1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chương trình phát thanh dành cho đồng bào việt nam ở xa tổ quốc trên sóng đài tiếng nói việt nam (khảo sát từ tháng 1 năm 2003 đến tháng 6 năm 2004)

192 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 192
Dung lượng 12,69 MB

Nội dung

Trang 2

BO GIAO DUC VA BAO TAO HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHÍ MINH PHAN VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN

NGUYEN VAN TRUONG

CHUONG TRINH PHATTHANH =

DÀNH CHO BONG BAO VIET NAM Ứ XA Tổ QUỐC TREN SONG BAI TIENG NOI VIET NAM

Trang 3

“1.1 1.2 2.1 2.2 2.3 3.1 3.2 3.3 MỤC LỤC

Chương 1 Một số vấn đề lý luận về chương (rình phát thanh

và chương trình phát thanh dành cho đồng bào Việt Nam ở

XB TO 000

Một số vấn đề về chương trình phát thanh .-c c-+

Chương trình phát thanh dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc

Chương 2 Đặc điểm nội dung và hình thức chương trình

phát thanh đành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc

Cơ cấu chương trÌnh sen nành HH HH 0t ng

Đặc điểm về nội đung -c+Secetereeeterkerrrrterrrrrrrrerrre

Đặc điểm về hình thức csscsecsserreetreerirrirrrrirriee

Chương 3 Phát huy thế mạnh và hiệu quả chương trình phát thanh dành cho Đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc Thành công và hạn chế cần khắc phục sevssseeetussssunee ese

Những thách thức đối với phát thanh Việt Nam trong xã hội hiện đại

Những kiến nghị và giải pháp - e2 de

KET LUANcsessssssssssssssssnstenseeereornesaneinteenssenssesarasunsnouseseseensensensnees

DANH MUC CONG TRINH CUA TAC GIA DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, các phương tiện

kỹ thuật truyền thông hiện đại đang có những bước phát triển vượt bậc

Chưa bao giờ phát thanh, truyền hình và báo mạng - Internet lại phát triển

với tốc độ mạnh mẽ như hiện nay Chính điều này đã tạo cho công chúng

nhiều cơ hội thuận lợi trong việc tiếp nhận thông tin Song, cùng với điều đó, các thế lực thù địch cũng ra sức lợi dụng sự thuận lợi này hòng thực hiện các mưu đồ chính trị của mình

Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Việt Nam, hiện nay trên thế giới, chỉ

tính riêng số đài phát thanh truyền hình có chương trình tiếng Việt đã lên đến 46 đài, với thời gian phát sóng hàng chục giờ mỗi ngày Nhiều đài có

công suất lớn như VOA (Hoa Kỳ), RFA (Châu Á Tự do), RFI (Pháp), BBC

(Anh), Manila (Philippin) liên tục có những nội dung xấu, xuyên tạc tình

hình trong nước, phủ nhận những thành tựu của công cuộc đổi mới Thông

qua các chương trình phát thanh truyền hình, các thế lực thù địch cố tình vẽ nên một hình ảnh méo mó về Việt Nam trong dư luận cộng đồng quốc tế và bà con kiểu bào ta ở nước ngoài, làm xói mòn lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng, làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân

Trong bối cảnh đó, việc tăng cường thông tin tuyên truyền cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, giúp cho họ nhanh chóng hiểu biết

đúng đắn và kịp thời về Việt Nam là vấn đề hết sức quan trọng và bức thiết

Nhận thức rõ điều đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác thông tin đối ngoại, trong đó có công tác thông tin tuyên truyền cho bà con kiểu bào Việt Nam ở xa Tổ quốc trên sóng phát thanh Chỉ thị 11 - CT/TW của Bộ Chính trị năm 1992 về đổi mới và tăng

Trang 5

thanh bằng tiếng nước ngoài của Đài và chương trình phát thanh bằng tiếng Việt cho người Việt Nam Ở nước ngoài ”

Việc chọn và nghiên cứu đề tài: “Chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa TỔ quốc trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam” ngoài việc tổng kết, đánh giá thực tiễn chất lượng và hiệu quả chương trình, dé tài nhằm mục đích nâng cao hiệu quả tuyên truyền đối ngoại, thông tin được mở rộng, phương thức thông tin được chú ý cải tiến theo hướng nâng

cao tính da dang và tính thuyết phúc, “đáp ứng nhu câu thông tin hai chiêu giữa cộng đông kiêu bào sống xa Tổ quốc và hàng triệu thân nhân trong

nước ” [16, tr 1] Qua đó, thêm một lần khẳng định: “Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác,

hữu nghị giữa nước ta với các nước ” (17, tr 8]

Đối với đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc, nguồn tin tức chủ yếu tiếp nhận thông qua báo, đài nước ngoài Trong khi thông tin báo chí ở trong nước đến với đồng bào thường chậm, thiếu chỉ tiết, dẫn đến hiểu biết tình hình trong nước lệch lạc, thậm chí trái ngược, công kích lẫn nhau Chương trình phát thanh “Đành cho đông bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” là kênh

thông tin quan trọng, có khả năng khắc phục được tình trạng này

Chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” là chương trình chủ yếu hướng vào những người con đất Việt xa quê hương Cho nên ngồi chức năng thơng tin, chương trình còn có nhiệm vụ quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc ngôn ngữ tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Nghiên cứu để tài là nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, bóp méo của các thế lực thù địch và bọn

Trang 6

giúp cho sinh viên báo chí, nhất là sinh viên chuyên ngành phát thanh và những ai quan tâm đến lĩnh vực này có thêm tài liệu để tham khảo

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Trong khoảng mười năm qua, hoạt động nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn của phát thanh đã được các cơ quan báo chí, các nhà

khoa học, giáo viên và sinh viên chuyên ngành phát thanh quan tâm nghiên cứu, tổng kết Tuy nhiên, đến nay số lượng công trình nghiên cứu về đề tài này chưa nhiều Hiện chỉ có một số công trình nghiên cứu tổng kết thực tiễn về phát thanh đối ngoại do Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện Một trong số

đó, tiêu biểu là kỷ yếu “?/ếng nói Việt Nam với đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” (Tài liệu lưu hành nội bộ 1999) Mặc dù chỉ là những bài phát

biểu tham luận, được tập hợp lại nhưng đây là kết quả nghiên cứu đầu tiên, trực tiếp về chương trình này Kỷ yếu bước đầu cung cấp cho người đọc “một số thông tin hữu ích về hoạt động thông tin đối ngoại của Đài

Tiếng nói Việt Nam đối với đối tượng thính giả và độc giả là người Việt Nam sống xa Tổ quốc ” (Lời tựa)

, Đối với công trình nghiên cứu dưới dạng tổng kết lý luận, đáng chú ý

Trang 7

bổ sung vào những thành-công và khắc phục những hạn chế mà các công

trình trước đây chưa đề cập hoặc đã để cập nhưng chưa sâu sắc Qua đó, để

xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tác động của chương trình này trong giai đoạn hiện nay

3 MUC DICH VA NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm nhận thức rõ vị trí, vai trò, tầm quan

trọng của chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ

quốc” trong hệ thống các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam Trên cơ sở phân tích một cách có hệ thống các đặc điểm và hiệu quả tác động của chương trình đối với một loại đối tượng người nghe đặc biệt - đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc, khẳng định những thành công, chỉ ra những hạn chế nhằm từng bước cải tiến nâng cao chất lượng chương trình

Để giải quyết được những mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ tìm

hiểu lịch sử ra đời và phát triển của chương trình; đặc điểm đối tượng tiếp

nhận; khảo sát đặc điểm về nội dung và hình thức; chỉ ra những thành công và hạn chế; cùng với việc phân tích những yếu tố khách quan tác động đến chất lượng của chương trình, luận văn sẽ để xuất một số giải pháp cơ bản để ` 'thực hiện tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn, giúp cho chương trình thực sự

là người bạn tin cậy đối với đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chương trình phát thanh “Dank

cho đông bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” Đây là chương trình phát thanh do

Trang 8

nên lượng tin, bài, âm nhạc sử dụng trong chương trình rất phong phú Mặt khác, đo chương trình còn được phát vào nhiều thời điểm, trên nhiều kênh

sóng khác nhau nên tác giả chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu chương trình lúc 22 giờ và buổi phát lại lúc 10 giờ hôm sau (giờ Hà Nội) trên sóng EM,

tần số 105,5 và 105,7 KHZ Thời gian khảo sát từ tháng 1 năm 2003 đến hết tháng 6 năm 2004, với tổng số gần 550 chương trình

Trong quá trình thực biện, tác gia dựa vào những chương trình được lưu lại trên văn bẩn, băng ghi âm hoặc nghe trực tiếp; dựa vào những đánh giá, nhận xét trong các cuộc giao ban, tổng hợp ý kiến qua thư thính giả làm cơ sở để nghiên cứu Để đảm bảo tính khách quan, tác giá còn so sánh chương trình này với một vài chương trình khác ở Đài Tiếng nói Việt Nam để làm cơ sở khẳng định tầm quan trọng của chương trình trong toàn bộ hệ thống của Đài Tiếng nói Việt Nam

5 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN CỦA ĐỀ TÀI

Luan văn này nếu thực hiện thành công sẽ làm sáng tỏ những đặc

điểm, thế mạnh của một chương trình phát thanh đối ngoại cụ thể Qua đó,

thêm một lần khẳng định ưu thế của báo phát thanh trong xã hội hiện đại Đồng thời, luận văn còn góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận báo phát thanh ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

TAận văn bước đầu chỉ ra những kỹ năng quan trọng, cần thiết, góp phần giúp cho nhà báo phát thanh ở Ban Đối ngoại tăng cường phát huy ưu

điểm, kịp thời điều chỉnh và khắc phục những hạn chế một cách tối đa trong

quá trình hoạt động, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ người nghe Kết quả khảo sát có thể giúp cơ quan phát thanh nhìn

nhận, đánh giá chất lượng chương trình này một cách sát hợp hơn Đồng

Trang 9

thanh và những ai quan tâm đến đề tài này

6 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨÚU

Luận văn được thực hiện theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, dưới ánh sáng các quan điểm của Đại hội Đảng toàn quốc lân thứ IX, tỉnh thần Nghị quyết 36 - NQ/TW của Bộ Chính trị về

“Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” và Quy hoạch phát triển

ngành phát thanh Việt Nam đến năm 2010 và sau 2010 Luận văn cũng

được thực biện trên cơ sở lý luận báo phát thanh, quan điểm của Đẳng †a về

chức năng của phát thanh trong xã hội hiện đại

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các phương

pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: phương pháp khảo sát thực tiễn; phương

pháp phỏng vấn sâu; phương pháp thống kê; phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu; phương phấp so sánh, đối chiếu Trong đó, phương pháp chủ

đạo là tổng hợp và phân tích tài liệu

7 KẾT CẤU LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và đanh mục tài liệu tham

Trang 10

VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH DÀNH CHƠ DONG BAO VIỆT NAM Ở XA TỔ QUỐC 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHUƠNG TRÌNH PHÁT THANH

Phát thanh là một loại hình báo chí sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ

thống truyền thanh, truyền đi ngôn ngữ âm thanh, trực tiếp tác động vào thính

giác của đối tượng Ra đời từ cuối thế kỷ XIÄ, đầu thế kỷ XX, trên cơ sở của

việc phát hiện ra sóng điện từ, nguồn gốc sâu xa của radio là ý tưởng ban đầu

của Ambrose Fleming về “truyền tin không cần dây” Tiếp đến là những tiến

bộ vượt bậc trong lĩnh vực vật lý của các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới Năm 1873 nhà bác học người Anh là Maxwell đã để ra lý luận về sóng điện từ

Năm 1887, Rudolf Hertz nhà bác học người Đức, bằng những thí nghiệm của

mình đã xác định và chứng minh sự tồn tại của sóng điện từ Tuy nhiên, phát hiện của Her(z khi đó chưa được ứng dụng vào trong thực tế

Năm 1895, Alexandre S.Popop, nhà bác học người Nga đã phát minh ra bộ thu vô tuyến điện đầu tiên trên thế giới Ngày 7.5.1895, S.Popop đã

đem bộ máy này ra biểu diễn tại Hội Nghiên cứu Vật lý và Hoá học ở Saint

Peterbourg Cũng vào năm này, nhà bác học người Ý G.Marconi tiến hành

truyền tín hiệu vô tuyến đầu tiên với khoảng cách 400 mét, rồi 2000 mét

Cự li này đã được S.Popop tăng lên đến 35 km vào năm 1899 Những thành tựu này đã đặt nên móng cho cả một thời kỳ phát triển sôi động của phát thanh trong thế kỷ XX

Trải qua gần một thế kỷ, đựa trên việc ứng dụng phát minh về vô

tuyến điện, phát thanh đã khẳng định vai trò to lớn trong việc đáp ứng nhu

cầu thông tin phong phú, đa dang cho công chúng thính giả Sự xuất hiện

Trang 11

Ra đời sau báo in nhưng phát thanh đã nhanh chóng vượt lên chiếm lĩnh

vị trí số một bởi khả năng thông tin nhanh và điện phủ sóng rộng khắp Ngay

từ khi phát thanh mới hiện hữu bên cạnh đời sống con người, Lênin đã coi phát thanh là “ờ báo không cần giấy”, “không cần đường dây”, “không có khoảng cách” Đó là “cuộc mít tỉnh cho hàng triệu quần chúng” [29, tr 14] Sự sinh động của phát thanh do kết hợp linh hoạt giữa thông tin và giải trí đã tạo nên sự ngưỡng mộ của hàng triệu con người trên thế giới Năm 1917, những người Bôn-sê-vích (Nga) đã sử dụng phát thanh để tác động đến thái độ của người Đức trong cuộc đàm phán Hiệp ước Bust - Látovsk Năm 1930, đài phát thanh thành phố Agen báo động cho dân chúng cơn lũ đột ngột của sông Garoune và sau đó chính đài này bị cuốn trôi Tháng 9 năm 1939, Chính phủ Đức đã buộc phải cấm người dân nước này nghe các đài phát thanh nước ngoài, những

người vi phạm sẽ bị xử tử hình Tại cuộc Hội thảo về phát thanh cộng đồng

diễn ra tại Malaixia năm 1990, người ta đã mô tả phát thanh như một công cụ

để “chấn hưng nhà nước” †38, tr 30] Là loại hình truyền thông độc đáo và

hấp dẫn, phát thanh đã từng chiếm vị trí độc tôn trong thời gian dài Phát thanh

đã đóng vai trò to lớn, là người đồng hành hữu ích trong đời sống của con

-_ rigười, giúp cho con người giữ được mối liên hệ với thế giới bên ngoài

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ dẫn đến sự bùng nổ thông tin đã làm đảo lộn thói quen tiếp nhận của công chúng Điều đó buộc những người làm phát thanh phải thay đổi cách thức hoạt động Hơn nữa, người nghe phát thanh rất đông đảo, gồm nhiều tầng lớp, có trình độ nhận thức, văn hoá khác nhau Họ cũng khác nhau cả về

nhu cầu, tâm lý, sở thích, tuổi tác, nghề nghiệp Để phục vụ đối tượng tiếp

nhận ngày càng tốt hơn, phát thanh phải sử dụng nhiều hình thức chương trình khác nhau Điều đó đồi hỏi các nhà báo phát thanh phải suy nghĩ, cấu

Trang 12

1.1.1 Khái niệm

Phát thanh là sản phẩm kết hợp hài hồ giữa cơng tác chính trị, tư

tưởng, thực hiện qua kênh thông tin chủ yếu dựa trên cơ sở một nền công nghệ

đang phát triển và đổi mới mạnh mẽ là điện tử và tin học Do có những thế

mạnh như hiện đại, nhạy bén, đơn giản, dễ tiếp nhận, phát thanh nhanh chóng được xã hội đón nhận và trở thành một công cụ truyền thông lợi hại nhất

Tuy nhiên, trong thực tế các tác phẩm báo chí phát thanh đến với người

nghe không phải rời rạc, đơn lẻ mà luôn tuân thủ theo một nguyên tắc nhất định Bằng việc lựa chọn, bố trí, sắp xếp các tác phẩm theo những tiêu chí cụ thể, người sản xuất chương trình có thể giúp cho người nghe tiếp nhận chương

trình một cách đây đủ, hệ thống và có chiều sâu Việc lựa chọn tác phẩm báo

chí để hình thành chương trình phát thanh thể hiện bản lĩnh chính trị, năng lực

nghiệp vụ và trách nhiệm xã hội của nhà báo phát thanh “Ủy tín, ảnh hưởng

của một đài phát thanh trước hết được quy định bởi khả năng nắm bắt thực tiễn, phát hiện những vấn đề nổi cộm, có ý nghĩa và phản ánh chúng một cách

tức thời đến công chúng thính giả, góp phân nâng cao nhận thúc, mở rộng hiểu biết và định hướng tư tưởng cho công chúng” [31, tr 216]

Trong quá trình hoạt động sáng tạo, hình thành tác phẩm báo chí,

công việc của phóng viên phát thanh thường mang tính độc lập, đơn lẻ Không giống như vậy, biên tập viên lại là người có nhiệm vụ tổ chức kết nối tin bài, mở rộng điện phản ánh Nghĩa là các tác phẩm phát thanh sẽ được sửa chữa, biên tập hoàn chỉnh, xâu chuỗi khéo léo, tạo nên khả năng tiếp

nhận đầy đủ, sâu sắc cho người nghe Do vậy, chương trình phát thanh thể hiện tính chất lao động của tập thể Hiệu quả đạt được của chương trình phát thanh luôn mang dấu ấn của một tập thể

Trang 13

cả khi chương trình đã hoàn thành và phát sóng thì không phải bao giờ cũng

được đánh giá là chương trình hay Dé dat được yêu cầu hay đòi hỏi rất nhiều

yếu tố về phẩm chất, trình độ và năng lực của những người tham gia thực hiện Thực tế cho thấy, “nếu chỉ có tác phẩm hay nhưng người sẵn xuất

không có nghệ thuật trong tổ chức, sắp xếp, thực hiện thì nội dung thông tin có thể dễ dàng trượt khỏi sự chú ý của người nghe” [32, tr 250] Do vậy,

trong quá trình biên tập, tổ chức, dàn dựng, thu in và phát sóng các chương trình, nhà báo phát thanh cần chú ý đến hai mục tiêu: bổ ích và hấp dẫn Sự

bổ ích trước hết được xác định bởi nội đung thông tin mà chương trình đẻ cập: mới mẻ, đa dạng, nhiều chiều, cách tiếp cận khách quan giúp (hính giả nắm bắt vấn đề nhanh nhất và gợi suy nghĩ cho hành động Yêu cầu về tính

hấp dẫn chỉ ra rằng, người sản xuất phải hiểu tâm lý của đối tượng, biết tổ chức sắp xếp tin bài, biết dẫn dắt người nghe ngay từ đầu cho đến phút cuối của chương trình

Như vậy, có thể hiểu chương trình phát thanh /à sự sắp xếp một cách

hợp lý các thành phần tin, bài, băng âm thanh trong một chỉnh thể với khoảng thời gian xác định nhằm đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền của cơ

quan phát thanh và mang lại biệu quả cao nhất đối với người nghe

1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của chương trình phát thanh

