1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật - Trường Đại học Luật Hà Nội, Vũ Thị Lan Anh chủ biên, Đỗ Ngân Bình

288 94 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo trình Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật
Tác giả Pgs.Ts. Vũ Thị Lan Anh, Ts. Đỗ Ngân Bình
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật
Thể loại giáo trình
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 288
Dung lượng 39,47 MB

Nội dung

Tư vấn pháp luật của cộng tác viên là việc tư vẫn pháp luật do những người được công nhận là cộng tác viên của các trungtâm tư vấn pháp luật hay trung tâm trợ giúp pháp lý và được cấpthẻ

Trang 1

GIÁO TRÌNH

KỸ NANG CHUNG

VỀ TƯ VAN PHÁP LUẬT

Trang 2

Giáo trình này đã được Hội đông nghiệm thu giáo trình Trường Đại học Luật Hà Nội (thành lập theo Quyết định số 880/QD-DHLHN ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội) dong ý thông qua ngày 22 tháng 4 năm 2021 và được Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội cho phép xuất bản theo Quyết định

số 4460/QD-DHLHN ngày 16 tháng 12 năm 2021.

Mã số: TPG/K - 22 - 33 1023-2022/CXBIPH/06-107/TP

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

GIÁO TRÌNH

KY NANG CHUNG

VE TU VAN PHAP LUAT

NHA XUAT BAN TU PHAP

Trang 4

Chủ biênPGS.TS VŨ THỊ LAN ANH

Tập thể tác giả

Chương 1, Chương 3 (mục ID,

PGS.TS VŨ THỊ LAN ANHGS.TS VU THỊ LAN AN Chương 6 (mục I)

TS DO NGAN BINH Chuong 4

Chuong 2

TS VU VAN CUONG :

Chương 3 (phan 1, 2, 3 mục I)Chương 3 (phần 4 mục I,ThS NGUYEN THỊ BICH HCEk NGUYEN TH] BUCH BONS ons THỊ Chums

PGS.TS BUI THI HUYEN Chương 7

ThS PHAN VU Chương 6 (mục II, IIL, IV, V)

Trang 5

LỜI GIỚI THIỆU

Trong bối cảnh cải cách tư pháp, pháp luật và hội nhậpquốc tế, nhu cầu về tư van pháp luật của xã hội ngày càng tăng

và trở nên đa dạng Tư vấn pháp luật trở thành một hoạt độngkhá phổ biến trong xã hội hiện đại, góp phan phổ biến, tuyêntruyền, nâng cao hiểu biết pháp luật của các tô chức, cá nhân;giải đáp, hướng dẫn họ cách thức bảo vệ có hiệu quả quyên và lợiích hợp pháp của mình; góp phần giảm bớt những tranh chấptrong xã hội, giảm gánh nặng cho các cơ quan tô tụng

Kỹ năng tư vấn pháp luật là kỹ năng quan trọng và cầnthiết cho những người làm việc liên quan đến pháp luật, dù ở vịtrí công tác nào Nhằm góp phần nâng cao năng lực và rènluyện kỹ năng nghé nghiệp cho sinh viên, Trường Đại học Luật

Hà Nội đã triển khai giảng dạy môn học “Kỹ năng chung về tưvan pháp luật” trong chương trình đào tạo trình độ cử nhân luật

Đề phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn họcnày, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tô chức biên soạn

“Giáo trình Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật” nhằm cungcấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong hoạt động hành

Trang 6

nghề tư vấn pháp luật, giúp người học bước đầu làm quen vớihoạt động nghề nghiệp này Giáo trình được thiết kếgồm 07 chương, trong đó Chương 1 và Chương 2 cung cấpnhững kiến thức cơ bản về tư vấn pháp luật và kỹ năng tư vấnpháp luật, từ Chương 3 đến Chương6 trang bị cho người học các

kỹ năng chung về tư van pháp luật như: các kỹ năng thiết lập vàphát triển quan hệ với khách hàng yêu cầu tư vấn pháp luật, các

kỹ năng giải quyết yêu cầu tư vẫn pháp luật, các kỹ năng tư vấnpháp luật bằng lời nói và văn bản Bên cạnh đó, do pháp luật quyđịnh các trung tâm tư vấn pháp luật được hoạt động trong lĩnhvực đại diện ngoai tố tụng, vì thế, Chương 7 của Giáo trình trìnhbày về các kỹ năng đại diện ngoài tố tụng, tuy về bản chất đâykhông phải là hoạt động tư vẫn pháp luật

Mặc dù tập thể tác giả đã hết sức cố gắng nhưng Giáo trình

khó tránh khỏi những khiếm khuyết Chúng tôi rất mong nhậnđược những đóng góp của các độc giả để tiếp tục hoàn thiệnGiáo trình này trong những lần xuất bản tiếp theo

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Hà Nội, thang 8 năm 2022

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

Trang 7

Chương 1

NHỮNG VAN DE CƠ BẢN VE TƯ VẤN PHÁP LUẬT

I KHÁI QUAT VE TƯ VAN PHÁP LUẬT

1 Khái niệm tư vẫn pháp luật

Trong nhà nước pháp quyền, nguyên tắc thượng tôn phápluật trở thành “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt toàn bộ hoạt động củađời sống kinh tế, chính trị, xã hội Mọi cá nhân, t6 chức phảituân thủ pháp luật Tuy nhiên, trong xã hội, hiểu biết về phápluật của mọi người không đồng đều: những người được đào tạo

và công tác ở lĩnh vực pháp luật thì am hiểu pháp luật, nhữngngười không được đào tạo ngành luật và công tác ở lĩnh vựckhác thì hiểu biết pháp luật ở mức độ cơ bản, có những ngườichỉ hiểu biết “lơ mơ” về pháp luật, thậm chí có người khônghiểu biết về pháp luật dé dẫn đến việc vi phạm pháp luật Vìthế, khi cần một lời khuyên, hướng dẫn về vấn đề pháp luật,người ta hay tìm đến các chuyên gia pháp lý, luật sư, tư vấnviên pháp luật dé được tư van Đặc biệt là trong điều kiện cảicách tư pháp và hội nhập quốc tế, nhu cầu về tư vấn pháp luậtcủa xã hội ngày càng tăng và đa dạng Vì thế, tư van pháp luậttrở thành một hoạt động khá phổ biến trong xã hội hiện dai.Dưới góc độ ngôn ngữ học, thuật ngữ “tư vấn” bắt nguồn từtiếng Latinh “consultare” (có nghĩa là “dé tranh luận, trao đổi”).Ngày nay, thuật ngữ này được dùng để chỉ một hoạt động nghề

Trang 8

nghiệp khi đưa ra lời khuyên, ý kiến chuyên môn trong mộtlĩnh vực nào đó Theo Từ điển Tiếng Việt, tư vấn là việc phátbiểu ý kiến về những vấn đề được hỏi đến, nhưng không cóquyền quyết định! Tư van có thê thực hiện trong mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội, từ tư vẫn tâm lý đến tư vấn trong các lĩnhvực kinh tế - kỹ thuật như tư vấn đầu tư, tư vẫn xây dựng, tư

van pháp luật v.v., khi có người yêu cầu một người khác đưa ra

ý kiến của mình về một vấn đề nào đó và ý kiến này chỉ mangtính chất tham khảo, hướng dẫn mà không mang tính quyếtđịnh, bắt buộc người được tư vấn phải tuân thủ Tư vẫn phápluật, vì thé, có thé được hiểu là việc đưa ra ý kiến chuyên mônkhông có giá trị bắt buộc về những vấn đề liên quan đến phápluật khi được yêu cầu

Dưới góc độ luật học, tư van pháp luật là một hoạt độngnghề nghiệp của luật sư, trợ giúp viên pháp lý, tư vấn viên phápluật và một số chức danh nghề nghiệp khác Theo Giáo trình

Kỹ năng tư vấn pháp luật của Học viện Tư pháp, tư vấn phápluật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng phápluật, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp khách hàng thực hiện

và bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của họ.?

Hoạt động tư van pháp luật được quy định trong một số vănbản quy phạm pháp luật Theo Luật Luật sư năm 2006, sửa đôi,

bổ sung năm 2012 (sau đây gọi là Luật Luật sư), tư vấn pháp

! Viện Ngôn ngữ hoc, GS Hoàng Phê (Chủ biên), Tir điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức,

Hà Nội, 2018, tr.1359.

? Học viện Tư pháp, TS Phan Chí Hiếu - ThS Nguyễn Thi Hang Nga (Chủ biên), Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2012, tr.10.

Trang 9

luật được quy định là một trong các loại hình dịch vụ pháp lýcủa luật sư (Điều 4) Khoản 1 Điều 28 Luật Luật su quy định cụthê hơn: “Ti vấn pháp luật là việc luật sư hướng dan, dua ra ýkiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việcthực hiện quyên, nghĩa vụ của họ” Luật Trợ giúp pháp lýnăm 2017 (sau đây gọi là Luật Trợ giúp pháp lý) coi tư vấnpháp luật là một hình thức trợ giúp pháp lý (Điều 27), theo đó,

tư vấn pháp luật là việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp soạnthảo văn bản liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, vướng mắcpháp luật, hướng dẫn giúp các bên hòa giải, thương lượng,thống nhất giải quyết vụ việc (Điều 32) Như vậy, có thể thấykhái niệm tư van pháp luật ở hai văn bản luật khá tương đồng,chủ yếu liệt kê các công việc mà người tư vấn pháp luật thựchiện mà chưa đưa ra khái niệm mang tính bao quát về tư vấnpháp luật Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 củaChính phủ về tư vấn pháp luật (sau đây gọi là Nghị định

số 77/2008/NĐ-CP) cũng không đưa ra khái niệm tư vẫn phápluật mà chủ yéu quy định về hoạt động tư vấn pháp luật của cáctrung tâm tư vấn pháp luật Thông tư số 01/2010/TT-BTPngày 09/02/2010 của Bộ Tư pháp quy định chỉ tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP(sau đây gọi là Thông tư số 01/2010/TT-BTP) cũng chỉ chỉ tiếthóa các hoạt động tư vấn pháp luật mà các trung tâm này đượcthực hiện, cụ thể là:

“1 Hướng dẫn, giải đáp pháp luật;

2 Tư vấn, cung cấp ý kiến pháp lý;

3 Soạn thảo đơn, hợp đồng, di chúc và các giấy tờ khác;

Trang 10

4 Cung cấp văn bản pháp luật, thông tin pháp luật;

5 Đại điện ngoài tố tụng cho người được tư vấn pháp luật

để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật, trừtrường hợp pháp luật có quy định khác” (Điều 3)

Như vậy, có thể thấy, các văn bản quy phạm pháp luậtkhông đưa ra định nghĩa tư vấn pháp luật mà chỉ liệt kê cáccông việc mà người tư van pháp luật có thé thực hiện Các côngviệc này chỉ có thể thực hiện khi có yêu cầu của người khác -người yêu cầu tư vấn Người tư vấn pháp luật phải là người cótrình độ và hiểu biết nhất định về pháp luật thì mới có thé dua

ra ý kiến chuyên môn như một lời khuyên, lời hướng dẫn chongười được tư vấn Ngoài việc đưa ra ý kiến chuyên môn,người tu van pháp luật có thể thực hiện một số công việcchuyên môn khác như cung cấp văn bản pháp luật, thông tinpháp lý; soạn thảo các văn bản, giấy tờ; đại diện khách hàngtrong các công việc ngoài thủ tục tô tụng tại Tòa án, Trọngtài Tuy nhiên, không phải tất cả các hoạt động kể trên đều là

tư van pháp luật Về bản chat, tư vấn pháp luật là việc cung cấp

ý kiến chuyên môn pháp lý về vấn đề liên quan đến pháp luật.Tuy nhiên, cùng với yêu cầu của thực tiễn, nội hàm khái niệm

tư vấn pháp luật được mở rộng hơn trong các văn bản quyphạm pháp luật của Việt Nam cho phù hợp với thực tế nhữngcông việc mà một người tư vấn pháp luật có thé làm, mangcùng tinh chất tư van cho khách hàng như hướng dẫn kháchhàng, cung cấp văn bản pháp luật, giúp khách hàng soạn thảovăn bản, giấy tờ Nhưng tư vấn pháp luật không bao gồm đạidiện ngoài tố tụng Điều 28 Luật Luật sư, các điều 31, 32, 33

Trang 11

Luật Trợ giúp pháp lý thé hiện rõ quan điểm này khi phân biệt

tư vẫn pháp luật với đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp

lý khác Tuy nhiên, Điều 3 Thông tư số 01/2010/TT-BTP quyđịnh về hoạt động tư van pháp luật lai mở rộng phạm vi cáchoạt động tư vấn pháp luật sang cả hoạt động đại diện ngoài tốtụng Điều này có thê lý giải là do Thông tư số 01/2010/TT-BTPquy định các hoạt động tư vấn pháp luật mà các trung tâm tưvan pháp luật được thực hiện, nhưng không đưa ra khái niệm tưvấn pháp luật như Luật Luật sư Như vậy, có thể khẳng địnhrằng, xét về ban chat, đại diện ngoài tô tụng không phải là tưvấn pháp luật mà đây là các hoạt động dịch vụ khác nhau,nhưng có thé do cùng một chủ thé tư van pháp luật thực hiện.Xuất phát từ bản chất của tư vấn pháp luật, dựa trên các quyđịnh pháp luật về hoạt động tư van pháp luật, có thé đưa ra kháiniệm tư vấn pháp luật như sau: 7 vấn pháp luật là một hoạt độngdich vụ nghệ nghiệp, theo đó, người có trình độ hiểu biết phápluật dua ra lời khuyên, ý kiến pháp lý hoặc giải pháp về các vấn

dé liên quan đến pháp luật theo yêu cau của khách hàng nhằmgiúp họ hiểu và quyết định cách thức bảo vệ có hiệu quả quyén và

lợi ích hợp pháp của mình.

Dé có thé tư van pháp luật hiệu quả, người tư van cần phântích, đánh giá vụ việc trên cơ sở thông tin, tài liệu mà kháchhàng cung cấp, đối chiếu với quy định pháp luật, từ đó đưa ralời khuyên, ý kiến pháp lý hoặc các giải pháp giúp khách hànghiểu rõ van dé, có hành động đúng pháp luật nham bảo vệ cácquyên và lợi ích hợp pháp của mình

Trong khuôn khổ Giáo trình này, tư van pháp luật được

Trang 12

hiểu theo nghĩa rộng, bao trùm các hoạt động mà người tư vấnpháp luật có thê thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

2 Đặc điểm của tư vấn pháp luật

Từ khái niệm nêu trên, có thể thấy tư vấn pháp luật cócác đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, tư vấn pháp luật là một loại hình dịch vụ thuộc lĩnhvực pháp luật.

Về bản chất, đây là hoạt động cung ứng dịch vụ trong một

lĩnh vực đặc thù là lĩnh vực pháp luật, hay còn được gọi là dịch

vụ pháp lý Dịch vụ pháp lý bao gồm rất nhiều hoạt động nhưtham gia tố tụng, cung cấp ý kiến pháp lý, soạn thảo văn bản,giấy tờ, đại diện ngoài tố tụng Như vậy, tư vấn pháp luật chỉ làmột loại hình dịch vụ pháp lý Với tính chất là một loại dịch vụ,

tư van pháp luật cũng mang bản chất của dich vụ nói chung vàdịch vụ pháp lý nói riêng, đó là thực hiện công việc để nhận thùlao Tuy nhiên, tư van pháp luật còn mang những nét đặc thù.Một là, dịch vụ có thé không thu thù lao, ví dụ: tư van pháp luậttrong trợ giúp pháp lý hay tư van pháp luật miễn phí Hai /à, đây

là dịch vụ sử dụng trí tuệ, lao động trí óc dé làm nên sản phẩm tưvan va sản phẩm thường là kết tinh kiến thức, kinh nghiệm củangười làm dịch vụ Ba /à, sản phẩm tư vấn pháp luật thường hữuhình (ví dụ: thư tư van, đơn từ hay di chúc được soạn thảo ).Thứ hai, chủ thé quan hệ tư vấn pháp luật gom hai bên:người tư vấn và người được tư vấn

Người tư vấn pháp luật là người thực hiện dịch vụ, bao gồm

cá nhân và tổ chức đáp ứng điều kiện pháp luật quy định dé

Trang 13

được quyền tư vấn pháp luật Cá nhân phải là một số chức danhnghề nghiệp đã được pháp luật quy định như tư vấn viên phápluật, luật sư, trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên Cá nhân tưvan pháp luật phải là cá nhân đang hành nghề luật, tức là nhữngngười hiểu biết pháp luật một cách sâu sắc Việc đưa ra các ýkiến tư van, mặc du không mang tinh bắt buộc nhưng lai có ýnghĩa định hướng đối với khách hàng, thường là những ngườikhông hoặc ít hiểu biết các vấn đề pháp luật Vì thế, pháp luậtbắt buộc người tư vẫn pháp luật phải đáp ứng một số yêu cầunhất định như yêu cầu về nhân thân, chuyên môn, nghiệp vụ (vídụ: Điều 19 Nghị định số 77/2008/NĐ-CP; Điều 10,Điều 11 Luật Luật sư; Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý) Tổ chức

có chức năng tư van pháp luật phải là các tô chức hành nghềluật như văn phòng luật sư, công ty luật, trung tâm tư vấn pháp

luật, trung tâm trợ giúp pháp lý

Người được tư vấn là người được cung ứng dịch vụ, có thể

là tổ chức hoặc cá nhân Người được tư vẫn thường là người yêucầu tư vẫn nhưng cũng có trường hợp không phải là người yêucầu tư vấn mà chỉ là người thụ hưởng dịch vụ tư vấn

Thứ ba, nội dung cua dich vụ tu vấn pháp luật kha da dạng.Nội dung dịch vụ chính là các công việc mà người làm dịch

vụ phải thực hiện Theo các quy định hiện hành, tư vấn phápluật không chỉ là cung cấp ý kiến pháp lý, mà còn là hướng dẫn,giải đáp pháp luật; soạn thảo đơn, hợp đồng, di chúc và cácgiấy tờ khác; cung cấp văn bản pháp luật, thông tin pháp luật (Điều 28 Luật Luật sư, Điều 32 Luật Trợ giúp pháp lý, Điều 3Thông tư số 01/2010/TT-BTP) Người yêu cầu tư van có thé

yêu cầu từng dịch vụ đơn lẻ hay kết hợp một số dịch vụ.

Trang 14

Thứ tư, cơ sở pháp ly để hình thành quan hệ tư vấn phápluật là hợp đồng dịch vụ.

Dé người tư van pháp luật có thé thực hiện dịch vụ, trướchết cần có yêu cầu của người có nhu cầu sử dụng dịch vụ đó.Yêu cầu được thể hiện bằng hình thức hợp đồng dịch vụ Tronghợp đồng dịch vụ ghi nhận sự thỏa thuận giữa hai bên, xác định

rõ nội dung cần tư vấn, các yêu cầu cụ thé của người cần tuvấn, quyền và nghĩa vụ của các bên, thù lao dịch vụ, thời hạnthực hiện, yêu cầu bảo mật thông tin (nếu có), giải quyết tranhchấp Hợp đồng được ký kết hợp pháp sẽ làm phát sinh quyền

và nghĩa vụ giữa bên tư van và bên được tư van Người tư vanpháp luật thực hiện tư van trong phạm vi công việc được quyđịnh trong hợp đồng Mọi khiếu nại, thắc mắc hay tranh chấp(nếu phát sinh) giữa hai bên sẽ được giải quyết trên cơ sở thỏathuận trong hợp đồng ký giữa hai bên phù hợp với quy địnhpháp luật Hợp đồng có thể có tên gọi là hợp đồng dịch vụ pháp

lý, hợp đồng tư van pháp luật Đối với hoạt động trợ giúppháp lý, hai bên không ký hợp đồng mà chỉ có Đơn yêu cầu trợgiúp pháp lý (điểm a khoản 1 Điều 29 Luật Trợ giúp pháp lý).Đối với những vụ việc tư van đơn giản ở trung tâm tư van phápluật, Thông tư số 01/2010/TT-BTP cho phép thực hiện trên cơ

sở Phiếu yêu cầu tư vấn mà không cần ký hợp đồng dịch vụ(khoản 2 Điều 8)

3 Vai trò của tư vấn pháp luật

Tư vấn pháp luật có vai trò rất quan trọng trong đời sốngkinh tế, chính trị, xã hội, góp phần đưa pháp luật vào cuộcsong, giúp các tổ chức, cá nhân hiểu biết pháp luật và tuân thủ

Trang 15

pháp luật, tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến pháp luậttrong đời sống xã hội cho phù hợp với quy định của Nhà nước.Thứ nhất, tư vấn pháp luật có vai trò quan trọng trong việcphổ biến, tuyên truyền pháp luật.

Bên cạnh các hình thức pho bién, giáo dục pháp luật khác, tư

van pháp luật là một hình thức hữu hiệu nhằm đưa pháp luật đếnvới người dân Thông qua sự hỗ trợ của những người có trình độ,

có chuyên môn về pháp luật và có kinh nghiệm thực tiễn, các tổchức, cá nhân nắm được và hiểu rõ hơn các quy định pháp luật

có liên quan tới vụ việc của bản thân, hiểu được quyền và nghĩa

vụ của mình Bằng cách đó, các quy định của pháp luật đi vàoCuộc sông một cách tự nhiên, hiệu quả

Phổ biến, tuyên truyền pháp luật bằng hình thức tư vanpháp luật khác với các hình thức tuyên truyền khác Các hìnhthức giới thiệu, phd biến qua các phương tiện thông tin đạichúng, qua tờ roi, qua các buổi tập huấn, nói chuyện mangtính một chiều và thụ động, hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vàoviệc đối tượng được hướng tới có tiếp nhận và quan tâm haykhông Trong khi đó, tư vấn pháp luật hướng tới đối tượng cụthê có nhu cầu được hiểu biết, làm rõ quy định pháp luật, mongmuốn tìm hiểu và thường phải trả tiền dé được tư van nên họ ratchủ động và có ý thức tiếp nhận thông tin Chính vì thế, phổbiến, tuyên truyền pháp luật qua tư vẫn pháp luật có hiệu quảtrực tiếp, rõ ràng

Thứ hai, tr vấn pháp luật giúp người được tư van nângcao hiểu biết pháp luật

Nhờ có hoạt động tư vấn pháp luật, các tô chức, cá nhân

Trang 16

hiểu biết hơn về các quy định pháp luật, đề từ đó có định hướng

hành vi ứng xử phù hợp với quy định pháp luật, tránh việc vi

phạm pháp luật dẫn tới hậu quả không mong muốn hoặc trongtrường hợp đã có vi phạm thì họ cũng hiểu rõ hơn thái độ củaNhà nước đối với hành vi vi phạm pháp luật của mình Nhữngngười chưa được đào tạo về pháp luật cũng như những ngườichỉ có kiến thức pháp luật cơ bản như một môn bắt buộc tại các

cơ sở giáo dục đại học khó có thể có được hiểu biết chuyên sâu

về các lĩnh vực pháp luật vốn rất đa dạng và phức tạp, dễ gặpkhó khăn trong việc áp dụng pháp luật Thậm chí có những

người có trình độ chuyên môn cao ở các lĩnh vực khác cũng có

nhu cầu được tư vấn pháp luật Thông qua tư van của chuyêngia pháp lý, họ hiểu biết sâu hơn, rõ ràng hơn về quy định phápluật và việc áp dụng pháp luật cho các trường hợp cu thé Nhờ

đó, hiểu biết pháp luật của họ được nâng cao đáng kẻ

Thứ ba, tu vấn pháp luật góp phan giảm bớt những tranhchap trong xã hội, giảm gánh nặng cho các cơ quan tô tụng.Khi giải đáp pháp luật, người tư vấn giúp cho đối tượngđược tư vấn hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình trong cácquan hệ pháp luật trên cơ sở các quy định hiện hành của phápluật, từ đó giúp họ hiểu mặt đúng, mặt sai của mình, hiểu được

vị thế, hoàn cảnh của mình để điều chỉnh hành vi ứng xử chophù hợp với pháp luật Người tư vấn có thể hướng dẫn cho cácđối tượng ứng xử đúng pháp luật trong từng hoàn cảnh cụ thé

để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình,

nhưng đồng thời cũng hiểu được nghĩa vụ phải tôn trọng quyền

và lợi ích hợp pháp của người khác Nhờ đó, những vướng mắc,mâu thuẫn có thể được hóa giải, tránh dẫn đến tranh chấp Nếu

Trang 17

đang có tranh chấp, họ hiểu rõ hơn về vị thế của mình trongtranh chấp đó dé có hướng giải quyết phù hợp, tránh làm tramtrọng hóa vụ việc, thậm chí có thể tránh trở thành vụ án hình

sự Nhiều trường hợp, nhờ có sự tư vấn pháp luật kịp thời màcác bên tiến hành hòa giải thành công, không đưa vụ việc ragiải quyết tại Tòa án, Trọng tai, giúp giảm tải cho hoạt động tốtụng Tòa án, Trọng tải.

Thứ tư, hoạt động tư vấn pháp luật góp phân hoàn thiệnpháp luật và giám sát việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức,

ca nhân.

Thông qua hoạt động tư van pháp luật, những điểm còn thiếusót, vướng mac khi áp dụng quy định pháp luật trên thực tế sẽ đượcbộc lộ Các tổ chức nghề nghiệp của luật sư, trợ giúp viên pháp lýhay tư vấn viên pháp luật có thê kiến nghị tới các cơ quan nhà nước

có thâm quyền dé sửa đôi, bồ sung cho phù hợp với thực tiễn.Hoạt động tư vấn pháp luật còn góp phần giám sát việctuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước, của tô chức vàcông dân bằng cách trang bị cho những tổ chức, cá nhân cóyêu cầu những hiểu biết pháp luật để đối chiếu với thực tế,qua đó hạn chế sự lạm quyền, thiếu minh bạch của các đơn vị

có liên quan Trung tâm trợ giúp pháp lý có quyền kiến nghịbằng văn bản với cơ quan nhà nước có thâm quyền về nhữngvan dé liên quan đến việc giải quyết vụ việc trợ giúp pháp ly(Điều 36 Luật Trợ giúp pháp lý)

Il PHAN LOẠI TƯ VAN PHÁP LUẬT

Tư vẫn pháp luật khá đa dạng, do đó, van dé đặt ra là phảiphân loại tư van pháp luật theo từng nhóm Dựa vào những dau

Trang 18

hiệu đặc trưng, có thể phân loại tư vấn pháp luật theo nhữngtiêu chí khác nhau:

1 Căn cứ chủ thể thực hiện tư vấn pháp luật

Dựa trên tiêu chí chủ thể thực hiện tư vấn pháp luật, tư vanpháp luật có thể được thực hiện bởi cá nhân tư vấn pháp luậthoặc tổ chức hành nghề tư van pháp luật Tuy nhiên, kể cả tổchức hành nghề tư van pháp luật (công ty luật, văn phòng luật

sư, trung tâm tư vấn pháp luật, trung tâm trợ giúp pháp lý ) làbên ký hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật thì người tưvan vẫn là cá nhân Vì thế, có thé chia thành tư van pháp luật củaluật sư, tư van pháp luật của trợ giúp viên pháp lý, tư van phápluật của tư van viên và tư van pháp luật của cộng tác viên

Tư vẫn pháp luật của luật sư là việc tư vấn của những ngườiđược phép hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật vềluật sư và có thẻ luật sư Luật sư là một chức danh nghề nghiệp,không làm việc trong các cơ quan nhà nước, có thể làm trongcác tô chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cánhân Việc tư van có thé thực hiện như một hoạt động tư vấn

độc lập hoặc là một trong những công việc mà luật sư thực hiện

trong một chuỗi dịch vụ pháp lý theo thỏa thuận (ví dụ: tư vấn

trong quá trình tham gia tranh tụng ).

Tư vấn pháp luật của trợ giúp viên pháp lý là việc tư vẫn củanhững người được công nhận là trợ giúp viên pháp lý theo quyđịnh của pháp luật về trợ giúp pháp lý Đó là viên chức nhà nước,

làm việc tại trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được Chủ tịch

Uy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp thẻ trợgiúp viên pháp lý theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp

Trang 19

Tư vấn pháp luật của tư vấn viên là việc tư vẫn của ngườiđược công nhận là tư vấn viên pháp luật theo quy định phápluật về tư vấn pháp luật và có thẻ tư vẫn viên pháp luật Tư vấnviên pháp luật có thé là viên chức nhà nước, có thể không phải

là viên chức nhà nước, nhưng không thể là công chức Nhànước Tư vấn viên pháp luật làm cho các trung tâm tư van phápluật trực thuộc các tô chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị -

xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cơ sởđào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật.

Tư vấn pháp luật của cộng tác viên là việc tư vẫn pháp luật

do những người được công nhận là cộng tác viên của các trungtâm tư vấn pháp luật hay trung tâm trợ giúp pháp lý và được cấpthẻ cộng tác viên theo quy định pháp luật.

2 Căn cứ đối tượng khách hàng tư vẫn pháp luật

Căn cứ đối tượng khách hàng tư van pháp luật, có thé chia

tư van pháp luật thành các loại khác nhau:

- Tư vấn pháp luật cho tổ chức và tư vấn pháp luật cho

Trang 20

Mỗi lĩnh vực pháp luật lại có đặc trưng riêng đặt ra nhữngyêu cầu tư vấn pháp luật mang tính chất đặc thù.

4 Căn cứ hình thức tư vấn pháp luật

Căn cứ vào hình thức tư vấn, có thê chia tư vấn pháp luậtthành hai loại: tư vấn pháp luật bằng lời nói và tư vấn pháp luậtbăng văn bản

Tư vấn pháp luật bằng lời nói, hay còn gọi là tư vấn phápluật trực tiếp là việc người tư vấn trực tiếp trình bày ý kiến tưvan của mình cho người được tư vấn thông qua ngôn ngữ

âm thanh.

Tư vấn pháp luật bằng văn bản là việc người tư vấn trìnhbày ý kiến tư vấn, sản phẩm tư vấn của mình bằng hình thứcvăn bản hoặc tương đương dé cung cấp cho người được tư vanmột cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện liên lạcnhư bưu điện, internet Hình thức tương đương văn bản có thé

là thông điệp dữ liệu điện tử, thư điện tử, telex

5 Căn cứ thù lao tư vấn từ khách hàng

Căn cứ thù lao tư vấn từ khách hàng, có thể chia tư vấnpháp luật thành hai loại: tư vấn pháp luật có thù lao và tư vấnpháp luật miễn phí

Tư vấn pháp luật có thù lao có thể do các luật sư, các tư vấnviên pháp luật và cộng tác viên tư vấn pháp luật thực hiện dé

nhận thù lao theo thỏa thuận.

Tư vấn pháp luật miễn phí chủ yếu do các trợ giúp viên pháp

lý và cộng tác viên trợ giúp pháp lý thực hiện Các tư vấn viênpháp luật và cộng tác viên phải tư van miễn phí trong trường hợp

Trang 21

người được tư vấn là hội viên, thành viên của tô chức, cơ quanchủ quản thành lập ra trung tâm tư vấn pháp luật nơi họ làm việc,cộng tác Một số luật sư có thé tư van miễn phí nhưng khôngphải là điều kiện bắt buộc.

Tuy nhiên, dù không nhận thù lao từ khách hàng nhưng

người tư vấn vẫn có thể nhận được khoản hỗ trợ từ phía trungtâm trợ giúp pháp lý hay trung tâm tư vấn pháp luật từ nguồn

kinh phí của trung tâm.

6 Căn cứ tính chất tư vấn pháp luật

Căn cứ vào tính chất tư van pháp luật, có thé chia tư vanpháp luật thành tư van chính thức và tư van không chính thức

Tư vấn chính thức là việc tư van do các chức danh nghềnghiệp được pháp luật công nhận thực hiện như luật sư, trợgiúp viên pháp lý, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên Mặc dùkhông có giá trị bắt buộc, nhưng ý kiến tư van của những đốitượng này trong khuôn khô hoạt động nghề nghiệp của mình cógiá trị pháp lý ràng buộc trách nhiệm của người tư van, tổ chức

tư van với người được tư van Người tu van luôn phải chịutrách nhiệm về nội dung tư vấn do mình thực hiện Nếu tư vấnkhông đúng pháp luật thì phải bồi thường thiệt hại cho ngườiđược tư vẫn (Điều 13, Điều 18 Luật Trợ giúp pháp lý; Điều 40,Điều 52, Điều 73 Luật Luật sư; Điều 8, Điều 23, Điều 27 Nghịđịnh số 77/2008/NĐ-CP) Tuy nhiên cần lưu ý trong trườnghợp người tư van thực hiện tư van pháp luật ngoài phạm vi hoạtđộng được phép của mình (ví dụ: cộng tác viên tư vấn cho

những khách hàng riêng của mình, không theo sự phân công

của trung tâm tu van pháp luật) thì việc tư van đó không mang

Trang 22

tính chính thức và không có giá trị ràng buộc trách nhiệm đốivới trung tâm tư vấn pháp luật đó).

Tư van pháp luật không chính thức là tư van do người khôngđược pháp luật thừa nhận có đủ tư cách dé thực hiện tư van phápluật thực hiện, không có giá tri ràng buộc trách nhiệm của người

tư van (vi dụ: sinh viên luật tư van cho hàng xóm)

7 Căn cứ nội dung tư van pháp luật

Căn cứ vào nội dung tu vấn pháp luật, có thé chia tư vanpháp luật thành giải đáp pháp luật; cung cấp ý kiến pháp lý;soạn thảo văn bản, giấy tờ; cung cấp văn bản pháp luật, thông

dung cụ thê theo yêu cầu Ý kiến này chỉ có giá trị tham khảo

đối với khách hàng, không có tính chất bắt buộc

Soạn văn bản, giấy tờ là việc giúp khách hàng soạn đơn,hợp đồng, di chúc, dự thảo quyết định theo đúng quy địnhpháp luật.

Cung cấp văn bản pháp luật, thông tin pháp lý là việctìm kiếm, tập hợp và cung cấp cho khách hàng các văn bảnpháp luật, các thông tin pháp luật theo yêu cầu đặt ra củakhách hàng.

Trang 23

II NHỮNG NGUYEN TAC CƠ BẢN TRONG HOATDONG TƯ VAN PHÁP LUẬT

Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động tư vấn pháp luậtthuộc hệ thống các nguyên tắc chung trong hoạt động nghềnghiệp của luật sư, tư vấn viên và trợ giúp viên pháp lý Cácnguyên tắc này được quy định trong Luật Luật sư (Điều 5),Luật Trợ giúp pháp lý (Điều 3) và được cụ thể hóa trongnhiều điều luật của các luật này cũng như trong Nghị định

số 77/2008/NĐ-CP

1 Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

Tuân thủ pháp luật là nguyên tắc chi phối mọi hoạt động củađời sống kinh tế, chính trị, xã hội trong một nhà nước phápquyên Đối với hoạt động tư vấn pháp luật, nguyên tắc này càng

có ý nghĩa quan trọng vi đây là một hình thức phổ biến, tuyêntruyền, giáo dục pháp luật Nguyên tắc tuân thủ pháp luật thêhiện ở mọi hoạt động tư vấn pháp luật: trở thành người tư vấnnếu đáp ứng đủ các điều kiện pháp luật quy định; khi người tưvan nhận vụ việc tư van phải tuân thủ các quy định về điều kiện

và thủ tục nhận, không bị rơi vào các trường hợp bị cam; khithực hiện tư vẫn phải luôn tư vẫn đúng pháp luật, không lợi dụng

tư vấn để trục lợi, tuyệt đối không được gợi ý hay khuyên khách

hàng vi phạm hay không tôn trọng pháp luật

2 Nguyên tắc trung thực, tôn trọng sự thật khách quan

- Trung thực là yêu cầu rất quan trọng đối với người hànhnghề luật nói chung và người tư van pháp luật nói riêng Đâycũng là một trong những tiêu chuẩn đạo đức mà người tư vấnpháp luật phải đáp ứng, bởi lẽ có sự bất cân xứng về hiểu biết

Trang 24

pháp luật giữa người tư vấn và người được tư vấn nên người tưvấn thiếu trung thực dễ lợi dụng để thu lợi cá nhân Sự trungthực phải được thé hiện trong suốt quá trình tiếp nhận và thựchiện tư van pháp luật, bao gồm:

(i) Trung thực khi tiếp nhận yêu cầu tư van: cần cho kháchhàng biết về khả năng tiếp nhận và thực hiện công việc của bên

tư vấn, khả năng đáp ứng chuyên môn và giải quyết vụ việc,không nhận việc chỉ để thu tiền thù lao khi không có khả năng

thực hiện; thù lao hợp lý phù hợp với giá thực hiện công việc,

không lợi dụng sự thiếu hiểu biết và hoàn cảnh khó khăn củakhách hàng dé trục lợi; phải từ chối nhận vụ việc nếu rơi vàocác trường hợp bị cam (vi dụ: tư vấn pháp luật cho các bên cóquyền lợi đối lập trong cùng một vụ việc)

(ii) Trung thực trong khi tiễn hành tư van: phải cho kháchhàng biết và hiểu đúng tình trạng vụ việc; phải tư van đủ cácphương án; không được thông tin sai sự thật; phải bảo mậtthông tin của khách hàng theo thỏa thuận, tránh tiết lộ cho bênđối tác hoặc bên thứ ba

- Khách quan trong tư van pháp luật là việc người tư vannhìn nhận, đánh giá đúng dan, toàn diện vụ việc mà mình nhận

tư vấn, dưới góc nhìn khách quan, dùng tư duy ly trí và hiểubiết pháp luật để đánh giá Tuyệt đối không được nhìn phiếndiện, một chiều và định kiến

3 Nguyên tắc tuân thủ quy tắc nghề nghiệp

Không có quy tắc nghề nghiệp riêng cho nghề tư vấn phápluật, nhưng dựa trên các quy tắc nghề nghiệp áp dụng cho luật

sư và các quy định nằm rai rác trong Luật Luật sư, Luật Trợ

Trang 25

giúp pháp lý, Nghị định số 77/2008/NĐ-CP, có thể thấy người

tư van pháp luật phải tuân thủ các quy tắc nghề nghiệp sau đây:

- Không được tư vấn pháp luật cho cả hai bên có quyền lợiđối lập trong cùng một vụ việc Điều này dễ dẫn đến xung độtlợi ích của hai khách hàng mà người tu van đều có trách nhiệmbảo vệ Dé tránh tình huống này, ngay khi tiếp nhận yêu cầu tưvấn mà biết về tình trạng xung đột lợi ích thì cần từ chối nhận

tư vấn pháp luật cho bên thứ hai;

- Không được xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấnpháp luật cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, vật chứng giả,không được xúi giục khách hàng khiếu nại, t6 cáo, khởi kiện

trái pháp luật;

- Không được lợi dụng hoạt động tư vấn pháp luật dé trụclợi; không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng màmình biết được trong khi hành nghè, trừ trường hợp được kháchhàng đồng ý băng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;không lừa dối, sách nhiễu, không đòi hỏi khách hàng ngoàikhoản thù lao đã thỏa thuận hoặc không được thu bất cứ khoảntiền nào của người được trợ giúp pháp lý miễn phí;

- Không được lợi dụng hoạt động tư vấn pháp luật gây mattrật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong

mỹ tục của dân tộc, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi

ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;

- Không được móc nối, môi giới khách hàng với cán bộ,công chức, viên chức khác dé làm trái quy định của pháp luậttrong việc giải quyết vụ, việc;

- Không được tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện

Trang 26

những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn thực hiện nghĩa vụ,cản trở các cơ quan nhà nước có thâm quyền tìm ra sự thậtkhách quan;

- Các quy tắc khác theo quy định của pháp luật

4 Nguyên tắc bảo mật thông tin của khách hàng

Với vị trí đặc biệt và được người được tư vấn tin tưởng chia

sẻ thông tin nham giúp họ có giải pháp xử lý vụ việc, người tuvan có thé nam giữ nhiều thông tin bí mật của khách hàng nhưcác kết quả điều tra, quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản, tình hìnhtài chính, bí quyết kinh doanh, bí mật về đời tư hoặc nhữngthông tin khác của khách hàng Với lợi thé đó, người tư van thiếuđạo đức có cơ hội dé dang vi phạm quy tắc nghề nghiệp làm ảnhhưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng Chính vithế, Luật Luật sư quy định rõ về việc không được tiết lộ thôngtin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hànhnghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bảnhoặc pháp luật có quy định khác.

5 Nguyên tắc sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo

vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng

Bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng là trách nhiệm củangười tư van Tuy nhiên, người tư van chỉ được sử dụng nhữngbiện pháp hợp pháp, trong khuôn khổ pháp luật mà không được

sử dụng các biện pháp bat hợp pháp dé đạt được mục đích đó.Những biện pháp hợp pháp là những cách thức mà pháp luậtkhông cấm, phù hợp với đạo đức và truyền thống dân tộc.Nguyên tắc này có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt trong bốicảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 27

ở nước ta, hầu như mọi hoạt động nghề nghiệp đều mang tínhcạnh tranh cao, trong đó có dịch vụ pháp lý Mong muốn giànhphần thắng trong cuộc chiến pháp lý cam go, từ đó được hưởngthù lao cao, mức thưởng lớn, thậm chí được chia phan theo tỷ lệthang dé làm cho người tư van “mờ mắt”, bỏ qua những quy tắcnghề nghiệp, sử dụng những biện pháp bất hợp pháp Vì thế,pháp luật quy định sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệtốt nhất lợi ích của khách hàng là một nguyên tắc phải tuân thủ,

là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình hoạt động của người tư vấnpháp luật.

6 Nguyên tắc chịu trách nhiệm về nội dung tư vấnTrong hoạt động tư vấn pháp luật, khách hàng cần được tưvấn đúng, tư vấn đủ và có hiệu quả Người chịu trách nhiệm vềnội dung tư van chính là người tư van, vì đây là chuyên giađược khách hang tín nhiệm lựa chọn hoặc được tổ chức hànhnghề tư van pháp luật tin tưởng phân công thực hiện việc tư vancho khách hàng Tuy nhiên, với tư cách là người ký hợp đồngdịch vụ hay nhận trợ giúp pháp lý, văn phòng luật sư, công tyluật, trung tâm tư vấn pháp luật hay trung tâm trợ giúp pháp lý

có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư, tư vấn

viên pháp luật, trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên của mình

gây ra trong khi thực hiện tư van pháp luật (khoản 5 Điều 40,điểm c khoản 2 Điều 73 Luật Luật sư; điểm c khoản 1 Điều 13Luật Trợ giúp pháp lý; điểm d khoản 2 Điều § Nghị định

số 77/2008/NĐ-CP) Như vậy, tổ chức hành nghề tư van phápluật chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng trên

cơ sở pháp luật và hợp đồng đã thỏa thuận với khách hàng, còn

Trang 28

người tư vân sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tu vân trước tô chức hành nghê cử mình tư vân và trước khách hàng.

IV CƠ SỞ PHÁP LÝ CUA HOẠT DONG TƯ VAN

PHÁP LUẬT

Hoạt động tư vấn pháp luật được thực hiện trên cơ sở quyđịnh pháp luật liên quan đến tư vấn pháp luật Ở Việt Nam, tư vấn

pháp luật thực hiện dựa trên các văn bản pháp luật sau đây:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 (có hiệulực thi hành kể từ ngày 01/01/2007), được sửa đổi, bổ sung bởiLuật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi, bố sung một

số điều của Luật Luật sư (có hiệu lực thi hành ké từ ngày01/7/2013).

Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2013/ND-CP ngày 14/10/2013 quy định chỉ tiết một số điều và biện phápthi hành Luật Luật sư.

Các văn bản này quy định về nguyên tắc, điều kiện, phạm

vi, hình thức hành nghé, tiêu chuẩn, quyền, nghĩa vụ của luật

sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp củaluật sư, quản lý luật sư và hành nghề luật sư, hành nghề của tôchức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại ViệtNam Tư vấn pháp luật là một trong những hoạt động nghềnghiệp của luật sư, vì thế các văn bản pháp luật về luật sưkhông chỉ quy định về hành nghề luật sư nói chung mà còn cómột số quy định riêng về tư van pháp luật

- Luật Trợ giúp pháp lý số 11/2017/QH14 ngày 20/6/2017(có hiệu lực thi hành ké từ ngày 01/01/2018) Chính phủ banhành Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 quy định

Trang 29

chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý Các văn bản nayquy định về người được trợ giúp pháp lý, tô chức thực hiện trợ

giúp pháp lý, trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên trợ giúp

pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý và quản lý nhà nước về trợ

giúp pháp lý Một trong những nhiệm vụ của các trung tâm trợ

giúp pháp lý là thực hiện tư vấn pháp luật cho những đối tượngđược trợ giúp pháp lý miễn phí

- Nghị định số 77/2008/NĐ-CP

- Thông tư số 01/2010/TT-BTP

Các văn bản này quy định về tổ chức, hoạt động tư vanpháp luật của tô chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xãhội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ sở đào tạo,

cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật và người thực hiện tư vấnpháp luật Day là cơ sở pháp lý để thành lập và t6 chức hoạtđộng của các trung tâm tư vấn pháp luật trên phạm vi cả nước

Vv TÔ CHỨC HANH NGHE TU VAN PHÁP LUẬT

VA NGUOI THUC HIEN TU VAN PHAP LUAT

1 Tổ chức hành nghề tư van pháp luật

Ngoài luật sư có thể hành nghề với tư cách cá nhân, nhữngngười thực hiện tư vấn pháp luật phải hành nghề trong một tổchức nghề nghiệp nhất định như trung tâm tư vấn pháp luật,trung tâm trợ giúp pháp lý, văn phòng luật sư, công ty luật.1.1 Trung tâm tư vẫn pháp luật

Trung tâm tư vấn pháp luật là một tổ chức nghề nghiệpthực hiện tư vấn pháp luật, hoạt động theo Nghị định

Trang 30

số 77/2008/NĐ-CP Trung tâm tư vấn pháp luật do các tổ chứcchính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, t6chức xã hội - nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứuchuyên ngành luật (gọi chung là tô chức chủ quản) ra quyết

định thành lập và được Sở Tư pháp cấp Giấy chứng nhận hoạt

động Trung tâm tư vấn pháp luật có tư cách pháp nhân, có tàikhoản và con dấu riêng Trung tâm hoạt động mang tính chất xãhội, không nhằm mục đích thu lợi nhuận, thực hiện tư van miễnphí cho thành viên, hội viên, đoàn viên của tô chức chủ quản.Ngoài ra, trung tâm có thé thu thù lao từ những cá nhân, tổchức khác có yêu cầu tư vấn pháp luật để bù đắp chi phí chohoạt động của trung tâm, vì trung tâm hoạt động theo cơ chế tựtrang trải về tài chính

Cơ cau tổ chức, quy chế hoạt động của trung tâm tư vấnpháp luật do tổ chức chủ quản quyết định Trung tâm tư vanpháp luật được thực hiện tư vấn pháp luật; được cử luật sư làmviệc theo hợp đồng cho trung tâm tham gia tố tung dé bao chữa,đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chứcyêu cầu tư van pháp luật đối với vụ việc mà trung tâm thực hiện

tư vấn pháp luật; được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy địnhcủa pháp luật về trợ giúp pháp lý Trung tâm tư van pháp luậtđược nhận và thực hiện vụ việc trong tất cả các lĩnh vực

pháp luật.

Điều kiện dé thành lập trung tâm tư vấn pháp luật! là:

! Điều 5 Nghị định số 77/2008/NĐ-CP.

Trang 31

(i) Có ít nhất hai tư van viên pháp luật hoặc tư vấn viênpháp luật và một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làmviệc theo hợp đồng lao động hoặc hai luật sư hành nghề với tưcách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.

(1) Có trụ sở làm việc của trung tâm.

1.2 Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là tổ chức có chứcnăng tư van pháp luật cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý.Theo Luật Trợ giúp pháp lý, trung tâm trợ giúp pháp lý nhànước do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngquyết định thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước làđơn vi sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, có tư cách pháp nhân,

có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng Do trợ giúp pháp lý làtrách nhiệm của Nhà nước nên kinh phí hoạt động của trungtâm được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước và quỹ trợ giúp

pháp ly, không thu phí, lệ phí, thù lao từ người được trợ giúp

pháp lý Trợ giúp viên pháp lý là các viên chức nhà nước; giámđốc, phó giám đốc trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước doGiám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức(khoản 2 Điều 3 Nghị định số 144/2017/NĐ-CP) Với tư cách

là cơ quan nhà nước, trung tâm có quyền kiến nghị về nhữngvan đề liên quan đến thi hành pháp luật

Đối tượng được các trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện tưvan pháp luật miễn phí gồm:

! Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý.

Trang 32

“1 Người có công với cách mạng.

2 Người thuộc hộ nghèo.

3 Trẻ em.

4 Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có diéu kiện kinh tế

-xã hội đặc biệt khó khăn.

5 Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

6 Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

7 Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:

a) Cha đẻ, me đẻ, vợ, chong, con của liệt sĩ và người cócông nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;

b) Người nhiễm chất độc da cam;

c) Người cao tuổi;

d) Người khuyết tật;

ä) Người từ du 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vu

an hình su;

e) Nan nhan trong vu viéc bao luc gia dinh;

g) Nạn nhân cua hành vi mua ban người theo quy định cuaLuật Phong, chong mua bản người;

h) Nguoi nhiém HIV”

1.3 Tổ chức hành nghề luật sư

Tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện các dịch vụ pháp

lý, trong đó có tư vấn pháp luật Tổ chức hành nghề luật sư baogồm các văn phòng luật sư và công ty luật, được tổ chức, hoạt

Trang 33

động theo quy định của Luật Luật sư và quy định khác của

pháp luật có liên quan.

Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư! là:

- Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hànhnghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việctheo hợp đồng lao động cho tô chức hành nghề luật sư hoặchành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơquan, tô chức theo quy định của Luật Luật sư;

- Tô chức hành nghê luật sư phải có trụ sở làm việc.

Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tô chức và

hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách

nhiệm băng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của vănphòng Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy địnhcủa pháp luật.

Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luậttrách nhiệm hữu hạn Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sưthành lập Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn.Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật tráchnhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công ty luật trách nhiệm hữu hạn haithành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập Công ty luậttrách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và

làm chủ sở hữu.

Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp

! Khoản 3 Điều 32 Luật Luật sư.

Trang 34

ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sưhoặc Giám đốc công ty luật là thành viên Công ty luật do luật sư

ở các đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký

hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.

Các tổ chức hành nghề luật sư tự trang trải về tài chính, kinhphí hoạt động chủ yếu từ nguồn thu thù lao của khách hàng trên

cơ sở hợp đồng dịch vụ Các tô chức hành nghề luật sư có tráchnhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổchức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm

2 Người thực hiện tư vấn pháp luật

2.1 Tư van viên pháp luật

Tư vấn viên pháp luật là người làm việc tại các trung tâm tưvấn pháp luật, đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

() Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;

(1) Có nang lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạođức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình

sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;

(ii) Có bằng cử nhân luật;

(iv) Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.

Tư vấn viên pháp luật được cấp thẻ tư vấn viên pháp luật.Mỗi tư vấn viên pháp luật chỉ làm việc cho một trung tâm tưvấn pháp luật hoặc một chi nhánh Tư vấn viên pháp luật đượchoạt động trong phạm vi toàn quốc

Công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiêm sát nhân dân không được là

tư vân viên pháp luật.

Trang 35

Ngoài hoạt động tại trung tâm tư vấn pháp luật, tư vấn viênpháp luật có thể thực hiện tư vấn pháp luật tại các trung tâm trợgiúp pháp lý, công ty luật, văn phòng luật sư trên cơ sở hợpđồng hoặc theo sự phân công của trung tâm tư vấn pháp luật.

2.2 Cộng tác viên tư vẫn pháp luật

Ở trung tâm tư vấn pháp luật, bên cạnh các tư vấn viên còn

có các cộng tác viên tư vấn pháp luật Cộng tác viên tư vấnpháp luật phải có đủ điều kiện như tư vấn viên, trừ điều kiện cóthời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên Thậm chí, người

có bằng đại học khác làm việc trong các ngành, nghề có liênquan đến quyên và nghĩa vụ của công dân; người thường trú ởvùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dântộc thiểu số và miền núi có bằng trung cấp luật hoặc có thờigian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên hoặc có kiến thứcpháp luật và có uy tín trong cộng đồng có thê làm cộng tác viên

tư vấn pháp luật

Cán bộ, công chức có thé làm cộng tác viên tư van phápluật của trung tâm tư vấn pháp luật trong trường hợp việc làmcộng tác viên đó không trái với pháp luật về cán bộ, công chức.Cộng tác viên tư vấn pháp luật thực hiện tư vấn pháp luậttheo hợp đồng cộng tác viên được ký kết giữa trung tâm tư vấnpháp luật và cộng tác viên tư vấn pháp luật Cộng tác viên tưvấn pháp luật chỉ được nhận vụ việc từ trung tâm tư van phápluật, chi nhánh mà mình cộng tác.

2.3 Luật sw

Luật sư là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc,

tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có pham chất đạo đức tốt, có

Trang 36

băng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thờigian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghềluật sư; đồng thời phải có chứng chỉ hành nghề luật sư do Bộtrưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp và là thành viên của mộtđoàn luật sư.

Người đã gia nhập đoàn luật sư phải làm việc theo hợpđồng lao động cho tô chức hành nghề luật sư hoặc hành nghềvới tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổchức không phải là tổ chức hành nghề luật sư Ngoài ra, luật sư

có thể thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sưtheo quy định Luật sư được Liên đoàn luật sư Việt Nam cấpthẻ luật sư theo đề nghị của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư nơi

mình là thành viên.

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cungcấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài

cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp

được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ

án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tô tụng và thực

hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà

luật sư là thành viên.

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân đăng ký hành nghềtại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó

là thành viên và được cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư.Ngoài hoạt động tại tô chức hành nghề luật sư hoặc với tưcách cá nhân, luật sư có thé thực hiện tư van pháp luật tại cáctrung tâm tư van pháp luật, trung tâm trợ giúp pháp lý trên cơ sởhợp đồng hoặc theo sự phân công của tô chức hành nghề

Trang 37

2.4 Trợ giúp viên phap lý

Trợ giúp viên pháp lý là người thực hiện công việc trợ giúp

pháp lý cho những đôi tượng được trợ giúp theo quy định của

pháp luật, là viên chức nhà nước, làm việc tại trung tâm trợ giúp pháp ly nhà nước Trợ giúp viên pháp lý là công dân

Việt Nam, đáp ứng các tiêu chuân sau đây:

(i) Có phẩm chat đạo đức tốt;

(11) Có trình độ cử nhân luật trở lên;

(iti) Da duoc dao tao nghé luật su hoặc được miễn đào tạonghê luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghê luật sư hoặc tập sựtrợ giúp pháp ly;

(iv) Có sức khỏe bao đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;

(v) Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.

Trợ giúp viên pháp lý được Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh, thành phô trực thuộc trung ương câp thẻ trợ giúp viên

pháp lý theo đê nghị của Giám đôc Sở Tư pháp.

2.5 Cộng tác viên trợ giúp pháp lý

Ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, căn cứnhu câu trợ g1úp pháp lý của người dân và điêu kiện thực tê tại địa

phương, Giám đôc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đê nghị

Giám đôc Sở Tư pháp câp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý cho người có đủ điêu kiện sau đây:

() Những người đã nghỉ hưu;

(11) Có nang lực hành vi dan sự đầy đủ;

(ii) Có phẩm chất đạo đức tốt;

(iv) Có sức khỏe;

Trang 38

(v) Có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý;

(vi) Thuộc đối tượng sau: trợ giúp viên pháp lý; thâm phán,thâm tra viên ngành Tòa án; kiểm sát viên, kiểm tra viên ngànhkiểm sát; điều tra viên; chấp hành viên, thẩm tra viên thi hành

án dân sự; chuyên viên làm công tác pháp luật tại các cơ quan nhà nước.

Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ký kết hợpđồng thực hiện trợ giúp pháp lý với người được cấp thẻ cộng tácviên trợ giúp pháp ly dé thực hiện tư vấn pháp luật tại địa phương(Điều 24 Luật Trợ giúp pháp lý)

3 Các hành vi bị cắm đối với tổ chức hành nghề tư vấnpháp luật và người thực hiện tư vấn pháp luật

Pháp luật quy định những hành vi cắm đối với tổ chức hànhnghề tư van pháp luật và người tư van pháp luật trong quá trìnhthực hiện tư vấn pháp luật, đó là:

(i) Trung tâm tư van pháp luật, tư van viên pháp luật vàcộng tác viên tư vấn pháp luật không được thực hiện các hành

vi sau đây!:

- Xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật cungcấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiệntrái pháp luật;

- Lợi dụng hoạt động tư vẫn pháp luật để trục lợi;

- Lợi dụng hoạt động tư vấn pháp luật gây mất trật tự, antoàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục

! Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 77/2008/NĐ-CP.

Trang 39

của dân tộc, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyên, lợi ích

- Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi

đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hànhchính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật;

- Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tàiliệu, vật chứng gia, sai sự thật; xúi giuc người bi tạm giữ, bi can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàngkhiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;

- Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biếtđược trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàngđồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

- Sách nhiễu, lừa đối khách hàng;

- Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào

khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa

thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;

- Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người thamgia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác để làm trái quyđịnh của pháp luật trong việc giải quyết VỤ, VIỆC;

! Điều 9 Luật Luật sư.

Trang 40

- Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư dégây anh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,

xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi

ích hợp pháp của cơ quan, tô chức, cá nhân;

- Nhận, đòi hỏi bat kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thựchiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng đượchưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ,việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tô chức trợ giúp pháp lý,của các cơ quan tiễn hành tố tụng, trừ trường hợp bat khả khánghoặc theo quy định của pháp luật;

- Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tô chứctrong quá trình tham gia tô tung;

- Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi

trái pháp luật nhăm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khókhăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ

- Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặclợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu ngườiđược trợ giúp pháp lý;

- Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người

! Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý.

Ngày đăng: 31/03/2024, 02:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w