Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam Tập 2 - Trường Đại học Luật Hà Nội. Chủ biên: Phạm Văn Tuyết, Trần Thị Huệ, Hoàng Thị Loan (Phần 1)

292 1 0
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam Tập 2 - Trường Đại học Luật Hà Nội. Chủ biên: Phạm Văn Tuyết, Trần Thị Huệ, Hoàng Thị Loan (Phần 1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

GIÁO TRÌNH

LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Tập Il

Trang 2

Giáo trình này đã được Hội đồng nghiệm thu giáo trình Trường Dai học Luật Hà Nội (thành lập theo Quyết định số 1978/OD-DHLHN

ngày 22 thang 5 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Ha Nội)

đồng ý thông qua ngày 23 tháng 8 năm 2019 và được Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội cho phép xuất bản theo Quyết định số 3528/OD-PHLHN ngày 14 tháng 10 năm 2020.

Mã số: TPG/K - 22 - 43

19-2022/CXBIPH/06-03/TP

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 4

Chủ biên

PGS.TS PHẠM VĂN TUYẾT PGS.TS TRAN THỊ HUE

Tập thể tác giả

PGS.TS TRAN THI HUE Chuong 10 PGS.TS PHAM VAN TUYET

TS HOANG THI LOAN

PGS.TS PHAM VAN TUYẾT Chương 12 (Mục 1, 2, 3, 4) TS NGUYEN MINH OANH Chương 12 (Mục 5, 6, 7) TS VƯƠNG THANH THUY Chương 13 (Mục 2.1, 2.2)

TS LÊ THỊ GIANG Chương 13 (Mục 1, 2.3, 2.4, 2.5)

PGS.TS BÙI ĐĂNG HIẾU Chương 14 TS NGUYEN MINH TUẦN Chương 15 TS VŨ THỊ HONG YEN Chương 16 PGS.TS PHÙNG TRUNG TẬP Chương 17 PGS.TS TRAN THỊ HUE

TS LÊ ĐÌNH NGHỊ PGS.TS TRAN THỊ HUE THS LÊ THỊ HAI YEN

TS NGUYEN VAN HOI Chuong 18 (Muc 3)

Chuong 11

Chuong 18 (Muc 1)

Chuong 18 (Muc 2)

Trang 5

LỜI GIỚI THIỆU

Môn học Luật dân sự là một môn khoa học pháp lí có nhiệm vụ

nghiên cứu các quy định của pháp luật dán sự nói chung và đặc biệtnghiên cứu các quy định trong Bộ luật Dân sự nói riêng.

Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hoa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ hop thứ 10 thông qua ngày24/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 Day là Bộ

luật được ban hành trên cơ sở tiếp thu, sửa đổi và bồ sung các Bộ

luật Dán sự trước đó cua Nhà nước ta Bộ luật Dán sự năm 2015

là luật chung của các ngành luật tư, quy định địa vị pháp lí, chuẩn mực pháp lí về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quy định quyên, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đăng, tự do y chí, độc lập vé tai sản và tự chịu trách nhiệm.

Để đáp ứng kịp thời cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập

theo sát quy định của Bộ luật Dan sự năm 2015 và phù hop với khoahọc pháp lí hiện đại, Bộ môn Luật dân sự thuộc Khoa Pháp luật

dân sự Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức biên soạn Giáo trình

Luật dân sự Việt Nam Giáo trình được biên soạn theo chương

trình, mục tiêu đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội và phùhop với chương trình khung do Bộ Giáo duc và Dao tạo quy định.

Bằng phương pháp tư duy khoa học và trên cơ sở các chủ thuyết cơ bản, Giáo trình đã bám sát các quy định của luật thực định nhằm

Trang 6

xác định các khái niệm khoa học, phương pháp tiếp cận và vận dụng các quy định của pháp luật dân sự vào đời sống thực tiễn.

Quá trình biên soạn Giáo trình là sự cô gang nỗ lực của tập thể tác giả, mặc du vậy vẫn khó tránh khỏi những thiếu sót Tập thể tác giả rất mong nhận được những đóng góp của các độc giả để Giáo

trình Luật dán sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội ngày

càng được hoàn thiện hơn.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Hà Nội, thang 01 năm 2022

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 7

Chương 10

KHÁI QUAT CHUNG VE NGHĨA VỤ

1 NHUNG VAN DE CHUNG VE NGHĨA VỤ 1.1 Khái niệm, đặc điểm pháp lí của nghĩa vu

Thuật ngữ nghĩa vụ là một trong những thuật ngữ thông dụng,

được sử dụng phổ biến trong cuộc sông hàng ngày Thông thường, nghĩa vụ được hiểu là “các điều mà chúng ta theo lương tâm phải thực hiện dé làm tròn bốn phận”.! Theo đó, bất cứ khi nào một người phải thực hiện một công việc nào đó theo yêu cầu của người khác thì đều được hiểu đó là nghĩa vụ của họ, bất kế việc thực hiện công việc có mang lại lợi ích cho người yêu cầu hay không Ví dụ, con cái phải cúng giỗ tổ tiên; con cái phải nghe lời cha mẹ; người tham gia giao thông phải chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông Theo cách hiểu này, những việc mà người có nghĩa vụ phải làm có thể có hoặc không có tính bắt buộc đối với chủ thé Tức là có nhiều nghĩa vụ hình thành và tồn tại trong đời sống hàng ngày không chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật mà chỉ chịu

sự điều chỉnh của các quy tắc đạo đức, nên không thuộc đối tượng

nghiên cứu của các môn khoa học pháp lí, ví dụ như nghĩa vụ cúng

giỗ tô tiên, nghĩa vụ nghe lời dạy bảo của cha mẹ

Khoa học pháp lí từ trước đến nay chỉ nghiên cứu những nghĩa vụ mà sự hình thành và tồn tại của nó chịu sự điều chỉnh của những

! Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân luật lược khảo (Quyển II - Nghĩa vụ và khế óc),

Bộ Quoc gia giáo dục xuât ban, Sai Gòn, 1963, tr 13.

Trang 8

quy phạm pháp luật cụ thể Có nhiều cách hiểu khác nhau về nghĩa vụ đã được đưa ra, song quan niệm “nghĩa vụ là một mối liên hệ

pháp lí giữa hai người, nhờ đó một người là trái chủ (hay chủ nợ)

có quyền đòi người kia là thụ trái (hay con nợ) phải thi hành một khoản có thé trị giá bằng tiền”! van là quan niệm phổ biến Đây là cách hiểu truyền thông về nghĩa vụ và được áp dụng trong khoa học pháp lí từ xưa đến nay Tại Việt Nam, định nghĩa về nghĩa vụ cũng

được luật hóa từ cách hiểu truyền thống này, theo đó “nghia vu là

việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thé (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyên, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyên)”.? Với định nghĩa này, có thé nhận thấy những đặc điểm cơ bản của nghĩa vụ như sau:

Thứ nhất, nghĩa vụ được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự cụ thé (quan hệ về nghĩa vụ) Về lí luận, quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, và được cấu thành bởi ba yếu tố đó là chủ thé, khách thé và nội dung của quan hệ Theo quy định tại Điều 274 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, định nghĩa về nghĩa vu cũng được dé cập với day đủ các yếu tố cầu thành nên một quan hệ pháp luật như: (i) Chủ thé của quan hệ nghĩa vu bao gồm bên có nghĩa vụ và bên có quyền; (ii) Khách thé của

quan hệ nghĩa vụ là những lợi ích mà các bên hướng tới khi xác lập

quan hệ nghĩa vụ Những lợi ích mà mỗi bên đạt được đều thông qua những hành vi cụ thê của phía bên kia như hành vi chuyên giao

tài sản, hành vi thực hiện công viéc ; (11) Nội dung của quan hệ

nghĩa vụ bao gồm tông hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên đối với nhau, trong đó xác định cụ thể bên có nghĩa vụ phải thực hiện

' Vũ Văn Mau, tldd, tr 13.

2 Điều 274 BLDS năm 2015.

Trang 9

hành vi gì, thực hiện theo phương thức nào, ở thời gian, địa

điểm nào

Thứ hai, quan hệ nghĩa vụ là một loại quan hệ pháp luật dân sự

tương đối Trong khoa học pháp lí nói chung, khoa học pháp lí dan sự nói riêng, khi căn cứ vào tiêu chí về tính xác định của chủ thể,

quan hệ pháp luật dân sự được chia thành quan hệ pháp luật dân sự

tuyệt đối và quan hệ pháp luật dân sự tương đối Không giống như các quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối - quan hệ chỉ xác định chủ thé mang quyên, trong quan hệ nghĩa vụ, các bên chủ thé luôn được xác định cụ thé ngay từ thời điểm quan hệ được xác lập Việc xác định cu thé các bên chủ thê là căn cứ dé chủ thé mang quyền có thé thực hiện quyền yêu cầu theo thỏa thuận hoặc theo quy định của

pháp luật.

Thứ ba, quan hệ nghĩa vụ là một loại quan hệ trái quyền, quyền của bên mang quyền trong quan hệ này là quyền đối nhân Đây là đặc điểm quan trong dé phân biệt quan hệ nghĩa vụ với các quan hệ vật quyền (quan hệ sở hữu, quan hệ thừa kế ) Trong quan hệ vật quyền, quyền của chủ thé mang quyền được xác lập trên tài sản Theo đó, chủ thé mang quyên tự mình thỏa mãn quyền bang cách

tác động vào tai sản thuộc sở hữu cua mình hoặc tài sản không thuộc

sở hữu nhưng có quyền xác lập trên đó (ví dụ như quyền hưởng dụng, quyền bề mặt, quyền đối với bat động sản liền kề) Tuy nhiên, trong quan hệ nghĩa vụ, quyền của chủ thé mang quyền có được

thỏa mãn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào hành vi thực hiệnnghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.

Thứ tw, trong quan hệ nghĩa vụ, quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thê luôn đối lập với nhau Theo đó, quyền của chủ thể này luôn tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể phía bên kia và ngược lại Tức

là việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ luôn hướng tới việc

bảo đảm quyền lợi của bên có quyền Do đó, sự vi phạm nghĩa vụ

Trang 10

của bên có nghĩa vụ dù là ít nghiêm trọng nhất cũng có thé khiến cho quyên và lợi ích hợp pháp của bên có quyên bị ảnh hưởng.

1.2 Đối tượng của nghĩa vụ

Đối tượng của quan hệ pháp luật dân sự nói chung là các yếu tô mà các chủ thê tác động vào đề thỏa mãn lợi ích của mình hoặc thỏa mãn lợi ich của các chủ thé khác Trong quan hệ nghĩa vụ, dé đáp ứng các yêu cầu của bên mang quyên, bên có nghĩa vụ phải thực hiện những hành vi nhất định theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, đồng thời những hành vi đó chỉ thực sự có giá trị khi nó tác động vào một đối tượng cụ thể Theo quy định tại Điều 276 BLDS năm 2015, đối tượng của nghĩa vụ có thé là tài sản hoặc một công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện Tuy nhiên, dé trở thành đối tượng của nghĩa vụ, tài sản hoặc công việc phải thỏa mãn những điều kiện nhất định.

1.2.1 Đối tượng của nghĩa vụ là tài san

Thực tế cho thấy, lợi ích mà các chủ thê hướng tới trong quan hệ nghĩa vụ hầu hết là lợi ích về tài sản Do đó, đối tượng mà bên có nghĩa vụ tác động đến dé mang lại lợi ích cho bên có quyền hầu hết là một loại tài sản cụ thé Sự tác động đó được biểu hiện thông qua việc thực hiện hành vi chuyển giao một loại tài sản cụ thể cho bên có quyền Theo quy định tại Điều 274 BLDS năm 2015, tài sản là đối tượng của nghĩa vụ có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc các quyên tài sản Phạm vi này hoàn toàn phù hợp với quy định về tài sản tại Điều 105 BLDS năm 2015 Theo quy định, tài sản là đối tượng của nghĩa vụ phải thỏa mãn các điều kiện sau:

Thứ nhất, tài sản là đôi tượng của nghĩa vụ phải được xác định cụ thê Về lí luận, việc thực hiện đúng nghĩa vụ được xác định trên những khía cạnh cụ thể như có thực hiện hay không, thực hiện đầy đủ hay không, đúng hạn hay không Trong đó, muốn xác định bên

Trang 11

có nghĩa vụ có thực hiện đúng đối tượng hay không phải dựa trên tính xác định của đối tượng Trường hợp đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì tài sản phải được xác định cụ thể về số lượng theo các đơn vị đo lường phù hợp và chất lượng cụ thé Việc xác định tài sản là đối tượng của nghĩa vụ có thể căn cứ vào thỏa thuận của các bên (vi dụ, khoản tiền cụ thé mà các bên cho nhau vay) hoặc quy định của pháp luật (ví dụ, khoản tiền mua tài sản mà bên mua phải trả

được xác định theo thị trường tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận), hoặc băng chứng mà bên có quyền đưa ra (ví dụ, biên lai thu tiền viện phí đối

với yêu cầu bôi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm).

Thi hai, tài sản là đôi tượng của nghĩa vụ phải là tài sản được phép giao dịch Trong khoa học pháp lí dân sự, dựa trên quy chế

pháp lí áp dụng với mỗi loại tài sản, tài sản được phân chia thành

tài sản cam lưu thông, tài sản hạn chế lưu thông và tài sản tự do lưu thông Trong đó, tài sản cấm lưu thông không thé trở thành đối tượng của nghĩa vụ Bởi vì, tài sản cắm lưu thông là những tài sản mà nêu đưa vào lưu thông có thé gây ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của các chủ thé khác Do đó, hành vi chuyển giao một loại tài sản cắm lưu thông là hành vi bị cam Đây là biểu hiện cụ thể của một trong các nguyên tắc cơ bản của

luật dân sự: “Viéc xác lập, thực hiện, chấm diet quyên, nghĩa vụ dan

sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác” Hơn nữa, chỉ những “cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cam của luật, không trải đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên” Theo những phân tích này, tài sản là đối tượng của nghĩa vụ phải thuộc nhóm tải sản tự do lưu thông hoặc hạn chế lưu thông Việc

! Khoản 4 Điều 3 BLDS năm 2015.? Khoản 2 Điều 3 BLDS năm 2015.

Trang 12

xác lập, thực hiện các loại nghĩa vụ có đối tượng là tài sản cam lưu

thông sẽ bị coi là vi phạm điều cắm của luật.

Thứ ba, tài sản là đối tượng của nghĩa vụ phải là tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu Tài sản đang có tranh chấp về quyền

sở hữu là những tai sản chưa xác định được ai là chủ sở hữu tai thời

điểm bên có nghĩa vụ thực hiện việc chuyên giao tài san đó cho bên có quyền Việc bên có nghĩa vụ chuyền giao tài sản đang có tranh

chấp về quyền sở hữu cho bên có quyền có thể gây ảnh hưởng đến

quyên và lợi ích hợp pháp của chủ thé khác Do đó, việc xác lập nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ là tài sản đang có tranh chấp

sẽ không có giá trị và bên có nghĩa vụ không được thực hiện việc

chuyền giao một tài sản đang có tranh chấp cho bên có quyên Thứ tr, tài sản là đối tượng của nghĩa vụ không thé là tài sản đang bị kê biên dé thi hành án hoặc dé thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thâm quyên Khi tài sản đã bị kê biên thì chủ sở hữu không được chuyên giao tài sản đó cho chủ thể khác thông qua

việc đưa tài sản đó vào giao dịch Theo đó, tài sản đã bị kê biên

không thé trở thành đối tượng của nghĩa vụ mà người có tài sản bị kê biên xác lập với chủ thể khác Điều kiện này không đặt ra trong trường hợp tài sản bị kê biên được chủ thé có thâm quyền đưa ra bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

1.2.2 Đối trợng của nghĩa vụ là một công việc

Trong quan hệ nghĩa vụ, dé mang lại lợi ích cho bên có quyên, ngoài việc chuyên giao tài sản, bên có nghĩa vụ có thể phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc nhất định theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật Song, không phải bất cứ

công việc nào cũng có thé trở thành đối tượng của nghĩa vụ, mà chỉ những công việc đáp ứng được các điều kiện sau đây mới có thể trở

thành đối tượng của nghĩa vụ:

Trang 13

Thứ nhất, công việc là đối tượng của nghĩa vụ phải được xác

định cụ thê Đây là điều kiện chung được áp dụng với mọi nhóm

đối tượng của nghĩa vụ Dù đối tượng của nghĩa vụ là một công việc

phải làm hoặc một công việc không được làm thì nó cũng cần phải được xác định cụ thê Việc xác định công việc phụ thuộc vào từng căn cứ xác lập nghĩa vụ Có thể là sự thỏa thuận của các bên, có thể là quy định của pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có

thâm quyên Việc xác định cụ thể công việc mà bên có nghĩa vụ

phải thực hiện hoặc không được thực hiện có vai trò quan trọng

trong việc xác định thời điểm nghĩa vụ phát sinh hiệu lực trong một sỐ trường hợp Ví dụ, nếu các bên thỏa thuận xác lập nghĩa vụ có

đối tượng là công việc thì chỉ khi công việc được xác định cụ thê

thì thỏa thuận đó mới có thể được hình thành và nghĩa vụ mới có thé có hiệu lực Đồng thời, việc xác định cụ thé công việc là đối

tượng của nghĩa vụ có vai trò quan trọng trong việc xác định bên cónghĩa vụ có thực hiện đúng nghĩa vụ hay không.

Thứ hai, công việc là đối tượng của nghĩa vụ phải có tính khả thi Công việc có tính khả thi là công việc mà trong những điều kiện, hoàn cảnh bình thường, người bình thường có thé thực hiện được công việc đó Điều đó có nghĩa răng, nếu công việc không có tính kha thi, không phù hợp với thực tế cuộc sống sẽ không thé trở thành

đối tượng của nghĩa vụ Điều kiện này đã được luật hóa thành quy

định cụ thể trong một số trường hợp Tại Điều 514 BLDS năm 2015

quy định: “Đối tượng của hợp đồng dich vụ là công việc co thể thực

hiện được, không vi phạm điều cắm của luật, không trái đạo đức xã hội” Theo quy định nay, chỉ những công việc có thê thực hiện được mới có thể trở thành đối tượng của hợp đồng dịch vụ, tức là bên cung ứng dịch vụ chỉ phải thực hiện công việc nếu công việc đó là

công việc có tính kha thi.

Thứ ba, công việc là đôi tượng của nghĩa vụ phải là công việc

Trang 14

không vi phạm điều cắm của luật và không trái đạo đức xã hội Trên thực tế, có những công việc khi được thực hiện hoặc không được thực hiện trên thực tế có thé mang lại lợi ích cho chủ thé này, nhưng đồng thời có thé mang đến những tốn thất về lợi ích cho các chủ thé

khác Tuy nhiên, theo quy định của BLDS năm 2015 thì: “Viéc xác

lập, thực hiện, cham dứt quyên, nghĩa vụ dán sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyên và lợi

ich hợp pháp của người khác”.! Trường hợp các bên xác lập và thực

hiện nghĩa vụ có đối tượng là công việc bị cấm thì phải chịu trách nhiệm nếu việc thực hiện công việc đã gây ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thé khác, đồng thời pháp luật cũng không thừa nhận quan hệ nghĩa vụ liên quan đến công việc bị cắm Ngoài ra, công việc mà việc thực hiện nó bi coi là trái

dao đức xã hội cũng không được coi là đối tượng của nghĩa vụ.

1.3 Thành phần của quan hệ nghĩa vụ

Về lí luận, một quan hệ pháp luật được cầu thành bởi ba yếu tổ đó là chủ thể, khách thé và nội dung của quan hệ Quan hệ nghĩa vụ

cũng là một loại quan hệ pháp luật dân sự nói riêng và một quan hệ

pháp luật nói chung, nên nó cũng được cấu thành bởi ba yếu tổ như bat cứ quan hệ pháp luật nào khác.

1.3.1 Chủ thể của quan hệ nghĩa vụ

Chủ thé của quan hệ nghĩa vụ là những chủ thể được hưởng các quyên yêu cau và phải thực hiện các nghĩa vu phát sinh từ một quan hệ nghĩa vụ cụ thể Vì quan hệ nghĩa vụ cũng là một loại quan hệ pháp luật dân sự nên chủ thê của quan hệ nghĩa vụ cũng chính là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự nói chung Không giống như

trong các BLDS trước đó, trong BLDS năm 2015, nhà làm luật chỉ

thừa nhận tư cách chủ thé của cá nhân và pháp nhân.

! Khoản 4 Điều 3 BLDS năm 2015.

Trang 15

Dé trở thành chủ thé của quan hệ nghĩa vụ, cá nhân hoặc pháp nhân cũng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về năng lực chủ thể, bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi Song, cũng cần lưu ý rằng một chủ thể không có năng lực pháp luật thì không thể trở thành chủ thể của quan hệ nghĩa vụ, nhưng một chủ thê không có hoặc không có đầy đủ năng lực hành vi vẫn có thể trở thành chủ thé của quan hệ nghĩa vụ Điều này có nghĩa rang, chỉ khi cá nhân hoặc pháp nhân trực tiếp tham gia xác lập và thực hiện quan hệ nghĩa vụ thì các điều kiện về năng lực chủ thể mới đặt ra Trong trường hợp cá nhân, pháp nhân thông qua chủ thê khác dé xác lập, thực hiện quan hệ nghĩa vụ cụ thê thì năng lực xác lập, thực hiện nghĩa vụ sẽ đặt ra đối với chính chủ thé trực tiếp xác lập quan hệ

nghĩa vụ.

Như đã chỉ ra, trong quan hệ nghĩa vụ, quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thê luôn đối ứng với nhau Do đó, trong quan hệ nghĩa vụ luôn tồn tại hai loại chủ thể đó là chủ thé mang quyên và chủ thé mang nghĩa vụ Tuy nhiên, việc phân biệt hai loại chủ thé này chi mang tính tương đối và xét ở một loại nghĩa vụ cụ thé trong quan hệ nghĩa vụ đó Tức là với nghĩa vụ này họ là chủ thể mang quyền nhưng ở nghĩa vụ khác họ là chủ thể mang nghĩa vụ Do vậy, trong hầu hết các quan hệ nghĩa vụ, chủ thể của quan hệ nghĩa vụ vừa là bên có quyền yêu cầu, vừa là bên có nghĩa vụ Ví dụ, trong quan hệ mua bán, bên bán là bên có quyền đòi tiền nhưng lại có nghĩa vụ giao tài sản, bên mua có quyên nhận tài sản nhưng lại có nghĩa vụ trả tiền Mặc dù vậy, trong một vài quan hệ cụ thé các chủ thé chỉ tham gia quan hệ với một vai trò là bên có quyền hoặc bên có nghĩa

vụ Ví dụ, trong quan hệ tặng cho tài sản, bên tặng cho là bên có

nghĩa vụ, còn bên được tặng cho là bên mang quyên 1.3.2 Khách thể của quan hệ nghĩa vụ

Về lí luận, khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà

Trang 16

các chủ thê hướng tới khi tham gia vào quan hệ pháp luật cụ thẻ Do đó, khi tham gia vào quan hệ nghĩa vụ, các bên chủ thể cũng mong muốn đạt được các lợi ích nhất định Lợi ích mà các chủ thé mong muốn dat được có thé là lợi ích về vật chất như có được một tài sản, hoặc lợi ích về tinh thần như được thưởng thức một bài hát, được nghe một bản nhạc không lời Tuy nhiên, không giống như quan hệ vật quyên, trong quan hệ trái quyền (trong đó bao gồm quan hệ nghĩa vụ), quyền của chủ thể mang quyên luôn phụ thuộc vào

hành vi thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ Chỉ khi bên có

nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền mới có thê đạt được lợi ích như mong muốn Chính vì vậy, dé đạt được lợi ích như mong muốn, bên có quyền luôn quan tâm đến hành vi

thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ Ví dụ, trong quan hệ mua

bán tài sản, bên mua sẽ quan tâm đến việc bên bán sẽ thực hiện hành vi giao tài sản vào thời điểm và địa điểm nào, còn bên bán sẽ quan tâm đến việc bên mua trả tiền vào thời điểm và địa điểm nào.

Như vậy, trong quan hệ nghĩa vụ, bên có quyền không chỉ quan tâm đến lợi ích đạt được ra sao mà còn quan tâm đến hành vi của bên có nghĩa vụ được thực hiện như thế nào Đặc biệt, để xác định

bên có nghĩa vụ có vi phạm nghĩa vụ hay không người ta không căn

cứ vào lợi ích bên có quyền nhận được mà sẽ phải xác định xem

hành vi thực hiện nghĩa vụ có đúng thỏa thuận hoặc đúng theo quy

định của pháp luật hay không Trong nhiều trường hợp, ngay cả khi bên có nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ nhưng bên có quyền có thể không đạt được lợi ích như mong muốn vì lí do khách quan Ví dụ, bên A thuê bên B vận chuyền tài sản từ địa điểm X đến địa điểm Y, bên B thực hiện hành vi vận chuyên tài sản theo đúng thỏa thuận, nhưng do xảy ra lốc xoáy bất ngờ nên tai sản vận chuyên bị hư hỏng khiến cho bên A bị thiệt hại Song, để bảo đảm rằng bên có quyền đạt được lợi ích như mong muốn, bên có nghĩa vụ phải thực hiện

Trang 17

đúng nghĩa vụ của mình Theo những phân tích này có thể xác định khách thé của quan hệ nghĩa vụ chính là hành vi thực hiện nghĩa vu

của bên có nghĩa vụ.

Hành vi thực hiện nghĩa vụ (khách thể của quan hệ nghĩa vụ) là những xử sự cụ thể của bên có nghĩa vụ mà chỉ khi hành vi đó được

thực hiện theo đúng thỏa thuận hoặc đúng quy định của pháp luật

mới có thé mang lại lợi ích như mong muốn cho bên có quyên Trên thực tế, hành vi thực hiện nghĩa vụ thường được biểu hiện dưới dạng một hành động cụ thể Ví dụ, hành động chuyên giao tai sản hoặc

hành động thực hiện một công việc Song, trong một vài trường

hợp, hành vi thực hiện nghĩa vụ lại được biểu hiện dưới dạng không hành động Ví dụ, trong hợp đồng thuê tài sản, một trong những

nghĩa vụ mà bên thuê phải tuân thủ đó là “không được cho thuê lại

nếu không được sự đồng ý của bên cho thuê”.

1.3.3 Nội dung của quan hệ nghĩa vụ

Trong khoa học pháp lí nói chung, nội dung của quan hệ pháp

luật được hiểu là tong hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thé trong quan hệ đó Do đó, nội dung của quan hệ nghĩa vụ là tong hợp các quyền yêu cầu và các nghĩa vụ mà các bên được và phải thực hiện dé bảo đảm lợi ích của chính mình và của chủ thé khác Quyên yêu cầu và nghĩa vụ là những yếu tô gắn liền với nhau và không tách rời, đồng thời có tính đối ứng với nhau Quyền yêu cầu

chỉ được thỏa mãn thông quan hành vi của bên có nghĩa vụ, việc

thực hiện nghĩa vụ luôn hướng tới bảo đảm quyền yêu cầu của bên có quyền.

Nội dung của quan hệ nghĩa vụ chỉ được xác định cụ thé khi

quan hệ nghĩa vụ đó đã được hình thành theo những căn cứ nhất

định Tùy thuộc căn cứ xác lập nghĩa vụ khác nhau, nội dung củaquan hệ nghĩa vụ sẽ được xác định khác nhau Trường hợp nghĩavụ được xác lập theo thỏa thuận thì nội dung của quan hệ nghĩa vụ

Trang 18

thường được xác định theo sự thỏa thuận của các bên Ví dụ, khi

xác lập hợp đồng dịch vụ, các bên thường thỏa thuận cụ thể về việc bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện công việc gì, thực hiện như thế nao và ở thời điểm, địa điểm nào, còn bên thuê dịch vụ thì phải trả bao nhiêu tiền, trả ở thời điểm và địa điểm nào Trường hợp nghĩa

vụ được xác lập theo quy định của pháp luật thì nội dung của quan

hệ nghĩa vụ thông thường sẽ phụ thuộc vào quy định của pháp luật.

Vi dụ, A gây thiệt hại về sức khoẻ cho B thì ngoài những ton thất

về vật chất (chi phí điều trị thương thích, chi phí đi lại ), A còn phải bù đắp ton thất về tinh thần cho B.

1.4 Phân loại nghĩa vụ

* Căn cứ số người tham gia quan hệ nghĩa vụ, nghĩa vụ được phân chia thành nghĩa vụ một người và nghĩa vụ nhiều người.

- Nghĩa vụ một người là loại nghĩa vụ mà mỗi bên của quan hệ nghĩa vụ chỉ có một người Nghĩa là bên có quyền có một người,

bên có nghĩa vụ cũng chỉ có một người Đây là loại nghĩa vụ hình

thành phổ biến trong thực tế đời sống và là biểu hiện đơn giản nhất

của quan hệ nghĩa vụ.

- Nghĩa vụ nhiều người là loại nghĩa vụ mà ít nhất một bên của quan hệ nghĩa vụ có từ hai người trở lên Loại nghĩa vu này được biéu hiện ở một trong ba dạng cụ thé như sau: (i) Một người có quyên, nhiều

người có nghĩa vụ; (1) Nhiều người có quyền, một người có nghĩa vụ;

(iii) Nhiều người có quyền, nhiều người có nghĩa vụ Đối với loại nghĩa vụ này, ngoài việc xác định các quyền và nghĩa vụ cụ thê của mỗi bên, cần phải xác định phạm vi quyền yêu cầu của từng người có

quyền cũng như phạm vi nghĩa vụ của từng người có nghĩa vụ Thông

thường, mỗi người có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình đối với người có quyền, và mỗi người có quyền cũng chỉ được yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện phần nghĩa vụ tương ứng với phần quyền yêu cầu của mình Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ

Trang 19

thé, những người có nghĩa vụ có thé phải thực hiện nghĩa vụ thay cho nhau theo yêu cầu của bên có quyên, và những người có quyền có thê thực hiện quyền yêu cầu thay cho nhau.

Ngoài ra, cần phân biệt nghĩa vụ nhiều người với trường hợp nhiều người cùng có nghĩa vụ với một người Nếu nhiều người có nghĩa vụ với một người và nghĩa vụ của tất cả những người này đều được xác lập trên một quan hệ nghĩa vụ thì đó là nghĩa vụ nhiều người Nếu nhiều người có nghĩa vụ với một người nhưng nghĩa vụ

của từng người được xác lập trên từng quan hệ khác nhau thì đó làcác nghĩa vụ độc lập và là nghĩa vụ một người Ví dụ, A cho B vay

tiền theo hợp đồng giữa A và B, A cũng cho C vay tiền trong hợp

đồng giữa A và C thì mặc dù B và C đều có nghĩa vụ trả nợ cho A

nhưng nghĩa vụ của B, C với A không phải là nghĩa vụ nhiều người * Căn cứ mối liên hệ giữa các chủ thể trong việc thực hiện nghĩa vụ và thực hiện quyền yêu cầu, nghĩa vụ được phân chia thành nghĩa

vụ riêng rẽ và nghĩa vụ liên đới.

- Nghia vụ riêng rẽ:

Nghĩa vụ riêng rẽ được ghi nhận cụ thể thông qua quy định tại Điều 287 BLDS năm 2015 như sau: “Ki nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ, nhưng mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất

định và riêng ré thì mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của

minh” Theo quy định này, nghĩa vụ riêng rẽ được xác định theo

những dấu hiệu sau: (i) Nghĩa vụ riêng rẽ là loại nghĩa vụ nhiều người và có thê thuộc một trong các dạng biểu hiện như đã đề cập

ở cách phân loại trên; (1) Trong quan hệ nghĩa vụ riêng rẽ, những

người có nghĩa vụ hoàn toàn độc lập trong việc thực hiện phần nghĩa vụ của mình với bên có quyên.

- Nghĩa vụ liên đới:

Khoản | Điều 288 BLDS năm 2015 quy định: “Nghia vụ liên

Trang 20

đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyên có thể yêu cau bắt cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ” Ngoài ra, khoản 1 Điều 289 BLDS năm 2015 quy định: “Nghia vụ doi với nhiều người có quyên liên đới là nghĩa vụ mà theo đó mỗi người trong số những người có quyên déu có thể yêu cẩu bên có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vu’ Nhu vậy, cũng giống như nghĩa vụ riêng rẽ, nghĩa vụ liên đới cũng là nghĩa vụ nhiều người Tuy nhiên, những người có nghĩa vụ luôn có sự liên quan trong việc thực hiện phần nghĩa vụ của mình với người

có quyền Đồng thời, nếu nhiều người có quyền liên đới thì họ có

thé thực hiện quyền yêu cầu thay cho nhau khi yêu cầu người có

nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ.

* Căn cứ phương thức thực hiện nghĩa vụ, nghĩa vụ được phân

chia thành nghĩa vụ phân chia được theo phần và nghĩa vụ không phân chia được theo phần.

- Nghĩa vụ phân chia được theo phần là loại nghĩa vụ mà trong đó bên có nghĩa vụ có thé phân chia nghĩa vụ thành nhiều phan dé thực hiện ở các thời điểm hoặc các giai đoạn khác nhau phù hợp với

thời hạn thực hiện nghĩa vụ.

- Nghĩa vụ không phân chia được theo phần là loại nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thể phân chia nghĩa vụ thành nhiều phần mà phải thực hiện nghĩa vụ làm một lần từ khi phải thực hiện cho đến khi nghĩa vụ được hoàn thành Đây là loại nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ không thé chia được hoặc các bên có

thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bên có nghĩa vụ phải thực

hiện nghĩa vụ một lần.

* Căn cứ thời điểm hình thành nghĩa vụ, nghĩa vụ được phân chia thành nghĩa vụ đầu tiên và nghĩa vụ hoàn lại.

- Nghĩa vụ đầu tiên là nghĩa vụ hình thành và được thực hiện

Trang 21

một cách độc lập theo những căn cứ khác nhau mà không phụ thuộcvào việc thực hiện nghĩa vụ khác.

- Nghĩa vụ hoàn lại là nghĩa vụ chỉ xuất hiện hoặc chỉ được thực

hiện sau khi có một nghĩa vụ đã được thực hiện xong Tức là nghĩa

vụ hoàn lại có mối quan hệ trực tiếp với một nghĩa vụ trước đó và

nghĩa vụ hoàn lại chỉ được thực hiện khi nghĩa vụ trước đó đã được

hoàn thành Ngoài ra, một bên chủ thê trong quan hệ nghĩa vụ hoàn lại chính là một bên chủ thể của quan hệ trước đó Nếu trong quan

hệ nghĩa vụ trước họ là người có nghĩa vụ thì trong quan hệ nghĩa

vụ hoàn lại họ là người có quyền và ngược lại.

BLDS năm 2015 không ghi nhận trực tiếp về nghĩa vụ hoàn lại,

song căn cứ vào nhiều quan hệ nghĩa vụ được thực hiện trên thực

tế, có thé nhận thay nghĩa vụ hoàn lại phát sinh trong những trường

hợp sau:

Một là, nghĩa vụ hoàn lại phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ

liên đới hoặc quyền liên đới Trường hợp một trong số những người

có nghĩa vụ liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ với người có

quyền thì những người có nghĩa vụ liên đới khác sẽ phải hoàn lại phần mà người có nghĩa vụ kia đã thực hiện thay mình Nếu một trong số những người có quyền liên đới đã thực hiện quyền yêu cầu thay những người có quyền liên đới khác thì họ phải hoàn lại cho những người đó phan giá trị mà mình đã yêu cau thay họ.

Hai là, nghĩa vụ hoàn lại phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụbảo lãnh trong quan hệ bảo lãnh Khi bên bảo lãnh đã thực hiện

nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì bên bảo lãnh có quyền yêu

cầu bên được bảo lãnh phải hoàn lại cho mình những gì mà mình

đã thực hiện thay.

Ba là, nghĩa vụ hoàn lại phát sinh từ việc pháp nhân bồi thường

thiệt hại do người của pháp nhân gây ra, cá nhân hoặc pháp nhân đã

Trang 22

bồi thường thiệt hại do người làm công, học nghề gây ra, Nhà nước đã bồi thường thiệt hai do người thi hành công vụ gây ra Day là

những trường hợp mà việc thực hiện nghĩa vụ hoàn lại chỉ đặt ra

trong trường hợp người gây thiệt hại là người có lỗi khi thực hiện

hành vi gây thiệt hai.

* Căn cứ mối liên hệ giữa các loại nghĩa vụ, nghĩa vụ được phân chia thành nghĩa vụ chính và nghĩa vụ bồ sung.

- Nghĩa vụ chính là nghĩa vụ được hình thành và được thực hiện

một cách độc lập.

- Nghĩa vụ bô sung là nghĩa vụ phụ, được hình thành và thực

hiện với mục đích hoàn thiện nghĩa vụ chính, chỉ khi nghĩa vụ chính

không được hoàn thành, bên có nghĩa vụ b6 sung mới phải thực hiện nghĩa vụ của mình với bên có quyền trong quan hệ nghĩa vu chính Nghĩa vụ bé sung giống với nghĩa vụ hoàn lại ở chỗ một bên chủ thé có nghĩa vụ bổ sung cũng chính là một bên chủ thé của nghĩa vụ chính Tuy nhiên, nghĩa vụ bổ sung khác với nghĩa vụ hoàn lại ở chỗ, trong cả hai quan hệ nghĩa vụ thì chủ thể đó đều là bên mang quyền.

BLDS năm 2015 không quy định trực tiếp về nghĩa vụ bồ sung, theo đó nghĩa vụ bố sung được xác định thông qua việc hoàn thiện nghĩa vụ chính trong một số trường hợp cụ thê như: (i) Bên bảo lãnh thực hiện phần nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh chưa thực hiện với

bên nhận bảo lãnh; (11) Cha mẹ hoặc người giám hộ bồi thường phần

thiệt hại mà người chưa thành niên gây ra thiệt hại nhưng không có

đủ tài sản dé bồi thường.

* Căn cứ đối tượng của nghĩa vụ, nghĩa vụ được phân loại thành nghĩa vụ có đối tượng là tài sản và nghĩa vụ có đối tượng là

công việc.

- Nghĩa vụ có đối tượng là tài sản là loại nghĩa vụ mà trong đó

Trang 23

bên có nghĩa vụ phải chuyên giao một lượng tài sản nhất định cho bên có quyền hoặc người thứ ba Bên có nghĩa vụ phải giao đúng

SỐ lượng, chất lượng, chủng loại mà các bên đã thỏa thuận hoặc luật

có quy định và phải giao đúng thời điểm và địa điểm đã được xác định hoặc có thể xác định Loại nghĩa vụ có đối tượng là tài sản thường không gan với nhân thân của bên có nghĩa vụ, nên có thê dé dàng chuyên giao cho bên thứ ba khi bên có quyền đồng ý.

- Nghĩa vụ có đối tượng là công việc là loại nghĩa vụ mà bên có

nghĩa vụ phải thực hiện một công việc nhất định theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật Ví dụ, theo thỏa thuận A sẽ thiết kế cho B một trang web chuyên về kinh doanh Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nghĩa vụ này có thể là nghĩa vụ không được thực hiện một công việc nhất định Ví dụ, theo thỏa thuận C sẽ trả cho D một khoản tiền để được đi qua đất nhà D trong thời gian 02 năm, D cam kết không xây dựng nhà trên khu đất đó cho đến khi thời hạn 02 năm đã kết thúc.

2 XÁC LẬP NGHĨA VỤ

Trên thực tế, nghĩa vụ có thể được xác lập theo nhiều căn cứ khác Có thé là từ sự thỏa thuận của các bên chủ thé tham gia quan hệ nghĩa vụ (ví dụ, các bên thỏa thuận xác lập một hợp đồng VỚI các quyền và nghĩa vụ của thé), cũng có thé là từ quy định của pháp luật đối với những sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội (ví dụ, người gây thiệt hại có nghĩa vụ bôi thường cho người bị thiệt hại) Theo quy định tại Điều 275 BLDS năm 2015, nghĩa vụ có thê được xác

lập từ một trong các căn cứ sau:

2.1 Hợp đồng

Hợp đồng được coi là một trong các căn cứ phổ biến làm phát sinh nghĩa vụ, bởi đây được coi là công cụ quan trọng để các chủ thé trao đôi các lợi ích nhằm đáp ứng các nhu cầu của mình Về lí

Trang 24

luận, hợp đồng được coi là sự thỏa thuận giữa các bên chủ thé và sự thỏa thuận này hướng tới việc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nghĩa vụ Do đó, có thể thấy rằng đây là trường hợp nghĩa vụ phát sinh từ sự thỏa thuận và thống nhất ý chí của các bên Hợp đồng là một trong hai loại giao dịch dân sự, nên để có thé làm phát sinh nghĩa vụ thì hợp đồng phải tuân thủ day đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 BLDS năm 2015 và các quy định khác có liên quan Trường hợp hợp đồng được giao kết nhưng không tuân thủ đầy đủ các điều kiện này thì ngay cả khi các bên đã thực hiện xong hợp đồng, hợp đồng vẫn có thể bị tuyên vô hiệu và nghĩa vụ của các bên không thé phát sinh từ thời điểm giao kết Vì vậy, dé hạn chế

tối đa thiệt hại có thé xảy ra và đạt được mục đích giao kết hợp

đồng, các bên cần phải lưu ý các quy định liên quan đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng khi giao kết.

Về nguyên tắc, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng phải được các bên tuân thủ Mọi sự vi phạm của bên có nghĩa vụ đều có thé khiến cho lợi ích của bên có quyền bị ảnh hưởng, thậm chí không đạt được mục đích giao kết hợp đồng Trường hợp bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ, bên có quyền được quyền yêu cầu bên vi phạm nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự Tuy nhiên, để xác định khi nào bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ, cần phải xác định được thời điểm phát sinh nghĩa vụ Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực pháp luật Theo quy định tại khoản 1 Điều 401 BLDS năm 2015, hợp đồng được giao kết hợp pháp có thé phát sinh hiệu lực ở một trong các thời điểm như: thời điểm giao kết hợp

đồng, thời điểm do các bên thỏa thuận, thời điểm luật liên quan có

quy định.

Thông thường, khi nghĩa vụ phát sinh, bên có nghĩa vụ phải

thực hiện nghĩa vụ với bên có quyên Song, trong một số trường

Trang 25

hợp, các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận thời điểm các bên phải thực hiện nghĩa vụ là một thời điểm sau khi hợp đồng đã có hiệu lực một khoảng thời gian Ví dụ, A và B giao kết hợp đồng mua bán tài sản và trong hợp đồng các bên xác định bên bán phải thực hiện nghĩa vụ giao tai sản sau 5 ngày ké từ ngày hợp đồng có hiệu lực, bên mua phải trả tiền sau khi đã nhận tài sản Như vậy, trường hợp nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, cần xác định cụ thê thời điểm phát sinh và thời điểm thực hiện nghĩa vụ Việc xác định các loại thời điểm này có vai trò quan trọng trong việc xác định thời điểm cham dứt nghĩa vụ cũng như khi nào bên có nghĩa vụ bị coi là

vi phạm nghĩa vụ.

2.2 Hành vi pháp lí đơn phương

Hành vi pháp lí đơn phương là sự thể hiện ý chí đơn phương của một bên chủ thé và khi hành vi đó được thực hiện sẽ dẫn tới

một hậu quả pháp lí Hậu quả pháp lí xảy ra khi hành vi được thực

hiện phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và ý chí của chủ thể thực

hiện hành vi trong từng trường hợp đó Có những trường hợp, người

thực hiện hành vi đơn phương không có mục đích hướng tới việc

xác lập quan hệ nghĩa vụ với người khác, song quan hệ nghĩa vụ

vẫn có thé phát sinh và được giải quyết theo quy định pháp luật phù hợp Ví dụ, A hất nước thải ra đường công cộng, B lái xe mô tô qua

bị ngã do trơn trượt thi A phải bồi thường thiệt hại cho B Tuy nhiên,

trong trường hợp này, hành vi của A bi coi là hành vi gây thiệt hại

nên nghĩa vụ bồi thường của A đối với B được giải quyết theo quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Truong hợp người thực hiện hành vi pháp lí đơn phương có mục

đích xác lập quan hệ nghĩa vụ với chủ thé khác thì hành vi pháp li

đơn phương đó được coi là giao dich dân sự Trong trường hợp này,

hành vi pháp lí đơn phương chỉ có thê làm phát sinh nghĩa vụ nếu hành vi đó thỏa mãn day đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch

Trang 26

dân sự Tuy nhiên, không giống như hợp đồng, khi hành vi pháp lí đơn phương đã được xác lập và thỏa mãn day đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì nghĩa vụ cũng chưa chắc đã phát sinh Chi trong trường hợp có chủ thé đã thỏa mãn day đủ các điều

kiện hoặc hoàn thành công việc mà người xác lập hành vi pháp lí

đơn phương đã đưa ra thì hành vi đó mới có hiệu lực và nghĩa vụ

mới phát sinh Ví dụ, ngày 10/02/2019, A đưa ra tuyên bố hứa thưởng với nội dung sẽ thưởng số tiền 50.000.000 đồng cho ai đạt điểm tuyệt đối môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phố thông năm 2019 Lời tuyên bố hứa thưởng được đưa ra từ ngày 10/02/2019 và hoàn toàn phù hợp với quy định, nhưng lời tuyên bố này chỉ có giá trị cho đến khi có người đạt được điều kiện mà A đưa ra Tức là chỉ khi có các điều kiện đó, A mới phải thực hiện nghĩa

vụ trả thưởng.

Tại thời điểm hành vi pháp lí đơn phương đã có hiệu lực, chỉ bên xác lập hành vi pháp lí đơn phương phải thực hiện nghĩa vụ đối với chủ thể khác Bởi vì, hành vi pháp lí đơn phương là hành vi chỉ thê hiện ý chí đơn phương của phía chủ thể xác lập về tat cả các van đề có liên quan đến nghĩa vụ Hơn nữa, về nguyên tắc, ý chí của chủ thé này không thể khiến cho chủ thé khác phải gánh chịu bat cứ tốn thất về lợi ích nào, tức là người xác lập hành vi pháp lí đơn phương không thé bắt buộc chủ thể khác thực hiện nghĩa vụ mà họ không muốn Đây là điểm khác biệt so với trường hợp nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng Trên thực tế, hợp đồng có thể chỉ làm phát sinh nghĩa

vụ của một bên, nhưng cũng có thể làm phát sinh nghĩa vụ của tất

cả các bên chủ thể tham gia giao kết hợp đồng 2.3 Thực hiện công việc không có ủy quyền

Thông thường, một chủ thể chỉ thực hiện công việc thay chủ thể

khác khi được chủ thể có công việc ủy quyền Điều này phù hợp

với thực tế và sự nhận thức của người Việt Nam từ xưa đến nay với

Trang 27

quan niệm “ăn có mời, làm có khiến” Dưới góc độ pháp lí, việc thực hiện công việc nếu được người khác ủy quyền sẽ bảo đảm

người thực hiện có thể thực hiện công việc theo đúng tính chất,

phạm vi và phù hợp với yêu cầu của người có công việc Đồng thời, cũng bao đảm cho người thực hiện công việc có thé được hưởng những lợi ích nhất định từ việc thực hiện công việc đó Song, trong thực tế cuộc sống, nhiều trường hợp người có công việc không thê kiểm soát hết tất cả những công việc mà mình phải thực hiện dẫn đến việc họ có thé phải gánh chịu những thiệt hại nếu công việc không được hoàn thành đúng hạn Dé giúp cho người có công việc khắc phục, hạn chế những thiệt hại xảy ra khi công việc không được thực hiện đúng thời điểm, nhiều chủ thé đã tự nguyện thực hiện công việc thay người có công việc khi không có sự ủy quyền của

người có công việc Việc thực hiện công việc trong những trường

hợp này được gọi là thực hiện công việc không có ủy quyền Về lí luận, thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một

người không có nghĩa vụ phải thực hiện công việc cho người khác,nhưng lại tự nguyện thực hiện công việc đó hoàn toàn vì lợi ích của

người có công việc khi người có công việc không biết hoặc biết mà không phản đối Ví dụ, A và B cùng mở cửa hàng kinh doanh hải

sản đông lạnh Do cả nhà A đi du lịch nước ngoai nên có nhờ B ở

nhà bán hàng giúp nếu có khách mua hàng Tuy nhiên, trong thời gian gia đình A đi du lịch, đã xảy ra vụ nổ tụ điện ở trạm biến áp, dẫn đến mắt điện toàn khu vực Trước tình hình đó, để tránh tình

trạng hàng hải sản đông lạnh bị hư hỏng, B đã thuê máy phát điện

về đề phát điện cho cả nhà mình và nhà A mặc dù trước đó A không

ủy quyền cho B thực hiện công việc này Đứng trước tình trạng

công việc của người khác cần phải được thực hiện để tránh thiệt hại xảy ra, người thực hiện công việc có quyền quyết định thực hiện

hoặc không thực hiện công việc đó Trường hợp không thực hiện

Trang 28

công việc, người không thực hiện công việc cũng không phải gánh

chịu bất cứ loại trách nhiệm gì Bởi theo quy định họ không bắt

buộc phải thực hiện Trường hợp họ thực hiện công việc đó, họ đã

tự đặt mình vào trạng thái phải chịu các ràng buộc pháp lí đối với người có công việc theo quy định của luật Bởi vì, khi họ bắt đầu

thực hiện công việc, quan hệ nghĩa vụ giữa họ và người có côngviệc đã phát sinh.

Đây là trường hợp nghĩa vụ phát sinh không dựa trên ý của

người có công việc cũng như người thực hiện công việc Bởi thực

tế, việc thực hiện công việc chỉ nhằm mục đích giúp đỡ người có công việc, thậm chí người thực hiện công việc có thể có tâm lí

“cứ thực hiện, không thích thì bỏ” Song, theo quy định của BLDS

năm 2015, khi bắt đầu thực hiện công việc mà không có ủy quyền

của người thực hiện công việc, người có công việc phải gánh chịu

những nghĩa vụ được quy định tại Điều 575 Trong đó có những

nghĩa vụ cơ bản như: nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với

khả năng, điều kiện của mình; phải thực hiện công việc như công việc của chính mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của

người có công việc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó.! Theo đó, người thực hiện công việc phải tự bỏ ra các chi phi

(nếu có) dé hoàn thành công việc Mặc dù vậy, người thực hiện công việc cũng không phải gánh chịu những tôn thất từ việc thực

hiện công việc Bởi, người có công việc phải thanh toán chi phí

mà người thực hiện công việc bỏ ra dé thực hiện công việc cho mình Đồng thời phải trả cho người thực hiện công việc không có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu

đáo, có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc

không có ủy quyền từ chối.

! Xem khoản 1, 2 Điều 575 BLDS năm 2015.

Trang 29

Như vậy, mặc dù quan hệ nghĩa vụ giữa người có công việc vàngười thực hiện công việc không phát sinh từ sự thỏa thuận của các

bên, tuy nhiên, khi quan hệ này phát sinh, cả hai bên đều phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau Quy định này bảo đảm sự cân bằng và thé hiện nguyên tắc bình đăng về lợi ích giữa các chủ thé tham gia

quan hệ pháp luật dân sự nói chung, quan hệ nghĩa vụ nói riêng.

2.4 Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không

có căn cứ pháp luật

Chiếm hữu tài sản là hoạt động được thực hiện bởi những chủ thê nhất định nhằm nắm giữ, quản lí tài sản của mình hoặc của người

khác Sử dụng tài sản là việc chủ thé thực hiện hoạt động khai thác

công dụng hoặc khai thác hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó.

Việc chiếm hữu, sử dụng tài sản luôn hướng tới việc bảo vệ tài sản

hoặc mang lại lợi ích nhất định cho chủ thé Thông thường, các hành vi này được thực hiện bởi chủ sở hữu hoặc những chủ thể khác được chủ sở hữu chuyền giao quyền chiếm hữu, sử dụng Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, một số chủ thé được chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác để bảo đảm lợi ích của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng Tắt cả những trường hợp chiếm hữu sử dụng tài sản này đều được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, và được coi là chiếm hữu, sử dụng tài sản có căn cứ pháp luật Ngoài các trường hợp này, việc một chủ thể chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác sẽ bị coi là chiếm hữu, sử dụng tài sản

không có căn cứ pháp luật.

Hành vi chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật có thê khiến chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải gánh chịu những thiệt hại nhất định Theo đó, người chiếm hữu, sử

dụng tài sản không có căn cứ pháp luật sẽ phải gánh chịu những loại

trách nhiệm pháp lí nhất định Trong đó, một trong những loại trách nhiệm mà họ phải thực hiện nhăm hạn chế, khắc phục ngay lập tức

Trang 30

những thiệt hại có thé tiép tuc xay ra đối với chủ sở hữu, chủ thé có quyên khác đối với tài sản đó là phải thực hiện nghĩa vụ hoàn tra lại tài sản và hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được cho chủ sở hữu, chủ thê có quyền khác đối với tài sản.

Ngoài ra, trường hợp một chủ thé được lợi về tài sản của người khác mà không có căn cứ dẫn đến người có tài sản bị thiệt hại thì

người được lợi phải hoàn trả lại tài sản mà mình được lợi và hoalợi, lợi tức cho người có tài sản.

về nguyên tắc, ngay tại thời điểm chủ thé chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật thì nghĩa vụ hoàn tra đã phát sinh, bất kế chủ thé đó và chủ sở hữu, chủ thé có

quyền khác đối với tài sản đã biết về việc chiếm hữu, sử dụng tài

sản, được lợi về tài sản là không có căn cứ pháp luật hay chưa Tuy nhiên, việc xác định thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật và thời điểm các chủ thê biết hoặc có thé biết về việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có vai trò quan trọng Trước hết, nó là căn cứ dé xác định các loại hoa lợi, lợi tức phải hoàn trả trong trường hợp chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không

có căn cứ pháp luật là ngay tình hay không ngay tình Theo quy

định, người ngay tình chỉ phải trả lại hoa lợi, lợi tức phát sinh từ

thời điểm người đó biết hoặc buộc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản là không có căn cứ pháp luật Trong

khi đó, người không ngay tình phải hoàn trả toàn bộ hoa lợi, lợi tức

thu được Ngoài ra, việc xác định các thời điểm bắt đầu chiếm hữu, sử dụng tải sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là căn cứ dé xác định thời hiệu mà người chiếm hữu, sử dụng, được lợi về

tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được xác lập

quyên sở hữu đối với tài sản theo quy định về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu tại Điều 236 BLDS năm 2015.

Trang 31

2.5 Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật

Dưới góc độ lí luận nhà nước và pháp luật, mỗi ngành luật đều sử dụng phương pháp đặc trưng để điều chỉnh các quan hệ thuộc

đối tượng thuộc lĩnh vực mà ngành luật đó điều chỉnh Trong đó,

luật dân sự điều chỉnh quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân băng cách ghi nhận cho “cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyên, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận” Song, “việc xác lập, thực hiện, chấm dit quyên, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.? Tức là mỗi chủ thê đều có quyền được thực hiện những hành vi nham xác lập các lợi ích mà mình mong muốn, nhưng không được xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thé khác Hanh vi xâm phạm quyền và lợi ích của chủ thé khác bị coi là hành vi trái pháp luật, chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại Nhu vậy, về lí thuyết, trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thé phát sinh từ hành vi trái pháp luật của một chủ thê Song, việc thực hiện trách nhiệm lại được biểu hiện thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tiền, chuyển giao vật hoặc thực hiện một công việc nào đó nhằm khắc phục và hạn chế thiệt hại cho

bên bị thiệt hại Do đó, việc thực hiện hành vi trái pháp luật gâyra thiệt hại là một trong các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ Tuy

nhiên, trong nhiều trường hợp, hành vi trái pháp luật đã gây thiệt hại cho người bị thiệt hại nhưng có thê không làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người thực hiện hành vi hoặc chủ thé

khác Đó là trường hợp gây thiệt hại trong những trường hợp mà

theo quy định của luật, trách nhiệm bồi thường được loại trừ hoặc

! Khoản 2 Điều 3 BLDS năm 2015.? Khoản 4 Điều 3 BLDS năm 2015.

Trang 32

giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra không có mối quan hệ nhân quả Điều này có nghĩa rằng, một hành vi được thực hiện trên thực tế chỉ là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường khi có các điều kiện cơ bản như: (i) Hanh vi đó là hành vi trái pháp luật; (ii) Có thiệt hại xảy ra đối với chủ thê nhất định; (iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; (iv) Không thuộc các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường như sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết, thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại.

2.6 Căn cứ khác do pháp luật quy định

Ngoài những căn cứ xác lập nghĩa vụ được phân tích ở trên,

nghĩa vụ còn có thé xác lập theo những căn cứ khác do pháp luật

quy định Đó là những trường hợp nghĩa vụ được xác lập theo quy

định của một văn bản pháp luật hoặc một quyết định của cơ quan

nhà nước có thâm quyên Vị dụ, khi A và B ly hôn, Tòa án chỉ định

B môi con còn A sẽ phải cấp dưỡng cho con chung mỗi tháng 5.000.000 đồng, số tiền này được chuyên cho B Hoặc, theo quy định tại các điều từ Điều 171 đến Điều 178 BLDS năm 2015, khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ sở hữu, chủ thé có quyền khác đối với tài sản có nghĩa vụ bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn, trật tự xã hội, tôn trọng quy tắc xây dựng Có thé thấy răng, nghĩa vụ phát sinh trong các trường hợp này thường không dựa trên ý chí của chủ thể có nghĩa vụ và việc thực hiện nghĩa vụ trong các trường hợp này không dựa trên quyên lợi trực tiếp được hưởng mà dựa trên việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thê khác Tức là trong những trường hợp này, nghĩa vụ chỉ đặt ra đối với một bên chủ thé Ngoài ra, nghĩa vụ được xác lập trong các trường hợp này có thé bao gồm nghĩa vụ tồn tại dưới dang không hành động (ví dụ, nghĩa vụ tôn trọng quyền và lợi ích pháp của chủ thé khác), hoặc dưới dạng hành động.

Trang 33

3 THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

3.1 Thời hạn thực hiện nghĩa vụ

Thời hạn thực hiện nghĩa vụ là khoảng thời gian mà bên có

nghĩa vụ phải hoàn thành nghĩa vụ với bên có quyền Thời hạn thực hiện nghĩa vụ có thể được xác định theo thỏa thuận của các bên, theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thấm quyên Trường hợp không thê xác định thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo các căn cứ này thì bên có quyền được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ và bên có nghĩa vụ được quyền thực hiện nghĩa

vụ bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho nhau một khoảng thời

gian hợp lí Ví dụ, A cho B vay số tiền là 100.000.000 đồng nhưng không thỏa thuận thời hạn trả nợ nên A chỉ có quyền yêu cau B trả

nợ khi báo trước một khoảng thời gian hợp lí Cụm từ “khoảng thời

gian hợp lí” là cụm từ định tính, hiện BLDS năm 2015 không giải

thích thế nào là hợp lí Do vậy, việc xác định khoảng thời gian này phải tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào khả năng, hoàn cảnh và điều kiện thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ cũng như khả năng, hoàn cảnh, điều kiện tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ của bên có quyên.

Khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã được xác định, bên có nghĩa

vụ phải thực hiện nghĩa vụ theo đúng thời hạn đó, trừ trường hợp

BLDS hoặc luật liên quan có quy định khác Về nguyên tắc, việc thực hiện đúng hoặc không đúng nghĩa vụ có thé gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền Song, trong một SỐ trường hợp, việc thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn sẽ mang lại lợi ich cho bên có quyền nhưng có thê ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên có nghĩa vụ Do đó, để bảo đảm quyền lợi của cả hai bên trong quan hệ nghĩa vụ, trong một số trường hợp khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ có thé tạm thời không

phải thực hiện nghĩa vụ (hoãn thực hiện nghĩa vụ) Ví dụ, bên phải

Trang 34

thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu khả

năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng

đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện

pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vu.' Bên phải thực hiện nghĩa vu sau

có quyên hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn.?

Bên có nghĩa vụ chỉ được thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn nếu bên có quyền đồng ý Có thể sẽ có ý kiến khác nhau về sự không phù hợp của quy định về việc thực hiện nghĩa vụ trước hạn Bởi vì thông thường chúng ta hay nhận thức rằng chỉ khi không thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn mới có thé khiến cho lợi ich của bên có quyền bị ảnh hưởng Song thực tế, việc thực hiện nghĩa vụ trước hạn cũng có thé khiến quyền và lợi ich của bên có quyền bị ảnh hưởng Vi dụ, A và B ký hợp đồng thuê xe máy trong thời hạn 1 tuần, nhưng đến ngày thứ ba B đã mang xe đến trả và chấp nhận trả tiền thuê cho cả tuần Tuy nhiên, ở thời điểm đó, A không thé tiếp nhận việc trả lại xe nên A có quyền từ chối tiếp nhận cho đến khi có khả năng hoặc khi hết thời hạn.

Việc xác định thời hạn thực hiện nghĩa vụ có vai trò quan trọng

trong quan hệ nghĩa vụ Chỉ khi xác định chính xác thời hạn mới có

thé xác định được bên có nghĩa vụ có thực hiện đúng nghĩa vụ hay không Qua đó xác định thời điểm có sự vi phạm nghĩa vụ dé từ đó xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp

có liên quan.

3.2 Địa điểm thực hiện nghĩa vụ

Xuất phát từ nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận

! Khoản 1 Điều 411 BLDS năm 2015.? Khoản 2 Điều 411 BLDS năm 2015.

Trang 35

của các bên khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự, trước hết địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận Theo đó, địa điểm thực hiện nghĩa vụ có thể là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mang quyền hoặc bên có nghĩa vụ hoặc ở một địa điểm nào đó mà các bên đã xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng Việc xác định địa điểm thực hiện nghĩa vụ sẽ ảnh hưởng đến việc xác định chủ thé chịu chi phí cho việc thực hiện nghĩa vu, do đó các bên thường thỏa thuận cụ thê về vấn đề này, đặc biệt là trường hợp nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng Trường hợp các bên không có thỏa thuận, địa điểm thực hiện nghĩa vụ được xác định theo đối tượng của nghĩa vụ Đó là nơi có bất động sản nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản, đó là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mang quyền nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản Trường hợp bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi

cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.!

Về lí thuyết, địa điểm thực hiện nghĩa vụ là nơi hoặc không gian mà bên có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, chuyền giao tiền hoặc các loại tài sản khác, hoặc phải thực hiện công việc nhằm mang lại lợi ích cho bên có quyền hoặc người thứ ba Trước đây, địa điểm thực hiện nghĩa vụ thường được xác định bằng địa chỉ cụ thé theo đơn vị hành chính Song ngày nay, địa điểm thực hiện nghĩa vụ có thé được xác định theo một địa chỉ điện tử khi việc thực hiện nghĩa vụ được tiến hành thông qua hệ thống internet Vi du, A cho B vay tiền và thỏa thuận đến thời han trả nợ, B sé chuyên số tiền phải trả vào số tài khoản ngân hàng mà A cung cấp Trong thời đại công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, việc thực

hiện nghĩa vụ thông qua các phương tiện điện tử ngày càng trở

! Khoản 2 Điều 277 BLDS năm 2015.

Trang 36

nên phô biên khiên cho việc xác định địa điêm thực hiện nghĩa

vụ cũng trở nên linh hoạt hơn, đặc biệt là các nghĩa vụ có đôi

tượng là tiên hoặc các loại giây tờ hoặc các thông tin.3.3 Phương thức thực hiện nghĩa vụ

Phương thức thực hiện nghĩa vụ là cách thức mà bên có nghĩa

vụ chuyền giao tài sản, phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc nhất định theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nhằm đem lại lợi ích cho bên có quyền Phương thức thực hiện nghĩa vụ thường được xác định thông qua những biểu hiện cụ thé như thực hiện một lần hay nhiều lần, thực hiện liên đới hoặc

riêng rẽ, tự thực hiện hay thông qua người thứ ba

Cách thức thực hiện nghĩa vụ không phải là yếu tố tác động đến việc hoàn thành nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ, song lại là yếu tố ảnh hưởng đến quyền và lợi ich hợp pháp của bên mang quyền Vi dụ,

A bán tài sản cho B, theo thỏa thuận A phải giao tài sản cho B trong

vòng 03 ngày ké từ ngày hợp đồng có hiệu lực, nếu A giao tài sản một lần thì B chỉ phải sắp xếp thời gian để nhận tài sản một lần, nhưng nếu A giao tài sản nhiều lần thì B sẽ mắt nhiều thời gian để tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ giao tài sản của A Hơn nữa, việc thực hiện nghĩa vụ theo các phương thức khác nhau có thể làm tăng chi phí liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ cũng như chi phí liên quan đến việc tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ.

Để bảo đảm việc xác định phương thức thực hiện không ảnh hưởng đến quyên và lợi ích hợp pháp của các bên, pháp luật ghi nhận cho các bên được thỏa thuận về phương thức thực hiện nghĩa vụ Theo đó, các bên được quyền thể hiện ý chí nhằm xác định cách

thức mà bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ với bên có quyên.

Chỉ khi nào các bên đạt được sự nhất trí thì mới có thể xác định được phương thức thực hiện nghĩa vụ Các bên có thé thỏa thuận phương thức thực hiện nghĩa vụ tại thời điểm giao kết hợp đồng

Trang 37

hoặc tại một thời điểm bắt kỳ trước khi bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền.

Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì phương thức thựchiện nghĩa vụ được xác định theo quy định của pháp luật BLDS

năm 2015 không quy định cụ thé về phương thức thực hiện nghĩa vụ nói chung mà ghi nhận về phương thức thực hiện nghĩa vụ khi các bên không có thỏa thuận trong từng trường hợp cụ thê Ví dụ,

về phương thức giao tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản,

khoản 1 Điều 436 BLDS năm 2015 quy định: “Tai sản được giao theo phương thức do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì tài sản do bên ban giao một lan và trực tiếp cho bên mua” Hoặc, ví dụ về việc nhiều người cùng bảo lãnh, Điều 338 BLDS năm 2015

quy định: “Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải

liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc

pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phân độc lập” 3.4 Thực hiện nghĩa vu trong từng trường hợp cu thé

3.4.1 Thực hiện nghĩa vụ giao vật

Nghĩa vụ giao vật là nghĩa vụ có đối tượng là một vật cụ thể mà bên có nghĩa vụ phải chuyền giao cho bên có quyền hoặc người thứ ba Trên thực tế, nghĩa vụ giao vật có thể được xác lập từ nhiều căn cứ khác nhau, nên tùy từng trường hợp cụ thể nghĩa vụ giao vật sẽ có nội dung cụ thé khác nhau Về nguyên tắc, bên có nghĩa vụ phải

thực hiện đúng nghĩa vụ giao vật mà các bên thỏa thuận hoặc luật

có quy định Việc xác định bên có nghĩa vụ có thực hiện đúng nghĩa

vụ hay không phụ thuộc vào những yếu tố cơ bản như:

Thứ nhất, bên có nghĩa vụ có giao đúng chủng loại, tình trạng

của vật hay không.

Theo quy định của BLDS năm 2015, dựa trên từng tiêu chí cụ

thé, vật có thé được phân chia thành nhiều loại khác nhau như vật

Trang 38

chính và vật phụ, vật cùng loại và vật đặc định, vật đồng bộ và vật đơn lẻ Dựa trên căn cứ xác lập nghĩa vụ giao vật, có thể xác định được vật mà bên có nghĩa vụ phải giao cho bên có quyên thuộc loại nào Đó là căn cứ dé đánh giá mức độ hoàn thành nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ Trường hợp đối tượng của nghĩa vụ là vật đặc định hoặc vật đồng bộ thì phải giao đúng vật đó mà không được thay thế bang bat cứ vật nào khác Bởi vì vật đặc định là vật có thé phân biệt

với các vật bởi một trong các yếu tố như hình dáng, tính chất, tính

năng, công dụng nên việc xác định bên có nghĩa vụ giao vật không

đúng thỏa thuận là rat dé dàng Trường hợp vật phải giao là vật cùng loại thì bên có nghĩa vụ phải giao vật cùng loại với vật là đối tượng

của nghĩa vụ Do vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính

chất, tính năng, công dụng nên có thê thay thế được cho nhau Vì vậy, trong quan hệ nghĩa vụ, yếu tố mà bên có quyền quan tâm đó là bên có nghĩa vụ có giao vật cùng loại đúng chất lượng như đã thỏa thuận hoặc như chất lượng trung bình hay không.

Thứ hai, bên có nghĩa vụ có giao đúng số lượng vật hay không Một trong những điều kiện của tài sản là đối tượng của nghĩa vụ đó là tài sản phải được xác định cụ thê về số lượng Do đó, khi đối tượng của nghĩa vụ là vật thì vật đó phải được xác định cụ thể làm căn cứ xác định mức độ thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ Tùy thuộc vào từng căn cứ xác lập nghĩa vụ mà số lượng vật bên có nghĩa vụ phải chuyển giao sẽ được xác định

theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật thông qua các đơn v1

đo lường cụ thé.

Quá trình thực hiện nghĩa vụ giao vật có thể phat sinh các chi phí có liên quan Ví dụ, chi phí vận chuyền, chi phí bảo quan Các

bên có quyền thỏa thuận về chủ thể phải chịu loại chi phí này.

Trường hợp không có thỏa thuận thì bên có nghĩa vụ phải chịu chi

phí liên quan đến việc giao vật đến địa điểm đã thỏa thuận.

Trang 39

3.4.2 Thực hiện nghĩa vụ trả tiền

Trên thực tế, hầu hết các nghĩa vụ được xác lập và thực hiện đều là nghĩa vụ về tài sản hoặc nghĩa vụ có liên quan đến tài sản nên các quan hệ nghĩa vụ hầu hết là các quan hệ về tài sản Xuất

phát từ một trong các đặc trưng của quan hệ tài sản do luật dân sự

điều chỉnh đó là quan hệ tài sản mang đặc trưng của quan hệ hàng hóa - tiền tệ, có thể thấy trong các quan hệ nghĩa vụ về tài sản, tiền luôn là đại lượng xuất hiện với tư cách là đối tượng của nghĩa vụ hoặc công cụ dé định giá giá trị của các loại tài sản khác hoặc thù lao mà một bên phải trả cho bên kia Do đó, có thé thay nghĩa vụ về tiền nói chung, nghĩa vụ trả tiền nói riêng có thé xuất hiện ở hầu hết các quan hệ nghĩa vụ về tài sản, bao gồm cả quan hệ có đối tượng là tài sản (ví dụ, nghĩa vụ trả tiền trong quan hệ mua bán, quan hệ thuê tài sản, quan hệ vay tài sản ), cả quan hệ có đối tượng là công việc (ví dụ, nghĩa vụ trả tiền của bên thuê vận chuyên trong quan

hệ vận chuyên, nghĩa vụ trả tiền của bên thuê dịch vụ ).

Nghĩa vụ trả tiền có thé xác định ở thời điểm xác lập quan hệ, nhưng cũng có thể xác lập ở thời điểm bên có nghĩa vụ đã vi phạm

nghĩa vụ Ví dụ, theo thỏa thuận A phải thực hiện công việc theo

yêu cau của B, nhưng hết thời han A vẫn không hoàn thành công việc dẫn đến B bị thiệt hại Theo đó, A phải bồi thường một khoản tiền dé bù dap thiệt hai cho B theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật Theo quy định của BLDS năm 2015, nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả nghĩa vụ trả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp các bên

có thỏa thuận khác.!

Bên có nghĩa vụ trả tiền phải thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận Sự vi phạm nghĩa vụ trả tiền có thể khiến cho quyền lợi của bên có quyền bị ảnh hưởng,

! Khoản 2 Điều 280.

Trang 40

nên trường hợp bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ trả tiền thì phải chịu trách nhiệm tương ứng với hành vi vi phạm Trên thực tế, bên có nghĩa vụ trả tiền thường vi phạm về thời hạn thực hiện nghĩa vụ nên trách nhiệm dân sự mà họ phải gánh chịu thường liên quan đến việc trả lãi đối với số tiền chậm trả.

3.4.3 Thực hiện nghĩa vụ có đối tượng là công việc

Điều 281 BLDS năm 2015 quy định: “/ Nghia vụ phải thực

hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ phảithực hiện dung công việc đó 2 Nghĩa vụ không được thực hiện mộtcông việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ không được thực

hiện công việc đó” Theo quy định này, thực hiện nghĩa vụ có đối tượng là công việc có thé là việc chủ thé có nghĩa vụ phải thực hiện

hoặc không được thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định theo

thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền hoặc người thứ ba.

Trường hợp đối tượng của nghĩa vụ là một công việc phải thực

hiện, việc xác định bên có nghĩa vụ thực hiện đúng hoặc không đúng

nghĩa vụ dựa trên sự thỏa thuận hoặc quy định của pháp luật về thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện công việc Trong trường hợp này, việc thực hiện nghĩa vụ được biểu hiện thông qua hành động cụ thể của bên có nghĩa vụ, nên khi bên có nghĩa vụ không thực

hiện hành động đó sẽ bị coi là không thực hiện nghĩa vụ và phải

chịu trách nhiệm dân sự về việc không thực hiện đó Trường hợp

đối tượng của nghĩa vụ là một công việc không được thực hiện thì

biéu hiện của việc thực hiện đúng nghĩa vụ là bên có nghĩa vụ không thực hiện hành vi cụ thé.

Việc thực hiện nghĩa vụ có đối tượng là công việc có một số

điểm khác biệt với việc thực hiện nghĩa vụ chuyên giao một loại tài sản cụ thé Sự khác biệt đầu tiên đó là việc thực hiện nghĩa vụ có đối tượng là công việc có thê trực tiếp hoặc gián tiếp mang lại lợi

Ngày đăng: 04/04/2024, 03:45

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan