Trong thực tiễn, hoạt động cho thuê lại lao động, hoạt động như một ngành, lĩnh vực cụ thể, đã xuất hiện và tham gia vào thị trường lao động tại Việt Nam từ những năm đầu thế kỉ XXI, đáp
Trang 1GIÁO TRÌNH
LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TAP II
Trang 2Giáo trình này đã được Hội đồng nghiệm thu giáo trình Trường Đại học Luật Hà Nội (thành lập theo Quyết định số 1279/QĐ-ĐHLHN ngày 05
tháng 5 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội) đồng
ÿ thông qua ngày 07 thang 6 năm 2016 và được Hiệu trưởng Trường Dai học Luật Hà Nội cho pháp xuất bản theo Quyết định số 2209/QĐ- DHLHN ngày 10 thang 6 năm 2019.
258-2021/CXBIPH/S1-03/CAND
Trang 3TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HA NOI
Trang 4Chú biênPGS.TS NGUYÊN HỮU CHÍ
PGS.TS TRAN THỊ THUY LAM
Tap thé tac gia
PGS.TS NGUYEN HUU CHI Chuong XI
PGS.TS NGUYEN HIEN PHƯƠNG Chuong XII
TS DO THỊ DUNG Chuong XIIIPGS.TS TRAN THỊ THUY LAM Chuong XIV
TS DO NGAN BINH Chuong XV
Trang 5LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Luật lao động Việt Nam của Trường Đại học Luật
Hà Nội được biên soạn trong thời gian gan đây nhất là năm 2009
và đã qua nhiều lan tái bản, sửa chữa, bổ sung Hiện nay, tu sựcam kết với xã hội về chuẩn dau ra của nhà trường, với sự pháttriển và đổi mới về nhận thức lí luận và thực tiễn trong lĩnh vựcpháp luật lao động cho thay nhu cau can thiết biên soạn lại giáo
trình Luật lao động Việt Nam.
Đây là cuon giáo trình Luật lao động Việt Nam được biênsoạn trên cơ sở kết hợp giữa lí luận và thực tiễn theo hướng chutrọng sự định hướng và gợi mở về nhận thức, tư duy cho ngườihọc dong thời bước dau vận dụng các kiến thức khoa học pháp li
để giải quyết những van dé của pháp luật lao động mà thực tiễnđời sống đặt ra
Giáo trình Luật lao động Việt Nam được xuất bản với hai tập.Tập I gom 10 chương với những nội dung lí luận chung và các chếđịnh liên quan đến quan hệ lao động và tiêu chuẩn lao động Tập Iđược sử dụng giảng dạy trong các chuyên ngành luật kinh tế vàchuyên ngành luật Tập II gồm 05 chương với một số các nội dung
pháp luật lao động chuyên sâu được sử dụng giảng dạy cho
chuyên ngành luật kinh tế
Giáo trình Luật lao động Việt Nam được biên soạn trên cơ sở
có tiếp thu và phát triển giáo trình Luật lao động tại một số cơ sở
đào tạo luật khác trên cả nước Mặc dù được biên soạn nghiêm
túc, can trong với rất nhiều có gang của tập thể tác giả nhưnggiáo trình không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót
Trang 6Tập thể tác giả rất mong nhận được sự góp ý, phê bình củabạn đọc dé giáo trình được hoàn thiện hơn trong những lần xuấtbản tiếp theo.
Hà Nội, tháng 03 năm 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 7BANG CHU VIET TAT
Người sử dụng lao động
Trang 9Chương XI
CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
1 KHÁI QUÁT CHUNG VE CHO THUÊ LAI LAO ĐỘNG
1 Khái niệm cho thuê lại lao động
Cho thuê lại lao động (Employee leasing; labour subleasing;
dispatch worker ) là khái niệm không còn mới đối với các nướcphát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Thuy Sỹ, Đức,Singapore , nơi mà thị trường lao động diễn ra sự cạnh tranh
giữa các lực lượng lao động tham gia vào thị trường và đây cũng là
lực lượng lao động góp phan to lớn vào việc thúc đây sự phát triểncủa lực lượng lao động tại các quốc gia này, tạo ra sự linh hoạt choNSDLĐ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc nhu cầu sử
dụng nhân lực khác Tuy nhiên, tại Việt Nam, cho thuê lại lao
động là khái niệm còn tương đối mới và là khái niệm pháp lí mớiđược dé cập trong hệ thống các quy phạm pháp luật nói chung vàcác quy phạm pháp luật lao động nói riêng Trong thực tiễn, hoạt
động cho thuê lại lao động, hoạt động như một ngành, lĩnh vực cụ
thể, đã xuất hiện và tham gia vào thị trường lao động tại Việt Nam
từ những năm đầu thế kỉ XXI, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao độngtrong ngắn hạn hoặc yêu cầu hoàn thành hợp đồng của các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.Rat nhiều nước trên thé giới đã thừa nhận và đưa vào hệ thốngpháp luật các quy định về cho thuê lại lao động để điều chỉnh,
kiểm soát hoạt động này như một ngành nghề, lĩnh vực hoạt động
Trang 10sản xuất kinh doanh và có quốc gia ban hành đạo luật riêng về chothuê lại lao động như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Vươngquốc Anh, Thuy Dién Mặc dù các quốc gia có tên gọi khácnhau về cho thuê lại lao động như: lao động phái cử (dispatchworker), lao động cho thuê (employee leasing), lao động tạm thời(temporary employee), lao động theo hợp đồng dịch vụ (contract
for services) hoặc lao động thuê ngoài (labour outsourcing) ,
nhưng đều dùng để chỉ hoạt động thuê lại lao động của một tổchức, doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình từ một NSDLĐ khác déthực hiện hoạt động san xuất, kinh đoanh ngắn hạn, tạm thời, hoànthành dự án cụ thể hoặc phục vụ nhu cầu sinh hoạt, an ninh của cánhân, gia đình thông qua hợp đồng hoặc thoả thuận cung cấp dịch
vụ và trả phí cho NSDLĐ cung cấp dịch vụ và NSDLĐ cung cấpdich vụ trả lương, các lợi ích khác cho NLD.
Entrepreneur Media Inc - Tổ chức cho thuê lao động chuyên
nghiệp đã đưa ra định nghĩa cho thuê lại lao động như sau:
“Cho thuê lao động là một thoả thuận hop đồng trong đódoanh nghiệp cho thuê lao động, cũng là một tô chức cho thuê lao
động chuyên nghiệp (PEO), là NSDLĐ chính thức Sự chia sẻ trách nhiệm trong việc sử dụng lao động giữa người cho thuê lại lao động và người thuê lại lao động là đặc trưng của quan hệ này.
Người thuê lại lao động thực chất là người điều hành quản li mọi
hoạt động lao động cua NLD được thuê Trong khi đó, người cho
thuê lại lao động có trách nhiệm thực hiện các công việc như khaibáo bảng lương, chỉ trả các khoản thuế cho NLĐ Trách nhiệmcủa người thuê lại lao động là thanh toán chi phí cho người chothuê lại lao động trong đó bao gồm các khoản lương, thuế, các lợi
ich và chỉ phí hành chính Con lại là trách nhiệm cua người cho
xi]
thuê lại lao động ”.
' Nguyên văn: “Employee leasing is a contractual arrangement in which the
leasing company, also known as a professional employer organization (PEO), is
Trang 11Trong bản báo cáo “Lao động cho thuê: Sự liên quan đếnchương trình bảo hiém that nghiệp Liên bang - báo cáo cuôi cùng”
đã đưa ra khái niệm cho thuê lao động:
“NLĐ cho thuê trước hết là NLĐ kí hợp đông dài hạn với một
cơ quan, nơi có trách nhiệm tìm việc làm, trả lương hoặc các khoảnnhư lương, thuế và các quyên lợi cho những NLD đó Người chothuê lại lao động là một tô chức hoạt động kinh doanh cho thuê
NLĐ với các công tỉ khách hang Thông thường, theo thoa thuận giữa NSDLD với người cho thuê lại lao động, NSDLĐ sẽ kí hop
dong với người cho thuê lại lao động và cham đứt HĐLĐ với một
số hoặc toàn bộ NLD Sau đó những NLP này duoc người cho thuêlại lao động tuyển dụng và cho khách hàng của mình là NSDLĐtrước đây thuê lại dài hại Người cho thuê lại lao động chỉ trả tiềncông, các khoản thuế bao gôm cả bảo hiểm thất nghiệp Họ cũngthanh toán cho NLĐ các khoản phụ cấp khác Những khoản này
thường được tính trọn gói trong chỉ phí (thường được tính theo tỉ
lệ trong bảng lương) quy định trong hợp dong thuê lao động Hợpđồng thuê lại lao động có thể được gia hạn nhiễu lần”
the official employer Employment responsibilities are typically shared between the leasing company and the business owner (you, in this case) You retain essential management control over the work performed by the employees The leasing company, meanwhile, assumes responsibility for work such as reporting wages and employment taxes Your main responsibility is writing a check to the leasing company to cover the payroll, taxes, benefits and administrative fees The PEO does the rest”’, http://www.entrepreneur.com/encyclopedia/leased-employees.
' KRA Corporation, Cho thué lao động: Sự liên quan đến chương trình bảo hiểm thất nghiệp Liên bang - Báo cáo cuối cùng, Báo cáo đệ trình Uỷ ban bảo hiểm thất nghiệp, Bộ Lao động Liên bang Hoa Kỳ theo hợp đồng số K-4280-3-00-80-30,
1996, p 1 - 1 (bản tiếng Anh) Nguyên văn: “A leased employee is a worker who is
essentially rented on a long-term basis from an agency that is responsible for employing the worker, paying the salary or wages and taxes, and providing benefits for that employee An employee leasing company is an organization in the business of leasing employees to client firms Under a typical agreement, an employer contracts with a leasing company and dismisses some or all of its employees These workers are then hired by the leasing company and leased back
Trang 12Trong Luật số 88 ngày 05/7/1985 và các Luật sửa đổi, bỗ sungnăm 1996, 1999, 2000, 2004 về đảm bảo thực hiện phù hợp cácgiao dịch phái cử lao động và cải thiện điều kiện làm việc của lao
động phái cu (Act of Securing the proper Operation of Worker
Dispatching Undertaking and Improved Working Conditions forDispatched worker) của Nhật Bản (khoản 1 Điều 2) dua ra địnhnghĩa: “Phái cử NLĐ nghĩa là hành động làm cho một (hoặc nhiễu)
NLĐ được thuê bởi một người thực hiện nghĩa vụ lao động cho một
người khác theo sự chỉ dan của người khác đó, trong khi vẫn duy trìmoi quan hệ việc làm với người thuê mướn dau tiên, trừ trường hợpngười thuê mướn lao động đâu tiên thong nhất với NSDLĐ saurằng những NLĐ nêu trên sẽ được tiếp nhận vào làm việc choNSDLĐ sau”.` Khái niệm này được hiểu là một chủ thể thuê (tuyểndụng) một hoặc một số NLĐ, sau đó cho NSDLĐ khác thuê lại vàchịu sự điều hành, quản lí của người đó nhưng mối quan hệ pháp lí
về lao động vẫn duy trì với NSDLĐ trước và NSDLĐ trước phải cónghĩa vụ đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ
Luật số 5512 ngày 20/02/1998 và các Luật sửa đổi, b6 sung
về bảo vệ lao động phái cử của Hàn Quốc năm 2006, 2007, 2008,
2009 (khoản 1 Điều 2) định nghĩa: “Thudt ngữ “phái cử NLD”
là một hệ thông trong đó chủ phái cử lao động, trong khi vẫn duy
trì quan hệ lao động với NLD sau khi thuê mướn họ, cử NLD lam
việc cho một chủ tiếp nhận lao động theo chỉ dẫn và mệnh lệnh
to the original employer, now the client company, on a longterm basis The leasing company pays both the employees' wages and associated payroll taxes, including
UI It also provides the workers with other fringe benefits This is done for a set fee (usually a percent of payroll) as stipulated in the leasing contract The contract can be renewed any number of times”.
' Tài liệu nghiên cứu cho thuê lại lao động, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 2011,
tr 323 Nguyên van: “worker dispatching” means causing a worker or workers employed by one person to be engaged in work for another person under the instruction of the latter, while maintaining their employment relationship with the former, but excluding cases where the former agrees with the latter that such worker or workers shall be employed by the latter”.
Trang 13của chủ tiếp nhận lao động theo hop đồng phái cử lao động”.Khái niệm này cũng gần giống với khái niệm về lao động phái cửcủa Nhật Bản.
Luật số 44-703(ff) Tiêu bang Kansas (Hoa Kỳ) cũng đưa rakhái niệm liên quan đến cho thuê lại lao động như sau: “Don vịhoạt động cho thuê lao động là một chủ thể hoạt động kinh doanhđộc lập tham gia vào kinh doanh bằng hình thức cho khách hàngcủa mình thuê lại NLĐ”.ˆ” Mặc dù tiếp cận ở góc độ khác với kháiniệm lao động phái cử của Nhật Bản hay Hàn Quốc nhưng kháiniệm nay cũng phan ánh hoạt động cho thuê lại lao động, phanánh bản chất của hoạt động cho thuê lại lao động, đó là một ngànhnghề kinh doanh cụ thé
Ở Việt Nam, dù không có nhiều tài liệu nghiên cứu về chothuê lại lao động nhưng cũng đã có những nghiên cứu bước đầu về
khái niệm cho thuê lại lao động.
Trong bài viết “Lao động cho thuê lại ở Việt Nam”, TS NguyễnXuân Thu định nghĩa cho thuê lại lao động như sau: “Lao động chothuê lại (còn goi là lao động phái cử) có thể hiểu là những NLD đãđược tuyển dung bởi một doanh nghiệp (bằng HĐLĐ giữa NLD và
doanh nghiệp đó), được doanh nghiệp khác thuê lại trong một thời
gian nhất định thông qua hop dong cho thuê lại lao động giữa
doanh nghiệp cho thuê (NSDLĐ của những lao động phái cu) và
doanh nghiệp thuê lại lao động Trong thời gian làm việc tại doanhnghiệp thuê lại lao động, NLD chịu sự quản li, điều hành của
' Tài liệu nghiên cứu cho thuê lại lao động, tlđd, tr 409 Nguyên văn: “The term
“worker dispatch” means a system in which a sending employer, while maintaining employment relations with a worker after hiring, has the worker work for a using employer under the direction and order of the using employer in accordance with a worker dispatch contract”.
* KRA Corporation, tlđd Nguyên van: “Lessor employing unit" means any independently
established business entity which engages inthe business of providing leased employees to a client lessee ”, Kansas Statutes Annotated 44-703 (ff).
Trang 14doanh nghiệp thuê lại lao động, nhưng quan hệ lao động (HPLP)
x |
van được duy trì với doanh nghiệp cho thuê lao động ”
Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Trường Đạihọc Luật Hà Nội: “Cho thuê lại lao động - Một hướng điều chỉnhcủa pháp luật lao động Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường
và hội nhập quốc tế” cũng đã khái quát và đưa ra khái niệm cho
thuê lại lao động như sau: “Cho thué lại lao động là việc một
doanh nghiệp tiễn hành tuyển dụng lao động (kí HĐLĐ với NLĐ)nhưng sau đó cho doanh nghiệp khác thuê lại để sử dụng trongmột thời gian nhất định T rong thời gian làm việc tại doanhnghiệp thuê lại lao động, quyên lợi của NLD van do doanh nghiệp
cho thuê lao động dam bảo nhưng NLP phải chịu sự giảm sát,
diéu hành của doanh nghiệp thuê lại lao động ”.ˆ
Tại Bản báo cáo “Tài liệu nguồn nhân lực về van dé cho thuêlại lao động” của Phòng thương mại Liên minh châu Âu tại Việt
Nam, cho thuê lại lao động được gọi là “lao động tạm thời” và
định nghĩa:
Lao động tạm thời (còn được gọi la “contingency staffing” hay
“temps”): La lực lượng lao động bù đắp những sự thiếu hụt laođộng nảy sinh do nhu cầu kinh doanh hay thiếu hụt nhân viên Tuynhững lao động này có thể có những công việc toàn thời gian hoặc
bán thời gian với công ti nhưng họ được trả lương bởi những công
ti tuyén dung tư nhân thực hiện việc tuyên dụng và bồ trí công việccho những nhân viên tạm thời này Những công ti sử dung lao độngtạm thời trả phí cho những công ti tuyển dụng Moi bảo hiểm vàlợi ích theo luật định được tích lũy và do khách hàng thanh toán.
' Nguyễn Xuân Thu, Lao động cho thuê lại ở Việt Nam, http://moj.gov.vn/ct/tintuc/
Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2803
a Trường Dai học Luật Hà Nội, “Cho thuê lại lao động - Một hướng điều chỉnh của pháp luật lao động Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”, Đề tài khoa học cấp cơ sở, 2012, tr 50.
Trang 15Mỗi quan hệ tuyên dụng tồn tại giữa “nhân viên” và công ti tuyểndụng Thông thường, các yêu cầu về thời hạn tối thiểu được áp dụng
va NLD tạm thời được biết và được bảo đảm về thời hạn tối thiêu 'BLLĐ được thông qua ngày 18/6/2012 của Việt Nam đã địnhnghĩa về cho thuê lại lao động tại khoản 1 Điều 53: “Cho thué lạilao động là việc NLD đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp đượccấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc choNSDLĐ khác, chịu sự diéu hành của NSDLĐ sau và van duy trìquan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động ”.
BLLĐ năm 2019 được thông qua ngày 20/11/2019 và có hiệulực từ ngày 01/01/2021 tại khoản 1 Điều 52 quy định: “Cho thuélại lao động là việc NLD giao kết HDLD với một NSDLĐ làdoanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó NLĐ được chuyểnsang làm việc và chịu sự điều hành của NSDLĐ khác mà vẫn duytrì quan hệ lao động với NSDLD đã giao kết HDLD”’
Như vậy, dù cách gọi hay tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung
các khái niệm về cho thuê lại lao động, lao động phái cử trên đều
có chung các điểm sau:
- Hoạt động này có ba chủ thể tham gia: NLĐ, người cho thuêlại lao động và người thuê lại lao động (có thé là tô chức, doanhnghiệp, cá nhân, hộ gia đình ).
- Người cho thuê lại lao động (NSDLĐ) tuyển dụng NLDthông qua HĐLĐ sau đó cho khách hàng của mình thuê lại thôngqua hợp đồng, thoả thuận dịch vụ.
- Lương, các khoản như lương, nghĩa vụ với nhà nước, các lợi ích khác của NLD do doanh nghiệp cho thuê lao động chi trả theothoả thuận trong HĐLĐ đã kí kết
i Phong Thuong mai Lién minh chau Au tại Việt Nam, Tai liéu nguon nhân lực về
ván dé cho thuê lại lao động, www.eurochamvn.org/ /WorkingPaper Subleasing _ VN_27thNov2012
Trang 16- Trong thời gian làm việc cho bên thuê lại lao động, NLD
chịu sự điều hành, giám sát của bên cho thuê lại lao động
Từ các phân tích nêu trên, có thể đưa ra khái niệm về cho thuê
lại lao động như sau: Cho thué lại lao động là một hoạt động kinh
doanh có diéu kiện, được thực hiện bởi người cho thuê lại laođộng, thông qua tuyển dụng NLĐ bằng hình thức HĐLĐ Sau đóthông qua hợp đồng hoặc thoả thuận dịch vụ cho người thuê lạilao động thuê lại trong một thời gian nhất định Trong thời gianlàm việc cho người thuê lại lao động, NLD cho thuê chịu sự điềuhành, giám sát của người thuê lại lao động, nhưng vẫn giữ mối
quan hệ lao động với người cho thuê lại lao động.
2 Bản chất của cho thuê lại lao động
Từ khái niệm nêu trên, có thé thấy mối quan hệ ba bên (quan
hệ tam giác) là bản chất của cho thuê lại lao động với sự xuất hiệncủa ba chủ thé, đối tượng tham gia vào mối quan hệ này, đó là:
người cho thuê lại lao động, NLD được cho thuê lai và người thuê
lại lao động.
lao động | Ben neo tel eee | lại lao động
Trang 17- Quan hệ giữa người cho thuê lại lao động và NLD được cho
thuê lại
Quan hệ này là quan hệ lao động, được xác lập trên cơ sở củaHDLD giữa người cho thuê lại lao động và NLD Trong mối quan
hệ này, NSDLD là người cho thuê lại lao động va NLD là người
được cho thuê lại Trách nhiệm chi trả lương, các khoản như lương,
lợi ích hợp pháp của NLD thuộc về người cho thuê lại lao động vacác quyền như gia hạn hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối vớiNLD , của NSDLD thuộc về người cho thuê lại lao động, mặc dùNLD không làm việc tại dia điểm làm việc theo HDLD của ngườicho thuê lại lao động Quan hệ lao động ở đây thé hiện ở chỗ, ngườicho thuê lại lao động tuyên dụng NLD theo các quy định của quốcgia về tuyên dụng lao động, xác lập các quyền và nghĩa vụ của các
bên thông qua HDLD và phải tuân thủ các quy định của pháp luật
quốc gia về quan hệ lao động, các quyền và nghĩa vụ của NSDLĐđối voi NLD, các quyên và lợi ích hợp pháp của NLD được hưởngtheo quy định của pháp luật, thoả ước lao động tập thể
Tuy nhiên, việc tuyển dụng này không phải để phục vụ hoạtđộng sản xuất của người cho thuê lại lao động mà phục vụ cho
hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động của người cho
thuê lại lao động Tức là sau khi tuyển dụng NLD, người cho thuêlại lao động kí hợp đồng hoặc thoả thuận với khách hàng của mình(người thuê lại lao động) cung cấp hoặc phái cử những NLĐ đượctuyển dụng sang làm việc tại địa điểm làm việc của người thuê lạilao động, chiu sự điều hành, giám sát về chất lượng công việc,tuân thủ nội quy, quy chế hoạt động và các quy định khác củangười thuê lại lao động trong suốt thời gian làm việc cho ngườithuê lại lao động Người cho thuê lại lao động chi trả các khoảnlương hoặc như lương, các chế độ theo quy định của pháp luật, cáclợi ích khác cho NLD, được trích ra từ khoản phí mà người thuê
lại lao động trả cho người cho thuê lại lao động.
Trang 18Đây là đặc trưng cơ bản để xác định quan hệ lao động giữangười cho thuê lại lao động va NLD là quan hệ cho thuê lại laođộng Bởi lẽ, trong thực tiễn có trường hợp doanh nghiệp cũngtuyển dung lao động nhưng không sử dụng mà chuyền giao chocác chủ thể khác, cham dứt các quyền, nghĩa vụ với NLD và chủthê tiếp nhận lại ki HDLD với NLD, trong trường hợp này là quan
hệ môi giới, giới thiệu lao động; hoặc có trường hợp doanh nghiệptiến hành tuyển dụng NLD nhưng không kí HDLD và cho các chủthé khác thuê lại dé thu phí và các chủ thể sử dụng lao động chi trảlương, các khoản như lương và các lợi ích khác trực tiếp cho NLD
thì đây cũng không phải là quan hệ cho thuê lại lao động.
Trong pháp luật hầu hết các quốc gia, nhất là các quốc gia theo
hệ thống châu Âu - lục địa như Đức, Thuy Sỹ đều ghi nhận vàquy định mối quan hệ giữa người cho thuê lại lao động và NLD làmối quan hệ lao động Tại các quốc gia theo hệ thống thông luậtthì tuỳ từng quốc gia mà có quy định và ghi nhận khác nhau Vídụ: Vương quốc Anh không ghi nhận và toà án không chấp nhậnmỗi quan hệ này là mối quan hệ lao động.' Tại một số tiểu bang
của Hoa Ky thì coi đây là quan hệ lao động trong cả luật ban hành
và án lệ; một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc đều ghinhận quan hệ này là quan hệ lao động trong hệ thống pháp luật
của mình.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì mối quan
hệ giữa người cho thuê lại lao động và NLĐ cho thuê là mối quan
hệ lao động.
- Quan hệ giữa người cho thuê lại lao động và người thuê lại lao động
Quan hệ này là quan hệ tư, các bên tuân theo nguyên tắc cung
' Davidov, Guy, “Địa vị pháp lí của NSDLD chung trong mối quan hệ lao động ba
bên”, British Journal of Industrial Relations, Volume 42, Issue 4, 2004, p 727 — 746.
Trang 19- cầu, một bên có nhu cầu sử dụng lao động dé thoả mãn các nhucầu về nguồn nhân lực của mình trong ngắn hạn mà không phảituyển dụng và một bên có nguồn cung nhân lực đáp ứng nhu cầu
đó và khi hai yếu tố đó gặp nhau sẽ dẫn đến việc thuê lai lao độngtrên cơ sở hợp đồng hoặc thoả thuận dịch vụ Thông thường, cácbên thoả thuận về số lượng, chất lượng, điều kiện, tiêu chuẩn vềNLD, thời gian làm việc, địa điểm làm việc của NLĐ, các thoả
thuận khác và mức phí mà người cho thuê lại lao động được trả.
Hết thời hạn trong hợp đồng hoặc quy định của pháp luật, người
thuê lai lao động sẽ hoàn trả NLD cho người cho thuê lại lao động, trừ trường hợp các bên thoả thuận cho phép phía khách hàng được
tuyển dung NLD và NLD dong ý Pháp luật hầu hết các quốc giađều ghi nhận quan hệ này là đối tượng của luật tư, các bên thamgia vào mỗi quan hệ này sẽ xác lập hợp đồng hoặc thoả thuận dịch
vụ theo nguyên tắc của thị trường (như Hoa Kỳ, Anh, các nướcTây Âu) hoặc theo quy định của pháp luật (như: Nhật Bản, HànQuốc, Việt Nam )
- Quan hệ giữa NLD và người thuê lại lao động
Đây là mối quan hệ gây nhiều tranh luận trong các nhà nghiên
cứu, không chỉ trong nước ma còn ở nước ngoài, ngay tại các nước có thị trường lao động và hoạt động cho thuê lại lao động
phát triển cũng như có lịch sử nhiều năm nghiên cứu về vấn đề này
Quan hệ giữa NLD được cho thuê và người thuê lại lao động
có bao gồm quan hệ lao động hay không? Người thuê lại lao động
có phải là NSDLĐ và có mối quan hệ lao động với NLĐ không?Hiện vấn đề này còn rất nhiều ý kiến khác nhau, có quan điểm chorằng đó là quan hệ lao động, bởi có yếu tố quản lí, điều hành vàphục tùng; có ý kiến cho rằng không có mối quan hệ lao động nàobởi không có yếu tố trả lương, các khoản như lương hoặc cácquyền lợi của NLD Theo Luật quan hệ lao động quốc gia của Hoa
Kỳ và án lệ tại nước này thì quan hệ giữa người thuê lại lao động
Trang 20và NLĐ được thuê là quan hệ lao động (theo học thuyết NSDLĐ
chung - Joint Employer Doctrine) Theo Luật Lao động (Employment
(Co-Determination in the Workplace) Act 1976:580) của Thuy Sỹ thì quan hệ này cũng là quan hệ lao động Trong khi đó, Vuongquốc Anh lại không thừa nhận mối quan hệ này là quan hệ laođộng' cả trong luật văn bản và án lệ Các quốc gia Tây Âu cũngkhông ghi nhận quan hệ này là quan hệ lao động Theo quy định hiện hành của Việt Nam thì quan hệ này không phải là quan hệ lao
động Bởi lẽ, quan hệ này không được xác lập trên cơ sở HDLD
nên không có căn cứ, cơ sở để phát sinh quan hệ lao động Quan
hệ này là quan hệ “có loi cho người thứ ba”,ˆ bởi giá trị do NLDđược cho thuê tạo ra cho người thuê lại lao động hết sức đặc biệt,
nó tạo ra lợi nhuận hoặc làm thoả mãn nhu cau nào đó cho bên thứ
ba, bên mà NLĐ được cho thuê lại dùng sức lao động của mình
tạo ra lợi ích cho họ nhưng người được hưởng lợi ích từ sức laođộng đó lại không phải là NSDLĐ, không có các quyền củaNSDLĐ và họ chỉ có quyền điều hành, quản lí trong thời gian
NLD được cho thuê lại thực hiện nghĩa vụ lao động cua minh.
Cũng có quan điểm cho rằng quan hệ giữa bên thuê lại lao động vàNLĐ là quan hệ dịch vụ Bởi bản chất của thuê lại lao động làngười thuê lại lao động mong muốn nhận được lợi ích từ sức laođộng của NLĐ được thuê thông qua hợp đồng, thoả thuận dịch vụthuê lao động từ người cho thuê lại lao động và trả phí để tránhkhỏi các nghĩa vụ của NSDLĐ, giảm thiểu các chi phí liên quantới quản lí nhân sự hoặc họ thực sự không có nhu cầu sử dụngnguồn nhân lực lớn trong dài hạn; hoặc họ mong muốn đạt được
sự mềm đẻo trong sử dụng nguồn nhân lực và họ sử dụng nguồnnhân lực thuê lại từ doanh nghiệp cho thuê lao động như sử dụng
' Davidov, Guy, tlđd, p 735 (bản tiếng Anh).
a Trường Dai học Luật Hà Nội, “Cho thuê lại lao động - Một hướng điều chỉnh của pháp luật lao động Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”, Đề tài khoa học cấp cơ sở, 2012, tr 52.
Trang 21một dịch vụ thông thường với nhà cung cấp dịch vụ là doanhnghiệp cho thuê lại lao động va NLD là phương tiện, công cụ thực hiện dịch vụ đó.
Tuy nhiên, xét về bản chất của quan hệ giữa người thuê lại laođộng và NLĐ được thuê luôn tồn tại mối quan hệ đan xen giữaquan hệ lao động và quan hệ dịch vụ dân sự, việc xác định chínhxác mối quan hệ này rất khó và nó đường như mâu thuẫn với các
lí thuyết chung về các mối quan hệ pháp luật Bởi lẽ việc ngườithuê lại lao động thuê NLD từ người cho thuê lại lao động là
hướng tới mục đích sử dụng sức lao động của NLD được thuê lai
dé đạt được, thoả mãn nhu cầu nào đó của mình và điều này cơbản trùng với mục đích tuyển dụng lao động làm việc cho ngườithuê lại lao động Bên cạnh đó, quan hệ dịch vụ thể hiện rất rõtrong quan hệ sử dung NLD được thuê của người thuê lại laođộng, người thuê lại lao động không thé yêu cầu NLD được thuêthực hiện các yêu cầu vượt quá phạm vi hợp đồng hoặc thoả thuận
thuê lại lao động đã kí với người cho thuê lại lao động, tức là
người mua dịch vụ đến đâu thì được sử dụng đến đó, trong các
hoạt động dịch vụ khác cũng như vậy.
Tóm lại, bản chất cho thuê lại lao động là mối quan hệ giữa bachủ thé tham gia: người cho thuê lại lao động, NLD và người thuêlại lao động, có thể có rất nhiều thoả thuận, giữa các chủ thể tham
gia quan hệ này như giữa người cho thuê lại lao động - NLD, người thuê lại lao động - người cho thuê lại lao động, người thuê
lại lao động - NLĐ Về hình thức pháp lí, các quan hệ nói trên cơban được hình thành trên cơ sở hai loại hợp đồng, đó là HDLD(giữa người cho thuê lại lao động và NLĐ) và hợp đồng, thoảthuận dịch vụ (giữa người cho thuê lại lao động và người thuê lạilao động) Hai hợp đồng này về cơ bản cần phải có các điểmchung là các thoả thuận liên quan tới chủ thể - NLD, là đối tượngchính, cơ bản của cả hai loại hợp đồng; mục đích hướng tới sự
Trang 22đảm bảo quyên và lợi ich của NLD và cân bang, hài hòa lợi ích
của người thuê lại lao động, người cho thuê lại lao động.
3 Các loại hình cho thuê lại lao động
Như đã phân tích ở trên, cho thuê lại lao động là hoạt động của
người cho thuê lại lao động, tuyên dụng NLD, sau đó cho ngườithuê lại lao động thuê thông qua hợp đồng hoặc thoả thuận dịch vụtrong khoảng thời gian nhất định Xét về mặt tính chất, có théphân chia cho thuê lại lao động thành một số loại hình sau:
- Cho thuê lại lao động chủ động
Đây là loại hình người cho thuê lại lao động chuyên tuyêndụng NLĐ nhưng không sử dụng trực tiếp vào hoạt động sản xuất
mà cho người thuê lại lao động thuê để thu lợi nhuận Trongtrường hợp này, người cho thuê lại lao động không có nhu cầu sửdụng lao động hoặc có sử dụng lao động thì chỉ nhằm mục đíchtạo bộ máy quản lí phục vụ hoạt động cho thuê lại lao động, layhoạt động cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh chính.Tất cả các hoạt động kinh doanh, thu nhập, lợi nhuận của cácdoanh nghiệp này đều có xuất phát điểm từ hoạt động cho thuê lạilao động NLD khi được tuyến dụng không làm việc cho NSDLĐ
này mà được cho thuê, phái cử sang làm việc cho người thuê lại
lao động Vì vậy, người cho thuê lại lao động có thể tuyên dụng sélượng lao động rất lớn, san sàng đáp ứng nhu cầu của người thuêlại lao động nhưng không cần phải đầu tư hạ tầng phục vụ sảnxuất, kinh doanh
Do mục đích đặt lợi nhuận lên hàng đầu nên người cho thuê lạilao động có thé cắt bớt các quyền lợi, đôi khi còn xâm phạm đếnquyền và lợi ich hợp pháp của NLD Do đó, hoạt động cho thuê lạilao động xuất phát từ bên cho thuê lại lao động này cần được phápluật quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo các quyên, lợi ích cua NLD
và hai hoa với các lợi ích khác của người cho thuê lại lao động,
tạo hành lang cho hoạt động cho thuê lại lao động phát triển lành
Trang 23mạnh, góp phan thúc day sự phát triển ổn định của thị trường laođộng cũng như chất lượng nguồn nhân lực.
- Cho thuê lại lao động thụ động
Đây là loại hình mà cho thuê lại lao động không phải là ngànhnghé chính của bên cho thuê lai lao động mà hoạt động này mangtính tạm thời, tình thế và mục đích cho thuê lại lao động khôngnhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận
Trong loại hình này, người cho thuê lại lao động không phải là
tổ chức chuyên nghiệp, họ tuyên dụng lao động nhằm mục dichgiải quyết các vấn đề nhân sự của doanh nghiệp và phục vụ mụcđích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là chính Nhưng vì lí
do nào đó, nguồn nhân lực này trở lên dôi du mà trong ngắn hạnchưa thể bố trí việc làm cho ho Dé đảm bảo quyền lợi cho NLD,sau khi thoả thuận với NLĐ, doanh nghiệp này cho các đối tác,khách hàng hoặc doanh nghiệp khác thuê lại NLD trong thời giannhất định
Theo lĩnh vực cho thuê lao động, có thể phân chia cho thuê laođộng thành các hình thức sau:
- Cho thuê lại lao động giản đơn
Ở đây bên cho thuê lại lao động tuyển dung NLD có tay nghềnhất định hoặc là lao động phô thông, giản đơn va cho người thuêlại lao động thuê dé thực hiện các công việc như xây dựng, maymặc, bảo vệ, giúp việc gia đình hoặc dé người thuê lại lao độnglấp vào các vị tri bi trống do NLD tại các vi trí làm việc tạm nghỉhoặc dé hoàn thành một dự án hoặc một công việc cụ thể mà tínhchất công việc đơn giản, không đòi hỏi nhiều kĩ năng và NLD chothuê sau khi hết thời hạn được thuê sẽ trở về làm việc cho người
cho thuê lại lao động.
- Cho thuê chuyên gia và các vj trí lãnh dao
Trong trường hop này, bên cho thuê lại lao động tuyên dụng
Trang 24các cá nhân có kĩ năng và tay nghề cao, thường là các kĩ sư, luật
sư, kế toán, bác sĩ, doanh nhân Sau đó, cho các khách hàng cónhu cầu sử dụng nguồn nhân sự cao cấp thuê lại như một cơ hộiviệc làm cho NLD cho thuê Sau thời gian làm việc cho ngườithuê lại lao động, nếu đáp ứng được yêu cầu của người thuê lại laođộng, họ có thể được người thuê lại lao động tuyển dụng trực tiếp,nếu không họ có thé trở về làm việc cho người cho thuê lại lao động
II NOI DUNG PHÁP LUAT DIEU CHỈNH HOAT DONGCHO THUE LAI LAO DONG
1 Nguyên tắc pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê lạilao động
1.1 Nguyên tắc bảo vệ người lao động
Trong thi trường lao động, sức lao động được coi là hàng hoá.Tuy nhiên, nguyên tắc “Không nên coi lao động như là một loạihàng hoá thương mại” (Thoả ước Versailles 1919) cho thấy, thamgia thị trường lao động, NLĐ không thể bị trao đổi như những
hàng hoá thông thường.
Quan hệ cho thuê lại lao động là quan hệ ”tam giác” giữa ba bên: bên cho thuê lao động - NLD - bên thuê lai lao động, trong
đó NLD đồng thời tham gia và liên quan đến hai mỗi quan hệ vớihai bên có nhu cầu thuê mướn, sử dụng họ với mục đích khácnhau Tham gia mối quan hệ cho thuê lại lao động, NLD cũng cónhững cơ hội nhất định so với làm việc cỗ định tại một doanhnghiệp như: khả năng linh hoạt về việc làm, tránh được tình trạngthất nghiệp; biết được nhiều doanh nghiệp với môi trường laođộng khác nhau; thu thập, tích lũy nhiều kinh nghiệm làm việc Tuy nhiên, cũng phải thấy những rủi ro đối với NLD trong quan
hệ này là không ít, như: i) Việc làm bap bênh, không ổn định, bênthuê lại lao động thường sử dung NLD vào những công việc ngắnhạn, tạm thời nhằm giải quyết những nhu cầu trước mắt hoặc khó
Trang 25khăn tạm thời về lao động Từ đó bản thân NLĐ cũng không cóđịnh hướng nghề nghiệp rõ rang; ii) Không có mối quan hệ gắn
bó, chia sẻ với NSDLD trong quan hệ lao động: Do thường xuyênthay đổi nơi làm việc khác nhau nên sự gắn kết giữa hai bên hầunhư không có, từ đó những lợi ích mà NLĐ có thê thụ hưởng từdoanh nghiệp như chính sách phúc lợi, đào tạo, bô nhiệm, thăngtiến rất hạn chế vì bên thuê lại lao động thường không quan tâmđến NLĐ cho thuê lại như một lực lượng nhân lực cần thiết củahọ; iii) Thu nhập của NLD cho thuê lại thường thấp: Do tính chất
thời vụ của công việc, chi phí khi doanh nghiệp phải bỏ ra ngoài
tiền lương (phí thuê lại), tiền thưởng theo thời gian làm việc dẫnđến tiền lương của NLĐ không được đảm bảo như những đốitượng lao động khác; iv) NLD ít có kha năng được hỗ trợ cũngnhư khó có được mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp như NLĐlàm việc dài hạn hoặc có cảm giác là người lạ trong tập thể lao
động; v) Nguy cơ bị tai nạn lao động cao hơn do không được
thông tin đầy đủ về rủi ro trong công việc
Như vậy, trong quan hệ cho thuê lại lao động, bên cạnh những
cơ hội thì nguy cơ bat lợi cho NLD là khá cao Vi vậy, pháp luậtđiều chỉnh quan hệ cho thuê lại lao động cần chú ý nguyên tắc bảo
vệ NLD trong quan hệ này Nội dung của nguyên tắc nay chủ yêubao gồm:
- Đảm bảo sự bình dang giữa những NLD làm việc cho cùngmột NSDLĐ, về nguyên tắc không có sự phân biệt giữa lao động
có HĐLĐ hay là lao động thuê lại (về quyền tham gia công đoàn,bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động )
- Đảm bảo trách nhiệm của bên cho thuê lao động đối với
NLD trong suôt quá trình tôn tại của quan hệ lao động này - Dac
biệt là vấn đề việc làm và tiền lương
Trong mối quan hệ giữa ba bên: cho thuê lao động NLD bên thuê lại lao động thì ưu tiên các quyền và lợi ích hợp pháp của
Trang 26-NLD Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rang lợi ích của NLD cần
được đặt trong sự hài hoà với lợi ích hợp pháp của các bên tham gia
mối quan hệ cho thuê lại lao động cũng như lợi ích chung của xã hội.
Tóm lại, thị trường lao động cho thuê lại lao động phải có
chức năng như một cơ chế để cung cấp việc làm cho NLĐ vàdoanh nghiệp muốn sử dụng lao động trong thời gian nhất định
Thị trường này cũng sẽ hoạt động như một kênh mà thông qua đó,
một NLD không có việc lam bền vững sẽ có được công việc đó
trong tương lai nhờ sự tích lũy được kinh nghiệm khi làm việc theo hình thức thuê lại lao động Và trong thời gian cho thuê lại
lao động, NLD phải được đảm bảo quyền lợi như bat cứ NLD naocùng làm việc tương tự.
1.2 Hoạt động cho thuê lại lao động là hoạt động kinhdoanh có điều kiện
Do mối quan hệ cho thuê lại lao động về bản chất là hoạt động
kinh doanh mà thông qua việc cho thuê lao động, bên cho thuê thu một khoản lợi nhuận từ hoạt động này chứ không phải thông qua
việc trực tiếp sử dụng lao động, mặc dù giữa bên cho thuê lại vớiNLD có xác lập quan hệ thông qua việc kí kết HDLD Ngoài ra,như đã trình bày ở trên, bên thuê lại lao động thường nhăm phục vụcho những nhu cầu công việc tạm thời, mùa vụ, trong thời hạnngắn NLD làm việc ở những doanh nghiệp thuê lại dễ ở vị thé batlợi so với những NLĐ khác trong doanh nghiệp Do đó, nếu không
có những điều kiện rang buộc về mặt pháp lí thì nguy cơ bất ôn và
sự lạm dụng của các bên trong quan hệ này là tất yếu Kinh nghiệmcủa nhiều nước khi điều chỉnh pháp luật về vấn đề này thường đưa
ra những quy định khá chặt chẽ về điều kiện đối với các bên thamgia quan hệ cho thuê lại lao (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,Đức, Pháp ) Song cũng có nước quy định về vấn đề này khá mềmdéo theo hướng tôn trọng những nguyên tắc chung cua thị trường(Anh, Mỹ) Chăng hạn, pháp luật Anh không có bất kì điều khoản
Trang 27nào giới hạn phạm vi nghề nghiệp cho sắp xếp lao động phái cử,nói cách khác mọi nghề nghiệp đều có thé phái cử Ở Mỹ, chothuê lại lao động hoàn toàn được thả nổi theo các chức năng của
thị trường; ngoài phái cử lao động, các loại hình dịch vụ cung ứng
lao động cũng được phép Không có luật Liên bang về phái cử laođộng, bảo vệ lao động phái cử là căn cứ trong “‘li thuyết củaNSDLD chung’’ xuat phát từ án lệ.' Tuy nhiên, do tính chất đặc
thù của quan hệ này mà nhìn chung các nước ở các mức độ khác
nhau đều quy định đây là hoạt động kinh doanh có điều kiện Cácđiều kiện thường là: đăng kí, ngành nghề được phép cho thuê lại
lao động, hình thức pháp lí của quan hệ cho thuê lại lao động, kí
quỹ, bảo vệ NLD tham gia quan hệ cho thuê lai lao động
2 Chủ thể của quan hệ cho thuê lại lao động
2.1 Người cho thuê lại lao động
Trong thuật ngữ pháp lí của nhiều quốc gia trên thé giới về chothuê lại lao động đưa ra các khái niệm khác nhau về người chothuê lại lao động, tuỳ thuộc vào quy định của luật quốc gia đó vềchủ thê hoạt động cho thuê lại lao động
Tại khoản 1 Điều 5 Luật số 2012:854 ngày 14/12/2012 củaThuy Sỹ về Luật Cơ quan dịch vụ lao động quy định: “Cơ quandich vụ lao động tạm thời: bất cứ thể nhân hoặc pháp nhân nàotuyển dụng những lao động tạm thời dé chuyén ho dén lam viéc vachiu su diéu hanh, giam sat cua mot nguoi su dung khac”’.” Quyđịnh nay được hiểu là bat cứ cá nhân hoặc tổ chức nao có hoạtđộng tuyển dụng lao động, sau đó gửi đến, cử đến một chủ thể cóhoạt động kinh doanh dé làm việc dưới sự điều hành, giám sát củachủ thể đó thì đó là người cho thuê lại lao động Theo quy định
} Tài liệu nghiên cứu cho thuê lại lao động, Nxb Lao động - xã hội, 2011, tr 109 - 110.
? Nguyên văn: “?emporary-work agency: any natural or legal person who employs
temporary agency workers in order to assign them to user undertakings to work under their supervision and direction”.
Trang 28của pháp luật Thuy Sỹ thì người cho thuê lại lao động có thể là cánhân hoặc pháp nhân, chứ không bắt buộc phải là pháp nhân,doanh nghiệp hoặc tô chức.
Trong Luật số 88 ngày 05/7/1985 về bảo vệ hoạt động của
doanh nghiệp kinh doanh lao động phái cử và đảm bảo cải thiện
các điều kiện làm việc của lao động phái cử (Act of Securing the
proper Operation of Worker Dispatching Undertaking and Improved
Working Conditions for Dispatched worker) cua Nhat Ban ctingkhông quy định chủ thé người cho thuê lại lao động là pháp nhânhay tô chức mà chỉ ghi nhận chung là bất cứ ai có hoạt động phái
cử lao động Tại khoản 1 Điều 5 Luật này quy định: “Bat cứngười nào có dự định tiễn hành hoạt động kinh doanh lao độngphái cử sẽ phải xin cấp phép từ Bộ trưởng Bộ Y tế, lao động vaphúc lợi xã hội”;' hoặc tại khoản 1 Điều 16 quy định: “Bat cứngười nào có dự định tiễn hành hoạt động kinh doanh lao độngphái cử chuyên biệt phải đệ trình thông báo bằng văn bản tới Bộtrưởng Bộ Y tế, lao động va phúc lợi xã hội ” Hàn Quốc cũngquy định tương tự như Nhật Bản về chủ thé là người cho thuê lạilao động Cụ thể, khoản 1 Điều 7 Luật số 5512 ngày 20/02/1995
và các Luật sửa đồi, bô sung của Hàn Quốc quy định: “Bát cứ ai
dự định tiến hành hoạt động kinh doanh lao động phải cw sẽ phảiđược sự chấp thuận cua Bộ trưởng Bộ Việc lam và lao động theoquy định tại Pháp lệnh Lao động và việc làm ”? Như vay, CÓ thênói, chủ thể là người cho thuê lại lao động trong quy định về laođộng phái cử của Nhật Bản và Hàn Quốc không những bao gồmcác tô chức, pháp nhân mà còn là cá nhân nếu đáp ứng đủ và tuânthủ các yêu cầu của pháp luật
' Nguyên văn: “Any person who intends to carry on a general worker dispatching
undertaking shall obtain a license from the Minister ofHealth, Labour & Welfare”’.
? Nguyên văn: “4 person who intends to carry out a worker dispatch undertaking
shall obtain permission from the Minister of Employment and Labor as prescribed
by the Ordinance of the Ministry of Employment and Labor `.
Trang 29Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tuy không có luật Liên bang về chothuê lại lao động nhưng tại nhiều tiểu bang lại có các quy định củatiêu bang về cho thuê lại lao động và các quy định về chủ théngười cho thuê lại lao động cũng tương đối đồng nhất giữa cáctiêu bang Theo quy định của Tiểu bang Georgia: “Thuật ngữ
“công ti cho thuê NLD” nghĩa là các chủ thé kinh doanh độc lậphoặc chủ thé có tuyển dung lao động hoạt động kinh doanh thôngqua cung cấp NLD cho thuê tới các NSDLĐ khác ” (Luật An ninhviệc làm số 34-8-32(a) - Tiểu bang Georgia) Phần 288.032.2(4)của Luật An ninh việc làm của Tiểu bang Missouri ghi nhận:
“Đơn vị người cho thuê lao động” nghĩa là một chủ thể kinhdoanh độc lập, đơn vị tuyển dụng lao động dé kinh doanh thôngqua hoạt động cho thuê lại NLĐ với bất kì NSDLĐ khác, cá nhân,
tô chức, công ti, tập đoàn hoặc các pháp nhân khác ”; Tiêu bangMassachusetts định nghĩa về chủ thể là người cho thuê lại lao
động như sau: “Công ti cho thuê lại lao động là doanh nghiệp tu
nhân, công ti, tập đoàn hoặc các chu thé kinh doanh khác ”(Phần 14 Chương 152 chú giải luật chung Massachusetts) Theotiểu mục 2 Đạo luật số 268.163 của Tiểu bang Minnesota, thuậtngữ: “Doanh nghiệp cho thuê lao động nghĩa là một tổ chức việclàm cung cấp NLĐ của mình cho các doanh nghiệp khác, cá nhânkhác và t6 chức việc làm đó không chấm dứt quan hệ lao động(NSDLĐ - NLP), voi NLD làm việc cho bên thuê lao động” Cacthuật ngữ dùng để chỉ người cho thuê lại lao động, theo quy địnhcủa một số Tiểu bang nêu trên, đều là các tổ chức, chủ thể kinhdoanh độc lập hoặc là các cá nhân nhưng là cá nhân có hoạt độngkinh doanh (28, phụ lục C, pg C-1 đến C-10)
Theo pháp luật hiện hành về cho thuê lại lao động của ViệtNam thì bên chủ thể là người cho thuê lại lao động phải là doanhnghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật:
“Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành
lập theo quy định của Luật doanh nghiệp, được cấp giấy phép
Trang 30hoạt động cho thuê lại lao động, có tuyển dung và kí hợp dong laođộng nhưng không trực tiếp sử dụng mà cho người sử dụng laođộng khác thuê lại (sau đây gọi là doanh nghiệp cho thuê) ”.`
Từ các phân tích nêu trên, có thể thấy quy định của pháp luậtcác nước về chủ thé là bên cho thuê lại lao động tương đối đồngnhất, đó là các cá nhân, tổ chức, pháp nhân , nếu có đủ điều kiệntheo quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động hoặc lao
động phái cử thì được tham gia vào hoạt động kinh doanh này.
Quy định như vậy vừa không vi phạm nguyên tắc tự do kinhdoanh của các chủ thể theo quy định của pháp luật các quốc gianêu trên, vừa đảm bao hạn chế các chủ thé không đủ năng lựctham gia vào thị trường, đảm bảo hạn chế độc quyền trong hoạtđộng cho thuê lại lao động, làm lành mạnh thị trường và tạo ra khảnăng cạnh tranh cho các chủ thể nhằm thúc đây thị trường laođộng phát triển và nâng cao chất lượng của thị trường lao động
Pháp luật cho thuê lại lao động của Việt Nam quy định bên cho thuê lại lao động phải là doanh nghiệp Quy định này đã loại
bỏ một số chủ thể kinh doanh mà dưới góc độ quyền tự do kinhdoanh, họ có quyền được tham gia như: hộ gia đình, hợp tác xã, cánhân Các chủ thể này có các điều kiện cần theo quy định củapháp luật về cho thuê lại lao động nhưng họ không có điều kiện đủ
là phải đăng kí thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Nghiên cứu pháp luật các nước như Thuy SY, Singapore, Han
Quốc, Nhật Bản hoặc các tiểu bang của Hoa Kỳ về cho thuê lạilao động cho thấy, rằng pháp luật các nước hoặc vùng đó đều quyđịnh rất chặt chẽ về hình thức và nội dung của hoạt động này khiquy định điều kiện của chủ thể là người cho thuê lại lao động nhưđiều kiện về thủ tục đăng kí, thủ tục cấp phép, phí, vốn, thời hạn
' Theo văn ban hién hanh hướng dẫn BLLĐ năm 2012 về cho thuê lại lao động
(Khoản 1 Điêu 3 Nghị định sô 29/2019/NĐ-CP ngày 20/3/2019 của Chính phủ).
Trang 31cho thuê lao động hoặc ngành nghề được kinh doanh cho thuê lạilao động Thậm chí còn quy định cả hình phạt hình sự đối vớicác hành vi vi phạm pháp luật về cho thuê lại lao động, nhằm hạnchế các tiêu cực của hoạt động kinh doanh cho thuê lại lao độngtới NLĐ và đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường lao
động nói chung và hoạt động cho thuê lại lao động nói riêng.
Theo Luật Tổ chức dịch vụ việc làm (số 92) năm 2012 củaSingapore, chỉ những chủ thể được cấp phép hoạt động dịch vụviệc làm mới được cho thuê lại lao động, nếu vi phạm có thê bịphạt tiền đến 120.000 SGD (Singapore Dollar) hoặc 4 năm ti
giam hoặc áp dụng cả hai hình phạt.
Trong Chương 277-B Employee Leasing Companies của Luật
số 23 - Lao động của Tiéu bang New Hampshire, Hoa Kỳ quyđịnh mọi người cho thuê lại lao động hoạt động trên lãnh thổ củaTiểu bang phải được cấp phép bởi Bộ Lao động của Tiểu bang vàphải có vốn pháp định tối thiểu là 100.000 USD (Điều 277-B:6) vàkhông được có số NLD cho thuê quá 100 người nếu là chủ thékhông mang quốc tịch của Tiểu bang hoạt động cho thuê lại laođộng tại Tiêu bang (Điều 277-B:5)
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chủ thể là người chothuê lại lao động phải có đủ các điều kiện sau:!
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện
hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điêu kiện:
+ Là người quản lí doanh nghiệp;
+ Không có án tích;
+ Đã làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động hoặc cung
ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05
năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
' Theo văn bản hiện hành hướng dẫn BLLĐ năm 2012 về cho thuê lại lao động
(Chương II, Chương III Nghị định sô 29/2019/NĐ-CP ngày 20/3/2019 của Chính phủ).
Trang 32- Doanh nghiệp đã thực hiện kí quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỉ
Việt Nam đông) tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
- Được chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (và tương đương)nơi đặt trụ sở chính cấp phép hoạt động;
- Danh mục công việc thực hiện cho thuê lại lao động phù hợp với quy định của pháp luật.
Tóm lại, chủ thê là người cho thuê lại lao động được quy địnhtrong pháp luật về cho thuê lại lao động hoặc lao động phái cử củacác nước Mỗi quốc gia có quy định khác nhau xong nhìn chungpháp luật đều ghi nhận và quy định bên cho thuê lại lao động làchủ thể có hoạt động kinh doanh, có thé là cá nhân hoặc phápnhân hoặc tô chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật vềhoạt động cho thuê lại lao động và là chủ thể có quan hệ lao động
cho thuê lại lao động với tư cách là NSDLD.
2.2 Người lao động cho thuê
Khi tham gia vào mối quan hệ cho thuê lại lao động, cá nhânvới tư cách là NLĐ, trước hết phải đáp ứng các điều kiện theo quyđịnh của pháp luật về chủ thể của quan hệ pháp luật, đó là họ phải
có đủ năng lực pháp luật lao động va năng lực hành vi lao động.
Pháp luật của các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, một số tiểubang của Hoa Kỳ hoặc các tô chức hoạt động cho thuê lại lao độngchuyên nghiệp, nghiên cứu của các học giả nước ngoài hoặc trongbáo cáo của các cá nhân, tô chức về cho thuê lại lao động đều đưa
ra khái niệm về NLĐ cho thuê Trong bải viết “Luật về lao động
cho thuê và lao động tạm thời theo quy định của chính sách trách
nhiệm thương mại chung” của tác giả Steven P Permutter đăng trên Tạp chi Tort Trial & Insurance Practice Law Journal,
Spring/Summer 2010 (45:3-4) đã đưa ra khái niệm NLD tham gia
quan hệ lao động cho thuê như sau: “NZD cho thuê nghĩa la người
Trang 33được thuê bởi người thuê lại lao động từ t6 chức cho thuê laođộng theo thoả thuận giữa người thuê lại lao động và tổ chức chothuê lao động, để thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo sự chỉđạo, hướng dẫn của người thuê lại lao động NLD cho thuê khôngbao gom NLP tạm thời ”;` hay định nghĩa về NLD cho thuê trên
trang điện tử của USLEGAL, INC: “Những NLD cho thuê là những NLĐ được thuê bởi các khách hàng từ đơn vị cho thuê lại
lao động để thực hiện công việc nhất định Những NLĐ cho thuê
sẽ không nằm trong bảng lương của bên thuê lại lao động Thuếthu nhập, tiền công và trách nhiệm báo cáo về đối tượng nàythuộc về bên cho thuê lại lao động “ Trong đề tài nghiên cứukhoa học cấp cơ sở của Trường Đại học Luật Hà Nội cũng đã đưa
ra khái nệm NLD cho thuê như sau: “NZD cho thuê là người
được tuyển dụng bởi doanh nghiệp cho thuê lao động sau đó chodoanh nghiệp khác thuê lai trong một thời gian nhất định ”
Trong Luật về Cho thuê lại lao động hoặc liên quan của cácnước như Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Hoa Kỳ đều có định nghĩa vềNLD cho thuê Chang hạn, tại khoản 2 Điều 2 Luật số 88 ngày05/7/1985 về bảo vệ hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh lao
' Perlmutter, Steven P, “Luật về “lao động cho thuê” và” lao động tạm thời” theo
quy định của chính sách trách nhiệm thương mại chung”, Tort Trial & Insurance
Practice Law Journal, Spring/Summer 2010 (45:3-4) p 762 - 809 (bản tiếng Anh).
Nguyên van: “Leased worker” means a person leased to you by a labor leasing firm under an agreement between you and the labor leasing firm, to perform duties related to the conduct of your business “Leased worker” does not include a
“temporary worker” (p 763).
? Leased Employees Law & Legal Definition, http://definitions.uslegal.
com/1/leased-employees Nguyên van: Leased employees are employees hired by client firms from employee leasing agencies for their own particular works The leased employees will not be listed in the employers’ pay rolls Their withholding, depositing, and reporting responsibilities would remain with the leasing agency.
Trường Dai học Luật Hà Nội, “Cho thuê lại lao động - Một hướng điều chỉnh của pháp luật lao động Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”, Đề tài khoa học cấp cơ sở, 2012, tr 50.
Trang 34động phái cử và đảm bảo cải thiện các điều kiện làm việc của lao
động phái cử của Nhật Bản định nghĩa: “NLP phái cw nghĩa là
NLĐ được tuyển dụng bởi NSDLĐ và trở thành khách thể củahoạt động lao động phái cw”.' Hoặc khoản 5 Điều 2 Luật số
5512 ngày 20/02/1995 và các Luật sửa đổi, bổ sung của HànQuốc định nghĩa: “Thuật ngữ NLD phải cử nghĩa là một ngườiđược tuyển dung bởi NSDLD cử di và là đối tượng của hoạt độngphải cử lao động”.” Tại ấn phẩm số 560 (2012), Chương trìnhhưu trí cho doanh nghiệp nhỏ đăng tại cổng thông tin điện tử của
Sở thuế vụ Hoa Ky đưa ra khái niệm NLD được thuê: “NLD
được thuê lại không phải là NLĐ trong thông luật, nhưng phải
được đối xử như NLD khi dé cập các mục tiêu về kế hoạch hưutrí nếu người này:
- Cung cấp những dịch vụ cho người thuê lại lao động theothoả thuận giữa người thuê lại lao động và tổ chức cho thuê lao động
- Thực hiện các công việc cho người thuê lại lao động (hoặc
cho người thuê lại lao động và những người liên quan) thực tếtoàn thời gian trong vòng ít nhất một năm
- Thực hiện công việc theo sự diéu hành, giảm sát trực tiếpcủa người thuê lại lao động ”.`
' Nguyên van: “Dispatched Worker” means a worker, employed by an employer, who
becomes the object of Worker Dispatching”; (F@PAIGVESS FORE
SHEL UTIL LR)
? Nguyên van: “The term “dispatched worker” means a person who is employed by a
sending employer and subject to worker dispatch”.
3 Sở thuế vụ Hoa Kỳ (2012), Chương trình hưu trí cho doanh nghiệp nhỏ, ân pham
số 560 http://www.irs.gov/publications/p560/ch01.html Nguyên văn: “Leased employee.
A leased employee who is not your common-law employee must generally be treated as your employee for retirement plan purposes if he or she does all the following.
- Provides services to you under an agreement between you and a leasing
Trang 35Pháp luật cho thuê lại lao động Việt Nam định nghĩa: “Người lao động thuê lại là người lao động có năng lực hành vi dân sự
đây du, được doanh nghiệp cho thuê tuyển dụng và ki hợp donglao động, sau đó làm việc và chịu sự diéu hành của bên thuê lạilao động” '
Qua các khái niệm trên có thể rút ra một số đặc trưng của NLDcho thuê lại như sau:
- Là cá nhân có đủ năng lực theo quy định của pháp luật délàm một bên trong HDLD;
- La NLD được tuyển dụng bởi người cho thuê lại lao độngbang HDLD;
- Được gui đến, cử đến làm việc với người thuê lại lao độngthông qua hợp đồng hoặc thoả thuận thuê lao động giữa người
thuê lại lao động và người cho thuê lại lao động có thời hạn;
- Trong thời gian làm việc cho người thuê lai lao động, NLDchịu sự giám sát, điều hành trực tiếp của người thuê lại lao động.2.3 Người thuê lại lao động
Người thuê lại lao động là một chủ thể trong quan hệ cho thuêlại lao động Trong các bản báo cáo, các bai viết hoặc pháp luậtcủa các nước quy định về cho thuê lại lao động đều có định nghĩa
về chủ thé này Chang hạn, khoản 4 Điều 2 Luật số 5512 ngày20/02/1995 va các Luật sửa đổi, bố sung của Hàn Quốc địnhnghĩa: “Thuật ngữ “người thuê lai lao động” được hiểu là người
sử dung NLD phái cử theo hợp đồng phái cử lao động”.” Luật Tôchức dịch vụ việc làm của Thụy Sỹ cũng đưa ra định nghĩa vềngười thuê lại lao động như sau: “Người thuê lại lao động: Bat cứ
' Theo văn bản hiện hành hướng dẫn BLLĐ năm 2012 về cho thuê lại lao động (khoản 3 Điều 3 Nghị định số 29/2019/NĐ-CP ngày 20/3/2019 của Chính phủ).
* Nguyên văn: “The term “using employer” means a person who uses a dispatched
worker under a worker dispatch contract”.
Trang 36thé nhân hoặc pháp nhân nào trực tiếp diéu hành và giám sátNLD làm việc tạm thời từ các tổ chức dich vụ việc lam”!
Luật Lao động, RSA 227-B - Cac công ti cho thuê lao động
(Employee Leasing Company) của Tiêu bang New Hampshire, Hoa
Ky, định nghĩa người thuê lại lao động như sau: “Người thué lại lao
động (doanh nghiệp khách hàng) nghĩa là một người tham gia vào
thoả thuận thuê lao động với một doanh nghiệp cho thuê lao dong’?Khái niệm nay cũng gần giống với khái niệm người thuê lai laođộng của Hàn Quốc hoặc Thuy Sỹ, trong đó chủ thể là ngườithuê lại lao động có thé là cá nhân, tổ chức hoặc pháp nhân nếutham gia là một bên trong hợp đồng hoặc thoả thuận thuê laođộng với chủ thê là người cho thuê lại lao động thì là người thuêlại lao động.
Pháp luật cho thuê lại lao động Việt Nam quy định: “Bên thuélại lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ giađình, cá nhân có nhu câu sử dụng người lao động trong một thờigian xác định nhưng không trực tiếp tuyển dụng mà thuê lại ngườilao động của doanh nghiệp cho thuê”
Như vậy, pháp luật cho thuê lại lao động các nước khá tương
đồng nhau về cách xác định chủ thé là người thuê lại lao động, đó
là các các chủ thể có nhu cầu sử dụng lao động, có đủ năng lựctheo quy định của pháp luật dé làm một bên trong hợp đồng hoặcthoả thuận dịch vụ đều có thể trở thành chủ thé tham gia vào quan
hệ cho thuê lai lao động Nghia là mọi ca nhân, hộ gia đình, tôchức, cơ quan nếu có đủ năng lực dân sự theo quy định củapháp luật đều có thể thuê lao động từ người cho thuê lại lao động
' Nguyên van: “User undertaking: any natural or legal person for whom, and under
the supervision and direction of whom, a temporary agency worker works temporarily ”’.
* Nguyên van: “Client company” means a person who enters into an employee leasing
arrangement with an employee leasing company ”.
3 Theo văn bản hiện hành hướng dẫn BLLĐ năm 2012 về cho thuê lại lao động (khoản 2 Điều 3 Nghị định số 29/2019/NĐ-CP ngày 20/3/2019 của Chính phủ).
Trang 37để tạo lên lực lượng lao động của mình trong thời hạn luật định,trong những ngành nghê mà pháp luật không câm.
Qua những nội dung đã phân tích, bên thuê lại lao động có một
sô đặc trưng như sau:
- Là pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, tô chức
- Là một bên tham gia vào quan hệ hợp đồng hoặc thoả thuậnthuê lao động với người cho thuê lại lao động.
- Điều hành, giám sát trực tiếp NLĐ được thuê trong thời gian
đã thoả thuận.
3 Quyén và nghĩa vụ chủ thé trong hoạt động cho thuê lạilao động
3.1 Quyên và nghĩa vụ của người cho thuê lại lao động
* Quyên của người cho thuê lại lao động
Như đã trình bày ở trên, pháp luật của hầu hết các quốc giađều quy định người cho thuê lại lao động là NSDLĐ hoặc NSDLĐchung Do vậy, người cho thuê lại lao động có các quyền củaNSDLD theo quy định của luật quốc gia về lao động nói chung
Bên cạnh đó, người cho thuê lại lao động còn tham gia vào quan
hệ hợp đồng với người thuê lại lao động với tư cách là bên cungcấp dịch vụ trong hợp đồng hoặc thoả thuận cho thuê lại lao độngnên có các quyền dân sự trong giao dịch đã xác lập
- Quyền trong quan hệ pháp luật lao động: Nhóm quyền này
được pháp luật lao động nói chung và pháp luật cho thuê lại lao
động của quốc gia điều chỉnh, đó là:
+ Tuyển dụng, bồ trí, điều hành lao động theo nhu cầu sảnxuất, kinh doanh;
+ Khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động;
+ Thương lượng, kí kết thoả ước lao động tập thể; tham giagiải quyết tranh chấp lao động, đình công; trao đổi với công đoàn
Trang 38vê các vân đê trong quan hệ lao động, cải thiện đời sông vật chat
va tinh thân của NLD;
+ Chấm dứt HDLD trong các trường hợp theo quy định củapháp luật.
- Quyển trong quan hệ pháp luật dân sự: Nhóm quyền trongquan hệ pháp luật này sẽ được điều chỉnh bởi các quy định củapháp luật dân sự (luật tư) Tuỳ vào luật từng quốc gia mà nhómquyền này được quy định nhưng nhìn chung nhóm quyền nàyđược điều chỉnh theo nguyên tắc của các giao dịch dân sự, hợpđồng là: Tự do thoả thuận trong xác lập các quyền, nghĩa vụ vàkhông vi phạm điều cắm của pháp luật
* Nghia vụ của người cho thuê lại lao động
Xuất phát từ bản chất hoạt động kinh doanh của người chothuê lại lao động là hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận từmột đối tượng hết sức đặc biệt, đó là kinh doanh sức lao động củaNLD, thông qua hợp đồng hoặc thoả thuận cho thuê lại lao động,
do vậy pháp luật của các quốc gia cũng như Việt Nam quy định rấtchặt chẽ về nghĩa vụ của chủ thé này Cụ thể, ngoài các quy định
về nghĩa vụ của NSDLĐ theo nghĩa rộng còn có nghĩa vụ của chủthé này khi tham gia vào quan hệ pháp luật cho thuê lai lao độngnhằm ngăn ngừa sự vi phạm các quyền và lợi ích của NLĐ chothuê Trong luật về cho thuê lại lao động của nhiều quốc gia như:Singapore, Anh, một số tiêu bang của Hoa Kỳ , đều quy định cácchế tài rất nghiêm khắc cho chủ thể này nếu vi phạm các nghĩa vụ.Trong mối quan hệ cho thuê lại lao động, ngoài các nghĩa vụvới tư cách là NSDLĐ, người cho thuê lại lao động còn được điềuchỉnh bởi pháp luật dân sự (luật tư) vé các nghĩa vụ mà người chothuê lại lao động phải thực hiện khi tham gia mối quan hệ phápluật dan sự với người thuê lại lao động thông qua hợp đồng hoặc
thoả thuận thuê lao động.
Trang 39- Nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật lao động
Theo quy định của pháp luật nhiều quốc gia về cho thuê lại lao
động, ngoài nghĩa vụ của NSDLD nói chung như:
+ Kí kết và thực hiện HĐLĐ, thoả ước lao động và các thoả
thuận khác với NLD; tôn trọng danh, tôn trọng danh dự, nhân
phẩm của NLD;
+ Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với tập thé lao động
tại doanh nghiệp;
+ Lập số quản lí lao động, số lương và xuất trình khi cơ quan
có thâm quyền yêu cau;
+ Khai trình việc sử dụng lao động và định kì báo cáo tìnhhình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quanquản lí nhà nước về lao động ở địa phương;
+ Thực hiện các quy định khác của pháp luật về lao động,pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế
Nghĩa vụ của người cho thuê lại lao động còn được điều chỉnhbởi các nghĩa vụ do pháp luật cho thuê lại lao động điều chỉnh như:+ Thông báo cho NLD cho thuê biết nội dung của hợp đồng
hoặc thoả thuận cho thuê lại lao động;
+ Trả lương cho NLĐ cho thuê không thấp hơn tiền lương
của NLD của người thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng
công viéc ;
+ Lập hồ sơ và báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại laođộng cho co quan nhà nước có thâm quyền theo quy định củapháp luật;
+ Thực hiện kê khai các khoản thuế, các khoản nghĩa vụ đốivới nhà nước liên quan tới NLD cho thuê;
+ Không được có thoả thuận ngăn can NLD cho thuê đượcthoả thuận với người thuê lại lao động đã hoặc đang làm việc dé
lam viéc cho ho.
Trang 40- Nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự:
Trong quan hệ giữa người cho thuê lại lao động và người thuê lại lao động là quan hệ thuộc luật tư, do vậy người cho thuê lại lao
động phải thực hiện các nghĩa vụ mà mình đã thoả thuận tronghợp đồng hoặc thoả thuận cho thuê lại lao động với người thuê lạilao động Ngoài ra, pháp luật về cho thuê lại lao động của một séquốc gia còn quy định thêm một số nghĩa vụ mà người cho thuêlại lao động phải tuân thủ nếu trong hợp đồng hoặc thoả thuận chothuê lại lao động không đề cập, như:
+ Dua, cử NLD có trình độ phù hợp với yêu cầu của bên thuê
lại lao động và của HDLD đã kí với NLD;
+ Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lí lịch củaNLD, yêu cầu của NLD
Pháp luật cho thuê lại lao động Việt Nam về cơ bản cũng quyđịnh quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê lại lao động tương tựnhư pháp luật các nước trên thé giới
3.2 Quyên và nghĩa vụ của người cho thuê lại lao động
* Quyên của NLD cho thuê
Bản chất của quan hệ cho thuê lại lao động là quan hệ ba bên:
Người cho thuê lại lao động - NLĐ cho thuê - Người thuê lại lao
động Do vậy, trong các quyền của NLĐ cho thuê, ngoài cácquyền pháp luật quy định để điều chỉnh chung cho quan hệ laođộng giữa NLD và NSDLD, còn có các quyền mà pháp luật quyđịnh dé điều chỉnh mối quan hệ gữa NLD cho thuê và người thuêlại lao động, đó là:
- Tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghé, nang caotrình độ nghé nghiệp va không bi phân biệt đối xử;
! Xem: Điều 56 BLLĐ năm 2019.