1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Luật Biển quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội. Chủ biên: Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Toàn Thắng, Chu Mạnh Hùng (Phần 2)

208 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

quốc tế Tuy nhiên, theo Điều 35 UNCLOS 1982, chế độ quá cảnh và chế độ đi qua không gây hại ở eo biển quốc tế không

được ảnh hưởng tới:

- Chế độ pháp lí của vùng nội thủy thuộc một eo biển quốc

tế, trừ khi việc vạch ra một tuyến đường cơ sở thăng theo đúng

với phương pháp nói ở Điều 7 UNCLOS 1982 đã gộp vào

trong nội thủy những vùng nước trước đây không được coi lànội thủy.

- Chế độ pháp lí của các vùng nước nằm ngoài lãnh hải của các quốc gia ven eo biển, dù chúng thuộc vùng đặc quyền kinh tế hay thuộc biển cả.

c Eo biển quốc tế áp dụng các chế độ pháp lí khác

Ngoài hai chế độ pháp lí chủ yếu là quá cảnh và đi qua không gây hại, UNCLOS 1982 còn đề cập đến khả năng áp dụng các chế độ pháp lí khác dành cho các eo biển quốc tế.

* Eo biển áp dụng chế độ tự do hàng hải, tự do hàng không Điều 36 UNCLOS 1982 quy định chế độ quá cảnh và chế độ đi qua không gây hại ở eo biển quốc tế không được áp dụng đối với các eo biển mà có thể vượt qua các eo biển này bằng một con đường ở biển cả hay ở vùng đặc quyền kinh tế cũng thuận tiện như thé về phương diện hàng hải và các đặc điểm thuỷ văn Tại các eo biển này áp dụng quyền tự do hàng hải và tự do hàng không (như eo biển Mozambique, eo biển Bering ) Trong trường hợp không tồn tại tuyến đường thuận tiện đó, tàu thuyền và phương tiện bay vẫn được hưởng quyền quá cảnh qua eo biển.

Trang 2

seat Torta sep

Eo biển theo quy định của Điều 36 UNCLOS 1982' * Eo biển áp dụng chế độ đặc thù quy định trong điều ước quốc té: Theo điểm c Điều 35 UNCLOS 1982, eo biển mà việc đi qua đã được quy định toàn bộ hay từng phan trong các điều ước quốc tế đặc biệt, đã có từ lâu đời và vẫn đang có hiệu lực thì chế độ pháp lí được áp dụng theo quy định của chính các điều ước quốc tế đó Một số eo biển thuộc nhóm này như eo biển Thé Nhĩ Kỳ, eo biển Dan Mach, eo biển Magellan

- Eo biển Thổ Nhĩ Ky: Eo biển Thổ Nhĩ Ky bao gồm tập hợp hai eo biển Dardanelles và Bosphorus, nối Biển Aegean với Biển Marmara và Biển Đen Chế độ pháp lí của eo biển Thổ Nhĩ Kỳ được điều chỉnh bởi Công ước Montreux năm

' http:/www.snipview.com/q/international_ straits

Trang 3

1936, theo đó các tàu chiến, tàu thương mại và phương tiện bay dân dụng đều được hưởng quyên tự do qua lại.

- Eo biển Đan Mạch: Eo biển Đan Mạch gồm tập hợp ba eo biển Little Belt, Great Belt và Oresund Sound nói Biển Baltic với Biển Bắc Theo Hiệp ước Copenhagen ngày 14 tháng 3 năm 1857 giữa Đan Mạch và các quốc gia châu Âu, tất cả tàu thuyền đều được đi qua eo biển Đan Mạch mà không gặp bất

kì sự trở ngại hoặc bắt giữ nào.”

- Eo biển Magellan: Eo biển Magellan năm giữa Argentina và Chile, nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương Theo Điều 5 Hiệp ước năm 1881 giữa Argentina va Chile, eo biển Magellan có chế độ trung lập và tàu thuyền treo cờ của mọi quốc gia đều được tự do qua lại.” Chế độ này cũng tiếp tục được duy trì theo Điều 10 Hiệp ước Hoà bình và hữu nghị giữa Argentian và Chile năm 1984."

Việc hình thành nhiều chế độ pháp lí khác nhau áp dụng đối với các eo biển quốc tế phản ánh sự đa dạng về vị trí cũng như về ý nghĩa và tam quan trọng của eo biển không chỉ đối với các quốc gia có liên quan trực tiếp mà còn đối với tất cả các quốc gia khác Về cơ bản, cũng như vùng nước quần đảo, chế độ pháp lí của eo biển quốc tế luôn là sự dung hoà lợi ích

' The American Journal of International Law Vol 31, No 1, Jan, 1937, pp 1-17.* Great Belt Case, Counter - Memorial Submitted by Denmark, vol 1, May

1992, p 227, para 675.

> The Treaty Between Argentine Republic and Chile, Establishing the

Neutrality of Straits of Magellan, (1909) 3 AJIL Supplement pp 121 - 122.

* http://www.un.org/Depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/PDFFILES/

TREATIES/CHL-ARG1984PF.PDF

Trang 4

giữa các quốc gia, vừa đảm bao chủ quyền của quốc gia ven eo biển đối với các vùng nội thuỷ, lãnh hải, vừa đảm bảo lợi ích của các quốc gia khác trong việc khai thác, sử dụng hiệu quả eo biển cho mục dich vận chuyên hàng hai, hàng không quốc tế.

CÂU HOI HƯỚNG DAN ON TAP, DINH HUONG THAO LUAN

1 Phân tích khái niệm quan đảo và quốc gia quan đảo 2 Phân tích cách xác định đường cơ sở của quốc gia quần đảo

và so sánh với cách xác định đường cơ sở của quốc gia ven biển.3 Phân tích chế độ pháp lí của vùng nước quan đảo.

4 Đánh giá thực tiên xác định vùng nước quân đảo củamột sô quôc gia.

5 Phân tích khái niệm và phân loại eo biên quôc tê.

6 Phân tích chế độ pháp lí của eo biên quốc tế.

Trang 5

Chương 7

PHAN ĐỊNH BIEN GIỮA CAC QUOC GIA DOI DIEN HOAC LIEN KE

Trong nhiều trường hợp, quốc gia ven biển không thé mở rộng phạm vi các vùng biên thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của mình ra tới giới hạn xa nhất về phía biển như là luật quốc tế cho phép bởi vì các quốc gia đối diện hoặc liền kề cũng có yêu sách hợp pháp tương ứng Vì vậy, vấn đề phân định vùng biển chồng lấn nảy sinh giữa các quốc gia và cần phải được giải quyết trên cơ sở quy định của luật quốc tế.

I KHÁI NIEM PHAN ĐỊNH BIEN

1 Dinh nghia

Trong các van bản pháp lí quốc tế, thuật ngữ “phan định -delimitation” được sử dụng với hai nghĩa khác nhau nhằm đề cập tới việc xác định ranh giới các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của một quốc gia (Điều 50 UNCLOS

1982), hoặc xác định đường ranh giới chung trong trường hợp

tồn tại vùng bién chồng lan giữa các quốc gia có bờ biển đối diện hoặc liền kề (Điều 15, Điều 74 và Điều 83 UNCLOS 1982) Tuy nhiên, phán quyết của Tòa án Công lí quốc tế (ICJ) trong vụ phân định thềm lục địa ở Biển Aegean (Greece

Trang 6

-Turkey) ngày 19 tháng 12 năm 1978 đã xác định mục dich cua

phân định biển là “vạch một con đường chính xác hoặc nhiều

con đường chính xác nơi gặp nhau của các vùng không gian tại

đó thực hiện chủ quyền và quyền chủ quyền tương ứng của hai quốc gia”.' Như vậy, theo quan điểm của ICJ, phân định biển chỉ đặt ra trong trường hợp tồn tại vùng biển chồng lan có cùng danh nghĩa pháp lí, và vì vậy, cần xác định đường ranh giới chung giữa các quốc gia Từ góc độ này, có thé định nghĩa phân định biển là hoạt động do hai hay nhiều quốc gia thực hiện, trên cơ sở thỏa thuận trực tiếp hoặc thông qua bên thứ ba, phù hợp với các quy định của luật quốc tế, nhằm xác định các danh nghĩa pháp lí trong ứng của mỗi quốc gia trên các vùng biển chồng lắn.

Việc phân định vùng biên chồng lan không những giúp các quốc gia giải quyết tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền đối với các vùng biển mà còn giúp cho các quốc gia thực thi một cách thực tế và hiệu quả các van đề về khai thác, quản lí biển và thực thi quyền tài phán trên các vùng biên.

2 Đặc điểm

a Chủ thể phân định biển

Quá trình phân định biển có tính chính trị, pháp lí và kĩ thuật liên quan đến ít nhất là hai quốc gia - chủ thể của luật quốc tế được đặc trưng bởi các yếu tô cấu thành và thuộc tính

' Các Báo cáo của ICJ 1978 (85), vụ Thêm luc địa biển Aegean (Greece

-Turkey), tr.35, đoạn 85 Xem thêm, PCA Case No 2013-19, Arbitral Tribunal,Award on jurisdiction and admissibility, ngày 29 thang 10 nam 2015, tr 69.

Trang 7

chủ quyền Do không có lãnh thé xác định nên các tổ chức quốc tế, vi dụ như Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), Cơ quan quyền lực đáy đại đương (ISA) không thể tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế về phân định biến với tư cách chủ thé Tương tự, quan hệ về phân định biển giữa các bang trong một quốc gia liên bang hay giữa các vùng, miền của một quốc gia với nhau cũng không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế về phân định biến.

b Điều kiện phân định biển

Phân định bién chỉ đặt ra trong trường hợp ton tại sự chồng lấn các vùng biển mà các quốc gia tranh chấp đều có cùng danh nghĩa pháp lí, tức là các quốc gia đều có cơ sở pháp lí để yêu sách các vùng biển của mình Ví dụ, theo quy định của UNCLOS 1982, cả hai quốc gia có bờ biển đối diện hay liền kề đều có quyền mở rộng vùng đặc quyền kinh tế ra tới giới hạn 200 hai lí ké từ đường cơ sở Như vậy, hai quốc gia này có cùng danh nghĩa pháp lí để có vùng đặc quyền kinh tế mà UNCLOS 1982 trao cho họ Trong vu thém luc dia Libya -Malta năm 1984, ICJ cho rang, “van đề danh nghĩa va van dé phân định là hai vấn đề không hoàn toàn khác biệt nhau mà ngược lại còn bố sung cho nhau” ITLOS cũng đồng tinh với quan điểm này khi cho rằng “phân định biến giả định trước một vùng có các danh nghĩa chồng lan nên bước đầu tiên của bất kì quá trình phân định nào sẽ là xác định liệu có các danh nghĩa hay không và các danh nghĩa đó có chồng lấn hay

! Các Báo cáo của ICJ 1985, vụ phân định thêm luc địa giữa Libyan va Malta

(Libyan Arab Jarnahiriya - Malta), tr 30, doan 27.

Trang 8

không”.' Để xác định được điều này, trong vụ Bangladesh -Myanmar năm 2012, trước hết ITLOS xem xét quan điểm của các bên liên quan đến danh nghĩa và phân tích sự kéo dai tự nhiên của thêm lục địa Bangladesh và Myanmar Sau đó, ITLOS xác định liệu các bên có danh nghĩa với thêm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lí hay không và các danh nghĩa đó có chồng lấn với nhau hay không Trên cơ sở kết luận rằng, cả Bangladesh và Myanmar đều có danh nghĩa đối với thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lí và đệ trình của hai quốc gia này lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa (CLCS) cho thấy các danh nghĩa đó chồng lan với nhau tại vùng biển tranh chấp, ITLOS mới đưa ra quyết định thực hiện việc phân định thêm lục địa giữa hai quốc gia.” Như vậy, thực chất của việc phân định biển không phải là xác định hành vi vi phạm luật quốc tế, mà là xác định tác động của danh nghĩa pháp lí của các vùng biển mà mỗi quốc gia có được do vận dụng các quy định của luật quốc tế.

c Mục dich và cách thức phan định biển

Khác với hành vi pháp lí đơn phương của một quốc gia nhằm thiết lập ranh giới các vùng biển của mình, phân định biển là hành vi pháp lí quốc tế, được tiễn hành trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên hoặc thông qua cơ quan tài phán quốc tế nhằm phân tách các vùng biển chồng 1an về danh nghĩa pháp lí giữa hai hay nhiều quốc gia Mục đích của quá trình phân định

' Phan quyết của ITLOS, số 16 ngày 14/3/2012, vụ phân định biển giữa

Bangladesh - Myanmar tại vịnh Bengal, các đoạn 397-398.

? Phan quyết của ITLOS, số 16 ngày 14/3/2012, vu phân định biển giữa

Bangladesh - Myanmar tại vịnh Bengal, các đoạn 401 & 449.

Trang 9

biển là áp dụng các quy định của luật quốc tế dé thiết lập một đường ranh giới quốc tế phân chia vùng biển chồng lấn giữa các quốc gia liên quan.

Tính quốc tế của hoạt động phân định biển đã được ICI dé cập trong án lệ giải quyết tranh chấp về đánh cá giữa Anh và

Na Uy (Anglo - Norwegian Fisheries Case) năm 1951 và được khang định lại trong vụ Vinh Main năm 1984: “Không có việc

phân biển nào giữa các quốc gia đối diện hoặc liền kề có thé

được thực hiện bởi hành vi pháp li đơn phương của một trong

các quốc gia hữu quan”.' Như vậy, trên cơ sở luật quốc tế, các quốc gia ven biển có quyền đơn phương tuyên bố ranh giới các vùng biển của mình nhưng giá trị pháp lí quốc tế của các tuyên bố đó sẽ tùy thuộc vào sự thỏa thuận hoặc thừa nhận của các quốc gia hữu quan.

d Nguon luật điều chỉnh hoạt động phân định biển Phân định bién là hành vi pháp lí quốc tế có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của quốc gia khác, vì vậy, hoạt động này cần phải được điều chỉnh bởi các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do chính các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên Sự hình thành và phát triển của luật quốc tế về phân định biển luôn gắn với quá trình hình thành các vùng biển trong luật quốc tế Trước năm 1945, khi mà phía ngoài lãnh hải là biển quốc tế và chiều rộng lãnh hải chỉ được xác định là vùng nước gần bờ thì vấn đề phân định biển chưa thực sự được các quốc

' Các Báo cáo của ICJ 1984, vụ phân định biển ở vịnh Main (Canada - United

States of America), đoạn 112.

Trang 10

gia quan tâm Sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ (Tuyên bố Truman) năm 1945, nhiều vùng biển mới dần dần được hình thành và hệ qua là sự chồng lấn về lãnh hải giữa các quốc gia không còn là trường hợp duy nhất cần phải phân định.

Trước hết, pháp luật quốc tế hiện nay về phân định biển được ghi nhận trong các điều ước quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982 Trong môi quan hệ giữa các quốc gia thành viên, UNCLOS 1982

“có giả trị hơn các Công ước Gionevo ngày 29 thang 4

năm 1958 về luật biển ” (Điều 311 UNCLOS 1982) Mặt khác, “diéu này không đụng chạm đến các điều ước quốc té được phép hay được duy trì một cách rõ ràng theo các điều khác của Công ước” (Điều 311 khoản 5 UNCLOS 1982) Ngoài ra, trong trường hợp giữa các quốc gia hữu quan tồn tại các điều ước đang có hiệu lực thì các vấn đề liên quan đến việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa sẽ được thực hiện theo đúng điều ước đó (khoản 4 Điều 74 và Điều 83

UNCLOS 1982).

Hơn nữa, Luật quốc tế về phân định biển còn tồn tại dưới hình thức tập quán quốc tế đã được phát triển thông qua án lệ của tòa án quốc tế và trọng tải quốc tế Ví dụ, theo quan điểm của ICJ, Điều 6 Công ước Giơnevơ 1958 về Thêm lục địa và Điều 15 UNCLOS 1982 “là một phan của luật tập quán (quốc tế)”.

Trong vu Nicaragua - Colombia (2012) và vu Peru - Chile (2014),

' Anglo - France Franco (British Arbitration Case) on Western Approaches,

1977, 18 UNRIAA 3, đoạn 70 & 87; Cac Bao cáo của ICJ 1993 (38), vụ phan

định biển trong vùng giữa Greenland va Jan Mayen (Denmark - Norway) (JanMayen Case), đoạn 51; Cac Bao cáo của ICJ 2001 (40), vụ phân định bién vacác van dé lãnh thé giữa Qatar và Bahrain (Qatar - Bahrain), đoạn 175.

Trang 11

mặc dù ICJ lưu ý rằng Colombia và Peru chưa là thành viên của UNCLOS 1982 nhưng Tòa thấy răng việc áp dụng khoản 1 Điều 74 và khoản 1 Điều 83 UNCLOS 1982 để giải quyết hai vụ việc phân định trên là hợp lí, bởi vì các nguyên tắc được đặt ra trong các điều khoản này đã được chuyên hóa thành

luật tập quan.’

Il PHAN ĐỊNH BIEN THEO QUY ĐỊNH CUA LUAT QUOC TE

1 Phân định các vùng bién thuộc chủ quyền quốc gia Phân định các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia chính là việc xác định đường biên giới quốc gia trong trường hợp vùng nội thủy hoặc lãnh hải của quốc gia chồng lấn với vùng biển tương ứng của quốc gia đối diện hoặc liền kề Cho đến nay, các điều ước - nguồn cơ bản của luật biển quốc tế - chưa có quy định nào liên quan đến phân định nội thủy mặc dù vấn đề này có thé nảy sinh trong trường hợp một vài quốc gia có các cửa sông cùng đồ ra một vịnh Theo Lời nói đầu UNCLOS 1982, “các van dé không quy dinh trong Cong ước sẽ tiếp tục được xử lí bằng các quy tắc và nguyên tắc của pháp luật quốc tế

chung” VÌ vậy, các quốc gia có thê áp dụng nguyên tắc củapháp luật quốc tế chung hoặc tập quán quốc tế liên quan đến

phân định các vùng biển khác (ví dụ như nguyên tắc thỏa thuận, nguyên tắc công băng, quy tắc “cách đều - các hoàn

' Các Báo cáo của ICJ 2012, vu ranh chấp lãnh thé và biển giữa Nicaragua và

Colombia (Nicaragua - Colombia), đoạn 138; Các Báo cáo của ICJ 2014, vụtranh chấp biển giữa Peru va Chile (Peru - Chile), phán quyết ngày 27/01/2014,đoạn 178-179.

Trang 12

cảnh đặc biệt/liên quan ”) để làm căn cứ pháp lí phân định

nội thủy.

Đối với phân định lãnh hải, nguyên tắc chung là do các bên

thỏa thuận Trong trường hợp không có thỏa thuận, phương

pháp phân định được ưu tiên là đường trung tuyến - tức là đường “mà mọi điểm năm trên đó cách đều các điểm gần nhất của các đường cơ sở dùng dé tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia” (Điều 12 Công ước Giơnevơ 1958 về Lãnh hải và vùng tiếp giáp, Điều 15 UNCLOS 1982).

Tuy nhiên, phương pháp đường trung tuyến sẽ không được

áp dụng trong phân định lãnh hải khi “có danh nghĩa lịch sửhoặc các hoàn cảnh đặc biệt khác” Quy định này đã được cơ

quan tài phán quốc tế tóm tắt trong công thức “cách đều - các hoàn cảnh đặc biệt”.' Trong thực tiễn, công thức này được hiểu

khác nhau:

- Trước hết, công thức này được hiểu là hai quy tắc riêng rẽ, trong đó, cách đều là phương pháp chung và các hoàn cảnh đặc biệt là ngoại lệ Điều này có nghĩa là hoàn cảnh đặc biệt không phải là yếu tố để điều chỉnh đường cách đều mà là cơ sở để sử dụng phương pháp phân định khác với phương pháp cách đều Cách hiểu này được thé hiện rõ trong các kết quả làm việc của ILC trình bày tại Hội nghị của UN về Luật biển lần I nam 1958.?

' Các Báo cáo của ICJ 2002 (303), Biên giới biển và đất giữa Cameroon và

Nigeria (Cameroon - Nigeria; Equatorial Guinea can du), đoạn 288.

a ILC, Niên giám (YILC), 1952, Vol I, p 38, Bình luận, đoạn 4.

Trang 13

- Thứ hai, công thức này được hiểu như một quy tắc kết hợp, nghĩa là đường cách đều là điểm bắt đầu cho quá trình

phân định (đường tạm thoi) Sau đó, đường nay được chỉnh lại

để tính đến các hoàn cảnh đặc biệt của vùng phân định, nếu như việc áp dụng cách đều một cách nghiêm ngặt sẽ dẫn đến kết qua không công băng Sự chủ định kết nối cách đều với các hoàn cảnh đặc biệt như là một quy tắc kết hợp đã được bày tỏ một cách rõ ràng trong quá trình các quốc gia tranh luận tại Hội nghị của UN về Luật biển lần II (ví dụ, đề nghị của phái đoàn của Anh) khi soạn thảo các điều khoản về phân định.'

Thuật ngữ “đường trung tuyến” và “đường cách đều” được đề cập đến trong Công ước Gionevo 1958 về Thêm lục địa nhằm phân biệt việc phân định biển giữa các quốc gia đối diện và liền kề Tuy nhiên, tất cả các báo cáo của Ủy ban các

chuyên gia và các văn bản trong quá trình đàm phan (travaux

preparatoires) đều không cho thay bang chứng rõ ràng là hai thuật ngữ này đề cập đến các đường khác nhau Điều đáng lưu ý là, các quy định về phân định lãnh hải và thềm lục địa đã được dự thảo bởi các Ủy ban khác nhau, trong đó quy định về phân định thêm lục địa được thông qua trước và phương diện hình học và trắc địa, đường trung tuyến và đường cách đều được hiểu là đường ở giữa Trong khoa học pháp lí quốc tế, các thuật ngữ này cũng thường được sử dụng thay thế cho nhau, mặc dù thuật ngữ “đường trung tuyến” (giữa các quốc gia có

' UN, Các ghi chép chính thức của Hội nghị luật biển lan I (Official Records),

vi 92, tr 42.

Trang 14

bờ biến đối diện) không được sử dụng phô biến như thuật ngữ “đường cách đều” (giữa các quốc gia có bờ biên liền kê).

STATE Ä

, 2 - , x god a |

Duong cach đêu giữa các bở biên doi điện

' Mô tả đường cách đều giữa các bờ biển đối điện Đoạn a-b là đường vuônggóc với đường nối điểm A và B Bất ké điểm nào trên đường phân đôi vuông

góc a-b cũng cách đều các điểm A và B Tuy nhiên, do bờ biên không ổn định,các đường thắng như vậy hiếm khi kéo dài mà vẫn cách đều từ các bờ biển liênquan Dé duy trì sự cách đều, cần phải vẽ các đường vuông góc mới, phân đôicác điểm khác trên đường bờ biển Do đó, điểm b là điểm cách đều 3 điểm A,

B va C Các điểm A và C trở thành điểm dé kiểm tra đường cách đều được vẽtiếp theo Vì vậy, điểm b là một điểm chuyền hướng trên đường cách đều chặtchẽ; đoạn b-c là đường phân đôi vuông góc của đường nối A và C, và cứ thế

tiếp tục vẽ đường cách đều tiếp theo Phuong phap nay thuong được áp dungkhi mà các đường bờ biển liên quan có chiều dài tương đồng với nhau và

không có yếu tố hoàn cảnh đặc biệt (ví dụ như sự hiện diện của đảo) làm chođường cách đều trở thành không công bằng.

Trang 15

Trong phân định lãnh hải, “có danh nghĩa lịch sử” là một

trong các trường hợp mà phương pháp cách đều không được ưu tiên áp dụng Mặc dù có nguồn gốc từ khái niệm “vịnh lịch sử” nhưng danh nghĩa lịch sử “có thể áp dụng [ ] với các vùng nước không phải là các vịnh, nghĩa là các eo biển, các quần đảo, và nhìn chung là với tất cả các vùng nước mà có thể được bao gộp vào vùng biển của một quốc gia”.' Về lí thuyết, danh

' ILC Secretariat, Niên giám 1962, Juridical Regime of Historic Waters,

Including Historic Bays, Vol.I, tr 6; Xem thêm, Cac Báo cáo của ICJ 1951 vêFishery Case, tr 130-139.

Trang 16

nghĩa lịch sử cho phép các quốc gia yêu sách chủ quyền, quyền chủ quyền đối với các vùng năm ngoài ranh giới tối đa của các vùng mà về nguyên tắc thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia Nhìn chung, trong luật biển quốc tế, sự tồn tại của một danh nghĩa lịch sử phụ thuộc vào ba yếu tố:

- Việc thực hiện quyền lực trong một thời gian dài và phù hợp với danh nghĩa của vùng biển đang được yêu sách;

- Tính rõ ràng, hiển nhiên và liên tục của việc thực hiện thâm quyền này;

- Sự mặc nhiên thừa nhận của toàn thê cộng đồng quốc té.! Trên cơ sở các yêu tố nay, một danh nghĩa lich sử có nghĩa là không một quốc gia nào có thé có kha năng được phép thực thi các quyền lực đối với vùng mà danh nghĩa lịch sử được viện dẫn Danh nghĩa lịch sử loại trừ sự tồn tại của bất kì danh nghĩa nào khác Sự ton tại cũng như bảo vệ một danh nghĩa

lịch sử không phụ thuộc vào việc xác định đường phân định

biển.” Nói cách khác, do sự chồng lấn của các danh nghĩa là điều kiện làm nảy sinh việc phân định và về bản chất, danh nghĩa lịch sử là đặc quyền nên có thể khăng định răng, sự tồn tại của một danh nghĩa lịch sử sẽ loại trừ bất cứ sự phân định nao đối với vùng có danh nghĩa lich sử đó.

' ILC Secretariat, Niên giám 1962, Juridical Regime of Historic Waters,

Including Historic Bays, Vol U, tr 1-26.

UN, Các Báo cáo về các phán quyết của Trọng tài quốc tế, vu phân định biển

giữa Eritrea và Yemen, Giai đoạn II (Eritrea - Yemen-l]), 1999, đoạn 109-110.

Trang 17

2 Phân định các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia

Phân định các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia là việc xác định đường ranh giới nhằm phân tách các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia này với vùng biến thuộc quyền chủ quyên của quốc gia khác trong trường hợp các vùng biển đó chồng 1an với nhau ở phía ngoài lãnh hải và các quốc gia ven biển có cùng danh nghĩa pháp lí.

Giống như phân định lãnh hải, khoản 3 Điều 24 Công ước Giơnevơ 1958 về Lãnh hải và vùng tiếp giáp quy định phương pháp ưu tiên trong phân định vùng tiếp giáp lãnh hải là đường trung tuyến, trừ khi các bên có thỏa thuận ngược lại Tuy nhiên, điều khoản này hoàn toàn không đề cập đến tác động của các hoàn cảnh đặc biệt đối với đường phân định vùng tiếp giáp lãnh hải Mặc dù vậy, tất cả các báo cáo của Ủy ban các

chuyên gia và các văn bản trong quá trình đàm phán tại Hội nghị của UN về Luật biển lần I năm 1958 cho thấy, việc không

dẫn chiếu đến “các hoàn cảnh biệt” không phải là ý định thực

sự của các bên:

Trước hết, Ủy ban các chuyên gia đã tuyên bố một cách rõ ràng rằng, ranh giới của các vùng tiếp giáp với lãnh hải phải được vẽ trên cơ sở giống như ranh giới lãnh hai.'

Thứ hai, tại Hội nghị của UN về Luật biển lần I, phần lớn

‘ILC, Niên giám (Yearbook) 1953(II), p 79.

Trang 18

các quốc gia đã bày tỏ ý định giữ một kết cấu giống nhau cho tat cả các quy định về phân định biến.

Nói tóm lại, về thực chất, quy định về phân định vùng tiếp giáp lãnh hải trong Công ước Giơnevơ 1958 có nội dung giống như phân định lãnh hải và thềm lục địa Điều này có nghĩa là, khoản 3 Điều 24 Công ước Giơnevơ 1958 về Lãnh hải và vùng tiếp giáp được áp dụng theo cách tương tự như công thức “cách đều - các hoàn cảnh đặc biệt/liên quan”.

Tại Hội nghị của UN về Luật biển lần II, việc ghi nhận vùng đặc quyền kinh tế - một vùng biển mới so với các Công ước trước đây - đã làm nảy sinh tranh luận về sự tiếp tục ton tại của vùng tiếp giáp lãnh hải Cuối cùng, với quan điểm rằng, mặc dù vùng đặc quyên kinh tế bao trùm lên toàn bộ vùng tiếp giáp lãnh hải nhưng sự ton tai của vùng tiếp giáp lãnh hải còn nhằm mục đích khác với phần còn lại của vùng đặc quyền kinh tế nên vùng tiếp giáp lãnh hải vẫn tiếp tục được ghi nhận trong Điều 33 UNCLOS 1982 Tuy nhiên, UNCLOS 1982 không có quy định nào về phân định vùng tiếp giáp lãnh hải Như vậy, về phạm vi không gian, vùng tiếp giáp lãnh hải được coi là một phần của vùng đặc quyền kinh tế nên việc phân định vùng tiếp giáp lãnh hải sẽ phải tuân thủ các nguyên tắc phân định vùng đặc quyền kinh tế được quy định tại Điều 83 UNCLOS 1982.

Về phương diện pháp lí, vùng đặc quyền kinh tế là một vùng biển hoàn toàn mới và có ban chất pháp lí cũng như tính chất quyền chủ quyền khác với vùng thêm lục địa Vì vậy, các

| UN, Các ghi chép chính thức (Official Record)-1958(1D), tr 15 & 64, tr 190-191.

Trang 19

quy định về phân định hai vùng biển này được pháp điển hóa riêng rẽ trong hai điều khoản khác nhau - Điều 74 và Điều 83 UNCLOS 1982 Về thực tế, tại Hội nghị của UN về Luật biển lần II, các quy định về phân định vùng đặc quyền kinh tế đã được các quốc gia đàm phán và soạn thảo song song với các quy định về phân định thềm lục địa Hơn nữa, trong một sé trường hop, vùng đặc quyền kinh tế có thé bao trùm toàn bộ vùng thềm lục địa Do đó, Điều 74 và Điều 83 UNCLOS 1982 quy định về phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với nội dung hoàn toàn giống nhau, đó là: “J Việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyên kinh tế (thêm lục địa) giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liên hay đối diện được thực hiện bằng con đường thỏa thuận trên cơ sở pháp luật quốc tế, như đã nêu ở Diéu 38 Quy chế của Tòa án công lí quốc tế, dé đi đến một giải pháp công bang”.

Như vậy, cũng giống như phân định lãnh hải, thỏa thuận vẫn là nguyên tắc cao nhất đề các bên hữu quan giải quyết các van đề về phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Tuy nhiên, Điều 74 và Điều 83 UNCLOS 1982 không yêu cầu các bên bắt buộc phải áp dụng hoặc phải ưu tiên bất cứ một phương pháp nào khi phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, mà chỉ yêu cầu răng việc phân định phải nhăm đạt được “giải pháp công bằng” Điều này không những khác với các quy định về phân định lãnh hải mà còn khác với các quy định về phân định thềm lục địa trong Công ước Giơnevơ 1958 về Thêm lục địa Điều 6 Công ước Gionevo 1958 về Thêm lục địa hoàn toàn không đề cập đến “giải pháp công

Trang 20

bằng” nhưng đã đưa ra quy tắc phân định tương tự như phân

định lãnh hải, đó là: Trừ khi có thỏa thuận ngược lại hoặc có sự

ton tại của “các hoàn cảnh đặc biệt”, phân định thêm lục địa được tiến hành băng việc sử dụng phương pháp đường trung tuyến/cách đều.

Sự chuyển hướng từ đường trung tuyến/cách đều với tính chất là một phương pháp được ưu tiên trong phân định sang cách tiếp cận hướng đến “giải pháp công bằng” là kết quả của sự thiếu nhất trí giữa các quốc gia tham gia Hội nghị của UN về Luật biển lần II về van dé phân định biển được tiễn hành theo quy tắc kết hợp “cách đều - các hoàn cảnh đặc biệt” hay trên cơ sở “các nguyên tắc công bằng” Vào những ngày cuối cùng diễn ra Hội nghị luật biển lần III, trên cơ sở đề nghị của Koh - Chủ tịch Hội nghị, Điều 74 và Điều 83 UNCLOS 1982 mới được thông qua Để dung hòa giữa hai nhóm quan điểm, quy tắc phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong UNCLOS 1982 không trực tiếp đề cập tới phương pháp “đường trung tuyén/cach đều” cũng như “các nguyên tắc công bằng” và “các hoàn cảnh đặc biệt” Phương pháp dé đạt được “giải pháp công bằng” trong phân định vùng đặc quyền kinh tế và thèm lục địa chỉ được đề cập một cách gián tiếp là “trên cơ sở pháp luật quốc tế” Dé đạt được “giải pháp công bằng”, các hoàn cảnh và các phương pháp được cân nhắc, xem xét trong phân định vùng đặc quyên kinh tế và thềm lục địa phải là các hoàn cảnh và phương pháp hoàn toàn được luật quốc tế cho phép và quan trọng hơn, được luật quốc tế yêu cầu phải

làm như vậy.

Trang 21

Mặt khác, mặc dù UNCLOS 1982 không quy định trực tiếp việc áp dụng “các nguyên tắc công bằng” trong phân định vùng đặc quyên kinh tế và thềm lục địa nhưng yêu cầu thỏa thuận dé đi đến một “giải pháp công bằng” chính là thé hiện nội dung của “các nguyên tắc công băng” Vì vậy, cách tiếp cận hướng đến “giải pháp công bằng” theo quy định trong khoản 1 Điều 74 và khoản 1 Điều 83 UNCLOS 1982 cũng như trong luật tập quán quốc tế đã được cơ quan tài phán quốc tế tóm gọn trong công thức “các nguyên tắc công bằng - các hoàn cảnh liên quan”.' Hơn nữa, công thức “các nguyên tắc công bằng - các hoàn cảnh liên quan” áp dụng trong phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm luc địa rất giống với công thức “cách đều - các hoàn

cảnh đặc biệt” áp dụng trong phân định lãnh hải bởi vì chúng

đều nhăm đạt được kết quả công bằng.”

Theo quan điểm của cơ quan tài phán quốc tế, công băng không chỉ là mục đích mà còn là nguyên tắc chỉ đạo đối với toàn bộ quá trình phân định biển.” Dé đạt được giải pháp công bang, cần phải xem xét mỗi trường hợp là một wnicium - nghĩa là một hoàn cảnh đặc thù, không giống với các trường hợp

' Các Báo cáo của ICJ 2002 (303), Biên giới biển và đất giữa Cameroon và

Nigeria (Cameroon - Nigeria; Equatorial Guinea can di), đoạn 288.

? Các Báo cáo của ICJ 2001 (40), vụ phân định biển và các vấn dé lãnh thổ

giữa Qatar va Bahrain (Qatar - Bahrain), đoạn 230-231; Các Báo cáo của ICJ

2002 (303), Biên giới biển và đất giữa Cameroon và Nigeria (Cameroon

-Nigeria; Equatorial Guinea can du), đoạn 66.

> Các Báo cáo của ICJ 1969 (3), vụ North Sea Continental Case (Federal

Republic of Germany - Denmark; Federal Republic of Germany - the Netherlands),

doan 68; Cac Bao cao cua ICJ 1982, vu phan dinh thém luc dia gitta Tunisa

va Libya (The Continental Shelf case (Tunisia - Libyan Arab Jamahiriya)),doan 71.

Trang 22

khác và cần phải có một giải pháp đặc thù.' Muốn đạt được kết quả công bằng cần phải áp dụng nguyên tắc công bằng của phân định biển phù hợp với thực tế và hoàn cảnh liên quan của

khu vực phân định.

II CÁC HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT ANH HUONG DEN QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIÊN TRONG THỰC TIẾN PHAN ĐỊNH BIEN CUA CÁC QUOC GIA

1 Khái niệm hoàn cảnh đặc biệt

Trước Hội nghị Lahay năm 1930, phân định biển giữa các quốc gia được tiến hành thông qua đàm phán Các phương pháp dé xác định biên giới quốc gia trên bộ cũng thường được áp dụng dé xác định biên giới quốc gia trên biên, vi dụ đường kéo dài biên giới quốc gia trên bộ, đường vuông góc với hướng chung của bờ biển, đường kinh tuyén/vi tuyến Đến thé ki XX, thực tiễn quốc gia đã phát triển đáng ké liên quan đến lãnh hải nên một số quốc gia đã bắt đầu chủ động cân nhắc đến việc phân định biên thông qua cơ chế tài phán quốc tế.

Sự xuất hiện và định hình các hoàn cảnh đặc biệt ảnh hưởng đến quá trình phân định biển luôn gắn với quá trình cơ quan tài phán quốc tế giải quyết các tranh chấp về phân định biên Vụ Grisbadarna năm 1909 giữa Norway và Sweden là án lệ đầu tiên mà cơ quan tài phán đưa ra phán quyết phân định biển băng phương pháp đường vuông góc so với xu hướng chung của bờ biến, đồng thời cân nhac đến thực tế là cả hai

' Các Báo cáo của ICI 2009 (69), vụ phán định ở Biển Đen (Romania

-Ukraine), tr 129, đoạn 212.

Trang 23

quốc gia đã cùng khai thác bãi cá nên việc trao nó cho một quốc gia sẽ không phù hợp với lịch sử của vùng.

Sau đó, Công ước Gionevo 1958 khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân định biển trong thuật ngữ “các hoàn cảnh đặc biệt” và Điều 15 UNCLOS 1982 nhắc lại thuật ngữ này nhằm xác định trường hợp ngoại lệ, không ưu tiên áp dụng phương pháp đường trung tuyến trong phân định lãnh hải Tuy Điều 74 và Điều 83 UNCLOS 1982 không đề cập đến “các hoàn cảnh đặc biệt” nhưng vẫn phải xem xét các yêu tô này khi phân định vùng đặc quyên kinh tế và thềm lục địa Bởi lẽ, “gần như không thé đạt được một giải pháp công bằng trong bat cứ cuộc phân định nào mà không tính đến các hoàn cảnh liên quan của vùng phân định”.ˆ Hơn nữa, tất cả các báo cáo của Ủy ban

các chuyên gia và các văn bản trong quá trình đàm phán của các Hội nghị luật biển cũng cho thấy, “hoàn cảnh đặc biệt” là

khái niệm hướng đến sự công bằng Nguyên tắc công băng và

hoàn cảnh đặc biệt có quan hệ chặt chẽ với nhau Việc áp dụng

nguyên tắc công bằng trong suốt quá trình phân định đòi hỏi phải cân nhắc kĩ mọi hoàn cảnh hiện có và phải dành cho từng hoàn cảnh một ý nghĩa thích hợp, cần thiết.

Thuật ngữ “các hoàn cảnh liên quan” cũng chính thức được

' Phan quyết Trọng tài về van đề phân định một phan ranh giới biển giữa

Norwey va Sweden (1910), American Journal of International Law 226.

* Các Báo cáo của ICJ 1969 (3), vụ North Sea Continental Case (Federal

Republic of Germany - Denmark; Federal Republic of Germany - the Netherlands),

đoạn 101; Xem thêm, Cac Bao cáo của ICJ 1982, vu phan định thém luc dia

gitta Tunisa va Libya (The Continental Shelf case (Tunisia - Libyan ArabJamahiriya)), tr 73, đoạn 71-71.

Trang 24

đưa vào Luật biển quốc tế bởi phán quyết của ICJ trong vụ Thêm lục địa biển Bắc năm 1969 và sau đó, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong các án lệ của cơ quan tài phán quốc tế cũng như trong quá trình làm việc của Hội nghị luật biển lần III nhăm dé cập đến những thực tế cần được xem xét trong quá trình phân định vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa Theo quan điểm của ICJ trong vụ phân định biển giữa

Greenland và Jan Mayen năm 1993 và vụ Carmeroon - Nigeria

năm 2002, mặc dù có sự khác nhau về nguồn sốc và tên gọi nhưng có một xu hướng tất yếu là đồng hóa “các hoàn cảnh đặc biệt” với “các hoàn cảnh liên quan” bởi vì chúng đều nhằm dat được kết qua công bằng.

Tuy nhiên, “các hoàn cảnh đặc biệt” không thể là thước đo duy nhất và là yếu tố tự bản thân nó có ảnh hưởng trong phân định biển Ngược lại, “các hoàn cảnh đặc biệt” phải được vận hành trong khuôn khổ của các nguyên tắc công bằng và đường cách đều Mục đích của việc tính đến “các hoàn cảnh đặc biệt” không phải là dé “làm lại tự nhiên” hoặc “xóa đi sự công bang mà là dé đạt được sự công băng hơn”.ˆ Chính vì vậy, việc xác định một “hoàn cảnh đặc biệt” sẽ tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của vùng biển phân định có hoàn cảnh ấy Không có một

' Các Báo cáo của ICJ 2002 (303), Biên giới biển và đất giữa Cameroon và

Nigeria (Cameroon - Nigeria; Equatorial Guinea can dự), tr 441, đoạn 228;

Các Báo cáo của ICJ 2007, vu tranh chấp lãnh tho và biển ở biển Caribe

(Nicaragua - Honduras), tr 741, đoạn 271.

* Các Bác cáo của ICJ 1982, vụ phân định thêm lục địa giữa Tunisia va Libya -The Continental Shelf case (Tunisia - Libyan Arab Jamahiriya), Ý kiến riêngrẽ của thâm phan Jimenez de Arechaga, đoạn 24.

Trang 25

giới hạn pháp lí nào về việc định ra các hoàn cảnh đặc biệt.' Vì vậy, tiêu chuẩn dé xác định một yếu tố có phải là “hoàn cảnh đặc biệt” hay không chính là kết quả không công bằng mà người ta có thé thấy khi so sánh kết quả áp dụng đường cách đều tạm thời với kết quả áp dụng đường cách đều đã được điều chỉnh Tóm lại, “các hoàn cảnh đặc biệt” là các thực tế mà sự tồn tại của nó làm cho đường cách đều trở thành đường phân định không công bằng và cần phải có một sự tiếp cận riêng để xóa bỏ ảnh hưởng không công băng thông qua việc điều chỉnh đường cách đều tạm thời hoặc áp dụng phương pháp phân định khác với phương pháp cách đều.

2 Một số hoàn cảnh đặc biệt ảnh hưởng đến quá trình phân định biển

a Các hoàn cảnh địa lí

* Hình dạng của các bờ biển

Trong phân định biển, việc tính đến hình dạng của các bờ biên nhằm tránh sự bất công bang nảy sinh do áp dụng phương pháp cách đều một cách chặt chẽ Trên thực tế, hình dạng của bờ biển là yếu tổ được các thâm phán xem xét đến trong tat cả các vụ việc phân định biển bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới đường cách đều Tính chất đặc biệt của hình dạng bờ biển bao gồm các hoàn cảnh như: Bờ biển đối diện hay liền kề; bờ biển lồi hay lõm; hướng chung của bờ biển Hướng chung của bờ

' Các Báo cáo của ICI 1969 (3), vụ North Sea Continental Case (Federal

Republic of Germany - Denmark; Federal Republic of Germany - the Netherlands),doan 93.

Trang 26

biển được xác định là hoàn cảnh liên quan trong vụ Tunisia -Libya năm 1982 va vụ vịnh Main năm 1984.” Hoàn cảnh này

cũng được đặc biệt lưu ý trong vu Guinea - Guinea Bissau nam

1985, khi Tòa cho răng hình dang tong thé của bờ biển Tây Phi cần phải được tính đến.” Tuy nhiên, hiện nay Tòa án và trọng tài có xu hướng áp dụng phương pháp cách đều trong giai đoạn đầu tiên của phân định, bat kế hình dang của bờ biển Như vậy, sự phân biệt giữa bờ biển đối diện hay liền kề chỉ có giá trị hạn chế trong phân định biên.

Trong khi đó, hình dang bờ biến lồi hay lõm có ý nghĩa đặc biệt quan trong trong phân định biên Đặc biệt, trong vụ thềm lục địa Biển Bắc năm 1969, ICJ cho rằng phương pháp cách đều sẽ không công bằng ở những nơi mà bờ biển lõm bởi nó có thé tạo ra ảnh hưởng làm biến dạng đường phân định." Quan điểm này được nhắc lại trong vu Libya - Malta năm 1985, vụ Bangladesh Myanmar năm 2012” và Bangladesh

' Các Báo cáo của ICJ 1982, vụ phân định thêm lục địa giữa Tunisia và Libya

-The Continental Shelf case (Tunisia - Libyan Arab Jamahiriya), tr 85, đoạn 120.

? Các Báo cáo của ICJ 1984, vụ phân định biển ở vịnh Main (Canada - United

States of America), tr 338, đoạn 225.

3UN, Các Báo cáo về các phán quyết của Trọng tài quốc tế, Guinea - Guinea

Bissau Case, tr 297-298, đoạn 109-111.

* Các Báo cáo của ICJ 1969 (3), vụ North Sea Continental Case (Federal

Republic of Germany - Denmark; Federal Republic of Germany - the Netherlands),tr 17, doan 8.

° Các Báo cáo của ICJ 1985, vụ phân định thêm luc dia giữa Libyan va Malta

(Libyan Arab Jarnahiriya - Malta), tr 44, đoạn 56 & tr 51, đoạn 70.

° Phan quyết của ITLOS, số 16 ngày 14/3/2012, vụ phân định biển giữa

Bangladesh - Myanmar tại vịnh Bengal, các đoạn 291-293 & tr 92, đoạn 297;tr 98, các đoạn 323-324.

Trang 27

India năm 2014.' Trên thực tế, việc xác định tính lồi lõm của bờ biển còn tùy thuộc vào tỉ lệ của bản đồ hoặc địa lí vĩ mô, ví dụ liệu bờ biển của quốc gia láng giềng thứ ba có được tính đến trong việc đánh giá hình dạng của các bờ biên liên quan hay không.

* Tính tỉ lệ

Trong phân định biển, khái niệm về tính tỉ lệ có nguồn gốc từ yêu sách của Đức trong vụ Thêm lục địa Biển Bắc năm 1969 Theo khái niệm này, phân định biển phải được tiến hành băng việc tính đến tỉ lệ giữa chiều dai đường bờ biển và diện tích các vùng biển được trao cho mỗi quốc gia Theo quan điểm của ICJ trong vụ thêm lục địa Biển Bắc năm 1969, có ba đặc điểm địa lí đòi hỏi phải tính đến yêu tổ tỉ lệ, đó là: (i) Các bờ biên đối diện; (ii) hình dang bờ biển đặc biệt lồi, lõm; (iii) chiều dai gần như là băng nhau của các bờ biển liên quan Trong các hoàn cảnh nay, việc áp dụng đường cách đều sẽ làm giảm diện tích thêm lục địa của Đức (bờ biển lõm) so với các quốc gia láng giềng Vì vậy, yếu tô tỉ lệ được tính đến dé xóa đi ảnh hưởng bất công bằng do việc sử dụng đường cách đều Cũng cần phải lưu ý rằng, trong vụ việc này, tính tỉ lệ đã không được Tòa coi là một nguyên tắc riêng biệt của phân định biển mà chỉ là một yếu tố để đảm bảo quá trình phân định phù hợp với các nguyên tắc công bằng Hơn nữa, tính tỉ lệ vẫn là một yếu tố “cuối cùng” được Tòa xem xét dé kiểm tra tính công bang của đường phân định.

Tuy nhiên, trong tât cả các án lệ sau này, tòa án và trọng tải

' Phan quyết của PCA ngày 07/7/2014, vu phân định biển giữa Bangladesh và

India (The Bangladesh - India Arbitration), tr 118-121, các đoạn 407-408.

Trang 28

đều viện dẫn đến tính tỉ lệ, bất ké là giữa các bờ biển kề cận và không có hoàn cảnh lồi lõm hay giữa các bờ biên đối diện, bat kề hoàn cảnh địa lí hoàn toàn khác so với vụ Thêm luc địa Biển Bắc năm 1969 (vụ Barbados - Trinidad & Tobago nam 2006'; Guyana - Suriname nam 20077; Romani - Ukraine năm 2009°; Banglandesh - Myanmar năm 2012) Hon nữa, Toa án và trong tài cũng mở rộng chức năng của tính tỉ lệ Cụ thé, yếu tố tỉ lệ được áp dụng dé kiểm tra sự công băng của đường phân định đã được đề xuất (vụ Lybia - Malta nam 1985; Saint Pierre - Miquelon năm 1992 ), hoặc dé điều chỉnh đường cach đều

tạm thời (vụ vịnh Main năm 1984; Libya - Malta năm 1985 ),

hoặc như bước thứ ba trong quá trình phân định (vu Romania -Ukraine năm 2009; Nicaragua - Colombia năm 2012 ) Tuy

nhiên, việc áp dụng rộng rãi khái niệm về tính tỉ lệ cũng đặt ra yêu cầu phải luật hóa các tiêu chí khách quan để tính toán chiều dài các bờ biển và diện tích bề mặt biển hoặc dé đánh giá mối liên hệ hợp lí giữa chiều dài bờ biển với các vùng biển thuộc về quốc gia.

' UN, Các Báo cáo về các phán quyết của Trọng tài quốc t6, Phan quyét cua

PCA ngày 11/4/2006, vu phân định vùng đặc quyén kinh tế và thêm luc diagiữa Barbados với Trinidad & Tobago (Arbitration Barbados - Trinidad &Tobago Arbitration), tr 102-103, cac doan 337-338 & tr 111-112, cac doan376-379.

> UN, Các báo cáo về các phán quyết của Trọng tài quốc tế, Phan quyết ngày17/9/2007, vụ phân định biển giữa Guyana va Suriname (Guyana - Suriname

Arbitration), tr 127, đoạn 392.

Các Báo cáo của ICJ 2009 (69), vu phân định ở Biển Den (Romania

-Ukraine), tr 129-130, các đoạn 210-216.

*# Phan quyết của ITLOS, số 16 ngày 14/3/2012, vu phân định biển giữa

Bangladesh - Myanmar tại vịnh Bengal, các đoạn 477-499.

Trang 29

* Các đường cơ sở

Trên cơ sở Điều 15 UNCLOS 1982, Điều 12 và Điều 24 Công ước Giơnevơ 1958 về Lãnh hải và vùng tiếp giáp, Điều 6 Công ước Giơnevơ 1958 về Thêm lục địa thì việc lựa chon đường cơ sở và các điểm cơ sở là nền tảng để vẽ đường cách đều tạm thời Tuy nhiên, thực tiễn phân định biến tại cơ quan tài phán quốc tế cho thấy, việc sử dụng đường cơ sở hoặc các điểm cơ sở do các bên đơn phương thiết lập dé làm cơ sở cho phân định biển có thể dẫn đến kết quả không công bằng Vì vậy, các quốc gia phải thỏa thuận với nhau hoặc thông qua cơ quan tài phán quốc tế dé lựa chọn các điểm cơ sở có liên quan nhằm mục đích phân định biến Ví dụ, đảo Filfla được sử dụng làm điểm cơ sở trong hệ thống đường cơ sở thăng của Malta nhưng đã không được ICJ sử dụng làm cơ sở để xác định đường phân định biển trong vụ Lybia - Malta năm 1985.' Cách tiếp cận tương tự cũng được ICJ áp dụng trong vụ Eritrea -Yemen năm 1999? va vụ Qatar - Bahrain năm 2001.7 Trong vu

Romania - Ukraine năm 2009), ICJ đã phân biệt rõ rang giữa

đường cơ sở dùng dé đo chiều rộng các vùng biển và đường cơ sở dùng dé phân định biến là hai van đề khác nhau." Việc kiểm

' Các Báo cáo của ICJ 1985, vụ phân định thêm luc địa giữa Libyan và Malta

(Libyan Arab Jarnahiriya - Malta), tr 48, các đoạn 50-64.

* Các Báo cáo về các phán quyết của Trọng tài quốc tế, vụ phân định biển giữa

Eritrea va Yemen, Giai đoạn II (Eritrea - Yemen-H]), 1999, tr 1006-1008,doan 133-146.

> Các Báo cáo của ICJ 2001 (40), vụ phân định biển và các van dé lãnh thổ

giữa Qatar va Bahrain (Qatar - Bahrain), tr 103-104, các đoạn 210-215.

* Các Bác cáo của ICJ 2009 (69), vu phân định ở Biển Den (Romania - Ukraine),

tr 108, đoạn 137 & tr 101, đoạn 117.

Trang 30

tra tính hợp pháp của đường cơ sở và các điểm cơ sở do các quốc gia đơn phương tuyên bố sẽ góp phần ngăn chặn kết quả không công bằng nảy sinh từ việc áp dụng tự do các đường cơ sở thăng và đường cơ sở quần đảo.

* Sự hiện diện cua các dao

Mặc dù, sự hiện diện của đảo ở trong vùng phân định luôn

được thừa nhận là hoàn cảnh liên quan nhưng thực tiễn quốc tế đa dạng đến mức khó có thé cụ thé hóa một quy tắc chung liên quan đến mức độ ảnh hưởng của đảo trong phân định biển Cơ quan tài phán quốc tế sẽ quyết định ảnh hưởng của đảo trong phạm vi khuôn khổ của các nguyên tắc công bằng Nhìn chung, có bốn mô hình mà cơ quan tài phán quốc tế trao hiệu lực cho đảo:

- Hiệu lực đầy đủ: Khi đảo tạo thành một phần không tách rời của hình thái bờ biển (các đảo thuộc quần đảo Dahlak trong

vụ Eritrea - Yemen năm 1999 );

- Không có hiệu lực: Khi đảo nhỏ, không cầu thành hình thái chung của bờ biển (Đảo Djerba trong vu Tunisia - Lybia

năm 1982; đảo BlJagos và Southern trong vu Guinea - GuineaBissaun nam 1985 );

- Khoanh vòng đảo: Khi bat cứ danh nghĩa nào do đảo tao ra cũng nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tính từ bờ biển đất liền của một trong các bên (Đảo Chanel trong vụ thềm lục địa Anh - Pháp năm 1977; đảo Serpents

trong vu Romania - Ukraine năm 2009 );

- Hiệu lực một phan: Khi việc trao hiệu lực đầy đủ cho đảo

tạo ra đường phân định không cân xứng (Dao Scilly trong vụ

thêm lục địa Anh - Pháp năm 1977; đảo Kerkennah trong vụ

Trang 31

Tunisia - Lybia năm 1982 ) Tuy nhiên, hiện nay án lệ quốc tế vẫn chưa rõ ràng về cơ sở pháp lí cũng như kĩ thuật để trao

cho đảo một nửa hiệu lực.

* Các yếu t6 dia chất và địa mạo

Trong khi các yếu tố địa chất liên quan đến thành phan và

Nguồn: Chris Carleton and Clive Schofield (2002), “Developments in the

Technical Determination of Maritime Space: Delimitation, Dispute Resolution,Geographical Information Systems and the Role of the Technical Expert’,Maritime Briefing Volume 3 Number 4.

Trang 32

cau trúc của đáy biển, các yếu tố dia mạo liên quan đến hình dạng và hình thái của đáy biển Nhìn chung, các yếu tố này ít được các quốc gia và cơ quan tài phán quốc tế trao cho ảnh hưởng đáng ké đối với vị trí của các đường phân định Các lí do cho thực tế này có thê là vì theo UNLCLOS 1982, các quốc gia ven biển có thé yêu sách vùng đặc quyên kinh tế và thềm lục địa đến 200 hải lí, bất ké địa chất và dia mao của vùng.

Ngoài ra, việc áp dụng chỉ một đường phân định cho cả vùng

đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hoặc áp dụng phương pháp hình học cũng góp phan hạn chế ảnh hưởng của các yếu tô địa chất và địa mạo trong phân định biển.

* Su hiện điện cua các quốc gia thứ ba

Sự hiện diện của các quốc gia thứ ba có thể là một hoàn cảnh đặc biệt ảnh hưởng đến quá trình phân định biển bởi vì vùng phân định có thé liên quan đến danh nghĩa pháp lí của quốc gia thứ ba Từ các án lệ quốc tế cho thấy có hai khả năng mà cơ quan tài phán tiếp cận trong trường hợp này:

Thứ nhất, cơ quan tài phán quốc tế vẫn vẽ một đường trong vùng phân định - nơi mà có thê liên quan đến danh nghĩa pháp lí của các quốc gia thứ ba Cách tiếp cận này đã được Tòa áp dụng trong vụ thềm lục địa Anh - Pháp năm 1977! và vụ Nicaragua - Colombia năm 2012”, mặc dù không tránh khỏi

"UN, các báo cáo về các phán quyết của Trọng tài quốc tế, Phan quyết ngày

30/6/1977 & 14/3/1078, (Case concerning the delimitation of continental shelfbetween the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, and theFrench Republic), tr 27, đoạn 28.

? Các Báo cáo của ICJ 2012, vu tranh chấp lãnh thé và biển giữa Nicaragua và

Colombia (Nicaragua - Colombia), đoạn 236 &251(4) & 228.

Trang 33

việc kết quả phân định của Tòa có ảnh hưởng đến các đường phân định biên đã được kí kết trước đó giữa Anh va Colombia với các quốc gia láng giềng.

Thứ hai là cơ quan tài phán quốc tế sẽ cắt vùng mà có thé liên quan đến các yêu sách của bên thứ ba ra khỏi phạm vi tài phán của mình Theo cách tiếp cận này, cơ quan tài phán quốc tế chỉ đơn giản dừng đường phân định ở điểm mà một quốc gia thứ ba có thé trở thành bên liên quan Cách tiếp cận này đã

được ap dụng trong vu Tunisia Lybia năm 1982; Lybia -Malta nam 1985; Eritrea - Yemen nam 1999 Tuy nhién, viéc

xác minh sự liên quan của quốc gia thứ ba là van đề hết sức phức tạp nên thường được Tòa kiểm tra bằng cách vẽ một đường cách đều ở giai đoạn đầu tiên của quá trình phân định.

b Các yếu tô phi địa lí * Các yếu tô kinh tế

Các yếu tố kinh tế bao gồm sự tồn tại của nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí đốt, cá và các yêu tố kinh tế -xã hội, ví dụ như sự phụ thuộc về kinh tế của các quốc gia vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự thịnh vượng về kinh tế của quốc gia Trên thực tế, các quốc gia thường viện dẫn cả hai yếu tố này bởi vì chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau Nhìn tong thé từ các án lệ quốc tế, các yếu tố kinh tế không có nhiều ảnh hưởng đến đường phân định biên bởi vì chúng thường thay đổi theo thời gian Ví dụ như trong vụ Cameroon - Nigeria năm 2002, ICJ đã tuyên bố: “Các giếng dau bản thân nó không được xem như là các hoàn cảnh liên quan để thỏa mãn việc điều chỉnh hay chuyển dịch đường phân định tạm thời Chỉ

Trang 34

trong trường hợp dựa trên một thỏa thuận rõ ràng hay ngầm

oo 1

định giữa các bên thi chúng mới có thé được tinh đến”.

Ở giai đoạn tiến hành phân định, trừ vụ Greenland - Jan Mayen năm 19937, cơ quan tài phán quốc tế không đưa ra bat kì phán quyết nào mà trong đó đã tính đến sự hiện diện của các nguôn tài nguyên thiên nhiên, bất kê trong phân định thêm lục địa hay vùng đặc quyền kinh tế hoặc phân định hai vùng này bằng một đường duy nhất Trong một số trường hợp, ví dụ như trong vụ vịnh Main năm 1984 và vu Saint Pierre - Miquelon năm 1992, yếu tô kinh tế chỉ được tính đến sau cùng nhằm kiểm tra sự công băng của đường phân định đã được vẽ Nhìn chung, trong bat cứ trường hợp nao, các yếu tố kinh tế chi đóng vai tro thứ yếu nhằm kiểm tra liệu các đường phân định đã được thiết lập có tạo ra kết quả “hoàn toàn bất công bằng” hay không.

Trong thỏa thuận giữa các quốc gia, yếu tố kinh tế cũng không tác động trực tiếp đến vị trí của đường phân định thêm lục địa cũng như đường phân định duy nhất cho cả vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa Thay vào đó, trong một số thỏa thuận, các quốc gia đã giải quyết các vấn đề kinh tế một cách linh hoạt

' Các Báo cáo của ICJ 2002 (303 - 304), vụ tranh chấp ranh giới giữa

Cameroon và Nigieria (Cameroon - Nigieria), đoạn 217.

* Các Báo cáo của ICJ 1993 (38), vụ phân định biển trong vùng giữa

Greenland và Jan Mayen (Denmark - Norway) (Jan Mayen Case), tr 79-81,doan 92.

3 Các Báo cáo của ICJ 1984, vụ phân định biển ở vịnh Main (Canada - United

States of America), tr 342-344, các đoạn 237-241.

* UN, Các báo cáo về các phán quyết của Trọng tài quốc tế, Phán quyết ngày

10/6/1992, vụ phân định các vùng biển giữa Canada và France (The St Pierreand Miquelon Arbitration), tr 1173, các đoạn 84-85.

Trang 35

băng việc xây dựng một số điều khoản về tài nguyên khoáng sản chung hoặc bằng việc thiết lập các chế độ hợp tác phát triển chung.

* Hành vi của các bên

Trong thực tiễn quốc tế, hành vi của các bên có ảnh hưởng rất hạn chế đến đường phân định biển Các phán quyết liên quan đến phân định biển cho thấy, co quan tài phán quốc tế thường không dựa trên cơ sở hành vi của các bên dé chấp nhận sự ton tại của đường phân định tạm thời (de facto), trừ khi có thỏa thuận rõ ràng hoặc ngầm định giữa các bên.' Nhất quán với cách tiếp cận này, trong vụ Nicaragua - Honduras năm 2007, ICJ cho rằng hành vi của Honduras và Nicaragua “chưa hình thành thỏa thuận ngầm định có hiệu lực giữa các bên về việc thiết lập đường biên giới tạm thời”.”

Cho đến nay, cơ quan tài phán quốc tế chỉ rõ ràng tính đến

hành vi của các bên là một hoàn cảnh đặc biệt trong phân định

thêm lục địa giữa Tunisa - Lybia năm 1982 Cụ thể, trong vụ việc này, một đường tạm thời (de facto) - kết quả của những đặc nhượng về thăm dò và khai thác dầu mỏ, khí đốt xa bờ đã được cả hai quốc gia cấp phép - đã được ICJ xem như là hoàn cảnh đặc biệt trong phân định biển giữa hai quốc gia Mặt khác ICJ cũng nhắn mạnh rang, băng chứng rõ ràng về một thỏa

' Các Báo cáo của ICJ 2002 (303), Biên giới biển và đất giữa Cameroon và

Nigeria (Cameroon - Nigeria; Equatorial Guinea can du), tr 447-448,đoạn 304; UN, Các bao cáo vê các phan quyết của Trọng tài quốc tế, Phánquyết ngày 17/9/2007, vu phân định ranh giới biển giữa Guyana va Suriname(Guyana - Suriname Arbitration), tr 125, đoạn 390

* Các Báo cáo của ICJ 2007, phán quyết 08/10/2007, vụ tranh chấp biển và

lãnh thé giữa Nicaragua va Honduras ở biển Caribbea (Nicaragua

-Honduras), cac doan 56 & 257-258.

Trang 36

thuận ngầm định “phải là bat buộc”.' Phan quyết này dường như gợi ý rang, chỉ khi hành vi của các bên có thé chứng minh

sự hiện diện của một tạm ước hoặc một đường tạm thời (de

facto), hoặc một thỏa thuận về áp dụng một phương pháp cụ thể thì những thực tế như vậy mới có thể được Tòa tính đến là hoàn cảnh đặc biệt trong phân định biển Đây cũng là quan điểm của ITLOS trong vu Bangladesh - Myanmar năm 2012.”

Tuy nhiên, cách tiếp cận nêu trên của ICJ cũng có thể dẫn đến nguy cơ các quốc gia sẽ đưa ra ý tưởng về sự hữu hiệu và chiếm giữ vào trong luật phân định biển Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa là đương nhiên và von có, vi vậy, ý tưởng về sự hữu hiệu sé không phù hợp với đặc trưng cơ bản về quyền pháp lí của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa Hơn nữa, nếu hành vi của các bên được trao quá nhiều ảnh hưởng đến phân định biển thì điều đó có thé sẽ khuyến khích các hành vi đơn phương chiếm giữ thềm lục địa Với những vấn đề nêu trên, việc thừa nhận hành vi của các bên là hoàn

cảnh đặc biệt trong phân định biển như phán quyết vụ

Tunisia/Lybia năm 1982 chỉ là ngoại lệ và chúng không thé là sự áp dụng chung trong luật phân định biển.

* Các quyên lịch sử

Thuật ngữ “các quyên lịch sử” có thé được định nghĩa là các quyền đối với các vùng đất và biên nhất định mà một quốc

gia có được thông qua quá trình sử dụng liên tục, lâu dài và

' Các Báo cáo của ICJ 1982, vụ phân định thêm lục địa giữa Tunisa và Libya

(The Continental Shelf case Tunisia - Libyan Arab Jamahiriya), tr 71, đoạn 96.

* Phan quyết của ITLOS, số 16 ngày 14/3/2012, vu phân định biển giữa

Bangladesh - Myanmar tại vịnh Bengal, các đoạn 100-108.

Trang 37

công khai, được các quốc gia khác mặc nhiên thừa nhận, mặc dù các quyền này thông thường sẽ không thuộc về quốc gia đó theo luật quốc tế chung Theo quan điểm của Tòa trọng tài trong vụ Philipines - Trung Quốc (2016): “Các quyền lịch sử có thê bao gồm chủ quyền, nhưng có thé tương đương bao gồm các quyền hạn chế hơn, vi dụ như quyền đánh cá hoặc quyền tiếp cận, đó là những quyền mà thiếu một yêu sách chủ quyên” Ngược lại, “danh nghĩa lịch sử” được sử dụng dé dé cap mot cách rõ rệt tới chu quyền lịch sử đối với các vùng đất hoặc biên”.' Như vậy, khác với “danh nghĩa lich sử”, các quyền lịch sử không có tính chất đặc quyền và có thể tương thích, phù hợp với một danh nghĩa biển thuộc về một quốc gia khác Một trong các ví dụ minh chứng cho điều nay là khoản 1 Điều 51 UNCLOS 1982 quy định rằng, quốc gia thực hiện chủ quyền đối với các vùng nước quần đảo phải “thừa nhận các quyền đánh bắt hải sản truyền thống” của các quốc gia khác.

Do việc thực hiện các quyền không đặc quyền này có thé phù hợp với danh nghĩa chủ quyền của một quốc gia khác, cho nên chủ quyền hoặc quyên tài phán đối với vùng biển được nêu có thể bị tranh chấp Vì vậy, trong trường hợp này việc phân định biển được đặt ra nhằm thiết lập các đường phân tách giữa các quốc gia liên quan.

Trên thực tế, các quyền lịch sử hiếm khi được cơ quan tài phán tính đến để điều chỉnh đường cách đều tạm thời Trong vụ Tunisia - Lybia năm 1982, các quyền lịch sử đã được ICJ

' PCA Case No.2013-19 in the matter of the South China Sea Arbitration PCA

(between the Republic of the Philippines and the People Republic’s of China),phan quyét ngay 12/7/2016, tr 96, doan 225.

Trang 38

cho là có liên quan đến phân định khi tuyên bố rằng: “Các quyền lịch sử phải được tôn trọng và được bảo tồn như chúng đã luôn luôn là như thế do việc sử dụng lâu dài?! Tuy nhiên, trong giai đoạn tiến hành phân định, Tòa thấy rằng không cần thiết phải quyết định về tính hiệu lực của các quyên lịch sử của

Tunisia bởi vì đường phân định do Tòa vẽ ra đã trao cho

Tunisia sở hữu day đủ vùng mà có tồn tại quyên lịch sử ay.

Trọng tài trong vụ Eritrea - Yemen năm 1999 đã không tính đến chế độ đánh cá truyền thống dựa trên các cơ sở rằng, sự

tiếp cận tự do đối với đánh cá vốn là nền tảng của chế độ đó -không phụ thuộc vào việc phân định biển.” Vì vậy, trọng tài đã đưa ra một giải pháp khả thi khác, đó là tách các chế độ đánh

cá truyền thong ra khỏi van đề phân định biển Nếu sự tự do

tiếp cận với các nguồn tài nguyên là lợi ích thực sự ấn chứa đăng sau các quyền lịch sử thì những lợi ích đó có thể được bảo vệ băng một thỏa thuận đảm bảo cho sự tiếp cận như vậy

không phụ thuộc vào phân định biển.

Trong thực tiễn quốc gia, đáng lưu ý là Hiệp định năm 1976 giữa Ấn Độ và Sri Lanka đã giải quyết vẫn đề các quyền lịch sử, mà không điều chỉnh đường phân định Cụ thể, các bên đã thiết lập một giai đoạn chuyền giao về nghề cá và trao một lượng đáng ké cá cho quốc gia khác có liên quan Giải pháp

' Các Báo cáo của ICJ 1982, vu phán định thêm lục địa giữa Tunisa và Libya

(The Continental Shelf case Tunisia - Libyan Arab Jamahiriya), tr 73, đoạn 100.

* Các Báo cáo của ICJ 1982, vụ phân định thém luc dia giữa Tunisa va Libya

(The Continental Shelf case Tunisia - Libyan Arab Jamahiriya), tr 86, doan 121.

* Các Báo cáo về các phán quyết của Trọng tai quốc tế, vụ phân định biển giữa

Eritrea và Yemen, Giai đoạn II (Eritrea - Yemen-l]), 1999, tr 1001-1002, cácđoạn 103-110.

Trang 39

này đường như cung cấp một hướng dẫn thực tế để giải quyết van đề về quyền lịch sử trong phân định biên.

* Các yếu tô an ninh, hàng hải và môi trường

Nhìn chung, các yếu tố an ninh, hàng hải và môi trường không có ảnh hưởng trực tiếp hoặc có rất ít ảnh hưởng đối với đường phân định biên Ví dụ, ICJ đã chú ý đến yếu tố an ninh

như là một hoàn cảnh liên quan trong các vu Libya - Maltanăm 1985, vu Greenland - Jan Mayen năm 1993 và vụ

Romania - Ukraine nam 2009.' Tuy nhién, khi tién hanh phan định, Tòa cho rang lợi ích an ninh không ảnh hưởng đến vị trí

của đường phân định trong các vụ việc trên bởi vì các đường

phân định do Tòa vẽ ra đều “không quá gần với bờ biển của bat cứ bên nao dé làm cho van đề về an ninh trở thành một cân nhắc đặc biét”.? Nhu vậy, Tòa đã coi lợi ich an ninh như là một van đề về khoảng cách.

Các yếu tố hàng hải có ảnh hưởng đến một vài đoạn đường

phân định lãnh hải trong vụ Eritrea - Yemen năm 1999 (giai

đoạn 2} hoặc được đề cập một cách rõ ràng trong vụ Guyana -Suriname năm 2007 Ngoài các trường hợp này, án lệ quốc tế

' Các Báo cáo của ICJ 1993 (38), vụ phân định biển trong vùng giữa

Greenland và Jan Mayen (Denmark - Norway) (Jan Mayen Case), tr 74-75,

đoạn 81; Các Báo cáo của ICJ 2009 (69), vu phân định ở Biển Den (Romania

-Ukraine), tr 128, đoạn 204.

? Các Báo cáo của ICJ 1985, vụ phân định thềm lục địa giữa Libyan và Malta

(Libyan Arab Jarnahiriya - Malta), tr 42, đoạn 51.

* Các Báo cáo về các phán quyết của Trọng tài quốc tế, vụ phân định biển giữa

Eritrea va Yemen, Giai đoạn II (Eritrea - Yemen-II), 1999, tr 1004-1005, cácdoan 125-128.

“UN, Các báo cáo về các phán quyết của Trọng tài quốc tế, Phan quyết ngày

Trang 40

hầu như không đề cập đến sự ảnh hưởng của các yếu tố hàng hải đối với đường phân định Thực tiễn quốc gia cũng có đề cập đến ảnh hưởng của các yếu tố hàng hải nhưng chủ yếu là

trong phân định lãnh hải Tương tự, mặc dù bảo vệ môi trường

biển là một vấn đề quan trọng nhưng khi giải quyết các vụ việc phân định biển, cơ quan tài phán quốc tế dường như ít chú ý đến các yếu tô môi trường Ví dụ, trong vụ vịnh Main năm 1984, ICJ đã loại bỏ yếu t6 sinh thái, môi trường như là một tiêu chi chủ yếu trong phân định biển bởi vì nó không phù hợp với “tiêu chí trung bình” khi vẽ một đường duy nhất cho phân định cả vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa.!

Tom lai, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân định biển

là “các hoàn cảnh đặc biệt” được xác định dựa trên cơ sở các

nguyên tắc công bằng Các hoàn cảnh đặc biệt tồn tại khi sự hiện diện của chúng làm cho đường cách đều trở thành đường phân định không công bằng Mặc dù về lí thuyết, danh sách các “hoàn cảnh đặc biệt” là không có giới hạn” nhưng thực tiễn đã chứng minh rang, các yếu tố địa lí ven biển luôn có vai trò thiết yếu trong phân định biên, đặc biệt là hình thái của bờ biến, chiều dài bờ biến và sự hiện diện của đảo ở trong vùng phân định Mặt khác, không có yếu tô nào trong các yếu tố trên luôn luôn cấu thành “các hoàn cảnh đặc biệt” và thậm chí, một

17/9/2007, vụ phân định ranh giới biển giữa Guyana va Suriname (Guyana

-Suriname Arbitration), tr 96-97, các đoạn 304-306.

' Các Báo cáo của ICJ 1984, vụ phân định biển ở vịnh Main (Canada - United

States of America), tr 327, đoạn 193.

? Các Báo cáo của ICJ 1984, vụ phân định biển ở vịnh Main (Canada - United

States of America), tr 323, đoạn 185.

Ngày đăng: 14/04/2024, 01:21

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w