mắc bệnh tâm thần, có HIV, nghiện hút, hành nghề mại dâm hoặcbị tẩy chay vì những lí do khác.5 Theo các nhà tâm lý hoc, kỳ thị liên quan đến những thái độ tiêu cực hoặc phân biệt đối xử
Trang 1PGS.TS NGUYÊN HIỀN PHƯƠNG - TS ĐÀO LỆ THU : (Đồng chủ biên)
CHONG PHAN BIỆT ĐÔI XỬ _
TỪ GOC DO LUẬT NHÂN 0UYÊN QUOC TE
VÀ PHÁP LUẬT 0UÔC GIA
Trang 21PGS.TS NGUYEN HIỀN PHƯƠNG - TS ĐÀO LỆ THU
(Đồng chủ biên)
CHONG PHAN BIỆT BOI XU |
TỪ GOC ĐỘ LUẬT NHÂN QUYEN Quoc TE
VA PHAP LUAT QUOC GIA
AS ARE RS RS
ITRUNG TAM THÔNG TN THỨ VIỆN|
| TRƯI ONG ĐẠI HỌC L un HA NỘI|
|PHÒNG MUG N_ 4L 501_ M NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
Trang 3ĐÒNG CHỦ BIÊN
- PGS.TS Nguyễn Hiền Phương
- TS Đào Lệ Thu
TẬP THẺ TÁC GIÁ
1 PGS.TS Nguyễn Thị Lan, Trường Đại học Luật Hà Nội
PGS.TS Nguyễn Hiền Phương, Trường Đại học Luật Hà Nội
TS Lê Thị Anh Đào, Trường Đại học Luật Hà Nội
TS Nguyễn Toàn Thắng, Trường Đại học Luật Hà Nội
TS Đào Lệ Thu, Trường Đại học Luật Hà Nội
TS Trần Thị Thu Hiền, Trường Đại học Luật Hà Nội
ThS.NCS Pham Quy Đạt, Trường Dai học Luật Hà Nội
ThS.NCS Đỗ Thị Anh Hồng, Trường Đại học Luật Hà Nội
ThS.NCS Đặng Thi Hồng Tuyến, Trường Đại học Luật Hà Nội Th§.NCS Hà Thị Út, Trường Đại học Luật Hà Nội
Th§.NCS Lưu Hải Yến, Trường Đại học Luật Hà Nội
ThS Pham Minh Trang, Trường Đại học Luật Ha Nội
ThS Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên
6 pn eo + © NM
Se, ee ee |Oo mM = CO
quoc ARE oe eA, = an
Trang 4LOI NHÀ NUẤT BAN
Giới luật gia trên toàn cau ngày càng nhận thiic rõ các nguyen
tắc bình đẳng và chống phân biệt đối xử là trung tâm của tất cả các
cơ chế bảo vệ quyển cơn người Một trong những minh chứng 1õ nét
là sự quan tâm và phát triển của pháp luật nhân quyên quốc tế cũng
nÌn luật pháp quốc gia về chống phân biệt đối xử Những quy định cốt lõi về chống phân biệt đối xử đã được ghi nhận trong các công cụ
luật nhân quyên quốc tế và quốc gia Các khung pháp lý quốc té và quốc gia này, cùng với sự hỗ trợ của các thiết chế bảo vệ quyén con người, da va dang sóp phẩn vào cuộc đấu tranh chống phân biệt doi
xử trên toàn thế giới.
Trong bối cảnh thế giới dang đứng trước nhiều thách thức va phải giải quyết nhiều hậu quả cia nạn phân biệt dot xv, nhúng nội
dụng của luật nhân quyển quốc tế và pháp luật quốc gia về chống
phân biệt đối xử và những vấn dé của thực tiễn áp dụng luật can
được nhận thức một cách dây đủ, được cập nhật và được đánh giá
một cách da chiếu với những biến động về chính trị, xã hội của toàn
cẩu nói chung và của các quốc gia nói riêng Những nhà khoa hoc trơng lĩnh vực pháp luật về quyển con người và luật học so sánh với ý thức về sứ ménh và với thế manh nghiên cứu của minh đã nhận diện khả năng tăng cường cơ chế bảo vệ quyển con rigười khỏi bi phân biệt
đối xử bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh luật và so
sánh chính sách Những chuẩn muc pháp luật nhân quyến quốc té và
kinh nghiệm tốt của các quốc gia khác có thể có giá trị tham khảo lon trong việc củng cố khung pháp lý quốc gia và mỗi bài học thành công
Trang 5Về sử dụng pháp luật chống một hình thiic phân biệt đối xử này lại cóthể được sử dụng để đẩy Iti các hình thufc phân biệt đối xử khác.
Để giới thiệu tới bạn đọc những tiếp cận quốc tế và so sánh về
nguyen tắc không phân biệt đối xử trong luật nhân quyên quốc tế nóichung và những khía cạnh của pháp luật quốc tế và quốc gia vềchống các hình thức phân biệt đối xử cụ thé, Nhà xuất bản Lao Độngxuất bản cuốn sách “Chống phân biệt đối xử tit góc độ luật nhân
quyến quốc tế và pháp luật quốc gia” do PGS TS Nguyễn Hiển
Phương và TS Đào Lệ Thu làm chủ biên cùng tập thể tác giả lànhting giảng viên, chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật về quyén con
nguoi va luật học so sánh nỗ lực nghiên cứu
Guốn sách cung cấp một cách khái quát những vấn đề lí luận vềphân biệt đối sat trong lnh vực quyển con người, về nguyen tắc khôngphan biệt đối xử với tu cách là hạt nhân của luật nhân quyên quốc tế và
quốc gia Bên cạnh đó, khung pháp lý quốc tế và khu vực về chống phân
biệt đối xử cũng được phân tích khái quát và có những điểm nhấn vớicác an lệ của mot số thiết chế tu pháp quốc tế Cuốn sách con di sâuphân tích thực tiễn pháp luật quốc tế và nhiều quốc gia trên thế giới,
trong do có Việt Nam, về chống các hình thức phân biệt đối xử dua trên
nhitng cơ sở khác nhau và với những nhớm người dễ bị tốn thương khácnhau Kết quả cua nghiên cứu so sánh đã trở thành co sở cho nhữngđánh giá và kiến nghi hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam
có liên quan, góp phan vào việc phát triển một hệ thống pháp luật toàn
dién và có hiệu quả dưới sóc độ chống phân biệt đối xử để bao vệ quyển
con Nguoi,
Hy vọng cubn sích sẽ là tài liệu tham khảo hư ích cho ban doc.Trân trọng giới thiệu!
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
Trang 6CHONG PHAN BIỆT DOI HU
-MOT BAO DAM QUYỀN CON NGƯỜI
TRONG PHAP LUAT QUOC TE Uà KHU UUC
TS Dao Lé Thu
1 KHÁI QUÁT VỀ CHỐNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRONG
LĨNH VỰC QUYỀN CON NGƯỜI
1.1 Khái niệm phân biệt đối xử
Trong tiếng Việt, phân biệt đối xử được định nghĩa là “coi la
khác nhau để có sự đối xử không như nhaư”.! Định nghĩa về mặt ngôn ngữ này đã cho thấy tính chủ quan, thiên kiến của việc phân biệt đối xử Các cuốn từ điển tiếng Anh của những nhà xuất bản
danh tiếng trên thế giới nhìn chung đưa ra nội dung định nghĩa từ
“phân biệt đối xử” (discrimination) tương đối giống nhau, ví dụnhư
định nghĩa cho rằng đó là sự “đố? xử khác biệt đối với mét cá nhân
hoặc mot nhóm người nhất định, đặc biệt là theo mot cách không tốt
bằng hay tôi tệ hon đối xử với những người khác vì mau da, giới tính,
xu hướng tình dục của họ, v.v ` hoặc còn là “dinh kiến chống lại
! Xem: Viện ngôn ngữ hoc, Hoàng Phê (chủ biên) (1994), Tử điển Tiếng Việt, NXB
Khoa hoc xã hội - Trung tâm từ điển hoc, tr 774.
a
Trang 7mot nhom ngudi và là sự chối bỏ các quyển của ho”2 Khái niệm
“phân biệt đối xử” theo nghĩa thông thường là sự đối xử khác biệttheo cách bất công hoặc gây thiệt thòi cho chủ thể này so với nhữngchủ thể khác vì những lí do mang tính định kiến, kì thị, ghét bỏ
“Nhin chung, phân biệt đối xử có thể được định nghĩa là sự đối xửbat công đối với ai đó duia trên việc có hay không có một đặc điểnnhất định, dựa trên nên tảng văn hóa hay những khác biệt dễ nhậnthấy khác”.` Như vậy khái niệm “phân biệt đối xử” nhìn chung được
hiểu là cách đối xử khác biệt có tinh chất bất công, gay ảnh hưởng
tiêu cực đến một chủ thể nhất định
Khi nhìn ở góc độ quyền con người, phân biệt đối xử được hiểu
là việc đối xử khác biệt đối với một người hoặc một nhóm người nào
đó vì một hoặc nhiều lí do như tôn giáo, giới tính, sắc tộc, tầng lớp xã
hội, v.v bao gồm cả việc hạn chế quyển và sự tiếp cận quyển của họ.Trong một cuốn Từ điển về Nhân loại học, thuật ngữ “phân biệt đốixử” dùng để chỉ việc những xã hội công nghiệp hiện đại đặc trưng bởimột hệ tư tưởng phổ biến về sự bình đẳng đối với-cơ hội và quyềnnhưng lại không dành cho một nhóm người nào đó, đôi khi là cácnhóm thiểu số nhưng cũng có thể là nhóm lớn và quan trọng, thậmchí ngay cả với những nhóm chiếm da số như phụ ni
Phân biệt đối xử có nhiều dạng và bao gồm phân biệt đối xử
trực tiếp và phân biệt đối xử gián tiếp Phân biệt đối xử trực tiếp là
sự đối xử khác biệt ít thuận lợi hơn so với những người khác vì đặc
“Xem: Từ điển Tiếng Anh Cambridge, tai: https://dictionary.cambridge.org/
dictionary/english/discrimination “treating a person or particular group of people differently, especially in a worse way from the way in which you treat other people,
because of their skin colour, sex, sexuality, etc.:” or “Discrimination is also prejudice
against people and a refusal give them their rights”.
* https://www.saga.vn/doi-mat-voi-su-phan-biet-doi-xu~42586
* Seymour-Smith, C (1986) Macmillan Dictionary of Anthropology, The
Macmillan Press LTD
Trang 8điểm của bản thân một người, ví dụ như từ chối chấp nhận những sinh viên, người lao động, hoặc thăng chức cho các cá nhân nào đó
vì họ là người da đen, là phụ nữ, người khuyết tật hay vì xu hướng
tính dục của họ Phân biệt đối xử gián tiếp là việc đưa ra yêu cầu
hoặc điều kiện không hợp lý gây bất lợi cho một người vì đặc điểm
những người phụ nữ khi trước đó họ đã phải nghỉ việc một thời gian
để thực hiện bổn phận trong gia đình, đặt ra điểu kiện chỉ tiếp nhận
chồng người da đen đến đặt phòng nghỉ.° Phân biệt đối xử còn CÓ
thể được phân chia thành phân biệt đối xử chính thức và không
chính thức Phân biệt đối xử chính thức là phân biệt đối xử trong
các chính sách của quốc gia và các thiết chế pháp lý, trong khi phân
biệt đối xử không chính thức được thể hiện ở thái độ, hành động của các thành phần xã hội trong các vấn đề về việc làm, ván hóa, xã hội
va tap quan
Vậy nguồn gốc hay nguyên nhân dẫn đến phân biệt đối xử là gì? Có thể nhận thấy nguyên nhân căn bản nhất đó là sự kỳ thi, bên
cạnh đó còn có sự định kiến hoặc nhận thức, thái độ tiêu cực khác.
Định kiến được hiểu là sự xa lánh, không chấp nhận một người hoặc nhóm người vì những thuộc tính cá nhân của họ Theo Erving
Goffman, định kiến là một hiện tượng xã hội mà cộng đồng xã hội hoặc những người xung quanh xa lánh, chối bỏ những người không
thể đáp ứng những tiêu chuẩn mà xã hội gọi là bình thường, Những
người bị kỳ thị là những người bị xã hội, cộng đồng coi là bất bình
thường; không được chấp nhận một cách day đủ, thậm chí bi chối
bỏ do những đặc điểm riêng của mình về nhân dáng, về việc từng
5 Xem thêm tai: http://www.unesco.org/new/en/social-and-human-sciences/
themes/international-migration/glossary/discrimination/
Trang 9mắc bệnh tâm thần, có HIV, nghiện hút, hành nghề mại dâm hoặc
bị tẩy chay vì những lí do khác.5 Theo các nhà tâm lý hoc, kỳ thị liên
quan đến những thái độ tiêu cực hoặc phân biệt đối xử đối với người
vì những đặc điểm khác biệt của họ như mắc bệnh tâm thần, điều
kiện sức khỏe hoặc tình trạng khuyết tật; và về mặt xã hội thì địnhkiến có thể do những khác biệt của một người về giới tính, xu hướng
tinh duc, chủng tộc, tôn giáo hay văn hóa.” Về mặt hậu quả, kỳ thị
được cho là hiện tượng mang tính chất của một hình thức kiểm soát
xã hội, vì nó biến sự “khác biệt” thành “không công bằng”, từ đó loại
trừ về mặt xã hội đối với một cá nhân hoặc nhóm nào dé.’
Dưới góc độ pháp luật về quyển con người, phân biệt đối xửnhìn chung được định nghĩa là sự đối xử bất công với một người
hoặc nhóm người vì xuất thân của họ hoặc vì những đặc điểm nhất
định của ho.’ Trong một nghiên cứu về phân biệt đối xử trong luậtnhân quyền quốc tế, tác gia cho rằng “Khái niệm phân biệt đối xửbao hàm những trường hợp khi một cá nhân hoặc một nhóm bị đối
xử kém thuận lợi hơn so với cá nhân hoặc nhóm tương tự mà không
có một lí do thích đáng Sự đối xử kém thuận lợi hơn có thể xảy rakhi một cá nhân hoặc một nhóm được trao ít cơ hội hơn cá nhânhoặc nhóm tương tu.”!° Theo định nghĩa nay phân biệt đối xử được
5 Ashley Crossman (2019), Giới thiệu về cuốn sách cửa Erving Goffman (1963),
Stigma: Notes on the Management of Spoiled Identity, London: Penguin, tai: https://www.thoughtco.con/stigma-notes-on-the-management-of-spoiled-
identity-3026757
’ What is stigma? Tại:
https://www.verywellmind.com/mental-illness-and-stigma-2337677
® Khuất Thu Hồng (2019), Ly thuyét xã hội vé ky thi, Tham luận trình bày tại Hội thảo
“Bình đẳng và phòng, chống kỳ thị, phân biệt đối xử: Pháp luật và thực tiễn trên thế
* https:/Avww.eoc.org.uk/what-is-discrimination/
Xem: Lord Lester of Herne Hill (1993) Non-discrimination in international
human rights law, Commonwealth Law Bulletin, 19(4), tr 1653.
Trang 10hiểu là sự đối xử kém thuận lợi hơn, là việc trao ít cơ hội hơn đối với
một cá nhân hoặc nhóm này so với một cá nhân hoặc nhóm khác có
đặc điểm tương đồng, trong khi không có sự luận giải thích đáng về
cách đối xử kém hơn đó.
Từ góc độ luật nhân quyển quốc tế Khái niệm phân biệt đối xử
được định nghĩa một cách cụ thể và rõ rang hơn Liên quan đến thuật
ngữ “phân biệt đối xử” trong Công ước quốc tế về các quyển dân sự và
chính trị (ICCPR), Ủy ban quyền con người! đã khẳng định:
“Thuật ngữ “phân biệt đối xử” được sử dụng trong Công ước
nên được hiểu là hàm chứa bất kì sự phân biệt, loại trừ, hạn chế
hoặc ưu đãi nào dựa trên những cơ sở như chủng tộc, màu da, giới
tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác,
nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, xuất thân hoặc địa vị khác,
và điểu đó có mục đích hoặc hậu quả làm vô hiệu hoặc giảm sút việc
ghi nhận, thụ hưởng hoặc thực hiện bởi mọi người tất cả các quyền
và tự do trên cơ sở bình đẳng.”
Một định nghĩa khác về phân biệt đối xử khá rõ ràng và cụ thể
được nêu tại Điều 1(1) Công ước chống phân biệt đối xử trong việc
làm và nghề nghiệp của Tổ chức Lao động quốc tế (Công ước ILO số
111), trong đó xác định phân biệt đối xử bao gồm: “bất kì sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu đãi nào dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính,
tôn giáo, quan điểm chính trị, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, mà có ảnh hưởng làm cho vô hiệu hoặc suy yếu sự bình đẳng về cơ hội
hoặc đối xử trong việc làm hoặc nghề nghiệp” Định nghĩa này đã
nêu bật được bản chất của hiện tượng xã hội này và những lý do chủ
1! Cơ quan của Liên Hợp Quốc được thành lập để giám sát việc thực thi Công ước
bởi các quốc gia thành viên,
2Xem Bình luận chung số 18 trong United Nations Compilation of General
Comments, p.134, para 7
B Điều 1(1)(a)
Trang 11yếu nhất của phân biệt đối xử, tuy nhiên giới hạn ở những vi phạm
quyền con người trong lĩnh vực việc làm và nghề nghiệp.
Ở cấp độ pháp luật quốc gia, Australia đã quy định trực tiếp
khái niệm “phân biệt đối xử” trong Luật về Ủy ban quốc gia về
quyền con người năm 2018." Theo Điều 3 (Giải thích từ ngữ) của
Luật này, phân biệt đối xử được định nghĩa là:
(a) bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng
tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị, nguồn gốc dân
tộc hoặc xã hội, dẫn đến hậu quả làm vô hiệu hoặc suy giảm sự bình
đẳng về cơ hội hoặc đối xử trong việc làm hoặc nghề nghiệp; và
(b) bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên khác mà:
(1) dan đến hậu quả làm vô hiệu hoặc suy gidm sự bình đẳng về
cơ hội hoặc đối xử trong việc làm hoặc nghé nghiép; và
(ti) được xác lập bởi các quy định dưới luật theo đó cấu thành
sự phân biệt đối xử phù hợp với các muc đích của Luật nay;
Nhưng không bao gồm bat kì sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên:
(c) dưới góc độ một nghề nghiệp cụ thể dựa trên những yêucầu vốn có của nghề nghiệp đó; hoặc
(d) trong mối liên hệ với việc làm như một nhân viên của một
thiết chế hoạt động phù hợp với những quy tắc, nguyên tắc, tín
ngưỡng hoặc điều ran day của một tôn giáo hoặc tín ngưỡng, trởthành sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên được thực hiện với thiện
chí để tránh tổn thương cho những mẫn cảm về tôn giáo của thành
viên của tôn gido hoặc tín ngưỡng do
Định nghĩa “phân biệt đối xử” nêu trên của pháp luật Australiađược đưa ra trong mối quan hệ với lĩnh vực lao động, việc làm chứ
không bao quát ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Đây cũng làlĩnh vực dễ bị tổn thương bởi sự phân biệt đối xử và một định nghĩa
Australian Human Rights Commission Act 1986 (No 125, 1986), được sửa đổi
bổ sung gan nhất theo Luật số 156 ngày 20/12/2018,
Trang 12pháp lý cụ thể như vậy ít nhất giúp nhận diện những hành vi phân biệt đối xử vi phạm pháp luật về quyền con người trong lĩnh vực
quan trọng này
Từ những định nghĩa cả về ngôn ngữ và pháp lý nêu trên có thể
nhận thấy nội hàm aia khái niệm phân biệt đối xử còn bao gồm việc chỉ ra những cơ sở (li do) của phân biệt đối xử Điểm chung của các
văn kiện pháp lý quốc tế khi quy định nguyên tắc không phân biệt đối
xử dé là việc cấm phân biệt đối xử dựa trên những cơ sở nhất định Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 cấm phân biệt đối xử
dua trên 1 trong 10 cơ sé: chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn
giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc
hoặc xã hội, tài sản, xuất thân và địa vị khác Đây không phải là một danh sách giới hạn các lí do phân biệt đối xử bị cấm, vì bản thân thuật ngữ “địa vị khác” đã cho thấy một số cơ sở của phân biệt đối xử nữa
đang được quy định ẩn Ủy ban Quyển con người thông qua các văn
bản trao đổi với các quốc gia có liên quan trong những vụ việc thực tiễn đã cụ thể hóa một số cơ sở của phân biệt đối xử thuộc nội hàm
khái niệm “dia vị khác”, đó là quốc tịch,” tình trạng hôn nhân, ° sự
phân biệt con nuôi và con đề” và sự phân biệt trong tài trợ cho trường
công và trường tư.8 Liên hệ đến một số văn bản pháp lý quốc tế có
'5 Communication No 19/1985 về vụ Gueye et al v France trong đó nhận định việc từ chối lương hưu trả cho các thành viên của quân đội Pháp mang quốc tịch
Senegal là phân biệt đối xử về quốc tịch và vi phạm Điều 26 của IOCPR,
‘6 Communication No 1801981 về vụ Danning v the Netherlands và
Communication No 395/190 về vu Sprenger v Netherlands trong đó nhận định việc loại trừ các cặp đôi không có hôn thú (không kết hôn) khỏi việc hưởng những
việc không lựa chọn kết hôn đã khiến các nguyên đơn đó không phải chịu những
nghĩa vụ và trách nhiệm như các cặp đôi có kết hôn
17 Communications No 405, 426/1990 về vụ Oulajin Kaiss v Netherlands.
18 Communication No 191/1985 về vu Blom v Sweden va Communications No.
298-99/1988 vé vu Lindgren et al v Sweden
Trang 13liên quan khác, những lí do cho phân biệt đối xử còn có thể là tuổi,gidi, xu hướng tính dục, quốc tịch và khuyết tat.
Các quốc gia trên thế giới cũng xác lập trong luật những đặc
điểm cá nhân được bảo vệ khỏi sự phân biệt đối xử, để chúng không được xem là lý do biện minh cho phân biệt đối xử Luật Bình đẳng
của Anh Quốc (The Equality Act) năm 2010 nhấn mạnh 9 đặc điểm
là tuổi, giới, chủng tộc, khuyết tật, tôn giáo, mang thai/sinh con, xuhướng tính dục, từ bỏ giới tinh/chuyén giới, kết hôn/chung sống
hợp pháp Tương tự như vậy, Dự Luật Bình đẳng (Equality Act Bill)
của Mỹ năm 2019 (đã được thông qua bởi Hạ nghị viện) cấm việcphân biệt đối xử dựa trên giới tính, xu hướng tính dục và bản dạnggiới trong hàng loạt lĩnh vực, bao gồm chỗ ở và các cơ sở vật chất
công cộng, giao dục, ngân quỹ liên bang, việc làm, nha ở, tín dụng
và hệ thống bồi thẩm đoàn Dự luật cũng đưa ra các bảo vệ chống lạiviệc phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính,
xu hướng tính dục, bản dạng giới hoặc nguồn gốc dân tộc đối với
một tầng lớp được bảo vệ, với tổ chức của một người là thành viêncủa một tầng lớp được bảo vệ Dự Luật này cũng cấm việc lấy quyđịnh của Luật phục hồi tự do tôn giáo (the Religious FreedomRestoration Act 1993) để khiếu kiện, bào chữa hoặc làm cơ sở choviệc chống lại các bảo vệ của Luật nay.”
Những phân tích ở trên đã nêu bật những thành tố và nội dungcủa khái niệm phân biệt đối xử Tuy nhiên cần chú ý rằng không phải
tất cả sự phân biệt giữa con người đều cấu thành phân biệt đối xử với
tính cách là một vi phạm pháp luật quốc tế, Luật nhân quyển quốc tế
xác định rõ ràng không phải mọi hình thức khác biệt trong đối xử đều
° Xem giới thiệu về Dự Iuật tại:
https://www.congress.gov/bill/116th-
congress/house-bill/5#:~:text=Passed%20House%AX05%2F12%2F2019),-Equality%20Act&text=This%20bill%20prohibits%20discrimination%20based,cre
dit%2C%20and%20the%20jury%20system.
Trang 14bi coi là phân biệt đối xử Uy ban Quyển con người đã lưu ý rang việc
thụ hưởng các quyền và tự do trên cùng một nền tang không đồng nghĩa với việc đối xử như nhau trong mợi hoàn cảnh Ủy ban cũng chỉ
ra ngay trong Công ước IOCPR một số điểu khoản chứa đựng sự phan
biệt giữa những nhóm người khác nhau, ví dụ như quy định tại Điều 6(5) cấm việc áp dụng hình phat tử hình với người dưới 18 tuổi và
cấm thực thi hình phạt này đối với phụ nữ có thai Ngay trong Công
đãi thuộc một công việc nhất định và căn cứ trên những đòi hỏi vốn
có của công việc đó thì sẽ không coi là phân biệt đối xử 7
Theo Ủy ban Quyển con người, sự khác biệt trong đối xử dựa
trường hợp phân biệt đối xử bị cấm theo Diéu 26 của Công ước ICCPR2! Còn Tòa án Liên Mỹ về Quyển con người nhận định: “khong
phải mọi khác biệt trong các đối xử mang tính pháp lý đều là phân
biệt đối xử và “phân biệt đối xử không tồn tại nếu sự khác biệt trong
đối xử có một mục đích hợp pháp và điểu đó không dẫn tới những
hoàn cảnh trái với công lý, với lý tính hoặc với bản chất của sự vật Không có sự phân biệt đối xử bởi một nhà nước đối với các cá nhân
khi việc phân nhóm được thực hiện dựa trên những khác biệt thực tế
căn bản và có sự tồn tai của một mối tương quan hợp lý giữa những
khác biệt này với những mục đích của nguyên tắc pháp quyền” Đồng
công lý và không hợp lý khi chúng thể hiện sự độc đoán, dé thay đổi,
chuyên chế và trái với sự toàn vẹn và phẩm giá của loài người.”
? Điều 1(1)(b)
2! Xem: Communication No 172/1984 vé vu SW, M Broeks v Netherlands.
2Xem: I-C Court HR, Proposed Amendments to the Naturalization Provisions of
the Constitution of Costa Rica, Advisory Opinion OC-4/84 of January 19, 1984,
Series A, No 4, pp 104-106, paras 55-57,
Trang 15Từ sự tổng kết các án lệ trong lĩnh vực luật nhân quyển quốc tế,
Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc về Quyển con người đã kết luận,
những sự phân biệt được coi là hợp pháp khi chúng (i) theo đuổi (vì)
một mục đích hợp pháp, ví dụ như là một hành động kiên quyết để
xử lý những sự thiếu bình đẳng thực chất; và (ii) có tính hợp lý theo
mục đích hợp pháp của chúng.” Việc thực thi pháp luật quốc tế về
quyển con người cũng đã khẳng định cụ thể những tiêu chí xác định
sự phân biệt trong đối xử bị xem là vi phạm Theo các án lệ của các
thiết chế bảo vệ quyển con người quốc tế, sự vi phạm nguyên tắc
không phân biệt đối xử xảy ra khi: (1) các trường hợp giống như vậyđược đối xử theo một cách khác; (2) sự khác biệt trong đối xử không
có một biện giải hợp lý và khách quan hoặc (3) nếu không có một sự
tương xứng giữa mục đích được tìm kiếm và cách thức thực hiện
Các đòi hỏi này được khẳng định bởi những cơ quan giám sát quyển
con người quốc tế như Tòa án Châu Âu (ví dụ như trong vụ Marckx
v Belgium), Tòa Liên Mỹ (ví dụ như trong Advisory Opinion No 4
đoạn 57) và Ủy ban Quyển con người (ví dụ như Bình luận chung số
18, đoạn 13 và trong vụ Jacobs v Belgium).?4 Một số ngoại lệ đối với
nguyên tac không phân biệt đối xử được dé cập tới trong nội dung
về luật chống phân biệt đối xử của Ủy ban Châu Âu,
Tom lại, việc xác định thé nào là “phân biệt đối xử” cần dựa
trên và tính đến các yếu tố truyền thống và văn hóa của mỗi xã hội
*Xem: Chapter 13 s The Right to Equality and Non-Discrimination in the
Adrninistration of Justice trong tài liệu “Human Rights in the Administration of
Justice: A Manual on Human Rights for Judges, Prosecutors and Lawyers”, tai:
Trang 16cũng như hệ thống tư pháp của quốc gia Thực tế cho thấy việc xác
định tính pháp lý của một sự phân biệt đối xử bị cáo buộc trở nên
khó khăn hơn khi có những quan niệm văn hóa trái ngược về điều.
được coi là hợp lý hoặc khách quan, ví dụ như các quan điểm tôn
giáo về dia vị của phụ nữ, thái độ thù ghét vốn có đối với việc quan
hệ tinh dục déng giới, quan điểm về trang phục của một số tôn giao
hoặc quan niệm về địa vi của con trong và ngoài gia thu, V.V
1.2 Ảnh hưởng của phân biệt đối xử đến quyền con người và
các biện pháp chống phân biệt đối xử
Phân biệt đối xử là sự vi phạm cố hữu; nghiêm trọng quyển con
người Bất chấp những nỗ lực liên tục của cộng đồng quốc tế trong
việc tăng cường các bảo vệ pháp lý đối với quyển của các cá nhân và
nhóm người chống lại sự phân biệt đối xử, các báo cáo từ khắp các
khu vực trên thế giới đều cho thấy những thể hiện của phân biệt đối
xử dưới nhiều hình thức và mức độ Phân biệt đối xử hiện hữu
không chỉ ở khu vực nhà nước mà còn ở cả khu vực tư và ở các tổ
chức xã hội Ví dụ như theo một khảo sát năm 2015 ở khu vực Liên
minh Châu Âu, có 21% người được hỏi đã khẳng định họ phải chịu
sự phân biệt đối xử, trong đó có 16% bị phân biệt đối xử trên cơ sở
một lý do và 5% bị phân biệt đối xử vì nhiều lý do Tuổi là lý do phổ
biến nhất của việc họ bị phân biệt đối xử, cả vì cao tuổi trên 55 (5%
người trả lời) và vì đưới tuổi 30 (2% người trả lời) Trong 21% người
bị phân biệt đối xử đó, số bị phân biệt đối xử về giới chiếm 4%, về
nguồn gốc dân tộc chiếm 3%, vì tôn giáo và tín ngưỡng chiếm 3%, vì
xu hướng tính dục là 2% và vì chuyển giới là 1% Từ một góc nhìn
khác thì có tới 20% số người được hỏi thấy không thoải mái khi làm
Xem: European Parliament (2017), EU Measures against Discrimination, tai:
a
ARIE
Trang 17việc với người Roma và 15% có cảm giác đó đối với người theo tôn
giáo thiểu số làm việc trong các văn phòng chính trị cao nhất Khi
được hỏi về thái độ đối với những người thuộc tôn giáo khác nhau,
số người trả lời cảm thấy thoải mái khi làm việc với người theo đạo
Thiên chúa là 94%, theo chủ nghĩa vô thần là 87%, theo Do thái giáo
là 84%, theo đạo Phật là 81% và theo đạo Hồi là 71% Điều này cho
thấy tôn giáo cũng là một yếu tố thực tế trở thành lý do cho sự phânbiệt đối xử Đối với người khuyết tật, có 8% người trả lời khảo sátnói không thấy thoải mái khi họ giữ những vị trí công việc ở các văn
phòng chính trị cấp cao nhất và có 3% trả lời không muốn làm việcvới họ Kết quả khảo sát này cho thấy kể cả ở một khu vực như Liên
minh Châu Âu với những phát triển, vượt trội về văn minh, điểu
kiện sống và kinh tế thì việc phân biệt đối xử vẫn tồn tại và vẫnkhiến cho Liên minh phải nỗ lực hơn nữa trong việc đưa ra các biện
pháp pháp lý để đấu tranh chống lại hiện tượng xã hội này Bên
cạnh đó, nhiều nước Châu Âu đang chứng kiến sự gia tăng gây quan
ngại của những hành vi tấn công có tính chất phát xít và bài ngoại
nhằm vào những người xin tị nạn và người nước ngoài do những
nhóm theo chủ nghĩa quốc xã mới và những nhóm khác với thành
phần chủ yếu là thanh niên.”
Theo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc; ở nhiều
quốc gia trên thế giới vẫn còn có những người tiếp tục bị loại trừ, bị
cho ra ngoài lề, bị phân biệt hoặc bị hạn chế trong việc thực hiệnquyền quyền của mình vì lý do chủng tộc, màu da, quốc tịch, dân
tộc hoặc nguồn gốc xã hội, ngôn ngữ, giới tính, tôn giáo, quan điểm
chính trị hoặc chính kiến khác, tổ tiên, xuất thân, tầng lớp, tuổi,
“Xem: Chapter 13 s The Right to Equality and Non-Discrimination in the
Administration of Justice trong tai liệu “Human Rights in the Administration of
Justice: A Manual on Human Rights for Judges, Proseautors and Lawyers”, tr.33, truy
Trang 18khuyết tật, tình trạng sức khỏe, tình trạng di cư, xu hướng tính dục
hoặc bản dạng giới Có những người còn phải chịu gánh nặng hơn
khi trải qua nhiều hình thức phân biệt đối xử.”
Hầu hết các văn bản pháp lý quốc tế hay quốc gia về quyền con
người đều nhấn mạnh mục đích hoặc hệ quả của phân biệt đối xử là
làm vô hiệu hoặc suy giảm sự bình đẳng về quyền và lợi ích trong các mặt chính trị; kinh tế, xã hội, văn hóa hoặc đời sống công cộng,
“Gj những trúc độ khác nhau, phân biệt đối xử có ảnh hưởng tới tất
cả các linh vực của đời sống xã hội như chính trị, giáo dục, việc lam,
thực thi công lý noi chung”.
Phân biệt đối xử có thể làm ảnh hưởng tới những người có
những điểm khác biệt về chủng tộc, sắc tộc, quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, ví dụ như những cộng đồng người gốc Á, gốc Phi, người
thể nhằm vào những người khác về văn hóa, ngôn ngĩ hoặc tôn
giáo, người khuyết tật, người già, người có HIV hoặc mắc bệnh
AIDS Ngoài ra phân biệt đối xử còn có thể gây ảnh hưởng tới quyền
của những nhóm người có xu hướng hoặc sự ưa thích tình dục khác.
Vì bị phân biệt đối xử mà ở nhiều nơi phụ nữ bị chối bỏ quyền
được đứng tên trong tài sản chung vợ chồng, quyền thừa kế với tư
cách bình đẳng với nam giới, quyển được làm việc và đi lại không cần sự cho phép của chồng họ Phân biệt đối xử cũng dẫn tới bạo lực
biệt đối xử còn là một trong những nguyên nhân gốc rễ của những
Thong tin tai: :
https://www.obchr.org/EN/AboutUs/Pages/Enhancingequalityandcounteringdiscr
imination.aspx
®Xem: Chapter 13 s The Right to Equality and Non-Discrimination in the
Administration of Justice, tidd, tr633
TRUNG TÂM THONG TIN THUVIEN] — 7
TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NỘI
Trang 19mâu thuần, chia rẽ, bất ổn, xung đột và các hình thức bạo lực dangtiếp diễn trên thế giới Trong những thời điểm suy thơái kinh tế,những bất bình đẳng có thể bộc lộ rõ hơn và những nhóm dễ bị tổn
thương hay nhóm bị đặt ngoài lề phải đối mặt với những nguy cơlớn hơn, những loại trừ và trở ngại trong việc thực hiện quyển của
họ Phân biệt đối xử càng dẫn đến những hậu quả lớn hơn cho phụ
nữ và trẻ em gái sống ở những vùng nghèo hoặc cực nghèo Hoàn
cảnh đói nghèo và bị phân biệt đối xử buộc họ phải di cư và dẫn tới
su gia tang của nạn buôn bán người và đưa người di cư trái phép Họ
lại có thể tiếp tục là nạn nhân của chủ nghĩa bài ngoại khi bị đối xử
bằng các biện pháp khổ hạnh hoặc chịu sự chặt chẽ, cứng rắn của
các đạo luật về nhập cư
Mặc cho những nỗ lực được thực hiện ở cả bình diện quốc tế và
cấp quốc gia, những nhóm bị phân biệt đối xử tiếp tục phải đối mặt
với sự thiếu khoan dung và bạo lực Những công cụ và chuẩn mựcpháp lý quốc tế hiện có chưa được lồng ghép, chuyển hóa một cách
day đủ vào hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia Các khung pháp
lý và cơ chế bảo vệ ở tầm quốc gia chưa đủ mạnh để chống lại tất cảcác hình thức phân biệt đối xử Trên thực tế, luật pháp, các thiết chế
và thực tiên thực thi có thể tạo ra những phân biệt đối xử trực tiếp
hoặc gián tiếp Ở nhiều quốc gia, những chuyển đổi về chính trị dẫntới những thay dối tích cực nhưng cũng đem tới những nguy cơ mới
do những tàn dư hoặc bất ổn xã hội, do sự xói mòn kiểm soát củanhà nước và bạo lực gia tăng, Điều đó khiến cho việc bảo vệ những
nhóm thiểu số càng khó khăn, đặc biệt là bảo vệ khỏi sự kích độngthù hận dân tộc, chủng tộc và tôn giáo Trong một số trường hợp,
những tín ngưỡng và hoạt động truyền thống hoặc văn hóa có thểhạn chế việc thụ hưởng quyền tự do của phụ nữ cũng như sự thamgia của họ vào đời sống chính trị và tăng nguy cơ trở thành nạnnhân của phân biệt đối xử khi thực hiện quyển của họ
Trang 20Những thực tiễn và tác động tiêu cực của phân biệt đối xử tới
việc thụ hưởng quyền của những nhóm dễ bị tốn thương nêu trên
đòi hỏi thế giới phải có các biện pháp phòng, chống phân biệt đối xử
hiệu quả và thực chất hơn.
Giáo dục nhận thức về bình đẳng, không định kiến, không kỳ thị là biện pháp hàng đầu nhằm ngăn ngừa việc phân biệt đối xử.
Ngoài ra, việc truyền thông tăng cường nhận thức về chống phân biệt đối xử cũng là một biện pháp không thể thiếu Văn phòng Cao
ủy Nhân quyền Liên hợp quốc là một cơ quan đã và đang tích cực
hoạt động nâng cao nhận thức về các chuẩn mực quốc tế về xóa bỏ
tất cả các hình thức phân biệt đối xử và tăng cường khả năng đòi
hỏi quyển cho những nhóm bị phân biệt đối xử, vì vậy hỗ trợ những nỗ lực chống phân biệt đối xử dựa trên cơ sở và cộng đồng.
Tuy nhiên, các cơ chế bảo vệ quốc gia, bao gồm cả cơ quan tư pháp
vẫn chưa tích cực thực thi những chuẩn mực này trong các quyết
định của họ Ngoài ra, những nhóm bị phân biệt đối xử cũng chưa
sử dụng những cơ chế bảo vệ quốc gia để tìm cách giải quyết
những hành vi phân biệt đối xử chống lại họ Trong bối cảnh đó,
Văn phòng đã phát triển các chiến dịch truyền thông công để giải
quyết thách thức đặt ra trước những thái độ và định kiến tiêu cực dang gay ra những hành vi phân biệt đối xử Ví dụ như sự tham gia
của Văn phòng vào việc giải quyết vấn đề phân biệt đối xử về tầng
lớp xã hội tại Nepal đã cho thấy khi có những nỗ lực đầy đủ và một
mạng lưới chủ thể chống phân biệt đối xử rộng khắp đã hoạt động
linh hoạt, bao gồm cả giới truyền thông, thì những thay đổi tích cực là khả thi Ở Nepal, lập pháp quốc gia đã tội phạm hóa hành vi
phân biệt đối xử về tầng lớp vào năm 2011 trên cơ sở những nỗ lực của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Nepal với chiến dich 100 ngày được phát động bởi Tổng thống để chấm dứt hình
thức phân biệt đối xử này.
Trang 21Nghiên cứu, tập huấn và trao đổi những kinh nghiệm quốc tế
tốt cũng là một biện pháp cần thiết trong việc chống phân biệt đối
xử, Một trong những nỗ lực của các cơ quan, tổ chức quốc tế là sử
dụng đội ngũ chuyên gia vừa thực hiện các hoạt động nghiên cứu,vừa tap huấn về những nội dung và phương pháp giải quyết hàng
loạt các van dé đương dai và nóng bỏng có liên quan đến phân biệt
đối xử Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc là một trong
những cơ quan hàng đầu đó Văn phòng tạo ra một diễn đàn toàn
cau để thúc day, tạo điều kiện cho những hội đàm và trao đổi quan điểm về những quan ngại và những vấn đề về phân biệt đối xử Các quốc gia cũng có nhiều nỗ lực hơn trong việc học tập các kinh
nghiệm của quốc gia khác, tổ chức quốc tế để có thêm những những
chương trình, hoạt động chống phân biệt đối xử thực chất và hiệu
quả hon
Bên cạnh đó, biện pháp xây dựng chính sách và lập pháp cũngđược vận dụng trong phòng, chống phân biệt đối xử Các quốc gia
đã và đang có những động thái, nỗ lực để tuân thủ những trách
nhiệm và cam kết quốc tế cũng như tiếp thu những khuyến nghịđược đưa ra bởi các cơ quan và cơ chế về quyền con người Những
khuyến nghị này bao gồm việc xóa bỏ những luật có tính chất phânbiệt đối xử; ban hành, cải cách và thực thi các luật, các chính sách
cong, các chương trình và kế hoạch hành động quốc gia hoặc tăng
cường các thiết chế nhân quyền quốc gia, các cơ quan chuyên môn
về bình đẳng và các chủ thể xã hội dân sự Ở góc độ pháp luật quốc gia, có thể thấy nhiều nước trên thế giới đã thực hiện các biện pháp
lập pháp tích cực để phòng, chống phân biệt đối xử Về hình thức vàcấp độ thể hiện, hau hết các quốc gia thiết lập nguyên tắc hiến định
“không phân biệt đối xử” Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật quốc gia
cũng phi nhận “không phân biệt đối xử” thành nguyên tắc trong các
luật liên quan đến quyển con người (bao gồm cả các luật về nội
Trang 22dung và luật về thủ tục tố tụng) Nhiều đạo luật khác trong những
nội dung có liên quan cũng xây dựng các quy định cụ thể về cấm
phân biệt đối xử Nhiều quốc gia được định hướng bởi nguyễn tác chống phân biệt đối xử và ban hành những đạo luật chuyên biệt để
bảo vệ những nhóm thiểu số dễ bị tổn thương nhất định Một biện
pháp lập pháp khác ở cấp độ quốc gia là việc quy định tội phạm đối
với một số hành vi phân biệt đối xử Về nội dung, hệ thống pháp luật quốc gia trước hết xác lập “không phân biệt đối xử” với tư cách
là một nguyên tắc pháp luật đồng thời cũng là quyền của con ngudi Bên cạnh đó, pháp luật cũng xác lập cơ chế bảo dam quyền không bị
phân biệt đối xử vì những đặc điểm nhân dạng, sinh học hoặc xã hội
riêng có của những chủ thể hoặc nhóm chủ thể nhất định.
Chống phân biệt đối xử gắn liền với cả ba trụ cột hoạt động của Liên hợp quốc: hòa bình và an ninh, phát triển và quyền con ngudi Điều đó đòi hỏi sự tham gia có điều phối và có tính hệ thống rộng khắp Thực tế cho thấy sự phối hợp có tính hệ thống rộng khắp giữa
vấn đề về phân biệt đối xử Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp
quốc đang tăng cường vai trò và hiệu quả cửa mình đối với việc lồng
ghép các nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử trong
những hoạt động của hệ thống Liên hợp quốc ở cấp toàn cau, khu
vực và quốc gia, bao gồm cả việc thực hiện Chú dẫn của Tổng thư ký
về chống phân biệt chủng tộc và bảo vệ các nhóm thiểu số.” Tuy
nhiên ở cấp độ quốc gia, các biện pháp chống phân biệt đối xử vẫn
còn tồn tại nhiều hạn chế Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng khi quyết tâm chính trị chưa đủ, khi thiếu những chương trình và quy trình, thủ tục kiểm soát và đánh giá hoặc thiếu nhận thức đầy đủ ở cấp quốc
®Thông tin tại: https://www.ohchr.org/EN/AboutUs/Pages/Enhancingequality
Me trodisersffrufi
21
Trang 23gia thì việc thực hiện các chương trình quốc gia sẽ bị hạn chế vàcũng làm giảm sút hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên môn
về bình đẳng và chống phân biệt đối xử
2 NGUYÊN TAC “KHONG PHAN BIỆT ĐỐI XỬ? TRONG
LUẬT NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ
2,1 Nội dung của nguyên tắc
Nguyên tac “không phân biệt đối xử” là một nguyên tắc mangtính nền tảng, cốt lõi trong các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền
con người Nguyên tắc này được hiểu là kim chỉ nam, là yêu cầu căn
bản và xuyên suốt trong việc quy định và thực thi pháp luật về
quyền con người Từ góc độ pháp luật về quyền con người, nội dung
của nguyên tắc thể hiện ở một số khía cạnh quan trọng
Thứ nhất, nguyên tac không phân biệt đối xử khẳng định không
ai bị từ chối các quyền của mình vì những lí do liên quan đến chủngtộc, chung tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểmchính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gdc dân tộc hoặc xã hội, tàisản, xuất thân hoặc địa vị khác, Nguyên tắc không phân biệt đối xửđòi hỏi sự đối xử công bằng đối với cá nhân hoặc nhóm bất kể đặcđiểm cụ thể nào của họ, và được sử dụng để đánh giá các tiêu chí
trung tính rõ ràng mà có thể tạo ra những hệ quả gây bất lợi có tính
hệ thống cho những người có các đặc điểm này.! Nguyên tắc này về
cơ bản có nghĩa là những cá nhân trong những hoàn cảnh như nhaunên nhận được sự đối xử giống nhau và không bị đối xử kém hơn chỉ
đơn giản bởi một đặc điểm cụ thể nào đó mà họ có.” Mục đích của
nguyên tắc pháp lý “không phân biệt đối xử” là để trao cho tất cả moi
* Nguồn: https:/Awww.eurofound.europa.eu/observatories/eurwork/industrial
-relations-dictionary/non-discrimination-principle
* Nguồn: htftpsz//cur-lex,europa.eu/summary/glossary/nondiscrimination
principle.html
Trang 24người khả năng bình đẳng và công bằng tiếp cận những cơ hội san có
tôn trọng và bảo đảm quyển con người và khả năng tiếp cận quyền của mợi người mà không có bất kì sự phân biệt đối xử vì những lí do
gắn với đặc điểm tự nhiên hoặc xã hội của con người, những đặc điểm hoàn toàn mang tính chất ngẫu nhiên và con người không thể kiểm soát Điều đó cho thấy pháp luật về quyển con người cần thể hiện triết
lý tôn trọng sự khác biệt của các yếu tố về thể xác và tỉnh thân cửa con
người - những khác biệt tồn tại một cách ngẫu nhiên.
Thứ hai, nguyên tắc này không cho phép bất kì sự phân biệt đối
xử nào làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận quyền con người của cá nhân hoặc nhóm người trong xã hội Nội dung này thể hiện việc cấm các hình thức phân biệt đối xử dựa trên những đặc điểm khác biệt mang tính ngẫu nhiên Ở nội dung này, nguyên tắc không cho phép sự phân biệt đối xử dựa trên những cơ sở mang tính bất công, thiếu tôn trọng, kì thị, hạ thấp hoặc thiên vị, và điều quan trọng là
sự phân biệt đối xử đó dẫn đến làm cản trở hoặc mất đi cơ hội tiếp
cận và thụ hưởng quyền con người của cá nhân hoặc nhóm người
nhất định Khía cạnh cấm phân biệt đối xử của nguyên tắc vì vậy trở
thành cơ sở cho các quy định về hành vi bị cấm trong các đạo luật có liên quan đến quyển con người, cũng có nghĩa là cơ sở cho việc nhận
diện và ngăn ngừa những hình thức phân biệt đối xử này.
Thí ba, nguyên tắc này đòi hỏi việc xử lý các vi phạm quyền
con người dựa trên cơ sở phân biệt đối xử, ví dụ như việc trừng trị
một số tội phạm quốc tế như điệt chủng, chống loài người, khủng
bố, v.v cũng như việc sửa đổi hoặc xóa bỏ các chính sách, các quy
định của pháp luật tạo ra hoặc thực hiện việc phân biệt đối xử Như vậy là nội dung của nguyên tắc không phân biệt đối xử trong pháp luật về quyển con người không chỉ dừng ở sự ghi nhận trực tiếp yêu
cầu không phân biệt đối xử mà còn được thể hiện xuyên suốt bằng
Trang 25các quy định bảo đảm cho nguyên tắc nay Đó là các quy định vềphát hiện và xử lý các hình thức phân biệt đối xử.
Chính các yêu cầu ở ba khía cạnh trên dẫn đến nội dung tit tucủa nguyên tắc không phân biệt đối xử, đó là yêu cầu về trách nhiệmcho cả cộng đồng quốc tế và các quốc gia phải thiết lập bằng pháp luật
và xây dựng các thiết chế bảo đảm việc tiếp cận quyển con người cho
đối xử Sự ghi nhận về mặt pháp lý này phải có tính xuyên suốt trong tất cả các lĩnh vực pháp luật có liên quan chứ không chỉ đừng lai ở mộtvăn kiện pháp lý quốc tế chung hay ở lĩnh vực luật hiến pháp của quốcgia Các quy định của pháp luật cũng như thiết chế thực thi phải bảo
đảm những cơ chế đa dạng cho các cá nhân khiếu kiện về việc bị phân
biệt đối xử về quyển con người dưới bất kì hình thức nào và ở lĩnh vực
pháp luật nào Các quốc gia phải bảo đảm việc lập pháp ghi nhận
nguyên tắc này và quy định các khía cạnh của nguyên tắc một cách cụ
thể, đồng thời phải ban hành các biện pháp tư pháp, hành chính và cácbiện pháp khác để bảo đảm thực thi các cam kết quốc tế về chống phân
biệt đối xử trong lĩnh vực quyển con người Vì toàn nhân loại đều theo
đuổi tỉnh thân tôn trọng phẩm giá của con người, luật pháp và chínhSách của các quốc gia không được cho phép sự phân biệt đối xử với bất
kì người nào trong bất kì hoàn cảnh nào Truyền thống văn hóa, tậpquán hay tín ngưỡng, tôn giáo đều không thể biện minh hay trở thành
cơ sd cho sự phản đối nguyên tắc không phân biệt đối xử
Thực tiễn cho thấy việc bảo vệ quyển con người phải được thựchiện trong tính tổng thể và vì vậy nguyên tắc không phân biệt đối xử
phải được áp dụng đối với tất cả các loại quyền con người, tránh việcphân chia các quyền đó.® Bên cạnh đó, nguyên tắc không phân biệt
* Xem: Luis Valencia-Rodriguez, “Non-Discrimination and Human Rights”, NCJ
INT'L L & COM, REG.189 (1991), Vol 16, tr.207,
Trang 26đối xử là một nguyên tắc mang tính phổ quát và là quy phạm bắt
buộc (jus cogens) trong luật nhân quyển quốc tế Chính vì vậy
nguyên tắc này phải được tôn trọng trong mợi hoàn cảnh, bao gồm |
cả trong những trường hợp nguy cấp và trong những thời điểm xảy
ra xung đột vũ trang
2.2 Ý nghĩa của nguyên tắc
Nguyên tắc “không phân biệt đối xử” là một trong các nguyên
tắc nền tảng của pháp luật nói chung và pháp luật về quyền con
người nói riêng, Trong luật nhân quyển quốc tế, nguyên tác này
được xem là nền tảng cốt lõi của việc bảo đảm quyền con người Chính những mục đích và ý nghĩa của việc xác lập và thực hiện nguyên tác “không phân biệt đối xử” cho thấy tính chất cốt lõi của
nguyên tắc này trong việc bao vệ quyển con người.
Trước hết, nguyên tắc không phân biệt đối xử, bên cạnh
nguyên tắc bình đẳng, tạo nên những nền tảng cho pháp quyền.
Như các quốc gia thành viên đã nhấn mạnh trong Tuyên bố của
Hội nghị cấp cao về Pháp quyền, “tất cả mọi người, mọi thiết chế
và thực thể, công và tư, bao gồm chính Quốc gia, đều chịu trách nhiệm trước pháp luật một cách đúng đắn, công bảng và bình đẳng và đều có quyển được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật
không bị bất kì một sự phân biệt đối xử nào.” (đoạn 2) Các quốc gia cũng cam kết với nhau sẽ tôn trọng quyền bình dang của tất
cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ
hoặc tôn giáo (đoạn 3) Khi pháp quyền được bảo đảm cũng có nghĩa là pháp luật về quyển con người được thực thi day đủ và
đúng đắn.
Ngoài ra, việc ghi nhận và bảo đảm thực hiện nguyên tac
không phân biệt đối xử trong lĩnh vực pháp luật về quyền con
người cũng sẽ trở nên ý nghĩa đối với việc duy trì hoà bình và an
Trang 27ninh nhân loai.* Điều đó xuất phat từ lí do phân biệt đối xử trởthành rao can cho các mối quan hệ thân thiện và hòa bình giữa các
quốc gia Khi sự phân biệt đối xử được xóa bỏ, các quốc gia, cácdân tộc dé dàng hơn trong việc khích lệ sự hiểu biết lẫn nhau và sự
cảm thông, bớt đi những thù hận, từ đó tránh được những xungđột không cần thiết
Nguyên tac không phân biệt đối xử cũng góp phan bảo đảm sự
công bằng, bình đẳng trong tiếp cận và thực hiện các quyển con
người cơ bản, trong giữ gin phẩm cach và giá trị của nhân loại.Không phân biệt đối xử giúp cho những gia trị công bang, bác ái,thiện chí, cảm thông, v.v được git? gin và phát triển,
Bên cạnh đó, ý nghĩa của nguyên tắc không phân biệt đối xử
còn được thể hiện trong mối quan hệ với nguyên tắc bình đẳng.Nguyên tắc bình dang đòi hỏi sự bảo đảm moi người có cơ hội như
nhau trong việc tiếp cận và thụ hưởng quyển và không bị đối xửKhác biệt vì những đặc điểm nhất định của họ.® Bình đẳng có thể
biểu hiện dưới hình thức bình đăng hình thức hoặc bình đẳng thựcchất Về bản chất thì “không phân biệt đối xử” và “bình đẳng” là hai
mặt của một vấn dé và có thể được xem là hai khía cạnh của một
nguyên tác Nguyên tắc chống phân biệt đối xử có nghĩa chủ yếu đểphản ánh những cơ hội thực sự bình đẳng cũng như những kết quả
có tính bình đẳng, Nguyên tắc không phân biệt đối xử là hệ quả tất
yếu và có mối quan hệ gan bó nội tại với nguyên tắc bình đẳng Vì
bình đẳng nên không phân biệt đối xử và không phân biệt đối xử để bảo đảm bình đẳng Do đó, bảo đảm “không phân biệt đối xử” sẽ
góp phần đạt được bình đẳng thực chất,
* Xem: Luis Valencia-Rodriguez, “Non-Discrimination and Human Rights”, N.GJ
INTL L & COM REG.189 (1991), Vol 16, tr.189.
* Xem tại:
https://www.engageinlearning,com/faq/compliance/equality-and-diversity/what-is-equality/
Trang 283 NHỮNG BAO DAM CHONG PHAN BIET ĐỐI XỬ TRONG
CÁC VAN KIỆN TOAN CAU VỀ QUYEN CON NGƯỜI
Nhận thức được những hau qua khốc liệt của phân biệt đối xử
đối với quyển con người, cộng đồng quốc tế đã cho ra đời nhiều công cụ pháp lý quan trọng để ngăn ngừa và chống phân biệt dối xử Nguyên tắc không phân biệt đối xử được ghi nhận trong tất cả văn
kiện quốc tế về quyền con người, từ văn kiện pháp lý toàn cầu đến
khu vực, từ văn kiện phi nhận quyền con người nói chung đến các
văn kiện cụ thể chuyên biệt về quyền của những nhóm dễ bị tổn
thương, từ các văn bản pháp luật quốc tế có tính bắt buộc đến các
văn kiện được xem là luật mềm, ví dụ như các tuyên bố, các bộ quy
tắc, các nghị định thư không bat buộc, v.v Khung pháp lý về nhân
quyển quốc tế có các văn bản pháp lý quốc tế chống những hình
thức cụ thể của phân biệt đối xử, bao gồm phân biệt đối xử đối với người bản địa, người nhập cư, người thiểu số, người khuyết tật,
phân biệt đối xử với phụ nữ, phân biệt chủng tộc hoặc tôn giáo,
phân biệt dựa trên xu hướng tính dục và định dạng giới.
Ở cấp độ toàn cầu, có thể nhận thấy các văn kiện pháp lý quốc
tế đã ghi nhận nguyên tắc “không phân biệt đối xử” theo ba góc độ:
một là theo đối tượng dễ bị phân biệt đối xử (ví dụ như trẻ em, phụ
nữ, người khuyết tật, người ti nạn, ), hai là theo lý do của sự phan
biệt đối xử (quốc tịch, dân tộc; chủng tộc; tôn giáo, tín ngưỡng; quan điểm chính trị, ) và ba là theo lĩnh vực mà phân biệt đối xử có thể
xảy ra (lao động việc làm, giáo dục, tư pháp, ) Những văn kiện
pháp lý quốc tế điển hình về quyền con người hoặc phi nhận nguyên
tác “không phân biệt đối xử” như một nguyên tắc pháp luật chung hoặc là sự cụ thể hóa những đòi hỏi và bảo đảm cho nguyên tắc này.
Cụ thể có thể kể ra như: Hiến chương Liên hợp quốc năm 19%,
Tuyên ngôn Toàn cầu về Quyển con người năm 1948, Công ước
quốc tế về các quyển kinh tế, xã hội và văn hóa (từ đây gọi là Công
Trang 29ước ICESCR) và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị(từ đây gọi là Công ước ICCPR) năm 1966, Công ude quốc tš về xóa
bỏ moi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965, Công ước về xóa
bỏ moi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ năm 1979, Công
ước về Quyền trẻ em năm 1989, Công ước về bảo vệ quyển cua tất cả
những người lao động di trú và các thành viên gia đình 19 nam
1990, Công ước về các dân tộc và bộ lạc ban địa ở các quốc gia độclập nam 1989, Công ước về quyển của người khuyết tật năm 2007,
Công ước chống phân biệt đối xử trong giáo dục năm 196), Côngước chống phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệ› (Côngước số 111 của ILO) năm 1958, Tuyên bố xóa bỏ mọi hình thức
không khoan dung và phân biệt đối xử dựa trên cơ sở tôn giáo haytín ngưỡng năm 1981, v.v
Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 đã ghi nhận mòt trongcác nguyên tac đầu tiên tại Diéu 16) là “khuyến khích phát triển sự
ton trong các quyên của cơn người và các quyến tự do cơ bar cho tất
cả moi nguoi không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngit hoặc tôn
giá” Với những van đề của thực tiễn quốc tế ở thời điểm đó, bản
Hiến chương mới chỉ ghi nhận một số hình thức và cơ sở ban đầucủa pnân biệt đối xử như vì chủng tộc, giới tính, ngôn'ngữ và tôngiáo Tiếp tục phát triển tinh than chống phân biệt đối xử này,
Tuyên ngôn Toàn cau về Quyền con người (Universal Declaration ofHuman Rights) năm 1948 ngay trong những điều đầu tiên đã thiết
lập một nguyên lý cho luật nhân quyền quốc gia với các hạt nhân là
tự do, bình đẳng, bác ái và không phân biệt đối xử Ngay trong
những lời nói đầu nổi tiếng, Tuyên ngôn đã khẳng định “Mọi ngườisinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyển” Đặc biệt là sựthể hiện cụ thể của nguyên tắc không phân biệt đối xử tại Điều 2:
“Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do nêutrong bản Tuyên ngôn này mà không có bất kì sự phân biệt đối xử
Trang 30nào về chủng tộc, màu đa, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm
chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội; tài
sản, xuất thân hay các địa vị khác.
Ngoài ra, cũng không có bất cứ sự phân biệt nào với một người dựa trên địa vị chính trị, pháp lý hoặc quốc tế của quốc gia hoặc
lãnh thổ mà người đó xuất thân, dù đó là lãnh thổ độc lập, ủy trị,
quản thác, chưa được tự quản hay đang phải chịu bất kì hạn chế nào
khác về chủ quyền.” ,
Tiếp sau đó, hai công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội
và văn hóa; về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 đều yêu cầu
các quốc gia thành viên cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyển tài phán của mình các
quyền đã được công nhận trong Công ước, không có bất kì sự phân
biệt nào về chủng tộc, màu đa, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan
điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội,
tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác Ngoài các quy định
chung về nguyên tắc không phân biệt đối xử, hai công ước còn có
các quy định mang tính bổ sung cấm phân biệt đối xử dựa trên một
số lí do cụ thể Ví dụ như trong Công ước ICESCR: Điều 7(a)(i) bao
dam các điều kiện làm việc bình đẳng giữa nam và nữ va đòi hỏi việc
trả thù lao công bằng cho các công việc có cùng giá trị; Điều 7(C) bảo đảm cơ hội thăng tiến bình đẳng cho mọi người trong công việc; Điều 103) cấm bất kì sự phân biệt đối xử nào trong việc bảo vệ và
hỗ trợ tất cả trẻ em và thanh niên và Diéu 13(2)(C) bảo đảm việc tiếp cận bình đẳng cấp học cao hơn (đại học và sau đại học).
nguyên tắc không phân biệt đối xử còn được ghi nhận trong những
*%Xem Điều 2 khoản 2 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
dân sự và chinh trị năm 1966
Trang 31điểu tước quốc tế về chống phân biệt đối xử mang tính chuyên biệt Một
trong những điền hình là Công ước quốc tế về xóa bỏ moi hình thức
phân biệt chủng tộc năm 195 Công ước này bổ sung lĩnh vực có thểxảy ra phân biệt đối xử (ngoài các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội vàvăn hóa như đã được nêu ở các Công ước ICCPR và ICESCR) với việc
mở rộng quy định tới “bất kì lĩnh vực nào của đời sống cộng đồng”.
Tuy nhiên, điểm khác là Công ước này không áp dụng đối với nhữngphân biệt, loại trừ, hạn chế hoặc ưu đãi giữa đối tượng là công dân và
không phải công dân của quốc gia thành viên, đồng thời quy định của
Công ước không được giải thích theo hướng làm ảnh hưởng tới quy
định của các quốc gia thành viên về quốc tịch, tử cách công dân, miễn
là những quy định đó không chứa dựng sự phân biệt đối xử chống lại
bất kì quốc tịch cụ thể nào Bên cạnh Công ước chuyên biệt về phânbiệt chủng tộc năm 1965, luật nhân quyền quốc tế cũng phi nhận sự
khẳng định nguyên tắc không phân biệt đối xử trong một số điều ước
quốc tế chuyên biệt quan trọng khác như Gong ưóc về quyển trẻ em
năm 1989 (Điều 2.1) với sự bổ sung một cơ sở của phân biệt đối xử bị
cam là “tình trạng khuyết tật” của trẻ em, Công ước về xóa bỏ mọi hình
thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ năm 1979 (với định nghĩa quantrọng về “phân biệt đối xử chống lại phụ nữ” tại Điều 1), v.v
Các văn kiện luật nhân quyền quốc tế còn xác lập những cơ chế
bảo đảm không phân biệt đối xử Đó là cơ chế về mặt thiết chế, nhưyêu cầu thiết lập các cơ quan chuyên trách và độc lập trong giám sát,giải quyết, xử lý các vấn dé về quyền con người nói chung và chống
phân biệt đối xử nói riêng, ví dụ như việc thành lập Ủy ban về các
Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trong khuôn khổ Công ước ICESCR
để xem xét báo cáo của các quốc gia trong lĩnh vực này.” Cơ chế đó
Xem: E.SC, Res 1985/17, 173 U.N ESCOR Supp (No 1) at 15, 16, U.N Doc
E/1985/85.
Trang 32còn thể hiện ở việc đề ra trách nhiệm của quốc gia thành viên trong
việc nộp các báo cáo về các biện pháp mà họ đã dé ra và tiến hành
để bảo đảm chống phân biệt đối xử Bên cạnh đó các quy phạm
pháp lý quốc tế về quyền con người còn yêu cầu việc thiết lập tất cả
các biện pháp cần thiết (về lập pháp, hành chính và tư pháp) để bảo
đảm ngăn ngừa và xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử dựa trên
những cơ sở không hợp lý và không thích đáng,
Ở một góc độ khác, luật hình sự quốc tế cũng quy định những loại tội phạm chống lại những giá trị cao nhất của quyển con người
vì lí do phân biệt đối xử, ví dụ như quy định về tội phạm diệt chủng, loại tội phạm nhằm vào đối tượng là những nhóm dân tộc, chủng tộc, tôn giáo với mục đích tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần của họ.
Quy định về tội diệt chủng trong Công ước về ngăn ngừa và trừng, trị tội phạm diệt chủng năm 1948 tại Điều Ti (a) - (e) và quy định giống
như vậy về tội phạm này tại Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc
tế (Điều 6), Quy chế về Tòa án quốc tế về Nam Tư cũ (Điều 4(2), Quy chế về Tòa án quốc tế về Rwanda (Điểu 2(2) cho thấy mức độ
quan tâm của cộng đồng quốc tế trong việc ngăn ngừa và trừng phạt
tội ác diệt chủng vì những lí do phân biệt đối xử phi nhân tính.
4 NHỮNG BẢO ĐẢM CHỐNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRONG
PHAP LUAT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI CUA KHU VỰC
Ngoài việc được khẳng định trong các văn kiện pháp lý toàn
cầu, nguyên tắc không phân biệt đối xử cũng được ghi nhận trong
nhiều văn bản quốc tế của khu vực.
Ở Châu Âu; nguyên tắc không phân biệt đối xử được phi nhận
là một nguyên tắc chung của luật Cộng đồng Châu Âu Nguyên tắc chung này không chỉ được thể hiện ở những quy phạm cụ thể trong
các hiệp ước của Cộng đồng Châu Âu về quyển con người mà còn trong các lĩnh vực pháp luật khác, không chỉ bởi luật thành văn mà
Trang 33còn phát triển trên cơ sở các án lệ của các tòa án Châu Âu; trong đó
có Tòa án Công lý Châu Âu và Tòa án Châu Âu về quyền con người
Trước hết phải kể đến Công ước Châu Âu về Quyển con người năm
125% Công ước quy định không cho phép phân biệt đối xử trong
việc thụ hưởng các quyền và tự do được bảo dam bởi Công ước vàcác Nghị định thư kèm theo (Điều 14 và Nghị định thư số 12) Tinh
thân chống phân biệt đối xử tiếp tục được thể hiện trong Hiếnchương xã hội Châu Âu năm 1961 và Hiến chương sửa đối năm
1996, Điều 10 của Hiến chương trao cho mọi người quyển tự do tư
tưởng và tôn giáo, Điều 20 bảo đảm quyển bình đẳng trước pháp
luật và Điểu 21 cấm việc phân biệt đối xử Theo các điều ước của
Châu Âu về quyền con người thì tất cả các công dân Châu Âu có thể
thực hiện quyền tiếp cận tư pháp của họ trong trường hợp có phân
biệt đối xử trực tiếp hoặc gián tiếp, đặc biệt trong những trường hợp
họ bị đối xử khác biệt so với những hoàn cảnh tương tự hoặc khi
hợp pháp và tương xứng,
Một văn bản pháp lý hết sức quan trọng khác của Cộng đồngChâu Âu là Hiệp ước Functioning of the European Union (TFEU)năm 2012 TFEU quy định cấm sự phân biệt đối xử trên cơ sở quốc
tịch (Diéu 18) Việc cấm này có ý nghĩa quan trọng đối với việc thiếtlập một thị trường lao động chung ở Châu Âu (Điều 45) Hiệp ước
cũng cho phép Hội đồng Châu Âu thực hiện biện pháp cần thiết để
chống phân biệt đối xử trên cơ sở giới, sắc tộc hoặc nguồn gốc dân
tộc, tôn giáo hoặc tín ngưỡng, khuyết tật, tuổi hoặc xu hướng tính
dục (Điều 19) TFEU còn quy định những cơ sở của phân biệt đối xửcần bị xử lý bằng pháp luật, bao gồm: giới, chủng tộc, tôn giáo,
khuyết tật, tuổi và xu hướng tính dục (Diéu 10) Hội đồng Châu Âucũng có quan điểm lồng ghép việc đấu tranh chống phân biệt đối xử
vào tất cả các chính sách và hành động của Liên minh Châu Âu (thể
Trang 34hiện tại Điều 10 TFEU) Dé thực thi Hiệp ước đó, Hội đồng Châu Au
đã ban hành hai quyết định quan trọng: Quyết định về bình đẳng
chủng tộc, trong đó cấm phân biệt đối xử trên cơ sở sắc tộc hoặc dân tộc, trong bối cảnh việc làm và trong tiếp cận với hệ thống phúc lợi
và an sinh xã hội, hàng hóa và dịch vụ (số 2000/43/EC ngày 29 thang
6 năm 2000) và Quyết định về bình đẳng trong việc làm, cấm việc phân biệt đối xử trên cơ sở xu hướng tính dục, tín ngưỡng tôn giáo,
tuổi và khuyết tật trong lĩnh vực việc làm và nghề nghiệp (số
2000/78/EC ngày 27 tháng 11 năm 2000) Quyết định số 2000/78/EC
để ra một nguyên tắc quan trọng là nếu vụ việc có dấu hiệu ban đầu
là phân biệt đối xử thì trách nhiệm chứng minh sẽ được chuyển sang
nhà nước Hai quyết định này bao gồm cả hình thức phân biệt đối
xử trực tiếp và gián tiếp.
Bên cạnh các đó Hội đồng Châu Âu cũng ban hành một số
quyết định quan trọng khác có liên quan như: Quyết định số
2004/113/EC giải quyết vấn đề phân biệt đối xử trên cơ sở giới trong
tiếp cận hàng hóa và dịch vụ; Quyết định số 2006/54/EC về thực thi
nguyên tắc các cơ hội bình đẳng và đối xử bình đẳng với nam giới và
phụ nữ trong những vấn đề việc làm và nghề nghiệp; Quyết định
khung số 2008/913/JHA về chủ nghĩa chủng tộc và bài ngoại trong
đó hình sự hóa những hành vi chống con người trên cơ sở chủng
tộc, màu da, tôn giáo, giống nòi, quốc tịch hoặc nguồn gốc dân tộc; Quyết định về nạn nhân của tội phạm số 2012/29/EU thiết lập
những tiêu chuẩn tối thiểu về các quyền, sự hỗ trợ và bảo vệ của nạn nhân của tội phạm, bao gồm cả tội phạm thù hận có nguồn gốc từ
kỳ thị và phân biệt đối xử.
Đối với khu vực Châu Phi, Hiến chương Châu Phi về quyền con người và quyển nhân dân quy định nguyên tắc không phân biệt đối
xử tại Diéu 2: “Mỗi cá nhân có thể thụ hưởng các quyển và tự do được ghi nhận và bảo đảm trong Hiến chương này không phân biệt
Trang 35chủng tộc, dân tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểmchính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc và xã hội, của cải,
địa vị gia đình hoặc địa vị khác.” Quy định này cho phép việc xácđịnh sự không hạn chế về các lí do phân biệt đối xử bị cấm, cũng
giống như theo các công ước ICCPR và ICESCR Bên cạnh đó, Hiến
chương Châu Phi về các quyển và phúc lợi của trẻ em năm 1990cũng quy định nguyên tắc cấm phân biệt đối xử tại Diéu 3
Châu Mỹ cũng có một số văn bản pháp luật quyển con ngườitrong phạm vi khu vực Công ước Châu Mỹ về Quyển con người năm1%9 là một ví dụ điển hình với việc quy định nguyên tắc không
phân biệt đối xử tại Điều 1 Nội dung của nguyên tắc được nêu gan
như tương đồng hoàn toàn với quy định về nguyên tắc này trong cáccông ước ICCPR và ICESCR, điểm khác biệt chỉ là việc sử dụng thuậtngữ “tình trạng kinh tế” thay vì thuật ngữ “tài sản”, điều được cho là
phản ánh phạm vi rộng hơn một trong những cơ sở của phân biệtđối xử bị cấm Bên cạnh đó, Điều 24 của Công ước còn quy định việc
cấm phân biệt đối xử trong áp dụng luật và trong các thủ tục tố
tụng, Tiếp theo Công ước này là Nghị định thư bổ sung cho Công
ước Châu Mỹ về Quyền con người trong lĩnh vực các quyển về kinh
tế, xã hội và văn hóa năm 1988, với Điều 3 quy định trách nhiệm của
quốc gia thành viên trong việc tiến hành sự bảo đảm việc thực hiện
các quyền được ghi nhận trong Nghị định thư này mà “không phânbiệt đối xử” Khu vực Châu Mỹ cũng ghi nhận sự góp mặt của mộtđiều ước chuyên biệt là Công ước Liên Mỹ về phòng ngừa, trừng trị
và Xóa bỏ bạo lực chống lại phụ nữ năm 1994, trong đó có Điều 9
quy định về cấm các hình thức bạo lực đối với phụ nữ vì lí do chủng
tộc, nguồn gốc tôn giáo hoặc địa vị là người nhập cư, người tị nạn,
có thai, khuyết tật, nhỏ tuổi, người già, người bị ảnh hưởng hoặc bị
bất lợi về kinh tế, xã hội do xung đột vũ trang hoặc do bị tước tự do.
Ngoài ra còn có Công ước Liên Mỹ về xóa bỏ mọi hình thức phân
Trang 36biệt đối xử chống lại người khuyết tật năm 1999 với một định nghĩa
về hình thức phân biệt đối xử này tại Điều I(2Xa).
Hệ thống quyền con người của ASIAN bao gồm cả các công cụ
pháp luật và các cơ chế để bảo vệ quyền con người trong khu vực.
Hệ thống này thể hiện ở hai trụ cột: về mặt văn kiện pháp lý đó là
Hiến chương của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 2008 và
Tuyên ngôn Quyển con người của ASIAN (AHRD), còn về mặt cơ chế pháp lý đó là sự tồn tại của Ủy ban Liên Chính phủ về Quyền
con người của ASIAN (AICHR).
Xét về mặt nguyên tắc pháp luật, ASIAN đi theo trường phái thứ hai trong việc ghi nhận quyền con người Nếu như các khu vực Châu Âu, Châu My, Châu Phi ghi nhận việc thụ hưởng và thực thi quyền con người không phân biệt đối xử thì ASIAN lại đi theo trường phái không thừa nhận tính phố quát của quyển con người
mà cho rằng các quyển đó có thể khác nhau dựa trên cơ sở “những khác biệt, đặc điểm riêng của quốc gia và khu vực.” Tuy về mặt hình thức hầu hết các quốc gia thành viên của ASIAN là thành viên của các điều ước quốc tế quan trọng toàn cầu về quyển con người và như vậy về nguyên tắc họ thừa nhận và ủng hộ tính phổ quát của quyền
con người cũng như nguyên tắc không phân biệt đối xử, nhưng thực
tế cho thấy ASIAN từ chối cách tiếp cận phổ quát về quyển con người mà khẳng định sự tuân theo thuyết tương đối và chủ nghĩa
phân lập (đặc thù) Điều đó được thể hiện trong văn kiện về quyền
con người của ASIAN Trước hết các công cụ pháp lý về quyền con người của ASIAN bị cho là hạn chế tính phổ quát của quyền con
®Xem: Hien BUI, “The ASIAN Human Rights System: A Critical Analysis”, Asian
Journal of Comparative Law, II (2016), p.120.
» Xem: Herman Joseph S Kraft, “Human Rights, ASIAN and Constructivism:
Revisiting the ‘Asian Values’ Discourse” (2001) 22 (45) Phillippine Political
Science Journal 33, pp, 33-34.
Trang 37người khi sử dụng cụm từ “bối cảnh khu vực và quốc gia” Bên cạnh
đó, việc tiếp cận quyền con người lại bị sự ràng buộc lớn của nền
tang chính trị, kinh tế, pháp ly, xã hội, văn hóa, lịch sử và tôn giáo
Những điều này thể hiện khá rõ trong lời văn của một trong nhữngcông cụ quan trọng nhất về quyền con người của ASIAN: “Việc nhậndiện các quyền con người phải được xem xét trong bối cảnh khu vực
và quốc gia với ghi nhớ về những nền tảng chính trị, kinh tế, pháp
lý, xã hội, văn hóa; lịch sử và tôn giáo khác biệt”
Không chỉ vậy, xét về mặt thiết chế thì ASIAN cũng không có
một thiết chế tư pháp độc lập và mạnh mẽ như Tòa án Châu Âu về
quyền con người hay Tòa án Liên Mỹ về quyền con người Ngay cả
so với Ủy ban Châu Phi về quyển con người - Ủy ban có một trongnhững chức năng là xử lý những trường hợp vi phạm quyển conngười nói chung và phân biệt đối xử nói riêng trong khu vực và trên
thực tế đã xử lý một số vụ vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối
xử theo Hiến chương Châu Phi và Công ước Châu Phi về quyền con
người" - thì Ủy ban Liên chính phủ về quyền con người của ASIAN
chưa thể hiện rõ vai trò ở góc độ nay.”
Với sự it oi cả về văn bản và cơ chế bảo vệ nay, ASIAN bị xem
là khu vực thiếu sự quan tâm đúng mức đến vấn dé bảo vệ quyền
con người và đang thất bại trong việc xử lý các vi phạm nghiêm
trọng về quyển con người trong khu vực
Việc nghiên cứu những nội dung pháp lý về phân biệt đối xử và
nguyên tắc “không phân biệt đối xử” trong pháp luật quốc tế và khu
® Điều 7 Tuyên ngôn Quyển con người của ASIAN
* Xem: The Right to Equality and Non-discrimination tại:
http://www concepts-ideas-and-fora/substantive-human-rights/the-right-to-equality-and- non-discrimination
humanrights.is/en/human-rights-education-project/human-rights-® Xem: Hien BUI, “The ASIAN Human Rights System: A Critical Analysis”, Asian
Journal of Comparative Law, II (2016), pp.128-133.
Trang 38vực về quyền con người có mục đích nhận điện rõ hơn bản chất,
nguyên nhân, hậu quả và biện pháp pháp lý ở một bình diện rộng đấu tranh chống hiện tượng xã hội tiêu cực nay; đồng thời ghi nhận
sự tương đồng và điểm còn hạn chế trong pháp luật về quyển con người của khu vực trong việc thể hiện nguyên tắc của luật nhân quyền quốc tế này Có thé thấy nội dung của nguyên tắc “không phân biệt đối xử” thể hiện rõ các yêu cầu về bảo đảm việc thụ hưởng
và thực hiện quyền con người một cách công bằng, bình đẳng; về cấm các dang phân biệt đối xử trên cơ sở chỉ ra những cơ sở của
phân biệt đối xử; về ngăn ngừa và xử lý các vi phạm nguyen tac
không phân biệt đối xử và về trách nhiệm của các quốc gia trong
việc thiết lập pháp luật và thiết chế chống phân biệt đối xử Nhìn chung hệ thống luật nhân quyển quốc tế - cả quy mô toàn cầu và cấp
độ khu vực - đã phản ánh các nội dung và yêu cầu của nguyên tắc
“không phân biệt đối xử” một cách khá day đủ, cụ thể và đúng dan.
Mac dù vay còn một số vấn dé còn tồn tai và cần tiếp tục được khác
phục như sự chưa hoàn toàn thống nhất trong quy định về các cơ SỞ
của phân biệt đối xử và đặc biệt là cách tiếp cận quyền con người
còn mang nặng tính phân lập và tính lệ thuộc của khu vực ASIAN.
Trang 39CHONG PHAN BIỆT DOI HU DOI UG! TRE EM TỪ GOC DO
LUAT NHAN QUVEN QUOC TẾ VA PHAP LUẬT QUOC GIA
Viện Luật So sánh; Trường Dai học Luật Hà Nội
Bình đẳng và chống phân biệt đối xử là các khái niệm gắn liền
với nhau, déu nhằm hướng tới bảo vệ nhân phẩm của con người
chống lại những bất bình đẳng dựa trên cơ sở màu da, sắc tộc, tôn
giao, tín ngưỡng,„ Đối với trẻ em - đối tượng còn cần sự chăm sócbảo vệ của gia đình, nhà trường, cộng đồng thì việc xây dựng, duytrì môi trường sống bình đẳng và thân thiện được coi là một nhân tốquan trọng để thúc day sự phát triển day đủ về nhân cách của trẻ
em Bài viết này sẽ tìm hiểu về quan niệm, các quy định pháp luật về
chống phân biệt đối xử đối với trẻ em ở cả góc độ pháp luật quốc tế
và pháp luật khu vực Liên minh Châu Âu tới pháp luật một số quốcgia như Vương quốc Anh, Cộng hòa liên bang Đức
1 TRẺ EM VÀ CHỐNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI TRẺ EM
1.1 Khái niệm; đặc điểm và vị thế của trẻ em
1.1.1 Khái niém trẻ em
Trẻ em là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển của conngười Đây là thời kỳ mà con người có sự hình thành, phát triểnmạnh mẽ về mọi mặt tâm sinh lý Đặc điểm của trẻ em là chưa có sựphát triển day đủ về moi mặt, do đó cần sự bảo vệ, chăm sóc từ gia
Trang 40đình, nhà trường, xã hội Tré em là tương lai của mỗi quốc gia, của
nhân loại nên được pháp luật quan tâm bảo vệ trên cả bình diện
pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.
quyền trẻ em năm 1989 (United Nations Convention on the Riphts
of the Child - gọi tắt là UNCRC hoặc CRC), “Trẻ em là những nguoi dưới 18 tuổi trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành nién
sớm hon”, Như vay, trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành
niên sớm hơn, những người dudi 18 tuổi đều là đối tượng được
bảo vệ bởi CRC Để chỉ giai đoạn lứa tuổi này, có nhiều thuật ngữ
khác nhau được sử dụng trong luật quốc tế như thuật ngữ “trẻ em” (child/ children}°, người chưa thành niên (juvenile), thiếu niên
(adolescence), người trẻ tuổi (youthY* Dù có sự khác biệt như vậy;
nhưng các văn kiện này đều thống nhất mục tiêu chung là để bảo vệ
những người dưới 18 tuổi hay những người chưa đạt đến tuổi
trưởng thành - đó là trẻ em Tương tự như các thuật ngĩi của pháp luật quốc tế, trong hệ thống pháp luật Việt Nam cũng không có sự
thống nhất khi nhiều thuật ngữ như “trẻ em” và “người chưa thành
niên” luôn được hiểu khác biệt”.
Định nghĩa về trẻ em của Việt Nam đã thay đổi từ khi trở thành thành viên của CRC tới nay Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em năm 1991 được ban hành, thay thế Pháp lệnh Bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục tré em năm 1979, định nghĩa:”Trẻ em quy định trong
3'Thuật ngữ này được sử dung trong Công ước CRC và ba Nghị định thư không
bat buộc của CRC
4 Các thuật ngữ này được sử dụng nhiều trong các Bộ quy tắc, các Hướng dẫn và
Bình luận chung,
5'Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, thuật ngữ “trẻ em” và “người chưa thành
niên? được sử dụng khá phổ biến, nhiều trường hợp càng được sử dụng trong
một văn bản “Trẻ em” là người dưới 16 tuổi; “người chưa thành niên” là người
dưới 18 tuổi, có thể hiểu mọi trẻ em đều là người chưa thành niên :
ao