Mục lục
Trang
Mục lục 3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 6 1 - Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự - -ccccccccsrccrrereercree 6 2 - Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự . -cccccc<ccee: 15 3 — Các nguyên tắc của Luật Dân-sự .Ô 20
4 -Nguồn ca Luật Dân sự 25
5 - Quy phạm pháp luật dân sự -cccvtcitienrrrrrrrrrrirriri 32 6 - Áp dụng Luật Dân sự, áp dụng tương tự pháp luật và áp dụng phong tục tập
quán trong việc giải quyết tranh chấp dân sự . cccccsc- 35 7 - Sơ lược quá trình phát triển của Luật Dân sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay 39
CHƯƠNG 2: QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ 46:
1 - Khái niệm chung quan hệ pháp luật dân sự .- - -c¿-c-ccccccccec 46 2 - Các loại chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự : -:-e: 60
CHƯƠNG 3: GIAO DỊCH DÂN SỰ 109
1 - Khái niệm chung về giao dịch dân sự . :-¿ - 5c xxcxcxsvevxsvxrex2 109 2 - Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự .-: -¿-+-++c++ccx+sss2 114
CHƯƠNG 4: ĐẠI DIỆN 141
1 - Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của đại diện . .c sec: 141 2 - Các hình thức đại diện ¿2 2 2211211211101 1 1111 81x ve 144
3 — Pham Vi dai IGN -a':Ả ÔỎ 147
4 - Chấm dứt đại diện -.- 2222221221212 are 152 CHƯƠNG 5: THỜI HẠN VÀ THỜI HIỆU 157 † — Thời hạn uc 1L nn HS ST ST TH kg ng 1kg 157 5š số se 162 C HUONG 6: TAI SẲẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU : 17] lGgrriiắăẳảăảảảảŸỶŸddÝ.ẳ.Ắ 17] 2 - Quyền sở hữu .- HT nn TH ng nh KH ng khay 183 3 - Các hình thức sở hữu .- c cv vn ehkeeye " 195 4 - Căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu + kieerreererres 214 5 - Bảo vệ quyền sở hữu . s2 x2 t1 111 0111001110011011111 1 111 ktre 224 6 - Những quy định khác về quyền sở hữu ¬ 232
CHƯƠNG 7: THỪA KẾ 237
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TÁT
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG GIÁO TRÌNH
BLDS : Bộ luật Dân sự
BLDS 1995 : Bộ luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995,
BLDS 2005 : Bộ luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005
CHXHCN : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Luật HN&GĐÐ 2000 : Luật Hôn nhân và Gia đình của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2000
Luật SHTTT 2005 : Luật Sở hữu trí tuệ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005
Nxb _ : Nhà xuất bản
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Pháp luật dân sự có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự, vai trò này được thể hiện ngay trong Điều 1 của BLDS 2005 khi xác định nhiệm vụ của BLDS
Theo đó, “Bộ luật Dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình
đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần lạo điều kiện đáp ứng nhu câu vật chất và tỉnh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phái triển kinh
tễ ~ xã hội ”
Luật Dân sự là một môn học bắt buộc trong tất cả các trường Đại học chuyên ngành Luật Giáo trình Luật Dân sự (gồm hai tập) do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, là công trình nghiên cứu được biên soạn bởi một số giảng viên đang giảng đạy tại Trường Đại học Luật Hà Nội Với mong muốn giúp bạn đọc hiểu một cách khái quát nhất những nội dung cơ
bản của pháp luật dân sự, từ đó phục vụ tốt cho công tác chuyên môn Giáo
trình là tài liệu hữu ích phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập của các sinh viên, học viên, giảng viên thuộc các trường Đại học chuyên ngành Luật, kinh tế và đông đảo bạn đọc quan tâm tìm hiểu kiến thức về pháp luật dân sự
Mặc dù đã rất cố gắng trong việc biên soạn, nhưng chắc chắn giáo trình không tránh khỏi những khiếm khuyết Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc và đồng nghiệp để giáo trình được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sắp tới
Mọi góp ý xin gửi về Công ty CP Sách Đại hoc — Dạy nghề,
25 Hàn Thuyên — Hà Nội Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 6G huang, 4
KHÁI QUÁT CHUNG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
_ Hệ thông pháp luật của Nhà nước nước CHXHCN Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật, mỗi ngành luật điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội
nhất định Luật Dân sự là ngành luật có đối tượng điểu chỉnh đặc thù,
phạm vi điều chỉnh rộng lớn và phương pháp điều chỉnh đặc trưng Xác định đối tượng, phạm vi và phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định quy phạm pháp luật cần áp dụng để giải quyết các tranh chấp phát sinh cũng như cách thức giải quyết các tranh chấp này
1 - ĐÓI TƯỢNG ĐIÊU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ 1.1 Khái niệm đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự
Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội Luật Dân sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của Nhà nước nước CHXHCN Việt
Nam, do đó Luật Dân sự có đối tượng điều chỉnh riêng Việc xác định
đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự căn cứ vào đặc điểm của hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia Luật Dân sự Việt Nam có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân Phạm vi điều chỉnh quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân của Luật Dân sự rất rộng, điều đó được xác định tại Điều 1 cha BLDS 2005 Điều 1 BLDS 2005 quy định: “Bộ luật Dán sự quy định địa vị pháp ly, chuẩn mực pháp ly cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyên, nghĩa vụ của các 2h thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan
Trang 7Như vậy, quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc phạm vi điều
chỉnh của BLDS 2005 rất rộng, điều này cũng dễ hiểu bởi Luật Dân sự
luôn được coi là “luật gốc” trong hệ thống luật tư Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế với sự đa dạng, đan xen về lợi ích của các chủ thể thì việc xác định đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thê cũng như đảm bảo sự trật tự, ôn định của các quan hệ xã hội nhất định
Đối tuong điều chỉnh của Luật Dân su la cdc quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phái sinh giữa các chủ thể của Luật Dân sự, nhằm đáp ứng lợi ích vật chất hoặc tỉnh thân cho chính chủ thể tham gia quan hệ đó cũng như các chủ thể khác
1.2 Phân loại đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự 1.2.1 Các quan hệ tài sản
Quan hệ tài sản, hay còn gọi là quan hệ xã hội về tài sản là quan hệ giữa chủ thể này với chủ thể khác có liên quan đến tài sản Tài sản có thể là tài sản hữu hình hoặc tài sản vô hình, tài sản hiện có hoặc tài sản được hình thành trong tương lai Khái niệm tài sản được liệt kê tại Điều 163, BLDS 2005, theo đó thì “Tài sản bao gồm vậi, tiền, giấy tờ có giá và các quyển tài sản” Khi nói tới quan hệ tài sản, quan hệ đó có thể là sự dịch chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác, nhưng cũng có thể là quan hệ liên quan đến việc xác định quyền của chủ thể nhất định đối
với tài sản :
Quan hệ tài sản được hình thành một cách khách quan với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người Cùng với sự phát triển của lịch sử, các loại tài sản ngày càng phong phú và đa dạng nhăm đáp ứng lợi ích cho con người và cũng chính vì lẽ đó, quan hệ tài sản giữa các chủ thể được thiết lập ngày càng đa dạng Đây cũng là quy luật phát triển thông thường của đời sống xã hội Quan hệ tài sản ở mỗi quốc gia khác nhau,
qua mỗi thời kỳ khác nhau là khác nhau, điều đó phụ thuộc vào điều
Trang 8Thông thường, quan hệ giữa chủ thể này với chủ thể khác liên quan đến vật, tiền, các giấy tờ có giá và quyền tài sản là quan hệ tài sản Tuy nhiên, quan hệ tài sản không chỉ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự mà còn có thể thuộc đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau Việc phân biệt quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự hay thuộc đối tượng điều chinh của một ngành luật nào khác trong nhiều trường hợp cũng chỉ mang tính tương đối bởi phạm vi điều chỉnh rộng lớn của BLDS Vậy dựa trên cơ sở nào để xác định quan
hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự ? Việc xác định
quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự dựa vào các đặc điểm của các quan hệ tài sản này Quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhát: Quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh luôn liên quan đến tài sản;
Nếu không có tài sản thì không thể hình thành quan hệ tài sản Tuy nhiên, quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chinh có thể trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến tài sản Quan hệ tài sản có thể liên quan trực tiếp đến tài sản như sự dịch chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thê khác thông qua mua bán, thuê, mượn cũng có thể gián tiếp liên quan đến tài sản như thông qua việc thanh toán giá trị của hợp đồng, bồi thường thiệt hại
Tài sản theo quy định của pháp luật có thê là vật hiện có, tài sản được hình thành trong tương lai, quyền tài sản Có những trường hợp đặc biệt, một loại tài sản nào đó chỉ có thể là đối tượng hạn chế trong một quan hệ dan su cu thé thì tài sản này chỉ là đối tượng trong các quan hệ được xác định
Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế, xã hội thì khái niệm về tài sản cũng dần dần được mở rộng, ngoài tài sản vật chất cụ thể (hữu
hình), khái niệm tài sản còn được để cập đến tài sản “vô hình” Dù là bất
cứ một loại tài sản nào thì quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh cũng liên quan đến tài sản
Trang 9Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, do đó không có chủ thể tham
gia thì không thể hình thành được quan hệ xã hội Mỗi ngành luật khác
nhau sẽ có một phạm vi chủ thể khác nhau của ngành luật đó Chủ thé cua nganh Luat Dan su rat da dạng, có thể là thể nhân, có thể là pháp nhân hoặc các chủ thể đặc biệt (Nhà nước), chuyên biệt khác (hộ gia đình, tô hợp tác) Quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh luôn luôn được xác lập bởi các chủ thể của Luật Dân sự với các điều kiện do pháp luật dân sự quy định Việc xác định chủ thể của quan hệ tài sản cùng các đặc điểm đặc trưng khác có ý nghĩa quan trọng bởi trong nhiều trường hợp, việc xác định chủ thể của một quan hệ xã hội cụ thể sẽ xác định quan hệ đó thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật nào
Thứ ba: Quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh thê hiện ý chí của
các chủ thể tham gia quan hệ, ý chí đó phải phù hợp với ý chí của Nhà nước;
Tham gia quan hệ tài sản, các chủ thể đều quan tâm đến lợi ích vật chất cụ thể (tài sản), do đó việc tham gia một quan hệ tài sản nào đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của chủ thể tham gia quan hệ đó Chủ thể có thể lựa chọn quan hệ tài sản mà mình tham gia, lựa chọn chủ thể tham gia quan hệ với mình và lựa chọn các quyền và nghĩa vụ trong các quan hệ này, lựa chọn biện pháp chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm Nói cách khác, chủ thể tham gia quan hệ tài sản có toàn quyền định đoạt trong các quan hệ mà mình tham gia
Tuy nhiên, khi tham gia quan hệ tài sản, ý chí của chủ thể tham gia quan hệ phải phù hợp với ý chí của Nhà nước (thể hiện qua các quy định của pháp luật) Thông thường, trong quan hệ tài sản mà chủ thể tham gia, Nhà nước thường có sự linh hoạt, mềm dẻo trong việc đưa ra các quy định xác định quyền và nghĩa vụ của chủ thể và đó là những quy định mang tính nguyên tắc chung Bên cạnh đó, có những trường hợp nhất định, pháp luật dân sự còn có các quy định mang tính chất “cắm đoán” nhất định - tức là nghiêm cắm chủ thể thực hiện những hành vi
nhất định hoặc buộc chủ thể phải thực hiện những hành vi nhất định
Trang 10- Thứ tư, trong quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh, có sự đền bù ngang giá về lợi ích vật chất đối với các chủ thể tham gia
Tham gia quan hệ tài sản, ít nhất một bên trong quan hệ tài sản cũng
quan tâm đến lợi ích vật chất — đó là tài sản Chính vì lý do đó, sự đền
bù ngang giá là yếu tố đặc trưng của các quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh Sự đền bù ngang giá đem lại lợi ích cho tất cả các chủ thể tham gia quan hệ tài sản, tuy nhiên cũng cần hiểu sự đền bù ngang giá có tính tương đối vì không phải quan hệ tài sản nào cũng có sự đền bù ngang giá (ví dụ, quan hệ thừa kế, quan hệ tặng cho không có điểu kiện ) Ngoài ra, tính đền bù trong quan hệ tài sản còn có thể bị chỉ phối bởi rất nhiều yếu tố như tình cảm, phong tục tập quán
Trong BLDS 2005, quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của
Luật Dân sự được thê hiện qua nhiều chế định khác nhau như chế định
tài sản và quyền sở hữu, chế định hợp đồng, chế định nghĩa vụ ngoài
hợp dồng, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chế định
chuyển quyền sử dụng đất và chế định thừa kế 1.2.2 Các quan hệ nhân thân
Quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau Khi nói tới quan hệ nhân thân, chúng ta có thể hiểu các quan hệ
này xuất phát từ các giá trị tỉnh thần của chủ thể, giá trị tỉnh thần này có thê
gan liền với lợi ích kinh tế, có thể không gắn liền với lợi ích kinh tế
Hiện nay cũng chưa có khái niệm chính thức về “nhân thân” Đây là từ Hán - Việt và nếu chúng ta hiểu rõ khái niệm này thì cũng sẽ hiểu rõ các khái niệm “quan hệ nhân thân”, “quyền nhân thân” Tuy nhiên, theo quy định của Điều 24 BLDS thì chúng ta có thể hiểu: Nhân thân là những yếu tố gắn liền với mỗi con người cụ thể, liên quan trực tiếp đến cá nhân đó như hình dáng, khn mặt, hồn cảnh gia đình, nghề nghiệp, sự hiểu biết v.v
Quan hệ nhân thân được hiểu là quan hệ phát sinh giữa các chủ thê của Luật Dân sự liên quan đến một lợi ích tinh thần Nếu như ở quan hệ tài sản, có thể có sự dịch chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác thì trong quan hệ nhân thân, việc dịch chuyển các giá trị tỉnh thần là
Trang 11không thể thực hiện được Quan hệ nhân thân là đối tượng điều chỉnh
của nhiều ngành luật khác nhau Ví dụ, Luật Hành chính điều chỉnh quan hệ nhân thân khi quy định trình tự, thủ tục trong việc trao tặng bằng khen, huân huy chương, danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Luật Hiến Pháp điều chỉnh quan hệ nhân thân liên quan đến việc quy định về bầu cử và ứng cử, Luật Hình sự quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội khi các hành vi đó xâm phạm tới các giá trị tính thần của cá nhân ' (xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thể hiện ở các tội như vu khống, làm nhục nggười khác )
Khác với các ngành luật khác, Luật Dân sự trong việc điều chỉnh các quan hệ nhân thân khắng định đây là những quyền tuyệt đối gắn liền với cá nhân và xuất phát từ các lợi ích tinh thần Quan hệ nhân thân do Luật Dân sự điều chỉnh được chia thành hai nhóm: Nhóm quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản (các quyền nhân thân của cá nhân) và nhóm quan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản (quyền sở hữu trí tuệ)
— Nhóm quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản: Các quan hệ
nhân thân xuất phát từ giá trị tỉnh thần và các giá trị tỉnh thần này không
có nội dung kinh tế, đó là các quyền nhân thân do Nhà nước quy định cho cá nhân Theo quy định của BLDS 2005, quyền nhân thân được quy định từ Điều 24 đến Điều 51 Ngoài quy định chung về quyển nhân thân (Điều 24), bảo vệ quyền nhân thân (Điều 25), trong các quyền nhân thân
được BLDS quy định, có thể phân chia thành các nhóm quyền nhân thân
sau đây:
+ Các quyển nhân thân gắn liền với chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình Đó là các quyền: Quyền kết hôn (Điều 39), Quyền bình đăng của vợ chồng (Điều 40), Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình (Điều 41), Quyền ly hôn (Điều 42), Quyển nhận, không nhận cha, mẹ, con (Điều 43), Quyển được nuôi con nuôi và được nhận làm con nuôi (Điều 44),
+ Quyền nhân thân liên quan đến sự cá biệt hoá cá nhân: Quyền đối với họ tên (Điều 26), Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 3]), Quyền xác định dân tộc (Điều 28);
Trang 12+ Quyền nhân thân liên quan đến giá trị của con người trong xã hội: Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 37), Quyền bí mật
đời tư (Điều 38), Quyền đối với quốc tịch (Điều 45);
+ Quyển nhân thân liên quan đến thân thể của con người: Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể (Điều 32); Quyền hiến
bộ phận cơ thể (Điều 33), Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34), Quyền nhận bộ phận cơ thể người (Điều 35), Quyền xác định lại giới tính (Điều 36);
+ Các quyền nhân thân liên quan đến sự tự do của cá nhân: Quyền bất
khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 46), Quyên tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 47), Quyền tự đo đi lại, tự do cư trú (Điều 48);
+ Các quyền liên quan đến hoạt động lao động, sáng tạo của cá nhân:
Quyền lao động (Điều 49), Quyển tự do kinh doanh (Điều 50), Quyên tự
do nghiên cứu, sáng tạo (Điều 51)
Sự phân định các nhóm quyền nhân thân này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối bởi có những quyền nhân thân có thể được hiểu trên nhiều phương diện Ví dụ: Quyền bí mật đời tư được xếp vào nhóm các quyền nhân thân liên quan đến các giá trị của con người trong xã hội nhưng quyền bí mật đời tư cũng có thể liên quan đến nhóm các quyền nhân thân liên quan đến sự tự do của cá nhân
~ Nhóm các quan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản: Xuất phát từ các giá trị tỉnh thần ban đầu, các chủ thê sẽ được hưởng các lợi ích vật
chất từ việc chuyển quyển đối với kết quả của hoạt động sáng tạo Thuộc
về quan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản bao gồm: Quyển tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng
Có ý kiến cho rằng mọi quan hệ nhân thân đều có liên quan đến tài
sản, bởi lẽ:
Trang 13+ Đối với các quyền nhân thân thì khi quyền nhân thân bị xâm phạm
(danh dự, nhân phẩm, uy tín ), ngoài việc buộc chủ thể xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, pháp luật còn quy định chủ thể có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại cho người bị xâm phạm - tức là có liên quan đến tài sản (số tiền bồi thường)
Chúng ta thay rằng, đối với kết quả của hoạt động sáng tạo tỉnh thần (đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ) thì khi chuyển giao các đối tượng này người nhận chuyên giao quyền có thể thanh toán một lợi ích vật chất cho người chuyển giao Tuy nhiên, các giá trị tỉnh thần trong các quyền nhân thân thì không thể chuyển giao trong giao lưu dân sự, hay nói cách khác nó không thể là đối tượng của giao dịch dân sự Việc buộc chủ thể
xâm phạm quyền nhân thân phái bồi thường thiệt hại chỉ nhằm bù đắp
phần nảo tổn thất tinh thần đã xảy ra cho người bị thiệt hại
Quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật, mỗi ngành luật sẽ có vai trò khác nhau trong việc quy định và bảo vệ các giá trị tính thần trong các quan hệ nhân thân Một trong những yếu tố thể hiện sự khác nhau trong quan hệ nhân thân do từng ngành luật điều chỉnh thể hiện ở đặc điểm của các quan hệ nhân thân đó Quan hệ nhân thân do Luật Dân sự điều chỉnh có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất: Quan hệ nhân thân do Luật Dân sự điều chỉnh luôn liên
quan đến một lợi ich tinh than;
Lợi ích tỉnh thần có thể là những giá trị tinh than được pháp luật ghi
nhận và mọi người phải tôn trọng như danh dự, nhân phẩm, uy tín Nhung lợi ích tỉnh thần đó cũng có thể là kết quả của hoạt động lao động sáng tạo của con người (các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng) Lợi ích tỉnh
thần là yếu tố chi phối quan hệ nhân thân do Luật Dân sự điều chỉnh - để
phân biệt với quan hệ tài sản, luôn liên quan đến tài sản
Thứ hai: Quan hệ nhân thân không xác định được bằng một số tiền
cu thé;
Quan hệ nhân thân không bao giờ là quan hệ tài sản, chỉ có quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản hay không liên quan đến tài sản Các lợi
Trang 14ích tỉnh thần có thể do pháp luật quy định cho cá nhân (quyền nhân thân), có thể cá nhân có được liên quan đến hoạt động sáng tạo tinh than,
tuy nhiên các lợi ích tinh thần đó không thể trị giá được thành tiền Vì
không phải là tài sản nên giá trị tỉnh thần của quan hệ nhân thân không bao giờ trị giá được thành tiền Về mặt pháp lý, chúng ta cần phân định rõ tính chất phi tài sản của quan hệ nhân thân Ví dụ: Một người sáng tạo ra một sáng chế hay giải pháp hữu ích Sáng chế hay giải pháp hữu ích do con người sáng tạo nên mang giá trị kinh tế, chứ bản thân “Quyển tự do sáng tạo” (Điều 47 BLDS) không phải là tài sản, không mang giá trị kinh tê
Thứ ba: Các lợi ích tỉnh thần luôn gắn liền với chủ thể;
Pháp luật dân sự thừa nhận quyền nhân thân là quyền dân sự gắn
liền với mỗi cá nhân mà không thể chuyển dịch cho chủ thể khác Các
quyền dân sự nói chung, quyền nhân thân nói riêng là do Nhà nước
quy: định cho các chủ thể dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội nhất định
Do vậy về mặt nguyên tắc, cá nhân không thể chuyển dịch quyền
nhân thân cho chủ thê khác, nói cách khác thì quyền nhân thân không
thể là đối tượng trong các giao dịch dân sự giữa các cá nhân Ví dụ, người này không thể đổi họ tên cho người khác và ngược lại hoặc một người không thé uy quyền cho người khác thực hiện quyển tự do đi lại của mình và mình nhận quyền tự do kêt hôn của người khác Điều này có nghĩa rằng bản thân chủ thể hưởng quyền nhân thân chứ họ
không thể uỷ quyền cho ai đó và thông thường, không ai có thể đại
diện cho họ để thực hiện quyền này trừ những trường hợp đặc biệt do
pháp luật quy định (Theo quy định của pháp luật, việc thay đổi họ tên
của người chưa thành niên có thể do cha mẹ của người này thực hiện trong trường hợp pháp luật quy định - Điều 27, BLDS 2005) Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật thì quyền nhân thân có thể chuyển giao cho chủ thể khác, ví dụ: Quyền công bố, phổ biến tác phẩm của tác giả, khi tác giả chết đi thì quyền này có thể chuyển giao cho chủ thể khác (người thừa kế của tác
giả) Mặc dù vậy thì có những yếu tố luôn gắn liền với chủ thể mà
không thể thay đổi được, ví dụ: quyền đứng tên tác giả, quyền bảo vệ
sự toàn vẹn của tác phẩm Khoản 1 Điều 45, Luật SHTT quy định cho
Trang 15phép chủ sở hữu quyền tác giả có quyền chuyển giao quyền công bố tác phẩm cho tô chức, cá nhân khác theo hợp đồng (Điều 19, Luật SHTT quy định quyền công bố tác phẩm, cho phép người khác công ' - bố tác phẩm là một quyền nhân thân) Trong các quyền nhân thân được Luật SHTT quy định cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thì chúng ta có thể hiểu có cả các quyền nhân thân có thể chuyển giao và quyền nhân thân không thể chuyển giao, mặt khác quy định của pháp luật về quyền nhân thân thì quyền nhân thân của cá nhân là những quyền nhân thân gắn liền với chủ thể mà không thể chuyên giao
Thứ t: Các lợi ích tỉnh thần không thể bị hạn chế hoặc tước bỏ, trừ trường hợp do pháp luật quy định
Lợi ích tỉnh thần trong các quan hệ nhân thân luôn gắn liền với chủ thể mà không thể chuyển giao cho các chủ thể khác, tức là các lợi ích tỉnh thần luôn có sự bất biến, ngay kể cả khi cá nhân chết Trong một số trường hợp, xét về mặt hình thức chúng ta có thể thấy sự dịch chuyển các giá trị tỉnh thần từ chủ thể này sang chủ thể khác nhưng thực tế lại không phải như vậy Ví dụ: Khi chuyển giao kết quả của hoạt động sáng tao tir tac gia sang cho chủ thể khác, về hình thức chúng ta thấy có sự chuyển giao đối tượng (tác phẩm ) để người nhận chuyên giao khai thác nhưng về bản chất thì việc chuyển giao đó cũng không làm mất đi lợi ích tinh thần của tác giá đối.với tác phẩm mà họ là tác giả (vẫn đứng tên tác giả trên tác phẩm, được bảo hộ sự toàn vẹn ) Trong một số trường hợp nhất định, chủ thể có thể chịu sự hạn chế nhất định về các quyền nhân thân (cắm đi khỏi nơi cư trú, cắm đảm nhiệm những chức vụ _ hoặc cắm làm nghề nhất định trong một thời, hạn ), nhưng sự hạn chế _ này chỉ mang tính chất tạm thời và áp dụng với một số đối tượng nhất
định trong những trường hợp đặc biệt vì lợi ích công cộng
2 ~ PHƯƠNG PHÁP DIEU CHINH CUA LUAT DAN SU’
2.1 Khái niệm phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự
Mục đích của việc đặt ra các quy phạm pháp luật là nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định theo một trật tự để các quan hệ đó phát sinh, thay đổi, chấm dứt phù hợp với ý chí của Nhà nước
15
Trang 16Các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật rất đa dạng với những nội dung phong phú cùng sự khác biệt về chu thé, tinh chất của các quan hệ xã hội đó Một quan hệ xã hội nhất định có thể chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất cũng như mức độ của quan hệ xã hội này Dựa trên cơ sở đặc điểm của quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của một ngành luật mà mỗi một ngành luật sẽ có phương pháp điều chỉnh riêng, mặc dù
mục đích của việc điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung là nhằm đưa
các quan hệ xã hội đó vào sự én định, trật tự
Xuất phát từ lý do nay, nganh Luat Dan sự có sự đặc thù trong việc điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc đối tượng
điều chỉnh của mình
Phương pháp điểu chỉnh của Luật Dân sự là những biện pháp, cách thức mà Nhà nước dùng các quy phạm pháp luật dân sự tác động tới quan hệ tai san và quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điểu chỉnh của Luật Dân sự để các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm đứt phù hợp
_ với y chi cua chủ thể tham gia quan hệ nhưng tôn trọng lợi ích của Nhà
nước, của tập thể và của chủ thể khác
2.2 Đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của Luật Đân sự
Mỗi một ngành luật sử dụng cách thức tác động khác nhau trong việc
điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật
mình Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự thể hiện sự đặc trưng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, đó là sự mềm dẻo, linh hoạt - tạo điều kiện tốt nhất vì lợi ích của chủ thể tham gia quan hệ Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự có các đặc điểm đặc trưng sau đây:
Thứ nhất: Các chủ thê tham gia các quan hệ xã hội thuộc đối tượng
điều chỉnh của Luật Dân sự có sự độc lập về tổ chức và tài sản, bình
đăng về địa vị pháp ly
_ Độc lập về tổ chức được hiểu là chủ thể tham gia các quan hệ xã hội
thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự không bị chi phối bởi bất cứ chủ thể nào khác mặc dù đó có thể là chủ thể chịu sự chi phối bởi một
quan hệ hành chính hay quan hệ lao động Ví dụ: Một công ty thành viên
Trang 17khi tham gia quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự
được hiểu là có sự độc lập về tô chức khi tham gia quan hệ mặc dù vẫn chịu sự chi phối bởi Tổng Công ty - trong quan hệ giữa cơ quan chủ quản với cơ quan thành viên phụ thuộc Xuất phát từ yếu tố độc lập về tổ chức này mà ban-than cdc chu thể khác khi tham gia quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự cũng phải đáp ứng yêu cầu
đó, Ví dụ, việc định đoạt tài sản chung phải được sự đồng ý của tất cả
các đồng sở hữu chủ Sự độc lập về tổ chức cũng cần có sự liên quan mật thiết đến sự độc lập về tài sản, bởi nếu không có sự độc lập về tài sản thì chủ thể không thê tự quyết định các quyền nghĩa vụ cũng như tự chịu trách nhiệm trong các quan hệ mà mình tham gia Các chủ thể tham gia quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự không chịu sự
chi phối bởi ý chí của bất cứ chủ thể nào khác
Trên cơ sở độc lập về tô chức và tài sản, chủ thể sẽ có sự bình đẳng về địa vị pháp lý, tức là bình đẳng trong việc hưởng quyền và bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ cũng như chịu trách nhiệm dân sự trong
các quan hệ mà mình tham gia Luật Dân sự ghi nhận sự bình đăng về
địa vị pháp lý của chủ thể trong bất cứ một quan hệ dân sự nào đó mà
chủ thể tham gia, không phân biệt giới tính, độ tuổi (đối với cá nhân)
-_ Điều 5, BLDS 2005 quy định: “?rong quan hệ dân sự, các bên đều bình đăng, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau” Tuy nhiên, trong một số
trường hợp vì lợi ích công cộng hoặc vì đảm bảo quyền lợi cho một số
chủ thể nhất định, pháp luật có dành quyền ưu tiên cho một số chủ thể trong một quan hệ cụ thê thì cũng không làm mất đi sự bình đẳng về địa vị pháp lý của chủ thể tham gia quan hệ dân sự
Thứ hai: Các chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự có quyền tự định đoạt và thoả thuận trong các quan hệ mà mình tham gia
Đây là đặc trưng của phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự Khi tham gia các quan hệ dân sự, các chủ thể có toàn quyền định đoạt lựa chọn quan hệ mà mình tham gia, lựa chọn chủ thể tham gia quan hệ với mình cũng như lựa chọn các quyền và nghĩa vụ trong các quan hệ đó
Trang 18Ngoài ra, khi tham gia các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự, các chủ thể có thể lựa chọn các hình thức chế tài khác - nhau để áp dụng nếu như một bên vi phạm nghĩa vụ trước bên kia Sự tự do thoả thuận, tự định đoạt của các chủ thê tham gia các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự được ghi nhận là một nguyên tắc trong Luật Dân sự Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận
'được ghi nhận tại Điều 4, BLDS 2005 Theo nguyên tắc này thi:
“Quyên tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thoả thuận đó không vì
phạm điễu cẩm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội
Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào
được áp đặt, cám đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào
Cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với
các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng ”
Như vậy, không một chủ thê nào được phép can thiệp vào sự tự do định đoạt, thoả thuận của các chủ thể tham gia quan hệ Tuy nhiên, mặc
dù trên tinh thần các chủ thể có sự định đoạt, thoả thuận tham gia quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự, nhưng sự tự định đoạt của chủ thê phải “ không vi phạm điều cắm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội” Sự tự định đoạt của chủ thể chịu sự giới hạn (hạn chế) ở một số nội dung sau đây:
- Giới hạn ở những quan hệ xã hội mà chủ thể buộc phải tham gia hoặc không được phép tham gia (buộc phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, quan hệ trưng mua, trưng dụng tài san );
— Gidi han ở chủ thể tham gia quan hệ xã hội nhất định: Nếu pháp
_ luật đành quyền ưu tiên cho một chủ thể nào đó thì phải dành quyền ưu tiên cho chủ thể đó (một trong các đồng sở hữu chủ muốn bán phần quyền đối với tài sản chung thì phải đành quyền ưu tiên mua cho các đồng sở hữu chủ khác );
"—=Giới hạn các quyền nghĩa vụ trong quan hệ xã hội mà chủ thể tham gia (ví dụ: các chủ thể trong-hợp đồng vay có thể thoả thuận về lãi suất
Trang 19nhưng phải chịu sự giới hạn của pháp luật theo quy định tại Điều 476, BLDS 2005)
Thứ ba Trách nhiệm dân sự của bên vi phạm trước bên bị vi phạm trong các quan hệ xã hội thuộc đôi tượng điêu chỉnh của Luật Dân sự luôn liên quan đền tài sản
Chủ thê tham gia quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc tinh thần nhất định Do đó, khi một bên vi phạm nghĩa vụ trước bên kia sẽ gây thiệt hại (đem lại hậu quả bắt lợi) về mặt tài sản Xuất phát từ lý do này, trách nhiệm về tài sản của bên vi phạm trước bên bị vi phạm nhằm mục đích khôi phục và khắc phục những thiệt hại đã xảy ra cho người bị thiệt hại Khi tham gia quan hệ dân sự, “Các bên phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình và tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, nếu không tự nguyện thực hiện thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật” (Điều 7, BLDS 2005)
Thứ tr: Việc hoà giải hợp pháp, đúng pháp luật của các bên trong các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự luôn được pháp luật khuyến khích
Hoà giải là thủ tục tố tụng được áp dụng đối với đa số các tranh chấp dân sự Xuất phát từ lợi ích vật chất và lợi ích tỉnh thần nên các chủ thể tham gia quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân để thoả mãn nhu cầu đó Trong quan hệ mà chủ thê tham gia không tránh khỏi những tranh chấp phát sinh trong quá trình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong các quan hệ này Chính vì vậy, theo quy định của pháp luật dân sự thì “Trong quan hệ dân sự, việc hoà giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích” (Điều 12, BLDS 2005) Việc hoà giải có thể được thực hiện bởi chính các bên tham gia quan hệ phát sinh tranh chấp, nhưng cũng có thể được thực hiện bởi cơ quan Nhà nước có thâm quyền Nếu tranh chấp dân sự được hoà giải và các chủ thể tự nguyện thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh thì sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho bản thân đương sự, đồng thời cũng đem lại lợi ích cho Nhà nước Mục đích của việc hoà giải là giúp các bên nhận ra cái đúng, cái sai và thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình trước phía bên kia Tuy nhiên, không có
Trang 20nghĩa là để đạt được mục đích này mà mọi biện pháp đều có thể được áp dụng, bởi “Không ai được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực khi tham
,
gia quan hệ dân sự, giải quyết các tranh chấp dân sự `
3 - CAC NGUYEN TAC CUA LUAT DAN SU’ 3.1 Khái niệm nguyên tắc của Luật Dân sự
Những nguyên tắc của Luật Dân sự được quy định tại Chương II, Phần ˆ
thứ nhất của BLDS 2005 Như vậy, có thể hiểu đây là những nguyên tắc
chung chi phối toàn bộ các quy định cụ thể trong BLDS Bên cạnh các nguyên tắc chung, trong mỗi nội dung cụ thể của BLDS lại có các nguyên tắc riêng Những nguyên tắc của pháp luật dân sự chi phối các quy định cụ thể của BLDS, định hướng cho các quy định này cũng như buộc các
chủ thể phải tuân theo trong quá trình áp dụng pháp luật dân sự
Nguyên tắc của Luật Dân sự được ghỉ nhận trong các văn bản pháp luật dân sự là những tư tưởng pháp lÿ chỉ đạo, định hướng buộc các chủ thể phải tuân theo trong quá trình ban hành và áp dụng các quy định
của pháp luật dân sự
Các nguyên tắc của Luật Dân sự được để cập từ Điều 4 đến Điều 12,
BL.DS 2005 Trong các nguyên tắc này, có nguyên tắc thê hiện tính pháp chế XHCN, có nguyên tắc thể hiện bản chất của quan hệ dân sự Vì là những tư tưởng chỉ đạo, nên các nguyên tắc của Luật Dân sự có ảnh hưởng rất lớn tới việc ban hành các quy định cụ thể của pháp luật dân sự cũng như quá trình áp dụng pháp luật dân sự để giải quyết tranh chấp phát sinh Trong một số trường hợp, nếu chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự thì nguyên tắc của Luật Dân sự cũng được xác định như một tư tưởng pháp lý chỉ đạo dé định hướng cho việc giải quyết tranh chấp dân sự phát sinh
3.2 Nội dung của các nguyên tắc của Luật Dan sự
3.2.1 Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận (Điều 4, BLDS 2005)
Xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự các chủ thể nhằm mục đích thoả
mãn lợi ích vật chất hoặc tỉnh thần của mình Do đó, tự do tự nguyện là
Trang 21yếu tố phải được coi trọng hàng đầu Chính vì vậy, quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thoả thuận đó không vi phạm điều cắm của pháp luật, không trải đạo đức xã hội Ví dụ: Các chủ thể có quyền thoả thuận về đối tượng của hợp đồng, về các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, về biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng Tuy nhiên, những thoả thuận đó chỉ được chấp nhận nếu không vi phạm điều cắm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội — chẳng hạn thoả thuận mua bán vật cam lưu thông, vay ngoại tỆ giữa các cá nhân
Ngoài ra, nguyên tắc tự do, tự nguyện cũng xác định trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cắm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào Mọi hành vi tác động làm ảnh hưởng đến sự tự nguyện của chủ thê có thể làm cho giao dịch dân sự mà các chủ thể xác lập vô hiệu
Những cam kết, thoả thuận hợp pháp là cơ sở để xác lập các quyền và nghĩa vụ của chủ thể, các quyền và nghĩa vụ đó được đảm bảo thực hiện
Do đó, các cam kết, thoá thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng 3.3.2 Nguyên tắc bình đẳng (Điều 5, BLDS 2005)
Nguyên tắc bình đẳng là một trong những nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến pháp Trong quan hệ dân sự, sự bình đăng luôn luôn được pháp luật dân sự của các quốc gia thừa nhận Theo nội dung của nguyên tắc này, khi tham gia quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không
được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn
cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp để đối xử không bình đăng với nhau Trong một số trường hợp nhất định, nếu pháp luật có những quy định mang tính “cắm”, “buộc” hoặc dành quyền ưu tiên nhất định cho một chủ thể nào đó thì cũng không làm mất đi tính bình đẳng của các chủ thể tham gia giao dịch dân sự Các quy định của BLDS thể hiện sự bình đăng trong việc thực hiện nghĩa vụ, hưởng
quyển, chịu trách nhiệm dân sự
Trang 223.3.3 Nguyên tắc thiện chí, trung thực (Điều 6, BLDS 2005)
Nguyên tắc thiện chí, trung thực không chỉ là nguyên tắc được ghi nhận trong các nguyên tắc cơ bản của Luật Dân sự mà còn được thê hiện
tại Điều 389, BLDS 2005 (Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự) Khi
các chủ thể tự nguyện xác lập các giao dịch dân sự thì phải thể hiện sự thiện chí trước các chủ thể khác Ngoài việc thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình thì cũng cần tạo điều kiện để bên kia thực hiện các quyên và nghĩa vụ của họ
