Giáo trình Luật Đầu tư - Trường Đại học Luật Hà Nội. Chủ biên: Nguyễn Quý Trọng, Nguyễn Thị Yến, Vũ Thị Lan Anh (Phần 1)

204 10 0
Giáo trình Luật Đầu tư - Trường Đại học Luật Hà Nội. Chủ biên: Nguyễn Quý Trọng, Nguyễn Thị Yến, Vũ Thị Lan Anh (Phần 1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

GIÁO TRÌNH

LUAT DAU TƯ

Trang 2

Giáo trình này đã được Hội đồng nghiệm thu giáo trình Trường Dai họcLuật Hà Nội (thành lập theo Quyết định số 1963/QD-DHLHNngày 04 tháng 6 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học LuậtHà Nội) đồng ý thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2021 và được Hiệu trưởngTrường Đại học Luật Hà Nội cho phép xuất bản theo Quyết địnhsố 4461/QD-DHLHN ngày 16 tháng 12 năm 2021.

Mã số: TPG/K - 22 - 201023-2022/CXBIPH/07-107/TP

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

GIÁO TRÌNH

LUAT DAU TƯ

NHA XUAT BAN TU PHAP

HA NOI - 2022

Trang 4

TS TRAN THI BAO ANH ThS NGUYEN NHU CHINH TS NGUYEN THI DUNG

Đồng tác giả Chương 6 (mục II) Đồng tác giả Chương 7 (mục I, IID)

Trang 5

LỜI GIỚI THIỆU

Quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, đặc biệt là hội nhập trong lĩnh vực kinh tế, các hoạt động đầu tư kinh doanh ngảy càng sôi động và đa dạng, đòi hỏi pháp luật điều chỉnh hoạt động này cũng liên tục thay đổi dé phù hợp với tình hình mới Trong xu thế đó, tại các cơ sở đào tạo luật hiện nay, môn học Luật Đầu tư cũng có nhiều thay đổi về kết cấu chương trình và nội dung, cách thức giảng dạy Nhằm hướng tới mục tiêu phù hợp với xu thế phát triển cả về lý luận và thực tiễn của pháp luật đầu tư, phù hợp với nội dung và chương trình đào tạo của nhà trường, Giáo trình Luật Đầu

tư của Trường Đại học Luật Hà Nội đã được biên soạn mới.

Giáo trình Luật Đầu tư là học liệu chính thức sử dụng trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu môn học Luật Đầu tư và một số chuyên đề tự chọn thuộc chương trình đào tạo cử nhân luật, cử nhân chuyên ngành Luật Kinh tế, Luật Thương mại quốc tế và các lớp bồi dưỡng pháp luật về đầu tư kinh doanh tại Trường Đại học Luật Hà Nội Đối với các cơ sở đào tạo khác, Giáo trình Luật Đầu

tư cũng có thể được sử dụng làm học liệu cho các môn học có nội

dung tương tự.

Giáo trình Luật Đầu tư gồm 07 chương, cung cấp các kiến

thức cơ bản về pháp luật đầu tư; đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, đào tạo cơ bản về pháp luật đầu tư của người học Cụ thể, Giáo trình

Luật Đầu tư ngoài việc giới thiệu tổng quan về đầu tư, về pháp luật đầu tư; còn đi sâu nghiên cứu về các biện pháp bảo đảm, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; thủ tục đầu tư; các hình thức đầu tư; đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt; đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư Đây là những nội

Trang 6

dung cơ bản và chon lọc dé phù hợp với kết cau chương trình đào tạo của mỗi ngành học đang áp dụng tại Trường Đại học Luật Hà Nội, bao gồm ngành Luật học, ngành Luật Kinh tế, ngành Luật Thương mại quốc tế

Giáo trình Luật Đầu tư được hoàn thành trên cơ sở kế thừa các giáo trình đã xuất bản, bên cạnh đó, tập thể tác giả còn tiếp tục phát triển kiến thức về lý luận, thực tiễn nhăm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đào tạo cử nhân luật theo học chế tín chỉ Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả để Giáo trình tiếp tục hoàn thiện trong những lần xuất bản sau.

Trân trọng cảm on!

Hà Nội, tháng 3 năm 2022

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 7

Chương 1

NHỮNG VAN DE CHUNG VE LUẬT ĐẦU TU

I KHÁI QUAT VE DAU TƯ KINH DOANH 1 Khái niệm, đặc điểm đầu tư kinh doanh 1.1 Khái niệm đầu tư kinh doanh

Đầu tư là khái niệm pho biến, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Trên phương diện kinh tế vĩ mô, “đầu tư có nghĩa là sự hy sinh giá trị chắc chắn ở thời điểm hiện tại để đạt được giá trị (có thé không chắc chan) trong tương lai”! Giá trị ở hiện tại có thé là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động hoặc trí tuệ Giá trị tương lai là sự gia tăng lợi ích trực tiếp về tài sản, cơ sở vật chất; hoặc sự gia tăng lợi ích gián tiếp như giải quyết việc làm cho người lao động, các dịch vụ phụ trợ kéo theo hoạt động đầu tư.

Trong khoa học kinh tế, đầu tư được quan niệm là hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm dem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng dé

đạt được các kết quả đó Quan điểm này tương đồng với cách định

nghĩa truyền thống của Viện Ngôn ngữ học trong Từ điển tiếng

Việt, theo đó, đầu tư là việc “bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào công

việc gi, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tê, xã hội”.

| TS Nguyễn Thị Dung (Chủ biên), Luật Kinh tế (Chuyên khảo), Nxb Lao động,Hà Nội, 2017, tr 362 ¬

-? Viện Ngôn ngữ hoc, Tir điển tiéng Việt, Nxb Da Nẵng, Da Nang, 2003, tr 301.

Trang 8

Như vậy, đầu tư được tiếp cận là hoạt động sử dụng các nguồn lực ở thời điểm hiện tại để tạo ra các tài sản vật chất hoặc trí tuệ mới cho xã hội; hay đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực nhằm biến các lợi ích dự kiến thành hiện thực trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong mỗi lĩnh vực chuyên ngành, khái niệm đầu tư được tiếp cận cu thé hơn Dưới góc độ tài chính, đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi và chuỗi các hoạt động thu của chủ dau tư, theo đó,

chủ đầu tư sẽ bỏ vốn mua nguyên vật liệu, thuê nhân lực dé thực

hiện hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận sau một thời gian nhất

định Dưới góc độ xây dựng, đầu tư là quá trình bỏ vốn nhằm tạo

ra các tài sản vật chất dưới dạng các công trình xây dựng!' Tóm lai, đầu tư là quá trình sử dung các nguồn lực dé làm gia tăng giá trị tai sản, gia tăng năng lực sản xuất và năng lực phục vụ của nền kinh tế.

Dưới góc độ pháp lý, đầu tư được hiểu là việc sử dụng các nguồn lực trên cơ sở tính toán lợi ích kinh tế - xã hội, theo các hình thức và cách thức do pháp luật quy định nhằm mục đích thu về lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế - xã hội Trong khoa học pháp lý cũng như thực tiễn xây dựng chính sách, pháp luật về đầu tư, hoạt động đầu tư chủ yếu được đề cập là đầu tư có tính chất kinh doanh, thương mại Theo Từ điển Luật học Blacks Law Dictionary, đầu tu (investment) được định nghĩa “là sự chi phí của cải vật chất nhằm mục đích làm tăng giá trị tài sản hay tìm kiếm lợi nhuận”2 Theo đó, đầu tư được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, là việc thực hiện các hoạt động nhăm mục đích lợi nhuận Dưới góc độ

này, hoạt động đầu tư có mục đích giống như hoạt động kinh

! TS Nguyễn Thị Dung (Chủ biên), Luật Kinh tế (Chuyên khảo), sdd, tr 363.

? Black's Law Dictionary, Centennial Edition, Sixth Edition, 1991, p 825.

