Do đó, việc nghiên cứu cơ sở lý luận của hợp đồng tư vấn pháp luật cũng như xem xét, khảo cứu thực trạng các quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng hợp đồng tư vấn pháp luật là một điều h
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ ĐAN PHƯƠNG
NH÷NG VÊN §Ò Lý LUËN Vµ THùC TIÔN
VÒ HîP §åNG T¦ VÊN PH¸P LUËT CHO DOANH NGHIÖP
T¹I VIÖT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ ĐAN PHƯƠNG
NH÷NG VÊN §Ò Lý LUËN Vµ THùC TIÔN
VÒ HîP §åNG T¦ VÊN PH¸P LUËT CHO DOANH NGHIÖP
T¹I VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS PHẠM HỮU NGHỊ
HÀ NỘI - 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất
cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Đan Phương
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU 3
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG TƯ
VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 8
1.1 KHÁI QUÁT VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT VÀ NHU CẦU TƯ VẤN
1.1.1 Khái niệm hoạt động tư vấn pháp luật 8
1.1.2 Nhu cầu tư vấn pháp luật của doanh nghiệpError! Bookmark not defined.
1.2 KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA HỢP
1.2.1 Khái niệm và bản chất của hợp đồng tư vấn pháp luật cho
doanh nghiệp Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Đặc điểm pháp lý của hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệpError! Bookmark not defined.
Kết luận chương 1 Error! Bookmark not defined.
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP
ĐỒNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆPError! Bookmark not defined 2.1 NHỮNG QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ HỢP ĐỒNG TƯ VẤN
2.1.1 Các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồngError! Bookmark not defined.
2.1.2 Các quy định về đối tượng của hợp đồngError! Bookmark not defined.
2.1.3 Các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bênError! Bookmark not defined.
2.1.4 Các quy định về thù lao và các chi phí khácError! Bookmark not defined.
Trang 52.1.5 Các quy định khác Error! Bookmark not defined.
2.2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TƯ VẤN
2.2.1 Thực tiễn giao kết hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệpError! Bookmark not defined 2.2.2 Thực tiễn thực hiện hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệpError! Bookmark not defined.
Kết luận chương 2 Error! Bookmark not defined.
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO
DOANH NGHIỆP Error! Bookmark not defined.
3.1 CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG CHO PHÁP LUẬT VỀ
3.2 ĐỊNH HƯỚNG CHO PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TƯ VẤN
3.2.1 Xác định và giới hạn một cách đúng đắn các quyền lợi tưError! Bookmark not defined.
3.2.2 Đảm bảo quyền tự do ý chí của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồngError! Bookmark not defined 3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP
3.3.1 Tạo sự thống nhất trong việc áp dụng các quy định về hợp đồng
dịch vụ trong Bộ luật Dân sự và Luật Thương mạiError! Bookmark not defined.
3.3.2 Nghiên cứu kiến tạo Tập hợp án lệ để khắc phục những khó khăn
khi giải quyết tranh chấp về hợp đồng dịch vụError! Bookmark not defined.
3.3.3 Bổ sung các quy định về hợp đồng tư vấn pháp luật trong Luật
Luật sư Error! Bookmark not defined.
Kết luận chương 3 Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Doanh nghiệp là thành phần quan trọng trong hoạt động của nền kinh tế, góp phần vào sự phát triển kinh tế của nước nhà Tuy nhiên, ý thức pháp luật của một
số nhà doanh nghiệp chưa cao dẫn đến việc các doanh nghiệp thực hiện không đúng các quy định pháp luật của Nhà nước hoặc thậm chí cố tình thực hiện những hành vi sai phạm vì lợi ích của mình, nhiều trường hợp gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nước và xã hội Một biện pháp quan trọng góp phần tác động đến ý thức pháp luật của các nhà doanh nghiệp, làm cho họ hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh tế là hoạt động tư vấn pháp luật từ phía những người có chuyên môn là luật sư, tổ chức hành nghề luật sư
Những năm qua, bằng hoạt động nghề nghiệp của mình, đội ngũ luật sư đã
có những đóng góp tích cực cho công tác tư pháp nói chung, bảo đảm cho hoạt động xét xử được khách quan, công khai, minh bạch Hoạt động của luật sư, đặc biệt là việc tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp trong đầu tư, kinh doanh, thương mại cũng góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển các quan hệ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Do đó, việc nghiên cứu cơ sở lý luận của hợp đồng tư vấn pháp luật cũng như xem xét, khảo cứu thực trạng các quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng hợp đồng tư vấn pháp luật là một điều hết sức cần thiết, không chỉ để giúp các doanh nghiệp có cơ hội hiểu hơn về loại hình hợp đồng dịch vụ này mà còn giúp cơ quan nhà nước và các tổ chức hữu quan nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật
Đó chính là lý do tác giả lựa chọn chủ đề: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn
về Hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam” làm đề tài cho luận
văn thạc sỹ luật học
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trang 7Tính đến thời điểm hiện nay, ở nước ta, chưa có công trình khoa học nghiên cứu có tính hệ thống về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp
Mặc dù vậy, có một số công trình khoa học sau nghiên cứu những đề tài tương tự về hợp đồng dịch vụ pháp lý:
- Luận văn thạc sĩ luật học năm 2006 của tác giả Vũ Quỳnh Anh về “Hợp
đồng dịch vụ pháp lý trong hành nghề luật sư – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”
đưa ra những khái niệm cơ bản về hợp đồng dịch vụ pháp lý, phân biệt hợp đồng dịch vụ pháp lý với các loại hợp đồng dịch vụ khác
- Luận văn thạc sĩ luật học năm 2011 của tác giả Nguyễn Như Chính về
“Pháp luật về dịch vụ thương mại pháp lý – những vấn đề lý luận và thực tiễn”, xác
định phạm vi và nội dung của các dịch vụ thương mại pháp lý ở Việt Nam
- Luận án tiến sĩ luật học năm 2013 của tác giả Hoàng Thị Vịnh về “Hợp
đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam” xây dựng được hệ thống lý luận về dịch vụ pháp
lý, tạo cái nhìn tổng quan về hợp đồng dịch vụ pháp lý, tổng hợp được thực trạng các loại hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam
- Bài viết “Từng bước xây dụng quan niệm về dịch vụ pháp lý phù hợp tiến
trình hội nhập quốc tế” của TS Phan Trung Hoài trên Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật số 2, năm 2007, nêu ra quan điểm phạm vi của dịch vụ pháp lý chỉ bao gồm dịch vụ pháp lý của luật sư; mặt khác, quan niệm về phạm vi hành nghề của luật sư
mở rộng nhiều hơn so với quy định hiện hành
- Bài viết “Dịch vụ pháp lý và nhu cầu trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam” của TS Nguyễn Văn Tuân trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số chuyên
đề Pháp luật về Doanh nghiệp, khẳng định dịch vụ pháp lý là hoạt động rất đặc thù
so với các loại dịch vụ thông thường khác; quan điểm về phạm vi dịch vụ pháp lý ở Việt Nam bao gồm dịch vụ pháp lý của luật sư và dịch vụ pháp lý của các tổ chức, đoàn thể xã hội và nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng tăng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Trang 8- Giáo trình “Kỹ năng tư vấn pháp luật”, giáo trình “Kỹ năng giải quyết vụ
án hình sự” và giáo trình “Kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự” của Học viện Tư
pháp, NXB Công an nhân dân xuất bản năm 2010, xác định phạm vi lĩnh vực và
kỹ năng hành nghề, kỹ năng tư vấn pháp luật của luật sư
3 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Luận văn có mục đích tổng quát là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản
và thực tiễn pháp luật Việt Nam về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam để đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp
Để hoàn thành những mục tiêu trên, đề tài luận văn có những nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của hoạt động tư vấn pháp luật, nhu cầu của hoạt động tư vấn pháp luật hiện nay;
Đưa ra khái niệm, bản chất và các đặc điểm pháp lý của hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp;
Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp;
Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp;
Xác định rõ định hướng để hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật;
Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp
4 Những đóng góp của đề tài
Các kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo ngành luật học về hợp đồng nói chung và hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nói riêng
Trang 9Các kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn còn có thể được sử dụng để tham khảo đối với các cơ quan nhà nước và các tổ chức hữu quan khi nghiên cứu
để hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những văn bản pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và thực tiễn của hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, đề tài luận văn nghiên cứu những đối tượng cụ thể sau: lý luận chung về hợp đồng, hợp đồng dân sự, hợp đồng dịch vụ thương mại; các văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Luật sư và các văn bản thi hành; thực tiễn việc giao kết và thực hiện hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp
Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
- Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp có tính thương mại Luận văn không nghiên cứu hoạt động tư vấn pháp luật hay hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp được thực hiện không nhằm mục đích lợi nhuận
- Phạm vi nghiên cứu thực tiễn thực hiện hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp được giới hạn trong các vấn đề về thù lao và cách tính phí của luật
sư, tiêu chuẩn xác định chất lượng công việc và nghiệm thu công việc
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian được giới hạn trong vòng 10 năm trở lại đây
- Phạm vi thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp chỉ trong giới hạn lãnh thổ Việt Nam
6 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; đường lối, chủ trương của
Trang 10Đảng và Nhà nước ta về đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp; lý thuyết về quan hệ pháp luật, lý thuyết về hợp đồng dân sự, lý thuyết về hợp đồng dịch vụ thương mại, lý thuyết về tự do hợp đồng Ngoài ra, trong chừng mực nhất định, luận văn còn áp dụng thuyết về thông tin bất cân xứng, thuyết về
phòng ngừa rủi ro và phân chia rủi ro
Trong quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng một số phương pháp như phương pháp phân tích tổng hợp để làm rõ những nội dung chủ yếu trong chương
1, phương pháp quan sát và khảo cứu thực tiễn áp dụng cho chương 2
7 Kết cấu của Luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn có 3 chương
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng tư vấn pháp luật cho
doanh nghiệp tại Việt Nam
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng tư vấn pháp luật
cho doanh nghiệp
Chương 3: Định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tư
vấn pháp luật cho doanh nghiệp
Trang 11Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG TƯ VẤN
PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
1.1 KHÁI QUÁT VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT VÀ NHU CẦU TƯ VẤN PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm hoạt động tư vấn pháp luật
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này tư vấn được tiếp cận với tư cách là một dịch vụ, với nhiều lĩnh vực chuyên môn, như cách tiếp cận trong đề tài luận văn này
1.1.1.1 Hoạt động tư vấn pháp luật
Hiện nay còn có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về tư vấn pháp luật Tuy nhiên, từ góc độ lý luận và thực tiễn, tư vấn pháp luật được hiểu là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài xử sự đúng pháp luật; cung cấp dịch vụ pháp lý giúp cho các cá nhân, tổ chức thực hiện
và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Tư vấn pháp luật là một trong những dịch vụ pháp lý đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường
Hoạt động tư vấn pháp luật không chỉ bao gồm việc chuyển tải nội dung của một điều luật, một văn bản pháp luật, hoặc cung cấp thông tin về những quy định pháp luật có liên quan mà còn là việc đưa ra giải đáp pháp lý, giải pháp pháp lý cho một tình huống cụ thể, định hướng cho hành xử đúng và hoặc không trái pháp luật, nhằm giúp cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ Tư vấn pháp luật là một hoạt động sử dụng trí tuệ của những chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật là hoạt động mang tính chất lao động trí óc bằng việc sử dụng chất xám, đòi hỏi người tư vấn phải có kỹ năng và sự hiểu biết pháp luật một cách sâu rộng cũng như phải có đạo đức hành nghề, phải có lương
Trang 12tâm và trách nhiệm Đây là cách hiểu phổ biến nhất về “tư vấn pháp luật” và thuật ngữ này thường được sử dụng với ý nghĩa đó trong các văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay Cách hiểu này đã phần nào phản ảnh được bản chất của hoạt động tư vấn
Khác với việc tham gia tranh tụng với tư cách là người bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người tư vấn không trực tiếp tham gia vào quá trình tố tụng mà chỉ sử dụng kiến thức pháp lý của mình tư vấn trực tiếp bằng lời nói cho khách hàng hoặc tư vấn bằng văn bản thể hiện bằng thư tư vấn Ở nước ta hiện nay không có sự phân biệt luật sư tranh tụng và luật sư tư vấn, nên một luật sư có thể thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng xuyên suốt quá trình
từ tư vấn đến tranh tụng Theo tiêu chí hình thức, tư vấn được chia thành tư vấn trực tiếp bằng văn bản và tư vấn bằng thư tư vấn; theo lĩnh vực, tư vấn pháp luật được chia theo ngành luật, mối quan hệ pháp luật như tư vấn doanh nghiệp, hợp đồng
Hoạt động tư vấn pháp luật có thể chia thành hai dạng: thứ nhất là hoạt động hành nghề của luật sư dưới tư cách cá nhân hoặc làm việc trong tổ chức hành nghề luật sư (dạng hoạt động này là hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, dù có thể có hoạt động miễn phí, phi lợi nhuận cho một số đối tượng) và thứ hai là hoạt động tư vấn pháp luật khác (sẽ được nói rõ hơn trong phần 1.1.3.2)
* Hoạt động hành nghề của luật sư
Luật Luật sư 2006 đã xác định hoạt động tư vấn pháp luật là một trong
những dịch vụ pháp lý cơ bản của luật sư, theo quy định tại Điều 4: “Dịch vụ pháp
lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác” [38, Điều 4]
Việc tư vấn pháp luật cũng nằm trong phạm vi hành nghề của luật sư quy định tại Khoản 3 Điều 22, cho phép luật sư hành nghề được thực hiện tư vấn pháp luật
Tuy nhiên, khái niệm cụ thể cho hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư chỉ