Các quy địnhnày đều phải được thể hiện ở hình thức văn bản quy phạm phápluật cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ViệtNam hay nói cách khác, các quy định về tội phạm và hìn
Trang 1GIÁO TRÌNH
LUẬT HINH SỰ VIỆT NAM PHẦN CHUNG
Trang 2Mã số: TPG/K - 22 - 39
2000-2022/CXBIPH/04-194/TP
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 4TS HOÀNG VĂN HÙNG Chương XIII
GS.TS LÊ THỊ SƠN Chương XIV
TS NGUYEN TUYET MAI Chương XV
TS HOÀNG VĂN HÙNG Chương XVI
TS TRAN VĂN DŨNG
Trang 5LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (toàn tập) được biên
soạn lần đầu năm 2000 trên cơ sở kế thừa, phát triển các giáotrình luật hình sự của Nhà trường được ấn hành từ năm 1992
và déu do GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa làm chủ biên Giáo trìnhnày đã được in lại nhiễu lấn
Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 được Quốc hội nước
Cong hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, ki họp thứ 10
thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015, được sửa đổi, bồ sung
năm 2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Trước tình hình đó, tập thể tác giả đã tổng rà soát lại toàn
bộ Giáo trình về nội dung khoa hoc cũng như về hình thức thểhiện Trên cơ sở rà soát này, các tác giả đã sửa đổi, bồ sung
và hoàn thiện Giáo trình Luật hình sự Việt Nam cho phù hợp với nội dung của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015, được
sửa đổi, bồ sung năm 2017, kịp thời phục vụ nhu cẩu học tập,nghiên cứu, giảng dạy của giảng viên, sinh viên và các đổi
tượng khác.
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học
Luật Hà Nội được tái bản có sửa đổi, bồ sung lan này gom 3quyền: Quyển 1 về Phan chung; Quyển 2 và Quyển 3 về Phancác tội phạm Các chương của Giáo trình về cơ bản vẫn giữkết cấu như các lan in trước đây, cụ thể:
Trang 6- Về nội dung, ở các chương về Phân chung, Giáo trìnhđược kết cấu theo các vấn đề và ở các chương về Phần các tộiphạm, Giáo trình được kết cầu theo nhóm các lội phạm (cácchương trong Phân các tội phạm của Bộ luật Hình sự).
- Về sự giải thích, Giáo trình đảm bảo kết hợp giữa tính
khoa học với tính có căn cứ theo luật định Tuy nhiên, với yêu
cẩu của chương trình đào tạo luật ở bậc đại học, sự giải thíchtrong Giáo trình cũng có mức độ nhất định; mặt khác, nhiềuvan dé trong Bộ luật cần phải được sự giải thích chính thứccủa cơ quan nhà nước có thẩm quyên
- Về cách trình bày, các tác giả lưu ý bạn đọc về các địnhnghĩa khái niệm dưới hình thức in nghiêng Các chữ viết tat,các thuật ngữ được sử dụng thống nhất ở tất cả các chương,
mục của Giáo trình.
Với sự tham gia biên soạn cua các giảng viên có kinh
nghiệm, hi vọng rằng Giáo trình này sẽ đáp ứng được sự mong
đợi cua bạn đọc Trường Dai học Luật Hà Nội xin tran trọng
giới thiệu (Giáo trình Luật hình sự Việt Nam va rất mong nhậnđược những ý kiến góp ý của bạn đọc để Giáo trình này ngày
càng hoàn thiện.
Hà Nội, tháng 10 năm 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIET TAT
Quan hệ nhân quả
Trách nhiệm hình sự
Xã hội chủ nghĩa
Trang 9CHƯƠNG I
KHÁI NIỆM, NHIEM VỤ VÀ CÁC NGUYEN TAC
CUA LUẬT HÌNH SỰ
I KHÁI NIỆM LUẬT HÌNH SỰ
Luật hình sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật có đốitượng và phương pháp điều chỉnh đặc biệt, tuân theo cácnguyên tắc và thực hiện các nhiệm vụ riéng Với tính chất làngành luật, luật hình sự được hiểu là hệ thong các quy phạmpháp luật xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi
là tội phạm và quy định hình phạt cũng như biện pháp hình sự
phi hình phạt có thể áp dụng cho các tội phạm đó Gắn với luậthình sự là hiện tượng tội phạm và biện pháp trách nhiệm đối
với hiện tượng đó Hình phạt và biện pháp hình sự phi hình
phạt tuy cùng thuộc các biện pháp hình sự nhưng hình phạt vẫnđược xem là biện pháp hình sự đặc trưng có tính “truyềnthống” Do vậy, thường có sự “vô tình” đồng nhất giữa hình
phạt với các biện pháp hình sự Tuy nhiên, xu hướng hiện nay
(1) Khái niệm luật hình sự có thé được dùng dé chỉ ngành luật nhưng cũng có thé được hiểu là một trong những hình thức văn bản quy phạm pháp luật - luật (hoặc bộ luật) của ngành luật hình sự Luật hình sự còn có thé được dùng dé
chỉ môn khoa học nghiên cứu ngành luật hình sự.
Trang 10là phát triển biện pháp hình sự phi hình phạt cùng với hạn chế
hình phạt Luật hình sự Việt Nam cũng đang theo xu hướng này.
Với hai nội dung như vậy mà ngành luật này có tên gọi gắn
với một trong hai nội dung đó - tội phạm hoặc hình phạt Vi du:
Trong tiếng Anh, ngành luật này thường được gọi là CriminalLaw (pháp luật hay ngành luật về tội phạm); còn trong tiếng
Đức, ngành luật này lại thường được gọi là Strafrecht (pháp
luật hay ngành luật về hình phạt) Trong tiếng Việt, hình sự có
nghĩa là sự trừng trị, trừng phạt và ngành luật hình sự cũng có
nghĩa là ngành luật về trừng phạt hay về hình phạt
Quy phạm pháp luật của ngành luật hình sự được hình thành
qua các quy định của pháp luật Đó là các quy định chung về tội
phạm và hình phạt cũng như biện pháp hình sự phi hình phạt, là
các quy định về các tội phạm cụ thể và các khung hình phạtcũng như biện pháp hình sự phi hình phạt cụ thể Các quy địnhnày đều phải được thể hiện ở hình thức văn bản quy phạm phápluật cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ViệtNam hay nói cách khác, các quy định về tội phạm và hình phạt
cũng như biện pháp hình sự phi hình phạt phải do cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam ban hành vì tính đặc biệt của các quy định này.
Như đã trình bày, bên cạnh nội dung quy định hình phạt,
ngành luật hình sự còn quy định các biện pháp hình sự khác
không phải là hình phạt mà thường được gọi là biện pháp hình
sự phi hình phạt Trong các BLHS Việt Nam, các biện pháp này có tên gọi là các biện pháp tư pháp; các biện pháp giám
Trang 11sát, giáo dục và được coi là các biện pháp hỗ trợ hoặc thay thế
cho hình phạt Các biện pháp phi hình phạt này có xu hướng
phát triển trong luật hình sự của các nước cũng như của ViệtNam Tuy nhiên, hình phạt vẫn là biện pháp cưỡng chế hình sự
chính và có tính đặc trưng của ngành luật hình sự Do vậy, khi
nói về ngành luật hình sự, các tài liệu thường chỉ nói đến hình
phạt BLHS Việt Nam khi xác định nhiệm vụ của mình cũng
chỉ viết: “ Bộ ludt này quy định về tội phạm và hình phạt ”(Điều 1) Tuy nhiên, khi định nghĩa khái niệm tội phạm, Điều 8BLHS không đề cập đến tính “chịu hình phạt” như một sé tàiliệu mà đã đề cập đến đặc điểm “bị xử lý hình sự” của tội
phạm Theo đó, “chịu hình phạt” chỉ là một nội dung của “bi
xử lý hình sự”; hình phạt chỉ là một loại của biện pháp hình sự.
Với nội dung xác định tội phạm và quy định hình phạt cũng
như biện pháp hình sự phi hình phạt, ngành luật hình sự có đốitượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh đặc biệt
1 Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự
Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự trước hết là
quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người phạm tội Khi có sự kiện tội phạm xảy ra - một loại quan hệ xã hội đặc biệt giữa
Nhà nước và chủ thé đã gây ra sự kiện tội phạm đó được phatsinh Ngành luật hình sự điều chỉnh quan hệ xã hội này quaviệc xác định quyền và nghĩa vụ pháp lí của hai chủ thé - Nhà
nước và người phạm tội Trong quan hệ này, người phạm tội
có nghĩa vụ pháp lí phải chịu TNHS, trong đó có hình phạt,
còn Nhà nước có quyền buộc người phạm tội phải thực hiện
11
Trang 12nghĩa vụ pháp lí đó Đối với người phạm tội, Nhà nước cóquyền buộc họ phải chịu TNHS; đối với xã hội, Nhà nước có
trách nhiệm xử lí nghiêm minh những người đã thực hiện hành
vi phạm tội dé bảo đảm trật tự xã hội, tran áp tội phạm Người
phạm tội tuy có nghĩa vụ pháp lí phải chịu TNHS nhưng cũng
có quyền yêu cầu Nhà nước chỉ được buộc mình chịu TNHS
đúng với quy định của pháp luật.
Với việc quy định TNHS của pháp nhân thương mại, luật
hình sự Việt Nam đã mở rộng phạm vi chủ thể phải chịuTNHS và do vậy cũng mở rộng đối tượng điều chỉnh của mình.Theo đó, ngành luật hình sự cũng điều chỉnh quan hệ giữa Nhà
nước với pháp nhân thương mại phải chịu TNHS Trong quan
hệ này, Nha nước có quyền và nghĩa vụ đối với pháp nhânthương mại phải chịu TNHS tương tự như đối với người phạm
tội Trái lại, pháp nhân thương mại phải chịu TNHS cũng có
nghĩa vụ và quyền tương tự như người phạm tội
Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội có
tính đặc thù Quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh củangành luật hình sự không những không cần thiết cho sự tồntại và phát triển của xã hội mà trái lại, xã hội đã phải chịu sựtác động xấu khi quan hệ xã hội này phát sinh Các quan hệ
xã hội cần thiết cho xã hội được các ngành luật khác điềuchỉnh như quan hệ sở hữu được ngành luật dân sự điều chỉnh,quan hệ vợ chồng được ngành luật hôn nhân và gia đình điềuchỉnh v.v đều không phải là đối tượng điều chỉnh của ngànhluật hình sự nhưng có thé là đối tượng bảo vệ của ngành luật
Trang 13hình sự khi bị xâm hại ở mức độ nhất định Các ngành luậtkhác có thể vừa điều chỉnh và vừa bảo vệ cùng nhóm cácquan hệ xã hội nhất định, còn ngành luật hình sự chỉ điều
chỉnh một loại quan hệ xã hội - quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội cũng như với pháp nhân thương mại phải chịu
TNHS và bảo vệ nhiều loại quan hệ xã hội khác được cácngành luật khác điều chỉnh.” Với lí do này mà quy phạmpháp luật hình sự có thé được coi là guy phạm pháp luật bảo
vệ mà không phải là guy phạm pháp luật điều chinh Quyphạm pháp luật hình sự không chỉ xác định quyền và nghĩa vụpháp lí của các chủ thé của quan hệ pháp luật hình sự mà còn
là tiêu chuẩn dé xác định giới hạn và đánh giá hành vi của conngười có phải là tội phạm hay không.®) Là tiêu chuẩn đánh
giá hành vi của con người, quy phạm pháp luật hình sự tuy
không trực tiếp điều chỉnh xử sự của con người trong cuộcsống hàng ngày như các ngành luật khác (mà chỉ điều chỉnh
xử sự của Nhà nước và người phạm tội cũng như pháp nhân
thương mại phải chịu TNHS sau khi có sự kiện tội phạm xảy
ra) nhưng vẫn có tác động điều chỉnh xử sự đó của con người
(1) Theo GS.TSKH Đào Trí Úc thì luật hình sự có thé bảo vệ cả các quan hệ xã hội chưa được ngành luật nào điều chỉnh (Đào Trí Úc, Ludt hình sự Việt Nam, Quyển I - Những vấn dé chung, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr 84).
(2) Theo cách phân loại quy phạm pháp luật được trình bày trong Gido trinh
Li luận nhà nước và pháp luật của Trường Dai học Luật Hà Nội, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội, 2008, tr 396; (hoặc trong cuốn Li luận về nhà nước và pháp ludt của PGS.TS Nguyễn Văn Động, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008, tr 258).
(3) Xem: Trường Dai học Luật Hà Nội, Gido trinh Lí luận nhà nước và pháp ludt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2015, tr 316.
l3
Trang 14Quy phạm pháp luật hình sự xác định tội phạm, quy định hình
phạt cũng như biện pháp hình sự phi hình phạt và qua đó gián
tiếp “cam đoán” việc thực hiện những hành vi bi coi là tội
phạm - những hành vi đã được quy định trong luật hình sự.
Với lí do này mà quy phạm pháp luật hình sự còn có thé đượccoi là quy phạm pháp luật cam đoán và sự cam đoán này gián
tiếp điều chỉnh xử sự của con người theo hướng tránh thực
hiện hành vi phạm tội Bên cạnh các quy phạm pháp luật có
tính “cắm đoán” như vậy, luật hình sự cũng có một số quyphạm pháp luật “cho phép” như là sự bổ sung dé đảm bao tinhhoàn chỉnh của hệ thống quy phạm pháp luật hình sự Vi du:
Cho phép gây thiệt hại khi phải phòng vệ v.v
2 Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự
Xuất phát từ đặc điểm của đối tượng điều chỉnh cũng nhưnội dung quyên, nghĩa vụ pháp lí của các chủ thé trong quan hệpháp luật hình sự, có thể rút ra phương pháp điều chỉnh của
ngành luật hình sự là phương pháp mệnh lệnh - phục tùng.
Trong quan hệ pháp luật hình sự, Nhà nước có quyền buộc
người phạm tội phải chịu TNHS, phải chịu hình phạt; người
phạm tội có nghĩa vụ pháp lí phải thực hiện TNHS, chấp hànhhình phạt và việc chấp hành này không thé tránh khỏi vì nóđược bảo đảm băng cưỡng chế của Nhà nước
Trong trường hợp pháp nhân thương mại cùng phải chịu
TNHS với cá nhân về tội phạm đã xảy ra, Nhà nước có quyền
(1) Xem: Chương XI.
Trang 15buộc pháp nhân thương mại phải chịu hình phạt; pháp nhân
thương mại có nghĩa vụ pháp lí phải chấp hành hình phạt.Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự là phương
pháp mệnh lệnh - phục tùng Theo đó, các quy phạm pháp luật
hình sự đều có cách thức tác động chung là bắt buộc người
phạm tội cũng như pháp nhân thương mại trong trường hợp
nhất định phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí là TNHS
Qua đó, quy phạm pháp luật hình sự cũng gián tiếp điềuchỉnh hành vi của con người trong cuộc sông hàng ngày vớicách thức tác động là cam đoán
Như đã trình bày, trong luật hình sự còn có một số quy phạm
pháp luật mà cách thức tác động là cho phép (được thực hiện
quyền nhất định như quyền phòng vệ chính đáng v.v.) Tuynhiên, cách thức tác động cam đoán và cho phép đều không phải
là cách thức tác động đặc trưng của ngành luật hình sự.
Tóm lại, phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự là
tội phạm và hình phạt cũng như biện pháp hình sự phi hình
phạt; các quy định về các tội phạm cụ thể và các khung hìnhphạt cụ thể Các quy định chung về tội phạm và hình phạt cũngnhư biện pháp hình sự phi hình phạt tạo thành Phần chung củaluật hình sự; Phần các tội phạm của luật hình sự là phần được
Lạ
Trang 16hình thành bởi các quy định về tội phạm cụ thé và khung hìnhphat cụ thé.
Quy phạm pháp luật hình sự được thé hiện qua các quy địnhcủa luật hình sự hay nói cách khác là qua các điều luật Giữaquy phạm pháp luật hình sự và điều luật của luật hình sự có sựkhác nhau Một điều luật quy định về tội phạm cụ thé mới chỉthé hiện nội dung cơ bản của một quy phạm pháp luật hình sự
mà chưa phải là một quy phạm pháp luật hình sự hoàn chỉnh.
Một quy phạm pháp luật hình sự hoàn chỉnh luôn bao gồmnội dung của điều luật về một tội phạm cụ thé và nội dung cácđiều luật quy định về những vấn đề chung của tội phạm
Vi dụ: Điều 141 BLHS có nội dung: “Người nào ding vũ lực,
đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệđược của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thựchiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạnnhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm” Nội dung nàymới chỉ là phần cơ bản của quy phạm pháp luật hình sự vìtrong nội dung này chưa có nội dung giải thích dấu hiệu
“người nào” Dấu hiệu này được giải thích qua các điều luật
về tuổi chịu TNHS (Điều 12 BLHS) và về tình trạng không có
năng lực TNHS (Điều 21 BLHS)
Với nội dung là xác định tội phạm và quy định hình phạt,
quy phạm pháp luật hình sự đòi hỏi phải có hai bộ phận cau
(1) Về mối quan hệ giữa quy phạm pháp luật và điều luật, xem thêm: Trường
Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Li luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2015, tr 325 - 326.
Trang 17thành - bộ phận xác định tội phạm và bộ phận quy định hình
phạt Tuy nhiên, việc xác định hai bộ phận đó trong cau trúc
của quy phạm pháp luật nói chung cũng như của quy phạm
pháp luật hình sự nói riêng có sự không thống nhất giữa cácnhà nghiên cứu và giảng dạy Bên cạnh quan điểm cho rằng
quy phạm pháp luật nói chung cũng như quy phạm pháp luật
hình sự nói riêng có ba bộ phận (giả định, quy định và chếtài) cũng có quan điểm cho răng quy phạm pháp luật chỉ cóhai bộ phận (giả định và quy định hoặc giả định và chế tài).Tác giả cho răng, quy phạm pháp luật hình sự là loại quy phạmtương đối đặc biệt so với quy phạm pháp luật của các ngànhluật khác nên khó có sự thống nhất trong cách hiểu về nội dungcũng như cấu trúc của loại quy phạm pháp luật này Nhưngđiều chắc chắn là quy phạm pháp luật hình sự phải có hai bộ
phận - bộ phận mô tả tội phạm và bộ phận xác định khung hình
phạt (chế tài) có thé được áp dụng đối với tội phạm đó Trong
đó, bộ phận mô tả tội phạm gồm 2 phan: Phần mô ta chủ thécùng các điều kiện khác (nếu có) và phần mô tả hành vi phạmtội Vi du: Bộ phận mô tả tội phạm tại Điều 132 BLHS (Tộikhông cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đếntính mạng) là: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình
(1) Xem: Trung tâm dao tạo từ xa của Dai hoc Huế, Giáo trình Luật hình sựViệt Nam - Phân chung, Nxb Cáo dục, Hà Nội, 2001, tr 88; Khoa Luật, Dai học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phan chung, Nxb Dai học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001, tr 76.
(2) Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Gido trinh Lí luận nhà nước và pháp
huật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2015, tr 318 và các trang tiếp theo.
17
Trang 18trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứugiúp dan đến hậu quả người đó chết” Trong đó, phần mô ta chủthé là “người nào”, phần mô tả điều kiện khác là “có điều kiện(cứu giúp)”; phan mô tả hành vi phạm tội là “không cứu giúpdan đến hậu quả người đó chết ” Theo công thức chung của quyphạm pháp luật (nếu - thì - mà khác thì sé ) phan mô ta chủthé và các điều kiện khác thuộc về giả định (“nếu”), phần mô tahành vi phạm tội thuộc về quy định (“mà khác”) Phần quy định(“thì”) là phan ấn trong quy phạm pháp luật hình sự (trong ví dụtrên, phần ấn được hiểu là thì phải cứu giúp).
Il NHIỆM VỤ (CHỨC NANG) CUA LUAT HINH SỰ
Trong sách báo pháp lí, nhiệm vu của luật hình sự thường
được nói đến khi các tác giả viết về ngành luật hình sự vàtrong BLHS Việt Nam, Điều I cũng đề cập nhiệm vụ của
BLHS Tuy nhiên, vì luật hình sự được xem là “công cụ” nên
nói chức năng của luật hình sự phù hợp hơn so với nói nhiệm
vụ của luật hình sự.) Với nội dung của ngành luật hình sự
được nêu trên có thể rút ra chức năng của luật hình sự làphương tiện chống và phòng ngừa tội phạm, là phương tiệnbảo vệ và giáo dục Với cách nói tắt thì luật hình sự có các
(1) Công thức chung này được trích trong Giáo trinh Lí luận chung về nhà nước và pháp luật của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007, tr 381.
(2) Theo Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1998:
Nhiệm vụ là công việc phải làm (tr 1251), còn chức năng là nhiệm vụ, công
dụng và vai trò (tr 413) Theo đó, nhiệm vụ thường gắn với chủ thể hành động, còn chức năng ở nghĩa công dụng và vai trò thường gắn với phương tiện
hành động.
Trang 19chức năng: Chức năng chống và phòng ngừa tội phạm, chức
năng bảo vệ và chức năng giáo dục Các chức năng này tuy có
nội dung riêng nhưng không độc lập hoàn toàn mà có mối
quan hệ biện chứng với nhau.
1 Chức năng chống và phòng ngừa tội phạm của luật
hình sự
Chống tội phạm và phòng ngừa tội phạm là hai hoạt động
tuy có nội dung khác nhau nhưng không tách rời nhau Trong
đó, chống tội phạm là hoạt động trực diện với tội phạm - hoạtđộng phát hiện, điều tra, truy tổ và xét xử tội phạm Phòngngừa tội phạm bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nhằm ngănngừa không dé cho tội phạm xảy ra và đều có quan hệ mật thiếtvới hoạt động chống tội phạm Chống tội phạm có hiệu quả
không chỉ có tác dụng răn đe, ngăn ngừa tội phạm mà còn có
thé định hướng cho các hoạt động phòng ngừa tội phạm Dovậy, hoạt động chống tội phạm cũng được coi là hoạt độngphòng ngừa tội phạm đặc biệt Hoạt động chống và phòng ngừa
tội phạm phải dựa trên cơ sở pháp lí chung hay nói cách khác là
đều phải sử dụng công cụ pháp lí chung là luật hình sự Hiệuquả của chống và phòng ngừa tội phạm phụ thuộc một phần
quan trọng vào độ hoàn thiện của luật hình sự Do vậy, luật hình
sự đã được coi “/a một trong những công cu sắc bén, hữu hiệu
dé đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm ” Chức năngchống và phòng ngừa tội phạm của luật hình sự được khang
(1) Lời nói đầu BLHS năm 1999.
1g
Trang 20định rõ tại Điều 1 BLHS Dé thực hiện tốt chức năng chống và
phòng ngừa tội phạm đòi hỏi luật hình sự phải luôn luôn được
hoan thiện theo sát sự thay đôi của tình hình tội phạm, đáp ứng
được yêu cầu của cuộc dau tranh chống tội phạm
2 Chức năng bảo vệ của luật hình sự
Qua chức năng chống và phòng ngừa tội phạm, luật hình sựđồng thời có chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội quan trọng
cần thiết cho sự 6n định và phát triển của xã hội trước sự xâm
hại của tội phạm Ngành luật hình sự là công cụ pháp lí “gop
phan đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyên, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam XHCN, bao vé lợi ichcủa Nhà nước, quyên, lợi ich hợp pháp của công dân, tổ chức,gop phan duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lí kinh tế,bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội
và sinh thai an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao”
Đối tượng bảo vệ của ngành luật hình sự đều được xác định
rõ ràng trong các BLHS: BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 va
BLHS năm 2015 Theo Điều § BLHS năm 2015, đối tượng bảo
vệ của luật hình sự là độc lập, chủ quyên, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền van
hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyên, lợi ích
hợp pháp của tô chức, quyền con người, quyên, lợi ích hợp phápcủa công dân, những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật Dé
(1) Xem: Nguyễn Ngọc Hoà, Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội, 2008, tr 252 và các trang tiép theo.
(2) Lời nói dau BLHS năm 1999.
Trang 21thực hiện tốt chức năng bảo vệ của mình, ngành luật hình sựcần phải xác định đúng, đầy đủ và kịp thời những hành vi cóthé gây nguy hiểm cho các đối tượng bảo vệ dé quy định là tộiphạm Có như vậy ngành luật hình sự mới có thé trở thành
công cụ pháp lí hữu hiệu bảo vệ các quan hệ xã hội đã được
xác định qua việc chống và phòng ngừa một cách toàn diện tất
cả các tội phạm, không có hành vi nào nguy hiểm (ở mức tộiphạm) cho đối tượng bảo vệ của ngành luật hình sự bị bỏ qua
3 Chức năng giáo dục của luật hình sự
Chống tội phạm qua việc xử phạt người phạm tội (cũngnhư pháp nhân thương mại trong trường hợp nhất định) khôngchỉ nhằm trừng tri ma còn nhằm mục đích giáo dục họ và giáo
dục mọi người nói chung Do vậy, nganh luật hình sự không
chỉ là công cụ chống tội phạm mà còn có chức năng giáo dục
Cũng chính qua chức nang giáo dục ma ngành luật hình sự có
thé thực hiện được chức năng phòng ngừa tội phạm của mình
Ngành luật hình sự không chỉ là công cụ răn đe người phạm tội
mà còn răn đe cả những người khác và qua đó giáo dục người phạm tội cũng như mọi người ý thức tuân thủ pháp luật, tránh
các hành vi phạm tội Ngành luật hình sự cũng là công cụ giáo
dục ý thức tham gia chống và phòng ngừa tội phạm cho tất cả
mọi người với vai trò là công dân cũng như với vai trò là thành
viên của cơ quan hay tổ chức Chức năng giáo dục của ngànhluật hình sự dựa trên cơ sở chức năng chống tội phạm nhưngđồng thời cũng là cơ sở cho chức năng phòng ngừa tội phạm và
chức năng bảo vệ của ngành luật này.
21
Trang 22Chức năng giáo dục của ngành luật hình sự được xác định
cụ thé tại Điều 1 và Điều 31 BLHS Điều 1 (Nhiệm vụ của
BLHS) quy định: “ gido duc mọi người ý thức tuán theo
pháp luật, phòng ngừa và dau tranh chống tội phạm”; Điều 31
(Mục đích của hình phạt) quy định: “ mà còn giáo đục họ ý
thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, giáo
đục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật,
phòng ngừa và dau tranh chong tội phạm ”
II] NGUYEN TAC CUA LUẬT HÌNH SỰ
Cũng như các ngành luật khác, ngành luật hình su được
xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc nhất định, trong đó cónhững nguyên tắc có tính chất chung cho cả hệ thống pháp luật
và những nguyên tắc có tính đặc thù của ngành luật hình sự.Việc tuân thủ những nguyên tắc này trong xây dựng cũng như
áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự sẽ đảm bảo cho ngành
luật hình sự thực hiện được các chức năng của mình Nhìn tổngthể, các quy phạm pháp luật hình sự phải thể hiện được các nộidung của nguyên tắc đã đặt ra Có thé có những quy định cuthê không thể hiện trực tiếp nội dung của nguyên tắc nào củangành luật hình sự nhưng những quy định này đều không đượctrái với các nguyên tắc đó
Hiện nay, chưa có sự thống nhất trong việc xác định nhữngnguyên tắc thuộc hệ thống các nguyên tắc của ngành luật hìnhsu.) Tác giả xác định có 6 nguyên tắc của luật hình sự, trong
(1) Trong cuốn sách chuyên khảo Ludt hình sự Việt Nam, Quyển 1 - Những van
dé chung, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tác giả Dao Trí Uc xác định có 7
Trang 23đó có 3 nguyên tắc là những nguyên tắc đặc thù của luật hình
sự Cụ thể 6 nguyên tắc đó là: Nguyên tắc pháp chế; nguyêntắc bình đăng trước pháp luật; nguyên tắc nhân đạo; nguyên tắchành vi; nguyên tắc có lỗi và nguyên tắc phân hoá TNHS
nguyên tắc của luật hình sự (nguyên tắc pháp chế XHCN, nguyên tắc mọi công dân đều bình đăng trước pháp luật, nguyên tắc trách nhiệm cá nhân, nguyên tắc
TNHS trên cơ so lỗi, nguyên tắc công bằng về TNHS, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc dân chủ); Trong Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phan chung
của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001, tác giả cũng xác định có 7 nguyên tắc của luật hình sự nhưng không trùng hoàn toàn với 7 nguyên tắc mà tác giả Đào Trí Úc đã xác định (nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc bình đăng trước pháp luật, nguyên tắc công minh, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm, nguyên tắc trách nhiệm do lỗi, nguyên tắc trách nhiệm cá nhân); Trong Giáo frình Luật hình sự Việt Nam - Phân chung của Trung tâm đào tạo từ xa, Dai học Huế, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001, tác gia xác định có 12 nguyên tắc của luật hình sự (nguyên tắc dân chủ XHCN, nguyên tắc nhân đạo XHCN, nguyên tắc pháp chế XHCN, nguyén tắc kết hop hài hoà chủ nghĩa yêu nước va đoàn kết quôc tế, nguyên
tắc chịu trách nhiệm chỉ đối với hành vi phạm tội cụ thể, nguyên tắc mọi công
dân đều bình đăng trước pháp luật, nguyên tắc không tránh khỏi TNHS và hình
phạt, nguyên tắc trách nhiệm cá nhân, nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi, nguyên tắc phân hoá trách nhiệm tuỳ thuộc vào tình tiết của việc thực hiện tội phạm, nguyên tắc cá thê hoá trách nhiệm và hình phạt, nguyên tắc công bằng).
23
Trang 24được tuân thủ trong cả hoạt động lập pháp và hoạt động áp
dụng luật Cụ thể:
- Những hành vi bị coi là tội phạm phải được quy định thành
các tội danh cụ thể và được mô tả rõ ràng bởi quy phạm pháp
luật hình sự;
- Những loại hình phạt có thể được áp dụng cho người
phạm tội (cũng như cho pháp nhân thương mại phải chịu TNHS) phải được quy định bởi quy phạm pháp luật hình sự va
phải được xác định cho từng tội danh đã được quy định;
- Các căn cứ của việc quyết định hình phạt cụ thể cho người
phạm tội (cũng như cho pháp nhân thương mại phải chịu TNHS)
phải được quy định thống nhất bởi quy phạm pháp luật hình sự;
- Việc truy cứu TNHS người phạm tội (cũng như pháp nhân thương mại phải chịu TNHS) phải tuân thủ các quy định
của ngành luật hình sự: Chỉ được kết tội họ về tội danh đã
được quy phạm pháp luật hình sự quy định cũng như chỉ được
tuyên hình phạt trong phạm vi mức độ cho phép của quy phạm pháp luật hình sự.
Những yêu cầu trên đây của nguyên tắc pháp chế đã đượcthể hiện trong các điều luật của BLHS Khoản 1 Điều 2 quy
định: “Chi người nào phạm một tội đã được BLHS quy định
mới phải chịu TNHS” Tương tự như vậy, khoản 2 Điều 2 cũng
xác định pháp nhân thương mai chỉ phải chịu TNHS theo các
tội danh được quy định tại Điều 76 khi thoả mãn các điều kiệncủa Điều 75 Điều 8 cũng khang định tội phạm phải là hành vi
đã được quy định trong BLHS Điều 30 khi định nghĩa hình
Trang 25phạt đã khang định: “Hình phạt được quy định trong Bộ luậtnày, do toà án quyết định áp dụng ” Điều 50 quy định: “Khiquyết định hình phạt, toà dn căn cứ vào quy định của Bộ luậtnày, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội củahành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm
nhẹ va tăng nặng TNHS”.
Từ nguyên tắc pháp chế (có tính chất chung), ngành luật
hình sự Việt Nam thừa nhận một số nguyên tắc có tính đặc thùnhưng cũng chỉ là sự biéu hiện của nguyên tắc pháp chế Trướchết phải kể đến nguyên tắc đã được thừa nhận chung “Nullum
crimen sine lege” (Không có tội khi không có luật) Cũng từ
nguyên tắc này, ngành luật hình sự Việt Nam không chấp nhận
nguyên tac “dp dung tương tự” và nguyên tắc “hiệu lực trở vềrước” (còn được gọi là nguyên tắc “hồi tố”) để truy cứu
TNHS một người (có hành vi nguy hiểm cho xã hội) Điều 2
và Điều 8 BLHS đã được nêu trên thé hiện rõ ràng quan điểmcam “áp dung tương tự” dé truy cứu TNHS Điều 7 BLHS làđiều luật thể hiện rõ quan điểm cấm áp dụng “có hiệu lực trở
về frước ” dé truy cứu TNHS
(1) Ấp dụng tương tự để truy cứu TNHS có nghĩa áp dụng một điều luật của luật hình sự dé truy cứu TNHS một người về hành vi chưa được quy định trong luật hình sự là tội phạm nhưng tương tự với hành vi đã được quy định là tội
phạm trong điều luật đó;
Ap dụng hiệu lực trở về trước đề truy cứu TNHS là áp dụng một điều luật của luật hình sự dé truy cứu TNHS một người về hành vi mà người đó đã thực hiện trước khi điều luật này có hiệu lực thi hành Vấn đề này được trình bày tiếp ở
Chương II.
23
Trang 262 Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật
Điều 16 Hiến pháp quy định: “7 Moi người déu bình dangtrước pháp luật 2 Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sốngchính trị, dân sự, kinh tế, van hod, xã hội” Tương tự như vậy,Điều 51 Hiến pháp cũng khang định: “Các chủ thé thuộc các
thành phan kinh tế bình đăng, ” Cụ thé hoá nguyên tac hién
định này, Điều 3 BLHS quy định: “Moi người phạm lội đều bìnhdang trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tinngưỡng, tôn giáo, thành phân, địa vị xã hội” (điềm b khoản 1).Ngoài ra, điều luật này còn xác định, mọi pháp nhân thươngmại, khi phải chịu TNHS đều bình đẳng trước pháp luật, khôngphân biệt hình thức sở hữu và thành phan kinh tế
Ngành luật hình sự với các quy định về tội phạm và cácquy định về hình phạt có giá trị như nhau đối với tất cả mọi
người cũng như mọi pháp nhân thương mại nói chung và đặc
biệt đối với tất cả những người đã có hành vi phạm tội nóiriêng Ngành luật hình sự không được phép quy định đặc điểmnhân thân như về giới tính, về tôn giáo, về thành phần, địa vị
xã hội là cơ sở để truy cứu TNHS Trong áp dụng luật hình sự,đặc điểm về nhân thân cũng không được phép ảnh hưởng đếnviệc truy cứu TNHS theo hướng định kiến hay thiên vi Cụthé: Việc xử lí tội phạm không bi chi phối bởi giới tính, dân
tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội của người
(1) Ở đây cần phân biệt giữa nguyên tắc này với việc quy định chủ thé đặc biệt cũng như việc quy định những đặc điểm nhất định về nhân thân là dấu
hiệu định khung hình phạt hoặc dau hiệu tăng nặng, giảm nhẹ TNHS (những van đề này được trình bày ở các chương tiếp theo).
Trang 27phạm tội; việc truy cứu TNHS pháp nhân thương mai cũng
không bi chi phối bởi hình thức sở hữu và thành phan kinh tếcủa pháp nhân thương mại Tat cả các cá nhân và pháp nhânthương mại đều bình dang trước pháp luật nói chung cũng nhưpháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng Ngườiphạm tội cũng như pháp nhân thương mại phải chịu TNHS đềuphải được các cơ quan tiến hành tố tụng đối xử bình dang tronghoạt động điều tra, truy t6, xét Xử
3 Nguyên tắc nhân đạo
Nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc chung và là nguyên tắc
được đặc biệt chú ý trong ngành luật hình sự vì hậu quả mà người phạm tội phải chịu theo ngành luật này là hình phạt -
“biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước ”(Điều 30 BLHS)
Ngành luật hình sự Việt Nam thể hiện nguyên tắc nhân đạoqua nhiều điều luật khác nhau, trong đó có các điều luật vềnguyên tắc xử lí tội phạm, về các hình phạt và áp dụng hình phạtđối với người phạm tội Đây là những điều luật thé hiện tươngđối rõ và trực tiếp nguyên tắc nhân đạo Điều 3 BLHS khi xácđịnh nguyên tắc xử lí đã khang định chính sách khoan hồngđược áp dụng “đối với người tự thú, đâu thú, thành khẩn khaibdo, tô giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với
cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc
trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hồi cải, tự nguyện sửachữa hoặc bồi thường thiệt hại gáy ra” Điều luật về mục đíchcủa hình phạt đã khang định: “Hinh phat không chỉ nhằm trừng
Zl
Trang 28tri mà còn giáo duc họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy
tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới ” (Điều 31
BLHS) Từ mục đích này mà ngành luật hình sự Việt Nam đã
xác định các hình phạt trong hệ thống hình phạt đều là các hìnhphat không nhằm gây đau đớn về thé xác và xúc phạm đến nhânphẩm, danh dự của người phạm tội Đối với hai hình phạtnghiêm khắc nhất là hình phạt tù chung thân và hình phạt tử
hình, luật hình sự Việt Nam cũng đã giới hạn phạm vi áp dung
dé thể hiện tính nhân đạo, cụ thé: “Không xử phạt tù chung thânhoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” (Khoản 5Điều 91 BLHS); “ Không áp dụng hình phạt tử hình đối vớingười dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ dangnuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khiphạm lội hoặc khi xét xử ” (Khoản 2 Điều 40 BLHS); “Không thihành án tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ dang nuôicon dưới 36 thang tuổi; ” (Khoản 3 Điều 40 BLHS)
Ngoài ra, nguyên tắc nhân đạo còn được thé hiện ở nhiềuđiều luật quy định về quyết định hình phạt, về TNHS củangười chưa đủ 18 tuôi, về miễn chấp hành hình phạt tù có điềukiện (án treo), về miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạnchấp hành hình phạt, về tha tù trước thời hạn có điều kiện, về
xoá án tích v.v
4 Nguyên tắc hành vi và nguyên tắc có lỗi
Xuất phát từ quan điểm: Đối tượng điều chỉnh của phápluật chỉ có thể là hành vi của con người mà không thể là ý
nghĩ, tư tưởng của họ, ngành luật hình sự Việt Nam thừa nhận
Trang 29nguyên tắc hành vi là nguyên tắc của ngành luật này Theo đó,
ngành luật hình sự không cho phép truy cứu TNHS một người
về tư tưởng của ho mà chỉ được truy cứu TNHS đối với hành
vi của họ khi hành vi đó thoả mãn các dấu hiệu của tội phạm
cụ thé được quy phạm pháp luật hình sự quy định Thé hiệnnguyên tắc hành vi, Điều 8 BLHS đã xác định tội phạm phải làhành vi trong định nghĩa về tội phạm Từ đó, trong phần mô tảcác tội danh cụ thể, BLHS khi mô tả tội phạm đều mô tả hành
vi của con người Với nguyên tắc hành vi, ngành luật hình sựViệt Nam cắm truy cứu TNHS tư tưởng của con người Ở khíacạnh này cũng có thé coi “cẩm truy cứu TNHS tư tưởng” lànguyên tắc của ngành luật hình sự
Gan liền với nguyên tắc hành vi là nguyên tắc có lỗi.Ngành luật hình sự Việt Nam truy cứu TNHS một người vềhành vi gây thiệt hại cho xã hội chỉ khi người đó có lỗi Hành
vi gây thiệt hại cho xã hội nhưng chủ thể thực hiện không có
lỗi (do những lí do khác nhau như họ bị mat nang luc nhan
thức ý nghĩa xã hội của hành vi hoặc năng lực điều khiển hành
vi theo đòi hỏi của xã hội vì mắc bệnh tâm thần hoặc do họ ởtrong tình trạng bất khả kháng) thì hành vi đó không bị coi làtội phạm và chủ thể thực hiện không phải chịu TNHS Với việcthừa nhận nguyên tắc có lỗi, luật hình sự Việt Nam cắm “truy
tội khách quan” (truy cứu TNHS chỉ căn cứ vào hành vi khách
quan mà không xét đến lỗi (chủ quan) của chủ thể)
Thừa nhận nguyên tắc có lỗi là xuất phát từ chức năng giáodục của ngành luật hình sự Chức năng này không thể thựchiện được khi truy cứu TNHS một người mà họ không có lỗi
29
Trang 30Thé hiện nguyên tắc có lỗi, ngành luật hình sự Việt Namkhi định nghĩa tội phạm tại Điều § BLHS đã khăng định tộiphạm phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện mộtcách cố ý hoặc vo ý, có nghĩa là được thực hiện một cách cólỗi Từ đó, các điều luật trong BLHS khi mô tả tội cụ thể đềucần thé hiện dấu hiệu lỗi của tội phạm.
5 Nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự
Cũng như các nguyên tắc khác, nguyên tắc phân hoá TNHSphải được thê hiện trong xây dựng luật hình sự cũng như trong
áp dụng luật hình sự Trong áp dụng luật hình sự, nguyên tắcnày còn được gọi là nguyên tắc cá thé hoá TNHS hay nguyêntac cá thé hoá hình phạt Như vậy, cá thé hoá TNHS trong áp
dụng luật hình sự và phân hoá TNHS trong luật hình sự là hai
nội dung không tách rời nhau của nguyên tắc phân hoá TNHS.Trong đó, phân hoá TNHS trong luật là co sở pháp lí cần thiếtcho việc cá thể hoá TNHS trong áp dụng
Chức năng giáo dục của luật hình sự chỉ có thé trở thành
hiện thực khi TNHS được xác định đúng cho từng người
phạm tội Hình phạt áp dụng cho người phạm tội cụ thể phảitương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của
tội phạm đã gây ra và phải phù hợp với nhân thân cũng như
hoàn cảnh của người phạm tội Đây chính là yêu cầu của cáthé hoá TNHS (hình phạt) trong áp dụng luật hình sự Tương
tự như vậy, TNHS của pháp nhân thương mại cũng phải được
cá thé hoá cho phù hợp với tội phạm mà pháp nhân thương
mại phải chịu TNHS cũng như phù hợp với “nhân thân” của pháp nhân thương mại.
Trang 31Dé cá thé hoá TNHS (hình phat) trong khi áp dụng luật đòi
hỏi phải có sự phân hoá TNHS trong luật và giải thích luật.
TNHS càng được phân hoá trong luật và trong giải thích luật
thì càng có cơ sở cho việc cá thé hoá hình phạt trong áp dung
Do vậy, hoàn thiện sự phân hoá TNHS là một trong những nội
dung hoàn thiện luật hình sự nói chung Cac biểu hiện củaphân hoá TNHS trong luật có thé là:
- Phân loại tội phạm thành các nhóm tội khác nhau để cócác quy định khác nhau về TNHS;
- Đa dạng hoá hệ thống hình phạt;
- Phân hoá chế tài của mỗi tội thành nhiều khung hình phạt
khác nhau v.v
Thẻ hiện nguyên tắc này, khoản 1 và khoản 2 Điều 3 BLHS
xác định các đối tượng cần nghiêm tri và các đối tượng cần
khoan hồng Theo đó, những người phạm tội cần nghiêm trị làngười chủ mưu, cầm dau, chỉ huy, tái phạm nguy hiểm, côn đồ,ngoan cố chống đối, là người lợi dụng chức vụ, quyền hanhoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt dé phạm tội, là người phạm tội
có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cô ý gây hậu quả đặcbiệt nghiêm trọng Trường hợp pháp nhân thương mại cần bịnghiêm trị là trường hợp đã dùng thủ đoạn tinh vi, có tinh chấtchuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng Đốitượng cần được khoan hồng theo quy định của điều luật làngười tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm,
lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm (1) Nội dung cụ thể của những vấn đề này được trình bày ở các chương tiếp theo.
3l
Trang 32trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết
vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt
hại gây ra Trường hợp pháp nhân thương mại cần được khoanhồng là trường hợp tích cực hợp tác với cơ quan có trách
nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải
quyết vụ an, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra,chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra
Nội dung phân hóa trên đây đã được cụ thé hoá tại cácđiều 51 và 52 BLHS (các tình tiết giảm nhẹ TNHS, các tìnhtiết tăng nặng TNHS) cũng như được cụ thể hoá ở dấu hiệuđịnh khung hình phạt của một số tội phạm Nội dung phânhoá này cũng cần được chú ý khi áp dụng luật hình sự dé cáthé hoá TNHS
IV KHOA HỌC LUAT HÌNH SỰ
Khoa học luật hình sự là bộ phận của khoa học pháp lí,
nghiên cứu những vấn đề lí luận của ngành luật hình sự.Những vấn đề này có thể được nghiên cứu ở những cấp độ và
hình thức khác nhau Trong chương trình đào tạo cử nhân luật,
việc học tập, nghiên cứu ngành khoa học này nhằm trang bịnhững vấn đề lí luận cơ bản, giúp sinh viên có thể hiểu, giảithích, đánh giá được các quy định của luật hình sự và có thê
vận dụng luật dé giải quyết các vụ án hình sự.
Những nhóm van đề cốt lõi mà khoa học luật hình sự cầngiải quyết bao gồm:
- Nhóm vấn đề chung về ngành luật hình sự: Khái niệm,chức năng, nguyên tắc và nguồn của ngành luật
Trang 33- Nhóm van dé về tội phạm: Bản chat, đặc điểm, cấu trúccủa hiện tượng tội phạm; vấn đề phản ánh (quy định) tội phạm
trong luật.
- Nhóm vấn đề về TNHS, về hình phat và các biện pháp
hình sự khác: Khái niệm, mục đích của TNHS, của hình
phạt; hệ thống hình phạt và các biện pháp hình sự khác;quyết định hình phạt và các biện pháp hình sự khác:
Ngoài ra, khoa học luật hình sự còn nghiên cứu một số van
đề khác như vấn đề lịch sử (trên phạm vi quốc tế hoặc quốcgia) của ngành luật hình sự, vẫn đề so sánh luật hình sự (sosánh giữa các quốc gia hoặc theo lich sử của một quốc gia).Khoa học luật hình sự có liên quan gần với một số nganh
khoa hoc khac nhu:
- Tội phạm học (nghiên cứu tội phạm dưới góc độ tinh
hình, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa);
- Tâm thần học tư pháp (nghiên cứu các bệnh tâm thần liênquan đến van dé năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành
vi theo đòi hỏi của xã hội, của con người);
- Khoa học luật tố tụng hình sự (nghiên cứu trình tự và thủ
tục pháp lí của quá trình truy cứu TNHS người phạm tội);
- Khoa học điều tra tội phạm (nghiên cứu các phương pháp,
kĩ thuật phục vụ việc điều tra tội phạm)
(1) Có thể xem mục lục của giáo trình luật hình sự để biết các nội dung cụ thé của
khoa học luật hình sự được giải quyết trong chương trình đào tạo cử nhân luật.
33
Trang 34CÂU HOI HƯỚNG DAN ÔN TẬP
1 Phân biệt đối tượng điều chỉnh và đối tượng bảo vệ của
ngành luật hình sự.
2 Phân tích các nguyên tắc đặc thù của ngành luật hình sự
3 Trình bày các chức năng của ngành luật hình sự.
Trang 35- Tiên lệ pháp (trong lĩnh vực luật hình sự là án lệ); và
- Văn bản (quy phạm) pháp luật
Việt Nam không coi tập quán pháp và án lệ là nguồn của
ngành luật hình sự với nghĩa là nguôn quy định tội phạm vàhình phạt cũng như các biện pháp hình sự phi hình phat
(1) Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trinh Lí luận nhà nước và pháp luat, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2015, tr 285.
(2) Ở đây, nguồn của luật hình sự được hiển theo nghĩa hẹp “ nguồn của
luật hình sự chỉ bao gồm những căn cứ trực tiếp quy định về ning gi lién
quan đến tội phạm và hình phạt Nói cách khác, " nguồn của luật hình sự chỉ
có thể là những văn bản pháp luật hình sự ” (Đào Trí Úc, Luật hình sự Việt Nam, Quyển 1 - Những vấn đề chung, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000,
tr 293) Ngoài ra, còn có cách hiểu nguồn của luật hình sự theo nghĩa rộng.
Về van đề này có thé xem: Đào Trí Úc, Luật hình sự Việt Nam, Quyển 1
-Những vấn dé chung, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr 293 và các trang tiếp theo Trong Giáo trình này, nguồn của luật hình sự được hiểu theo
nghĩa hẹp như vậy.
35
Trang 36Nguồn của ngành luật hình sự Việt Nam theo nghĩa này chỉ cóthé là văn bản quy phạm pháp luật Do tinh chất quan trọng vađặc điểm đặc biệt của đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình
sự nên nguồn của nó không phải là tat cả các loại văn bản quyphạm pháp luật mà chỉ có thể là văn bản quy phạm pháp luật
do co quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành Chi có luật(bộ luật hoặc luật) là nguồn của ngành luật hình sự Các vănbản dưới luật không thể là nguồn của ngành luật hình sự.Những luật được coi là nguồn của luật hình sự phải có các quyđịnh liên quan trực tiếp đến tội phạm và hình phạt
BLHS là luật mà trong đó tập hợp đầy đủ hoặc tương đốiđầy đủ các quy định về tội phạm và hình phạt hay nói cáchkhác, BLHS là luật có tất cả hoặc hầu hết các quy phạm pháp
luật hình sự Khác với BLHS, (văn bản) luật hình sự? chỉ có
một số quy phạm pháp luật hình sự Mỗi (văn bản) luật hình sự
có thé giữ vai trò bổ sung cho BLHS trong trường hợp cóBLHS; còn trong trường hợp không có BLHS thì mỗi văn bản
đó là một bộ phận và cùng với các văn bản khác hợp thành
nguồn của ngành luật hình sự Luật hình sự có thể chỉ có cácquy định về tội phạm, về hình phạt thuộc lĩnh vực hoặc vấn đề
cụ thể nào đó Bên cạnh đó có thể còn có những luật mà trong
(1) Trước day, dé phân biệt van ban luật không phải là bộ luật với bộ luật
chúng ta có khái niệm đạo luật Hiện nay, khái niệm này không còn được sử
dụng vì theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chỉ có khái niệm luật mà không có khái niệm đạo luật Trong đó luật được hiểu bao gồm cả bộ luật.
(2) Từ đây trở đi, tác giả sử dụng khái niệm luật hình sự với nghĩa là một trong những hình thức văn bản quy phạm pháp luật (hình sự) - (văn bản) luật hình sự.
Trang 37đó không chỉ có những quy phạm pháp luật hình sự mà còn có
quy phạm pháp luật của ngành luật khác Đây thực chất là luậtcủa ngành luật khác và trong đó có điều luật xác định tội phạm
và quy định hình phạt đối với những hành vi vi phạm thuộc
ngành luật đó nhưng ở mức phải bi coi là tội phạm Do vậy, luật loại này được gọi là luật có quy phạm pháp luật hình sự.
Tóm lại, nguồn của ngành luật hình sự có thể là BLHS, luậthình sự và luật có quy phạm pháp luật hình sự Nhiều quốc giatrên thế giới xây dựng ngành luật hình sự theo hướng có BLHS
và các luật có quy phạm pháp luật hình sự như Cộng hoà Liên
bang Đức Trong đó, BLHS quy định những van dé chung về
tội phạm và hình phạt cũng như quy định những tội danh thông
thường; còn các luật quy định các tội danh thuộc những lĩnh
vực riêng biệt như lĩnh vực môi trường, lĩnh vực tải chính hay linh vực công nghệ thông tin v.v
Ở Việt Nam, nguồn của ngành luật hình sự được thể hiện
như sau:
- Trước năm 1986 - Thời điểm trước khi BLHS Việt Namđầu tiên có hiệu lực, ngành luật hình sự Việt Nam không có cả
BLHS lẫn luật hình sự Văn bản quy phạm pháp luật được coi là
ngu6n của ngành luật hình sự trong giai đoạn nay chi bao gồmnhững văn bản dưới luật, trong đó chủ yếu là pháp lệnh Các
pháp lệnh được áp dụng trong giai đoạn này là Pháp lệnh Trừng
(1) Hệ thống các luật này được gọi ở Cộng hòa Liên bang Đức là luật hình sự phụ
(Nebenstrafrecht), xem: Claus Roxin, Strafrecht Allgemeiner Teil, Band I, Verlag C.H.Beck, Miinchen, 1997, tr 4.
a7
Trang 38trị các tội phan cách mạng (năm 1967), Pháp lệnh Trừng tri các tội xâm phạm tài sản XHCN và Pháp lệnh Trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân (năm 1970), Pháp lệnh Trừng trị
tội hối lộ (năm 1981), Pháp lệnh Trừng trị các tội đầu cơ, buôn
lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép (năm 1982) v.v Văn bản
quy phạm pháp luật quy định được nhiều nhóm tội nhất tronggiai đoạn này là Sắc luật số 03 năm 1976 Trong đó, các nhómtội phạm được quy định bao gồm: Các tội phản cách mạng, cáctội xâm phạm tai sản công cộng, các tội xâm phạm thân thé,nhân phẩm, sức khoẻ, tài sản riêng của công dân, các tội kinh tế,các tội chức vụ, hối lộ và các tội xâm phạm trật tự, an toàn công
cộng Trong giai đoạn nay có thời gian dài chung ta còn coi cả
thông tư và án lệ là nguồn của ngành luật hình su
- Từ năm 1986 đến nay, ngành luật hình sự Việt Nam coinguồn duy nhất của ngành luật này là BLHS.?) Điều này đượckhẳng định rõ trong BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 cũng
như trong BLHS năm 2015 Cả ba bộ luật này, khi định nghĩa
khái niệm tội phạm tại Điều 8 đều khang định tội phạm là hành
vi nguy hiểm cho xã hội “được quy định trong BLHS” Day làvan đề vẫn luôn được tranh luận Câu hỏi tranh luận được đặt
(1) Xem: Thông tư số 442-TTg ngày 19/01/1955 của Thủ tướng Chính phủ về việc trừng trị một số tội phạm; Chỉ thị số 772-TATC ngày 10/7/1959 của Toà
án nhân dân tối cao về van đề đình chỉ áp dụng luật pháp cũ của dé quốc và phong kiến.
(2) Nhiều quốc gia khác, trong đó có Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc Thụy Điền v.v không quan niệm như vậy mà coi BLHS chỉ là một nguồn chính Xem: Điều 3 và Điều 13 BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Điều 1 BLHS Cộng hòa Liên bang Đức, Điều 1 BLHS Vương quốc Thụy Điền.
Trang 39ra là: Có nên chỉ coi BLHS là nguồn duy nhất của ngành luậthình sự? Xu hướng chung cho rằng cần cho phép các luật kháccũng được quy định tội phạm thuộc lĩnh vực luật đó điều chỉnhkhi tội phạm này chưa được quy định trong BLHS để tránhphải bố sung thường xuyên BLHS khi phát sinh tội phạm mới
trong những lĩnh vực khác nhau Khi cho phép như vậy sẽ có
sự thống nhất giữa quy định về tội phạm với quy định về vi
phạm và với hoạt động của lĩnh vực mà vi phạm cũng như tội
phạm phát sinh Đó là cơ sở giúp hiểu quy định về tội phạmđược rõ và đầy đủ hon.“
II HIỆU LỰC CỦA LUẬT HÌNH SỰ - NHỮNG NGUYÊNTÁC CHUNG
Hiệu lực của luật hình sự là giá trị thi hành của luật hình sự
đối với tội phạm nên nó phải gắn với hành vi phạm tội Nóiđến hiệu lực của luật hình sự là nói đến hiệu lực của luật đốivới hành vi phạm tội xảy ra khi nào (hiệu lực về thời gian) vàđối với hành vi phạm tội xảy ra ở đâu (hiệu lực về không gian)
1 Hiệu lực về thời gian của luật hình sự
Khi đã chấp nhận nguyên tắc pháp chế mà trước hết lànguyên tac “Nullum crimen sine lege” (Không có tội khi không
có luật) thì vấn đề hiệu lực về thời gian phải được xác định
(1) Xem thêm: Nguyễn Ngọc Hoà, Nguồn của pháp luật hình sự - Những yêu cầu được đặt ra cho pháp luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 7/201 1; Nguyễn Ngọc Hoà (Chủ biên), Sửa đổi Bộ luật Hình sự - Những nhận thức can
thay đổi?, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2015; Nguyễn Ngọc Hòa, Nguồn của pháp luật hình sự và van dé mở rộng nguôn của pháp luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 4/2022.
39
Trang 40theo nguyên tắc: Luật hình sự chỉ có hiệu lực để truy cứuTNHS đối với hành vi được thực hiện sau khi luật được banhành và có hiệu lực thi hành Nguyên tắc chung này được hiểu
với hai nội dung sau:
- Nếu việc áp dụng luật mà không có lợi cho chủ thể bị ápdụng thì luật hình sự không có hiệu lực trở về írước Cu thé:Luật hình sự không có hiệu lực trở về trước trong các trường
Ở đây có hai điểm can chú ý:
+ Khi nói không có hay có hiệu luc trở về trước thì có thé
là đối với toàn bộ các quy định hoặc chỉ đối với một hoặc một
số quy định của luật hình sự Điều này phụ thuộc vào nội dung
của quy định cũng như vào thời điểm có hiệu lực thi hành củaquy định trong trường hợp được bồ sung, sửa đổi
+ Trong trường hợp giữa thời điểm bắt đầu thực hiện tội
phạm với thời điểm tội phạm kết thúc là khoảng thời gian dài
và luật hình sự có hiệu lực thi hành trong khoảng thời gian đó
thì van đề hiệu lực theo thời gian được giải quyết theo nguyêntắc: Thời điểm thực hiện tội phạm được tinh là thời điểm bat