1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ LOGISTIC KINH D0ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

451 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 451
Dung lượng 47,46 MB

Nội dung

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Chủ biên: PGS.TS An Thị Thanh Nhàn

PGS.TS Nguyễn Văn Minh TS Nguyễn Thông Thái

GIÁO TRÌNH

QUAN TRI LOGISTIC KINH DOANH

Trang 2

MUC LUC Danh mục đối chiếu thuật ngữ Anh-Miệt Lời nói đâu Chương 1: 'QUẢN TRỊ LOGISTICS TRONG KINH DOANH HIỆN ĐẠI 1.1 Logistics trong nền inh tế hiện đại 1.1.1 Khái niệm và sự phát triên của logistics kinh doanh 25 1.1.2 Phân loại các hoạt động logistics 33 1.1.3 Vị trí và lợi ích của logistics trong doanh nghiệp nam: Số 1.2 Khái niệm, mục tiêu quản trị L.ogisties 40 1.2.1 Khái niệm và mô hình quản trị logistics 40 1.2.2 Mục tiêu quản trị logistics tai doanh nghiệ 1.2.3 Ảnh hưởng của các đặc tính sản phẩm tới mục tiêu quản trị logistics 3 3 Các nội dung hoạt động logis cs tại doanh nghiệp luge logistics cs 1.3.3 Các hoạt động Logistics chức năng ñgusbznns ŠB âu hỏi ôn tập và thảo luận chương Ì Chương 2:

MẠNG LƯỚI TÀI SẢN VÀ HỆ THỐNG THONG TIN LOGISTICS TẠI DOANH NGHIỆP

2.1 Mạng lưới tài sản logisties tại doanh nghiệp trong chuỗi

cung ứng 76

2.1.1 Khái niệm, vai trò mạng lưới tai san logistic:

Trang 3

2.1.2 Mạng lưới nha kho vi

2.1.3 Thiết bị, phương tiện máy móc phục vụ chức năng logistics 100, ửa hàng bán lẻ ủa doanh nghiệp 79

2.2 Hệ thống thông tin logistics tại doanh nghiệp 102 2.2.1 Khái niệm và sơ đồ hệ thống thông tin logistics (LIS) 102 2.2.2 Chức năng và yêu cầu của LIS 105 2.2.3 Các dòng thông tin logistics co bản doanh nghiệp 107 2.3 Ứng dụng công nghệ trong quản trị logistics 110 2.3.1 Ứng dụng công nghệ thông tin see HO 2.3.2 Một số công nghệ mới trong nhà kho và vận tải NU Tóm tắt, câu hỏi ôn tập và thảo luận chương 2 -Ö-124

Chương 3:

TỔ CHỨC VÀ KIỂM SOÁT LOGISTICS TẠI DOANH NGHIỆP

3.1 Tổ chức logistics tại các doanh nghiệp 126 3.1.1 Vai trò và sự tiến hóa của tổ chức logistics

tại doanh nghiệp vo 126

3.1.2 Lựa chọn loại hình tổ chức logistics „130 3.1.3 Một số cầu trúc tô chức logistics tại các doanh nghiệp

trong thực tẾ 134

3.2 Tổ chức thực hiện và thuê ngoài logisties tại đoanh nghiệp 138 3.2.1 Khái niệm và lợi ích của thuê ngoài logistics 138 3.2.2 Căn cứ và quy trình thuê ngoài logisties tại doanh ng 142 3.2.3 Các mức độ thuê ngoài logistics tại doanh nghiệp .145 147 3.3.1 Khái niệm và mô hình kiêm soát logistics „ 147 3.3.2 Các hệ thống kiểm soát 149 3.3.3 Các phương pháp và chỉ hoạt động Logistis „182

3.3.4 Báo cáo logisties 160

Trang 4

Chương 4:

DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG VÀ QUÁ TRÌNH CUNG ỨNG HÀNG HÓA CHO KHACH HANG

4.1 Khái niệm, vai trò, và các ate tố cấu thành dich vu

khách hàng 163

4.1.1 Khai niém dich vy khach hang a 164

4.1.2 Các yếu tổ cấu thành dịch vụ khách hàng 166 4.1.3 Vai trò và tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng 168 4.2 Phân loại và xác định các chỉ tiêu dịch vụ khách hàng 173 4.2.1 Phân loại dich vụ khách hàng 173 4.2.2 Chỉ tiêu và phương pháp xác định mức dịch vụ khách hàng 175 182 182 4.3 Chu kỳ đơn hàng và mức dịch vụ khách hàng 4.3.1 Chu kỳ đơn hàng (order cycle) 4.3.2 Tác động của thời gian đáp ứng đơn hàng đến mức dịch vụ khách hàng „186 .190

4.4 Quá trình cung ứng hàng hóa trong bán hàng

Trang 5

5.2.3 Chiến lược hình thành dự trữ, 5.3 Quản trị mua 226 246 -ò- 246 e253 257 264 5.3.1 Mua và chiến lược mua tại doanh nghiệp 5.3.2 Quá trình mua 5.3.3 Quản lý nha cung cấp Tom tắt, câu hỏi ôn tập và thảo luận chương 5 Chương 6

QUAN TRI VAN CHUYEN HANG HOA

in chuyển hàng hóa trong hệ thống logistics 266

6.1 Khái quát về

6.1.1 Khái niệm, vai trò và vị trí của vận chuyển hàng hóa

tại doanh nghiệp „ 267

6.1.2 Đặc điểm của hoạt động vận chuyển hàng hoá 270 -274 278 6.1.3 Thành phần tham gia quá trình vận chuyển hàng hoá 6.2.1 Phân loại theo phương thức vận chuyển -285 6.2.3 Phân loại theo khả năng phối hợp các phương tiện vận tải 287

6.2.2 Phân loại theo đặc trưng sở hữu

6.3 Các quyết định cơ bản trong quản trị vận chuyển hàng hóa 288

6.3.1 Xác lập mục tiêu vận chuyển hàng hoá tại doanh nghiệp 288 6.3.2 Thiết kế mạng lưới và tuyến đường vận chuyển 290

6.3.3 Lựa chọn người vận tải „294 6.3.4 Tích hợp trong vận chuyển hàng hóa 298 6.3.5 Quản 6.3.6 Hệ thống chứng từ trong vận chuyển hàng hóa và điều hành hoạt động vận chuyển „304 Tóm tắt, câu hỏi ôn tập và thảo luận chương 6 „309 Chương 7

QUAN LY KHO HANG, BAO BÌ ĐÓNG GÓI VÀ LOGISTICS NGƯỢC

7.1 Quản lý kho hàng và quá trình nại 311

Trang 6

TAA ta 7.1.2 Quá trình kho hằng và dòng tác nghiệp trong kho quyết định cơ bản về quản lý kho hàn,

7.2 Quản lý bao bì đóng gói hàng hóa

1.2.1 Chức năng và phân loại bao bì trong logistics 7.2.2 Quản lý bao bì tại các doanh nghiệp trong chuỗi

cung ứng 7.3 Logisties ngược

7.3.1 Khái niệm, vai trò, tổ chức hoạt động logisties ngược

tại doanh nghiệp 343

7.3.2 Quy trình logistics ngược tại doanh nghệ 350 352 Tom ti hỏi ôn tập va thảo luận chương 7 Chương 8

DOANH NGHIỆP 3PL VÀ NGÀNH LOGISTICS QUỐC GIA

8.1 Doanh nghiệp dịch vụ logistics 354

8.1.1 Khái niệm, vị trí và vai trỏ

cung ứng 354

Trang 7

Chương 9: LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐỆN TỬ VÀ TOÀN CẦU HÓA 9.1, Logisties thương mại điện tử (e logisties) 393

9.1.1 Thương mại điện tử với hoạt động logistics 393 9.1.2 Khái niệm và đặc trưng của e logistic: 397 9.1.3 Mô hình logistics thương mại điện tử (e logistii 398 9.2 Quan trj logistics trong kinh doanh quốc tế 406

9.2.1 Yêu cầu phát triển và đặc điểm logistics trong kinh doanh

quốc tễ sieves zs 406

9.2.2 Quan tri logisties trong môi trường quốc tế sau Ä1Ã

9.3 Logistics trong mạng lưới sản xuất và phân phối tồn cầu 429 9.3.1 Cơng ty đa quốc gia và logistics trong mạng lưới sản xuất toàn cầu 429 9.3.2 Các chiến lược logistics trong mạng lưới sản xuất toàn 41

Tom tai chương 9 445

Trang 8

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT

Thuật ngữ tiếng Anh

A

ABC Classification ABC Inventory Control ‘Advanced Shipping Notice Available Inventory Average Invenroty B Back Order Bar Code Bar Code Scanner Batch Number Bill of Lading Birdyback Break-bulk / Bulk Cargo Broker Business Logistics Business-to-Business (B2B) Business-to-Consumer (B2C) Buy-side Procurement Solution G Call center Car Load

Thuật ngữ tiếng Việt tương đương

Phân loại ABC (Hàng hóa)

Kiểm soát dự trữ theo phân loại ABC Thông báo chỉ tiết lô hàng trước khi hàng đến Dự trữ thực Dự trữ trung bình Đơn hàng đối lưng Mã vạch Máy quét mã vạch Số hiệu lô hàng Van don Phối hợp vận tải đường hàng không- đường bộ Hàng rời Người môi giới Logistics kinh doanh

Trang 9

Carrier Click va Brick Closed-controlling system Common Carrier Consignee Consignment/eargo Consignor/shipper Consolidation Container Continuous Replenishment Control Conveyor Coordinated Transportation Corporate Logistics Cost of Capital Cost of lost sales

Cost, Insurance va Freight (CIF) Cross Docking Cross-shipment Customer Relationship Management Customer Service Cycle Inventory D Data Mining Database Database Management System Direct Shipment Công ty Doanh nghiệp TMĐT bán phần Hệ thống kiểm sốt đóng Cơng ty vận tải công cộng Người nhận hàng/Khách hàng Lô hàng vận chuyển Người gửi hàng/Chủ hàng Bồ sung dự trữ liên tục Kiểm soát hàng hoá trong kho Vận tải kết hợp Logistics doanh nghiệp Chỉ phí Chỉ phí thất thoát doanh thu (Chỉ phí mắt khách hàng do thiếu hàng bán)

Điều khoản trong Incoterm, xác định

Trang 10

Distribution Center (DC) Durable goods E E-Aution Economic Order Quantity (EOQ) E-Fulfilliment Electronic Commerce Trung tâm phân phối Hàng lâu bền

Đấu giá trong thương mại điện tử

Quy mô lô hàng tối ưu / Lô hàng kinh tế “Thực hiện đơn hàng trong thương mại điện tử

“Thương mại điện tử

Electronic Data Interchange (EDI) Trao đổi dữ liệu điện tử Electronic Logistics (E-Logistics) Logistics thương mại điện tử Eleetronie-Allianee (E-Allianee) E-Marketplace Enterprise Resource Planning (ERP) Hoach dinh ng E-procurement Event Logistics Extranet F Facilities Facilities Network Facility Logistics Fill Rate First In, First Out (FIFO) Fishyback Flexibility Forecast Forklift Truck Formal Organization Fourth-Party Logistics (4PL) Fourth-Party Logistics Provider

Free on Board (FOB)

Liên minh chiến lược trong TMĐT Sản giao dịch thương mại điện tử ồn lực doanh nghiệp Logistics đầu vào trong TMĐT Logistics sự kiện Mạng ngoại bộ Co sở logisties

Mạng lưới cơ sở logistics Logistics cơ sở sản xuất Ty lệ hoàn thành đơn hàng Nhập trước, xuất trước

Phối hợp vận tải đường thuỷ-đường bộ “Tính linh hoạt Dự báo Xe nâng hàng Tổ chức chính tắc Dịch vụ logisties của bên thứ tư Nhà cung cấp dịch vu logistics bén thứ tư

Trang 11

Freight bill Freight Forwarder Fulfillment Fulfillment House G-H-J Global Logisties Global Positioning System (GPS) Hub Inbound Logistics Informal Organization Integrated Logistics Intranet In-transit Inventory Inventory Inventory Carrying Cost Inventory Turnover Just-in-Time (11) Just-in-Time (JIT) Inventory L Lading Landed Cost

Last In, First Out (LIFO) Lead Logistics Partner Lead Time Less-Than-Carload (LCL) Less-Than-Truckload (LTL) Carriers Less-Than-Truckload (LTL) Carriers Leverage Principle Line-haul Shipment Local Area Network (LAN) Location Storage Công ty môi giới vận chuyển 'Thực hiện đơn hàng

Trung tâm thực hiện đơn hàng

Logistics toàn cầu

Hệ thống định vị toàn cầu Trung tâm trung chuyền

Logistics đầu vào (logistics nội biên) Tổ chức không chính thức Logistics tích hợp Mạng nội bộ Dự trữ trên đường, Quan lý dự trừ Chi phi dự trữ 'Vòng quay dự trữ Đúng thời điểm

Kiểm soát dự trữ đúng thời điểm Chất hàng lên phương tải

Tổng chỉ phí sản phẩm Nhập sau, xuất trước

Đối tác logistics Kinh dao

Trang 12

Logisties Logistics Channel Logistics Information System (LIS) Logistics Management M Material Handlings Material Management Merge-in-Transit Military Logistics Milk Run Mix-controlling System Multimodal Transportation ° Obsolete Inventory Online Purchasing Opened-controlling system Optimization Order Cycle

Order Entry and Scheduling Order Fulfillment Lead Times Order Management Order Management Costs Order path Order Picking Order Processing Organization Outbound Logistics Outsource P-Q Package Packaging Logistics Kénh logistics Hệ thống thông tin logistics Quản trị logisties Bốc dỡ, chất xếp và dịch chuyền hàng hoá Quản trị vật tư và sản pham

Gom hang trên tuyến đường vận chuyển Logisties quan sy Gom hang / rai hang theo tuyến định trước Hệ thống kiểm soát hỗn hợp Vận tải đa phương thức Hàng tồn kho lỗi thời Mua hàng trực tuyến Hệ thống kiểm soát mở Tối ưu hoá

Chu kỳ một don hang

Trang 13

Pallet Pareto Perfect Order Period Order Quantity Perpetual Inventory Pick/Pack Piggyback Portal Postponement Private Transportation Private Warehouse Mam ta Quy tắc Pareto, một quy tắc phân loại dữ liệu Đơn hàng hoàn hảo Đặt hàng định kỳ theo số lượng Dự trữ liên tục Chọn và đóng hàng Phối hợp vận tải đường sắt-đường bộ Cổng thông tin Trì hoãn Vận chuyển bằng phương tiện của công ty Kho riêng, thuộc quyền sở hữu của công ty Procurement Services Provider (PSP) Nhà cung cấp dịch vụ mua hàng Public Transportation Public Warehouse Pull Ordering System Purchase Order Purchasing Pure Players Push Ordering System Quick Response R Receiving Receiving Dock Reliability Re-order Point Replenishment Retailer

‘Van chuyền bằng phương tiện đi thuê

Kho thuê, thuộc sở hữu của công ty

logistics

Hệ thống đặt hàng theo mô hình kéo Đơn hàng

Mua hàng

Trang 14

Return on Assets Effects Retum on Investmen (ROI) Reverse Logisties s Safety Stock Sell-side procurement solution Semi-Formal Organization Service Level

SMART (Specific, Measurable,

Ambitious, Reachable, Timing) Split Delivery Stock Keeping Unit (SKU) Stock Out Storage Strategic Alliance Supplier / Vendor Supplier Relationship Management (SRM) Supply Chain

Supply Chain Inventory Visibility

Supply Chain Logistics Supply Chain Management Supply Management T Third Party Logistics Provider ‘Third-Party Logistics (3PL) ‘Third-Party Warehousing Total Cost Hiệu quả thu hồi vốn Hoàn trả vốn đầu tư Logistics ngược Dự trữ bảo hiểm Phương thức mua lấy người bán làm trung tâm “Tổ chức bán chính tắc Mức độ cung cấp dịch vụ/ Chất lượng dịch vụ

Các yêu cầu trong việc xác định mục tiêu chiến lược logistics

Giao hàng chia nhỏ

Đơn vị dự trữ

Hết hàng dự trữ trong kho Bảo quản

Liên minh chiến lược

'Nhà cung ứng/ nhà cung cấp / Người bán Hệ thống quản lý quan hệ nhà cung cấp Chuỗi cung ứng Khả năng theo dồi dự trữ trong chuỗi cung ứng Logistics chudi cung ting Quản trị chuỗi cũng ứng Quản trị cung img Nhà cung cấp dịch vy logistics bén thứ ba

Dịch vụ logistics của bên thứ ba

“Thuê ngoài dịch vụ kho cho bên thứ ba

Trang 15

Total Cost Analysis Phan tich tng chi phi

Traceability Khả năng xác định vị trí lô hàng, ‘Tracking and Tracing Theo dõi và xác định lô hàng

Traditional Fulfilment Model Mô hình đáp ứng đơn hàng truyền thống ‘Traffic Management Quan lý giao thông vận tải

‘Transaction Management Foundation Hé théng quan tri giao dịch

Transit Time Thời gian vận chuyển

‘Transportation Management System Hé thống thông tin quản lý vận chuyên Transportation Mode Phuong thức vận chuyển

Truck Load Vận chuyển nguyên xe (đường bộ)

Truckload Carriers (TL) Hãng vận chuyển đường bộ ‘Twenty-foot Equivalent Unit (TEU) Don vj container 20 foot

V-W-Z

Value Chain Chuỗi giá trị

Value Chain Analysis Phan tich chudi gid tri

Vendor-Managed Inventory (VMI) Dy trit quan ly boi nha cung cdp

Virtual Corporation Công ty “ảo”, công ty trực tuyến Virtual Fulfilment Model Mô hình đáp ứng đơn hàng trực tuyến Visibility Khả năng nhìn thấy trên hệ thống

Warehouse Kho hang héa

Warehouse Management System _Hé théng quan ly kho

Warehousing Lưu kho

Waste Sự lãng phí

Wholesaler Nha ban buén

Wide Area Network (WAN) Mạng diện rộng, Workplace Logistics Logistics tai ché

Trang 16

PHẦN MỞ ĐẦU

Logistics hiểu một cách đơn giản là những hoạt động nhằm đảm bảo nguồn lực vật chất cho đời sống con người và các hoạt động của mọi tổ chức Hoạt động logistics có phạm vi rộng lớn liên quan đến các khía cạnh của đời sống, có mặt trong hầu hết các lĩnh vực quân sự, kinh tế, xã hội, Ngay từ khi xuất hiện, con người đã cần tới hoạt động logistics, đề tồn tại con người phải di chuyển, cất trữ những sản phẩm do mình tạo ra dù đó là sản phẩm được tạo ra một cách đơn giản qua săn bắn, trong trọt Cùng với sự tiến hóa của xã hội, sự tiến bộ của kinh tế, khoa học và công nghệ, logistics ngày càng phát triển và đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế các quốc gia

Lý luận về logistics đã phát triển rất sớm, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự Khái niệm logistics trong lĩnh vực quân sự được hiểu là “Khoa hoe của sự di chuyển, cung ứng và duy trì các lực lượng quân đội ở các chiến trường ” Trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh, lý luận về logistics cũng đã được xây dựng và giảng dạy ở các trường kinh tế, kỳ thuật chuyên nghiệp dưới nhiều tên gọi: Tổ chức sản xuất; Tổ chức cung ứng; Quản lý phân phối vật lý, và hiện nay phổ biến với tên gọi Quản trị logistics

Đối với các doanh nghiệp hiện đại, quản trị Logistics tạo ra giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm, cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả đến khách hàng; Hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh Nhờ đó logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chỉ phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp; là một nguồn lợi tiểm ting,

Trang 17

tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán và vận

tải quốc tế

Ở Việt Nam, những nội dung lý luận về logistics cũng đã được tiếp cận và đưa vảo giảng dạy ở nhiều trường chuyên nghiệp từ khá lâu, được

lồng ghép trong các môn học như: Tô chức và kỹ thuật sản xuất, Tổ chức

và quản lý cung ứng, Tổ chức và kỳ thuật thương mại, Quản trị hậu cần “Tuy nhiên, chỉ khi nền kinh tế nước ta chuyên sang hoạt động theo cơ chế thị trường, lý luận logistics kinh doanh hiện đại mới được tiếp cận theo quan điểm hiện đại và chính thức giảng dạy trong một số trường đại học

Tại trường đại học Thương mại, môn hoc Logistics kinh doanh được đưa vào giảng dạy ở chương trình chính khóa từ những năm 1990 với tên gọi “Hậu cần kinh doanh thương mại” Nhìn nhận logistics ở khía cạnh là hoạt động hỗ trợ đắc lực cho các quá trình kinh doanh tại doanh nghiệp thương mại

Năm 2005, cùng với sự ra đời của ngành logistics tại Việt Nam (Luật Thương mại, 2005), bộ môn Logistics kinh doanh của trường Đại học thương mại được thành lập Các môn học quản trị logistics kinh doanh, logistics quốc tế, e logistics, quản trị kênh phân phối được đưa vào giảng dậy đã đáp ứng được yêu cầu phô cập lý thuyết logistics kinh doanh hiện đại Bước đầu hỗ trợ phát triển cho hoạt động logistics tại các doanh nghiệp, phủ hợp với sự trưởng thành của nên kinh tế thị trường ở Việt nam

Năm 2011, giáo trình Quản trị logistics kinh doanh được xuất bản lần đầu đã đáp ứng kịp thời yêu cầu đào tạo theo hệ thóng tín chỉ của Trường Đại học Thương mại, đồng thời dùng làm tài liệu tham khảo về lý thuyết cho các chương trình dao tao sau đại học và các nhà quản trị kinh doanh, Từ năm 2012 tới nay, nhà trường luôn duy trì chủ chương đổi mới nội dung và chương trình đào tạo đề bắt kịp với những thay đổi của thị trường và xã hội Chương trình giảng dạy môn học Quản trị logistics kinh doanh được tăng cường với số lượng 3 tín chỉ cho các ngành học quản trị kinh doanh Bên cạnh đó, các hoạt động logistics tại Việt Nam đã có những bước chuyên biến rất tích cực trong xu hướng toàn cầu hóa và tham dự ngày càng sâu vào các chuỗi cung ứng với nhiều quốc gia trên thế giới Cách thức tiếp cận và phạm vi bao phủ của logisties đã thay đổi và mở rong Cac nội dung và hoạt động logistics ở doanh nghiệp được nâng cát bồ sung, và đạt tới một tằm cao mới Chính vì vậy việc chỉnh biên nâng,

Trang 18

cấp giáo trình là hết sức cần thiế giảng dạy, nghiên cứu, học tập trong nhà trường và đáp ứng yêu cầu đổi mới trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam

im phục vụ cho công

Giáo trình Quản trị logistic

bộ chương trình đào tạo các chuyên ngành trình độ đại học theo hệ thông tín chỉ tại quyết định số 90/QD-ĐHTM do hiệu trưởng trường Đai học thương mại phê chuẩn và được phê duyệt làm tài liệu chính thức dùng cho giảng dậy, học tập ở Trường Đại học Thương mại

Quan điểm tiếp cận và đối tượng nghiên cứu

Các tài liệu lịch sử ghỉ nhận Logistics kinh doanh ra đời vào những năm 60 của thế kỷ 20 nhưng có những biến đồi vô cùng mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 20 dau thé ky 21 Nguyên nhân chính là do mức tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu và sự bùng nỗ của loại hình truyền thông Internet đã thúc đây nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trên toàn thế giới lên một mức độ cao hơn và đồng đều hơn Đồng thời cho phép các tiến bộ khoa học, công nghệ và thông tin được ứng dụng phô biến vào các hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn cẩu Hình thành các luồng

thương mại hàng hóa (Supply chain) và dịch vụ kết nói giữa các quốc

gia và khu vực khác nhau với quy mô ngày cảng lớn và vô cùng tập nậi

Logistics véi tư cách là hoạt động hỗ trợ, k ic ding di chuyé chất đã có những chuyển biến mạnh mẽ để thích nghỉ với những thay đổi ở trên Quản trị logistics trong các doanh nghiệp hiện nay còn có tên gọi 1a quản logistics hợp nhất/tích hợp (Integrated logistics managemen) hay logistics chudi cung ứng (Logistics supply chain), thể hiện một quan điểm tiếp cận và xử lý mới về logisics từ phía các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng

Phương pháp tiếp cận quản trị logistics từ góc độ chuỗi cung ứng xuất phát từ thực trang phat trién của logistics theo thai gian, đi từ phân mảng,

riêng rẽ đến hợp nhất các hoạt động với nhau theo từng giai đoạn từ cuối

thế kỷ thứ 20 tới đầu thế kỷ 21 Theo Jean-Paul Rodrigue (2013) tới năm 2000, logistics đã tích hợp thành hệ thống hỗ trợ đắc lực cho các chuỗi cung ứng vận hành giữa và trong các nền kinh tế toàn cầu Cách tiếp cận này cho phép hoạt động logistics mang lại hiệu quả cao nhất cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hàng hóa giai đoạn hiện nay

Trang 19

Quản trị logistics tiếp cận chuỗi cung ứng nhân mạnh

co ban, và tạo ra những khác biệt lớn so với quan điềm quản trị logistics truyền thống

'Thứ nhất là logisties được quản trị theo phương pháp tích hợp (Integral logistics management) Quan trj logistics tích hợp cho phép chuyên hóa từ mức độ tối ưu hóa cục bộ sang tối tru hóa tông thể, đây là nền tảng cơ bản để tìm kiếm các giải pháp tăng cường hiệu quả và hiệu lực logistics ở cả phạm vi doanh nghiệp, ngành và quốc gia Điều này định hướng các hoạt động quản trị logisties ở doanh nghiệp theo hướng tích hợp từ bên trong giữa các nỗ lực mua, dự trữ, vận chuyển, kho hàng, giao nhận, đến tích hợp bên ngoài theo chiều dọc chuỗi cung ứng là các loại hình doanh nghiệp sản xuất, bán buôn, bán lẻ và tích hợp ngang với các nhà cung cấp dịch vụ, đặc biệt là các 3PL để tối ưu hóa hoạt động quản trị logistics

'Yếu tố thứ hai định hướng các nỗ lực quản trị logistics từ góc nhìn này là nhằm vào mục tiêu giá trị gia tăng Quan điểm này thừa nhận lý thuyết cạnh tranh dựa trên chuỗi giá trị (Value chain) của M Porter (1985) Theo đó để có được vị thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần công hiến cho thị trường phần giá trị gia tăng từ chuỗi giá trị do một loạt các hoạt động của doanh nghiệp mang lại Trong đó các hoạt động logisties đảm đương việc tạo ra các lợi ich (Utility) vé thời gian (Time) và địa điểm (Place) thích hợp cho các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp Cũng do vị trí và lợi ích đặc biệt nay ma logistics đang ngày càng trở nên vô cùng quan trọng giúp nâng cao giá trị cho sản phẩm, hàng hóa, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và là công cụ cạnh tranh hàng đầu của doanh nghiệp trên các thị trường toàn cầu có khoảng cách ngày càng lớn hiện nay

Là môn khoa học kinh tế chuyên ngành, đối tượng nghiên cứu của học phan quản trị logistics kinh doanh là các hoạt động logistics tại doanh nghiệp, được xem xét với tư cách là một chức năng quản trị riêng biệt tại các loại hình doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng Vị trí này nhìn nhận logistics như một hoạt động hỗ trợ cho các quá trình kinh doanh chính yếu

in xuất, phân phối trong chuỗi cung ứng Do đó, kiến thức của học

phần được áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp cơ bản trong chuỗi cung ứng bao gồm sản xuất, bán buôn, bán lẻ; các chuỗi cung ứng hang hóa xuất nhập khâu hay các doanh nghiệp xuất nhập khâu hàng hóa Đây là những tổ chức có chức năng kinh doanh gắn liền với sự vận động của

Trang 20

ic dong sin phim vat chat (material flows) ở các phạm vi khác nhau, loại trừ sự di chuyển với đối tượng con người

Học phần trang bị các kiến thức cơ bản nhất về xác định chiến lược, xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch, triển khai và kiểm soát các hoạt động, logistics một cách hệ thống tại doanh nghiệp, đồng thời giúp các nhà quản

trị ứng dụng linh hoạt các hoạt động này vào các điều kiện thị trường và môi trường kinh doanh nhiều thay đổi và biến động Học phần cũng giải quyết các nội dung hoạt động logistics trong mối tương quan với các chức năng quan trọng khác như marketing, sản xuất và tải chính, nhân sự góp phần hoàn thiện hệ thống kiến thức quản trị kinh doanh tại các doanh

nghiệp Việt Nam trong điều kiện hiện nay

Lý thuyết này cũng được ứng dụng một cách linh hoạt cho các hoạt động logistics nhân dao (Humanitarian logistics); Logistics sự kiện (Event logisties); Các tổ chức dịch vụ đặc biệt như khách sạn, nhà hàng, bưu

chính viễn thơng Ngồi ra các tơ chức chuyên cung cấp dịch vụ logi:

(2PL, 3PL, 4PL ) cũng có thể tham khảo lý thuyết này nhằm phối hợp cung ứng các dịch vụ của mình một cách tối ưu cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng Phương pháp nghiên cứu môn học

Quản trị Logisties là một ngành khoa học kinh tế hiện đại, đòi hỏi người học cần vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp trong quá trình học tập và nghiên cứu Trước hết là nắm bắt đối tượng nghiên cứu, các quy luật, bản chất của hiện tượng kinh doanh theo quan điểm duy vật biện chứng, có căn cứ khoa học và thực tiễn, khơng chủ quan, võ đốn, duy ý chí Không máy móc, cứng nhắc áp dụng các mô hình và lý luận đi trước mà cần căn cứ vào trình độ, mức độ phát triển, yêu cầu và khả năng thực tế ở Việt Nam để cải tiến và vận dụng các mô hình, lý thuyết, các phương pháp một cách hiệu quả và hợp lý

Hiện nay lĩnh vực logistics ở một số quốc gia như Mỹ, Đức, Canada,

Thụy sỹ, Singapore, Nhật bản cũng như mo

hình quản trị logisties cũng có nhiều khác biệt nên việc nghiên cứu lý thuyết, tiếp thu kinh nghiệm của các quốc gia đi trước là hết sức cần thiết Tuy nhiên việc ứng dụng linh hoạt vả triển khai sáng tạo nhằm đạt hiệu quả trong thực tế đòi hỏi các nhà quản trị phải có cái nhìn biện chứng và lịch sử Vừa phải

Trang 21

có tầm nhìn chiến lược khái quát, dài hạn đề sử dụng tối ưu các nguồn lực thực tế tại doanh nghiệp, vừa phải có cái nhìn linh hoạt năng động và quan tâm đến những tác nghiệp chỉ tiết, cụ thể, và biết cách phối hợp chặt chẽ chức năng logisties với các chức năng khác trong doanh nghiệp Người học cần có khả năng

mô hình hóa, các công cụ thu thập và xử lý thông tin, số liệu hiện đại đề hỗ trợ cho việc giải quyết các vấn đề logistics trong thực tế

1g, logisics là một ngành khoa học có tốc độ phát triển rất nhanh trong những giai đoạn có nhiều tiến bộ khoa học, công, nghệ và kỹ thuật vượt bậc của nhân loại hiện nay, việc áp dụng các thành tựu nảy vào ngành học là tất yếu, dẫn đến những thay đồi liên tục về quan điểm quản trị, các mô hình quản lý, các phương pháp kỹ thuật trong ngành logisties Khả năng nhận thức các biến đổi của môi trường, vận dụng tổng hợp các phương pháp tư duy, tạo ra cái nhìn sắc bén và linh hoạt chính là chìa khóa để nắm bắt và làm chủ môn khoa học này

Nội dung học phần quản trị logistics kinh doanh

Với quan điểm tiếp cận logistics như một chức năng độc lập trong hệ

thống các chức năng kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp trong chuỗi

cung ứng Đồng thời trang bị các kiến thức từ khái quát đến chỉ tiết, từ cơ bản đến nâng cao theo hướng mở rộng và phát triển các hoạt động logistics Các nội dung của giáo trình quản trị logistics kinh doanh được chia thành 9 chương với 3 chủ đề lớn Có sự tích hợp vả kế thừa phát triển các kiến thức liên hoàn giữa các phẫn và trật tự logic của 9 chương này

Chủ đề thứ nhất bao gồm 3 chương đầu, cung cấp kiến thức chung và khái quát nhất về quản trị logistics kinh doanh tại các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng:

Chương 1: Quản trị logistics trong kinh doanh hiện đại

Chương 2: Mạng lưới tài sản và hệ thống thông tì logieies tại doanh nghiệp Chương 3: TỔ chức và kiém sodt logistics tai doanh nghiệp

Các chương này trình bày khái quát bức tranh toàn cảnh về hoạt động logistics với tư cách là một chức năng hỗ trợ cho sự di chuyển của các dòng

vật chất và hàng hóa tại các loại hình doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng

Trang 22

trị logistics từ góc độ chiến lược tới các quá trình và hoạt động logistics của doanh nghiệp Các nội dung cơ bản của thực th logisics, tổ chức logistics, sử dụng các nguồn lực vật chất logiscs, các mô hình phổ biến về cơ cấu logistics, các chỉ tiêu và phương pháp kiểm tra, đánh giá hệ thống logistics

Chủ đề thứ hai bao gồm các chương 4, 5, 6, 7 đi sâu làm rõ các mát xích cơ bản trong chuỗi hoạt động logistics (logistics chain) tai doanh nghiệp như dịch vụ khách hàng, dự trữ, vận chuyển, mua hàng, đóng gói, bảo quản Đây là các hoạt động logistics chủ yếu giúp tối ưu hóa các dòng cung ứng nguyên liệu và sản phẩm tại doanh nghiệp Các chương này chú ác nỗ é khai boat dong logistics hinh về

phương án thay thể tiềm năng

Toàn bộ hai phần đầu sẽ cung cấp trọn vẹn các kiến thức cốt lõi về quản trị logistics tại các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng Phần cuối là chủ để mở rộng và phát triển logistics trong môi trường kinh doanh hiện đại bao gồm hai chương

Trang 23

toà đầy năng động và sáng tạo, sự phát triển, tiến hóa và đổi mớ

không ngưng nghỉ Chương 9 giới thiệu một số những kiến thức mở rộng và nâng cao về phạm vi của hoạt động logistics trong môi trường thương

mại điện tử, kinh doanh quốc tế, và mạng sản xuất toàn cầu

Phần 3 này cũng khẳng định rằng, với sự phát triển nhanh chóng của

hoạt động logistics tại Việt Nam giai đoạn hiện nay, các kiến thức về quản trị logisics sẽ được thường xuyên nghiên cứu, bổ xung và cập nhật đẻ thích nghỉ với yêu cầu thường xuyên đổi mị

Giáo trình Quản trị logistics kinh doanh tái bản có kế thừa và sử dụng

các kiến thức từ bản in lần thứ nhất

Nhóm biên soạn gồm các thành viên dưới đây:

Chú biên: PGS TS An Thị Thanh Nhàn biên soạn chương 1, chương 2, chương 4, và mục 5.1 và 5.3 của chương 5, chương 8, và chương 9

PGS.TS Nguyễn Văn Minh biên soạn mục 5.2 của chương 5

'T§ Nguyễn Thông Thái biên soạn mục 2.2; 3.1; 3.3; 5.2; Tiểu mục 4.4.1 Tham gia biên soạn

T§ Lục Thị Thu Hường biên soạn chương 6 và mục 9.1 của chương 9, danh mục đối chiếu thuật ngữ Anh Việt

ThS Trin Thj Thu Huong biên soạn tiểu mục 2.3.1 chương 2; mục 7.3 chương 7, tiểu mục 8.3.1 chương 8,

ThS Doan Ngoc Ninh biên soạn tiểu mục 3.3.3 chương 3

ThS Phạm Thị Huyền biên soạn tiểu mục 2.3.2 chương 2 và mục 3.2 chương 3

Nhóm biên soạn đã có gắng rất nhiều đề thiết kế, bô sung các kiến thức và hoàn thiện hơn nữa bản giáo trình lần nảy, tuy nhiên không thé tránh được những thiếu sót Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của các nhà lý luận, các chuyên gia và nha quan tri logistics trong thực tiền đề giáo trình ngày càng được hoàn thiện

Xin trân trọng cám ơn

Thay mat nhóm biên soạn - Chủ biên giáo trình

PGS.TS AN THỊ THANH NHÀN PGS.TS NGUYEN VAN MINH

Trang 24

Chương 1

QUẢN TRỊ LOGISTICS

TRONG KINH DOANH HIEN DAI

1.1 LOGISTICS TRONG NEN KINH TE HIEN ĐẠI 1.1.1 Khai

Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc Hilạp - logistikos, phản ánh môn khoa học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật (do vậy, một số từ điển định nghĩa là hậu cần) để cho quá trình chính yếu được tiến hành đúng,

mục tiêu

và sự phát triển của logistics kinh doanh

Cơng việc logistics hồn tồn khơng phải là lĩnh vực mới mẻ Từ thủa xa xưa, sau mùa thu hoạch người ta đã biết cách cất giữ lương thực để dùng cho những lúc giáp hạt Tơ lụa từ Trung Quốc đã tìm được đường đến với khắp nơi trên thể giới, nhưng do giao thông vận tải và các hệ thống bảo quản chưa phát triển, nên các hoạt động giao thương còn hạn chế, Thậm chí, ngày nay ở một vải nơi trên thế giới vẫn còn những cộng đồng sống theo kiểu tự cung tự cá

ngoài Lý do chính là ở đó thiếu một hệ thống logistics phát triển hợp lý va higu qua (lack of well-developed and inexpensive logistics system) Theo tir dién Oxford thi logistics trude tién 1a “Khoa hoc cia se di chuyển, cung ứng và duy trì các lực lượng quân đội ở các chiến trường ” Napoleon da timg dinh nghĩa: Logistics là hoạt động để duy trì lực lượng

quân đội, nhưng cũng chính do hoạt động logistics sơ sải đã dẫn đến sự

thất bại của vị tướng tai ba này trên đường tới Moscow vì đã căng hết mức đường dây cung ứng của mình Cho đến nay, khái niệm logistics đã mở rộng sang lĩnh vực kinh tế, mau chóng phát triển và mang lại thành công cho nhiều cơng ty và tập đồn đa quốc gia lớn trên thể giới

Trang 25

Logistics hiện đại (Modern business logistics) là một môn khoa học

tương đối trẻ so với những ngành chức năng truyền thống như marketing, tài chính, hay sản xuất Cuốn sách về logisties của Edward W Smykay và ctg ra đời năm 1961, bằng tiếng Anh, với tựa đề “Physical distribution management”, có thể được coi là thời điểm đánh dấu sự ra đời của ngành học Từ đó đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này, cho thấy sự phát triển phong phú, đa dạng của logistics qua các góc độ tiếp cận khác

nhau và sự biến đôi phức tạp của hoạt động logistics trong thực tế

Trước những năm 1950 công việc logistics chỉ đơn thuần là một hoạt động chức năng đơn lẻ Trong khi các lĩnh vực marketing và quản

xuất đã có những chuyển biến rất lớn lao thì vẫn chưa hình thành một quan điểm khoa học về quản trị logisties một cách hiệu quả Sự phát triển nhanh

chóng của khoa học công nghệ và quản lý cuối thế kỷ 20 đã đưa loại:

lên một tầm cao mới, có thể gọi đó là giai đoạn phục hưng của logistics (logistical renaissanee) Có bốn nhân tố chính dẫn đến sự biến đổi này:

bị điện \ tầi Giá các sản phẩm trở nên rất rẻ và phù hợp với điều kiện đầu tư của các doanh nghiệp, kẻ cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ Chính những thiết bị này là cơ sở vật c trợ rất nhiều cho nghiệp vụ logisties (trao đổi thông tin, quản lý hàng tồn

- Thương mại hoá thiết bị vỉ xử lý: trong thời kỳ này, các t

từ bước vào giai đoạn thương mại hóa rộ

kho, tính toán các chỉ phí) Tại các nước phát triển, bộ phận logistics là nơi

sử dụng nguồn vật chất máy vi tính lớn nhất trong công ty

- Cuộc cách mạng viễn thôn, ¡ng với yếu tố trên, những tiến bộ của ngành viễn thông nói chung và công nghệ thông tin nói riêng có ảnh

hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động này Từ những năm 80s, người ta \g logistics “Trao đôi thông tin điện tử (EDI - electronic data interchange) cũng bắt đầu đã sử dụng công nghệ mã vạch (bar code) đề cải tiến hoạt

Trang 26

5n về chất lượng: quan điểm quản trị chất lượng đồng bộ (TQM) là động cơ quan trọng nhất trong việc thúc đây hoạt động logistics Thời kỳ sau Đại chiến thứ II, các doanh nghiệp ngày càng phải quan tâm đến chất lượng hàng hoá và tính hiệu quả của các quy trình sản xuất Quan điểm “không sai hỏng - zero defects” va *làm đúng ngay từ lần đầu tiên - doing things right the first time” trong TQM 4a được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực logistics Các doanh nghiệp nhận ra rằng sản phẩm tốt mà đến muộn so với yêu cầu hoặc bị hư hại đều

- Ung dụng rộng rãi những sáng kiến cải

không thể chấp nhận được Việc thực thi kém công việc logistics sẽ làm tôn hại đến sáng kiến cải tiến chất lượng

- Sự phát triển của quan điểm đồng mình chiến lu (Alliances) Sang thập kỷ 80, các doanh nghiệp nhận thấy rằng phải coi khách hàng và nhà cung ứng là đồng minh chiến lược, những đơn vị cộng tác kinh doanh Sự hợp tác, liên kết giữa các bên là cơ sở đề hoạt động logistics đạt được hiệu quả cao, giảm sự chồng chéo, lãng phí không cẩn thiết, tập trung vào việc kinh doanh, thúc đây thắng lợi chung (Quan điểm win-win)

"Những tiền bộ trong khoa học kỹ thuật, lý thuyết quản lý và công nghệ thông tín kể trên đã thúc đẫy logistics lớn mạnh theo thời gian về cả quy mới tắt cả các mô và tầm ảnh hưởng, tạo nên một lần sóng tư duy khí: dén nay Theo Jacques Colin, giáo sư về khoa học quản lý thuộc trường

anh của hoạt động này tại các doanh nghiệp từ những năm 1960 cho Đại học Aix (Marseillea) thì sự phát triển của logistics bắt đầu từ tác nghiệp (khoa học chỉ tiết) đến liên kết (khoa học tổng hợp), điều này đã được khẳng định trong lĩnh vực quân sự cũng như trong kinh tế

Theo Edward Frazelle (2001), có thể chia quá trình phát triển của logistics kinh doanh trên thể giới thành năm giai đoạn: workplaee logisties (logistics tại chỗ), facility logistics (logistics co sé sin xuất), corporate logistics (logistics công ty), supply chain logistics (logistics chuỗi cung ứng), global logistics (logistics toàn cầu) (Hình 1.1),

Logistics tai chỗ là dòng vận động của nguyên vật liệu tại một vị trí

Trang 27

ra cho những nhân công làm việc trong lĩnh vực công nghiệp trong va sau chiến tranh thể giới thứ II Điểm nôi bật cia workplace logistics 1a tính tô chức lao động có khoa hoc

Logisties cở sở kinh đoanh là dòng vận động của nguyên liệu giữa các xưởng làm việc trong nội bộ một cơ sở sản xuất Cơ sở sản xuất đó có thể là một nhà máy, một trạm trung chuyến, một nhà kho, hoặc một trung tâm phân phối Một facility logistics được nói đến tương tự như là một khâu để giải quyết các vấn đề đảm bảo đúng và đủ nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất đại trà và dây chuyển lắp ráp máy móc (do máy móc không đồng nhất giữa những năm 1950 và 1960) li ghe Hình 1.1 Lich sử phát triển của logisties kinh đoanh (Edward Frazelle, 2001) Logistics céng ty là đồng vận động của nguyên vật liệu và thông tin giữa các cơ sở sản xuất và các quá trình sản xuất trong một công ty Với công ty sản xuất thì hoạt động logistics diễn ra giữa các nhà máy và các kho chứa hàng, với một đại lý bán buôn thì là giữa các đại lý phân phối của nó, với một đại lý bán lẻ thì đó là giữa đại lý phân phối và các cửa hàng bán lẻ của minh Logistics công ty ra đời và chính thức được áp dụng trong kinh doanh vào những năm 1970 Giai đoạn này, hoạt động logistics gắn liền với thuật ngữ phân phối vật chất Logistics kinh doanh là quá trình có mục tiêu chung nhằm tạo ra và duy trì một chính sách dịch vụ khách hàng tốt với tổng chỉ phí logistics thấp

Trang 28

Logisties chuỗi cung ứng phát triển vào những năm 1980, quan điểm này nhìn nhận logistics là dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tỉn và tài chính giữa các công ty (các xưởng sản xuất, các cơ sở trong công ty) trong một chuỗi thống nhất Đó là một mạng lưới các cơ sở hạ tằng (nhà máy, kho hàng, cầu cảng, cửa hàng ) các phương tiện (xe tai, tau hoa, máy bay, tàu biển ) cùng với hệ thống thông tin được kết nối với nhau giữa các nhà cung ứng của một công ty và các khách hàng của công ty đó Các hoạt động logisties (dịch vụ khách hàng, quản trị dự trữ, vận chuyển và bảo quản hàng hoá ) được liên kết với nhau để thực hiện các mục tiêu trong chuỗi cung ứng (Hình 1.2)

Điểm nhắn trong chuỗi cung ứng là tính tương tác và sự kết nối giữa các chủ thể trong chuỗi thông qua ba dòng liên kết

- Đông thông tin: dòng giao và nhận của các đơn đặt hàng, theo dõi qua trình dịch chuyên của hàng hoá và chứng từ giữa người gửi và người nhận - Đông sản phẩm: con đường dịch chuyển của hàng hoá và dịch vụ từ nhả cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng đủ về số lượng và chất lượng

~ Đông tài chính: đòng tiền bạc và chứng từ thanh toán giữa các khách hàng và nhà cung cấp, thẻ hiện hiệu quả kinh doanh Bán buôn Hoạt động logistics Đồng tiền Đồng thôngtin —> Đồngsảnphẩm *

Hình 1.2 Vị trí của Logistics trong chuỗi cung ứng

Tương tự như trong thê thao, ở đây các hoạt động logistics được hiểu như là các trò chơi trong đầu trường chuỗi cung ứng Hãy lấy chuỗi cung

ứng trong ngành máy tính làm ví dụ: đó là một chuỗi gồm có HP,

Trang 29

Không có ai trong số đó có thể hoặc nên kiểm sốt

và nhiều cơng ty k

toàn bộ chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp máy tính

Điểm nỗi bật của quan điểm mới mẻ này các hoạt động logistics được tích hợp với nhau đề góp phần vào mục tiêu gia tăng giá trị trong toàn chuỗi cung ứng Nếu chỉ nhìn vào bên ngoài các hoạt động thì rất khó nhận ra những khác biệt, Tuy nhiên đi sâu vào các phương pháp quản lý có thể thấy các mô hình liên kết, phối hợp được ứng dụng hữu hiệu qua cdc phan mém, các ứng dụng công nghệ và thông tin hiện đại đã làm thay đổi hoàn toàn trình độ và năng lực đáp ứng của hệ thống logistics theo cách tiếp cận này

Theo quan diém nay, logistics được hiểu là “Quá rrình rồi ru hoá vị trí, vận chuyển và dự trữ các nguôn tài nguyên từ điểm đầu tiên của đây chuyển cung ứng cho dén tay người tiêu dùng cuỗi cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh 16”

ấp độ hoạch định và

Trong chuỗi cung ứng, logistics bao trm cả hai

tô chức, Cấp độ thứ nhất đòi hỏi phải giải quyết vấn đề tối ưu hoá vị trí của các nguồn tài nguyên Cấp độ thứ hai liên quan đến việc tối ưu hoá các dòng vận động trong hệ thống Trong thực tế, hệ thống logistics vĩ mô và ở các doanh nghiệp là khác nhau nhưng đều có điểm chung là sự kết

hợp khéo léo, khoa học và chuyên nghiệp chuỗi các hoạt động như marketing, sản xuất, tải chính, vận tải, thu mua, dự trữ, phân phối để đạt

được mục tiêu phục vụ khách hàng tối đa với chỉ phí tối thiểu Trong điều kiện Việt Nam hiện nay đây là khái niệm thích hợp có thể sử dụng 1Logistics toàn cầu là dòng vận động của nguyên vật liệu, thông tin va tiền tệ giữa cá

ứng với khách hàng của khách hàng trên toàn thể giới Các dòng vận động

cua logistics toan cau đang tăng một cách đáng kẻ trong suốt những nam qua do quá trình tồn cầu hố trong nền kinh tế trỉ thức, việc mở rộng các khối thương mại và việc mua bán qua mạng Logistics toàn cầu phức tạp hơn nhiều so với logistics nội địa bởi sự đa dạng phức tạp trong luật chơi, đối thủ cạnh tranh, ngôn ngữ, tiền tệ, múi giờ, văn hoá, và những rào cản

quốc gia Nó liên kết các nhà cung ứng của các nhà cung

quốc tế khác

Trang 30

cho rang: logistics hợp tác (collaborative logistics) sẽ là giai đoạn tiếp theo của lịch sử phát triển logisties Đó là dạng logistics được xây dựng dựa trên hai khía cạnh: không ngừng tối ưu hoá thời gian thực hiện với việc liên kết giữa tất cả các thành phần tham gia trong chuỗi cung ứng Một số quan điểm khác lại đề cập tới iogistics thương mại điện tử (elogistics) hay logistics adi téc thie ue (fourth-party logistics), 1a hình thức mà mọi hoat dong logistics sẽ được kiểm soát bởi nhà cung ứng thứ tư, có quyền như là một tông giám sát

Rõ ràng là các khuynh hướng phát triển về logisties sẽ vẫn tiếp tục thay đổi khi xu thế toàn cầu hóa đã trở nên phô biến ở mọi quốc gia trên thế giới Đặc biệt các phát minh và ứng dụng của khoa học và công nghệ thông tin vào đời sống kinh tế xã hội đang thực sự mang lại những đôi mới vô củng lớn lao Trong tương lai logisties không những,

trỏ quan trọng trong sự thành công hay thất bại của hầu hết các công ty mà còn tiếp tục gia tăng vai trò và sức ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh, cũng như sự lớn mạnh của nền kinh tế Hiện nay, logistics đang là một ngành có tốc độ tăng trưởng lớn trong cơ cấu các ngành kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam Những tác động cơ bản thúc đầy sự gia tăng mạnh mẽ của logistics hiện nay bao gồm:

n giữ một vai

- Sự gia tăng quyên lực hợp pháp của người tiêu dùng: Khách hàng ngày nay đã trở nên thông minh và mạnh mẽ hơn nhờ vào lượng thông tin mà họ tiếp thu qua mạng internet và nhiều kênh truyền thông khác nhau Việc đánh giá các nhả cung cấp đã được mở rộng qua nhiều yếu tố trung gian như catalog, mạng internet, và phương tiện khác Khách hàng có nhiều cơ hội để so sánh, lựa chọn chính xác về giá, chất lượng, dịch vụ giữa nhiều nhà cung cấp khác nhau Họ có xu hướng lựa chọn những nhà cung cấp có dịch vụ hoàn hảo hơn, thúc đẩy các doanh nghiệp phải chú ý đến chất lượng dịch vụ cung ứng của mình

Trang 31

và thuận tiện hơn theo kế hoạch định sẵn Suốt 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần họ yêu cầu các sản phẩm phải đáp ứng với thời gian nhanh nhất Khách hàng ngày nay không trung thành như trước và không kiên nhẫn chấp nhận chất lượng kém ở mọi lĩnh vực Các lý do trên đòi hỏi các nhà cung cấp phải gia tăng đáng kể các mức dịch vụ cho khách hàng Nếu các nhà bán lẻ mở cửa 24 giờ trong ngày đ

thì cũng đòi hỏi các nhà cung cấp bán buôn, các nhà sản xuất có liên quan phải hoạt động với công suất phục vụ cao hơn Tác động này đã

khởi động cả chuỗi cung ứng và hoạt động logisi

trong chuỗi phát triển theo p ứng điều này s của các thành viên

~ Sự thay đổi sức mạnh trong chuỗi cung ng: Trước đây các

xuất đóng vai trò quyết định trong chuỗi phân phối, họ thiết kế, sản xuất, xúc tiến phân phối các sản phẩm và thương hiệu của mình qua các trung gian bán buôn, bán lẻ Tới những năm 1980-1990, trong một số chuỗi cung ứng xuất hiện khuynh hướng liên kết giữa các nhà bán lẻ và hình thành các tổ chức bán lẻ không lồ có sức mạnh lớn trong kênh như Wal- mart, Kmart, Home Depot có năng lực phân phối lớn Chính xu hướng này đã làm thay đổi sức mạnh của bán lẻ trong kênh, họ có khả năng khống cl

biệt của mình Khi các nhà bán lẻ cạnh tranh với nhau, việc sử dụng chiến lược cạnh tranh giá thấp đã gây áp lực lên các tổ chúc thành viên khác trong kênh phân phối Điều này thúc đây hình thành một hệ thống cung ứng với các hoạt động logistics hiệu quả có chỉ phí thấp Đây là yếu tố thúc đây hoạt động logistics tăng trưởng và phát triển để đáp ứng ác thành viên kênh dựa trên quyền lực phân phối và vị trí đặc - Sự phát triển của thương mại điện tử (E-commerce) di pha vo cdc

giới hạn về không gian và thời gian trước đây trong kinh doanh, thay thế nhiều kênh phân phối truyền thống Đồng thời tạo ra những kênh phân phối mới với yêu cầu cao về tốc độ cung ứng, độ chính xác, khả năng đáp ứng khách hàng mọi nơi, mọi lúc, làm thay đổi bản chất của hoạt động, logistics Logistics ngày nay đã thực sự trở thành yếu tố tiên quyết trong tạo ra các giá trị gia tăng cho khách hàng và doanh nghiệp Việc quan lý tốt các yếu tố cơ bản của logistics luôn lả lý do chính cho nền tảng và thành công vững chắc của các công ty trong thời đại công nghệ thông tin

Trang 32

1.1.2 Phân loại các hoạt

g loại:

Thế ky 21, logistics da phat trién mở rộng sang nhiều lĩnh vực và

phạm vi khác nhau Dưới day là một số cách phân loại thường gặp: a, Theo pham vi và mức độ quan trọng

~ Logistics kinh doanh (Bussiness logistics) là khái niệm chỉ hoạt động logistics của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng Tại đây các hoạt động logisties có vai trò là chức năng hỗ trợ cho các quá trình kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp đạt mục tiêu Tương đương như các chức năng tài chính, marketing, nhân sự Các doanh nghiệp phải triển khai các

hoạt động logistics dựa trên hoạt động kinh doanh chính của mình, do đó

Logistics không phải là chức năng kinh doanh cốt lõi

~ Logistics dich vu (Service logistics) là khái niệm chỉ các sản phẩm dịch vụ do các doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ logistics cung cấp Các dịch vụ này có thể là đơn nhất hoặc trọn gói Các công ty logistics tién hành các hoạt động tiếp nhận yêu cầu logisties từ các khách hàng, sau đó lập chương trình và kế hoạch sử dụng các điều kiện cơ sở vật chất, tài sản, con người, và vật liệu của mình (hoặc đi thuê) để đáp ứng yêu cầu của khách Họ được gọi chung là các nhà cung cắp dịch vụ logis- tics - LSP (logistics service providers)

~ Logisties quân đội (Military logistics) la viée thiét ké va triển khai các chiến lược và chương trình phối hợp các nguồn lực, trang thiết bị, các phương diện hỗ trợ cho các chiến dịch, các trận đánh hoặc đám bảo sự vững mạnh cho lực lượng quân đội của các quốc gia Tạo lập sự sin sing, chính xác và hiệu quả cho các hoạt động này

~ Logistics sự kiện (Event logistics) là tập hợp các hoạt động, các phương tiện vật chất kỹ thuật và con người cần thiết để tổ chức, sắp xếp lịch trình, nhằm triển khai các nguồn lực cho một sự kiện được diễn ra hiệu quả và kết thúc tốt đẹp

% Theo vị trí của các bên tham gia

Trang 33

ải, nhà xưởng, thiết bị xép đỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt động logistics cho mình

phương tiện vận

~ Logistics bên thứ hai (2PL - Second Party Logistics): chi các dịch vụ logistics do nhà cung cáp dịch vụ logisties đơn lẻ đáp ứng các nhu cầu của chủ hàng Thường là s truyền thông như vận tải, kho vận, thủ tục hải quan, thanh toán,

~ Logistics bên thứ ba (3PL - Third Party Logisties): chỉ các dịch vụ logistics tron gói (bundles of services) do bên cung cấp thay mặt chủ hàng tổ chức thực hiện và quản lý 3PL có khả năng quản lý cả dòng chảy nguyên liệt hàng hóa, thông tin, giúp khách hàng kiểm soát hiệu quả và hiệu lực một phần hoặc cả dây chuyền cung ứng Họ là những tổ chức làm dịch vụ giao nhận kho vận, vận tải, chuyển phát nhanh cung cắp dịch vụ logistics tích hợp theo yêu cầu cụ thể để đáp ứng tốt hơn nhu cầu trao đổi hàng hóa của khách hàng dich vụ logi ~ Logisti

bên thứ tư (4PL - Fourth Party Logistics): còn gọi là logisics chuỗi cung ứng hay nhà cung cấp logistics chu dao (Lead party logistics - LPL) Đây là tổ chức hợp nhất, gắn kết các nguồn lực và cơ sở vật chất kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics 4PL quan lý và thực hiện các hoạt động logistics phức tạp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm

tics 4PL

được coi như một điểm liên lạc duy nhất, là nơi thực hiện việc quản lý tổng hợp tắt cả các nguồn lực và giám sát các chức năng 3PL trong su chuỗi cung ứng nhằm vươn tới thị trường toàn cầu để đạt được lợi thế chiến lược và các mỗi quan hệ lâu bẻn soát, các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động loại - Logistics bén thir nam (SPL - Fifth Party logistics) : là loại dịch vụ logistics trong thương mại điện tử, nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ năm quan ly tat cả các 3PL và 4PL và các bên liên quan trong chuỗi cung ứng trên nền tảng thương mại điện tử Chia khoá thành công của SPL là các hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và hệ thống quản lý vận tải (TMS) Cả ba hệ thống này có liên quan chặt chẽ với

nhau trên nền tảng công ngh ng thống nhất

Cách phân loại nảy nhằm so sánh năng lực cung cấp dịch vụ từ phía các nhà cung cấp dịch vy logistics trong chuỗi cung ứng Trong nhiều

thông tin va trong một hệ

Trang 34

trường hợp các IPI có quy mô lớn cũng cung cắp dịch vụ trong mạng lưới logisics của mình Đặc biệt là khi tích hợp sâu với các thành viên khác trong chuỗi cung ứng

¢ Theo quá trình nghiệp vụ

~ Quá trình mua hàng (Procurement logistics): gồm các hoạt động liên quan đến việc tìm kiếm các sản phẩm và nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp Mục tiêu chung là hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt các hoạt động mua hàng với chỉ phí thấp

- Quá trình hỗ trợ sản xuất (Manufacturing support): tap trung vao

hoạt động quản trị dòng dự trữ một cách hiệu quả giữa các bước trong quá trình sản xuất Logistics hỗ trợ sản xuất trả lời câu hỏi sản xuất cái gì, khi nào và ở đâu sản phẩm sẽ được tạo ra

~ Quá trình phân phối hàng hóa (Market distribution): gồm các nỗ lực

cung cấp hàng hóa và các dịch vụ khách hàng Mục tiêu cơ bản là tạo ra doanh thu qua việc đáp ứng mức độ dịch vụ khách hàng mong đợi có tính

chiến lược với chỉ phí hợp lý

4 Theo hướng vận động vật chất

Trang 35

còn gọi lả kênh cung ứng vat cha hoạt

động liên quan đến việc san bằng khoảng cách về không gian và thời gian giữa các nguồn cung ứng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trực tiếp với các cơ sở logistics của doanh nghiệp

upply channel) chỉ

): chỉ toàn bộ các hoạt động hỗ

trợ dòng sản phẩm đầu ra cho tới tay khách hàng của doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng cuối cùng Bộ phận này cũng được gọi là

vật chất (Physical distribution channel) chỉ các hoạt động liên quan đến việc kết nối các khoảng cách về không gian và thời gian giữa các cơ sở logistics của doanh nghiệp với khách hàng hoặc người tiêu dùng cuối cùng

nh phân phối

~ Logisties ngược (Logistics reverse); chỉ các dòng sản phẩm, hàng,

hóa hư hỏng, kém chất lượng, đòng chu chuyền của bao bì đi ngược chiều s (Hình 1.3)

trong chuỗi cung ứng logis e Theo đối trợng hàng hóa

tại doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn và phụ

thuộc sản phẩm

có tính chất, đặc điểm khác nhau đòi hỏi các hoạt động logistics khác nhau Điều này cho phép các ngành hàng khác nhau có thể xây dựng các chương, trình, các hoạt động đầu tư, hiện đại hóa hoạt động logistics theo đặc trưng riêng của loại sản phẩm tùy vào mức độ chuyên môn hóa, mức độ đầu tư, tầm quan trọng và quy mô của các ngành hang nay trong từng quốc gia

“Thường gặp các hệ thống logistics đặc thù

biểu như: Logistic hàng tiêu dùng ngắn ngày; Logistics ngành 6 Logistics ngành hóa chat; Logistics ngành hàng điện tử; Logistics ngành dầu

khí, logistics hàng nông sản, rau qua tuoi, logistics chuỗi cung ứng lạnh

ới các nhóm hằng hóa tiêu

Với quy mô đủ lớn, các hệ thống logisties theo ngành hàng sẽ hỗ trợ hiệu quả nhất cho các chuỗi cung ứng ngành hàng đó Bởi lẽ hệ thống này có tính chuyên môn hóa cao vả tận dụng được lợi thể kinh tế do quy mô lớn

1.1.3 Vị trí và lợi ích của logistics trong doanh nghiệp

Trang 36

hay còn gọi là hoạt động phân phối vận động vật chất (Material

distribution) Cơ sở cho quan niệm này là hoạt động dự trữ thành phẩm hoặc cung cấp các yếu tổ đầu vào do logistics đảm nhiệm cũng là khả năng, đưa sản phẩm đến đúng thời điểm, đúng số lượng, đúng khách hàng Phân phối vật chất và thực hiện đơn hàng có thể coi là sự thay đổi chủ chốt trong việc bán sản phẩm, do đó cũng là cơ sở của marketing Sản xuất coi logistics là việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy, chọn nguồn cung ứng tốt và phân phối hàng hóa thuận tiện Bởi lẽ các hoạt động này có quan hệ chặt chẽ đến thời gian điều hành sản xuất, kế hoạch sản xuất, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, tính thời vụ của sản xuất, chỉ phí sản xuất Do chức năng logisics không được phân định rạch ròi nên đã có những, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dịch vụ khách hàng và tổng chỉ phí logistics bởi sự sao nhãng và thiếu trách nhiệm với hoạt động này Hiện nay với những ứng dụng về phương pháp quản lý kinh doanh hiện đại, yêu cầu ngày càng cao về chuyên môn hóa, và sự thành công của các chuỗi cung ứng toàn cầu đã nhanh chóng đưa logisties vượt ra khỏi cách tư duy cũ và đồi hỏi logistics đảm đương những vai trò mới

Trang 37

“rong nền kinh tế hiện đại, yêu cầu cạnh tranh vả hội nhập đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia vào các chuỗi giá trị nhằm tận dụng lợi thế cạnh tranh và thu được lợi nhuận qua việc tạo ra giá trị gia tăng cho thị trường Xét theo quan điểm nay của M.E Porter thì logistics dau yao (Inbound logistics) và logistics dau ra (outbound logistics) là những hoạt động đóng góp vào chuỗi giá trị gia tăng cho doanh nghiệp (Hình 1.5) Marketing vi | Dich Hoạt động cơ bản Hình 1.5 Chuỗi giá trị của M.E Porter (M.E Porter,1985) Quan điềm của M.E Porter thừa nhận logistics như một bộ phận thông nhất trong chuỗi các hoạt động cơ bản (Primary activities) tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp Theo ông, phần giá trị gia tăng do hoạt động sản xuất tạo ra là hình thái hữu dụng (form utility) của sản phẩm, hoạt động, marketing tạo ra lợi ích sở hữu (possession utility), logistics tao ra là lợi ích về thời gian và địa điểm (placc, time utility) cho sản phẩm (Hình 1.6)

Trang 38

Lợi ích địa điểm là phần giá trị cộng thêm vào sản phải phẩm có khả năng trao đổi hoặc tiêu thụ đúng vị trí

giúp sản

Lợi ích thời gian là phần giá trị được sáng tạo ra dé sản phâm có mặt đúng thời điểm và đáp ứng khoảng thời gian cung ứng mà khách hàng mong đợi

“Nhờ hoạt động logistics tạo ra những lợi ích về thời gian và địa điểm mà sản phẩm có thê đến đúng vị trí cần thiết và vào thời điểm thích hợp Phần giá trị này cộng thêm vào sản phẩm, mang lại lợi ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp Trong xu hướng toàn cầu hóa, khi mà thị trường tiêu thụ và nguồn cung ứng ngày cảng trở nên xa cách về mặt địa lý thì các lợi ích về thời

y càng lớn do yêu cẳu kết nối cung cả tiêu dùng sản phẩm trong các chuỗi cung ứng toàn cầu Hoạt động logistics tại các doanh nghiệp hiện có những vai trò quan trọng dưới đây:

va iém do logistics dem lại n

- Logistics nâng cao hiệu quả quản

tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp: Quan điểm marketing cho rằng, kinh doanh tồn tại dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng và cho thấy ba thành phần chủ yếu của khái niệm này là sự phối hợp các nỗ lực marketing, thỏa mãn khách hàng và lợi nhuận công ty Logistics đóng vai trò quan trọng với các thành phần này theo cách thức khác nhau Nó giúp phối hợp các biến số marketing - mix, gia tăng sự hài lòng của khách hàng, trực tiếp làm giảm chỉ phí, gián tiếp làm tăng lợi nhuận trong đài hạn

+ giảm thiểu chỉ phí kinh doanh,

- Logistics cho phép doanh nghiệp di chuyên hàng hóa và dịch vụ hiệu ốn khách hàng: Logisties không chỉ góp phần tối ưu hóa về vị trí mà còn ï ưu hóa các đòng hàng hóa và dịch vụ tại doanh nghiệp nhờ vào việc phân bố mạng lưới các cơ sở kinh doanh và điều kiện phục vụ phủ hợp với yêu cầu ưu trong dự trữ, vận chuyên, mua hàng và hệ thống thông tin hiện đại sẽ tạo điều kiện để đưa hàng hóa đến nơi khách hàng yêu cầu nhanh nhất với chỉ phí thấp, cho phép doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các hoạt động của mình vận động hàng hóa Hơn thế nữa, các mô hình quản trị và phương án

~ Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp: Một

hé théng logistics higu qua và kinh tế được ví như một tài sản có giá trị Nếu doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm cho khách hàng một cách nhanh chóng với chỉ phí thấp thì có thé thu được lợi thể về thị phần so với

Trang 39

đối thủ cạnh tranh Điều

ảy giúp cho việc

hơn nhờ vào hệ thống logistics hiệu quả hoặc cung cấp dịch vụ khách hàng quỷ này trong bảng cân đối tài sản nhưng cần phải thừa nhận rằng đây là phần tài

với trình độ cao hơn Mặc dù không tổ chức nao chi ra pl

sản vô hình giống như bản quyền, phát minh, sáng chế, thương hiệu

1.2 KHAI NIEM, MUC TIEU QUAN TRI LOGISTICS 1.2.1 Khá

Chuỗi cung ứng còn gọi là chuỗi nhu cầu hay chuỗi giá trị là

ngữ kinh tế mô tả đơn giản sự liên kết của nhiều doanh nghiệp để cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng trên thị trường Như vậy một chuỗi cung ứng là một quá trình kinh doanh kéo dài vượt qua khoảng cách của các doanh nghiệp độc lập, là cầu nối các nhà kho, điểm bán có liên quan của tất cả các doanh nghiệp có mặt trong chuỗi cung ứng Chuỗi

cung ứng được xem như là đường ống dẫn các dòng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thông tin và tải chính một cách hiệu lực và hiệu quả từ nhả cung ứng đầu tiên đến người tiêu dùng cuối cùng

Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng ra đời từ cuối thế kỷ 20, tập trung vào việc làm tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và tổ chức trên thị trường toàn cầu

Theo Douglas M Lambert (1998) Quản trị chuỗi cung ứng là sự hop nhất các quá trình kinh doanh chủ yếu từ các nhà cung cắp ban đầu đề: người sử dụng cuối cùng để cung cắp sản phẩm, dịch vụ và thông tin nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng và cổ đông của doanh nghiệp Thực chất, quản trị chuỗi cung ứng là hoạt động điều hành hiệu quả các kênh vận động vật chất sản phẩm, được hiều là đường dẫn các dòng luân chuyền sản phâm/nguyên vật liệu, dịch vụ, thông tỉn, và tài chính qua hệ thông, mạng lưới kết nối kho vận giữa những nhà cung cấp đầu tiên tới khách hàng cuối cùng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng

Trang 40

kho, hoạt động cung ứng, phương tiện giao thông vận tải và kho chứa hàng, được liên kết với nhau để thực hiện các mục tiêu của chuỗi cung ứng Nói như trong thể thao thi logistics như là những trò chơi trong đầu trường chuỗi cung ứng Trong mơi trường tồn cầu, các nguồn nguyên liệu thô, các nhà máy và các điểm bán hàng trong một chuỗi cung cắp ở rất xa nhau nên các hoạt động logistics trên đây tái diễn liên tiếp nhiều lần trước khi một sản phẩm có mặt tại thị trường Thậm chí, các hoạt động logistics vẫn được tiếp tục lặp lại khi sản phẩm đã sử dụng và tiếp tục tái chu ky trong kênh logistics

Dựa vào sự phân định này, quản trị logistics được hiểu là một phẩn của quá trình chuỗi cung ứng, bao gồm việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát sự dĩ chuyển và dự trữ các sản phẩm, dịch vụ, và thông tin có lí quan một cách hiệu lực và hiệu quả từ các điểm khỏi nguôn đến các tiêu dùng theo yêu cầu đơn đặt hàng của khách hàng

Với nhận thức này, hoạt động quản trị logistics tại các doanh nghiệp

được mô hình hóa theo sơ đồ ở hình 1.8 .QUYẾT ĐỊNH QUÁNTRỊ oo ETE ae .QUẦNTRỊL0GISHCS we Địnhhướng bị tường Vặaá |Nh it cạnh ah) sang Ngửo — lấp già vời gin và hinge ndiém CÁC HOẠT ĐỘNG LOGISHCS Nasa iệu qui niên phổi hing Tính a i kich hing —¬ THyn soi

Hình 1.8 Mô hình quản trị logistics tại doanh nghiệp

(James Stock, Douglas Lambert, 2001, tr3) " Logistics is the part of supply ch et that plans, creates and monitors the efficent, cost-effec- tive flow and storage of goods, semi-finished items and manufactured products as well as related informa tion between the point of origin and the point of consumption in order to meet customers requirements ~ ‘Council of Supply Chain Management Professional - CSCMP, 2007

Ngày đăng: 31/10/2022, 01:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w