Một là: Nói tới chương trình phát thanh là nói tới một đơn vị thông

tin tương đối độc lập của loại hình phát thanh Nếu lấy tiêu chí là fnh vực phần ánh sẽ có chương trình kinh tế, văn hố, nơng nghiệp, cơng nghiệp, an ninh, quốc phòng Theo tiêu chí /ứa zuổi sẽ có chương trình dành cho nhỉ

đồng, thiếu niên, thanh niên, người cao tuổi Còn chia theo tính chất thông

tin và mức độ phản ánh sẽ có chương trình thời sự, chương trình chuyên đề Trong quá trình thực hiện, dù phân chia theo tiêu chí nào, các chương

Trang 14

Khi một sự kiện xảy ra, phóng viên các chương trình phát thanh cùng

vào cuộc nhưng góc độ tiếp cận không giống nhau Với yêu cầu thông tin

nhanh, phóng viên chương trình thời sự đòi hỏi năng lực nhạy bén, có thể

khai thác và đưa tin ở từng thời điểm khác nhau, giúp cho người nghe hiểu

được những biến cố quan trọng của sự kiện theo từng nấc thang Phóng viên

chương trình chuyên đề, ngoài yêu cầu về tính thời sự ở mức cần thiết, còn

phải trả lời cho người nghe một cách đẩy đủ và sâu sắc toàn bộ tiến trình

diễn ra sự kiện Vì vậy, phóng viên chuyên để đòi hỏi phải có khả năng

phân tích, đánh giá sự kiện, giúp cho người nghe có cái nhìn thấu đáo và

'toàn điện, Mỗi loại chương trình phát thanh có đặc điểm riêng Trong một

đài phát thanh, sự hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau giữa các chương trình sẽ tạo

được sự khách quan, đa đạng, nhiều chiều, đáp ứng cho người nghe thông

tin phong phú, vừa theo diện rộng vừa có chiều sâu

Hai là: Mỗi chương trình phát thanh có khung thời lượng ổn định

Thời lượng ổn định là cơ sở để người sản xuất bố trí lượng tin, bài cho phù

hợp Đối với chương trình có thời lượng 5 phút, sẽ không phù hợp nếu người sản xuất đưa vào đó một bài viết đài, tạo nên sự manh mún trong hệ thống các chương trình phát thanh Nhưng sẽ hợp lí hơn nếu người sản xuất xây

đựng nên một bản tin, với một tổ hợp các tin ngắn, được chọn lựa cẩn thận và

sắp xếp có hệ thống Với chương trình có thời lượng 15 phút, 30 phút hoặc

60 phút, người ta lại không thể bố trí hoàn toàn là các tin tức thời sự, vì như vậy sẽ làm cho người nghe quá tải Do vậy, “Các phần trong chương trình

luôn phải khác nhau về độ dài Nói càng dài thì yêu cầu sự thể hiện trong

đoạn đó phải đa dạng Hãy làm đa dạng thời gian của từng mục một, đa đạng độ đài và đôi khi hãy tạo nên một sự đa dạng tối da” [27, tr 180 - 181] Trí nhớ của người nghe chỉ có thể lưu giữ được thông tin khi có phương pháp và cách thức truyền tải hợp lý, “Phải hiểu đối tượng của mình với đôi tai

nghe khó tính, phải biết ưu điển và nhược điển của mỗi thể loại, của các

Trang 15

Ba là: Mỗi chương trình phát thanh có thời điểm phát sóng xác định

Thời điểm phát sóng xác định có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo tính định

kỳ của chương trình phát thanh Sự trở lại của chương trình vào một thời

điểm cố định trong ngày, sẽ tạo cho người nghe thói quen chờ đón chương

trình mà họ yêu thích một cách tích cực Đối với các sự kiện diễn ra trong

khoảng thời gian dài, tính định kỳ sẽ giúp cho người nghe có điều kiện nấm

bắt thông tin đầy đủ và trọn vẹn hơn Trạng thái tâm lý của người nghe trong ngày không giống nhau Thông thường, người nghe có thói quen tiếp nhận tin tức vào buổi sáng, tiếp nhận những bài dài vào buổi tối và nghe các

chương trình văn nghệ vào lúc đêm khuya Chính vì vậy, những chương trình

quan trọng cần bố trí phát vào thời điểm có nhiều người nghe nhất

Bốn là: Mỗi chương trình phát thanh được coi như một số báo Tùy theo tiêu chí phân loại, mỗi chương trình lại có phạm vi phản ánh và mức độ phản ánh khác nhau, phục vụ đối tượng người nghe cụ thể Khi thực hiện chương trình, người sản xuất phải luôn nhớ nguyên tắc: “người nghe nào, chương trình ấy” [29, tr 36] Việc xác định nội dung phản ánh của mỗi chương trình phát thanh sẽ tạo ra sự phân cơng và chun mơn hố cho người thực hiện Mặt khác, đây cũng là yêu cầu quan trọng để trong quá trình phản ánh tránh được tinh trạng bỏ sốt hoặc chồng lấn về thông tin

Năm là: Một chương trình phát thanh nếu chỉ chú ý đến nội dung mà — _

coi nhẹ hình thức sẽ làm giảm khả năng tiếp nhận của người nghe Làm phat thanh là cả một nghệ thuật Chương trình phát thanh sử dụng 100% giọng đọc của phát thanh viên theo lối truyền thống đã không còn phù hợp Đó là

cách phù hợp với việc tuyên truyền hô hào, áp đặt, một chiều Xu thế của

phát thanh hiện đại là sản xuất “chương trình mở” Nghĩa là luôn luôn tạo ra khả năng để người nghe có cơ hội được tham gia tích cực, trực tiếp, tăng

cường tính đối thoại, tạo nên sự phong phú, sinh động, khách quan và chân

thực trong thông tin Bên cạnh đó, để chương trình phát thanh hấp dẫn người

Trang 16

vào sản xuất chương trình Sự tham gia của âm nhạc vào chương trình ở

những vị trí hợp lý, chẳng những tạo cho chương trình thêm sinh động mà

còn giúp cho người nghe được thư giãn, kích thích sự hứng thú và tăng hiệu quả tiếp nhận Vì vậy, việc tạo ra một chương trình phát thanh có nhiều

“mau sdc dm thanh” đã và đang là xu thế phổ biến ở bất kỳ đài phát thanh nào Đối với những chương trình phát thanh có thời lượng lớn, người sản xuất

cần tạo ra sự phong phú trong thể hiện Ngoài ra đòi hỏi khả năng dẫn dắt

hợp lý giữa các thành phần với nhau, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ và luôn giữ

người nghe đến phút cuối cùng của chương trình TS ;

1.2 CHƯƠNG TRÌNH PHAT THANH DANH CHO DONG BAO VIET

NAM Ở XA TỔ QUỐC

1.2.1 Sự ra đời và phát triển của chương trình

Ngày 27/01/1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký chính thức giữa bốn Bộ trưởng, đại diện cho các chính phủ: Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Việt Nam cộng hoà, Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ (gọi tắt là Hội nghị bốn bên) Hiệp định đã được ký kết tại Trung tâm các Hội nghị quốc tế Clêbe (Kléber) ở Pari, sau 202 phiên họp chung công khai và 24 cuộc tiếp xúc riêng trong thời gian 4 nam 9 - tháng (từ 13/5/1968 đến 27/01/1973) Nhim “dua những thông tin nhanh về

tình hình đất nước phục vụ kiêu bào và phái đoàn Việt Nam sang dam phan tại hội nghị Pari” [15, tr 8], Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định mở rộng diện phủ sóng, phát lại toàn bộ chương trình 7 ở sự 21 giờ 30 phút sang bên đó Những người ở Đài Tiếng nói Việt Nam khi đó thường gọi chương trình này là chương trình “7bởi sự 0 giờ” vì thời điểm phát sóng vào lúc 24 giờ đêm Công việc này tiếp tục kéo đài cho đến đầu những năm 1980

Tuy nhiên, do đối tượng phục vụ chủ yếu của chương trình ?hời sự lúc 21 giờ 30 phút là đồng bào ở trong nước, cho nên nội dung chương trình

nầy ngày càng bộc lộ những điểm không phù hợp với đối tượng người Việt

Trang 17

-hội, Đài Tiếng nói Việt Nam, một trong những người đầu tiên được phân công thành lập chương trình, vào thời điểm đó “nếu chỉ phát lại một chương trình Thời sự trong nước cho cần bộ ngoại giao ở nước ngoài thì chưa đủ Thực tế chúng ta đã bỏ qua một lực lượng thính giả đông đảo là người Việt Nam dang sinh sống Ở nước ngoài” Xuất phát từ thực tế này, ngày 16/8/1981, Bộ Biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định chính thức phát sóng chương trình phát thanh “Đành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc”, trên cơ sở chương trình “Thời sự 0 giờ” Chương trình này ra đời nhằm phục vụ một nhóm đối tượng đặc biệt, đó là cộng đồng người Việt Nam xa xứ - “đối tượng vữa lạ, vừa quen, vừa thân gần, vừa xa cách »

, Trước khi chương trình phat thanh “Danh cho déng bao Viét Nam ¢

xa Tổ quốc” xuất hiện trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam, những người

khởi xướng đã có ý tưởng xây dựng nên một chương trình có bản sắc riêng,

độc đáo Ý tưởng đó đã được thể hiện ngay ở phần nhạc hiệu của chương trình Ông Huy Dung kể lại: “Anh Sơn Ngọc được phân công đi chọn nhạc Anh đã dành cả tuần ngồi lì bên Trung tâm Âm thanh để chọn ra cả chục nét

nhạc đần bầu cho nhóm làm chương trình lựa chọn và làm thủ bốn, năm

Trang 18

phẩm cách người Việt Nam, làm cho họ gần lại với quê nhà Theo ông Huy Dung, mục đích của chương trình lúc đầu là để “Ai ở gân ta thì làm cho họ gân hơn, ai Ở xa ta thì kéo họ lại gần, với ý nghĩa đại đoàn kết dân tộc -

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công đại thành công ”

Cũng như nhiều chương trình khác ở Đài Tiếng nói Việt Nam, lúc

đâu chương trình phát thanh “Đành cho đông bào Việt Nam ở xa Tổ

quấc” có kết cấu tương đối phù hợp Ngay sau nhạc hiệu của chương trình là bản tin thời sự, được chia thành 2 phần rõ rệt: tin trong nước và tin thế

giới Tiếp theo đó là một bài viết có tính chất luận mà trục xoay là những sự

kiện thời sự nổi bật trong nước hoặc thời sự quốc tế; cũng có khi là một bài đài, chủ yếu thuộc các thể loại ghi nhanh, phóng sự, phỏng vấn về những

vấn đề nổi bật trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, nhằm giới thiệu cho bà con kiểu bào hiểu được tình hình của đất nước Phần cuối mỗi chương trình thường có từ 1 đến 2 tiết mục được xây dựng khá công phu, tạo được

nét riêng như: “Bạn cần biết” (thứ 2), “Câu chuyện với người xa quê”

(hứ 3, chủ nhậU, “Những tấm lòng vì Việt Nam” (thứ 6, chủ nhập,

“Chuyện trong tuần” (thứ 6), “Nông thôn Việt Nam ngày nay” (thứ 7),

“Tap chí văn rghệ” (thú 3, thứ 7)

” Từ năm 1997, théo quy hoạch của Đài Tiếng nói Việt Nam, chương

trình phát thanh “Đành cho đông bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” được

chuyển sang Ban Đối ngoại từ Ban Thời sự Từ đây, chương trình ca nhạc

độc lập có thời lượng 30 phút “Đành cho đông bào Việt Nam ở xa Tổ

quốc” do Ban Âm nhạc thực hiện được chuyển sang cho phòng Việt Kiều đảm trách Tiết mục “Giai điệu quê hương” ra đời chính từ sự điều chỉnh này Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự thay đổi về thời lượng của chương

trình, từ 30 phút ban đầu đã tăng lên 60 phút Cùng với tiết mục “Giai điệu

quê bương”, nhiêu tiết mục khác lần lượt ra đời, nâng tổng số lên đến 19

Trang 19

Hiện nay, mỗi ngày phòng Việt Kiểu thực hiện sản xuất một chương trình với thời lượng 60 phút, phất trên 9 múi giờ, cùng với phát sóng khu vực trong nước đã đạt tổng số 10 giờ chương trình Sóng của chương trình đã phủ ở Việt Nam, các nước khu vực Đông Nam Á, châu Á, Nhật Bản,

Trung Đông, Viễn Đông, Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ và Caribê, châu Âu và một phần châu Phi, trên nhiều tần số khác nhau Do đặc điểm về địa lý,

không gian và thời gian nên giờ và tần số phát sóng các chương trình

“Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” hầng năm thường phải thay

đổi theo mùa Ví dụ, dưới đây là lịch phát sóng theo mùa hè, áp dụng từ ngày 28/3/2004 đến 31/10/2004 như sau:

* Cho thính giả Lào, Thái Lan, Campuchia:

Từ 15h30' đến 16h30' (giờ GMT), tức 22h30'° đến 23h30” (giờ Hà

Nội), trên tần số 1242 KHZ Hoặc từ 0h đến 1h (giờ GMT), tức từ 7h đến

8h (giờ Hà Nội), trên tần số 7285 KH

Ở Hà Nội, Quảng Ninh, và thành phố Hồ Chí Minh cồn có thể nghe chương trình vào 22h hôm trước hoặc nghe lại vào 10h ngày hôm sau trên

sóng FM, tần số 105,5 và 105,7 MHZ

* Cho thính giả khu vực châu Âu và Trung Á:

Từ 17h đến 18h (giờ GMT), tức 0h đến 1h (giờ Hà Nội), phát trên tần số 13740 KHZ hoặc 9730 KHZ

Cho thính giả khu vực Tây Âu (Anh, Pháp):

Từ 17h30° đến 18h30' (giờ GMT), tức từ 0h30° đến 1h30” (giờ Hà

Nội), trên tần số 9725 KHZ

Cho thính giả khu vuc Nam Au (Italia):

Từ 19h30° đến 20h30) (giờ GMTT), tức 2h30° đến 3h30° (giờ Hà Nội)

Trang 20

* Cho thính giả khu vực châu Phi và Trung Đông:

Từ 15h đến 16h (giờ GMT), tức 22h đến 23h (giờ Hà Nội), trên tần số 7220 KHZ hoặc 9550 KHZ

Cho thính giả khu vực Nam Phi:

Từ 23h đến 0h (giờ GMT), tức 6h đến 7h (giờ Hà Nội), trên tân số 5970 KHZ

* Cho thính giả khu vực Đông Bắc Mỹ:

Từ 1h30’ đến 2h30° (giờ GMT), tức 8h30° đến 9h30' (giờ Hà Nội)

trên tần số 9725 KHZ

Cho thính giả khu vực Tây Bắc Mỹ:

Từ 4h30? đến 5h30) (giờ GMT), tức 11h30” đến 12h30” (giờ Hà Nội),

trên tần số 6175 KHZ

Ngoài ra, thính giả còn có thể nghe chương trình trên tờ báo điện tử

VOV News của Đài Tiếng nói Việt Nam, phát từ 15 đến 1ó giờ (giờ GMT)

và nghe lại trong một tuần theo địa chỉ: hHp:lIwww.VoV.org.vn

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc có rất nhiều kênh tiếp nhận thông tin khác nhau Tuy nhiên, chương trình vẫn là kênh thông tin gần gũi và quen thuộc, là cầu nối tình

cảm của đồng bào ở xa Tổ quốc với quê hương Việt Nam So với thời điểm

mới ra đời, chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” đã phát triển mạnh mẽ cả về nội dung, hình thức và thời lượng

Trang 21

1.2.2 Đặc điểm đối tượng của chương trình ˆ

Đối tượng của chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt

Nam ở xa Tổ quốc” là đông đảo người Việt Nam xa xứ Dù ở xa quê hương nhưng tâm hồn họ vẫn gần gũi với non sông đất nước; trái tim họ vẫn thấm đẫm tình nhớ thương con đường, lối phố, cây đa, bến nước, mái đình Họ vẫn thuộc lòng những câu xẩm, xoan, điệu chèo, điệu lý Trong lá thư gửi

về chương trình đề ngày 13/02/2003 của Tuấn Kiệt, một Việt kiểu Canada

nhiều năm gắn bó với chương trình có đoạn: “Chúng tôi là người Việt Nam máu đỏ da vàng, đã từng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, ăn gạo quê ta, uống

nước sông Hồng mà trưởng thành, là người con của đất Thăng Long lịch sử

anh hùng ngàn năm văn vật, luôn hướng về non sông đất nước của Tổ quốc

thân yêu Tuy sống ở nước ngoài ãã nhiều năm nhưng trái tìm và tâm hồn tôi luôn ở Việt Nam và hướng về Tổ quốc thân yêu ”

Theo số liệu của Uy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, hiện nay ước tính có 2,7 triệu người Việt Nam đang làm ăn sinh sống ở gần 90 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó 80% trú ngụ tại các nước công

nghiệp phát triển Các nước có nhiều người Việt Nam sinh sống là: Mỹ

1.300.000 người, Pháp 300.000 người, Ôxtrayli a 250.000 người, Canada

200.000 người, Đức 100.000 người (xem thêm phụ luc I) Thoi gian qua,

mặc đù tình hình thế giới có nhiều biến động, song cộng đồng người Việt

Nam ở nước ngoài vẫn phát triển theo xu hướng ngày càng ổn định cuộc

sống và hoà nhập vào xã hội nơi cư trú Do nhu cầu cuộc sống, hiện có

khoảng 2/3 số kiều bào đã nhập quốc tịch nước sở tại

Kiều bào Việt Nam ở nước ngoài được đánh giá là cộng đồng có tiềm năng về trị thức khoa học và công nghệ Ước tính có khoảng 300.000 người Việt Nam được đào tạo ở trình độ đại học và công nhân kỹ thuật bậc cao ở các nước công nghiệp phát triển, có kiến thức cập nhật về văn hoá, khoa học

Trang 22

các viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, công ty kinh doanh và các tổ chức quốc tế Chỉ số học vấn đại học và trên đại học của người Việt Nam

tại các nước phát triển gần ở mức trung bình của người dân sở tại

Người Việt Nam ở nước ngoài là một cộng đồng lớn, có nơi tập trung

cao như ở Mỹ, Canada, Ôxtrâylia, Pháp, Lào, Thái Lan, Campuchia là môi trường thuận lợi cho việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, các sinh hoạt

lễ hội truyền thống và ngôn ngữ tiếng Việt

Người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay bao gồm: Thứ nhất, là người

_ Việt Nam sống xa Tổ quốc do quá trình lịch sử của đất nước, hoàn cảnh kinh tế - xã hội của từng gia đình, từng cá nhân cụ thể, chủ yếu ở các nước

Thái Lan, Lào, Campuchia, Pháp hình thành trước năm 1954, tạo nên ba,

bốn thế hệ: ông - bà, cha - mẹ, con và cháu cùng sinh sống Trong đó, thế hệ con, cháu ít nói được tiếng Việt hoặc chỉ nghe hiểu mà không nói viết được tiếng Việt Thứ hai, là những người Việt Nam ra đi sau biến động năm 1975 Đây là thành phần có số lượng đông đảo nhất, chiếm 3/4 trong cộng

đồng người Việt ở nước ngoài hién nay Bao gém dién “di tdn” vào cuối

cuộc chiến tranh (4/1975) hoặc “vượt biên ” vào thời kỳ đất nước khó khăn nhất (1978 - 1982) Trong đó, một số lượng đáng kể đã từng phục vụ, gắn bó với chế độ Sài Gòn trước đây và nhập cư thuộc điện “/ nạn chính trị” (ODP) Tiếp đến là những người ra di theo các chương trình đoàn tụ gia đình sang các nước phương Tây (HO) Thứ ba, đó là hàng chục vạn người Việt Nam đang lao động, học tập tại Liên Xô (cđ) và các nước Đơng Âu,

sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở các nước này sụp đồ nhưng vẫn ở lại

tiếp tục làm ăn sinh sống, học tập, công tác Thứ /, là hàng chục nghìn lao động xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường nhiều nước, trong đó chủ yếu ở các nước châu Á như: Đài Loan 60.000 người, Nhật Bản 10.000 người, Hàn Quốc 300 người, Inđônêxia 160 người, Malaixia 300 người Đây là thành phần ra đi theo chương trình hợp tác xuất khẩu lao động của nhà nước Việt

Trang 23

Vì những nguyên nhân ra đi khác nhau nên “không ít người vẫn còn

mặc cẩm với quá khứ “vượt biên ”, thành kiến nặng nề hoặc thiếu hiểu biết về chế độ mới, một số it con mang trong mình tư tưởng hận thù cách mạng Đây là đặc thù khá điển hình của cộng đông người Việt Nam so với

cộng đồng kiểu dân khác trên thế giới” [1, tr 211 Nhiều cộng đồng kiêu

dân trên thế giới có ít hoặc không có sự đối lập về chính trị với Tổ quốc họ Sự khác nhau trong thành phần cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và khác nhau so với cộng đồng kiểu dân các nước, có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, thái độ tiếp nhận chương trình Trong khi hầu hết kiểu bào ~~~ - yêu nước luôn có suy nghĩ và mong muốn được trở về, đồng góp công sức

xây dựng quê hương nên muốn qua chương trình để có thêm thông tỉn về

Việt Nam thì ở đâu đó, khá nhiều bà con kiểu bào còn mang nặng tâm lý

nghi ngại vì quá khứ ra đi của mình Hầu hết những người chưa về nước lần nào đều giữ trong mình hình ảnh một nước Việt Nam nghèo khó sau chiến tranh hoặc một Việt Nam “méo mó ” như họ từng thấy qua lăng kính mờ tối mà báo, đài nước ngoài có quan điểm đối lập thường rêu rao, xuyên tạc Đây

là thành phần luôn có thái độ ngờ vực với thông tin chương trình đưa ra

Tuy nhiên, có một thực tế khách quan không thể phủ nhận là, đại đa số ' người Việt Nam ở nước ngoài tuy sống xa Tổ quốc nhưng vẫn mang trong mình tỉnh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, luôn hướng về cội nguồn, dòng tộc, có tình cảm gắn bó với gia đình, quê hương xứ sở, đã đóng góp công sức, của cải và cả xương mầu cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước Phát huy tính thần đó, ngày nay bà con kiều bào ta ở nước ngoài tiếp tục có nhiều đóng góp cùng nhân dân trong nước xây đựng quê hương Thái độ chính trị trong cộng đồng đối với đất nước đang có chuyển biến theo hướng tích cực Ngày càng có đông bà con hoan nghênh, công khai bày tỏ chính kiến ủng hộ công cuộc đổi mới, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta Nhiều bà con kiểu bào về

Trang 24

và niềm tin vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam Trở về nước sở tại, thấy một số kế nhẹ dạ, vì nghe theo lời xúi giục của các phần tử xấu, cố tình xuyên tac sự thật về Việt Nam thì hết sức bất bình Trong lá thư gửi về chương trình của một nhóm kiểu bào yêu quê hương đang sinh sống tại Mỹ có đoạn viết:

“Chúng tôi gửi thư này đến Đài Tiếng nói Việt Nam để trả lời cho một số

phần tử xấu ở trong nước cũng như ở hãi ngoại đã có những nhận định sai trái nhằm xuyên tạc sự thật tốt đẹp đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra trên

quê hương Việt Nam, nhằm mục đích bôi đen hình ảnh tươi sáng, hạnh phúc

đang diễn rả trong cuộc sống của đông bào ta Qua thực tế được chứng”

kiến và nghiên cứu các tài liệu đã được công bố của các cơ quan cũng như phương tiện truyền thông quốc tế đáng tin cậy, chúng tôi thấy rằng, Chính phủ và đồng bào Việt Nam hién dang chung long, chung sức xây dựng đất nước ngày càng tiến bộ, tối đẹp hơn Bên cạnh những thành tựu đạt được

trên lĩnh vực kinh tế, xã hội là việc khẳng định vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế Các vị hãy đến New York để thấy được điêu này: lá cờ Việt

Nam bay phấp phới, kiêu hãnh trước của toà nhà của Liên Hợp quốc 167 quốc gia từ khắp các châu lục trên thế giới đã cơng nhận nước cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam Hàng năm đêu có mấy chục vạn Việt kiểu trở về Việt Nam thăm viếng, làm ăn, sinh sống Việt Nam đang tiến bộ rất nhiêu và đang trên đường thành công rực rỡ trong công cuộc dựng xây đất nước hùng cường, công bằng, dân chủ và văn mình ”,

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm

đến nguồn lực của bà con kiểu bào ở nước ngoài đối với sự nghiệp bảo vệ,

xây dựng và phát triển của đất nước Trên cơ sở phân tích sâu sắc và toàn điện thực trạng về đời sống và tình cảm của bà con kiều bào trong 10 năm qua, mới đây Nghị quyết 36 - NQ/TW (ngày 26/3/2004) của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã đưa ra nhận định: “Mặc dù

Trang 25

truyền thống văn hoá và hướng về cội nguồn, dồng tộc, gắn bó với gia đình, quê hương Nhiễu người đã có những dong gốp về tỉnh thân, vật chất và cả

xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước Thành tựu to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp đổi mới, duy trì ổn định chính trị - xã hội và không ngừng nâng cao vị thế của đất nước Việt Nam Ở nước ngồi Đơng đảo ba con hoan nghênh công cuộc đổi mới và chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước, mong muốn đất nước cường thịnh, sánh vai với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới”

1.2.3 Vị trí chương trình trong hệ thống Đài Tiếng nói Việt Nam

1.2.3.1 Chương trình là sự cụ thể hoá các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước

Với thời lượng 60 phút, chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào

Việt Nam ở xa Tổ quốc” đã chuyển đến người nghe lượng thông tin khá phong phú Trong đó, tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng,

chính sách pháp luật của Nhà nước để bà con có nhận thức đúng, để bạn bè trên thế giới có sự đồng thuận là những nội dung mà chương trình đặc biệt

quan tâm Ngoài các tin tức cập nhật trong các bản tin, chương trình còn có các bài bình luận, các cuộc phỏng vấn, các bài viết thể hiện rõ tư tưởng chỉ đạo, quan điểm, lập trường của Việt Nam về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường và trong xu thế hội nhập quốc tế

Với ưu thế của sóng đối ngoại, có khả năng vươn xa đến nhiều nước và khu vực trên thế giới, chương trình trở thành kênh thông tin quan trong trong việc tuyên truyền, cổ động và tập hợp đông đảo bà con kiều bào yêu

Trang 26

Do nắm bắt thông tin kịp thời, nhiều bà con kiểu bào đã có nhận thức

đúng đắn và khách quan về Việt Nam Nhiều bà con đã bày tỏ mong muốn

trở về quê hương để được tận mắt chứng kiến những đổi thay trên quê hương Thực tế, trong những năm qua, số lượng kiều bào về nước ngày càng

tăng: năm 1993 chỉ có 160.000 người, năm 1994 là 200.000 người, năm

2000 là 350.000 người Năm 2003, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại

địch SARS nhưng lượng bà con kiểu bào về nước không giảm, đạt mức ngang bằng năm 2002 với tổng SỐ 380.000 người (xem thêm phụ lục 11)

Do bám sát tính thời sự và phản ánh kịp thời những tâm tư nguyện

vọng của đông đảo bà con kiều bào, chương trình đã trở thành công cụ hết sức quan trọng giúp Đảng và Nhà nước xử lý những vấn đề thực tiễn một cách đúng đắn, kịp thời đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của bà con kiêu bào Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị đã phản ánh rất rõ hiệu quả đạt được của công tác thông tin tuyên truyền, trong đó có sự đóng góp của chương trình phát thanh “Đành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc”

1.2.3.2 Là kênh thông tin quan trọng trong việc tuyên truyền chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta

Trong nhiều năm qua, chương trình không những phản ánh trung thực công cuộc đổi mới và những thành tựu đạt được của đất nước mà còn khẳng định rõ quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

ta đối với những vấn đề đối nội, đối ngoại và thời cuộc Là một trong 12

chương trình phát thanh đối ngoại của Đài Tiếng nói Việt Nam, chương trình phát thanh “Dành cho đông bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” góp một phần quan trọng trong việc tuyên truyền chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta Trong địp ký niệm 54 năm ngày phát sóng đầu tiên của các chương

trình phát thanh đối ngoại (7/9/1945 - 7/9/1999) bà Phan Thúy Thanh, Vụ

Trang 27

ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam và tất cả những thông tin đối ngoại đều được phản ánh thông qua kênh phát thanh đối ngoại của Đài Tiếng nói Việt Nam Làn sóng phát thanh đối ngoại - Đài Tiếng nói Việt Nam chính là nơi

tôi và các đông nghiệp ở Bộ Ngoại giao gửi gắm ý tưởng tuyên truyền đường

lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ” [9, tr 6]

Nhận thấy vai trò quan trọng của chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” trong hệ thống các chương trình phát thanh khác trong Ban Đối ngoại, Đảng, Nhà nước và Chính phủ nước ta rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, tăng cường hiệu quả của chương trình Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc và sự quan tâm trực tiếp của lãnh ˆ đạo Ban Đối ngoại Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban biên tập chương trình đã

tăng cường tổ chức các cuộc Hội thảo khoa học nhằm không ngừng nâng

cao chất lượng và hiệu quả của chương trình Đánh giá về vai trò của các chương trình phát thanh đối ngoại, trong đó có chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc”, trong cuộc Hội thảo “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đổi ngoại trên sóng phat

thanh” do Đầi Tiếng nói Việt Nam tổ chức vào ngày 14/5/2004, TS Vũ

Duy-Thông, Vụ trưởng Vụ Báo chí, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương đã phát biểu: “Chúng tôi coi Đài Tiếng nói Việt Nam là một trong những cơ quan thông tin đối ngoại quan trọng nhất cùng với truyền hình Truyền hình

hiện giờ là ba buổi tiếng Anh và tiếng Pháp nhưng không thể bằng 53 giờ

của phát thanh Thứ hai, không phải ai cũng có thì giờ xem truyền hình vào

lúc 2 giờ chiêu hoặc 16 giờ chiêu mà phải qua phát thanh Ngôi trên ô tô

Trang 28

thông tin khác nhau Qua chương trình, người nghe có thể tiếp nhận thông tin nhanh chóng, đảm bảo tính thời sự, đồng thời có thể tiếp nhận thông tin sâu

sắc về các lĩnh vực cụ thể như: kinh tế, văn hoá - xã hội, văn học nghệ thuật,

âm nhạc Trong các vấn đề trên, văn hoá - xã hội là mảng nội dung được chương trình khai thác và thể hiện khá sinh động Với sự am hiểu sâu sắc theo chuyên môn, lĩnh vực được phân công, các biên tập viên-chương trình đã

giới thiệu cho người nghe về nên văn hoá lâu đời của tổ tiên Hồng Lạc,

truyền thống của con cháu Vua Hùng Trải qua những biến cố, thăng trầm của lịch sử mấy nghìn năm vẫn giữ được đạo lý trong đối nhân xử thế giữa con người với con người Đó là một dân tộc kiên cường không chịu khuất phục trước sự xâm lược của ngoại bang Mấy nghìn năm lịch sử là mấy nghìn

năm đấu tranh giành độc lập, tự do, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Nối bước cha ông, thế hệ người Việt Nam ngày nay tiếp tục viết nên những trang sử huy hoàng mà chấm son là những thành tựu đạt được trong thời kỳ đổi mới Xu thế hội nhập quốc tế điễn ra nhanh chóng là một tất yếu mà không một quốc gia nào có thể chối bỏ Trong quá trình hội nhập, các quốc gia luôn luôn phải đối mặt với những thách thức bên cạnh những thời cơ Trong bối cảnh đó, truyền thống Việt Nam lại được phát huy và khẳng định quan điểm “hội nhập nhưng khơng hồ tan”; “hội nhập sắn liên với giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc ” Với tình thần đó, trong các chương trình phát

thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” bên cạnh tuyên truyền

những thành tựu, chương trình cũng tăng cường giới thiệu nét đẹp văn hoá ngay giữa đời thường Đó là những tấm gương giúp nhau vượt khó Đó là những tấm lòng từ thiện của người dân Việt Nam trong việc giúp đỡ những

người có hoàn cảnh khó khăn do di chứng chiến tranh, do thiên tai bão lũ Đó

Trang 29

Có thể nói thơng tin văn hố - xã hội là mảng nội dung khá phong

phú, được chương trình đặc biệt quan tâm khai thác, cùng với các nội dung

khác tạo nên một chương trình phát thanh nhiều màu sắc, hấp dẫn đông đảo người nghe không chỉ là người Việt Nam mà cả người nước ngoài quan iâm đến Việt Nam

Trong cuộc trả lời phông vấn của phóng viên Ban biên tập đối ngoại, đồng chí Hữu Thọ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương đã phát biểu: “Với tổn số ngày càng tăng, nhiều nơi trên thế giới đã nghe được Đài Tôi đã nghe được Đài ở Nga, Ở một số nước

châu Phí Vai trò của phát thanh đối ngoại là rất quan trọng Về nội dung, tu thế của Đài phát thanh là có khả năng truyền tải được một lượng thông

tin lớn, nhanh, hiệu quả tới những người nước ngoài quan tâm đến Việt Nam hoặc những người Việt Nam ở xa Tổ quốc luôn mong muốn đối theo

tình hình đất nước ” [9, tr 6]

1.2.3.4 Kênh thông tin quan trọng đấu tranh chống “diễn biến

hoà bình”

Trong giai đoạn hiện nay, các thế lực thù địch ngày càng đẩy mạnh

chiến lược “điễn biến hoà bình” nhằm vào các pháo đài xã hội chủ nghĩa

con lại, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng với mưu đồ “chiến thẳng không cần chiến tranh” Sự giao lưu thông tin báo chí thông

qua kỹ thuật của đài phát thanh, truyền hình, các vệ tỉnh nhân tạo, các ăng

ten thu hiện đại, qua mạng Internet đã phá vỡ “biên giới cứng ” giữa các

quốc gia đang là điều kiện tốt nhất để các thế lực phản động thực hiện ý đồ

của mình Chúng tận đụng lôi kéo những người Việt lưu vong ở nước ngoài,

vì lí do cá nhân, luôn mang trong lòng sự hẳn thù dân tộc tham gia tích cực,

với mưu đồ “đùng người Việt chống người Việt” Trong bối cảnh đó,

chương trình đã đẩy mạnh việc tuyên truyền kịp thời các sự kiện, hiện tượng

Trang 30

hình thành du luận xã hội tích cực nhằm giải quyết các nhiệm vụ cách mạng Đồng thời phân tích, vạch trần những âm mưu thủ đoạn chính trị, những luận điệu, hành vi chống phá của các thế lực thù địch, qua đó vạch mặt kẻ thù, chỉ ra bản chất, mục đích của các âm mưu, luận điệu, giúp cho bà con kiểu bào đi đến nhận thức, ứng xử đúng đắn và hợp lý

Với khả năng vươn xa, trong những năm qua sóng của chương trình phát thanh “Đàảnh cho đồng bào Việt Nam ở xa TỔ quốc” không ngừng mở rộng, đã vượt qua biên giới quốc gia không cần hộ chiếu, chọc thủng bức màn bưng bít của chủ.nghĩa đế quốc, đập lại những luận điệu tuyên

truyền xuyên tạc của chúng và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dan

thế giới đối với sự nghiệp của cách mạng Việt Nam

1.2.3.5 Chương trình là cầu nối tỉnh thần giữa bà con kiều bào

Việt Nam ở nước ngoài với quê hương

Là một chương trình có đối tượng người nghe đặc thù, chương trình

phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc trên sóng Đài Tiếng

nói Việt Nam từ lâu đã trở thành người bạn thân thiết của hàng triệu thính giả trong và ngoài nước Thính giả Võ Nhân từ Thuy Điển viết: “Môi tối tôi thường nghe chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa

Tổ quốc” của Đài Tiếng nói Việt Nam Điều này đã thành thái quen và

niém vui của tôi khi nghe tiếng nói từ quê hương Việt Nam Các phương

tiện truyền thông ở đây hầu như không có tin tức gì về Việt Nam Vì vậy, nếu không có Đài Tiếng nói Việt Nam thì tôi chẳng hề biết được tin tức gì

đã và đang xảy ở bên nhà ”

Còn đây là tâm sự của một thính giả: “ữn tên là Tuấn, hiện đang học

tập và sinh sống tại Melbourne, Ôxtrâylia Em rất ít có điêu kiện về Việt Nam

Trang 31

thư này, em muốn cảm ơn những người làm chương trình đã giúp em cũng như những người xa xứ khác vơi bớt phân nào nỗi nhớ quê hương”,

Từ Nhật Bản, thính giả Nguyễn Đức Thành viết: “Tói rối vui khi nghe được giọng nói của phát thanh viên Hà Nội qua Đài Tiếng nói Việt Nam và cẩm thấy đỡ nhớ nhà hơn Tôi là người miễn Tây nhưng lại rất yêu và mê giọng nói của người Hà Nội cũng như yêu Hà Nội vậy Tôi rất muốn đến Hà

Nội để tận mắt nhìn thấy Hà Nội tuyệt vời mà trước đây chỉ được biết qua thơ

ca và âm nhạc thôi, đặc biệt là được viếng lăng Bác Hồ Tôi đang học thanh

nhạc và rất thích hát những bài hát về Hà Nội, về Bác Hồ, về bè mẹ Việt Nam _

anh hùng, về người lính và nhạc cách mạng Vừa rồi, tôi có dự th “chương

trình ca khúc ASIA” dành cho những người châu Á đang sinh sống ở Osaka

Tôi đã hát bài “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người” và đoạt giải 3 Tôi vui lắm

vì đã giới thiệu với khán giả Nhật Bản về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt

Nam Hôm biểu diễn tôi mặc áo dài, khăn đóng - trang phục truyền thống của dân tộc Mọi người đều rất thích và tủ ý muốn đến Việt Nam”,

Mặc dù đối tượng chủ yếu mà chương trình hướng tới là những người con đất Việt sống xa quê hương nhưng hơn 20 năm qua, chương trình này còn thu hút sự quan tâm của hàng triệu thính giả ở trong nước, đặc biệt là

thân nhân của kiều bào Thính giả Phạm Kim Duyên ở Yên Đồng, Ý Yên,

Nam Định viết: “Em là một thính giả thường xuyên của Đài Tiếng nói Việt Nam, đặc biệt là chương trình Dành cho đông bào Việt Nam ở xa Tổ quốc Chương trình rất hay và hữu ích, nhất là với những người xa xứ Chồng em

hiện đang lao động tại Malayxia, ban ngày đi làm, tối về anh cùng các đông

Trang 32

Trong nhiều năm qua, vào các địp ngày lễ, ngày tết hoặc ngày kỷ

niệm trong năm, nhiều bà con kiểu bào từ nhiều nước trên thế giới đã gửi thư, thiệp chúc mừng, góp ý và động viên anh chị em trong Ban biên tập, mong muốn chương trình ngày càng được cải tiến nâng cao chất lượng và

hiệu quả Vào địp Tết nguyên đán, việc bà con kiểu bào về nước, tổ chức

đến thăm hỏi, nói chuyện với các biên tập viên của chương trình đã trở thành thông lệ Điều đó cho thấy, bà con kiều bào Việt Nam ở nước ngoài

mặc đù có nhiều con đường tiếp cận thông tin khác nhau nhưng chương

trình phát thanh “Đành cho đông bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” vẫn là một

địa chỉ thân thiện, gần gũi và tin cậy

1.2.3.6 Chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” là kênh thông tin giúp cho thính giả người nước ngoài hiểu

thêm về lịch sử, đất nước và con người Việt Nam

Thính giả người Nga Aleksev cho biết, hàng ngày ông rất thích nghe

Đài Tiếng nói Việt Nam vì qua đây, ông có thể biết được nhiều điều bổ ích và lý thú về lịch sử và văn hoá Việt Nam, về phong tục, tập quán của người

Việt Nam Một thính giả người Canada thì viết: “chương trình của Đài

Tiếng nói Việt Nam làm tôi say mê Đài đã giúp chúng tôi có được nguồn

thông tin chính xác về Việt Nam” Trong chương trình phát thanh ngày

18.6.2003, biên tập viên đã trích đọc một đoạn trong lá thư của thính giả Nhật Bản, Ishikawa Atsushi như sau: “Qua nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi được biết Hà Nội được coi là một trong những thủ đô an toàn nhất thế giới Có lế nhiều dụ khách Nhật sang Việt Nam cũng một phần vì lý do đó

Trong tương lai, tôi tin rằng Việt Nam sẽ trổ thành nước trung tâm khu vực

Trang 33

các bạn về chính sách ngoại giao của Mỹ Tôi rất thích nghe Đài Tiếng nói Việt Nam vi đã có cơ hội nghe một bản tin khác ngoài bản tin của Mỹ”

Trong nhiều năm qua, chương trình còn là nguồn thông tin đáng tin

cậy để một số đài nước ngoài quan tâm khai thác, đưa tin về Việt Nam Theo thông báo của Chỉ hội Hữu nghị Việt - Nhật vùng Osaka, mot dai phat

thanh EM cho cộng đồng người Việt ở đây thường xuyên bắt sóng các buổi phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” để lấy thong tin

sử dụng cho chương trình Do vậy, “Tiếng nói Việt Nam thông qua các chương trình “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc ” và 11 thứ ngữ

khác đã trở thành một nguồn thông tin thiết yếu và là một nhịp câu hữu

nghị giữa nhân dân Việt Nam và các nước” [9, tr 118]

Với những kết quả thiết thực mà chương trình mang lại cho thính giả

trong thời gian qua đã chứng minh rằng, chương trình phát thanh “Đảnh cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” có vị trí hết sức quan trọng trong hệ

thống Đài Tiếng nói Việt Nam Chương trình này cùng với kênh VTV4 của Đài Truyền hình Việt Nam, VietnanNEWS của Thông tấn xã, Tạp chí Quê hương của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài và nhiều tờ báo điện tử khác của Việt Nam hàng ngày, hàng giờ cung cấp một lượng thông tin hết

sức phong phú và đa dạng, làm cho khoảng cách giữa bà con kiểu bào Việt

Trang 34

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH DÀNH CHO ĐỒNG BÀO VIỆT NAM Ở XA TỔ QUỐC

2.1 CƠ CẤU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Hiện nay, mỗi ngày phòng Việt Kiểu thực hiện sản xuất một chương trình có thời lượng 60 phút Nội đung của chương trình để cập tổng hợp mọi

vấn đề trong đời sống xã hội như: kinh tế, chính tri, văn hố - xã hội; thơng tĩn đối nội, thông tin đối ngoai; thong tin su kiện, thông tin âm nhạc; thông

tin bề rộng, thông tin chiều sâu Do vậy, chương trình phát thanh “Đành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” được xem như Đài Tiếng nói Việt

Nam thu nhỏ Để quá trình nghiên cứu được thuận lợi, trong phạm vi luận

văn này, tác giả dựa trên tính trội của các căn cứ: tính chất thông tin của chương trình thời sự, lĩnh vực phản ánh chuyên sâu của chương trình

chuyên đề, mục đích tuyên truyền của công tác thông tin đối ngoại để phân

chia chương trình thành 5 mảng chính

2.1.1 Phần thời sự chính trị

Với đặc điểm nhanh nhạy, nh hoạt, luôn bám sát đồng thời sự để

phản ánh nên đây là mảng nội đung quan trọng của chương trình phát thanh

“Dành cho đông bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” Phần nầy gồm có: bản tin

thời sự, bài bình luận, “frang thể thao văn hoá” và các tiết mục “Việt

z9 &

Nam trong tuần”, “Đất nước qua báo chỉ”, “Khách mời của chúng tôi”, 3

2.1.1.1 Bản tín thời sự

Là tập hợp những tin tức nổi bật vừa diễn ra trong ngày trên mọi lĩnh

vực: chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, giáo dục, y tế, quốc phòng Bản tín

Trang 35

biểu, kịp thời giúp người nghe có cái nhìn khái quát về tình hình trong nước

và quốc tế Bản tin thời sự là phân ổn định nhất, xuất hiện đều đặn và luôn ở

vị trí phần đầu của chương trình Tuy nhiên, khác với bản tin của chương trình Thời sự (Đài Tiếng nói Việt Nam), bản tin này hạn chế tối đa các tin tức thời sự quốc tế Những fin tức quốc tế được chọn đưa vào bản tin là

những sự kiện nổi bật, được người nghe quan tâm Để tạo nét riêng, trong

các bản tin của chương trình đều có ít nhất một tin có liên quan đến kiểu

bào, thường được gọi là “Tin đối tượng” (cách gọi ở Đài Tiếng nói Việt

Nam) Ngoài ra, cuối bản tin luôn có chùm tin về tỷ giá giao dịch của đồng 7

Việt Nam so với ngoại tệ và phần dự báo thời tiết

2.1.1.2 Bình luận

Thông thường, nằm ngay sau bản tin là bài bình luận có thời lượng khoảng 5 phút Trong hàng ngàn sự kiện diễn ra, biên tập viên luôn chọn một

sự kiện nổi bật nhất để bình luận và đánh giá một cách sâu sắc, giúp cho

người nghe có cách nhìn khách quan Chủ để được chọn để bình luận là những sự kiện gắn với thành tựu của đất nước, có ¥ nghia quan trong trong su nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Đó là các vấn đề thời sự chính trị “nhạy cỉm”” mà các thế lực thù địch thường lợi dụng, xuyên tạc như: f do, dân chủ, tôn giáo, nhân quyền Phần bình luận thường cuốn hút người nghe bởi lập luận đanh thép và sắc bén Qua mỗi bài viết,

biên tập viên thường tổ rõ quan điểm, thái độ, lập trường của mình, đấu tranh

không khoan nhượng với âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch

Đối với các vấn đề quốc tế, biên tập viên thường chọn sự kiện nổi bật

Trang 36

2.1.1.3 Đất nước qua báo chi

Là tiết mục xuất hiện ở hầu hết các chương trình trong tuần Tiết mục

này nhằm giúp cho kiêu bào Việt Nam ở nước ngoài có cái nhìn khái quất về đất nước qua các trang báo Người nghe dù không có điều kiện tiếp cận

với báo chí trong nước nhưng vẫn có thể hình dung được những đổi thay

từng ngày trên quê hương Việt Nam Qua tiết mục này, người nghe có thể

hiểu thêm về đường lối và chính sách đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà

nước, nhất là chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài

2.1.1.4 Việt Nam trong tuần

Nếu tiết mục “Đất nước qua báo chí” có nhiệm vụ giúp người nghe nắm tình hình trong nước diễn ra trong ngày, thì tiết mục này là sự khái quát lại những sự kiện quan trọng nhất vừa điễn ra trong tuần Tiết mục này được bố trí ngay sau bản tin của chương trình ngày thứ 7 Tương tự như tiết mục “Điển tình hình thời sự trong nước nổi bật trong tuần” của chương trình Thời sự Đài Tiếng nói Việt Nam, tiết mục này một lần nữa hệ thống

lại những sự kiện tiêu biểu để người nghe có cái nhìn toàn điện về những sự

kiện trong mối quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau Tuy nhiên, đo đối tượng tiếp nhận của chương trình chủ yếu là người Việt Nam xa xứ nên khi xây dựng

tiết mục, người biên tập luôn ưu tiên chọn lựa những tin tức, sự kiện về bà con kiêu bào hoặc có liên quan đến đời sống của bà con kiều bào

2.1.1.5 Khách mời của chúng tôi

Xuất hiện vào chương trình ngày thứ 5 hàng tuân, tiết mục “Khách mời của chúng tôi” hấp dẫn người nghe bởi tính chất đối thoại trực tiếp giữa biên tập viên chương trình với vị khách đại điện, có vai trò quan trọng

được mời đến để cùng bàn luận, làm sáng tổ những vấn dé cụ thể Ví dụ

khách mời là: Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Viện phó Viện Dịch tễ Trung

ương về biện pháp phòng chống dịch bệnh nhân ngày thầy thuốc Việt Nam 28/02 (26/02/2004); ông Nguyễn Phú Bình, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chả

Trang 37

3ó của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

(01/4/2004); Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Tổng Tư lệnh Việt Nam về ý nghĩa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phú (6/5/2004)

2.1.1.6 Trang thể thao văn hoá

Thay vì sự xuất hiện của một bài bình luận, “Trang thể thao văn boá” xuất hiện ngay sau bản tin thời sự trong chương trình ngày chủ nhật

Có hình thức tương tự như tiết mục “Điểm tình hình thể dục thể thao nổi

bật trong tuần” của chương trình Thời sự 6 giờ sáng ngày chủ nhật, trên Hệ I của Đài Tiếng nói Việt Nam, nhưng “Trang thể thao văn hoá” chỉ đưa những tin tức thể thao nổi bật đã dién ra trong tuần, giúp cho kiểu bào ở nước ngoài hiểu được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ Việt Nam đối

với sự nghiệp thể dục thể thao nước nhà; xu thế hội nhập của thể thao Việt Nam với thể thao trong khu vực và thế giới Qua đó, khẳng định thể thao

nước nhà có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hội nhập và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

2.1.2 Phần phản ánh hoạt động của đối tượng

2.1.2.1 Trang tin hoạt động của kiêu bào

Xuất hiện vào ngày thứ 5 hàng tuần, có thời lượng từ 3 đến 5 phút, “Trang tin hoại dong của kiểu bào” là chùm tin phan ánh những hoạt động của tổ chức hoặc cá nhân kiểu bào ở trong nước cũng như ở nước ngoài Đó là những tin tức, sự kiện tiêu biểu nhất đã được để cập đến trong các chương trình phát thanh trong tuần, trên báo, tạp chí, mạng Internet

Đây là trang tin có nội dung khá phong phú, đề cập đến nhiều vấn đề, lĩnh vực khác nhau như: kiểu bào Việt Nam ở nước ngoài phát huy tỉnh thần

đoàn kết giúp nhau vươn lên; những mơ hình hội, đồn hoạt động có hiệu quả; những tấm gương thành đạt của kiểu bào ở các nước sở tại; những

đóng góp tích cực của kiểu bào trong xây dựng quê hương đất nước; những

Trang 38

trong nước vượt qua khó khăn, hoà nhập cộng đồng Bằng việc kết hợp một cách có chủ định, “Trang tim hoạt động của kiêu bào” hệ thống lại những tin tức theo một lôgic nhất định làm cho người nghe có cái nhìn toàn điện, tăng thêm hiệu quả tiếp nhận

2.1.2.2 Những tấm lòng vì Việt Nam

Thường xuất hiện vào thứ 6 hàng tuần, tiết mục này đã nêu bật những suy nghĩ, tình cảm tốt đẹp, thân thiết hoặc những việc làm cụ thể của cá nhân, tổ chức người nước ngoài đành cho Việt Nam Ví dụ: câu chuyện về

những người bạn Cu Ba anh em trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam; chuyện

về bác sĩ người Mỹ Macra Pocpo với hoạt động sưu tầm hiện vật văn hoá Việt Nam; hồi ức của một người Đức có tên tiếng Việt là “Chiến S7” cả đời với Việt Nam, từng tham gia công tác địch vận trong kháng chiến chống Pháp ở Điện Biên Phủ; hay đại sứ Nga tại Việt Nam nói về báo chí cách mạng Việt Nam nhân ngày 21/6 Những câu chuyện về họ luôn là mối quan tâm của nhiều người nghe, trong đó có cả người nước ngoài trước đây

đã từng có những ý nghĩ sai lệch về Việt Nam Mỗi tiết mục là một câu

chuyện dung dị, đời thường nhưng đã thể hiện tấm lòng của cộng đồng quốc tế đành cho đất nước và con người Việt Nam

- 2.1.3 Các tiết mục chuyên để

2.1.3.1 Câu chuyện với người xa quê

Là tiết mục ra đời ngay từ những ngày đầu khi chương trình thành lập Hiện nay mỗi tuần hai lần, tiết mục này xuất hiện trong các chương trình ngày thứ 3 và chủ nhật với thời lượng khoảng 5 phút Đây là tiết mục

có hình thức thể hiện độc đáo của chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” nói riêng và Đài Tiếng nói Việt Nam nói

chung Bằng hình thức “?hw gửi bạn phương xa”, tiết mục này là lời tâm sự

Trang 39

gửi về báo tin vui về một người bạn thứ ba thành đạt trên lĩnh vực nào đó

của cuộc sống Thông qua việc trao đổi, tâm sự giữa người gửi và người nhận nhằm luận giải những vấn đẻ thời sự chính trị quan trọng như: tự do,

tôn giáo, đân chủ, nhân quyền, chủ nghĩa xã hội Với giọng điệu nhẹ

nhàng, cách viết linh hoạt và uyển chuyển, đôi khi người viết mượn chuyện nhỏ để luận bàn chuyện lớn, mượn chuyện văn hoá - xã hội đời thường để luận bàn về chính trị, mượn chuyện cá nhân để luận bàn vấn dé có tính toàn cầu Có thể nói, đây là tiết mục có hình thức thể hiện đa đạng, nội dung

thể hiện phong phú các van dé của cuộc sống thông qua cách diễn đạt biểu

cảm, đã thực sự tạo được dấu ấn mạnh mế đối với người nghe

2.1.3.2 Hà Nội thủ đô của chúng ta

Ra đời từ tháng 5 năm 2002, tiết mục “Hà Nội thủ đô của chúng ta xuất hiện định kỳ vào thứ 2 hàng tuần, có thời lượng khoảng 5 phút Nội

a

dung phan ánh của tiết mục này gần giống như tờ báo “Hà Nội mới” Nghĩa là chỉ để cập đến những sự kiện tiêu biểu xảy ra trên địa bàn thủ đô Tuy nhiên, tiết mục này không đưa tin mà chủ yếu là các bài dài như: phỏng vấn, phóng sự, ghi nhanh để cập đến từng lĩnh vực cụ thể Trong 1,5 năm qua, tiết mục này đã cung cấp cho người nghe nhiều nội dung phong phú và đa đạng về mảnh đất gidu truyền thống lịch sử, trung tâm văn hoá, chính trị, xã hội của cả nước Truyền thống đó ngày nay đang được các thế hệ phát huy, làm cho thủ đô tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong xu thế hội nhập mà

vẫn giữ gìn được bản sắc văn hoá đân tộc

2.1.3.3 Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay

Trang 40

mục này thường có hai phần tách biệt là phần tin và bài viết chuyên sâu

Phần tin, có từ 5 đến 7 tin vấn nổi bật về thành phố diễn ra trong tuần, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Phần tin có phạm vi phản ánh khá phong phú, về nhiều khía cạnh khác nhau như: kinh tế, văn hoá, xã

hội Để người nghe hình dung được bộ mặt của thành phố đang đổi thay

từng ngày, trong phần tin thường có sự ưu tiên đối với các tin tức sự kiện mang tính đối ngoại

Nếu phần tin của tiết mục là chùm tin nổi bật về thành phố thì phần bài viết là một tác phẩm có chủ đẻ rõ ràng, mang tính chuyên sâu, tao ra điểm

nhấn, giúp cho người nghe hiểu rõ hơn về thành phố ở từng góc nhàn cụ thể 2.1.3.4 Việt Nam đất nước con nguoi

Xuất hiện trong các chương trình ngày thứ 5 hàng tuần, tiết mục này có nội đung hết sức phong phú và đa dạng Tiết mục có thể đưa người nghe

về thăm các vùng đất giàu truyền thống văn hoá, lịch sử trên quê hương

Việt Nam Đó là những vùng đất gắn liên với tên tuổi của các danh nhân văn hoá, ngày nay trở thành những danh thắng nổi tiếng, giầu tiểm năng du

lịch Ví dụ: làng cổ Đông Sơn - một danh thắng nổi tiếng ở Thanh Hoá; Ao Châu - một thắng cảnh của vùng đất Tổ; di tích lịch sử chùa Cổ Lâm với

nhà trí sĩ Trần Cao Vân; di tích Nguyễn Du trên quê hương Hà Tĩnh

Thông qua tiết mục, thính giả sẽ hiểu thêm về những phong tục, tập quán, những truyền thống lâu đời của các dân tộc Việt Nam như: chợ tình Khâu

Ngày đăng: 11/11/2021, 19:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Chương 2. Đặc điểm nội dung vă hình thức chương trình - Chương trình phát thanh dành cho đồng bào việt nam ở xa tổ quốc trên sóng đài tiếng nói việt nam (khảo sát từ tháng 1 năm 2003 đến tháng 6 năm 2004)
h ương 2. Đặc điểm nội dung vă hình thức chương trình (Trang 3)
Quâ trình hình thănh vă phât triển của tờ bâo VOVNEWS trín - Chương trình phát thanh dành cho đồng bào việt nam ở xa tổ quốc trên sóng đài tiếng nói việt nam (khảo sát từ tháng 1 năm 2003 đến tháng 6 năm 2004)
u â trình hình thănh vă phât triển của tờ bâo VOVNEWS trín (Trang 136)
Đối với câc Đăi phât thanh vă truyền hình địa phương: - Chương trình phát thanh dành cho đồng bào việt nam ở xa tổ quốc trên sóng đài tiếng nói việt nam (khảo sát từ tháng 1 năm 2003 đến tháng 6 năm 2004)
i với câc Đăi phât thanh vă truyền hình địa phương: (Trang 140)
Đối với câc Đăi phât thanh vă truyền hình địa phương: - Chương trình phát thanh dành cho đồng bào việt nam ở xa tổ quốc trên sóng đài tiếng nói việt nam (khảo sát từ tháng 1 năm 2003 đến tháng 6 năm 2004)
i với câc Đăi phât thanh vă truyền hình địa phương: (Trang 141)
truyền hình ở thủ đô Hă Nội - Chương trình phát thanh dành cho đồng bào việt nam ở xa tổ quốc trên sóng đài tiếng nói việt nam (khảo sát từ tháng 1 năm 2003 đến tháng 6 năm 2004)
truy ền hình ở thủ đô Hă Nội (Trang 146)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w