| BO GIAO DUC VA ĐÀO TẠO HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HỒ CHÍ MINH HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN LUU HUY TU
TRUYEN HINH HA TAY VOI VIEC
PHAT TRIEN LANG NGHE TRUYEN THONG
(Khảo sát chương trình Thời sự buổi 19h45’; Cong nghiệp va Lang nghề Hà Tây trên sóng đài truyền hình Hà Tây từ tháng 1 - 2005 đến tháng 6 - 2006) Chuyên ngành : Báo chí học Mã số : 60 32 01 HOC VIEN BAO CHI & TUYỂN TRUYỂN AT vot
LUAN VAN THAC Si TRUYEN THONG DAI CHUNG
Người hướng dẫn khoa học: 7s Nguyén Tudn Phong
- Hà Nội - 2006
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU |
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRUYỀN HÌNH VỚI ĐỜI SÔNG XÃ HỘI VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HÀ TÂY
1.1 Vai trò của truyền hình trong đời sống xã hội 7
1.2 Làng nghề truyền thống ở Hà Tây | 25
CHƯƠNG 2: VAITRO CUA TRUYEN HINH HA TAY
'TRONG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
2.1 Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tây — 4 2.2 Những đóng góp của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tây
trong phát triển làng nghề truyền thống 57
2.3 Những ưu, nhược điểm trong tuyên truyền ` 80
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUÁ TUYEN TRUYEN VE PHAT TRIEN LANG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
3.1 Đổi mới phương thức, Nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác tuyên truyền 97 3.2 Nang cao năng lực, trình độ đội ngũ phóng viên 98 3.3 Tang cường nhân lực, cử phóng viên chuyên theo dõi 100 3.4 Xác định rõ hơn vai trò của làng nghề truyền thống 101: 3.5 Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ tuyên truyền 102 3.6 Tăng cường sự phối hợp giữa các kíp sản xuất 104 3.7 Tăng cường sự phối hợp với các ngành liên quan 105
KẾT LUẬN
Trang 4MƠ ĐAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội càng phát triển, vai trò của báo chí càng được khẳng định và có tác động hết sức to lớn đến đời sống xã hội Chính vì vậy, việc nghiên cứu những tác động của báo chí đối với mọi mặt của đời sống xã hội có ý nghĩa rất quan trọng cả trong lý luận và thực tiễn Qua nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản lý, các nhà báo hiểu rõ hơn vai trò của báo chí đối với xã hội; nhu cầu của xã hội đối với những thông tin mà báo chí mang lại Đồng thời, kết quả nghiên cứu về vai trò của báo chí đối với xã hội sẽ giúp Đảng và Nhà nước đưa ra
những chủ trương, chính sách phù hợp để báo chí phát triển đúng định hướng,
thực sự “là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các đoàn thể vừa là diễn đàn của nhân dân” [ 10]
Trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, cùng với việc chú trọng phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao; đầu tư cho sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ, hải sản Đảng và
Nhà nước ta rất quan tâm đến phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
trên cơ sở duy trì và phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề ở các vùng nông thôn Đây chính là những giải pháp quan trọng nhằm đưa đất nước ta ngày một phát triển, thực hiện thành công chương trình xoá đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân
Để khuyến khích công nghiệp vừa và nhỏ, nghề truyền thống, những năm qua, Đảng ta đã đưa ra nhiều chính sách thích hợp Ngay từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, đồng chí Lê Duẩn - Tổng Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam, trong bài nói chuyện với Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của Đảng bộ tỉnh Nam Hà đã nhấn mạnh “Phải tìm mọi cách sử dụng tốt các nghề thủ công cổ truyền của địa phương”, “củng cố các hợp tác xã thủ công hiện có và giúp đỡ nghề phụ trong
Trang 5Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010, Nghị quyết Đại
hoi [X cha Dang nêu rõ: “Phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn, phát triển
các ngành, nghề nhất là công nghiệp chế biến, cơ khí nông nghiệp, tạo nhiều việc làm mới” [ 11]
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục
khẳng định: 7
“Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, nhất là
những ngành nghề sử dụng nhiều lao động, coi đây là hướng chính để tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần tăng nhanh thu nhập cho nông đân” [ 12]
Trên thực tế, việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống - nơi có nhiều ngành, nghề sản xuất hàng hoá từ lâu đời, tập trung nhiều nghệ nhân giỏi và thợ lành nghề đang đem lại giá trị tiêu dùng trong nước và xuất khẩu cao có vai trò cực kỳ quan trọng Nó không chỉ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động ở các vùng nông thôn
Là tỉnh nằm ở vị trí liền kẻ thủ đô Hà Nội, từ xa xưa Hà Tây đã được
gọi là “Đất trăm nghề” Hiện nay, trên tổng số gần 1460 làng của Hà Tây thì đã có trên 1160 làng có nghề, trong đó có 219 làng được công nhận là làng nghề Giá trị sản xuất từ các làng nghề ngày càng tăng, năm 2004 tăng 143,8%- so với năm 2001 và chiếm tỷ trọng 29,3% giá trị sản lượng tồn ngành cơng nghiệp, có gần 100.000 hộ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với trên 200.000 lao động chuyên và kiêm làm nghề [28]
Làng nghề ở Hà Tây hiện đang góp phần tích cực trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội ở Hà Tây nói chung và các vùng nông thôn của Hà Tây nói riêng Theo thống kê, tính đến hết năm 2005, toàn tỉnh Hà Tây có 32 doanh nghiệp quốc doanh, trên 500 công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, 176 doanh nghiệp tư nhân, 79 hợp tác xã, trên 80 ngàn hộ
sản xuất tiểu thủ công nghiệp và 20 hiệp hội, câu lạc bộ làng nghề Các doanh
Trang 6làm cho nhiều lao động và góp phần quan trọng trong việc duy trì và phát triển
nghề truyền thống ở địa phương [ 35]
Báo chí với vai tro 1a nhitng chién sỹ xung kích trên mặt trận tư tưởng
văn hoá, trong nhiều năm qua đã đăng tải nhiều bài viết, phát sóng nhiều chương trình phát thanh - truyền hình đề cập đến các vấn đề khôi phục và phát
triển làng nghề truyền thống Vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng là rất lớn, tuy nhiên đến nay chưa có một đề tài khoa học nào nghiên cứu đến vai trò của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng trong việc khôi phục và
phát triển làng nghề truyền thống để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả
của báo chí trong việc tuyên truyền về lĩnh vực này
Xét thấy đây là đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiến sâu sắc, có thể nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, rút ra những vấn đề mang tính lý luận, qua đó đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền của các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và Đài Truyền hình Hà Tây nói riêng tác động vào việc phát triển làng nghề truyền thống, cho nên chúng tôi
chọn để làm luận văn
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, có nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về tác động của báo-chí đối với một số lĩnh vực của đời sống xã hội như:
- Vai trò của báo chí ngành Giao Thông Vận tải thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước của tác gid Vii Hong Nhung - năm 2004
- Vai trò của báo chí trong việc giữ gìn và phát huy bẩn sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam hôm nay, của tác giả Ngô Thị Phương Tháo - năm 2001
- Chương trình trò chơi truyền hình với khán giả Việt Nam, của tác
giả Đã Thị Bạch Dương năm 2003
Trang 7Ở Hà Tây cũng có một số bài viết, công trình nghiên cứu, khảo sát về làng
nghề Hà Tây như: Tuyển tập Wgười quê ta - Đất quê ta của báo Hà Tây - nam
1999: Làng nghề Hà Tây năm 2001 của sở Công nghiệp Hà Tây, Đề tài khoa học Làng nghề Hà Tây - Sở công nghiệp Hà Tây năm 1999 Những bài báo và để tài khoa học này chủ yếu có nội dung đăng tải những bài viết, nêu lên thực trạng, đề ra các định hướng và các chỉ thị nghị quyết của tỉnh Hà Tây về sự phát triển của làng nghề Hà Tây, chứ chưa có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp đến vai trò của Truyền hình Hà Tây trong việc phát triển làng nghề truyền thống
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu “Truyền hình Hà Tây với việc phát triển làng nghề truyền thống” nhằm mục đích chính là đánh giá vai trò của truyền hình Hà Tây trong việc tuyên truyền về quá trình hình thành và phát triển cũng như vai trò của các làng nghề truyền thống trong sự phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn Qua đó nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền của các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và Đài Truyền hình Hà Tây nói riêng Đồng thời, đề tài cũng giúp cho các nhà nghiên cứu, các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình và nhà báo nhận thức rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình trong tuyên truyền về lĩnh vực này, để có định hướng tuyên truyền cho phù hợp
Để thực hiện được mục đích này, tác giả xác định phải thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:
-_ Hệ thống hoá một số quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước
đối với sự phát triển của các làng nghề truyền thống và của truyền hình trong xã hội hiện đại
- _ Khảo sát, phân tích, đánh giá vai trò của truyền hình Hà Tây trong việc
phát triển làng nghề truyền thống; chỉ ra những u điểm, những hạn chế trong
Trang 8
-_ Đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của truyền hình trong việc phát triển làng nghề truyền thống ở Hà Tây và Cổ nước
4 Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu
Để làm rõ vai trò của truyền hình trong việc phát triển làng nghề truyền
thống ở Hà Tây, tác giả xác định đối tượng nghiên cứu là "Các chương trình
truyền hình tuyên truyền về làng nghề truyền thống của Ha Tay"
Pham vi nghiên cứu là Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tây, trong đó tập trung khảo sát 2 chương trình: Chương trình Thời sự; Công nghiệp và Làng nghề Hà Tây Thời gian khảo sắt từ tháng 1 - 2005 đến tháng 5 - 2006
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1.Cơ sở lý luận
Để thực hiện thành công đề tài này, tác giả sử dụng những quan điểm
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch su
Các quan điểm của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X và chiến lược phát triển Phát thanh - Truyền hình giai đoạn 2000 - 2010
Các quan điểm, chủ trương của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hà Tây đối với việc
phát triển các làng nghề truyền thống ở địa phương; đối với Đài PT - TH Hà Tây Luận văn cũng được thực hiện trên cơ sở lý luận báo chí, quan điểm của Đảng ta về nguyên tắc, vai trò, chức năng của báo chí trong xã hội Việt Nam hiện đại
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu luận văn này:
Trang 9
- Điều tra xã hội học
- Tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đây là đề tài nghiên cứu ứng dụng được thực hiện trên cơ sở đánh giá kết quả boạt động của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tây trong cả một giai
đoạn hoạt động Chính vì vậy, nó có ý nghĩa thực tiễn và lý luận sâu SẮC:
- Hệ thống hoá những quan điểm, cách tiếp cận và khả năng ứng dụng vấn đề nghiên cứu, nhầm góp phần từng bước tham gia tổng kết thực tiễn, góp phần đánh giá vai trò của truyền hình trong đời sống xã hội Trên cơ sở đó bổ
xung vào lý luận của nghiệp vụ báo truyền hình
- _ Luận văn không chỉ có giá trị đối với những nhà nghiên cứu mà còn giúp ích cho các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách phái triển các làng nghề truyền thống Bên cạnh đó, đề tài còn giúp cho nhà báo trang bị cho mình những kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp
- _ Luận văn này sẽ là tư liệu quan trọng để Đài PT -TH Hà Tây sử dụng làm cơ sở đánh giá chất lượng các chương trình đang phát sóng, qua đó không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ tốt cho nhiệm vụ tuyên truyền ở địa phương
7, Kết cấu của luận văn
Trang 10Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRUYỀN HÌNH VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VA LANG NGHE TRUYEN THONG O HA TAY
1.1 Vai trò của truyền hình trong đời sống xã hội 1.1.1 Truyền hình
1.1.1.1 Lịch sử phát triển
Trong giai đoạn cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đã có nhiều nhà khoa học trên thế giới tập trung nghiên cứu, đề xuất các kỹ thuật truyền phát hình ảnh Năm 1926, nhà phát minh người Anh là John L.Batrd đã trình chiếu
những hình ảnh truyền trực tiếp ở Luân Đôn Năm 1932, ông đã thực hiện việc
phát các hình ảnh về cuộc đua ngựa tại Đêby( Anh) tới một rạp chiếu phim Tiến sỹ Vladimir Zworykin - nhà khoa học Mỹ đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử truyền hình với việc phát minh ra đèn ống truyền hình điện tử Sau đó, năm 1926, ơng tiếp tục hồn thiện kỹ thuật truyền hình bằng việc phát minh ra một thiết bị mới cho phép ghi lại ngay lập tức các thành phần khác nhau của một hình ảnh rồi chuyển thành các tín hiệu điện và cuối cùng thành hình ảnh hoàn chỉnh trên màn hình Năm 1927, chương trình truyền hình đầu tiên qua dây dẫn đã được thực hiện giữa hai thành phố Washington và New York với khoảng cách 250 dặm
Người có công lớn trong việc phổ biến truyền hình ở Mỹ là David Sarnoff Khi phụ trách điều hành liên đoàn phát thanh Mỹ( RCA) và đài NBC, ong da dua Vladimir Zworykin vao d6i nghiên cứu của RCA và năm 1932 đội
nghiên cứu này bắt đầu phát hình thử nghiệm
Vào giữa những năm 50 của thế kỷ XX, truyền hình màu xuất hiện ở
Trang 11nhanh chóng tìm thấy sự hấp dẫn của truyền hình mầu cả về khía cạnh xã hội và thương mại của nó Công nghệ truyền hình mầu và sản xuất các thiết bị của
nó được phát triển nhanh chóng ở Nhật Bản từ đầu năm 1960 Truyền hình cáp
bùng nổ vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX ở Bäc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản với sự
giúp đỡ của các vệ tinh nhân tạo trong việc chuyển tiếp các chương trình Ngày nay, truyền hình trên thế giới đang trở thành một phương tiện truyền thông đại chúng phổ biến và có sức mạnh đặc biệt, khó có phương tiện truyền thông nào sánh được Với những chương trình phong phú và hấp dẫn từ thời sự, tin tức đến các chương trình thể thao, trò chơi - truyền hình đã và đang trở thành phương tiện truyền thông không thể thiếu đối với mỗi gia đình
Ở Việt Nam, truyền hình ra đời khá muộn so với nhiều nước trên thế giới Ở miền Nam Việt Nam năm 1962, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã bắt đầu xây dung một đài truyền hình theo hệ FCC Đài này bắt đầu hoạt động từ năm 1966, chủ yếu là để phục vụ cho đội quân viễn chính của Mỹ và cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam
Ở miền Bắc, do phải thực hiện cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc nên
'sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, nhà nước ta đã thành lập một
xưởng sản xuất phim truyền hình nhằm sản xuất một số chương trình truyền hình để thông qua đài truyền hình của Liên Xô, Trung Quốc và Cu Ba phát sóng giới thiệu với nhân dân thế giới về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân đân Việt Nam
Ngày 07 - 09 - 1970, chương trình truyền hình đầu tiên được phát thí nghiệm tại số 58 phố Quán Sứ - Hà Nội Đến ngày 07 - 05 - 1976, Đài Truyền hình Việt Nam bắt đầu phát sóng chính thức hàng ngày ban đầu có thời lượng từ 3 đến 4 tiếng 1 ngày Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, truyền hình
nước ta đã có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng Ngoài Đài
Trang 12phóng viên, biên tập viên hàng ngày cung cấp những thông nhiều chiều, những chương trình phong phú hấp dẫn phục vụ nhu cầu của công chúng trong cả nước và kiểu bào đang sinh sống Ở nước ngoài
Như vậy, so với các loại hình báo chí khác, báo hình ở Việt Nam xuất hiện khá muộn Tuy vậy, với sự phát triển mạnh mế của khoa học kỹ thuật, truyền hình ngày càng phát huy thế mạnh trong công tác tuyên truyền Chất lượng chương trình không ngừng được nâng cao, số lượng các kênh truyền hình, đài truyền hình ngày càng nhiều đã từng bước đáp ứng nhu cầu của đông đảo công chúng trong xã hội
1.1.1.2 Một số khái niệm về truyền hình
Nếu như báo viết chuyển tải thông tin đến công chúng bằng chữ viết và hình ảnh tĩnh, phát thanh sử dụng âm thanh và tiếng động thì truyền hình lại sử dụng hình ảnh động và âm thanh để chuyển tải thông tin đến cho công chúng Nếu so sánh với các loại truyền thông đại chúng khác, truyền hình sử dụng tổng hợp tất cả các loại thông tin có trong báo, phát thanh và phim ảnh Khi so sánh truyền hình với phát thanh, tác giả G.V Cuđơnhexôp trong tác
phẩm: Báo chí truyền hình tập 1 đã đưa ra một ví dụ minh hoạ cụ thể:
“Tai một đài truyền hình của Đức, phương pháp cùng một lúc phát sóng
tất cả những cuộc đối thoại về các để tài chính trị trên cả sóng phát
thanh và truyền hình được gọi là “ Cốc bia buổi sáng”, và trước mặt những người tham gia chương trình này có những cốc bia Tuy nhiên, thính giả của đài phát thanh thì không nhìn thấy những cốc bia ấy, cũng như không nhìn thấy mặt những người tham gia chương trình, họ chỉ nghe thấy âm thanh của những cuộc trao đổi mà thôi Rõ ràng, sự tác động về cảm xúc của chương trình phát thanh lên người nghe yếu hơn nhiều so với sự tác động của chương trình truyền hình Phát thanh
Trang 1310
chung có thể xem xét - trong sự phong phú lớn nhất và trong sự Tuyệt
diệu - những tác phẩm bất tận của thiên nhiên, còn tai là con đường thứ
2” Đó là quan điểm của hoa sỹ - nhà tư tưởng vĩ đại Lêôna de Vincl Những nghiên cứu ngày nay đã hoàn toàn chứng thực nhận định này của ông “Hơn một nửa khối lượng thông tin đến với con người thông qua thị giác ” Điều này cho thấy những ưu thế vượt trội của truyền hình so với các loại hình báo chí khác [4]
Là một loại hình phương tiện truyền thông đại chúng, truyền hình
chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh Thuật ngữ Television bắt nguồn từ hai từ tele có nghĩa là ở xa và vision là thấy được, tức là ”/hấy được ở xa” Thực chất, cội nguồn trực tiếp của truyền hình là điện ảnh Chính điện ảnh đã cung cấp cho truyền hình những ý tưởng, gợi ý đầu tiên về một phương thức truyền thông cũng như một kho tàng những phương tiện biểu hiện phong phú, có sức thuyết phục mạnh mẽ, làm cơ sở cho truyền hình có thể thích ứng nhanh chóng với những đặc trưng kỹ thuật riêng của mình
Về kỹ thuật, truyền hình được thực hiện theo nguyên lý cơ bản sau: Hình ảnh về sự vật được máy ghi hình biến đổi thành tín hiệu điện trong đó mang thông tin về độ sáng tối, màu sắc Sau khi được xử lý khuếch đại, tín hiệu hình được truyền đi trên máy truyền hình bằng máy phát sóng hoặc hệ thống dây dẫn Tại nơi nhận, máy thu hình tiếp nhận tín hiệu rồi đèn hình để biến đổi ngược từ tín hiệu hình thành hình ảnh trên màn hình Phần âm thanh cũng được thực hiện theo một nguyên lý tương tự như thế rồi đưa ra loa Qua
đó có thể hiểu truyền hình là chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm
Trang 1411
làm sáng rõ hơn về hình thức và làm phong phú hơn về các khía cạnh, bình điện, đường nét sinh động
Nếu lấy mục đích ra làm tiêu chí để xem xét, người ta có thể chia
truyền hình thành các loại: Truyền hình thương mại, truyền hình giáo dục, truyền hình công cộng Nếu lấy kỹ thuật làm tiêu chí thì truyền hình có ba loại chính đó là: Truyền hình sóng, truyền hình cáp và truyền hình kỹ thuật số Nói đến truyền hình ta phải nói đến sự chuyển tai thong tin bằng hình ảnh và âm thanh Sản phẩm truyền hình làm ra là sự kết tỉnh trong lao động cả một tập thể Quá trình sáng tạo tác phẩm truyền hình cũng bao gồm nhiều công đoạn khác nhau Chính vì lẽ đó, mà truyền hình luôn đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hoà giữa hình ảnh và âm thanh Nếu thiếu một trong 2 yếu tố này sẽ không thể tạo nên một sản phẩm truyền hình hoàn chỉnh
1.1.1.3 Đặc thù của truyền hình
Với những ưu thế về hình ảnh và âm thanh, diện phủ sóng lớn nên truyền hình có khả năng tác động đến tất cả các tầng lớp công chúng rộng rãi nhất, thậm chí đến tận các đối tượng nằm bên ngoài ảnh hưởng của các loại hình báo chí khác Khả năng đó là do những đặc điểm bản chất vật lý của truyền Hình Những đặc điểm ấy quyết định tính chất đặc thù của truyền hình với tư cách là phương tiện tạo ra và chuyển tai thong tin
Thứ nhất đó là khả năng của những dao động điện từ, mang tín hiệu truyền hình được máy thu hình tiếp nhận, xâm nhập vào mọi điểm không gian
Đó là khả năng hiện điện khắp mọi nơi của truyền hình
Trang 1512
truyền hình được cảm thụ trực tiếp bằng cảm giác, vì vậy tiếp nhận được số công chúng rộng rãi nhất
Thứ ba đó là khả năng thông tin đưới hình thức âm thanh - hiển thị về hành động về sự việc: ““Vào đúng thời điểm không lặp lại của chính thời điểm diễn ra sự việc đó” (Anhxtanh) Thực tế hiện nay, nhiều chương trình truyền hình được phát trực tiếp, mọi sự kiện điễn ra trong và ngoài nước đều được ghi hình trực tiếp đưa lên màn ảnh đến với khán giả xem truyền hình Toàn bộ chương trình truyền hình diễn ra cùng một lúc, song song với sự vận động cuộc sống Chính tính trực tiếp này đã cho thấy ưu thế vượt trội của truyền hình so với các loại hình báo chí khác
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, để đọc một tờ báo ta phải đi mua, lên mạng truy cập các trang tin tức chúng ta phải có máy vi tính, trong khi đó, máy thu hình đã và đang trở thành một vật dụng phổ biến trong
mỗi gia đình, điều này cho thấy khả năng tiếp cận tự do đến từng nhà của truyền hình Có nhiều người cho rằng, truyền hình đang lấy mất thời gian của
công chúng, nhưng chúng ta hãy thử tưởng tượng một ngày không bật tivi, không xem một chương trình truyền hình thì cuộc sống sẽ ra sao Bởi truyền hình không chỉ là một phương tiện chuyển tải thông tin phong phú mà còn là phương.tiện cung cấp các dịch vụ giải trí, giúp công chúng thư giãn sau những giờ lao động vất vả
Trang 16những phóng viên cố định, mà phong cách của họ thu hút được cảm tình và lòng tin của khán giả
Với những đặc thù riêng có thể hiện sự vượt trội so với các loạt hình báo chí khác, truyền hình đã có tác động to lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội Đối với lĩnh vực đặc thà như lao động tại các làng nghề thì thế mạnh của truyền hình được phát huy một cách tối äa Những sản phẩm đẹp, không gian äa dạng, hình ảnh phong phú, tiếng động nhiều âm sắc là đặc trưng của các làng nghề Những đặc trưng này chỉ có truyền hình với thế mạnh về hình ảnh và âm thanh mới có thể chuyển tải hết được hiện thực cuộc sống trong các làng nghề đến với công chúng Điều này, đối với báo viết hay phát thanh không thể thực hiện được
1.1.1.4 Xu thế phát triển của truyền hình
Trang 1714
Tuy nhiên, điều này khơng hồn tồn có nghĩa là hình thức truyền hình phát sóng như hiện nay sẽ không tồn tại nữa mà sự ra đời của các phương tiện trên không chỉ là sự cạnh tranh, mà nó còn bổ xung cho nhau, kích thích sự phát triển của nhau Đây là sự phát triển tất yếu của công nghệ truyền hình Bởi trong cuộc sống xã hội đang phát triển như hiện nay, công chúng không thể bằng lòng với những gì đang có mà luôn muốn được nghe, được xem những chương trình truyền hình tiện dụng nhanh chóng và biện đại hơn
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, kỹ thuật làm truyền hình không ngừng tiến xa từng bước tiếp cận một cách nhanh nhất cuộc sống hiện thực, đáp ứng nhu cầu của công chúng Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung cũng có xu hướng phát triển mới, đó là sự hình thành các tập đoàn truyền thơng Những tập đồn này được xây dựng trên cơ sở sát nhập của các cơ quan báo chí khác nhau, thực hiện một lúc nhiều chức năng khác nhau Từ làm báo hình, báo nói, báo viết đến việc in ấn, xuất bản, phát hành cùng một loạt các dịch vụ khác Sự hình thành của những tập đoàn truyền thông sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tác động của truyền thông đối với đời sống xã hội, điều này cũng tạo sự thống nhất trong công tác tuyên truyền, vận động
1.1.2 Truyền hình với đời sống xã hội
Truyền thông là hoạt động gắn liên với quá trình phát triển của xã hội
loài người, nó có vai trò vô cùng quan trọng, là một trong những yếu tố hàng đầu làm cho con người tự nhiên trở thành con người xã hội và thúc đẩy xã hội
phát triển không ngừng Xã hội càng phát triển, càng tạo ra các điều kiện
thuận lợi cho sự mở rộng nhu cầu, quy mô, tăng cường tính đa dang va hiệu quả của hoạt động truyền thông Ngày càng có nhiều người tham gia vào các giao tiếp xã hội, điểu kiện đó khiến cho truyền thông trực tiếp giữa các cá nhân với nhau không thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và đòi hỏi của xã hội -
Như vậy, chúng ta có thể định nghĩa: “Truyền thông đại chúng là
Trang 1815
Sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng gắn liên với
sự phát triển của khoa học kỹ thuật Với sự phát minh của máy ¡n, loại hình báo ¡n đã ra đời và phát triển mạnh trong mội thời gian dài Đến khi báo ảnh, báo phát thanh cùng truyền hình ra đời đã tạo ra những kênh truyền thông mới không chỉ đáp ứng nhu cầu giao tiếp của con người mà còn là kênh thông tin quan trọng có tác động rất lớn đến đời sống xã hội
Hiện nay, bên cạnh các phương tiện truyền thông nêu trên, còn có báo Internet (báo mạng) cho thấy sự phát triển hết sức đa dạng của các phương tiện truyền thông đại chúng Vai trò quan trọng của các phương tiện truyền thông đại chúng thể hiện ở chỗ, nếu như các phương tiện truyền thông tuyên truyền
đúng sự thật, phục vụ xã hội thì sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội phát
triển Ngược lại nếu không thực hiện đúng chức năng của mình sẽ làm kìm
hãm sự phát triển của xã hội gây dư luận xấu, làm mất ổn định xã hội Chính
vì vai trò hết sức quan trọng như vậy, hầu hết các nước trên thế giới đều coi trọng, quan tâm đến các phương tiện thông tin đại chúng coi đây là công cụ
tuyên truyền hiệu quả phục vụ cho sự phát triển ổn định của một thể chế chính
trị Truyền hình trong hệ thống các phương tiện tin đại chúng theo đánh giá của các nhà chuyên môn có một vị trí và vai trò vượt trội so với các loại hình báo chí khác do các yếu tố về hình ảnh, âm thanh
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng trong đó có truyền hình có tác động vô cùng to lớn đến đời sống xã hội Nó không chỉ tạo dư luận xã hội mà còn góp phần định hướng dư luận xã hội, tạo phản ứng tích cực hoặc tiêu cực trong công chúng Không chỉ có vậy, truyền thông đại chúng hiện nay còn là phương tiện tuyên truyền hữu hiệu nhất của các nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội Tác động
của nó không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin, mà còn là kênh chuyển
tải những tri thức khoa học, cung cấp những dịch vụ giải trí vô cùng hấp dẫn Xuất hiện từ đầu thế ky thứ XX, sự ra đời của truyền hình đã làm cho các loại hình báo chí không chỉ tăng về số lượng mà còn nâng cao cả về chất
Trang 1916
lượng Từ những buổi đầu sơ khai, trải qua gần 1 thế ký, với sự phát triển vũ
bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, ngày nay truyền hình đã trở nên hết sức tình vị và hiện đại, có sức mạnh to lớn trong việc tác động thế giới, mở ra một chân trời mới đầy sức hấp dẫn đối với con người, giáo đục con người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
Nói về vai trò của truyền hình đối với đời sống xã hội, tác giả G.V Cuđơnhexôp trong tác phẩm: Báo chí truyền hình tập 1 đã đưa ra 7 chức năng
cơ bản của truyền hình đó là: - - Chức năng thông tmn - - Chức năng văn hóa giáo dục - _ Chức năng hội nhập - - Chức năng xã hội - sư phạm - Chức năng tổ chức - _ Chức năng giảng dạy - - Chức năng giải trí [ 4]
Còn PGS TS Tạ Ngọc Tấn trong tác phẩm truyền thông đại chúng đã
đưa ra những chức năng cơ bản của truyền thông đại chúng trong đó có truyền i
hinh nhu sau: |
- Chức năng tư tưởng
- Chức năng giám sát và quản lý xã hội Le
- Chức năng hội nhập h
- Các chức năng kinh doanh, giải tri va dich vu.[30] , Trong tác phẩm: Cơ sở lý luận báo chí truyền thông của khoa báo chí Ễ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn lại chia chức năng của báo chí thành
Trang 2017
- Nhóm chức năng tư tưởng - Nhóm chức năng quản lý
- Nhóm chức năng phát triển văn hoá và giải trí
Nếu phân tích so sánh các chức năng của truyền thông đại chúng trong đó có truyền hình, có thể thấy cách phân chia đều tương tự như nhau, có khác chăng là tác giả G.V Cudơnhexôp đã phân chia nhỏ các chức năng của truyền hình trong các nhóm chức năng mà các nhà nghiên cứu lý luận báo chí của Việt Nam đã nêu Đối với báo chí cách mạng Việt Nam, thì chức năng tư tưởng có ý nghĩa và vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của cả sự nghiệp cách mạng Như Lênin đã từng viết:
“Vai trò của tờ báo không phải chỉ đóng khung ở chỗ phổ biến tư tưởng, giáo dục chính trị và thu hút những đồng minh chính trị Tờ báo không
chỉ là người tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể mà còn là người tổ
chức tập thể Về ý nghĩa cuối cùng này có thể ví tờ báo là những cái giàn giáo được dựng nên chung quanh toà nhà đang xây dựng, nó vạch rõ chu vi của công trường làm cho những người thợ xây dựng dễ đàng liên hệ với nhau, giúp họ phân phối công việc và nhận xét những kết quả chung do lao động và tổ chức đã đạt được” [24, tr 12 - 13]
Bất kỳ xã hội nào cũng nhất thiết phải tiến hành công tác tư tưởng Đối với chế độ xã hội xây dựng theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công tác tư tưởng càng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng Bởi cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng đồi hỏi sự tự giác cao dựa trên nhận thức sâu sắc về quy luật lịch sử và con đường phát triển của xã hội loài người
Chức năng tư tưởng được thực hiện theo các phương hướng đó là: hướng dẫn và hình thành dư luận xã hội tích cực đúng đắn trên cơ sở thông tin nhanh chóng, đầy đủ và phong phú về các sự kiện thời sự, những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội Dư luận xã hội phản ánh nhận thức của nhân dân trước những
Trang 2118
sự kiện thời sự Dư luận xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự ổn
định chính trị - xã hội - một điều kiện sống còn cho sự phát triển xã hội Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay của đất nước ta, chức năng này còn đặc biệt quan trọng trong cuộc đấu tranh tư tưởng chống âm mưu “dién biến hoà bừùnh” của các thế lực thù địch Bằng chiến lược diễn biến hoà bình, hiện nay các thế lực thù địch đang tìm mọi cách sử dụng các phương tiện truyền thông với thiết bị hiện đại tập trung tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ nhằm chống phá cách mạng nước ta - thành quả mà cả dân tộc Việt Nam đã phải hy sinh biết bao xương máu mới giành được
Chức năng thông tin là thế mạnh của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng So với các phương pháp truyền thông khác, nó chính là bản chất của báo chí Bằng thông tin, báo chí tác động đến đông đảo công chúng trong xã hội, gốp phần tạo dư luận và định hướng dư luận Các hãng thông tấn, các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình cũng lấy thông tin làm thước đo để cạnh tranh, khẳng định ảnh hưởng của mình Việc thu thập đều đặn thông tin xã hội đã trở thành điều kiện cần thiết trong việc tham gia đầy đủ vào cuộc sống hiện đại Những chương trình tin tức gồm những phóng sự, các thông tin về những gì diễn ra trên thế giới hoặc trong khu vực phủ sóng của một đài truyền hình nào
đó trong những giờ sau cùng đều là điểm tựa của mạng lưới truyền hình thường
nhật Trên thực tế hiện nay, các đài truyền hình đều coi các bản tin là mũi nhọn, khẳng định ưu thế của truyền hình so với các thể loại khác Những tin tức khắp nơi trong cả nước có thể được truyền về trực tiếp hoặc tức thì ngay sau khi diễn
ra sự kiện đã giúp khán giả như bắt nhịp cùng sự kiện
Với sự hỗ trợ đắc lực của khoa học kỹ thuật, chức năng thông tin ngày càng được đề cao đối với báo chí Có những sự kiện vừa diễn ra, thậm chí đang diễn ra đã đến được với công chúng thông qua các chương trình trực tiếp Như sự kiện vụ khủng bố 11/09/2001 tại Mỹ, chỉ sau khoảng 30 phút, các hãng truyền thông lớn trên thế giới đã loại bỏ những chương trình thường nhật để dành sóng phát đi sự kiện này Ngay lập tức, sự kiện đã thu hút SỰ quan
Trang 2219
tâm, bình luận đánh giá của toàn thế giới Đó là do yêu cầu tất yếu của cuộc sống hiện đại vừa khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của truyền hình đối với đời sống xã hội
Bên cạnh đó, ở các mức độ khác nhau, mọi chương trình truyền hình đều đưa người xem tiếp cận văn hoá từ phong cách ứng x ử giao tiếp của người dẫn chương trình đến các chương trình khoa học - giáo dục, những vở kịch truyền hình, phim truyện đề cập đến mọi mặt của đời sống xã hội không chỉ riêng ở một quốc gia mà còn ở các nước trên thế giới Với việc đọc báo, xem truyền hình và nghe một chương trình phát thanh, chỉ ngồi ở nhà, chúng ta có
thể hiểu được nền văn minh Ai Cập cổ đại, khám phá lòng đại dương, hay
nghiên cứu các hành tinh bên ngoài trái đất
Khả năng của truyền hình là có thể thu hút nhiều người ở các nước
khác nhau, thuộc các đối tượng khác nhau cùng xem một chương trình, đây là bằng chứng nói đến tính cộng đồng Cộng đồng được truyền hình hướng vào càng lớn và càng đa dạng thì các chương trình truyền hình càng phải tìm ra những giá trị chung đối với tất cả khán giả, không phân biệt đối xử ai kể cả
các đặc điểm dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi Đạt được điều này chính là truyền
hình đã thoả mãn nhu cầu của từng khán giả muốn hội nhập mình với toàn thể
cộng đồng trên thế giới
Trong bất kỳ một chế độ xã hội nào, để duy trì quyền lực của đẳng cầm
Trang 23chữa Chính điều này mà ở các nước tự bản, người ta coi báo chí là quyền lực thứ tư chỉ sau hiến pháp, tư pháp và hành pháp - nó cũng chính là biểu hiện của chức năng quản lý và giám sát xã hội của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng
Sau vụ án tham nhũng tại PMU18 thuộc Bộ Giao thông Vận tải, cùng một loạt các vụ tham ô tham nhũng khác được đăng tải đều đặn trên các
phương tiên thông tin đại chúng Một mặt nó thể hiện thái độ không khoan
nhượng, kiên quyết loại trừ tham nhũng của Đảng và nhà nước ta, mặt khác nó phản ánh một đòi hỏi nóng bỏng của xã hội trước những biểu hiện, hành vị tham nhũng tiêu cực, biểu hiện xuống cấp đạo đức của một bộ phận cán bộ đang trở thành nguy cơ đe doạ, ảnh hưởng xấu đến công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Trong các vụ án này, nếu không có các phương tiện thông
tin đại chúng đăng tải kịp thời và tham gia đấu tranh thì chắc chấn sẽ không tạo được phản ứng tích cực trong nhân dân, có thể dẫn đến hiểu lầm, sai lệch
do những thông tin sai lệch khác mang đến Điều này cho thấy vai trò hết sức quan trọng của báo chí đối với đời sống xã hội với chức năng giám sát và quản lý xã hội của mình
Trong xã hội hiện đại, truyền hình cùng với các sản phẩm báo chí khác không chỉ đóng vai trò cung cấp thông tin và địch vụ giải trí mà còn là một sản phẩm hàng hoá đặc biệt thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp thông qua việc đăng tải quảng cáo trên các chương trình Đây đang được coi là hướng phát triển mới và mạnh mẽ của truyền hình so với các loại hình báo chí khác Thực tế là đã có nhiều đài truyền hình đã tự hạch toán được thu chi nhờ đăng phát quảng cáo Tuy nhiên để làm được điều này, thì các chương trình phát sóng phải hay và hấp dẫn mới thu hút được khán giả xem truyền hình Đây cũng vừa là yêu cầu, vừa là đòi hỏi cấp thiết trong quá trình phát triển của truyền hình trước sự cạnh tranh gay gắt của các loại hình báo chí khác đặc biệt là báo mạng điện tử
Trang 24
21
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các phương tiện truyền thông đại chúng trong đó có truyền hình ngày càng đóng vai trò to lớn đối với đời sống xã hội Vai trò này được thể hiện qua các chức năng riêng mà không phải các hình thức truyền thông nào cũng có thể khó được Đó là khả năng thông tin nhiều chiếu, tác động trực tiếp và đồng thời đến đại bộ phận công
chúng trong xã hội Qua đó, tạo thành dự luận xã hội dẫn đến sự thay đổi
trong hành vị Bên cạnh đó, các chương trình được đăng tải trên truyền hình, các bài viết trên các báo còn là tài liệu quý giúp người dân tìm hiểu, học tập nâng cao kiến thức trình độ Chỉ thông qua các phương tiện truyền thông mà cùng một lúc nhiều người có thể cùng theo đối một chương trình, đọc một bài báo tạo khả năng hoà nhập những cá nhân riêng rế thành một công đồng rộng lớn cùng quan tâm đến một vấn đề của xã hội Nếu như Đảng và Nhà nước có những chủ trương chính sách phù hợp cả trong quản lý, cũng như lãnh đạo, định hướng thì các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ ngày một phát triển, phát huy vai trò của mình trong việc góp phần thúc đẩy mọi mặt
đời sống xế hội
_1.1.3 Truyền hình với phát triển kinh tế
Đánh giá sự phát triển của các quốc gia, các nhà nghiên cứu thường
quan tâm đến mức thu nhập tổng sản phẩm quốc dân, thu nhập của tính trên
đầu người, đây cũng chính là thước đo đánh giá sự phát triển của nền kinh tế
Chính vì vậy, đối với mỗi quốc gia vấn đề phát triển kinh tế luôn là nhiệm vụ
và mục tiêu trọng tâm xuyên suốt
Ở Việt Nam, qua 20 năm đổi mới đất nước ta đã thu được rất nhiều
thành tựu trong phát triển kinh tế Chỉ tính trong năm năm trở lại đây, tổng sản
phẩm trong nước GDP tăng bình quân 7,51% Để đẩy mạnh sự nghiệp Cơng
nghiệp hố - Hiện đại hoá đất nước, trong chính sách phát triển kinh tế Đẳng ta đã đề ra mục tiêu:
Trang 25
“Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiện và hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế xã hội”[12]
Để thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra, phải huy động sự vào cuộc đồng
bộ và chặt trế của toàn xã hội Sự phát triển của nền kinh tế có tác động hết sức to lớn đến sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng Điều này được
- thể hiện rõ nhất trong việc đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ quan báo
chí Sự phát triển đó cũng là nguồn đề tài vô tận để báo chí khai thác, tìm hiểu
thông qua đó thu hút sự quan tâm của toàn xã hội Ngược lại, trong những năm qua, báo chí Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy
nền kinh tế phát triển Đó là sự hướng dẫn dư luận, góp phần đổi mới tư duy
kinh tế, mặc khác, báo chí còn cung cấp thông tin, kiến thức về kinh tế, đồng
thời cổ vũ, động viên các tổ chức, cá nhân phát triển kinh tế
So với các loại hình báo chí khác, truyền hình có nhiều thế mạnh cả về hình ảnh lẫn âm thanh Nhất là trong những năm gần đây, đời sống kinh tế của
người dân ngày một phát triển, lượng máy thu hình phát triển nhanh chóng
trong các gia đình thì vai trò của truyền hình ngày càng được khẳng định, đặc
biệt là trong lĩnh vực phát triển kinh tế
Trước hết, truyền hình đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước trong lĩnh vực phát triển kinh tế, giúp nhân dân trong cả nước hiểu rõ và thực hiện tốt Từ việc tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức, tạo nên dư luận xã hội góp phần làm thay đổi hành vi của mỗi cá nhân trong xã hội Điều này chúng ta thấy rõ nhất qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
Trang 26với việc chuyển nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Với sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, Đảng ta đã từng bước đưa đất nước ta thoát khỏi khó khăn và đạt những thành tựu vượt bậc trong phát triển kinh tế xã hội Không chỉ có vậy, báo chí còn là kênh chuyển tải những thông tin từ nhân dân và các doanh nghiệp, kịp thời phát hiện ra những bất cập trong việc thực hiện chính sách,
giúp Đảng và Nhà nước có sự điều chỉnh kịp thời Điều này cũng được khẳng
định qua việc làm ăn không hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước Dưới tác động của dư luận xã hội và các cơ quan báo chí, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các chỉ thị, nghị quyết chỉ đạo cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước - một giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp này phát triển, giảm bớt sự trợ cấp của Nhà nước
Phát triển kinh tế luôn ẩn chứa nhiều bất trắc nếu như chúng ta không
có khả năng dự báo sự phát triển của từng lĩnh vực trong khu vực cũng như trên thế giới Chính vì lẽ đó, cùng với sự nghiên cứu của các cơ quan chức năng, báo chí trong đó có truyền hình còn làm tốt công tác dự báo những biến động của kinh tế thế giới cũng như trong nước để Nhà nước và các doanh nghiệp có sự điều chỉnh kịp thời Những dự báo về sự tăng giá xăng đầu, tăng giá vàng dẫn đến sự tăng giá chung của thị trường giá cả được đăng tải trên
báo chí thời gian qua đã nói rõ điều đó
Cùng với việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong những năm qua, báo chí còn góp phần đẩy mạnh công tác khuyến công, khuyến nông, lâm nghiệp Có thể nói, chức năng giáo dục đã được truyền hình thực hiện tốt thông qua các chương trình khoa giáo dạy nghề, cùng nhiều chương trình giới thiệu những tấm gương cá nhân, doanh nghiệp làm ăn giỏi đã góp phần nhân rộng các điển hình này trong phạm vi cả
nước
Trang 2724
Những năm qua, báo chí nói chung và truyền hình nói riêng đóng góp tích cực thông qua các bài viết, chương trình đề cập đến những vấn đề bất cập
trong quản lý phát triển kinh tế như sự đổ vỡ và làm ăn kém hiệu quả của hệ
thống các hợp tác xã ở cơ sở; tình trạng bảo hộ doanh nghiệp dẫn đến sự ÿ lại, làm thiệt hại cho Nhà nước và người tiêu dùng Chức năng này còn được khẳng định rõ hơn thông qua việc phát hiện và tố cáo nhiều hành vi sai phạm như: trốn thuế, tham ô, tham nhũng của các doanh nghiệp và những người
đứng đầu các doanh nghiệp đó Có thể kể đến một số vụ việc nổi cộm trong
thời gian gần đây như: Tham ô tài sản của các quan chức PMU 18, những sai phạm của các Tổng Công ty Than, Hàng không, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thông qua các bài viết, chương trình phát thanh - truyền hình, báo chí đã góp phần cùng các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý hàng trăm đối tượng phạm tội và giúp Nhà nước chấn chỉnh kịp thời hoạt động của các đơn vị, doanh nghiệp sai phạm
Trong tuyên truyền về phát triển kinh tế, báo chí trong đó có truyền hình không chỉ tập trung phản ánh lĩnh vực công nghiệp, nông lâm nghiệp,
thuỷ sản mà còn dành nhiều thời lượng tuyên truyền phát triển tiểu thủ công
nghiệp ở các địa phương, đặc biệt là sự phát triển của các làng nghề truyền thống
Làng nghề - nơi giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn; nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá của dân tộc cùng nhiều phong tục tập quán tốt đẹp chính là nguồn đề tài hấp dẫn để báo chí tập trung khai thác Và thực
tế trong những năm qua, báo chí đã không chỉ tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về làng nghề mà còn thực hiện tốt công tác khuyến công, dạy nghề; phát hiện, nhân rộng các điển hình nhân tố mới, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong phát triển làng nghề như: Những khó khăn trong đầu ra cho sản phẩm, vấn đề thiếu vốn, tình trạng ô nhiễm môi trường, sức khoẻ người thợ làng nghề
Trang 2825
Trong thời kỳ bùng nổ thông tin như hiện nay, báo chí trong đó có truyền hình đã có vai trò và tác động hết sức to lớn trong đời sống xã hội Sự phát triển của báo chí cùng các lĩnh vực khác là thành quả phát triển của nền kinh tế Kinh tế phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí phát triển và ngược lại báo chí cũng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nên kinh tế Điều đó được thể hiện qua việc báo chí tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế Đồng thời, báo chí cũng làm tốt công tác khuyến công, dạy nghề và thực hiện chức năng giám sát và quản lý kinh tế thông qua việc dự báo sự phát triển kinh tế, phát hiện kịp thời những sai phạm của các doanh nghiệp
Đối lĩnh vực làng nghề truyền thống, báo chí nói chung đặc biệt là báo, đài Phát thanh - Truyền hình các địa phương đã có những đóng góp hết sức quan trọng Những bài viết, chương trình phát thanh truyền hình những năm qua không chỉ khẳng định vai trò của làng nghề, chỉ ra những hạn chế mà còn
chỉ ra những hướng đi mới để làng nghề phát triển vững chắc
1.2 Làng nghề truyền thống
1.2.1 Khái niệm
Luôn luôn đổi mới trong tư duy, sáng tạo trong công việc và cuộc sống đó là phẩm chất riêng và là sự phân biệt rõ ràng nhất giữa con người và con vật Ngay từ thời nguyên thuỷ, con người đã sáng tạo ra những vật dụng đơn giản như các công cụ đồ đá để phục vụ đời sống sinh hoạt thiết yếu hàng ngày Khi nhu cầu của xã hội tăng lên, con người đã thay thế các công cụ đồ đá bằng các đồ sắt, đồ đồng Xã hội ngày càng có nhu cầu sử dụng phổ biến những công cụ này đã tạo điển kiện cho sự ra đời của một nghề Nghề này
không chỉ do một người làm mà có sự tham gia của nhiều người, đây là tiền đề
cho sự ra đời của nghề truyền thống
Trang 2926
Cũng theo nhà nghiên cứu Bùi Văn Vượng thì: “Nghề thủ công là nghề
sản xuất chủ yếu bằng tay và công cụ đơn giản, với con mắt và bộ óc sáng tạo
của nghệ nhân” [39, tr 13]
Học giả Vũ Khiêu cho rằng:
“Qua các nghề thủ công, cha ông ta không những để lại những kinh nghiệm quý báu mà còn nêu lên một tấm gương lao động cần cù, khéo
léo sáng tạo để khắc phục mọi khó khăn, phát triển ngành nghề, tạo ra
những sản phẩm làm vẻ vang cho đất nước chúng ta.” [38, tr 6]
Lao động tiểu thủ công nghiệp là một dạng lao động thích hợp cho từng hộ gia đình Sự hình thành một nghề mới ở làng thường theo quy luật là từ một
hộ gia đình nào đó biết nghề sẽ truyền dạy cho con cháu, họ hàng trong dòng
tộc, chủ yếu bằng phương thức truyền nghề trực tiếp Một khi hoạt động của nghề này mang lại lợi ích kinh tế cao, muốn hay không muốn các hộ khác trong làng thông qua các mối quan hệ ruột thịt, láng giềng cũng học cho được nghề đó Khi số hộ trong làng làm nghề ngày càng nhiều thì nghề đó trở thành phổ biến trong làng - chính từ yếu tố này là khởi nguồn của việc hình thành
các làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống là một thực thể vật chất và tỉnh thần tồn tại cố định của một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống Vì thế, mỗi nghề truyền thống đều được bảo tồn hoạt động, phát triển ở một làng nghề, một cụm làng nghề, vùng nghề trong cả nước Có được điều này là do tính lan toả và sức sống mãnh liệt của nghề thủ công lâu đời của nước ta, cũng như bất cứ đân tộc nào khác ở phương Đông
Làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công, ở đấy không nhất thiết tất cả người dân trong làng đều làm nghề Bởi trên thực tế, người thợ làm nghề nhiều trường hợp cũng đồng thời là người làm nghề nông Nhưng yêu cầu chuyên mơn hố cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng quê mình hay ở làng nghề, phố nghề Khi nói đến một làng
Trang 3027
nghề thủ công truyền thống, ta không thể chú ý các mặt đơn lẻ, mà phải chú
trọng đến nhiều mặt, trong cả không gian và thời gian Tức là phải quan tâm đến tính hệ thống, toàn diện của làng nghề đó Trong đó có các yếu tố quyết định là nghệ nhân, sản phẩm, kỹ thuật sản xuất và thủ pháp nghệ thuật
Có thể hiểu, làng nghề truyền thống là rung tâm sản xuất các sản
phẩm truyền thống, nơi quy tụ nhiều nghệ nhân và có nhiều hộ gia đình cùng nhau sản xuất một sản phẩm với nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau Nghề truyền thống ở các làng nghề không chỉ tạo nhiều việc làm mà còn đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế địa phương
1.2.2 Lịch sử phát triển của làng nghề truyền thống
- Trong một lần đến thăm Việt Nam, sau khi tiếp xúc với những sản phẩm của làng nghề truyền thống và gặp gỡ những người thợ thủ công khéo léo ở một số vùng, một vị khách nước ngoài đã phải thốt lên Các bạn Việt Nam có những đôi tay vàng Đây không phải là một nhận xét cá biệt duy nhất về vấn đề này mà đã từ bao đời nay, tiếng tăm và tài năng sáng tạo của người
thợ thủ công Việt Nam đã vượt ra khỏi biên giới Những sản phẩm nổi tiếng từ
bức tranh thêu đến tấm lụa làng Vân, đến những chiếc nón bài thơ mang đậm tâm hồn và bản sắc Việt Nam Nhiều thế kỷ đã trôi qua, nhưng thời gian chỉ càng tô đậm thêm mãi truyền thống cần cù, sáng tạo, thông minh của người dân Việt Nam Với bàn tay và khối óc sáng tạo của mình, những người thợ thủ công Việt Nam đã biến những sản phẩm sẵn có trong thiên nhiên thành trăm
ngàn sản phẩm truyền thống Những sản phẩm này không chỉ có giá trị về mặt
kinh tế, mà còn mang ý nghĩa tinh thần to lớn
Cha ông ta, ngay từ thời kỳ Hùng vương đã không chỉ chăm lo về hai
mặt chống giặc và cày ruộng, để đảm bảo một cách chủ động đời sống no đủ của mình Với ý thức xây dựng một xã hội văn minh, chúng ta đã có một chế độ chính trị xã hội hoàn chỉnh, với những phong tục tập quán tốt đẹp và một
Trang 31
28
nền văn hoá, nghệ thuật phát triển khá cao Trong hoàn cảnh ấy thì sự ra đời và phát triển của các ngành nghề thủ công là một tất yếu lịch sử Nó vừa đánh dấu sự phát triển của xã hội Việt Nam cổ đại, vừa nói lên truyền thống tự lập, tự cường của dân tộc ngay từ buổi đầu dựng nước
Những di vật từ thời Hùng vương đã chứng tỏ rằng cha ông ta không
chỉ sáng tạo ra những ngành nghề thiết yếu với nhu cầu ăn, ở, mặc mà còn sáng tạo ra nhiều ngành nghề phục vụ cho chiến đấu, sản xuất và mở mang đất nước Từ những mũi tên đồng, lưỡi cày bằng sắt, đến những chiếc trống đồng Ngọc - Lũ, chiếc thạp đồng Đào - thịnh với nhiều hoa văn tỉnh sảo cho thấy
nghề thủ công đã phát triển từ rất lâu đời ở nước ta
Lịch sử hình thành và phát triển của nghề truyền thống được ghi nhận dưới
muôn hình dạng, khi thì ở những câu ca dao tục ngữ, khi thì ở những truyền thuyết thần tích giầu sức tưởng tượng và bao giờ cũng ẩn dấu một cái lõi sự thực lịch sử qúy báu cần khai thác, nâng nu Riêng ở tỉnh Hà Tây, sự phát triển của làng nghề gắn liên với nhiều câu ca đao rất đối mộc mạc và thân thiết như:
“The La, lua Van, vải Canh Nhanh tay di ban, ai sành thì mua ”
Hay:
“Lua nay la lua Cổ Đô
Chính tông lụa cống các cô ưa đàng ”[ 25, tr 159]
Mỗi làng nghề lại lưu giữ trong đó những giá trị văn hoá đặc sắc từ những truyền thuyết hiện thực và hư cấu về người có công truyền nghề cho
dân làng Như ở làng lụa Vạn Phúc gắn liền với tên tuổi của bà tổ nghề Lã Thị Nga Tương truyền bà sống vào giữa thế kỷ thứ 7, thứ 8 là con một gia đình hào phú ở Cao Bằng Mội lần theo chồng đi kinh lý tới ấp Vạn Bảo (làng Vạn
Trang 32
Phúc ngày nay), thấy đất đai thơ mộng, bà xin ở lại lập ấp dạy dân trồng dâu, nuôi tằm đệt cửi, truyền lại nghề đệt lụa cho dân Vạn Phúc Còn ở làng nghề
thuê Quất Động nổi tiếng lại gắn với tên tuổi của nghệ nhân có thực là Lê
Công Hành sinh năm Bính Ngọ 1606 Truyền thuyết và hiện thực xen kế tạo
thêm nét độc đáo trong truyền thống văn hoá ở các làng nghề Truyền thống
đẹp đế đó còn được thể hiện trực tiếp hơn ở những mảnh gốm, những hiện vật đồ đồng mang những hoa văn đặc biệt mà đến nay ta vẫn có thể nhìn tận mắt, sờ tận tay mặc dù đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử
Lịch sử cũng đã chứng minh, sự phát triển của làng nghề truyền thống luôn gắn liền với sự phát triển của văn hoá và nền kinh tế Bởi những sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm văn hoá hay vật phẩm
kinh tế thuần tuý cho sinh hoạt bình thường hàng ngày Nó chính là những tác
phẩm nghệ thuật biểu trưng của nên văn hoá xã hội, mức độ phát triển kinh tế,
trình độ dân trí và đặc điểm nhân văn của một dân tộc Đồng thời, các làng nghề không chỉ đơn thuần sản xuất ra những sản phẩm hàng hố như một cái cơng xưởng Làng nghề là cả một mơi trường văn hố - kinh tế - xã hội và
công nghệ truyền thông lâu đời
Làng nghề còn là nơi lưu giữ những tỉnh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, chung đúc ở các thế hệ nghệ nhân tài năng Những sản phẩm của làng nghề có bản sắc riêng có, nhưng lại tiêu biểu và độc đáo của cả dân tộc Việt Nam Môi trường văn hoá làng nghề cũng chính là khung cảnh làng quê, với cây đa, bến nước, sân đình cùng các hoạt động lễ hội với bao phong tục, tập quán tốt đẹp chứa đựng tính nhân văn sâu sắc Truyền thống đó, từ lâu đã trở thành một bộ phận không thể thiếu và làm phong phú thêm truyền thống văn hoá Việt Nam
Làng nghề truyền thống ở Việt Nam tồn tại từ rất lâu đời Các sản
phẩm của làng nghề truyền thống không chỉ thể hiện đặc trưng của từng vùng,
Trang 33
30
miền mà còn chứa đựng nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Chính điều này là yếu tố đảm bảo để nghề truyền thống tiếp tục được duy trì và phát triển trong bất kỳ thời điểm lịch sử nào Điều này càng được khẳng định qua thực tế, xã hội càng phát triển, nhụ cầu tiêu dùng cũng như hưởng thụ của người dan càng được nâng lên Trong gia đình bất cứ người dân ở thành thị lẫn nông thôn đêu có sử dụng các sản phẩm của làng nghề truyền thống Từ đôi đũa tiện đến những đồ vật trang trí, vật dụng trong gia đình
1.2.3 Nghề truyền thống hiện nay ở Hà Táy
Hà Tây nằm ở vùng châu thổ sông Hồng có tổng diện tích đất tự nhiên
2.192,95km2, bao gồm 12 huyện và hai thị xã với tổng dân số trên 2,5 triệu
người, cư trú trải đều ở 235 xã, phường, thị trấn thuộc cả ba vùng đồng bằng, trung du và miền núi [25, tr 5] Là tỉnh liền kề với thủ đô Hà Nội, có hệ thống đường bộ, đường sông và đường sắt nối liền với các tỉnh vùng Việt Bắc, Tây
Bắc vùng ven biển, các tỉnh miền Trung, miền Nam và quốc tế Với vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi như vậy, Hà Tây sớm tiếp thu những kiến thức xã hội, khoa học kỹ thuật áp dụng nhanh vào sản xuất và đời sống xã hội Ở vùng có dân số đông, dân trí cao thì nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm hàng hố
cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khá lớn, đòi hỏi chất lượng đẹp, bền Điều
kiện ấy tạo cho người dân Hà Tây phải sáng tạo và phát triển nhiều sản phẩm hàng hoá chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội
Hà Tây từ lâu đã được mệnh danh là đất trăm nghề Trong luỹ tre làng, những người nông dân, những người thợ thủ công chăm chỉ miệt mài làm ra những mặt hàng thủ công từ đơn giản đến phức tạp, phục vụ cho cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày Ngành nghề và làng nghề ở Hà Tây rất đa dạng và phong
phú Làng nghề phần lớn là những làng có nghề cổ truyền được khôi phục và
duy trì Làng nghề mới hình thành, phát triển là do tìm được nghề phù hợp với địa phương Sản phẩm sản xuất ra phù hợp với thị trường, có kỹ thuật, kỹ năng kỹ xảo Hoạt động trong làng nghề chủ yếu là quy mô hộ gia đình, là thành
Trang 3431
viên hợp tác xã, hay các mô hình doanh nghiệp, tổ hợp sản xuất tư nhân trên diện rộng khắp cả làng, có khi cả xã như làng nghề La Phù, huyện Hoài Đức; xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên
Theo thống kê năm 2005, toàn tỉnh Hà Tây có 1460 làng thì có tới 1160 làng có nghề, chiếm 79,45%, trong đó có 219 làng được công nhận danh hiệu
làng nghề Số làng nghề mới tăng nhanh, tốc độ phát triển bình quân của làng
nghề đạt 8,84%, lao động làng nghề đạt 14,04% và giá trị sản xuất đạt 29,1% Sự phát triển của các làng nghề truyền thống không chỉ đem lại việc làm và nguồn thu nhập chính cho trên 60 % lao động ở các vùng nông thôn
Tổng giá trị sản xuất của các làng nghề nếu như năm 1996 mới đạt 716
tỷ đồng thì đến năm 2005 đã tăng lên trên 3000 tỷ đồng, với gần 10 vạn hộ tham gia sản xuất Các làng nghề của Hà Tây thu hút trên 200.000 lao động chuyên và kiêm làm nghề Thu nhập bình quân một lao động trong làng nghề đạt 4,28 triệu đồng một người một năm Giá trị sản xuất từ các làng nghề chiếm tỷ trọng trên 70% giá trị sản xuất cơng nghiệp ngồi quốc doanh và gần 40% sản lượng công nghiệp [ 28]
Nghề truyền thống ở Hà Tây cũng hết sức đa dạng và phong phú Theo thống kê của ngành công nghiệp, đến nay Hà Tây có 25 nghề thuộc 6 ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bao gồm:
- _ Ngành chế biến lương thực thực phẩm - - Ngành thủ công mỹ nghệ - chế biến lâm sản
- _ Ngành cơng nghiệp khai khống, vật liệu xây dựng - _ Ngành công nghiệp cơ khí điện
- _ Ngành công nghiệp dược phẩm, hoá chất -_ Ngành công nghiệp đệt may hàng tiêu dùng
[25]
Theo thống kê hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tây có trên 1500 doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Trong
Trang 35
Cad ta
những năm qua, nhằm thực hiện mục tiêu đưa sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trở thành ngành sản xuất mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế, tỉnh Hà
Tây đã triển khai 19 cụm công nghiệp và 52 điểm công nghiệp làng nghề Hà
Tây còn đẩy mạnh việc nhân cấy và dạy nghề mới Riêng năm 2005, toàn tỉnh đã mở được 220 lớp với khoảng 11000 học viên học các nghề may, tre, plang đan, thêu xuất khẩu, khẩm trai, sơn mài và chế biến nông sản [28] Chủ trương
phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với việc duy trì và phát triển
các làng nghề truyền thống đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động Từ đó, chương trình xoá đói giảm nghèo của tỉnh Hà Tây
cũng được đẩy mạnh, các mặt kinh tế xã hội ngày một phát triển
Với quy mô như hiện nay, hiếm có một địa phương nào lại có nhiều nghề truyền thống như Hà Tây Trên thực tế, những nghề này tiến tục được phát triển trên cơ sở đổi mới công nghệ sản xuất cũng như sự sáng tạo tài hoa
của người thợ Chính sự phát triển đó mà nghề truyền thống hiện nay đóng vai
trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn, đặc biệt là giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động
1.2.4 Vai trò của làng nghề truyền thống trong phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn của Hà Tây
- _ Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động
Sự phát triển của các làng nghề truyền thống đã làm thay đổi một cách
cơ bản điện mạo nông thôn hiện nay ở Hà Tây Nó kéo theo sự phát triển của một số ngành dịch vụ, có tác dụng tích cực tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở Hà Tây Làng nghề phát triển tức là sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển đã làm cho cơ cấu kinh tế ở Hà Tây có sự chuyển biến tích cực theo hướng: tăng dần tỷ trọng công nghiệp và xây dựng dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp Cùng với cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn Hà Tây nói riêng và lao động toàn tỉnh nói chung có sự
Trang 36chuyển dịch theo hướng: tỷ trọng lao động trong làng nghề và tiểu thủ công nghiệp tăng lên khá nhanh
Tỷ trọng lao động tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Don vi : % NAM 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004, 2005 Toàn tỉnh 100 100 100 100 100 | 100 Trong do: - Lao động tiểu thủ CN | 10/77 | 12,36 | 13,04 |13,40 | 14 14,3 - Lao động làng nghề 8,01 8,79 | 10,09 | 12,3 13,9; 14 [ 28]
- Gidi quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân
Trong những năm qua, sự phát triển của các làng nghề Hà Tây đã thu hút một lượng lao động đáng kể ở các vùng nông thôn Trong năm 2003, các làng nghề Hà Tây đã tạo việc làm cho 170 328 người chiếm 12,295% so với lao động toàn tỉnh Đến năm 2006 con số này đã tăng lên xấp xi 300.000 người chiếm trên 20% tổng số lao động Điều này đã góp phần giải quyết tình trạng lao động thiếu việc làm ở nông thôn Hà Tây hiện nay [28]
Thu nhập của người lao động trong các làng nghề cũng không ngừng tăng Năm 2004, mức thu nhập bình quân I năm của Í lao động trong làng nghề là 4,28 triệu đồng tăng 4 lần so với năm 2000 Của lao động trực tiếp làm
nghề là 6,3 triệu đồng, của người kinh doanh dịch vụ trong làng nghề là 4,44
triệu đồng và của 1 lao động nông nghiệp là 2,1 triệu đồng Điều này cho thấy những đóng góp quan trọng của nghề truyền thống đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở các vùng nông thôn
Trang 37
34
- Phát triển các công trình thuộc kết cấu hạ tầng
Qua khảo sát tại các làng nghề ở Hà Tây cho thấy: 100% làng nghề có đường ô fô vào trung tâm Các công trình điện và sản lượng điện tiêu thụ hàng năm ở các làng nghề cũng tăng lên nhanh chóng Đến năm 2005, 100% làng nghề được sử dụng điện lưới quốc gia và đều có l đến nhiều trạm biến thế riêng Trong lĩnh vực bưu chính viễn thông cũng có bước phát triển nhanh chóng, năm 2003 toàn tỉnh có 128.015 máy điện thoại, năm 2006 tăng lên gần 300.000 máy, 323 bưu cục, 325/325 xã có máy điện thoại Số chợ ở các làng nghề tăng lên không chỉ về mặt số lượng, mà cả về số buổi họp trong tháng
Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tây không ngừng được chú trọng Đến nay, 100% số làng nghề trong tỉnh đều xây dựng được hệ thống điện, đường, trường, trạm khang trang
sạch đẹp Ngoài ra, sự phát triển của làng nghề còn thu hút được một lượng
vốn không nhỏ trong nhân dân đầu tư cho sản xuất kinh doanh Thông qua đó, góp phần chuyển lối sống sản xuất nông nghiệp nhỏ trong cư dân nông thôn
sang lối sống công nghiệp với quy mô phát triển từ hộ gia đình thành những tổ
nhóm, công ty sản xuất với quy mô lớn tạo việc làm cho nhiều lao động - Góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch
Trong xu thế phát triển hiện nay, các làng nghề ở Hà Tây không chỉ đơn
thuần là nơi sản xuất các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ Những giá trị văn hoá
vật thể và phi vật thể ở các làng nghề đã trở thành đối tượng để nhiều du
khách nhất là du khách nước ngoài tới tham quan tìm hiểu Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, ngành du lịch Hà Tây đã và đang duy trì có hiệu quả hình thức du lịch làng nghề truyền thống Để đầu tư cho hình thức du lịch giầu tiềm năng này, ngành du lịch Hà Tây đã triển khai nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho du lịch chuyên đề làng nghề với trị giá hàng chục tỷ đồng
Hàng năm, tỉnh Hà Tây đều tổ chức hội du lịch làng nghề truyền thống Đây chính là địp để tôn vinh và phát buy những giá trị văn hoá của nghề cổ
truyền, động viên khích lệ tinh thần lao động sáng tạo của các nghệ nhân, tạo
Trang 38
35
điều kiện để họ giao lưu, học hỏi kinh nghiệm Đồng thời, hội chợ còn là dịp để Hà Tây tăng cường giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá về tiểm năng du |
lịch làng nghề Từ những chủ trương và hướng đi đúng đắn như vậy, nên trong
năm 2005, Hà Tây đã đón 2,5 triệu lượt khách du lịch, đem lại nguồn thu đáng
kể cho ngân sách của tỉnh
Ngoài ra, sự phát triển của các làng nghề truyền thống còn góp phần
quan trong trong việc duy trì và giữ gìn những thuần phong mỹ tục của quê hương Theo thống kê, hiện nay 100% làng nghề của Hà Tây đều có hiệp hội làng nghề với những quy chế và nội dung hoạt động cụ thể Hiệp hội làng nghề chính là sợi dây liên kết, gắn bó giữa các hộ làm nghề với nhau, đưa
nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển lên một tầm cao mới Bên
cạnh đó, sự phát triển của làng nghề truyền thống kéo theo một lực lượng lao động lớn ở nông thôn tham gia không chỉ giải quyết nhiều việc làm mà còn góp phần giảm dần các tệ nạn xã hội
Có thể thấy, vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế ở các vùng
nông thôn là hết sức quan trọng Nó đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động; giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động; phái triển các công trình thuộc kết cấu hạ tầng và phát triển du lịch tại địa phương Sự phát triển của làng nghề cũng chính là giải pháp quan trọng giúp các địa phương giải quyết những vấn đề nhạy cẩm tại địa phương như: Xoá đói giảm
nghèo, lao động thất nghiệp, xóa tình trạng thuần nông độc canh cây lúa 1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề truyền thống Các làng nghề truyền thống có sức sống mạnh mẽ và trường tồn hàng nghìn năm là do nhiều yếu tố khác nhau tác động, trong đó phải kể đến những yếu tố sau:
- Đo nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường đối với hàng thủ công truyền thống
Đây là nhu cầu rất lớn và hết sức đa dạng, thời nào cũng có và không bao giờ chấm dứt Đó là những nhu cầu ăn, ở, mặc, đi lại, thẩm mỹ; nhu cầu
Trang 3936
chiến đấu bảo vệ đất nước và nhu cầu thờ cúng tôn giáo, tín ngưỡng dân gian Những nhu cầu này tồn tại, phát triển suốt tiến trình lịch sử văn hoá mấy nghìn năm của dân tộc Trong thời đại bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, khi máy móc dần thay thế sức người thì chỉ một số ít nghề thủ công truyền thống sử dụng một phần công nghệ máy móc như: Dệt, đồ gỗ,
kim khí Còn hầu hết các sản phẩm khác đều vẫn phải lao động bằng tay
Chính độ tỉnh xảo, khéo léo của bàn tay người thợ thủ công thể hiện trên mỗi sản phẩm là sức hút tạo ra sự hấp dẫn đối với khách hàng nước ngoài
- Trình độ của nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề
Đây là yếu tố không thể thiếu đối với sự hình thành và phát triển của các làng nghề truyền thống Không có nghệ nhân thì không có làng nghề
Chính tài năng và đôi bàn tay vàng của họ đã tạo nên những sản phẩm quý giá, tỉnh xảo và độc đáo, những sản phẩm văn hoá sống mãi với thời gian Họ là những người góp phần đào tạo ra những lớp thợ kế tiếp theo phương pháp cầm tay chỉ việc, vừa học vừa làm Cứ thế, những thế hệ thủ công kế tiếp, đan xen nhau lớp này tới lớp khác, đời sau nối tiếp đời trước cùng chung sức đưa
nghề truyền thống của quê hương ngày một phát triển
- Kỹ thuật truyền thống và kinh nghiệm lâu đời ở các làng nghề thủ công truyền thống
Trong số hàng trăm nghề truyền thống hiện nay, mỗi nghề lại có một kỹ thuật và bí quyết sản xuất riêng Kỹ thuật ấy bao gồm nhiều công đoạn từ khâu khai thác, chế biến nguyên liệu đến cơng đoạn hồn thiện sản phẩm Trong đó còn bao hàm cả các thủ pháp nghệ thuật Những thủ pháp này rất đa dạng và phong phú, tuỳ thuộc vào trình độ sáng tạo và kinh nghiệm của mỗi nghệ nhân Điều đó lý giải tại sao có nhiều làng cùng làm một nghề, nhưng làng này không thể thay thế làng kia, nghệ nhân này không thể thay thế nghệ nhân khác |
- Vi tri địa lý và môi trường làng nghề
Đây là những yếu tố vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới sự hình thành và đảm bảo sự tồn tại, phát triển lâu dài của bất kỳ làng nghề thủ
Trang 40công truyền thống nào ở nước ta Thực tế cho thấy, các làng nghề thường nằm ở vị trí thuận tiện về giao thông thuỷ, bộ gần nguồn nguyên liệu Đây là những yếu tố đảm bảo cho việc sản xuất cũng như bán hàng được dễ dàng, thuận tiện
Ngoài các yếu tố nêu trên, sự phát triển của làng nghề còn chịu ảnh
hưởng rất nhiều của quy chế làng nghề, các chủ trương, chính sách, pháp luật
của Đảng, Nhà nước cũng như của địa phương có nhiều nghề truyền thống Tiên năng, thế mạnh của làng nghề là hết sức to lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Những tác động trên đáy ít hay nhiều cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của làng nghề truyền thống Nó có thể là yếu tố khuyến khích làng nghề phát triển mà cũng có thể là nguyên nhân làm làng nghề bị mai một Tuy nhiên, do những tác động của nên kinh tế thị trường thì đằng sau sự phát triển đó đã và đang đặt rất nhiều vấn đề đáng quan tâm Đó là những hạn chế trong sự phát triển của các làng nghề truyền thống, đây cũng chính là những vấn đề mà báo chí thời gian qua tập trung phan ánh
1.2.6 Những hạn chế trong sự phát triển của các làng nghề
- Mặc dù đã phát triển nhưng nhìn chung các làng nghề còn sản xuất với
quy mô nhỏ, chưa đủ sức làm chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế ở các vùng
nông thôn
-_ Thị trường tiêu thụ sản phẩm còn chưa ổn định, chưa được mở rộng nhất
là các thị trường quốc tế Kênh tiêu thụ sản phẩm ở làng nghề chủ yếu là gia công, bán cho tư nhân bao tiêu và bán ra thị trường
- Các công trình thuộc kết cấu hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông, năng lượng điện còn có những hạn chế Đặc biệt là vấn đề thiếu mặt bằng sản
xuất đang cản trở sự phát triển của các làng nghề
- Môi trường làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là ở các làng có nghề chế biến nông sản, làm đồ gỗ Sự ô nhiễm đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và môi trường sống của nhân dân các làng nghề Theo thống kê hiện nay, ở Hà Tây có khoảng 20 điểm làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, cần phải được xử lý cấp bách