Ngoài ra, sự trung thực trong việc xác lập, thực hiện quyển, nghĩa vụ dân sự cũng là yêu cầu mà pháp luật đặt ra đối với các chủ thể tham gia giao dịch dân sự Trong việc tham gia giao dịch dân sự, một bên không được lừa dối bên kia, không được cố ý đưa ra các thông tin không đúng để bên kia xác lập giao dịch với mình Nguyên tắc này cũng được cụ thể hoá trong các quy định về giao dịch dân sự nói chung, hợp đồng nói riêng
3.3.4 Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự (Điều 7, BLDS 2005)
Về nguyên tắc, khi nghĩa vụ được xác lập (theo ý chí của các chủ thể hoặc theo ý chí của Nhà nước) thì các bên phải tự nguyện, tự giác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình Trong trường hợp các bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đây đủ nghĩa vụ của mình và/hoặc gây thiệt hại cho phía bên kia thì phải chịu trách nhiệm về hậu quả do hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình mang lại Khi các chủ thể phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình thì đây là trách nhiệm dân sự, là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được áp dụng đối với người vi phạm nghĩa vụ Nếu trách nhiệm dân sự được phát sinh mà người có nghĩa vụ vẫn không tự nguyện thực hiện trách nhiệm này thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật
3.3.5 Nguyên tắc tôn trọng dạo đức, truyền thông tốt đẹp (Điều 8, BLDS 2005)
Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ mật thiết với nhau, theo đó pháp luật có ảnh hưởng đến đạo đức và ngược lại Xuất phát từ lý do này, các giá trị đạo đức, các giá trị nhân văn cũng như các giá trị văn hoá truyền
Trang 23thống luôn được chú trọng khi xây dựng hệ thống pháp luật cũng như trong hoạt động thực thi pháp luật
Trong giao dịch dân sự, khi xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, các chủ thê “phải bảo đảm giữ gìn bản sắc đân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thông tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì công đồng, cộng động vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam”
Bên yếu thế về kinh tế phải được bảo vệ quyền lợi khi tham gia giao
dịch dân sự Ngoài ra, đồng bào các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện: thuận lợi trong quan hệ dân sự để từng bước nâng cao đời sống vật chất
và tỉnh thần của mình Sự hạn chế về điều kiện tiếp cận với các thành
tựu khoa học kỹ thuật, học vấn dẫn tới sự hạn chế trong giao dịch dân sự Do đó, khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các giao dịch dân sự có đồng bảo thiểu số tham gia phải tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể này, như tạo điều
kiện cho đồng bào thiểu số được dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc
mình trong việc tham gia giao dịch dân sự
Ngoài ra, việc p1úp đỡ người già, trẻ em, người tàn tật trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự được khuyến khích
3.3.6 Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự (Điều 9, BLDS 2005) Quyền dân sự của các chủ thể có thể là quyền nhân thân, quyền tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác Khi pháp luật ghi nhận các quyển cho cá nhân, tổ chức thì pháp luật có các biện pháp pháp lý dé đảm bảo cho các quyền này được tôn thực hiện trên thực tế Các chủ thể phải tôn trọng quyền sở hữu, quyền thừa kế, các quyền khác đối với tài sản cũng như các quyền nhân thân của cá nhân, pháp nhân
Theo nguyên tắc này, khi pháp luật thừa nhận cho chủ thể có các quyển dân sự, chủ thể sẽ bằng hành vi của mình hoặc thông qua hành vi của người khác để hưởng các quyền đó Các chủ thể hưởng quyền dân _sự có toàn quyền trong việc áp dụng các biện pháp tự bảo vệ quyền dân sự của mình phù hợp với quy định của pháp luật Ngoài ra, khi quyền
- đân sự của một chủ thể bị xâm phạm, tuy thuộc vào mức độ xâm phạm,
Trang 24chủ thể bị xâm phạm quyền có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thâm quyền áp dụng một trong các phương thức bảo vệ quyền cho mình như: Công nhận quyền dân sự của mình; Buộc chấm dứt hành vi vi phạm; Buộc xin lỗi, cải chính công khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; Buộc
bồi thường thiệt hại
3.3.7 Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,
quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 10, BLDS 2005)
Lợi ích là tiền đề để các chủ thể tham gia giao dịch hướng tới và
nhằm đạt được Lợi ích đó có thể là lợi ích vật chất nhưng cũng có thể
là lợi ích tỉnh thần Để đạt được lợi ích của mình, các chủ thể phải xác
lập các quyền và nghĩa vụ nhất định Trên tỉnh thần vì lợi ích của bản
thân mình nhưng không vì thế mà chủ thể bỏ qua, cha đạp lên lợi ích của người khác Nói cách khác, một người có thể có được lợi ích nhưng “Việc xác lập, thực hiện quyên, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyên, lợi ích
hợp pháp của người khác "(Điều 10, BLDS 2005) Khi xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự thì chủ thể phải tuyệt đối tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyên và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác Nếu xâm phạm lợi ích của chủ thể khác thì tuỳ thuộc vào mức độ của hành vi xâm phạm, chủ thể có thể phải gánh chịu những hậu quả
pháp lý bất lợi nhất định
3.3.8 Nguyên tắc tuân thủ pháp luật (Điều 11, BLDS 2005)
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự được Nhà nước đặt ra và buộc các chủ thể phải tuân theo Nguyên tắc tuân thủ pháp luật không chỉ là nguyên tắc riêng của pháp luật dân sự mà là nguyên tắc được ghi nhận cho tất cả các ngành luật Tham gia quan hệ dân sự, các chủ thể thoả thuận về quyền và nghĩa vụ dân sự cũng như các biện pháp pháp lý dễ đảm bảo cho các quyền và nghĩa vụ đó được thực hiện Ngoài ra, nếu tranh chấp phát sinh, các bên có thê thoả thuận về biện pháp giải quyết tranh chấp Nhìn chung, pháp luật tôn trọng sự thoả thuận của các chủ thể, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo nguyên tắc “việc xác lập, thực hiện quyên, nghĩa vụ dân sự phải tuân theo quy định của BLDS và quy định
khác của pháp luật” (Điều 11, BLDS 2005)
Trang 253.3.9 Nguyên tắc hoà giải (Điều 12, BLDS 2005)
Hoà giải các tranh chấp dân sự là một hành vi văn minh trong xã hội hiện đại Trong quan hệ dân sự, tranh chấp dân sự là việc không
tránh khỏi, do đó nếu tranh chấp dân sự phát sinh thì “việc hoà giải
giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích ” Các chủ thể tham gia quan hệ dân sự có quyền thương lượng, thoá thuận với nhau về những nội dung tranh chấp cần giải quyết Nếu tranh chấp giữa các bên trong quan hệ dân sự hoà giải được sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí cho các đương sự cũng như cho Nhà nước, giúp cho bản thân các chủ thể tranh chấp thoải mái về mặt tâm lý, tư tưởng và tự nguyện thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh Tuy nhiên, việc hoà giải phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, nội dung cam kết, thoả thuận của các bên không vi phạm điều cắm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội Ngồi ra, khơng ai được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực khi tham gia quan hệ dân sự, giải quyết các tranh chấp dân sự
4— NGUÒN CỦA LUẬT ĐÂN SỰ
4.1 Khái niệm nguồn của Luật Dan sự
Khi nói tới nguồn của Luật Dân sự, chúng ta có thể hiểu theo nhiều
nghĩa khác nhau:
— Theo nguồn gốc phát sinh quy phạm pháp luật thì nguồn của Luật Dân sự là những quan hệ xã hội cần thiết phải được pháp luật dân sự
điều chỉnh;
— Dưới góc độ xã hội học thì nguồn của Luật Dân sự là ý chí của giai cấp thống trị được đưa lên thành luật mà nội dung được quyết định bởi điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá — xã hội và phong tục, tập quán;
— Theo hình thức biểu hiện ra bên ngoài thì nguồn của Luật Dân sự là
những văn bản quy phạm pháp luật dân sự
Khi xem xét về nguồn của luật Dân sự, chúng ta xem xét đưới góc độ hình thức biểu hiện ra bên ngoài của quy phạm pháp luật dân sự Theo
Trang 26Nguồn của Luật Dân sự là những văn bản quy phạm pháp luật dân sự
do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo mỘt trình tự và thủ
tục nhất định, có chứa đựng các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh các
quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dán sự
Như vậy, một văn bản muôn được coi là nguôn của Luật Dân sự phải
đáp ứng các yêu câu sau:
+ Phải là văn bản quy phạm pháp luật dân sự, tức là phải chứa đựng các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh quan hệ tài sản và quan hệ nhân
thân thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự;
+ Văn bản quy phạm pháp luật dân sự đó phải do cơ quan Nhà nước có thâm quyền ban hành Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật được xác định theo Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2008;
+ Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật dân sự phải tuân theo một trình tự, thủ tục nhất định
4.2 Phân loại nguồn của Luật Dân sự
Có nhiêu tiêu chí đề phân loại nguôn của Luật Dân sự:
— Nếu căn cứ vào cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật được
coi là nguồn của Luật Dân sự thì văn bản được coi là nguồn của Luật
Dân sự được chia thành: Văn bản do Quốc hội ban hành, văn bản do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành, văn bản do Chính phủ ban hành
— Căn cứ vào nội dung quan hệ xã hội được điều chỉnh trong văn bản
quy phạm pháp luật được coi là nguồn của Luật Dân sự thì nguồn của Luật Dân sự được chia thành: Các văn bản pháp luật về sở hữu, các văn bản pháp luật về hợp đồng, các văn bản pháp luật về thừa kế
Mội trong các cách phân loại nguồn của Luật Dân sự thường được áp
dụng khi xem xét đến nguồn của Luật Dân sự là căn cứ vào hình thức hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật được coi là nguồn của Luật Dân sự (đồng thời xác định hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp) Theo cách phân
loại này thì nguồn của Luật Đân sự bao gồm: Hiến pháp, Bộ luật Dân sự,
các luật, các văn bản dưới luật
Trang 274.2.1 Hiến pháp
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của hệ thống pháp luật, được coi là “Luật gốc”, “Luật mẹ” Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp các văn bản pháp luật có hiệu lực sau Hiến pháp sẽ được ban hành với những nội
dung quy phạm pháp luật cụ thể để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc
đối tượng điều chỉnh của ngành luật mình
Khi xem xét vai trò của Hiến pháp dưới góc độ là nguồn của Luật Dân sự, Hiến pháp là một nguồn quan trọng Những nội dung của Hiến pháp
1992 có liên quan trực tiếp đến Luật Dân sự là Chương II (chế độ kinh tế)
và Chương V (quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân) Chương II của
Hiến pháp 1992 ghi nhận sự bình đắng giữa các thành phần kinh tế, khẳng
định sự tồn tại của các hình thức sở hữu khác nhau như sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân Trên cơ sở quy định của Hiến pháp 1992 về chế độ sở hữu, Bộ luật Dân sự đã cụ thể hoá các quy định này với các quy định cụ thê về xác lập quyền sở hữu, các hình thức sở hữu
Nội dung Chương V của Hiến pháp 1992 quy định về các quyển và nghĩa vụ cơ bản của công dân Một loạt các quyền của công dân được Hiến pháp ghi nhận như quyén tự do kinh doanh; quyền sở hữu những thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở; quyền thừa kế, quyền bình đăng về năng lực pháp luật của cá nhân; các quyền nhân thân và quyền tài sản khác Trên cơ sở này, Bộ luật Dân sự đã cụ thê hoá với các quy định về quyền nhân thân, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, thừa kế, sở hữu
Tóm lại, dù chỉ là những quy định mang tính nguyên tắc, tính định hướng nhưng Hiến pháp 1992 được coi là nguồn cơ bản và quan trọng của Luật Dân sự
4.2.2 Bộ luật Dân sự
BLDS được đánh giá là có vị trí thứ hai, sau Hiến pháp, được coi là nguồn chủ yếu, trực tiếp và quan trọng nhất của Luật Dân sự
BLDS lần đầu tiên của nước CHXHCH Việt Nam ban hành năm 1995
với 83§ điều luật được kết cầu bởi 7 phần, 36 chương, 52 mục Sau gần
Trang 28chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự Tuy nhiên, nhiều nội dung trong BLDS 1995 đã tỏ ra lạc hậu, không phù hợp mà cần phải được sửa đổi, bổ sung Xuất
phát từ lý đo đó, việc sửa đổi bổ sung BLDS 1995 là hết sức cần thiết
Đây là lý do để BLDS 2005 ra đời: BLDS của nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 27/6/2005; có hiệu luc thi hành từ ngày 01/01/2006
BLDS 2005 là bộ luật lớn nhất của Nhà nước ta về phạm vi điều chỉnh (xác định tại Điều 1, BLDS 2005), số lượng điều luật, sự rộng rãi
trong việc lấy ý kiến của các cấp, các ngành, thời gian chuẩn bị BLDS
đã thể chế hoá đường lối phát triển kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992 nhăm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích của cá nhân BLDS góp phần ôn định các
quan hệ xã hội cũng như làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự, góp phần giải phóng sức sản xuất, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư sống và làm việc theo pháp luật BLDS được coi là chuẩn mực ứng xử pháp lý -cho các chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự, góp phần hạn chế tranh chấp tiêu cực trong các quan hệ dân sự, bảo đảm công bằng, dân chủ, văn minh Việc cho ra đời BLDS là thực hiện một bước quan trọng trong tiến trình hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự, khắc phục tình trạng tản mạn, không đầy đủ của pháp luật trong lĩnh vực dân sự, tạo sự thống nhất của văn bản pháp luật để tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn Ngoài ra, việc ban hành BLDS cũng nhằm phát huy vai trò quan trọng của pháp luật dân sự trong việc thúc đây các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, tạo cơ sở thuận lợi cho việc áp
dụng thi hành pháp luật BLDS 2005 thể hiện bước tiến quan trọng của
tiến trình lập pháp, vừa thể hiện tính mới và vừa thể hiện tính kế thừa
BLDS năm 2005 được kết cấu bởi 7 phần, 36 chương với 777 điều
Phần thứ nhất - “Những quy định chung”, được kết cấu bởi 9
chương, 162 điều (từ Điều 1 đến Điều 162) Nội dung của phần này là
xác định phạm vi điều chỉnh của BLDS năm 2005; Nguyên tắc của Luật:
Trang 29Dân sự; địa vị pháp của cá nhân (năng lực chủ thể, giám hộ, quyền nhân
thân ), pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác với tư cách là chủ thể khi tham
gia các quan hệ dân sự Ngoài ra, các quy định về giao dịch dân sự, đại diện, thời hạn và thời hiệu cũng được quy định trong nội dung của Phần
thứ nhất So với BLDS 1995, BLDS 2005 có nhiều nội dung mới trong
phan này như bổ sung một số quyền nhân thân, không quy định về hộ tịch của cá nhân (để luật chuyên ngành quy định), sửa đổi các quy định về giao dịch dân sự
Các quy định trong Phần thứ nhất được đề cập chỉ tiết, cụ thể và giản tiện cho các quy định ở những phần tiếp theo của BLDS
Phần thứ hai - “Tài sản và quyền sở hữu”: gồm 7 chương, 117 điều (từ Điều 163 đến Điều 279) Nội dung phần này bao gồm các quy định về những nguyên tắc cơ bản của quyển sở hữu, các loại tài sản, nội dung quyền sở hữu, các hình thức sở hữu, căn cứ xác lap, cham dứt quyền sở hữu, bảo vệ quyền sở hữu và những quy định khác về quyền sở hữu Các quy định về tài sản và quyển sở hữu trong BLDS đã dua phần này trở thành chế định trung tâm của pháp luật dân sự
Phần thứ ba — “Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự” Phần này gồm
5 chương, 351 điều (từ Điều 280 đến Điều 630) Đây là phần chiếm
dung lượng lớn nhất của BLDS về số lượng điều luật Nội dung của phần này bao gồm các quy định chung (căn cứ phát sinh, chấm dứt nghĩa vụ, thực hiện nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, quy định chung về hợp đồng dân sự), các hợp đồng dân sự thông dụng, nghĩa vụ ngoài hợp đồng (thực hiện công việc không có uy quyên, nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp lý), trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Phần thứ tư — “Thừa kế” Phần này gồm 4 chương, 57 điều (từ Điều 634 đến 689) quy định việc dịch chuyển di sản của người chết cho
những người còn sống Nội dung của phần thừa kế bao gồm các quy định chung về thừa kế (nguyên tắc của thừa kế, thời điểm, địa điểm mở
thừa kế, di sản thừa kế, người thừa kế, người quản lý di sản, thừa kế của những người chết cùng thời điểm, thời hiệu khởi kiện về thừa
Trang 30kế ); thừa kế theo di chúc (Khái niệm và các hình thức của di chúc, quyền của người lập di chúc trong việc định đoạt tài sản của họ thông qua di chúc, người được hưởng đi sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc ), thừa kế theo pháp luật (những trường hợp phát sinh
thừa kế theo pháp luật, hàng thừa kế, thừa kế thế vị ) Ngoài ra, phần
thừa kế còn quy định về trình tự thanh toán di sản và cách thức phân chia di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật, những trường hợp hạn chế phân chia di san
Phần thứ năm — “Những quy định về chuyển quyền sử dụng đất” Phần này
gồm 8§ chương, 48 điều (từ Điều 688 đến Điều 735) Theo quy định của Hiến pháp, đất đai là loại tài sản đặc biệt thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà
nước thống nhất quản lý Cá nhân, hộ gia đình, được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận quyền sử dụng đất từ các căn cứ khác (gọi chung là người sử dụng đất) có quyền sử dụng đất và các quyền chuyển đổi, chuyên nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, góp vốn, thế chấp và thừa kế quyền sử dụng đất Phần thứ năm quy định những quy tắc chung: những hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, thừa kế quyền sử dụng đất Là một quyền dân sự và là quyền dân sự đặc thù nên các quy định về chuyển quyền sử dụng đất trong BLDS vừa tạo sự thơng thống cho người sử dụng đất, đồng thời góp phần quản lý đất đai một cách có hiệu quả
Phan thứ sáu - “Quyền sở hữu trí tuệ và chuyên giao công nghệ” bao gồm 3 chương, 22 điều (từ Điều 736 đến Điều 757) Trước đây, BLDS 1995 quy định chỉ tiết về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ Xuất phát từ nhiều lý do khác nhau nên Luật SHTT và Luật Chuyển giao công nghệ ra đời, do đó các quy định về sở hữu trí tuệ và chuyên giao công nghệ trong BLDS chỉ là các quy định mang tính khái quát Những nội dung của quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyển đối với giống cây trồng được Luật SHTT quy định, nội dung chỉ tiết về chuyển giao công nghệ được Luật Chuyển giao công nghệ quy định
Phân thứ bảy — “Quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài” Phần này
bao gồm 20 điều (từ Điều 758 đến Điều 777) Nội dung của phần này
Trang 31quy định về thâm quyển áp dụng và pháp luật được áp dụng khi giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài xảy ra
4.2.3 Các luật và Nghị quyết của Quốc hội
BLDS là nguồn chủ yếu, quan trọng của Luật Dân sự không có nghĩa là các luật khác không có giá trị Mặt khác, theo quy định tại Điều 1 của 'BLDS 2005 thì phạm vi điều chính của BLDS là rất rộng, do đó cần phải áp dụng rất nhiều luật chuyên ngành khác để giải quyết cho các tranh chấp dân sự cũng như cho các việc dân sự Ngoài BLDS, một loạt các luật sau đây được coi là nguồn quan trọng của Luật Dân sự:
— Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000;
— Luật Đất đai 2003;
— Luật Thương mại 2005; - Luật Sở hữu trí tuệ 2005; — Luật Doanh nghiệp 2005;
— Luật Các công cụ chuyển nhượng; — Luật Khoảng sản;
— Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
— Luật Tài nguyên nước
Ngoài BLDS và các luật, Nghị quyết của Quốc hội do Quốc hội ban hành, có hiệu lực như văn bản pháp luật Đồng thời với việc ban hành
BLDS, Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc thi hành BLDS Những
Nghị quyết này đã liệt kê những văn bản pháp luật hết hiệu lực khi BLDS bắt đầu có hiệu lực và quy định phạm vi áp dụng BLDS để giải quyết các tranh chấp phát sinh trước ngày BLDS có hiệu lực Bên cạnh Nghị quyết về việc thi hành BLDS, Nghị quyết số 58/1998/NQ ngày 20/8/1998 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến giao dịch dân sự về nhà ở giai đoạn trước ngày 01/7/1991:
Ngoài ra, Nghị quyết số 388/2003/NQ - UBTVQHII ngày 17/3/2003 về
bồi thường oan sai trong hoạt động tổ tụng hình sự cũng là cơ sở pháp lý
Trang 32quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi cho những người bị oan, sai do hoạt động tố tụng của người có thâm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra
4.2.4 Các văn bản dưới luật
- Pháp lệnh: Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành luật Đây là văn bản được ban hành để giải thích, hướng dẫn cụ thê những quy định của BLDS hoặc quy định những nội dung mà luật chưa đủ điều kiện để quy định
_— Nghị định của Chính phủ: Quy định chỉ tiết thí hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội,
lệnh, quyết định của Chủ tịch nước Dưới góc độ pháp luật dân sự, rất
nhiều Nghị định có vai trò là nguồn bổ trợ trực tiếp của Luật Dân sự như Nghị định quy định về sinh con theo phương pháp khoa học, Nghị định
về xác định lại giới tính, Nghị định về giao dịch bảo đảm, Nghị định về
kinh doanh dịch vụ đòi nợ, Nghị định về hụi họ, Nghị định về ban hành
quy chế bán đấu giá tài sản v.v | |
— Nghị quyết của Hội đồng Tham phan Toà án nhân dân tối cao: Nghị
quyết của Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao được ban hành
để hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật Ví dụ: Toà án
nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 03/2006/NQ - HĐTP ngày 8/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
5 — QUY PHẠM PHÁP LUẬT DẦN SỰ 5,1 Khái niệm quy phạm pháp luật dân sự
Trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự, một trong những yếu tố không thể thiếu đó là các văn bản quy phạm pháp luật dân sự Văn bản quy phạm pháp luật dân sự có chứa đựng các “quy phạm pháp luật dân sự” nên không thể không đề cập tới quy phạm pháp luật dân sự khi nghiên cứu về nguồn của Luật Dân sự
cũng như nghiên cứu hoạt động áp dụng Luật Dân SỰ
Trang 33Quy phạm pháp luật dân sự là những quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặi ra để điều chỉnh quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc
đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự dé cdc quan hé do phat sinh, thay
đối, chấm dứt phù hợp với ý chí của Nhà nước
5.2 Cấu tạo quy phạm pháp luật dân sự
Giống như bất cứ một quy phạm pháp luật nào khác, quy phạm pháp luật dân sự cũng bao gồm các bộ phận: Giả định, quy định và chế tai’
Phần giả định: Nêu ra những tình huống, hoàn cảnh mà quy phạm pháp luật sẽ điều chỉnh
Phân quy định: Nêu cách xử sự của chủ thể khi gặp phải hoàn cảnh được dự liệu trong phần giả định Phần quy định trong quy phạm pháp luật dân sự rất mềm đẻo, trong nhiều quy phạm, pháp luật dự liệu một số
xử sự nhất định và chủ thể lựa chọn một trong các cách xử sự đó
Phần chế tài: Nêu ra hậu quả pháp lý bắt lợi mà chủ thể phải gánh chịu nếu chủ thể không thực hiện những xử sự nhất định được nêu trong phần
quy định khi gặp phải điều kiện, hoàn cảnh trong phần giả định
5.3 Phân loại quy phạm pháp luật dân sự
Tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh, điều kiện khác nhau mà các quy phạm pháp luật dân sự được kết cấu khác nhau Mỗi một loại quy phạm pháp luật dân sự có nội dung khác nhau để điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau trong các tình huống cụ thể Quy phạm pháp luật dân sự được chia thành các loại sau đây:
3.3.1 Quy phạm định nghĩa
Quy phạm định nghĩa là quy phạm có nội dung giải thích, xác định một vấn đề cụ thể hoặc đưa ra những khái niệm pháp lý khác nhau
Quy phạm định nghĩa mặc dù không trực tiếp quy định chủ thể “phải làm” hoặc “không được làm” một công việc nhất định nhưng lại là quy
' Tham khảo thêm Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân 2008, phân quy phạm pháp luật
Trang 34phạm được viện dẫn để xác định một vấn đề cụ thể khi cần giải thích Ví dụ về quy phạm định nghĩa: Điều 52, BLDS quy định: “Nơi cư trú của
cá nhân là "; Điều 163, BLDS 2005 quy định: “7ài sản bao gỗm ”
3.3.2 Quy phạm tuỳ nghỉ
Quy phạm tuỳ nghỉ là quy phạm trong đó cho phép chủ thể có thể lựa chọn các cách xử sự nhất định Việc lựa chọn cách xử sự ở đây có thể hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của chủ thể (quy phạm tuỳ nghi thoả thuận), có thể lựa chọn trong một giới hạn nhất định mà pháp luật dự liệu (quy phạm tuỳ nghỉ lựa chọn - pháp luật đưa ra nhiều cách xử sự, chủ thể sẽ lựa chọn một trong các cách xử sự đó)
- Quy phạm tuỳ nghi thoả thuận: Pháp luật cho phép các bên có toàn quyền trong việc thoả thuận về một nội dung cụ thể, giới hạn của sự thoả thuận này là điều cắm của pháp luật, tính trái đạo đức xã hội và các nguyên tắc chung của pháp luật dân sự Ví dụ: Khoản I1, Điều 430, BLDS 2005 quy định: “Chất lượng của vật mua bản do các bên thoả thuận `
— Quy phạm tuỳ nghi lựa chọn: Pháp luật dự liệu nhiều cách xử sự và các chủ thể có thể lựa chọn một trong các cách xử sự đó Ví dụ: Điều 436, BLDS 2005 quy định:
“1, Trong trường hợp vật được giao không đồng bộ làm cho mục đích su dung cua vật không đại được thì bên mua có mỘt Irong các quyên sau đây:
4) Nhận và yêu cầu bên bán giao tiếp phần hoặc bộ phận còn thiếu, yêu cầu bồi thường thiệt hại và hỗn thanh tốn phần hoặc bộ phận đã
nhận cho đến khi vật được giao đồng bộ;
b) Huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bôi thường thiệt hại ”
5.3.3 Quy phạm mệnh lệnh
Quy phạm mệnh lệnh là quy phạm có nội dung nghiêm cắm chủ thể được thực hiện những hành vi nhất định hoặc buộc chủ thể phải thực
hiện những hành vi nhất định
Quy phạm mệnh lệnh không đặc trưng.cho các quy phạm pháp luật
Trang 35dân sự, bởi vì trong việc tham gia quan hệ dân sự, pháp luật cho phép chủ thể có quyền tự định đoạt, thoả thuận trong các quan hệ ma minh tham gia Tuy nhiên, vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thê khác nên vẫn phải tồn tại quy phạm pháp luật dân sự ở dạng này Ví dụ, Khoản 2, Điều 199, BLDS 2005 quy định: “Kji tài sản đem bản là di tích lịch sử, văn hoá thì Nhà nước có quyên ưu tiên mua.” hoặc Điều 327, BLDS 2005 quy định: “Việc cam cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính `
6 —- ÁP DỤNG LUẬT DÂN SỰ, ÁP DỤNG TƯƠNG TỰ PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHONG TỤC TẬP QUÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYÉT TRANH CHÁP DÂN SỰ
6.1 Áp dụng Luật Dân sự
6.1.1 Khai niém áp dụng Luật Dân sự
Hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật dân sự nói riêng là những chuẩn mực pháp lý để các chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự phải tuân theo Tuy nhiên, pháp luật chỉ đi vào thực tiễn cuộc sống và được tuân thủ một cách triệt để với điều kiện nội dung của một quy phạm pháp luật phải được áp dụng để giải quyết cho các tranh chấp phát sinh Luật Dân sự với vai trò (nhiệm vụ) bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể và của các cá nhân cũng như các chủ thể khác nên các quy phạm pháp luật dân sự phải có vai trò hữu hiệu trong việc áp dụng vào thực tiễn cuộc sống Một trong những thước đo đánh giá sự tương thích giữa pháp luật với thực tiễn cuộc sống là hoạt động áp dụng pháp luật
Ap dung Luật Dân sự là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyên trong việc vận dụng các quy phạm pháp luật dân sự để giải quyết các tranh chấp dân sự hoặc xác định các sự kiện pháp ly phát sinh nhằm bảo vệ quyên và lợi ích chính đáng của Nhà nước, của tô chức và cua cá nháu
6.1.2 Điều kiện của áp dụng Luật Dân sự
Quy phạm pháp luật nói chung, quy phạm pháp luật dân sự nói riêng là những chuẩn mực ứng xử cho các chủ thê khi tham gia quan hệ xã hội
Trang 36thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự Tuy nhiên, tranh chấp phát sinh từ các quan hệ mà chủ thê tham gia là điều không tránh khỏi Xuất phát từ lý do này cho thấy sự cần thiết của việc vận dụng các quy phạm pháp luật vào thực tiễn điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự để các quan hệ này phát sinh, thay đổi hay chấm dứt phù hợp với ý chí của Nhà nước
Hoạt động áp dụng Luật Dân sự không thể tách rời với hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật dân sự, đây là quá trình đưa những nội dung cụ thể của văn bản pháp luật vào cuộc sống Thông qua hoạt động này, tính phù hợp hay không phù hợp của văn bản pháp luật được coi là nguồn của Luật Dân sự sẽ được thể hiện rõ nét Tuy nhiên, hoạt động áp dụng Luật Dân sự có thực sự hiệu quả hay khơng, ngồi việc phụ thuộc vào nội dung của văn bản còn phụ thuộc vào ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân và khả năng của chủ thể tiến hành hoạt động áp dụng pháp luật |
Hoạt động áp dụng Luật Dân su phải được thực hiện một cách
nghiêm túc với những nội dung cụ thể, được thực hiện bởi cơ quan Nhà nước có thâm quyền để đưa quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh
của Luật Dân sự vào một trật tự nhất định Áp dụng Luật Dân sự là họat
động được thực hiện bởi cơ quan Nhà nước có thâm quyền nhưng phải
đáp ứng những điều kiện sau đây: |
- Quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự phải
đang có tranh chấp hoặc có sự kiện pháp lý mà Toà án phải xác định:: Tranh chấp giữa các chủ thể tham gia quan hệ, tạo thành vụ án dân sự và -_ chủ thể yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hoặc không có tranh chấp nhưng liên quan đến quyền lợi của một chủ thể nhất định (sự kiện pháp
lý), chủ thể đó yêu cầu Toà án xác định - là việc dân sự (yêu cầu Toà án
ra quyết định tuyên bố một người là mắt tích hoặc đã chết );
- Hiện có quy phạm pháp luật dân sự đang trực tiếp điều chỉnh loại quan hệ xã hội phát sinh tranh chấp đó;
6.I.3 Hậu quả của hoạt động áp dụng Luật Dân sự
Trang 37
các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự, để các
quan hệ đó phát sinh, thay đổi hay chấm dứt phù hợp với ý chí của Nhà
nước Theo nghĩa hẹp, hoạt động áp dụng Luật Dân sự có thể đem lại một trong số những hậu quả pháp lý sau đây:
— Thừa nhận quyền cho một chủ thê nhất định và ghi nhận cụ thể nội dung của quyển này: quyên thừa kế, quyền theo một quan hệ hợp đồng cụ thể, quyền sở hữu ;
— Xác nhận nghĩa vụ cho một chủ thể nhất định theo yêu cầu của chủ thể
khác: Buộc một chủ thể phải trả lại nhà thuê, buộc trả nợ vay, chấm dứt
hành vi cản trở trái pháp luật tới việc thực hiện quyền của chủ sở hữu — Xác nhận sự tồn tại hay không tổn tại của một quan hệ pháp luật
dân sự cụ thể: cho phép ly hôn hoặc không cho ly hôn
— Xác nhận một sự kiện pháp lý nhất định theo yêu cầu của chủ thể có liên quan: Tuyên bố mất tích hoặc đã chết đối với cá nhân, tuyên bố mat năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự
6.2 Áp dụng quy định tương tự của pháp luật và áp dụng phong tục tập quán trong việc giải quyết tranh chấp dân sự
6.2.1 Nguyên nhân của việc dp dụng quy định tương tự của pháp luật và áp dụng phong tục tập quán trong việc giải quyết tranh chấp dân sự
Hoạt động áp dụng Luật Dân sự sẽ thực sự hiệu quả nếu có đầy đủ các điều kiện, trong đó có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dân sự hoàn chỉnh, bao quát được toàn bộ các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống hàng ngày thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự Tuy nhiên, trên thực tế điều này rất khó được thực hiện Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà hoạt động áp dụng quy định tương tự của pháp luật và áp dụng phong tục tập quán để giải quyết tranh chấp dân sự được BLDS ghi nhận Áp dụng tập quán, quy định tương tự của pháp luật được ghi nhận tại Điều 3, BLDS 2005 như sau:
“Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật Tập quản và quy định tương tự
Trang 38của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này `
— Nguyên nhân của việc áp dụng quy định tương tự của pháp luật được thể hiện:
+ Các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự vốn
đa dạng và phức tạp, luôn luôn có sự phát sinh, thay đôi những quan hệ xã hội mới mà thực tế những quan hệ xã hội này chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh Đây là điều không tránh khỏi trong hoạt động lập pháp
bởi quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật nói chung,
pháp luật dân sự nói riêng luôn có sự vận động và biến đổi, trong khi đó các quy phạm pháp luật lại có sự ồn định qua từng giai đoạn nhất định
+ Hoạt động lập pháp còn có những hạn chế nhất định bởi trình độ
chuyên môn của nhà lập pháp còn nhiều bất cập nên vẫn có những “kẽ hở” trong một văn bản quy phạm pháp luật dân sự
— Tập quán là những quy tắc xử sự được một cộng đồng dân cư thừa nhận như là một chuẩn mực ứng xử và được áp dụng để giải quyết cho các tranh chấp dân sự phát sinh Sở dĩ có tình trạng này bởi sự tổn tại
nhiều dân tộc khác nhau trên lãnh thổ nước ta với những sự khác biệt,
đặc trưng riêng của từng dân tộc Trong quá trình sinh sống, lao động sản xuất và thiết lập giao dịch dân sự, nhiều chuẩn mực ứng xử của cộng đồng dân cư, của một dân tộc, của một khu vực địa lý nảy sinh và được : chấp nhận như một hiện tượng không thể loại bỏ
6.2.2 Điều kiện của việc áp dụng quy định tương tự của pháp luật và áp dụng phong tục tập quán trong việc giải quyết tranh chấp dân sự
Hoạt động áp dụng quy định tương tự của pháp luật và áp dụng phong tục tập quán phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, quan hệ xã hội phát sinh tranh chấp cần giải quyết phải thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự;
Thứ hai, hiện chưa có quy phạm pháp luật dân sự trực tiếp điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh tranh chấp đó; -
Thứ ba, việc áp dụng quy định tương tự của pháp luật và phong tục
Trang 39tập quán chỉ được đặt ra khi pháp luật chưa quy định và các bên tham gia giao dịch không thoả thuận, nhưng phải theo trình tự: Áp dụng tập quán trước, nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật;
Thứ fư, có quy định tương tự của pháp luật hoặc có tập quán có thể van dung dé giải quyết tranh chấp phát sinh;
Thứ năm, tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với các nguyên tắc chung của pháp luật được quy định trong BLDS 6.2.3 Hậu quả của việc áp dụng quy định tương tự của pháp luật và áp dụng phong tục tập quán trong việc giải quyết tranh ch ấp dân sự
Hoạt động áp dụng quy định tương tự của pháp luật và áp dụng phong tục tập quán đề giải quyết các tranh chấp dân sự được coi như là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động áp dụng Luật Dân sự Thông qua hoạt động áp dụng quy định tương tự của pháp luật và áp dụng phong tục tập quán, sự thiếu sót trong các quy định của pháp luật sẽ được bổ sung, hoàn thiện Mặt khác, với hoạt động áp dụng quy định tương tự của pháp luật và áp dụng phong tục tập quán, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch dân sự được đảm bảo thực hiện
7 — SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIẾN CỦA LUẬT DÂN SỰ VIET NAM TU NAM 1945 DEN NAY
Là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật
Dan sự ra đời và tồn tại như một tất yếu của lịch sử lập pháp Để có được những thành công nhất định trong hoạt động lập pháp liên quan
đến lĩnh vực dân sự, Luật Dân sự Việt Nam cũng trải qua nhiều giai
đoạn khác nhau Việc xác định từng giai đoạn phát triển của Luật Dân sự Việt Nam căn cứ vào các đấu mốc quan trọng, đặc biệt là sự ra đời của các văn bản pháp luật được coi là nguồn chính, chủ yếu của Luật Dân sự Có thể tóm tắt lịch sử phát triển của Luật Dân sự Việt Nam qua các
giai đoạn sau đây:
ö
7.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1980
Tương ứng với giai đoạn này là quá trình giành độc lập (ngày
2/9/1945), kháng chiến chống thực dân Pháp và dé quốc Mỹ, đất nước
Trang 40thống nhất bằng sự kiện lịch sử trọng đại ngày 30/4/1975 và công cuộc xây dựng kinh tế của cả nước trong thời kỳ bao cấp Ngay sau ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á) ra đời, sử dụng luật pháp là công cụ
hữu hiệu để điều hành đất nước đã được chú trọng Ngày 10/10/1945, Sắc lệnh số 90/SL đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành với nội
dung cho phép tạm thời áp dụng một số luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam cho đến khi ban hành những văn bản luật thống nhất trong toàn quốc với nguyên tắc được xác định: nếu “những luật lệ ấy không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa ””
Theo đó, các bộ: Dân luật Nam Kỳ giản yếu (1883); Dân luật Bắc Kỳ
(1931) và Dân luật Trung Kỳ hay còn gọi là Hoàng: Việt Trung Kỳ Hộ luật (1936) vẫn tạm thời được thi hành tương ứng với ba miền Bắc - Trung - Nam
Để điều hành công việc của Chính phủ và điều chỉnh quan hệ xã hội trong điều kiện và hoàn cảnh đất nước phải kháng chiến chống thực dân
Pháp, nhiều sắc lệnh đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Trong lĩnh vực Luật Dân sự, Sắc lệnh 97/SL ngày 22/5/1950 về “Sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật” được ký ban hành có ý nghĩa vô
cùng quan trọng: Sắc lệnh này vẫn tiếp tục cho thi hành những quy định của các bộ dân luật cũ, đồng thời có bổ sung, thay đổi nhất định tạo nền móng cho các nguyên tắc cơ bản của Luật Dân sự sau này Nhiều nguyên tắc thê hiện sự dân chủ, tiễn bộ, mang tính nhân dân sâu sắc và thể hiện bản chất của quan hệ dân sự được ghi nhận trong Sắc lệnh 97/SLZ như: “Những quyên dân sự đều được luật bảo vệ khi Hgười ta hành sự nỏ đúng với quyên lợi của nhân dân” (Điều 1) “Người con đã thành niên không bắt buộc phải có cha mẹ bằng lòng mới kết hôn được ” (Điều 2); “Người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt hộ” (Điều 6); “ Người vị thành niên là con trai hay con gái chưa đủ 18 tuổi Khi đã đến tuổi thành niên thì dù còn ở với cha mẹ, người con cũng có quyền tự lập.” (Điều 7); “Con cháu hoặc vợ chồng của người chết cũng không
bắt buộc phải nhận thừa kế người ấy Khi nhận thừa kế thì các chủ nợ
“http: lIwww chinhphu vniporta (page? _ pageid=33,638900& dad=portal& - schema=PORT_
AL&docid=910