1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bình luận về quyền của người khuyết tật theo Công ước quốc tế và thực trạng nội luật hoá ở Việt Nam. Nguyễn Hiền Phương chủ biên, Nguyễn Thị Kim Ngân (Phần 2)

205 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bình luận về quyền của người khuyết tật theo Công ước quốc tế và thực trạng nội luật hoá ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Hiền Phương, Nguyễn Thị Kim Ngân
Thể loại Essay
Định dạng
Số trang 205
Dung lượng 43,3 MB

Nội dung

Trang 1

người khuyết tat được hưởng đầy đủ, bình dang tất ca quyền con người, quyền tự do cơ bản, thúc đẩy sự tôn trọng phẩm giá vốn có của họ Công ước được áp dụng theo 8 nguyên tắc bao gồm tôn trọng phẩm giá vốn có, sự tự chủ của cá nhân; không phân biệt đối xử: sự tham gia đầy

đủ, hiệu qua, hòa nhập với xã hội; tôn trọng và chấp nhận

người khuyết tật như một phần của sự đa dạng của nhân loại và nhân văn; bình đẳng về cơ hội; tiếp cận; bình đẳng giữa nam và nữ; tôn trọng những khả năng đang phát triển của trẻ khuyết tật, quyền của trẻ khuyết tật được

bảo vệ nét riêng biệt của mình.

Trước đây, tại khoản 1 Điều 26 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) đã khẳng định: “Mọi người đều có quyền được giáo dục Giáo dục phải miễn phí, ít nhất là 6 giai đoạn học tiểu học và cơ sở Giáo dục tiểu hoc là bắt buộc ” Quyền được giáo dục này cũng được thừa nhận tại khoản 1 Điều 13 - ICESCR: “Các quốc gia thành viên công ước thừa nhận quyền của mọi người được học

tập ” Trên tinh thần đó, nhận thức được tầm quan

trọng của giáo dục đối với người khuyết tật, CRPD khi ra đời đã yêu cầu các quốc gia phải đảm bảo cơ hội học tập bình dang cho NKT ở mọi cấp và mọi hình thức cũng như việc trợ giúp cho người khuyết tật có những phương

tiện, cơ sở, vật chất, công nghệ và phương pháp giáo giáo

dục thích hợp Điều này cũng đồng nghĩa với việc không được tách NKT ra khỏi hệ thống chung của pháp luật quốc gia cũng như không được tước bỏ quyền được giáo dục tiểu học miễn phí của trẻ em khuyết tật Giáo dục 205

Trang 2

với NKT cần trên cơ sở hoà nhập, có những điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của người khuyết tật Cụ thể, Điều

24 CRPD có ghi nhận: Quốc gia thành viên thừa nhận quyền được giáo dục của người khuyết tật Để hướng tới biến quyền này thành hiện thực, các quốc gia thành viên phải bao dam hệ thống giáo duc ở mọi cấp và học tập suốt đời cho người khuyết tật cùng với người không khuyết tật trên cơ cơ sở bình đẳng về cơ hội, sự giáo dục này có định hướng: a Phát triển trọn vẹn năng lực tiềm tàng của con người, nhận thức về nhân cách và phẩm giá, củng cố sự tôn trọng quyền con người, các tự do cơ bản và tính đa dạng của loài người; b Phát triển trọn vẹn tiém năng về tinh cách, tài năng, sang tạo, cũng

như những năng lực thể chất và tinh thần của người khuyết tật: c Tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia hiệu quả vào xã hội tự do Trong khi biến quyền này thành hiện thực, quốc gia thành viên phải bao dam: a Người khuyết tật không bị loại khỏi hệ thống giáo dục

phổ thông trên cơ sở sự khuyết tật, và trẻ em khuyết tật không bị loại khỏi giáo dục tiểu học bắt buộc, hoặc giáo dục trung học, trên cơ sở sự khuyết tật; b Người khuyết tật có thể tiếp cận giáo dục tiểu học và trung học cơ sở có chất lượng tốt và miễn phí trên cơ sở bình đẳng với những người khác trong cùng cộng đồng mà họ sinh

sống; c Tạo điều kiện hợp lý cho người khuyết tật trên cơ sở nhu cầu cá nhân; d Người khuyết tật được nhận sự trợ giúp cần thiết trong hệ thống giáo dục phổ thông để

được giáo dục hiệu quả; e Cung cấp các biện pháp trợ

Trang 3

giúp cá biệt hóa có hiệu qua, trong môi trường thể hiện sự phát triển xã hội và khoa học kỹ thuật cao nhất, phù hợp với mục đích hoà nhập trọn vẹn Các quốc gia thành viên tạo điều kiện cho người khuyết tật học tập những kỹ năng phát triển đời sống và xã hội để tạo thuận lợi cho họ tham gia giáo dục một cách trọn vẹn và bình dang, với tư cách thành viên của cộng đồng Để đạt được mục đích này, quốc gia thành viên tiến hành các biện pháp thích hợp, trong đó có: a Tạo thuận lợi cho việc học chữ Braille, chữ viết thay thế, các cách thức, phương

tiện và dạng giao tiếp hoặc định hướng tăng cường hoặc thay thé kỹ năng di chuyển, và khuyến khích hỗ trợ đồng đẳng và hỗ trợ của chuyên gia; b Tạo thuận lợi cho

việc học ngôn ngữ ký hiệu và khuyến khích phát triển ban sắc ngôn ngữ của cộng đồng người khiếm thính; c.

Bảo đảm giáo dục người khiếm thị, khiếm thính hoặc vừa khiếm thính vừa khiếm thị bằng những ngôn ngữ, cách thức và phương tiện giao tiếp thích hợp nhất cho người đó, và trong những môi trường thể hiện sự phát triển xã hội và khoa học kỹ thuật cao nhất Để bao dam biến quyền này thành hiện thực, các quốc gia thành viên phải tiến hành những biện pháp thích hợp để tuyển dụng giáo viên, trong đó có giáo viên khuyết tật, có trình độ về ngôn ngữ ký hiệu và/hoặc chữ Braille, đào tạo

chuyên gia và nhân viên ở mọi cấp giáo dục Sự đào tạo

này phải bao gồm nâng cao nhận thức về người khuyết tật và su dụng các cách thức, phương tiện và dạng giao

tiếp tăng cường hoặc thay thế, kỹ thuật và cơ sở vật chất 207

Trang 4

giáo dục để hỗ trợ người khuyết tật Cùng với đó, các quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng người khuyết tật có thể tiếp cận giáo dục phổ thông cấp ba, dạy nghề, bổ

túc và học tập suốt đời mà không có sự phân biệt nào và trên cơ sở bình đẳng với những người khác Để đạt được mục đích này, quốc gia thành viên sẽ bảo đảm tạo điều kiện hợp lý cho người khuyết tật.

Có thể nhận thấy rằng, công ước LHQ về Quyền người khuyết tật (CRPD) năm 2006 khẳng định, người khuyết tật cần được đảm bảo quyền giáo dục hoà nhập ở các cấp, bất kể tuổi tác, không phân biệt đối xử và trên cơ sở bình đẳng về cơ hội Các quốc gia thành viên cần đảm bảo rằng: “Người khuyết tật không bị loại khỏi hệ thống giáo dục phổ thông vì lý do khuyết tật, và trẻ em khuyết tật không bị loại khỏi giáo dục tiểu học bắt buộc, hoặc giáo dục trung học, trên cơ sở sự khuyết tật” và “Người khuyết tật có thể tiếp cận giáo dục hòa nhập tiểu học và trung học cơ số, có chất lượng và miễn phí

trên cơ sở bình đẳng với những người khác trong cùng cộng đồng mà họ sinh sống

Bên cạnh đó, CRPD đã ràng buộc pháp lý đối với khái

niệm “giao dục hòa nhập”, được công nhận là phương tiện

duy nhất để đảm bảo quyền được học tập - với tính cách làmột quyền con người, cho tất cả học sinh, kể cả người khuyết tat Bởi lẽ, việc loại trừ hoặc ngăn can bất kỳ một ai đó ra khỏi hệ thống giáo dục phổ thông, dù họ có thể được học riêng, đều là một sự vi phạm quyền được học tập của họ Nói cách khác, CRPD đưa đến một cách nhìn mới về quyền tiếp cận giáo dục hay quyền được học tập, thực

Trang 5

ra là quyền tiếp cận giáo dục hòa nhập Để thực hiện

quyền tiếp cận giáo dục hòa nhập, CRPD quy định các

quốc gia phải tạo điều kiện hợp lý cho người khuyết tật trên cơ sở nhu cầu cá nhân người khuyết tật; cung cấp trợ giúp cần thiết trong hệ thống giáo dục phổ thông để được

giáo dục hiệu quả; cung cấp các biện pháp trợ giúp cá biệt hóa có hiệu quả, trong môi trường thể hiện sự phát triển xã hội và khoa học kỹ thuật cao nhất, phù hợp với mục đích hoà nhập trọn vẹn”.

Công ước về quyền của người khuyết tật được xem là một bước tiến quốc tế quan trọng trong việc tuyên bố và

bảo vệ quyền của mọi người khuyết tật, và nó đã đưa vấn

dé khuyết tat từ một cách nhìn từ thiện sang cách nhìn

dựa vào nhân quyền hơn bao giờ hết Bằng việc ký kết CRPD, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện quan điểm của mình về khuyết tật, rằng khuyết tật không chỉ là một vấn đề y học mà còn bao gồm những rào can xã hội và sự tách biệt khỏi cuộc sống thường ngày bằng sự phân biệt đối xử và những chuẩn mực cũ Đây cũng là một bước tiến mới

trong sự cam kết của Việt Nam sẽ bảo vệ quyền lợi của mọi người khuyết tật Việt Nam, lặp lại những lời đã xuất hiện trong Hiến pháp 1992 (Điều 59 và 67) và tiếp tục sứ mệnh của Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998 Một khi

CRPD được phê chuẩn, Việt Nam sẽ “đảm nhận sự đảm

2°5 Ngô Vinh Bạch Dương (2017), “Bao đảm quyền tiếp cận của

trẻ em mắc bệnh tự kỷ”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 23 (351), tz 23 = đã.

209

Trang 6

bảo và xúc tiến quá trình hiện thực hóa toàn bộ cá› quyền con người và những quyền tự do cơ bản cho mci người khuyết tật mà không phân biệt dựa trên bất cứ tiêu chuẩn khuyết tật nào” (UN, 2006).

Việt Nam là một trong những quốc gia rất tích cực trong việc tham gia các công ước quốc tế liên quan đến nhân quyền Tính đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn hầu hết các Công ước quốc tế quan trọng về quyền cor người Với hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - trải qua hai cuéc chiến tranh và đặc điểm địa lý có nhiều thiên tai nén tỷ lệ người khuyết tật trong dân số ở Việt Nam luôn cao Do đó,

Dang va Nhà nước ta rất quan tâm ban hành các chính

sách đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật Trước đây,

điều 59 Hiến pháp năm 1992 cũng đã dé cập dén quyền

được học tập đối với người khuyết tật và hiện nay tại Điều 61 Hiến pháp năm 2013 có quy định quyền bìph đẳng trong giáo dục đối với mọi công dân tại khoản 2 và Nhà nước tạo điều kiện để người nghèo được học văn hóa và học nghé” (khoản 3 Điều 61 Hiến pháp năm 2013).

Trong bối cảnh Việt Nam tăng cường hội nhập quốc tế

trên tất ca các lĩnh vực, xây dựng nhà nước pháp q1yền xã

hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,

công bằng, văn minh, việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật có ý nghia quan

trọng trên tất cả các mặt chính trị, pháp lý va xã bội Việc

phê chuẩn Công ước thể hiện tư tưởng về tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật đrợc quy

định trong Hiến pháp và nhiều văn bản quy phan pháp

Trang 7

luật có liên quan đã được Quốc hội đã ban hành như Luật Người khuyết tật, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Luật

Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo hiểm y tế

Ngay sau khi ký kết Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2006 và chính thức phê chuẩn Công ước năm 2014, Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động nhằm thực thi Công ước, thúc đẩy quyền của NKT trên tất cả các lĩnh vực bởi Việt Nam không bảo lưu điều nào của Công ước CRPD, vì vậy, toàn bộ các quyền của

người khuyết tật theo quy định của Công ước đều được công nhận và áp dụng ngay sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước Theo đó, Việt Nam đã ban hành một loạt

chính sách trong đó nổi bật là Hiến pháp năm 2013 ghi nhận quyền được đảm bảo an sinh xã hội của mọi công

dân và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm bình đẳng về cơ hội và trợ giúp NKT; hệ thống pháp luật chuyên ngành tương đối day đủ, đồng bộ và cơ bản phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế để bảo đảm và thực thì

quyền của NKT.

Su kiện Việt Nam ký tham gia Công ước, toàn bộ

tinh than, nội dung quy định của Công ước đã ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam Từ

năm 1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành

Pháp lệnh về người tan tật, điều chỉnh một cách toàn diện các vấn đề liên quan đến quyền lợi thiết thân của người khuyết tật Đối với CRPD, chỉ bốn tháng sau khi

Công ước này được mở, ngày 22-10-2007, Nhà nước Việt

241

Trang 8

Nam đã ký cam kết tham gia CRPD Sau khi ký kết

CRPD, cùng với việc chuẩn bị cho việc phê chuẩn CRPD

này, năm 2010, Quốc hội đã ban hành Luật Người

khuyết tật thay thế cho Pháp lệnh về Người tàn tật; các cơ quan Nhà nước trong phạm vi thẩm quyền của mình sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật có liên quan nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của người khuyết tật theo tinh thần khuyến nghị của CRPD.

Luật Người khuyết tật năm 2010 ra đời thay thế cho Pháp lệnh Người tàn tật năm 1998 là bằng chứng thể hiện bước chuyển lớn lao, khá căn bản về nhận thức và hành động thực tế của Nhà nước và xã hội Việt Nam đối với vấn đề người khuyết tật Đó là chuyển từ cách thức tư duy nhìn nhận vấn đề người khuyết tật như việc nhân đạo, từ thiện sang tư duy về người khuyết tật trên cơ sở quyền con

người Quá trình tổng kết, đánh giá các quy định và thực tiễn thi hành Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998 để xây

dựng và ban hành Luật Người khuyết tật năm 2010 cũng

thể hiện rõ được quá trình rà soát, đánh giá hệ thống các

quy định có liên quan đến người khuyết tật O thời điểm đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có báo cáo chính thức tổng kết tình hình thi hành Pháp lệnh về người khuyết tật làm cơ sở cho việc nghiên cứu xác định nội dung chính sách pháp luật trên lĩnh vực người khuyết tật nói chung và việc xây dựng Luật Người khuyết tật nói riêng.

Có thể nhận thấy rằng, Luật Người khuyết tật vào năm 2010 là đạo luật chuyên ngành đầu tiên về người khuyết tật, ghi nhận và khẳng định quyền của người

Trang 9

khuyết tật trong tiếp cận dịch vụ và hòa nhập xã hội trên

cơ sở bình đẳng với người không khuyết tật Luật Người khuyết tật là sản phẩm của quá trình tích cực điều chỉnh pháp luật nhằm bảo đảm sự tương thích của pháp luật Việt Nam với Công ước CRPD.

Cùng với đó, Luật Trẻ em 2016 cũng có ghi nhận: “Tre em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân, không phân biệt trẻ em khuyết tật và trẻ em không khuyết tật Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh Trẻ em khuyết tật được hưởng day đủ các quyền của trẻ em và

quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội (Điều 35 Luật Trẻ em 2016) Nhà nước bảo đảm trẻ em được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, tìm hiểu, học tập, trao đối kiến thức qua các kênh thông tin, truyền

thông phù hợp (Điều 46 Luật Trẻ em 2016) Cha, mẹ, giáo

viên, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập, hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập theo quy định của pháp luật, tạo điều

kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn (khoản 2 Điều 99 Luật Trẻ em 2016), có thể thấy rằng, nội dung của những điều luật nêu trên đều hướng tới việc đảm bảo tối đa quyền tiếp cận giáo dục của người khuyết tật, đây được xem như một minh chứng, sự nỗ lực của Việt Nam trong

việc hiện thực hoá các nội dung của Công ước.

213

Trang 10

Việt Nam cũng có có những điều chỉnh phù hợp đối với việc học tập của người khuyết tật Người khuyết tật học

tập theo phương thức giáo dục hòa nhập học theo chương

trình giáo dục chung Trường hợp người khuyết tật không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chung, người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học hoặc

một số môn học, hoạt động giáo dục cho phù hợp và được

thể hiện trong Kế hoạch giáo dục cá nhân, đây cũng được xem là tinh thần của Công ước trong việc đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục của người khuyết tật

Ngoài ra, trong các pháp luật chuyên ngành khác cũng

có các điều khoản ghi nhận vấn đề hòa nhập NKT trong lĩnh vực giáo dục, tiêu biểu phải kể đến: Luật Giáo duc 2019

(Điều 11, 13, 15, 28, 63, 85); Luật Trẻ em 2016 (Điều 55, Điều 44, Điều 85); Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014(Điều 6, Điều 27, Điều 51, Điều 58) Day được xem là những quy định cơ ban, làm nền tảng giúp cho các cơ quan nhà nước triển khai, thực hiện các chính sách, hoạt động cần thiết để xây dựng một môi trường giáo dục thuận lợi, tốt nhất cho NKH, từ đó giúp họ có cơ hội phát triển nhận thức và trí tuệ của mình, xóa bỏ mặc cảm bị phân biệt đối xử, thúc đẩy vấn đề hòa nhập NKT nói chung và hòa nhập trong lĩnh vực giáo dục nói riêng.

Mục tiêu của ngành GD&DT trong giáo dục người

khuyết tật đến năm 2020 là tăng cường khả năng tiếp cận và nâng cao chất lượng giáo dục NKT, bảo đảm NKT được tiếp cận giáo dục chất lượng, bình đẳng Cụ thể, đến năm

Trang 11

2020 có ít nhất 70% NKT trong độ tuổi mầm non và phổ

thông được tiếp cận giáo dục hòa nhập chất lượng, bình

đăng và thân thiện; có ít nhất 50% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục NKT được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về giáo dục NKT; có ít nhất 40% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; 100% tỉnh, thành phố, cơ sở giáo dục được phổ biến và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục NKT”“ Trên cơ sở Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người giai đoạn 2003-2020 do Chính Phủ ban hành; Các Bộ, ngành đã ban hành 02 Thông tu quan trọng: Thông tư liên tịch số

58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 31/12/2012 Quy định về điều kiện, thủ tục thành lập, hoạt động, tổ chức lại, giải thể Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và Thông

tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC

ngày 28/12/2013 quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật Các văn bản trên là cơ sở pháp lý để thực hiện những chính sách hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận các cơ hội học tập ở nhiều cấp học và trình độ đào tạo;

ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật.

Có thể nhận thấy rằng, Việt Nam luôn chú trọng và mở rộng vấn đề giáo dục cho NKT, các quy định về giáo dục đối với NKT đều đảm bảo cho NKT thực hiện các nhu 2°6

215

Trang 12

cầu học tập, giúp họ trang bị kiến thức như những người bình thường khác; hỗ trợ và tạo điều kiện cần thiết để

NKT có thể tham gia học tập; dé cao và khuyến khích

giáo dục hòa nhập cộng đồng Những thành tựu đạt được

trong công cuộc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam nêu trên xuất phát trước hết từ truyền thống

nhân văn, nhân đạo của dân tộc Việt Nam; từ ý chí,

nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam và sự cố gắng, nỗ lực và chính sách nhất quán của Nhà nước Việt

Nam, hướng tới một xã hội luôn đặt con người ở trung

tâm của sự phát triển và một nhà nước pháp quyền “của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” Đó cũng là kết

quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bản chất ưu việt,

tiến bộ của chế độ xã hội chủ nghĩa, của truyền thống văn hóa, các đặc thù của dân tộc Việt Nam với việc thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực chung và nghĩa vụ quốc tế về

quyền con người được quy định trong các Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.

3 VAI TRÒ CỦA VIỆC TIẾP CẬN, ĐẢM BẢO

QUYEN GIAO DỤC DOI VỚI NGUOI KHUYET TAT

NKT mặc dù có những khiếm khuyết trên cơ thể, tuy

nhiên cũng như bao công dân khác trong xã hội, họ cũng

có quyền được học tập - một trong những quyền hiến định quan trọng nhất mà của bất cứ quốc gia nào cũng ghi nhận Tất nhiên, do là nhóm đối tượng đặc biệt cần được sự quan tâm, trợ giúp của xã hội, mà vấn đề giáo dục đối với NKT cũng có nhiều điểm đặc thù riêng và do đó, cần có

Trang 13

sự điều chỉnh riêng biệt của pháp luật Có thể nói giáo dục đối với NKT có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đảm bảo cho

họ có được quyền học tập như những người khác, thúc đẩy hòa nhập người khuyết tật đối với cộng đồng, xã hội, điều này được thể hiện ở nhiều khía cạnh như:

Thứ nhất, giáo duc sẽ giúp NKT có được những tri

thức, kiến thức, sự hiểu biết về tự nhiên, về xã hội và giúp

họ trở thành người có ích cho xã hội Đối với từng dạng tật

cụ thể, giáo dục còn giúp cho NKT có thể phục hồi chức năng, phát triển về trí tuệ, phát triển về nhận thức, thúc đẩy vấn đề hòa nhập NKT với cộng đồng và xã hội.

Thứ hai, giao dục giúp NKT tái hòa nhập vào cộng

đồng Trong môi trường học tập, NKT sẽ có điều kiện để giao tiếp với thầy cô cũng như bạn bè và những người khác Đây là môi trường tốt nhất và nhanh nhất để NKT có thể học tập, vui chơi, thúc đẩy sự phát triển của nhận thức và trí tuệ, khắc phục những rào can, tự ti về bản thân để vươn lên hòa nhập cộng đồng Ngoài ra giáo dục còn góp phần tăng cường nhận thức trong xã hội về trách nhiệm của cộng đồng đối với người khuyết tật và tổ chức cho toàn xã hội chia sẻ, hỗ trợ người khuyết tật vượt qua

khó khăn và sự bất hạnh của mình.

Thứ ba, giáo dục là nền tảng cho việc trang bị việc

làm ổn định trong tương lại, mà việc làm lại là cách để người khuyết tật có thể hòa nhập cộng đồng nhanh và tốt nhất Tuy nhiên, để có một nền giáo dục tốt, một việc làm tốt cần phải có sự chung tay của nhiều bên, nhưng quan

trọng nhất cũng chính là quyết định của chính NKT, họ có

217

Trang 14

muốn đóng góp vào nền kinh tế quốc gia hay không, khi

mà ngày nay trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực và sức mạnh của một quốc gia Các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển xã hội Đối với các nước đang phát triển như nước ta nếu muốn phát triển nhanh thì phải hết sức quan tâm đến giáo dục và đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển nền kinh tế.

Thứ tư, giáo dục tổ chức nhiều loại hình hoạt động giao tiếp bổ ích, lành mạnh nhằm phát huy những phẩm chất và năng lực của người khuyết tật (sân chơi ở các nhà văn hóa cho moi lứa tuổi, các câu lạc bộ xây dựng gia đình

hạnh phúc tai địa phương, ); xây dựng những động cơ

đúng đắn của người khuyết tật khi tham gia hoạt động, giao tiếp đồng thời hướng dẫn họ lựa chọn các hoạt động

và giao tiếp phù hợp với khả năng của bản thân Đặc biệt công tác giáo dục luôn xây dựng các mối quan hệ giao tiếp tích cực giữa thầy trò, giữa bạn bè với nhau đồng thời tổ chức và định hướng cho người khuyết tâth tham gia vào các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi để thúc đẩy sự phát triển nhân cách, hoàn thành những khiếm

khuyết của bản thân.

Thứ năm, giáo dục tạo tiền đề cho sự tự giáo dục của người khuyết tật Tự giáo dục thể hiện tính chủ thể củangười khuyết tật khi họ đáp ứng hoặc tự vận động nhằmchuyển hóa các yêu cầu của giáo dục thành phẩm chất và năng lực của bản thân Nếu người khuyết tật thiếu

Trang 15

khả năng tự giáo dục thì các phẩm chất và năng lực của

họ sẽ hình thành ở mức độ thấp hoặc thậm chí không thể hình thành Trình độ, khả năng tự giáo dục của người khuyết tật phần lớn bắt nguồn từ sự định hướng của giáo dục Giáo dục đúng đắn và đầy đủ sẽ giúp con người hình thành khả năng tự giáo dục, đề kháng trước

những tác động tiêu cực của xã hội để phát triển nhân

cách mạnh mẽ.

4 NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG VIỆC NỘI LUẬT HOÁ QUYỀN TIEP CAN VÀ BẢO ĐẢM GIÁO DỤC ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Công ước về quyền của người khuyết tật thông qua sự kiện

Quốc hội khoá XIII đã phê chuẩn Công ước tại kỳ họp thứ

8 (tháng 10-2014) Từ góc độ pháp lý, bên cạnh nhữngthành tựu và thuận lợi mà Việt Nam đạt được thì cũng có

không ít những khó khăn, thách thức nhất định đặt ra cho

nước ta trong bối cảnh và tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay, điều đó được thể hiện thông qua những nội dung cụ thể sau:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật của Việt Nam nói

chung, trong lĩnh vực quyền con người nói riêng, còn chưa đồng bộ, có chỗ còn chồng chéo, mâu thuẫn dẫn tới khó khăn, thậm chí hiểu sai, trong quá trình vận dung và thực thi pháp luật ở cơ sở Day chính là vat can lớn nhất đối với sự phát triển của xã hội cũng như trong việc thực thi các quyền con người Nhận diện thách thức đó, Chính phủ

219

Trang 16

Việt Nam đang triển khai Chiến lược Xây dựng và Hoàn

thiện Hệ thống Pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và định

hướng đến năm 2020, trước mắt là rà soát lại toàn bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhằm loại bỏ các văn bản luật mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù

hợp với thực tiễn; bảo đảm tính hợp hiến, tính thống nhất, tính khả thi, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận và dễ thực

hiện của các văn bản quy phạm pháp luật này.

Thứ hai, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Việt Nam đã nỗ lực từng bước đẩy mạnh việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người nói chung và

quyền của người khuyết tật nói riêng Việt Nam đã xây

dựng khuôn khổ pháp lý tương đối day đủ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật Tuy nhiên, việc

triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật còn nhiều

khó khăn do một số nguyên nhân Phần lớn người khuyết tật Việt Nam sống ở khu vực nông thôn nên việc tiếp cận

các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là giáo dục còn khó

khăn Bên cạnh đó, nhận thức của toàn xã hội về quyền con người còn một số hạn chế, gây ảnh hưởng đến việc thực thi các quyền tại Công udc?”,

Thứ ba, do mức độ phát triển kinh tế - xã hội chưa

đồng đều giữa các vùng và các nhóm dân cư, Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt các nguồn lực dành cho phát triển, đặc biệt trong việc triển khai các chính

?“ Báo cáo quốc gia lần thứ nhất về thực thi công ước Liên hợp quốcvề quyền của người khuyết tật

Trang 17

sách hỗ trợ va bao đảm quyền tiếp cận và dam bao giáo

dục của các nhóm yếu thế, dé bị tốn thương trong xã hội Những rủi ro về biến đối khí hậu, thiên tai, dịch bệnh mà

đối tượng chịu tác động nặng nề nhất chính là các nhóm yếu thế vẫn là một thách thức không nhỏ đối với Việt

Nam Nguồn lực của đất nước còn hạn chế, tầm bao phủ của hệ thống an sinh xã hội hiện nay còn khiêm tốn đã gây ra những rào cản không đáng có, ảnh hưởng đến việc

hưởng thu đầy đủ các quyền của người khuyết tật.

Thứ tư, khuôn khổ pháp luật về quyền con người nói chung, quyền của người khuyết tật nói riêng ở Việt Nam mặc dù đang từng bước được kiện toàn nhưng vẫn chưa đồng bộ, một số lĩnh vực chưa theo kịp với sự thay đổi của cuộc

sống, chậm được sửa đổi, bổ sung Năng lực xây dựng thể

chế, quản lý, điều hành, tổ chức thực thi pháp luật và việc tuyên truyền pháp luật về quyền của người khuyết tật đến các ngành, các cấp, các địa phương vẫn còn hạn chế, khiến cho việc triển khai còn khó khăn, bất cập Bản thân người

dân chưa hiểu biết đầy đủ về các quy định của pháp luật để

thực hiện quyền của mình một cách đầy đủ và hiệu quả Việc kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định của pháp luật còn lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng có những vi phạm chưa được

phát hiện va xu lý kịp thời.

Thứ năm, giáo dục là lĩnh vực được Nhà nước coi

trọng và đầu tư lớn, tuy nhiên trên thực tế còn nhiều tồn tại chưa được khắc phục như sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa

thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc22|

Trang 18

thiểu số; cải cách giáo dục trong công tác giảng day và học tập, cải tiến thiết bị, cơ sở vật chất trường học Giáo dục về nhân quyền trong các cấp học chưa được đầu tư thỏa đáng Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung giảng dạy về quyền con người nói chung và các quyền cụ thể còn sơ sài và chưa phù hợp với cấp học và độ tuổi.

5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN

THIỆN QUYỀN TIẾP CAN VA BAO DAM GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG GIAI ĐOẠN

HIỆN NAY

Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước, phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc, Đảng,

Nhà nước và xã hội luôn quan tâm chăm sóc và giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội, trong đó có người khuyết tật Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ

lên chủ nghĩa xã hội (6/1991) đã chỉ rõ: “Không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội Chăm lo đời sống những người gia ca, neo don, tan tật,

mất sức lao động và trẻ mồ côi” Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại khoản 2 Điều 59 quy định: “Nhà nước tạo bình đẳng cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an ninh xã hội, có chính sách trợ giúp người già cao tuổi, người khuyết tật ”

và tại khoản 3 Điều 61 cũng có quy định: “Nhà nước ưu

tiên phát triển giáo duc , tạo điều kiện để người khuyết

tật và người nghèo được hoc văn hóa và học nghé”.

Trang 19

Đồng thời khẳng định mọi thành viên, bao gồm cả người khuyết tật đều được Nhà nước bảo đảm quyền công dân như nhau và đều được hưởng các thành quả chung của sự phát triển xã hội Nghị quyết Dai hội Dang toàn quốc lần thứ VIII (1996) tiếp tục nhấn mạnh: “Thực hiện

các chính sách bao trợ trẻ em mồ côi, lang thang co nh,

người già neo đơn, nạn nhân chiến tranh, người tàn tật” và “tiến tới xây dựng luật về bảo trợ người tàn tật” Để phát huy các yếu tố thuận lợi trong nước cũng như quốc tế, khắc phục những khó khăn nhằm hiện thực hoá quyền của người khuyết tật, khi Việt Nam trở thành thành viên Công ước, chúng ta cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiện toàn hệ thống pháp luật trên nguyên tắc phát huy nhân tố con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền và

tự do cơ bản của người dân, đảm bảo hệ thống pháp luật quốc gia hài hòa và phù hợp với các chuẩn mực pháp luật quốc tế Chính phủ nỗ lực đẩy mạnh các chương trình cải cách hành chính nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, phát huy dân chủ và nâng cao hiệu lực của Nhà nước pháp quyền, tăng cường các thể chế quốc gia bảo vệ quyền của người khuyết tật, trong đó có việc nghiên cứu khả năng thành lập Cơ quan nhân quyền quốc gia.

Thứ hai, sớm hoàn thiện chính sách pháp luật NKT

Việt Nam trên cơ sở quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như tỉnh thần Công ước về quyền của người khuyết tật Chính sách, pháp luật người khuyết tật là những chủ trương, nguyên tắc chủ đạo của Nhà

223

Trang 20

nước về xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật

và các giải pháp thực hiện các chủ trương, nguyên tắc đó.

Vai trò của chính sách, pháp luật là cơ sở chính trị - pháp

lý để soạn thảo, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm quyền của người

khuyết tật Chính sách, pháp luật người khuyết tật phải đặt trong tổng thể hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước và là bộ phận không thể tách rời của toàn bộ chính sách pháp luật nói chung Mặt khác, tư tưởng, nguyên tắc

chính sách, pháp luật NKT cũng phải được lồng ghép sâu

sắc trong chính sách pháp luật của tất cả các lĩnh vực của

đời sống kinh tế - xã hội.

Thứ ba, cần nghiên cứu sâu sắc, đầy đủ các quy định của Công ước để tiếp nhận, nội luật hoá một cách đầy đủ,

toàn diện các quyền của người khuyết tật theo lộ trình

thích hợp với diéu kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đồng thời quán triệt day đủ nghĩa vụ của quốc gia

thành viên Công ước để sớm xác định chủ động việc thực

thi nghiêm chỉnh các nghĩa vụ này Đồng thời, phát huy quan hệ hợp tác quốc tế tốt đẹp, hiệu quả giữa Việt Nam

với các quốc gia thành viên Công ước, với các tổ chức quốc

tế trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu; phát huy vai

trò của các tổ chức xã hội, nhất là vai trò tích cực của các tổ chức vì và của người khuyết tật ở các quan hệ trong

nước cũng như quốc tế.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động,tạo chuyển biến sâu sắc về nhận thức, trách nhiệm trong cán bộ, dang viên, công chức, viên chức và các tầng lớp

Trang 21

Nhân dân về công tác người khuyết tật nói chung và việc đảm bảo quyền tiếp cận đối với giáo dục nói riêng Tích cực đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật bằng hình thức phù hợp Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng trong thực hiện đường lối, quan điểm của Dang và chính sách, pháp luật của Nha nước đối với NKT; hỗ trợ, tạo điều kiện phát huy nang lực của NKT và các tổ chức người khuyết tật để làm tốt vai trò đại diện, tập hợp, đoàn kết, là cầu nối giữa người khuyết tật với Dang, Nhà nước; bảo đảm kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, hướng tới một xã hội không rào can đối với NKT.

Thứ năm, tiếp tục việc nghiên cứu sâu sắc, đầy đủ các quy định của các điều ước quốc tế liên quan đến NKT mà Việt Nam đã và đang và sắp tới sẽ tham gia bởi chính những văn kiện quốc tế này sẽ là những cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định cam kết bảo vệ và thực thi quyền của NKT cũng như thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hòa nhập đối với NKT tại Việt Nam, thể hiện tư tưởng về tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NKT để tiếp nhận, nội luật hoá một cách đầy đủ, toàn diện các quyền của NKT theo lộ trình thích hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Như vậy, việc sớm hoàn thiện chính sách pháp luật NKT Việt Nam trên cơ sở quan điểm, đường lối, chính

225

Trang 22

sách của Đảng và Nhà nước cũng như tinh thần Công ước về quyền của NKT Chính sách, pháp luật NKT là

những chủ trương, nguyên tắc chủ đạo của Nhà nước về

xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và các giải pháp thực hiện các chủ trương, nguyên tắc đó Vai trò của chính sách, pháp luật là cơ sở chính trị - pháp lý

để soạn thảo, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm bao đảm quyền của NKT.

Chính sách, pháp luật NKT phải đặt trong tổng thể hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước và là bộ phận không thể tách rời của toàn bộ chính sách pháp luật nói chung Mặt khác, tư tưởng, nguyên tắc chính sách, pháp luật NKT cũng phải được lồng ghép sâu sắc trong nội

dung chính sách pháp luật của tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Trang 23

CHƯƠNG VI

QUYEN BAO VE VA CHAM SOC SUC KHOE

CUA NGƯỜI KHUYET TAT TRONG CONG UOC QUỐC TE VỀ QUYỀN CUA NGƯỜI KHUYET TAT VÀ VIỆC NỘI LUẬT HOA

TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

TS Đỗ Thị Dung”

Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe là nhu cầu tất yếu, quan

trọng của con người Với những người khi sinh ra hoặc trong quá trình sống, vì lý do nào đó mà bị khuyết tật về thể chất, tinh thần thì nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe càng quan trọng và cấp thiết Bởi, chỉ khi sức khỏe được ổn định, người khuyết tật mới có thể tham gia các hoạt động giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm bảo đảm đời sống của bản thân, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch và các hoạt động xã hội khác, thực hiện

day đủ các quyền, nghĩa vụ công dân để từ đó có đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Xuất phát từ nhu cầu mang tính khách quan, chính đáng của người khuyết tật, cùng với mong muốn thúc đẩy, "Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Dai học Luật Hà Nội.

od

Trang 24

bảo hộ và đảm bảo người khuyết tật được hưởng thụ một

cách đầy đủ, bình đẳng quyền con người và các quyền tự do cơ bản, góp phần nâng cao sự tôn trọng nhân phẩm vốn

có của người khuyết tật, ngày 13/12/2006, Đại hội đồng

Liên hiệp quốc đã thông qua Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật Theo đó, các quốc gia tham gia Công

ước phải đảm bảo quyền được thụ hưởng bình đẳng mọi

dịch vụ công cộng của người khuyết tật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống trong đó có lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.

Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã

tham gia ký và phê chuẩn Công ước trên tinh thần không bảo lưu điều khoản nào mà tôn trọng bảo vệ quyền và lợi ích của người khuyết tật phù hợp với pháp

luật trên tất cả các lĩnh vực bình đẳng như người không

có khuyết tật Cho đến nay, các nội dung của Công ước

về cơ bản đã được nội luật hóa trong các quy định của

Luật Người khuyết tật năm 2010 và các đạo luật liên quan Tuy nhiên, do điều kiện phát triển kinh tế xã hội, các điều kiện để bảo đảm cho người khuyết tật thực hiện

quyền và các lý do khác, nên vẫn còn một số nội dung

của Công ước trong đó có nội dung về quyền bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của người khuyết tật chưa được nội

luật hóa đầy đủ Điều đó không chỉ làm ảnh hưởng đến

việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của người khuyết tật, mà còn ảnh hưởng đến việc tiếp cận và hòa nhập cộng

đồng nói chung của người khuyết tật trong bối cảnh hội

nhập quốc tế hiện nay.

Trang 25

1 Quy định về quyền bảo vệ, chăm sóc sức khỏe

của người khuyết tật trong Công ước quốc tế về

quyền của người khuyết tật năm 2006

Công ước quốc tế về các quyền của người khuyết tật (tiếng Anh: Convention on the Rights of Persons with

Disabilities, viết tắt CRPD) được Dai hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua ngày 13/12/2006, có hiệu lực từ ngày từ

ngày 3/5/2008 Đây là hiệp ước đầu tiên có ý nghĩa đặc biệt trong việc làm thay đổi quan điểm về khuyết tật, người khuyết tật và quyền của người khuyết tật, góp phần bảo

vệ quyền của hơn 650 triệu người khuyết tật trên toàn thế

giới Tính đến tháng 3/2014, trên thế giới đã có 158 quốc gia ký Công ước và 141 quốc gia đã phê chuẩn Công ước về quyền của người khuyết tật” Điều đó nói lên rang Công ước và các nội dung của Công ước phù hợp với quan điểm, yêu cầu và mong muốn của các quốc gia trên thế giới kể cả các quốc gia phát triển cũng như các quốc gia đang phát triển Đồng thời điều đó cũng thể hiện sự tin tưởng của các quốc gia vào mục đích đặt ra của công ước, là nhằm thúc đẩy, bảo vệ các quyền/phẩm giá của người khuyết tật, bù đắp sự thiệt thòi sâu sắc của người khuyết tật, thúc đẩy sự tham gia của họ vào môi trường văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, dân sự một cách bình đẳng như người không

khuyết tật.

?8 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tờ trình số

18/TTr-BLĐTBXH ngày 03/03/2014 về việc phê chuẩn Công ước của Liên

hợp quốc về quyền của người khuyết tật.

Man

Trang 26

Cùng với việc đưa ra các định nghĩa quan trọng làm cơ

sở cho việc thống nhất nhận thức về người khuyết tật, quy

định các nguyên tắc, nghĩa vụ chung, Công ước đã liệt kê

các quyền của người khuyết tật Trong đó, quyền về bảo vệ

và chăm sóc sức khỏe là nội dung cơ bản quan trọng, được

quy định tại Điều 25 (Y tế) và Điều 26 (Hỗ trợ chức năng và phục hồi chức năng) Nội dung của Công ước quy định về

quyền bảo vệ và chăm sóc sức khỏe đối với người khuyết tật

cụ thể như sau:

1.1 Quy định về y tế

Điều 25 Công ước quy định các quốc gia thành viên

của Công ước thừa nhận người khuyết tật có quyền thụ hưởng tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe cao nhất có thể mà không có sự phân biệt đối xử vì lý do bị khuyết tật Các quốc gia thành viên của Công ước cam kết thực hiện các biện pháp phù hợp để đảm bảo người khuyết tật có thể tiếp cận được các dịch vụ y tế mang tính

nhạy cảm giới, bao gồm phục hồi chức năng có liên

quan đến vấn đề y tế Cụ thể, các quốc gia thành viên của Công ước cam kết:

- Cung cấp cho người khuyết tật các dịch vụ và chương trình chăm sóc y tế có chất lượng đảm bảo, đủ tiêu

chuẩn và miễn phí hoặc có thể chi trả được tương tự như các dịch vụ và chương trình cung cấp cho các đối tượng

khác bao gồm các chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh

sản và các vấn đề sinh lý và các chương trình y tế công cộng về vấn đề dân số.

Trang 27

- Cung cấp các dịch vụ y tế như trên khi người khuyết tật có nhu cầu đặc biệt là vì lý do bị khuyết tật của họ kể ca các biện pháp phù hợp về xác định sớm và can thiệp sớm và cung cấp các dịch vụ được thiết kế để giảm thiểu và ngăn ngừa các dạng khuyết tật khác kể ca cho trẻ em

và người gìà.

- Cung cấp các dịch vụ y tế như vậy càng gần cộng đồng dân cư càng tốt, kể cả ở các vùng nông thôn.

- Yêu cầu các cán bộ y tế chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật như chăm sóc sức khoe cho những người khác, kể cả các dịch vụ miễn phí, chưa kể đến các dịch vụ khác, đồng thời nâng cao nhận thức về quyền, nhân phẩm, quyền tự quyết và nhu cầu của người khuyết tật thông qua tập huấn, và ban hành các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khi hành nghề y trong cả lĩnh vực dịch vụ y té công và dịch vụ y tế tư.

- Nghiêm cấm cấm phân biệt đối xử đối với người khuyết tật khi cung cấp bảo hiểm y tế, và bảo hiểm nhân thọ được luật pháp của quốc gia thành viên cho phép, và

các loại hình bảo hiểm này phải được cung cấp một cách hợp lý và công bằng;

- Nghiêm cấm việc từ chối mang tính phân biệt đối xử

trong công tác chăm sóc sức khỏe, cung cấp các dịch vụ y tế, thực phẩm và đồ uống vì lý do khuyết tật.

Như vậy, có thể thấy rằng chăm sóc y tế đối với ngườikhuyết tật được thể hiện ở mọi khía cạnh, từ chăm sóc ngoài y tế đến chăm sóc thông qua các dịch vụ khám chữa bệnh y tế khi bị ốm đau, bệnh tật không phân biệt bởi bất 23]

Trang 28

cứ tiêu chí gì về giới tính, độ tuổi, mức độ khuyết tật hay

dạng tật Trong đó Công ước đặc biệt lưu ý việc bảo đảm chăm sóc sức khỏe đối với các đối tượng yếu thế như người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ khuyết tật.

Cùng với các quy định này, Công ước quy định nghiêm

cấm các hành vi phân biệt đối xử trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế cũng như các dịch vụ

y tế khác đối với người khuyết tật.

1.2 Quy định về hỗ trợ chức năng và phục hồi

chức năng

Cùng với nội dung về y tế, Điều 26 Công ước quy định về hỗ trợ chức năng và phục hồi chức năng đối với người khuyết tật Theo đó, các quốc gia thành viên của Công ước

cam kết thực hiện các biện pháp phù hợp và hiệu quả, kể cả hỗ trợ đồng đẳng, để hỗ trợ người khuyết tật có thể đạt

được và duy trì tối đa khả năng độc lập, khả năng học

nghề, khả năng xã hội, trí lực, thể lực và sự tham gia và hoà nhập đầy đủ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống Để đạt

được mục tiêu này, các quốc gia thành viên của Công ước cam kết tổ chức, củng cố và mở rộng các dịch vụ và chương

trình phục hồi chức năng, đặc biệt trong các lĩnh vực y tế, việc làm, giáo dục, và dịch vụ xã hội, theo cách mà cácdịch vụ và chương trình này:

- Bắt đầu từ giai đoạn sớm nhất và dựa trên đánh giá chặt chẽ về nhiều mặt về nhu cầu và thể lực cá nhân;

- Hỗ trợ sự tham gia và hoà nhập cộng đồng và mọi

mặt của xã hội, và sự hỗ trợ này phải tự nguyện, và sẵn có

Trang 29

cho người khuyết tật và sự hỗ trợ này càng gần cộng đồng càng tốt, kể ca vùng nông thôn.

Các quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thúc day việc xây dựng các chương trình đào tạo ban đầu

và đào tạo thường xuyên cho các chuyên viên và cán bộ

làm việc trong lĩnh vực phục hồi chức năng.

Các quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thúc day khả năng sẵn có, kiến thức và việc su dụng

công nghệ và thiết bị hỗ trợ được thiết kế cho người khuyết tật vì các công nghệ và thiết bị hỗ trợ này có liên quan đến phục hồi chức năng.

_ 2 VIỆC NỘI LUAT HÓA CONG UGC QUỐC TẾ

VE QUYEN CUA NGƯƠI KHUYET TAT NĂM 2006 TRONG PHAP LUAT VIET NAM

Sau gần 01 năm Công ước về quyền của người khuyết tật ra đời, ngày 22/11/2007 Việt Nam đã ký tham gia Việc ký tham gia Công ước đã thể hiện được tinh thần, ý thức trách nhiệm của Nhà nước đối với việc bảo đảm, thực thi quyền của người khuyết tật, trong đó có quyền bao vệ và chăm sóc sức khỏe Từ đây, toàn bộ tinh thần, nội dung quy định của Công ước nói chung và các quy định về y tế và phục hồi chức năng nói riêng đối với người khuyết tật đã ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam Ngày 17/6/2010, Quốc hội thông qua Luật Người khuyết tật, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011, là bằng chứng thể hiện bước chuyển lớn lao, 233

Trang 30

khá căn bản về nhận thức và hành động thực tế của Nhà nước và xã hội đối với người khuyết tật và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người khuyết tật Theo đó, quyền bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật được quy định cụ

thể tại Chương III, từ Điều 21 đến Điều 26 Ngoài ra,

trong các luật chuyên ngành khác cũng có các điều khoản quy định về việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ người

khuyết tật Đó là: Luật người cao tuổi năm 2009 (Điều

12), Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 (Điều 8),

Luật bảo hiểm y tế năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung

năm 2014 (Điều 12 đến Điều 15), Luật hội chữ thập đỏ

năm 2008 (Điều 7), Pháp lệnh ưu đãi người có công với

cách mạng năm 2005 đã sửa đổi, bổ sung năm 2012

(Điều 9 đến Điều 29) Cùng với đó, Chính phủ và các bộ/ngành đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, đồng

thời xây dựng các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án

để thực hiện các quyền đối với người khuyết tật trên

thực tế.”° Với hệ thống pháp luật dần được hoàn thiện

209 Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020, Kế hoạch

Quốc gia về phát triển phục hồi chức năng giai đoạn 2014-2020, Đề

án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020, Đề án trợgiúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rốinhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020, Đề án chămsóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bịnhiễm HIV/AIDS, trẻ em nhiễm chất độc hóa học, trẻ em bị khuyết

tật nặng và trẻ em bi ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm hoa dựa vào

cộng đồng giai đoạn 2013-2020, Dự án Tổ chức phục hồi chức năngtại cộng đồng cho nạn nhân chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trongchiến tranh 6 Việt Nam giai đoạn 2008-2016 v.v

Trang 31

và bao dam phù hợp với nội dung của Công ước, ngày

28/11/2014, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước về quyền

của người khuyết tật.”

Sau khi phê chuẩn Công ước, Việt Nam tiếp tục thể chế các nội dung trong đó có nội dung về quyền bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người khuyết tật vào hệ thống pháp luật quốc gia Việc nội luật hóa Công ước về quyền bao vệ và chăm sóc sức khỏe người khuyết tật được thể hiện ở các

khía cạnh sau:

2.1 Chăm sóc sức khỏe ban đầu

Trên cơ sở quy định của Công ước, Hiến pháp năm 2013 khẳng định, mọi người có quyền được bảo vệ, chăm soc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh,

khám bệnh, chữa bệnh Cụ thể quy định của Hiến pháp, Luật Người khuyết tật năm 2010, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định người khuyết tật được chăm sóc

sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú.

Theo quy định tại Điều 21 Luật Người khuyết tật năm 2010, chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với người khuyết tật thuộc trách nhiệm của cơ sở y tế cấp xã, trực tiếp thực hiện các hoạt động: tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật, hướng dẫn người khuyết tật phương 710 Nghị quyết số 84/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật.

235

Trang 32

pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức

năng Đồng thời, trạm y tế cấp xã thực hiện khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi chuyên môn cho người

khuyết tật Cụ thể:

Thứ nhất, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức

về chăm sóc sức khỏe người khuyết tật Mục đích của hoạt

động này là nhằm tăng cường kiến thức và hiểu biết của người khuyết tật về việc tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân Từ đó sẽ giúp người khuyết tật loại bỏ dan những lối sống, thói quen và phong tục tập quan có hại cho sức khỏe Việc thực hiện các hoạt động này được thông

qua các hình thức phong phú như: tổ chức lớp học, thông tin qua hệ thống truyền thông ở địa phương hoặc lồng

ghép vào các hoạt động văn hóa xã hội khác ở địa phương.

Nội dung tuyên truyền, giáo dục kiến thức chăm sóc sức khỏe người khuyết tật gồm: cải thiện điều kiện dinh

dưỡng và ăn uống hợp lý, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, các hoạt động phòng bệnh Đối với trẻ em

khuyết tật, tuyên truyền, giáo dục chăm sóc sức khỏe còn thể hiện ở chương trình giáo dục đặc biệt, đó là giáo

dục hòa nhập hoặc giáo dục chuyên biệt tùy thuộc vào mức độ khuyết tật cũng như khả năng phục hồi sức khỏe

của trẻ em.

Thứ hai, thực hiện các biện pháp phòng ngừa khuyết tật Hoạt động phòng ngừa khuyết tật được thực hiện rất

đa dạng, phong phú như: phòng ngừa dựa vào dạng tật,

phòng ngừa dựa vào khả năng thực tế của địa phương, hoàn cảnh gia đình, phòng ngừa dựa vào nhu cầu của

Trang 33

người khuyết tật Để thực hiện hoạt động này, mỗi người khuyết tật đều phải có kiến thức hiểu biết về vệ sinh, rèn luyện thân thể, có lối sống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại bệnh tật Khi tái phát bệnh, người khuyết tật cần được phát hiện, chẩn đoán sớm để có biện pháp xử lý kịp thời và điều trị phù hợp nhằm phục hồi nhanh chóng chức năng bị suy giảm để ngăn ngừa hậu quả xấu do khuyết tật gây ra.

Luật Người khuyết tật năm 2010 quy định các cơ sở

khám bệnh, chữa bệnh phải tư vấn biện pháp phòng ngừa

và phát hiện sớm khuyết tật, xác định khuyết tật bẩm sinh đối với trẻ em sơ sinh để kịp thời có các biện pháp điều trị và chỉnh hình, phục hồi chức năng phù hợp Theo Báo cáo của Bộ Y tế về tình hình thực hiện Công ước Liên hợp quốc về quyền người khuyết tật, trong giai đoạn

2010-2015, các trung tâm trước sinh và sơ sinh đã thực hiện

sàng lọc trước sinh cho trên 50.000 thai phụ, chấm dứt kỳ thai cho khoảng 9.000 thai phụ, thực hiện theo dõi và tư

vấn sau sinh cho khoảng 40.000 trường hợp; thực hiện

sàng lọc sơ sinh bằng mẫu máu gót chân cho trên 178.000 ca, đã đưa trên 3.860 trẻ đến các cơ sở nhi khoa ở địa phương và trung ương để tư vấn, điều trị Một số tỉnh, thành phố như Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Bình cũng đã triển khai các dự án để thí điểm mô hình phát hiện sớm trẻ khuyết tật.”

?! Bộ Y tế, Báo cáo về tình hình thực hiện Công ước Liên hợp quốcvề quyền người khuyết tật, ngày 2/12/2016.

237

Trang 34

Thứ ba, quản lý sức khỏe người khuyết tật Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Luật Người khuyết tật năm

2010, trạm y tế cấp xã có trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật Mục đích là nhằm quản lý theo

doi tình trạng khuyết tật ở địa phương, từ đó giúp cơ quan chức năng đưa ra các giải pháp hợp lý để chăm sóc sức khỏe người khuyết tật hiệu qua hơn Quản lý sức khỏe người khuyết tật cũng được coi là nội dung quan trọng trong chăm

sóc sức khỏe ban đầu đối với người khuyết tật Bởi nếu người

khuyết tật được cơ quan có thẩm quyền thực hiện tốt hoạt động quản lý, theo dõi, thống kê, báo cáo về số lượng, tình

trạng khuyết tật một cách chính xác sẽ là cơ sở để hoạch

định chính sách cũng như có biện pháp chăm sóc sức khỏe

phù hợp, tránh được các nguy cơ gây ra hậu quả xấu hơn về sức khỏe cho người khuyết tật.

Nhằm quản lý, theo dõi sức khỏe người khuyết tật tại

cộng đồng, Bộ Y tế đã nghiệm thu và đang đưa vào sử dụng phần mềm quản lý thông tin về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật Hiện nay, bằng phần mềm này, ngành y tế đang quản lý thông tin của hơn 90.000 người khuyết tật tại 9

tỉnh/thành phố Bộ Y tế dự kiến sẽ triển khai áp dụng phần

mềm này tại toàn bộ các tỉnh/thành phố trên cả nước.”!? 2.2 Khám bệnh, chữa bệnh

Người khuyết tật khi ốm đau, bệnh tật được khám

bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nơi712 Bộ Y tế, Báo cáo về tình hình thực hiện Công ước Liên hợp quốcvề quyền người khuyết tật, ngày 2/12/2016.

Trang 35

họ cư trú, lao động hoặc hoc tập Với mạng lưới khám

bệnh, chữa bệnh phát triển rộng khắp, từ trung ương đến

địa phương và được đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, bao

gồm cơ sở khám, chữa bệnh của nhà nước, tư nhân đã tạo

điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật khám bệnh, chữa bệnh kịp thời, hiệu quả Ngoài ra, việc quy định phong

phú các hình thức khám bệnh, chữa bệnh nội trú, ngoại

trú, lưu động, tại nhà như hiện nay, đã giúp người khuyết

tật có nhiều cơ hội được khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với điều kiện hoàn cảnh về thời gian, tài chính, kinh tế của mình Những quy định này đã thể hiện rõ rệt tính nhân đạo của pháp luật người khuyết tật, đồng thời thể hiện quan tâm đặc biệt của nhà nước, cộng đồng đến những

người khuyết tật.

Theo quy định hiện hành, nội dung của chế độ khám

bệnh, chữa bệnh đối với người khuyết tật bao gồm:

Thứ nhất quyền được khám bệnh, chữa bệnh Trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, người khuyết tật được đảm bảo các quyền như mọi công dân khác, như: quyền

được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với

điều kiện thực tế; quyền được giữ bí mật thông tin về tình

trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án; quyền được tôn trọng danh dự, không bị kỳ thị, phân biệt

đối xử trong khám, chữa bệnh; quyền được lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị?” Cụ thể, Luật Khám

bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định quyền được khám

13 Điều 7 đến Điều 13 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.

239

Trang 36

bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực

tế của người bệnh, không phân biệt người khuyết tật và

người không khuyết tật Luật quy định người bệnh tại

Việt Nam nói chung, trong đó có người khuyết tật, có

quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh, có quyền chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y sinh

học về khám bệnh, chữa bệnh;”! quyền được tôn trong danh du, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh.

Nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vi phạm các quy định

trong lĩnh vực khám chữa bệnh, sẽ bị xử phạt vi phạm

hành chính.”'?

Ngoài ra, do những đặc điểm riêng về sức khỏe của

người khuyết tật, theo quy định tại khoản 1 Điều 22 và khoản 1 Điều 23 Luật Người khuyết tật năm 2010, người khuyết tật còn được Nhà nước bảo đảm để khám bệnh, chữa bệnh, sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp và được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện các biện pháp khám, chữa bệnh phù hợp với khuyết tật Trường

hợp người khuyết tật là người mắc bệnh tâm thần ở

trạng thái kích động, trầm cảm, có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác thì bắt buộc phải

khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh Đối

với trẻ em sơ sinh bị khuyết tật bẩm sinh thì được xác định khuyết tật kịp thời và có biện pháp điều trị, chỉnh

?“ Điều 10 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.

”5 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủquy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.

Trang 37

hình, phục hồi chức năng phù hợp Mục đích của các quy

định này là nhằm bảo đảm quyền được khám và chẩn đoán đúng bệnh, điều trị bệnh kịp thời, chăm sóc điều dưỡng phù hợp, phục hồi chức năng nhanh chóng để người khuyết tật sớm ổn định sức khỏe.

Thứ hai, quyền được ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh.

Trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, pháp luật quy

định cơ sở y tế phải ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho

người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai, người khuyết tật có công với cách mạng Chế độ ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với người khuyết tật được thực hiện thông qua các hình thức như:

miễn, giảm viện phí, hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phi di lại, chi phí điều trị Quy định này thể hiện sự thống nhất, phù hợp với Luật Người cao tuổi năm 2009, Luật Khám bệnh,

chữa bệnh năm 2009, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 và luật khác về ưu tiên đối với những đối tượng có

hoàn cảnh sức khóe đặc biệt.”!°

Theo Báo cáo của Bộ Y tế về tình hình thực hiện Công ước Liên hợp quốc về quyền người khuyết tật, qua kết quả khảo sát, số lượng người khuyết tật đã thực hiện quyền

khám bệnh, chữa bệnh, chủ yếu khám, chữa bệnh tại các

cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước Trong số những

"16 Điều 12 Luật Người cao tuổi năm 2009; khoản 4 Điều 3 LuậtKhám bệnh, chữa bệnh năm 2009; khoản 1 Điều 41 Luật Bảo vệsức khỏe nhân dân năm 1989.

24I

Trang 38

người khuyết tật đã từng đi khám, chữa bệnh hầu hết

được giảm viện phí.”!

2.3 Bảo hiểm y tế

Với việc công nhận người khuyết tật có quyền hưởng

các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn cao nhất

mà không bị phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật, phápluật hiện hành quy định khi khám bệnh, chữa bệnh, người khuyết tật được bảo hiểm y tế thanh toán các chi

phí y tế Theo Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 đã sửa đổi, bổ sung năm 2014, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 đã sửa đổi, bổ sung năm 2012,

Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013, người khuyết tật là người có công với cách mạng đang hưởng

chế độ ưu đãi xã hội, người khuyết tật nặng và người

khuyết tật đặc biệt nặng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc đang nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế Mức hưởng bảo hiểm y tế bằng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh

khi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến quy định Theo Báo cáo của Bộ Y tế, đến nay các địa phương đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 100% người khuyết tật Trường hợp người khuyết tật tham gia các loại hình bảo hiểm khác cũng được thanh toán các quyền lợi theo quy định hoặc theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

? Bộ Y tế, Báo cáo về tình hình thực hiện Công ước Liên hợp quốcvề quyền người khuyết tật, ngày 2/12/2016.

Trang 39

2.4 Chỉnh hình, phục hồi chức năng

Chỉnh hình, phục hồi chức năng là nội dung quan trọng trong chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật Bởi phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe, từ đó nâng cao kha

năng lao động và khả năng tự phục vụ của người khuyết tật Theo quy định tại Điều 24, 25 Luật Người

khuyết tật, nội dung chỉnh hình, phục hồi chức năng người khuyết tật bao gồm:

Thứ nhất, chỉnh hình, phục hồi chức năng thông qua

các cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng Cơ sở chỉnh

hình, phục hồi chức năng đối với người khuyết tật là cơ sở

cung cấp dịch vụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho

người khuyết tật Theo quy định của pháp luật, cơ sở

chỉnh hình, phục hồi chức năng có nhiều loại, như: viện chỉnh hình, phục hồi chức năng; trung tâm chỉnh hình, phục hồi chức nang; bệnh viện điều dưỡng, phục hồi chức

năng: khoa phục hồi chức năng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; bộ phận phục hồi chức năng của cơ sở bảo trợ xã hội

và cơ sở khác.

Cho đến nay, Việt Nam đã hình thành hệ thống cung

cấp dịch vụ phục hồi chức năng từ cấp trung ương đến địa phương trên toàn quốc Ỏ tuyến trung ương có 01 bệnh

viện phục hồi chức năng tuyến trung ương và trung tâm phục hồi chức năng của Bệnh viện Bạch Mai, 100% bệnh

viện đa khoa tuyến trung ương có Khoa phục hồi chức

năng Ở tuyến tỉnh có 38 bệnh viện/trung tâm phục hồi

243

Trang 40

chức năng thuộc ngành y tế và 23 bệnh viện/trung tâm

phục hồi chức năng thuộc các bộ/ngành khác, 90% các

bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và 50% bệnh viện chuyên

khoa tuyến tỉnh có khoa phục hồi chức năng lộ tuyến

huyện có 75% bệnh viện tuyến huyện có khoa/phòng/tổ phục hồi chức năng Tại tuyến xã, có 10.000 trong tổng số

11.000 xã trên cả nước có phân công cán bộ y tế chuyên

trách về phục hồi chức năng, khoảng 50% số cán bộ này đã

được đào tạo và có kiến thức, kỹ năng về phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng Ngoài ra 10.668 xã/phường trên cả nước có trạm y tế, 65% trạm y tế có bác sỹ”1Š,

Từ các số liệu thực tế, có thể thấy rằng kết quả thực hiện quyền bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nói chung, chỉnh hình phục hồi chức năng nói riêng đối với người khuyết tật trong thời gian qua được đánh giá là tương

đối khả quan Theo Báo cáo của Tổng cục Dân số - kế

hoạch hóa gia đình của Bộ Ÿ tế, các địa phương đã thực

hiện chỉnh hình phục hồi chức năng và cấp dụng cụ

chỉnh hình miễn phí cho khoảng 300.000 người khuyết

tật; cung cấp phương tiện trợ giúp như xe lăn, xe đẩy,

chân tay giả cho trên 100.000 người; phẫu thuật chỉnh hình và trợ giúp phục hồi chức năng cho hơn 100.000 trẻ em khuyết tật Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến năm 2016, đã có 100% tỉnh, thành phố trực

“18 Bộ Y tế, Báo cáo về tình hình thực hiện Công ước Liên hợp quốcvề quyền người khuyết tật, ngày 2/12/2016.

Ngày đăng: 07/04/2024, 17:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w