Trang 9

doanh! hay hoạt động thương mại”, là việc nhà đầu tư bỏ các nguồn lực dé đầu tư nhằm mục đích sinh lợi Quan điểm này được thé hiện trong các đạo luật về đầu tư của Việt Nam Cụ thé, Luật Đầu tư năm 2005 là văn bản đầu tiên định nghĩa về đầu tư, theo đó “đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn băng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình dé hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư

theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có

liên quan’; mà “các hoạt động đầu tư” theo ghi nhận tại Điều | Luật Đầu tư năm 2005 là “hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh” Như vậy, khái niệm đầu tư được nhìn nhận dưới góc độ pháp lý nói chung và theo quy định của Luật Đầu tư năm 2005 nói riêng có nội hàm hẹp hơn khái niệm đầu tư truyền thống Hay nói cách khác, chỉ những hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận mới thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Đầu tư các nước và Luật Đầu tư Việt Nam năm 2005.

Luật Đầu tư năm 2014, được thay thế bởi Luật Đầu tư năm 2020 định nghĩa cụ thể hơn về mục đích sinh lời của hoạt động đầu tư băng việc giới hạn phạm vi điều chỉnh của đạo luật này là điều chỉnh hoạt động đầu tư kinh doanh Theo đó: “Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cô phần, phần vốn góp của tô chức kinh tế; đầu tư

! Khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020.? Khoản 1 Điều 3 Luật Thuong mại năm 2005.

3 Trước Luật Đầu tư năm 2005, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi)năm 1998 và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 chỉ đưa ra khái nệm“đầu tư trong nước” và “đầu tư trực tiếp nước ngoài”, theo đó, đầu tư trong nước,đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư dùng vốn bang tiền hoặc bất kỳ tàisản nào dé sản xuất, kinh doanh hay tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy địnhcủa luật.

* Khoản | Điều 3 Luật Dau tư năm 2005.

Trang 10

theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư”!; hay “Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư dé thực hiện hoạt động kinh doanh”2 Như vậy, đến Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2020, khái niệm đầu tư kinh doanh mới được ghi nhận, mặc dù trước đó, Luật Đầu tư năm 2005 quy định hoạt động đầu tư được điều chỉnh bởi luật là đầu tư nhằm mục đích kinh doanh Điều này cho thấy, Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2020 đã chỉ rõ khái niệm đầu tư được luật điều chỉnh là hoạt động đầu tư được thực hiện bởi các nhà đầu tư, kinh doanh băng

nguồn vốn của họ, theo các hình thức đầu tư quy định nhằm tìm

kiếm lợi nhuận.

Trong các hiệp định quốc tế về đầu tư mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, khái niệm đầu tư thường được tiếp cận từ khía cạnh nguồn lực đầu tư và các hình thức pháp lý của hoạt động đầu tư Các nội dung thuộc phạm vi của hoạt động đầu tư thường được liệt kê cụ thé theo phương pháp liệt kê không hạn định.

Vi dụ: Theo Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

(BTA), đầu tư được hiểu bao gồm mọi hình thức đầu tư trên lãnh thô của một bên (Việt Nam hoặc Hoa Kỳ), do các công dân hoặc công ty của bên kia sở hữu hoặc kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp, bao gồm: (i) một công ty hoặc một doanh nghiệp; (ii) cỗ phan, cổ phiếu và các hình thức góp vốn khác, trái phiếu, giấy ghi nợ và các quyền lợi đối với khoản nợ dưới các hình thức khác trong một công ty; (iii) các quyền theo hợp đồng: (iv) tài sản hữu hình và tài sản vô hình; (v) quyền sở hữu trí tuệ; (vi) các quyền khác theo quy định của pháp luật như các giấy phép và sự cho phép.

! Khoản 5 Điều 3 Luật Dau tư năm 2014.? Khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020.

3 Điều 1 Chương IV Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợpchủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại ngày 13/7/2000.

Trang 11

Trong Hiệp định về thúc day va bảo hộ đầu tư lẫn nhau giữa Việt Nam và Australia, đầu tư được hiểu là các loại tài sản do đối tượng có quốc tịch của một bên ký kết sở hữu hoặc kiểm soát và được bên ký kết kia chấp thuận phù hợp với luật và chính sách đầu tư của nước minh trong từng thời gian, và bao gồm: (i) sở hữu về bat động sản và động sản, gồm cả các quyền như thé chấp, bao lãnh và cầm cố; (ii) cỗ phiếu, tín phiếu và trái phiếu và các hình

thức tham gia khác vào công ty; (11) khoản cho vay hoặc trái vụ

hoặc quyền về việc thực hiện các dịch vụ có giá trị kinh tế:

(iv) các quyền về sở hữu trí tuệ va công nghiệp, gồm quyền tac

giả, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bí quyết thương mại, kiểu dáng công nghiệp, bí mật thương mại, bí quyết kỹ thuật và đặc quyền kế nghiệp; (v) tô nhượng kinh doanh và các quyền cần thiết khác để thực hiện các hoạt động kinh té và các quyền có giá trị kinh tế theo luật hoặc theo hợp đồng, gồm các quyền tham gia vào nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và chăn nuôi, quyền tìm kiếm, thăm dò hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên và quyền sản xuất, sử dụng và bán sản phẩm; và (vi) các hoạt động liên quan đến đầu tư, như việc tô chức và điều hành các cơ sở kinh doanh, việc mua, thực hiện và chuyển nhượng các quyền và tài sản gồm cả các quyền sở hữu trí tuệ, việc thành lập các quỹ và việc mua bán ngoại tệ !.

Như vậy, so với quy định của Luật Đầu tư năm 2020 của Việt Nam, khái niệm đầu tư theo các Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước được hiểu khá rộng, không chỉ bao gồm các hình thức đầu tư như quy định của Luật Đầu tư Việt Nam, mà còn bao gồm các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, chuyên giao công nghệ; đầu tư trái phiếu công ty

' Điều 1 Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Australia về thúcđây và bảo hộ đầu tư lẫn nhau ngày 05/3/1991.

Trang 12

hoặc trái phiếu nhà nước; các hoạt động liên quan đến việc tổ chức và điều hành các cơ sở kinh doanh, việc mua, thực hiện và chuyên nhượng các quyền và tài sản gồm cả các quyền sở hữu trí

tuệ, việc thành lập các quỹ và việc mua bán ngoại tệ Các hoạt

động đầu tư này đều có chung mục đích là nhằm tìm kiếm lợi nhuận; nhưng được thể hiện dưới nhiều hình thức và lĩnh vực mà không chỉ thể hiện dưới các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư

của Việt Nam.

1.2 Đặc điểm đầu tư kinh doanh

Một là, về chủ thé đầu tư

Chủ thé thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh là các nhà đầu

tư Cụ thé, chủ thé thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam bao

gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có von đầu tư nước ngoài Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tô chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cô đông; nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cô đông! Tương tự như Luật Đầu tư năm 2005 và Luật Đầu tư năm 2014, Luật Đầu tư năm 2020 không có sự phân biệt về chủ thé thực hiện các hoạt động đầu tư tại Việt Nam Tất cả các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam đều là chủ thể của

hoạt động đầu tư, được điều chỉnh chung bởi Luật Đầu tư hiện

hành và các văn bản pháp luật có liên quan.

Hai là, về nguồn vốn đầu tư

Xuất phát từ chủ thể thực hiện hoạt động đầu tư là các nhà đầu

! Khoản 18, 19, 20, 22 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020.

Trang 13

tư, nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn thuộc sở hữu của nhà đầu tư trong nước và nguồn vốn thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài Đó có thê là vốn từ ngân sách nhà nước (đối với hoạt động của nhà đầu tư là Nhà nước); có thể là vốn đầu tư của tô chức, cá nhân trong, ngoài nước (đối với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân) Nguồn vốn đầu tư được sử dụng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh có thể thuộc sở hữu của nhà đầu tư, có thé được huy động từ các nguồn vốn khác nhau Nhà dau tư chủ động nguồn von dé thực hiện hoạt động đầu tư, chủ động sử dụng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động đầu tư kinh doanh

băng nguồn vốn của mình.

Ba là, về hình thức đầu tư

Hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2020 bao gồm: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cô phan, mua phan vốn góp; thực hiện dự án đầu tư; đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC); các hình thức đầu tư, loại hình tô chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ! Day là các hình thức đầu tư trực tiếp; tức là nhà đầu tư bỏ vốn, đồng thời trực tiếp quản lý, sử dụng nguồn vốn bỏ vào đầu tư kinh doanh Các hình thức đầu tư này được áp dụng đối với hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Đối với hoạt động đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, ngoài các hình thức đầu tư trên, các nhà đầu tu còn có thé đầu tư theo hình thức mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông

qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian

khác ở nước ngoai và các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tu’.

' Điều 21 Luật Đầu tư năm 2020.

? Khoản | Điêu 52 Luật Dau tư năm 2020.

Trang 14

Bồn là, về mục đích đâu tư

Mục đích của các nhà đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam là tìm kiếm lợi nhuận Khi bỏ vốn thực hiện hoạt động đầu tư, nhà đầu tư hướng tới việc tìm kiếm khoản tiền sinh lời từ đồng vốn bỏ vào đầu tư Những hoạt động đầu tư không nhằm mục dich sinh lời không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư năm 2020.

2 Phân loại đầu tư kinh doanh

Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, đâu tư có thê được phân

chia thành các loại khác nhau, cụ thê:

2.1 Căn cứ vào nguồn vốn dau tư, có thể chia dau tư thành đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài

- Đầu tư trong nước: là hoạt động đầu tư mà các nguồn lực đầu tư được huy động từ ngân sách nhà nước và từ các tổ chức, cá nhân trong nước Đầu tư trong nước là đầu tư nội lực, theo đó hoạt động đầu tư này do Nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân trong

nước thực hiện Đây là hoạt động đầu tư bền vững, không bị phụthuộc vào các nguồn vốn của các nhà đầu tư bên ngoài lãnh thổViệt Nam.

- Đầu tư nước ngoài (còn gọi là đầu tư quốc tế): là hoạt động đầu tư mà các nguồn lực đầu tư được huy động từ các tô chức, cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước Thực tiễn điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động đầu

tư nước ngoài cho thấy, đầu tư nước ngoài có thé được phân chia

thành đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam

Ta nước ngoài.

Trước khi ban hành Luật Dau tư năm 2005, nguồn vốn dau tư không chỉ là tiêu chí để phân chia hoạt động đầu tư, mà còn là tiêu chí để phân chia pháp luật điều chỉnh đối với mỗi hoạt động đầu

Trang 15

tư Cụ thé, hoạt động đầu tư trong nước được điều chỉnh băng hệ thống pháp luật về đầu tư trong nước; hoạt động đầu tư nước ngoài điều chỉnh bằng hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài Hai hệ thống pháp luật về đầu tư này song song tôn tại, điều chỉnh hoạt động đầu tư của hai loại nhà đầu tư tại Việt Nam Đến năm 2005, với việc ban hành Luật Đầu tư chung, hai hệ thống pháp luật về đầu tư được hợp nhất, điều chỉnh chung hoạt động dau tư của các nhà đầu tư trên lãnh thé nước ta.

2.2 Căn cứ vào tinh chất quan hệ quản lý của nhà dau tư doi với nguồn lực dau tư, có thé chia đầu tư thành đầu tư trực tiếp và dau tw gián tiếp

- Đầu tư trực tiếp: là hoạt động đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình sử dụng các nguồn lực đầu tư Trong hoạt động đầu tư trực tiếp, người đầu tư vốn và người sử dụng vốn cùng là một chủ thé Ví dụ: các cá nhân, tổ chức đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp hay góp vốn vào doanh nghiệp để năm quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp Đầu tư trực tiếp có thể là đầu tư trong nước hoặc đầu tư nước ngoài Về bản chất, đầu tư trực tiếp trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đều là những hoạt động đầu tư mà ở đó không có sự tách bạch giữa quyền quản lý của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư Tuy nhiên, có thể thấy điểm khác nhau giữa hai loại đầu tư này; đó là đầu tư trong nước có nội dung là việc bỏ vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước để kinh doanh theo các hình thức do pháp luật quy định; trong khi đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại quan hệ kinh tế có nhân tố nước

ngoài, được đặc trưng bởi sự di chuyển nguồn lực đầu tư trong

phạm vi quốc tế với mục đích kinh doanh thu lợi nhuận Hiện nay, hoạt động đầu tư nước ngoài đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Trang 16

- Đầu tư gián tiếp: là những hoạt động đầu tư mà người đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và sử dụng các nguồn lực đầu tư Trong các hoạt động đầu tư gián tiếp, điển hình phải ké đến là các hoạt động cho vay vốn và viện trợ Vi dụ: viện trợ phát triển chính thức ODA (Official

Development Assistant) của Chính phủ nước nay cho Chính phủ

nước khác Viện trợ phát triển có thể bao gồm: viện trợ không

hoàn lại; viện trợ có hoàn lại (còn gọi là tín dụng ưu đãi), cho vay

hỗn hợp Về mặt pháp lý, đầu tư gián tiếp là hoạt động đầu tư mà

người đầu tư vốn và người sử dụng vốn là hai chủ thé khác nhau;

có thâm quyền chi phối khác nhau đối với nguồn lực đầu tư Cụ

thể, người đầu tư vốn bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư;

nhưng người sử dụng vốn lại là chủ thé nhận đầu tư, có quyền sử dụng von đầu tư, hưởng lãi và chịu 16 trên kết quả đầu tư, chịu sự ràng buộc với người đầu tư vốn trong quan hệ đầu tư Còn người đầu tư vốn không trực tiếp quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư, không chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả đầu tư mà có những quyền và nghĩa vụ trong quan hệ đầu tư với người nhận đầu tư.

2.3 Căn cứ vào tính chất của doi tượng (nguồn lực) dau tu, có thể chia đầu tư thành đầu tư phát triển, đầu tư thương mai và dau tư tài chính

- Đầu tư phát triển (đầu tư tài sản vật chất và sức lao động): là hoạt động đầu tư trong đó nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản dé thực hiện các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và các lợi ích xã hội khác Đầu tư

phát triển là cơ sở chủ yếu để tạo thêm việc làm, nâng cao đờisông của con người Loại đầu tư này có vai trò duy trì và phát huy

tác dụng của vốn cơ bản hiện có, đồng thời, bố sung vốn cơ bản

mới cho nền kinh tế, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững, lâu dài của nền kinh tế.

Trang 17

- Đầu tư thương mại: là hoạt động đầu tư trong đó người đầu tư bỏ vốn để mua hàng hóa, sau đó bán lại với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận Đầu tư thương mại ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp, với nội dung chủ yếu là lưu thông hàng hóa trên thị trường Loại đầu tư này không tạo tài sản mới cho nên kinh tế, mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của nhà đầu tư Đầu tư thương mại có tác dụng thúc đây quá trình lưu thông của cải vật chất do đầu tư phát triển tạo ra, từ đó thúc day đầu tư phát triển, tăng tích lũy cho nền kinh tế.

- Đầu tư tài chính: là loại đầu tư trong đó nhà đầu tư bỏ vốn

đầu tư theo cách cho vay hoặc mua các giấy tờ có giá dé hưởng lãi

suất định trước Đầu tư tài chính cũng không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế một cách trực tiếp mà chỉ làm tăng thêm giá trị tài sản tài chính của các tổ chức, cá nhân đầu tư Với hoạt động đầu tư tài chính, vốn đầu tư được lưu chuyền dé dàng, người đầu tư có thể rút vốn đầu tư một cách thuận tiện và nhanh chóng khi cần thiết Đặc điểm này của đầu tư tài chính tạo nên sự hấp dẫn đối với đông đảo các nhà đầu tư trong xã hội Đầu tư tài chính giữ vai trò cung cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.

3 Các hình thức đầu tư

Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020, hoạt động đầu tư

được thực hiện dưới các hình thức sau:

3.1 Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Đầu tư thành lập tô chức kinh tế được thực hiện đưới các hình thức: Mot là, đầu tư thành lập t6 chức kinh tế 100% vốn của nhà dau tu

Đối voi nha dau tư trong nước: nhà đầu tư có quyền đầu tu bằng việc thành lập các loại hình doanh nghiệp 100% vốn của

mình như thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm

Trang 18

hữu hạn một thành viên; đối với Nhà nước có quyền thành lập doanh nghiệp nhà nước (trường hợp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) Nhà đầu tư trong nước thành lập tô chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế; không kèm theo điều kiện phải có dự án đầu tư, không phải thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài: nhà đầu tư nước ngoài có quyền thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của mình theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, trước khi thành lập tô chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoàải phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế còn phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư năm 2020.

Trước đây, một tô chức hay một cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp do họ làm chủ (doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài) theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (sửa đổi, bố sung năm 2000) Từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Đầu tư năm 2005 có hiệu lực, nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp theo quy định

của Luật Doanh nghiệp (năm 2005, 2014, 2020) như các nhà

đầu tư Việt Nam.

Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư khiến nhà đầu tư hoàn toàn chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình, không bị chi phối bởi ý chí của bat kỳ ai, chỉ tuân theo các quy định pháp luật Tuy nhiên, hình thức này khiến nhà

Trang 19

đầu tư bị hạn chế về khả năng huy động von va phải chịu toàn bộ rủi ro nêu hoạt động đầu tư của họ gap rủi ro.

Hai là, đầu tư thành lập tổ chức kinh té có sự góp von của các nhà đâu tư

Các nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư bằng việc thành lập tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của nhiều người Những tổ chức kinh tế đó là: công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (thành lập theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996; Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 mà không chuyển đổi thành doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp) Với hình thức đầu tư này, nhiều nhà đầu tư cùng sở hữu tổ chức kinh tế, cùng tham gia quản lý, cùng quyết định về mọi hoạt động: điều này khiến tổ chức kinh tế có thể thuận lợi trong việc huy động vốn của nhiều người (đặc biệt là hình thức công ty cỗ phan) và chia sẻ rủi ro cho nhiều người Tuy nhiên, nếu muốn quyết định nhanh một vấn đề gì đó, hình thức đầu tư nhiều chủ đầu tư có thể sẽ gặp khó khăn hơn so với hình thức đầu tư một chủ đầu tư, do phải họp và thống nhất, khiến có thé nhà dau tư sẽ bỏ lỡ cơ hội đầu tư.

3.2 Đầu tư góp vốn, mua cô phan, mua phan von góp

Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020, các nhà đầu tư có quyền dau tư theo hình thức góp vốn, mua cô phan, mua phan vốn góp vào tổ chức kinh tế đã được thành lập và đang hoạt động Trường hợp này, nhà đầu tư không phải là sáng lập viên mà là người góp von vào tô chức kinh tế.

Ở hình thức đầu tư này, Luật Đầu tư năm 2020 quy định nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau: điều kiện tiếp

Trang 20

cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật nay; bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định; bao đảm quy định của pháp luật đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị tran biên giới, xã, phường, thị tran ven bién' Day là quy định chặt chẽ hơn so với nhà đầu tư trong nước, xuất phát từ yếu tố quốc tịch của nhà đầu tư, dẫn đến việc quản lý hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài có sự khác biệt so với quản lý hoạt động đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam.

Theo Điều 25 Luật Đầu tư năm 2020, nhà đầu tư được góp

vốn vào tô chức kinh tế theo các hình thức sau: mua cô phần phát

hành lần đầu hoặc cổ phan phát hành thêm của công ty cổ phan; góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn vào tô chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định trên Nhà đầu tư mua cô phan, mua phan vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau: mua cổ phan của công ty cô phan từ công ty hoặc cổ đông; mua phan vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn; mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh dé trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh; mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác

không thuộc trường hợp quy định trên Tùy từng trường hợp cụ

thé mà việc nhà đầu tư mua cô phan, mua phan vốn góp dé trở thành thành viên của tô chức kinh tế có phải được sự đồng ý của

các thành viên còn lại hay không.

Nhà đầu tư có thể mua một phần, có thé mua toàn bộ cô phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế đang hoạt động Họ có thể mua cô phan, mua phan vốn góp của những tô chức kinh tế đang hoạt

! Khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư năm 2020.

Trang 21

động có hiệu quả, làm ăn có lãi, có uy tín trên thị trường; cũng có

thể mua của những tô chức kinh tế làm ăn thua lỗ, thậm chí trên bờ vực phá sản Hình thức đầu tư này đã và đang trở thành trào lưu, tạo thành những “làn sóng” đầu tư mà nhiều nhà đầu tư lựa chọn, thay vì đầu tư thành lập mới một tổ chức kinh té!.

Ở Việt Nam, hoạt động mua bán cô phan, phan vốn góp của doanh nghiệp (hay mua bán doanh nghiệp) bắt đầu xuất hiện từ năm 2000 và tăng dần theo từng năm Đặc biệt, những tháng đầu

năm 2010, đã có những vụ thôn tính doanh nghiệp xảy ra trên thị

trường chứng khoán Việt Nam Hoạt động mua bán doanh nghiệp

được tiễn hành trên nhiều lĩnh vực trong đó tập trung vào các lĩnh vực như: ngân hàng, chứng khoán, sản xuất hàng tiêu dùng, buôn bán lẻ, được phẩm, kiểm toán, công nghệ thông tin Nghiên cứu thực tiễn hoạt động mua bán doanh nghiệp trong thời gian qua cho thấy, hoạt động mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam đang trong thời kỳ đầu của quá trình hình thành, do đó, số vụ việc mua lại doanh nghiệp chưa nhiều, tuy nhiên đã xuất hiện những dấu hiệu về việc chuyên sang giai đoạn phát triển tiếp theo Bên cạnh đó, hoạt động mua bán doanh nghiệp chủ yếu vẫn còn ở mức độ đơn giản, chỉ đơn thuần là việc mua lại tài sản của doanh nghiệp, hình thức mua lại chủ yếu là thân thiện mà chưa có nhiều hình thức dé các chủ thé kinh doanh lựa chon Trong nhiều trường hợp, hoạt động mua bán doanh nghiệp mới chỉ đừng lại ở việc mua cổ phan dé đầu tư tài chính, trở thành cô đông chiến lược do nhiều ngành, nghề mà Việt Nam còn giới hạn các nhà dau tu’.

! Dominic Scriven - Dragon Capital, “M&A trén thé giới và Việt Nam dưới góc độquản trị”, Hội thảo mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam, 2009.

? Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình một số hợp đồng đặc thù trong hoạtđộng thương mại và kỹ năng đàm phán, soạn thảo, Nxb Công an nhân dân,Hà Nội, 2012, tr 115.

Trang 22

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phan, mua phan vốn góp vào tổ chức kinh tế trở thành hình thức đầu tư phố biến, được ưa chuộng trên thé giới cũng như ở Việt Nam, bởi vi đầu tư thông qua việc mua cô phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế (một phần hoặc toàn bộ), nhà đầu tư có thé được hưởng lợi không chỉ từ tài sản hữu hình mà tổ chức kinh tế đó đang sở hữu, mà còn được hưởng những giá trị tài sản vô hình của tô chức kinh tế đó - điều không thé có được ở những tổ chức kinh tế vừa được thành lập Những giá trị tài sản vô hình của những tổ chức kinh tế đã thành lập và hoạt động trong một thời gian nhiều khi là mục tiêu chính mà những thương vụ mua bán cổ phần, phần vốn góp hay mua bán toàn bộ doanh nghiệp hướng đến, bên cạnh việc sở hữu những giá trị tài sản hữu hình của tô chức kinh tế đó.

3.3 Dau tw theo hợp đồng

Theo Luật Đầu tư năm 2020 và Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020 (Luật PPP năm 2020), nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư theo hợp đồng dưới các hình

thức sau:

Một là, dau tư theo hình thức hợp đông đổi tác công tư (hop đồng dự án PPP)

Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng dự án PPP với co quan nhà nước có thấm quyền dé thực hiện dự án đầu tu xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết câu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công Theo khoản 10 Điều 3 Luật PPP năm 2020: Đầu tư theo phương thức đối tác công tư là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP Hợp đồng dự án PPP là

Trang 23

thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP theo quy định của Luật này, bao gồm các loại hợp đồng sau đây: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyên giao (hợp đồng BOT); hợp đồng xây dựng - chuyền giao - kinh doanh (hợp đồng BTO); hợp đồng xây dựng - sở hữu - kinh doanh (hợp đồng BOO); hợp đồng kinh doanh quản lý (hợp đồng O&M); hợp đồng xây dựng chuyền giao thuê dich vụ (hợp đồng BTL); hợp đồng xây dựng -thuê dich vụ - chuyển giao (hợp đồng BLT); hợp đồng hỗn hợp theo quy định của Luật này! Các hợp đồng này đều được ký kết giữa một bên là nhà đầu tư và một bên là cơ quan nhà nước có thâm quyền để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh công trình kết cau hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công Mục đích của hình thức đầu tư này là Nhà nước kêu gọi vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước, ngoài nước để xây dựng các công trình thuộc trách nhiệm của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu sử dụng hạ tầng hoặc dịch vụ công của người dân.

Hai là, dau tư theo hình thức hợp đồng hop tác kinh doanh (hợp đồng BCC)

Hợp đồng BCC là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tô chức kinh tế” Đây là hình thức đầu tư mà các nhà đầu tư chỉ ký kết hợp đồng để thực hiện dự án đầu tư; sau khi thực hiện xong sẽ tiễn hành thanh lý hợp đồng, kết thúc sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ giữa các bên Về

thủ tục, đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa nhà

' Khoản 16 Điều 3 Luật PPP năm 2020.

? Khoản 14 Điêu 3 Luật Đâu tư năm 2020.

Trang 24

đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư; đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư chỉ tuân thủ các quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật về dân sự, không phải thực hiện thủ tục đầu tư theo Luật Đầu tư.

Ngoài ra, Luật Dau tư năm 2020 bổ sung hình thức thực hiện dự án đầu tư và các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới dé dự liệu khi có hình thức đầu tư mới xuất hiện trên thị trường ở

Việt Nam.

4 Ngành, nghề cam đầu tư kinh doanh; ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

4.1 Ngành, nghệ cam dau tư kinh doanh

Theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020, ngành, nghề cắm đầu tư kinh doanh bao gồm:

- Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục L cụ thể: Danh mục các chất ma tuý cắm đầu tư kinh doanh gồm 47 loại

chia thành 04 nhóm;

- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II, cụ thể: Danh mục hoá chất, khoáng vật cam đầu tư kinh doanh gồm 18 loại;

- Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tai Phụ lục I cua Công

ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy

cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ luc HI Luật Đầu tư Cụ thé, Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm cam đầu tư kinh doanh

Trang 25

được chia thành 02 nhóm: thực vật gồm 39 loại, động vật gồm 93 loại bị cắm đầu tư kinh doanh; Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm gồm 126 loại bị cắm đầu tư kinh doanh;

- Kinh doanh mại dâm;

- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thê người, bảo thai người; - Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; - Kinh doanh pháo nỗ;

- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Như vậy, Luật Đầu tư năm 2020 đã quy định đầy đủ, rõ ràng về ngành, nghề cam đầu tư kinh doanh giúp các nhà dau tư dé dàng tra cứu khi muốn kinh doanh ngành, nghé cụ thé tại Việt Nam Trong các ngành, nghề bị cấm này, ngành, nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ là ngành, nghề được bồ sung vào Danh mục ngành, nghề bị cấm theo Luật Đầu tư năm 2020 (theo Luật Đầu tư năm 2014, đây là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện) Sở dĩ có sự thay đổi này vi thời gian qua có nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc kinh doanh dịch vu đòi nợ dé biến tướng thành các băng nhóm cưỡng đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, dẫn tới nhiều hệ quả xấu đối với xã hội Luật Đầu tư năm 2020 cũng quy định điều khoản chuyền tiếp đối với kinh doanh dịch vụ đòi nợ, đó là giao dịch cung cấp dịch vụ đòi nợ trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chấm dứt hiệu lực kê từ ngày Luật này

có hiệu lực thi hành và các bên tham gia giao dịch được thực hiện

các hoạt động dé thanh lý giao dịch đòi nợ theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan.

Tom lại, những ngành, nghề bị cam đầu tư kinh doanh là những ngành, nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự công cộng, tính mạng, sức khoẻ con người, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, vì thế, các nhà đầu tư

Trang 26

trong nước cũng như nước ngoài không được đầu tư, kinh doanh Ngoài ra, đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, Danh mục hang hoá cấm xuất khâu, cắm nhập khâu cũng được quy định cụ thé tại Phụ lục 1 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 (Nghị định số 69/2018/NĐ-CP).

4.2 Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Theo Điều 7 Luật Dau tư năm 2020, ngành, nghé dau tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư năm 2020 gồm 227 ngành, nghề (theo Luật Đầu tư năm 2014 gồm 267 ngành, nghề; theo Luật Dau tư năm 2014 (sửa đổi, b6 sung năm 2016) gồm 243 ngành, nghé) Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các ngành, nghề này được quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên Điều này có nghĩa là, chỉ có Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ mới có quyền ban hành các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân

dân các cấp, cơ quan, tô chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với mục tiêu đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân

Trang 27

thủ của nhà dau tư Ngành, nghé đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ rà soát các ngành, nghề cam đầu tư kinh doanh; danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và trình Quốc hội sửa đôi, bé sung các điều luật tương ứng của Luật Đầu tư năm 2020 theo thủ tục rút gọn.

Ngoài ra, đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khâu hang hoá, danh mục hàng hoá chỉ định thương nhân xuất khâu, nhập khẩu; danh mục hang hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện được quy định cụ thể tại các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP.

5 Một số vấn đề chung về đầu tư quốc tế

5.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đầu tư quốc té

Đầu tư quốc tế là một quá trình trong đó có sự di chuyên vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện các dự án đầu tư nhằm đưa lại lợi ích cho các bên tham gia Hay nói cách khác, đầu tư quốc tế là quá trình kinh tế, trong đó, các nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân) đưa von hoặc bat ky hình thức giá tri nao vao nước tiép nhận đầu tu để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ nhằm thu lợi nhuận hoặc để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định Bản chất của đầu tư quốc tế là xuất khâu tư bản, hình thức cao hơn của xuất khâu hàng hoá Xuất khẩu tư bản là quá trình thực hiện giá trị thặng dư ở nước ngoai, còn xuất khâu hàng hoá là quá trình thực hiện giá trị thặng dư ở trong nước!.

| TS Hà Văn Hội, Khái niệm và phân loại dau tư quốc tế, http://quantri.vn/dict/details/9429-khai-niem-va-phan-loai-dau-tu-quoc-te

Trang 28

Đầu tư quốc tế là một tất yếu khách quan do sự khác nhau về nhu cầu và khả năng tích lũy vốn của các quốc gia, do việc tìm

nơi kinh doanh có lợi của các doanh nghiệp, do việc gặp gỡ lợi ích

giữa các bên, do việc tránh các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như do các nguyên nhân chính trị và kinh tẾ - xã

hội khác.

Đầu tư quốc tế mang đầy đủ các đặc điểm của đầu tư nói chung như: (i) Tính sinh lời, hay mục đích của hoạt động đầu tu quốc tế nhằm tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc khai thác triệt để

lợi thế so sánh của môi trường đầu tư nước nhận dau tư; (ii) Tinh

rủi ro, hay khả năng có thể bị thua lỗ, phá sản nếu hoạt động đầu tư không đạt hiệu quả như mong muốn Ngoài ra, đầu tư quốc tế còn mang một số đặc điểm riêng, cụ thể:

- Chủ thể tham gia hoạt động đầu tư quốc tế là người nước ngoài, t6 chức kinh tế nước ngoài Người nước ngoài là người mang quốc tịch nước ngoài hoặc người không có quốc tịch của quốc gia ma họ đến đầu tư; tô chức kinh tế nước ngoài là tổ chức kinh tế thành lập và hoạt động theo luật của quốc gia mà tô chức đó mang quốc tịch, không thành lập theo quy định pháp luật nước

SỞ tại.

- Các yêu tô đầu tư như vốn, chủ sở hữu vốn di chuyên ra khỏi biên giới của nước đầu tư Cu thé, những loại von đầu tư mà

nhà đầu tư sử dụng dé đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác

thường bao gồm: ngoại tệ mạnh và nội tệ; hiện vật hữu hình; hang hóa vô hình; các phương tiện đầu tư đặc biệt khác.

Đầu tư quốc tế đưa đến những tác động tích cực khác nhau đối

với bên di đầu tư và bên nhận dau tư, đồng thời có thé đưa lại cả tác động tiêu cực Điều đó phụ thuộc nhiều vào những yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, trước hết là phụ thuộc vào

Trang 29

chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và trình độ tổ chức, quản lý của cán bộ, cụ thể:

(i) Đối với nước xuất khẩu vốn dau tu, tac động tích cực của hoạt động đầu tư quốc tế có thể ké đến là: giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; giúp xây dựng được thị trường cung cấp nguyên vật liệu 6n định; giúp banh trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế; giúp phân tán rủi ro do tình hình kinh tế - chính trị bất Ổn; giúp thay đôi cơ cau kinh tế trong nước theo hướng có hiệu quả Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư quốc tế

cũng có những tác động tiêu cực đến nước xuất khẩu vốn đầu tư như: chủ đầu tư có thé gặp rủi ro lớn nếu không hiểu biết về môi

trường đầu tư; dẫn tới làm giảm việc làm ở nước chủ đầu tư; có thê xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám trong quá trình chuyên giao công nghệ; nếu không có định hướng và chính sách thích hợp thì các nhà kinh doanh sẽ không muốn kinh doanh trong nước mà chỉ muốn kinh doanh ở nước ngoài gây ra sự tụt hậu của nước chủ vốn đầu tư.

(ii) Đối voi nước tiếp nhận von đấu tu, tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với hai nhóm nước tiếp nhận đầu tư tương đối

khác nhau:

Thứ nhất, đỗi với các nước tư bản phát triển, đầu tư quốc tế giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế - xã hội trong

nước; cải thiện can cân thanh toán; tạo công ăn việc làm mới; tang

thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế; tạo môi trường cạnh tranh để thúc đây sự phát triển của kinh tế và thương mại; học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài.

Thứ hai, đôi với các nước chậm phát triển và đang phát triển, đầu tư quốc tế giúp đây nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế;

thu hút lao động, tạo việc làm, giải quyết một phần nạn thất

Trang 30

nghiệp; góp phân cải tạo môi trường cạnh tranh; góp phần tạo điều kiện tiếp nhận khoa học công nghệ, kỹ thuật từ nước ngoài.

Ngoài ra, đầu tư quốc tế cũng mang lại những tác động tiêu cực đối với nước nhận đầu tư Cụ thê, hoạt động đầu tư quốc tế có thé dẫn tới tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thái quá, gây hậu quả ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng; gây ra sự phân hóa, tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và giữa các tang lớp dân cư với nhau; có thé làm tăng các van dé về tệ nạn xã hội, dịch bệnh; có thể bị ảnh hưởng hoặc lệ thuộc vào những yêu cầu từ phía chủ đầu tu’.

5.2 Một số chế độ đãi ngộ trong đầu tư quốc tế Một là, chế độ đối xử tối huệ quốc (MEN)

Chế độ đối xử tối huệ quốc được hiểu là một nước tiếp nhận đầu tư phải dành cho các nhà đầu tư của một nước khác sự đối xử ngang với sự đối xử dành cho các nhà đầu tư đến từ một nước thứ ba trong các trường hợp tương tự Chế độ đối xử tối huệ quốc nhằm đảm bảo sự không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài có quốc tịch khác nhau trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại nước tiếp nhận đầu tư Chế độ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thiết lập sự bình đăng về các cơ hội cạnh tranh giữa các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia

khác nhau.

Chế độ đối xử tối huệ quốc được áp dụng cho tất cả các loại hoạt động đầu tư; được áp dụng cả trước khi nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư và sau khi nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư Tuy nhiên, chế độ đối xử tối huệ quốc không có nghĩa là các nhà

! https:/vi.wikipedia.org/wiki/Đầu-tư-quốc-tế

Trang 31

đầu tư nước ngoài phải được đối xử bình đăng trong bất kỳ hoạt động cụ thể nào tại nước tiếp nhận đầu tư Sự đối xử khác nhau sẽ được áp dụng đối với các nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác

nhau, trong các hoàn cảnh khách quan khác nhau Hay nói cách

khác, chế độ đối xử tối huệ quốc không cản trở các nước tiếp nhận đầu tư dành sự đối xử khác nhau trong các lĩnh vực kinh tế khác

nhau hoặc giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau.

Việc áp dụng chế độ đối xử tối huệ quốc có một số ngoại lệ, bao gồm:

- Ngoại lệ thông thường (ngoại lệ chung): dựa trên lý do bảo

vệ trật tự công cộng, đạo đức xã hội, y tế và an ninh quốc gia.

- Ngoại lệ trên cơ sở có đi có lại: nhà đầu tư nước ngoài không

được đòi hỏi nước tiếp nhận đầu tư áp dụng chế độ đối xử tối huệ quốc cho mình trong một số lĩnh vực thuộc đối tượng điều chỉnh của hiệp định song phương giữa nước tiếp nhận đầu tư với nước

thứ ba.

- Ngoại lệ liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ.

- Ngoại lệ liên quan đến việc thành lập Khu vực đầu tư tự do hay hội nhập kinh tế khu vực.

- Ngoại lệ được quy định trong lộ trình cụ thể của quốc gia Hai là, chế độ đối xử quốc gia (NT)

Đối xử quốc gia là một nguyên tắc theo đó, nước tiếp nhận

đầu tư dành cho nhà đầu tư nước ngoài sự đối xử ít nhất là thuận

lợi ngang với sự đối xử đối với nhà đầu tư nước mình trong hoàn cảnh tương tự Như vậy, chế độ đối xử quốc gia nhằm mục đích đảm bảo sự đối xử công bằng giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước.

Trang 32

Chế độ đối xử quốc gia được áp dụng ở giai đoạn sau khi thành lập dự án đầu tư nước ngoài; tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chế độ đối xử quốc gia được áp dụng ở cả giai đoạn trước khi thành lập dự án đầu tư lẫn sau khi thành lập dự án đầu tư Những lĩnh vực đầu tư được áp dụng chế độ đối xử quốc gia có thê chỉ giới hạn ở những hoàn cảnh “giống hệt”, “tương tự” hoặc “hoàn toàn tương tự” Theo đó, chế độ đối xử quốc gia chỉ được áp dụng

trong một phạm vi hẹp, bởi vì việc chứng minh tính “tương tự”

không luôn luôn dễ dàng.

Có hai cách đối xử quốc gia chủ yếu:

Thứ nhất, ché độ đối xử dành cho nhà đầu tư trong nước và chế độ đối xử dành cho nhà đầu tư nước ngoài phải “như nhau” hoặc “thuận lợi tương đương” Theo cách này, nhà đầu tư nước ngoài không được hưởng sự đối xử tốt hơn so với nhà đầu tư

trong nước.

Thứ hai, chế độ đối xử dành cho nhà đầu tư nước ngoài phải “không kém thuận lợi hơn” so với nhà đầu tư trong nước Điều này tạo khả năng dành cho nhà đầu tư nước ngoài chế độ đối xử không chỉ ngang bằng mà thậm chi còn tốt hơn chế độ đối xử dành cho nhà đầu tư trong nước trong trường hợp chế độ đối xử dành cho nhà đầu tu trong nước ở dưới mức tiêu chuẩn quốc tế tối thiêu, hoặc pháp luật nước tiếp nhận đầu tư dành cho các nhà đầu tư nước ngoài nhiều ưu đãi hơn so với nhà đầu tư trong nước.

Việc áp dụng chế độ đối xử quốc gia có một sé ngoại lệ, cụ thê:

- Ngoại lệ thông thường (ngoại lệ chung): dựa trên lý do bảo

vệ trật tự công cộng, đạo đức xã hội, y tế và an ninh quốc gia - Ngoại lệ dựa trên lý do bảo vệ một sé nganh, linh vuc kinh té quan trọng vì ly do chính sách kinh tế - xã hội của quốc gia.

Trang 33

- Ngoại lệ dựa vào điều kiện phát triển nhằm cho phép nước nhận đầu tư được áp dụng các chính sách kinh tế một cách linh hoạt trong khi vẫn cam kết chế độ đối xử quốc gia.

- Ngoại lệ trên cơ sở có di có lại.

Ba là, chế độ đối xử công bằng và thỏa đáng

Việc ghi nhận chế độ đối xử công bang và thỏa đáng thường có lợi cho cả nước tiếp nhận đầu tư lẫn các nhà đầu tư nước ngoài Một mặt, sự đảm bảo về “đối xử công bằng và thỏa đáng” có nghĩa là dành cho nhà đầu tư nước ngoải một sự an toàn tối thiểu trong hoạt

động đầu tư, ngoài các đảm bảo về đối xử tối huệ quốc và đối xử

quốc gia Mặt khác, nó không đặt ra trách nhiệm quá nặng né đối với

các nước tiếp nhận dau tư trong khi cỗ gắng đối xử với các doanh

nghiệp nước ngoài một cách công bằng và thỏa đáng.

Do chế độ đối xử công bằng và thỏa đáng không được định

nghĩa trong các hiệp định nên ý nghĩa của nó không hoàn toàn rõ

ràng: việc giải thích chế độ này cũng không hoàn toàn giống nhau, tuỳ theo quan điểm của nước tiếp nhận đầu tư và quan điểm của nước chủ đầu tư Tuy nhiên, chế độ đối xử công bằng và thỏa đáng đang dần dần có được nội dung cụ thể hơn thông qua thực tiễn

ngoại g1ao và án lệ.

Trong các hiệp định đầu tư song phương, chế độ đối xử công bang và thỏa đáng thường được đi kèm với chế độ đối xử tối huệ quốc và chế độ đối xử quốc gia Trong trường hợp các nước ký kết áp dụng ngoại lệ của chế độ đối xử tối huệ quốc và chế độ đối xử

quốc gia, việc ghi nhận chế độ đối xử công bằng và thỏa đáng có

giá trị quan trọng trong việc bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài chống lại sự phân biệt đối xử!.

! Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trinh Luật Đầu tu, Nxb Công an nhân dan,Hà Nội, 2009, tr 364-374.

Trang 34

II KHÁI QUÁT VE LUẬT DAU TƯ

1 Lịch sử hình thành, phát triển của Luật Đầu tư tại

Việt Nam

1.1 Giai đoạn trước năm 2005

Trước năm 2005, hệ thống pháp luật về đầu tư của Việt Nam được chia thành hai mảng: một là, luật về đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư trong nước; hai là, luật về đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài Hai mảng pháp luật này tồn tại song song, cùng điều chỉnh hoạt động đầu tư tại Việt Nam nhưng áp dụng đối với hai loại nhà đầu tư khác nhau, cụ thể:

Đối với nhà dau tư trong nước, hoạt động đầu tư kinh doanh bắt đầu từ Sắc lệnh số 104/SL ngày 01/01/1948 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ấn định nguyên tắc căn bản của “doanh nghiệp quốc gia”, nền tảng của các doanh nghiệp nhà nước Cùng với các tổ hợp tác, tổ đổi công, tổ van công, hợp tác xã - mô hình của kinh tế tập thể, các chủ thể này đã từng bước phát triển và đóng góp quan trọng trong điều kiện Việt Nam thực hiện công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cũng như trên cả nước Trong một thời gian dai, mọi nguồn lực trong nước và viện trợ nước ngoài đều tập trung cho công cuộc kháng chiến của dân tộc Sau khi thống nhất đất nước, nền kinh tế van kém phát trién do hậu qua nặng nè của chiến tranh; nền kinh tế bị bao vây, cam vận; cơ chế quản lý kinh tế chỉ thừa nhận kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, chưa thừa nhận kinh tế tư nhân Do vậy, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, mang nặng tính tự cấp tự túc, hoạt động đầu tư không có điều kiện phát triển và pháp luật về đầu tư tư nhân cũng không được thừa

nhận trong các văn bản pháp luật.

Trang 35

Bước ngoặt của sự thay đổi này là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã dé ra đường lỗi đổi mới toàn diện, trong đó đặc biệt là đổi mới về kinh tế, trọng tâm là thừa nhận nên kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thừa nhận quan hệ hàng hóa - tiền tệ, thừa nhận sở hữu tư nhân, thừa nhận nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh Từ đó, hoạt động đầu tư trong nước đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật, cụ thể là: Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, Luật sửa đổi một số điều của Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1994; Luật Công ty năm 1990, Luật sửa đổi một số

điều của Luật Công ty năm 1994 Các luật này được thay thé bởi

Luật Doanh nghiệp năm 1999; Luật Doanh nghiệp nhà nước năm

1995, được thay thế bởi Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003;

Luật Hợp tác xã năm 1996, được thay thế bởi Luật Hợp tác xã năm 2003, hiện tại là Luật Hợp tác xã năm 2012; Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994, được thay thế bởi Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) năm 1998 và một hệ thong đồ sộ các văn bản hướng dan thi hành.

Đối với nhà dau tư nước ngoài, văn bản pháp lý đầu tiên về đầu tư trực tiếp nước ngoài là Điều lệ về đầu tư của nước ngoài ở

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành kèm theo

Nghị định số 115-CP ngày 18/4/1977 của Hội đồng Chính phủ Tuy nhiên, từ năm 1977 đến năm 1985, do các điều kiện quốc tế và trong nước như: những khó khăn về kinh tế - xã hội của đất nước, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh và thiếu tính đồng bộ đã làm cho hoạt động đầu tư nước ngoài không có đủ điều kiện để phát triển Trong khuôn khổ Điều lệ này, chỉ có một số công ty dầu khí của Đức, Italia, Canada đã được Chính phủ Việt Nam cấp giấy

phép đầu tư tại một số vùng thềm lục địa miền Nam Việt Nam.

Với tư tưởng đôi mới toàn diện của Đại hội Đảng VI, chính sách đầu tư nước ngoài đứng trước đòi hỏi phải thay đối, phải thé

Trang 36

hiện được tư duy kinh tế mới, góp phần mở rộng và đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại Do đó, Luật Đầu tư nước ngoài tại

Việt Nam năm 1987 đã ra đời, với những nội dung khá thông

thoáng và hấp dẫn đã thu hút một số lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Đề tạo điều kiện tốt hơn cho các nhà đầu tư nước ngoải đầu tư vào Việt Nam, Luật này đã được sửa đôi, bổ sung năm 1990, 1992 và được thay thế bởi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2000).

Đối với hoạt động đâu tư từ Việt Nam ra nước ngoài được điều chỉnh bởi Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam; Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30/8/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam So với hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam ra nước ngoài xuất hiện và được điều chỉnh bởi pháp luật khá

muộn và cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại từ cả môi trường

đầu tư Việt Nam và môi trường đầu tư của nước nhận đầu tư.

Sự phân chia như trên có tác dụng chỉ ra vai trò của từng

nguồn vốn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, cách phân chia này cũng ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài khi họ cảm thay bi phan biét đối xử hay không được đối xử như công dân nước sở tai, anh hưởng đến hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Hơn nữa, sự phân chia giữa pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trong nước và pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoai khiến khối lượng văn ban pháp luật trở nên đồ sộ và không tránh khỏi quy định chồng chéo, mâu thuẫn nhau Thực trạng pháp luật này đòi hỏi cần có sự thống nhất trong pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trang 37

1.2 Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Trước đòi hỏi của thực tiễn điều chỉnh hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư trong, ngoài nước tại Việt Nam, Luật Đầu tư nước ngoai tại Việt Nam năm 1996; Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) năm 1998 đã được hợp nhất thành luật đầu tư chung - Luật Đầu tư năm 2005, điều chỉnh cả hoạt động đầu tư trong nước, hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam và hoạt động đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài Sự ra đời của Luật Đầu tư năm 2005 đã xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạo lập sân chơi chung bình đắng giữa các nhà đầu tư Cùng với Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005 đã đánh dấu mốc đặc biệt trong sự phát triển của pháp luật về đầu tư và pháp luật về doanh nghiệp, là khung pháp luật áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Điểm mới nổi bật của Luật Đầu tư năm 2005 là các quy định thông thoáng về quy trình, thủ tục thực hiện dự án đầu tư; bãi bỏ hàng loạt cơ chế xin cho, kiểm duyệt đối với hoạt động đầu tư; chuyên thủ tục quản lý dự án đầu tư từ cơ chế tiền kiểm sang cơ chế hậu kiểm

Tuy nhiên, sau một thời gian điều chỉnh, Luật Đầu tư năm 2005 dần bộc lộ những điểm không phù hợp với tình hình kinh té - xã hội và xu hướng phát triển của hoạt động đầu tư tại Việt Nam Vì lý do đó, Luật Đầu tư năm 2014 đã được ban hành, thay thế cho Luật Đầu tư năm 2005 (cùng với Luật Doanh nghiệp năm 2014) Luật Dau tư năm 2014 đã kế thừa những quy định tiến bộ của Luật Đầu tư năm 2005, bãi bỏ những quy định không còn phù hợp nhằm tạo lập cơ sở pháp lý minh bạch cho hoạt động đầu tư tại Việt Nam phù hợp với Hiến pháp năm 2013; đề cao nguyên tac tự do đầu tư vào những ngành, nghề pháp luật không cam,

Trang 38

hoàn thiện chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, hội nhập với pháp luật quốc tế về đầu tư.

Luật Đầu tư năm 2020 thay thế Luật Đầu tư năm 2014 nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh; đáp ứng yêu cầu huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển; đồng thời đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết hội nhập, góp phần cải thiện, nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư, kinh doanh Cùng với Luật Đầu tư năm 2020, Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư (Nghị định số 31/2021/NĐ-CP) đã ra đời, hướng dẫn cụ thể đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam và hoạt động đầu tư

từ Việt Nam ra nước ngoài.

2 Khái niệm Luật Đầu tư

Hoạt động đầu tư được thực hiện trong môi trường xác định Môi trường đầu tư bao gồm tập hợp các yếu tố có tác động, chỉ phối hoạt động đầu tư, trong đó có pháp luật về đầu tư Sự tồn tại và phát triển của hoạt động đầu tư chính là cơ sở thực tiễn cho sự ra đời và phát triển của pháp luật đầu tư Thực tiễn cho thấy trong cuộc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư quốc tế, các quốc gia đều chú trọng việc cải thiện môi trường đầu tư, trong đó, công việc được đặc biệt coi trọng là xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật! về lý luận, từ quan điểm tiếp cận hệ thống, có thé xem xét khái niệm luật đầu tư theo hai mức độ: nghĩa rộng và

nghĩa hẹp.

Theo nghĩa rộng, Luật Đầu tư bao gồm tông thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình

! Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Đầu tu, Nxb Công an nhân dan,Hà Nội, 2009, tr 19.

Trang 39

tô chức, thực hiện hoạt động đầu tư nhằm mục đích sinh lợi Luật Đầu tư gồm các quy phạm pháp luật liên quan đến nhiều lĩnh vực, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình tổ chức và triển khai hoạt động đầu tư như: pháp luật về thành lập doanh nghiệp; pháp luật về mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; pháp luật về đất đai; pháp luật về lao động; pháp luật về thuế; pháp luật về ngân hàng,

cho vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại Theo nghĩa này, Luật

Đầu tư điều chỉnh các mối quan hệ sau:

(i) Quan hệ giữa Nha nước với nhà dau tư trong quản lý hoạt

động đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án quan

trọng; cấp giấy chứng nhận đăng ky đầu tư đối với các dự án đầu tư theo quy định; cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

(ii) Quan hệ giữa nhà đầu tư với nhau, giữa nha đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài trong hợp tác kinh doanh, thành lập doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu.

(iii) Quan hệ giữa nhà dau tư với tư cách là chủ sở hữu cơ sở

kinh doanh và người quản lý cơ sở kinh doanh.

(iv) Quan hệ giữa nhà đầu tư và các chủ thể khác trong mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, sử dụng đắt, thuê lao động, nộp thuế, vay vốn ngân hàng, bảo vệ môi trường

Các quan hệ này có sự khác nhau nhất định về cả nội dung va chủ thé, nhưng là các quan hệ trải dài trong suốt quá trình nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận, cụ thé là từ khi nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp, thuê nhà xưởng, trụ sở, mua sam may moc, thiét bị, thuê lao động, tuân

thủ các quy định pháp luật về môi trường: đến khi doanh nghiệp

nộp thuế phát sinh từ hoạt động kinh doanh, huy động vốn từ ngân hàng và các chủ thé khác dé phuc vu nhu cầu kinh doanh, nhận

Trang 40

các ưu đãi hỗ trợ từ phía Nhà nước khi đầu tư vào các ngành, nghé, dia ban uu dai Nhu vay, Luat Đầu tư theo nghĩa rộng là một lĩnh vực pháp luật, bao gồm các quy phạm, các chế định được quy định trong các văn bản pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau; hay nói cách khác, Luật Đầu tư là một lĩnh vực pháp luật chứa đựng nhiều quy phạm pháp luật điều chỉnh quá trình tổ chức và tiễn hành hoạt động dau tư kinh doanh nhăm mục đích sinh lợi.

Theo nghĩa hẹp, Luật Đầu tư (được hiểu là văn bản Luật Đầu tư năm 2020 và các văn bản pháp luật có liên quan) là tông thé các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư, phù hợp với phạm vi điều chỉnh mà Luật Dau tư năm 2020 quy định! Luật Dau tư theo nghĩa này chỉ điều chỉnh một số quan hệ đầu tư kinh doanh mà các văn bản pháp luật khác chưa điều chỉnh như: thủ tục đầu tư; hình thức đầu tư; bảo đảm đầu tư; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư; đầu tư ra nước ngoài Nói cách khác, Luật Đầu tư chỉ điều chỉnh một số nội dung của quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động đầu tư Đối tượng điều chỉnh của Luật Đầu tư là các quan hệ đầu tư kinh doanh - một bộ phận của các quan hệ thương mại Các quan hệ đầu tư kinh doanh phát sinh trong quá trình nhà đầu tư bỏ vốn băng các loại tài sản khác nhau dé tạo lập cơ sở tiễn hành các hoạt động đầu tư theo các hình thức đầu tư luật định Với cách hiểu này, Luật Đầu tư là một bộ phận và có mỗi liên hệ chặt chẽ với các bộ phận cầu thành khác của pháp luật thương mại Trong Giáo trình này, Luật Đầu tư được tiếp cận

nghiên cứu theo nghĩa hẹp.

3 Chủ thể của Luật Đầu tư

Chủ thé của Luật Đầu tư là các chủ thé tham gia vào các quan

! Xem thêm: Điều 1 Luật Đầu tư năm 2020.

Ngày đăng: 31/03/2024, 13:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan