1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đài truyền hình việt nam với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (qua khảo sát chương trình thời sự buổi 19 h và chuyên mục tạp chí kinh tế từ 12005 đến 62006 trên kênh vtv1)

141 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 19,64 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIÊN CHÍNH H TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIÊN BÁO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYEN

NGUYEN NGOC MINH

(Qua khảo sát chương trình Thời sự buổi 19 giờ và chuyên mục

Tạp chí Kinh (ế từ 1/2005 đến 6/2006 trên kênh VTV1)

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRUYỂN THÔNG ĐẠI CHÚNG

HÀ Noe 2006

hài ES ese tr Ta ` = a re eT eT er rte tent wer ee Me ee csc = eee See oe

Trang 2

HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN

NGUYEN NGOC MINH

PAI TRUYEN HINH VIET NAM VOI VIEC BAO VE QUYEN LỢI NGƯỜI TIỂU DÙNG

(Qua khảo sát chương trình Thời sự buổi 19 giờ và chuyên mục Tap chi Kinh té tir 1/2005 đến 6/2006 trên kênh VTV1) Chuyên ngành : BÁO CHÍ HỌC ‘Masé: 603201 HOC VIEN BAO CHI & TUYEN TRUYEN Ị 4 a2 /200L

LUAN VAN THAC SY TRUYEN THONG DAI CHUNG Người hướng dẫn khoa học: TS Đinh Thị Thuý Hằng

Trang 3

BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TOÀN XÃ HỘI 1.1 Về vấn đề người tiêu dùng

1.2 Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam

1.3 Truyền hình Việt Nam với vấn đê bảo vê quyền lợi người tiêu dùng

CHƯƠNG 2

TUYEN TRUYEN BAO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở CHƯƠNG

TRÌNH THỜI SỰ 19 GIỜ VÀ CHUYÊN MỤC TẠP CHÍ KINH TẾ TRÊN

SÓNG VTVI - ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM 2.1 Vài nét về Đài truyền hình Việt Nam

2.2 Tuyên truyền bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở chương trình Thời sự buổi 19 giờ

2.3 Tuyên truyền bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng ở chuyên mục

Tạp chí Kinh tế - Ban Chuyên đề

2.4 Nhận xét về tình hình tuyên truyền bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Đài truyền hình Việt Nam qua chương trình Thời sự 19

giờ và chuyên mục Tạp chí Kinh tế |

CHUONG 3

GOI MO MOT SO GIAI PHAP NHAM NANG CAO HIEU QUA TUYEN TRUYEN BAO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIỂU DUNG Ở ĐÀI TRUYEN HINH VIET NAM

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài

Người tiêu dùng là tập hợp đông đảo nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội Từ ngày đất nước thực hiện đổi mới gắn với phát triển kinh tế nhiều thành phần, theo đó, các loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường gia tăng mạnh mẽ, phong phú và đa dạng Bên cạnh những lợi ích mà người tiêu dùng được hưởng, thì điễn biến phức tạp của thị trường cũng đưa tới những nguy cơ xâm hại quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng Lý do chính là do mâu thuẫn giữa lợi nhuận của nhà sản xuất kinh doanh và lợi ích của người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng đã được định chế thành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng, được Uỷ Ban thường vụ

Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27 tháng

04 năm 1999 Trong đó, người tiêu dùng được xác định là những * Người mua,

sử dụng hàng hoá, dich vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt và nhu cầu công |

việc của cá nhân, gia đình và tổ chức” [11, tr.17] |

Trong những năm qua, tuyên truyền bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng là

một định hướng quan trọng, đã được triển khai khá hiệu quả cả chiều rộng lẫn

chiều sâu trên các phương tiện thông tin đại chúng Ở góc độ truyền thông, người tiêu dùng là đông đảo công chúng trong xã hội Những điều mà người tiêu đùng quan tâm cũng chính là những điều công chúng quan tâm Do vậy,

vấn đề tuyên truyền bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng cần được thực hiện lâu

đài và thường xuyên Việc báo chí truyền tải những thông tin hữu ích đối với người tiêu dùng đồng nghĩa với việc đáp ứng nhu cầu thiết thực của công

Trang 5

Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng Nhiều năm qua, Đài Truyền hình Việt

Nam đã phát sóng hàng nghìn tác phẩm tin, phóng sự, trực tiếp và gián tiếp

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, và công tác này vẫn đang tiếp tục Việc tổng

kết, đánh giá thực tiễn chất lượng, hiệu quả tuyên truyền vấn đề này cần được

đặt ra, tuy nhiên đến nay, chưa có công trình nào được thực hiện

Do vậy, nghiên cứu đề tài: “ Đài Truyền hình Việt Nam với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” là cần thiết, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu

quả tuyên truyền vì quyền lợi người tiêu dùng ở Đài Truyền hình Việt Nam

Là một phóng viên hoạt động tuyên truyền trong lĩnh vực này, tác giả sẽ có điều kiện tìm hiểu, nhận thức sâu những vấn đề liên quan trực tiếp đến việc nghiên cứu Đó là cơ sở để phát huy hơn nữa năng lực hoạt động báo chí

ở đơn vị mà tác giả đang công tác

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Là một mất xích quan trọng của quy trình Sản xuất - Tiêu dùng, nên người tiêu dùng được các chuyên gia kinh tế, các nhà sản xuất quan tâm

nghiên cứu Đã có một số tài liệu về lĩnh vực liên quan được xuất bản trên thế giới và được dịch ra tiếng Việt như: “ Quy định về cạnh tranh, vấn đề giá cả

và quy định về tiêu dùng ở Pháp” của Tổng cục cạnh tranh, tiêu dùng và chống gian lận Pháp, năm 2000; cuốn ““Tâm lý học fiêu dùng”- của tác giả Mã Nghĩa Hiệp (Trung Quốc) chủ biên, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 1998

— Ngoài ra, ở các nước, việc nghiên cứu người tiêu dùng với tư cách là

Trang 6

nghiên cứu đề tài liên quan trực tiếp đến tiêu dùng và người tiêu dùng con it, chủ yếu để phục vụ cho hoạt động sản xuất, thương mại của doanh nghiệp Có

thể kể đến như công trình: “ Nghiên cứu Người tiêu dùng- Những vấn đề về việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam” của tác giả Đoàn Văn

Trường, nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội 2002; “ Quảng cáo và

ngôn ngữ quảng cáo” của tác giả Nguyễn Kiên Trường chủ biên, nhà xuất

bản Khoa học Xã hội, Hà Nội 2004

Qua khảo sát hoạt động tuyên truyền bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam, tác giả nhận thấy là chưa có công trình đáng kể nào được triển khai

Vấn đề này mới chỉ dừng ở những tài liệu tác nghiệp về truyền thông vì quyền

lợi người tiêu dùng của Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam, một số ít bài viết có tính chất trao đổi nghiệp vụ tuyên truyền ở lĩnh vực này đăng trên báo và tạp chí thời gian qua; hoặc được đề cập gián tiếp ở những tài

liệu tuyên truyền về sức khỏe cộng đồng.v.v Dưới dạng tổng kết lý luận, có

khoá luận tốt nghiệp cao học chuyên ngành Báo chí học (năm 2004) của

Nguyễn Thị Thuỳ Liên với đề tài: “ Báo chí với việc quản lý chất lượng

hàng hoá theo tiêu chuẩn ISO 9000 ở Việt Nam” Đề tài khảo sát Tạp chí Đo lường chất lượng, báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Thương mại nắm 2002- 2003 Chương 3 nhan đề: “Báo chí với việc tuyên truyền về hệ thống quản lý

chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO” có đề cập đến việc tuyên truyền vì

quyền lợi khách hàng Việc tuyên truyền khuyến khích doanh nghiệp quan lý

chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn ISO cũng chính là ủng hộ những điều kiện đảm bảo cho quyên lợi của khách hàng - là người tiêu dùng Tuy nhiên,

đo tính chất của khoá luận nên vấn đề người tiêu đùng chỉ được đề cập ở một khía cạnh nhỏ

Trang 7

trong công cuộc đổi mới đất nước

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của đề tài là nhằm nghiên cứu thực trạng tuyên truyền bảo vệ

quyển lợi người tiêu dùng ở chương trình Thời sự thuộc Ban Thời sự và

chuyên mục Tạp chí Kinh tế thuộc Ban Chuyên đề, Đài Truyền hình Việt Nam Từ kết quả nghiên cứu, luận văn sẽ đưa ra một số kiến nghị và giải pháp, góp phần cải tiến nâng cao chất lượng những chương trình, nhằm đạt được hiệu qủa tuyên truyền cao nhất ở lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra trong lĩnh vực này xuất

phát từ quyền lợi chính đáng của mỗi công dân

Để đạt được mục đích trên, người nghiên cứu xác định những nhiệm vụ sau:

- _ Phân tích làm rõ ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội của việc bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng trong điều kiện vận dụng nền kinh tế thị trường ở

Việt Nam

- — Khảo sát chương trình Thời sự buổi 19 giờ và chuyên mục Tạp

chí Kinh tế, phát trên kênh VTVI1- Đài Truyền hình Việt Nam từ tháng 01

năm 2005 đến tháng 06 năm 2006

Xem xét đặc điểm nội dung cũng như hình thức của những tác phẩm có nội dung tuyên truyền bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; khảo sát việc tổ chức sản xuất chương trình để thấy được khâu này có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả tuyên truyền bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- _ Nêu những hạn chế còn tồn tại và đề xuất một số giải pháp cho VIỆC

Trang 8

truyền bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở chương trình Thời sự và chuyên

mục Tạp chí Kinh tế của Đài Truyền hình Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn như sau:

Thứ nhất là trong chương trình Thời sự buổi 19 giờ thuộc Ban Thời sự Thứ hai là mục: “ Sản xuất tiêu dùng và Thị trường” trước đây và từ tháng 12/2005, nhập vào mục “Kinh tế” thành một mục mới: “Kinh tế Công nghiệp” thuộc Chuyên mục Tạp chí Kinh tế thuộc Phòng Kinh tế, Ban Chuyên đề, phát sóng vào 17 giờ 55 thứ ba hàng tuần Tất cả đều được phát

sóng trên kênh VTVI, Đài Truyền hình Việt Nam Hai phạm vi trên được

khảo sát từ tháng 01/2005 đến tháng 06/2006

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng về công tác tư tưởng và chiến lược phát triển kinh tế đất nước; Chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Luận văn còn dựa trên cơ sở lý luận Bao chi hoc; vi trí, vai trò của báo chí cách mạng Việt Nam

Trong quá trình thực hiện luận văn này, tác giả sẽ sử dụng các phưong pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng Từ tính thần đó, triển khai những phương pháp cụ thể như: Phương pháp khảo sát thực tiễn; Phân tích tài liệu;

Phương pháp tổng hợp; Phương pháp so sánh, thống kê; Phương pháp phỏng

vấn chuyên gia và thảo luận nhóm

Trang 9

tầng lớp nhân dân nên các quyền của người tiêu dùng phải được tôn trọng và

nhận thức rõ trong xã hội, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường Nền kinh tế đất nước gắn với cơ chế mới đã qua hai thập kỷ, đó là quãng thời gian cần có

những nghiên cứu về báo chí với công tác tuyên truyền bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO,

việc làm sao đảm bảo tốt giữa lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng là một bài toán phải được nghiên cứu giải quyết hợp lý, trong đó vấn đề thông tin, tuyên truyền có một ý nghĩa rất quan trọng

Đề tài trên lần đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống việc thực hiện

tuyên truyền bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên sóng Đài Truyền hình Việt

Nam - một cơ quan báo chí có những tác động rất quan trọng đối với xã hội

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Về mặt lý luận

Luận văn sẽ làm sáng tỏ những đặc trưng nội dung và hình thức CỦa VIỆC báo chí nói chung, truyền hình nói riêng khi thực hiện những tác phẩm, chương trình tuyên truyền bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Đồng thời, luận

văn hy vọng sẽ góp một góc nhìn về vấn đề tuyên truyền chuyên sâu, chuyên

đối tượng trên báo chí

- Về mặt thực tiễn

Qua khảo sát nghiên cứu thực tiễn, những kết quả thu được là cơ sở để đánh giá thực trạng việc tuyên truyền bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở kênh VTVI- kênh truyền hình Thời sự - chính trị tổng hợp quan trọng của Đài

Truyền hình Việt Nam Từ đó có thể kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm

Trang 10

8 Kết cấu của luận văn

Luận văn được kết cấu như sau:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận

văn được tổ chức thành 3 chương, 9 mục

Trang 11

TRÁCH NHIỆM CỦA TOÀN XÃ HỘI 1.1 Về vấn đề người tiêu dùng

1.1.1 Nhận dạng người tiêu dùng

Danh từ “Người tiêu dùng” từ lâu đã trở nên quen thuộc với tất cả chúng ta Ở tất cả những hình thái sản xuất khác nhau trong xã hội, người tiêu dùng đều là một đối tượng, là mắt xích không thể thiếu, có quan hệ hữu cơ với hoạt động sản xuất hàng hoá cũng như các sản phẩm dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu sinh tồn của con người

Người tiêu dùng là lực lượng động đảo nhất trong xã hội Đó là những người mua hoặc sử dụng hàng hoá, dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu của bản thân hoặc gia đình mình Họ là người tiêu dùng cuối cùng

Sản phẩm hàng hoá qua sử dụng của người tiêu dùng sẽ dần mất đi, khấu hao đi, nếu có tái tạo thì cũng sang một chu kỳ sản phẩm và tiêu dùng mới “Từ tiếng Anh chỉ người tiêu dùng là Consumer, hoặc cẩn thận hơn, gọi là End consumer, để nhấn rõ § là người tiêu dùng cuối càng” [15, tr.1] Điều này cũng nhằm phân biệt với người mua, khách hàng, Từ “Customer” để chỉ khách hàng nói chung, trong đó có cả những người mua hàng là nguyên liệu cho sản xuất, mà những đối tượng đó lại nằm ngoài phạm trù “Người tiêu dùng cuối cùng”

Trong Nghị định số 69/2001/NĐ-CP, quy định chi tiết thị hành Pháp

lệnh Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng, điều 2 có nêu cụ thể: người tiêu

dùng là:

Trang 12

cho tổ chức sứ dụng |

- Cá nhân, gia đình, tổ chức sử dụng hàng hoá, dịch vụ do người khác

mua, hoặc ảo được cho, tặng

Tinh thần điều 3 của Nghị định này là: Người mua, sử dụng hàng hoá, địch vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này, tức không phải là đối tượng “Người tiêu dùng” được bảo vệ bởi Pháp lệnh và những văn bản pháp luật hướng dẫn kèm theo

Theo định nghĩa trên, người tiêu dùng là tất cả mọi người, từ nguyên thủ quốc gia cho đến người dân bình thường, từ người lớn cho đến trẻ em, kể cả em nhỏ chưa có năng lực giao tiếp, mua bán Họ là người mua va sử dụng hàng hoá, địch vụ không phải để phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh Theo đó, hàng hoá được mua cho sử dụng cuối cùng bởi các cá nhân, được coi là “ người sử dụng cuối càng” hoặc “ người tiêu dùng cuối cùng”

1.1.2 Tổ chức Quốc tế người tiêu dùng

Tổ chức Quốc tế người tiêu đùng được thành lập năm 1960 với tên

gọi ban đầu là liên hiệp các Tổ chức Người tiêu dùng Quốc tế, gọi tắt là IOCU Và thời điểm này, tổ chức này đã nhận thức được rằng phong trào

người tiêu dùng từng nước có thể mạnh lên nhờ mang tính quốc tế Tổ

chức này đã phát triển nhanh tróng và được công nhận là tiếng nói của phong trào người tiêu dùng quốc tế, đặc biệt trong các vấn đề quan trọng

như vấn đề tiêu chuẩn hoá sản phẩm và thực phẩm, y tế và quyền của người bệnh, môi trường và vấn đề tiêu dùng bền vững, những quy định về

Trang 13

Năm 1994, Đại hội Tổ chức Người tiêu dùng Quốc tế hop 6 Montpellier - Pháp, quyết định đổi tên thành Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng,

gọi tắt 1a CI

Tổ chức Quốc tế người tiêu dùng hỗ trợ, tập hợp và đại diện cho các tổ

chức Người tiêu dùng trên toàn thế giới Quốc tế người tiêu dùng tính đến năm

2003 có trên 250 tổ chức thành viên ở 119 nước vùng lãnh thổ trên thế giới Tổ chức Quốc tế người tiêu dùng nỗ lực cổ vũ cho một xã hội công

bằng, trung thực thông qua việc bảo vệ quyền của mọi người tiêu dùng, những người tiêu dùng nghèo, người bị gạt ra ngoài lề xã hội, và những người bị thiệt

thòi, bằng các hoạt động chính sau đây:

- _ Hỗ trợ và tăng cường năng lực cho các tổ chức thành viên và phong trào người tiêu dùng nói chung

- Đấu tranh ở phạm vì quốc tế cho những chính sách có liên quan đến người tiêu dùng

Trong việc bảo vệ người tiêu dùng, ngoài việc đưa vấn đề người tiêu dùng có tầm cỡ quốc tế, Quốc tế người tiêu dùng còn đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực sau:

e Công tác tiêu chuẩn hoá

Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng rất quan tâm đến công tác tiêu chuẩn hoá, coi đây là một biện pháp tích cực để bảo vệ người tiêu dùng lrong hàng thập kỷ qua, Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng đã nỗ lực hoạt động đưa lợi ích của người tiêu dùng vào trong các cuộc bàn thảo về tiêu chuẩn và đã thu được

những kết quả tốt Ví dụ như vấn để an tồn ln được các nhà sản xuất ÔtÔ

coi là tiêu trí để cạnh tranh bán hàng Đó là kết quả từ những áp lực của người

tiêu dùng lên vấn đề này

e Chính sách về lương thực, thực phẩm

Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng và các tổ chức người tiêu dùng quốc

gia đã đấu tranh nhằm thúc đẩy các chính phủ quy định chặt chế hơn việc ghi

Trang 14

nhãn để thông tin đây đủ cho người tiêu dùng Đặc biệt là ghi nhãn trên các

sản phẩm thực phẩm

Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng cũng thành công trong việc không cho phép quy định mức độ đư lượng tối đa của một số chất độc, gây ô nhiễm như dư lượng thuốc trừ dịch hại, thuốc thú y được phép có trong thực phẩm vì

điều này sẽ gây những tác hại lớn cho sức khoẻ người tiêu đùng Đại diện của

người tiêu dùng ngày nay được coi như một khâu thiết yếu không thể thiếu trong việc soạn thảo và ban hành các tiêu chuẩn về thực phẩm

e_ Đề nghị Liên hợp quốc ban hành một danh mục các sản phẩm bị cấm

Từ đầu những năm 1980, Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng đã thành công trong việc thuyết phục Đại Hội đồng Liên hợp quốc xây dựng một danh mục các sản phẩm bị cấm, các sản phẩm bị hạn chế nghiêm ngặt hoặc thu hồi khỏi thị trường Thời kỳ này, những tập đoàn xuyên quốc gia đầy thế lực đã tuồn những hàng độc hại ế thừa vào thị trường các nước đang phát triển Các

tổ chức công dân và tổ chức Người tiêu dùng ở những nước như Hàn Quốc,

Ecuado, Braxin đã dùng bản đanh mục sản phẩm bị cấm của Liên hợp

quốc để tạo ra một hệ thống khống chế và kiểm soát các sản phẩm độc hại

ở nước mình Đây là cuộc đấu tranh tích cực trong nhiều năm của Quốc tế Người tiêu dùng

ø©_ Luật bảo vệ người tiêu dùng

Dùng bản hướng dẫn bảo vệ người tiêu dùng của Liên hợp quốc làm

điểm xuất phát, Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng đã phát triển một bản luật

Trang 15

e Thong tin gido duc Ngudi tiéu ding

Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng đã rất thành công trong việc thuyết phục các chính phủ đưa chương trình giáo dục người tiêu dùng vào các trường học Nhiều giáo viên trên toàn thế giới đã được tập huấn về giáo dục người tiêu dùng qua các chương trình của tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng

Tháng 11/2001, tạp chí “Người tiêu dùng thế giới” đã được xuất bản

Ngoài ra nhiều thông tin vì quyền lợi người tiêu dùng cũng được đăng tải trên trang Web của Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng

e Thương mại

Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng là uỷ viên của một Uỷ ban cấp cao Liên hợp quốc từ những năm 1970, đã soạn ra dự thảo của Liên hợp quốc về quy tắc ứng xử của những tập đoàn xuyên quốc gia Từ năm 1997 đến 2000, Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng đã thành công írong việc đưa một chương trình về chính sách đối với người tiêu dùng vào trong công ước mới về Hiệp định Thương mại giữa Liên hiệp Châu âu và 71 nước ở Châu Phi, vùng Caribé

và Thái Bình Dương Đây là lần đâu tiên, chính sách đảm bảo quyền lợi người

tiêu dùng được đưa vào một Hiệp định Thương mại, bao gồm việc cam kết hỗ

trợ cho phát triển của các tổ chức người tiêu dùng Tổ chức Quốc tế Người tiêu

dùng cũng đi đầu trong các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng trong thời đại thương mại điện tử, tích cực đóng góp vào bản hướng dẫn bảo vệ người tiêu

ding trong thương mại điện tử của các nước phát triển

e Sức khoẻ và thuốc chữa bệnh

Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng là một trong những tổ chức chịu trách nhiệm chính trong việc thiết lập mạng lưới quốc tế về hành động vì sức khỏe, đấu tranh cho an toàn, điều kiện tiếp cận và giá cả của thuốc chữa bệnh Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng cũng là một thành viên thiết lập IBEAN, một

Trang 16

e Bao vé mdi truong

Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng là đại diện tích cực của người tiêu

dùng trong chương trình môi trường Liêp hợp quốc Năm 1999, bản hướng đẫn của Liên hợp quốc về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thêm nội dung về bảo vệ môi trường Quốc tế Người tiêu dùng cho rằng, tiêu dùng bền vững hôm nay sẽ tạo điều kiện để có thể thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng mai sau

e Dich vu cong cong

Việc cung cấp các dịch vụ cơ bản như điện; nước; viễn thông là một van dé quan tam hàng đầu của người tiêu dùng TỔ chức Quốc tế Người tiêu dùng đã tiến hành nhiều nghiên cứu đề xuất chính sách tập huấn để người tiêu

dùng có thể tham gia vào việc hoạch định chính sách và giám sát việc điều

hành các dịch vụ cơ bản, nhờ đó mà nâng cao được chất lượng, hạ giá cung ứng dịch vụ công cộng, làm cho việc cung ứng dịch vụ được mình bạch và trung thực hơn

e_ Trách nhiệm xã hội của người sản xuất, kinh doanh

Đạo đức trong ứng xử của các công ty xuyên quốc gia là một vấn để mà Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng tập trung sự chú ý trong nhiều năm Gồm

những vấn đề như đạo đức trong cạnh tranh; tiêu chuẩn sản phẩm; tiếp thị; ghi

nhãn hàng hoá v.v

Trên 70% các thành viên của Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng là ở các

nước đang phát triển, trong đó việc tổ chức và động viên các nguồn lực để

phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng là rất khó khăn Tổ chức này đã

chú trong gitip đỡ các nước này thành lập các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng,

xây dựng thành những tổ chức lớn mạnh để có tiếng nói mạnh mế trong việc

hoạch định các chính sách, vì lợi ích của người tiêu dùng cả ở phạm vi quốc gia và quốc tế

Trang 17

Cùng với việc phát triển về kinh tế, vấn để người tiêu dùng hiện nay

không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà đã trở thành vấn đề quan tâm của toàn thế giới Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng hiện nay là tổ chức

của người tiêu dùng lớn nhất thế giới, hoạt động toàn diện, vì lợi ích của người

tiêu dùng Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến người tiêu

dùng nghèo, người tiêu dùng còn chịu thiệt thòi và người tiêu dùng Ở các nước

đang phát triển

1.1.3 Sự hình thành và phát triển các quyền của người tiéu dung

Trong hoạt động thực tiễn phong trào Quốc tế Người tiêu đùng, những

quyền của người tiêu dùng được dần hình thành và trở thành nguyên tắc trên toàn thế giới Ngày15/03/1962, cố Tổng thống Mỹ John Kennedy đã phát biểu tại một cuộc họp của Thượng viện Mỹ, rằng : “ Theo định nghĩa, Hgười tiêu

dùng là tất cả chúng ta Họ là nhóm người đông đảo nhất, có tác động và

chịu tác động của hâu hết các quyết định về kinh tế, dit la của nhà nước hay tư nhân Thế nhưng, họ lại là nhóm người quan trọng duy nhất mà quan điểm

của họ lại thường không được lắng nghe ” [15, tr 3]

“Tuyên bố Kennedy” lúc đầu chi dé cập đến 4 quyền cơ bản của người

tiêu dùng, đó là: Quyền được an tồn; Quyền được thơng tin; Quyền được

lựa chọn và Quyền được bày tỏ quan điểm Bốn quyền này là cốt lõi trong

cương lĩnh của các tổ chức người tiêu dùng trên thế giới hồi đó

Qua quá trình hoạt động của Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng và các tổ chức người tiêu dùng các nước, những quyền khác nữa của người tiêu dùng đã dan dan duoc bổ xung Theo đề xuất của Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng,

ngày 9/5/1985, Đại Hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua Nghị quyết có tên

gọi là: “ Các nguyên tắc chỉ đạo để bảo vệ Người tiêu dùng” trong đó công

bố 8 quyền của người tiêu dùng, đó là:

Trang 18

e Quyén duoc thoả mãn những nhu cầu cơ bản

Là quyền được có những hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ cho cuộc sống như ăn, ở, mặc, chăm sóc sức khỏe, học hành, đi lại những nhu cầu thiết yếu về tinh thần với giá cả hợp lý có thể chấp nhận được Nhu cầu cơ

bản thay đổi tỷ lệ thuận với sự phát triển của xã hội của từng quốc gia Nhu

cầu cơ bản đòi hỏi cả sự bình đẳng, tự do, nhân cách, công bằng xã hội để

có thể sống xứng đáng với tư cách con người

e _ Quyền được an toàn: Quyền được an toàn là quyền của người tiêu

dùng được bảo vệ chống lại những loại hàng hoá, dịch vụ, quá trình sản xuất có hại đến sức khỏe, đời sống và quyền lợi chính đáng của họ

e _ Quyền được thông tin: Người tiêu dùng có quyền được cung cấp những thông tin cần thiết về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ mà họ sử dụng để có

thể tự quyết định việc có sử dụng hàng hoá nào đó hay không Việc không cung cấp, hoặc cung cấp thông tin không đây đủ, thậm chí sai lệch để người tiêu dùng nhầm lẫn trong việc lựa chọn hàng hoá, dịch vụ, đều là vi phạm quyền được thông tin của người tiêu dùng

e Quyền được lựa chọn: Là quyền của người tiêu dùng có toàn

quyền, tự do quyết định dùng hay không dùng sản phẩm, dịch vụ Các hành vi thông tin không trung thực, tạo ra sự khan hiếm giả tạo để gò ép người tiêu dùng, việc lợi dụng vị thế thống trị hay độc quyền để khiến người tiêu dùng bắt buộc phải sử dụng hàng hoá, dịch vụ của mình đều là hành vi vi phạm

quyền được lựa chọn của người tiêu dùng

e Quyển được lắng nghe: Quyển được lắng nghe còn gọi quyền

được đại điện hay quyền được bày tỏ ý kiến của người tiêu dùng đối với nhà sản xuất kinh doanh về các loại hàng hoá, địch vụ do họ cung ứng, kể cả quan hệ thái độ giữa người bán và người mua, cũng như bày tỏ ý kiến với cơ quan

nhà nước về những vấn đề có liên quan đến họ Người tiêu dùng có thể góp

ý trực tiếp hay thông qua đại điện của mình Những hành vi không tôn trọng

Trang 19

hoặc phớt lờ ý kiến người tiêu dùng đều là vi phạm quyền được lắng nghe của

người tiêu dùng

e _ Quyền được bồi thường: Còn gọi là quyền được khiếu nại va bồi

thường của người tiêu ding Khi gặp những thiệt thòi, những điều không vừa ý trong quan hệ với các nhà sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng có quyền được khiếu nại Quyền được khiếu nại của người tiêu dùng là một phần của quyền khiếu tố công dân, được quy định trong bộ luật dân sự và pháp lệnh về khiếu nại, tố cáo của công dân Khi những khiếu nại là chính xác và đúng

đắn, người tiêu dùng có quyền được bồi thường

e Quyén được giáo dục về tiêu dùng: Quyền được giáo dục về tiêu

dùng là điều kiện cần thiết để các quyển của người tiêu dùng được thực hiện Giáo dục về tiêu dùng, về các kiến thức và kỹ năng tiêu dùng đã tạo ra người

tiêu dùng có hiểu biết về vị thế của mình trong xã hội, có khả năng tự bảo vệ mình, bảo vệ các quyền của mình

e Quyền được sống frong một môi trường lành mạnh: Môi trường ở đây bao gồm cả môi trường vật chất và xã hội Người tiêu dùng có quyền được sống trong một môi trường lành mạnh, không bị ô nhiễm, tài nguyên và sinh quyển được bảo vệ, bảo đảm bền vững cho thế hệ hôm nay và mai sau Người tiêu đùng cũng có quyền được sống trong môi trường xã hội lành mạnh, được sống trong hoà hợp và thân ái, nhân phẩm được tôn trọng

1.2 Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam

1.2.1 Bảo vệ người tiêu dùng - một vấn đề mang tính kinh tế, chính

trị, xã hội rộng lớn và sâu sắc

Trong công cuộc đổi mới đất nước, nền kinh tế của nước ta đã có nhiều

chuyển biến tích cực, người tiêu dùng đã được tôn trọng hơn Vai trò của người tiêu dùng ngày càng nổi bật lên như một yếu tố quyết định tới sức sống

của thị trường, tới sự hình thành, phát triển hoặc tàn lụi của nó

Trang 20

Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng là đối tượng phục vụ của

nhà sản xuất và kinh doanh, là động lực phát triển của toàn bộ nền kinh tế và xã hội Đảng và Nhà nước ta luôn có chủ trương chính sách hướng về dân,

phục vụ quyền lợi của nhân dân Nhà nước có chính sách bảo hộ quyền lợi của

nhà sản xuất và người tiêu dùng Giữa Nhà nước với Doanh nghiệp và Người tiêu dùng có một sự thống nhất Người sản xuất kinh doanh hướng về người

tiêu đùng và người tiêu dùng hướng tới sản phẩm của nhà sản xuất nào thì đó là cơ hội phát triển của nhà sản xuất đó Cho nên nhà sản xuất, kinh doanh

chân chính là bạn của người tiêu dùng Còn về nhà nước, khi sản xuất kinh doanh phát triển, nhu cầu tiêu dùng và sức mua cao thì sẽ kích thích sự tăng trưởng của đất nước.Vv

Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng một đất nước dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, và tất nhiên, quyền của người tiêu dùng được đảm bảo

Bảo vệ người tiêu dùng không chỉ là công việc có tính chất xã hội, mà còn có tính chất kinh tế, chính trị rõ nét Vì một khi người tiêu dùng - lực

lượng xã hội đông đảo nhất, bao gồm toàn thể mọi người, mọi tầng lớp nhân

dân, được bảo vệ, được tôn trọng, được nâng cao cuộc sống vật chất và tĩnh thần, họ sẽ trở thành một động lực phát triển rất to lớn, đóng góp xứng đáng

cho sự nghiệp phát triển đất nước một cách bền vững

Bảo vệ người tiêu đùng là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương tới các địa phương; của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh; của các tổ chức xã hội và các đoàn thể quần chúng, trong đó có Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam; của các cơ quan thông tin đại chúng, trong đó tiếng nói của báo chí có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thông tin; hướng dẫn, cũng như đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng

Trang 21

Đã qua rồi thời kỳ nên kinh tế bao cấp, hàng hoá thiết yếu đến tay người tiêu dùng qua kênh phân phối độc quyền của nhà nước, người tiêu dùng mặc nhiên chấp nhận với sự thụ động tất yếu mà không có sự lựa chọn

Đất nước đổi mới với cơ chế thị trường có sự tham gia của nhiều thành

phần kinh tế sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ Mong muốn của người

tiêu dùng đã bắt đầu được nhà sản xuất kinh doanh chú ý tìm hiểu và tích cực thực hiện Điều đó thể hiện bằng việc các nhà sản xuất đã sản xuất ra các mặt

hàng phong phú, đa dạng, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp Các nhà kinh doanh thì đã cải tiến, vận dụng những phương thức kinh đoanh theo hướng văn minh lịch

sự Người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hoá, dịch vụ khác nhau Tuy

nhiên, cũng từ đây, một vấn đề tất yếu phát sinh trong sự vận hành của kinh tế thị trường, đó là những nguy cơ thường trực gây thiệt hại đến lợi ích của người tiêu đùng Ví như, người tiêu dùng thường phải đối mặt với thực tế tiêu cực từ vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hay những thiệt thòi nảy sinh từ sự độc quyền trong kinh đoanh v.v Những điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến

lợi ích kinh tế cũng như vấn đề an toàn sức khỏe của người tiêu dùng

Trong tiến trình tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, vì xã hội công

bằng, dân chủ, văn minh thì việc đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng là một

yếu tố không thể coi nhẹ Đó cũng chính là lợi ích của nhân dân mà lợi ích đó luôn có nguy cơ bị xâm phạm trong quan hệ với nền kinh tế thị trường Do vậy

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một vấn đề có tính kinh tế, chính trị, xã hội rộng lớn và sâu sắc

1.2.2 Cơ sở pháp lý có liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở nước ta

Từ giữa những năm 80, khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới do

Đảng khởi xướng và lãnh đạo cho đến nay, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản để thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới kinh tế, xã

Trang 22

hội Nhìn tổng thể, các văn bản này đã góp phần phát huy mọi tiềm năng của

các thành phần kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ

nghĩa, đồng thời bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ đân sự, trong đó có quyền lợi của người tiêu dùng

Các văn bản pháp luật đã ban hành thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như đân sự, kinh tế, hành chính, hình sự tuỳ theo mức độ đã đề cập đến việc bảo

vệ quyền lợi của người tiêu dùng, cụ thể là:

+ Bộ luật dân sự: Các quy định trong bộ luật dân sự liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng được thể hiện rõ nét nhất tại Chương II, Chương V của

phần “ Nghĩa vụ dân sự và hợp đông dân sự” Đó là những quy định về Hợp đồng mua bán tài sản; hợp đồng thuê tài sản; Hợp đồng dịch vụ; Hợp đồng vận chuyển, Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ

+ Luật thương mại: Việc bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng trong Luật Thương mại được thể hiện rõ nét nhất tại Chương H] về hoạt động thương mại,

cụ thể là tại điều 9, mục 1 quy định về bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản

xuất, người tiêu dùng; mục 2 - mua bán hàng hoá; mục 12- khuyến mại; mục

13- quảng cáo thương mại

+ Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân: Các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc khám chữa bệnh được thể hiện trong nhiều quy định của Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân Cụ thể là: Các quy định về quyền được khám và chữa bệnh ( điều 23); Trách nhiệm của thầy thuốc ( điều 25); Quản lý và lưu thông xuất khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc, chất lượng thuốc ( điều 40)

+ Bộ luật hình sự: Các hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng cấu thành tội phạm đã được xử lý theo quy định tại chương 7 Chương 8 nói về các tội phạm kinh tế và các tội xâm phạm trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính gồm:

Trang 23

- Toi lam hang giả, tội buôn bán hàng giả ( điều 167)

- Tội lừa dối khách hàng ( điều 179)

- Tội làm vé giả, tội buôn bán vé giả ( điều 173) - Tội lưu hành sản phẩm kém phẩm chất ( điều 177)

- Tội vi phạm các quy định về chữa bệnh, bào chế thuốc, ban thuốc gây

hậu quả nghiêm trọng ( điều 196)

- Tôi vi phạm các quy định gây hậu quả nghiêm trọng ( điều 197)

+ Luật bảo vệ môi trường: Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người Việc bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mọi tổ chức và cá nhân nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành, chính là nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

+ Pháp lệnh chất lượng hàng hoá ( 1990)

Một trong những mục tiêu ban hành pháp lệnh là bảo vệ an tồn, vệ sinh, bảo vệ mơi trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng Điều đó được thể hiện trong chương V của pháp lệnh quy định về trách nhiệm

của tổ chức, cá nhân kinh đoanh và quyền của người tiêu dùng về chất lượng

hàng hoá ( điều 21, điều 22, điều 23, điều 25)

+ Pháp lệnh đo lường ( 1994)

Các quy định của Pháp lệnh nhằm bảo đảm công bằng và quyền lợi của người tiêu dùng, thể hiện tại Chương I, điều 5 - Những quy định chung; Chương IV- Kiểm định nhà nước về phương tiện đo lường; Chương V- sử

dụng phương tiện đo lường, bao bì đóng gói theo định lượng

Ngoài ra, còn có các pháp lệnh khác như: Xử lý vi phạm hành chính (1995); Pháp lệnh Kiểm dịch thực vật (1993); Pháp lệnh về quyền khiếu

nại, tố cáo của công dân (1991); Nghị định số 144/CP (1994) về hoạt

động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam; Nghị định số 140/ CP (1991)

Trang 24

về xử lý hàng giả và các nghị định hướng dẫn thi hành pháp lệnh xử lý vi

pham hành chính trong một số lĩnh vực Y tế, văn hóa, trật tự an toàn xã

hội trong một chừng mực nào đó đều có những quy định liên quan đến

bảo vệ người tiêu dùng

+ Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (1929)

Việc ra đời Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một mốc

quan trong trong sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng ở nước ta Pháp lệnh gồm 6

chương, quy định các quyền của người tiêu dùng, nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là của toàn xã hội, trong đó các doanh nghiệp cung ứng hàng hoá, dich vụ cho người tiêu dùng và bản thân người tiêu dùng đóng vai trò chủ yếu Pháp lệnh là một sự thừa nhận về mặt pháp lý các quyền của người tiêu

dùng, đưa vấn đề bảo vệ người tiêu dùng thành một vấn đề xã hội cần được

quan tâm

Sau khi Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực, nghị

định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh được ban hành và đi vào cuộc sống Cùng

với những cơ sở pháp lý khác, vấn để bảo vệ người tiêu dùng Ở nước ta đã có

những chuyển biến tích cực

1.2.3 Một số vấn đề tôn tại trong sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng ở

nước ta

Qua gần 20 năm kể từ khi Đảng ta chủ trương chuyển nền kinh tế từ cơ

chế kế hoạch hoá tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường, vấn đề người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được dat ra ngày càng rõ nét và đã có những tiến bộ đáng ghi nhận Tám quyền của người tiêu ding dan dần được cộng đồng trong nước thừa nhận, được thể chế hoá trong Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ban hành năm 1999 VỊ trí của người tiêu

dùng bước đầu đã được chú ý và đề cao, nhận thức của mọi người, đặc biệt là

của các doanh nghiệp về vai trò của người tiêu dùng trong phát triển kinh tế,

Trang 25

xã hội đã được nâng cao Tuy nhiên, liên quan đến người tiêu dùng và bảo vệ

quyên lợi người tiêu dùng vẫn còn tồn tại và phát sinh nhiều vấn đề cần giải

quyết trong trước mắt cũng như lâu dài, đó là:

+ Người tiêu dùng chưa ý thức đầy đủ vị trí của mình trong xã hội Người tiêu đùng là tất cả mọi người, số lượng thì rất đông, nhưng khi

quan hệ giao dịch với doanh nghiệp, với các nhà cung ứng hàng hoá, dịch vụ,

người tiêu dùng bao giờ cũng thế riêng lẻ và thường chịu thiệt thoi Điều này có nhiều lý do như sự thông hiểu chuyên môn trong lĩnh vực sản xuất hàng hoá, tiểm lực kinh tế hạn chế và một vấn đề khá quan trọng là người tiêu

dùng thường tự ti, tự cho là “ /hấp cổ bé họng” Họ chưa nhận thức được đầy

đủ sức mạnh của mình, vị trí của mình trong xã hội; chưa mạnh dạn phát hiện

những tiêu cực trong kinh doanh, không khiếu nại khi bị thiệt thòi, đặc biệt là

với những thiệt thòi không lớn nhưng phổ biến Một khi người tiêu dùng thấy rõ được sức mạnh, quyền và trách nhiệm của mình, chủ động đứng lên bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, họ sẽ tự bảo vệ được mình và góp phần xứng

đáng trong sự phát triển của xã hội

+ Các doanh nghiệp chưa nhận thức được đầy đủ vai tro của người tiêu dùng trong sự nghiệp sản xuất kinh doanh của mình

Doanh nghiệp sẽ không tồn tại nếu người tiêu dùng quay lưng lại với họ Những cụm từ như “Khách hàng là thượng để”, “Khách hàng luôn luôn đúng” đã trở thành khẩu hiệu hành động của nhiều doanh nghiệp Tuy nhiên, những nhận thức và hành động tích cực trên chưa phải là nhiều Các hiện tượng tiêu cực như làm hàng nhái, hàng giả, để đánh lừa người tiêu dùng, - quảng cáo một đằng, thực hiện một nẻo, từ chối bảo hành, thoái thác trách nhiệm đối với sản phẩm của mình làm xói mòn lòng tin của người tiêu dùng và tất yếu doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu hậu quả Tiếc rằng hiện nay còn

nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức được một các sâu sắc được điều này, làm

cho quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng chưa được bảo vệ, đồng thời

Trang 26

cũng gây những hậu quả không nhỏ cho doanh nghiệp, hạn chế sự phát triển

lành mạnh của nền kinh tế nói riêng và xã hội nói chung

+ Chưa có những biện pháp cụ thể và hiệu lực để bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng

Việc đưa các nội dung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào các luật lệ và quy định là thể hiện những quan điểm nhận thức kịp thời của Đảng và Nhà nước Tuy vậy, những chính sách trên mới dừng ở những nguyên tắc, có tính chỉ đạo chứ chưa được cụ thể hoá bằng các biện pháp cụ thể Theo đánh giá

của nhiều chuyên gia, so với luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở nhiều

nước thì Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của chúng ta vẫn còn chung chung, chưa có những chế tài cụ thể Thực vậy, điều này một phần do nhận thức của các nhà hoạch định chính sách còn chưa đầy đủ về người tiêu dùng Người tiêu dùng không có đầy đủ kiến thức và tiềm năng như khách hàng là các doanh nghiệp Đứng trước đối tác là các nhà sản xuất kinh doanh, họ bao giờ cũng ở thế yếu, dễ bị tổn thương nên cần được bảo vệ bằng những biện pháp đặc biệt _

Trong 450 phiếu trưng cầu ý kiến khán giả mà tác giả thực hiện, với câu hỏi: “Quyên lợi của người tiêu dùng hiện nay đã được tôn trọng và bảo vệ tốt hay chưa? Xét bản thân và những người khác mà bạn biế?”, trong tổng số hơn

410 phiếu hỏi được thu về, chỉ có gần 8% trả lời là tốt, gần 50% số người cho

Trang 27

100%; 90% + 80%: 10% 4 60%+ 48.70% 46.50% 50% |_~ 40% 4 30% 20%- 10%3 0% Tốt Chưatốt Cơ bản là đảm bảo Hình 1.1

Con số này phản ánh thực tế những bấp cập trong công tác bảo vệ người tiêu dùng 6 nước fa

+ Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng chưa rộng khắp và thiếu điều

kiện hoạt động

Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam được thành lập ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới đã khởi đầu công tác

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở nước ta Sau gần 20 năm, các Hội bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng mới được thành lập ở 21/64 tỉnh, thành phố trong cả

nước Tuy điều kiện hoạt động hết sức hạn chế, Hội Trung ương đã làm được một số việc như tham gia dự thảo Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tham gia ý kiến trên các phương tiện thông tin đại chúng góp phần đấu tranh

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khá hiệu quả

Việc người tiêu dùng ở một số địa phương thiếu một tổ chức bảo vệ

quyền lợi của họ là một hạn chế trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở nước ta Ngay ở một số tỉnh có Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì các

Trang 28

hoạt động của Héi-efing van chi: yéu 1a 6 khu vực thị xã, tỉnh ly, ít Hội triển khai hoạt động đến các huyện, chưa nói đến các khu vực nông thôn, miền núi

hẻo lánh, mà ở đó người tiêu dùng còn ở trình độ thấp, là miếng mồi ngon cho

các hành động buôn gian bán lận, lừa lọc, ép giá làm thiệt hại đến quyền lợi

của họ

Rõ ràng, trong nền kinh tế thị trường, vấn để người tiêu dùng luôn tổn tại hữu cơ với nên kinh tế, và luôn trở thành một vấn đề cả xã hội quan tâm

Quyền lợi người tiêu dùng phải được đảm bảo trong một môi trường an toàn,

và bảo toàn lợi ích Vấn để của người tiêu dùng cũng là vấn đề của mỗi công dân, mà quyển của mỗi công dân được thể chế bằng Hiến pháp Như vậy,

quyền lợi của người tiêu dùng tất yếu phải được đảm bảo theo suốt sự phát

triển hưng thịnh của đất nước

Chúng ta vẫn đang ở thời kỳ qúa độ vận dụng cơ chế thị trường để hướng tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa Người tiêu dùng cũng là toàn bộ công

dân Việt Nam đang từng ngày vận động, cọ xất trong quan hệ của nền kinh tế

hàng hoá Và điều này cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng luôn thường trực nguy cơ và thực tế bị những yếu tố tiêu cực từ mặt trái của thị trường gây thiệt hại Cần một hành lang pháp lý của nhà nước để ngăn chặn điều này là tất yếu Tuy nhiên, điều mong muốn lâu dài là sự có sự thay đổi tích cực trong

ý thức hệ xã hội để đạt tới sự bình đẳng, văn minh, ở đó, quyền và nghĩa vụ

của mỗi chủ thể: nhà sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng được tôn trọng Hiện thực cuộc sống thay đổi thì ý thức hệ cũng sẽ thay đổi.Tuy vậy, chủ động tác động tới tới ý thức xã hội là vai trò rất quan trọng của hệ thống

truyền thông đại chúng

Trang 29

1.3 Truyền hình Việt Nam với vấn dé bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1.3.1 Truyền hình - kênh thông tin nhanh rộng và thụ hút công chúng

Truyền hình, một cái tên đã trở lên rất đỗi quen thuộc và nó là một phần của cuộc sống của tất cả chúng ta Hình ảnh cuộc sống qua truyền hình đã góp phần giúp hàng tỷ người thường xuyên duy trì được sự liên lạc, và hành động cần thiết trong một môi trường thông tin được đảm bảo chân thực và đầy đủ

nhờ truyền hình

Gắn liền với sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ thông tin, truyền hình đã có những bước phát triển, để lại những dấu ấn đáng nhớ, bởi khả năng đặc biệt, tác động mạnh vào ý thức con người Cuối thế ký XIX, trong một rạp chiếu bóng nhỏ ở nông thôn Italia, khi trên màn ảnh xuất hiện cảnh núi lửa phun, khán giả đã hoảng loạn chen nhau chạy ra cửa Tại Nga cũng từng xảy ra sự kiện một phòng chiếu phim bị ném đã và đã bị đốt cháy vì những người nông dân địa phương khi nhìn thấy cảnh Sa Hoàng ởi lại, cười nói trên màn ảnh Những tác động và hiệu ứng của hình ảnh kèm âm thanh phim truyện của thế kỷ trước như là dấu hiệu báo trước cho một kỷ nguyên “ siác quan người bị đánh thức” Thực vậy, tiếp sau những phát minh vĩ đại

của các nhà khoa học Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Đức thì những khả năng tiềm ẩn của truyền hình ngày càng hiện ra rõ nét Năm 1927, chương trình truyền

hình đầu tiên qua dây dẫn đã được truyền giữa hai thành phố Washington và NewYork với khoảng cách là 250 dặm Sự kiện này đã khiến người ta hình

dung ra việc hình ảnh ở một nơi nào đó sẽ được truyền đi khắp thế giới Hơn

10 năm sau, nhờ việc chế tạo thành công những chiếc máy thu hình đầu tiên, năm 1939, tại Hội chợ thế giới tổ chức ở New York, người ta được chứng kiến hình ảnh động trên màn hình Trước đó, năm 1936, Liên đoàn phát thanh

truyền hình Anh đã bắt đầu thực hiện chương trình truyền hình phát sóng đầu

tiên trên thế giới Sau thời gian bị gián đoạn do chiến tranh thế giới thứ hai,

Trang 30

truyền hình đã thực sự chuyển qua một bước ngoặt quyết định Tại các nước

kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức truyền hình nhanh chóng trở

thành mạng phủ sóng rộng khắp trên phạm vi quốc gia

_ Vào giữa những năm 50 của thế ky XX, truyền hình màu xuất hiện Ở Mỹ, sau đó nhanh tróng lan sang Tây Âu va Nhat Bản Người ta đã tìm thấy sự hấp dẫn của truyền hình màu cả về khía cạnh thông tin và thương mại của nó

Một bước ngoặt nữa là các vệ tĩnh đã được phóng thành công lên quỹ đạo trái đất, điều đó đã giúp cho sóng truyền hình vượt qua mọi khó khăn của địa hình để tới bất cứ nơi nào trên địa cầu Truyền hình có khả năng đến với tất cả các tầng lớp dân chúng rộng rãi nhất Điều này có được là bởi tính chất đặc thù của những đao động điện từ mang tải tín hiệu hình ảnh và âm thanh, hiện diện Ở mọi “ điểm không gian”, qua máy thu hình sẽ “hiện hình” nguyên vẹn trên màn ảnh Hiện thực cuộc sống qua truyền hình được giác quan cơ bản “ nghe và nhàn” cảm thụ trực tiếp Vì vậy, truyền hình tiếp cận được với đông đảo công chúng Đáng lưu ý là tính “ức thờ?” của truyền hình Điều này có nghĩa là hành động, sự việc có thể ngay tức thời được phản chiếu trực tiếp lên màn ảnh thông qua các camera ghi hình trực tiếp Tính chất này của truyền hình khiến người ta liên

tưởng đến nhận thức về thời gian của nhà bác học Anhxtanh: Đứng /hời điểm

không lặp lại của chính thời điểm diễn ra sự việc đó

Ngày nay, truyền hình đang là một phương tiện truyền thông đại chúng

phổ biến và có sức mạnh đặc biệt mà khó có phương tiện truyền thông nào

khác sánh nổi Truyền hình có thể khiến hàng triệu con người cùng chứng

kiến, cùng suy nghĩ và hành động trước một sự kiện nào đó Hình ảnh chân thực, sống động của những khoảnh khắc, những diễn biến của thế giới chúng ta được nhanh chóng loan tin qua những hình ảnh truyền hình và lan toả khắp hành tinh, tới mọi gia đình trên thế giới Tính chất truyền thông tin rộng rãi, nhanh chóng, đồng thời, hấp dẫn, tiện lợi thu nhận là những điểm lợi thế

của truyền hình

Trang 31

Nhìn lại những sự kiện, những biến động của thế giới như vấn đề chiến

tranh, thảm hoa, diễn biến của đời sống chính trị và những vấn đề quan tâm

khác trong cuộc sống đều được mô tả, khắc hoạ đầy đủ, kịch tính, sinh động qua ống kính truyền hình Thế giới từng chứng kiến những sự kiện đã tác động

mạnh tới ý thức của hàng triệu người trong lich str phat triển mà ở đó truyền hình đã phát huy và ghi đậm vai trò đầy sức lay động của nó Hình ảnh tổng thống Mỹ Jonh Kennedy ngã gục do trúng đạn ấm sát những năm 60 khiến người fa có dự cảm đây đủ hơn về sức mạnh tiềm ẩn của thông tin truyền hình, về những chuyển biến trong ý thức của con người khi được tận mắt chứng kiến những hình ảnh mang đậm ý nghĩa Chiến tranh Việt Nam và những dòng

người khắp nơi đi biểu tình phản chiến là kết quả tất yếu khi những hình ảnh

về hậu quả của cuộc chiến tranh phi nghĩa do đế quốc Mỹ gây ra được phát đi toàn thế giới qua sóng truyền hình Sức mạnh dư luận của lương tri đã góp phần không nhỏ ngăn chặn, nhấn chìm những chính sách vô lương của chủ

nghĩa đế quốc |

Sang thế kỷ mới - thế kỷ XXI, truyền hình vẫn tiên phong với sứ mệnh

thông tin Hẳn nhiều người vẫn chưa hết ám ảnh khi được chính mắt nhìn thấy

hình ảnh “ dư chấn mạnh” của vụ khủng bố ngày 11 tháng 9, khi liên tiếp 2 chiếc máy bay bị không tặc cướp lái, đâm thắng vào toà nhà tháp đôi ở

NewYork R6 ràng, ở những bối cảnh sự kiện nhất định, truyền hình đã thể

hiện được những lợi thế và khả năng tác động có thể tạo ra những hiệu ứng

mạnh, mà trong một thời gian ngắn có thể làm thay đổi ý thức của cả một cộng đồng lớn trong xã hội

Truyền hình còn giữ được những ưu thế truyền thông quyền lực nhờ

việc phát triển phong phú các loại chương trình, mở ra nhiều loại hình giải trí phục vụ cho nhu cầu đa dạng của con người Với sự giúp đỡ của mạng lưới vệ

tinh địa tĩnh, các chương trình truyền hình được truyền đi khắp thế giới và hầu

như không có biên giới quốc gia Gần đây, với việc ứng dụng kỹ thuật số đã

Trang 32

mở ra cho truyền hình những khả năng to lớn hơn rong việc mở rộng phạm vI

ảnh hưởng thu hút công chúng Nhờ đó mà cũng gia tang được hiệu quả cua

truyền thông qua loại hình này

1.3.2 Người tiêu dùng là đối tượng tuyên truyền đặc biệt của

truyền hình

Người tiêu dùng là đối tượng tuyên truyền đặc biệt của truyền hình Điều này thể hiện ở một số điểm cơ bản sau:

+ Người tiêu dùng là toàn thể nhân dân, do vậy mà số lượng rất đông đảo, gồm tất cả các thành phần, tầng lớp dân cư khác khau Họ đều là những

người có quyền lợi và cần được bảo vệ Trong đó truyền hình là một kênh thông tin đại chúng có vai trò quan trọng trong vIệc triển khai công tác này

Dân số nước ta hiện nay khoảng hơn 80 triệu người, điều đó có nghĩa rằng số lượng đối tượng thông tin, tuyên truyền vô cùng lớn Họ có nhiều mối quan

tâm giống nhau nên thường tạo được những luồng dư luận mạnh mẽ và CÓ SỨC lan toả lớn, đặc biệt trước những vấn đề thiết thực liên quan đến đời sống của chính họ như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, y tế, nước, điện và giáo dục

+ Nhu cầu thông tin còn có sự khác nhau tuỳ thuộc vào từng đối tượng tiêu đùng Điều này có cơ sở từ nhu câu, sở thích, tâm lý tiêu dùng của từng lớp người tiêu dùng là có sự phân biệt Ngoài những mối quan tâm chung ra thì còn thấy, người tiêu dùng ở đô thị khác người tiêu dùng ở nông thôn, vùng núi; người tiêu dùng có thu nhập cao khác thu nhập thấp; thị hiếu tiêu

dùng ở từng độ tuổi là có khác nhau v.v Do vậy, để đảm bảo hoạt động

tuyên truyền đạt được hiệu quả thì phải tính đến việc phân loại người tiêu dùng với tư cách là khách thể tác động nhằm xây đựng nội dung, hình thức tuyên truyền sát thực

+ Người tiêu dùng là đối tượng mà sự biến đổi ý thức, hành vi của họ kéo theo sự biến đổi ý thức hành vi của người sản xuất kinh doanh cũng như

Trang 33

ảnh hưởng đến sự phát triển của một sự nghiệp kinh doanh Điều này rõ nhất khi số đông người tiêu dùng cùng bay to quan điểm của họ Những ý kiến

phản ứng hay rộng hơn là ý thức của cả cộng đồng người tiêu dùng khi được

loan tải trên sóng truyền hình thì sẽ nhanh tróng tạo được một hiệu ứng dư

luận tác động mạnh mẽ vào ý thức xã hội Trong nên kinh tế hàng hoá với sự cạnh tranh không ngừng giữa các nhà sản xuất thì việc tẩy chay hay ủng hộ của người tiêu dùng sẽ dẫn đến sự thành công hay thất bại của nhà sản xuất

Vai trò của truyền hình ở trường hợp này là khẳng định những quyền lợi hợp

pháp của người tiêu dùng, xã hội hoá những ý kiến đơn lẻ tích cực của nhân

dân - Người tiêu dùng, nhân lên dư luận tạo ra những chuyển biến tích cực

trong xã hội, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

1.3.3 Truyền hình Việt Nam thực hiện vai trò của mình về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1 3.3.1 Thông tin những vấn đề liên quan đến quyền lợi người tiêu

dùng

Thông tin được nhìn nhận là một chức năng hàng đầu trong những chức

năng của báo chí nói chung Tiếp nhận thông tin là điều kiện quan trọng để con người làm chủ hoạt động Đồng tác giả G.V.Cudơnhetxốp, X.L.Xvịch, A.la.lurôpxki trong cuốn sách nghiên cứu về truyền hình, có nhấn mạnh rằng: “ Việc thu thập đêu đặn các thông tin xã hội đã trở thành điêu kiện cần thiết

cho việc tham gia đây đủ vào cuộc sống hiện đạử" [2, tr.68] Ở đây, người dân

với tư cách là người tiêu dùng, là đối tượng có số lượng có thể nói là đông nhất trong các đối tượng truyền thông Khi họ tham gia vào hoạt động thị trường và là chủ thể tiêu dùng hàng hoá thì tất yếu có nhu cầu được tìm và nhận những thông tin cần thiết thuộc về hàng hoá như nhãn sản phẩm, giá cả, hạn sử dụng v.v; hay những thông tin có tính “bao trùm” như đường lối, chính

sách của nhà nước, về biến động thị trường, sự cạnh tranh hàng hoá, kiểm soát

Trang 34

hàng giả, kém chất lượng v.v Đó là những vấn đề mà người tiêu dùng luôn quan tâm

Thông tin vừa là chức năng và là nhiệm vụ của báo chí Truyền hình

Việt Nam có những ưu thế trong việc loan truyền cũng như cường độ tác động

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Đài Truyền hình Việt Nam luôn bám sát thực

tiễn, thông tin phản ánh những sự kiện, vấn để trực tiếp và gián tiếp có liên

quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Có thể nói, qua những thông tin

liên tục cập nhật, Đài truyền hình Việt Nam đã đảm bảo một “mặt bằng”

thong tin quan trọng, thiết thực, hữu ích đối với công chúng tiêu dùng Trong nhiều năm qua, thị trường hàng hoá, dịch vụ phát triển rất sôi động Người tiêu dùng phải “cọ só?” thường ngày với thị trường, họ có nhu cầu nắm bắt những tin tức đa dạng trên mọi mặt của diễn biến thị trường Đáp ứng được điều đó, những vấn đề dư luận người tiêu dùng quan tâm, bức xúc thì đều được quan tâm, phản ánh trên sóng truyền hình Người dân coi đó như những thông

tin chính thống để từ đó họ có quyết định cho mình

Những vấn đề quan trọng được người tiêu dùng chú ý như vấn đề vệ

sinh an toàn thực phẩm, vấn đề khám chữa bệnh, chất lượng hàng hố ln

được lưu tâm phản ánh, kịp thời đưa thông tin đến với nhân dân Mỗi sự kiện, vấn đề đặt ra, được xem xét, tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau để có được những nội dung thiết thực nhất Hình thức thông tin cũng linh động

phù hợp với từng vấn đề đặt ra Điều đó thể hiện như việc lựa chọn thể loại

phản ánh, cấu tứ tác phẩm, liều lượng thông tin, tần suất phát sóng v.v

Dem lại cho công chúng người tiêu dùng thông tin, cập nhật, khách quan,

hiệu quả, vừa là yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan báo chí, vừa là đòi hỏi của thực tiễn hoạt động thông tin nói chung trong đó có vai trò tích cực của Đài truyền hình Việt Nam

Trang 35

1.3.3.2 Đấu tranh chống tiêu cực, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Người tiêu dùng luôn có nguy cơ bị xâm phạm quyền lợi bởi những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường Những hành vi tiêu cực như làm hàng nhái,

hàng giả, kém chất lượng, lợi dụng kinh doanh độc quyền để trục lợi người

tiêu dùng, không trung thực trong định lượng hàng hoá v.v gây thiệt hại đến

lợi ích chính đáng của người tiêu dùng Hiệu lực và sức mạnh của báo chí

chính là khả năng tạo ra và nhân lên được dư luận xã hội đấu tranh với những

tiêu cực Khi báo chí thông tin, bình luận về những sự kiện, vấn đề gây bức xúc đối với người tiêu dùng thì thường có ngay phản ứng của dư luận người tiêu dùng, của toàn xã hội về đấu tranh chống những tiêu cực đó

Nhiều năm qua, Đài truyền hình Việt Nam đã nhận thức và thực hiện

khá tốt nhiệm vụ này Chương trình tuyên truyền đã bám sát thực tiễn, nắm

bắt điễn biến của thị trường để phát hiện, phản ánh những sự việc, hành vi là nguy cơ và gây tổn hại tới lợi ích của người tiêu dùng Đã có rất nhiều đợt dư luận tích cực của người tiêu dùng được dấy lên trong xã hội từ những thông tín trên sóng Đài truyền hình Việt Nam, tác động làm chuyển biến tích cực hoá ý

thức và hành động xã hội

Xác định là cơ quan báo chí có tiếng nói uy tín, rộng rãi, Đài truyền

hình Việt Nam luôn chủ động nắm tình hình, theo sát nhiệm vụ công tác của

các cơ quan có liên quan như công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại,

mặt trận đấu tranh chống hàng giả v.v để thu thập tài liệu, kịp thời thông tin đến công chúng Điểm lại những hành vi vi phạm pháp luật thời gian qua như gian lận đo lường trong kinh doanh xăng dầu, dư lượng hoá chất trong hoa quả có nguồn gốc Trung Quốc, thịt gia súc gia cầm nhập lậu chưa qua kiểm dịch v.v và nhiều cơ sở làm hàng giả, hàng nhái gây nhầm lẫn và thiệt hại cho người tiêu dùng được phản ánh cụ thể trên sóng truyền hình, thu được những hiệu quả rõ rệt Những thông tin chống tiêu cực như thế, cùng lúc, nhanh chóng qua sóng truyền hình đã gắn kết những người tiêu dùng đơn lẻ thành

Trang 36

một khối có cùng ý chí, chung nguyện vọng, duy trì tiếng nói bảo vệ quyền lợi

của mình, vì một xã hội lành mạnh, công bằng, văn minh

1.3.3.3 Nâng cao nhận thức toàn xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của toàn xã hội Trước

đây, do những điều kiện kinh tế còn có những hạn chế nhất định nên nhận

thức của xã hội về vấn đề này chưa đầy đủ, thậm chí lệch lạc Khi hàng hoá

còn ở chế độ phân phối thì quyền lợi của người tiêu dùng chưa được đặt ra

Nền kinh tế đất nước tuy còn ở thời kỳ quá độ, nhưng đang trên đà phát triển theo xu hướng hội nhập Người tiêu dùng trở thành lực đẩy, kích thích sản

xuất phát triển đưới sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường Đường lối

chính sách của Đảng và Nhà nước thể hiện sự nhận thức đúng dan, khoa học

về những động lực phát triển xã hội, trong đó người tiêu dùng Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc nhận thức cũng như hành động đối với vấn đề này còn nhiều hạn chế

Trong cơ chế mới, nhiều doanh nghiệp đã coi trọng, đề cao, coi lợi ích của người tiêu dùng là lợi ích của mình, với điều đó, quyền lợi người tiêu dùng được tôn trọng, tuy nhiên những phương châm đó chưa phổ biến trong xã hội,

vẫn còn mang tính khẩu hiệu Nhận thức của xã hội nói chung về quyền và

bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng còn mơ hồ, lệch lạc Nhận thức không đúng dẫn đến hành động sai Nhìn vào thực tế thị trường hiện nay, thấy rằng nhiêu cơ sở sản xuất kinh doanh còn có tính ăn xổi, chụp giựt, có cơ hội là

gian lận thu lợi về mình, mặc kệ người tiêu dùng

Về những quyền của người tiêu dùng, ngay bản thân người tiêu dùng cũng chưa nhận thức đầy đủ Mà điều này không phải là ở thiểu số Vì không

rõ ràng về quyền của mình nên họ thường bị động, yếu thế trong quan hệ mua

bán, khiếu nại

Trang 37

Hệ thống thông tin đại chúng có vai trò quan trọng việc nâng cao nhận

thức của xã hội về quyền và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Đài truyền

hình Việt Nam với những nội dung thông tin vừa cập nhật, vừa chuyên sâu, gián tiếp hay trực tiếp, đã góp phần không nhỏ làm chuyển biến nhận thức của toàn dân trong vấn để này Thông tin báo chí khách quan, có định hướng, là

một cách giáo dục, thay đổi ý thức có hiệu quả ở một phạm vi rộng lớn Sự tác

động vào ý thức nhân dân qua thông tin của Đài truyền hình Việt Nam là

tương đối mạnh mế và bền vững Qua thông tin thời sự hay những chuyên mục

phân tích, bình lưận đều có sự cân nhắc, định hướng, lồng ghép tính chất giáo dục ở trong đó Đó có thể là những thông tin pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại, về quan hệ dân sự trong mua bán, sử dụng hàng hoá dịch vụ, về những điểm sáng trong văn minh thương mại v.v Công chúng tiêu dùng rộng rãi vẫn luôn coi Đài truyền hình Việt Nam là kênh thông tin chính thống, đầu mối, qua đó là cơ sở thông tin tin cậy góp phần giúp họ củng cố, nâng cao

nhận thức, điều chỉnh hành động cho phù hợp

Có thể nói rằng, sức mạnh của truyền thông nâng cao nhận thức xã hội chính là ở tính chất thông tin khách quan, sinh động được xã hội hoá, tạo thành những dư luận có khả năng cải tạo, thay đổi ý thức cộng đồng Nhờ

nhận thức của người tiêu dùng được nâng lên, chắc chắn làm gia tăng những hành vi sản xuất, thương mại tích cực, thay đổi nhiều thói quen tiêu dùng

không hợp lý, nâng cao tri thức tiêu đùng khoa học Những phóng sự truyền hình như: Vấn đề tiết kiệm điện sinh hoạt; Về ngộ độc thực phẩm; Về việc sử dụng thực phẩm an toàn trong dịch cúm gia cầm v.v đã tác động, làm chuyền biến mạnh mẽ ý thức người tiêu dùng một cách tích cực, là những dẫn chứng

rõ nét về hiệu quả thông tin truyền hình Với những lợi thế thông tin riêng có, Đài truyền hình Việt Nam cần phát huy hơn nữa vai trò đầu tàu trong việc

thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức toàn dân trong vấn đề bảo vệ

quyền lợi của người tiêu dùng

Trang 38

—~ CHUONG 2

TUYEN TRUYEN BAO VỆ QUYỂN LỢI NGƯỜI TIỂU

DÙNG Ở CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ 19 GIỜ VÀ CHUYÊN

MỤC TẠP CHÍ KINH TE TREN SÓNG VTVI - ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

2.1 Vài nét về Đài truyền hình Việt Nam

Ngày 7 tháng 9 năm 1970 là ngày phát thử nghiệm thành công tín hiệu

truyền hình Đây là một sự kiện đánh dấu sự ra đời của một loại hình báo chí

có sức tác động rộng rãi Thấy được tác dụng thiết thực của truyền hình và

tiểm năng lâu đài của loại hình báo chí này, ngày 18 tháng 5 năm 1971, Hội

đồng Chính phủ ra Quyết định số 94/CP do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký về việc phát triển ngành Truyền hình, trong đó có nêu rõ :

“ Giao cho Đài tiếng nói Việt Nam chuẩn bị xây dựng ngành Vô tuyến

truyền hình của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhằm góp phần xứng đáng

của mình vòo công tác tuyên truyền và giáo dục nhân dân theo đường lối của

Đảng, đúng với chính sách của Đảng và Nhà nước ta ” I4, tr.42]

Trước sự giao phó của Đảng và Nhà nước, của thực tiễn giải phóng

Miền Nam và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc lúc đó, ngành truyền

hình từng bước vượt khó đi lên Sau ngày thống nhất đất nước, Đại Hội IV

Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra tháng 12 năm 1976, khẳng định Đảng lãnh

đạo thống nhất cả nước, vạch ra phương hướng khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, cải thiện đời sống nhân đân Tiếp sau đó, từ những năm

1979 trở đi, có thể coi như là thời kỳ khởi động cho đường lối đổi mới toàn

Trang 39

điện sau này, báo chí, trong đó có truyền hình Việt Nam có trách nhiệm bám

sát thực tiễn, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, phản ánh trung thực hơi thở của cuộc sống xây dựng và bảo vệ tổ quốc Chính

những chuyển biến ấy cũng tạo thuận lợi cho truyền hình được đầu tư tốt hơn, có điều kiện phát huy vai trò và thế mạnh của truyền hình để phục vụ đất nước

Từ ngày 5 tháng 7 năm 1976, chào mừng thành công của Kỳ họp thứ

nhất Quốc hội thống nhất - Khố VI, Vơ tuyến truyền hình Việt Nam chấm đứt thời kỳ phát thử nghiệm Đài Truyền hình Việt Nam đã ra thông báo:

+ Từ ngày 5711976, Vô tuyến truyền hình Trung Ương của nước Cộng

hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bắt đầu phái chính thức hàng ngày tại Hà nội

Thời lượng và giờ phát sóng như sau: Từ thứ hai đến thứ sáu: 19 giờ 30 đến 2Ï giờ 30, thứ bảy và chủ nhật: 19 giờ đến 2l giờ 30” [4, tr.70]

Tháng 6 năm 1977, Chính phủ ra Nghị định 164/CP thành lập Uỷ ban Phát thanh và Truyền hình Việt Nam, đồng thời tách Ban biên tập Vô tuyến truyền hình ra khỏi Đài tiếng nói Việt Nam, trở thành Đài Truyền hình Trung

Ương Ban Thời sự được tổ chức từ rất sớm, đảm nhiệm chủ yếu phần tin tức

Trong Ban thành lập dần các Phòng biên tập khác như Phòng biên tập Công thương nghiệp, Nông lâm ngư, Văn hoá xã hội thực hiện những chương trình có tính chất chuyên sâu ở từng lĩnh vực Truyền hình sát cánh cùng đất nước vượt lên thời kỳ khó khăn ở giai đoạn này

Đất nước tiến hành đổi mới, Đài truyền hình Trung Ương cũng được

hưởng thành qủa của công cuộc đổi mới ấy về nhiều mặt: tổ chức, cơ chế

quản lý và một tư duy mới về tự do báo chí Màn ảnh truyền hình đã vươn xa phản ánh mọi hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của cả nước Số

giờ phát sóng mỗi ngày tăng từ 3 giờ 30 phút rồi 4 giỜ mỗi ngày

Trước yêu cầu mới của thực tiễn, tháng 4 năm 198/7, Hội đồng Bộ

trưởng( nay là Chính phủ) ra Nghị định 72/HĐBT do Phó Chủ tịch Hội đồng

Bộ trưởng ký, đã quyết định chuyển Đài Truyền hình Trung Ương trực thuộc

Trang 40

chính phủ và mang tên Đài Truyền hình Việt Nam Từ đây, Đài chính thức

được xác định là đài quốc gia với các ban biên tập: Ban Thời sự , Ban Chuyên đề, Ban Khoa học - Giáo dục, Ban thé thao - Giải trí và Thông tin kinh tế, Ban

Truyền hình đối ngoại và một số Ban kỹ thuật, nghiệp vụ khác Từ 2 kênh

VTVI và VTV2 năm 1990, đến nay Truyền hình Việt Nam phát triển lên 5

kênh phát song song( VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5) Trên 90% dân số

cả nước xem được chương trình truyền hình quốc gia trên kênh tổng hợp VTVI, với thời lượng phát sóng 18.5 tiếng mỗi ngày

2.2 Tuyên truyền bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Ở

chương trình Thời sự buổi 19 giờ

2.2.1 Vị trí Chương trình Thời sự trên kênh VTV1

Chương trình Thời sự là những chương trình tin tức do Ban Thời sự thực hiện Hiện chương trình Thời sự có 6 bản tin được phát định kỳ hàng ngày

Trường hợp đột xuất, thì số bản tin có thể thay đổi cập nhật Chương trình

Thời sự phát trên VTV1 - một kênh chủ lực trong 5 kênh sóng của Đài Truyền

hình Việt Nam

Chương trình Thời sự thể hiện rõ tính chất thông tấn báo chí qua việc nắm bắt các sự kiện, những diễn biến tình hình mọi mặt của đất nước, xử lý

thông tin và truyền tải kịp thời trên các bản tin thời sự Đảm bảo giải quyết

trước mắt những yêu cầu cập nhật của thông tin Bản tin chính buổi 19 giờ thu

hút được đông đảo công chúng bởi tính chất chính thống, sinh động của thông tin, cùng thói quen tiếp nhận thông tin ở một thời điểm định kỳ có nhiều thuận lợi Cũng chính vì có lượng người xem lớn nên chương trình thời sự buổi 19

giờ dễ tạo được những luồng hiệu ứng dư luận, tác động mạnh tới xã hội

2.2.2 Đặc điểm nội dung

Chương trình Thời sự 19 giờ của Đài Truyền hình Việt Nam thu hút sự

nhiều sự quan tâm của công chúng Bám sát mục tiêu tuyên truyền là yêu cầu

Ngày đăng: 11/11/2021, 19:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- ĐÀI TRUYỂN HÌNH VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO VỆ - Đài truyền hình việt nam với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (qua khảo sát chương trình thời sự buổi 19 h và chuyên mục tạp chí kinh tế từ 12005 đến 62006 trên kênh vtv1)
- ĐÀI TRUYỂN HÌNH VIỆT NAM VỚI VIỆC BẢO VỆ (Trang 2)
Hình 1.1 - Đài truyền hình việt nam với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (qua khảo sát chương trình thời sự buổi 19 h và chuyên mục tạp chí kinh tế từ 12005 đến 62006 trên kênh vtv1)
Hình 1.1 (Trang 27)
câu hỏi: Cái gì?, Khi nào?, Ở đâu?, Ai?, Tại sao?. Tin hình được sử dụng - Đài truyền hình việt nam với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (qua khảo sát chương trình thời sự buổi 19 h và chuyên mục tạp chí kinh tế từ 12005 đến 62006 trên kênh vtv1)
c âu hỏi: Cái gì?, Khi nào?, Ở đâu?, Ai?, Tại sao?. Tin hình được sử dụng (Trang 61)
Tin hình Tim lời - Đài truyền hình việt nam với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (qua khảo sát chương trình thời sự buổi 19 h và chuyên mục tạp chí kinh tế từ 12005 đến 62006 trên kênh vtv1)
in hình Tim lời (Trang 62)
Hình 3.1 - Đài truyền hình việt nam với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (qua khảo sát chương trình thời sự buổi 19 h và chuyên mục tạp chí kinh tế từ 12005 đến 62006 trên kênh vtv1)
Hình 3.1 (Trang 103)
dùng, Đài Truyền hình Việt Nam cần chú ý những, vấn đề gì để có thể làm - Đài truyền hình việt nam với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (qua khảo sát chương trình thời sự buổi 19 h và chuyên mục tạp chí kinh tế từ 12005 đến 62006 trên kênh vtv1)
d ùng, Đài Truyền hình Việt Nam cần chú ý những, vấn đề gì để có thể làm (Trang 113)
+ Giải pháp về đổi mới nội dung và hình thức thông tin: - Đài truyền hình việt nam với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (qua khảo sát chương trình thời sự buổi 19 h và chuyên mục tạp chí kinh tế từ 12005 đến 62006 trên kênh vtv1)
i ải pháp về đổi mới nội dung và hình thức thông tin: (Trang 116)
Chương trình truyền hình Kênh thể thao VTV6: quốc  gia  giai  đoạn  2006  ~  - Đài truyền hình việt nam với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (qua khảo sát chương trình thời sự buổi 19 h và chuyên mục tạp chí kinh tế từ 12005 đến 62006 trên kênh vtv1)
h ương trình truyền hình Kênh thể thao VTV6: quốc gia giai đoạn 2006 ~ (Trang 135)
truyền hình VTV7: 24 Ø1ờ/ngày  - Đài truyền hình việt nam với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (qua khảo sát chương trình thời sự buổi 19 h và chuyên mục tạp chí kinh tế từ 12005 đến 62006 trên kênh vtv1)
truy ền hình VTV7: 24 Ø1ờ/ngày (Trang 135)
Chương trình truyền hình - Đài truyền hình việt nam với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (qua khảo sát chương trình thời sự buổi 19 h và chuyên mục tạp chí kinh tế từ 12005 đến 62006 trên kênh vtv1)
h ương trình truyền hình (Trang 136)
phát thanh, truyền hình. Việc  mở  thêm  chương  trình  - Đài truyền hình việt nam với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (qua khảo sát chương trình thời sự buổi 19 h và chuyên mục tạp chí kinh tế từ 12005 đến 62006 trên kênh vtv1)
ph át thanh, truyền hình. Việc mở thêm chương trình (Trang 136)
Cùng một nội dung hình ảnh - Đài truyền hình việt nam với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (qua khảo sát chương trình thời sự buổi 19 h và chuyên mục tạp chí kinh tế từ 12005 đến 62006 trên kênh vtv1)
ng một nội dung hình ảnh (Trang 137)
truyền hình đã ghi. nhận - Đài truyền hình việt nam với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (qua khảo sát chương trình thời sự buổi 19 h và chuyên mục tạp chí kinh tế từ 12005 đến 62006 trên kênh vtv1)
truy ền hình đã ghi. nhận (Trang 138)
hình. Trong hướng đi đó, - Đài truyền hình việt nam với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (qua khảo sát chương trình thời sự buổi 19 h và chuyên mục tạp chí kinh tế từ 12005 đến 62006 trên kênh vtv1)
h ình. Trong hướng đi đó, (Trang 139)
Giờ cao điểm sẽ ghí hình trực tiếp 2 đến - Đài truyền hình việt nam với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (qua khảo sát chương trình thời sự buổi 19 h và chuyên mục tạp chí kinh tế từ 12005 đến 62006 trên kênh vtv1)
i ờ cao điểm sẽ ghí hình trực tiếp 2 đến (Trang 140)
30/4/1987: Đài chính thức được đặt tên là Đài Truyền Hình Việt Nam - Đài truyền hình việt nam với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (qua khảo sát chương trình thời sự buổi 19 h và chuyên mục tạp chí kinh tế từ 12005 đến 62006 trên kênh vtv1)
30 4/1987: Đài chính thức được đặt tên là Đài Truyền Hình Việt Nam (Trang 141)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN