Giáo trình Pháp luật Cộng đồng ASEAN - Trường Đại học Luật Hà Nội. Chủ biên: Nguyễn Thị Thuận, Lê Minh Tiến, Phạm Hồng Hạnh (Phần 1)

228 6 0
Giáo trình Pháp luật Cộng đồng ASEAN - Trường Đại học Luật Hà Nội. Chủ biên: Nguyễn Thị Thuận, Lê Minh Tiến, Phạm Hồng Hạnh (Phần 1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

GIÁO TRÌNH

PHÁP LUẬT

CỘNG ĐÔNG ASEAN

Trang 2

1390-2019/CXBIPH/46-14/CAND

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 4

Chủ biên

PGS.TS NGUYÊN THỊ THUẬN TS LE MINH TIEN

Tap thé tac gia

1 PGS.TS NGUYEN THI THUAN Chuong I 2 TS PHAM HONG HANH Chương II 3 TS LE MINH TIEN Chương III 4 TS CHU MANH HUNG Chuong IV 5 TS NGUYEN THI KIMNGAN Chương V 6 ĐỒ MANH HONG Chuong VI 7 TS NGUYEN TOAN THANG Chuong VII

Trang 5

LỜI GIỚI THIỆU

Pháp luật Cộng đông ASEAN là môn học quan trọng trong hệ thống các môn học thuộc chương trình đào tạo luật trong bối cảnh hội nhập quốc té và khu vực mạnh mẽ của Việt Nam hiện nay.

Đáp ứng nhu cẩu giảng day, hoc tập của giảng viên và sinh viên, Truong Đại học Luật Hà Nội tô chức biên soạn Giáo trình pháp luật Cộng đông ASEAN nhằm cung cấp cho người doc những kiến thức lí luận cơ bản về pháp luật Cộng đông ASEAN về Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), hợp tác quốc phòng, tương trợ tư pháp hình sự, hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia của ASEAN; Khu vực thương mại tự do ASEAN, Khu vực đâu tu ASEAN, tự do hoá dịch vụ và lao động lành nghề, thu hẹp khoảng cách phát triển, xoá đói giảm nghèo, phát triển con người, xã hội và đảm bảo bên vững môi trường, tao dựng ban sắc ASEAN; hợp tác ngoại khối; cơ chế giải quyết tranh chấp; thực tiễn thực hiện nghĩa vụ thành viên cua Việt Nam, vai tro của ASEAN trong phát triển kinh tế-xã hội, dam bảo chủ quyên quốc

gia và chủ trương, định hướng hội nhập ASEAN của Việt Nam.

Tuy nhiên, Cộng dong ASEAN và pháp luật Cộng dong ASEAN déu dang trong giai đoạn hình thành và hoàn thiện, liên tục có

những thay đổi va phat trién nên con có nhiêu ván đề tranh luận

Trang 6

can được tiếp tục làm rõ, các nội dung kiến thức can được cập nhật kịp thời Hơn nữa, đây là lần biên soạn đấu tiên nên việc xây dựng Giáo trình pháp luật Cộng đồng ASEAN tương đối hoàn chỉnh là điều rất khó khăn.

Truong Dai học Luật Hà Nội tran trọng giới thiệu với bạn

đọc Giáo trình pháp luật Cộng đông ASEAN và mong nhận được những ý kiến đóng góp dé Giáo trình được hoàn thiện hơn trong những lan tái bản.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 7

CHƯƠNG I

NHAP MÔN PHÁP LUẬT CỘNG DONG ASEAN I KHÁI QUAT VỀ HIỆP HỘI CAC QUOC GIA DONG NAM A

Đông Nam A là khu vực có lịch sử phát triển lâu dai và đã đóng góp đáng ké cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại Là một khu vực của châu Á, nằm ở phía Nam Trung Quốc, phía Đông Ấn Độ và phía Bắc của Australia, Đông Nam Á chiếm một vị trí địa lí quan trọng trên trục lộ giao thông hàng hải quốc tế, là cửa ngõ nối liền An Độ Dương và Thái Binh Dương, nối liền các quốc gia Tây Âu và Đông Á Hiện nay, ASEAN bao gồm 10 quốc gia ở Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore,

Thai Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar, Campuchia và Đông

Timor Các quốc gia ASEAN (trừ Thái Lan) đều trải qua giai đoạn lịch sử là thuộc địa của các quốc gia phương Tây và giành được độc lập vào các thời điểm khác nhau sau Chiến tranh thế giới lần thứ II Với tổng diện tích vào khoảng 4,43 triệu km? và dân số gan 592 triệu người, tong thu nhập quốc dân của các quốc gia ASEAN năm 2009 đạt 1.492 tỉ USD Sau hơn 4 thập kỉ ton tại và phát triển, ASEAN đã lớn mạnh, trở thành thực thê chính trị-kinh tế gắn kết, có vai trò quan trọng, đóng góp cho hoà bình, ôn định va hợp tác ở khu vực; là đối tác không thé thiếu của các

Trang 8

quốc gia và nhiều tô chức quốc tế trên thé giới Hợp tac ASEAN ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu, bao gồm nhiều lĩnh vực từ chính trị-an ninh đến kinh tế thương mại, đầu tư, văn hoá, giáo dục, y tế, môi trường và khoa học-công nghệ ASEAN cũng đã thiết lập được quan hệ hợp tác nhiều mặt với đối tác trong và ngoài khu vực thông qua các tiến trình như: ASEAN+1 (hợp tác ASEAN với từng đối tac); ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Ban và Hàn Quốc); Cap cao Đông A; Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).

Trên nền tảng đó, ASEAN đã nhất trí đây mạnh hợp tác và tăng cường liên kết nhằm hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh dựa trên ba trụ cột: Cộng đồng chính tri-an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hoá-xã hội vào năm 2015 với mục tiêu bao trùm là đưa Hiệp hội trở thành tô chức hợp tác liên chính phủ, liên kết sâu rộng và vững mạnh hơn, hướng tới phục vụ và nâng cao cuộc sống của người dân.

Bốn màu xanh da trời, đỏ, trắng, vàng trên lá cờ của ASEAN cũng như biểu tượng của ASEAN không chỉ thể hiện cho bốn màu sắc chủ đạo trên quốc kì của các quốc gia thành viên mà còn tượng trưng cho Cộng đồng ASEAN ồn định, hoà bình, thống nhất và năng động Màu xanh da trời biểu hiện cho hoà bình và 6n định Màu đỏ thể hiện dũng khí và sự năng động Mau trang cho thấy sự thuần khiết và màu vàng là biểu trưng cho sự thịnh

vượng Bó lúa tượng trưng cho ước mơ của các thành viên sáng lập ASEAN về một ASEAN bao gồm tất cả quốc gia ở Đông Nam Á quây quần trong tình hữu nghị và đoàn kết Vòng tròn là biểu tượng cho sự thông nhất của ASEAN Hiện nay, ASEAN đã và đang hướng tới mục tiêu trở thành khu vực hoà bình, ồn định

Trang 9

và thịnh vượng, liên kết khu vực bền vững và hiệu quả nhằm góp phần thúc đây sức mạnh của các quốc gia Đông Nam Á.

1 Lịch sử hình thành và phát triển 1.1 Sự ra đời của ASEAN

1.1.1 Tiền dé hình thành

Thập niên 60 của thé ki XX đánh dấu thời kì đầy biến động trên thế giới và khu vực Người đầu tiên nêu lên ý tưởng về việc thành lập tổ chức khu vực của các quốc gia Đông Nam Á lục địa

là cựu thủ tướng Malaysia, Tuncu Abdul Rakhman vào năm1958, ngay sau khi Malaysia được trao trả độc lập Nhưng lời kêu

gọi này không được hưởng ứng đo chính sách đối ngoại của các quốc gia không gặp nhau Trước thời điểm ASEAN được thành lập, tai Đông Nam A đã xuất hiện một số tô chức quốc tế như Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) thành lập năm 1961 với thành viên

là Thái Lan, Malaysia, Philippines và MAPHILINDO với thànhviên là Malaysia, Philippines và Indonesia thành lập vào năm

1963 Vì nhiều lí do khác nhau nên những tô chức này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

ASEAN ra đời vào ngày 08/8/1967 trên cơ sở Tuyên bố

Bangkok được thông qua tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao 5

quốc gia là Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore và Philippines Có thể nói, đây là sự kiện tất yếu trong bối cảnh lịch sử của khu vực lúc đó cũng như bối cảnh của từng quốc gia ASEAN 5 Nhằm trực tiếp đảm bảo an ninh và các lợi ích chính trị cho các quốc gia ASEAN khi đó, trong các yếu tố về chính trị, kinh tế, địa lí, văn hoá-xã hội tác động đến sự ra đời của ASEAN thì yếu tố cơ bản và chủ yếu là chính trị.

Trang 10

a Tiền đề chính trị

- Chính trị quốc tế và khu vực

Thế giới đang ở trong tình trạng chiến tranh lạnh và bị chỉ phối bởi trật tự thé giới hai cực Xô - Mỹ cũng như cuộc đối đầu căng thắng giữa các quốc gia lớn thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa và các quốc gia lớn thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa.

Do vị trí địa-chính trị quan trọng của khu vực Đông Nam Á nên hai siêu cường Liên Xô (cũ) và Mỹ đều muốn tranh thủ các quốc gia ASEAN, khiến cho khu vực này trở nên hết sức nhạy cảm, trở thành “bàn cờ chính trị” để các quốc gia lớn thi thố quyên lực và ảnh hưởng của mình Do đó, hoà bình, an ninh của các quốc gia Đông Nam Á rất dễ bị tác động.

Các quốc gia Đông Nam Á khi đó đã bị phân thành hai nhóm đối lập, chịu ảnh hưởng khác nhau của các cường quốc (các quốc gia Đông Dương và các quốc gia thân phương Tây) Đặc biệt, các quốc gia ASEAN 5 lo ngại về việc bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh xâm lược mà Mỹ đang bị sa lầy tại Việt Nam.

Một mặt, Liên Xô (cũ) và Trung Quốc có vai trò ngày càng tăng trong khu vực thông qua việc ủng hộ, giúp đỡ cho một số đảng cộng sản ở châu Á, đặc biệt là sự trợ giúp trực tiếp của Trung Quốc cho các đảng cộng sản ở Đông Nam Á Mặt khác, do sự kết thúc ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân cũ, vai trò và uy tín của Mỹ, Anh trong khu vực bị suy giảm khiến các quốc gia Đông Nam Á thân Mỹ, Anh không tìm thấy chỗ dựa tin tưởng về an ninh, tạo ra “khoảng trống quyền lực” của các quốc gia phương

Tây trong khu vực (Pháp rút khỏi Đông Dương năm 1954, HàLan trao trả độc lập cho Indonesia, Anh trao trả độc lập cho

Trang 11

Malaysia năm 1953 nhưng vẫn chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho Malaysia tới năm 1970 theo Hiệp định phòng thủ chung Anh

- Malaysia Anh tuyên bố rút quân khỏi các căn cứ phía Đông kênh đào Xuyê năm 1967, Mỹ bị sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam) Do vậy, dù các quốc gia ASEAN vẫn coi Mỹ và các quốc gia phương Tây là chỗ dựa về an ninh, kinh tế song tình hình cho thấy nếu chỉ nghiêng về một phía là không có lợi nên cách tốt nhất là “đứng cách đều”, lựa chọn giải pháp sống “hoà thuận tối đa” với tất cả quốc gia Dé có thé thực thi được chính sách “cân bằng lợi ích”, giảm sự chi phối của các quốc gia lớn, cách duy nhất là các quốc gia Đông Nam Á cần phải liên kết với nhau và dựa vào nhau trong một tổ chức khu vực và đây cũng chính là nhân tố cơ bản quyết định tới sự hình thành xu hướng

trung lập trong chính sách của ASEAN sau này.

Ngoài ra, hoạt động kém hiệu quả của các tô chức tiền thân của ASEAN như ASA và MAPHILINDO cũng dẫn đến việc cần phải thay thế bằng hình thức hợp tác khác có hiệu quả hơn.

- Chính tri trong nước

Vào thời điểm này, tất cả quốc gia ASEAN đều gặp phải nhiều vấn đề chính trị khó khăn ở trong nước:

+ Bên cạnh phong trào dân chủ của giai cấp tư sản dân tộc và các lực lượng tiễn bộ khác, chính quyên của các quốc gia này còn phải đối phó với phong trào li khai của các tôn giáo như phong

trào Moro ở Philipines, phong trào Papua tự do, phong trào đòiđộc lập của Cộng hoà Malucu ở Indonesia.

+ Đặc biệt, giữa những năm 60 của thế kỉ XX, ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á nổi lên phong trào đấu tranh vũ trang

Trang 12

mạnh mẽ của các đảng cộng sản chịu ảnh hưởng của Trung Quốc Tom lại, dù giữa các quốc gia vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn nhưng trong bối cảnh quốc tế và trong nước như vậy, nhất là khi cuộc chiến tranh ở Đông Dương đang vào giai đoạn quyết liệt thì cả năm quốc gia là thành viên sáng lập ASEAN đều đứng trước nhu cầu phải liên kết chặt chẽ với nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị để củng cô hoà bình và đảm bảo an ninh toàn khu vực cũng như của mỗi quốc gia.

b Tiền đề kinh tế, văn hoá-xã hội

Bên cạnh yếu tố về chính trị là nguyên nhân có tính quyết định, các yếu tố về kinh tế, văn hoá-xã hội cũng là những yếu tổ quan trọng thúc đây sự ra đời của ASEAN.

- Kinh tế

Thứ nhất, sự phục hồi và phát triển nền kinh tế thé giới sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, cùng với việc áp dụng thành tựu khoa học công nghệ mới đã tạo cơ sở vật chất chủ yếu dé hình thành xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới Song song với toàn cầu hoá là sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của xu thế khu vực hoá Kết quả của xu thé này là nhiều tổ chức hợp tác kinh tế khu vực đã được thành lập như: Thị trường chung Trung Mỹ (CACM), Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Cộng đồng Caribe Trào lưu khu vực hoá này đã tác động mạnh mẽ tới ý tưởng xây dựng tổ chức quốc tế hợp tác khu vực ở Đông Nam Á.

Thứ hai, nền kinh tế khu vực Đông Á được phục hồi, đặc biệt là kinh tế Nhật Bản do tác động của ngoại lực và nội lực Các nguồn vốn đầu tư dưới dạng viện trợ kinh tế, kĩ thuật bắt đầu

Trang 13

được đồ vào châu Á Tháng 5/1950, Anh đưa ra kế hoạch “Colombo” để tạo liên kết kinh tế giữa các quốc gia ở phía Nam và Đông Nam Á bao gồm các quốc gia trong Khối liên hiệp Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Bắc Mỹ.

Tứ ba, vai trò của các tô chức quốc tế như Liên hợp quốc, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đối với sự phát triển kinh tế ở các quốc gia châu Á ngày càng tăng Năm 1947, Liên hợp quốc thành lập Uỷ ban kinh tế châu A và Viễn Đông (Economic Commission for Asia and Far Est - ECAFE) nham thúc day nền sản xuất ở các nước châu Á Năm 1966, ADB được thành lập gồm 31 quốc gia, trong đó có 19 quốc gia châu Á để cung cấp nguồn vốn cho sự phục hồi và phát triển kinh tế ở châu Á.

Thứ tw, sau khi giành được độc lập, năm quốc gia sáng lập ASEAN đều gặp phải vấn đề khó khăn chung về kinh tế như sự lạc hậu của các cơ cau kinh tế, tình trạng độc canh và xuất khâu nguyên liệu thô Vì vậy, dé phát triển, các quốc gia phải hợp tác và trước hết là hợp tác trong khu vực.

- Văn hoá-xã hội

Các quốc gia ASEAN đều nằm trong một tổng thê địa lí chung - khu vực Đông Nam Á, được bao bọc bởi Thái Bình Dương ở phía Đông và An Độ Dương ở phía Tây Vì vậy, tổng thé địa lí này có vị trí chiến lược quan trọng trên tuyến đường biển chạy từ Thái Bình Dương sang An Độ Dương.

Các quốc gia ASEAN đều có nhiều nét tương đồng về đời sống văn hoá-xã hội như tô chức đời song dân cu được dựa trên cộng đồng làng xã và “nền văn minh lúa nước” Trừ Thái Lan, các quốc gia ASEAN đều bị phương Tây đô hộ nên vừa có ý thức

Trang 14

về nền độc lập dân tộc, vừa có nhu cầu đảm bảo an ninh chung của khu vực và hợp tác dé phát triển.

1.1.2 Ý nghĩa của sự hình thành ASEAN

ASEAN ra đời đánh dấu sự trưởng thành về chính trị của các quốc gia Đông Nam A Những quốc gia này đã thé hiện quyết tâm tự gánh vác trách nhiệm đối với sự phát triển của đất nước cũng như khu vực, đặc biệt trong vấn đề an ninh mà không dựa

vào ngoại lực bên ngoài.

Đối với các quốc gia Đông Nam Á, sự ra đời của ASEAN là thắng lợi của tinh thần hoà giải, hoà hợp giữa các quốc gia trong khu vực.

Theo Ngoại trưởng Thái Lan Thanat Khôman: “Lan đấu tiên, các quốc gia Đông Nam A di tới một điểm cơ bản của việc loại trừ thói quen xấu là di riêng rẽ với nhau, theo những hướng khác nhau, đôi khi đối lập nhau, khiến ho quay lưng lại với nhau” Ngoại trưởng Indonesia Adam Malic khang định: “Đã có sự đoàn kết khu vực, bat kế những khác biệt nảy sinh từ lợi ích dân tộc”.

Sự hình thành ASEAN đã đặt nền móng cho sự hợp tác và phát triển trong mọi lĩnh vực của các quốc Đông Nam Á trong

những năm sau này.

1.2 Các giai đoạn phát triển của ASEAN

1.2.1 Giai đoạn từ khi thành lập đến trước Hội nghị Bali năm 1976 (giai đoạn hình thành và định hướng phát triển)

Đây là giai đoạn phát triển đầu tiên của ASEAN Ở giai đoạn này, cơ cấu tổ chức của ASEAN còn chưa hoàn chỉnh, thậm chí Ban thư kí - cơ quan thường trực ma bat kì t6 chức quốc tế nào cũng có còn chưa được thành lập Đây là một trong những lí do

Trang 15

mà thời kì này, ASEAN bị giới quan sát quốc tế chỉ coi là “liên

minh chính trị lỏng lẻo”.

Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau nên trong giai đoạn này, ASEAN hầu như chưa có hoạt động nào đáng kẻ, trừ một số hoạt động đáng lưu ý sau:

- Thông qua Tuyên bố ZOPFAN (A Zone of Peace, Freedom and Neutrality) về khu vực hoà bình, tự do, trung lập tại Kuala Lumpur ngày 17/11/1971, mở ra thời kì mới cho sự phát triển của ASEAN, thé hiện mong muốn xây dựng Đông Nam A thành khu vực trung lập, hoà bình, 6n định mà không có bat kì hình thức can

thiệp nào từ phía bên ngoài.

- Thực hiện một số hoạt động ngoại giao, kinh tế đơn lẻ: Đồng

loạt công nhận quan hệ ngoại giao với Việt Nam và Bangladesh,

cùng thoả thuận ý kiến trước khi biểu quyết những vấn đề cụ thể ở Liên hợp quốc hoặc cùng phối hợp lên tiếng phản đối một cách có kết quả chống lại việc cao su tổng hợp của Nhật Bản cạnh tranh với cao su tự nhiên vốn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nhiều quốc gia trong khối.

Tóm lại, trong giai đoạn đầu sau khi thành lập, các hoạt động của ASEAN mới chỉ dừng lại ở mức độ tạo ra nền tảng hợp tác lâu dài và khởi động các hoạt động hợp tác băng một số hoạt động chung (chủ yếu nhằm giải quyết các vấn đề chính trị trong và ngoài nước) nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau.

1.2.2 Giai đoạn từ Hội nghị Bali năm 1976 đến trước Hội nghị thượng đỉnh lan thứ te năm 1992 (giai đoạn củng cố cơ cấu tô chức và tiễn lên hợp tác toàn diện nội khối và bước dau phát triển hợp tác ngoại khối).

Trong giai đoạn này, ASEAN đạt được một số kết quả đáng

Trang 16

chú ý:

- Xác lập các nguyên tắc tô chức, hoạt động va hop tác của

- Thông qua các văn kiện pháp lí quan trọng làm nền tảng cho sự hợp tác và phát triển của ASEAN như Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam A (Hiệp ước Bali năm 1976), Tuyên bố về sự

hoà hợp ASEAN năm 1976, Hiệp định thành lập Ban thư kí ASEAN

năm 1976, Tuyên bố Manila năm 1987, Hiệp ước khuyến khích và bảo hộ đầu tư và Nghị định thư về mở rộng danh mục thuế ưu

đãi theo thoả thuận ưu đãi buôn bán ASEAN năm 1987.

- Mở rộng lĩnh vực hợp tác nội khối đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại, đầu tư Điển hình là 3 kế hoạch lớn đã được thông qua và đưa vào triển khai: Dự án công nghiệp ASEAN - AIPs năm 1976, Kế hoạch bổ sung công nghiệp - AIC năm 1981, các

liên doanh công nghiệp ASEAN - AIJV năm 1983; kí Thoả thuận

thương mại ưu đãi PTA cho cả khối; chủ trương thiết lập AFTA - Bước đầu phát triển hợp tác ngoại khối (thiết lập cơ chế đối thoại với các quốc gia công nghiệp phát triển) Trong những năm đầu của giai đoạn này, ASEAN liên tục thiết lập và đối thoại đầy đủ với các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Canada, New Zealand, EEC và các tô chức của Liên hợp quốc (thông qua Chương trình phát triển của Liên hợp quốc - UNDP) Các hoạt động hợp tác được triển khai qua 3 kênh: Hội nghị sau Hội nghị ngoại trưởng, các cuộc họp giữa ASEAN với các bên đối thoại, Uỷ ban ASEAN ở thủ đô quốc gia đối thoại.

- Củng cô cơ cau tô chức: Hình thành cơ chế Hội nghị liên bộ trưởng, thành lập Ban thư kí và kết nạp Brunei (năm 1984).

Trang 17

1.2.3 Giai đoạn từ Hội nghị thượng đỉnh lan thứ tư năm 1992 đến trước thời điểm thành lập Cộng dong ASEAN năm 2003 (giai

đoạn trở thành ASEAN 10 và hợp tác toàn điện mà trọng tâm là

hợp tác kinh tê)

Đây là giai đoạn mà ASEAN đạt được nhiều thành tựu to lớn, tiến hành hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, thúc day tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hoá và tăng cường hoà bình, 6n định ở khu vực Những thành tựu của ASEAN thé hiện thông qua một số hoạt động chủ yếu sau:

- Kết nạp 4 thành viên mới gồm: Việt Nam (năm 1995), Lào,

Myanmar (năm 1997), Campuchia (năm 1999), nâng ASEAN từASEAN 6 trở thành ASEAN 10.

- Xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). - Thành lập diễn đàn khu vực ASEAN - ARF năm 1994 - Hoan thiện cơ cấu tô chức.

- Thông qua các văn kiện pháp lí quốc tế quan trọng như: Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN năm 1992, Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) năm 1992, Tuyên bố về Biển Đông năm 1992, Hiệp định khung về hợp tác công nghiệp (AICO), Tầm nhìn ASEAN 2020 năm 1997, Tuyên bố Hà Nội năm 1998, Chương trình hành động Hà Nội năm 1998, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển

Đông năm 2002.

- Tổ chức Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần đầu tiên tại

Kuala Lumpur vào năm 2005, với sự tham gia của ASEAN, Trung

Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand.

Trang 18

1.2.4 Giai đoạn từ thời điểm thành lập Cộng dong ASEAN năm 2003 đến nay (giai đoạn xây dựng Cộng dong ASEAN)

Trong giai đoạn này, ASEAN đã có những bước tiến quan trọng nhằm thúc đây hợp tác của ASEAN lên tầm cao mới, tăng cường tô chức và hiệu quả hợp tác nội khối, tạo thé chế va địa vi

pháp lí cho quan hệ hợp tác của ASEAN với bên ngoài.

- Tại Hội nghị cấp cao lần thứ 9 (tháng 10/2003), các thành viên ASEAN đã thông qua Tuyên bố về sự hoà hop ASEAN (Tuyên bố Bali II), tái khang định những mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội, tăng cường đoàn kết tiến tới việc hình thành Cộng đồng ASEAN vững mạnh, liên kết chặt chẽ, tự cường và năng động, hành động hiệu quả như đã nêu trong văn kiện Tầm nhìn

ASEAN 2020 và Chương trình hành động Hà Nội năm 1998.

Cộng đồng ASEAN được xây dựng trên ba trụ cột là: Cộng đồng chính trị-an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hoá-xã hội Các quốc gia thành viên hiện đang nỗ lực đạt những mục tiêu trong Tầm nhìn ASEAN 2020 vào năm 2015 (tiến trình rút ngắn

5 năm so với dự định).

- Một trong những bước phát triển quan trọng của ASEAN là thông qua Hiến chương ASEAN (Hiến chương được kí ngày

20/11/2007 và có hiệu lực ngày 15/12/2008), chính thức trao tư

cách pháp nhân cho tô chức ASEAN, tạo nên tang pháp lí và thé chế dé ASEAN xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN.

- Thang 2/2009, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại Hua Hin (Thái Lan), Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN đã được thông qua, bao gồm các kế hoạch tong thể xây dựng các trụ

Trang 19

cột cộng đồng, Cộng đồng chính trị-an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hoá-xã hội ASEAN.

Có thé thấy rằng quá trình hình thành ASEAN trong hơn 40 năm qua là thắng lợi lớn của tư tưởng hoà bình, tự cường dân tộc kết hợp với tự cường khu vực, của những tư tưởng hợp tác và phát triển ASEAN có vị thế quốc tế như ngày nay bởi đã hoạch định đường lối xây dựng và phát triển phù hợp với xu thé của thời dai.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thắng lợi của ASEAN là việc Tổ chức này luôn bám sát tôn chỉ, mục đích và nguyên tắc của mình, trong đó nguyên tắc quan trọng nhất là tôn trọng nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia của các quốc gia thành viên, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên dưới bất kì hình thức nào.

40 năm là chặng đường dài nhưng so với lịch sử của mỗi dân tộc, lịch sử của khu vực thì 40 năm mới chỉ là những bước di

ban đầu còn khiêm tốn Trải qua nhiều thăng tram, vượt lên tat cả thách thức, ASEAN đã và đang tiếp tục xây dựng Đông Nam Á trở thành khu vực hoà bình-tự do-trung lập, không vũ khí hạt nhân, cộng đồng của các dân tộc đoàn kết, gắn bó với nhau vì vận mệnh chung, vượt qua đói nghèo, tiến tới phon vinh, thịnh vượng ASEAN đã trở thành thực thể chính trị-kinh tế quan trọng ở châu A Thái Bình Dương và là đối tác không thé thiếu trong chính sách khu vực của các quốc gia lớn và các tổ chức quan trọng trên thế giới So với EU thì ASEAN còn phải nỗ lực phan đấu nhiều hơn nữa Còn nếu so sánh với các tổ chức hợp tác khu vực ở châu Á, châu Phi và My Latin thì ASEAN có

Trang 20

quyền tự hào là tổ chức hợp tác khu vực của các quốc gia đang phát triển thành công nhất, đoàn kết thống nhất và phát triển năng động nhất.

Sau 40 năm phát triển, ASEAN ngày hôm nay chính là minh chứng cho sự thành công của ý tưởng về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A hoà bình, ôn định và thịnh vuong.

- Duy trì, thúc day hoà bình, an ninh và 6n định, tăng cường

hơn nữa các giá trị hướng tới hoa bình trong khu vực;

- Nâng cao khả năng tự cường khu vực thông qua đây mạnh hợp tác an ninh-chinh trị, kinh tế và văn hoá-xã hội;

- Duy trì Đông Nam Á là khu vực không có vũ khí hạt nhân

và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác;

- Đối phó hữu hiệu với tất cả các mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên quốc gia và thách thức xuyên biên giới, phù hợp với nguyên tắc an ninh toàn diện;

- Tăng cường hợp tác trong việc xây dựng cho người dânASEAN môi trường an toàn, an ninh và không có ma tuý;

- Duy trì vai trò trung tâm và chủ động của ASEAN như một

động lực chủ chốt trong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong cau trúc khu vực mở, minh bach và thu nạp.

Trang 21

2.1.2 Về kinh tế

Xây dung thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất với sự ổn định, thịnh vượng, khả năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, bao gồm sự chu chuyển tự do hàng hoá, dịch vụ và dòng đầu tư; di chuyền thuận lợi của

các doanh nhân, người có chuyên môn cao, người có tài năng và

lực lượng lao động: sự chu chuyền tự do hơn các dòng vốn 2.1.3 Vẻ văn hoá-xã hội

- Đảm bảo răng nhân dân và các quốc gia thành viên ASEAN được sống hoà bình với toàn thế giới, trong môi trường công bằng, dân chủ và hoà hợp;

- Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau;

- Tăng cường dân chủ, thúc day quản trị tốt và pháp quyền; thúc đây và bảo vệ nhân quyền, các quyền tự do cơ bản với sự tôn trọng thích đáng quyền và trách nhiệm của các quốc gia thành

viên ASEAN;

- Thúc đây phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tính bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hoá và chất lượng cuộc song cao cua người dan khu vực;

- Phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác chặt chẽ hơn

trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo lâu dài, trong khoa học và

công nghệ dé tăng cường quyên năng cho người din ASEAN và thúc đây Cộng đồng ASEAN;

- Nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân ASEAN thông qua việc tạo điều kiện dé họ tiếp cận bình đăng các cơ hội về phát triển con người, phúc lợi và công bằng xã hội;

Trang 22

- Thúc đây hình thành ASEAN hướng về nhân dân, trong đó khuyến khích mọi thành phần xã hội tham gia và hưởng lợi từ tiến trình liên kết, xây dựng Cộng đồng ASEAN;

- Đề cao bản sắc ASEAN thông qua việc nâng cao hơn nữa nhận thức về sự đa dạng văn hoá và các di sản của khu vực.

Những mục đích nêu trên của ASEAN nhằm hình thành liên minh chính trị, kinh tế và văn hoá với tính chất của tô chức quốc tế khu vực, tạo dựng sự hợp tác về mọi mặt giữa các quốc gia dé đưa Đông Nam Á trở thành khu vực hoà bình, phát triển và là đối tác quan trọng trong tương quan lực lượng trên trường quốc tế.

Từ việc phân tích các mục đích nêu trên có thể nhận thấy: Thứ nhất, ASEAN là tô chức liên chính phủ khu vực được thành lập dé liên kết các quốc gia thành viên trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hoá nhằm thúc đây sự phát triển nền kinh tế của các quốc gia cũng như gia tăng những giá trị văn hoá, xã hội.

Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia giàu truyền thống văn hoá, dân tộc nên vấn đề giữ vững bản sắc văn hoá dân

tộc luôn được đặt lên hàng đầu Đây là một trong những đòi hỏi

mà các quốc gia Đông Nam Á, trong những dự án về việc thành

lập ASEAN đã đưa ra trước Hội nghị thành lập ASEAN.

Thứ hai, ASEAN phải là tô chức hợp tác nhằm “thúc day hoa

bình và an ninh khu vực”, chiu trách nhiệm chính trong việc baođảm và duy trì an ninh khu vực không có sự can thiệp bên ngoài,

giải quyết hoà bình các tranh chấp, bất đồng giữa các quốc gia

thành viên.

Thứ ba, ASEAN đã thực hiện các mục đích này một cách linh

hoạt, theo từng giai đoạn phát triển của quan hệ hợp tác ASEAN.

Trang 23

Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn, mục tiêu hợp tác về kinh tế hoặc chính trị sẽ được nhắn mạnh Tuy nhiên, với tính chất là tô chức quốc tế chung, các lĩnh vực hợp tác của ASEAN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cùng hướng tới mục tiêu đưa Đông Nam Á trở thành khu vực hoà bình và phát triển.

2.2 Nguyên tắc hoạt động

Trong quan hệ quốc tế, hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế như nguyên tắc bình đắng chủ quyền, nguyên tắc không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực, nguyên tắc giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác chính là các quy phạm Juscogens mà moi chủ thê luật quốc tế đều phải tuân thủ Là tổ chức quốc tế liên chính phủ - chủ thé của luật quốc tế, ASEAN không chỉ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế mà pháp luật ASEAN nói chung và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của ASEAN nói riêng cũng phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.

Trước khi Hiến chương ASEAN ra đời, trong Tuyên bố Bangkok và một số văn kiện khác của ASEAN như Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á năm 1976, Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung năm 1992 ngoài việc ghi nhận một số nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, các văn kiện này còn quy định những nguyên tắc điều phối hoạt động của ASEAN trong các lĩnh vực hợp tác như nguyên tắc đồng thuận, nguyên tắc cùng có lợi, nguyên tắc - X Theo Điều 2 Hiến chương ASEAN, dé có thé đạt được các mục đích của ASEAN, các quốc gia thành

(1) Tổ chức quốc tế có phạm vi hoạt động bao trùm các lĩnh vực hợp tác khác nhau.

Trang 24

viên tiếp tục tuân thủ các nguyên tắc đã được ghi nhận trong những văn kiện của ASEAN trước Hiến chương Bên cạnh đó, Hiến chương còn ghi nhận hệ thống nguyên tắc là cơ sở cho hoạt động hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN trong lĩnh vực hợp tác về an ninh-chính trị, kinh tế-thương mại và văn hoá-xã hội nói riêng cũng như của các thành viên nói chung Hệ thống nguyên tắc tại khoản 2 Điều 2 Hiến chương gồm 14 nguyên tắc trong đó có thê chia thành 2 nhóm:

Thứ nhất, nhóm các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế Cụ thé: - Nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyên, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thé và bản sắc dân tộc của các quốc gia thành viên;

- Nguyên tắc không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kì hình thức nào trái với pháp luật quốc tế;

- Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp băng biện pháp hoà bình; - Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên ASEAN;

- Nguyên tắc tôn trọng quyền của các quốc gia thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đỗ và áp đặt từ bên ngoài.

Xuất phat từ những đặc thù vé lich sử, chính trị nên trong nhóm các nguyên tắc nói trên, bản thân ASEAN cũng như các quốc gia thành viên ASEAN đều dành sự quan tâm và tôn trọng đặc biệt đối với nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên ASEAN Thái độ của các quốc gia thành viên đối với một số sự kiện xảy ra gần đây ở Myanmar,

Philippines, Thái Lan là những minh chứng rõ nét.

Trang 25

Thứ hai, nhóm các nguyên tắc đặc thù điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia thành viên ASEAN Cụ thể:

- Nguyên tắc cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thé trong việc thúc đây hoà bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;

- Nguyên tac tăng cường tham vấn về các van dé có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;

- Nguyên tắc tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt các nguyên tắc của nền dân chủ và chính quyền hợp hiến;

- Nguyên tắc tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đây và

bảo vệ nhân quyền, công bằng xã hội;

- Nguyên tắc đề cao Hiến chương Liên hợp quốc và pháp luật quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các quốc gia thành

viên đã tham gia;

- Nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN đồng thời nhân mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng:

- Nguyên tắc giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính tri, kinh tế, văn hoá và xã hội với bên ngoài đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử;

- Nguyên tắc tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN.

Ngoài việc hoàn toàn phù hợp với hệ thống nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, những nguyên tắc nói trên của ASEAN không chỉ thé hiện tính đặc thù của ASEAN mà còn bao trùm lên moi

hoạt động của ASEAN trong các lĩnh vực hợp tác (an ninh-chính

trị, kinh tế, văn hoá-xã hội) và phạm vi hợp tác (nội khối, ngoại khối).

Trang 26

3 Thành viên và cơ cấu tổ chức

3.1 Thành viên

Theo điểm 4 Tuyên bố Bangkok năm 1967: “Hiệp hội này mở rộng cho tất cả các quốc gia khu vực Đông Nam Á tán thành tôn chỉ, nguyên tac và muc đích nói trên tham gia” Như vay, các quốc gia sáng lập ASEAN (ASEAN 5) đã không đặt ra những yêu cầu về chính trị, mặc dù vào thời điểm thành lập ASEAN, trong khu vực còn tồn tại hai khối: các quốc gia phát triển theo xu hướng tư bản chủ nghĩa và các quốc gia theo xu hướng xã hội chủ nghĩa Khi đưa ra điều kiện trên, ASEAN 5 cũng đã khăng định quan điểm của các quốc gia này là ASEAN không phải là tổ chức chính trị hoặc quân sự của các quốc gia theo xu hướng thân phương Tây và đối đầu với các quốc gia có chế độ chính trị khác trong khu vực như Việt Nam, Lào Các quốc gia muốn trở thành thành viên của tổ chức này phải tán thành các tôn chỉ, mục dich và nguyên tắc của ASEAN Như vậy, ngoài việc là “quốc gia khu vực Đông Nam Á” và “tán thành các tôn chỉ, mục đích và các nguyên tắc của ASEAN” - những điều kiện hoàn toàn có tính chat khách quan thì sự khác biệt về chế độ kinh tế, chính trị và xã hội không phải là rào cản các quốc gia ở Đông Nam Á trở thành

thành viên của ASEAN.

Hiện nay, ASEAN có 10 quốc gia thành viên trong đó gồm 5 quốc gia là thành viên sáng lập (Vương quốc Thái Lan, Cộng

hoà Singapore, Liên bang Malaysia, Cộng hoà Indonesia, Cộng hoà Philippines) và 5 quốc gia là thành viên gia nhập (Vương quốc Brunei, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Liên bang Myanmar, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc

Trang 27

Campuchia) Không phụ thuộc vào tư cách thành viên (sáng lập hoặc gia nhập), các thành viên ASEAN đều bình đăng về quyền và nghĩa vụ.

Hiến chương ASEAN ra đời không chỉ kế thừa Tuyên bố Bangkok mà còn cụ thé hoá các điều kiện dé trở thành thành viên của Tô chức, cụ thé:

- Có vị trí nằm trong khu vực địa lí Đông Nam A - Được tat cả quốc gia thành viên ASEAN công nhận - Chấp nhận sự ràng buộc và tuân thủ Hién chương ASEAN - Có khả năng và sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ thành viên Tiêu chí thứ nhất khẳng định tính chất khu vực của ASEAN mặc du so với một số tô chức quốc tế khu vực khác như Liên minh châu Âu, Tổ chức thống nhất châu My, Liên minh châu Phi, Liên đoàn các quốc gia A Rap phạm vi khu vực của ASEAN hẹp hơn nhiều Tính chất khu vực của ASEAN chỉ thuần tuý dựa trên yêu tô về địa lí

Trên cơ sở chủ quyền, gia nhập tô chức quốc tế là quyền của các quốc gia Nhưng tuân thủ quy tắc, luật lệ của t6 chức là nghĩa vụ mà mọi thành viên của tổ chức phải chấp hành Vì vậy,

những tiêu chí này hoàn toàn có tính khách quan và việc đòi hỏi

phải đáp ứng chúng là tất yếu Ngoài ra, ứng cử viên để trở thành thành viên của ASEAN còn phụ thuộc vào sự chấp nhận của các thành viên khác của ASEAN Tuy là điều kiện mang tính chất chủ quan nhưng quá trình phát triển của ASEAN trong nhiều năm qua cho thấy hầu như không có quốc gia thành viên nào của ASEAN sử dụng tiêu chí này để cản trở nguyện vọng

Trang 28

gia nhập ASEAN.)

Hiến chương ASEAN chỉ quy định thâm quyền quyết định việc kết nạp thành viên mới thuộc về Cấp cao ASEAN trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng điều phối ASEAN Riêng về thủ tục xin gia nhập và kết nạp sẽ do Hội đồng điều phối ASEAN quy định Hiến chương không có quy định về rút khỏi Tổ chức và cũng không quy định cụ thé về chế tài đối với thành viên vi phạm Đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng Hiến chương, theo khoản 4 Điều 20, Cap cao ASEAN có thâm quyên quyết định.

3.2 Cơ cấu tổ chức

ASEAN là tổ chức quốc tế có sự cải tổ thường xuyên cơ cấu tổ chức của mình trong quá trình tồn tại và phát triển Chính sự thay đôi về cơ cầu tô chức của ASEAN cũng thé hiện tiến trình, mức độ và phạm vi hợp tác trong từng giai đoạn phát triển cũng như tính mềm déo, linh hoạt của ASEAN Từ khi ra đời đến nay, CƠ cau tổ chức của ASEAN được thay đổi, hoàn thiện dan qua từng giai đoạn.

3.2.1 Giai đoạn từ 1967 - 1976

Trong gan 10 năm đầu thành lập và hoạt động, cơ cấu của ASEAN còn khá lỏng lẻo, chỉ đủ để duy trì hoạt động hợp tác giữa các quốc gia khi cần thiết Thậm chí, Ban thư kí chung của

ASEAN còn chưa được thành lập mà chỉ có ban thư kí của các

quốc gia thành viên Theo Tuyên bố Bangkok năm 1967, bộ máy của ASEAN thời kì này gồm: Hội nghị ngoại trưởng, Uỷ ban thường trực, Ban thư kí quốc gia Ngoài ra, để phục vụ các hoạt

(1) Điều kiện này là biểu hiện của nguyên tắc đồng thuận (nhất trí) củaASEAN Sự khác biệt của nguyên tắc này của ASEAN (so với một số tô chứcquốc tế khác) là đồng thuận 100% (nhất trí tuyệt đối).

Trang 29

động hợp tác của mình, các thành viên ASEAN còn thoả thuận

thành lập một số uỷ ban thường trực, uỷ ban ad-hoc.

3.2.2 Giai đoạn từ 1976 - 1992

Đề tăng cường hợp tác về chính trị và nâng cao hiệu quả hoạt động của ASEAN, trong Tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN năm 1976, các quốc gia ASEAN đã nhất trí về việc cải tiễn cơ cau tô chức của ASEAN Sau Tuyên bố này, cơ cấu của ASEAN bao gồm: Hội nghị ngoại trưởng, các hội nghị bộ trưởng khác (Hội nghị bộ trưởng kinh tế, Hội nghị bộ trưởng lao động, Hội nghị bộ

trưởng phúc lợi xã hội, Hội nghị bộ trưởng giáo dục, Hội nghị bộtrưởng thông tin), Ban thư kí ASEAN (cơ quan hành chính của

ASEAN được thành lập theo Hiệp định về Ban thư kí ASEAN năm 1976) Ngoài ra, còn có 9 uỷ ban khác ra đời thay thế Uỷ ban

thường trực và các uỷ ban ad-hoc trước đó Các cơ quan này thực

hiện chức năng trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá-xã hội.

3.2.3 Giai đoạn từ năm 1992 đến trước thời điểm Hiến

chương có hiệu lực năm 2008

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4 họp tại Singapore (năm 1992) được đánh giá là dấu mốc quan trọng trong con đường phát triển của ASEAN cả về cơ cấu tổ chức và mức độ hợp tác Đề tăng cường hợp tác và phát huy thành tựu đạt được trong 25 năm, không chỉ kế thừa một số thiết chế, ASEAN đã quyết định cơ cấu lại bộ máy bao gồm: Hội nghị cấp cao ASEAN, Hội

nghị ngoại trưởng ASEAN, Hội nghị bộ trưởng các ngành khác,

các cuộc họp cao cấp, các uy ban ASEAN, Ban thư kí ASEAN 3.2.4 Giai đoạn từ khi Hiến chương có hiệu lực đến nay Trong hơn 40 năm hình thành và phát triển, ASEAN đã tiến

Trang 30

hành những cải cách nhất định về cơ cấu tô chức Tuy nhiên, với những thay đổi của đời sống chính trị, kinh tế của thế giới và khu vực, dé dat được mục tiêu, tôn chỉ của mình trong tình hình mới, ASEAN phải tiếp tục cơ cấu lại bộ máy theo hướng tăng cường hiệu quả hoạt động của tô chức, cụ thé như sau:

- Pháp điển hoá các quy định về bộ máy của ASEAN vào Hiến chương Băng cách nay, ASEAN sẽ được vận hành ồn định và chủ động hơn Việc phải có những quy định ngoài Hiến chương về cơ cau và chức năng quyền hạn của các cơ quan sẽ chỉ đặt ra trong những trường hợp đặc biệt cần thiết hoặc khi những quy định liên quan trong Hiến chương mới chỉ dừng ở mức độ mang tính nguyên tắc (ví dụ như quy định về Cơ quan nhân quyền ASEAN theo Điều 14 Hiến chương).

- Hệ thống các cơ quan của ASEAN theo Hiến chương được cơ cấu bám sát các mục tiêu của Tổ chức, khắc phục đáng kế sự phân tán của thời kì trước đây Điều này thể hiện rõ nét ở Hội đồng cộng đồng chính trị-an ninh, Hội đồng cộng đồng kinh tế và Hội đồng cộng đồng văn hoá-xã hội.

- Quy định về hoạt động của mỗi cơ quan thuộc bộ máy của ASEAN cũng được thiết kế đảm bảo tính thường xuyên liên tục nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu hợp tác trong các lĩnh vực Cụ thể, ngoài các cơ quan thường trực của ASEAN như Ban thư kí

ASEAN, thời gian làm việc của các cơ quan không thường trực

của ASEAN như Cấp cao ASEAN, Hội đồng điều phối ASEAN, Các hội đồng cộng đồng ASEAN đã được gia tăng đáng ké (các phiên họp định kì đều được tô chức 2 lần/năm).

Trang 31

Cu thé, bộ may tô chức của ASEAN hiện nay gồm:

HỘI NGHỊ CAP CAO

Hội đồng điều phối

| n n |

Hội đồng Hội đồng | Hội đồng

Cộng đồng an ninh-chính trị Cộng đồng kinh tế Cộng đồng văn hoá-xã hội

[ss cơ quan chuyên zm) Các cơ quan chuyên ngành [is cơ quan chuyên 2)

cấp bộ trưởng (6 cơ quan) cấp bộ trưởng (14 cơ quan) cấp bộ trưởng (17 cơ quan)

Các cơ quan giúpviệc trực thuộc

Uỷ ban Uỷ ban

thường trực thường trực

Il KHÁI QUÁT VE CỘNG DONG ASEAN VÀ KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT CỘNG ĐÔNG ASEAN

1 Khái niệm Cộng đồng ASEAN (ASEAN Community - AC) Có thể nói răng quyết định thành lập Cộng đồng ASEAN là kết quả của sự tác động, đan xen giữa các yêu tố: những thành tựu đạt được của ASEAN; biến chuyển của tình hình quốc tế, khu vực và nhu cầu nâng cấp cơ chế hợp tác hiện tại còn nhiều hạn chế của ASEAN.

Các cơ quan giúpviệc trực thuộc

Các cơ quan giúpviệc trực thuộc

(1).Xem: TS Nguyễn Thi Thuận, Luật quốc tế - Những điều can biết, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2010, tr 236.

Trang 32

Cho đến trước năm 2003, ASEAN đã đạt được những thành tựu hợp tác tương đối toàn diện trên tất cả các mặt chính trị-an ninh, kinh tế, văn hoá-xã hội, nhất là thành tựu hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế như Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Khu vực đầu tư ASEAN (AIA), Thương mại dịch vụ (AFAS) Sự phát triển cả về phạm vi, mức độ và hiệu quả của các hoạt động hợp tác nội khối và ngoại khối đã làm cho các khuôn khổ hợp tác hiện có của ASEAN trở nên “chật hẹp”, cơ chế hợp tác “lỏng lẻo” theo “phương thức ASEAN” đã bộc lộ nhiều điểm han chế Cùng với đó, sự chênh lệch về khoảng cách phát triển và xu hướng “li tâm” giữa các quốc gia ASEAN càng làm cho các quan hệ hợp tác nội khối và ngoại khối của ASEAN kém hiệu quả hơn, điều này đặt ASEAN trước nhu cầu nâng cấp cơ chế hợp tác hiện có dé thúc day hiệu quả các hoạt động hợp tác trong và ngoài khối, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên đồng thời xây dựng và tạo lập ý thức, “bản sắc chung” của cả khu vực Về mặt khách quan, chủ nghĩa khu vực hoá với sự phát triển mạnh mẽ của các tô chức quốc tế khu vực trên thế giới mà điển hình là Liên minh châu Âu; sự phát triển của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và xu hướng hình thành liên kết kinh tế Đông A rộng lớn; chủ nghĩa khủng bố, phong trào li khai,

(1) “Phương thức ASEAN” (ASEAN Way) là phương thức hoạt động dựa trêntham khảo và đồng thuận, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau Đặctrưng của phương thức này là thông qua các cuộc thảo luận kín hơn là thôngqua “mặc cả” thăng thắn trên bàn hội nghị, theo truyền thống từng bước xâydựng lòng tin của văn hoá khu vực Đông Nam Á Phương thức này được xemnhư là “công thức có lợi cho tất cả các bên” (winning formula) nhưng cũnglàm hạn chế tối đa mức độ thể chế hoá chặt chẽ và tính ràng buộc pháp lí củacơ chế hợp tác trong ASEAN.

Trang 33

xung đột sắc tộc, tôn giáo cực đoan; những hiểm họa, thiên tai mang tính toàn cầu và các vấn đề an ninh phi truyền thống khác càng làm cho ASEAN cần phải có cơ chế hợp tác hiệu qua hơn dé có đủ khả năng đối phó với các thách thức đó và giữ vững vai trò, vị thế của mình trong khu vực châu Á Thái Bình Dương nói riêng và trên trường quốc tế nói chung.

Tiến trình ra đời, hình thành và xây dựng Cộng đồng ASEAN có thê được khái quát thông qua các văn bản pháp lí sau:

Y tuong vé Cong đồng ASEAN được đưa ra tại Hội nghị cấp cao không chính thức của ASEAN tổ chức vào năm 1997 Y tưởng này đã nhận được sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo các quốc gia ASEAN và được thể hiện trong Tuyên bố về Tầm nhìn ASEAN 2020 Văn kiện xác định mục tiêu: “ đến năm 2020 toan bộ Đông Nam Á sẽ là Cộng đồng ASEAN nhận thức được các moi liên hệ lịch sử của mình, hiểu rõ di sản văn hoá của mình và sắn bó với nhau bằng bản sắc chung của khu vực ” Tuy nhiên, Văn

kiện này mới chỉ dừng ở mức “ghi nhận” ý tưởng mà chưa đưa ra

khái niệm chính thức nào về Cộng đồng ASEAN.

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 năm 2003 đã thông qua Tuyên bố hoa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali II), trong đó khang định: “Mộ: Cộng dong ASEAN sẽ hình thành bao gồm ba trụ cột, Cộng đông chính trị-an ninh (APSC), Cộng đồng kinh tế (AEC) và Cộng đông văn hoá-xã hội (ASCC) Các cộng dong này gắn kết chặt chẽ và hỗ trợ lần nhau nhằm đảm bảo hoà bình

(1).Xem: Tam nhìn ASEAN 2020, nguồn www.asean.org/asean/asean /item/asean-vision-2020

Trang 34

lâu dài, ổn định và thịnh vượng chung cho khu vực” Với những quy định về mục tiêu và cấu trúc của từng cộng đồng cấu thành Cộng đồng ASEAN, Tuyên bố là văn bản pháp lí đầu tiên chính thức ghi nhận khái niệm Cộng đồng ASEAN và những định dạng cụ thể của nó.

Nhằm hiện thực hoá mục tiêu thành lập AC, Chương trình

hành động Viêng Chăn (VAP) đã được các nhà lãnh đạo ASEAN

thông qua tại Hội nghị cấp cao lần thứ 10 năm 2004 VAP thực chất là bản kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN, cụ thể hoá những nội dung đã ghi nhận trong Tuyên bố Bali II, trong đó quy định mục tiêu và các chương trình xây dựng cho từng cộng đồng.

Tiếp đó, các bản kế hoạch tổng thé xây dựng từng cộng đồng trong Cộng đồng ASEAN, bao gồm Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC (2007), Kế hoạch tổng thể xây dựng APSC và Kế hoạch tổng thế xây dựng ASCC cùng được kí kết trong năm 2009 xác định rõ định dạng cũng như cơ chế, các biện pháp và hoạt động cụ thé xây dựng APSC, AEC và ASCC đến năm 2015 Đây chính là cơ sở pháp lí để ASEAN triển khai xây dựng mỗi cộng đồng, qua đó hiện thực hoá mục tiêu về Cộng đồng ASEAN.

Như vậy, có thé hiểu Cộng dong ASEAN là liên kết của các quốc gia ASEAN trên cơ sở hệ thống thiết chế và thể chế pháp lí, bao gồm ba trụ cột: Cộng đông chính trị-an ninh, Cộng đồng kinh té và Cộng đồng văn hoá-xã hội nhằm xây dung ASEAN trở thành tổ chức quốc tế năng động, thịnh vượng, vững mạnh và bản sắc chung.

(1).Xem: Tuyên bố hoà hop ASEAN I, nguồn: www.asean.org/ /declaration-o/-asean-concord-ii-bali

Trang 35

Theo các văn bản pháp lí của ASEAN, Cộng đồng ASEAN có các đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, Cộng đồng ASEAN không thay thế ASEAN mà chỉ là sự liên kết của ASEAN ở cấp độ cao hơn và sâu rộng hơn Cộng đồng ASEAN không phải là tổ chức quốc tế mới của các quốc gia Đông Nam A được thành lập dé thay thé cho ASEAN Cộng đồng ASEAN tiếp tục kế thừa và nâng cấp các liên kết hiện có của ASEAN lên cấp độ cao hơn và phạm vi rộng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác và phát triển của ASEAN cũng như của các quốc gia thành viên trong giai đoạn mới.

Thứ hai, Cộng đồng ASEAN được xây dựng trên nền tang thé chế pháp lí có tính ràng buộc cao đối với các quốc gia thành viên Cộng đồng ASEAN không đơn thuần là “tdp hợp những người có những điểm giống nhau làm thành một khối như một xã hội ”,tĐ ràng buộc với nhau một cách “ngẫu nhiên” và “tự nguyện” như cách hiểu thông thường về ngữ nghĩa của từ “cộng đồng” Dưới góc độ pháp lí quốc tế, Cộng đồng ASEAN là sự liên kết pháp lí do các quốc gia thành viên ASEAN thiết lập (xuất phát từ các đặc thù của ASEAN và phù hợp với nhu cầu phát triển trong tình hình mới) với nội dung, cơ cấu tô chức và phương thức hoạt động cụ thé trên cơ sở hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật.

Thứ ba, Cộng đồng ASEAN được hình thành trên cơ sở ba trụ cột: Cộng đồng chính tri-an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hoá-xã hội Mỗi cộng đồng có cơ cấu tô chức và nhiệm vụ khác nhau Song giữa những cộng đồng này có mối quan hệ khăng khít

(1).Xem: Nguyễn Như Ý (chủ biên), Dai tir điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá-thông tin, Hà Nội, 1999, tr 1796.

Trang 36

và chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và bô sung cho nhau nhằm cùng hướng tới mục tiêu chung mà Cộng đồng ASEAN theo đuổi.

Thứ tr, Cộng đồng ASEAN là liên kết “thống nhất trong đa dạng” của các quốc gia độc lập trong khu vực Đông Nam Á Cộng đồng ASEAN không hướng tới mục tiêu nhất thé hoá và liên kết kiểu “siêu quốc gia” như của Liên minh châu Âu Cơ chế hợp tác của Cộng đồng ASEAN là cơ chế liên chính phủ trên cơ sở các nguyên tắc “tham vấn” và “đồng thuận” (Điều 20 Hiến chương ASEAN).”Theo các nguyên tắc này, các quyết định của ASEAN chỉ được đưa ra trên cơ sở có sự đồng thuận của tất cả quốc gia thành viên Cộng đồng ASEAN không còn coi "sự đa dang phong phú" của các quốc gia thành viên là thực tế phải chấp nhận mà quyết tâm "chuyển sự đa dạng về văn hoá và sự khác biệt của ASEAN thành thịnh vượng và các cơ hội phát triển công bằng trong môi trường đoàn kết, tự cường khu vực và hoà hợp" Như vậy, mục tiêu “một cộng đồng, một tầm nhìn, một bản sắc” mà ASEAN đang hướng tới là gia đình các dân tộc Đông Nam Á đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, Cộng đồng ASEAN thống nhất trong đa dạng để cùng xây dựng và phát triển.

Thứ năm, Cộng đồng ASEAN là liên kết khu vực “mở” có vai trò quan trọng trong khu vực châu Á Thái Bình Dương Tính chất "mở" của Cộng đồng ASEAN được hiểu là mở rộng hợp tác với bên ngoài Có nghĩa là mở cửa cho sự tham gia của các thực thê bên ngoài vào các tiễn trình và các hoạt động hợp tác của Cộng đồng ASEAN Quá trình phát triển của ASEAN cũng đã chứng minh tính chất “mở” và vai trò của nó thông qua các khuôn khổ

(1).Xem: TS Nguyễn Thị Thuận, Ludt quốc tế - Những điều can biết, sad, tr 249.

Trang 37

hợp tác với bên ngoài như ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông A, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) Chính các khuôn khô hợp tác ngoại khối của ASEAN là một trong những yếu tô quan trong nâng cao vai trò và vị thế của ASEAN trong khu vực châu Á Thái Bình Dương nói riêng và trên trường quốc tế nói chung.

2 Mô hình liên kết của AC

2.1 Trụ cột liên kết và mỗi liên hệ giữa các trụ cột

Cộng đồng ASEAN được cấu thành từ ba trụ cột là: Cộng đồng chính trị-an ninh (APSC), Cộng đồng kinh tế (AEC) và Cộng đồng văn hoá-xã hội (ASCC) Đây là những liên kết trên cơ sở hệ thống thể chế và thiết chế pháp lí nham đạt được các mục tiêu ASEAN đề ra đối với từng cộng đồng Mỗi cộng đồng đảm nhận một vai trò chủ đạo trong mục tiêu chung của Cộng đồng

ASEAN “cởi mở, năng động và tự cường”:

- Cộng đồng chính tri-an ninh sẽ tao lập môi trường hoà bình và ôn định cho sự phát triển của khu vực Đông Nam Á, từ đó các quốc gia có thể tận dụng tối đa các cơ hội để phát triển một cách hài hoà và bền vững.

- Cộng đồng kinh tế có mục tiêu là tạo ra khu vực kinh tế ASEAN phát triển ổn định, thịnh vượng, có tính cạnh tranh cao và hội nhập vào nên kinh tế toàn cầu Đồng thời, Cộng đồng kinh té còn có vai trò thực hiện xoá đói giảm nghèo và cách biệt về kinh tế, thông qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

- Cộng đồng văn hoá-xã hội sẽ lấy con người làm trung tâm, xây dựng xã hội chia sẻ, đùm bọc và đoàn kết trong bản sắc chung, nơi mà cuộc sống, mức sống và phúc lợi của người dân được nâng cao Cộng đồng văn hoá-xã hội cũng tập trung vào

Trang 38

khía cạnh xã hội của việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên.

Ba trụ cột cộng đồng này có mối liên hệ chặt chẽ, luôn gắn bó với nhau trong thé thống nhất và là điều kiện phát triển và bổ sung lẫn nhau Việc xây dựng thành công mỗi cộng đồng là điều kiện quan trọng cho việc xây dựng thành công các cộng đồng khác Phát triển kinh tế hay xây dựng văn hoá-xã hội phải dựa trên nền tảng của sự ôn định và hoà bình Không thê nói đến hợp tác kinh tế, xây dựng “xã hội ASEAN” nếu giữa các thành viên van tồn tại những nghỉ ki, tranh chap và bất đồng có thé dẫn tới các nguy cơ xung đột về quân sự Ngược lại, những thành tựu hợp tác kinh tế sẽ là chất kết dính, khiến sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên trở nên chặt chẽ và những ràng buộc về lợi ích kinh tế chung sẽ thúc đây các quốc gia “chung sống” với nhau một cách hoà bình Đồng thời, cộng đồng thân thiện, bình dang, công băng xã hội và dum bọc lẫn nhau, ứng xử theo những chuẩn mực và đạo đức chung như mô hình mà Cộng đồng văn hoá-xã hội hướng tới sẽ là tiền đề thúc đây hoà bình, ồn định của từng quốc gia và khu vực, xây dựng lòng tin cũng như tăng cường sự hợp tác và phát triển kinh tế thông qua các hoạt động hợp tác về thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia và phát triển nguồn nhân lực của khu vực.

2.2 Thiết chế pháp lí

2.2.1 Hội nghị cấp cao - ASEAN Summit (Điều 7 Hién chương ASEAN).

Hội nghị cấp cao ASEAN (hay còn gọi là Hội nghị thượng

(1).Xem: TS Nguyễn Thị Thuận, Ludt quốc tế - Những điều can biết, sad, tr 242.

Trang 39

đỉnh) bao gồm các nguyên thủ quốc gia hoặc những người đứng đầu chính phủ của các quốc gia thành viên Hội nghị cấp cao tiến hành họp 2 lần một năm và do quốc gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì và tổ chức, ngoài ra Hội nghị cấp cao sẽ được nhóm họp bắt thường khi cần thiết.

Với vị trí là co quan có thâm quyền cao nhất và cũng là cơ quan hoạch định chính sách của ASEAN, Hội nghị cấp Cao có những chức năng, nhiệm vụ như sau:

- Xem xét, đưa ra chỉ đạo về đường lối chính sách và quyết định các vấn đề then chốt liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN, các vấn đề quan trọng mà các quốc gia thành viên quan tâm và tất cả van đề mà Hội đồng điều phối ASEAN, các hội đồng Cộng đồng ASEAN và các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng đệ trình lên;

- Chỉ đạo các bộ trưởng liên quan thuộc các hội đồng tiến hành các hội nghị liên bộ trưởng đặc biệt và giải quyết các van dé quan trọng của ASEAN có liên quan đến các hội đồng Cộng đồng (tuy nhiên, quy định về thủ tục tiến hành các hội nghị này sẽ do Hội đồng điều phối ASEAN thông qua);

- Thực thi những biện pháp thích hop để xử lí các tình huống khan cấp tác động tới ASEAN;

- Quyết định các vấn đề liên quan đến cơ chế ra quyết định (quy định tại Chương VII Hiến chương) và cơ chế giải quyết tranh chấp (được quy định tại Chương VIII của Hiến chương);

- Cho phép thành lập và giải tán các cơ quan chuyên ngành

cấp bộ trưởng và thé chế khác của ASEAN; - Bồ nhiệm Tổng thư kí ASEAN.

Trang 40

2.2.2 Hội đông điều phối - Coordinating Council (Điều 8 Hién chương ASEAN)‘

Hội đồng điều phối ASEAN bao gồm các ngoại trưởng của các quốc gia thành viên ASEAN, họp ít nhất 2 lần một năm Hội đồng điều phối ASEAN sẽ được các quan chức cao cấp liên quan hỗ trợ.

Hội đồng điều phối có chức năng và thâm quyền: - Chuẩn bị các phiên họp cho Hội nghị cấp cao;

- Điều phối việc triển khai các thoả thuận và quyết định của Hội nghị cấp cao;

- Phối hợp với các hội đồng Cộng đồng ASEAN nhằm tăng cường tính đồng bộ về chính sách, hiệu quả và hợp tác giữa các

co quan này;

- Tổng hợp báo cáo của các hội đồng Cộng đồng ASEAN dé trình lên Hội nghị cấp cao;

- Xem xét báo cáo hàng năm của Tổng thư kí về các hoạt

động của ASEAN;

- Xem xét báo cáo của Tổng thư kí về chức năng, nhiệm vụ và

hoạt động của Ban thư kí ASEAN và các cơ quan liên quan khác;

- Thông qua việc bổ nhiệm và miễn nhiệm các phó tông thư kí theo khuyến nghị của Tổng thư kí;

- Thực thi các nhiệm vụ khác được nêu trong Hiến chương hoặc những chức năng khác do Hội nghị cấp cao chỉ thị.

(1).Xem: TS Nguyễn Thị Thuận, Ludt quốc tế - Những điêu can biết, sad, tr 243.

Ngày đăng: 30/03/2024, 16:10

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan