1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình KINH DOANH CHỨNG KHOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

335 14 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 335
Dung lượng 33,95 MB

Nội dung

Trang 2

TRUONG DAI HOC THƯƠNG MAL

BO MON NGAN HANG - CHUNG KHOAN Chủ biên: PGS TS Nguyễn Thị Phương Liên

GIÁO TRÌNH

KINH DOGNH CHONG KHOAN

Trang 3

LOI NOI DAU

Kinh doanh chứng khoán là một lĩnh vực hoạt động tắt yếu

của nền kinh tế thị trường có sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán Vì vậy, hiểu biết và vận dụng tốt các kiến

thức, Kĩ năng kinh doanh chứng khoán vào hoạt động thực tiễn là

điều kiện quan trọng góp phẩn tạo ra một thị trường chứng khoán

hoạt động công bằng, minh bạch, năng động, hiệu quả, phát triển

an toàn và bền vững

Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán tập trung đầu tiên - Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phó Hồ Chí Minh (nay

là Sở giao dịch chứng khoán TPHCM) đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2000 Tiếp đó là Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (nay là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) - được thành lập và vận hành từ tháng 3/2005 Cùng với sự ra đời và đi vào hoạt động của các Sở giao dịch chứng khoán, hàng loạt tổ chức kinh doanh chứng khốn như: cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lí quỹ đầu tư chứng khoán được thành lập và hoạt động Như vậy, cho đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam đã có quá trình hoạt động gần 9 năm,

nhưng so với các thị trường chứng khoán phát triển, nghề kịnh doanh chứng khoán ở Việt Nam vẫn còn rất non trẻ Hơn thế

nữa, Kinh doanh chứng khoán lại là một lĩnh vực nhạy cảm,

phức tạp và đầy bí an không dễ chinh phục Vì thế, nâng cao

kiến thức và nắm bắt kịp thời các văn bản pháp luật, chế độ

chính sách về chứng khoán và kinh doanh chứng khoán là như

cầu thiết yếu đối với những người hành nghề chứng khoán

Xuất phát từ nhận thức nêu trên, Bộ môn Ngân hàng - Chứng khoán, trường Đại học Thương mại tổ chức biên soạn

giáo trình Kinh doanh chứng khoán nhằm cung cấp tài liệu

Trang 4

ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh nói chung, sinh viên các

chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, Chứng khoán nói riêng

ˆcủa nhà trường, đồng thời là tài liệu tham khảo hữu ích cho các

độc giả quan tâm đến lĩnh vực này

Nội dung giáo trình được kết cầu thành 5 chương:

Chương 1: Tổng quan về kinh doanh chứng khoán

Chương 2: Phân tích và định giá chứng khốn Chương 3: Mơi giới và tự doanh chứng khoán Chương 4: Bảo lãnh phát hành chứng khoán Chương 5: Từ vẫn và quản lí danh mục đầu tr

Tham gia biên soạn giáo trình gồm có:

- PGS TS Nguyễn Thị Phương Liên, Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng, trường Đại học Thương mại chủ biên, biên

soạn chương 1 và đồng biên soạn chương 2

- Th§ Phùng Việt Hà, giảng viên bộ môn Ngân hàng -

Chứng khoán, trường Đại học Thương mại, đồng biên soạn

chương 2

- Th§ Lê Nam Long, Phó trưởng bộ mơn Ngân hàng - Chứng khốn, trường Đại học Thương mại, biên soạn chương 3

- ThS Nguyễn Thu Thủy, Trưởng bộ môn Ngân hàng -

Chứng khoán, trường Đại học Thương mại, biên soạn chương 4

- Th§ Đặng Thị Minh Nguyệt, giảng viên bộ môn Ngân hàng - Chứng khoán, trường Đại học Thương mại, biên soạn chương 5,

Trang 5

cũng nhận được những góp ý quý báu của PGS TS Trần Đăng

Khâm, trường đại học Kinh tế quốc dân; PGS TS Nguyễn Văn

Thanh, trường đại học Thương mại; TSKH Nguyễn Thành Long, Phó ban Quản lí quỹ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; ThS Phạm Văn Tuân, trưởng phòng phân tích và tư vấn tài chính, Cơng ty chứng khốn Gia Phát Xin chân thành cảm ơn các tác giả của những tài liệu mà chúng tôi đã sử dụng, cảm ơn

sự góp ý của các nhà khoa học để góp phần nâng cao chất lượng,

giáo trình Chúng tôi cũng muốn được bày tỏ lòng cảm ơn của mình tới GS TS NGUT Nguyén Bách Khoa, Hiệu trưởng

trường đại học Thương mại; tập thể cán bộ chuyên viên phòng

Khoa học & Đối ngoại, trường Đại học Thương mại đã giúp đỡ

chúng tôi trong quá trình chỉnh sửa, biên tập và xuất bản 'giáo

trình

Mặc dù tập thể tác giả đã rất có gắng cập nhật những kiến

thức, thông tin để Giáo trình đảm bảo được các yêu cầu cơ bản, hiện đại và phù hợp với thực tiễn Thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng do trình độ có hạn, hơn thế nữa đây lại là Giáo trình được biên soạn lần đầu nên không thẻ tránh khỏi những

hạn chế nhất định Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý

của đông đảo bạn đọc để Giáo trình có thể hoàn thiện hơn trong

lần tái bản sau

Thay mặt tập thể tác giả

Trang 6

Chuong 1

TONG QUAN VE KINH DOANH CHUNG KHOAN

Kinh doanh chứng khoán là một lĩnh vực hoạt động tắt yếu của các nền kinh tế thị trường có sự vận hành của TTCK Cùng

với sự phát triển của TTCK, các hoạt động KDCK cũng ngày

càng phát triển và thể hiện vị trí quan trọng của nó trong đời

sống kinh tế - xã hội

Chương 1 giáo trình giới thiệu những nội dung cơ bản nhất

của toàn bộ cuốn sách, đó là:

~ Kinh doanh chứng khoán là gi?

~ Các điều kiện cần thiết để được cấp phép KDCK

- Ai là những chủ thể KDCK? Sự khác nhau trong kinh doanh của mỗi chủ thể

~ Các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và sự khác biệt giữa các nghiệp vụ ~ Tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp và các chuẩn mực đạo đức trong hành nghề KDCK 1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CHỨNG KHOÁN 1.1.1 Khái niệm

“Kinh doanh” là một phạm trù kinh tế phổ biến và có phạm

vi hết sức rộng rãi Bao trùm thuật ngữ “kinh doanh” là tất cả các hoạt động kinh tế nhằm mục đích kiếm lời Nó bao gồm một

không gian rộng lớn phủ đầy các hoạt động kinh tế thuộc các

ngành, các lĩnh vực khác nhau như: sản xuất công nghiệp, nông

Trang 7

Kinh doanh chứng khoán (KDCK) là một trong những dịch

vụ đặc trưng của nền kinh tế thị trường gắn liền với sự xuất hiện và

phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) Đó là những hoạt động mua bán chứng khoán và cung ứng dịch vụ của các tổ chức hoặc cá nhân cho khách hàng, phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho

các giao dịch chứng khoán nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận

Theo Luật Chứng khoán của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam_ số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm

2006 của Việt Nam, có giá trị hiệu lực từ ngày 1/1/2007,

*KDCK là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng,

khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán”

Với khái niệm trên, hầu hết các nghiệp vụ KDCK (trừ

nghiệp vụ tự doanh) đều là những loại hình kinh doanh dịch vụ Tùy thuộc vào khả năng tài chính cũng như các điều kiện đảm

bảo khác theo quy định của luật pháp về KDCK, các tổ chức và cá nhân KDCK có quyển thực hiện một, một vài hoặc đồng thời

tắt cả các nghiệp vụ KDCK

Vì vậy, khi triển khai cung ứng các nghiệp vụ này, các tổ chức hoặc cá nhân KDCK đều phải thực hiện những nhiệm vụ

chung như: tìm kiếm khách hàng mục tiêu, tư vấn hướng dẫn và

chăm sóc khách hàng, thực hiện và báo cáo kết quả các nghiệp

vụ theo yêu cầu của khách hàng, xác định kết quả kinh doanh

nghiệp vụ

1.1.2 Điều kiện KDCK

Để đảm bảo lợi ích hợp pháp cho khách hàng, đảm bảo cho thị trường hoạt động công bằng, công khai, minh bạch và hiệu

quả, luật pháp các nước đều quy định điều kiện kinh doanh cho

từng lĩnh vực cụ thể Các tổ chức và cá nhân muốn kinh doanh

Trang 8

1.1.2.1 Đối với tổ chức

Té chức muốn được cấp phép KDCK phải đăng kí với các

cơ quan quản lí nhà nước về CK&TTCK và phải đảm bảo một số

điều kiện nhất định theo qủy định của pháp luật

© Điều kiện về cơ sở vật chất kĩ thuật và năng lực tài chính:

- Có cơ sở vật chất kĩ thuật bảo đảm thực hiện các nghiệp vụ KDCK: trụ sở, trang thiết bị phục vụ hoạt động KDCK

- Có có đủ vốn chủ sở hữu (vốn tự có) theo quy định của pháp luật và cam kết quản lí tài chính công ty theo chế độ hiệ

hành

© Điều kiện về nhân lực

~ Có đủ nhân lực có trình độ chuyên môn và đáp ứng được

tiêu chuẩn đạo đức nghệ nghiệp

~ Hoạt động theo đúng pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh các

quy chế, tiêu chuẩn hành nghẻ, các quy định về quản lý KDCK Ở Việt Nam hiện nay, theo Quyết định số 27/2007/QĐ-

BTC ngày 24/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính VỀ việc ban

hành Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán, để

được cấp giấy phép thành lập và hoạt động KDCK, cơng ty

chứng khốn, công ty quản lí quỹ đầu tư chứng khoán phải có các điều kiện sau:

(1) Có trụ sở đảm bảo các yêu cầu:

- Quyền sử dụng trụ sở làm việc tối thiểu 1 năm, trong đó

có diện tích sàn giao dịch phục vụ nhà đầu tư tối thiểu 150m”

- Có đủ cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh bao gồm: sàn giao dịch phục vụ khách hàng, thiết bị văn

phòng, hệ thống máy tính cùng các phần mềm thực hiện hoạt

động giao dịch chứng khốn, trang thơng tin điện tử, bảng tin để

Trang 9

chứng khoán, tiền mặt, tài sản có giá trị khác và lưu giữ tài liệu, ' chứng từ giao dịch đối với cơng ty chứng khốn có nghiệp vụ | môi giới và tự doanh chứng khoán

- Có hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định của

pháp luật

- Có hệ thống an ninh bảo vệ an toàn trụ sở làm việc

(2) Có vấn điều lệ thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định

Điều 18 Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007, quy

định vấn đề này như sau:

- Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của cơng ty chứng khốn, cơng ty chứng khốn có vốn đầu tư nước ngoài,

chỉ nhánh công ty chứng khốn nước ngồi tại Việt Nam là: 4) Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam;

b) Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam;

©) Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam;

đ) Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam

- Trường hợp tổ chức đề nghị cấp giấy phép cho nhiều

nghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ xin cấp phép

- Vốn góp để thành lập công ty chứng khốn, chỉ nhánh

cơng ty chứng khốn nước ngồi tại Việt Nam phải bằng đồng 'Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi

Các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải chứng minh

nguồn vốn hợp pháp và được tổ chức kiểm toán độc lập xác

nhận

- Tỷ lệ sở hữu của bên nước ngồi trong cơng ty chứng

khốn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy

Trang 10

[ ` - Tổ chức, cá nhân sở hữu từ 10% vốn cỗ phần hoặc phần

vốn góp có quyền biểu quyết của một công ty chứng khoán và người có liên quan của tô chức, cá nhân đó không được sở hữu

trên 5% số cỗ phần hoặc phần vốn góp có quyển biểu quyết của một cơng ty chứng khốn khác

- Tổ chức, cá nhân sở hữu từ 10% vốn cỗ phần hoặc phần vốn góp có quyền biểu quyết của một công ty quản lý quỹ và người có liên quan của tổ chức, cá nhân đó không được sở hữu

trên 5% số cổ phần hoặc phần vốn góp có quyền biểu quyết của

một công ty quản lý quỹ khác

(3) Giám đốc (tổng giám đốc) phải đáp ứng đủ các điều kiện:

- Không phải là người đã từng hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù hoặc bị tòa án tước quyền hành nghề theo quy định của pháp luật

- Chưa từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị phá sản, trừ trường hợp phá sản vì lí do bắt khả kháng

- Trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc: có bằng đại học hoặc trên đại học, có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng chứng khoán ít nhất 3 năm và có kinh nghiệm quản lí điều hành tối thiểu 3 năm

- Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp ong hoạt động

kinh doanh chứng khoán

- Có chứng chỉ hành nghề chứng khoán

- Chưa từng bị UBCKNN xử phạt theo pháp luật

CK&TTCK trong vòng 2 năm gần nhất

Phó giám đốc (phó tổng giám đốc) phải đảm bảo các điều

kiện trên trừ điều kiện về thời gian hoạt động nghề KDCK và

kinh nghiệm quản lí có tiêu chuẩn tối thiểu 2 năm

(4 Có tối thiểu 3 người hành nghề chứng khoán cho mỗi

nghiệp vụ kinh doanh

Trang 11

Cùng với sự ra đời va phát triển của TTCK Việt Nam, số

lượng các CTCK không ngừng tăng lên Nếu khi mở cửa TTCK

- năm 2000, cả nước chỉ có vẻn vẹn 2 CTCK thì đến năm cuối

năm 2008 con số này đã tăng lên 102, trong đó số công ty có quy

mô vốn điều lệ dưới 100 tỉ đồng là 36 công ty (chiếm tỉ trọng 35,29%), từ 100 tỉ đồng đến dưới 300 tỉ đồng là 40 công ty

(chiếm 39,21%), từ 300 tỉ đồng đến dưới 1000 tỉ đồng là 23 công, ty (chiếm 22,54%), từ 1000 tỉ đồng trở lên là 3 công ty (chiếm 2,96%) Bảng 1.1: Số lượng CTCK Việt Nam Năm | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 Số lượng | 2 8 9 | 13 | 13 | 14 | 55 | 79 | 102 CTCK

Nguôn: ssc.gov.vn, ngày 31/12/2008

1.1.2.2 Đối với cá nhân

+ Có kiến thức kinh tế, tài chính, pháp luật và phải trải qua một khoá đào tạo về chứng khoán và TTCK Có chứng chỉ hành

nghề chứng khoán, được SGDCK chấp thuận và cấp phép hoạt động

+ Có tư cách đạo đức, sức khoẻ tốt

+ Có đủ năng lực tài chính theo qủy định của pháp luật, thể hiện bằng một trong các hình thức sau: ký quỹ; hoặc có tài sản thể chấp tại một tổ chức tín dụng được chỉ định; hoặc được một ngân hàng hay công ty tài chính đứng ra bảo lãnh

Ở Việt Nam hiện nay theo QÐ 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007, người hành nghề chứng khoán phải tham gia các

Trang 12

chứng khoán mới do UBCK nhà nước, SGDCK, TTGDCK tổ

chức Có chứng chỉ hành nghề chứng khoán

Chứng chỉ hành nghề chứng khoán được cấp cho cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) C6 nang lực hành vi dân sự đây đủ; không thuộc trường

hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

b) Có trình độ đại học; có trình độ chuyên môn về CK &

TTCK;

©) Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch do Uỷ ban Chứng

khoán Nhà nước tổ chức; đối với người nước ngoài có chứng chỉ chuyên môn về TTCK hoặc những người đã hành nghề chứng

khoán hợp pháp ở nước ngoài thì chỉ cần thi sát hạch pháp luật

về chứng khoán của Việt Nam

Người hành nghề chứng khốn khơng được:

- Đồng thời làm cho các tổ chức khác có quan hệ về

mặt sở hữu với CTCK nơi mình đang làm việc

- Đồng thời làm việc cho CTCK, công ty quản lí quỹ khác - Đồng thời là giám đốc (tổng giám đóc) của 1 tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng, hoặc tổ chức niêm yết, trừ trường hợp tổ chức này là CTCK

- Người hành nghề chứng khoán đang làm việc cho CTCK chỉ được mở tài khoản giao địch chứng khoán cho mình (nếu có) tại CTCK nơi mình đang làm việc

~ Người hành nghề chứng khoán không được sử dụng tiền,

chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi không được

khách hàng ủy thác bằng văn bản

Trang 13

1.2, CAC CHU THE KINH DOANH CHUNG KHOAN

Kinh doanh chứng khoán bao gồm nhiều tổ chức như: cơng

ty chứng khốn, công ty đầu tư chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ, công ty quản lí tài sản, công ty lưu kí và thanh toán bù trừ chứng

khoán, ngân hàng đầu tư và các cá nhân hành nghề chứng khốn

1.2.1 Cơng ty chứng khơán

CTCK là tổ chức có tư cách pháp nhân kinh doanh trong

lĩnh vực chứng khoán, thực hiện một hoặc toàn bộ các hoạt

động: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư

chứng khoán với mục đích tìm kiểm lợi nhuận

1ù; theo điều kiện về năng lực tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật và nguồn nhân lực mà một CTCK có thể đảm nhận tất cả

các nghiệp vụ kinh doanh hoặc chỉ đảm nhận một số nghiệp vụ

nhất định theo giấy phép kinh doanh

© Các mô hình hoạt động của CTCK

(1) Mô hình công ty đa năng: theo mô hình này, CTCK là

một bộ phận cấu thành của các tổ chức kinh doanh, thường là các

công ty lớn hoặc các tập đoàn kinh tế như: các NHTM, tập đoàn

tài chính, tập đoàn bảo hiểm Các tổ chức này hoạt động trên nhiều lĩnh vực như kinh doanh tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm và các hoạt động kinh doanh khác Mô hình kinh doanh đa năng

được chia thành 2 loại:

- Loại đa năng một phần: các tổ chức kinh doanh muốn

kinh doanh chứng khoán phải thành lập cơng ty chứng khốn độc lập trực thuộc công ty hoặc tập đoàn

~ Loại đa năng hoàn toàn: các tổ chức kinh doanh triển khai

hoạt động kinh doanh chứng khoán bên cạnh các hoạt động kinh doanh khác mà không cần phải thành lập cơng ty chứng khốn

độc lập trực thuộc công ty hoặc tập đoàn

Uu điểm:

Trang 14

rủi ro hoạt động kinh doanh chung, có khả năng chịu được

những biến động lớn trên TTCK

- Tận dụng được thế mạnh về nguồn lực tài chính, về trình

độ chuyên môn, về mạng lưới hoạt động , tạo động lực cho sự phát triển của TTCK

Hạn chế:

~ Do có thế mạnh về tài chính, chuyên môn nên việc các

công ty lớn, các tập đoàn tham gia kinh doanh chứng khoán có

thể gây nên tình trạng lũng đoạn thị trường nếu vai trò quản lí

điều hành thị trường của nhà nước hạn chế

~ Do tham gia nhiều lĩnh vực kinh doanh nên làm giảm tính chuyên môn hóa, khả năng thích ứng và linh hoạt kém

- Trong trường hợp TTCK có nhiều rủi ro, các tập đoàn có

xu hướng bảo thủ rút khỏi TTCK để tập trung kinh doanh ở lĩnh vực khác gây nên tình trạng suy thoái, tháo chạy khỏi TTCK hoặc đóng băng thị trường

(2) Mô hình công p chuyên doanh: theo mô hình này, KDCK do các CTCK độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận

Mô hình này khắc phục được những hạn chế của mô hình

đa năng, tạo điều kiện cho các CTCK chuyên môn hóa, thúc đầy sự phát triển TTCK

Ngày nay với sự phát triển của TTCK, để tận dụng thế

mạnh của ngân hàng, của các tập đoàn kinh tế, tài chính , các

quốc gia thường có xu hướng cho phép các tổ chức này tham gia

hoạt động KDCK, bằng cách thành lập công ty con trực thuộc

Ở Việt Nam hiện nay, CTCK được tổ chức theo các nguyên

tắc sau:

- Cơ cấu tổ chức của CTCK phải đảm bảo tách biệt về văn

phòng làm việc, nhân sự, hệ thống dữ liệu, báo cáo giữa các bộ

Trang 15

phận nghiệp vụ có xung đột lợi ích của CTCK và của khách hàng, hoặc giữa lợi ích của các khách hàng với nhau

~ CTCK phải tuân thủ các nguyên tắc về quản trị công ty và

các quy định pháp luật về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng

- Thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành

viên của một CTCK không được đồng thời là thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên của CTCK khác

- Giám đốc (tông giám đốc), phó giám đốc (phó tổng giám

đốc), giám đốc chỉ nhánh CTCK không được đồng thời làm việc

cho CTCK, công ty quản lí quỹ hoặc doanh nghiệp khác Giám

đốc (tổng giám đốc) CTCK không được là thành viên hội đồng

quản trị, thành viên hội đồng thành viên của CTCK khác

® Cơ cấu tổ chức của CTCK

Cơ cấu tổ chức của CTCK phụ thuộc vào các nghiệp vụ

chứng khoán mà công ty thực hiện, cũng như quy mô hoạt động

KDCK của nó Tuy nhiên, chúng đều có đặc điểm chung là hệ

thống các phòng ban chức năng được chia ra làm hai khối tương

ứng với hai khối công việc mà CTCK đảm nhận:

Khéi 1 (front office) ” 2 bì zllšl||x ; ” zllzllšlzllšllšllzlš llzllš zllzllš||šl|š lš lšll H|Hšllš š|l|š 8 SE 8 1/8 #l|š |5 Hã l|š |] |] a |] ¢ gs |) e EH Isle lf] 2 11s PEW Ife 8 = ||Š 5 Elle || e |] 2 |] =] e

& ile ll) se |) s |e Se Ils 2 <

Ble |JIš|JlzH#ll3ll=llš lHšs lle

= 5 »"% HIF P °® lle 5 9 Allo kl #—llo Ầ

2 a

Trang 16

Khéi 1 (front office): thyc hign cae hoat dong nghi

kinh doanh chứng khoán Bộ phận này có quan hệ giao dịch với khách hàng và đem lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra các sản phẩm địch vụ phủ hợp với các nhu cầu đó Trong khối nay ứng với mỗi nghiệp vụ chứng khoán cụ thể sẽ có một phòng riêng Vì vậy công ty thực

hiện bao nhiêu nghiệp vụ sẽ có bấy nhiêu phòng Riêng phòng

thanh toán và lưu kí chứng khoán thì mọi CTCK đều phải có vì

đây là tổ chức phụ trợ phục vụ cho hoạt động mơi giới chứng khốn và nó cũng thường được xếp vào khối I do có quan hệ trực tiếp với khách hàng

Khối 2 (back office): thực hiện các công việc có tính tác

nghiệp hỗ trợ cho khối 1, bao gồm: phòng nghiên cứu phát triển,

phòng thông tin và phân tích chứng khoán, phòng máy tính và tin học, phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính

Đối với những công ty chứng khoán lớn, còn có thêm chỉ nhánh, văn phòng ở các địa phương trong nước, hoặc/ và nước ngoài Cũng có thể CTCK ủy thác cho một NHTM ở địa phương hướng dẫn và nhận lệnh đặt mua bán chứng khoán của khách hàng Khối 2 (back office) wile ~ 2 4 ề -llšllšllzllzllšllšllšllšllš zllšllšl|šllgllšllšlš |š llš š lJš ||š lš |lš Hš llš § llš Ỹ a g |e alle {|z

8 SIS = E UET 3, SEE E = 3 = EHFE = B || 2 IE & 3 UE

ele F iis ile de lls 8 || 5 =

Đ nl||5 alls m- Ble 21/2 2 8 3 |}a || 2 |] = ` g E

Trang 17

1.2.2 Cong ty đầu tư chứng khốn và cơng ty quan lí

quỹ đầu tư chứng khoán

1.2.2.1 Quỹ đầu tư chứng khoán

Hoạt động đầu tư chứng khoán có thể được thực hiện bởi

các nhà đầu tư chứng khoán cá nhân, hoặc các nhà đầu tư chứng,

khoán có tổ chức - quỹ đầu tư chứng khốn, cơng ty bảo hiểm,

cơng ty tài chính

Quỹ đầu tư là quỹ hình thành từ vấn góp của nhà đầu tre với mục dich tim kiém lợi nhuận từ việc đâu tư vào chứng khoán và các loại tài sản đầu tư khác, kể cả bắt động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết

định đầu tư của quỹ

Việc huy động vốn để hình thành và phát triển quỹ được thực hiện theo | trong 2 cách sau:

~ Một là, quỹ đầu tư chứng khoán được thành lập theo quy

chế của một công ty cỗ phần và phát hành cổ phiếu ra công

chúng Bản thân quỹ là một công ty có tư cách pháp nhân, có hội

đồng quản trị là cơ quan điều hành cao nhất, tự tổ chức quản lí

hoặc thuê người quản lí quỹ, giám sát công việc quản lí theo các mục tiêu đã được xác định

- Hai là, công ty quản lí quỹ phát hành chứng chỉ quỹ để

huy động vốn Trong mô hình này quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân đầy đủ; công ty quản lí quỹ và quỹ có sự độc lập tương đối Công ty quản lí quỹ không phải là chủ sở hữu quỹ mà chỉ là cơ quan nhận sự ủy thác quản lí quỹ đầu tư

Các loại quỹ đầu tr: có nhiều loại quỹ đầu tư chứng khoán

tùy theo tiêu thức phân loại như: quỹ thành viên, quỹ đại chúng,

quỹ mở, quỹ đóng, quỹ đầu tư dạng công ty, quỹ tín thác

ˆ_ Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán có số thành viên tham gia góp vốn không vượt quá 30 thành viên và chỉ bao gồm

Trang 18

Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng Theo cơ chế hoạt động, quỹ

đại chúng thường bao gồm: quỹ mở và quỹ đóng

Quỹ mở (còn gọi là quỹ hỗ tương) là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng phải được mua lại theo

yêu cầu của nhà đầu tư Người đầu tư có thể yêu cầu người quản lí mua lại chứng chỉ quỹ đầu tư của quỹ vào bắt cứ lúc nào trong

khi quỹ vẫn liên tục phát hành chứng chỉ mới ra thị trường Vì vậy, số vốn của quỹ không ngừng thay đổi và chứng chỉ của loại quỹ này thường không được niêm yết và giao dịch trên thị

trường thứ cấp

Quy đóng là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư Chứng chỉ quỹ được niêm yết và giao dịch trên thị trường thứ cắp

Phân biệt sự khác nhau giữa Quỹ đóng và Quỹ mở

Quỹ đầu tư dạng mở

~ Mua lại chứng chỉ quỹ từ nhà

đầu tư và bán lại khi có yê

cầu trong phạm vi vốn góp tí đa của quỹ không cần có quyết

định của Đại hội nhà đầu tư

- Quỹ sẵn sàng mua lại số

chứng khoán đã phát hành

- Số lượng chứng khoán lưu hành luôn thay đổi

- Chứng khoán được mua bán

trực tiếp tại quỹ hoặc người bảo lãnh, đại lí - Giá mua là giá trị tài sản thuần cộng lệ phí Qñy đầu tư dạng đóng - Chào bán ra công chúng một

lần Trường hợp tăng vốn điều

lệ phải được thể hiện trong điều lệ Quỹ và sự chấp thuận

của cơ quan quản lí nhà n - Không mua lại số chứng khoán đã phát hành - Số lượng chứng khoán lưu hành thường ổn định

- Chứng khoán được giao dịch

trên thị trường tập trung hoặc

thị trường OTC

- Giá cả được xác định bởi

quan hệ cung cầu trên thị

Trang 19

trường nên có thể bằng hoặc

cao hơn hoặc nhỏ hơn giá trị tài ,| sản thuần ệ được cộng thêm |; ‘ vào giá trị tài sản thuần mơi giới " LộiPhÍ aiag:lịCh:KA ¡Cho nhà

Các quỹ đầu tư chứng khoán có thẻ tồn tại hữu hạn, hoặc vô

hạn và được tổ chức quản lí bởi một công ty đầu tư chứng khoán (quỹ hoạt động dưới dạng công ty) hoặc công ty quản lí quỹ (quỹ đầu tư dưới dạng hợp đồng, còn gọi là quỹ tín thác đầu tư)

1.2.2.2 Công ty đầu tư chứng khốn ® Khái niệm Công ty đầu tư chứng khoán là chức dưới hình thức công ty cổ phần để ® Đặc điểm

- Cơng ty đầu tư chứng khoán huy động vốn để hình thành

quỹ đầu tư chứng khoán bằng cách phát hành cổ phiếu và bán chúng cho người đầu tư - với tư cách là cỗ đông thường Cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán có thể được niêm yết trên

sở giao dich, hoặc thị trường phi tập trung

doanh nghiệp được tổ u tư chứng khoán

- Công ty được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần kinh

doanh trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán Như vậy, khác với CTCK, công ty đầu tư chứng khoán chỉ thực hiện một nghiệp vụ

KDCK, đó là đầu tư chứng khoán Vì vậy, khi đề cập đến các tổ chức KDCK, người ta ít nhắc đến loại hình công ty này

Công ty chịu sự chỉ phối của Luật doanh nghiệp, Luật chứng

khoán Hội đồng quản trị là cơ quan có thẩm quyển cao nhất Công ty có thể tự quản lí tài sản và vốn quỹ của mình, hoặc thuê

Trang 20

nhiệm cử một, hoặc một số chuyên gia để giúp quỹ điều hành và

sử dụng vốn của quỹ đầu tư vào chứng khoán và các tài sản khác

sao cho có hiệu quả nhất

+ Ngân hàng giám sát chỉ đóng vai trò bảo quản, mà không, tham gia vào công tác quản lí, giám sát quỹ Ngoài ra, ngân hàng có thể đảm nhận vai trò người giữ danh sách cỗ đông đẻ gửi báo

cáo, giấy ủy quyền, hoặc thực hiện phân phối cổ tức cho các cổ

đông Khi thực hiện các nghiệp vụ này, ngân hàng nhận được thu nhập dưới dạng phí

~ Thu nhập của công ty được hình thành từ kết quả đầu tư

mua bán chứng khoán (chênh lệch giá mua bán chứng khoán, cổ tức, trái tức va thu nhập từ các hoạt động đầu tư kinh doanh các chứng khoán phái sinh khác)

- Do quỹ đầu tư dạng công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ

nên nhà đầu tư góp vốn trở thành cổ đông (giữ vai trò vị trí là chủ sở hữu một phần vốn của công ty) và có các quyền của một

cổ đông: ứng cử, bầu cử, biểu quyết các vấn đề quan trọng của

công ty, nhận cỗ tức

Mô hình tổ chức quản lí Công ty đầu tư chứng khoán

Hội đồng quân trị

Trang 21

© Uu nhugc điểm của mô hình CTĐTCK

Ưu điểm:

~ Có cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, có pháp nhân đầy đủ nên

có cơ sở pháp lí cao trong tổ chức quản lí điều hành hoạt động

~ Do có pháp nhân đầy đủ nên việc huy động vốn từ các

thành phẳn kinh tế thuận lợi hơn so với mô hình quỹ tín thác, tạo khả năng huy động được khối lượng vốn lớn đẻ hoạt động kinh

doanh chứng khoán

- Do hội đủ các thành phần đại diện cho từng quyền lợi tham gia công tác quản lí nên họ có thể đánh giá, cân nhắc giữa

giá trị đầu tư với mức độ rủi ro đưa ra các quyết định mang tính năng động và thường mang lại lợi nhuận khả quan

Nhược điể

- Chi phi quan lí quỹ thường cao hơn so với mô hình quản li quỹ tín thác nên có tác động đến hiệu quả các hoạt động kinh doanh

- Hiện tượng tranh giành quyền lực, quyền kiểm sốt

thường gặp ở các cơng ty cí là mối đe dọa thường trực gây

nên những biến động trong tổ chức, làm cho hoạt động kinh

doanh kém hiệu quả

Ở Việt Nam hiện nay, theo Nghị định NĐ14/2007 của

Chính phủ, Công ty đầu tư chứng khoán được tổ chức theo một

trong hai hình thức sau:

- Công tự đầu tư chứng khoán đại chúng là công ty đầu tư chứng khoán chào bán cổ phiếu ra công chúng;

~ Công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ

Trang 22

chào bán cổ phiếu cho tối đa 99 nhà đầu tư, trong đó nhà đầu tư có tổ chức phải đầu tư tối thiểu 3 tỷ đồng và cá nhân đầu tư tối

thiểu 1 tỷ đồng Công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ

không phải tuân thủ các quy định về hạn ché đầu tư như cơng ty

đầu tư chứng khốn đại chúng quy định tại Điều 92 Luật Chứng

khoán Công ty đầu tư chứng khoán tự quản lý vốn đầu tư hoặc

ủy thác cho một công ty quản lý quỹ quản lý hoặc thuê công ty

quản lý quỹ tư vấn đầu tư và tự mình thực hiện giao dịch

Trường hợp công ty đầu tư chứng khốn th cơng ty quản lý

quỹ quản lý vốn đầu tư thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó

Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc (nếu có), Chủ tịch Hội đồng

quản trịXà tối thiểu 2/3 thành viên Hội đồng quản trị của công ty

đầu tư chứng khoán phải độc lập với công ty quản lý quỹ 1.2.2.3 Công ty quản Tý quỹ

Các quỹ tín thác (quỹ không có pháp nhần đầy đủ được thành lập trên cơ sở hợp đồng ủy thác giữa công ty quản lí quỳ, người nhận ủy thác và người thụ hưởng) không tự quản lí vốn

đầu tư, phải tìm kiếm và kí kết hợp đồng quản lí quỹ với một

công ty quản lí quỹ (QLQ)

® Khái niệm

Công ty quản lý quỹ là tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt

động cung cấp dịch vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán

đâ c im

- Cụng ty QLQ được thực hiện hai nghiệp vụ chính là quản

lý quỹ đầu tư chứng khốn (hoặc cơng ty đầu tư chứng khoán) và

quản lý danh mục đầu tư chứng khoán

- Thu nhập của công ty QLQ được hình thành từ phí quản lý quỹ đầu tư và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán

Trang 23

xin phép thành lập quỹ, phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư ra công

chúng để tạo vốn cho quỹ; (2) lựa chọn và thực hiện đầu tư vốn

của quỹ vào chứng khoán hoặc tài sản khác phù hợp với

của quỹ; (3) xác định lợi nhuận của quỹ và tư vấn cho người lưu giữ tài sản của quỹ đẻ phân phối lợi nhuận Việc thành lập và hoạt động của quỹ và công ty QLQ được thực hiện theo luật tín

thác đầu tư Theo luật này một hợp đồng tín thác được kí kết bởi

tất cả các bên tham gia vào quỹ: công ty quản lí quỹ, tổ chức

giám sát bảo quản (thường là ngân hàng giám sát hoặc ngân

hàng tín thác), và những người đầu tư

- Công ty QLQ có thể tổ chức theo hình thức công ty cổ

phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, tổ chức và hoạt động

theo quy định của pháp luật Để thành lập quỹ đầu tư tín thác trước hết phải thành lập công ty quản lí quỹ Mỗi công ty quản lí

quỹ, có thể có nhiều quỹ đầu tư trực thuộc, tùy thuộc vào mục

tiêu đầu tư Công ty QLQ đứng ra phát hành chứng chỉ quỹ đầu

tư, huy động vốn đẻ thành lập quỹ đầu tư chứng khốn Cơng ty quản lý quỹ có chức năng thực hiện đầu tư theo sự ủy thác của

khách hàng (quỹ đầu tư chứng khoán), quản lí quỹ đầu tư sao cho phù hợp với mục tiêu đầu tư của quỹ, quản lí danh mục đầu

tư chứng khoán theo các quy định pháp luật, điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, hợp đồng ký với khách hàng ủy thác đầu tư và hợp

đồng kí với ngân hàng giám sát Công ty QLQ được hưởng các khoản phí và thưởng theo quy định của điều lệ quỹ

- Trong mô hình quỹ tín thác được quản lí bởi công ty QLQ, ngân hàng giám sát vừa đóng vai trò là người bảo quản, thanh toán bù trừ và lưu giữ tài sản của người đầu tư, vừa thực hiện chức năng giám sát hoạt động của công ty quản lí quỹ nhằm bảo đảm công ty quản lí quỹ hoạt động theo đúng điều lệ của

quỹ, phù hợp với lợi ích của người đầu tư

- Quỹ đầu tư tín thác không có tư cách pháp nhân đầy đủ

nên khối lượng vốn huy động được thường hạn chế hơn so với

Trang 24

chỉ tham gia chia phần, các chứng chỉ này được định nghĩa trong

luật tín thác không phải là cỗ phiếu Nhà đầu tư mua chứng chỉ

quỹ nhằm mục đích đầu tư theo kiểu chuyên nghiệp Điểm khác

biệt cơ bản giữa cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán với

chứng chỉ quỹ đầu tư là các nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ

(người thụ hưởng) không có quyền biểu quyết, không có quyền thay đổi chính sách đầu tư của quỹ Mô hình tổ chức quản lí quỹ đầu tư tín thác Quỹ đầu tư chứng khoán ` Nhà đầu tư Nhà đầu tư Nhà đầu tư ® iu nhược điểm của mô hình quỹ tín thác qua CTĐTCK Uu diém:

- Céc thanh phan tham gia quan li quy chi bao gồm các nhà chuyên môn như: công ty quản lí quỹ, ngân hàng giám sát nên việc

bàn bạc để đi đến quyết định kinh doanh thường nhanh chóng

- Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, làm giảm chỉ phí quản lí

- Trong mô hình quỹ tín thác, nhà đầu tư không thể can

thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của công ty quản lí quỹ,

nên công ty có thể chủ động đầu tư vào các dự án dài hạn.mà

Trang 25

- Ngan hang giém sat có liên hệ chặt chẽ với công ty quản

lí quỹ nên nắm vững kế hoạch và thực tế kinh doanh của quỹ, tạo

điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng quản lí giám sát, đảm bảo việc đầu tư bám sát điều lệ của quỹ và tuân thủ luật pháp

Hạn chế:

- Tính pháp lí của mô hình quỹ tín thác không cao làm giảm tính hấp dẫn và khả năng thanh khoản của chứng chỉ quỹ

- Do lượng vốn của quỹ hạn chế nên khả năng đa dạng hóa

danh mục đầu tư trở nên khó khăn, chỉ thích hợp với đầu tư dự án

Ở Việt Nam hiện nay, theo Quyết định 35/2007/QĐ-BTC ngày 25/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, ngoại trừ Công ty

quản lý quỹ được cấp phép, các tổ chức kinh tế khác không được

cung cấp địch vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý

danh mục đầu tư

1 Công ty quản lý quỹ được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán sau:

a) Quản lý quỹ đầu tư chứng khốn, cơng ty đầu tư chứng,

khoán;

b) Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán

2 Đại diện cho quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và nhà đầu tư ủy thác, quy định trong Điều lệ Quỹ Điều lệ Công ty đầu tư

chứng khoán hoặc Hợp đồng quản lý đầu tư thực hiện quyển biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị

của tổ chức phát hành mà Quỹ, Công ty đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư uỷ thác là cỗ đông, thực hiện quyền biểu quyết tại cuộc hop Hội đồng thành viên của doanh nghiệp mà Quy, Công ty đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư uỷ thác tham gia góp vối

3 Trong trường hợp quản lý Quỹ dạng đóng, danh mục đầu,

tư hoặc Công ty đầu tư chứng khốn, Cơng ty quản lý quỹ được hưởng các khoản phí và thưởng phù hợp với quy định của pháp

Trang 26

luật và các quy định tại Điều lệ Quỹ, Điều lệ Công ty đầu tư

chứng khoán, Hợp đồng quản lý đầu tư Trong trường hợp Điều lệ

Quỹ, Điều lệ Công ty đầu tư chứng khoán, Hợp đồng quản lý đầu tử có quy định về mức thưởng cho Công ty quản lý quỹ trên cơ sở

kết quả đầu tư, thì Công ty chỉ được phép hưởng mức thưởng này nếu tỷ lệ tăng trưởng giá trị tài sản ròng của Quỹ, giá trị tài sản

ròng của Công ty đầu tư chứng khoán, giá trị danh mục ủy thác do

Công ty quản lý tăng cao hơn so với một tỷ lệ tham chiếu được nhà đầu tư chấp thuận Việc xác định mức thưởng và thanh toán

phí thưởng cho Công ty quản lý quỹ khi thực hiện hoạt động quản lý quỹ đại chúng dạng đóng, Công ty đầu tư chứng khoán đại

chúng, được thực hiện theo nguyên tắc sau:

a) Mức thưởng được tính trên cơ sở phần lợi nhuận vượt

trội so với lợi nhuận của thị trường (tỷ lệ tăng trưởng của các chỉ số thị trường) đã được điều chỉnh theo cơ cấu danh mục đầu tư

của Quỹ, Công ty đầu tư chứng khoán Mức thưởng phải được

quy định rõ,trong Điều lệ Quỹ, Điều lệ Công ty đầu tư chứng khoán và Bản Cáo bạch và phải được nhà đầu tư chấp thuận;

b) Mức thưởng phải được điều chỉnh giảm trừ và sẽ khơng

được thanh tốn nếu hoạt động đầu tư tại các năm liền trước bị thua

lỗ và mức lỗ này chưa được bù đắp Mức điều chỉnh phải được quy định rõ trong Điều lệ Quỹ, Điều lệ Công ty đầu tư chứng khoán và

Bản Cáo bạch và phải được nhà đầu tư chấp thuận;

©) Phí thưởng chỉ được thanh toán sau khi đã thanh toán các khoản phải trả khác Phí thưởng được xác định dựa trên báo

cáo tài chính năm đã được kiểm toán

4 Tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam, Điều lệ

Quỹ, Điều lệ Công ty đầu tư chứng khoán hoặc Hợp đồng quản lý đầu tư

5 Tự nguyện, công bằng, trung thực, vì lợi ích tốt nhất

của Quỹ, Công ty đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư và nhà đầu tư

Trang 27

6 Ký hợp đồng với Ngân hàng lưu ký, Ngân hàng giám sát

trong đó có các điều khoản chỉ tiết về quyền và nghĩa vụ của các

bên liên quan trong việc quản lý tài sản của Quỹ, Công ty đầu tư chứng khoán và tài sản ủy thác

7 Ký hợp đồng với nhà đầu tư ủy thác, Công ty đầu tư

chứng khoán khi cung cấp dịch vụ quản lý danh mục đầu tư hoặc quản lý tài sản của Công ty đầu tư chứng khoán

8 Thực hiện việc đầu tư tài sản của Quỹ, của Công ty đầu

tư chứng khoán, tài sản ủy thác theo đúng các quy định của pháp

luật, Điều lệ Quỹ, Điều lệ Công ty đầu tư chứng khoán và Hợp đồng qua lý đầu tư

9 Công'ty quản lý quỹ chịu trách nhiệm đền bù các tổn thất gây ra cho Quỹ, Công ty đầu tư chứng khoán hoặc nhà đầu tư vào Quỹ, vào Công ty đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư ủy thác

do nhân viên của Công ty quản lý quỹ hoặc Công ty quản lý quỹ không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hoặc vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán Mức bồi thường phải được

nhà đầu tư chấp thuận, kể cả những nhà đầu tư đã từng nắm giữ chứng chỉ quỹ, cỗ.phiếu công ty đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư uỷ thác đã chấm dứt hợp đồng quản lý danh mục đầu tư với công,

ty quản lý quỹ

10 Đảm bảo việc quản lý độc lập và tách biệt tài sản của từng Quỹ, từng Công ty đầu tư chứng khoán, tài sản của từng nhà đầu tư ủy thác và tài sản của chính Công ty

11 Công ty phải thiết lập quy trình phân bổ tài sản giao

dịch thống nhất, hợp lý, công bằng khi thực hiện giao dich cho Quỹ, Công ty đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư ủy thác và cho bản thân Công ty Quy trình này phải được sự chấp thuận của nhà

đầu tư ủy thác, Ban đại điện Quỹ, Hội đồng quản trị Công ty đầu tư chứng khoán và Ngân hàng giám sát, Ngân hàng lưu ký Trong trường hợp Công ty quản lý quỹ mua hoặc bán cùng một

Trang 28

loại tài sản tại cùng một thời điểm cho các Quỹ, Công ty đầu tư chứng khoán do mình quản lý và cho bản thân Công ty, việc phân bổ tài sản giao địch được thực hiện theo trật tự ưu tiên sau:

a, Ưu tiên phân bổ tài sản giao dịch cho các Quỹ, Công ty

đầu tư chứng khoán do mình quản lý Việc phân bổ tài sản thực

hiện theo quy định tại Điều 28 Quy chế này, đảm bảo sự công bằng và hợp lý về quyền lợi giữa các Quỹ, Công ty đầu tư chứng

khoán;

b, Việc phân bổ tài sản cho bản thân Công ty chỉ được thực

hiện sau khi đã đáp ứng được quy định tại Điểm a Khoản này

12 Bảo đảm quan hệ uỷ quyền trách nhiệm trong hoạt

động quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư cho bên thứ ba và sự

thay đổi cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty quản lý quỹ không

gây ảnh hưởng bắt lợi đến quyền lợi của nhà đầu tư vào Quỹ, vào Công ty đầu tư chứng khoán và nhà đầu tư ủy thác Quan hệ ủy quyền nêu trên phải đảm bảo:

a) Bên nhận ủy quyền phải là một tổ chức tài chính được cấp phép hoặc đăng ký đối với hoạt động được ủy quyền;

b) Các thông tin cơ bản về bên nhận ủy quyền phải được

cung cấp cho Ban Đại điện Quỹ, Hội đồng quản trị Công ty đầu tư chứng khoán, và các nhà đầu tư ủy thác;

e) Việc ủy quyền nêu trên phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Ban Đại diện Quỹ, Hội đồng quản trị Công ty đầu tư chứng khoán và nhà đầu tư ủy thác;

4) Công ty quản lý quỹ thực hiện việc ủy quyền phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, kèm theo văn bản xác nhận

tại Điểm c Khoản này

13 Công ty quản lý quỹ thực hiện việc ủy quyền theo quy

định tại Khoản 12 Điều này có trách nhiệm giám sát và đảm bảo

việc thực hiện các hoạt động uỷ quyền đó được thực hiện nhanh

chóng và phù hợp với quy định pháp luật, Điều lệ Quỹ, Điều lệ

Trang 29

Công ty đầu tư chứng khoán và Hợp đồng quản lý đầu tư Công,

ty quản lý quỹ phải chịu mọi trách nhiệm đối với những thiệt hai

cho Quỹ, Công ty đầu tư chứng khoán và nhà đầu tư ủy thác phát sinh từ việc ủy quyền này

14 Công ty quản lý quỹ có nghĩa vụ thực hiện việc xác định giá trị tài sản ròng của Quỹ, giá trị tài sản ròng của Công ty

đầu tư chứng khoán; giá trị tài sản ròng trên một đơn vị chứng

chỉ quỹ, cổ phiếu Công ty đầu tư chứng khoán; giá trị đanh mục

đầu tư và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ Quỹ, Điều lệ Công ty đầu tư chứng khoán, Hợp đồng quản lý

danh mục đầu tư Dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng của Quỹ,

giá trị tài sản ròng của Công ty đầu tư chứng khoán; định giá

chứng, chỉ quỹ, giá trị tài sản ròng trên một đơn vị chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu Công ty đầu tư chứng khoán có thể do Ngân hàng

giám sát cung cắp trên cơ sở hợp đồng ký giữa Công ty quản lý quỹ với Ngân hàng giám sát Trong trường hợp Ngân hàng giám sát cung cấp dịch vụ định giá tài sản ròng, Công ty quản lý quỹ phải giám sát và đảm bảo việc định giá tài sản ròng tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành

15 Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm lập, lưu trữ và cập

nhật kịp thời, đầy đủ và chính xác Sổ đăng ký nhà đầu tư, Số đăng ký cỗ đông Dịch vụ lập, lưu trữ và cập nhật Sổ đăng ký nhà đầu tư, Số đăng ký cổ đông có thể do một bộ phận của Ngân

hàng giám sát hoặc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cung cấp trên cơ sở hợp đồng ký giữa Công ty quản lý quỹ với Ngân hàng giám sát, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Nội dung của Số

đăng ký nhà đầu tư, Sổ đăng ký cỗ đông thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về thành lập và quản lý quỹ đầu tư chứng

khoán, Công ty đầu tư chứng khoán Trong trường hợp Ngân

hàng giám sát, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cung cấp dịch vụ

lập, lưu trữ và cập nhật Sổ đăng ký nhà đầu tư, Số đăng ký cổ

đông, Công ty quản lý quỹ phải giám sát và đảm bảo công việc này được thực hiện theo các quy định hiện hành

Trang 30

16 Công ty quản lý quỹ phải kịp thời thông báo bằng văn

bản cho Ngân hàng giám sát, Ngân hàng lưu ký về quyền biểu

quyết và ý kiến biểu quyết mà Ngân hàng giám sát, Ngân hàng,

lưu ký được công ty quản lý quỹ uỷ quyền thực hiện thay mặt

cho quyền lợi của Quỹ, Công ty đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư

ủy thác trong các cuộc họp Đại hội đồng cỗ đông, Hội đồng quản

trị, Hội đồng thành viên của các tổ chức phát hành, doanh nghiệp

mà Quỹ, Công ty đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư ủy thác là cổ đông, tham gia góp vốn

17 Công ty quản lý quỹ có nghĩa vụ cung cắp kịp thời, đầy

đủ các thông tin cần thiết về Quỹ, Cổng ty đầu tư chứng khoán,

tài sản ủy thác cho Ngân hàng giám sát, Ngân hàng lưu ký để đảm bảo Ngân hàng giám sát, Ngân hàng lưu ký có đủ thông tin

nhằm thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với Quỹ, Công ty

đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư ủy thác theo các quy định của pháp luật Tối thiểu một (01) tháng một lần, Công ty quản lý quỹ

có nghĩa vụ thực hiện việc đối chiếu và xác nhận tài sản của từng

Quỹ, từng nhà đầu tư uỷ thác, từng Công ty đầu tư chứng khoán

với Ngân hàng giám sát, Ngân hàng lưu ký

18 Trong trường hợp Ngân hàng giám sát phát hiện các giao dịch tài sản Quỹ, Công ty đầu tư chứng khốn khơng phù

hợp với quy định của pháp luật, Điều lệ Quỹ, Điều lệ Công ty

đầu tư chứng khoán hoặc vượt quá thâm quyền của Công ty quản

lý quỹ và đã thông báo cho Công ty quản lý quỹ thì Công ty quản lý quỹ phải huỷ bỏ giao dịch đó hoặc thực hiện mua hoặc bán tài sản của Quỹ, Công ty đầu tư chứng khoán nhằm phục

hồi vị thế Quỹ, Công ty đầu tư chứng khoán như trước khi có giao dịch trong thời gian sớm nhất Việc khôi phục vị thế phải

được thực hiện trong vòng ba (03) tháng kể từ khi phát sinh giao dịch không phù hợp Mọi chỉ phí phát sinh liên quan đến các

giao dịch này và những tốn thất của Quỹ, Công ty đầu tư chứng,

khoán (nếu có) do Công ty quản lý quỹ chịu, không được tính vào chỉ phí quản lý quỹ

Trang 31

Điều kiện để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động CT0LO + Có trụ sở và trang thiết bị phục vụ hoạt động nghiệp vụ bao gồm:

- Quyền sử dụng trụ sở Công ty có thời hạn tối thiểu một

năm, các thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh cho trụ sở làm việc

của Công ty;

- Trang thiết bị tối thiểu bao gồm các thiết bị văn phòng, hệ

thống máy tính cùng các phần mềm phục vụ cho hoạt động phân

tích đầu tư, phân tích và quản lý rủi ro, lưu trữ bảo quản chứng từ

+ Có vốn điều

ệ thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định

+ Đảm bảo có đủ số lượng nhân viên có năng lực hành vỉ

dân sự và năng lực pháp luật đầy đủ; có ít nhất ba (03) năm kinh

nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, có chứng

chỉ hành nghề quản lý quỹ theo phương án kinh doanh, trong đó

tối thiểu phải có 5 nhân viên được cấp Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ tại trụ sở chính

+ Người được bổ nhiệm làm Giám đốc, Phó Giám đốc phụ

trách nghiệp vụ quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư hoặc Tổng

Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc phụ trách nghiệp vụ quản lý quỹ,

quản lý danh mục đầu tư tại Công ty quản lý quỹ, Giám đốc chỉ nhánh Công ty quản lý quỹ phải đáp ứng các điều kiện sau:

Có chuyên môn nghiệp vụ về dịch vụ tài chính - ngân hàng và ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng

+ Những trường hợp sau không được đảm nhiệm các chức

Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách nghiệp vụ quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư hoặc Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc phụ trách nghiệp vụ quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư tại

Trang 32

Công ty quản lý quỹ, Giám đốc chỉ nhánh, người hành nghề quản lý quỹ, nhân viên làm việc tại bộ phận kiểm soát nội bộ:

a) Đang và đã từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự Đã từng bị kết án về các tội xâm phạm sở hữu, xâm phạm an ninh quốc gia, các tội danh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo

hiểm hoặc bị Tòa án cắm hành nghề kinh doanh;

b) Đã từng bị kết án về các tội phạm trong lĩnh vực khác;

c) Đã từng là Chủ sở hữu doanh nghiệp Chủ tịch Hội đông

quản trị, Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng Giám đốc vào

thời điểm doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, trừ trường hợp tham gia theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẳm quyền nhằm

củng có, sắp xếp lại doanh nghiệp đó;

d) Đã từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp vào thời điểm doanh nghiệp đó bị đình chỉ hoạt động, bị buộc giải thể do vi phạm pháp luật nghiêm trọng, trừ trường hợp là đại diện theo để nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm củng có, sắp xếp lại doanh nghiệp đó;

©) Các đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp khác theo

quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp;

f) Là người hành nghề chứng khoán đã từng bi Uy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy

định tại Điểm b Khoản 1 Điều 80 Luật Chứng khoán hoặc Ủy

ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt theo pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng ba (03) năm gần nhất;

ø) Đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng

thành viên, Chủ tịch công ty hoặc đang làm việc cho một tô chức

khác có quan hệ về mặt sở hữu với Công ty quản lý quỹ, hoặc đồng thời làm việc cho Cơng ty chứng khốn, Cơng ty quản lý

quỹ khác, hoặc đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của một tổ chức chào bán chứng khốn ra cơng chúng hoặc tổ

chức niêm yết

Trang 33

Tổ chức của Công ty quân lý quỹ

1 Bộ máy tổ chức của Công ty quản lý quỹ phải tách biệt,

độc lập với bộ máy tổ chức (nếu có) của Chủ sở hữu, các thành viên sáng lập, các cổ đông sáng lập của Công ty quản lý quỹ và

các Công ty khác là người có liên quan (nếu có)

2 Công ty quản lý quỹ phải đảm bảö sự tách biệt về tổ chức và hoạt động, hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống báo cáo giữa hoạt động quản lý tài sản với các hoạt động kinh doanh khác của chính Công ty quản lý quỹ, các hoạt động kinh doanh

của các tổ chức khác là người có liên quan

3 Công ty quản lý quỹ phải tuân thủ các nguyên tắc về

quản trị Công ty được quy định trong Điều lệ Công ty phù hợp

với Điều lệ mẫu quy định tại Phụ lục số 20 ban hành kèm theo Quy chế này Công ty quản lý quỹ là công ty đại chúng phải tuân

thủ quy định pháp luật về quản trị Công ty áp dụng đối với công

ty đại chúng

4 Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng

thành viên, Chủ tịch của một Công ty quản lý quỹ không được

đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng

thành viên, Chủ tịch của Công ty quản lý quỹ khác

5 Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách nghiệp vụ quản lý

quỹ, quản lý danh mục đầu tư hoặc Tổng Giám đốc, Phó Tổng

Giám đốc phụ trách nghiệp vụ quản lý quỹ, quản lý danh mục

đầu tư, Giám đốc các chỉ nhánh, tất cả các nhân viên nghiệp vụ

thực hiện hoạt động quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư phải

có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ.-

Những điểm giống và khác nhau giữa Công ty chứng

khốn, Cơng ty quản lý quỹ và Công ty đầu tư chiởng khốn

® Điểm giống nhau giữa Công ty chứng khốn và Cơng ty

quản lí quỹ

Trang 34

= C6 thé t6 chức dưới hình thức pháp lí là Công ty cổ pha,

hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn

~ Đắp ứng các yêu cầu về vốn, cơ sở vật chất và nhân sự có

trình độ chuyên môn theo quy định của pháp luật

` ® Điểm khác nhau giữa Công ty chứng khốn và Cơng ty

quản lí quỹ

Công ty chứng khốn Cơng ty quản lí quỹ

- Được triển khai các nghiệp

vụ mhôi giới, tự doanh, bảo lãnh

phát hành, tư vấn đầu tư và các | tư vấn khác trong lĩnh vực

chứng khoán

- Vốn pháp định: thường cao

hơn (quy định hiện hành ở Việt

Nam tối thiểu là 300 tỷ đồng)

- Là thành viên của SGDCK/ TTGDCK, TTLK&TTBT _

- Được nhận, truyền lệnh trực tiếp đến hệ thống giao dịch

- Quy định về chuyên môn

thiểu phải có 3 nhân viên hành nghề/1 nghiệp vụ, Tổng giám đốc có ít nhất kinh nghiệm 3 năm quản lý và 3 năm hành nghề trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng,

- Được triển khai các nghiệp vụ quản lí quỹ và quản lí danh mục đầu tư

- Vốn pháp định: thường thấp

hơn (quy định hiện hành ở Việt

Nam tối thiểu là 25 tỷ đồng)

- Không là thành viên của

SGDCK/ TIGDCK,

TILK&TIBT

~ Không được nhận và truyền

lệnh trực tiếp đến hệ thống

giao dịch Giao địch mua/ bán

chứng khoán niêm yết phải qua

CTCK

~ Quy định về chuyên môn: tối

Trang 35

© Diém giéng nhau giita Céng ty ching khodn /Céng ty

quản lí quỹ với Công ty đầu tư chứng khoán

- Đều là pháp nhân (tổ chức dưới hình thức Công ty cổ

phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn);

- Đáp ứng các yêu cầu

quản trị, Hội đồng thành viên

ồn kinh doanh, có Hội đồng

© Điểm khác nhau giữa Công ty chứng khốn /Cơng ty

quản lí quỹ (OLO) với Công ty đâu tr chứng khoán Cty CK/QLQ - KDCK theo nghiệp vụ được cấp giấy phép - Có các quy định pháp lí về nhân sự quản lý - Có các quy định pháp lí về CSVC: trụ sở, trang thiết bi Cty dau tu CK ~ Chỉ quản lí q khoán để tìm

im lợi nhuận) (đầu tư chứng

- Có / Không có yêu cầu cụ thể về nhân sự quản lý - Có / Không có quy định về CSVC trụ sở, trang thiết bị

® Điển khác nhau giữa Công ty quản lí quỹ với Cơng ty

đầu tư chứng khốn

- Công ty QLQ được quản lý nhiều Quỹ / Công ty đầu tư

CK và hưởng thu nhập từ phí quản lí

- Công ty đầu tư CK chỉ được quản lý tài sản của chính

Công ty đầu tr CK đó và hưởng thu nhập từ kết quả đầu tư chứng khốn của cơng ty

© Điểm giống nhau giữa Quỹ đầu tư CK (không phải là pháp nhân) với Công ty đâu tư chứng khoán

- Đều được thành lập bằng vốn góp của các tổ chức, cá nhân

Trang 36

~ Vốn tối thiểu theo quy định hiện hành ở Việt Nam 50 tỷ

đồng

© Điểm khác nhau giữa Quỹ đầu tr CK (không phải là

pháp nhân) với Công ty đầu tr chứng khoán Quỹ đầu tư CK Công ty đầu tư CK ~ Không là pháp nhân - Có Quỹ ĐTCK mở và đóng - Có Quỹ ĐTCK đại chúng và Quỹ thành viên - Không tự quản lý vốn - Là pháp nhân - Chỉ có quỹ ĐTCK đóng - Có Công ty ĐTCK đại chúng và Công ty ĐTCK phát hành riêng lẻ - Công ty tự quản lý vốn 1.2.3 Các chủ thể khác Ngoài các chủ thể nêu trên, tham gia kinh doanh chứng khoán còn có các chủ thể sau:

- Ngân hang thương mại (NHTM): theo cơ chế quản lí của

hấu hết các quốc gia, NHTM tham gia KDCK ở một số nghiệp

vụ: đầu tư, lưu kí và thanh toán các giao địch trên TTCK

Trường hợp NHTM muốn triển khai các dịch vụ khác như môi giới, tư vấn phải thành lập các tổ chức kinh doanh chứng, khoán độc lập trực thuộc công ty mẹ Các ngân hàng đầu tư tham

gia cung cấp dịch vụ bảo lãnh hoặc đại lí phát hành

- Công ty lưu kí và thanh toán bù trừ: thực hiện cung cấp dịch vụ lưu kí và thanh toán bù trừ các giao dịch chứng khoán

- Các tổ chức tài chính khác: công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí tham gia thị trường với tư cách nhà đầu tư tổ chức

Trường hợp công ty bảo hiểm muốn triển khai nhiều dịch vụ

KDCK cũng phải thành lập công ty con trực thuộc

Trang 37

1.3 CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHỨNG KHO.\N

1.3.1 Các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán

Tùy theo giấy phép hoạt động, mỗi tổ chức kinh doanh

chứng khoán có thể thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ kinh

doanh sau:

© Mơi giới chứng khốn

Mơi giới chứng khoán là hoạt động KDCK trong đó tổ chức KDCK - cơng ty chứng khốn (CTCK) đứng ra làm đại

diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao

dịch trên sở giao dịch chứng khoán, hoặc thị trường OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch-đó Người môi giới chỉ thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng để hưởng phí địch vụ, họ không - phải chịu rủi ro từ hoạt động giao dịch đó

Khi thực hiện nghiệp vụ môi giới, CTCK chỉ đóng vai trò

làm trung gian kết nối giữa những người mua và người bán `

chứng khoán để hưởng phí dịch vụ Phí địch vụ CTCK thu được cao hay thấp phụ thuộc vào loại chứng khoán, khối lượng và giá trị chứng khoán được giao dịch mua bán qua công ty nhiều hay ít, tỉ lệ phí giao dịch cao hay thấp Trong hoạt động này người „

ra quyết định đầu tư mua bán chứng khoán thuộc về khách hàng,

nên CTCK không phải chịu rủi ro do sự biến động giá chứng

khoán trên thị trường Tuy nhiên, bất cứ một sự không cẩn trọng

nào trong việc thực hiện nghiệp vụ môi giới đều có thể mang đến

những nguy cơ rủi ro cho công ty Ví dụ: nhân viên môi giới nhập sai lệnh, sai giá đẫn đến thiệt hại cho khách hàng và do đó CTCK không thể phủ nhận trách nhiệm đền bù thiệt hại cho

khách hàng Cao hơn nữa là sự mắt tín nhiệm của khách hàng đối

với công tỳ, và kết quả là khách hàng rời bỏ công ty bằng việc

yêu cầu đóng tài khoản giao dịch

Trang 38

khác kèm theo như: quản lí tài khoản tiền gửi, tài khoản chứng

khoán cho khách hàng, quản lí các lệnh giao dịch cho khách

hàng, thực hiện quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán thay

cho khách hàng © Tự doanh

Tự doanh là hoạt động tự mua bán chứng khoán cho mình đẻ hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giá chứng khoán và các khoản thu nhập khác do đầu tư chứng khốn mang lại Ngồi ra, tự

doanh còn bao gồm các nghiệp vụ acbit, đầu cơ và phòng vệ gắn

với việc sử dụng các chứng khoán phái sinh

Đối với một số thị trường, hoạt động tự doanh của CTCK được gắn liền với hoạt động tạo lập thị trường Vì vậy, ngoài

mua bán chứng khoán để hưởng chênh lệch giá, các CTCK còn

thực hiện nghiệp vụ tự doanh thông qua hoạt động mua bán với vai trò định hướng và điều tiết hoạt động của thị trường, góp phần bình ổn giá cả, thực hiện các nghiệp vụ đầu cơ và kinh

doanh chứng khoán phái sinh Trên thực tế, CTCK còn có thể

phải mua bán chứng khoán (mang tính bắt buộc) do những sai sót từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán

Khác với hoạt động môi giới, khi làm trung gian mua bán

chứng khoán cho khách hàng, chứng khoán sẽ chuyển từ người

bán sang người mua và người mua phải thanh toán tiền cho

người bán, CTCK sẽ thu phí dịch vụ từ cả hai đối tượng khách hàng này Khi thực hiện hoạt động tự doanh CTCK giữ vị trí là

nhà đầu tư nhằm mục đích hưởng thu nhập do chứng khoán

mang lại và lãi vốn Do đó, nếu CTCK mua bán chứng khoán

qua các sàn giao địch tập trung thì cũng phải đặt lệnh qua nhân viên môi giới và về nguyên tắc cũng phải trả phí cho hoạt động mua bán này Công ty phải tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình, tự gánh chịu rủi.ro từ quyết định mua, bán chứng khoán

nếu giá chứng khoán trên thị trường biến động ngược chiều với

Trang 39

Hoạt động tự doanh thường song hành với hoạt động môi giới Vì vậy, khi thực hiện hai hoạt động này có thể dẫn tới xung đột về lợi ích giữa một bên là lợi ích của CTCK, một bên là lợi ích của khách hàng Để tránh xung đột về lợi ích, các thị trường, thường có chính sách ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của CTCK

© Tw van

Tư vấn trong lĩnh vực chứng khoán là hoạt động phân tích,

dự báo các dữ liệu liên quan đến chứng khoán, từ đó đưa ra các khuyến nghị cho khách hàng Thông thường các CTCK cung cấp 1 số dịch vụ tư vấn như: tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn phát

hành chứng khoán, tư vấn niêm yết chứng khoán và các tư vấn

khác về tài chính Trong các hoạt động tư vấn trên, tư vấn đầu tư

chứng khoán là một mảng hoạt động quan trọng

Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc CTCK cung cấp cho nhà

đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến

nghị liên quan đến chứng khoán Hoạt động tư vấn có thể thực

hiện trực tiếp thông qua các hình thức: gọi điện thoại, trao đổi trực

tiếp mặt đối mặt; hoặc gián tiếp thông qua việc phát hành các ấn

phẩm: sách báo, bản tin Về nguyên tắc, nhà tư vấn không được

đưa ra những đánh giá mang tính lôi kéo, dụ dỗ, kích động khách hàng mua bán chứng khoán, mà chỉ được nêu những sự kiện thực

tế diễn ra một cách trung thực, khách quan Cần lưu ý rằng, các

dự báo của nhà tư vấn (được hình thành dựa vào khả năng chuyên môn và kinh nghiệm của họ trong lĩnh vực này) chỉ có tác dụng

tham khảo cho khách hàng, để từ đó khách hàng đưa ra các quyết

định của chính mình Do đó, nhà tư vấn không chịu trách nhiệm

về hậu quả các quyết định của nhà đầu tư

Tư vấn phát hành (hoặc niêm yết) chứng khoán là loại hình

dịch vụ do các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán cung

cấp nhằm trợ giúp cho các tổ chức phát hành (niêm yết) hoàn tắt

Trang 40

bước công việc một cách thuận lợi, hiệu quả để bảo đảm việc phát hành (hoặc niêm yết) thành công

Hoạt động tư vấn là hoạt động kinh doanh về kiến thức, kinh

nghiệm, nghệ thuật và linh cảm nghề nghiệp Do đó, luật pháp các nước thường có các quy định rát chặt chẽ về điều kiện hành nghề

tư vấn Các điều kiện này thường cao hơn điều kiện hành nghề

môi giới Ngoài những điều kiện về năng lực tài chính, về bằng cấp chuyên môn còn có các yêu cầu về kinh nghiệm nghề nghiệp

trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán

Lợi ích mà CTCK nhận được khi cung cắp dịch vụ này là

phí tư vấn, do đó nó phụ thuộc rất nhiều vào số lượng khách

hàng đến với công ty nhiều hay ít Vì vậy, tính khách quan, chính xác của những lời tư van; uy tín, chất lượng của hoạt động

này là điều kiện bậc nhất để công ty duy trì và không ngừng phát

triển hoạt động dịch vụ

® Bảo lãnh phát hành chứng khoản

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là hoạt động hỗ trợ của

các tổ chức bảo lãnh cho các tổ chức phát hành khi huy động, vốn bằng cách bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp theo sự

ủy thác của tỏ chức phát hành Tỏ chức bảo lãnh phát hành cam

kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chao

bán chứng khoán, nhận mua một phần hay tồn bộ chứng khốn

của tổ chức phát hành để bán lại, hoặc mua số chứng khoán còn

lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành, hoặc hỗ trợ

tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công

chúng

Khi cung cấp dịch vụ bảo lãnh, tùy theo điều khoản của

mỗi hợp đồng mà tổ chức bảo lãnh có thể phải đảm nhiệm nhiều

nhiệm vụ khác nhau, trong đó hai chức năng chính của hoạt động bảo lãnh là: hỗ trợ thực hiện thủ tục trước khi phát hành và tổ

Ngày đăng: 31/10/2022, 03:18