1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo đảng trong việc nâng cao dân trí tại tuyên quang và hà giang (khảo sát báo nhân dân, tuyên quang, hà giang từ tháng 1 2005 đến tháng 6 2006)

134 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 17,07 MB

Nội dung

Trang 2

HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN

NGO THI THU HA

BAO DANG TRONG VIEC NANG CAO DAN TRi TAI TUYEN QUANG VA HA GIANG

(Khao sat Bóo Nhân D&n, Tuyén Quang, Ha Giang tu thang 1-2005 dén thang 6-2006)

Chuyên ngònh: Bóo chí học

Mã số: 60 32 01

LUAN VAN THAC SI TRUYEN THONG DAI CHUNG

Trang 3

1.1 1.2 1.3 2.1 2.2 2.3 3.1 3.2 Danh mục chữ viết tắt 3 I0 0 4

Chương 1: Nâng cao dân trí- một yêu cầu bức xúc của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Tuyên Quang và Hà Giang 11 Vai trò của trình độ dân trí đối với đời sống xã hội 11 Thực trạng trình độ dân trí ở hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang 24 Nâng cao dân trí- một nhiện: Vụ quan trọng của báo chí 33

Chương 2: Đóng góp chủ yếu của báo Đảng đối với việc nâng

cao dân trí tại Tuyên Quang và Hà Giang 38

Vị trí 3 tờ báo đối với công chúng Tuyên Quang và Hà Giang 38

Những đóng góp về nội dung 40

Hình thức tuyên truyền nâng cao dân trí của báo Đảng 71

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp để báo Đẳng nâng cao dân

trí tại hai tỉnh 87

Những hạn chế của báo Đảng trong việc nâng cao dân trí 87 ;2/01/1/.8././8/).1 0080000808086 e 101 {0.0 114

Danh mục tài liệu tham Kkhhảo o5 G59 0 06 9ø 118

Danh mục các công trình khoa học đã công bố 122

Trang 4

CNH, HDH Cong nghiệp hoá, hiện đại hoá

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

GD-ĐT : Gido duc - Dao tao

Trang 5

Lý luận và thực tiễn báo chí cả vô sản và tư sản đều khẳng định khả

năng truyền bá kiến thức, nâng cao hiểu biết cho công chúng của báo chí, coi đó là một trong những chức năng quan trọng của báo chí Xã hội càng phát triển, càng cần nhiều hàm lượng tri thức trong tất cả các lĩnh vực của đời sống Do vậy, nhu cầu nâng cao hiểu biết của con người càng trở nên rất cần thiết Ở nước ta, báo chí từ khi mới ra đời đã đặt nhiệm vụ nâng cao dân trí là một nhiệm vụ quan trọng, chủ yếu Điểm lại hoạt động và ảnh hưởng của những tờ báo thời kỳ đầu như Đông Dương tạp chí, Nam Phong đều thấy việc phổ biến kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết cho nhân dân là mục đích căn bản của báo chí Có người đã tổng kết: đọc hết 210 tờ báo Nam Phong đã có trình độ tương đương tú tài Lớp văn sỹ, trí thức thời đó xem báo chí là nơi trao đổi học thuật ( chủ yếu là văn học), trau đồi vốn ngôn ngữ và mở mang

vốn hiểu biết về xã hội Việt Nam và thế giới Đến khi báo Thanh Niên ra số

đầu ( 21.6.1925), đánh đấu sự mở đầu của nền báo chí cách mạng Việt Nam, thì báo chí nước ta bắt đầu mang đầy đủ các chức năng của báo chí vô sản Trong đó, nâng cao dân trí vẫn được coi 1a một trong những chức năng quan trọng, nhằm trang bị những hiểu biết cho nhân dân về chủ nghĩa Mác - Lê nin, về lý tưởng cách mạng, và con đường đi lên của đất nước, dân tộc; đồng thời trang bị nhiều kiến thức cần thiết khác, góp phần đưa dân tộc ta từ 98% không biết chữ trở thành một dân tộc biết tự lực tự cường, sẵn sàng hội nhập cùng thế giới như ngày nay

Từ khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, CNH, HĐH, thì báo chí càng trở nên quan trọng đối với đời sống xã hội Yêu cầu của CNH, HĐH đặt ra cho đất nước phải có một nguồn nhân lực đủ về số lượng, bảo đảm về chất

lượng, nhiều kiến thức, giàu trí tuệ, để mỗi sản phẩm lao động đều mang hàm

Trang 6

cuộc sống frong nước và thế giới Tuy nhiên, cách giáo dục của báo chí khác cách giáo dục của nhà trường; và vốn kiến thức là vô tận, không cùng Nên việc báo chí truyền bá kiến thức, nâng cao hiểu biết cho công chúng cũng không bao giờ đủ Chính vì vậy, xã hội đặt ra cho báo chí yêu cầu luôn đổi mới, tìm tòi, lựa chọn nội dung, phương pháp và xây dựng lộ trình tuyên truyền cho phù hợp

Tuyên Quang và Hà Giang là hai tỉnh miền núi có nhiều nét tương

đồng Trước năm 1991, hai tỉnh này là một tỉnh Hà Tuyên Cơ cấu dân số cũng như phong tục tập quán truyền thống, hoàn cảnh kinh tế của hai tỉnh không có sự khác biệt lớn Bước vào công cuộc đổi mới, những yêu cầu về tri

thức càng trở nên cần thiết Với xuất phát điểm về kinh tế, dân trí đều thấp, cả

hai tỉnh đã chọn việc nâng cao dan trí phải đi trước một bước, là bước đi có

tính chiến lược, làm cơ sở để tạo những chuyển biến về kinh tế

Trong số các loại báo chí phát hành tại hai tính, báo Đảng (bao gồm

báo Nhân Dân và báo của Đảng bộ tỉnh) là những tờ báo được phát hành rộng rãi nhất, với số lượng lớn nhất Bởi cấp ủy cả hai địa phương đều chỉ đạo rất sát sao việc mua và đọc báo Đảng, khiến tất cả các chi bộ, đảng bộ cơ sở, các

tổ trưởng nhân dân, đại biểu HĐND ba cấp, đều có báo Đảng Mặt khác, hai tỉnh đều có truyền thống cách mang lâu đời, nhân dân một lòng theo Dang,

sẵn sàng lắng nghe những thông tin trên báo Đảng Một lý do không kém phần quan trọng là ở cả hai tỉnh còn những vùng "lõm", chưa bắt được sóng phát thanh, truyền hình; trong khi đó lại có đường ô tô đến trung tâm các xã, có hệ thống nha van hóa thôn bản được trang bị báo, có tý lệ dân số biết chữ trên 90%; nên báo Đảng được coi là kênh thông tin chủ yếu Nhìn chung báo chí cũng như báo Đảng đã thực hiện được vai trò xã hội của mình Tuy nhiên, xét về khía cạnh báo chí nâng cao trình độ dân trí cho công chúng tại hai tỉnh - vốn còn nghèo nàn, lạc hậu, thì báo Đảng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp

Trang 7

và chưa được của báo Đảng trong việc nâng cao dân trí ở hai tính, đồng thời dé xuất một số biện pháp để báo Đảng thực hiện tốt chức năng quan trọng

này, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở hai tỉnh 2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nang cao dân trí là vấn đề đã được đề cập trong nhiều văn kiện, nghị

quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước ta Nổi bật là Nghị quyết Trung

ương ÏTI ( khoá VH về vấn đề giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ, kết

luận Hôi nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ sáu (khoá IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 2 ( khoá VIH), và phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học- công nghệ đến năm 2005 và 2010

Một số đề tài nghiên cứu cũng đề cập vấn đề này như Thông tin về

miền núi- dân tộc trên sóng VTVI, luận văn thạc sỹ khoa học xã hội và nhân văn của Nguyễn Xuân An Việt năm 2001, Vai trò của báo in đối với việc phát triển kinh tế“ xã hội miễn núi biên giới phía Bắc nước ta, Luận văn KHXH& NV của Hoàng Tuấn Long, Phân viện Báo chí - Tuyên truyền, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2004 Ngoài ra, một số Hội thảo báo Đảng các tỉnh miền núi phía Bắc tháng năm 2004, 2005, Hội thảo Báo

chí và phát triển do Bộ Ngoại giao và tỉnh Khánh Hoà tổ chức tháng 8-2005

cùng một số bài viết, bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà

nước trên các báo cũng đề cập đến vấn đề nâng cao dân trí Tuy nhiên, các tài

liệu này chủ yếu đề cập đến vấn đề dân trí trên phương diện khái niệm, và vai

trò dân trí đối với sự phát triển xã hội

Trong một số cuốn sách lý luận báo chí cũng đề cập đến sự tác động của báo chí đến trình độ dân trí:

Trang 8

- Cuốn Báo chí - Những điểm nhìn từ thực tiễn ( tap I, tap 2), Nguyễn Văn Dững (chủ biên) Nxb Văn hố thơng tin, Hà Nội, 2000

- Cuốn Nghĩ về nghề báo, của nhà báo Hữu Thọ, Nxb Giáo dục, năm 1997

- Cuốn Quản lý và phát triển báo chí - Xuất bản, của TS Lê Thanh Binh, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004

Những tài liệu trên chủ yếu đề cập nhiều đến vai trò của báo chí và

truyền thông đại chúng nói chung đến việc nâng cao dân trí trên phương diện lý thuyết, mà chưa tiến hành khảo sát cụ thể trên các tờ báo, đặc biệt là báo Đảng phát hành tại Tuyên Quang và Hà Giang để tìm ra những ưu điểm cũng như hạn chế của những báo này trong việc thực hiện chức năng nâng cao đân trí, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tác động của báo Đảng đến trình độ dan trí ở hai tỉnh này

Kế thừa quá trình nghiên cứu cũng như tri thức từ các tài liệu nói trên, cùng với những trăn trở về nâng cao chất lượng thông tin trên báo địa phương và một số kinh nghiệm ít ỏi của bản thân tác giả khi tác nghiệp, luận văn tiến hành nghiên cứu về vấn đề báo Đảng nâng cao trình độ dân trí cho công chúng tại Tuyên Quang và Hà Giang

3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vỉ nghiên cứu 3.1 Mục đích

Luận văn nhằm tìm hiểu cơ sở khoa học và thực tiễn của việc báo chí tác động đến trình độ dân trí của công chúng, từ đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả tác động của báo chí đến trình độ dân trí để góp phần tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá hai

tỉnh miền núi Tuyên Quang và Hà Giang, đồng thời thực hiện tốt chức năng

của báo chí và nâng cao vị thế báo chí trong đời sống xã hội 3.2 Nhiệm vụ

Trang 9

thực trạng trình độ dân trí hai tính Tuyên Quang, Hà Giang cũng như tìm những khó khăn, thuận lợi của báo chí trong việc tác động đến dân trí; làm sáng tỏ vai trò của báo chí đối với việc nâng cao trình độ dân trí của công chúng

Hai là, nghiên cứu hiệu quả tác động của ba tờ báo: Nhân Dân, Tuyên Quang va Ha Giang đối với trình độ dân trí ở hai tỉnh (Nhân Dân, Tuyên Quang đối với công chúng Tuyên Quang và Nhân Dân, Hà Giang đối với công chúng Hà Giang), để chỉ ra những đóng góp, hạn chế trên cả 2 mặt nội dung và hình thức của từng báo

Ba là, trên cơ sở phân tích, lý giải các nguyên nhân đóng góp cũng như hạn chế của báo Đảng trong việc nâng cao trình độ dân trí tại hai tỉnh, và

quan điểm chung của Đảng và Nhà nước về nâng cao đân trí; để xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả tác động của báo chí đến trình độ dân trí

3.3 Pham vi nghiên cứu:

Luận văn chọn khảo sát các tờ báo in: Nhân Dân (số hằng ngày),

Tuyên Quang, Hà Giang (số thường và số phụ trương tin, ảnh hằng tháng) là các báo Đảng được phát hành rộng ở hai tỉnh, để việc nghiên cứu có tính đại diện cao Các số báo được khảo sát đều xuất bản từ tháng 1 - 2005 đến tháng 6 - 2006 Đây là thời gian báo Đảng có những thông tin tương đối toàn diện đánh giá một nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX; đồng thời là thời gian để kết quả nghiên cứu vừa phong phú, vừa khách quan, có cơ sở khoa học

Trang 10

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận chung được sử dụng để nghiên cứu là những quan điểm của Mác - Ăng ghen - Lê nin về phép biện chứng duy vật, chủ nghĩa duy

vật lịch sử, và các quan điểm lịch sử - cụ thể, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo

chí Phương pháp luận bộ môn là những lý thuyết, nguyên lý của truyền thông đại chúng và một số chuyên ngành có liên quan đến đề tài

Đề tài thuộc loại hình nghiên cứu ứng dụng, nên tác giả sử dụng phương pháp thống kê - phân tích - so sánh để triển khai thực hiện các nhiệm vụ đề ra Đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng để khảo sát hiệu quả tác động của báo chí đối với trình độ dân trí trong các bộ phận công chúng

5 Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đề cập đến vai trò của báo chí đối với việc nâng cao trình độ dân

trí - một vấn đề có tính quyết định của nguồn nhân lực Đây là lần đầu tiên, có một đề tài nghiên cứu về vấn đề này tại Tuyên Quang và Hà Giang, nên

những kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ cho những người làm báo cũng như cung cấp nguồn tư liệu các nhà quản lý ở địa phương

Đối với người làm báo, kết quả nghiên cứu đề tài khẳng định lại vai trò của báo chí trong việc nâng cao dân trí cho công chúng, đồng thời cung cấp giải pháp để nâng cao hiệu quả tác động của báo chí đến trình độ dân trí công chúng

Đối với các nhà quản lý, luận văn cung cấp một góc nhìn về tình hình dân trí và biện pháp nâng cao đân trí để hoạch định chính sách sát hợp - đặc biệt là những chính sách đối với báo chí

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Trang 11

Trên cơ sở chỉ ra biện pháp nâng cao hiệu quả tác động của báo chí đến trình độ dân trí, đề tài có ý nghĩa quan trọng trước hết đối với hoạt động nghiệp vụ của bản thân và việc nâng cao chất lượng tờ báo Tuyên Quang - nơi tác giả làm việc Do đề cập đến những vấn đề về nghiệp vụ làm báo, và do hai

tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang có nhiều nét tương đồng, nên luận văn có thể

trở thành tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp làm báo tại Tuyên Quang cũng như Hà Giang

Luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo cho cán bộ, giảng viên nghiên cứu báo chí cũng như các sinh viên học nghề báo và những người quan tâm đến vấn đề này

7.Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày theo 3 chương:

Chuong Mot: Nâng cao dân trí - yêu cầu bức xúc của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá tại Tuyên Quang và Hà Giang

Chương Hai: Những đóng góp chủ yếu của báo Đảng trong việc nâng cao

đân trí tại hai tỉnh

Chương Ba Đề xuất giải pháp để báo Đẳng nâng cao trình độ dân trí tại

hai tỉnh |

Trang 12

CHUONG I:

NANG CAO DAN TRI - YEU CAU BUC XUC CUA SU NGHIEP CNH, HDH TAI TUYEN QUANG VA HA GIANG

1.1 Vai trò của trình độ dân trí đối với đời sống xã hội

1.1.1 Các khái niệm

1.1.1.1 Đân trí: là một khái niệm tương đối rộng, bao hàm trình độ

hiểu biết nói chung của nhân dân Từ điển Tiếng Việt định nghĩa "dân trí là

trình độ hiểu biết của nhân dân V.D: Náng cao dân trí."/23, tr 34) Trong đó, trình độ là mức độ về sự hiểu biết, về kỹ năng được xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đó (V.D: Trình độ văn hoá lớp mười Trình

độ kĩ thuật tiên tiến Nâng cao trình độ nhận thức); Hiểu là sự vận dụng trí

tuệ để nhận ra ý nghĩa, bản chất, lí lẽ của cái gì (V.D: Hiểu câu thơ, hiểu vấn

đề Đọc thuộc nhưng không hiểu; Hiểu biết: là sự biết rõ, hiểu thấu ( Hiểu biết khá đầy đủ về tình hình); Nâng cao ( Nâng): Lầm cho cao hơn trước, đưa

lên mức cao hơn ( V.D: Náng trình độ)/23, tr.34]

Cũng ý nghĩa này, Từ điển Hán Việt định nghĩa "Dân trí là hiểu biết, sự hiểu biết, hiểu rõ sự tình, thông minh của người dân Ví dụ: Trí thức, mưu trí,

trí tuệ, dân trí” [ 1, tr.486] Trong đó, từ "dân" ( & ) được hiểu là một cộng đồng người, chứ không phải là một người cụ thể Còn từ "trí", bao gồm chữ

"trị" c4? ), nghĩa là "biết, điều mình biết, dẫn đến hiểu biết" [ 1, tr.486] và

chữ "viết"( /Z) ), nghĩa là "nói" [1, tr.486] Do vậy, hiểu rộng ra thì chữ "trí" có nghĩa là "điều mình biết được mà nói ra cho mọi người cùng biết thì

mới gọi là người có frí- nghĩa là người hiểu biết, thông minh” Cũng có người

cho rằng phần sau của chữ "trí" là chữ "Nhật" ( /2} ), có nghĩa là "ngày" Nên

“Irí” là những điều con người hiểu biết được qua sự tích luỹ hằng ngày Do

vậy, "nâng cao dân trí” là "nâng cao trình độ hiểu biết của người dân qua từng thời gian”

Trang 13

Từ đây, có thể hiểu nâng cao dân trí là đưa trình độ hiểu biết của

nhân dân lên mức cao hơn

1.1.1.2 Báo chí: Theo Từ điển Tiếng Việt, Báo chí là báo và tạp chí, xuất bản một cách định kỳ (nói khái quát) [23 tr 54j Theo Luật báo chí Việt Nam, báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân [27, tr 192]

1.1.1.3 Báo Đảng: Là tờ báo nằm trong hệ thống báo chí cách mạng của cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; là cơ quan của Đảng ( báo Nhân Dân là cơ quan của Trung ương Đảng, báo Đảng bộ tỉnh là cơ quan của đảng bộ địa phương, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân) Trong luận văn này, khái niệm Báo Đảng là chỉ tờ báo Nhân Dân và hai tờ báo địa phương Tuyên Quang và Hà Giang

Từ những khái niệm trên trên, có thể hiểu Báo Đảng nâng cao dân trí

là việc tác động của báo Đảng đến tư tưởng, nhận thức, hành động của nhân dân theo chiều hướng làm nhiều thêm kiến thức, làm thay đổi trong

tư tưởng, nhận thức, làm cho hành động đó được đúng đắn, có hiệu quả tốt

nhất, phù hợp với tiến trình tích cực của xã hội |

Xuất phát từ phạm vi nghiên cứu của đề tài, thì những nội dung báo Đảng nâng cao dân trí cho công chúng hai tỉnh chính là việc báo Đảng làm mở mang, thay đổi trong tư tưởng, nhận thức, hành động của nhân đân trên các mặt: nâng cao trình độ học vấn, nâng cao hiểu biết pháp luật, và nâng cao kiến thức phát triển kinh tế Đây là những mặt quan trọng trong vấn đề dân trí, cũng là những mặt cần tập trung nhất để nâng cao dân trí, phục vụ

nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội ở hai tỉnh luận văn chọn khảo sát,

nghiên cứu

Trình độ dân trí được thể hiện qua một số mặt sau:

Thứ nhất, thể hiện qua trình độ học vấn của nhân dân

Trang 14

Trình độ học vấn là cơ sở rất quan trọng để nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc của người lao động Báo cáo phát triển con người lần đầu tiên (năm 1990) của Liên hợp quốc đã đưa ra phương pháp đánh giá sự phát triển bằng cách kết hợp các chỉ số tuổi thọ, trình độ giáo dục và thu nhập - gọi là chỉ số HDI Trong đó, trình độ giáo dục (trình độ học vấn) là một trong những

căn cứ để đánh giá sự phát triển của con người

Ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại phát triển ngày càng nhanh, tri thức và thông tin trở thành yếu tố hàng đầu và là nguồn tài nguyên có giá trị nhất, thì giáo dục trở thành nhân tố quyết định

nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Các nước trên thế giới, kể cả các

nước đang phát triển đều coi giáo dục là nhân tố quyết định sự phát triển

nhanh và bền vững của mỗi quốc gia A Tofler đã tiên đoán: "Tương lai

của con người phụ thuộc hoàn toàn vào giáo dục" Nhóm Megatrend cũng nhận định "trong trật tự kinh tế mới, đất nước nào đầu tư nhiều nhất cho giáo dục, nước đó có sức cạnh tranh mạnh nhất" Khi nghiên cứu nguyên

nhân của những thành tựu lớn về phát triển khoa học và công nghệ, về kinh tế - xã hội, người ta thường bắt đầu tìm nguyên nhân ở giáo dục, nhất là

giáo dục phổ thông - nhằm cung cấp trình độ học vấn cho nhân dân Mỹ đã sang Liên Xô nghiên cứu vì sao Liên Xô đi trước họ về vệ tinh nhân tao và kết luận rằng, nền giáo dục Liên Xô ưu việt hơn ở Mỹ Tại Nhật Bản, các nhà máy tự động hoá hoạt động rất tốt, trong khi các nhà máy tương tự ở Mỹ chỉ hoạt động đạt khoảng 80% công suất Nguyên nhân là do công

nhân Nhật được giáo dục tốt hơn Từ đó Mỹ kết luận: "Con đường để Mỹ

giữ được và cải thiện thế cạnh tranh với các nước không phải ở đâu khác, mà chính là ở giáo dục" Do đó, Mỹ đã nhiều lần cải cách giáo dục Từ năm 1992, UNESCO cũng đã chỉ rõ:" Không có một sự tiến bộ và thành đạt nào có thể tách khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục của quốc gia đó Và những quốc gia nào coi nhẹ giáo dục hoặc không đủ tri thức và khả năng cần thiết để làm giáo dục một cách có hiệu quả thì số

Trang 15

phận của quốc gia đó xem như đã an bài và điều đó còn tồi tệ hơn cả sự

pha san" " [ 3, tr 12]

Như vậy, có thể nói, trình độ học vấn là một trong những biểu hiện đầu tiên, thể hiện trình độ dân trí của một địa phương, hay rộng hơn là một quốc

ø1a, khu vực

Thứ hai, trình độ dân trí thể hiện trên khả năng hiểu biết và chấp hành

pháp luật, ý thức phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Pháp luật là hệ thống các quy phạm ( quy tắc hành vì hay quy tắc xử sự) có tính bắt buộc chung và được thực hiện lâu đài, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) thể hiện ý chí nhà nước và được nhà nước bảo đảm thực hiện bởi các biện pháp tổ

chức, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế bằng bộ máy nhà nước Pháp

luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước và là cơ sở pháp lý cho

đời sống xã hội có nhà nước (15, tr 9]]

Là phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật là một trong

những nhân tố bảo đảm và bảo vệ sự ổn định của các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Một mặt, pháp luật ghi nhận và thể chế

hoá các quyền tự do và lợi ích công dân và bảo đảm cho các quyền tự do,

lợi ích đó được thực hiện Mặt khác, pháp luật ghi nhận một cách chính thức các giá trị mà con người có, con người cần, hướng tới vì con người Nhờ đó mà các thành viên của xã hội, bằng phương tiện pháp luật có điều kiện bảo vệ các quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của mình, đấu tranh chống mọi hiện tượng tiêu cực, xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và dân chủ Ngoài ra, pháp luật còn là công cụ, phương tiện bảo đảm sự an toàn

tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm, tự do, bình đẳng và công

bằng của các thành viên xã hội Chính vì vậy, pháp luật là phương tiện

cần thiết không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, ổn định và phát triển của

Trang 16

Như vậy, nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân để mọi người dân

đều hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật là một trong các yếu tố

cơ bản để có một xã hội dân chủ Sự hiểu biết pháp luật chính là yếu tố tiền dé dé chap hành pháp luật Nếu không biểu biết pháp luật, thì người dân dẫu

có ý thức đến mấy, vẫn không thể sống và làm việc theo đúng pháp luật, làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội Đặc biệt, trong điều kiện nước ta đang xây dựng một nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội dân chủ, thì công tác giáo dục pháp luật cho nhân dân là việc làm quan trọng và bức thiết

Thú ba, trình độ dân trí thể hiện qua khả năng nhân dân vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống

Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật đã và đang trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu, thì khả năng vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống trở thành yêu cầu, thậm chí thành thước đo của trình độ dân trí Đặc biệt, với điều kiện những tỉnh miền núi như Tuyên Quang va Hà Giang, trình độ dân trí cũng như trình độ phát triển kinh tế thấp, thì việc ứng dụng tiến bộ kỹ

thuật vào sản xuất và đời sống được coi như bước "đi tất đón đầu" để phát

triển và tiến kịp miền xuôi, tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hoá Có trình độ dân trí cao, người dân sẽ có điều kiện và khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và ngược lại, trình độ dân trí thấp, sẽ hạn chế khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, kéo theo sự lạc hậu, yếu kém trong nhiều lĩnh vực của đời sống

Từ Đại hội toàn quốc lần thứ VIHI, Đảng ta đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước

Đây là quá trình chuyển hệ thống kinh tế - xã hội của đất nước từ trạng thái năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp, dựa vào sản xuất nông nghiệp, sử dụng lao động thủ công là chính sang trạng thái năng suất cao, chất lượng cao, hiệu quả cao dựa trên phương pháp sản xuất công nghiệp, vận dụng những thành tựu mới của khoa học và những công nghệ tiên tiến Công nghiệp hóa, hiện

Trang 17

đại hoá cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia tăng cao Muốn đạt mục tiêu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá phải phát triển công nghiệp, nhưng quan trọng hơn là phải đổi mới và phát triển công nghệ trong toàn bộ nên kinh tế, phải sử dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học, công nghệ của thế giới [3, tr 47] Nói cách khác, nội dung cơ bản của công nghiệp hóa hiện đại hoá là

sự ứng dụng khoa học công nghệ vào nền kinh tế quốc dân Yếu tố về trí

tuệ trở thành yếu tố có tính quyết định, còn các yếu tố truyền thống khác như tài nguyên, vốn, sức lao động đang ngày càng bị giảm vai trò, trở thành thứ yếu trong lợi thế cạnh tranh Thực tế đã cho thấy những nước, những địa phương có nhiều tài nguyên nhưng không có năng lực nội sinh về khoa học công nghệ thì vẫn không phát triển bằng các nước, các địa phương tuy nghèo tài nguyên nhưng biết vận dụng tốt các thành tựu khoa học công nghệ Thực tế cũng cho thấy, quá trình CNH, HĐH của các nước tư bản kéo dài hàng thế kỷ, dựa vào sự bóc lột các nước thuộc địa là chính; nhưng quá trình CNH, HĐH của các nước ởi sau như Nhật Bản và các "con rồng châu Á" như Hàn Quốc, Sinh ga po đã được rút ngắn nhờ có cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại

Do vậy, những nước kém phát triển như nước ta muốn CNH, HĐH phải

"đi tất đón đầu", nắm bắt những thành tựu khoa học công nghệ mới nhất của nhân loại để vận dụng vào quá trình phát triển đất nước theo chiến lược riêng, không lặp lại Đây là cuộc đua không cân sức, với nhiều thách thức lớn nên

các nước kém phát triển như nước ta cần có nguồn nhân lực, có trình độ dân trí cao Trình độ dân trí và nguồn nhân lực có chất lượng trở thành tiền đề

quan trọng bậc nhất để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá

Tóm lại, có thể nhận biết trình độ dân trí của một địa phương, một quốc gia hay khu vực qua trình độ học vấn, qua sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, và qua khả năng vận dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào

Trang 18

sản xuất và đời sống Ngoài ra, còn có thể đưa ra rất nhiều yếu tố khác của trình độ dân trí Nhưng do điều kiện thời gian và khuôn khổ có hạn của luận văn thạc sỹ, chúng tôi chỉ đưa ra 3 yếu tố trên, được xem là cơ bản nhất Trong đó, trình độ học vấn được xem như yếu tố quan trọng, một mặt là biểu hiện "đầu ra" của trình độ dân trí, mặt khác, nó lại là yếu tố "đầu vào”, chi phối cách ứng xử của con người, tạo nên một mặt bằng dân trí của

xã hội Trình độ học vấn có thể xem là cấp độ thứ nhất để đánh giá trình độ

đân trí, là điều kiện, cơ sở đầu tiên để người dân có hiểu biết Còn hai yếu tố sau được xem như những cấp độ cao hơn của trình độ dân trí Tuỳ thuộc vào dân trí cao hay thấp mà người dân có phương thức ứng xử khác nhau và đạt được những kết quả khác nhau trong cuộc sống, từ đó có chất lượng cuộc sống khác nhau

1.1.2 Trình độ dân trí là một tiêu chí đánh giá sự phát triển xã hội Từ cách đây hơn 1,5 thế kỷ, Mác đã khẳng định rằng: "Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì , mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào" [6, t.23] Đó chính là phương thức sản xuất - là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở một giai đoạn lịch sử nhất định, hình thành nên một hình thái kinh tế- xã hội cụ thể trong toàn bộ tiến trình lịch sử Trong đó, lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định, là thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là thước đo năng lực thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên Con người với tính cách là chủ thể của sản xuất vật chất luôn tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất, sáng tạo ra công cụ lao động Do vậy, con người là nhân tố chủ yếu, hàng đầu của lực lượng sản xuất

Trong bất cứ tiến trình xã hội nào, con người đều cần có một trình độ hiểu biết nhất định Khi dân trí phát triển đến trình độ cao hơn, thì xã hội cũng phát triển đến mức cao hơn Ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại phát triển ngày càng nhanh, và nền kinh tế thế giới là nền

Trang 19

kinh tế tri thức; thì yêu cầu về trình độ dân trí càng cao Con người không chỉ cần có trình độ học vấn, mà còn cần có năng lực, có tính sáng tạo, biết thích ứng để làm kinh tế, biết quản lý và phát triển xã hội, đóng gớp vào tiến

bộ xã hội, phát triển nên văn minh của loài người Do vậy, những kiến thức

phổ thông, kiến thức khoa học - kỹ thuật, luật pháp cần được xã hội hóa sâu rộng, để mỗi người dân đều có khả năng thích ứng, có khả năng thực hiện

quyền làm chủ, tham gia quản lý và phát triển xã hội

Thực tiễn đã cho thấy, những khu vực, quốc gia, hay địa phương nào có

trình độ dân trí cao, thì khu vực, quốc gia, địa phương đó có kinh tế- xã hội phát triển, và ngược lại Một nghiên cứu về tình trạng nghèo khổ trên thế giới cho thấy, trong khi những nước phát triển chi phí cho giáo dục chiếm từ 5 đến

7% tổng sản phẩm quốc dân, thì ở các nước chậm phát triển chi phí này chỉ

chiếm từ 2 đến 3% [12, tr.201] Ở các nước chậm phát triển và đang phát triển có số người mù chữ chiếm đến 96% số người mù chữ của thế giới, trong khi các nước phát triển chỉ chiếm 4% [12, tr.201] Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, “khu vực Nam Xa ha ra có tỷ lệ trẻ em không được di học cao nhất thế giới chính là khu vực nghèo nhất thế giới"[12, tr.201] Nguyên nhân của thu nhập thấp chính là trình độ học vấn và trình độ nghề nghiệp kém Học vấn thấp và đói nghèo vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của nhau, và thường là bạn đồng hành đáng buồn và miễn cưỡng của nhau [12, tr 201]

Ở nước ta, vùng nông thôn có trình độ dân trí thấp cũng là vùng có đến 90,5% tổng số hộ nghèo trong cả nước Trong đó, vùng nông thôn đồng bằng chiếm đến 62,5%, nông thôn miền núi 28%, còn khu vực thành thị chỉ chiếm

9,5% tổng số hộ nghèo của cả nước [12, tr.204] Dân trí thấp không chỉ dẫn

đến nghèo đói như đã chứng minh ở trên, mà còn dẫn đến nhiều hệ luy khác

như bệnh tật, mất ổn định xã hội Do vậy, có thể nói, trình độ dân trí chính là một tiêu chí để đánh giá sự phát triển của xã hội

1.1.3 Đảng và Nhà nước ta với vấn đề nâng cao dân trí

Trang 20

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đền nâng cao đân trí, coi giặc đốt cũng nguy hiểm như giặc đói và giặc ngoại xâm Ngày 8-9- 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân

chủ Cộng hòa đã ban hành ba Sắc lệnh 17, 19 và 20 chống nạn thất học Thực

hiện sắc lệnh, và hưởng ứng "lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hàng triệu người nô nức đi học, hàng vạn người biết chữ tham gia dạy người chưa biết chữ tại các lớp bình dân học vụ Chỉ sau đó một năm, ngày 8-9-1946, cả nước ta có 74.957 lớp học bình dân học vụ, 95.665 giáo viên và 2.520.678 người thoát nạn mù chữ (trong số 22 triệu dân) Những lớp bổ túc văn hóa, tiếp sau bình dân học vụ xóa mù chữ đã đưa tám triệu người dan trong chin năm kháng chiến (1946 - 1954) vừa lo chống giặc giữ nước, vừa học tập, thoát nạn mù chữ, và năm năm sau, năm 1959, tất

cả các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng trung du miễn bắc đều hoàn thành nhiệm vụ xóa mù chữ cho nhân dân ở độ tuổi 12 - 50 Kết thúc kế hoạch năm

năm lần thứ nhất (1961 - 1965) các vùng thấp thuộc các tỉnh miền núi phía

bắc đã xóa xong nạn mù chữ cho nhân dân các dân tộc thiểu số

Kinh nghiệm thực tiễn xóa mù chữ ở miền bắc đã trở thành những bài

học quý báu, bổ ích cho công cuộc xóa nạn mù chữ ở miền nam ngay sau ngày giải phóng, đất nước thống nhất, để ba năm sau, 1978, Bộ Giáo dục chính thức công bố, nước ta đã cơ bản hoàn thành xóa nạn mù chữ Sự nghiệp nâng cao dân trí của đất nước tiếp tục tiến lên một bước mới, được đánh dấu bằng thập kỷ 1990 - 2000, cả nước triển khai công cuộc XMC-PCGDTH, thực hiện | mục tiêu "thế giới bước vào thế kỷ 21 không còn nạn mù chữ" do UNESCO khuyến cáo và LHQ phát động Tháng 6-2000, cả nước ta đạt

chuẩn quốc gia xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học (XMC - PCGDTH) và

nay đang tiếp tục phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Sự nhận thức đúng đắn của Đảng, Bác Hồ về nâng cao dân trí từ những

ngày đầu thành lập nước đã đưa Việt Nam từ chỗ trên 90% dân số không biết

Trang 21

hệ thống trường học rộng khấp trên cả nước và đại bộ phận dân chúng được trang bị những kiến thức giáo dục cơ bản nhất Thấm nhuần vai trò quan trọng của việc nâng cao trình độ dân trí, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu để nâng cao đân trí, đào tạo nguồn nhân

lực có chất lượng, thể hiện qua văn kiện các kỳ đại hội, nhiều nghị quyết chuyên đề về giáo dục - đào tạo

Nghị quyết Trung ương lần thứ 4 ( khoá VII) đã nêu ra 4 quan điểm chỉ

đạo giáo dục, trong đó quan trọng nhất là quan điểm coi giáo dục - đào tạo cùng với khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu Nghị quyết đề ra 12 chủ trương đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo, trong đó có những chủ

trương đã được triển khai có kết quả bước đầu như chủ trương "đa dạng hóa

các loại hình trường lớp, chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, mở rộng quy mô đào tạo đại học, phát triển đào tạo sau đại học, xây dựng các trường đân tộc nội trú " [13]

Phát triển các quan điểm về giáo dục mà đại hội VII, nghị quyết Trung

ương 4 ( khóa VI) và Đại hội VIII đã đề ra, Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 (khoá VIII) Về định hướng chiến lược phát triển giáo đục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000 đã nêu 6 tư tưởng

chỉ đạo phát triển giáo dục trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời bổ sung và cụ thể hóa thêm để các quan điểm đó có tác dụng chỉ đạo thực tiễn Mục tiêu phát triển giáo dục bao gồm: " Phát triển quy mô ở tất cả các bậc học

Trang 22

triển khoa học và công nghệ cho tương xứng với yêu cầu mới Các quan điểm bao gồm: coi khoa học công nghệ cùng với giáo dục - đào tạo là

quốc sách hàng đâu; khoa học công nghệ là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các ngành, các cấp, là nhân tố chủ yếu

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng- an nình; phát

triển khoa học công nghệ là sự nghiệp cách mạng của toàn dân; phát huy năng lực nội sinh về khoa học công nghệ, kết hợp tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại thế giới; và phát triển khoa học và công nghệ gắn liên với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế“ xã hội nhanh và bên vững Mục tiêu

được đề ra là: Náng cao mặt bằng khoa học và dân trí lên một bước

để có thể tiếp thu và vận dụng các thành tựu khoa học, Hiến bộ kỹ thuật trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội [3]

Ngày 26 tháng 7 năm 2002, Kết luận Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp

hành Trung ương ( khoá IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2

khoá VIHHI, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ đã nêu những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đào tạo là: Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, phát triển quy mô giáo dục, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào tạo, và đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân Về khoa học công nghệ, Kết luận cũng nêu nhiệm vụ cơ bản bao gồm: Đổi mới quản lý và tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, tạo lập và phát triển thị trường khoa học và công nghệ, phát triển các tiềm lực khoa học và công nghệ, tập trung

chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng vừa qua cũng xác định rõ mục tiêu và phương hướng tổng quát phát triển đất nước 5 năm 2006-2010,

Trang 23

huy động và sử tốt mọi nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Từng bước phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế trì thức là yếu tố quan trọng của nên kinh tế và

CNH,HĐH Phát triển mạnh các ngành kinh tế và các sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào trì thức; kết hợp việc

sử dụng những nguồn vốn trì thức của con người Việt Nam với những tri thức mới nhất của nhân loại 13]

Như vậy, có thể thấy Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng việc nâng cao

dân trí, coi trình độ dân trí chính là yếu tốt quan trọng, là tiền đề để phát triển

kinh tế- xã hội của đất nước

Cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nâng cao dân trí, hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang đã có nhiều nghị

quyết và chính sách về vấn đề này Tỉnh Tuyên Quang từ năm 1997 đã nêu mục tiêu: "nâng cao trình độ dân trí, thực hiện phổ cập giáo dục THCS

trong toàn tỉnh vào năm 2010 và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao và đào tạo nghề cho đội ngũ công nhân ở các doanh nghiệp", " Từ nay, khi xét công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh phải coi việc quan tâm phát triển giáo

dục - đào tạo, tổ chức học tập bồi dưỡng cho cán bộ là một tiêu chuẩn

không thể thiếu" [33] Nhận thức ngày càng rõ hơn yêu cầu cấp bách của việc nâng cao đân trí trong tình hình mới, coi việc nang cao dan trí là bước đi có tính chiến lược để phát triển, năm 1999, Tuyên Quang đã rút ngắn đích đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS từ năm 2010 xuống còn năm 2001 [35] Nét nổi bật trong nghị quyết này là để ra nhiệm vụ: xây dựng toàn

tỉnh thành một xã hội học tập Tỉnh đã thực hiện nhiều chính sách khuyến

khích phát triển giáo dục - đào tạo như thu hút giáo viên các tỉnh về Tuyên Quang dạy học, xây dựng các trường nội trú, bán trú cho học sinh vùng cao, hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cấp kinh

phí trả lương tối thiểu và bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho giáo viên

Trang 24

mầm non dân nuôi, miễn lao động xã hội, lao động công ích cho người

học bổ túc văn hóa Do vậy, Tuyên Quang đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS vào năm 2001, chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm

2003, hiện đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục bậc trung học

Bên cạnh việc quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo để nâng cao trình độ học vấn cho nhân dân, Tuyên Quang còn coi trọng việc phát triển khoa học công nghệ Chỉ trong 5 năm 2001-2005 đã có 29 đề tài, dự án được triển khai thực hiện, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, góp phần làm tăng nhanh sản lượng lương thực hằng năm, phát triển đàn gia súc

gia cầm, tăng nhanh độ che phủ của rừng Nhiều đề tài khoa học, công nghệ

mới được khai thác, ứng dụng có hiệu quả trong sản xuất công nghiệp của tỉnh, bước đầu phát huy được lợi thế về nguồn nguyên liệu tại chỗ như triển khai các dự án đầu tư nhà máy giấy, sản xuất xi măng, chế biến gỗ, chế biến bột đá trắng Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tỉnh đã ứng dụng một số

phần mềm như hỗ trợ quản lý dân sinh- kinh tế- xã hội dùng cho cấp xã, nối

mạng Internet tới xã, tin hóa hoạt động của các cơ quan đảng, đoàn thể tỉnh, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đàn bò sữa Tỉnh còn thành lập 3 tổ chức nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ là Trung tâm Thuỷ sản, Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi bò, và Trung tâm nghiên cứu sản xuất và chuyển giao công nghệ giống cây lâm nghiệp phục vụ nhu cầu

phát triển kinh tế của tỉnh những năm tới

Tuy nhiên, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin cũng như nguồn nhân lực về lĩnh vực này ở cả Tuyên Quang và Hà Giang vẫn còn chậm phát triển

Hệ thống mạng viễn thông yếu về chất lượng, tốc độ đường truyền, hạn chế

việc khai thác, sử dụng Internet Đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân chưa thực sự quen với cách làm việc trên mạng máy tính, chưa hình thành được thói quen sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý cũng như lao động sản

Trang 25

xuất Mặt khác, còn đa số cán bộ và nhân dân chưa có ý thức về sử dụng những tiện dụng và thế mạnh của công nghệ thông tin

Tỉnh Hà Giang cũng đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học - xoá mù

chữ, hiện đang thực hiện phổ cập giáo dục THCS Tỉnh đã có nhiều cơ chế,

chính sách để hỗ trợ các lớp học xoá mù chữ, giải quyết đứt điểm tình trạng

mù chữ trong nhân dân; đồng thời duy trì và mở rộng hệ thống trường lớp, nhất là hệ thống trường nội trú cho con em đồng bào các dân tộc vùng cao,

vùng khó khăn; xây dựng đội ngũ giáo viên dạy phổ thông ở tất cả các thôn

bản Đến hết năm 2005, toàn tỉnh có 100% thôn bản có lớp học đến hết lớp 3, 80% số xã có trường phổ thông cơ sở, có 175/195 xã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS Mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân đang từng bước được nâng lên với việc dần hoàn thiện các thiết chế văn hóa chủ yếu, tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 96%, truyền hình 85% Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống được chú trọng và có nhiều kết

quả tích cực, khiến cho sản phẩm nông nghiệp đa dạng hơn, nhiều sản phẩm

xây dựng được thương hiệu, nhiều mô hình tốt được phát triển .Tuy nhiên, cũng như Tuyên Quang, tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hà Giang

còn chậm, tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, kinh tế phát triển chưa đều giữa

các vùng Việc áp dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn còn ít và kém hiệu quả, lực lượng cán bộ khoa học còn thiếu và yếu

Từ tình hình trên, Đại hội Đảng bộ mới đây của cả hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang đều xác định phải đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, mà điểm mấu chốt là tiếp tục nâng cao trình độ dân trí, làm nguồn lực chủ

yếu cho phát triển

1.2 Thực trạng trình độ dân trí hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang

1.2.1 Đặc điểm tự nhiên- xã hội

Tuyên Quang và Hà Giang trước là tính Hà Tuyên - một trong sáu tỉnh

miền núi biên giới phía Bắc Cả hai tỉnh có tổng diện tích 13.600 km’, phía Bắc

Trang 26

phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phú; phía Đông giáp hai tỉnh Cao Bằng, Bắc Thái, và phía tây giáp tỉnh Hoàng Liên Sơn Chiều dài từ đỉnh Lũng Cú (huyện Đồng

Văn) đến xã Đại Phú (huyện Sơn Dương) là 206 km, chiều rộng từ Pà Vay Sủ

(huyện Xín Mân) đến xã Hồng Thái (huyện Nà Hang) là 140 km

Hà Tuyên có nhiều rừng núi, địa hình phức tạp Phía Tây Bắc nằm

một phần trên cao nguyên Bắc Hà, độ cao trung bình từ 1.200 mét đến 1.600 mét, có nhiều núi đồ sộ, nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh cao 2.431 mét Phía Bắc có cao nguyên Đồng Văn, độ cao trung bình 1.600 mét, có đỉnh Pu-tha-ca cao 2.275 mét Phía Đông một phần nằm trên vòng cung sông Gâm chạy dài trên 100 km từ phía Bắc đến phía Nam sát với dãy Tam Đảo Nhìn chung, phía Bắc phần lớn là những dãy núi đá hùng vĩ nối nhau trùng

điệp; xen lẫn với núi là những thung lũng và triển đất hẹp, có số ngày

không mưa và giá lạnh chiếm phần lớn trong năm Thấp dần về phía Nam của tỉnh là những đồi núi cây nhiệt đới cùng những ruộng đồng soi bãi chạy dọc bờ sông suối

Hệ thống sông ngòi ở đây khá phong phú, ngồi sơng chính là sông Lô chảy từ Vân Nam (Trung Quốc) qua Hà Giang, Tuyên Quang, hợp lưu với sông Hồng ở Việt Trì, còn có sông Chảy, sông Gâm, sông Năng, sông Miện và

nhiều suối lớn nhỏ xen giữa núi rừng Tuy có nhiều thác ghềnh và thường gây

lũ lụt, nhưng hệ thống sông ngòi ở cả hai tỉnh là nguồn nước đồi dào cho sản xuất và đời sống Địa hình và khí hậu ở hai tỉnh phần lớn thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi, đặc biệt là trồng cây công nghiệp, cây dược liệu và chăn nuôi đại gia súc Trong rừng có nhiều lâm sản quý như gỗ đinh, trò, trai, nghiến,

lát những muông thú như hổ, báo, gấu, trăn, tắc kè cùng nhiều cây được liệu chế thuốc bệnh, thuốc bổ nổi tiếng Về khoáng sản, có những loại đã được

Trang 27

Trên đất Hà Tuyên, người ta đã tìm thấy dấu vết sinh sống của người nguyên thủy, như xương trâu ở xã Bình Ca, công cụ bằng đá ở xã An Tường, An Khang, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang [33, tr.19] phát hiện nhiều trống đồng với những nét hoa văn và kỹ thuật chế tạo điêu luyện của thời kỳ trống đồng Đông Sơn tại huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Hà Giang [36, tr.58]

Cả hai tỉnh có 17 đơn vị hành chính gồm: các huyện: Sơn Dương, Yên sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Nà Hang, thị xã Tuyên Quang (tỉnh Tuyên

Quang) va Bac Quang, Quang Binh, Vi Xuyên, Bắc Mê, Yên Minh, Quan Ba,

Déng Van, Méo Vac, Xin Man, Hoang Su Phi, thi x4 Ha Giang (tinh Ha Giang) Ca hai tỉnh có hơn 90 vạn dân với nhiều dân tộc anh em là: Kinh, Tày, Nùng, H.mông, Cao lan, Sán Dìu, Hoa, Giấy, La Chí, Phù Lá, Lô Lố, Pà Then, Cd Lao, Bố Y, Pu Péo, Dao Đồng bào các dân tộc đã biến những núi đổi, gò bãi hoang vu rậm rạp thành những cánh đồng, tràn ruộng quanh năm trồng trọt, chăn nuôi rất tốt Những ruộng lúa bậc thang lượn quanh triền núi hay nương ngô xen kế với núi đá là minh chứng sinh động cho đức tính cần cù, dũng cảm, sáng tạo quý báu của đồng bào ở đây

Ngoài việc chăn nuôi trồng trọt, các dân tộc Tuyên Quang và Hà Giang còn làm nhiều nghề thủ công như khai thác chế biến lâm sản, chế biến nông sản, dược liệu, thêu, dệt các mặt hàng từ sợi bông, sợi lanh và làm các đồ dùng từ song, mây, tre, nứa v.v Qua các ngành, nghề đó, giao lưu hàng hóa đã làm cho kinh tế thêm mở mang, đồng thời nền văn hóa dân tộc cũng được góp phần duy trì và phát triển Những đường nét hoa văn trên vải, trên hàng mây, tre đan đều phản ánh bản sắc văn hóa phong phú của mỗi dân tộc, của mỗi vùng Từ lâu, những mặt hàng như chè búp khô, hạt giống su hào, mật ong đã sớm được nhiều nơi biết tiếng ưa chuộng Do lâm sản có vị trí kinh tế quan trọng, nên nghề khai thác chuyên chở lâm sản là một trong những nghề

Trang 28

Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, là "trấn biên" che chở cho "kinh trấn”, từ xa xưa, nhân dân Tuyên Quang và Hà Giang đã thể hiện rõ tinh thần đấu tranh chống chế độ phong kiến phản động thối nát, đồng thời luôn cùng các triều đại phong kiến tiến bộ đứng lên chiến đấu chống bọn xâm lược phương Bắc, bảo vệ Tổ quốc Đây cũng là nơi phong trào cách mạng được nhen nhóm, nuôi dưỡng rất sớm Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Tuyên Quang là căn cứ địa cách mạng của cả nước, được Trung ương Đảng và Bác Hồ chọn làm nơi làm việc và lãnh đạo cách mạng đến hết thời kỳ kháng chiến chống Pháp

Sau nhiều năm xây dựng, hiện Tuyên Quang và Hà Giang có hệ thống đường bộ khá phát triển Từ năm 1993, Tuyên Quang đã có đường ô tô đến trung tâm các xã trong tỉnh, năm 2003 có điện lưới quốc gia đến trung tâm các xã Hà Giang cũng có đường ô tô đến trung tâm các xã từ năm 2000 Đây là những điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại, giao lưu văn hoá, kinhh tế

cũng như tiếp cận các sản phẩm báo chí

1.2.2 Đặc điểm công chúng

Nét nổi bật của nhân dân các dân tộc Hà Giang và Tuyên Quang là cả

hai tỉnh đều có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, giàu truyền thống yêu

quê hương đất nước, đoàn kết cần cù và kiên cường dũng cảm trong suốt quá

trình dựng nước và giữ nước Dân số giữa các dân tộc không đồng đều nhau,

có đân tộc vài trăm ngàn người như Tày, Mông, nhưng có dân tộc chỉ vài trăm người như dân tộc Thuỷ (ở xã Hồng Quang, huyện Chiêm Hoá, Tuyên Quang) Dân cư ở nông thôn nhiều hơn ở thành thị ( Xem phụ lục số 1)

Thống kê tình hình dân số, dân cư hai tỉnh cho thấy, cả hai tỉnh đều có đông dân tộc anh em cùng sinh sống, và số dân sống ở vùng nông thôn nhiều gấp gần chục lần số dân sống ở thành thị Tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng là yếu tố chi phối đến trình độ dân trí, bởi đồng bào vẫn còn tư tưởng "trọng nam khinh nữ", khiến cho phụ nữ ít cơ hội

Trang 29

người trực tiếp lao động sản xuất, dạy bảo con cái trong gia đình Những đặc

điểm này cùng với những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt khiến cho cả hai tỉnh

có trình độ phát triển kinh tế, văn hóa ở hai tỉnh đều chậm hơn các tỉnh đồng

bằng Ngay trong mỗi tỉnh, trình độ kinh tế, văn hóa cũng khác nhau giữa các vùng, các dân tộc Các dân tộc ở vùng thấp có trình độ phát triển kinh tế - xã

hội cao hơn các dân tộc ít người sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa Nhóm các dân tộc Tày, Cao Lan sống thành bản làng đông đúc tại những nơi gần nguồn nước, thuận tiện canh tác Nhiều bản có tới hàng trăm nóc nhà, có nền văn hoá giàu bản sắc Từ lâu bà con đã biết áp dụng các biện pháp thuỷ lợi như

đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng Ngoài lúa nước,

các dân tộc Tày, Nùng còn trồng lúa nương, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp và chăn nuôi trên diện rộng Các dân tộc Mông- Dao hầu hết cư trú trên

miền núi đá địa hình hiểm trở cao từ 800 mét trở lên, sống tập trung thành vùng

rõ rệt nhưng không liền một dải liên tục Kinh tế chủ yếu là làm vườn rừng, làm ruộng bậc thang trồng ngô, lúa mạch; trồng lanh, cây ăn quả ôn đới, dệt vải lanh và chăn nuôi "Người Tày, Nùng có khả năng nhận thức, tư đuy sáng tạo, phát triển trí tuệ dễ thích ứng; còn người Mông thích hoạt động thực tiễn hơn tư duy và nhận thức, nên khả năng tiếp nhận thông tin báo chí còn nhiều khó khan" [42, tr.30] Nhìn chung, đời sống bà con tại hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang còn nhiều khó khăn (xem phụ lục 2)

Thống kê sơ bộ tình hình kinh tế xã hội hai tỉnh cho thấy, cả hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang đều thuộc diện tỉnh nghèo Thu ngân sách thấp, chi ngân sách còn phụ thuộc nhiều vào nguồn viện trợ của trung ương Tỷ lệ hộ thuộc diện đói nghèo của cả hai tỉnh đều cao (Tuyên Quang 35,64%, Hà Giang 51%) Những khu vực có tỷ lệ đói nghèo cao tập trung hầu hết ở vùng cao, vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, như huyện Nà Hang (Tuyên Quang) có tỷ lệ hộ nghèo 49,61%, huyện Đồng Văn( Hà Giang) có tỷ lệ đói nghèo gần 70% Một số xã có trên 80% hộ nghèo như Phúc Yên, Xuân Lập Hùng Lợi, Hồng Quang, Trung Minh Bên cạnh nguyên nhân khách

Trang 30

quan do thiếu vốn, thiếu đất sản xuất, thiên tai, thì nguyên nhân chủ quan của đói nghèo ở hai tỉnh vẫn là hạn chế trong nhận thức của bà con về việc

vươn lên thoát nghèo, thiếu kinh nghiệm sản xuất và tổ chức đời sống, còn nhiều hủ tục gây lãng phí trong sinh hoạt, một số lười lao động Từ chỗ còn

nhiều hộ đói, nghèo, nên cả hai tỉnh vẫn còn nhiều người dân chưa có điều kiện tiếp cận với thông tin nói chung và thông tin báo chí nói riêng

Tuy đời sống vật chất chưa cao, nhưng bà con các dân tộc lại có đời sống tinh thần tương đối phong phú Hà Giang hoàn thành phổ cập giáo dục

tiểu học - xoá mù chữ năm 1999 [36, tr 424], Tuyên Quang hoàn thành phổ

cập giáo dục THCS năm 2001, hiện đang thực hiện phổ cập bậc trung học Từ trong lao động, chiến đấu, với tình yêu quê hương tha thiết, với đôi bàn tay khéo léo và tâm hồn nhạy cảm, nhân dân đã sáng tạo, gìn giữ và làm giàu lên

kho tàng văn hoá của mình qua nhiều thế hệ Những chuyện cổ tích, những

câu tục ngữ, ca dao giải thích nguồn gốc dân tộc, phản ánh cuộc sống thường ngày đầy khát vọng; những làn điệu Then, Cọi, Sli, Lượn, Sình Ca, Páo Dung,

múa khèn Mèo ; các hội Làng Tùng, lễ hội Động Tiên, lễ Cấp sắc, chợ tình

Khâu Vai và những đường nét đẹp, tinh xảo, duyên dáng của hoa văn trên

những tấm thổ cẩm, vải, hàng mây, tre đan và đồ trang sức là sự thể hiện

sinh động, đời sống tỉnh thần đặc sắc của mỗi dân tộc Tuyên Quang, Hà Giang Bên cạnh đó, đồng bào dưới xuôi lên mang theo nền văn hoá châu thổ đã bồi đắp, hồ với văn hố các dân tộc địa phương tạo thành đời sống văn hoá phong phú đa đạng

Trong quá trình cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân các dân tộc Tuyên Quang và Hà Giang đã từng bước khai thác, phát huy thế mạnh của địa phương làm biến đổi nhanh chóng bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh Trình độ dân trí của cả hai tỉnh đều được quan tâm qua việc chú trọng phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo để nâng cao trình độ học vấn, chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân và chú trọng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống

Trang 31

Vốn có địa bàn rộng, có đường biên giới với Trung Quốc, Hà Tuyên từ xưa đến nay là tỉnh có vị trí địa - chính trị quan trọng Hà Giang là "phên dậu" che chắn vùng biên cương của Tổ quốc Tuyên Quang là "an toàn khu”, là Thủ đô cách mạng trước và trong kháng chiến chống Pháp; nhân dan một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, sẵn sang hy sinh tính mạng và tài sản để che chở, giữ gìn bí mật cho các cơ quan Trung ương lãnh đạo

cuộc kháng chiến thắng lợi Truyền thống ấy luôn là niềm tự hào, là "mạch

nguồn” nuôi dưỡng niềm tin để nhân dân tiếp tục vững bước trên con đường Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn

Những nét chấm phá trên về đặc điểm tự nhiên, xã hội cũng như đặc

điểm công chúng hai tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang đã cho thấy những thế

mạnh cũng như thách thức đặt ra cho hai tỉnh để phát triển kinh tế- xã

hội; cũng là những thuận lợi, khó khăn của hoạt động báo chí nói chung ở

hai địa phương này Đây chính là nguồn gốc, điều kiện chi phối tính chất

phức tạp của hoạt động thông tin báo chí ở hai tỉnh Nó bắt buộc các chủ thể thông tin báo chí phải tính toán tới các biện pháp, hình thức khác

nhau để chuyển tải thông tin phù hợp với trình độ, đặc điểm, tập quán của

từng dân tộc trong địa bàn

1.2.3 Những thuận lợi và khó khăn của báo chí trong việc tác động đến trình độ dân trí 2 tỉnh

* Thuận lợi:

- Có thể thấy thuận lợi lớn nhất của hoạt động báo chí tại hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang là có sự lãnh đạo sâu sát của Đảng Sự lãnh đạo sâu sát

của Đảng không chỉ thể hiện ở việc Đảng trực tiếp lãnh đạo hoạt động của tờ

báo Đảng, mà còn thể hiện ở việc Đảng chỉ đạo việc mua và đọc báo Đảng Hiện nay, Tuyên Quang có trên 32 nghìn đảng viên, sinh hoạt tại 491 chi bộ, đảng bộ cơ sở Toàn tỉnh có 100% thôn bản, trường học có đảng viên và có chị bộ dang Ha Giang có hơn 34 nghìn đảng viên, 766 chi bộ, đảng bộ cơ sở

Trang 32

báo Đảng Thuận lợi lớn hơn là việc phát hành báo Đảng ở Tuyên Quang và Hà Giang luôn được cấp uỷ, chính quyền tỉnh rất quan tâm Ngày 1 tháng 4 năm 1993, Tỉnh uỷ Tuyên Quang ban hành Nghị quyết 04/NQ-TU về việc mua và đọc báo Đảng Ngày 7 tháng 7 năm 1993, UBND tỉnh Tuyên Quang ban hành quyết định cấp kinh phí cho các đối tượng mua báo Đảng bộ tỉnh Ngày 28 tháng 12 năm 1996, Ban chấp hành Trung ương ban hành Chỉ thị số 11- CT/TW về việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng Những văn bản này

chính là những chiếc "gậy" để báo Đảng tăng lượng phát hành, chuyển tải

thông tin của Đảng cũng như chuyển tải bức tranh toàn cảnh của địa phương đến bạn đọc, bảo đảm quyền được thông tin và quyền được tiếp nhận thông tin của công chúng

- Thuận lợi thứ hai của hoạt động báo chí ở hai địa phương này là vị trí địa chính trị của cả hai tỉnh VỊ trí địa chính trị không chỉ giúp cho báo chí khai

thác nhiều đề tài hấp dẫn từ truyền thống và hiện tại, mà còn hình thành trong

công chúng thói quen quan tâm đến các vấn đề chính trị - xã hội, quan tâm đến báo chí, đặc biệt là báo Đảng Như trên đã nói, trong kháng chiến chống Pháp, vùng rừng núi Tuyên Quang chính là Thủ đô cách mạng, cũng là nơi ra đời, là "đại bản doanh” của nhiều cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương Bà con các dân tộc trong tỉnh tuy trình độ dân trí chưa cao và còn xa lạ với các sinh hoạt văn hóa tinh thần hiện đại; nhưng đã biết đến báo chí, hiểu được báo

chí chính là vũ khí của Đảng để lãnh đạo nhân dân tiến hành kháng chiến,

kiến quốc Đây chính là những đặc điểm khiến cho tờ báo Đảng có ảnh hưởng lớn đối với công chúng Tuyên Quang và Hà Giang

- Thuận lợi thứ ba là cả hai tỉnh đều giàu truyền thống văn hóa dân tộc và giàu

bản sắc Những yếu tố này tạo nên thực tiễn sinh động, mảnh đất nhiều tiềm năng cung cấp những đề tài báo chí hấp dẫn

- Mặt khác, trong khi cả hai tỉnh vẫn còn những vùng "lõm", chưa bắt được

Trang 33

tâm các xã, cùng với tỷ lệ người biết chữ đang ngày càng được nâng cao, thì

báo Đảng trở thành kênh thông tin chủ yếu nhất để công chúng tiếp cận * Khó khăn:

| - Mặc dù là mảnh đất giàu truyền thống và bản sắc, nhưng cả hai tỉnh

Tuyên Quang và Hà Giang đều là những tỉnh nghèo, trình độ dân trí thấp Trong khi công chúng báo chí ở những tỉnh có điều kiện kinh tế khá đã có khả năng thành thạo với nhiều kiến thức mới của thời kỳ hội nhập, thì công chúng hai tỉnh này vẫn còn vô cùng bỡ ngỡ, thậm chí bà con ở một số vùng

vẫn còn duy trì nhiều hủ tục, tập quán lạc hậu; chưa hề có khái niệm về CNH,

HĐH, về khoa học công nghệ và nhiều loại kiến thức phổ thông khác Chính

những hạn chế về phát triển kinh tế - xã hội ở hai tỉnh là một trong những yếu

tố dẫn đến việc thông tin, tuyên truyền trên báo cũng nghèo nàn, thiếu sức

hấp dẫn, sinh động; đúng như đánh giá của V.I Lê nin về vai trò của báo chí

địa phương:

Báo chí địa phương chiếm địa vị ứu thế so với báo chí rung ương

là một biểu hiện hoặc là của sự nghèo nàn, hoặc là của sự phong

phú Nghèo nàn khi nào phong trào chưa đào tạo được đầy đủ

lực lượng cho nền sản xuất lớn, khi phong trào còn sống lay lắt

với lối làm việc thủ công nghiệp và gân như chìm ngập trong những “sự việc vụn vặt của đời sống công xưởng” Phong phú khi nào phong trào đã hoàn toàn nắm được những nhiệm vụ của công tác tố cáo và cổ động toàn diện và khi nào người ta thấy rõ nhụ cầu phải có nhiều tờ báo địa phương song song với một tờ báo trung ương [38, tr.157]

Công chúng báo chí tại Tuyên Quang và Hà Giang là công chúng đa

dân tộc Mỗi dân tộc lại có bản sắc, truyền thống và tập quán, tâm lý riêng,

tạo cơ hội cho báo chí địa phương làm nên bản sắc riêng của mình Tuy nhiên, tính đa dân tộc cũng dẫn tới sự dị biệt lớn trong nhu cầu và thị hiếu thông tin Sự dị biệt này bị quy định bởi sự khác nhau trong phong tục tập

Trang 34

quán, trình độ văn hoá, lối sống cũng như những đặc trưng về kinh tế "Đặc điểm này là nguồn gốc, điều kiện chi phối tính chất phức tạp của hoạt động thông tin báo chí trong khu vực Nó bất buộc các chủ thể thông tin báo chí

phải tính toán tới các biện pháp, hình thức khác nhau để chuyển tải thông tin

phù hợp với trình độ, đặc điểm, tập quán của từng dân tộc" [18, tr 29] Day là "ngưỡng” không dễ gì vượt qua, đòi hỏi người làm báo phải có kiến thức, trình độ và kinh nghiệm nghề nghiệp nhất định để tìm tòi và thể hiện

- Một bộ phận không nhỏ công chúng vẫn coi báo chí là phương tiện giải trí, nên kém mặn mà với báo Đảng - vốn là tờ báo được xem là "khô cứng” Mặt khác, phần lớn báo Đảng được phát hành theo địa chỉ là các bí thư chi bộ, đại biểu HĐND xã, tổ trưởng, trưởng thôn, bản; chỉ có một số ít

phát hành đến các điểm bưu điện- văn hóa xã; nên số lượng nhân dân đọc báo

Đảng không đáng kể Do vậy, thông tin trên báo Đảng chưa đến được với bạn đọc rộng rãi

Trên đây là những đặc điểm công chúng cũng như những thuận lợi và

khó khăn của hoạt động báo chí tại Tuyên Quang và Hà Giang Đây cũng là những căn cứ để luận văn tiến hành khảo sát, đánh giá cũng như tìm ra những nguyên nhân tồn tại và giải pháp để báo Đảng nâng cao dân trí tại hai tỉnh

trong các phần sau của luận văn

1.3 Nâng cao dân trí - một nhiệm vụ quan trọng của báo chí

Từ khi mới ra đời, báo chí Việt Nam đã đặt yêu cầu nâng cao đân trí là một nhiệm vụ quan trọng, chủ yếu Trong sự nghiệp CNH, HĐH ngày nay, báo chí càng trở nên quan trọng đối với đời sống xã hội Yêu cầu của CNH, HDH đặt ra cho đất nước phải có một nguồn nhân lực đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, nhiều kiến thức, giàu trí tuệ, để mỗi sản phẩm lao động đều mang hàm lượng tri thức cao, và bảo đảm cho Việt Nam sẵn sàng hội nhập với các nước trên thế giới trong xu thế toàn cầu hóa Báo chí đảm nhận nhiệm vụ giáo dục, nâng cao kiến thức cho nhân dân, giúp cho nhân đân được mở mang hiểu biết, được tiếp cận với những vấn đề mới của cuộc sống trong nước và thế giới Bởi trong thời đại ngày

Trang 35

nay, vai trò của báo chí đối với trình độ dân trí càng trở nên quan trọng Nếu giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu thì

để góp phần thực hiện quốc sách hàng đầu đó, vấn đề số một đặt ra cho

báo chí là nâng cao dân trí Trong thời đại ngày nay, báo chí có khả năng thực tế để trở thành phương tiện có hiệu quả cao trong việc nâng cao dân trí [31] Trong phạm vì quốc gia, thông tin báo chí là trường học tổng hợp có tác dụng giáo dục nâng cao đân trí, nâng cao nhận thức toàn diện, hình thành hệ ý thức chính trị cũng như lối sống tích cực cho nhân dân [32]

Báo chí có thể chuyển tải tới cư dân những tri thức cụ thể, trực tiếp Báo

chí cũng có thể thông qua nhiều hình thức tác động để nâng cao trình độ

nhận thức, giúp con người hồn thiện về văn hố, lối sống Nói cách khác,

báo chí giúp công chúng trang bị những tri thức phổ thông có hệ thống, xã hội hoá các kinh nghiệm sống, truyền bá những tri thức về các nền văn hoá của các dân tộc đến việc phổ biến những kiến thức về khoa học, luật pháp, chính trị- xã hội Tuy nhiên, việc nâng cao dân trí không chỉ đơn thuần là

trang bị những tri thức phổ thông cụ thể Bởi:

xã hội càng phát triển thì yêu cầu của nhân dân lao động về học tập,

nâng cao trình độ hiểu biết càng cao và càng phong phú Nhà trường với chức năng trang bị hệ thống trì thức phổ thông và đào tạo nghề nghiệp ban đầu cho thanh, thiếu niên không thể đáp ứng hết yêu cầu này Trong khi đó, đời sống văn hoá, xã hội, khoa học, kinh tế vận động không ngừng và đòi hỏi con người phải thường xuyên bổ sung, hoàn thiện vốn hiểu biết của mình [29, tr 41]

Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu với đa số cư dân ở nông thôn,

càng đòi hỏi sự nỗ lực to lớn của báo chí Chính vùng nông thôn, miền núi có

trình độ phát triển thấp như Tuyên Quang và Hà Giang là nơi vấn để nâng cao dân trí đặt ra bức thiết nhất Việc nâng cao dân trí phải đi trước một bước, làm nền tảng cho việc phát triển kinh tế — xã hội nói chung Và báo chí - đặc biệt báo địa phương cũng phải làm sao để nhanh chóng nâng cao nhận thức của

Ava1f

nhân dân, coi đó là bước "đi tắt đón đâu" để bắt kịp trình độ các nước phát

Trang 36

triển, hình thành một nếp sống công nghiệp, hiện đại, kỷ cương Bởi “một

trong những chức năng nhiệm vụ của báo chí địa phương chính là bồi dưỡng nâng cao kiến thức mọi mặt cho nhân dân” [25, tr.19]

Như vậy, có thể thấy trong xã hội hiện đại, truyền thông đại chúng nói

chung, báo chí nói riêng là kênh thông tin quan trọng, có vai trò tác động to lớn đến nhận thức, tư tưởng và hành động của công chúng Do vậy, nhân dân muốn nâng cao trình độ hiểu biết, không thể chỉ học trong nhà trường Nói cách khác, nhà trường không thể cung cấp đủ lượng tri thức cho con người, mà chỉ có thể cung cấp kiến thức dưới dạng phổ thông, sơ đẳng nhất Thông

tin trên báo chí chính là nguồn tri thức thoả mãn nhu cầu nhận thức không

cùng của con người

Nhưng báo chí nâng cao nhận thức của nhân dân bằng cách nào? "Phải bằng cách giới thiệu, hướng dẫn, chứ không phải bằng cách của

các nhà giáo dục trên các trường, lớp” [38, tr 33] Công chúng báo chí nâng cao hiểu biết một cách tự giác, không giống như việc học tập ở các nhà trường Những thông tin báo chí tác động vào người đọc với

nhiều cấp độ khác nhau Thấp là tiếp nhận; cao hơn là hiệu ứng xã hội, bao gồm những phản ứng tâm lý, thay đổi về cách ứng xử, hành vi

cụ thể của mỗi cá nhân và cộng đồng, hay việc hình thành những dư

luận xã hội; và cao nhất là hiệu quả thực tế, là những thay đổi, vận

động thực tế của đời sống xã hội Thông tin đạt hiệu quả cao nhất, là thông tin không chỉ có chất lượng mà còn phù hợp với các điều kiện khác, trong đó điều kiện quan trọng là đặc điểm của công chúng tiếp nhận Thông qua việc cung cấp thông tin, báo chí cung cấp luôn các

kiến thức về mọi lĩnh vực trong cuộc sống, giúp công chúng tự nắm bắt

kiến thức, tự điều chỉnh nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình Ví

dụ, bằng thông tin về những tấm gương học giỏi, về tác dụng của việc

Trang 37

hội học tập Bằng việc thông tin, phân tích các vụ án, thông tin tình hình chấp hành pháp luật, thông tin các văn bản, điều khoản luậit ,

báo chí giúp người đọc nâng cao hiểu biết về luật pháp, về những điều

được hay không được làm trong cuộc sống, góp phần xây dựng nên

pháp chế XHCN, xây dựng xã hội dân chủ, văn minh Bằng việc thông

tin những tấm gương làm kinh tế giỏi, những cách sản xuất kinh doanh hiệu quả, những kiến thức kinh tế mới trong thời kỳ hội nhập, hay thông tin về các sản phẩm mới , báo chí giúp công chúng bổ sung kiến thức về lĩnh vực kinh tế, học tập cách làm, điều chỉnh chiến lược kinh

doanh để sản xuất, kinh doanh hiệu quả

Nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước, cũng như trong các bài nói chuyện, bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước về công tác báo chí cũng đã ghi nhận vai trò của báo chí trong việc nâng cao trình độ đân trí Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII nhấn mạnh yêu cầu:" Phát triển sự nghiệp thông tin báo chí, xuất bản theo hướng nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu thông tin và nâng cao kiến thức mọi mặt cho nhân dân"[13] Ngày 17 tháng 10 năm 1997, Bộ Chính trị đã nhận định:

Báo chí nói chung hoạt động đúng định hướng thông tin kịp thời, phong phú và đã dạng hơn; thực hiện vai trò là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước và diễn đàn tin cậy của nhân dân, đóng góp tích cực vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, hoàn thành những nhiệm vụ chính trị quan trọng về đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước, ndng cao dan tri [13]

Những kiến thức khoa học kỹ thuật, kiến thức về các lĩnh vực lịch

sử, văn hóa, nghệ thuật được xuất hiện ngày càng nhiều trên báo chí, được công chúng đón nhận với thái độ hào hứng, và giúp họ nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt Và đã có không ít người thành đạt từ những

kiến thức thu lượm được trên báo chí Như vậy, sự chuyển tải thông tin

trên báo chí mặc nhiên làm cho trình độ hiểu biết của người đọc ngày càng được tăng lên

Trang 38

Ở Tuyên Quang và Hà Giang, báo Nhân Dân và báo của đảng bộ tỉnh do có số lượng phát hành lớn nhất, nên là những tờ báo lĩnh trách nhiệm cao

nhất về trang bị hiểu biết cho công chúng Dù là hiểu biết về chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước hay hiểu biết về các

vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật công chúng đều có

thể đễ dàng tìm thấy trên báo Đảng Báo Hà Giang và Báo Tuyên Quang đều

xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mình là "tuyên truyền nâng cao dan trí và hiểu biết xã hội cho nhân đân, trọng tâm là vùng bà con dân tộc ít người, bà con vùng sâu, vùng xa của tỉnh" [16] Xuất phát từ vai trò quan trọng của trình độ dân trí đối với đời sống xã hội như đã nói ở trên, cũng như xuất phát từ thực trạng trình độ dân trí và ưu thế của báo Đảng trong đời sống báo chí ở hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang; luận văn đi sâu nghiên cứu những đóng góp của báo Đảng đối với việc nâng cao trình độ dân trí tại hai địa phương này

Trang 39

Chuong II

NHUNG DONG GOP CHU YEU CUA BAO DANG TRONG VIEC NANG CAO DAN TRI TAI HAI TINH

2.1 Vị trí 3 tờ báo đối với công chúng Tuyên Quang, Hà Giang

Hiện tại, trên địa bàn mỗi tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang đều có trên 400 loại báo và tạp chí được phát hành Các báo có số lượng phát hành nhiều nhất là Nhân Dân, Lao Động, Sức khoẻ, Pháp luật, Tiền Phong, và báo Đảng địa phương, trong đó báo Nhân dân và báo Đảng địa phương có số phát hành lớn nhất (Xem phụ lục số 3)

Biểu này cho thấy, trên địa bàn mỗi tỉnh đều có khoảng gần 4 triệu bản báo được phát hành hằng năm Trong đó, tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất là báo Đảng địa phương (Tuyên Quang 1.063.071 bản/ năm, khoảng trên 6,5 vạn bản/ kỳ, Hà Giang gần 1 triệu bản/ năm., khoảng 5500 bản/ kỳ), sau đó là báo Nhân Dân (613.120 bản/ năm, trên 1800 bản/ kỳ) Còn các báo khác tuy có số lượng phát hành thuộc loại cao trên địa bàn như Lao Động, Tiền Phong, Sức Khoẻ, Văn Hố, Nơng nghiệp, Pháp luật, Quân đội nhân dân cũng chỉ đạt con số từ trên 10 nghìn đến gần 200 nghìn tờ mỗi năm Báo Đảng địa phương phát hành 3 kỳ/tuần, mỗi kỳ 4 trang, khổ 42 x 57 cm (bằng báo Nhân Dân) Ngoài ra, còn có tờ tin anh Tuyên Quang Vùng cao và Hà Giang Cực Bắc, phát hành mỗi tháng/ kỳ Đây là ấn phẩm dành riêng cho công chúng các xã vùng cao, vùng sâu, xa trong tỉnh, khổ 28x40 cm, 4 trang, in mau, chu yếu đăng ảnh, và chữ to, phù hợp trình độ và đặc

điểm tâm lý của đồng bào các dân tộc thiểu số

Tính trung bình, mức hưởng thụ báo chí nói chung của nhân dân Hà Giang là 0,48, Tuyên Quang là 0,4( trong khi mức hưởng thụ báo chí chung của một số tỉnh miền núi như Lai Châu là 0,44, Lào Cai 0,99, Cao Bằng 0,68, Lạng Sơn 0,7) [18, tr 112] Nhưng nếu tính riêng báo Đảng, thì trung bình 15 người dân Hà Giang và gần 10 người dân Tuyên Quang có I tờ báo Đảng địa phương, và khoảng 25 người dân Tuyên Quang, 20 người dân Hà Giang

Trang 40

Việc phát hành báo Đảng ở Tuyên Quang và Hà Giang đều theo địa chỉ cố định, rất ít báo được bán lẻ Như báo Nhân Dân và báo Đảng địa phương, được phát hành chủ yếu tới các chi bộ, đảng bộ các cơ quan, đơn vị,

trường học, đến các cá nhân là đại biểu HĐND xã, bí thư chỉ bộ, trưởng thôn, bản, tổ nhân dân theo Chỉ thị của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Đảng bộ

tỉnh; một số ít phát hành tới các điểm Bưu điện - Văn hoá xã, và rất ít báo bán lẻ do các ngành, địa phương đặt khi có lễ kỷ niệm ngày thành lập, hoặc sự kiện trọng đại của ngành hay địa phương đó Trong số 300 phiếu thăm dò ý kiến bạn đọc phát ra tại hai tính, thì có 214 phiếu trả lời đọc báo Đảng tại cơ

quan và đọc tại nhà, và 47 phiếu trả lời đọc ở điểm bưu điện văn hóa xã, và

19 phiếu trả lời trả lời đọc nhờ người khác Do vậy, có thể khẳng định rằng: báo Đảng có lượng công chúng chủ yếu là cán bộ, đảng viên đang công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, một số doanh nghiệp có tổ chức Đảng và cán bộ chủ chốt các xã, thôn, bản, tổ nhân dân Ngoài ra, báo Đảng tại hai tỉnh này còn có công chúng là nhân dân lao động, tiếp xúc với báo Đảng qua các con đường khác nhau như đọc nhờ người khác, đọc tại điểm Bưu điện -

văn hóa xã Nhưng số này không đáng kể

Từ đây, có thể thấy rằng, báo Đảng đến với nhân dân, người lao động

ít hơn đến với cán bộ lãnh đạo Mà nhân dân lao động lại là một trong những đối tượng chủ yếu cần nâng cao trình độ dân trí để bắt kịp với trình độ dân trí

các tỉnh miền xuôi, để hai tỉnh miền núi nghèo như Tuyên Quang và Hà

Giang chủ động thực hiện CNH, HĐH thoát khỏi tình trạng đói nghèo Do vậy, việc nghiên cứu những đóng góp của báo Đảng đối với việc nâng cao dân

trí tại hai tỉnh là cần thiết để tờ báo thực sự đảm nhận được vai trò của mình

Không giống các báo chuyên ngành tập trung thông tin chuyên sâu về một lĩnh vực, báo Đảng có nội dung phong phú, trên nhiều lĩnh vực Trong đó các nội dung thông tin về công tác giáo dục - đào tạo, kinh tế, pháp luật lại là những nội dung được chú trọng tuyên truyền thường xuyên, giúp bạn đọc

Ngày đăng: 11/11/2021, 19:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Chương 2: Đóng góp chủ yếu của báo Đảng đối với việc nâng - Báo đảng trong việc nâng cao dân trí tại tuyên quang và hà giang (khảo sát báo nhân dân, tuyên quang, hà giang từ tháng 1 2005 đến tháng 6 2006)
h ương 2: Đóng góp chủ yếu của báo Đảng đối với việc nâng (Trang 3)
Hình thức tuyên truyền nâng cao dân trí của báo Đảng................ 71 - Báo đảng trong việc nâng cao dân trí tại tuyên quang và hà giang (khảo sát báo nhân dân, tuyên quang, hà giang từ tháng 1 2005 đến tháng 6 2006)
Hình th ức tuyên truyền nâng cao dân trí của báo Đảng................ 71 (Trang 3)
TÌNH HÌNH PHẦN BỐ DÂN CƯ, DÂN TỘC HAI TỈNH - Báo đảng trong việc nâng cao dân trí tại tuyên quang và hà giang (khảo sát báo nhân dân, tuyên quang, hà giang từ tháng 1 2005 đến tháng 6 2006)
TÌNH HÌNH PHẦN BỐ DÂN CƯ, DÂN TỘC HAI TỈNH (Trang 125)
THỐNG KÊ SƠ BỘ TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI - Báo đảng trong việc nâng cao dân trí tại tuyên quang và hà giang (khảo sát báo nhân dân, tuyên quang, hà giang từ tháng 1 2005 đến tháng 6 2006)
THỐNG KÊ SƠ BỘ TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI (Trang 126)
THỒNG KÊ TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH MỘT SỐ ÂN PHẨM BÁO  IN  TẠI  TUYÊN  QUANG  VÀ  HÀ  GIANG  - Báo đảng trong việc nâng cao dân trí tại tuyên quang và hà giang (khảo sát báo nhân dân, tuyên quang, hà giang từ tháng 1 2005 đến tháng 6 2006)
THỒNG KÊ TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH MỘT SỐ ÂN PHẨM BÁO IN TẠI TUYÊN QUANG VÀ HÀ GIANG (Trang 127)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w