1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Luật Chứng khoán - Trường Đại học Luật Hà Nội. Phạm Thị Giang Thu chủ biên, Nguyễn Thị Ánh Vân (Phần 1)

210 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

GIÁO TRÌNH

LUAT CHUNG KHOAN

Trang 2

258-2021/CXB/8§6-03-/CAND

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

GIÁO TRÌNH

LUẬT CHỨNG KHOÁN (Tái bản lan thứ 3 có sửa đổi, b6 sung)

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN HÀ NỘI - 2021

Trang 4

Chủ biên

PGS.TS PHAM THỊ GIANG THU

Tap thé tac gia

PGS.TS PHAM THI GIANG THU Chuong I

PGS.TS NGUYEN THI ANH VAN Chương II, Chương VI TS NGUYEN KIEU GIANG va Chương III

ThS NGUYEN NGOC YEN

ThS PHAM NGUYET THAO va Chuong IV TS TRAN VU HAI

TS VU VAN CƯƠNG Chuong V TS TRAN VU HAI Chuong VII TS NGUYEN VAN TUYEN Chuong VIII

TS TRUONG THI KIM DUNG Chương IXPGS.TS PHAM THỊ GIANG THU và _ Chương XTS NGUYEN MINH HANG

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Thực hiện quả trình cải cách nên kinh tế, Việt Nam đã và đang từng ngày chuyển đối thực sự từ nên kinh tế tập trung sang nên kinh tế thị trường Với 10 năm vận hành, các bộ phận thị trường chứng khoán Việt Nam đã tạo ra diện mạo mới cả về hàng hoa và tính da

dạng của hoạt động kinh doanh Pháp luật chứng khoản tạo ra khuôn

khổ pháp li cho hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nghiên cứu, giảng dạy pháp luật kinh té nói chung và pháp luật

chứng khoán nói riêng là nhiệm vụ quan trọng của Trường Đại học

Luật Hà Nội trong điều kiện Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp lí cho nên kinh tế thị trường ở Việt Nam Giáo trình Luật chứng khoản lan đâu tiên được biên soạn năm 2008, trên cơ sở hệ thông các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành

vào thời kì đó.

Lan tái bản này, Giáo trình Luật chứng khoán được chỉnh sửa, bồ sung và biên soạn dựa trên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, dong thời tiếp thu nội dung, yêu câu, kinh nghiệm giảng dạy môn học được nghiên cứu, công bố tại các công trình

nghiên cứu khoa học khác nhau, phục vụ cho việc nghiên cứu,giảng dạy, học tập, tham khảo của giảng viên, học viên Trường Đại

học Luật Hà Nội nói riêng và đáp ứng yêu cau đổi mới chương trình giảng dạy trong giai đoạn mới Đây là yêu câu, đòi hỏi liên

tục và là nhiệm vụ khó khăn trong quá trình thực hiện Trên tỉnh

thân đó, chúng tôi mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp cho việc hoàn chỉnh Giáo trình này trong những những lan xuất bản tới TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 6

BANG CHU VIET TAT

TCTLKBTCK Tổng Công ti lưu kí va bù trừ

chứng khoán

TNHH Trach nhiệm hữu han

TTLKCK Trung tâm lưu kí chứng khoánUBCKNN Uỷ ban Chứng khoán nhà nước

Trang 7

CHƯƠNG I

KHÁI NIỆM VE LUẬT CHUNG KHOÁN

I KHÁI NIỆM VE CHUNG KHOAN VÀ THỊ TRUONG CHUNG KHOAN

1 Khái niệm, đặc điểm va phan loại chứng khoán 1.1 Sự xuất hiện của chứng khoán

Trong đời sống kinh tế, thuật ngữ chứng khoán (stock, security) được tìm hiểu theo những yêu cầu, mục đích khác nhau Đây là

khái niệm phức tạp vì bản thân nó đã hàm chứa hàng loạt quan hệ

kinh tế phức tạp phát sinh giữa người cần vốn và người có vốn Chứng khoán lần đầu tiên xuất hiện ở châu Âu vào giữa thế kỉ

XV tại Bruges (Bi), theo đó, các thoả thuận được xác lập cho các

giao dịch thực hiện ngay và các giao dịch được thực hiện sau

khoảng thời gian nhất định Đây cũng chính là những loại chứng khoán phức tạp tồn tại hiện nay dưới dạng “hợp đồng giao ngay”

hoặc “hợp đồng giao sau”.

Ở châu Mỹ (nơi có quốc gia với nền kinh tế chiếm tỉ trọng lớn nhất của nền kinh tế toàn cầu), sau khi đăng quang (1789), Tổng thống Gieorge Washington công bố việc phát hành công trái; sau

đó các loại cô phiếu cũng được phát thành để hình thành các tổ chức kinh tế.

Ở Việt Nam, cụm từ chứng khoán đã xuất hiện khá lâu ngay từ thời kì Pháp thuộc do hiện tượng du nhập các mô hình tô chức

Trang 8

kinh tế từ Pháp, Anh, sau năm 1945 tại miền Nam Việt Nam có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Hoa Kỳ Việc thành lập ngân hàng cô phần, các công tỉ trong thời kì đó là ví dụ Cho đến nay, thuật ngữ chứng khoán đã trở nên rất quen thuộc với các dạng như cô phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư

1.2 Định nghĩa chứng khoán

Việc định nghĩa chứng khoán có thể khác nhau nhất định ở

từng quốc gia, tuỳ theo mục đích khi điều chỉnh loại tài sản đặc

biệt này Theo Black Law's Dictionary, chứng khoán được hiéu là công cụ chứng minh quyền sở hữu công ti (vi dụ như cổ phiếu), quyền chủ nợ với công ti hoặc chính phủ (vi dụ như trái phiếu) hoặc các quyền khác của người nắm giữ (vi dụ như quyền chọn) Điều 2 Luật Chứng khoán và thị trường chứng khoán Nhật Bản quy định tới 11 loại khác nhau; trong khi đó, Điều 1 Luật Chứng khoán Hoa Ky năm 1933 không xác định thế nào được coi là

chứng khoán mà xác định các trường hợp sẽ không được coi là

chứng khoán (điều này có nghĩa, số lượng các loại chứng khoán sẽ do chính thực tiễn quyết định).

Ở Việt Nam, pháp luật hiện hành quy định: “Ching khoán là tài san, bao gồm các loại sau đây:

a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

b) Chứng quyên, chứng quyên có bảo đảm, quyển mua cổ phan, chứng chi lưu ki;

c) Chứng khoản phải sinh;

d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy dinh” Cách xác định hiện hành là sự kế thừa, phát trién của quá trình

(1).Xem: Bryan A Garner, “Black’s Law Dictionary”, West Group (7th Ed.) 1999,tr 1358.

(2).Xem: Khoản | Điêu 4 Luật Chứng khoán năm 2019.

Trang 9

hình thành các phương tiện huy động vốn Giai đoạn đầu của chặng đường đôi mới, pháp luật Việt Nam công nhận chứng khoán bao gồm cô phiếu, trái phiếu (tại Luật công ti năm 1990, các van bản pháp luật quy định về phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp) Từ năm 1998, băng việc ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998, xuất hiện thêm loại chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán Từ năm 2010, luật chứng khoán thừa nhận thêm loại chứng khoán mới đó là hợp đồng góp vốn đầu tư.

Luật Chứng khoán năm 2019 xác định chứng khoán vừa dưới

dạng xác định bản chất pháp lí, vừa mang tính liệt kê mở So với

khái niệm chứng khoán theo luật chứng khoán hiện nay, xu hướngcác nhà làm luật nới rộng việc xác định các loại chứng khoán sẽ

hình thành và tồn tại ở nước ta đã rõ ràng 1.3 Đặc điểm của chứng khoán

Chứng khoán thường mang các đặc điểm sau:

Tinh sinh lời thé hiện ở việc người phát hành ra chúng phải trả cho người sở hữu chứng khoán khoản lợi tức trong tương lai để nhận về mình quyền sử dụng vốn Tính sinh lời của chứng khoán là động lực thúc đây người đầu tư mua chứng khoán và cũng là tiền đề xuất hiện chứng khoán Tính sinh lời còn xuất hiện khi người nắm giữ chứng khoán giao dịch chứng khoán như loại tài sản được phép Nếu chỉ dừng lại ở tính sinh lời thì cơ hội đầu tư cũng như hiệu quả đầu tư chưa đạt được.

Tinh thanh khoản được hiểu là khả năng cho phép người sở hữu chứng khoán có thể bán chứng khoán dé nhận được khoản tiền nhất định Đặc điểm này tạo cho người sở hữu chứng khoán chuyên đổi dạng tài sản từ chứng khoán sang tiền thông qua giao dịch tại thị trường thứ cấp hoặc thông qua nghiệp vụ ngân hàng Tính thanh khoản tạo ra sự hấp dẫn đối với người đầu tư, thoả mãn nhu cầu của họ đồng thời cũng hạn chế rủi ro làm giảm sút giá trị

Trang 10

tiền tệ của chứng khoán Tính thanh khoản của chứng khoán phụ thuộc vào uy tín của chủ thé phát hành, vào chi phí chuyên đổi và sự biến động của thị trường.

Tỉnh rủi ro của chứng khoán, thể hiện ngay ở bản chất của hoạt động đầu tư vốn Cũng như bất kì hoạt động đầu tư, kinh doanh nào khác, việc kinh doanh chứng khoán là “đầu tư lượng tiền trong hiện tại và chỉ có thể thu hồi trong tương lai” thì cả

quãng thời gian đó cũng chính là thời gian chứa đựng rủi ro Mức

độ rủi ro tiềm tàng đến đâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như thời gian đầu tư, chủ thể nhận vốn cùng các cam kết khác chính là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới độ rủi ro Mức độ rủi ro của chứng khoán có mối quan hệ chặt chẽ với tính sinh lời và

tính thanh khoản của chứng khoán.

1.4 Bản chất chứng khoán

Chứng khoán xuất hiện do nhu cầu của các giao dịch vốn giữa các chủ thể Bên cạnh đó, chứng khoán cũng liên quan đến việc hưởng lợi của “người” đang nam giữ chúng Vi vậy, cần phải xem xét bản chất chứng khoán dưới góc độ kinh tế và dưới góc độ pháp lí.

Theo phương diện kinh tế, chứng khoán được coi là loại “tư bản giả” Điều này có nghĩa, lượng vốn (tư bản thật) đã được nhà đầu tư (người nắm giữ chứng khoán) chuyên cho các tô chức phát hành và họ chỉ nắm giữ những phương tiện thê hiện có một lượng tư bản đang ton tại thực tế mà thôi Xác định chứng khoán là “tư bản giả” cũng có nghĩa, các nguồn vốn được tích tụ tập trung bởi các nhà phát hành đều hướng tới mục tiêu đầu tư, mục tiêu kinh tế nhất định; điều này hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc hoạt động tài chính của các chủ thê trong xã hội đương đại cũng như

trong các thời kì trước đây.

Theo phương diện pháp li, chứng khoán là loại tài sản với day du đặc tính của nó Tw khi xuất hiện, do tự phát hay tự giác,

Trang 11

chứng khoán đã được công nhận là một loại tài sản, với những đặc

điểm là “giấy tờ có giá” Người sở hữu chứng khoán có thể chuyên nhượng, kiếm lợi, tặng cho chứng khoán như bất kì loại tài sản nào khác Điều này không mâu thuẫn với việc có những loại chứng khoán, khả năng được sở hữu, chuyền nhượng bị hạn chế, cũng giống như bất kì loại tài sản nào, trong những trường hợp đặc biệt, việc sở hữu, chuyển nhượng, kế cả các tài sản hữu hình cũng có hạn chế nhất định Khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019 đã ghi nhận rõ bản chất pháp lí này của chứng khoán.

Việc xác định bản chất của chứng khoán có ý nghĩa pháp lí

quan trọng Ở góc độ pháp lí kinh tế, các đối tượng có liên quan sẽ quan tâm tới hiệu quả việc vận hành các nguồn tư bản thật để quyết định có tiếp tục hay không việc nắm giữ các tư bản giả, đầu tư lượng tư bản của mình vào tô chức phát hành nào là hữu ích Dưới góc độ pháp lí, xác định chứng khoán là tài sản cũng đồng nghĩa với việc áp dụng các chế độ tài sản và các chế định có liên quan đối với đôi tượng nay cho phù hop.

1.5 Phân loại chứng khoán

Căn cứ vào quyển của người sở hữu chứng khoán doi với người phát hành, chứng khoán bao gồm hai loại: chứng khoán vốn

và chứng khoán nợ.

Chứng khoán vốn là loại chứng khoán xác nhận sự góp vốn và quyền liên quan đến phần vốn góp của chủ sở hữu chứng khoán đối với đối tượng phát hành ra nó Loại chứng khoán này có đặc điểm nhà đầu tư không xác định được thời gian thu hồi vốn, mức thu nhập từ việc đầu tư nhưng lại có cơ hội tham gia vào kiểm soát hoặc trực tiếp kinh doanh phần vốn đã thu hút Chứng khoán vốn tồn tại dưới hai dang cơ bản là cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư.

Ngoài ra còn có các chứng khoán phái sinh từ loại chứng khoán

vốn như chứng quyên.

Trang 12

Cổ phiếu (stock, share) là loại chứng khoán xác nhận số cô phan mà cổ đông đó nắm giữ tại một công ti cổ phần và quyền được hưởng một phần lợi nhuận dưới hình thức cổ tức cũng như quyền tham gia quản lí công ti Cổ phan là phần lợi ich sở hữu của cô đông đối với tổ chức phát hành Cổ phan trong công ti rat đa dạng về thé loại va tính chuyển nhượng Cổ phần phổ thông (common stock) không quy định trước về cô tức mà cổ đông có thé được hưởng và gắn liền với kết quả kinh doanh của công ti nhưng cổ đông nắm giữ lại được hưởng đầy đủ quyền và lợi ích so với các loại cé phần khác Cổ phan ưu đãi (preference stock) xác nhận một số ưu đãi (về tài chính, về một số quyền ưu tiên khác)

đồng thời cũng chịu những hạn chế nhất định về quản lí công ti.

Do nội dung ưu đãi khác nhau nên cũng hình thành nhiều loại cô phiếu ưu đãi khác nhau như cô phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi biéu quyết.

Chứng chỉ quỹ đâu tư (investment unit) là loại chứng khoán do công ti quan lí quỹ hoặc các quỹ đầu tư phát hành, xác nhận phan vốn góp và quyền hưởng lợi của người đầu tư đối với quỹ Trường hợp quỹ đầu tư không tôn tại độc lập, không có tư cách pháp nhân, mặc dù đều là chứng khoán vốn; chứng chỉ quỹ đầu tư khác với cô phiếu ở chỗ chứng chỉ quỹ đầu tư mang lại cho người đầu tư lợi nhuận không trực tiếp từ hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ thé phát hành mà từ toàn bộ hoạt động đầu tư của quỹ.

Chứng khoán nợ là loại chứng khoán rất phố biến, tạo ra sự ôn định tương đối trong giao dịch trên thị trường là trái phiếu Trdi phiếu (bond, bill, notes) là phương tiện vay nợ, theo đó chủ thé phát hành ra nó cam kết sẽ trả lại cả gốc và lãi vào thời gian nhất định trong tương lai Với tính chất là một hợp đồng vay, người cấp

vốn được hưởng khoản lãi cô định không phụ thuộc vào kết quả sử

dụng vốn của người nhận vốn nhưng không có quyền tham gia

Trang 13

hoạt động quản lí đối với bên nhận vốn Do có sự khác biệt về mệnh giá, về lãi suất, về quyền đối với chủ thể phát hành mà người đầu tư có thê lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp nhất.

Trên thực tế tồn tại rất nhiều loại trái phiếu khác nhau, tuỳ thuộc vào vị thế của người phát hành cũng như các cam kết đi kèm của nhà phát hành Trái phiếu chính phủ có độ an toàn cao, lãi suất loại trái phiếu này thường là cơ sở dé các doanh nghiệp tính toán lãi suất trái phiếu dự định phát hành Trái phiếu doanh nghiệp do doanh nghiệp phát hành nhằm tăng vốn vay để mở rộng

sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ, có những khác biệt nhất định so với trái phiếu của các tổ chức tín dụng Trong mỗi loại trái

phiếu, tuỳ mục đích thu hút đầu tư mà nhà phát hành có thê lựa chọn những loại trái phiếu cụ thé khác nhau Ngoài những chứng

khoán cơ bản nêu trên, có những loại chứng khoán khác như

chứng quyền hoặc chứng khoán phái sinh; chứng khoán phái sinh hay các loại chứng khoán khác Chứng quyền hay bảo chứng phiếu đều nhằm tới quyền mua chứng khoán của sở hữu chủ chứng khoán hiện hữu của nhà phát hành, mặc dù nội dung cụ thé có khác nhau Chứng khoán phái sinh như Hop dong lựa chọn va hợp đồng giao sau thường chi được giao dich ở các thị trường phát triển và hình thức thê hiện cụ thể cũng có nhiều lai tạp Nếu như

pháp luật trước đây chỉ xác định loại chứng khoán này mang tính

hình thức? vì chưa tôn tại thực tế trên thi trường chứng khoán

Việt Nam thì Luật Chứng khoán đã nhận diện chúng một cách

chính thức để đảm bảo cơ sở giải quyết những vấn đề pháp lí có thé phát sinh trong tương lai.”' Quyền chon mua cho phép người nắm giữ được lựa chọn quyền được mua, quyền được bán lượng

(1).Xem: Điều 3 Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán

và thị trường chứng khoán.

(2).Xem: Luật Thương mại năm 2005, Luật Chứng khoán năm 2019.

Trang 14

chứng khoán nhất định trong thời gian nhất định với mức giá được xác định trước Hợp đồng tương lai là cam kết mua hoặc bán chứng khoán, nhóm chứng khoán, hoặc chỉ số chứng khoán nhất định với mức giá nhất định vào ngày xác định trước trong tương lai Những khái niệm mới gắn với các loại chứng khoán phức

hợp cũng được ghi nhận và là căn cứ pháp lí quan trọng cho việc

xác định giá trị chứng khoán phái sinh theo từng loại Tài sản cơ

sở của chứng khoán phái sinh là một trường hợp lay làm vi du.

Như vậy, việc nhận dạng các loại chứng khoán phái sinh hoặc

chứng khoán đặc trưng cho nền kinh tế thi trường phát triển, sự phức tap đã thé hiện rõ ràng đồng thời cũng chỉ rõ sự khác biệt của những loại chứng khoán mới và các hợp đồng tương tự tại các thị trường có tổ chức cao (các sàn giao dịch hàng hoá tương lai, hợp

đồng quyền chọn đối với các loại hàng hoá tại loại thị trường này).

Căn cứ vào khả năng xác định người sở hữu chứng khoản,

chứng khoán có thể là loại ghi danh hoặc loại vô danh Chứng khoán ghi danh có đặc điểm người sở hữu chứng khoán chính là người được ghi tên trên chứng khoán đó và việc chuyển nhượng, giao dịch chứng khoán này cần phải thực hiện theo những trình tự nhất định Chứng khoán vô danh không ghi tên người sở hữu chứng khoán; những ai đang nắm giữ chứng khoán một cách hợp pháp, chính là người sở hữu chứng khoán Tổ chức phát hành tuỳ theo mục đích của mình, có thé có những lựa chọn loại chứng

khoán cho từng dot phát hành.

Căn cứ vào hình thái biểu hiện, có thê có chứng khoán chứng khoán chứng chỉ và chứng khoán ghi số Chứng khoán chứng chỉ được thể hiện băng các chứng từ, với đầy đủ các thông tin về tô

chức phát hành, mệnh giá, thời gian phát hành và các thông tin

(1).Xem: Khoản 12 Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019.

(2).Xem: Khoản 10 Điêu 4 Luật Chứng khoán năm 2019.

Trang 15

khác Chứng khoán ghi số có đặc điểm trên đó tổng hop chứng

khoán (theo từng tài khoản) của người sở hữu chứng khoán.

Chứng khoán ghi số tạo điều kiện cho việc cất giữ (lưu kí) và chuyền nhượng chứng khoán nhanh, thuận lợi; chứng khoán chứng chỉ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ, có nhu cầu giao

dịch chứng khoán không thường xuyên.

2 Khái niệm, đặc điểm và phân loại thị trường chứng

Đối với các quốc gia chưa có nền kinh tế thị trường, yêu cầu xác định đúng cơ cấu, vị trí, vai trò thực của các bộ phận thị trường tài chính chưa phải là thiết yêu Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, chính phủ các quốc gia thường quan tâm đồng bộ tới

các bộ phận của thị trường tài chính và thông qua chúng, nhà nước

(hoặc thông qua các cơ quan chức năng) tiễn hành các hoạt động nhằm ồn định nên kinh tế xã hội Khi xác định cơ cấu thị trường tài chính với mục đích sử dụng kết quả phân chia ấy để tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất đối với nền kinh tế, các chuyên gia trên thế giới đều thống nhất chia thị trường tài chính gồm thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán Các bộ phận thị trường này có mỗi quan hệ hữu cơ với nhau, hoặc cơ quan tài chính nhà nước hoặc ngân hàng trung ương quốc gia thường sử dụng nó như là những đòn bay với tính chất “lây lan” từ bộ phan

thị trường này sang bộ phận thị trường khác Ngược lại, các nhà

tài chính lớn, những “đại gia tài chính” lại cũng sử dụng rất nhuần nhuyễn sự tác động qua lại của các bộ phận thị trường tài chính làm cho thị trường tài chính một quốc gia “điên đảo”.

Đối với Việt Nam, trong những năm gần đây, Nhà nước đã

chú ý đúng mức tới thị trường đặc biệt này, đã và đang dùng các

biện pháp tác động tương hỗ để quản lí cũng như vận hành đồng

bộ thị trường tài chính, mặc dù thị trường chứng khoán còn đang ở

Trang 16

mức độ rất non trẻ Những thành công của thị trường tiền tệ đặc biệt là thị trường tín dụng, thị trường tín phiếu kho bạc đã chứng minh khả năng Nhà nước thực hiện tốt chính sách tài chính tiền tệ quốc gia trong thời gian qua Chính điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường hối đoái (có sự biến động về cung cầu ngoại hối, giá cả của các đồng tiền được giao dịch trên thị trường ngoại hồi).

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động mua ban, trao đổi chứng khoán.

Thị trường chứng khoán được hình thành, phát triển trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể Đó là nền kinh tế thị trường với những quy luật von có của nó Tại đó, cơ hội kinh doanh, kha năng chuyển đổi hình thành và tồn tại Đối với nền kinh tế tập trung không thực hiện được những hoạt động này Nếu trong thời kỳ đầu, thị trường chứng khoán chỉ xuất hiện ở các nước có nền kinh tế tự do phát triển như Hà Lan, Anh, Đức, Hoa Kỳ thì hiện nay mô hình thị trường này đã lan rộng va trở thành hiện tượng phổ biến của các quốc gia có nền kinh tế thị trường Mặc dầu vậy, phù hợp với trình độ phát triển nền kinh tế, thực lực nền kinh tế mà mức độ

phức tạp, đa dạng cũng như mức độ sôi động của thị trường chứng

khoán các quốc gia là khác nhau Sự khác biệt ấy không chỉ dừng lại giữa các quốc gia, ngay ở những khu vực phát triển kinh tế khác nhau trong một quốc gia, mức độ lưu hoạt von của các bộ

phận thị trường (mang tính địa phương) cũng khác nhau rõ tệt.

Điều đó có thể thay rat rõ qua hoạt động cua các loại thi trường chứng khoán Hoa Kỳ, Cộng hoà Liên bang Đức, Úc, Nhật Bản

Từ cơ cấu thị trường chứng khoán có thé cho thấy nguyên tắc

công bằng, công khai, trung gian được thé hiện trong các giao dịch, nhưng ở các bộ phận thị trường khác nhau thì yêu cầu của những nguyên tắc này là khác nhau.

Nguyên tắc công bằng yêu cầu các giao dịch phải đảm bảo

Trang 17

quyền lợi của tất cả các bên dưới các hình thức khác nhau ở các bộ phận thị trường Chăng hạn, trong giai đoạn chào bán chứng khoán, nếu đó là chào bán ra công chúng thì xem xét hồ sơ đăng kí chao bán chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành, t6 chức bảo lãnh phát hành và t6 chức, cá nhân có liên quan chỉ được sử

dụng trung thực và chính xác các thông tin trong Bản cáo bạch đã

gửi Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) để thăm dò thị trường Trường hợp số lượng chứng khoán đăng kí mua vượt quá số lượng chứng khoán được phép phát hành thì tổ chức phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành phải phân phối hết số chứng khoán được phép phát hành cho nhà đầu tư tương ứng với tỉ lệ đăng kí mua của từng nhà đầu tư Nguyên tắc công bằng đối với thị trường riêng lẻ phản ánh trong cơ cấu hoạt động và phân phối các lợi ích giữa các nhà đầu tư riêng lẻ.“

Nguyên tắc công khai đòi hỏi trước hết các thông tin liên quan đến chứng khoán phải được cung cấp cho tất cả các đối tượng quan tâm Phương thức cung cấp thông tin và nội dung thông tin phải dam bao đáp ứng được yêu cau tìm hiểu về cung cau thị trường đối với từng loại chứng khoán, giá trị thực của các loại chứng khoán dé có thê đưa ra được những quyết định đầu tư có hiệu qua.

Nguyên tắc trung gian chỉ coi là bắt buộc đỗi với chào bán ra công chúng và giao dịch tại thị trường tập trung, đòi hỏi các giao dịch mua bán phải qua chủ thê trung gian.”)

(1) Ví dụ Điều 33 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 quy định về cơcấu cô phần lần đầu của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khicô phan hoá quy định rõ về cơ câu cô phần Nhà nước nắm giữ, tô chức công đoàncơ sở nam giữ, nhà đầu tư chiến lược nắm giữ, người lao động trong doanh nghiệp,các nhà đầu tư khác.

(2) Xem: Điều 50 Luật Chứng khoán năm 2019.

(3) Với mức độ phát triển và sự linh hoạt của thị trường hiện đại, ngay đối với thịtrường tập trung nguyên tắc trung gian chỉ đúng trong trường hợp các giao dịch

được thực hiện thông qua khớp lệnh mà không đúng trong các giao dịch thoả

Trang 18

Để quan lí, tham gia thị trường chứng khoán, các chủ thé đều

quan tâm tới việc phân chia thị trường này và cách thức quản lí,

khả năng tham gia đối với mỗi bộ phận thị trường.

Nếu xét theo tiéu chí lưu thông chứng khoán, có thê phân ra

thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp Tại thi trường sơ cấp, cácchứng khoán lần đầu tiên được bán cho các nhà đầu tư nên còn

được gọi là thị trường phát hành Điều đó cũng có nghĩa, thông qua thị trường sơ cấp, những nguồn đầu tư mới thực sự được chuyển cho nhà phát hành Thi truong thứ cấp diễn ra các giao

dịch chứng khoán chưa được thanh toán Bộ phận thị trường này

không làm tăng nguồn vốn mới cho nền kinh tế nhưng có thể hoạt

động liên tục, tạo ra khả năng thanh khoản cho chứng khoán đã

phát hành và tăng tôi đa hiệu suất sử dụng vốn của nhà phát hành Nếu xét theo phương thức tổ chức và giao dịch, thị trường

chứng khoán tập trung, phi tập trung và thị trường tự do Thi truong

chứng khoản tập trung diễn ra các hoạt động mua hoặc bán chứng khoán, hoặc tham khảo dé thực hiện các giao dịch chứng khoán, được tồn tại dưới hình thức phổ biến là sở giao dich chứng khoán

hoặc trung tâm giao dich chứng khoán Thi trwong không tập trung

diễn ra hoạt động giao dịch chứng khoán không có đủ điều kiện giao dịch tại thị trường tập trung, có thể tiến hành thông qua những hình thức đa dạng khác nhau như hệ thống giao dịch nối mạng, không có đại điểm giao dich tập trung GH1ữa thị trường tập trung và thị trường phi tập trung ngày càng có xu hướng xích lại gần nhau Thi rường tu do diễn ra các giao dịch tự do, phân tán, không

thông qua thị trường tập trung cũng như thị trường phi tập trung.Thị trường chứng khoán có vai trò đặc biệt quan trọng tại các

quốc gia có nền kinh tế thi trường Nếu coi chứng khoán là hàng

thuận, báo giá hoặc những trường hợp đặc biệt chuyên nhượng chứng khoán niêm

yêt không thông qua sở giao dịch hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán.

Trang 19

hoá với các đặc điểm đầy đủ của chúng, chứng khoán cần được “sản xuất”, lưu thông và nhà “sản xuất”, tham gia “lưu thông” có nhu cầu đương nhiên là tạo thu nhập từ hoạt động của mình Hoạt

động này tạo ra sức thanh khoản cho chứng khoán Bên cạnh đó,

sự xuất hiện các loại chứng khoán với tư cách là hàng hoá tạo ra sự cạnh tranh về giá, đánh giá về chất lượng chứng khoán Điều này có thé khiến cho luồng vốn được luân chuyển không theo ý muốn của “nhà sản xuất” (tổ chức phát hành); chúng chỉ được chảy vào (đầu tư) các tổ chức có khả năng sử dụng nguồn vốn tốt nhất, đảm bảo hiệu suất sử dụng vốn cho nền kinh tế Bên cạnh

đó, các chuyên gia kinh tế đều đưa ra kết luận, thị trường chứng

khoán tạo sức cạnh tranh và thúc đây sự phát triển đồng bộ của các bộ phận thị trường tài chính; là thước đo vỀ sự phát triển và mức độ nhận diện của nền kinh tế.

3 Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam

Từ những năm 1980 trở lại đây, Việt Nam có bước chuyên quan trọng: chuyền từ cơ chế quản lí tập trung với nền kinh tế kế hoạch hoá sang cơ chế thị trường và hiện nay chúng ta đang thực hiện xây dựng nén kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đáp ứng yêu cầu đó, các tổ chức, mô hình cũng như nhiều hình thức hoạt động kinh tế dần được hình thành và thực sự đang đi vào Cuộc song Thị trường chứng khoán là một mô hình đặc trưng cua nên kinh tế thị trường phát triển Không giống như các hiện tượng kinh tế khác, thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời trên cơ sở có sự hỗ trợ đắc lực từ phía Nhà nước, mà pháp luật chính là

những căn cứ vững chắc trước hết dé mô hình này hình thành và

hoạt động tại Việt Nam.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với quá trình cổ phan hoá các doanh nghiệp nhà nước Quá trình cô phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã tạo điều kiện hết sức quan

Trang 20

trọng thúc đây quá trình phát triển của thị trường sơ cấp cũng như hình thành thị trường thứ cấp ở Việt Nam Việc phát hành cô phiếu của các doanh nghiệp được cô phan hoá làm sôi động hon thị trường phát hành, chuyển hoá phần vốn tiết kiệm trong dân chúng thành vốn kinh doanh Việc niêm yết cổ phiếu trên thị

trường tập trung làm tăng thêm, sôi động thêm lượng hàng hoá tại

thị trường thứ cấp Thực tế cho thấy, các cô phiếu niêm yết tại thị trường tập trung trong giai đoạn đầu đều là cổ phiếu của các công ti cô phần hình thành từ con đường cô phan hoá, tạo đà cho các tổ chức kinh tế phi nhà nước từng bước gia nhập thị trường Ngược lại, thị trường chứng khoán cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình cô phần hoá doanh nghiệp nhà nước, từ giai đoạn cô phần hoá đến giai đoạn niêm yết chứng khoán và khi có nhu cầu phát hành chứng khoán dé tăng vốn doanh nghiệp.

Cũng giống như thị trường chứng khoán nhiều quốc gia, thị trường chứng khoán Việt Nam có mỗi liên hệ và chịu ảnh hưởng bởi chính sách kinh tế, chính trị xã hội của Nhà nước trong từng

thời kỳ Trong giai đoạn hiện nay, thị trường chứng khoán Việt

Nam chịu sự chi phối và tác động của các bộ phận thị trường có tính tương tác cao như thị trường tín dụng, thị trường ngoại hối, thị trường bất động sản Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng thé hiện rõ ràng tính liên kết và tác động của thị trường chứng khoán quốc tế.

II KHÁI NIỆM LUẬT CHUNG KHOAN

1 Định nghĩa luật chứng khoán

Với quan điểm chung về pháp luật, xuất phát từ đối tượng điều

chỉnh của chúng, có thé coi pháp luật chứng khoán là một bộ phận

của pháp luật nói chung.

Luật chứng khoán tông hợp những nguyên tắc, định hướng cơ

Trang 21

bản của cơ chế hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán đã được thê chế hoá, là tổng hợp quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chào bán, niêm yết và giao dịch chứng khoán trên lãnh thô Việt Nam và các hoạt động liên quan đến chứng khoán của tổ chức cá nhân Việt Nam.

Theo cách thức nghiên cứu khoa học pháp lí truyền thống và cách tiếp cận môn học luật, giới nghiên cứu thường xem xét khái niệm lĩnh vực pháp luật về đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của chúng Giáo trình này tiếp cận dưới góc độ tìm ra

những điểm tương đối đặc thù về các loại hành vi liên quan đến

chứng khoán - đối tượng điều chỉnh của luật chứng khoán và các chủ thé thực hiện hành vi đó Cách tiếp cận này không có nghĩa khăng định đây là ngành luật hay lĩnh vực khoa học pháp lí độc lập mà nhằm xác định rõ phạm vi, nội dung nghiên cứu luật chứng

khoán với tư cách là môn học luật.

Pháp luật chứng khoán bản thân nó đã thê hiện rõ phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của chúng Điều 1 Luật Chứng khoán năm 2019 ghi rõ: “Ludt này quy định các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực chứng khoán; t6 chức thị trường chứng khoán; quản lí nhà nước về chứng khoản và thị trường

chứng khoán” Bên cạnh đó, hàng loạt các văn bản quy phạm

pháp luật khác cũng điều chỉnh các nội dung liên quan đến lĩnh

vực chứng khoán Với cách lập luận như vậy, các quan hệ xã hội

là đối tượng điều chỉnh, thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật chứng khoán gồm 6 nhóm chủ yếu sau đây:

(1) Nhom quan hệ phái sinh trong qua trình chào ban chứng khoán

Chào bán chứng khoán là hoạt động phức tạp, bao gồm nhiều nhóm, giai đoạn tiễn hành các loại hành vi khác nhau dé đảm bao

sao cho chứng khoán có thé đến được tay người cần mua Tham

Trang 22

gia vào hoạt động chào bán chứng khoán có nhiều nhóm chủ thê với mục đích xác định trước Nếu đặt quan hệ phát sinh trong quá trình chào bán chứng khoán vào môi trường (thị trường) cụ thể thì đây là hoạt động cơ bản phát sinh trên thị trường sơ cấp (thị trường phát hành) Nội dung hoạt động, điều kiện tiến hành, trình tự thủ tục thực hiện các hành vi liên quan đến việc xác định sự cần thiết hay không hoạt động phát hành chứng khoán của một chủ thê nhất định, thời điểm phát hành, cách thức và phương thức phát

hành là nội dung quan trọng trong giai đoạn này Bên cạnh đó, giá

trị đúng của doanh nghiệp (nếu đó là hoạt động phát hành của doanh nghiệp), số lượng chứng khoán dự định phát hành dựa trên nhu cầu tăng vốn, giá dự định bán đối với một đơn vị chứng

khoán, mức độ đảm bảo an toàn cho số chứng khoán dự định phát

hành, quyền và nghĩa vụ của các đối tượng sẽ trở thành nhà đầu tư hoặc đang là nhà đầu tư của tô chức phát hành lại là những vấn đề mang tính nội dung, được tất cả các giới quan tâm Như vậy, có thé nhận định rang, các quan hệ phát sinh trong quá trình chào bán chứng khoán, cho dù bằng cách thức nào đều hướng tới việc tạo ra

hàng hoá, sự đa dang của hàng hoá trên thị trường chứng khoán sơ

cấp Giá trị chứng khoán, mức độ thu hút, sự an toàn của các loại hàng hoá này có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và không chỉ liên quan đến giai đoạn chào bán chứng khoán Trong

giai đoạn chào bán chứng khoán, có những loại quan hệ sau:

- Quan hệ giữa t6 chức phát hành với t6 chức kinh doanh chứng khoán hoặc định chế tài chính trung gian trong việc hỗ trợ phát hành như tư vấn phát hành/bảo lãnh phát hành/đại lí phát hành; - Quan hệ giữa tổ chức phát hành với xác tổ chức định mức tín nhiệm (nếu có);

- Quan hệ giữa tô chức phát hành với cơ quan quản lí nhà nước gắn với hoạt động phát hành chứng khoán: đăng kí chào bán

Trang 23

chứng khoán ra công chúng với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước

(UBCKNN); xin phép Ngân hàng Nhà nước nếu là các tô chức tín dụng; thông báo với UBCKNN nếu chào bán chứng khoán ở nước

ngoài; xin phép Bộ Tài chính trong trường hợp luật định;

- Quan hệ giữa tổ chức phát hành với giới truyền thông và các chủ thê luật định trong quá trình công bố thông tin về quá trình

chào bán;

- Quan hệ giữa tô chức phát hành với nhà đầu tư.

(2) Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình niêm yết chứng khoán Niêm yết chứng khoán hiểu đơn giản nhất là việc thực hiện các hoạt động cần thiết dé một loại chứng khoản nhất định có thể công bố công khai trên thị trường có tô chức và các đối tượng quan tâm

có cơ sở tin cậy, thực hiện giao dịch loại chứng khoán này Chứng

khoán có thé được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau, bởi loại chủ thể rất đa dạng Thông thường, các tô chức phát hành có nhiều lựa chọn khi tạo vốn bằng con đường phát hành chứng

khoán nhưng nội dung kinh doanh, cơ hội có thu nhập, mức độ

chiếm lĩnh thị trường, chính sách đối với người sở hữu chứng khoán của mỗi chủ thé phát hành hoàn toàn không như nhau Với “chất lượng” chứng khoán khác nhau như vậy, việc phân loại “hàng hoá” để xác định loại thị trường phù hợp là hoàn toàn cần thiết Các chứng khoán niêm yết phải hội tụ đủ những tiêu chí, điều kiện nhất định và theo đó, chúng sẽ được công bố, đưa vào giao dich tai thị trường có tô chức: Sở giao dich chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán; nêu không đủ điều kiện, không được đưa vào mua bán tại thị trường này Hoạt động niêm yết, thực hiện niêm yết chứng khoán có những lợi thế riêng nhưng cũng tạo ra những nghĩa vụ cho tô chức niêm yết mà các tô chức phát hành thông thường không phải thực hiện Nếu các quan hệ phát sinh

trong quá trình chào bán chứng khoán được thực hiện trên thị

Trang 24

trường sơ cấp thì quan hệ phát sinh trong quá trình niêm yết chứng khoán trai dai từ giai đoạn đưa chứng khoán từ thị trường sơ cấp vào thị trường thứ cấp và duy trì trong suốt quá trình chứng khoán được mua bán trên thị trường thứ cấp Quá trình niêm yết chứng

khoán được duy trì thông qua các quan hệ cơ bản sau:

- Quan hệ giữa tổ chức đăng kí niêm yết với Sở giao dịch

chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán;

- Quan hệ giữa tổ chức niêm yết với t6 chức tư van niêm yết, tô chức kiểm toán được chấp nhận, cá nhân kí báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính của tổ chức niêm yết;

- Quan hệ giữa tô chức niêm yết với những người có liên quan và cô đông lớn của công ti

(3) Nhóm quan hệ phái sinh trong quá trình giao dich chứng khoản

Giao dịch chứng khoán có thể được thực hiện bởi các chủ thể kinh doanh chứng khoán hoặc bởi các nhà đầu tư đơn thuần, hoặc bởi chính các tổ chức phát hành (khi thực hiện giao dịch liên quan đến cô phiếu quỹ) Các tô chức kinh doanh chứng khoán thực hiện nhiều loại giao dịch khác nhau Khoản 28 Điều 6 Luật Chứng

khoán năm 2019 quy định: “Kinh doanh chứng khoán là việc thựchiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo

lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lí quỹ đầu tư chứng khoán, quản lí danh mục đầu tư chứng khoán và cung cấp dịch vụ về chứng khoán theo quy định tại Điều 86 của Luật này” Các quốc gia trên thé giới có thé lựa chọn việc cho phép chủ thể kinh doanh chứng khoán thực hiện tất cả các hình

thức kinh doanh chứng khoán hoặc chỉ cho phép thực hiện một

hoặc một số hình thức nhất định Pháp luật Việt Nam cũng có sự phân định nội dung kinh doanh chứng khoán cho từng loại chủ thể kinh doanh nhằm mục đích đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư và ôn định thị trường Nhà đầu tư chứng khoán hiểu theo nghĩa thông

Trang 25

thường không phải là các chủ thé kinh doanh chứng khoán (chăng

hạn các công ti chứng khoán có hoạt động tự doanh, hoạt động

bảo lãnh phát hành khi tiến hành các hoạt động này cũng chính là thực hiện hoạt động đầu tư), thực hiện đầu tư dài hạn hoặc đầu tư ngắn hạn trên thị trường.

Giao dịch chứng khoán cho dù do đối tượng nào thực hiện cũng có điểm chung thé hiện ở chỗ đối tượng giao dịch là chứng khoán

đã được phát hành và các giao dịch này chỉ thực hiện trên thị trường

chứng khoán thứ cấp Thông thường, các quan hệ phát sinh trong quá trình giao dịch chứng khoán gồm những loại chủ yếu sau:

- Quan hệ phát sinh giữa thành viên giao dich với Sở giao dịch;

- Quan hệ phát sinh giữa tổ chức niêm yết, tổ chức tư van niêm yết với Sở giao dịch đối với những chứng khoán mới niêm yết,

đưa vào giao dịch;

- Quan hệ giữa đại diện giao dịch của công ti chứng khoán là

thành viên với Sở giao dịch;

- Quan hệ giữa khách hàng là nhà đầu tư chuyên nghiệp và hoặc không chuyên nghiệp với công ti chứng khoán từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng quá trình giao dịch.

(4) Nhóm quan hệ gắn với tổ chức thị trường, hoạt động của các mô hình hồ trợ thị trường

Thị trường chứng khoán cho dù hình thành bằng con đường nào, cũng cần xác định được hình thái cụ thể Thị trường chứng

khoán tập trung cùng với các quan hệ phát sinh trên thị trường

chứng khoán tập trung có tác động quyết định đến các giao dịch trên các bộ phận còn lại của thị trường chứng khoán Vẫn đề này xuất phát từ chất lượng của chứng khoán được giao dịch, mức độ lan toả thông tin về kết quả của các quan hệ phát sinh trên thị trường, vị trí của các chủ thé tham gia trên thị trường.

Trang 26

Quan hệ phát sinh trên thị trường tập trung thường là quan hệ

giữa tổ chức điều hành thị trường với các thành viên tham gia gắn

với trách nhiệm giao dịch Nhóm quan hệ trên bộ phận thị trường

này có điểm giống nhau ở chỗ chúng thường tuân thủ những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định Cụ thé, quan hệ phát sinh trên thị trường chứng khoán tập trung thường bao gồm các loại cơ bản:

- Quan hệ giữa tô chức điều hành thị trường chứng khoán (Sở

giao dịch chứng khoán hoặc trung tam giao dịch chứng khoán) với

các tổ chức thành viên;

- Quan hệ giữa tổ chức điều hành thị trường chứng khoán với các tổ chức có nhu cầu niêm yét/niém yết và giao dịch chứng khoán;

- Quan hệ giữa tổ chức điều hành thị trường chứng khoán với các tô chức hỗ trợ thị trường như tổ chức lưu kí, trung tâm thanh

toán bù trừ.

Các quan hệ trên thị trường chứng khoán phi tập trung gắn với

nhà đâu tư, tô chức quản lí thị trường và các công ti chứng khoán.

Nhóm quan hệ phát sinh trên thị trường phi tập trung có mức độ,

tính chất, yêu cầu kiểm soát thấp hơn so với giao dịch trên thị trường tập trung Bởi vậy, pháp luật các quốc gia thường giao quyền tổ

chức và quản lí thị trường phi tập trung cho Hiệp hội kinh doanh

chứng khoan.” Tại đây, có thé phát sinh một số loại quan hệ: - Quan hệ giữa tổ chức thị trường (trung tâm giao dịch chứng

khoán) với tô chức có chứng khoán giao dịch;

- Quan hệ giữa tổ chức thị trường với công ti chứng khoán là

thành viên;

- Quan hệ giữa tổ chức thị trường với nhà đầu tư có nhu cầu

tham gia giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán phi

tập trung;

(1).Xem: Luật giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ năm 1934 và các văn bản sửa đôi,bổ sung.

Trang 27

- Quan hệ giữa nhà đầu tư chứng khoán với “nhà tạo lập thị trường”, với tổ chức có chứng khoán giao dịch (tuỳ theo loại giao dịch mà nhà đầu tư tham gia).

Trên thị trường tự do, quan hệ chứng khoán được thực hiện đối với các loại chứng khoán do các tổ chức phát hành thường có quy mô nhỏ, không có nhu cầu thực hiện chào bán chứng khoán rộng rãi Nếu so với yêu cầu cần điều chỉnh bằng pháp luật của các giao

dịch trên thị trường tập trung hoặc thị trường phi tập trung thì pháp

luật điều chỉnh giao dịch trên thị trường này có độ “lỏng” hơn Các quan hệ phô biến trên bộ phận thị trường này có thé là:

- Quan hệ giữa các nhà đầu tư khi giao dịch chứng khoán đã

phát hành, không đăng kí giao dịch trên thị trường tập trung hay

phi tập trung;

- Quan hệ giữa nhà đầu tư với công tỉ chứng khoán tự doanh; - Quan hệ giữa công ti chứng khoán với tô chức có chứng

khoán giao dịch trên thị trường tự do.

Bên cạnh sự tồn tại và các mỗi quan hệ liên quan đến giao dịch phát sinh trên các bộ phận thị trường chứng khoán, luôn ton tại các chủ thể hỗ trợ cho hoạt động bình thường của thị trường cùng với các quan hệ của nó Tổng công tỉ lưu kí và bù trừ chứng khoán Việt Nam (TCTLKBTCK),” các tổ chức định mức tín nhiệm được hình thành và tồn tại không nằm ngoài những mục tiêu đó Với tính chất hỗ trợ, các quan hệ phát sinh giữa nhóm chủ thể này

với khách hàng dựa trên cơ sở những hành vi đã được thực hiện

trước đó Chang hạn, quan hệ phát sinh giữa TCTLKBTCK với khách hàng chỉ có thể thực hiện khi có quan hệ giữa thành viên lưu kí với khách hang hoặc theo yêu cầu của công ti đại chúng.

(1).Xem: Điều 52 Luật Chứng khoán năm 2019.

Trang 28

Quan hệ lưu kí chứng khoán (dù là quan hệ lưu kí tập trung hay

lưu kí không tập trung) không làm thay đổi quyền sở hữu của tổ

chức hay cá nhân mà chỉ đảm bảo tính xác thực, thuận lợi, nhanh

chóng cho các giao dịch thực hiện Với mục tiêu hỗ trợ đồng thời gián tiếp quản lí hoạt động thị trường, các tô chức hỗ trợ này

thường có các loại quan hệ sau đây:

- Quan hệ giữa TCTLKBTCK với các cơ quan quản lí có

thâm quyền;

- Quan hệ giữa TCTLKBTCK với công ti chứng khoán thànhviên, với công ti đại chúng ;

- Quan hệ giữa tổ chức định mức tín nhiệm với tô chức phát hành;

- Quan hệ giữa trung tâm thanh toán bù trừ với công ti chứng

khoán, với nhà đầu tư.

(5) Nhóm quan hệ gắn với hoạt động quản lí thị trường

Van đề quản lí nhà nước đối với hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động chứng khoán nói riêng được xác định là tất yếu khách quan Bên cạnh những yếu tổ tác động của “bàn tay vô hình”, những mâu thuẫn về lợi ích, rủi ro của thị trường luôn tiềm an Vi vậy, hoạt động quản lí nhà nước đối với thị trường chứng

khoán được đặt ra như một bộ phận quan trọng trong lĩnh vực

quản lí nhà nước ở các quốc gia có thị trường chứng khoán.

Hành vi quan lí nhà nước được thực hiện bởi cơ quan quản líchung và cơ quan quản lí chuyên ngành Việc lựa chọn mô hình cơ

quan quản lí chuyên ngành đối với thị trường chứng khoán có thé khác nhau ở các quốc gia trong từng thời kỳ, tuy nhiên nội dung quản lí nhà nước và tính chất, phương thức quản lí và yêu cầu đặt ra đối với quá trình quản lí nhà nước ở các quốc gia đều có nhiều điểm tương đồng đáng kê Bởi vậy, hoạt động quản lí nhà nước

Trang 29

đối với thị trường chứng khoán được thê hiện thông qua các quan

hệ cơ bản sau:

- Quan hệ giữa UBCKNN với cơ quan quản lí nhà nước khác

về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

- Quan hệ quản lí giữa UBCKNN với sở giao dịch chứng

khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán, các tô chức hỗ trợ

thị trường;

- Quan hệ quản lí giữa UBCKNN với các chủ thể kinh doanh

chứng khoán;

- Quan hệ quản lí giữa UBCKNN với các tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng, công ti đại chúng, tổ chức niêm yết;

- Quan hệ quản lí chung của UBCKNN đối với thị trường và

công chúng đầu tư

Bên cạnh hoạt động quản lí nhà nước cùng với tính chất bắt buộc, yếu tố hành chính thể hiện trong từng quan hệ, xu hướng nới rộng cách thức quản lí, giao quyền quản lí cho các tổ chức tự quản ngày càng trở nên phô biến ở các quốc gia Việt Nam cũng không nam ngoài xu thế đó Hoạt động quan lí của các tổ chức tự quản được thừa nhận chính chức và ngày càng mở rộng về phạm vi và

mức độ quản lí Đó chính hoạt động quản lí của sở giao dịch chứng

khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán Có thé chỉ ra những loại quan hệ quản lí do các tô chức tự quản thực hiện sau đây:

- Quan hệ quản lí giữa Hiệp hội kinh doanh chứng khoán với

các tô chức thành viên;

- Quan hệ quản lí giữa sở giao dịch chứng khoán với các tổ

chức thành viên;

- Quan hệ quản lí giữa sở giao dịch chứng khoán với các tổ chức niêm yết và các tô chức có liên quan, tham gia vào quá trình

hoạt động tại sở giao dịch chứng khoán.

Trang 30

(6) Nhóm quan hệ gắn với việc xử lí vi phạm và giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán

Với đặc tính của các giao dịch chứng khoán, hoạt động trên thị

trường luôn tiềm ân vấn đề xung đột lợi ích và nguy cơ xuất hiện hành vi vi phạm Vấn đề tranh chấp cũng như hành vi vi phạm có thé xuất hiện trong mọi lĩnh vực, được thực hiện bởi mọi loại chủ thê trên thị trường.

Xử lí vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán trước hết phải xác định được hành vi vi phạm, theo đó có cách thức va chế tài xử lí thích hợp Hành vi vi phạm có thê là:

- Giao dịch nội gián, được hiểu là hành vi lợi dụng công việc hoặc lợi thế tiếp nhận thông tin dé trực tiếp hoặc gián tiếp thực

hiện hoạt động mua bán chứng khoán với mục đích trục lợi;

- Thao túng thị trường Đây là việc các chủ thê thực hiện mua bán chứng khoán nhằm gây ra biến động giá chứng khoán một

cách giả tạo mà không phản ánh đúng tình hình thị trường;- Lừa đảo chứng khoán;

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định mà các chủ thê tham gia buộc phải thực hiện.

Với những loại vi phạm cơ bản trên, cơ quan quan lí nhà nước

có thâm quyền thực hiện các hoạt động cần thiết nhằm đưa ra phán quyết mức độ, cách thức xử lí tương xứng như phạt vi phạm hành chính hoặc xử lí dân sự, hình sự, kỉ luật lao động đối với các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm.

Giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán làm phát sinh quan hệ giữa các bên tranh chấp với nhau hoặc bên thứ ba (cơ

quan hoà giải hoặc cơ quan trọng tài, toà án) theo những nguyên

tắc và trình tự nhất định Bất kỳ giao dịch chứng khoán hay quan hệ nào phát sinh trên thị trường chứng khoán (kế cả các quan hệ quan li) cũng có thé làm phát sinh tranh chấp trên thị trường.

Trang 31

2 Quan hệ pháp luật chứng khoán

Các quan hệ xã hội xuất hiện do những yêu cầu liên hệ vật chất giữa các chủ thé với chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau song luôn chịu sự chi phối và định hướng của yếu tô nhà nước Khi Nhà nước dùng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ tạo lập, chuyển giao chứng khoán nhằm định hướng cho các quan hệ xã hội này hình thành, phát triển phù hợp với lợi ích của mình,

quan hệ đó trở thành quan hệ pháp luật chứng khoán.

Quan hệ pháp luật chứng khoán là quan hệ xã hội phát sinh

trong quá trình hình thành, chuyển giao chứng khoán được các quy phạm pháp luật điều chỉnh mà hậu quả pháp lí là tạo ra những quyền và nghĩa vụ pháp lí cho các chủ thê.

Quan hệ pháp luật chứng khoán được xem xét phân loại dựavào những tiêu chí cơ bản sau đây:

Căn cứ vào chủ thé tham gia quan hệ, có quan hệ pháp luật

chứng khoán mang tính hành chính và quan hệ mang tính bình

đăng thoả thuận Quan hệ pháp luật chứng khoán mang tính hành chính xuất hiện khi có sự tham gia của cơ quan quản lí nhà nước về chứng khoán tham gia với tư cách là chủ thé quản lí và các đối tượng bi quan lí Có thé chỉ ra các quan hệ thuộc loại này như quan hệ về việc cấp va thu hồi các loại giấy phép, quan hệ liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra mang tính nhà nước, quan hệ về

xác định vi phạm và xử lí vi phạm pháp luật chứng khoán Quan

hệ pháp luật giữa các chủ thể kinh doanh chứng khoán, quan hệ giữa tô chức phát hành với nhà đầu tư, quan hệ giữa nha đầu tư với công ti chứng khoán thể hiện sự tự nguyện, bình đăng thực sự giữa các bên trong quá trình thiết lập quan hệ và thực hiện hành vi liên quan đến chứng khoán.

Căn cứ vào lĩnh vực phát sinh trên thị trường chứng khoán,

Trang 32

quan hệ pháp luật chứng khoán được phân chia tương ứng với các

quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật chứng khoan."”

Việc xác định tiêu chí và phân loại quan hệ pháp luật chứng

khoán có ý nghĩa pháp lí quan trọng phù hợp với các đối tượng

khác nhau Nhà làm luật sử dụng tiêu chí và nội dung phân chia

quan hệ pháp luật dé ban hành hệ thống các văn bản đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm quan hệ pháp luật chứng khoán Đối với các đối tượng áp dụng pháp luật hoặc tuân thủ pháp luật, việc xác định đúng loại quan hệ cùng với tính chất

của chúng giúp chúng ta có cách ứng xử đúng đắn hoặc áp dụng

pháp luật phù hợp.

Rõ ràng, việc phân loại quan hệ pháp luật chứng khoán cho

thấy các loại chủ thể tham gia quan hệ Các chủ thể kinh doanh chứng khoán là loại chủ thể quan trọng và chủ yếu của quan hệ pháp luật chứng khoán Nhóm chủ thé này có thé là công ti chứng khoán, công ti quản lí quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức lưu kí , là các chủ thê kinh doanh có điều kiện và đều có mục đích chung khi thiết lập quan hệ pháp luật chứng khoán là tính sinh lời của quan hệ Tổ chức phát hành chứng khoán, nhà đầu tư cũng là những loại chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thường xuyên trên thị trường chứng khoán với mục đích tạo nguồn von va sử dung von dựa trên lợi thé thị trường Sự khác biệt giữa chủ thé phát hành với nhà đầu tư chứng khoán không chỉ thể hiện ở mục tiêu khi tham gia quan hệ mà còn thé hiện ở điều kiện tham gia quan hệ với đối tượng khác trên thị trường Xét theo nhóm quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của luật chứng khoán còn thay sự tồn tại của các chủ thé tổ chức, hỗ trợ thị trường Thị trường chứng khoán càng phát triển và phức tạp thì chủ thê tổ chức, hỗ trợ thị trường càng đa dạng và thé

hién r6 nét vai tro cua minh.

(1) Nội dung này được phân tích tai mục | “Dinh nghĩa luật chứng khoán”.

Trang 33

Trên thị trường chứng khoán, căn cứ phát sinh quan hệ pháp

luật chứng khoán là hành vi pháp lí liên quan đến chứng khoán (sự kiện pháp lí) và sự ton tại của quy phạm pháp luật điều chỉnh

chính loại hành vi đó (cơ sở pháp lí) Hành vi pháp lí phải được

thực hiện bởi một chủ thé cu thé, cho dù đó là chủ thé quản lí nhà nước hay các chủ thé, có mục dich và nội dung liên quan đến chứng khoán Đối với cơ sở pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật chứng khoán cũng không hoàn toàn ồn định và bat biến Chúng cũng làm thay đổi, hình thành hay chấm dứt một quan hệ pháp luật chứng khoán cụ thé Chang hạn, Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 phát sinh hiệu lực làm chấm đứt quan hệ xin

phép phát hành chứng khoán ra công chúng theo Nghị định

48/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 Luật Chứng khoán năm 2006

phát sinh hiệu lực làm thay đổi nội dung hoạt động của công ti chứng khoán, công ti quản lí quỹ đầu tư chứng khoán; làm hình thành quan hệ giữa công ti đại chúng với UBCKNN Luật số 62/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán có hiệu lực tạo điều kiện pháp lí cho sự hiện diện và thực hiện hoạt động quản lí nhà nước đối với Quỹ dau tư bat động sản.

3 Hệ thống môn học luật chứng khoán

Xuất phát từ nội dung cơ bản của pháp luật cũng như yêu cầu mang tính chất lí luận, những nhiệm vụ đặt ra cho môn học luật,

môn học luật chứng khoán được xây dựng với những nội dung cơbản sau đây:

3.1 Khai niệm luật chứng khoán

Chương khái niệm luật chứng khoán cung cấp những kiến thức cơ bản liên quan đến chứng khoán, thị trường chứng khoán thông qua việc nghiên cứu hình thức pháp lí, bản chất kinh tế của chứng khoán cùng với các đặc điểm của nó; hình thái và đặc điểm của thị

trường chứng khoán Bên cạnh đó, chương khái niệm luật chứng

Trang 34

khoán cũng là tiền đề cho việc nghiên cứu các vấn đề cụ thể cấu thành môn học luật chứng khoán, lí giải sự cần thiết và tính liên kết, hệ thống giữa các chương được đề cập trong giáo trình này.

3.2 Chế định pháp luật về chào bán chứng khoán

Pháp luật chao ban chứng khoán là tổng thé quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động liên quan đến việc tô chức chào bán chứng khoán mới trên thị trường sơ cấp dé có được lượng vốn nhất định

theo các mục tiêu định trước Pháp luật về vấn đề này quy định các

loại chứng khoản, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức phát hành với nhà đầu tư Phụ thuộc vào hình thức phát hành riêng lẻ, phát hành ra công chúng và do yêu cầu quản lí của Chính phủ mà pháp luật

đưa ra các quy định cho phù hợp Mục đích của pháp luật trong

lĩnh vực này nhằm kiểm soát nguồn cung ứng hàng hoá cho thị trường chứng khoán; đảm bảo ban đầu về lợi ích của các nhà đầu tư nói riêng và 6n định kinh tế nói chung, giảm thiểu nguy cơ tủi ro xảy ra trong lĩnh vực huy động vốn bằng phát hành chứng khoán Nói chung, vấn đề chứng khoán được chào bán ra công chúng và quy định về chào bán ra công chúng thường được quan tâm và quản lí chặt chẽ Các quy định về việc phát hành chứng khoán ra công chúng phụ thuộc vào cơ chế quản lí thị trường chứng khoán Hiện nay, các quốc gia thường lựa chọn sử dụng một trong hai cơ chế cơ bản: quản lí theo chế độ quản lí chất lượng hoặc quản lí

theo chế độ đăng kí Nội dung cơ bản của việc quản lí theo chất

lượng là pháp luật xác định tiêu chuẩn cho tổ chức phát hành Đại

diện cho các quốc gia quản lí theo mô hình này như Trung Quốc,

Nhật Bản, Hàn Quốc Việt Nam cũng đã từng lựa chọn phương pháp quản lí theo chất lượng.” Biểu hiện cao nhất của chế độ quan li theo chất lượng là dé được chào bán ra công chúng phải có

(1).Xem: Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998 về chứng khoán và thị

trường chứng khoán.

Trang 35

giấy phép phát hành; các quan hệ trong quá trình phát hành, quan hệ giữa t6 chức phát hành với tổ chức bảo lãnh phát hành, giữa các tô chức bảo lãnh phát hành theo nhóm, giữa tổ chức phát hành với người đầu tư được quy định và giám sát chặt chẽ Việc quản lí chặt chẽ này được lí giải bởi yêu cầu đảm bảo cho chứng khoán cho thị trường tập trung có chất lượng cao đồng thời cũng đảm bảo những thông tin cần thiết đủ để đánh giá cơ hội đầu tư mà nhà đầu tư dự định thực hiện Nội dung cơ bản của quản lí theo chế độ đăng kí là pháp luật không quy định các điều kiện cho chứng khoán phát hành mà lại quy định rất chi tiết về công bố thông tin, công tác hậu kiểm có vai trò cực kỳ quan trọng Quốc gia điển hình thức hiện mô hình quản lí chứng khoán theo chế độ đăng kí

là Hoa Kỳ, Thái Lan.

Đối với các chứng khoán phát hành riêng lẻ, thủ tục, điều kiện đơn giản hơn Phát hành riêng lẻ không đòi hỏi chủ thé phát hành phải công bố thông tin Các quy định quản lí hình thức phát

hành này dưới dạng quản lí vĩ mô thị trường chứng khoán với tư

cách là một kênh huy động vốn: đây là luồng vốn được huy động từ việc phát hành Sự khác biệt này xuất phát từ chính yêu cầu và

quy mô của phát hành riêng lẻ so với phát hành ra công chúng;

mặt khác đây cũng là phương thức cần thiết để đưa ra những lựa chọn khác nhau cho nhà đầu tư trên các bộ phận của thị trường

chứng khoán tổng thé.

Về chủ thể có quyền phát hành chứng khoán được coi là bộ phận chiếm tỉ lệ cao trong toàn thể các chủ thể tham gia thị trường, có ảnh hưởng quyết định tới bộ phận thị trường sơ cấp Ở những quốc gia theo hệ thống luật thành văn (Civil Law), quy định về phát hành chứng khoán được ban hành trong luật chứng khoán và kinh doanh chứng khoán Ở những nước theo hệ thống

luật chung (Common Law), Luật công ti giữ vai trò trọng tâm va

Trang 36

bao trùm lên hoạt động phát hành chứng khoán Có thể nói rằng, luật chứng khoán và luật công ti có mỗi quan hệ khang khít với nhau về vấn đề phát hành chứng khoán đặc biệt là phát hành

chứng khoán ra công chúng, trong đó quy định việc phát hành,

niêm yết, giao dịch, thanh toán và giám sát chứng khoán Trong trường hợp này, việc phát hành chịu sự chi phối của luật chứng

khoán và việc xin phép phát hành phải do cơ quan quản lí thịtrường chứng khoán cho phép Sau khi phát hành trên thị trường

thứ cấp, các chứng khoán sẽ được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán theo quy định của luật chứng khoán Đối với những nước theo hệ luật chung (Liên hiệp Anh, Ấn Độ, Úc), Luật công ti điều chỉnh cả vấn đề phát hành chứng khoán ra công chúng và

phát hành riêng lẻ Tại những nước này, luật chứng khoán chỉ quyđịnh tới từng lĩnh vực của thị trường chứng khoán mà thôi.

Pháp luật Việt Nam cũng đặt yêu cầu cụ thể về chứng khoán được phép phát hành bao gồm cổ phiếu, chứng chỉ quỹ dau tư, trái phiếu và các chứng khoán khác Việc phát hành cũng được quy

định riêng cho từng phương thức chào bán ra công chúng và phát

hành riêng lẻ Đối tượng được phép phát hành bao gồm chính quyền trung ương va địa phương; công ti nhà nước, công ti cd phan, công ti TNHH, công ti quản lí quỹ đầu tư Chế định này giải quyết những vấn đề pháp lí cơ bản nhằm chỉ rõ các loại chứng khoán có thé được phát hành dé tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán, các chủ thể được phép phát hành gắn với điều kiện, trình tự, thủ tục cho mỗi phương thức phát hành có thể được lựa chọn.

Bên cạnh những nội dung liên quan đến các loại chứng khoán, điều kiện và phương thức phát hành được các tổ chức lựa chon, pháp luật cũng quy định đến đối tượng là công ti đại chúng.” Việc

(1).Xem: Chương 3 Luật chứng khoán.

Trang 37

đặt ra những quy định về công ti đại chúng xuất phat từ yêu cầu bảo vệ thị trường, bảo vệ người đầu tư cũng như đảm bảo tính minh bạch của thị trường Những quy định liên quan đến quản tri công ti, đăng kí chế độ công ti đại chúng, chế độ công bố thông tin, giao dịch chào mua công khai nhằm giải quyết những mục tiêu này.

3.3 Pháp luật về mô hình t6 chức, hoạt động của thị trường chứng khoán có tổ chức

Thị trường thứ cấp là nơi diễn ra các giao dịch về chứng khoán đã phát hành tại thị trường sơ cấp Tuy theo mục đích, chất lượng, phương thức hoạt động, thị trường thứ cấp có thể là thị trường tập

trung, thị trường phi tập trung, thị trường tự do Thông thường,pháp luật thị trường chứng khoán tập trung được coi là khâu trung

tâm của thị trường chứng khoán thứ cấp Đối với thị trường phi tập trung, Nhà nước có thể chỉ thực hiện quản lí ở tầm vĩ mô; hoạt động quản li cụ thé đối với mô hình thị trường này thường do các tổ chức tự quản đảm nhiệm.

Là bộ phận trung tâm đồng thời cũng là bề nỗi của thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán tập trung luôn có tổ chức

chặt chẽ và hoạt động tai thị trường trên cơ sở các quy định pháp

luật nghiêm ngặt Dé đảm bảo thành công cho thị trường, những quy định liên quan đến tô chức và hoạt động của thị trường tập

trung là một nội dung quan trọng của pháp luật chứng khoán và thị

trường chứng khoán Nếu như các bộ phận khác của khung pháp luật thị trường chứng khoán có thé được ghi nhận trong luật chứng khoán hoặc các văn bản pháp luật riêng biệt thì nội dung t6 chức

và hoạt động của thị trường tập trung thường được quy định trong

luật chứng khoán, ké cả ở những nước có Luật công ti bao trùm Thông thường, những quy định về tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán tập trung thường đề cập tới những nội

dung sau:

Trang 38

- Hình thức pháp lí cho sự tồn tại của thị trường tập trung,

trong đó xác định mô hình cho thị trường hoạt động Thị trường

tập trung tuỳ theo quy mô và điều kiện thực tế mà có thé là sở giao

dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán;

- Cơ cau tô chức, quản trị, điều hành của sở giao dịch chứng

khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán;

- Hình thức sở hữu đối với sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán Tuỳ theo từng quốc gia cụ thẻ, thị trường tập trung có thê được hình thành trên cơ sở sở hữu nhà nước, sở hữu thành viên hay sở hữu cô phần Những yêu cầu này phải được quy định cụ thé và cũng có thé thay đổi theo điều kiện thực tế;

- Nhiệm vụ và chức năng hoạt động;

- Cơ chế điều chỉnh băng pháp luật hoạt động của các thành

viên cũng như tư cách của các thành viên;

- Điều kiện cho các loại chứng khoán được phép niêm yết hoặc giao dịch tại thị trường tập trung Tuỳ theo điều kiện và mức độ phát triển của từng thị trường mà có thể tách bạch hoặc gộp giữa chứng khoán niêm yết, giao dịch;

- Chế độ tài chính và các vấn đề có liên quan.

Ở Việt Nam, những nội dung cơ bản thị trường chứng khoán tập trung đã được xác định tương đối cụ thể và có nhiều điểm tương đồng pháp luật các quốc gia khác về vấn đề này Thị trường chứng khoán tập trung Việt Nam trong thời gian dau tồn tại đưới hình thức

trung tâm giao dịch chứng khoán, là một đơn vị của UBCKNN.

Giai đoạn phát triển tiếp theo sẽ được chuyên sang mô hình sở giao dịch chứng khoán Nếu trong giai đoạn đầu, đây là mô hình đơn vị sự nghiệp có thu thì xu hướng tất yếu hiện nay là chuyên sang mô hình pháp nhân độc lập Pháp luật quy định cụ thể nhiệm

vụ, nội dung hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoản.

Trang 39

3.4 Pháp luật về chủ thể kinh doanh chứng khoán

Kinh doanh chứng khoán quyết định sự sôi động và hiệu quả của thị trường Thông thường, các quốc gia khi quy định về kinh doanh chứng khoán là quy định những vấn đề liên quan tới các đối tượng trực tiếp tham gia vào thị trường nhằm mục đích kiếm lời Vì vậy pháp luật về kinh doanh chứng khoán quy định về các tổ

chức kinh doanh và làm dịch vụ cho các hoạt động chứng khoán

và thị trường chứng khoán.

Tổ chức kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp thường là thành viên thị trường chứng khoán tập trung Về thành viên của thị

trường chứng khoán có sự quy định khác biệt giữa pháp luật các

nước Đối với các nước có thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Úc, pháp luật cho phép pháp nhân và cá nhân có đủ điều kiện đều được phép tham gia kinh doanh trên thị trường Đối với các quốc gia khác như Đức, Liên bang Nga, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, pháp luật chỉ cho phép pháp nhân đủ điều kiện mới được tham gia Ngay đối với quy định về pháp nhân, pháp luật cũng quy định không giống nhau về vấn đề này mà còn tuỳ thuộc vào đặc điểm của hệ thống tô chức tín dụng Đối với các quốc gia có hoạt động ngân hang da năng, các ngân hang có thé

nhân danh chính mình tham gia kinh doanh chứng khoán; đại diện

cho mô hình này là Đức, Pháp Các quốc gia có hoạt động ngân hàng chuyên doanh, các ngân hàng muốn tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán phải thông qua hệ thống các công ti con; dai diện cho mô hình này là Hồng Kông, Trung Quốc Mỗi mô hình

có những ưu thế và nhược điểm riêng, liên quan đến việc tách bạch

hoạt động kinh doanh ngân hàng với kinh doanh chứng khoán;

phân tán rủi ro giữa các hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh doanh Về nội dung kinh doanh chứng khoán cũng có khác nhau Có những quốc gia quy định mang tính liệt kê các hình thức kinh

Trang 40

doanh nhưng nhiều quốc gia khác lại không quy định cụ thể hoặc

có quy định nhưng kèm theo là những quy định mở.

Việc nghiên cứu cơ cấu, điều kiện thành viên, nội dung kinh doanh chứng khoán ở các quốc gia nhằm tìm ra ưu, nhược điểm của từng mô hình, điều kiện áp dụng chúng trong từng quốc gia, từng giai đoạn cụ thé từ đó có phương án tối ưu.

Đối với Việt Nam, pháp luật quy định rõ chỉ các các loại chủ thé kinh doanh chứng khoán cùng với nội dung nội dung được phép tiến hành cho mỗi loại chủ thể mới là thành viên sở giao dịch

chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán Công tichứng khoán là pháp nhân được thành lập và hoạt động với nội

dung chủ yếu: tự doanh, bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới, tư van đầu tu Công ti quan lí quỹ đầu tư chứng khoán là pháp nhân thực hiện hoạt động quản lí quỹ đầu tư chứng khoán, công ti đầu tư chứng khoán, quản lí danh mục đầu tư chứng khoán, tư vấn đầu tư.

Ngoài việc quy định các chủ thể tham gia trực tiếp vào thị trường, coi đó là mục đích kinh doanh chính của mình, một đối tượng cũng rất đáng được quan tâm đó là các nhà đầu tư chứng khoán Pháp luật các nước đều quy định điều kiện tham gia và van đề bảo vệ lợi ích của họ Những quy định này có thể được ghi nhận tại luật chứng khoán hoặc có quốc gia ban hanh luật riêng dé bảo vệ nhà dau tư (chang hạn như Nhật Ban) Các nguyên tắc điều chỉnh liên quan đến loại chủ thể này có thể ghi nhận trong các văn bản pháp luật khác như luật đầu tư, bộ luật dân sự, luật thương mại Nói chung, pháp luật liên quan đến van dé này thường điều

chỉnh những nội dung sau:

- Tính công khai của các thông tin liên quan đến chứng khoán và người phát hành chứng khoán, chống giao dịch nội bộ, các chế tài cần thiết nếu vi phạm những quy định đó.

Ngày đăng: 07/04/2024, 14:33

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w