho đương sự, cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan về quyền khởi kiện yêu cầu xác định quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản Trường hợp cần thiết, chấp hành viên phải xác minh, làm rõ hoặc yêu cầu toà án, cơ quan có thâm quyền xác định quyền sở hữu, sử dụng tai sản dé thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu huỷ giấy tờ, giao dich liên quan đến tài sản theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 10 ngày, kế từ ngày có căn cứ xác định tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án, chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định; trường hợp có căn cứ xác định tài sản không thuộc quyên sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án thì chấp hành viên phải ra quyết định chấm dứt việc tạm dừng đăng kí, chuyên quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện

trạng tài sản.

Trang 32

II BIEN PHÁP CUONG CHE THI HANH AN DAN SỰ 1 Khái niệm va ý nghĩa của biện pháp cưỡng chế thi

hành án dân sự

a Khai niệm biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự Cưỡng chế là dùng quyền lực nhà nước bắt buộc cá nhân, tổ chức phải thực hiện những việc trái với ý muốn của họ Cưỡng chế gắn liền với hoạt động quản lí nhà nước và là một trong những phương pháp chủ yếu của hoạt động quản lí nhà nước Trong nhà nước pháp quyền, việc cưỡng chế nhằm mục đích

thi hành pháp luật của nhà nước, duy trì trật tự xã hội.

Trong hoạt động tư pháp, khi toà án nhân danh nhà nước

ra bản án, quyết định về việc giải quyết những vụ việc thuộc thâm quyền của mình thì về nguyên tắc bản thân các phán quyết trong bản án, quyết định đó đã thé hiện quyền lực nhà nước, thể hiện sự cưỡng chế của nhà nước đối với các chủ thé liên quan Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu lực của các bản án, quyết định do toà án tuyên thì nhà nước phải quy định các biện pháp cưỡng chế cụ thể và trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế này Việc thực hiện các quy định này là phương tiện dé thực hiện quyền lực nhà nước đồng thời là phương tiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thê

liên quan trong thi hành án.

Thi hành án dân sự là quá trình thực hiện các quyền, nghĩa

vụ dân sự của các đương sự đã được xác định trong các bản án,

quyết định được đưa ra thi hành Do vậy, việc tự nguyện thi

hành án của các đương sự được coi là biện pháp quan trong

trong hoạt động thi hành án dân sự Tuy nhiên, trong nhiều

Trang 33

trường hợp, người phải thi hành án mặc dù có điều kiện thi hành án nhưng vẫn không tự nguyện thi hành trong thời hạn mà cơ quan thi hành án đã ấn định, tìm cách trì hoãn, trốn tránh việc thi hành án Trong những trường hợp này, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, bảo

đảm cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh thì việc cưỡng

chế thi hành án là hết sức cần thiết Theo quy định tại Điều 45 LTHADS, sau khi hết thời gian tự nguyện thi hành án do chấp hành viên ấn định, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành mà không thi hành án, hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tau tán, huỷ hoại tai sản hoặc trén tránh việc thi hành án thì chấp hành viên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án.

Như vậy, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp thi hành án dân sự dùng quyên lực của Nhà nước buộc

người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ thi hành án dan sự

của họ, do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện

thi hành an.

Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thé hiện quyền năng đặc biệt của nhà nước và được đảm bảo thực hiện băng sức mạnh của nhà nước.

Việc cưỡng chế thi hành án nói chung và cưỡng chế thi hành án dân sự nói riêng phải do cơ quan nhà nước có thâm quyền thực hiện Người được thi hành án không có quyền tự

Trang 34

mình dùng sức mạnh để buộc người phải thi hành án thi hành nghĩa vụ đã được xác định trong bản án, quyết định của toà án Ở nước ta, thâm quyền tô chức thi hành án dân sự thuộc về các cơ quan thi hành án dân sự của nhà nước Do vậy, khi cần thiết phải cưỡng chế dé thi hành án thì chỉ có chấp hành viên đại diện cho cơ quan thi hành án dân sự mới là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế và lựa chọn biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự phù hợp Tuy vậy, theo xu thế xã hội hoá thi hành án dân sự, việc cưỡng chế thi hành án dân sự nhà nước cũng có thể giao cho chủ thê khác không thuộc cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc cưỡng chế.

Thứ hai, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được chấp

hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án

không tự nguyện thi hành án nhằm buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của toà án.

Trong thi hành án dân sự, các đương sự có quyền tự định đoạt, do vậy nhà nước luôn khuyến khích các đương sự trong

việc tự nguyện thi hành án Việc người phải thi hành án tựnguyện thi hành án trước khi người được thi hành án có đơn

yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tô chức thi hành án là thể hiện của tinh thần thượng tôn pháp luật và là một cách hành xử văn minh Tuy vậy, thực tế thi hành án dân sự cho thấy không phải tất cả các bản án, quyết định của toà án sau khi có hiệu lực pháp luật đều được người phải thi hành án tự nguyện thi hành.

(1) Điều 39 và Điều 40 Nghị định của Chính phủ số 61/2009/NĐ-CP ngày27/9/2009 quy định về tổ chức và hoạt động thừa phát lại thực hiện thí điểm tạiThành phố Hỗ Chí Minh có quy định thừa phát lại cũng có quyền cưỡng chế thihành án Xem thêm Nghị quyết số 107/2015/QH 13 ngày 26/11/2015 về thựchiện chế định thừa phát lại.

Trang 35

Trong những trường hợp này, việc áp dụng các biện phápcưỡng chế thi hành án được xem là giải pháp cuối cùng và cầnthiết nhăm buộc người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ

thi hành án của họ, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người được thi hành án và thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật trước thái độ không chấp hành án của người phải thi hành án.

Thứ ba, đôi tượng của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân

sự là tài sản hoặc hành vi của người phải thi hành án.

Khác với cưỡng chế thi hành án hình sự, đối tượng của biện pháp cưỡng chế thi hành án hình sự là quyền tự do thân thể hoặc tính mạng của con người còn đối tượng của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự chỉ là tài sản hoặc hành vi của người phải thi hành án Theo quy định tại Điều 71 LTHADS, các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự như khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lí tiền, giấy tờ có giá; trừ vào thu

nhập của người phải thi hành án; kê biên, xử lí tài sản của

người phải thi hành án; buộc chuyển giao vật, quyền tài sản; buộc phải thực hiện hoặc không được thực hiện hành vi nhất định đều không nham mục đích trừng trị người phải thi hành án mà chỉ nhằm mục đích buộc họ phải thực hiện những nghĩa vụ dân sự của mình đối với người được thi hành án.

Thứ tư, khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân

sự, người bị áp dụng ngoài việc phải thực hiện các nghĩa vụ

trong bản án, quyết định do toà án tuyên họ còn phải chịu mọi chỉ phí cưỡng chế thi hành án dân sự.

Người phải thi hành án có bổn phận thi hành các nghĩa của họ đã được xác định trong bản án, quyết định Việc người phải

Trang 36

thi hành án không tự nguyện thi hành nghĩa vụ thi hành án của

họ dẫn tới việc chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án là do lỗi của họ Do vậy, họ phải có trách nhiệm gánh chịu các phí tôn phát sinh từ việc tô chức cưỡng chế thi hành án.

Thứ năm, các biện pháp cưỡng chế được chấp hành viên quyết định áp dụng không những có hiệu lực đối với người phải thi hành án dân sự mà còn có hiệu lực cả đối với các cá nhân, cơ quan, tô chức có liên quan.

Quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là quyết định được chấp hành viên ban hành nhằm mục đích thi hành các bản án, quyết định của toà án được tuyên nhân danh quyền lực nhà nước nên mọi chủ thể liên quan đến thi hành án dân sự phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định này Vi du, theo quy định tại Điều 78 LTHADS, khi chấp hành viên ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án thì cơ quan, t6 chức, đơn vị

nơi trả thu nhập cho người phải thi hành án cũng phải thực hiện

quyết định này Nếu cá nhân, cơ quan, tô chức liên quan đến thi hành án không thi hành quyết định này thì phải chịu trách

nhiệm trước Nhà nước.

b Ý nghĩa của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là giải pháp có hiệu quả nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án, bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định và thê hiện tính nghiêm minh của pháp luật trước thái độ không chấp hành án của người phải thi hành án Thực tế cho

Trang 37

thấy trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án nếu không áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thì sẽ không thé thi hành án được.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là công cụ quan trọng để bảo vệ triệt để quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án Bởi lẽ, các biện pháp cưỡng chế thi hành án

dân sự được áp dụng sẽ buộc người phải thi hành án phải thực

hiện một cách thực tế, đầy đủ nghĩa vụ dân sự của họ, từ đó thực sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của người được

thi hành án Ngoài ra, trong chừng mực nào đó thì việc áp dụng

biện pháp cưỡng chế thi hành án còn có ý nghĩa kết thúc việc

thi hành án, tránh cho người phải thi hành án không phải chịu

những ton phí về tiền lãi suất do việc chậm thi hành án đem lại.

Ngoài hai ý nghĩa trên, việc áp dụng các biện pháp cưỡng

chế thi hành án dân sự còn có tác dụng lớn trong việc ran de,

giáo dục ý thức pháp luật cho mọi công dân, nâng cao hiệu quả

của công tác tuyên truyền pháp luật trong việc thi hành án đồng thời là cơ sở để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

2 Các nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành

án dân sự

Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự là sử dụng quyền lực của nhà nước buộc người phải thi hành án thực hiện bản án, quyết định của toà án nên không thể tuỳ tiện, thiếu thống nhất mà ngược lại phải tuân thủ theo các nguyên tắc do pháp luật thi hành án dân sự quy định Theo quy định tại Điều 45, Điều 46 và Điều 71 LTHADS thì việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Trang 38

Thứ nhất, chỉ chấp hành viên mới có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.

Việc cưỡng chế thi hành án dân sự phải đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của cả người được thi hành án và người phải thi hành án Do vậy, chủ thé tiễn hành biện pháp này phải là những người am hiểu luật pháp, có tư cách đạo đức và được nhà nước tin cậy trao quyền dé thực thi công lí Theo pháp luật hiện hành thì chấp hành viên là người được nhà nước giao trọng trách trong việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định dân sự và là chủ thể có quyền quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự dé thi hành án Ngoài chấp hành viên được nhà nước trao quyền thì việc các chủ thé khác tự t6 chức việc cưỡng bức thi hành án bang sức mạnh dé “xiết nợ”, “bắt nợ” đều được coi là trái pháp luật.

Thứ hai, chấp hành viên chỉ được áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự do pháp luật quy định.

Việc cưỡng chế thi hành án nhằm bảo đảm thi hành nghĩa vụ của người phải thi hành án nhưng cũng rất dễ xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của ho và những người liên quan đến tài sản bị cưỡng chế thi hành án Do vậy, để tránh sự lạm quyền của các chủ thé được trao quyền trong việc cưỡng chế thi hành án dân sự, pháp luật đã quy định các biện pháp cưỡng chế cụ thé chấp hành viên có quyền áp dụng, điều kiện, thủ tục áp dụng Vì vậy, khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, chấp hành viên chỉ được áp dụng các biện pháp do pháp luật quy định Theo quy định tại Điều 71 LTHADS thì chấp hành viên chỉ có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự sau: Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lí tiền,

Trang 39

giấy tờ có giá của người phải thi hành án; trừ vào thu nhập của

người phải thi hành án; kê biên, xử lí tai sản của người phải thi

hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ; khai thác tài

sản của người phải thi hành án; buộc chuyền giao vat, chuyểngiao quyên tài sản, giấy tờ; buộc người phải thi hành án thựchiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định Ngoài ra,

khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự chấp hành viên phải tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật về điều kiện, trình tự, thủ tục cưỡng chế.

Thứ ba, không được tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự

trong những thời gian mà pháp luật quy định không được

cưỡng chế thi hành án dân sự.

Việc cưỡng chế thi hành án dân sự là cần thiết nhằm đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án Tuy nhiên, để việc thi

hành án dân sự không ảnh hưởng tới trật tự công cộng, vì mục

đích nhân đạo và tôn trọng phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, pháp luật quy định không được tiến hành cưỡng chế thi hành án trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng

ngày hôm sau, trong các ngày nghỉ theo quy định của pháp luật

lao động, 15 ngày trước và sau tết nguyên đán, các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách là người phải thi hành án (Điều 46 LTHADS, Điều 8 Nghị định của Chính phủ số

62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015).

Thứ tr, chấp hành viên có quyền áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế thi hành án nhưng phải tương ứng với

nghĩa vụ thi hành án mà người phải thi hành án có nghĩa vụ

phải thực hiện theo bản án, quyết định của toà án.

Trang 40

Mục đích của cưỡng chế thi hành án dân sự là buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ thi hành án của họ dé bảo đảm quyền lợi của người được thi hành án Tuy nhiên, việc cưỡng chế thi hành án phải bao đảm cả quyền, lợi ích hợp pháp của người phải thi hành án Do vậy, trách nhiệm của chấp hành viên khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án là phải xác định được biện pháp cưỡng chế tương ứng với nghĩa vụ mà người phải thi hành án phải thi hành để không xâm phạm đến quyên, lợi ích hợp pháp của người phải thi hành án.

3 Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự

a Khẩu trừ tiền trong tài khoản, thu hôi, xử lí tién va giấy

tờ có gia của người phải thi hành an

- Theo Điều 71 LTHADS, chấp hành viên có quyền áp dụng một trong các biện pháp cưỡng chế sau để buộc người phải thi hành án thi hành nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định của toà án: Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lí tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án; trừ vào thu nhập

của người phải thi hành án; kê biên, xử lí tài sản của người phải

thi hành án, kể cả tài sản dang do người thứ ba giữ; khai thác tài sản của người phải thi hành án Như vậy, biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lí tiền và giấy tờ có giá của người phải thi hành án là một trong bốn biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền.

Trên thực tế, trong trường hợp người phải thi hành án đang giữ tiền, giấy tờ có giá hoặc có tiền, giấy tờ có giá gửi tại ngân hàng, kho bạc, tổ chức tin dụng khác thì việc áp dụng biện pháp cưỡng chế này sẽ rất có hiệu quả trong việc bảo đảm quyên, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án Do vậy,

Ngày đăng: 17/04/2024, 09:45

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan