1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam Tập 2 - Trường Đại học Luật Hà Nội. Chủ biên: Đinh Văn Thanh, Nguyễn Minh Tuấn, Trần Thị Huệ

368 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam Tập 2
Tác giả Đinh Văn Thanh, Nguyễn Minh Tuấn, Trần Thị Huệ, Lê Đình Nghị, Phạm Công Lạc, Phùng Trung Tập, Phạm Văn Tuyệt
Người hướng dẫn PGS.TS. Đinh Văn Thanh, TS. Nguyễn Minh Tuấn
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự
Thể loại Giáo trình
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 368
Dung lượng 55,32 MB

Nội dung

Theo cách hiểunày thì nghĩa vụ là mối liên hệ giữa hai hay nhiều người với nhau, trong đó một bên phải thực hiện hoặc không được thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định vì lợi ích củ

Trang 1

GIÁO TRÌNH

LUAT DAN SỰ VIỆT NAM

TAP II

Trang 2

1254-2019/CXBIPH/12-12/CAND

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

GIÁO TRÌNH LUAT DAN SỰ VIỆT NAM

TAP II(Tái ban)

NHA XUAT BAN CONG AN NHAN DAN

HA NOI - 2019

Trang 4

Chủ biên

PGS.TS ĐINH VĂN THANH

TS NGUYÊN MINH TUẦN

Tập thé tác giảPGS.TS TRAN THỊ HUE Chương VII (mục N)

TS LÊ ĐÌNH NGHỊ

PGS.TS PHÙNG TRUNG TAP Chương VII, VIII, IX

TS NGUYEN MINH TUAN

PGS.TS PHAM VAN TUYET Chuong VI

Trang 5

CHƯƠNG VI

NGHĨA VỤ VÀ HỢP ĐÒNG DÂN SỰ

A NGHĨA VỤ

I LÝ LUẬN CƠ BẢN VE NGHĨA VỤ

1 Khái niệm, đặc điểm của nghĩa vụ

1.1 Khái niệm nghĩa vụ

Nghĩa vụ, theo nghĩa chung nhất là việc mà theo quy định

của pháp luật hay vì đạo đức mà bắt buộc phải làm hoặc khôngđược làm đối với xã hội, đối với người khác Theo cách hiểunày thì nghĩa vụ là mối liên hệ giữa hai hay nhiều người với

nhau, trong đó một bên phải thực hiện hoặc không được thực

hiện một hoặc một số hành vi nhất định vì lợi ích của bên kia

Việc một bên phải thực hiện hoặc không được thực hiện

một số hành vi nhất định có thể không được đặt dưới sự bảo

đảm của nhà nước băng pháp luật, pháp luật không buộc người

đó phải thực hiện, họ thực hiện công việc đó hoàn toàn theo

lương tâm và vì uy tín của mình Ở phương diện này, nghĩa vụđược điều chỉnh bởi các quy phạm đạo đức và thuộc về nghia

vụ đạo đức Chăng hạn, giúp người già qua đường, giúp đỡngười tàn tật, nhường chỗ cho người già, phụ nữ trên xe buýt

là những công việc phải làm vì đạo đức.

Những công việc phải làm hoặc không được phép làm theo

Trang 6

quy định của pháp luật là nghia vụ pháp luật nói chung Trong

đó, các công việc phải làm hoặc không được phép làm theo quy định của pháp luật dân sự là nghia vu dan sự.

Nghĩa vụ có thể được hiểu là một bộ phận không tách rờitrong nội dung của một quan hệ pháp luật dân sự Bao gồmnhững hành vi mà một bên chủ thê phải thực hiện vì lợi ích củachủ thé bên kia như chuyền giao tai sản, thực hiện một công

việc hoặc không được thực hiện một công việc đã được các bên tham gia quan hệ đó hoặc pháp luật xác định v.v Bên có nghĩa

vụ phải thực hiện các nghĩa vụ trước quyền yêu cầu của phía

bên kia.

Mặt khác, nghĩa vụ còn được hiểu là một quan hệ pháp luật,

trong đó quyền dân sự và các nghĩa vụ dân sự của các bên chủthê phát sinh từ quan hệ đó phải được thực hiện dưới sự đảm

bảo của pháp luật.

Các BLDS của Việt Nam thời Pháp thuộc (Bộ dân luật Bắc

kì năm 1931 và Bộ dân luật Trung kì năm 1936) đã có những

định nghĩa về nghĩa vụ dân sự:

"Nghia vụ dan sự là moi liên lạc về luật thực tại hay luậtthiên nhiên, bó buộc một hay nhiều người phải làm hay đừng

làm sự gì đối với một hay nhiều người nào do

Người bị bó buộc vào nghĩa vụ gọi là người mắc nợ, ngườiđược hưởng nghĩa vụ gọi là người chủ nợ"

"Nghia vụ là cái dáy liên lạc về luật thực tại hay luật thiên

nhiên bó buộc một hay nhiễu người phải làm hay đừng làm sự

gi đối với một hay nhiễu người nào đó, người bị bó buộc làngười mắc nợ hay trái hộ, người được hưởng là chủ nợ hay

(1).Xem: Điều 644 Bộ luật dân luật Bắc kì năm 1931.

Trang 7

nghĩa vụ thuộc về luật thiên nhiên (nghĩa vụ tự nhiên) vẫn chỉ

là nghĩa vụ luân lí.

Nghĩa vụ được định nghĩa tại Điều 274 BLDS năm 2015

như sau: "Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ

thể (sau day goi chung la bén co nghia vu) phai chuyén giao

vat, chuyển giao quyên, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện

công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì

lợi ích của một hoặc nhiễu chủ thể khác (sau đây gọi chung làbên có quyên)

1.2 Đặc điểm của nghĩa vụ

Nếu nhìn nhận nghĩa vụ ở trạng thái là một quan hệ pháp

luật dân sự thì so với các quan hệ pháp luật dân sự khác, quan

hệ nghĩa vụ có một sô đặc điêm sau đây:

Thứ nhất, nghĩa vụ là sự ràng buộc pháp lý giữa ít nhất là

hai người đứng về hai phía chủ thê khác nhau.

(1).Xem: Điều 675 Bộ dân luật Trung kì nam1936.

(2).Xem: Điệu 642 Bộ dân luật Bac kì năm 1931.

(3).Xem: Điêu 677 Bộ dân luật Trung ki năm 1936.

Trang 8

Dù được hình thành theo thoả thuận hay theo luật định thì

nghĩa vụ luôn là sự ràng buộc giữa các bên về việc phải làm

hay không được làm một việc nhất định Bên phải làm mộtcông việc nếu không làm sẽ phải gánh chịu chế tài của luật

Tuy từng trường hợp, mỗi bên trong nghĩa vụ có thé có nhiềungười hoặc nhiều chủ thé khác tham gia nhưng cũng có thé mỗi

một bên chỉ có một người tham gia.

Thứ hai, quyền và nghĩa vụ dân sự của hai bên chủ thê đối

lập nhau một cách tương ứng và chỉ có hiệu lực trong phạm vi

giữa các chủ thể đã được xác định

Nghĩa vụ và quyền luôn đi đôi với nhau, nói đến quyền là

nói đến nghĩa vụ Tuy nhiên, nói đến quyền và nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ là nói đến sự đối lập, tính tương ứng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên Nói một cách cụ thể hơn,

quyên của bên này sẽ là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại Bênnày có bao nhiêu quyền với phạm vi bao nhiêu thì bên kia sẽ cóbấy nhiêu nghĩa vụ với phạm vi tương ứng Mặt khác, trong

quan hệ nghĩa vụ, cả chủ thể mang quyền, cả chủ thể mang nghĩa vụ luôn luôn được xác định một cách cu thé nên quyên của bên này chỉ là nghĩa vụ của bên kia Nói cách khác, mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ này không liên quan đến người khác ngoài các chủ thé đã được xác định cụ

thể Trong một số trường hợp, quyền và nghĩa vụ của các chủthé trong quan hệ này có thé liên quan đến người thứ ba nhưngngười thứ ba đó phải là người đã được xác định cụ thê trước Vi

du, trong quan hệ cho vay, bên có quyền đòi nợ là người đã chovay, bên có nghĩa vụ trả nợ là người vay nhưng cũng có thể

người phải trả khoản nợ đó lại là người thứ ba (là người bảo lãnh đã được các bên xác định trước).

Trang 9

Chính từ đặc điểm nay mà quan hệ pháp luật về nghĩa vụđược coi là loại quan hệ pháp luật tương đối Đồng thời cũng

qua đặc điểm này, chúng ta thấy răng quan hệ pháp luật về

nghĩa vụ hoàn toàn khác với quan hệ pháp luật về sở hữu

Trong quyền sở hữu, chỉ có chủ thể mang quyền là được xác

định cụ thé nên tất cả các chủ thé khác đều phải có nghĩa vụtôn trọng các quyền dân sự của chủ thể mang quyền đó Chủ sởhữu tự thực hiện các quyền đối với tài sản dé đáp ứng các nhucầu của minh, vì vậy quyền dan sự trong quan hệ pháp luật về

sở hữu là quyền tuyệt đối

Thứ ba, quan hệ nghĩa vụ là quan hệ trái quyền nên quyềncủa các bên chủ thể là quyền đối nhân

Nếu trong quan hệ sở hữu, quyền của chủ thể mang quyềnđược thực hiện băng hành vi của chính họ thì trong quan hệnghĩa vụ dân sự quyền của bên này lại được thực hiện thông

qua hành vi của chủ thé phía bên kia Nói cách khác, quyền của

bên này chỉ được đáp ứng khi bên kia đã thực hiện đầy đủ

nghĩa vụ của họ Mặt khác, nếu việc thực hiện quyền trong

quan hệ sở hữu là việc tác động trực tiếp đến vật thì trong

nghĩa vụ dân sự người mang quyền dân sự không được tác

động trực tiếp đến tài sản của người mang nghĩa vụ Khi

người mang nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đó, người

mang quyền chỉ có thể sử dụng các phương thức mà pháp luật

đã quy định để tác động và yêu cầu người đó phải thực hiện

nghĩa vụ cho mình Nói cách khác, trong nghĩa vụ, quyền của

người này là đối với người có nghĩa vụ bên kia chứ không đối

VỚI tài sản của họ.

2 Các yếu tố của quan hệ nghĩa vụ

2.1 Chủ thể của nghĩa vụ

Trang 10

Chủ thé của quan hệ pháp luật nói chung là những ngườitham gia quan hệ pháp luật đó Chủ thể của quan hệ nghĩa vụ lànhững người tham gia vào quan hệ nghĩa vụ, bao gồm: Cá

nhân, pháp nhân, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam Các chủ thé này có những quyền và nghĩa vụ phát sinh từ

quan hệ nghĩa vụ mà họ tham gia.

Các chủ thê này khi tham gia một quan hệ nghĩa vụ sẽ thiết lập mối liên hệ pháp lý về quyền và nghĩa vụ giữa hai bên.Trong đó, một bên được gọi là người có quyên, một bên đượcgọi là người có nghĩa vụ.

- Bên có quyên: Là một bên trong quan hệ nghĩa vụ được

pháp luật bảo đảm quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải

thực hiện hoặc không được thực hiện một hoặc một số hành vinhất định vì lợi ích của mình

- Bên có nghĩa vụ: Là một bên trong quan hệ nghĩa vụ buộc

phải thực hiện hoặc không được thực hiện một hoặc một sốhành vi nhất định vì lợi ích của bên có quyền

Tuỳ theo tính chất của từng quan hệ nghĩa vụ cụ thể mà cónhững quan hệ nghĩa vụ trong đó một bên chỉ có quyền yêu cầu

nhưng không phải gánh vác nghĩa vụ, còn một bên có nghĩa vụ

thực hiện cho bên kia công việc nhất định mà không có quyềnyêu cầu Những quan hệ nghĩa vụ ở dạng này được gọi là quan

hệ đơn vụ.

Mặt khác, trong phần lớn các quan hệ nghĩa vụ thì mỗi bên

chủ thê tham gia đều có quyên yêu cầu bên kia thực hiện những

hành vi nhất định nhăm đem lại lợi ich cho mình Và ngược lại

họ cũng phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định nhằm đáp ứng

lợi ích cho phía bên kia Nghĩa là, trong những quan hệ nghĩa

vụ, mỗi bên chủ thể vừa là người có quyền, vừa là người có

Trang 11

nghĩa vụ Những quan hệ nghĩa vụ ở dạng này được gọi là quan

hệ song vụ Khi xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong

các quan hệ nghĩa vụ mang tính song vụ cần phải xem xét đểxác định tương ứng với hành vi nhất định, chủ thê nào là người

có nghĩa vụ thực hiện hành vi đó.

Ví dụ: Quan hệ nghĩa vụ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồngmua bán tài sản là quan hệ song vụ Trong đó, đối với hành vigiao vật bán thì bên bán là người có nghĩa vụ, đối với hành vitrả tiền thì bên mua là người có nghĩa vụ

2.2 Nội dung của nghĩa vụ

Khi tham gia quan hệ nghĩa vụ, mỗi bên hướng tới lợi íchnhất định Theo đó, lợi ích mà một bên hướng tới chỉ đạt đượckhi bên kia thực hiện đầy đủ các hành vi mang tính nghĩa vụ

của họ Quyên dân sự và nghĩa vụ dân sự là hai yếu tố cầu

thành nội dung của quan hệ nghĩa vụ.

Vi vậy, có thé nói nội dung của quan hệ nghĩa vụ là tonghợp các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thé trong quan hệnghĩa vụ Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nghĩa

vụ có thé do các bên tự thoả thuận xác định hoặc do luật định

Bao gồm:

- Quyên yêu cau: Là xử sự mà bên có quyền được phép

thực hiện theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật Xử

sự được coi là quyền trong quan hệ nghĩa vụ chính là quyền

yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thựchiện những hành vi nhất định

- Nghĩa vụ dân sự: Là xử sự bắt buộc theo thoả thuận hoặc

theo quy định của pháp luật mà bên có nghĩa vụ phải thực hiện.

Xử sự được coi là nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ chính là

việc phải thực hiện hành vi nhất định như chuyên giao vật,

Trang 12

chuyền giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công

việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi

ich của bên có quyên

2.3 Khách thể của nghĩa vụ

Ở góc độ lý luận chung về nhà nước và pháp luật thì khách

thé của quan hệ pháp luật là lợi ích mà các chủ thé hướng tới

và nhằm đạt được Quan hệ nghĩa vụ có đặc trưng cơ bản làquyền và nghĩa vụ của các bên luôn đối lập nhau một cách

tương ứng Vì vậy, trong các quan hệ nghĩa VỤ, hướng tới quyên lợi của mình chính là việc chủ thể có quyền luôn hướng

tới hành vi thực hiện nghĩa vụ của chủ thé phia bén kia Nguoclại, dé bên kia thực hiện lợi ích cho minh thì mỗi bên chủ théđều phải quan tâm và thực hiện những hành vi nhất định để

hoàn thành nghĩa vụ của minh Nói cách khác, hành vi thực

hiện nghĩa vụ của các bên chủ thể luôn được sự quan tâm và

hướng tới của các bên chủ thé Chang han, trong quan hệ nghĩa

vụ phát sinh từ một hợp đồng mua bán tài sản, dé đạt được lợi

ích của mình, bên mua quan tâm đến hành vi giao vật bán củabên bán, bên bán quan tâm đến hành vi trả tiền của bên mua.Mặt khác, để bên bán giao vật bán cho mình, bên mua phảithực hiện hành vi trả tiền, để bên mua trả tiền, bên bán phải

thực hiện hành vi giao vật Vì vậy, hành vi thực hiện nghĩa vu

là khách thé trong quan hệ nghĩa vụ

Khách thé của quan hệ nghĩa vụ là những xử sự của các bênchủ thê mà chỉ thông qua đó, quyền yêu cầu cũng như nghĩa vụ

của các chủ thé mới được thực hiện

Hành vi thực hiện nghĩa vụ là một phương tiện mà thông

qua đó, quyền lợi của các chủ thé được thực hiện Vi vậy, trongcác quan hệ nghĩa vụ, hành vi là cái mà các chủ thể đều hướng

Trang 13

tới, là khách thể nói chung của mọi quan hệ nghĩa vụ Tuy

nhiên, tương ứng với sự đa dạng của các quan hệ nghĩa vụ,

hành vi là khách thể của quan hệ nghĩa vụ cũng rất đa dạng,

phong phú.

Trong nhiều quan hệ nghĩa vụ, hành vi của các chủ thể gắnliền với một vật nhất định mà nếu không có vật đó sẽ không cóhành vi Vi du: Nếu không có vật bán sẽ không có hành vi giaovật bán Vật được gắn liền với hành vi trong quan hệ nghĩa vụ,

được gọi là đối tượng của nghĩa vụ Đối tượng của nghĩa vụ có

ý nghĩa quan trọng Nếu thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụcủa một bên, quyền của bên kia sẽ được thoả mãn thì chi thôngqua tính chất, đặc điểm của đối tượng mới thay được quyền củabên có quyền đã được thoả mãn ở mức độ nào Vì vậy, trong cácquan hệ nghĩa vụ mà hành vi với tư cách là khách thể của quan

hệ nghĩa vụ đó gắn liền với vật thì bên có quyền không chỉ quan

tâm tới hành vi mà còn quan tâm đến vật gắn liền với hành vi

đó Vi du: Trong quan hệ nghĩa vụ phát sinh từ một hợp đồng

mua bán tài sản, người mua không chỉ quan tâm đến việc ngườibán có chuyên vật bán cho mình hay không mà còn quan tâm

đến vật mà người bán chuyển giao có đúng với số lượng, chat

lượng hoặc tình trạng như đã thoả thuận hay không.

Trái lại, trong các quan hệ nghĩa vụ mà hành vi của chủ thểkhông gan liền với vật thì bên có quyền chỉ cần quan tâm đếnviệc thực hiện hành vi đó của chủ thể mang nghĩa vụ Vi du:Trong quan hệ nghĩa vụ phát sinh từ một hợp đồng dịch vụ thì

bên thuê dịch vụ chỉ cần quan tâm đến việc bên cung ứng dịch

vụ thực hiện hành vi cung ứng dịch vụ như thế nào, có bảo đảm

quyền và lợi ích của mình hay không

Hành vi (sự xử sự của các chủ thể) có thé được thé hiện ở

Trang 14

dạng hành động (tác vi) nhưng cũng có thể được thê hiện ở dạng

không hành động (bat tác vi) Nêu hành vi là hành động va ket quả được tao ra từ hành vi đó là vật cụ thê thì hành vi này được gọi là hành vi được vat chat hoá Trái lại, nêu kêt qua đó không phải là một vat cụ thê, thì hành vi này là hành vi không được vật chat hoá Ngoài ra, trong nhiêu trường hợp hành vi còn tôn tại ở dạng không hành động (khi đôi tượng của nghĩa vụ là một công việc không được làm) Trong những trường hợp này, người ta quan tâm dén su "bat động” của nhau, vì chính sự "bat động”

đó sẽ bảo đảm lợi ích cho bên có quyên.

3 Đối tượng của nghĩa vụ

3.1 Khái niệm và các loại đối tượng của nghĩa vụ

Đối tượng của nghĩa vụ là cái mà các bên tác động tới trong

việc xác lập, thực hiện quan hệ nghĩa vụ với nhau.

Trong quan hệ nghĩa vụ, hành vi của các chủ thé sẽ tác

động vào một tài sản, một công việc cụ thê nào đó Những tai sản, công việc này chính là đôi tượng của việc thực hiện nghĩa

vụ dân sự Tuỳ thuộc vào tính chât và nội dung của từng quan

hệ nghĩa vụ cụ thê mà đôi tượng của nó có thê là một tài sản, một công việc phải làm hoặc một công việc không được làm.

Điều 276 BLDS năm 2015 quy định:

"1 Đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực

hiện hoặc không được thực hiện.

2 Đối tượng cua nghĩa vụ phải được xác định ”

Từ quy định trên cho thấy, đối tượng của nghĩa vụ có thé là:

- Đối tượng của nghĩa vụ là tài sản

Đa phần các nghĩa vụ dân sự đều có đối tượng là tài sản

Tài sản trong luật dân sự được hiéu theo nghĩa rộng, không chi

Trang 15

là những vật có thực mà còn bao gồm cả tiền, các giấy tờ trị giáđược bằng tiền và các quyền tài sản Tài sản là vật có thể là

động sản hoặc bất động sản, có thể là vật chia được hoặc là vật

không chia được, có thé là vật cùng loại hoặc vật đặc định, có

thê là vật được xác định theo chủng loại hay được xác định làvật đồng bộ Tuỳ theo tính chất của từng loại tải sản cụ thétrong quan hệ nghĩa vụ dân sự mà các bên thoả thuận dé xác

định nội dung của quan hệ nghĩa vụ Vật là đối tượng của nghĩa

vụ có thể là vật hiện hữu (vật có thực), có thé là vật được hình

thành trong tương lai.

- Doi tượng của nghĩa vụ là công việc phải làm

Công việc phải làm được coi là đối tượng của nghĩa vụ, nếu

từ một công việc được nhiều người xác lập với nhau một quan

hệ nghĩa vụ mà theo đó, người có nghĩa vụ phải thực hiện công việc theo đúng nội dung đã được xác định.

Công việc phải làm có thé được hoàn thành với một kết qua

nhất định nhưng cũng có thể không gắn liền với một kết quả

(do các bên thoả thuận hoặc do tính chất của công việc) Mặt

khác, kết quả của công việc phải làm có thé được biểu hiệndưới dạng một vật cụ thê nhưng cũng có thê không biểu hiệndưới dạng một vật cụ thê nào (các loại dịch vụ)

Thông thường, các quan hệ nghĩa vụ có đối tượng là công

việc phải làm là những quan hệ nghĩa vụ phát sinh từ các hợp

đồng mang tính dịch vụ như hợp đồng vận chuyên, hợp đồng

gui g1ữ tai san

- Đối tượng của nghĩa vụ là công việc không được làm

Công việc không được làm là đối tượng của nghĩa vụ trong

những trường hợp các bên từ công việc đó xác lập với nhau

Trang 16

một quan hệ nghĩa vụ, theo đó một bên có nghĩa vụ không được thực hiện công việc theo nội dung mà các bên đã xác định.

Ví dụ: Hai người có bất động sản liền kề nhau thoả thuận

một bên nhận ở bên kia một khoản tiên và cam kêt không xây dựng nhà trên đât của mình đê khỏi che lâp nhà của bên kia (thời hạn không được xây nhà được xác định theo thoả thuận của hai bên).

3.2 Diéu kiện đối với đối tượng của nghĩa vu

Qua việc xem xét đối tượng của nghĩa vụ dân sự ở các dạng

cụ thê thì một tài sản, một công việc phải làm hoặc một công việc không được làm chỉ được coi là đôi tượng của nghĩa vu dân sự khi chúng thoả mãn các điêu kiện sau đây:

- Phải đáp ứng được lợi ích nào đó cho chủ thé có quyềnThông thường, lợi ích mà chủ thể có quyền hướng tới là

một lợi ích vật chât (vật cụ thê, khoản tiên v.v.) nhưng cũng có thê là một lợi ích tinh thân.

Đề chủ thé có quyền dat được lợi ích vật chất nếu đối tượng

của nghĩa vụ dân sự là một vật cụ thê thì vật đó phải mang đây

đủ các thuộc tính của hàng hoá (giá trị và giá trị sử dụng) Nêu đôi tượng của nghĩa vụ là công việc thì việc phải làm hoặc việc không được làm phải hướng tới lợi ích của người có quyên Khi làm hoặc không làm công việc đó sẽ đem đên cho bên kia lợi ích nhât định.

- Phải được xác định hoặc có thé xác định được

Khi các bên giao kết hợp đồng để từ đó xác lập quan hệ

nghĩa vụ đôi với nhau, phải xác định rõ đôi tượng của nghĩa vụ

là công việc hay vat gì Trong trường hợp nghĩa vụ được thiệt lập theo quy định của pháp luật thì đôi tượng đã được pháp luật

Trang 17

xác định rõ trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ ấy.

Nếu đối tượng của nghĩa vụ là vật thì các bên phải xác định

rd về SỐ lượng, trọng lượng, khối lượng, tính chất, tình trạng

của tài sản thông qua việc kiểm đếm và các giấy tờ liên quan

(nếu có) Nếu là tài sản hình thành trong tương lai thì phải có

các giấy tờ liên quan xác định cụ thê về tài sản đó và các căn

cứ dé chứng minh tài sản đó chắc chan sẽ hình thành và khi

hình thành sẽ thuộc sở hữu của một trong các bên Nếu là giấy

tờ có giá hoặc quyền tài sản thì bên đưa tài sản đó làm đốitượng của nghĩa vụ phải có đầy đủ băng chứng chứng minh tài

sản đó thuộc sở hữu của mình.

- Đối tượng của nghĩa vụ có thê thực hiện được

Nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự là việc không thé thực

hiện được sẽ không thoả mãn được lợi ích của chủ thể cóquyên Vì vậy, nếu đối tượng là tài sản thì phải là những tài sản

có thé đem giao dịch được, nếu là công việc thì phải là những

công việc có thê thực hiện được

Khi xem xét đối tượng của nghĩa vụ có thé thực hiện đượchay không cần xác định theo hai van dé sau:

Thứ nhất, xác định theo đặc tính của bản thân đối tượng,đối tượng vốn dĩ là vật không thé xác định được hoặc nếu đối

tượng là công việc nhưng về bản chất đó là công việc không

thể thực hiện được sẽ không thé đem giao dịch

Thứ hai, do pháp luật cắm hoặc trái đạo đức xã hội Những

tài sản mà pháp luật cắm giao dịch, những công việc mà phápluật cắm làm hoặc những việc nếu làm sẽ trái với đạo đức xãhội cũng là những đối tượng không thẻ thực hiện được Vì vậy,

nó không bao giờ được coi là đối tượng của nghĩa vụ dân sự Vi

du: Thuốc phiện là một vật có thực nhưng không thể đem giao

Trang 18

dịch được vì đã bị pháp luật cam lưu thông.

Mặt khác, một người chỉ có thé dùng tài sản làm đối tượng

giao dịch nếu họ là chủ sở hữu của tài sản, là người được chủ

sở hữu uỷ quyền giao dịch hoặc là người có thâm quyền theo

quy định của pháp luật.

II CÁC LOẠI NGHĨA VU

Như đã xác định ở phần trước, chủ thể của nghĩa vụ là

những người tham gia quan hệ nghĩa vụ Họ đứng về hai phía và

có quyền, nghĩa vụ dân sự đối lập nhau một cách tương ứng

Một quan hệ nghĩa vụ được hình thành làm phát sinh mối liên hệ

về quyền và nghĩa vụ giữa ít nhất là hai người đứng ở hai phía

đối lập nhau (một người có quyền, một người có nghĩa vụ)nhưng cũng có thé mối liên hệ đó là giữa nhiều người đối với

nhau (nhiều người có quyên, nhiều người có nghĩa vụ) Đồng

thời cũng có nhiều quan hệ nghĩa vụ mà quyên, nghĩa vụ liên

quan đến cả người thứ ba Căn cứ vào chủ thé tham gia, tínhchất, đặc điểm, nội dung và phương thức thực hiện nghĩa vụ mà

nghĩa vụ có thê được phân thành các loại sau đây:

bởi theo đặc điểm của nghĩa vụ thì quyền của bên này là nghĩa

vụ của bên kia và ngược lại Tuy nhiên, nếu là quan hệ song vụ

thi can xác định ai là người có quyên, ai là người có nghĩa vụtương ứng với từng hành vi cụ thê.

2 Nghĩa vụ nhiều người

Trang 19

Nghĩa vụ nhiều người là nghĩa vụ mà trong đó, một bên chủ

thê có nhiêu người tham gia.

Nghĩa vụ nhiều người có thể là một trong các dạng sau:

- Nhiều người có nghĩa vụ đối với một người có quyền;

- Nhiều người có quyền đối với một người có nghĩa vụ;

- Nhiều người có nghĩa vụ đối với nhiều người có quyên

Trong những trường hợp này, cần phải xác định rõ phạm vi quyền yêu cầu của mỗi một người có quyền đối với người có nghĩa vụ, cũng như phạm vi nghĩa vụ mà từng người có nghĩa

vụ phải thực hiện trước người có quyên Mặt khác, cân phải xác định giữa những nguoi có nghĩa vụ hoặc giữa những người

có quyền có mối liên quan như thế nào trong quá trình cùng nhau thực hiện nghĩa vụ hoặc cùng nhau hưởng quyền Vì vậy, đôi với các quan hệ nghĩa vụ nhiêu người cân phải xác định là nghĩa vụ riêng rẽ hay nghĩa vụ liên đới.

3 Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ

Điều 287 BLDS năm 2015 quy định: "Khi nhiễu người cùng

thực hiện một nghĩa vụ, nhưng môi người có một phân nghĩa vụ nhát định và riêng ré thì môi người chỉ phải thực hiện phán nghĩa

vu của minh".

Nghĩa vu dân sự riêng rẽ là loại nghĩa vụ nhiều người, trong

đó môi một người trong sô những người có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện phân nghĩa vụ của mình hoặc mỗi người trong sô những người có quyên chỉ có thê yêu câu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cho riêng phân quyên của mình.

Bản chất của loại nghĩa vụ này là không có sự liên quan lẫn

nhau giữa những người cùng thực hiện nghĩa vụ, cũng như không có sự liên quan trong việc thực hiện quyền yêu câu cua

Trang 20

những người có quyền Nếu nhiều người có nghĩa vụ thì nghĩa

vụ được xác định thành từng phần và mỗi người thực hiện

nghĩa vụ theo phần của mình một cách riêng rẽ Người nào

thực hiện xong nghĩa vụ của mình thì quan hệ nghĩa vụ giữa

người đó với người có quyền sẽ chấm dứt (họ không phải chịutrách nhiệm đối với phần nghĩa vụ mà những người có nghĩa

vụ khác chưa thực hiện) Nếu nhiều người có quyên thì mỗingười chỉ có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa

vụ cho riêng phần quyền của mình (không được phép yêu cầu

người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ) Khi một

trong số những người có quyền đó nhận được sự thực hiệnnghĩa vụ đối với phần quyền cuả mình thì quan hệ nghĩa vụgiữa người đó với người có nghĩa vụ được coi là chấm dứt

Quan hệ nghĩa vụ giữa người có nghĩa vụ với những người có

quyền khác vẫn tồn tại và vẫn có hiệu lực

4 Nghĩa vụ dân sự liên đới

Để quyền dân sự của các chủ thé được bảo đảm, trong một

số trường hợp, nghĩa vụ nhiều người sẽ được xác định là nghĩa

vụ dân sự liên đới nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có

quy định Mục đích của việc xác định một nghĩa vụ liên đới khi

có nhiều người tham gia quan hệ nghĩa vụ là buộc những người

có nghĩa vụ phải cùng nhau gánh vác toàn bộ nghĩa vụ nhằm bảođảm quyền lợi cho chủ thé có quyền được trọn vẹn, kê cả khi cómột trong số những người có nghĩa vụ không có khả năng thực

hiện nghĩa vụ Vì vậy, trong quan hệ nghĩa vụ liên đới, những người có nghĩa vụ luôn luôn liên quan với nhau trong cả quá

trình thực hiện toàn bộ nghĩa vụ cũng như quyền yêu cầu của

những người có quyền luôn được coi là một thé thống nhất

Nghĩa vụ dân sự liên đới là loại nghĩa vụ nhiều nguoi, trong

Trang 21

đó, một trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn

bộ nội dung của nghĩa vụ hoặc một trong số những người có

quyền đều có thé yêu cầu bất cứ ai trong số những người có

nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

5 Nghĩa vụ theo phần

Đối tượng của nghĩa vụ dân sự hết sức đa dạng, mỗi loại

đối tượng cụ thé có những đặc điểm và tính chất khác nhau Do

đó, tuỳ thuộc đối tượng như thế nào mà nghĩa vụ dân sự đó cóthể là nghĩa vụ phân chia được theo phần hoặc là nghĩa vụkhông phân chia được theo phần

Nếu đối tượng của nghĩa vụ là một vật được xác định và vật

đó là vật không chia được hoặc đối tượng là một công việc mà

theo tính chất công việc đó phải được thực hiện cùng một lúc thì

được gọi là nghĩa vụ không phân chia được theo phần Ngượclại, nếu đối tượng của nghĩa vụ là một vật chia được hoặc côngviệc có thê thực hiện theo từng phần khác nhau thì được gọi lànghĩa vụ phân chia được theo phần (nghĩa vụ theo phần)

6 Nghĩa vụ hoàn lại

Luật thực định không có định nghĩa về nghĩa vụ hoàn lại.Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, từ quy định của pháp luật đã

làm hình thành một nghĩa vụ mới sau một nghĩa vụ trước đó.

Chăng hạn tại khoản 2 Điều 288 BLDS năm 2015 đã quy định:

“Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có

quyển yêu cau những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thựchiện phân nghĩa vụ liên đới của họ đổi với minh”

Trong khoa học pháp lí, thuật ngữ nghĩa vụ hoàn lại được

dùng dé chỉ những nghĩa vụ phát sinh từ một nghĩa vụ khác Vìvậy, nghĩa vụ hoàn lại có thé được hiểu như sau:

Trang 22

Nghĩa vụ hoàn lại là một quan hệ nghĩa vụ, trong đó một

bên có quyền yêu cầu bên kia (người có nghĩa vụ) thanh toánlại khoản tiền hoặc lợi ích vật chất khác mà người có quyền đã

thay người có nghĩa vụ thực hiện cho người khác hoặc một bên

có nghĩa vụ phải hoàn trả cho bên có quyền khoản tiền hay lợiích vật chất mà họ đã nhận được từ người khác trên cơ sở

quyên yêu cầu của bên có quyền

Thông thường, từ một nghĩa vụ dân sự liên đới có thé làm

phát sinh nghĩa vụ hoàn lại theo một trong hai trường hợp sau đây:

- Khi một trong số những người có nghĩa vụ liên đới đã

thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì người đó trở thành người có

quyền trong quan hệ nghĩa vụ hoàn lại, có quyền yêu cầu

những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thanh toán cho

mình khoản tiền hoặc lợi ích vật chất mà người đó đã bỏ ra để

thay họ thực hiện cho người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ

dân sự liên đới trước đó.

- Khi một trong số những người có quyền liên đới đã nhận

việc thực hiện toàn bộ nghĩa vụ của người có nghĩa vụ thì người đó trở thành người có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ hoàn lại Người đã nhận việc thực hiện toàn bộ nghĩa vụ có

nghĩa vụ hoàn lại cho mỗi người có quyền liên đới khác khoảnlợi ích vật chất mà người này đã thay họ để nhận từ người có

nghĩa vụ trong nghĩa vụ dân sự liên đới trước đó.

Ngoài ra, theo quy định của BLDS, nghĩa vụ hoàn lại còn phát sinh trong các trường hợp sau:

- Nghĩa vụ hoàn lại phát sinh từ một nghĩa vụ trước trong trường hợp nghĩa vụ trước có thoả thuận biện pháp bảo lãnh.

Trường hợp này được quy định tại Điều 340 BLDS năm 2015:

Trang 23

“Bên bảo lãnh có quyên yêu cau bên được bảo lãnh thực hiện

nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vu bảo lãnh đã thực

hiện, trừ trường hop có thoả thuận khác”.

- Nghĩa vụ hoàn lại phát sinh giữa người của pháp nhân với

pháp nhân sau khi pháp nhân đã bồi thường cho người bị thiệthại do người của pháp nhân gây ra được quy định tại Điều 597BLDS năm 2015: "Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do

người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp

nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyênyêu cau người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một

khoản tiền theo quy định của pháp luật"

- Nghĩa vụ hoàn lại phát sinh giữa người thi hành công vụ

theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Theo luật này, người thi hành công vụ gây thiệt hại phải hoàn

lại cho ngân sách nhà nước một khoản tiền theo quy định của

pháp luật.

- Nghĩa vụ hoàn lại phát sinh giữa người làm công, học

nghề với chủ làm công, dạy nghề sau khi chủ làm công, dạynghề đã bôi thường cho người bị thiệt hai do người làm công

gây ra trong khi thực hiện công việc được giao.

Nghĩa vụ hoàn lại mang một số đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, nghĩa vụ hoàn lại bao giờ cũng phát sinh từ mộtnghĩa vụ cơ bản khác Nó không thê phát sinh với ý nghĩa là

một nghĩa vụ đầu tiên

Thứ hai, trong nghĩa vụ hoàn lại bao giờ cũng có một người

liên quan đến cả hai quan hệ nghĩa vụ Người đó, nếu là người

đã thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ trước thì trong quan hệ

nghĩa vụ hoàn lại họ là người có quyền Ngược lại, nếu trong

quan hệ trước đó họ là người đã hưởng quyền thì ở nghĩa vụ

Trang 24

hoàn lại họ là người có nghĩa vụ.

Thứ ba, nêu nghĩa vụ hoàn lại là nghĩa vụ nhiều người thì

theo nguyên tắc, nghĩa vụ đó được xác định là nghĩa vụ riêng

rẽ Người có quyên trong quan hệ nghĩa vụ hoàn lại chỉ có thể đòi từng người có nghĩa vụ hoàn lại cho mình phần mà mình đã

thực hiện thay cho người đó Nếu một người đã hưởng quyền

dân sự trên cơ sở quyền yêu cầu của nhiều người thì mỗi ngườitrong số họ chỉ có quyền yêu cầu người đó hoàn lại cho phầnquyên của riêng mình

7 Nghia vu bo sung

Thuật ngữ “bố sung” cho thay chức năng của nghĩa vụ này

là thực hiện phần nội dung của nghĩa vụ chính trước đó khi đến

thời hạn mà nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực

hiện không đúng, không day đủ Nhu vậy, nghĩa vụ bổ sung

bao giờ cũng có mối liên quan đối với một nghĩa vụ chính Nói

cách khác, nghĩa vụ bồ sung làm cho quyền và nghĩa vụ dân sựkhông chỉ là mối liên hệ giữa hai bên trong một quan hệ nghĩa

vụ mà còn liên quan đến cả người thứ ba

Khoa học pháp lí dùng thuật ngữ nghĩa vụ bé sung dé chỉnghĩa vụ của người thứ ba đối với người có quyền trong quan

hệ nghĩa vụ chính Người thứ ba chỉ có nghĩa vụ khi có sự thoả

thuận giữa họ với người có quyền hoặc trong những trường

hợp mà pháp luật quy định.

Chăng hạn, sự thoả thuận giữa các bên trong quan hệ bảolãnh là căn cứ làm xuất hiện một nghĩa vụ bổ sung Trong

trường hợp này, bên cạnh quan hệ nghĩa vụ giữa người có

quyền với người có nghĩa vụ (được gọi nghĩa vụ chính) còn có

mối quan hệ nghĩa vụ giữa người có quyền với người bảo lãnh

Trang 25

(gọi là nghĩa vụ bổ sung) Xét về mối liên quan giữa nó với

nghĩa vụ chính thì nghĩa vụ này còn được gọi là nghĩa vụ phụ.

Vì rằng người bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho

người được bảo lãnh nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà

người có nghĩa vụ chính không thực hiện hoặc thực hiện không

đúng, không đầy đủ nghĩa vụ Mặt khác, hiệu lực của loại nghĩa

vụ này phụ thuộc vào hiệu lực của nghĩa vụ chính Vi du: Nếu

hợp đồng cho vay bị coi là vô hiệu thì vấn đề bảo lãnh cũng bị

coi là vô hiệu (trừ trường hợp hợp đồng vay tài sản đã được

thực hiện).

II THAY DOI CHỦ THE TRONG QUAN HỆ NGHĨA VUTrong một quan hệ nghĩa vụ, các bên là người trực tiếp thựchiện nghĩa vụ và trực tiếp hưởng quyền theo nội dung của quan

hệ ấy trong suốt quá trình kể từ khi quan hệ nghĩa vụ được xác

lập cho đến khi cham dứt hoàn toàn Tuy nhiên, rất nhiều trườnghợp, để tiện lợi trong việc thực nghĩa vụ hoặc vì những lí do

nhất định, các bên có thể thoả thuận cho một người thứ ba thay

thế một trong hai bên Người thứ ba này có thể là người kế tụcpháp lí về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trước (họ sẽ làngười thế quyền nếu thay thế người có quyên, là người thếnghĩa vụ nếu thay thế người có nghĩa vụ) Mặt khác, người thứ

ba có thể chỉ là người thực hiện nghĩa vụ thay cho người cónghĩa vụ hoặc thực hiện quyên yêu cầu thay cho người có

quyên trên cơ sở sự uy quyền của những người này.

Như vậy, sẽ có sự thay đổi về chủ thể của một quan hệ nghĩa vụ trong những trường hợp sau đây:

1 Chuyển giao quyền yêu cầu

Chuyên giao quyền yêu cầu là sự thoả thuận giữa người có

quyên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự với người thứ ba nhăm

Trang 26

chuyển giao quyền yêu cầu cho người đó Người thứ ba gọi là

người thế quyền trở thành người có quyền mới có quyền yêu

cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ cho mình

Chuyên giao quyền yêu cầu quy định từ Điều 365 đến Điều

369 BLDS năm 2015.

Như vậy, thực chất của việc chuyền giao quyền yêu cầu làngười thứ ba thay thế người có quyên trước tham gia vào mộtquan hệ nghĩa vụ hoàn toàn với tư cách là một chủ thể Người

đã chuyển quyền yêu cầu cham dứt quan hệ nghĩa vụ với người

có nghĩa vụ Do đó, người chuyên giao quyền yêu cầu hoàn toàn

không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ củangười có nghĩa vụ (trừ trường hợp có thoả thuận khác) Nếu

người có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng,

không đầy đủ nghĩa vụ thì người thế quyền với tư cách là người

có quyền mới được phép thực hiện các quyền yêu cầu của mình

theo quy định của pháp luật Người chuyên quyền yêu cầu chỉphải chịu trách nhiệm trước người thế quyền về hiệu lực của

quyền yêu cầu (quyền yêu câu có đúng pháp luật không, thời

hạn còn hay da hét) Vi vay, người chuyển giao quyén yéu cauphai cung cap thong tin can thiét, chuyén giao giay to có liên

quan đến quyền yêu cầu cho người thế quyền Nếu quyền yêu câu thực hiện nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm kèm theo thì người

chuyền giao quyên yêu cầu phải chuyên giao luôn biện pháp bảo

đảm đó và người thế quyên trở thành bên nhận bao dam

Việc chuyên quyền yêu cầu có thé thông qua hình thức viếthoặc miệng Nếu pháp luật có quy định việc chuyên giao quyềnyêu cau phải thể hiện bang văn bản, có chứng nhận của cơ quan

nhà nước có thẩm quyên thì các bên phải tuân theo hình thức

và thủ tục đó.

Trang 27

Về nguyên tắc, việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần

có sự đồng ý của người có nghĩa vụ vì trong mọi trường hợp

người có nghĩa vụ đều phải thực hiện đúng nội dung của nghĩa

vụ đã được xác dinh Dĩ nhiên, người chuyền quyên phải báo

cho người có nghĩa vụ biết về việc chuyên giao quyền yêu cầu Luật quy định việc thông báo này phải được thực hiện băng văn

bản vì văn bản này là chứng cứ để chứng minh người có nghĩa

vụ đã cham dứt nghĩa vụ với bên có quyền đồng thời là cơ sở để

người có nghĩa vụ biết được họ phải thực hiện nghĩa vụ đó với

người thứ ba Vì vậy, nếu bên có nghĩa vụ không được thông

báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu thì có quyền từ chối

việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyên Trong trường

hợp bên có nghĩa vụ do không được thông báo về việc chuyên

giao quyên yêu cầu mà đã thực hiện nghĩa vụ đối với người

chuyển giao quyền yêu cầu thì người thế quyền không được

yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình.Bên có quyền yêu cầu không được chuyền giao quyền yêu

cầu nếu các bên trong quan hệ nghĩa vụ đã thoả thuận không

được chuyên giao quyền yêu cầu hoặc quyền yêu cầu đó gắn

liền với nhân thân của bên có quyền như: Quyền yêu cầu cấp

dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính

mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín.

2 Thực hiện quyền yêu cầu thông qua người thứ baTrong trường hợp người có quyền không có điều kiện đểtrực tiếp thực hiện quyên yêu cầu thì có thể thông qua người

thứ ba dé thực hiện quyền yêu cầu đó Tuy nhiên, người thứ ba chỉ là người nhân danh người có quyền để yêu cầu người có

nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của người có quyên.

Đê có cơ sở cho người thứ ba yêu câu người có nghĩa có

Trang 28

nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thì giữa người có quyền với người

thứ ba phải xác lập một hợp đông uỷ quyên, trong đó xác định

rõ về phạm vi uỷ quyên Người có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trước người thứ ba theo nội dung uỷ quyên đó.

Có thê phân biệt chuyên giao quyền yêu cầu với thực hiện

quyên yêu câu thông qua người thứ ba qua một sô vân đê sau:

- Về nội dung của quan hệ

Chuyển giao quyền yêu cầu là một quan hệ pháp luật được

hình thành từ sự thoả thuận giữa các bên thông qua một trong các hình thức như mua bán, tặng cho, trao đôi, theo đó quyên tài sản (quyên yêu câu) được chuyên giao từ bên này sang bên kia.

Thực hiện quyền yêu cầu thông qua người thứ ba là thoả

thuận giữa người có quyên yêu câu với người thứ ba, theo đó

người có quyên yêu câu uỷ quyền cho người thứ ba nhân danh

mình thực hiện quyên yêu câu trước người có nghĩa vụ.

- Về tư cách tham gia và thực hiện quan hệ nghĩa vụ của người thứ ba

Trong trường hợp chuyền giao quyền yêu cầu thì nguol thir

ba là bên có quyền (người mang quyền mới do được thé quyên)

trước người có nghĩa vụ còn trong trường hợp thực hiện quyền yêu câu thông qua người thứ ba thì người thứ ba (người được

uỷ quyền) chỉ nhân danh người có quyền để yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ.

- Về cơ sở thực hiện quyền yêu cầu

Trong chuyên giao quyền yêu cầu, cơ sở đhực hiện quyềnyêu câu là kết quả thoả thuận chuyên giao quyền yêu cầu từ bên

có quyền cho bên thế quyền được thê hiện thông qua văn bản hoặc các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh quyền yêu cầu đã

Trang 29

được chuyền giao và có hiệu lực Trong thực hiện quyền yêu cầu

thông qua người thứ ba, cơ sở thực hiện quyền yêu cau là kết

quả thoả thuận từ một hợp đồng uỷ quyền thường được thể hiện

bằng văn bản hợp đồng hoặc theo thông báo của người có quyền

yêu cầu tới người có nghĩa vụ về việc uỷ quyền đó.

- Về phạm vi quyền yeu cau

Trong chuyén giao quyén yéu cau, người thế quyên là chủthể bên mang quyên nên phạm vi quyên yêu câu là toàn bộ

quyền đã được chuyền giao (thường là được quyền yêu cầu bên

có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ mà

trước đó họ phải thực hiện đối VỚI bên đã chuyển giao quyền

yêu cầu) Trong thực hiện quyền yêu cầu thông qua người thứ

ba thì người thứ ba chỉ được yêu cầu người có nghĩa vụ thựchiện nghĩa vụ đó trong phạm vi đã được uỷ quyên

- Về sự ràng buộc nghĩa vụ

Khi quyền yêu cầu đã được chuyền giao thì quan hệ nghĩa

vụ giữa người có nghĩa vụ với người có quyền chấm dứt và

phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa người có nghĩa vụ với bên thếquyền Do vậy, người có nghĩa vụ chỉ thực hiện nghĩa vụ vàchịu trách nhiệm trước người thế quyền nếu không thực hiện

nghĩa vụ đó.

Trong thực hiện quyền yêu cầu thông qua người thứ ba thì

chủ thể mang quyền vẫn là bên có quyền trong quan hệ nghĩa

vụ nên người có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trước bên

mang quyền nếu không thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của

người thứ ba.

3 Chuyén giao nghia vu

Chuyên giao nghĩa vụ là sự thoả thuận giữa người có nghĩa

vụ với người khác trên cơ sở đồng ý của người có quyền nhằm

Trang 30

chuyên nghĩa vụ cho người khác Người thế nghĩa vụ trở thành

người có nghĩa vụ mới (gọi là người thế nghĩa vụ) phải thựchiện nghĩa vụ trước người có quyền (Điều 370, Điều 371)Như vậy, thực chất của việc chuyên giao nghĩa vụ là một

thoả thuận tay ba, theo đó người thứ ba thay thế người có nghĩa

vụ cũ dé trở thành chủ thé có nghĩa vụ mới của quan hệ nghĩa

vụ trước đó Người có nghĩa vụ cũ chấm dứt hoàn toàn quan hệ

nghĩa vụ với người có quyền Do đó, kể từ thời điểm việcchuyên nghĩa vụ có hiệu lực, người có quyền chỉ được phép

yêu cầu người thế nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ dân sự Người

đã chuyên nghĩa vụ hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm vềkhả năng thực hiện nghĩa vụ của người thế nghĩa vụ

Trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, quyền của một bên có được

đảm bảo hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc thực hiện

nghĩa vụ của bên kia Điều kiện, khả năng, ý thức thực hiện

nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ là những vấn đề ảnh hưởng trực

tiếp đến việc hưởng quyền của bên có quyền Vì vậy, nếu chuyêngiao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của người có nghĩa

vụ thì việc chuyên giao nghĩa vụ lại cần thiết phải có sự đồng ý

của người có quyên Ai sẽ người thay thế việc thực hiện nghĩa

vụ, điều kiện, khả năng, ý thức của người đó như thế nào là

những vấn đề mà người có quyền luôn luôn phải quan tâm vì nóảnh hưởng một cách trực tiếp đến việc hưởng quyền của họ.Tuy theo từng trường hợp, việc chuyên giao nghĩa vụ có théđược xác lập băng văn bản hoặc băng miệng Tuy nhiên, trong

trường hợp pháp luật có quy định việc chuyên giao nghĩa vụ

phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc

chứng thực, đăng kí hoặc phải xin phép thì các bên phải tuân theo quy định đó.

Trang 31

Nếu nghĩa vụ được chuyên giao là một nghĩa vụ có biệnpháp bảo đảm thì biện pháp bảo đảm đó đương nhiên chấm dứt

(trừ trường hợp các bên không có thoả thuận khác).

4 Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba

Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba là sự thoả thuận

giữa người có quyền với người có nghĩa vụ, theo đó người có

nghĩa vụ uỷ quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa

vụ dân sự.

Như vậy, trường hợp này thực chất là một hợp đồng uỷquyên nên không làm thay đổi về chủ thé của nghĩa vụ (người

thứ ba chỉ là người nhân danh người có nghĩa vụ dé thay họ thực

hiện nghĩa vụ trước người có quyên) Do đó, người thứ ba trong

trường hợp này chỉ phải thực hiện nghĩa vụ theo nội dung uỷ quyên Người có nghĩa vụ (người uy quyên) vẫn phải chịu trách nhiệm trước người có quyền nếu người thứ ba không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ dân sự.

IV XÁC LẬP, CHAM DUT NGHĨA VU

1 Xác lập nghĩa vụ

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nghĩa vụ được xác lập theo một trong các căn cứ sau đây:

1.1 Hợp đồng dân sự

Nghĩa vụ dân sự được phát sinh khi các chủ thê thiết lập

với nhau một hợp đông dân sự Vi du: Hai bên giao kêt hợp

đồng mua bán tài sản thì tại thời điểm hợp đồng đó được coi là

có hiệu lực pháp luật sẽ làm hình thành giữa hai bên các nghĩa

vu giao vật, trả tiền v.v Tuy nhiên, hợp đồng dân sự chỉ làm

phát sinh nghĩa vụ nếu đó là một hợp đồng có hiệu lực (các bên

giao kết hợp đồng phải tuân theo các điều kiện mà pháp luật

Trang 32

quy định đối với một hợp đồng).

Trong thực tế, khi hợp đồng vô hiệu, các bên có nghĩa vụ

phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận (trừ trường hợp tài

sản là đối tượng của hợp đồng và các khoản lợi có được từ hợp

đồng bị tịch thu theo quy định của pháp luật) Vì vậy, có quan

điểm cho rằng, hợp đồng vô hiệu cũng làm phát sinh quan hệnghĩa vụ giữa các bên Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng các bênphải hoàn trả cho nhau những gi đã nhận khi hợp đồng vô hiệu

là nghĩa vụ phát sinh từ quy định của pháp luật về giải quyết

hậu quả của một hợp đồng vô hiệu Nghĩa vụ này hoàn toàn

không phải là sự thoả thuận giữa các bên nên không phải là

nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng

1.2 Hành vi pháp li đơn phương

Hành vi pháp lí đơn phương là hành vi thể hiện ý chí củamột bên chủ thể nhằm qua đó làm phát sinh, thay đổi hoặc

chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Đây là một loại giao dịch

dân sự, trong đó chỉ biểu hiện ý chí đơn phương của một bên

Vì vậy có làm phát sinh một quan hệ nghĩa vụ dân sự hay

không còn phụ thuộc vào sự tiếp nhận ý chí này của nhữngngười khác (những người sẽ là chủ thể phía bên kia của giao

dịch dân sự đó).

Hành vi pháp lí đơn phương chỉ làm phát sinh một nghĩa vụ

khi ý chí đã thé hiện trong đó không trái pháp luật và đạo đức

xã hội Đồng thời nếu sự thé hiện ý chí đó có kèm theo một sốđiều kiện nhất định thì chỉ khi nào những người khác thực hiện

đúng các điều kiện đó mới làm phát sinh nghĩa vụ giữa các bên.1.3 Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi vé tai sản không

có căn cứ pháp luật

Việc chiêm hữu, sử dụng tài sản của một người chỉ được

Trang 33

pháp luật thừa nhận và bảo đảm nếu người đó là chủ sở hữucủa tài sản hoặc là người được chủ sở hữu chuyên giao quyềnchiếm hữu, sử dụng thông qua giao dịch dân sự phù hợp với ýchí của chủ sở hữu hay người đó là người được phép chiếm

hữu, sử dụng tài sản trong các trường hợp do pháp luật quy

định Vì vậy, ngoài những người nói trên, việc chiếm hữu, sử

dụng tài sản sẽ bi coi là không có căn cứ pháp luật va do đó sẽ

làm phát sinh một quan hệ nghĩa vụ mà trong đó, người chiếmhữu, sử dụng tài sản có nghĩa vụ phải trả lại tài sản, bồi thườngthiệt hại cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp.Nghĩa vụ hoàn trả do được lợi về tài sản không có căn cứpháp luật phát sinh ké từ khi người được lợi có khoản lợi đótrong tay Từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc được

lợi thì phải hoàn trả khoản lợi mà mình đã thu được.

1.4 Gây thiệt hai do hành vi trai pháp luật

Khi một người thực hiện một hành vi trai pháp luật xâmphạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh sự, nhân phẩm, uy tín, taisản của người khác sẽ làm phát sinh một quan hệ luật dân sự,

trong đó người có những hành vi nói trên có nghĩa vụ phải bồi

thường thiệt hại do mình gây ra cho phía bên kia Nghĩa vụ này

còn gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Về

mặt nội dung, quan hệ bồi thường thiệt hại được xác định là

một nghĩa vụ dân sự vì trong đó có thể hiện quá trình dịchchuyên lợi ích vật chất từ chủ thể này sang chủ thể khác.Khoản lợi ích mà người có hành vi trái pháp luật phải bồi

thường bao giờ cũng được xác định thành một khoản vật chất

(tiền hoặc lợi ích vật chất khác)

Về hình thức, quan hệ bồi thường thiệt hại là một trách

nhiệm dân sự, một dạng cụ thể của trách nhiệm pháp lí nói

chung Vì vậy, khi việc bồi thường thiệt hại được thực hiện

Trang 34

dưới dạng một trách nhiệm dân sự, phải do cơ quan nhà nước

có thẩm quyền áp dụng bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà

nước Trong đó, người có hành vi trái pháp luật phải gánh chịu

một hậu quả bắt lợi về tài sản

1.5 Thực hiện công việc không có uy quyên

Thực hiện công việc không có uỷ quyền là việc một người

không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó hoàn toàn vì lợi ích của người khác khi

người có công việc được thực hiện không biết hoặc biết mà

không phản đối

Thực hiện công việc không có uỷ quyền là căn cứ làm phát

sinh quan hệ nghĩa vụ dân sự giữa người thực hiện công việc với người được thực hiện công việc, trong đó người được thực hiện công việc có nghĩa vụ thanh toán các chi phí hợp lí mà người

thực hiện công việc không có uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện

công việc đồng thời phải trả thù lao cho người thực hiện công

việc Tuy nhiên, nếu người đã thực hiện công việc không yêucầu thanh toán cũng như không yêu cầu trả thù lao thì người

được thực hiện công việc không phải thực hiện các nghĩa vụ này.

Nếu một người thực hiện một công việc vì lợi ích của người

khác nhưng công việc đó không phù hợp với mong muốn của

người được thực hiện công việc sẽ không làm phát sinh nghĩa vụ thanh toán, trả thù lao ở người được thực hiện công việc.

1.6 Những căn cứ khác do pháp luật quy định

Ngoài việc được xác lập khi có một trong năm căn cứ đã nêu trên, nghĩa vụ dân sự còn được xác lập trong các trường hợp khác nếu pháp luật có quy định Chăng hạn, nghĩa vụ dân

sự có thé được xác lập từ một bản án, quyết định của tòa án hoặc từ một quyết định của cơ quan nhà nước có thâm quyên.

Trang 35

2 Cham dứt nghĩa vụ

2.1 Nghĩa vụ được hoàn thành

Nghĩa vụ được coi là hoàn thành khi bên có nghĩa vụ đã thực

hiện toàn bộ nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyên hoặc theo

sự xác định của pháp luật Tại thời điểm nghĩa vụ được coi làhoàn thành sẽ chấm dứt quan hệ nghĩa vụ giữa các bên

Trong trường hợp đối tượng của nghĩa vụ là một vật mà

người có quyền chậm tiếp nhận vật thì người có nghĩa vụ phải

bảo quản, giữ gìn vật hoặc gửi vật vào nơi nhận gửi giữ Nghĩa

vụ giao vật được coi là hoàn thành tại thời điểm vật đã đượcgửi giữ an toàn và bảo đảm về chất lượng, số lượng cũng nhưcác điều kiện khác mà các bên đã thoả thuận

Nếu đối tượng của nghĩa vụ là một khoản tiền hoặc giấy tờtrị giá được băng tiền mà người có quyền chậm tiếp nhận đối

tượng thì người có nghĩa vụ có thé gửi vào nơi nhận gửi giữnhưng phải thông báo ngay cho bên có quyén Từ thời điểm gửi

giữ, nghĩa vụ được xem là đã hoàn thành.

2.2 Theo thoả thuận cua các bên

Xuất phát từ nguyên tắc: "7 do, nguyện cam kết, thoả

thuận” trong việc thiết lập và thực hiện các quyên, nghĩa vụ dân

sự của các chủ thé, pháp luật cho phép các bên có thé thoả thuận

dé chấm dứt nghĩa vụ Tuy nhiên, việc thoả thuận đó khôngđược gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,quyên, lợi ích hợp pháp của người khác

Căn cứ này thường được áp dụng trong những quan hệ

nghĩa vụ mà trong đó, các bên chủ thé đều có nghĩa vụ đối vớinhau Toàn bộ mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ giữa các bên

được coi là chấm dứt tại thời điểm mà các bên đã thoả thuận xong việc không thực hiện nghĩa vụ.

Trang 36

2.3 Bên có quyên miễn việc thực hiện nghĩa vụ

Căn cứ này thường được áp dụng trong những quan hệ nghĩa vụ mà một bên chủ thé chỉ có quyền còn bên kia chỉ có nghĩa vụ Do đó, việc miễn hay không, trước tiên là do ý chí

của người có quyền Tuy nhiên, ý chí đó phải được sự tiếp

nhận của phía bên kia Quan hệ nghĩa vụ sẽ chấm đứt tại thời điểm người có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ.

Những biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ cũng được cham dứt khi người có quyền đã miễn việc thực hiện nghĩa vụ đó.

Nếu việc miễn thực hiện nghĩa vụ làm ảnh hưởng đến lợi

ích của người khác thì không được coi là căn cứ làm chấm dứt

nghĩa vụ.

Vi du: Người bị thiệt hai về sức khoẻ không còn khả năng

lao động miễn việc bồi thường cho người gây thiệt hại nhưngphần bồi thường dé nuôi dưỡng con chưa thành niên của người

bị thiệt hại không được miễn

2.4 Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác

Các bên có thé thoả thuận dé cham dứt nghĩa vụ ban đầu và

thực hiện nghĩa vụ theo thoả thuận mới Căn cứ này còn được

gọi là sự đôi mới nghĩa vụ

Thông qua sự thoả thuận các bên có thé làm hình thành một

nghĩa vụ hoàn toàn mới so với nghĩa vụ trước đó (ví du: Các

bên thoả thuận cham dứt nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng muabán và nghĩa vụ đó được thay thế bằng nghĩa vụ của người vay

trong hợp đồng cho vay) Mặt khác, có thé các bên chỉ thoả

thuận về việc thay thế đối tượng của nghĩa vụ đã được xác định

trước bằng một đối tượng khác Vì vậy, nếu người có quyền đã

Trang 37

đồng ý và tiếp nhận một tài sản hoặc một công việc khác thay

thế cho tài sản hoặc công việc đã thoả thuận trước thì tại thời

điểm tiếp nhận, nghĩa vụ được coi là chấm dứt

2.5 Nghĩa vụ được bù trừ

Bù trừ nghĩa vụ là căn cứ để chấm dứt nghĩa vụ trongnhững trường hợp cả hai bên cùng có nghĩa vụ đối với nhau về

một đối tượng cùng loại và đều đã đến thời hạn thực hiện

Như vậy, việc bù trừ nghĩa vụ chỉ được thực hiện khi có đủ

yếu tố:

- Các chủ thé trong quan hệ nghĩa vụ đều có yêu cầu đối nhau:

Bu trừ nghĩa vụ chỉ được thực hiện trong những trường hop

các bên trong một quan hệ nghĩa vụ đều có yêu cầu đối với

nhau Bên nay là bên có quyên trong quan hệ nghĩa vụ hiện tainhưng lại là bên có nghĩa vụ trong một quan hệ khác Chắng

hạn, bên được bồi thường trong quan hệ về bồi thường thiệt hại

vốn là bên phải trả nợ vay trước đó mà bên cho vay là bên phảibồi thường thiệt hai trong quan hệ bồi thường này

- Nghĩa vụ của hai bên phải cùng loại:

Việc bù trừ chỉ được thực hiện trong trường hợp đối tượng

của nghĩa vụ là tài sản cùng loại Tuy nhiên các bên có thê thoả

thuận để định giá một vật thành tiền để bù trừ với nghĩa vụ trảtiền Trong trường hợp giá trị của đối tượng không tương

đương với nhau thì sau khi bù trừ các bên phải thanh toán cho

nhau phần giá trị chênh lệch Tại thời điểm thanh toán xongkhoản chênh lệch, nghĩa vụ mới được coi là chấm dứt

- Khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đều đã đến:

Có thé các bên đều có nghĩa vụ đối với nhau nhưng nếu chỉ

một nghĩa vụ đến thời hạn phải thực hiện còn nghĩa vụ kia

Trang 38

chưa đến thì các bên cũng không được thực hiện việc bù trừ

nghĩa vụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Ngoài việc phải có đủ các điệu kiện trên việc bù trừ nghĩa vụ mới được thực hiện, pháp luật hiện hành còn quy đính không được bù trừ nghĩa vụ dân sự trong những trường hợp sau đây:

- Nghia vụ đang có tranh chap;

- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ,

kiện sẽ làm cho một người đang có nghĩa vụ trở thành người có

quyền đối với chính nghĩa vụ đó Chăng hạn, một người đang

có nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền nhưng họ lại trở thành người

được đòi nợ khoản tiền đó do người chủ nợ chết mà người có

nợ lại là người thừa kế duy nhất của người chết

Trong quan hệ nghĩa vụ giữa pháp nhân với nhau, trường

hợp trên xảy ra khi có sự hợp nhất hay sáp nhập giữa phápnhân có nghĩa vụ với pháp nhân có quyên

2.7 Nghĩa vụ cham ditt khi thời hạn khởi kiện đã hết

Trong thời hạn do pháp luật quy định, người có quyềnkhông khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ, khi hết thời hạn

đó, nghĩa vụ dân sự đương nhiên chấm dứt dù người có nghĩa

vụ chưa thực hiện nghĩa vụ đó.

2.8 Nghĩa vụ chấm dứt khi một bên trong quan hệ nghĩa

Trang 39

vụ chết

Thông thường, một bên trong quan hệ nghĩa vụ là cá nhân chêt thì những quyền và nghĩa vụ của họ được chuyên giao cho người thừa kê Người thừa kê được hưởng các quyên dân sự

mà người này dé lại đồng thời phải thay họ thực hiện các nghĩa

vụ về tài sản đối với những người khác Tương tự như vậy, nếumột bên trong quan hệ nghĩa vụ là pháp nhân chấm dứt sự tồntại thì quyền và nghĩa vụ dân sự của nó được chuyền giao chopháp nhân mới hợp nhất hoặc mới sáp nhập

Tuy nhiên, khi cá nhân trong một quan hệ nghĩa vụ chết

hoặc pháp nhân châm dứt thì nghĩa vụ dân sự châm dứt trong các trường hợp sau đây:

- Nếu các bên có thoả thuận nghĩa vụ phải do chính bên có

nghĩa vụ thực hiện thì khi cá nhân đó chêt hoặc pháp nhân đó

cham dứt sự tồn tại, nghĩa vụ dân sự sẽ cham dứt

- Khi pháp luật quy định về việc nghĩa vụ phải do chính

người có nghĩa vụ thực hiện Vi du: Nghĩa vụ cap dưỡng cham

dứt khi người phải cấp dưỡng chết

- Khi các bên thoả thuận về việc thực hiện nghĩa vụ chỉ

dành cho chính người có quyên mà người có quyên đã chêt hoặc pháp nhân châm dứt tôn tại.

2.9 Nghĩa vụ cham dứt khi đối tượng là vat đặc định

không còn

Trong thực tế, khi đối tượng được xác định trong nội dung

của quan hệ nghĩa vụ là một vật đặc định thì người có nghĩa vụ giao vật phải giao đúng vật đó Vì vậy, khi vật đó không còn thì nghĩa vụ phải giao vật đặc định châm dứt Tuy nhiên, các bên có thê thoả thuận dé thay thê vật khác hoặc bôi thường thiệt hại.

Trang 40

Như vậy, thực chất khi vật đặc định không còn chỉ là căn

cứ làm chấm dứt nghĩa vụ giao đúng vật Nó không phải là căn

cứ làm cham dứt hoàn toàn nội dung của nghĩa vụ dân sự

2.10 Cham diet nghĩa vụ trong trường hop pha sản

Pháp nhân chấm dứt do bị tuyên bố phá sản Đây là mộtcăn cứ mà theo đó pháp nhân hoàn toàn chấm dứt sự tồn tại củamình (chấm dứt tuyệt đối) Do vậy, nó cũng là căn cứ làmchấm dứt nghĩa vụ dân sự trong những trường hợp mà phápluật về phá sản quy định

V THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

1 Khái niệm thực hiện nghĩa vụ

Một trong những đặc trưng cơ bản của nghĩa vụ là tính chấttương ứng và đối lập nhau về quyền và nghĩa vụ giữa các bên

Do vậy, quyền lợi của bên này chỉ đạt được khi bên kia thực

hiện các hành vi mang tính nghĩa vụ đã được hai bên xác định

hoặc pháp luật quy định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ ấy

Ké từ khi một quan hệ nghĩa vụ được thiết lập (từ hợp đồng

dân sự hoặc từ các căn cứ khác), các bên có nghĩa vụ đối với

nhau Nghia vụ này có thé là một hành vi, có thé gồm nhiều

hành vi khác nhau Các hành vi đó có thé phải tiến hành cùng

một lúc, vào cùng một thời điểm hoặc có thé được tiến hànhtheo một quá trình trong một thời hạn nhất định

Việc thực hiện nghĩa vụ diễn ra như thế nào phụ thuộc vàonội dung và tính chất của từng quan hệ nghĩa vụ cụ thể Tuynhiên, có thé khái quát việc thực hiện nghĩa vụ dân sự như sau:

Thực hiện nghĩa vụ là việc người có nghĩa vụ phải làm hoặc

không được làm một công việc theo một thời hạn nhất định đã

được xác dinh trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ, qua đó thoả

Ngày đăng: 12/04/2024, 23:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN