1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội. Nông Quốc Bình chủ biên, Nguyễn Thị Thu Hiền (Phần 2)

218 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Phần 2: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Tác giả Nông Quốc Bình, Nguyễn Thị Thu Hiền
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế
Thể loại Giáo trình
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 218
Dung lượng 88,14 MB

Nội dung

Trong trường hợp,nếu ý định minh bạch của một bên không được thể hiện mộtcách rõ ràng, những tuyên bố hoặc cách xử sự của bên đóđược giải thích theo nghĩa mà một người có lí trí trong đi

Trang 1

ràng và thể hiện ý chí của bên dua ra dé nghị bi rang buộckhi dé nghị giao kết được chấp nhận" (Điều 2.1.2).

Ngoài ra, PICC 2004 cũng quy định một lời đề nghị cóthể chứa đựng tất cả các điều khoản cơ bản nhất của hợpđồng nhưng nếu như có thoả thuận rằng việc giao kết hợpđồng phụ thuộc vào việc các bên có phải đạt được nhữngthoả thuận về một số điều khoản cụ thể chưa được đưa ratrong lời đề nghị thì dù các điều khoản cơ bản nhất đã đượcthoả thuận thì bên chào hàng vẫn không bị ràng buộc về hợpđồng khi bên kia chấp nhận

Hơn thế nữa, điểm đáng lưu ý khác trong Chương II củaPICC 2004 là các quy định về các hợp đồng có điều khoảnsoạn sin Hợp đồng soạn sẵn là hợp đồng có những điềukhoản đã được chuẩn bị từ trước cho việc sử dụng lại nhiềulần và thông thường được tiến hành không thông qua việcđàm phán với phía bên kia Các điều khoản soạn sắn chỉ cógiá trị ràng buộc phía bên kia trong trường hợp chúng đượcphía bên kia chấp nhận Các bên có thể tiến hành đàm phánmột vài điều khoản cụ thể trong hợp đồng và đương nhiênnhững điều khoản do các bên thoả thuận chiếm ưu thế ápdụng hơn so với các điều khoản soạn sắn, nếu có sự mâuthuẫn về cách giải thích giữa hai loại điều khoản này Trongtrường hợp cả hai bên trong hợp đồng đều sử dụng các điềukhoản soạn san va đã dat được thoả thuận, ngoại trừ nhữngđiều khoản soạn san của ho, thì hợp đồng được giao kết duatrên những điều khoản chung đã được thoả thuận và bất kìđiều khoản soạn sẵn nào tương đồng về nội dung xuất hiệnchung trong cả hai văn bản, trừ khi một bên chỉ ra rõ, trước

Trang 2

hoặc sau đó thông báo kịp thời cho phía bên kia rằng họkhông có ý định bị ràng buộc bởi hợp đồng như vậy.

Liên quan đến việc giao kết hợp đồng, PICC 2004 còn

có các quy định về quyền hạn của người đại diện trong việclàm phát sinh hậu quả liên quan đến việc kí kết hoặc thựchiện hợp đồng với bên thứ ba Tuy nhiên, với Mục 2 củaChương II này, PICC 2004 chỉ đề cập những quan hệ giữangười đại diện hoặc người được đại diện với bên thứ ba màkhông điều chỉnh hết tất cả các nội dung liên quan đếnngười đại diện cũng như quan hệ giữa người đại diện vớingười được đại diện Ví dụ, PICC 2004 không điều chỉnhquyền của người đại diện được pháp luật quy định, cũngnhư quyền của người đại diện được một cơ quan nhà nướchoặc cơ quan toà án chỉ định

Theo quy định của PICC 2004, người được đại diện cóthể trao quyền cho người đại diện mà không phải tuân thủbất kì điều kiện đặc biệt nào về hình thức Việc ủy quyền cóthể được thể hiện rõ ràng (văn bản ủy quyền, tuyên bố haythông báo về việc ủy quyền, nghị quyết của Hội đồng quảntrị ) hoặc trong một số trường hợp chỉ là sự ngầm hiểu (tùythuộc thái độ của người được đại diện hoặc trong hoàn cảnh

cụ thể để suy đoán hop If) Người đại diện có quyền thựchiện mọi hành vi cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mìnhcăn cứ vào từng hoàn cảnh cụ thể, trừ khi có quy định kháccủa người được đại diện trong nội dung ủy quyền Người đạidiện có thể hành động với danh nghĩa của người được đạidiện hoặc của chính mình Ngoài ra, người đại diện có quyềnchỉ định người đại diện thay thế mình trong một số trường

Trang 3

hop nhất định để hoàn thành những công việc mà không nhấtthiết phải do chính họ thực hiện.

Khi người đại diện thực hiện các hành vi trong phạm viđược trao quyền của mình thì hành vi của họ sẽ trực tiếp ràngbuộc trách nhiệm của người được đại diện với bên thứ ba nếubên thứ ba biết hoặc phải biết rằng người đại diện hành độngvới tư cách này và khi đó, giữa người đại diện và bên thứ ba

sẽ không có một quan hệ pháp lí nào được hình thành.Nhưng nếu bên thứ ba không biết hoặc không thể biết vềviệc đại diện này thì những hành vi của người đại diện chỉtrực tiếp ràng buộc người đại diện với bên thứ ba, chứ khôngtrực tiếp ràng buộc người được đại diện với bên thứ ba Hơnthế nữa, trong trường hợp người đại diện thực hiện công việcvượt quá thẩm quyền hoặc không được ủy quyền thì hành vicủa người đại diện cũng sẽ không ràng buộc người được đạidiện với bên thứ ba trừ các trường hợp: (1) Người được đạidiện xác nhận hành vi của người đại diện hoặc (2) Ngườiđược đại diện có thái độ khiến cho bên thứ ba tin tưởng mộtcách hợp lí rằng người đại diện có quyền hành động vì lợiích của người được đại diện Khi đó, người đại diện thực hiệnhành vi không được ủy quyền hoặc ngoài phạm vi thẩmquyền mà không có sự chấp thuận của người được đại diệnthì phải bồi thường cho bên thứ ba

Thẩm quyển của người đại diện có thể được chấm dứthoặc bị hạn chế theo các trường hợp luật áp dụng quy địnhnhưng đối với bên thứ ba, việc chấm dứt hay hạn chế thẩmquyền này không có hiệu lực trừ khi bên thứ ba biết hoặcđáng lẽ phải biết về sự việc đó Tuy nhiên, ngay cả trong

Trang 4

trường hợp thẩm quyền đại diện chấm dứt, tùy hoàn cảnh cụthể, người đại diện vẫn có quyền thực hiện các hành vi cầnthiết nhằm tránh hoặc giảm thiểu các thiệt hại tới lợi ích củangười được đại diện.

Ngoài những vấn đề cơ bản nêu trên, PICC 2004 còn quyđịnh rất nhiều các nguyên tắc liên quan đến văn bản xácnhận, hợp đồng với những điều khoản được để ngỏ, hợpđồng với các điều khoản mẫu, các trường hợp đàm phán vớidụng ý xấu

c Các nguyên tắc về hiệu lực hợp đồng (Validity)

Các nguyên tắc về hiệu lực hợp đồng được quy địnhtrong Chương III của PICC 2004, gồm 20 điều từ Điều 3.1đến 3.20 Các nguyên tắc của PICC 2004 không áp dụng chocác trường hợp hợp đồng vô hiệu do thiếu năng lực hành vi,thiếu thẩm quyền giao kết hợp đồng hoặc những giao dịchtrái với thuần phong mỹ tục, trái đạo đức hoặc trái pháp luật.Theo các nguyên tắc của PICC 2004, chỉ cần sự thoả thuậncủa các bên là đủ để việc giao kết, sửa đổi hoặc chấm dứtmột hợp đồng có hiệu lực mà không cần phải có thêm bất kìđiều kiện nào khác Nguyên nhân hay mục đích của hợpđồng như yêu cầu riêng trong một số hệ thống pháp luậtkhông phải là những điều kiện bắt buộc để hợp đồng thươngmại quốc tế có hiệu lực theo quy định của PICC 2004

Các nguyên tắc của PICC 2004 cũng khẳng định hiệu lựccủa hợp đồng trong các trường hợp không thể thực hiện đượchợp đồng vào thời điểm giao kết hợp đồng:

- Thứ nhất, việc hợp đồng không thể thực hiện được vào

Trang 5

thời điểm giao kết sẽ không làm ảnh hưởng đến hiệu luc củahợp đồng Quy tắc nêu ra trong khoản 1 Điều 3.3 này loại bỏnhững nghi ngờ về hiệu lực của hợp đồng mua bán nhữnghàng hoá sẽ hình thành trong tương lai, xoá bỏ quy tắc quyđịnh trong một số hệ thống luật dân sự, theo đó, khách thểcủa hợp đồng phải là hành vi hoặc dịch vụ có thể thực hiệnđược đồng thời cũng xoá bỏ quy tắc yêu cầu sự tồn tại củamục đích trong các hợp đồng, vì khi hợp đồng không thểđược thực hiện thì mục đích thực hiện của đối tác là không

có Tuy nhiên, nếu việc không thể thực hiện hợp đồng ngay

từ đầu là do luật pháp ngăn cấm thì hiệu lực của hợp đồngtùy thuộc vào việc liệu luật ban hành có đưa đến sự vô hiệuhoá hợp đồng hay chỉ ngăn cấm việc thực hiện hợp đồng đó

mà thôi Điều này liên quan chặt chẽ đến việc giải quyết hậuquả pháp lí của hợp đồng trong những trường hợp cụ thể;

- Thứ hai, việc một bên trong hợp đồng, không có quyềnđịnh đoạt tài sản liên quan đến hợp đồng vào thời điểm giaokết hợp đồng, cũng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực củahợp đồng Các bên có thể và thường có được tư cách chủ thểhoặc có quyền định đoạt về tài sản đó sau khi giao kết hợpđồng Nếu việc này không xảy ra thì những quy tắc về việc

Trang 6

hợp đồng với những điều khoản khác hoặc sẽ không bao giờgiao kết hợp đồng đó nếu biết được sự thật.

Vô hiệu hợp đồng do lừa dối, theo đó, một bên tronghợp đồng được phép vô hiệu hợp đồng, nếu bên đó giao kếthợp đồng do bị phía bên kia lừa dối về sự việc, kể cả trongngôn ngữ hoặc hành vi hoặc do bên lừa dối không cung cấpthông tin về các yếu tố mà theo những tiêu chuẩn thôngthường về công bằng và hợp lí trong thương mại, họ phảiđược thông báo

Vô hiệu hợp đồng do bị đe dọa, theo đó, một bên đượcphép vô hiệu hợp đồng nếu: (1) Sự đe dọa phải có tính chấttức thời và nghiêm trọng đến nỗi họ không còn cách nàokhác là phải giao kết hợp đồng và (2) Sự đe dọa đó không có

lí do chính đáng, cụ thể một bên đã hành động hoặc khônghành động với bên bị đe dọa trong hợp đồng một cách bấthợp pháp hoặc khi mục đích sử dụng là bất hợp pháp nhằmđạt được việc giao kết hợp đồng

Vô hiệu hợp đồng do bất bình đăng là trường hợp một bên được hưởng lợi thế do có sự bất bình dang một cáchkhông chính đáng tại thời điểm giao kết hợp đồng, khi đồngthời có căn cứ xác định rằng (1) Một bên đã lợi dụng sự lệthuộc, hoàn cảnh kinh tế khó khăn và nhu cầu cấp bách củaphía bên kia hoặc lợi dụng sự thiếu suy nghĩ, bất cẩn, thiếukinh nghiệm hoặc thiếu kĩ năng thương lượng hợp đồng củabên đó và (2) Dựa vào tính chất và mục đích của hợp đồng

Vô hiệu hợp đồng trong trường hợp sự lừa dối, đe dọa,lợi dụng sự bất bình đẳng hay nhầm lẫn của một bên là do lỗi

Trang 7

của bên thứ ba trong cả hai trường hợp sau đây:

- Khi việc lừa dối, đe dọa, lợi dụng sự bất bình đẳng hoặcnhầm lẫn của một bên là do lỗi của bên thứ ba, mà bên nàyphải chịu trách nhiệm về hành vi của bên thứ ba và bên thứ

ba biết hoặc phải biết về điều này;

- Khi việc lừa dối, đe dọa, lợi dụng sự bất bình đẳng hoặcnhầm lẫn của một bên là do lỗi của bên thứ ba, dù bên nàykhông phải chịu trách nhiệm về hành vi của bên thứ ba, hợpđồng vẫn có thể bị vô hiệu nếu bên này biết hoặc phải biết về

sự lừa dối, đe dọa hoặc được lợi lớn hoặc bên này đã khônghành động dựa trên sự tin tưởng vào hợp đồng trước thờiđiểm vô hiệu hợp đồng

Trong trường hợp các bên thực hiện quyền vô hiệu hợpđồng theo PICC 2004, họ phải tuân thủ các nguyên tắc vềthông báo vô hiệu hợp đồng, thời hạn và thời hiệu, vấn đề vôhiệu từng phần và vấn đề hiệu lực hồi tố của việc vô hiệu hợpđồng hay bồi thường thiệt hại Ngoài ra, PICC 2004 cũngđưa ra nguyên tắc quy định về các trường hợp các bên từ bỏquyền vô hiệu hợp đồng hay mất quyền vô hiệu hợp đồng.Xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt của các nguyên tắcliên quan đến hiệu lực của hợp đồng mà PICC 2004 có quyđịnh về tính chất bắt buộc của những điều khoản trongChương III này, theo đó, các bên không được hạn chế việc ápdụng hay sửa đổi chúng, chỉ trừ trường hợp liên quan đếntính ràng buộc của sự thoả thuận giữa hai bên, việc khôngthể thực hiện được từ đầu của hợp đồng hoặc hợp đồng đượcgiao kết khi nhầm lẫn

Trang 8

d Các nguyên tắc về giải thích hợp đông (Interpretation)Việc giải thích hợp đồng theo PICC 2004 phải dựa trêncác quy định cơ bản sau đây:

Thứ nhất, hợp đồng phải được giải thích trên cơ sở sựthống nhất ý chí chung và tôn trọng ý chí của các bên tronghợp đồng;

Thứ hai, những tuyên bố hoặc cách xử sự khác của mộtbên được giải thích theo đúng ý định của họ dù bên kia biếthay không thể biết trước được ý định ấy Trong trường hợp,nếu ý định minh bạch của một bên không được thể hiện mộtcách rõ ràng, những tuyên bố hoặc cách xử sự của bên đóđược giải thích theo nghĩa mà một người có lí trí trong điềukiện và hoàn cảnh tương tự được đặt vào vị trí của phía bênkia cũng sẽ hiểu như vậy, trên cơ sở cân nhắc đến tất cả cáctình tiết liên quan;

Thứ ba, khi giải thích hợp đồng, cần phải cân nhắc tớicác yếu tố liên quan như những cuộc đàm phán giữa các bêntrước khi giao kết hợp đồng, những quy ước hoặc thực tiễnthương mại đã tồn tại một cách rõ ràng từ trước, hành vi củacác bên sau khi giao kết hợp đồng, tính chất và mục đích củahợp đồng, ý nghĩa thông thường của các điều khoản và cáchdiễn đạt trong lĩnh vực thương mại có liên quan và tập quán.Hợp đồng cần được giải thích theo đúng bản chất và mụcđích của nó cũng như cách hiểu chung rút ra từ các điềukhoản và cách diễn đạt trong lĩnh vực thương mại có liênquan, theo đó cần thiết áp dụng phương pháp cá thể hoá mụcđích của việc giải thích Một bên không nên bỏ qua những

Trang 9

điều khoản va cách diễn đạt khác của hợp đồng bởi nó có théchứa đựng hoặc làm tiêu tan một cách giải thích không dứtkhoát về một điều khoản độc lập của hợp đồng đó Hợp đồngcần được xem xét một cách tổng thể và được giải thích dựatrên một hệ thống hoàn chỉnh gồm nhiều điều khoản khácnhau như nó vốn được xác lập;

Thứ tu, các điều khoản va cách diễn đạt phải được giảithích theo đúng nghĩa của toàn bộ hợp đồng hoặc tuyên bốtrong đó họ đã thể hiện hoặc phải bằng một cách giải thích

chính thức;

Thứ năm, các điều khoản của hợp đồng cần phải đượcgiải thích sao cho tất cả chúng đều có hiệu lực hơn là chỉ làmcho một vài điều khoản có hiệu lực;

Thứ sáu, nếu trong hợp đồng có điều khoản do một bên

đề xuất không rõ ràng thì những điều khoản này phải đượcgiải thích theo ý nghĩa không được tạo lợi thế cho bên đềxuất trên cơ sở tuân thủ quy tắc contra proferentem Day làmột quy tắc đã được xác lập một cách chắc chắn và thừanhận rộng rãi, theo đó nó quy định nguyên tắc về các điềukhoản trong hợp đồng không minh bạch được đưa ra bởi mộtbên không nên được giải thích nhằm chống lại phía bên kia;Thứ bảy, trong trường hợp có sự khác biệt giữa các bảndịch ngôn ngữ khác nhau thì cách giải thích theo bản đượcthảo ra đầu tiên sẽ có giá tri ưu thế hơn;

Thứ tám, khi các bên trong hợp đồng chưa thoả thuậnmột điều khoản nào đó mà điều khoản ấy lại quan trọngtrong việc xác lập quyền và nghĩa vụ của họ thì các bên có

Trang 10

thể tiến hành việc bổ sung điều khoản còn thiếu đó Thực tế,trong quá trình đàm phán đi đến kí kết hợp đồng, các bêntrong hợp đồng một phần do thiếu khả năng lường trước hoặckhông thể lường trước hết mọi tình huống có thể xảy ra hoặcđôi khi họ thất bại trong việc đạt được sự thống nhất về mộtđiều khoản của hợp đồng giữa nhiều khả năng có thể đượclựa chọn, bởi vậy đã dẫn đến tình huống là một vài điềukhoản đáng lẽ nên có trong hợp đồng đã không được ghinhận Sau đó, họ mới nhận thấy những điều khoản này là cầnthiết phải được đưa ra Theo quy định của Điều 4.8 PICC

2004, các bên có quyền bổ sung điều khoản bị bỏ sót Tuynhiên, điều này chỉ nên được thực hiện nếu tuyệt đối cầnthiết nhằm làm cho hợp đồng có hiệu lực và chỉ nên coi như

là kế sách cuối cùng

e Các nguyên tắc về nội dung hợp đông (Content)

Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, PICC

2004 cũng có các quy định cơ bản như:

- Nghĩa vụ của các bên không chỉ giới hạn trong nhữngđiều đã được ghi trong hợp đồng Giữa các bên còn có cácnghĩa vụ khác có tính chất mặc nhiên hay ngầm hiểu Cácnghĩa vụ ngầm hiểu có thể được phát sinh từ tính chất vàmục đích của hợp đồng, từ những quy ước mà các bên đã xácđịnh một cách rõ ràng và những tập quán, xuất phát từ sựngay tình và công bằng, từ tính hợp lí;

- Các bên có trách nhiệm hợp tác với nhau nhằm thựchiện các nghĩa vụ, hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra, vìlợi ích của tất cả các bên trong hợp đồng Yêu cầu chủ yếu

Trang 11

và tối thiểu của việc hợp tác là ít nhất các bên không cản trởviệc thực hiện của phía bên kia Trong nhiều trường hợp,nghĩa vụ này đòi hỏi sự giúp đỡ và hợp tác tích cực cao hơnnữa của các bên;

- PICC 2004 cũng đưa ra nguyên tắc phân biệt giữanghĩa vụ thành quả (phải đạt được một kết quả nhất định)

và nghĩa vụ phải thực hiện với nỗ lực cao nhất (không nhấtthiết phải đảm bảo công việc sẽ đạt được một kết quả cụthể) nhằm làm căn cứ xác định các bên có thực hiện đúng

và đầy đủ các nghĩa vụ của mình hay không Việc xác địnhcác loại nghĩa vụ này sẽ dựa trên các chi tiết như nội dungcủa nghĩa vụ trong hợp đồng, giá của hợp đồng và nhữngđiều khoản khác, mức độ rủi ro thường thấy trong việc thựchiện hợp đồng, khả năng ảnh hưởng của bên kia trong việcthực hiện nghĩa vụ;

- Chất lượng công việc thực hiện sẽ được xác định, trướchết, là theo các yêu cầu của hợp đồng Nếu chất lượng côngviệc không thể xác định được bằng hợp đồng thì bên cónghĩa vụ phải thực hiện công việc với chất lượng vừa phải vàkhông thấp hơn chất lượng trung bình trong cùng hoàn cảnh;

- Đối với các hợp đồng vô thời hạn, các bên có thể chấmdứt hợp đồng bằng cách thông báo cho phía bên kia trongmột thời hạn hợp lí;

- PICC 2004 cũng có quy định về các thoả thuận từ bỏquyền, theo đó, người có quyền có thể từ bỏ quyền (hoặc cácquyền) của mình nhưng phải tiến hành thoả thuận với người

có nghĩa vụ dù đó là hành vi từ bỏ quyền (hoặc các quyền)

có điều kiện hay vô điều kiện Bên cạnh đó, liên quan đến

Trang 12

vấn đề từ bỏ quyền, PICC 2004 cũng có quy định về ngườithứ ba (người hưởng lợi) mà quyền và lợi ích của họ được tạo

ra do thoả thuận (rõ ràng hay ngầm hiểu) giữa các bên trongquan hệ hợp đồng Người thứ ba đó có thể là một người đãđược xác định cụ thể hoặc cũng có thể là chưa được xác địnhvào thời điểm giao kết hợp đồng Các bên trong hợp đồng cóthể thay đổi hoặc hủy bỏ các quyền được tạo ra cho ngườithứ ba trừ khi người này đã chấp nhận các quyền trước đó và

vì vậy họ đã hành động một cách hợp lí Ngoài ra, người thứ

ba cũng được phép từ bỏ các quyền lợi mà mình được hưởngtrong trường hợp này

g Các nguyên tắc về thực hiện hợp đông (Performance)Các nguyên tắc về thực hiện hợp đồng được quy địnhtrong Chương VI của PICC 2004, trong đó đề cập một số nộidung cơ bản như nguyên tắc xác định địa điểm thực hiện hợpđồng, thời hạn thực hiện hợp đồng cũng như nguyên tắc giảiquyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng sớm hơn quyđịnh; các nguyên tắc xác định cách thức thực hiện hợp đồng(thực hiện một lần hoặc thực hiện làm nhiều lần), thực hiệntừng phần và trình tự của việc thực hiện Bên cạnh đó, PICC

2004 cũng có các quy định về thanh toán đối với hợp đồngnhư vấn đề phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán, chiphí thực hiện và thứ tự thanh toán

Ngoài ra, trong Chương VI này, PICC 2004 còn đề cậpviệc thực hiện hợp đồng khi gặp hoàn cảnh khó khăn(Hardship) Về nguyên tắc, các bên trong quá trình thực hiệnhợp đồng, dù gặp khó khăn, vẫn phải cố gắng thực hiệnnghĩa vụ của mình, tuân thủ các điều khoản của hợp đồng

Trang 13

Theo PICC thi hoàn cảnh khó khăn được hiểu là hoàncảnh có những yếu tố sau đây:

+ Sự việc xảy ra hoặc được bên khó khăn biết sau khigiao kết hợp đồng;

+ Sự việc này không được bên bị khó khăn dự đoán trướcvào thời điểm giao kết hợp đồng;

+ Sự việc xảy ra ngoài tầm kiểm soát của bên bị khó khăn;+ Rủi ro của sự việc xảy ra không được bên bị khó khănđịnh liệu đến

Khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn thì bên bị bất lợi cóquyền đề nghị đàm phán lại Các bên sẽ cùng tiến hành giảiquyết theo các quy định của PICC 2004 tại Điều 6.2.3

h Các nguyên tắc điều chỉnh việc không thực hiện hợpđồng (Non-performance)

Không thực hiện hợp đồng được hiểu là việc một bênkhông hoàn thành một hay nhiều nghĩa vụ của mình tronghợp đồng, kể cả việc thực hiện không đúng quy cách hoặcthực hiện chậm Theo PICC 2004, việc không thực hiệnnghĩa vụ có thể xuất phát từ việc không thực hiện của phíabên kia trong hợp đồng hoặc trong trường hợp họ dừng thựchiện nghĩa vụ Khi đó, bên không thực hiện phải cố gắngkhắc phục những hậu quả của việc không thực hiện và đồngthời, họ phải thông báo cho phía đối tác đúng thời điểm vềcách thức và thời gian khắc phục; hoàn cảnh khắc phục làthích hợp cũng như phía bên kia không có lí do chính đáng

để từ chối việc khắc phục và việc khắc phục có kết quả ngay.Nhằm khắc phục thiệt hại do việc không thực hiện gây

Trang 14

ra, bên bị thiệt hại cũng có thể gia hạn thực hiện cho phíabên kia Nếu phía bên kia từ chối thực hiện trong thời giangia hạn hoặc đã quá hạn mà bên kia không thực hiện thì bên

bị thiệt hại có quyền dùng các biện pháp khác được quy địnhtrong chương VỊI của PICC 2004 để giải quyết

Ngoài ra, bên không thực hiện có thể được miễn trừ việcthực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 7.1.6 va theo cáctrường hop bất kha kháng quy định tại Điều 7.1.7

Theo quy định của PICC 2004, khi một bên không thựchiện hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên viphạm phải thực hiện hợp đồng, cụ thể họ có quyền:

+ Yêu cầu bên không thực hiện nghĩa vụ thực hiện nghĩa

PICC 2004 cũng thừa nhận quyền chấm dứt hợp đồngtrong các trường hợp:

+ Nghia vụ mà bên kia không thực hiện là một nghĩa vụ

quan trọng căn cứ vào các tiêu chí quy định tại Điều7.3.1(2); hoặc

+ Khi phía bên kia chậm thực hiện nghĩa vụ dù thời điểmgia hạn thêm để thực hiện hợp đồng đã kết thúc; hoặc

Trang 15

+ Nếu trước ngày thực hiện nghĩa vụ của phía bên kia mà

họ có đầy đủ chứng cứ rõ ràng là bên này sẽ vi phạm hợpđồng; hoặc

+ Khi một bên yêu cầu phía bên kia phải có biện phápbảo đảm thực hiện nghĩa vụ do có cơ sở để tin rằng bên đó sẽ

vi phạm nghiêm trọng hợp đồng nhưng các biện pháp bảođảm này không được đáp ứng

Trong trường hợp một bên quyết định chấm dứt hợp đồngthì họ phải tiến hành việc thông báo cho phía bên kia Nếuviệc thông báo được tiến hành chậm hoặc không theo đúngcác quy định trong hợp đồng, bên bị thiệt hại có thể mấtquyền chấm dứt hợp đồng trừ các trường hợp quy định tạiĐiều 7.3.2(2)

PICC 2004 cũng nêu ra nguyên tắc giải quyết hậu quảcủa việc chấm dứt hợp đồng, theo đó hai bên được miễn trừmọi quyền và nghĩa vụ kể từ thời điểm chấm dứt hợp đồng.Tuy nhiên, các yêu cầu về bồi thường thiệt hại do không thựchiện hợp đồng gây ra vẫn phải được tiếp tục thực hiện Cácđiều khoản về giải quyết tranh chấp hoặc các điều khoảnkhác phải được thực hiện thậm chí sau khi chấm dứt hợpđồng thì vẫn giữ nguyên hiệu lực Sau khi chấm dứt hợpđồng, các bên tiến hành hoàn trả cho nhau những gì đã nhậntheo nguyên tắc quy định tại Điều 7.3.6

Liên quan đến việc bồi thường thiệt hại, PICC 2004 cócác nguyên tắc về xác định thiệt hại, cách thức bồi thường,nghĩa vụ khắc phục thiệt hại, phương thức thanh toán tiền bồithường thiệt hại, đồng tiền để tính thiệt hại Việc xác định

Trang 16

bồi thường thiệt hại phải đảm bảo sự khách quan, hợp lí,chính xác, bảo đảm quyền và lợi ích của tất cả các bên,không thiên vi và trên tinh thần “thién chí và trung thực ” vớinguyên tac “chi bồi thường những thiệt hại, kể cả nhữngthiệt hại có thể xảy ra trong tương lai, khi chúng đã được xácđịnh một cách chắc chắn và hợp lí”.

i Vấn đề bù trừ trong hợp đông (Set-off)

Trong thương mại quốc tế ngày nay, các giao dịch diễn ragiữa các chủ thể kinh doanh thường mang tính đan xen, phứctạp Trên thực tế, qua việc kí kết và thực hiện các hợp đồng,giữa các bên đã hình thành các khoản nợ và vấn đề đặt ra làliệu họ có thể khấu trừ chúng vào các hợp đồng khác haykhông Theo quy định mới tại chương VIII của PICC 2004,trong trường hợp hai bên có các khoản nợ với nhau xuất phát

từ một hợp đồng hoặc từ tất cả các nghĩa vụ khác thì các bên

có quyền bù trừ cho nhau Quy định này tạo điều kiện chocác bên không phải thanh toán các khoản nợ của mình mộtcách riêng ré

Việc bù trừ khi tiến hành phải được thông báo cho phíabên kia và nó có hiệu lực vào ngày thông báo, có nghĩa làcác khoản nợ sẽ chấm dứt vào ngày thông báo nếu như tạithời điểm này, các điều kiện đối với việc bù trừ đã được đápứng đầy đủ

j Chuyển giao quyền, chuyển giao nghĩa vụ và chuyểngiao hợp đồng (Assignment of rights, transfer of obligations,assignment of contracts)

Các bên có thể tiến hành việc chuyển giao quyền, chuyển

Trang 17

giao nghĩa vu va chuyển giao hop đồng theo quy định tạiChương IX của PICC 2004 Tuy nhiên, trong phạm vi điềuchỉnh của mình, PICC 2004 chỉ dé cập việc chuyển giao theothoả thuận mà không điều chỉnh các trường hợp chuyển giaođược thực hiện theo quy định của Luật áp dụng khi tiến hànhchuyển giao doanh nghiệp Ngoài ra, riêng đối với cáctrường hợp chuyển giao quyền thì PICC 2004 cũng khôngđưa vào phạm vi điều chỉnh của mình các trường hợp chuyểngiao quyển khi chuyển giao các công cụ thanh toán (chứng

từ có thể chuyển nhượng, chứng từ sở hữu và các công cụ tàichính) hay chuyển giao quyền một cách đơn phương

Theo quy định của PICC 2004, dựa trên thoả thuận, mộtbên (bên chuyển giao quyền) thực hiện việc chuyển giao chongười khác (bên thế quyền) quyền của mình (bao gồm cả cácquyền đang tồn tại tại thời điểm thoả thuận và các quyềntrong tương lai) đối với bên thứ ba (bên có nghĩa vụ) liênquan đến việc thanh toán một khoản tiền hoặc thực hiện mộtcông việc khác Đối với trường hợp chuyển giao các quyềnyêu cầu không phải là thanh toán các khoản tiền thì các bênchỉ được tiến hành nếu việc chuyển giao quyển đó khônglàm tăng chi phí thực hiện nghĩa vụ lên một cách cơ bản Bêncạnh đó, bên chuyển giao quyền cũng có thể được chuyểngiao một phần quyền của mình với điều kiện không được gâybất lợi cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ, hoặc

họ cũng có thể tiến hành chuyển giao cùng một quyền chohai hay nhiều người thế quyền liên tiếp Trừ khi có quy địnhkhác, bên chuyển giao quyền phải đảm bảo với người thếquyền rằng (1) Họ thực sự là những người có quyền đối với

Trang 18

những quyền sẽ được chuyển giao; (2) Quyên được chuyểngiao tồn tại vào thời điểm chuyển giao, trừ trường hợp quyềntương lai; (3) Quyền chưa được chuyển giao trước đó chomột người thế quyền khác và không bị ràng buộc bởi bất kìquyền hoặc yêu cầu nào của người thứ ba; (4) Người cónghĩa vụ không thể áp dụng bất kì biện pháp phòng vệ nào;(5) Thông báo về việc bù trừ đối với quyền được chuyển giao

đã và sẽ không được thực hiện bởi người có nghĩa vụ cũngnhư người chuyển giao quyển; (6) Hoàn trả cho người théquyền mọi khoản thanh toán mà người chuyển giao quyềnnhận được từ người có nghĩa vụ trước khi việc chuyển giaođược thông báo Sau khi chuyển giao quyền, bên thế quyền

có đầy đủ các quyên đã được chuyển giao một cách tươngứng theo thoả thuận và đồng thời bao gồm cả các quyền bảođảm thực hiện quyền yêu cầu được chuyển giao đó

Việc chuyển giao quyền giữa bên chuyển giao quyền vabên thế quyền có hiệu lực chỉ căn cứ vào sự thoả thuận giữa

họ mà không cần phải nhận được sự chấp nhận của bên cónghĩa vụ trừ trường hợp nghĩa vụ được thực hiện của người

có nghĩa vụ gắn liên với nhân thân của người có quyền hoặctrong hợp đồng giữa bên chuyển giao quyền và bên có nghĩa

vụ có điều khoản hạn chế hoặc cấm chuyển giao liên quanđến các nghĩa vụ phi tiền tệ Như vậy, ngay cả trong trườnghợp có điều khoản hạn chế hoặc cấm chuyển giao thì việcchuyển giao quyền vẫn có hiệu lực đối với: (1) Các quyểnyêu cầu thanh toán một khoản tiền và (2) Các nghĩa vụ phitiền tệ khác nếu tại thời điểm chuyển giao, bên thế quyểnkhông biết hoặc không phải biết về sự tồn tại của điều khoản

Trang 19

đó Tuy nhiên, khi đó, người chuyển giao quyền có thể phảichịu trách nhiệm đối với người có nghĩa vụ về việc khôngthực hiện hợp đồng Toàn bộ các chi phí phát sinh gây ra chobên có nghĩa vụ do việc chuyển giao sẽ do bên chuyển giaoquyền hoặc bên thế quyền chi trả.

Thông báo về việc chuyển giao quyền tới bên có nghĩa vụkhông phải là điều kiện bắt buộc để thoả thuận chuyển giao

có hiệu lực nhưng nó ảnh hưởng tới việc giải phóng khỏinghĩa vụ được thực hiện cho người có nghĩa vụ, theo đó: (1)Nếu họ đã nhận được thông báo về việc chuyển giao thì họ

sẽ chỉ được giải phóng khỏi nghĩa vụ của mình khi thực hiệnđầy đủ nghĩa vụ được yêu cầu với bên thế quyền; (2) Nếu họkhông được thông báo về việc chuyển giao này, họ có thểđược giải phóng khỏi nghĩa vụ ngay cả khi họ thực hiện côngviệc với bên chuyển giao quyền Thông báo về việc chuyểngiao chỉ có hiệu lực nếu nó có day đủ chứng cứ chứng minh

về việc chuyển giao này Việc chuyển giao quyền giữa cácbên phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng các quyền củabên thứ ba

Bên cạnh các quy định về chuyển giao quyển, PICC

2004 còn ghi nhận các trường hợp thoả thuận chuyển giaonghĩa vụ, theo đó, người có nghĩa vụ ban đầu sẽ chuyểngiao nghĩa vụ thanh toán một khoản tiền hoặc thực hiệncông việc khác cho người có nghĩa vụ mới theo một tronghai phương thức sau:

+ Theo thoả thuận giữa người có nghĩa vụ ban đầu và người

có nghĩa vụ mới với sự đồng ý của người có quyền; hoặc+ Theo thoả thuận giữa người có quyền và người có nghĩa

Trang 20

vụ mới theo đó người có nghĩa vụ mới nhận thực hiện nghĩa

vụ.

Việc chuyển giao nghĩa vụ chỉ được thực hiện nếu nhậnđược sự đồng ý của người có quyền Nếu người có quyền đãđồng ý trước đó về việc chuyển giao nghĩa vụ thì việcchuyển giao này có hiệu lực khi nó được thông báo chongười có quyền hoặc được người có quyền thừa nhận Ngoạitrừ các nghĩa vụ phải được thực hiện liên quan đến nhân thâncủa người có nghĩa vụ ban đầu, trong một số trường hợp, dùkhông được người có quyền đồng ý, người có nghĩa vụ banđầu vẫn có thể thoả thuận để người thứ ba thay họ thực hiệnnghĩa vụ theo quy định của Điều 9.2.6 PICC 2004

Khi thoả thuận chuyển giao nghĩa vụ có hiệu lực, người

có nghĩa vụ mới trở thành người phải thực hiện nghĩa vụ Họ

có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đã được chuyển giao

và đồng thời, họ cũng có quyền sử dụng các biện pháp phòng

vệ mà người có nghĩa vụ ban đầu có thể sử dụng đối vớingười có quyền, tuy nhiên, họ không thể thực hiện quyền bùtrừ đối với người có quyền dù người có nghĩa vụ ban đầu cóthể thực hiện quyền bù trừ đó Và khi nghĩa vụ được chuyểngiao, điều đó không có nghĩa là trong mọi trường hợp, người

có nghĩa vụ ban đầu không còn bị ràng buộc bởi việc thựchiện nghĩa vụ Tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể, người cónghĩa vụ ban đầu có thể:

- Được giải phóng hoàn toàn khỏi việc thực hiện nghĩa vụtrừ trường hợp họ từ chối chấp nhận được giải phóng nghĩa

vụ theo sự thoả thuận giữa người có quyền và người có nghĩa

vụ mới khi việc chuyển giao được thực hiện theo quy định

Trang 21

của Điều 9.2.1(b) PICC 2004; hoặc

- Trở thành người có nghĩa vu thay thế va sẽ bị yêu cầuthực hiện nghĩa vụ trong trường hợp người có nghĩa vụ mớikhông thực hiện đúng nghĩa vụ đã được chuyển giao; hoặc

- Chịu trách nhiệm liên đới với người có nghĩa vụ mớitrong các trường hợp: (1) Khi người có quyền quyết địnhngười có nghĩa vụ ban đầu chịu trách nhiệm liên đới với người

có nghĩa vụ mới hoặc; (2) Khi người có quyền không đưa raquyết định hoặc trong quyết định của họ không thể hiện rõviệc họ sẽ giải phóng khỏi nghĩa vụ cho người có nghĩa vụban đầu hay muốn người này trở thành người có nghĩa vụ thaythế hoặc; (3) Khi người có nghĩa vụ ban đầu từ chối mặc dùtheo thoả thuận trước đó giữa người có quyền và người cónghĩa vụ mới, họ được giải phóng khỏi nghĩa vụ của mình.Khi người có nghĩa vụ ban đầu được giải phóng khỏinghĩa vụ của mình thì bất kì người nào khác, không phải làngười có nghĩa vụ mới, đã bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa

vụ cũng được giải phóng nghĩa vụ trừ khi người đó chấpnhận duy trì sự bảo đảm đó vì lợi ích của người có quyền vàđồng thời, tất cả các biện pháp bảo đảm mà người có nghĩa

vụ ban đầu đã cung cấp cho người có quyền cũng được chấmdứt trừ khi biện pháp bảo đảm đó liên quan đến tài sản đượcchuyển giao trong giao dịch được thực hiện giữa người cónghĩa vụ ban đầu và người có nghĩa vụ mới

Sau khi hợp đồng được chuyển giao, người thế hợp đồng

sẽ thay thế người chuyển giao hợp đồng và trở thành một bêntrong quan hệ hợp đồng với bên kia Tuy nhiên, điều đókhông có nghĩa, trong mọi trường hợp, người chuyển giao

Trang 22

hợp đồng được giải thoát hoàn toàn khỏi nghĩa vụ của mình.Trách nhiệm trong việc chuyển giao quyền và chuyển giaonghĩa vụ được thực hiện tương tự như các quy định vềchuyển giao quyền và chuyển giao nghĩa vụ một cách riêng

rẽ Tuy nhiên, trách nhiệm của bên chuyển giao hợp đồng

có thể là khác nhau đối với từng nghĩa vụ tùy theo sự lựachọn và quyết định của bên kia Ví du, A (bên bán) và B(bên mua) kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá theo đó B cónghĩa vụ kí hợp đồng chuyên chở và thanh toán cho A tổnggiá trị hợp đồng là một khoản tiền nhất định Sau đó, B đãtiến hành chuyển giao hợp đồng cho C va A đồng ý A chấpnhận giải phóng cho B khỏi nghĩa vụ kí hợp đồng chuyênchở nhưng đối với nghĩa vụ thanh toán, thì A phải chịutrách nhiệm liên đới với C

k Thời hiệu (Limitation Periods)

Thời hiệu là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối vớiviệc thực hiện quyền của các chủ thể và nó là nội dungkhông thể thiếu trong hệ thống pháp luật về hợp đồng củacác quốc gia cũng như của pháp luật quốc tế Thời hiệu đượcđịnh nghĩa là khoảng thời gian mà khi kết thúc khoảng thờigian này, quyển được quy định bởi Bộ nguyên tắcUNIDROIT không thé được thực hiện Các quyền được nóitới tại Điều 10.1.1 của PICC 2004 không chỉ có các quyềnyêu cầu thực hiện nghĩa vụ hoặc quyền đối với biện phápkhác trong trường hợp không thực hiện hợp đồng mà còn baogồm các quyền ảnh hưởng trực tiếp đến hợp đồng như quyềnchấm dứt hợp đồng hoặc quyền được giảm giá như đã thoảthuận trong hợp đồng

Trang 23

Thời hiệu chung được quy định trong PICC 2004 là 3năm tính từ ngày tiếp theo ngày mà bên có quyền lợi biếthoặc đáng lẽ phải biết về những hành vi làm phát sinh quyền

và cho phép họ thực hiện quyền của mình Tuy nhiên, cácgiao dịch trong thương mại quốc tế thường rất phức tạp vàtrong một số trường hợp, bên có quyền không biết hoặckhông thể biết về quyền của mình cũng như không thể thựchiện được các quyền đó Và PICC quy định một khoảng thờihiệu thứ hai kéo dài tối đa là 10 năm tính từ ngày quyền cóthể được thực hiện mà không phụ thuộc vào việc bên cóquyền biết hoặc đoán biết được quyền của họ hay không.Bên cạnh đó, PICC 2004 cũng cho phép các bên đượcthay đổi thời hiệu áp dụng cho quyền của họ theo hợp đồngcho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, tuy nhiên, sự thoảthuận của họ có thể bị giới hạn bởi các quy định bắt buộccủa Luật áp dụng theo quy định của Điều 1.4 PICC 2004.Ngoài ra, khi các bên thay đổi thời hiệu áp dụng thì họ cũngkhông được rút ngắn thời hiệu xuống ít hơn 1 năm và thờihạn tối đa của thời hiệu cũng không thể bị rút ngắn hơn 4năm so với quy định chung của PICC 2004, đồng thời, thờihạn tối đa của thời hiệu không thể bị kéo dài quá 15 năm.Trong quá trình thực hiện, thời hiệu có thể bị tạm ngừngtrong các trường hợp sau đây:

+ Do thủ tục tố tụng toà án (Điều 10.5);

+ Do thủ tục trọng tài (Điều 10.6);

+ Do thủ tục hoà giải (Điều 10.7);

Trang 24

+ Các trường hợp bất khả kháng, việc chết hoặc không cónăng lực của bên có quyền hoặc bên có nghĩa vụ (Điều 10.8).

II CONG UGC VIÊN NĂM 1980 CUA LIÊN HỢP QUỐC

VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

1 Giới thiệu về Công ước Viên năm 1980

Công ước Viên năm 1980 là công ước quốc tế nhiều bên

được kí ngày 14/4/1980 tại Viên (Áo) và có hiệu lực từ ngày

01/01/1988 Nội dung của Công ước là quy định các vấn đềpháp lí cơ bản về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Hiệnnay Công ước này có hơn 50 nước thành viên

a Pham vi áp dụng Công ước

Công ước áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hoá giữacác bên có trụ sở thương mại tại các nước khác nhau (Điều I).Quy định này được áp dụng trong hai trường hợp cụ thể sau:

- Khi trụ sở của các bên đóng tại các nước khác nhau làthành viên của Công ước

- Khi nguyên tắc trong tư pháp quốc tế quy định luậtđược áp dụng là luật của các nước thành viên của Công ước

b Phạm vi không áp dụng Công ước

Công ước không áp dụng vào các trường hợp sau:

- Mua bán hàng hoá dùng cho cá nhân, gia đình, nội trợ;

- Bán đấu giá;

- Mua bán cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán, chứng từ lưuthông tiền tệ;

Trang 25

- Mua bán tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tai bangkhinh khí cầu;

- Mua bán điện năng (Điều 2);

- Các hợp đồng mua bán mà phần chủ yếu của hợp đồng

là việc thực hiện các công việc hoặc dịch vụ khác (Điều 3(2));

- Giải quyết hậu quả thiệt hại về thân thể hoặc việc chếtcủa một người do hàng hoá là đối tượng của hợp đồng muabán hàng hoá gây ra (Điều 5)

2 Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tếtheo quy định của Công ước

Hình thức của hợp đồng là dạng vật chất nhất định chứađựng những điều thoả thuận của các bên chủ thể

Theo quy định của Công ước Viên thì hợp đồng mua bánhàng hoá quốc tế có thể được thể hiện dưới bất cứ hình thứcnào cũng được coi là hợp pháp Điều 11 Công ước quy định:

"Hop đồng mua bán không cần phải được kí kết hoặc xácnhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác

về hình thức hợp đồng Hợp đông có thể được chứng minhbằng mọi cách, kể cả bằng những lời khai của nhân chứng".Tuy nhiên, Điều 96 của Công ước quy định nếu luật mộtquốc gia thành viên nào quy định hợp đồng phải được kí kếtdưới hình thức văn bản mới có giá trị thì quy định này phảiđược tôn trọng (kể cả trong trường hợp chỉ cần một trong cácbên có trụ sở thương mại tại quốc gia có luật quy định hợpđồng phải được thể hiện dưới hình thức văn bản)

Trang 26

3 Kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theoquy định của Công ước

Trên thực tế, có hai hình thức kí kết hợp đồng mua bánhàng hoá quốc tế, đó là kí kết hợp đồng giữa các bên có mặt

và kí kết hợp đồng giữa các bên vắng mặt Đối với mỗi hìnhthức kí kết có các trình tự kí kết khác nhau

Kí kết hợp đồng giữa các bên có mặt là hình thức kí kết

mà các bên chủ thể của hợp đồng phải gặp mặt nhau tại mộtđịa điểm trong một thời điểm để kí vào hợp đồng, sau khicác bên đã thoả thuận xong các điều khoản của hợp đồng

Kí kết hợp đồng giữa các bên vắng mặt là hình thức kíkết mà các bên không nhất thiết phải gặp mặt nhau tại mộtđịa điểm, trong một thời điểm Theo hình thức này, cácbên có thể thông qua các phương tiện thông tin liên lạc đểbày tỏ quan điểm của mình nhằm xác lập quyền và nghĩa

vụ của họ đối với nhau Trình tự kí kết hợp đồng giữa cácbên vắng mặt được tiến hành thông qua chào hàng và chấp

nhận chào hàng.

Về trình tự kí kết hợp đồng, Công ước Viên năm 1980chỉ đề cập đến trình tự kí kết hợp đồng giữa các bên vắngmặt, trong đó, các quy định về chào hàng và chấp nhận chàohàng được ghi nhận một cách cụ thể

a Chào hàng

- Khái niệm về chào hàng (Điều 14)

Chào hàng là đề nghị rõ ràng về việc kí hợp đồng củamột người gửi cho một hay nhiều người xác định Trong đó,

Trang 27

người đề nghị bay tỏ ý chi sé bị rang buộc bởi lời dé nghịcủa mình nếu có sự chấp nhận đề nghị đó.

Tính rõ ràng về nội dung của hợp đồng được Công ướcquy định tại khoản 1 Điều 14 theo đó, đề nghị được coi là rõràng nếu trong đó đã xác định rõ hàng hoá, số lượng hànghoá và giá cả của hàng hoá hoặc các cơ sở để xác định nhữngvấn đề trên

Như vậy, một đề nghị chỉ có thể được coi là cơ sở hợppháp làm phát sinh quan hệ hợp đồng khi nội dung của nóthể hiện được: tên của hàng hoá, số lượng của hàng hoá vàgiá cả của hàng hoá, đồng thời đề nghị này phải được gửicho một hoặc nhiều người được xác định Bởi vì, một đề nghịgửi cho một hoặc nhiều người không xác định sẽ được coi làmột lời mời chào hàng (khoản 2 Điều 14)

- Giá trị pháp lí của chào hàng (Điều 15)

Về mặt pháp lí, người chào hàng sẽ bị ràng buộc nghĩa

vụ của mình bởi những điều cam kết của mình trong chàohàng đối với người được chào hàng Tuy nhiên, chào hàng sẽkhông có giá trị pháp lí ràng buộc người chào hàng trong cáctrường hợp sau:

+ Chào hàng không tới tay người được chào hàng Nhưvậy, vì lí do nào đó như sai địa chỉ của người được chàohàng mà chào hàng không tới được tay người được chàohang thì chào hang đó sẽ không có giá tri ràng buộc ngườichào hàng

+ Người chào hàng nhận được thông báo việc từ chốichào hàng của người được chào hàng (Điều 17)

Trang 28

+ Thông báo hủy chào hàng đến tay người được chào hàngtrước hoặc cùng một lúc với chào hàng (khoản 2 Điều 15) Quyđịnh này áp dụng cho loại chào hàng không thể bị hủy bỏ.Theo quy định của Công ước thì chỉ trong trường hợpthông báo hủy chào hàng tới tay người được chào hàng trướchoặc cùng một lúc với chào hàng thì người chào hàng mớikhông bị ràng buộc bởi các điều mà mình đã cam kết trongchào hàng Do đó, nếu người chào hàng muốn thoát khỏinghĩa vụ của mình ghi trong chào hàng bằng cách thông báohủy chào hàng thì người chào hàng phải gửi thông báo hủychào hàng cho người được chào hàng bằng các phương tiện

thông tin nhanh hơn so với phương tiện thông tin mà họ đã

sử dụng để gửi chào hàng trước đó, sao cho thông báo hủychào hàng có thể đến tay người được chào hàng trước hoặccùng một lúc với chào hàng

+ Thông báo việc hủy chào hàng tới tay người được chàohàng trước khi người nay gửi chấp nhận chào hàng (khoản 1Điều 16) Đây là quy định áp dụng cho loại chào hàng có thể

bị hủy bỏ

Điều này chỉ xảy ra trong trường hợp nếu thông báo hủychào hàng của người chào hàng được gửi đến tay người đượcchào hàng trước khi người này gửi chấp nhận chào hàng chongười chào hàng

Về mặt pháp lí, trong trường hợp mặc dù bên được chàohàng đã nhận được chào hàng nhưng chưa bày tỏ ý kiến củamình thì hợp đồng coi như chưa được kí kết Như vậy, đốivới chào hàng có thể bị huỷ bỏ, nếu trước khi gửi được chấp

Trang 29

nhận chao hàng để xác lập hop đồng, bên được chao hangnhận được thông báo hủy chào hàng của bên chào hàng thìchào hàng này sẽ không còn giá trị ràng buộc nghĩa vụ củabên chào hàng.

- Các trường hợp chào hàng không thể bị hủy bỏ (khoản

2 Điều 16):

+ Nếu chào hàng quy định một thời gian nhất định choviệc chấp nhận chào hàng hoặc chào hàng có quy định chàohàng sẽ không thể bị hủy bỏ

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người được chào hàngxem xét đề nghị của mình, thông thường người chào hàngquy định trong chào hàng rằng sẽ dành một khoảng thời giannhất định để người được chào hàng chấp nhận chào hàng.Như vậy, nếu trong thời gian này chào hàng được người đượcchào hàng chấp nhận vô điều kiện thì hợp đồng coi như đãđược kí kết Việc dành một khoảng thời gian cho bên đượcchào hàng xem xét đề nghị của mình, người chào hàng đãtuyên bố ràng buộc nghĩa vụ đã cam kết của mình đối vớingười được chào hàng trong thời gian đó Điều này có nghĩa

là chào hàng sẽ không thể bị hủy bỏ trong thời gian đã đượcquy định trong chào hàng

+ Nếu trong trường hợp người chào hàng quy định trongchào hàng rằng chào hàng sẽ không thể bị hủy bỏ thì ngườichào hàng không thể viện vào bất cứ lí do gì để thoát khỏitrách nhiệm của mình đối với nội dung chào hàng

+ Nếu người được chào hàng đã coi chào hàng là loạichào hàng không thể bị hủy bỏ là hợp lí và người được chào

Trang 30

hàng đã hành động một cách hợp lí.

Trong trường hợp, mặc dù người chào hàng không quyđịnh một cách rõ ràng là chào hàng không thể bị hủy bỏnhưng do nội dung của chào hàng hoặc vì lí do khách quannào đó mà người được chào hàng đã coi chào hàng là chàohàng không thể bị hủy bỏ và người được chào hàng đã hànhđộng theo xu hướng đó thì chào hàng nay cũng được coi làchào hàng không thể bị hủy bỏ

- Hoàn giá chào (Điều 19)

Hoàn giá chào là việc người được chào hàng trả lời ngườichào hàng với mục đích chấp nhận chào hàng nhưng đưa rađiều kiện sửa đổi, bổ sung nội dung của chào hàng

Về mặt pháp lí thì hoàn giá chào được coi như chào hàngmới của người được chào hàng đối với người chào hàng ban đầu.Tuy nhiên, theo quy định của Công ước Viên thì khôngphải tất cả những trả lời chào hàng có xu hướng chấp nhậnchào hàng nhưng có sửa đổi, bổ sung nội dung chào hàngđều bị coi là hoàn giá chào

Chào hàng chỉ bị coi là hoàn giá chào trong các trườnghợp các đề nghị sửa đổi bổ sung đã làm biến đổi một cách cơbản nội dung của chào hàng (Vi du: những điều kiện sửa đổi

về giá cả, điều kiện thanh toán, chất lượng, số lượng hanghoá, địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng, trách nhiệmcủa các bên, phương thức giải quyết tranh chấp)

b Chấp nhận chào hàng

- Khái niệm về chấp nhận (khoản 1 Điều 18)

Trang 31

Chấp nhận chao hang là sự thể hiện ý chí đồng ý củangười được chào hàng với những đề nghị của người chào hàng.

Về mặt pháp lí, một sự chấp nhận chỉ có giá trị làm phátsinh quan hệ hợp đồng khi người chào hàng nhận biết được

sự chấp nhận của người được chào hàng

Theo quy định của Công ước Viên năm 1980 thì sự chấpnhận chào hàng của người được chào hàng chỉ có giá trị pháp

lí khi nó được thể hiện bằng lời tuyên bố hoặc bằng hành vi,biểu thị sự đồng ý của mình đối với nội dung của chào hàng.Như vậy, theo quy định của Công ước thì sự im lặnghoặc không hành động của người được chào hàng sẽ khôngmặc nhiên được hiểu là chấp nhận

- Hiệu lực của chấp nhận (khoản 2 Điều 18)

Về mặt pháp lí, chấp nhận chào hàng chỉ có giá trị pháp

lí khi nó được gửi tới tay người chào hàng Tuy nhiên, mộtchấp nhận chỉ phát sinh hiệu lực pháp lí khi tới tay ngườichào hàng nếu nó thoả mãn các yêu cầu sau:

+ Chấp nhận phải vô điều kiện

Theo quy định của Công ước, trong một số trường hợpmặc dù người được chào hàng không chấp nhận toàn bộ chàohàng mà đưa ra một số điều kiện mới thì việc chấp nhận nàycũng có giá trị như chấp nhận vô điều kiện, nếu những điềukiện mới do người được chào hàng đưa ra không làm thayđổi nội dung chủ yếu của chào hàng (khoản 2 Điều 19).+ Chấp nhận phải được gửi cho người chào hàng trongthời hạn đã ghi trong chào hàng hoặc trong thời gian hợp lí

Trang 32

- Hủy bỏ chấp nhận (Điều 22)

Chấp nhận chào hàng có thể bị hủy bỏ nếu thông báokhông chấp nhận chào hàng tới người chào hàng trước hoặccùng một lúc với chấp nhận

Quy định này được áp dụng trong trường hợp mà trước

đó người được chào hàng đã chấp nhận chào hàng và bày tỏquan điểm đó thông qua một thông báo chính thức đối vớingười chào hàng nhưng ngay sau đó họ đã thay đổi ý kiếncủa mình là không chấp nhận chào hàng và gửi thông báohủy cho người chào hàng

c Thời điểm hợp đông được kí kết (Điều 23)

Thông thường, thời điểm kí kết kí kết hợp đồng giữa cácbên có mặt là thời điểm mà các bên cùng kí vào hợp đồng.Trong trường hợp kí kết hợp đồng giữa các bên vắng mặtthì thời điểm kí kết là thời điểm chấp nhận chào hàng có hiệulực

Theo quy định của Công ước Viên năm 1980 thì thời

Trang 33

điểm hợp đồng được kí kết là thời điểm người chao hangnhận được sự chấp nhận vô điều kiện của người được chàohàng (khoản 2 Điều18, Điều 23).

4 Nghĩa vụ và trách nhiệm của bên bán

a Nghĩa vụ của bên bán

Điều 30 Công ước Viên năm 1980 quy định: “Người bán

có nghĩa vụ giao hàng, chuyển giao các giấy tờ liên quanđến hàng hoá và quyền sở hữu hàng hoá theo đúng quy địnhcủa hợp đồng và của Công ước”

Nghĩa vụ của người bán có thể được cụ thể hoá trongCông ước như sau:

- Nghĩa vụ giao hàng

+ Giao hàng đúng địa điểm (Điều 31)

Người bán phải giao hàng tại địa điểm mà các bên đãthoả thuận trong hợp đồng Nếu các bên không thoả thuận vềđịa điểm giao hàng thì người bán có nghĩa vụ giao hàng chongười vận tải đầu tiên để chuyển cho người mua

Trong các trường hợp nếu các bên không thoả thuận cụthể về địa điểm giao hàng thì người bán có nghĩa vụ đặt hànghoá dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi sản xuấthàng hoá hoặc tại trụ sở thương mại của người bán (tùy theotừng trường hợp cụ thể)

+ Giao hàng đúng thời gian

Người bán phải có nghĩa vụ giao hàng theo đúng thờigian đã quy định trong hợp đồng Nếu hợp đồng không quyđịnh cụ thể về thời gian giao hàng thì người bán có nghĩa vụ

Trang 34

giao hàng trong thời gian hợp lí sau khi hợp đồng đã được

kí kết

+ Giao hàng đúng số lượng và chất lượng

Người bán có nghĩa vụ giao hàng theo đúng số lượng vàchất lượng mà các bên đã quy định trong hợp đồng, đồngthời hàng phải được đóng trong bao bì thích hợp như hợpđồng đã quy định

Về phẩm chất hàng hoá, nếu hợp đồng không quy định

cụ thể về phẩm chất hàng hoá thì hàng không được coi là đủquy cách phẩm chất khi:

Hàng không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà cáchàng hoá cùng loại thường đáp ứng hoặc;

Hàng không phù hợp với bất kì mục đích nào mà ngườibán đã cho người mua biết một cách trực tiếp hoặc gián tiếpvào lúc kí kết hợp đồng hoặc;

Hàng không phù hợp với hàng mẫu (trong trường hợp bánhàng theo mẫu) mà bên bán đã cung cấp cho bên mua hoặc;Hàng không được đóng trong bao bì theo cách thôngthường để bảo vệ hàng đó

- Nghĩa vụ giao giấy tờ liên quan đến hàng hoá (Điều 34)Người bán có nghĩa vụ giao giấy tờ liên quan đến hànghoá cho người mua đúng thời gian và địa điểm đã quy địnhtrong hợp đồng

Tuy nhiên, người bán có thể giao giấy tờ liên quan đếnhàng hoá trước thời gian quy định, nếu việc giao giấy tờ đókhông gây bất tiện hoặc chi phí cho người mua Trong

Trang 35

trường hợp người ban giao giấy tờ cho người mua đã gây rathiệt hại cho người mua thì người bán phải có trách nhiệmbồi thường thiệt hại.

b Trách nhiệm của người bán khi vi phạm hợp đồng

- Thực hiện thực sự (thực hiện đúng các quy định củahợp đồng)

Người bán phải có trách nhiệm giao hàng thay thế trongthời gian hợp lí nếu hàng không phù hợp với quy định củahợp đồng (với điều kiện sự không phù hợp của hàng hoákhông tạo ra sự vi phạm điều khoản cơ bản của hợp đồng)(khoản 2 Điều 46)

Trong trường hợp hàng hoá có thể sửa chữa được thìngười bán phải có trách nhiệm sửa chữa hàng trong thờigian hợp lí để hàng hoá phù hợp với hợp đồng Moi chi phícho việc giao hàng thay thế hoặc sửa chữa hàng hoá (kể cảcác chi phí mà người mua đã phải gánh chịu do sự vi phạmcủa người bán) sẽ thuộc về trách nhiệm của người bán(Điều 48)

- Bị người mua hủy hợp đồng

Hợp đồng sẽ bị người mua tuyên bố hủy bỏ trong nhữngtrường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất là trước khi hợp đồng được thựchiện, nếu người mua nhận thấy rõ ràng rằng người bán đã viphạm nội dung chủ yếu của hợp đồng (Điều 72)

Trường hợp thứ hai là khi người bán đã vi phạm nội dungchủ yếu của hợp đồng như: Người bán giao hàng không đúngphẩm chất, không đúng số lượng hàng hoá, giao hàng không

Trang 36

đúng thời gian đã quy định hoặc người bán đã không giaohàng trong thời gian đã được gia hạn thêm hoặc đã tuyên bốkhông giao hàng trong thời gian được gia hạn thêm (Điều 49).Trường hợp thứ ba là khi người bán đã giao một phầnhàng nhưng phần hàng này không phù hợp với quy địnhcủa hợp đồng đã tạo ra sự vi phạm chủ yếu của hợp đồng(khoản 2 Điều 51).

Việc hủy hợp đồng sẽ giải phóng cho các bên khỏi nhữngnghĩa vụ đã ghi trong hợp đồng của họ, trừ những điều khoảnliên quan đến việc giải quyết tranh chấp (Điều 81)

Hậu quả của việc hủy hợp đồng là các bên phải hoàn trảcho nhau những gì mà họ đã thực hiện trước đó Vídụ: người mua phải hoàn trả lại hàng cho người bán (nếu như

đã nhận hàng) đồng thời người bán phải hoàn trả lại tiền chongười mua (nếu như người bán đã nhận tiền) Việc hoàn trảnày giữa các bên phải được tiến hành cùng một lúc

Tuy nhiên, việc buộc phải hoàn trả những gì mà các bên

đã thực hiện trước đó sẽ không áp dụng cho các trường hợp sau:Một là, hàng không có khả năng trả lại hoặc hàng đã bịthay đổi tính chất so với lúc giao nhận ban đầu;

Hai là, toàn bộ hoặc một phần hàng đã bị mất giá trịhoặc bị hư hỏng;

Ba là, toàn bộ hoặc một phần hàng đã được bán theo thủtục thương mại thông thường hoặc đã được sử dụng

- Bồi thường thiệt hại (Điều 74)

Nếu người bán vi phạm hợp đồng mà đã gây ra thiệt hại

Trang 37

cho người mua thì người bán phải có trách nhiệm bồi thườngcác thiệt hại đó Thiệt hại này là tổng số các tổn thất (baogồm cả lợi ích đã mất) mà bên mua phải chịu do hậu quả củaviệc vi phạm hợp đồng do bên bán gây ra Tuy nhiên, thiệthại này không thể vượt quá tổn thất mà bên bán đã dự đoánđược hoặc buộc phải dự đoán được trong thời điểm kí kếthợp đồng (Điều 74).

Để đảm bảo tính công bằng và hợp lí trong việc xác địnhthiệt hại đã xảy ra, nguyên tắc tính thiệt hại được áp dụng

như sau:

Nếu sau khi hợp đồng bị hủy, trong thời gian hợp lí,người mua đã mua hàng thay thế hoặc người bán đã bánhàng cho người mua thì thiệt hại trong trường hợp này đượctính là khoản tiền chênh lệch giữa giá trong hợp đồng đã bịhủy va giá hàng mua thay thế (Diéu75)

Nếu sau khi hợp đồng bị hủy mà người mua không muahàng thay thế thì thiệt hại trong trường hợp này là phầnchênh lệch giữa giá ấn định trong hợp đồng và giá hiện hànhvào lúc hủy hợp đồng

Về nguyên tắc, người bán có trách nhiệm bồi thường tất

cả những thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng cua mìnhgây ra Tuy nhiên, khi tính toán mức bồi thường thiệt hại,các bên phải dựa trên quan điểm "hợp tình hợp lí" Do đónhững thiệt hại không hợp tình hợp lí sẽ không được tínhđến Theo quy định của Điều 77 của Công ước thì trongtrường hợp hợp đồng đã bị vi phạm và gây ra những tổn thấtthì bên bị vi phạm hợp đồng phải áp dụng các biện phápthích hợp để hạn chế những tổn thất đó Nếu bên bị vi phạm

Trang 38

hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ này thì bên vi phạm hợpđồng có thể yêu cầu giảm bớt mức bồi thường thiệt hại bằngmức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.

5 Nghĩa vụ và trách nhiệm của bên mua

a Nghĩa vụ của bên mua

Trong quá trình thực hiện hợp đồng bên mua phải thựchiện hai nghĩa vụ cơ bản đó là nhận hàng và thanh toán tiền hàng:

Khi người bán mang hàng tới địa điểm quy định và đặthàng dưới sự định đoạt của người mua thì người mua phảithực hiện nghĩa vụ của mình là tiếp nhận hàng

- Thanh toán tiền hàng

Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của người mua được cụthể hoá trong các quy định sau đây:

+ Phải thanh toán tiền hàng theo đúng giá của hàng hoá.Người mua phải có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho

Trang 39

người bán theo giá cả ma các bên đã thoả thuận ghi tronghợp đồng.

Nếu hợp đồng không quy định cụ thể về giá của hànghoá thì giá của hàng sẽ được xác định bằng cách suy đoánrằng các bên đã dựa vào giá đã được ấn định cho mặt hàngnhư vậy khi nó được đem bán trong những điều kiện tương tựcủa ngành thương mại tương tự (Điều 55)

+ Phải thanh toán theo đúng địa điểm đã quy định

Người mua phải có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng theođúng địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồng

Nếu hợp đồng không quy định cụ thể về địa điểm thanhtoán thì người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho ngườibán tại trụ sở của người bán hoặc tại nơi giao hàng hoặc tainơi giao chứng từ, nếu việc trả tiền phải được làm cùng mộtlúc với việc giao hàng hoặc giao chứng từ (Điều 57)

+ Phải thanh toán theo đúng thời hạn đã quy định (Điều 58).Người mua phải thanh toán tiền hàng theo đúng thời gianquy định trong hợp đồng

Nếu hợp đồng không quy định cụ thể về thời gian giaohàng thì người mua phải có nghĩa vụ thanh toán tiền hàngkhi người bán chuyển giao hàng hoá hoặc các giấy tờ liênquan đến hàng hoá theo quy định của hợp đồng

b Trách nhiệm của người mua khi vi phạm hợp đồng

- Bị người bán tuyên bố hủy hợp đồng (Điều 64)

Người mua sẽ bị người bán tuyên bố hủy hợp đồng trongtrường hợp sau:

+ Người mua đã không thực hiện nghĩa vụ của mình theo

Trang 40

quy định của hợp đồng mà sự vi phạm này được coi là sự viphạm chủ yếu nội dung cơ bản của hợp đồng.

+ Người mua đã không thực hiện nghĩa vụ của mìnhtrong thời gian mà người bán gia hạn thêm để người muathực hiện nghĩa vụ hoặc trong thời gian bổ sung này ngườimua đã tuyên bố không thực hiện nghĩa vụ của mình đối vớingười bán

Hậu quả của việc người bán tuyên bố hủy hợp đồng làbên bán không bị ràng buộc bởi các quy định của hợp đồngcòn bên mua phải chịu trách nhiệm đối với bên bán trướcnhững thiệt hại do sự vi phạm hợp đồng của mình gây ra

- Bồi thường thiệt hại

Người mua có trách nhiệm bồi thường thiệt hại chongười bán đối với tất cả các tổn thất mà bên bán đã phảigánh chịu do hành vi vi phạm hợp đồng của bên mua gây ra.Tuy nhiên, những tổn thất này không vượt quá tổn thất

mà người mua đã dự đoán hoặc buộc phải dự đoán được khi

kí kết hợp đồng (Điều 74)

6 Chuyển rủi ro đối với hàng hoá từ người bán sang

người mua

Việc xác định thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hoá

từ người bán sang người mua được Công ước Viên năm 1980quy định như sau:

- Nếu hợp đồng mua bán không quy định hàng hoá phảiđược giao tại địa điểm nhất định thì thời điểm chuyển rủi rođối với hàng hoá từ người bán sang người mua kể từ khi hàng

Ngày đăng: 22/04/2024, 00:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN