So với quy định tại khoản 4 Điều 474 BLDS năm 2005,quy định về tính lãi trong trường hợp vay không có lãi theo BLDSnăm 2015 rõ ràng và cụ thé hơn: Theo đó, khoản 4 Điều 474 BLDSnăm 2005
Trang 1một khoản tiên dé sử dụng vào mục đích xác định trong một thờigian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc
va lãi” (Khoản 16 Điều 4 Luật Các tô chức tín dụng năm 2010, sửađổi, bố sung năm 2017) Còn trong BLDS năm 2015, Điều 463 địnhnghĩa về hợp đồng vay như sau: “Hop dong vay tài sản là sự thỏa
thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay;
khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùngloại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa
thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Định nghĩa này đã thé hiện được các yêu tố sau đây của hợp
đồng vay tài sản:
- Cơ sở hình thành hợp đồng: Hop dong vay tai sản là kết quả
của sự thỏa thuận giữa các bên.
- Chủ thể của hợp đồng vay gồm bên cho vay và bên vay Trong
đó, bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vayphải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng,chất lượng
- Hợp đồng vay tài sản gồm hop đồng vay có lãi và hợp đồng
vay không có lãi.
Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có mục đích chuyên quyền
sở hữu đối với tài sản vay Thời điểm chuyên quyền sở hữu đối vớitài sản vay là thời điểm bên vay nhận tài sản đó Khi bên vay trởthành chủ sở hữu tài sản vay, bên vay sẽ có toàn quyên chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt số tài sản đã vay, trừ trường hợp có điều kiện
của bên cho vay về việc sử dụng tài sản
Hợp đồng vay tài sản là một loại hợp đồng phô biến trên thực
tế, được xác lập hàng ngày, hàng giờ cùng với sự phát triển của kinh
tế, xã hội Hợp đồng vay giúp cho bên vay (bao gôm cả cá nhân và
Trang 2doanh nghiệp) giải quyết được những khó khăn về vốn, duy trì cuộcsống hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh bình 6n Bên cạnh trườnghợp vay có lãi, hợp đồng vay tài sản không có lãi thường xuất phát
từ mục đích tương trợ, giúp đỡ của bên cho vay đối với bên vay.Còn đối với bên cho vay tài sản, hợp đồng vay tài sản (trường hợp
có lãi) giúp ho sử dụng được nguồn von nhàn rỗi một cách hiệu quả,mang lại lợi ích kinh tế cho mình thông qua việc nhận tiền lãi Đặcbiệt, đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, cho vay lànghiệp vụ quan trọng không thể thiếu trong hoạt động của nhữngchủ thể này nhằm luân chuyền vốn cho các chủ thể có nhu cầu, qua
đó làm cho nguồn vốn sinh lợi
Hợp đồng vay tài sản có các đặc điểm pháp lí sau đây:
Một là, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận
BLDS năm 2015 không có quy định riêng về thời điểm phátsinh hiệu lực của hợp đồng vay tài sản Do đó, về nguyên tắc chung,hợp đồng vay tài sản được xác định là hợp đồng ưng thuận Điềunày được hiểu, hợp đồng vay tài sản có hiệu lực kể từ thời điểmgiao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
Hai là, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có đền bù hoặc không
có đền bù
Hợp đồng vay có đền bù khi là vay có lãi Khoản lãi chính làlợi ích vật chất mà bên cho vay nhận được từ hợp đồng vay Lãitrong hợp đồng vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượtquá mức lãi suất trần được ghi nhận trong BLDS năm 2015 (không
vượt quá 20%/nam).
Trường hợp bên cho vay không lấy lãi đối với bên vay thì đây
là hợp đồng vay không có đền bù Hợp đồng vay không có đền bùđược xác lập phố biến với những người có quan hệ thân thích, tìnhcảm mang tính chất tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau
Trang 3Ba là, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng song vụ
Trong hợp đồng vay tài sản, cả bên cho vay và bên vay đều cónghĩa vụ đối với nhau Do đó, hợp đồng vay tài sản là hợp đồngsong vụ BLDS năm 2015 đã quy định cụ thé nghĩa vụ của bên chovay (Điều 465) cũng như nghĩa vụ trả nợ của bên vay (Điều 466).Theo đó, bên cho vay có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vay day đủ,đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận;bồi thường thiệt hai cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản khôngbảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợpbên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó; không được yêu cầu bên vaytrả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470BLDS năm 2015 hoặc luật khác có liên quan quy định khác Cònbên vay có nghĩa vụ trả đủ tiền khi đến hạn (nếu tài sản vay là tiền)
Trường hợp tai sản vay là vat thì bên vay có nghĩa vụ phải trả vat
cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuậnkhác Ngoài ra, bên vay còn có nghĩa vụ trả tiền lãi cho bên cho vaynếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định
2.4.2 Đối tượng của hop dong vay tài sản
Hợp đồng vay có đối tượng là tài sản Tài sản gồm vật, tiền,giấy tờ có giá, quyên tài sản Đối tượng phố biến của hợp đồng vaytài sản bao gồm tiền, vật cùng loại nhưng là vật tiêu hao
Trên thực tế, đối tượng phô biến nhất của hợp đồng vay là tiền,bao gồm nội tệ và ngoại tệ Đối với nội tệ, các bên được quyền xáclập hợp đồng vay mà không chịu sự hạn chế nào của luật vì nội tệ
là loại tiền tự do lưu thông Khi các bên xác lập hợp đồng vay đối
với ngoại tệ, bên cạnh việc tuân theo các quy định trong BLDS thìcác bên còn phải chú trọng đến các quy định về điều kiện cho vayngoại tệ được ghi nhận trong các văn bản pháp luật liên quan Ngoài
ra, vàng, kim khí quý, đá quý hoặc các loại tài sản có giá trị khác
Trang 4(thóc, gạo ) cũng là những đối tượng vay phổ biến trên thực tế Khikết thúc thời hạn vay, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sảncùng loại theo đúng số lượng, chất lượng; do đó, khi đối tượng vay
là vật thì vật thuộc nhóm vật cùng loại Đối tượng vay được chuyên
sở hữu từ bên cho vay sang bên vay Khi bên vay đã xác lập quyền
sở hữu đối với tài sản vay, họ có quyền chiếm hữu, sử dụng, địnhđoạt tài sản vay Chính bởi vậy, hợp đồng vay tài sản được xếp vàonhóm hợp đồng chuyền quyền sở hữu tài sản
2.4.3 Thời điểm xác lập quyên sở hữu doi với tài sản vay
Thời điểm xác lập quyền sở hữu của bên vay đối với tài sản vayđược xác định theo Điều 464 BLDS năm 2015: “Bên vay trở thànhchủ sở hữu tài sản vay kế từ thời điểm nhận tài sản đỏ”
Các bên có thê thỏa thuận về thời điểm giao, nhận tài san vay theomột đơn vị thời gian xác định hoặc thông qua một sự kiện cụ thé
Vi du, A cho B vay số tiền là 10.000.000 đồng và thỏa thuận khi nàonhận được tiền lương thì sẽ chuyền giao tiền cho B Đây là trường hợpbên cho vay và bên vay thỏa thuận thời điểm giao, nhận tài sản vaytheo một sự kiện cụ thé Việc xác định chính xác thời điểm giao, nhậntài sản vay có ý nghĩa quan trọng dé qua đó biết được chính xác thờiđiểm bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay Kê từ thời điểm tài sảnvay thuộc sở hữu của bên vay, bên vay có quyền: chiếm hữu sử dụng,định đoạt đối với tài sản vay theo ý chí của mình, trừ trường hợp bênvay phải sử dụng theo đúng mục đích đã cam kết với bên cho vay.2.4.4 Sứ dụng tài san vay
Hợp đồng vay là hợp đồng chuyên quyền sở hữu tài sản, do đó,
kê từ thời điểm nhận tai sản vay thì bên vay trở thành chủ sở hữu đốivới tài sản Theo nguyên tắc chung, chủ sở hữu có toàn quyền sử
dụng, định đoạt theo ý chí của mình (phù hợp với quy định của luật),
do đó, thông thường khi bên vay đã trở thành chủ sở hữu tài sản vay
Trang 5thì họ có toàn quyền sử dụng tài sản theo mục đích của mình Tuynhiên, có một số hợp đồng vay, nhằm kiểm soát số tiền cho vay của
mình được sử dụng một cách hiệu quả thì bên cho vay còn thỏa thuận
cụ thé với bên vay về mục đích sử dụng tài sản vay Việc thỏa thuậnmục đích sử dụng tiền vay nhằm hạn chế trường hợp bên vay lãngphí tài sản có thé dẫn đến tình trạng bên vay mat kha năng thanh toán
nợ đến hạn, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hồi vốn của bêncho vay Thông thường, thỏa thuận về mục đích sử dụng tài sản vay
thường áp dụng đối với trường hợp cho vay với mục đích hỗ trợ phát
triển kinh tế, thoát nghèo hoặc hợp đồng tín dụng
Khi các bên đã thỏa thuận, thống nhất về mục đích sử dụng tàisản vay thì bên vay phải tuân thủ cam kết đó Nhằm xác định việc sửdụng đúng mục đích khoản tiền vay của bên vay thì bên cho vay cóquyền kiểm tra việc sử dung tài sản đó Dé chứng minh việc sử dụngđúng mục đích của khoản tiền vay thì bên vay cần phải xuất trìnhđược các chứng cứ cụ thé như hóa đơn, biên lai của các khoản chi
tiêu Trong trường hợp bên cho vay phát hiện bên vay sử dụng tài
sản sai mục đích thì bên cho vay có quyền nhắc nhở, yêu cầu bên vayphải sử dụng tài sản vay theo mục đích đã cam kết Sau khi nhắc nhở
mà bên vay vẫn tiếp tục sử dụng tài sản vay không đúng mục đích thìbên cho vay được quyên đòi lại tài sản vay trước thời hạn (Điều 467BLDS năm 2015) Ví dụ, A thỏa thuận cho B vay số tiền là15.000.000 đồng trong thời gian 06 tháng để B mua con giống vềnuôi nhằm phát triển kinh tế Tuy nhiên, sau đó qua kiểm tra A pháthiện B không dùng số tiền này để mua con giống theo như cam kết
Do đó, A được quyền đòi lại số tiền 15.000.000 đồng trước thời hạn.2.4.5 Lãi suất và lãi trong hợp đồng vay tài sản
Thứ nhất, lãi suất trong hop dong vay tài sản
Lãi suất là tỉ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc
Trang 6sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay Cụ thể, lãi suất đượchiểu là tỉ lệ phần trăm số tài sản tăng thêm tính trên số tài sản vay
do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định Lãi suất được tínhtheo đơn vị thời gian như lãi suất ngày, lãi suất tháng, lãi suất quý,lãi suất năm Lãi suất được dùng để xác định số lãi trên nợ sốc vàlãi nợ quá hạn mà bên vay phải trả cho bên cho vay Theo quy địnhcủa Điều 468 BLDS năm 2015, lãi suất được xác định như sau:(i) Lãi suất vay do các bên thỏa thuận: Các bên trong hợp đồngđược quyền thỏa thuận dé ấn định mức lãi suất trong hợp đồng vay
Các bên có thé thỏa thuận lãi suất được tinh theo đơn vị thời gian là
năm, quý, tháng, tuần, ngày Luật cho phép các bên thỏa thuận vềlãi suất Tuy nhiên, mức lãi suất này không được vượt quá 20%/nămcủa khoản tiền vay Thay vì khống chế lãi suất vay do các bên thỏathuận không được vượt quá 150% mức lãi suất co bản do Ngân hàngNhà nước Việt Nam công bố (khoản I Điều 476 BLDS năm 2005)thì khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015 đã đưa ra một lãi suất tran
cụ thé Quy định này tạo ra việc áp dụng luật thống nhất cho cácTòa án trong công tác xét xử và đồng thời với một quy định rõ ràng,
dễ hiểu cũng tạo điều kiện thuận lợi để người dân đọc, hiểu và thựchiện theo Trong trường hợp các bên thỏa thuận lãi suất theo đơn vịthời gian là ngày, tháng, quý thì để kiểm tra mức lãi suất có vượtmức trần 20%/năm, cần quy đổi các mức lãi suất này theo đơn vịthời gian là năm Ví dụ, A cho B vay số tiền là 350.000.000 đồngvới lãi suất 2,5%/tháng Trường hợp này, mức lãi suất theo nămlà: 2,5% x 12 = 30%/năm nên vượt quá mức lãi suất giới hạn đượcghi nhận trong BLDS năm 2015.
Dé thích ứng với sự thay đổi của nền kinh tế, các chính sách đốivới tín dụng của Nhà nước, điều luật này còn quy định linh hoạtthêm, căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ,
Trang 7Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nóitrên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Một điểm bổ sung hết sức cần thiết của BLDS năm 2015 so vớiBLDS năm 2005 là đã quy định cụ thể cách thức giải quyết trongtrường hợp các bên thỏa thuận lãi suất vượt quá giới hạn lãi suấtluật định, theo đó, trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãisuất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá
không có hiệu lực Ví dụ, A và B thỏa thuận lãi suất 25%/năm đối
với khoản tiền vay là 50.000.000 đồng trong thời gian 03 năm.Trường hợp này các bên đã thỏa thuận vượt quá lãi suất theo luật
định, do đó, phần vượt quá là 5% không có hiệu lực Mức lãi suất
dé tính lãi trong trường hợp này là 20%/năm
(ii) Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng
không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suấtđược xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1Điều 468 BLDS năm 2015 tại thời điểm trả nợ Tức là mức lãi suất
áp dụng chung cho trường hợp này là 10%/nam.
Mục đích của quy định về lãi suất nham hạn chế việc cho vaylãi nặng, bởi nếu đặt lợi thé quyết định ý chí trong hợp đồng vay thìbên cho vay có lợi thế quyết định ý chí hơn so với bên vay Do đó,
dé ngăn chan việc bên cho vay lợi dụng tình trạng khó khăn của bênvay dé đưa ra một mức lãi suất không thỏa đáng nên việc quy địnhmức lãi suất trần là điều phù hợp và cần thiết Trong trường hợp cácbên cho vay vượt mức lãi suất trần (20%/năm) do luật định thì tùytừng mức độ vi phạm mà phải chịu các chế tài hành chính hoặc hình
sự Chang hạn, Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổsung năm 2017) quy định, người nao trong giao dịch dân sự mà chovay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quyđịnh trong BLDS (tức là 100%/năm), thu lợi bất chính từ30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phat vi
Trang 8phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưađược xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữđến 03 năm Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trởlên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồnghoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Thứ hai, lãi và cách tính lãi trong hợp đồng vay tài sản
Lãi chính là khoản tiền hoặc lợi ích vật chất khác mà bên vayphải trả thêm ngoài số tiền hoặc vật đã vay dé có thé sử dụng tài sản
vay của bên cho vay Lãi được tính toán căn cứ vào số tiền vay, thời
gian vay và lãi suất Tiền lãi bao gồm lãi trong hạn và lãi quá hạn.Lãi trong hạn là khoản tiền được tính trong thời gian vay do các bênthỏa thuận khi xác lập hợp đồng vay Còn tiền lãi quá hạn được hiểu
là khoản tiền được tính trong thời gian bên vay không trả đúng hạnkhoản tiền vay cho bên cho vay
Công thức chung tính lãi:
Tiên lãi = Tiên nợ chưa trả x lãi suất x thời gian vay
Lưu ý: Thời gian của lãi suất và thời gian vay phải cùng đơn vị
là ngày, tháng, quý hoặc năm.
Trong hợp đồng vay, tiền lãi được xác định theo hai trường hợp
sau đây:
* Đối với hợp dong vay không có lãi (khoản 4 Điều 466 BLDSnăm 2015): Hợp đồng vay tài sản gồm hợp đồng vay có lãi và hợpđồng vay không có lãi Việc trả lãi theo hợp đồng chỉ đặt ra đối vớihợp đồng vay có lãi Tuy nhiên, trường hợp vay không có lãi màkhi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên chovay có quyền yêu cau trả tiền lãi với mức lãi suất là 10%/năm(khoản 4 Điều 466 BLDS năm 2015) trên số tiền chậm trả tương
ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
Trang 9luật có quy định khác Bản chất của khoản tiền lãi trong trường hợpnày này là tiền lãi quá hạn.
Công thức chung tính lãi quá hạn đối với hop dong vay không
có lãi:
Tiên lai = Nợ gốc chưa trả x 10%năm x thời gian qua han (năm)
Ví dụ, A cho B vay số tiền là 50.000.000 đồng trong thời gian 2năm Đến hạn trả nợ, B chỉ trả được cho A số tiền là20.000.000/đồng Số tiền còn lại 3 tháng sau B mới trả đủ Trongtrường hợp này, B cham trả cho A số tiền là 30.000.000 đồng trongthời gian 3 tháng, vậy số tiền lãi B phải trả cho A là: 30.000.000đồng x 10% x 3/12 = 750.000 đồng
Quy định này hoàn toàn hợp lí, bởi đối với trường hợp vay
không có lãi, người cho vay không thu được bất kỳ lợi ích vật chất
gì từ hợp đồng mà việc cho vay này hoàn toàn dựa trên sự tươngtrợ, giúp đỡ của bên cho vay đối với bên vay Do đó, nếu đến hạntrả nợ mà bên vay không trả thì bên vay phải trả lãi đối với số tiềnchậm trả tương ứng với thời gian chậm trả Đồng thời quy định nàycũng nhăm nâng cao ý thức, trách nhiệm của bên vay đối với việctrả nợ cho bên cho vay.
So với quy định tại khoản 4 Điều 474 BLDS năm 2005,quy định về tính lãi trong trường hợp vay không có lãi theo BLDSnăm 2015 rõ ràng và cụ thé hơn: Theo đó, khoản 4 Điều 474 BLDSnăm 2005 chỉ quy định bên vay không lãi mà khi đến hạn không trảhoặc trả không day đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậmtrả theo lãi suất co bản do Ngân hang Nhà nước công bồ tương ứngvới thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ Khác với quy định này,khoản 4 Điều 466 BLDS năm 2015 ấn định một mức lãi suất cụ théđối với trường hợp này là 10%/năm Đây là mức lãi suất rõ ràng,tạo điều kiện cho các bên trong hợp đồng cũng như cho Tòa án trongviệc thống nhất áp dụng luật
Trang 10Ngoài ra, khoản 4 Điều 466 BLDS năm 2015 ghi nhận ưu tiên
áp dụng thỏa thuận của các bên nếu các bên có thỏa thuận về việcbên vay không phải trả lãi quá hạn đối với nợ gốc chậm trả tronghợp đồng vay không có lãi Bên cạnh đó, nếu luật khác có thỏathuận riêng về van dé này thì cũng áp dụng những quy định riêng
đó với điều kiện những quy định này không vi phạm nguyên tắc cơbản của BLDS năm 2015.
* Doi với hợp đồng vay có lãi (khoản 5 Điều 466 BLDSnăm 2015): Đối với hợp đồng vay có lãi thì bên cạnh việc trả tiền
gốc đầy đủ, bên vay còn phải trả tiền lãi theo đúng thỏa thuận với
bên cho vay Lãi tỉ lệ thuận với nợ gốc, lãi suất và thời gian vay.Trường hợp khi đến hạn mà bên vay không trả hoặc trả không đầy
đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
- Đối với lãi trên nợ gốc (thực chất là lãi trong hạn) (điểm a
khoản 5 Điều 466 BLDS năm 2015):
+ Đối với lãi trên nợ gốc, bên vay phải trả tiền lãi trên nợ gốctheo đúng lãi suất mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng vay(thỏa thuận lãi suất đúng quy định) tương ứng với thời hạn vay.Công thức tính lãi trong han đối với nợ gốc:
Lãi trên nợ gốc = Nợ gốc x lãi suất theo thỏa thuận x thời hạn vayLuu ý: Thời gian của lãi suất và thời gian vay phải cùng đơn vị
là ngày, tháng, quý, năm.
Ví dụ, A cho B vay số tiền là 200.000.000 đồng, lãi suất1,5%/thang trong thời gian 1 năm Vậy số tiền lãi trong hạn mà B phảitrả cho A là: 200.000.000 đồng x 1,5% x 12 tháng = 36.000.000 đồng.+ Trường hợp chậm trả lãi trên nợ gốc thì bên vay còn phải trảlãi (đối với lãi trên nợ gốc) theo mức lãi suất quy định tại khoản 2Điều 468 BLDS năm 2015 là 10%/năm Thực chất đây là trườnghợp bên vay trả quá hạn đối với số tiền lãi trong hạn
Trang 11Công thức tinh lãi đối với lãi trên nợ gốc (lãi trong hạn chưa trả):
Lãi trên lãi trong hạn chưa trả = Lãi trong hạn chưa trả x 10%/nam x thời gian chậm trả (nam)
Vi dụ, A cho B vay số tiền là 200.000.000, lãi suất 1,5%/thangtrong thời gian 1 năm (trả cả tiền gốc và lãi vào thời điểm hết 1năm) Tuy nhiên, đến hạn trả nợ, B mới trả được A số tiền gốc
là 200.000.000 đồng, còn số tiền lãi B bị quá hạn 5 tháng Vậy trongthời gian 5 tháng quá hạn, bên cạnh số tiền lãi trong hạn
là 36.000.000 đồng (200.000.000 x 1,5% x 12 tháng = 36.000.000
đồng) thì B phải trả thêm cho A số tiền lãi trên số tiền lãi trong hạn
bị quá hạn trong 5 tháng là = 36.000.000 x 10%/nam x 5/12 =1.500.000 đồng
Quy định này đã giải quyết triệt để các tranh luận xung quanhviệc có tính lãi hay không tính đối với số tiền lãi quá hạn Bởi thựcchất số tiền gốc đã được tính lãi nên trong trường hợp số tiền lãinày bị quá hạn thì BLDS năm 2015 đã ấn định cụ thé mức lãi suất
Điểm b khoản 5 Điều 466 BLDS năm 2015 quy định, lãi trên nợ
Trang 12gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng
với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Công thức tính lãi trên nợ gốc quá hạn:
Lãi trên nợ gốc quá hạn = Nợ gốc chưa trả x 150% x lãi suấttheo hợp đồng x thời gian chậm trả
Luu ý: Thời gian của lãi suất và thời gian vay phải cùng đơn vị
là ngày, tháng, quý, năm.
Ví dụ, A cho B vay số tiền là 200.000.000, lãi suất 1,5%/thángtrong thời gian 1 năm (trả cả tiền gốc và lãi vào thời điểm hết 1năm) Đến hạn trả nợ, B mới trả cho A được số tiền gốc là
100.000.000 đồng và tiền lãi trong hạn Số tiền gốc còn lại, A bị
quá hạn trong 5 tháng Vậy, tiền lãi trên nợ gốc quá hạn mà B phảitrả cho A là = 100.000.000 đồng x 150% x 1,5%/tháng x 5 =11.250.000 déng
Thực chat lãi suất được áp dụng đối với trường hop nợ góc bịquá hạn gấp 1,5 lần lãi suất trong han Chang han, lãi suất các bênthỏa thuận trong hạn là 1%/thang thì lãi suất quá hạn đối với nợ gốc
là 1,5%/thang; còn nếu các bên thỏa thuận lãi suất trong hạn bangvới lãi suất trần do luật quy định là 20%/năm thì trong trường hợpbên vay nợ quá hạn đối với nợ gốc thì họ phải chịu lãi suất là30%/năm (20%/nam x 150%).
Quy định về lãi suất quá hạn của BLDS năm 2015 là hoàn toànmới so với khoản 5 Điều 474 BLDS năm 2005 Vì theo BLDSnăm 2005, trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vaykhông trả hoặc trả không day đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc
và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công
bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ Việc xác địnhlãi suất quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công
bố là không phù hợp, dẫn đến điểm bat cập là người vay vi phạm
Trang 13thời hạn trả nợ được hưởng mức lãi suất thấp hơn với mức lãi suấttrong hạn (thông thường mức lãi suất các bên thỏa thuận trong hạncao hon so với lãi suất co bản do Ngân hang Nhà nước công bó).Việc BLDS năm 2015 quy định mức lãi suất quá hạn bằng 150%lãi suất trong hợp đồng vay là phù hợp và có tác động nâng caotrách nhiệm trả nợ đúng hạn của bên vay.
2.4.6 Thực hiện hợp đồng vay tài sản
Thứ nhất, thực hiện hop dong vay không kỳ hạn
Kỳ hạn vay tài sản là một trong các nội dung quan trọng củahợp đồng vay tài sản Kỳ hạn vay của hợp đồng là căn cứ dé xácđịnh thời điểm bên vay phải trả nợ cho bên cho vay, là cơ sở dé tínhlãi trong hạn (đối với hợp đồng vay có lãi) và lãi đối với nợ gốcchậm trả (đối với hợp đồng vay có lãi và hợp đồng vay không lãi)
Ky hạn của hợp đồng vay tài sản có thể được xác định bằng mộtđơn vị thời gian cụ thể hoặc bằng một sự kiện Nếu dựa trên kỳ hạnvay của hợp đồng thì hợp đồng vay tài sản gồm hợp đồng vay có kỳhạn và hợp đồng vay không có kỳ hạn Việc thực hiện đối với hợpđồng vay có kỳ hạn và hợp đồng vay không có kỳ hạn là khác nhau.Điều 469 BLDS năm 2015 quy định cụ thể về việc thực hiệnhợp đồng vay không kỳ hạn, cụ thể, dựa trên tính có đền bù hoặckhông có đền bù của hợp đồng vay mà phương thức thực hiện cũngkhác nhau:
- Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi: Bên chovay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vàobất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gianhợp lí, trừ trường hợp có thỏa thuận khác Đối với bên vay khi muốntrả lại tài sản vay thì họ cần báo trước cho bên cho vay Khoảng thời
gian báo trước trong trường hợp này khá linh hoạt, ít khi xảy ra
tranh chấp bởi bên vay đã dự liệu được thời gian thực hiện nghĩa vụ
Trang 14trả nợ theo ý chí của họ nên họ không bị bị động Ngược lại, trong
trường hợp bên cho vay đòi tài sản vay thì thời gian báo trước cầnhợp lí, đủ dé bên Vay có thể thực hiện được nghĩa vụ trả nợ tiền vay
mà không được mang tính chất đánh đồ Thông thường, thời gianbáo trước dựa trên các yếu t6 sau: giá trị của khoản vay (giá trikhoản vay lớn thì thời gian báo trước thường dài hơn so với khoảnvay nhỏ lẻ), khả năng kinh tế của bên vay, nhu cầu sử dụng tiền vay
của bên cho vay
- Đối với hợp đông vay không kỳ hạn và có lãi: Bên cho vay cóquyền đòi lại tai sản bat cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bênvay một thời gian hợp lí và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tàisản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉphải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước chobên cho vay một thời gian hợp lí Ví dụ, A cho B vay số tiền
là 600.000.000 đồng, lãi suất 1,5%/tháng Hai bên không thỏa thuận
cụ thể về thời gian vay Vi đã có tiền trả nợ nên B thông báo cho A
về việc trả toàn bộ số tiền 600.000.000 đồng sau 8 tháng ké từ thờiđiểm vay Đối với trường hợp này, tiền lãi mà B phải trả cho A đượctính trong 8 tháng ké từ thời điểm vay đến thời điểm trả nợ
Vì các bên trong hợp đồng vay không thỏa thuận cụ thê về thờiđiểm trả nợ, do đó, dựa trên nguyên tắc bình đăng của luật dân sự,bên cho vay và bên vay đều có quyền đòi nợ và trả nợ bất cứ thờigian nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một khoảng thời gianhợp lí Quy định này còn phù hợp với quy định tại khoản 3Điều 278 BLDS năm 2015 về thời hạn thực hiện nghĩa vụ
Thứ hai, thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn
Ky hạn vay là một trong các nội dung mà cả bên vay và bên cho
vay đều chú trọng khi giao kết hợp đồng, do đó, trên thực tế, đaphần các hợp đồng vay đều xác định kỳ hạn Phương thức thực hiện
Trang 15đối với hợp đồng vay có kỳ hạn dựa theo tính chất của hợp đồngvay là có đền bù hoặc không có đền bù.
- Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi: Đây là hợpđồng vay mà các bên ấn định cụ thê về thời điểm trả nợ và bên chovay không tính lãi đối với khoản tiền vay Đối với hợp đồng này thì:+ Bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phảibáo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lí Quy định này đã
ghi nhận sự tự định đoạt của bên vay trong việc xác định thời hạn
trả nợ Bên vay có thê trả lại tài sản vay trước kỳ hạn mà không cầnphải được sự đồng ý của bên cho vay
+ Bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu đượcbên vay đồng ý Ngược lại với quyền của bên vay là được trả lại tài
sản vay bất cứ lúc nào thì bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản vaytrước kỳ hạn khi bên vay chấp thuận Do đó, nêu bên vay không đồng
ý thì bên cho vay không được đòi lại tài sản vay trước hạn Quy định
này hoàn toàn hợp lí bởi bên vay là người có nghĩa vụ trả nợ nên cần
trao cho họ sự chủ động trong việc trả nợ trước hạn Còn khi bên cho
vay đòi nợ trước hạn thì để tránh sự bị động cho bên vay, luật đã quyđịnh sự thê hiện ý chí của bên vay trong trường hợp này
- Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi: Đây là hợp đồngvay mà các bên ấn định cụ thé về thời điểm trả nợ và thỏa thuận vềviệc trả lãi Đối với hợp đồng này thì bên vay có quyền trả lại tàisản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác Ví dụ, A cho B
vay số tiền là 200.000.000 đồng trong thời gian 3 năm với lãi suất1,2%/tháng Đến hết năm đầu tiên, B đã có tiền nên trả nợ hết sốtiền 200.000.000 đồng cho A trước hạn Trường hợp này, nếu A và
B không có thỏa thuận khác thì B vẫn phải trả lãi đối với toàn bộ
thời gian vay là 3 năm.
Trang 16Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi, pháp luật không chophép bên cho vay được quyền đòi lại tài sản trước thời hạn Bởi vìnếu cho phép bên cho vay đòi tài sản trước thời hạn sẽ ảnh hưởngđến quyên và lợi ích hợp pháp của bên vay và có thé gây thiệt haicho bên vay Hơn nữa, trong thời hạn vay, bên vay không chuẩn bịhoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ trước thời hạn.Quy định này nhằm bảo vệ quyên lợi của bên vay là bên yếu thếtrong quan hệ vay.
2.4.7 Quyền và nghĩa vụ của các bên
Thứ nhất, quyên và nghĩa vụ của bên cho vay
- Quyển của bên cho vay:
Quyền quan trọng nhất của bên cho vay đó chính là được yêucầu bên vay phải trả tài sản vay Đối với hợp đồng vay không có kỳhạn, bên cho vay được quyền yêu cầu bên vay phải trả lại tài sảnvay vào bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho nhau một khoảngthời gian hợp lí Đến thời hạn mà bên cho vay đưa ra thì bên vayphải thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ Nếu bên vay không thực hiệnnghĩa vụ trả nợ đúng thời điểm này thì bên vay được xác định viphạm thời hạn trả nợ tiền vay Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn, khihết kỳ hạn vay, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải trả tàisản theo theo đúng thời gian đã cam kết
Ngoài quyền yêu cầu bên vay phải trả tài sản vay đúng số lượng,
chất lượng thì bên cho vay còn được quyền yêu cầu bên vay phảitrả tiền lãi Tiền lãi mà bên vay phải trả gồm tiền lãi trên nợ gốc (lãitrong hạn) và lãi trên nợ gốc quá hạn (nếu có) Lãi suất có thể do
các bên thỏa thuận (không được vượt quá 20%/năm) hoặc do pháp
luật quy định.
Bên cạnh đó, nếu hợp đồng vay có áp dụng biện pháp bảo đảm
Trang 17(vay có bảo đảm) nhưng bên vay không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ theo thời hạn đã cam kết thì bên cho vay cóquyên xử lí tài sản bảo đảm theo phương thức các bên đã thỏa thuậnhoặc do pháp luật quy định đề thu hồi số vốn đã cho vay
- Nghĩa vụ của bên cho vay
Dé bao đảm quyền lợi của bên vay trong hop đồng vay tai sản,bên cho vay có các nghĩa vụ luật định sau đây (Điều 465 BLDSnăm 2015):
+ Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượngvào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận Khi các bên giao kết hợp
đồng vay tài sản, bên vay và bên cho vay phải thỏa thuận tài sản
vay là gì, số lượng bao nhiêu, chất lượng như thé nào? Trên thực tế,tài sản vay pho biến nhất là tiền Với đối tượng này thi các bên chỉthỏa thuận về số tiền (số lượng) vay; còn đối với tài sản vay là vật(vàng, thóc, gạo) thì bên cạnh việc thỏa thuận số lượng, các bênthỏa thuận rõ về chất lượng của vật vay
Thời gian và địa điểm giao tài sản vay cũng được xác định
theo thỏa thuận giữa bên vay và bên cho vay Thông thường, việc giao tài sản cho vay được thực hiện tại nơi cư trú (bên cho vay là
cá nhân) hoặc nơi có trụ sở (bên cho vay là pháp nhân) của người cho vay Trường hợp các bên không thỏa thuận thì thời điểm và
địa điểm chuyên giao tài sản vay được xác định theo quy định chung của pháp luật Việc chuyền giao tài sản vay từ bên cho vaysang bên vay đồng thời cũng làm xác lập quyền sở hữu của bên
vay đối với tài sản vay
+ Bên cho vay có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bên vay khi
có các căn cứ sau: (i) Bên vay bị thiệt hại do bên cho vay chuyểngiao tài sản vay không bao dam chat lượng: (ii) Bên cho vay biết tàisản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết;
Trang 18(iii) Bên vay không biết hoặc không bắt buộc phải biết về chất lượng
của tài sản vay.
Bên cho vay chỉ phải bồi thường cho bên vay nếu thỏa mãn đầy
đủ ba căn cứ trên Thực tế có những trường hợp, bên cho vay khôngbiết về việc tài sản vay không bảo đảm chất lượng nên đã chuyểngiao cho bên vay Với những trường hợp này, xét về mặt ý chí thìbản thân người cho vay không cố ý, do đó, người cho vay khôngphải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên vay trong trườnghợp này Đối với trường hợp bên vay biết tài sản vay không bảođảm chất lượng nhưng vẫn nhận thì bên vay phải tự chịu tráchnhiệm đối với những thiệt hại xảy ra cho mình
+ Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ
trường hợp quy định tại Điều 470 BLDS năm 2015 hoặc luật khác
có liên quan quy định khác Thời hạn vay là yếu tô quan trọng tronghợp đồng vay, là khoảng thời gian từ thời điểm bên vay nhận tài sảncho đến khi bên vay trả tài sản VỀ nguyên tắc, bên cho vay chỉ đượcyêu cầu bên vay trả tài sản theo đúng thời hạn các bên đã thỏa thuận;bên cho vay không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thờihạn Tuy nhiên, nếu bên cho vay đòi trước thời hạn và được bên vayđồng ý thì thỏa thuận của các bên được tôn trọng áp dụng (Điều 470BLDS năm 2015).
Bên cạnh quy định chung về nghĩa vụ của bên cho vay tronghợp đồng vay, đối với hợp đồng vay mà bên cho vay là các tổ chứcchuyên nghiệp (ngân hàng ) thì còn có nghĩa vụ thông tin và tưvan cho khách hang vay Người cho vay phải lưu ý cho người vay
về sự cần thiết của việc đánh giá sức vay, không nên vay số tiền quákhả năng chỉ trả trong thực tế
Thứ hai, quyên và nghĩa vụ của bên vay
- Quyển của bên vay
Tương ứng với nghĩa vụ giao tài sản vay của bên cho vay thì
Trang 19bên vay có quyền nhận tài sản vay theo đúng số lượng, chất lượng
mà các bên đã thỏa thuận Khi được xác lập sở hữu đối với tài sảnvay, bên vay được quyên sử dụng, định đoạt tài sản vay theo ý chí
của họ, trừ trường hợp mục đích sử dụng khoản vay được thực hiện
theo cam kết đối với bên cho vay
Trường hợp bên cho vay chuyền giao tài sản vay không đúng sốlượng, chất lượng thì bên vay có quyền yêu cầu bên cho vay phải giao
bổ sung cho day đủ hoặc đổi tài sản vay dé bảo đảm chất lượng theođúng thỏa thuận (thường với tai sản vay là vật như vàng, thóc, gao ).
- Nghia vụ của bên vay
Nghĩa vụ quan trọng nhất của bên vay là nghĩa vụ trả nợ Loạinghĩa vụ này được ghi nhận cụ thé tại Điều 466 BLDS năm 2015như sau:
+ Nghĩa vụ trả lại tài sản của bên vay đối với bên cho vayđược xác định dựa trên loại tài sản vay, cụ thể: (i) Néu tai sanvay là tiền thì bên vay phải tra đủ tiền khi đến hạn Đối với đốitượng vay là tiền thì các bên chỉ quan tâm đến loại tiền vay (nội
tệ hoặc ngoại tệ), số lượng vay; (1) Nếu tài sản là vật thì phải trảvật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoảthuận khác Trong thực tế, vay vật áp dụng phô biến với đối tượng
là vàng, thóc, gạo Khi thực hiện nghĩa vụ trả vật thì bên vay
phải trả vật cùng loại với vật đã vay trước đó Quy định này chỉ
đề cập đến hai loại tài sản vay là tiền và vật vì cả về mặt lí luận
và thực tiễn, giấy tờ có giá, quyền tài sản không được coi là đốitượng của hợp đồng vay tài sản
+ Trường hợp bên vay không thé trả vật thì có thé trả bằng tiền
theo tri giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được
bên cho vay đồng ý VỀ nguyên tắc, bên vay phải trả lại cho bên cho
vay theo đúng loại tài sản họ đã được vay Nếu tài sản vay là tiền
Trang 20thì bên vay phải trả tiền; nếu tài sản vay là vật thì bên vay phải trảvật (cùng loại, đúng chất lượng, số lượng) Tuy nhiên, nếu bên vaykhông thé trả vật thì có thé trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay(định giá vật vay ra tiền) Việc định giá vật vay ra tiền được xácđịnh theo giá tại địa điểm và thời điểm trả nợ Chỉ áp dụng việc trảtiền thay cho vật khi bên cho vay đồng ý Ví dụ, A cho B vay 5 chỉvàng 9999 trong thời gian 3 năm Đến thời điểm trả nợ, A đồng ýcho B trả bằng tiền thì khoản tiền B phải trả cho A tương đương với
số tiền mua 5 chỉ vàng 9999 tại thời điểm trả nợ
+ Địa điểm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay đối với bêncho vay được xác định như sau: (i) Dia điểm trả nợ được xác địnhtheo thỏa thuận của các bên: các bên có thê thỏa thuận địa điểm trả
nợ là nơi cư trú (hoặc trụ sở) của bên cho vay hoặc bên vay; hoặccác bên cũng có thé thỏa thuận ở một địa điểm bat kỳ nào khác;(ii) Nếu các bên không thỏa thuận về địa điểm trả nợ thì địa điểmtrả nợ được xác định là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên chovay Quy định này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, tâm lí của bêncho vay và phù hợp với quy định chung tại điểm b khoản 2Điều 277 BLDS năm 2015, theo đó, trường hợp các bên không cóthỏa thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ là nơi cư trú hoặc trụ sởcủa bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là batđộng sản.
+ Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không
trả nợ hoặc trả không day đủ thì bên cho vay có quyên yêu cầu trảtiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 BLDSnăm 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả,trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.+ Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặctrả không day đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
Trang 21(i) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tươngứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thìcòn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468BLDS năm 2015;
(ii) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vaytheo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác.
2.5 Họ, hụi, biêu, phường
2.5.1 Khái niém, nguyén tac tô chức ho và các loại họ
Ho, hui, biêu, phường là một giao dịch dân sự, được hình thành
trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùngđịnh ra số người, thời gian, số tiền (hoặc tài sản), thể thức gop, lĩnh
họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên (khoản 1 Điều 471 BLDSnăm 2015).
Quy định trên đã thể hiện được một số khía cạnh pháp lí sau
đây của họ, hụi, biêu, phường:
Một là, ho, hui, biêu, phường là một giao dich dân sự.
Hai là, cơ sở hình thành giao dịch ho, hui, biêu, phường là sự
thỏa thuận của một nhóm người cùng tham gia Như vậy, số lượngchủ thể của họ, hụi, biêu, phường luôn luôn là số nhiều tùy thuộcvào quy mô của từng họ Trường hợp chỉ có một chủ thể thì khôngthể xác lập được giao dịch họ, hụi, biêu, phường
Ba là, các yếu tố cần được xác định cụ thé trong họ, hụi, biêu,phường gồm: số người tham gia, thời gian, tiền họ, thê thức góp họ,lĩnh họ
Do có sự khác biệt về ngôn ngữ, ở mỗi vùng miền thì họ đượcgọi theo các tên gọi khác nhau như: ở miền Bắc thường gọi là họ; ởmiền Nam thường gọi là hụi; còn ở miền Trung thường gọi là biêu,
Trang 22phường Mặc dù tên gọi không thống nhất ở các miền nhưng nộidung của họ, hui, biêu, phường đều là một Cũng giống như BLDSnăm 2005, BLDS năm 2015 tái kết cau quy định về họ trong mục 4Chương XVI, tức là nằm trong quy định về hợp đồng vay tài sản.
Vị trí của quy định về họ xuất phát từ lí do, họ là một hình thức chovay đặc biệt giữa những người cùng chơi họ Đây là hình thức vayphổ biến trong cộng đồng dân cư, chịu ảnh hưởng lớn của tập quán.Hiện nay, văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp về họ, hụi, biêu,phường là Nghị định số 19/2019/NĐ-CP ngày 19/02/2019 củaChính phủ, có hiệu lực thi hành từ ngày 05/4/2019 thay thé choNghị định số 144/2006/NĐ-CP ngày 27/11/2006 của Chính phủ về
ho, hui, biêu, phường trước đó.
Trên cơ sở tương thích với tập quán, tôn trọng ý chí của cộngđồng dân cư, Nhà nước ta quy định nguyên tắc tổ chức họ như sau:(i) Việc tổ chức họ phải tuân thủ các nguyên tac cơ bản của phápluật dân sự quy định tại Điều 3 BLDS năm 2015; (ii) Việc tô chức
họ chỉ được thực hiện nhăm mục đích tương trợ lẫn nhau giữanhững người tham gia quan hệ về họ; (iii) Không được tổ chức ho
dé cho vay lãi nang, lừa dao chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệmchiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi viphạm pháp luật khác (Điều 3 Nghị định số 19/2019/NĐ-CP)
Họ bao gồm họ không có lãi, họ có lãi và họ hưởng hoa hồng(Điều 4 Nghị định số 19/2019/NĐ-CP): (i) Họ không có lãi là họ mathành viên được lĩnh họ nhận các phan họ khi đến kỳ mở họ và không
phải tra lãi cho các thành viên khác; (11) Họ có lãi là họ mà thành viên
được lĩnh họ nhận các phần họ khi đến kỳ mở họ và phải trả lãi chocác thành viên khác; (iii) Họ hưởng hoa hồng là họ có lãi hoặc họkhông có lãi mà thành viên được lĩnh họ phải trả một khoản hoa hồng
cho chủ họ theo mức do những người tham gia dây họ thỏa thuận.
Trang 232.5.2 Dáy họ
Dây họ là một họ hình thành trên cơ sở thỏa thuận cụ thể củanhững người tham gia họ về thời gian, phan họ, thé thức góp họ,lĩnh họ, quyền, nghĩa vụ của chủ họ (nếu có) và các thành viên.Trong dây họ gồm thành viên tham gia dây họ và chủ họ
- Thành viên là người tham gia dây họ, góp phần họ, được lĩnh
họ và trả lãi (nếu có) Điều 5 Nghị định số 19/2019/NĐ-CP quyđịnh về điều kiện làm thành viên của dây họ như sau:
Mot là, thành viên là người từ đủ mười tám tuôi trở lên và khôngthuộc trường hợp mat nang luc hanh vi dan su, han ché nang luchành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại BLDS.
Hai là, người từ đủ mười lam tuôi đến dưới mười tám tudi nếu
có tài sản riêng có thé là thành viên của dây họ, trường hop sử dụngtài sản riêng là bất động sản, động sản phải đăng ký để tham gia dây
họ thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý
Ba là, điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia
Một là, chủ họ là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và khôngthuộc trường hợp mat nang luc hanh vi dan su, han ché nang luc
hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại BLDS.
Hai là, trường hợp các thành viên tự tổ chức dây họ thì chủ họ
Trang 24là người được hơn một nửa tổng số thành viên bầu, trừ trường hợp
các thành viên có thỏa thuận khác.
Ba là, điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia
dây họ.
Thỏa thuận về dây họ được thể hiện băng văn bản Văn bản thỏathuận về dây họ được công chứng, chứng thực nếu những ngườitham gia dây họ yêu cầu Trường hợp thỏa thuận về dây họ đượcsửa đổi, bố sung thì văn bản sửa đôi, bố sung phải được thực hiệntheo hình thức ban đầu Văn bản thỏa thuận về dây họ có những nộidung chủ yếu sau đây:
- Họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dânhoặc số hộ chiếu; ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú của chủ họ (nơichủ họ thường xuyên sinh sống hoặc nơi đang sinh sống nếu khôngxác định được nơi thường xuyên sinh sống);
- Số lượng thành viên, họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc sốcăn cước công dân hoặc số hộ chiếu, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư
trú của từng thành viên;
- Phan ho;
- Thời gian diễn ra dây họ, kỳ mở họ;
- Thể thức góp họ, lĩnh họ
Ngoài các nội dung trên, văn bản thỏa thuận về dây họ có thể
có những nội dung sau đây: Mức hưởng hoa hồng của chủ họ trong
họ hưởng hoa hồng; Lãi suất trong họ có lãi; Trách nhiệm ký quỹhoặc biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác của chủ họ; Việcchuyền giao phan họ; Gia nhập, rút khỏi, cham dứt dây ho; Trachnhiệm do vi phạm nghĩa vụ; Nội dung khác theo thỏa thuận.
Việc gia nhập và rút khỏi dây họ được quy định tại Điều 9 vàĐiều 10 Nghị định số 19/2019/NĐ-CP như sau:
Trang 25Gia nhập dây họ: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, một người
có thê trở thành thành viên mới của dây họ khi có sự đồng ý củachủ họ và tất cả các thành viên và góp đầy đủ các phần họ theo thỏathuận tính đến thời điểm tham gia
Rút khỏi dây họ: Thành viên đã lĩnh họ có thể rút khỏi dây họnhưng phải góp các phần họ chưa góp và giao cho chủ họ hoặcthành viên giữ số họ trong trường hợp không có chủ họ Việc rútkhỏi dây họ của thành viên đã góp họ mà chưa lĩnh họ thực hiệnnhư sau: (i) Được nhận lại các phần họ theo thỏa thuận Trường hợpkhông có thỏa thuận, thành viên rút khỏi dây họ được nhận lại cácphần họ đã góp tại thời điểm kết thúc dây họ; nếu có lí do chínhđáng thì được nhận lại phần họ đã góp tại thời điểm rút khỏi dây họ;(ii) Thành viên rút khỏi dây họ phải hoàn trả một phan tiền lãi đãnhận (nếu có) và thực hiện nghĩa vụ khác theo thỏa thuận; nếu gâythiệt hại thì phải bồi thường theo quy định tại BLDS Trường hợpngười tham gia dây họ chết thì quyền, nghĩa vụ của người đó đãđược xác lập trong quan hệ về họ được giải quyết theo quy địnhpháp luật về thừa kế Việc tham gia dây họ của người thừa kế đượcthực hiện theo thỏa thuận của người thừa kế và những người tham
gia dây họ.
Dây họ cham dứt trong các trường hợp sau day: (i) Theo thỏathuận của những người tham gia day họ; (1) Mục đích tham gia dây
họ của các thành viên đã đạt được; (11) Trường hợp khác theo quy
định của pháp luật Trường hợp dây họ chấm dứt, quyền và nghĩa
vụ của những người tham gia dây họ được thực hiện theo thỏa thuận
về dây họ và quy định tại BLDS
2.5.3 Thứ tự lĩnh họ và lãi suất
2.5.3.1 Thứ tự lĩnh họ
Thứ tự lĩnh ho trong họ không có lãi: Thứ tự lĩnh họ tại mỗi kỳ
Trang 26mở họ được xác định theo hình thức bốc thăm, biểu quyết, bìnhchọn hoặc hình thức khác do những người tham gia dây họ thỏa
thuận Trường hợp những người tham gia dây họ không có thỏa
thuận thì thứ tự lĩnh họ được xác định bằng hình thức bốc thăm
Thứ tự lĩnh họ trong họ có lãi: Thành viên lĩnh họ trong từng
kỳ mở họ là người đưa ra mức lãi cao nhất, trừ trường hợp có thỏathuận khác Trong một kỳ mở họ mà có nhiều thành viên cùng trảmột mức lãi và mức lãi đó là mức lãi cao nhất thì những người nàybốc thăm để xác định thành viên lĩnh họ, trừ trường hợp có thỏathuận khác Thành viên đã lĩnh họ không được đưa ra mức lãi trongcác kỳ mở họ tiếp theo, trừ trường hợp một thành viên góp nhiềuphần họ trong mỗi kỳ mở họ thì thành viên này có quyền đưa ramức lãi cho đến khi có số lần lĩnh họ tương ứng với số phần họ mà
thành viên đó góp họ trong một kỳ mở họ.
2.5.3.2 Lãi suất
Lãi suất trong họ có lãi do các thành viên của dây họ thỏa thuậnhoặc do từng thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họnhưng không vượt quá 20%/năm của tong giá trị các phần họ phảigóp trừ đi giá trị các phần họ đã góp trên thời gian còn lại của dây
họ Trường hợp mức lãi suất giới hạn nói trên được điều chỉnh bởi
cơ quan có thâm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDSnăm 2015 thì áp dụng mức lãi suất giới hạn được điều chỉnh đó.Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận hoặc do từng thành viên đưa ra
dé được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ vượt quá lãi suất giới hạn nàythì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực (Điều 21 Nghị định
số 19/2019/NĐ-CP)
Trường hợp đến kỳ mở họ mà chủ họ không giao hoặc giao
không đầy đủ các phần họ cho thành viên được lĩnh họ, thành viên
chưa lĩnh họ không góp phan họ hoặc góp phan họ không day đủ
Trang 27thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậmtrả Lãi suất phát sinh do chậm góp hoặc chậm giao phần họ đượcxác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quámức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định
số 19/2019/NĐ-CP của số tiền chậm trả trên thời gian chậm trả,nếu không có thỏa thuận thì lãi suất được xác định băng 50%mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định
số 19/2019/NĐ-CP của số tiền chậm trả trên thời gian chậm trả.Trường hợp đến kỳ mở họ mà thành viên đã lĩnh họ không gópphan họ hoặc góp phan họ không day đủ thì phải trả lãi như sau:
- Trường hợp họ không có lãi, lãi suất được xác định theo thỏathuận nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn quy địnhtại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của số tiền chậmgóp họ trên thời gian chậm góp, nếu không có thỏa thuận thì lãi suấtđược xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tạikhoản 1 Điều 21 Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của số tiền chậm
góp trên thời gian chậm góp.
- Trường hợp họ có lãi, lãi suất được xác định theo mức quyđịnh tại khoản 5 Điều 466 BLDS năm 2015 đối với họ có lãi
CÂU HOI HUONG DAN ON TẬP,
DINH HUONG THAO LUAN
1 Phân tích các quy định pháp luật hiện hành về hop đồng muabán tài sản.
2 Phân tích ý nghĩa của việc xác định thời điểm có hiệu lực củahợp đồng mua bán tải sản
3 Trình bày quy định về mua sau khi sử dụng thử; mua trả
chậm, trả dân; ban có chuộc lại tài sản và bán dau giá tai san.
Trang 284 Phân tích khái niệm, đặc điểm của hợp đồng trao đôi tài sản.
5 Phân tích các nội dung của hợp đồng tặng cho tài sản và ýnghĩa quy định của pháp luật vê hợp đông này.
6 Phân tích các yếu tố pháp lí của tặng cho có điều kiện
7 Lãi và lãi suất trong hợp đồng vay tài sản Cho ví dụminh họa.
8 Phân tích về thời hạn vay Cho vi dụ minh họa
9 Phân tích quyền và nghĩa vụ của bên cho vay và bên vaytrong hợp đồng vay tài sản Cho ví dụ minh họa
10 Trình bày quy định pháp luật về họ, hụi, biêu, phường
Trang 29Chương 14HOP DONG CHUYEN QUYEN SỬ DỤNG TÀI SAN
1 HOP DONG THUE TAI SAN
1.1 Khái niệm hợp đồng thuê tài sản
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó
bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê sử dụng trong một thời gian nhât định Bên thuê có nghĩa vụ trả tiên thuê cho bên kia.
Hop dong thuê tài sản là một trong những loại hợp đồng mangtính cô điển nhất, có lịch sử phát triển lâu đời Dưới thời La Mã cổđại, hợp đồng thuê được hiểu theo nghĩa rat rộng, bao gồm ba dạng
là: thuê vật conductio rerum), thuê nhân công conductio operarum) và thuê việc làm (locatio-conductio operis).
(locatio-Điểm chung giữa ba loại hình thuê này là trong đó một bên (bêncho thuê) có nghĩa vụ tạo điều kiện cho bên kia (bên thuê) được sửdụng một đối tượng tài sản nào đó, còn bên thuê có nghĩa vụ trả tiềncho bên cho thuê về việc sử dụng đó Thời nay, hợp đồng thuê chỉ
được hiểu theo nghĩa hẹp hơn là hợp đồng thuê vật (động sản hoặc
bat động sản) hoặc các quyên tai san
Trong hợp đồng thuê tài sản, quyền sử dụng tài sản đó đượcchuyền giao sang cho bên thuê Việc sử dụng tài sản được hiểu theonghĩa là khai thác từ tài sản thuê những đặc tính hữu ích mà khônglàm thay đôi cấu trúc của tài sản Mọi kết quả thu được từ việc sửdụng đó phải thuộc quyền sở hữu của bên thuê Sự khác biệt cơ bản
Trang 30giữa hợp đồng thuê và hợp đồng mua bán là ở chỗ trong hợp đồngmua bán thì tài sản mua bán được chuyển giao quyền sở hữu mộtcách vĩnh viễn từ bên bán sang cho bên mua Còn trong hợp đồngthuê, tài sản mặc dù được chuyên giao sang cho bên thuê nhưngkèm theo đó là bên cho thuê chỉ chuyên quyền sử dụng cho bên thuêtheo một thời hạn nhất định dé được hưởng một khoản thù lao nào
đó tỉ lệ với khoảng thời gian cho thuê.
Hiện nay tại Việt Nam, trong cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, dịch vụ cho thuê tải sản ở các địa phương phát
triển rộng rãi, đa dạng Nhờ có dịch vụ này mà người dân và các
tổ chức tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền của Có nhiều loạitài sản mà chúng ta có nhu cầu sử dụng nhưng không có tiền đểmua hoặc chỉ cần sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định.Khi đó thông qua hợp đồng thuê tài sản, với một khoản chi phí
có hạn nhưng bên thuê có thê được sử dụng một tài sản có giá trilớn đáp ứng nhu câu cân thiết của mình Việc mua bán tốn nhiềutiền mà không sử dụng hết công suất của tài sản gây lãng phí tiềncủa cá nhân, của Nhà nước, của tập thể Bên cho thuê cũng tìmđược trong đó một nguồn lợi quan trọng khi cho thuê Thông quaviệc cho thuê, tài sản cho thuê được sử dụng một cách triệt dénhất Chính nguồn lợi dưới hình thức tiền thuê này là sự khácbiệt quan trọng giữa hợp đồng thuê tài sản với hợp đồng mượntài sản.
1.2 Đặc điểm của hợp đồng thuê tài sản
Hợp đồng thuê tài san là hợp đồng ng thudn Hợp đồng thuêtài sản được coi là giao kết tại thời điểm các bên thỏa thuận xongcác điều khoản cơ bản Thời điểm có hiệu lực của hợp đồngkhông phụ thuộc vào thời điểm bàn giao tài sản thuê Việc bàngiao tài sản thuê chỉ được coi là hành động của bên cho thuê
Trang 31nhăm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thuê tài sản đã ký kết và
có hiệu lực thi hành mà thôi Chính bởi vậy, đối với những trườnghợp khi thời điểm giao kết trùng với thời điểm bàn giao tài sảnthì điều đó cũng không có nghĩa là hợp đồng mang tính chất củahợp đồng thực tế, mà chỉ được phép coi đó là trường hợp đặc biệtkhi hợp đồng được thực hiện ngay tại thời điểm giao kết xong màthôi Có nhiều hợp đồng cho thuê tài sản mà trong đó không cầnthiết có sự chuyên giao tài sản cho bên thuê Bên cho thuê vẫnnam giữ tài sản và bên thuê chỉ sử dụng tài sản thuê tại nơi nam
giữ của bên cho thuê.
Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng song vụ Mỗi bên trong hợpđồng thuê tài sản đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia(được coi là bên có nghĩa vụ đối với bên kia), đồng thời lại cũng làbên có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình.Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng có đến bù Bên cho thuê tài
sản khi thực hiện nghĩa vụ giao tài sản cho bên thuê sử dụng thì sẽ
được nhận từ bên thuê một lợi ích dưới dạng khoản tiền thuê.1.3 Các bên của hợp đồng thuê tài sản
Các bên của hợp đồng thuê tài sản bao gồm bên cho thuê và
bên thuê.
Bên cho thuê tài sản có thé là: Chủ sở hữu tai sản, người đượcchủ sở hữu ủy quyền cho thuê, người được chủ sở hữu trao quyền
quản lí tài sản (ví dụ như các xí nghiệp nhà nước, các pháp nhân
nhà nước được Nhà nước trao quyền quản lí tài sản của Nha nước
có quyên cho thuê tài sản thuộc quyên quản lí của mình) Trong một
số trường hợp nhất định, bên cho thuê có thể là cơ quan nhà nước
có thầm quyền
Đối với các tài sản thuộc sở hữu nhà nước thì đóng vai trò chủ
sở hữu ở đây sẽ là các cơ quan chức năng tương đương theo quy
Trang 32định của pháp luật Tiếp theo là người được chủ sở hữu ủy quyềntheo hợp đồng ủy quyền dé thay mặt mình cho thuê tài sản.
Bên thuê có thé là bat kỳ cá nhân có nhu cau thuê và có đủ nănglực hành vi dân sự, các pháp nhân hoặc các tô chức có nhu cầu.Pháp luật không có văn bản cụ thé nào hạn chế quyên thuê tài sảncủa các chủ thể
1.4 Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản
Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản là các vật không tiêu hao,hay nói một cách rộng hơn là tài sản (động sản hay bất động sản)
có tính chất không bị thay đổi hay hao bớt đi trong quá trình sửdụng Bởi vì, đối với các vật tiêu hao trong quá trình sử dụng thìngười thuê sau khi hết thời hạn thuê sẽ không thể trả lại được chongười cho thuê chính vật đó mà không hề bị suy suyên
Tùy theo cơ chế pháp lí của tài sản (tự do lưu thông, hạn chếlưu thông hay cắm lưu thông) mà pháp luật có những quy định khácnhau đối với hợp đồng thuê tài sản
1.5 Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê tài sản1.5.1 Nghĩa vụ của bên cho thuê
- Nghia vụ bàn giao tài san cho thuê: Bên cho thuê có nghĩa vụ
bàn giao cho người thuê tài sản đúng như đã thỏa thuận (đúng sốlượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng và đúng thời điểm, địađiểm đã thỏa thuận, cung cấp những thông tin cần thiết về việc sửdụng tài sản đó) và đảm bảo tài sản có thể sử dụng được bình thườngtheo đúng chức năng Thông thường, tình trạng của tài sản cho thuêphải được phản ánh một cách cụ thể trong hợp đồng hoặc trong biênbản bàn giao tài sản thuê Nếu như tình trạng của tài sản không đượcghi cụ thé trong hợp đồng thì sẽ được xác định theo chức năng thông
thường của tài sản đó hoặc sẽ được xác định dựa trên mục đích của
Trang 33việc thuê tải sản Mọi yêu cầu đặc biệt đối với tài sản thuê cần phảiđược thỏa thuận cụ thé.
Tài sản thuê phải không có những khuyết tật làm ảnh hưởng đếnviệc sử dụng, khai thác chức năng can thiết của người thuê Nếunhư tài sản thuê không đúng chất lượng như đã thỏa thuận thì bênthuê có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa chữa, giảm giá thuê hoặchủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại Thông thường,các khuyết tật của tài sản thuê được chia thành hai nhóm:
+ Nhóm các khuyết tật có ảnh hưởng đến mục đích sử dụng của
bên thuê Khi đó bên thuê có quyền yêu cầu đổi tài sản khác hoặc
có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại
+ Nhóm các khuyết tật không ảnh hưởng đến mục đích sử dụngcủa bên thuê Khi đó bên thuê có thể vẫn nhận bàn giao tai sản,
nhưng cùng với bên cho thuê lập biên ban xác nhận tinh trạng cua
tài sản thuê Điều này giúp cho bên thuê không phải chịu tráchnhiệm đối với các khuyết tật đó khi trả lại tài sản thuê
Tài sản thuê phải được bàn giao cho bên thuê cùng với tất cảcác vật phụ trợ kèm theo cũng như cùng với giấy tờ cần thiết có liênquan đến việc sử dụng tài sản đó Nếu như tài sản thuê không đượcbàn giao cùng với các phụ kiện hay các giấy tờ cần thiết làm choviệc sử dụng không đạt được kết quả mong đợi hoặc không sử dụng
được theo đúng chức năng cần thiết thì bên thuê có quyền yêu cầu
bên cho thuê bàn giao các vật phụ và các giấy tờ đó, nếu khôngđược đáp ứng thì bên thuê có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng thuêtài sản cùng với yêu cầu bồi thường thiệt hại Trong trường hợp việckhông bản giao giấy tờ hay các vật đi kèm không làm ảnh hưởngđến việc sử dung tài sản thuê thì tài sản được coi là đã ban giao theođúng chất lượng yêu cau, khi đó bên thuê không có quyền yêu cầuhủy bỏ hợp đồng
Trang 34Bên cho thuê có nghĩa vụ bàn giao tài sản cho bên thuê theo đúng
thời điểm quy định Thời điểm bàn giao đó phải được quy định cụ thêtrong hợp đồng Nếu như trong hợp đồng không xác định cụ thể thì tàisản sẽ phải được bàn giao theo một thời hạn hợp lí Trong trường hợpbên cho thuê chậm giao tai sản, thì bên thuê có thé gia hạn giao tai sảnhoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại
- Nghĩa vụ đảm bảo tính năng sử dụng của tài sản cho thuê.
Nghĩa vụ này của bên cho thuê không chỉ giới hạn tại thời điểm bàngiao mà còn kéo dai liên tục trong suốt thời hạn có hiệu lực của hợpđồng Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như
đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian chothuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ
hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.
Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không
do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê sửachữa tài sản hoặc giảm giá thuê hoặc đổi tài sản khác Trường hợp
bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa
không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê vớichi phí hợp lí, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêucầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa Nếu tài sản thuê cókhuyết tật mà bên thuê không biết hoặc tài sản thuê không thé sửachữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được thì bên thuê cóquyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồithường thiệt hại.
Bên cho thuê chịu trách nhiệm cả đối với những khuyết tật mà
họ không biết khi giao kết hợp đồng Bởi vậy có thê nói răng, bêncho thuê sẽ phải nhận rủi ro về mình do những khuyết tật không
phải do lỗi của mình gây ra
Về nguyên tắc, bên cho thuê không phải chịu trách nhiệm đốivới một số khuyết tật sau:
Trang 35+ Những khuyết tật mà các bên đã cùng nhau bàn bạc và thốngnhất chấp nhận, ghi trong hợp đồng dưới hình thức tương ứng vớihình thức của hợp đồng.
+ Những khuyết tật mà bên thuê đã được biết trước hoặc cầnphải biết trước Ví dụ, những khuyết tật đó đã biết từ lần thuê trướchoặc những khuyết tật được thông báo trên các phương tiện thôngtin đại chúng.
+ Những khuyết tật bên ngoài mà bên thuê cần phải phát hiện
ra ngay khi nhận bàn giao tài sản và kiêm tra tài sản thuê khi nhậnbàn giao (khuyết tật rõ rệt)
- Nghĩa vụ cảnh báo trước cho người thuê tài sản được biết về
mọi quyên của người thứ ba đối với tài sản thuê đó (quyên doi với
bat động sản lién kê, quyên của bên nhận thé chấp, quyền của bênnhận cam cố ) Việc chuyên giao tài sản thuê cho bên thuê khôngphải là cơ sở để chấm dứt các quyền của người thứ ba đối với tàisản đó Trong nhiều trường hợp, chính các quyền của người thứ bađối với tài sản thuê có thé là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đếnviệc bên thuê có muốn thuê tài sản đó hay không Sự suy tính đó
của bên thuê hoàn toàn là chính đáng, vì nó đảm bảo cho bên thuê
được sử dụng tài sản thuê một cách ôn định theo đúng nhu cầu vàmục đích sử dụng của mình Chính bởi vậy, bên cho thuê trong khigiao kết hợp đồng phải có trách nhiệm thông báo trước cho ngườithuê được biết về tất cả các quyền của người thứ ba đối với tài sảnthuê đó Ví dụ, quyền của người thuê khác đồng thời (thuê hộitrường có người khác thuê vào giờ khác); quyền của người thứ bađược sử dụng bất động sản liền kè; quyền của người nhận thế chấp,nhận cầm cố tài sản thuê; quyền của chủ sở hữu mới khi phát sinh
trường hợp chuyền giao quyền sở hữu trong thời gian thuê Pháp
luật không quy định trực tiếp về nghĩa vụ này mà quy định gián tiếp
Trang 36thông qua nghĩa vụ của bên cho thuê phải cung cấp những thông tincần thiết về việc sử dụng khi bàn giao tài sản thuê Nếu như bên chothuê không thực hiện các yêu cầu thông báo cho bên thuê được biết
về quyền của người thứ ba đối với tài sản thuê làm ảnh hưởng đếnviệc sử dụng tài sản thuê của bên thuê thì bên thuê có quyền đề nghịgiảm bớt tiền thuê hoặc yêu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
- Nghia vụ dén bù cho bên thuê các chi phí liên quan đến việccải tiễn, nâng cap tài sản thuê mà đã được sự dong ý của bên cho
thuê và bên thuê đã tam ung trước Trong qua trình sử dụng, bên
thuê có thé tiến hành nâng cấp tài sản thuê (cải tiến nâng cao tínhnăng sử dụng của tài sản thuê) Việc nâng cấp tài sản thuê phải đượchiểu là những công việc không nhất thiết phải làm Nếu không làmcác công việc nâng cấp đó thì tài sản thuê vẫn có thé sử dụng đượcmột cách bình thường theo đúng công dụng Nếu như thực hiện việcnâng cấp thì chỉ có ý nghĩa làm tăng thêm giá trị sử dụng của tài sản
mà thôi Việc cải tạo, nâng cấp tài sản thuê cần thiết phải được sựđồng ý của bên cho thuê tài sản Bên cho thuê chỉ có nghĩa vụ thanhtoán lại các chỉ phí liên quan đến cải tạo, nâng cấp tài sản thuê khiđồng ý cho phép bên thuê thực hiện việc cải tạo, nâng cấp đó Việcquyết định các phần nâng cấp đó thuộc về ai sau khi hết hạn hợpđồng phụ thuộc nhiều vào tính chất của vật nâng cấp đó gắn liềnkhông tách rời được hay tách rời được khỏi vật thuê Nếu như nhữngvật nâng cấp thêm tách ra được khỏi tài sản thuê thì sau khi hết hạnhợp đồng thuê, bên thuê có thê giữ lại phần nâng cấp thêm đó Cònnếu như phần nâng cấp đó không tách rời được khỏi tài sản thuê màkhông làm ảnh hưởng đến tài sản thuê thì bên thuê có thể đượcthanh toán chi phí nâng cấp đó nếu như trước đó bên cho thuê đã
đồng ý cho bên thuê tiến hành cải tiến tài sản thuê
1.5.2 Nghĩa vụ của bên thuê
- Nghia vụ su dung tài sản thuê theo dung công dụng, mục dich
Trang 37sử dụng như đã thỏa thuận trong hợp đông Bên thuê không bị buộcphải sử dụng tài sản thuê, nhưng nếu sử dụng thì phải sử dụng theo
đúng tính năng của tài sản thuê đó Tính năng thông thường của tài
sản thuê có thé được quy định trong hợp đồng, cũng có thể đượcxác định bởi thông lệ dựa trên cau tao và tinh nang cua chinh tai santhuê đó Ví dụ, không được thuê xe khách dé chở hàng, không đượcthuê nha ở dé làm kho chứa hàng, không được thuê kho dé làm nha
ở Trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích,không đúng công dụng thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm
dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại
- Nghĩa vụ thanh toán tiền thuê ding hạn Bên thuê phải trả đủtiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận Theo thỏa thuận của các bên,tiền thuê có thê được thanh toán cho toàn bộ thời hạn thuê, cũng có thểđược thanh toán từng phan theo từng giai đoạn thuê Các bên cũng cóthể thỏa thuận áp dụng các cách tính tiền thuê khác nhau như:
+ Băng một tổng số tiền nhất định nào đó phụ thuộc vào thờihạn thuê, sẽ được thanh toán một lần hay chia ra nhiều lần;
+ Bằng cách bên thuê sẽ thực hiện cho bên cho thuê một công
việc hay dịch vụ nao đó theo thỏa thuận;
+ Bằng cách bên thuê sẽ phải chuyển quyền sở hữu sang cho
bên cho thuê một tài sản nào đó hoặc cho bên cho thuê thuê lại một
tài sản nào đó;
+ Bằng cách quy nghĩa vụ cho bên thuê phải chỉ trả cho việc cảitiễn, nâng cấp nào đó đối với tài sản thuê;
+ Bằng cách bên thuê phải trả cho bên cho thuê một phần của
lợi tức thu được từ việc sử dụng tài sản thuê.
Trường hợp các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạnthì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
Trang 38đồng, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Khi trong hợp đồng các bên không thỏa thuận về thời hạn trảtiền thuê thì thời hạn trả tiền thuê được xác định theo tập quán nơitrả tiền Nếu cũng không thé xác định được thời hạn trả tiền thuêtheo tập quán thì bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê
- Nghĩa vụ trả lại tài sản thuê cho bên cho thuê khi hết thời hạn
thuê Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận.
Tình trạng của tài sản mà bên thuê phải trả lại cho bên cho thuê cũngphải giống với tình trạng của tài sản khi bên cho thuê bàn giao Chính
vì vậy, mọi yêu cầu đối với tài sản thuê được các bên thỏa thuận trong
hợp đồng cũng được áp dụng cho việc kiểm tra tài sản trả lại Cùngvới tài sản thuê, bên thuê phải có nghĩa vụ trả lại tất cả vật phụ đi kèmtheo vật cũng như mọi giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc sử dụngtài sản mà bên thuê đã nhận được từ bên cho thuê Nếu thiếu các vậtphụ hoặc thiếu các giấy tờ can thiết đó thì việc sử dụng tiếp tài sản làkhông thê thực hiện được hoặc làm cho tính năng sử dụng tiếp theocủa tài sản bị giảm sút đáng kẻ, điều này dẫn đến những thiệt hại đối
với người cho thuê trong tương lai Chính bởi vậy, việc người thuê
không đáp ứng các yêu cầu trả lại các vật phụ đi kèm, các giấy tờ sửdụng có liên quan được pháp luật quy định như người thuê không thựchiện nghĩa vụ trả lại tài sản thuê Điều đó dẫn đến việc bên thuê phảichịu mọi hau quả của việc vi phạm nghĩa vụ trả lại tài sản thuê.
Việc trả lại tài sản thuê cho phép có những hao mòn tự nhiên.
Hao mòn tu nhiên được hiểu là những hao mòn mà tài sản thuê nhấtđịnh phải gánh chịu với các điều kiện sử dụng một cách bình thường
theo đúng chức năng sử dụng và ở mức độ tương xứng với thời gian
cho thuê.
Trang 39Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê, thì ngoài việc vẫn phải trảtài sản thuê đó, bên thuê có thể phải gánh chịu đồng thời nhiều hậuquả khác nhau như: trả tiền thuê trong thời gian chậm trả, phạt viphạm (nếu có thỏa thuận), bồi thường thiệt hai và chịu mọi rủi rođối với tài sản thuê Thông thường, bên chủ sở hữu cũng tức là bêncho thuê trong hợp đồng thuê tài sản phải chịu mọi rủi ro đối với tàisản cho thuê, thế nhưng trong trường hợp bên thuê chậm trả lại tàisản cho thuê thì trong suốt thời gian chậm trả đó, mọi rủi ro lạichuyền sang cho bên thuê chậm trả gánh chịu Đối với các hợp đồngthuê được bảo đảm bằng ký cược thì khi bên thuê không chịu trả tàisản thuê, tài sản ký cược khi đó sẽ thuộc về bên cho thuê.
Trong trường hợp tài sản thuê là gia súc, bên thuê phải hoàn trảgia súc đã thuê và cả gia súc được sinh ra trong thời gian thuê Điều
đó là dé hiểu bởi vì, việc sinh nở tự nhiên của gia súc không được
coi là lợi ich thu được từ việc sử dụng tài sản thuê, càng không phải
là mục đích của việc thuê tài sản Chính vì vậy, g1a súc sinh ra trong
thời gian thuê phải thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, nếu không
có thỏa thuận khác Bên cho thuê phải thanh toán chi phí chăm sócgia súc được sinh ra cho bên thuê Nguyên tắc này có thể khôngđược áp dụng cho các hợp đồng thuê khoán tài sản (xem phần hợpđồng thuê khoán tài sản)
- Nghĩa vụ chăm sóc, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ tài sản thuê.
Các sửa chữa và chi phí cho việc sửa chữa nhỏ hoặc các chi phí bảo
dưỡng, duy trì chức năng của tài sản thuê thường do bên thuê chịu.Sửa chữa nhỏ được hiểu là sự khắc phục các khiếm khuyết không
cơ bản mà phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản thuê, không gắnvới việc thay thế các bộ phận chính của tài sản thuê Ví dụ như vỏlốp ô tô khi bị thủng, thay bóng đèn bị cháy, sửa chữa phích cămđiện của các thiết bị điện, thay cầu chi điện Khác với tu sửa cơ
Trang 40bản, việc sửa chữa nhỏ không làm tăng thêm giá trị sử dụng của tải
sản và cũng không bù đắp được cho những hao mòn tự nhiên củatài sản thuê Thế nhưng nếu không tiến hành những sửa chữa nhỏ
đó thì dẫn đến việc không thể sử dụng tiếp được tài sản thuê hoặcgây khó khăn nhiều trong việc sử dụng Khác với sửa chữa nhỏ,việc bảo dưỡng tài sản thuê có ý nghĩa làm cho tài sản thuê luôn sẵnsang ở trạng thái có thể sử dụng được một cách bình thường và liêntục Việc bảo đưỡng này phát sinh từ chính bản chat hay cấu tạo bêntrong của tài sản Ví dụ như đối với tài sản thuê là chiếc ô tô thì việckiểm tra áp suất lốp, thay dầu định kỳ được coi là công việc bảodưỡng mà không phải là sửa chữa Tiếp theo, chúng ta cũng cầnphân biệt việc bảo dưỡng, sửa chữa với việc chăm sóc tài sản thuê.
Vi dụ như bơm xăng cho xe 6 tô, rửa xe, cho gia súc ăn uống, tắmrửa cho gia súc, lau chùi nhà cửa Mọi chi phí cho các công việc
chăm sóc, duy tri tài sản thuê do bên thuê chịu Trong nghĩa vụ nay
còn bao hàm cả chi phí liên quan đến việc bảo vệ, giữ gin tài sảnthuê Việc bảo vệ, giữ gìn tài sản thuê được hiểu là các công việc
giup cho tài sản thuê tránh sự tác động có hại của những hiện tượng
tự nhiên (mưa bão, giá rét, nắng nóng ) cũng như bảo vệ tài sảnkhỏi sự can thiệp của người thứ ba (như trộm cắp, phá hoại, sử dụngbất hợp pháp và các hành vi gây hại khác ) Ví dụ như trả tiền gửi
xe, trả tiền thuê bảo vệ, thuê chuông trai cho gia súc
1.6 Cho thué lai tai san
Bên thuê chi được cho người khác thuê lại tài sản ma minh dang
thuê khi được bên cho thuê đồng ý Điều đó có nghĩa là, về nguyên tắcchung, pháp luật không ngăn cắm việc cho thuê lại, nhưng phải tuânthủ điều kiện bắt buộc là phải được sự đồng ý của bên cho thuê Điềunay dé hiểu vì người cho thuê tài sản luôn có nhu cầu giám sát xem
bên thuê sử dụng tài sản thuê ra sao, có làm ảnh hưởng đến sự tôn tại