Giáo trình Tư pháp quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội. Chủ biên: Trần Minh Ngọc, Vũ Thị Phương Lan, Nguyễn Thái Mai (Phần 2)

291 3 0
Giáo trình Tư pháp quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội. Chủ biên: Trần Minh Ngọc, Vũ Thị Phương Lan, Nguyễn Thái Mai (Phần 2)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ti” Khoản 3 Điều 77 Luật này quy định: “Trường hop chủ sở hữu công tỉ là cá nhân chết thì người thừa kế theo pháp luật là chủ sở hữu hoặc thành viên của công tỉ” Khoản 3 Điều 126 quy định: “7rường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo pháp luật của cô đông đó là cỗ

dong cua công tỉ”

Mặc dù các quy định trên của luật quốc nội của Việt Nam không phải là các quy phạm của tư pháp quốc tế, nhưng khi các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài phát sinh và luật áp dụng lại là luật Việt Nam thì các quy định tương ứng trong các lĩnh vực liên quan kể

trên sẽ được áp dụng.

2.3 Các quy tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế

theo di chúc

Trong thực tiễn tư pháp quốc tế xuất hiện hàng loạt van đề xung đột pháp luật liên quan trực tiếp đến chế định pháp luật thừa kế theo di chúc Trong số những vấn đề xung đột pháp luật đó, vấn đề xung đột pháp luật về năng lực hành vi lập di chúc, thay đối, hủy bỏ di chúc và van đề xung đột pháp luật về hình thức của di chúc luôn được quan tâm chú ý giải quyết Pháp luật và thực tiễn các nước và Việt Nam khá khác nhau về quy tắc và cách thức giải quyết xung đột pháp luật liên quan trực tiếp đến chế định pháp luật thừa kế theo di chúc.

Về pháp luật các nước, ở Cộng hoà Liên bang Nga, khoản 2 Điều 1224 Bộ luật dân sự 2001 của Cộng hoà Liên bang Nga có quy định: “Măng luc của một người đối với việc lập và hủy bỏ di chúc, ké cả di chúc đối với bat động sản, và hình thức của di chúc đó hoặc

hình thức văn bản huy bỏ di chúc đó được xác định theo pháp luật

của nước mà người lập/hủy di chúc có nơi cư trú vào thời điểm lập

di chúc đó hoặc lập văn bản huy bo di chúc đó Tuy nhiên, di chúc

Trang 2

hoặc văn bản hủy bỏ di chúc đó không thể được thừa nhận là vô hiệu chỉ vì nó không tuân theo hình thức đã định, nếu hình thức của nó đáp ứng các yêu cau của pháp luật nơi lập di chúc hoặc nơi lập văn bản hủy bỏ di chúc đó hoặc hình thức của nó đáp ứng các yêu cau

của pháp luật Cộng hoà Liên bang Nga”.

Như vậy, theo pháp luật Cộng hoà Liên bang Nga, năng lựclập/hủy di chúc của một người luôn được xác định theo pháp luật của

nước nơi người lập/hủy di chúc cư trú vào thời điểm lập/hủy di chúc

(Lex domicilii) Do vậy, di chúc được lập ở nước nơi người lập di

chúc không cư trú, được lập trên tàu biển ở biển cả, hoặc pháp luật của nước noi lập di chúc không tương đồng với pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch sẽ không có ý nghĩa thực tế gì đối với việc xác định năng lực lập/hủy di chúc của một người tại các cơ quan có thầm quyền của Cộng hoà Liên bang Nga Quy tắc xung đột nêu trên cũng được áp dụng đối với hình thức di chúc và

hình thức văn bản hủy bỏ di chúc Theo pháp luật Cộng hoà Liênbang Nga, di chúc hợp pháp được lập dưới hình thức văn bản vàphải được công chứng Tuy nhiên, di chúc được lập trong bệnh viện

được xác nhận của bác sĩ trưởng khoa điều tri, di chúc được lập trên tàu biển, tàu bay được thuyền trưởng, cơ trưởng xác nhận và trong một số trường hợp tương tự vẫn được thừa nhận là di chúc đã

được công chứng.

Ở Cộng hoà Liên bang Đức, Pháp và một số nước khác ở châu

Au, năng lực lập, hủy di chúc co ban được xác định theo pháp luật

của nước nơi người lập/hủy di chúc cư trú Các quy định bồ sung, ví dụ, quy định về phản chí, chuyển chí (ở Cộng hoà Liên bang Đức, Tây Ban Nha), quy định về trật tự công (ở Pháp) có thé được áp dung dé xác định năng lực lập, hủy di chúc của một người Về hình thức của di chúc, tuyệt đại đa số các nước ở châu Âu đều quy định

di chúc phải được lập thành văn ban và phải được công chứng,

294 PGS.TS Hoàng Phước Hiệp

Trang 3

chứng thực theo một trật tự nhất định, theo quy định của pháp luật của nước nơi lập di chúc Trong một số nước, di chúc được lập dưới dạng viết tay mà không có công chứng, chứng thực vẫn được

thừa nhận là hợp pháp.

Pháp luật và thực tiễn tư pháp ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ có quy định tương tự pháp luật và thực tiễn các nước châu Âu lục địa về van dé năng lực lập/hủy di chúc và hình thức di chúc Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết vấn đề thừa kế khá phức tạp, trong nhiều trường hợp, còn tùy thuộc vào các án lệ liên quan đến vấn đề này Trường hợp sau đây là khá tiêu biểu:

Có một công dân Hoa Kỳ sinh sống tại Vương quốc Anh Trong thời gian lưu trú tại Malage (Tây Ban Nha) trước khi chết ít lâu,

người đó lập di chúc tại Malage (Tây Ban Nha) theo pháp luật của

Bang Maryland, Hoa Kỳ Theo di chúc, bất động sản của người này sẽ được em trai người này thừa kế Trong trường hợp em trai người này chết thì con trai của người em trai sẽ được thừa kế Cũng theo di chúc này, bất động sản ở Malage (Tây Ban Nha) sẽ được cháu của người lập di chúc thừa kế Trước nội dung di chúc như vậy, con trai của người lập di chúc đã phát đơn kiện đến toà án Tây Ban Nha đề nghị toà án tuyên đi chúc nói trên vô hiệu Tại toà sơ thâm của Tây Ban Nha, đơn kiện đã bị bác bỏ, toà ra quyết định công nhận di chúc

là hợp pháp với lí do người lập di chúc là công dân Hoa Kỳ và dichúc đã lập đúng pháp luật của Bang Maryland, Hoa Kỳ Tại toà

phúc thâm của Tây Ban Nha, toà án đã dựa vào pháp luật Vương quốc Anh, tức là luật nơi công dân Hoa Kỳ sinh sống, để giải quyết đơn kiện Theo đó, pháp luật Vương quốc Anh đã dẫn chiếu ngược trở lại pháp luật của nước nơi có bat động sản, tức pháp luật của Tây Ban Nha và do vậy, toà phúc thấm đã áp dụng quy định dẫn chiếu ngược trở lại pháp luật Tây Ban Nha và ra quyết định chấp nhận đơn kiện của người con trai của người dé lại đi chúc với lí do nội dung di

Trang 4

chúc không tính đến quyền thừa kế của người con trai của người lập di chúc theo Điều 851 Bộ luật dân sự Tây Ban Nha Người em trai của người để lại di chúc không đồng ý với quyết định đó của toà phúc thâm và đã kiện lên Toà án tối cao Tây Ban Nha Tại toà phá án, Toà án tối cao Tây Ban Nha đã bác bỏ việc áp dụng quy định dẫn chiếu ngược trở lại pháp luật Tây Ban Nha và ra quyết định công

nhận bản di chúc lập theo pháp luật của Bang Maryland, Hoa Kỳ làhợp pháp, có hiệu lực thi hành tại Tây Ban Nha Toà án giải thích,

theo quy định tại Điều 12.II Bộ luật dân sự Tây Ban Nha, quy định dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài phải được hiểu là quy định dẫn chiếu đến pháp luật nội dung, luật thực chất; nếu quy phạm xung đột của luật đó dẫn chiếu đến pháp luật Tây Ban Nha thì Tây Ban Nha sẽ áp dụng pháp luật nội dung, pháp luật thực chất của nước mình để giải quyết nội dung van đề; nêu quy phạm xung đột của luật đó dẫn chiếu đến pháp luật xung đột của nước ngoài khác, thì cơ quan có thâm quyền của Tây Ban Nha không được áp dụng tiếp tục Trong trường hợp này, việc thừa kế theo di chúc được giải quyết theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có nơi cư trú cuối cùng trước khi chết, tức pháp luật của Tây Ban Nha.

Pháp luật và thực tiễn các nước Đông Âu và các nước vốn là các nước thuộc Cộng hoà Xô viết cũ cũng khá phức tạp trong điều chỉnh các van đề thừa kế theo di chúc Ví dụ, theo pháp luật Gruzia, di chúc được coi là đã lập hợp thức nếu nó phù hợp với pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch, hoặc nó phù hợp với pháp

luật của nước mà người lập di chúc thường trú, hoặc nó phù hợp với

pháp luật của nước nơi có bất động sản mà người lập di chúc đã nêu rõ trong di chúc Pháp luật nhiều nước khác ở đây cho phép người lập di chúc chọn pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch (chứ không phải pháp luật của nước nơi người đó cư trú) dé điều chỉnh các van đề thừa kế theo di chúc Quy định này cũng thấy rõ trong nội dung liên quan của các HDTTTP mà các nước này đã kí kết.

296 PGS.TS Hoàng Phước Hiệp

Trang 5

Đối với Việt Nam, Điều 681 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “1 Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.

2 Hình thức cua di chúc được xác định theo pháp luật của nướcnơi di chúc được lập Hình thúc cua đi chúc cũng được công nhận tai

Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây: a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết,

b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập đi chúc chết;

c) Nước nơi có bát động sản nêu di sản thừa kê là bát động san.’

Nghiên cứu Điều 681 Bộ luật dân sự 2015 cho thấy nội dung Điều luật này đã kế thừa về cơ bản và phát triển tiếp tục các quy định của Điều 768 Bộ luật dân sự 2005 quy định về thừa kế theo di chúc, theo đó “1 Năng lực lập di chúc, thay đổi và huỷ bỏ di chúc phải

tuân theo pháp luật cua nước mà người lập di chúc là công dan 2.Hình thức cua đi chúc phải tuán theo pháp luật của nước nơi lập di

chúc ” Nội dung của Điều 681 Bộ luật dân sự 2015 cơ bản là khá rõ

ràng, phù hợp với thông lệ tư pháp quốc tế và có cân nhắc đến thực tiễn Việt Nam.

Bên cạnh các quy định nêu trên của Điều 681 Bộ luật dân sự 2015, cũng cần chú ý đến các quy định khác liên quan đến van dé

này mà trước tiên là các quy định của Bộ luật dân sự 2015 liên quan

đến phần thừa kế theo pháp luật nêu trên Theo đó, thir nhất, đó là quy định tại khoản 1 Điều 681 Bộ luật dân sự 2015 về năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đối hoặc hủy bỏ di chúc Thi? hai, đó là quy định tại câu đầu khoản 2

Trang 6

Điều 681 Bộ luật dân sự 2015 về hình thức của di chúc được xác

định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập (Lex /oci actus).

Tuy vậy, việc áp dụng pháp luật nước ngoài để công nhận tính hợp thức của di chúc cũng cần chú ý đến các quy định của Phần thứ năm Bộ luật dân sự 2015 về áp dụng/không áp dụng pháp luật nước ngoài Thi ba, đối với những trường hop phát triển quy tắc Lex loci actus nêu trên, việc áp dụng quy tắc “nơi cư trú” (Lex domicilii), quy tắc “quốc tịch” (Lex patriae/nationalis) và quy tắc “nơi có bat động san” (Lex rei sitae) dé công nhận tinh hợp thức cua di chúc tại Việt Nam cũng cần cân nhắc đến thực tiễn các nước thực thi Công ước La Haye 1961 về xung đột pháp luật liên quan đến hình thức của di chúc (sẽ trình bày tại mục 3 của Chương này) Tuy vậy cũng cần chú

ý, di chúc của người Việt Nam lập ở nước ngoài được công nhận là

hợp thức tại Việt Nam, nếu tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức của di chúc.

Việc thừa kế theo di chúc cũng được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau Ví dụ, Luật đất đai 2013 như đã nêu trên có nhiều quy định liên quan đến thừa kế quyên sử dụng đất có yêu tố nước ngoài Điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật này quy định:

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc điện được sở hữu nhà

ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận thừa kế nhà ở gắn lién với quyên sử dung dat ở ” Diém b khoản 2

Điều 186 Luật này quy định tiếp: “Người Việt Nam định cư ở nước

ngoài được sở hữu nhà ở gắn lién với quyên sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyên để thừa kế nhà ở cho tô chức, cá nhân trong

nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu

nhà ở tại Việt Nam dé ở ”.

3 GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VE THỪA KE THEO CÁC ĐIÊU ƯỚC QUỐC TÉ

Có nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương liên quan đến vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế.

298 PGS.TS Hoàng Phước Hiệp

Trang 7

3.1 Điều ước quốc tế đa phương và khu vực

Đáng chú ý nhất trong số các điều ước quốc tế đó là hệ thống các công ước quốc tế được soạn thảo và thông qua trong khuôn khô Hội nghị La Haye về tư pháp quốc tế Trong số các công ước quốc tế đó phải kế đến: Công ước La Haye 1961 về xung đột pháp luật liên quan đến hình thức của di chúc (Convention of 5 October 1961 on

the Conflicts of Laws Relating to the Form of Testamentary

Dispositions); Công ước La Haye 1973 về quản li quốc tế bat động sản của người đã chết (Convention of 02 October 1973 Concerning

the International Administration of the Estates of Deceased Persons);

Công ước La Haye 1989 về pháp luật áp dung cho van dé thừa kế bat động sản của người đã chết (Convention of 01 August 1989 on the

Law Applicable to Succession to the Estates of Deceased Persons).

Bên cạnh đó, cũng phải kế đến Công ước Washington 1973 về pháp luật thống nhất đối với hình thức di chúc quốc tế (Convention

providing a Uniform Law on the Form of an International Will(Washington D.C., 26 October 1973).

Các điều ước quốc tế có tính khu vực cũng được ban đến nhiều Tiêu biểu nhất trong số đó phải kế đến Bộ luật Bustamante về tư pháp quốc tế (The Bustamante Code) được các nước Mỹ - La tinh

thông qua năm 1928 tại Hội nghị lần thứ 6 toàn châu Mỹ (The 6th

Pan American Congress) được tiến hành tại thủ đô của Cu Ba với

tính cách là phụ lục của Hiệp ước Havana 1928 (The Treaty ofHavana).

Số lượng các điều ước quốc tế song phương liên quan trực tiếp đến lĩnh vực thừa kế cũng khá lớn, tập trung chủ yếu vào các HĐTTTP về các van dé dân sự và các hiệp định lãnh sự có quy định

liên quan.

Công ước La Haye năm 1961 về xung đột pháp luật liên quan đến hình thức của đi chúc (Công ước La Haye 1961) được thông qua tại La Haye ngày 05/10/1961 Công ước La Haye 1961 trên thực tế

Trang 8

đã tông hợp và ghi nhận tất cả các quy tắc giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến hình thức di chúc mà các nước đã và đang sử dụng trong thực tiễn tư pháp quốc tế Theo đó, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, các nước có thể áp dụng pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch vào thời điểm lập di chúc (Lex patriae/Lex nationalis), hoặc có thé áp dụng pháp luật của nước mà người

lập di chúc có nơi cư trú chính (Lex domicilii) Tuy vậy, Công ướcLa Haye 1961 cũng cho phép áp dụng pháp luật của nước nơi có di

sản là bat động sản của người lập di chúc (Lex rei sitae), hoặc áp dụng pháp luật của nước có mối quan hệ gắn bó nhất với người lập di chúc (Proper Law) Điều đáng chú ý ở đây là cá nhân có quyền lựa chọn hệ thống pháp luật mà được suy luận là thích hợp nhất trong trường hợp cụ thể để lập di chúc Mặt khác, Công ước La Haye 1961 quy định việc áp dụng các quy tắc khác nhau để giải quyết xung đột ở đây không lệ thuộc vào các yêu cầu có đi có lại trong quan hệ tư pháp quốc tế.

Công ước Washington 1973 về pháp luật thong nhất đối với hình thức di chúc quốc tế (Công ước Washington 1973) được thông qua ngày 26/10/1973 Công ước Washington 1973 là sản phâm của hoạt động nhất thé hoá pháp luật theo hướng tạo lập các quy phạm thực chất thống nhất trong lĩnh vực hình thức di chúc quốc tế, đưa ra một

khuôn mẫu chung về hình thức của di chúc quốc tế Công ước

Washington 1973 đưa ra hai nhóm các yêu cầu đối với các nước thành viên Công ước: thir nhát, nước thành viên Công ước phải nội luật hoá các quy tắc về lập di chúc quốc tế được ghi nhận cụ thể

trong Công ước này va trong Phụ lục I đính kèm Công ước với

những thay đổi cần thiết phù hợp với thực tiễn quốc gia, hoặc áp dụng trực tiếp các quy tắc về lập di chúc quốc tế được ghi nhận cụ thé trong Công ước này và trong Phụ lục 1 đính kèm Công ước 7⁄ hai, nước thành viên Công ước phải thiết lập định chế những người 300 PGS.TS Hoàng Phước Hiệp

Trang 9

có thâm quyền trong lĩnh vực này Ở ngoài nước, thâm quyền này có thé được giao cho viên chức cơ quan lãnh sự hoặc viên chức cơ quan

đại diện ngoại giao Theo Công ước Washington 1973, di chúc phảido chính tay người lập di chúc lập ra và phải có chữ kí của chính

người lập di chúc Người lập di chúc quốc tế phải tuyên bố về việc lập di chúc đó trước ít nhất là hai người làm chứng và người có thâm quyên trong lĩnh vực này Tuy vậy, người làm chứng và người có thẩm quyền trong lĩnh vực này không nhất thiết phải biết nội dung của ban di chúc Trong trường hợp người lập di chúc không thé kí vào ban di chúc, thì phải thông báo ủy quyền cho người có thâm quyên trong lĩnh vực này ki thay vào di chúc theo pháp luật của nước sở tại nơi có người có thâm quyền trong lĩnh vực này.

Công ước La Haye 1973 về quản lí quốc tế bat động sản của người đã chết (Công ước La Haye 1973) được thông qua ngày 02/10/1973 Công ước La Haye 1973 quy định về việc chứng thực quốc tế trong việc xác lập những người được quản lí quốc tế bất động sản của người đã chết Giấy chứng thực này phải do cơ quan nhà nước có thâm quyền (thường là cơ quan tư pháp hoặc cơ quan hành chính) của nước nơi người chết thường trú trước khi chết lập

theo quy định của pháp luật nước này Tuy vậy, Công ước La Haye

1973 cũng cho phép áp dụng pháp luật của nước mà người đã chết có quốc tịch vào thời điểm chết (Lex patriae/Lex nationalis) Đề áp dụng pháp luật như vậy, cơ quan có thâm quyền của nước mà người đã chết có quốc tịch vào thời điểm chết và cơ quan có thâm quyền của nước nơi người chết thường trú trước khi chết phải có thoả thuận chung về van đề nay Lex patriae/Lex nationalis cũng được áp dụng khi người này cư trú ở nước lập giấy chứng thực chưa đến 05 năm ngay trước ngày từ trần Giấy chứng thực này cho phép người nắm giữ nó có quyền tuyên bố áp dụng các biện pháp cần thiết dé bảo vệ bat động sản của người đã chết kể từ ngày giấy chứng thực

này có hiệu lực.

Trang 10

Công ước La Haye 1989 về pháp luật áp dụng cho vấn đề thừa kế bất động sản của người đã chết (Công ước La Haye 1989) được

thông qua ngày 01/8/1989 Công ước La Haye 1989 cho phép khả

năng lựa chọn pháp luật có quan hệ gắn bó nhất dé điều chỉnh van đề thừa kế bất động sản Hình thức của tuyên bố thừa kế cũng như nội dung của tuyên bố đó được xác định theo pháp luật của nước nơi lập tuyên bố đó Công ước La Haye 1989 cho phép các bên liên quan lập thoả thuận về việc thừa kế, về thời điểm phát sinh quan hệ thừa ké, về cách thức thay đôi và cham dứt quan hệ thừa kế đối với di san là bat động sản Công ước La Haye 1989 khang định mối quan hệ qua lại rõ ràng giữa pháp luật của nước mà người dé lại di sản muốn di sản của mình được tuân theo và phạm vi di sản thừa kế Công ước La Haye 1989 cũng có các quy định để phòng ngừa những hậu quả có thé phat sinh từ các động cơ kinh tế, xã hội, chính trị liên quan đến việc thừa kế đó.

3.2 Điều ước quốc tế song phương

Vấn đề thừa kế luôn được quan tâm giải quyết trong nhiều hiệp định, đặc biệt là trong các hiệp định song phương về tương trợ tư pháp và hiệp định lãnh sự mà Việt Nam là thành viên Đến nay, Việt Nam chưa tham gia các điều ước quốc tế nhiều bên và điều ước quốc tế khu vực nêu trên về van đề này.

Các hiệp định lãnh sự thường quy định việc thông báo cho nước

kí kết liên quan về trường hợp công dân của nước liên quan chết tại nước kí kết sở tại và cách thức xử lí lãnh sự, quy tắc bảo quản đối với tài sản của người đã chết phù hợp với các quy định của Công ước Vienna 1963 về quan hệ lãnh sự và thực tiễn của các nước kết ước.

Các hiệp định song phương về tương trợ tư pháp thường dành riêng một chương hoặc một mục hoặc một số điều cụ thé dé quy định những van đề xung đột pháp luật và xung đột quyền tài phán dân sự trong lĩnh vực thừa kế của công dân các nước kí kết hiệp định.

302 PGS.TS Hoàng Phước Hiệp

Trang 11

Nguyên tắc bình đăng trong lĩnh vực thừa kế thường được khang dinh trong cac quy dinh đầu tiên của các chương, mục, nhóm điều khoản cụ thé về van đề thừa kế trong các HDTTTP này (Điều 34 Hiệp định với Tiệp Khắc (Séc và Xlovakia kế thừa), Điều 33 Hiệp định với Cu ba, Điều 42 Hiệp định với Hungary, Điều 32 Hiệp

định với Bungary, Điều 40 Hiệp định với Ba Lan, Điều 35 Hiệp định

với Lào, Điều 38 Hiệp định với Cộng hoà Liên bang Nga, Điều 41 Hiệp định với Belarut ) Theo đó, “công dân của nước kí kết này được hưởng thừa kế trên lãnh thổ của nước kí kết kia như công dân của nước kí kết kia”, tức là các nước kí kết hiệp định thừa nhận nguyên tắc không phân biệt đối xử, mà trước tiên là quy chế “đãi ngộ quốc gia” (NT), trong lĩnh vực thừa kế có yếu tố nước ngoài.

Van dé thừa kế tài sản theo pháp luật luôn được quan tâm giải quyết và được quy định khá rõ ràng trong các HĐTTTP (Điều 35 Hiệp định với Tiệp Khắc, Điều 34 Hiệp định với Cu Ba, Điều 43 Hiệp định với Hungary, Điều 33 Hiệp định với Bungary, Điều 41 Hiệp định với Ba Lan, Điều 36 Hiệp định với Lào, Điều 39 Hiệp định với Cộng hoà Liên bang Nga, Điều 34 Hiệp định với Ucraina, Điều 42 Hiệp định với Belarut ).

Theo các quy định nêu trên, pháp luật áp dung dé giải quyết van đề thừa kế động sản là pháp luật của nước kí kết mà người để lại động sản thừa kế là công dân vào thời điểm người đó chết (Lex patriae/Lex nafionalis); pháp luật áp dụng dé giải quyết van đề thừa kế bất động sản là pháp luật của nước kí kết nơi có bất động sản thừa kế (Lex rei sitae).

Việc phân biệt di sản là động sản hoặc bất động sản được nhiều hiệp định nêu trên (Điều 35.3 Hiệp định với Tiệp Khắc, Điều 34.3

Hiệp định với Cu Ba, Điều 43.3 Hiệp định với Hungary, Điều 33.3 Hiệp định với Bungary, Điều 36.3 Hiệp định với Lào, Điều 39.3 Hiệp định với Cộng hoà Liên bang Nga, Điều 42.3 Hiệp định với Belarut) quy định rõ là phải tuân theo pháp luật của nước kí kết nơi

có di san (Lex rei sitae).

Trang 12

Van dé thừa kế theo di chúc cũng được quan tâm giải quyết và được quy định khá rõ trong các HĐTTTP (Điều 36 Hiệp định với Tiệp Khắc, Điều 36 Hiệp định với Cu Ba, Điều 45 Hiệp định với Hungary, Điều 35 Hiệp định với Bungary, Điều 42 Hiệp định với

Ba Lan, Điều 38 Hiệp định với Lào, Điều 41 Hiệp định với Cộng

hoà Liên bang Nga, Điều 36 Hiệp định với Ucraina, Điều 44 Hiệp

định với Belarut ).

Theo đó thừa kế theo di chúc được thừa nhận; xung đột pháp luật trong lĩnh vực thừa kế theo di chúc được giải quyết thống nhất theo các quy tắc xung đột pháp luật nhất định được các nước kí kết đưa vào hiệp định cụ thể.

Về cơ bản, hình thức của di chúc của công dân nước kí kết này được coi là hợp pháp theo pháp luật của nước kí kết kia, nếu di chúc đó được lập, hủy bỏ phù hợp với pháp luật của nước kí kết nơi lập, hủy bỏ di chúc đó, hoặc phù hợp với pháp luật của nước kí kết mà người dé lại di sản là công dân vào thời điểm lập, hủy bỏ di chúc hoặc thời điểm người đó chết, hoặc phù hợp với pháp luật của nước kí kết nơi người để lại di sản cư trú trong thời gian lập, hủy bỏ di chúc hoặc ngay trước khi chết.

Năng lực lập, hủy bỏ di chúc và hậu quả pháp lí của những sai

sót về thé hiện ý chí của người dé lai di chúc được xác định theo pháp luật của nước kí kết mà người lập, hủy bỏ di chúc là công dân vào thời điểm lập, hủy bỏ di chúc đó.

Van đề thừa kế đối với di sản của công dân nước kí kết này chết tại nước kí kết kia mà không có người thừa kế theo pháp luật hoặc

theo di chúc hợp pháp cũng được các HDTTTP quy định khá rõ

ràng Theo đó, động sản không người thừa kế sẽ chuyên giao cho nước kí kết mà người dé lại di sản đó là công dân vào thời điểm chết, bất động sản không người thừa kế sẽ thuộc nước kí kết nơi có bất

động sản đó.

304 PGS.TS Hoàng Phước Hiệp

Trang 13

Ngoài ra, các HĐTTTP cũng có các quy định điều chỉnh vấn đề liên quan đến /hẩm quyển giải quyết các vấn đề thừa kế và một số van dé khác Theo đó, về cơ bản, thâm quyền giải quyết các van đề thừa kế phải do các nước thoả thuận cụ thé và phải được ghi rõ trong

các HĐTTTP liên quan Thông thường, thẩm quyền giải quyết các

van đề thừa kế thuộc cơ quan tư pháp của nước kí kết mà người dé lại di sản hoặc di chúc là công dân vào thời điểm chết Tuy vậy, các

HDTTTP cũng thừa nhận quy tắc, theo đó thâm quyên giải quyết các

van đề thừa kế bat động sản thuộc cơ quan tư pháp của nước kí kết nơi có bất động sản thừa kế Trong trường hợp tất cả động sản của người đã chết lại ở tại nước kí kết kia, thì cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực này của nước kí kết kia cũng có thé có thâm quyền nếu có người thừa kế đề nghị và được tất cả những người thừa kế liên quan đồng ý về việc giao quyền cho cơ quan có thâm quyền trong lĩnh vực này của nước kí kết kia tiến hành các thủ tục giải quyết việc thừa kế động sản đó.

4 MỘT SỐ NỘI DUNG KHÁC THUỘC LĨNH VỰC THỪA KE TRONG TƯ PHÁP QUỐC TE

4.1 Vẫn đề di sản không người thừa kế trong tư pháp quốc tế Van dé di sản không người thừa kế luôn được quan tâm giải quyết trong thực tiễn điều ước quốc tế liên quan đến vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài cũng như trong pháp luật liên quan của các

nước khác nhau.

Di sản không người thừa kế ở đây được hiểu rộng rãi là tài sản của một người đã chết dé lại mà không có bat kì người thừa kế nào.

Lý do làm phát sinh tình trạng này cũng đa dạng Trước tiên, thường

là người đã chết không có bat kì ai đủ điều kiện dé trở thành người thừa kế theo pháp luật, hoặc cũng có thê là người thừa kế từ chối nhận di sản và được cơ quan nhà nước có thâm quyền chấp nhận

Pháp luật các nước quy định khá phức tạp và khá khác nhau về

Trang 14

van đề nay Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, di sản không người thừa kế có yếu tố nước ngoài được quy định là sẽ thuộc về nha nước có quan hệ gắn bó nhất với tài sản đó Nhà nước đó có thé là nước mà người để lại di sản có quốc tịch vào thời điểm chết (Lex patriae/Lex nationalis) hoặc nhà nước đó có thé là nước nơi có di sản thừa kế (Lex rei sitae) Day cũng là van đề thường phát sinh các tranh chấp trong tư pháp quốc tế, và do vậy, đây cũng là đối tượng để các nước thương lượng với nhau trong hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế, bảo vệ công dân nước mình và tài sản của công dân

nước mình ở nước ngoài.

Ở Cộng hoà Liên bang Nga, khoản 2 Điều 1151 Bộ luật dan sự

2001 của Cộng hoà Liên bang Nga có quy định di sản không người

thừa kế được sung công vào tài sản Cộng hoà Liên bang Nga theo thé thức thừa kế theo pháp luật Quan điểm Nhà nước là người thừa kế (jure here ditarie) di sản của công dân mình như đã nêu trên cũng được khăng định trong pháp luật và thực tiễn nhiều nước khác, ví dụ

Ba Lan, Bungary, Hungary, Italia, Tây Ban Nha

Ở một số nước khác, ví dụ, Pháp, Áo, Hoa Kỳ, di sản không người thừa kế thuộc nước nơi có di sản đó với ý nghĩa là thực hiện “quyền chiếm cứ”, tức là đi sản đó vô chủ nên nó thuộc nước sở tại

hiện hữu di sản đó.

Sự khác biệt trong cách xử lí van dé di sản không người thừa kế ở đây có ý nghĩa thực tiễn khá lớn Nếu một công dân Cộng hoà Liên bang Nga chết ở nước ngoài và không có người thừa kế di sản của người đó, thì di sản đó, theo khoản 2 Điều 1151 Bộ luật dân sự 2001

của Cộng hoà Liên bang Nga, được sung công vào tài sản Cộng hoà

Liên bang Nga theo thể thức Cộng hoà Liên bang Nga là người thừa kế theo pháp luật Nhưng nếu xử lí vấn đề theo cách thực hiện “quyền chiếm cứ”, thì di sản đó thuộc nước sở tại hiện hữu di sản nơi công dân Nga qua đời hoặc nơi có di sản/phần di sản ở nước ngoài của công dân Nga đã chết Cộng hoà Liên bang Nga chỉ nhận 306 PGS.TS Hoàng Phước Hiệp

Trang 15

được phần di sản có tại lãnh thé Cộng hoà Liên bang Nga, hoặc chăng nhận được phan di sản nào cả của công dân Cộng hoà Liên bang Nga nếu người đó không có đi sản tại Cộng hoà Liên bang Nga khi chết Để giải quyết tình trạng này, các nước thường kí kết với

nhau những thoả thuận liên quan, theo đó, quy tắc thường được áp

dụng để giải quyết vấn đề là: động sản thừa kế được chuyển quyền sở hữu cho nước mà người để lại đi sản là công dân vào thời điểm người đó qua đời, còn bất động sản thừa kế được chuyển quyền sở hữu cho nước nơi có bat động sản thừa kế đó.

Ở Việt Nam, Điều 644 Bộ luật dân sự 2005 có quy định: “Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyên hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ VỀ tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước ” Quan điểm nay cũng được tiếp tục khăng định trong quá trình hoàn thiện pháp luật về dân sự nước ta (Điều 622 Bộ luật dân sự 2015) Nếu xét rộng ra, quan điểm này ủng hộ trường phái “Nhà nước là người thừa kế di sản của công dân mình” như đã nêu trên Khoản 4 Điều 54 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định: “Trường hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyên thừa kế thì phan vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự ” Khoản 3 Điều 77 Luật

doanh nghiệp 2014 cũng có quy định tương tự, theo đó: “Truong hợp

chủ sở hữu công tỉ là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyên thừa kế thì phan vốn góp của chủ sở hữu được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự” Các quy định này đều áp dung cho trường hợp

thừa kế có yếu tố nước ngoài.

Để giải quyết tình trạng tranh chấp về thừa kế giữa các nước có các quan điểm về thừa kế khác nhau, Việt Nam đã kí kết những thoả

thuận liên quan, trong đó dang chú ý là các HDTTTP như đã nêu.

Trang 16

Theo đó, quy tắc thường được áp dụng để giải quyết tình trạng tranh chấp về thừa kế giữa các nước có các quan điểm về thừa kế khác nhau là: động sản thừa kế được chuyên quyền sở hữu cho nước mà người để lại di sản là công dân vào thời điểm người đó qua đời, bất động sản thừa kế được chuyên quyền sở hữu cho nước nơi có bất động sản thừa kế đó, việc phân định đâu là động sản, đâu là bất động sản thường theo pháp luật của nước kí kết nơi có khối di sản thừa kế cần phân chia dé giải quyết van đề.

4.2 Vấn đề thừa kế của công dân Việt Nam ở nước ngoài Vì những lí do khác nhau mà đến nay có hàng triệu công dân Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống, học tập, công tác ở ngoài lãnh thé Việt Nam, ta quen gọi là công dan Việt Nam ở nước ngoài Dang và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến việc bảo vệ các quyền và

lợi ích của công dân Việt Nam ở nước ngoài.

Hội nhập quốc tế cũng tạo ra điều kiện thuận lợi cho công dân ở trong nước đi ra nước ngoài với nhiều mục đích khác nhau Vấn đề thừa kế cũng có thé phát sinh trong quá trình tạm thời có mặt, hiện

diện tại nước ngoài sở tại.

Thừa kế có yếu tố nước ngoài của công dân Việt Nam khá đa dạng Tuy vậy, thừa kế có yếu tố nước ngoài của công dân Việt Nam có thé được nghiên cứu dưới hai góc độ: thir nhát, đó là thừa kế của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài đối với tài sản ở Việt Nam và thừa kế của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài đối với tài sản ở nước ma công dân Việt Nam hiện diện/sở tai; va / hai, thừa kế của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước đối với tài sản ở nước ngoài.

Van đề thừa kế có yếu tổ nước ngoài của công dân Việt Nam thường được các cơ quan nhà nước có thâm quyền của nước hữu quan xem xét quyết định theo pháp luật được áp dụng cho từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở các quy tắc của điều ước quốc tế liên quan mà nước đó là thành viên hoặc trên cơ sở các quy tắc liên quan 308 PGS.TS Hoàng Phước Hiệp

Trang 17

của pháp luật nước hữu quan và pháp luật của nước ngoài mà pháp luật nước hữu quan dẫn chiêu đến việc áp dụng.

Chương nay của Giáo trình chủ yêu dé cập đên các quy định củapháp luật Việt Nam về vân de thừa kê có yêu tô nước ngoài của côngdân Việt Nam.

- Vê van dé thừa kê của công dán Việt Nam ở nước ngoài tại

Việt Nam.

Van dé thừa kế của công dân Việt Nam ở nước ngoài tại Việt Nam được giải quyết chủ yếu trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt Nam Hiến pháp và pháp luật Việt Nam có nhiều quy định liên quan Các quy định có tính tổng quát, nên tang đã được khang định trong các Hiến pháp nước ta Khoản 1 Điều 18 Hiến pháp 2013 khang định:

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách roi

của cộng đông dân tộc Việt Nam” Khoản 3 Điều 17 Hién pháp 2013 tiếp tục khang định: “Công dan Việt Nam ở nước ngoài được Nhà

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao hộ” Khoản 1 và

khoản 2 Điều 32 Hiến pháp 2013 nhấn mạnh: “J) Moi người có quyên sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phan vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tô chức kinh tế khác 2) Quyên sở hữu tư nhân và quyên thừa kế được pháp luật bảo hộ ”.

Bên cạnh các quy định của Hiến pháp, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam quy định cụ thé van đề thừa kế của công dân Việt Nam ở nước ngoài tại Việt Nam Trước tiên, phải kể đến các quy định tại Điều 767 (Thừa kế theo pháp luật có yêu t6 nước ngoài), Điều 768 (Thừa kế theo di chúc) Bộ luật dân sự 2005 và Điều 680 (Thừa kế), Điều 681 (Di chúc) của Bộ luật din sự 2015 Đây là các quy định về vẫn đề xung đột pháp luật trong lĩnh vực thừa kế có yếu tố nước ngoài mà Việt Nam cân nhắc thận trọng để đưa vào pháp luật dân sự Các quy định về vấn đề xung đột pháp luật trong lĩnh

Trang 18

vực thừa kê có yêu tô nước ngoài này cũng áp dụng cho cả van đêthừa kê của công dân Việt Nam ở nước ngoài tại Việt Nam.

Trong các văn bản quy phạm pháp luật khác được thông qua gần đây, van đề thừa kế của công dân Việt Nam ở nước ngoài tại Việt Nam luôn được đặt ra Điều 186 Luật đất đai 2013 quy định về quyền sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu

nhà ở tại Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài không

thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Khoản 2 Điều 7 Luật nhà ở 2014 khẳng định người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam Điểm b khoản 2 Điều 8 Luật này quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài có nhà ở hợp pháp “thông qua hình thức nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân ” Diém d khoản 1 Điều 10 Luật này quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền dé thừa kế nhà ở cho các đối tượng thuộc hoặc không thuộc diện được sở hữu nhà ở

tại Việt Nam.

- Vé van đề thừa kế của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài đối với tài sản ở nước mà công dân Việt Nam hiện điện/sở tại.

Vấn đề thừa kế của công dân Việt Nam ở nước ngoài tại nước mà công dân Việt Nam hiện diện/sở tai được giải quyết chủ yếu trên

cơ sở các quy định của pháp luật nước mà công dân Việt Nam hiện

diện/sở tại Các điều ước quốc tế, đặc biệt là các hiệp định lãnh sự và các HĐTTTP, được kí kết giữa Việt Nam và nước ngoài liên quan

(nước mà công dân Việt Nam hiện diện/sở tai) cũng có vai trò quan

trong trong xử lí van đề thừa kế này.

Pháp luật Việt Nam cũng có các quy định liên quan đến vấn đề này Ngoài các quy định có tính tổng quát, nền tảng đã được khang định trong các Hiến pháp nước ta và các quy định chung của các Bộ luật dân sự 2005 và 2015 như đã nêu trên, Việt Nam cũng có nhiều quy định khác liên quan Khoản 9 Điều 8 Luật cơ quan đại điện nước 310 PGS.TS Hoàng Phước Hiệp

Trang 19

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài 2009 quy định:

“Phối hợp với cơ quan hoặc người có thẩm quyên của quốc gia tiếp

nhận hoàn thành thu tục giúp công dân, pháp nhân Việt Nam giải

quyết những van dé liên quan đến thừa kế tài sản hoặc nhận lại tài sản thừa kế được mở có lợi cho Nhà nước Việt Nam”.

Căn cứ Luật cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam ở nước ngoài 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định sé

111/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp

hoá lãnh sự dé cơ quan có thâm quyền của Việt Nam mà trước tiên là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận con dấu, chữ kí, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu

đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài theo các mục đích hợp

pháp khác nhau, trong đó có mục đích giải quyết các van đề thuộc lĩnh vực thừa kế của công dân Việt Nam ở nước ngoài tại nước mà

công dân Việt Nam hiện diện/sở tại.

- Về vấn dé thừa kế của công dân Việt Nam ở trong nước doi với

tài sản ở nước ngoài.

Van dé thừa kế của công dân Việt Nam ở trong nước đối với tài sản ở nước ngoài được giải quyết chủ yếu trên cơ sở các quy định của pháp luật nước ngoài liên quan Các điều ước quốc tế, đặc biệt là

các hiệp định lãnh sự và các HDTTTP, được kí kết giữa Việt Nam và

nước ngoài liên quan (nước mở thừa kế mà công dân Việt Nam có quyền thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc) cũng có vai trò quan trong trong xử lí van đề thừa kế này.

Pháp luật Việt Nam cũng có các quy định liên quan đến vấn đề này Ngoài các quy định đã nêu tại phần pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề thừa kế của công dân Việt Nam ở nước ngoài tại

nước mà công dân Việt Nam hiện diện/sở tại sẽ được áp dụng chung

cho cả trường hợp này, Việt Nam cũng có nhiều quy định khác liên quan Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày

Trang 20

05/12/2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hoá

lãnh sự quy định: “Bộ Ngoại giao có thẩm quyên chứng nhận lãnh

sự, hợp pháp hoá lãnh sự ở trong nước Bộ Ngoại giao có thể uy quyên cho cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành pho trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ dé nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hoá lãnh sự” dé giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước

ngoài theo các mục đích hợp pháp khác nhau, trong đó có mục đích

giải quyết các vẫn đề thuộc quyền thừa kế của công dân Việt Nam ở trong nước tại nước ngoài liên quan (nước mở thừa kế mà công dân Việt Nam có quyền thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc).

Pháp luật Việt Nam không quy định bất kì sự hạn chế vật chất nào đối với quyền thừa kế tài sản của công dân Việt Nam trong nước tại nước ngoài liên quan (nước mở thừa kế mà công dân Việt Nam có quyền thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc).

4.3 Vấn đề thuế đối với di sản thừa kế

Van dé thuế đối với di sản thừa kế (interitance tax, ở Hoa Kỳ là eath tax) là vấn đề phô biến trên phạm vi toàn cầu Thực tiễn pháp luật các nước trên thế giới đều có quan điểm khá thống nhất trong lĩnh vực này, đó là cần phải thu thuế đối với di sản thừa kế để bù đắp

các chi phí hành chính và các chi phí khác liên quan mà các cơ quan

nhà nước có thâm quyên đã chi khi phát sinh sự kiện một người đã chết, bảo vệ khối di sản của người chết, chuyền giao quyền, nghĩa vụ và tài sản của người đã chết sang người đang sống

Quy tắc chung của các nước khác nhau đối với vấn đề thuế đối với di sản thừa kế là thiét lập mối quan hệ tùy thuộc lần nhau giữa chế độ, chính sách thu thuế đối với di sản thừa kế và quy chế pháp lí thuế, mức thu thuế cụ thé đối với người nhận quyên sở hữu phan di sản thừa kế Hay nói cách khác, trong chính sách thu thuế đối với di sản thừa kế, luôn có sự phân định quy chế đối xử nhất định đối với di sản thừa kế khác nhau cho những người thừa kế khác nhau Đối với 312 PGS.TS Hoàng Phước Hiệp

Trang 21

một người có nơi thường trú tại một nước cho đến thời điểm người đó chết, thì thuế sẽ được đánh vào toàn bộ tài sản mà người đó sở hữu cho đến thời điểm chết, không kể các tài sản cấu thành di sản thừa kế đó đang ở đâu Đối với một người khách vãng lai, chỉ tạm thời có mặt tại một nước và bị chết tại nước đó, thì thuế chỉ đánh vào phần tài sản vãng lai, phần tài sản thuộc sở hữu của người đó có tại nước này mà thôi Thông thường, căn cứ tính thuế và mức thuế phải nộp được các nước quy định trên cơ sở chế độ đối xử như đối với công dân nước sở tại (chế độ đãi ngộ quốc gia).

Pháp luật các nước quy định khá khác nhau về chính sách thu thuế đối với đi sản thừa kế Trong thực tiễn các nước, tồn tại hai loại thuế đối với di sản thừa kế: một loại thuế đánh vào tài sản được chuyên từ người này sang người khác theo thé thức thừa kế tài sản va thường được gọi là thué £hừa kế Một loại khác đó là thuế đánh vào tài sản được chuyền từ người này sang người khác theo thé thức tặng cho và thường được gọi là thué đi tang Tuy vay, cả hai loại thuế này đều thuộc loại thuế đánh vào tài sản của cá nhân hoặc tổ chức có được không phải từ hoạt động thương mại Do đó, nhiều nước đặt ra các mức thu khác nhau đối với hai loại thuế này Cũng có không ít nước chọn phương án giản đơn là không cần đánh thuế khác biệt mà sử dụng một mức thu chung cho cả hai loại thuế đó với tính cách là thuế chuyền quyền sở hữu (wealth transfer taxes).

Ở Vương quốc Anh, Cộng hoà Liên bang Đức, Hoa Kỳ, hai loại thuế này được đối xử khác nhau và đều là loại thuế thuộc chính sách thu của quốc gia với những mức thu thống nhất cho từng loại Trong khi đó, một số nước, ví dụ như Thụy Sỹ, hai loại thuế này lại thuộc

chính sách thu của từng bang, vùng, địa phương khác nhau với

những mức thu khác nhau Còn ở Canada thì vấn đề lại hoàn toàn khác, không được xử lí như các nước khác Tất cả tài sản có được từ thừa kế hoặc được tặng cho theo di chúc nói trên đều bị đánh thuế với tính cách là thuế thu nhập cá nhân.

Trang 22

Có ba yếu tố cơ bản của thuế đối với di sản thừa kế cần chú ý, đó là đối tượng chịu thuế, phương thức đánh thuế va mức thuế phải nộp Về đối tượng chịu thuế, đa số các nước đều quy định đó là các tài sản vật chất và tài sản tinh thần mà người chết để lại Các tài sản này

khá đa dạng theo danh mục kê khai của người bảo quản di sản thừa

kế và những người liên quan Ví dụ, ở Vương quốc Anh, Cộng hoà Liên bang Đức, Hoa Kỳ, các tài sản đó phải là bất động sản, tài sản và vật dùng cá nhân của người chết đề lại tại lãnh thô nước này, tiền bac, các giấy tờ có giá, chứng khoán, cổ phần công ti, quyền thành

viên hiệp hội, phần vốn trong quỹ tín thác Ở Cộng hoà Liên bang

Đức, ngoài những tài sản nói trên, còn có cả vốn góp vào công ti bảo hiểm, tài khoản tại ngân hàng, các giấy tờ có giá.

Phổ biến có hai phương thức đánh thuế khác nhau đối với di sản thừa kế Một số nước quy định thuế đánh lên tổng trị giá tài sản được chuyền từ người này sang người khác theo thể thức thừa kế tài sản hoặc tong trị giá tài sản di tặng (estate-type) Cách đánh thuế như vậy thường thấy trong thực tiễn của Vương quốc Anh, Bắc Ai Len và Hoa Kỳ Ở các nước này, dé tính thuế, trước tiên phải xác lập thuế phải trả đối với tổng trị giá di sản của người đã chết sau khi tách phan di sản tặng cho theo di chúc hợp pháp ra khỏi tổng di sản đó; sau đó mới tính riêng biệt đến thuế thừa kế phải trả và thuế di tặng phải trả Ở một số nước khác, thuế lại được tính đối với từng phần di sản cụ thé mà người thừa kế được nhận (inheritance-type) Trong trường hợp này, các tài liệu hợp pháp về việc phân chia di sản thừa kế hoặc xác nhận di sản được tặng cho hợp pháp sẽ là điều kiện cần thiết dé xác định mức thuế phải chịu đối với từng người thừa kế.

Ở một số nước, mức thuế phải nộp được tính toán tùy thuộc vào mức độ quan hệ giữa người đã chết và người thừa kế, thông thường được xác định theo điện thừa kế và theo hàng thừa kế Trong các hàng và diện thừa kế, mức thuế sẽ cao dần khi hàng thừa kế xa dần trong quan hệ huyết thống với người đã chết Thực tiễn Cộng hoà 314 PGS.TS Hoàng Phước Hiệp

Trang 23

Liên bang Đức cho thấy có bốn nhóm người nộp thuế khác nhau đối với di sản thừa kế theo các mức thuế suất từ 03% đến 30% và trong trường hợp đặc biệt là 70% tri giá di sản được nhận Ở một số nước khác, ví dụ ở Cộng hoà Nam Phi, mức thuế phải nộp được tính toán theo quy tắc chung, như nhau cho tất cả những người thừa kế thường trú trên lãnh thổ Cộng hoà Nam Phi với mức thuế suất là 05% tổng trị giá di sản được nhận, không kê người đó thuộc hàng thừa kế nào

trong diện thừa kế, không kể người đó là người thừa kế theo pháp

luật hoặc thừa kế theo di chúc.

Ở Việt Nam, van đề thuế đối với di sản thừa kế cũng được đặt ra trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế và được xếp vào nhóm vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu dé có giải pháp hợp lí Van đề thuế đối với di sản thừa kế cũng được giải quyết trên cơ sở các điều ước quốc tế liên quan, đặc biệt là các điều ước quốc tế song phương về tránh đánh thuế hai lần Xu hướng hợp tác quốc tế cho thấy trong tương lai vấn đề này có thể được giải quyết trên cơ sở các điều ước quốc tế nhiều bên liên quan Việt Nam cũng đã kí nhiều hiệp định song phương với các nước về việc tránh đánh thuế hai lần, trong đó có đề cập đến vấn đề thué nói trên.

CÂU HOI HƯỚNG DAN ON TẬP, ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN

1 Làm rõ yếu tổ nước ngoài trong quan hệ thừa kế theo tư pháp quốc tế Việt Nam.

2 Trình bày các quy tắc giải quyết xung đột pháp luật từ quan hệ thừa kế có yêu tố nước ngoài theo pháp luật một sé nước và một số điều ước quốc tế điền hình trên thé giới.

3 Giải quyết xung đột pháp luật từ quan hệ thừa kế có yếu tố

nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.

4 Giải quyết xung đột pháp luật từ quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài theo các HĐTTTP mà Việt Nam đã kí kết với nước ngoài.

Trang 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.

2 Bộ luật dân sự 2005, Bộ luật dân sự 2015.3 Bộ luật dân sự Cộng hoà Liên bang Nga.4 Bộ luật dân sự Tây Ban Nha.

5 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam đã kí kết với nước

ngoài (Ba Lan, Hungari, Rumani, Cu Ba, Bungari, Séc, Liên bangNga, Lào).

6 Công ước La Haye 1961 về xung đột luật liên quan đến hình

thức của di chúc.

7 Công ước Washington 1973 về pháp luật thống nhất đối với

hình thức di chúc quôc tê (Công ước Washington 1973).

8 Công ước La Haye 1989 về pháp luật áp dụng cho van đề thừa

kê bat động sản của người đã chết.

316 PGS.TS Hoàng Phước Hiệp

Trang 25

CHƯƠNG 8

QUYEN TAC GIÁ VÀ QUYEN LIEN QUAN TRONG TU PHAP QUOC TE

TOM TAT

1 KHAINIEM QUYEN TÁC GIA VA QUYEN LIEN QUAN 318

TRONG TU PHAP QUOC TE

1.1 Khái niệm quyền tác giả và quyền liên quan 318 1.2 Quyền tác giả và quyền liên quan có yếu tố nước ngoài 322 1.3 Đặc điểm của quyền tác giả và quyền liên quan có 324 yêu t6 nước ngoài

1.4 Vai trò và xu hướng điều chỉnh pháp lí quyền tác giả 326

và quyền liên quan có yếu tổ nước ngoài

2 NOI DUNG CHU YEU CUA CAC DIEU UGC QUOC 331

TE DA PHUONG QUAN TRONG VE BAO HO QUYEN

TAC GIA, QUYEN LIEN QUAN

2.1 Công ước Berne 1886 về bao hộ các tac phẩm văn 331

học và nghệ thuật

2.2 Công ước toàn cầu về quyên tác giả 1952 341 2.3 Công ước bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất ban 342

ghi âm và tô chức phát sóng 1961

2.4 Công ước bảo hộ nhà sản xuất bản ghi 4m, chống lại 343

việc sao chép không được phép các bản ghi âm của họ 1971

2.5 Công ước về việc phát các tín hiệu mang chương 344

trình truyền qua vệ tính 1974

2.6 Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại 345

của quyên sở hữu trí tuệ 1994

Trang 26

2.7 Hiệp ước quyền tác giả 1996 (WCT) 347 2.8 Hiệp ước về biéu diễn và bản ghi âm 1996 (WPPT) 348 3 NỘI DUNG CHỦ YEU CUA CAC DIEU UGC QUỐC 350

TẾ SONG PHƯƠNG QUAN TRỌNG CỦA VIỆT NAM

VE BẢO HỘ QUYEN TÁC GIẢ, QUYEN LIEN QUAN

3.1 Hiệp định Việt Nam - Hoa Ky về thiết lập quan hé 350 quyên tác gia (BCA)

3.2 Hiệp định giữa Việt Nam - Thụy Sỹ về bảo hộ sở 3351 hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

3.3 Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) 352

4 CÁC QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VE 353 QUYỀN TÁC GIA, QUYEN LIÊN QUAN CÓ YEU TO

NƯỚC NGOÀI

4.1 Giai đoạn trước năm 1995 353

4.2 Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005 354 4.3 Giai đoạn từ năm 2005 đến nay 356 1 KHÁI NIỆM QUYEN TÁC GIA VÀ QUYEN LIEN QUAN TRONG TU PHAP QUOC TE

1.1 Khái niệm quyền tác giả và quyền liên quan 1.1.1 Khái niệm quyên tác giả

Về mặt lí luận cũng như thực tiễn của các nước trên thế giới, quyền tác giả là quyền của tô chức, cá nhân đối với tác phẩm văn

học, nghệ thuật và khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu Theo

nguyên tắc được thừa nhận chung trên thế giới, quyền tác giả phát sinh kế từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã

đăng kí hay chưa đăng kí.

318 PGS.TS Đoàn Năng - TS Vii Thị Phương Lan

Trang 27

Theo quy định của Luật SHTT 2005, sửa đôi, bố sung năm 2009 (Luật SHTT), tác pham văn học, nghệ thuật va khoa học được bao hộ bao gồm: tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện đưới dạng chữ viết hoặc kí tự khác; bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác pham sân khấu; tác phẩm điện ảnh và tác pham duoc tao ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác pham điện ảnh); tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng: tác phẩm nhiếp ảnh; tác phẩm kiến trúc; bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa

hình, công trình khoa học; tác pham văn học, nghệ thuật dân gian;

chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu (Điều 14).

Tác phâm phái sinh chỉ được bảo hộ nêu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác pham được dùng dé làm tác phẩm phái sinh Tác phẩm được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin, văn bản quy phạm pháp luật,

văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch

chính thức của văn bản đó, quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lí, số liệu không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.

Tổ chức, cá nhân có tác phâm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác pham và chủ sở hữu quyền tác giả.

Nội dung quyền tác giả được bảo hộ bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản Quyền nhân thân bao gồm (Điều 19 Luật SHTT):

- Đặt tên cho tác phẩm;

- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phâm được công bô, sử dụng:

- Công bồ tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; - Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, căt xén hoặc xuyên tạc tác phâm dưới bât kì hình thức nào gâyphương hại đên danh dự và uy tín của tác giả.

Trang 28

Quyên tài sản do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền

thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của

pháp luật, bao gồm (Điều 20 Luật SHTT): - Lam tac phâm phái sinh;

- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; - Sao chép tác phẩm;

- Phân phối, nhập khâu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

- Truyền đạt tác pham đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kì phương tiện kĩ

thuật nào khác;

- Cho thuê bản gốc hoặc ban sao tác phẩm điện anh, chương

trình máy tính.

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản, công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phâm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyên lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

1.1.2 Khái niệm quyên liên quan

Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu

diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tỉnh mang chương trình được mã hoá Quyền liên quan phát sinh kể từ

khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tin

hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc

thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trong trường hop người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn (khoản 1 Điều 29 Luật SHTT).

320 PGS.TS Đoàn Năng - TS Vii Thị Phương Lan

Trang 29

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 29 Luật SHTT, quyền

nhân thân của người biểu diễn bao gồm:

- Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;

- Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

Quyên tài sản của người biểu diễn bao gồm độc quyên thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyên sau đây:

- Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm,

ghi hình;

- Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã

được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;

- Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhăm mục đích phát sóng;

- Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bang bat

kì phương tiện kĩ thuật nào mà công chúng có thé tiếp cận được.

Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dung các quyên tài sản của người biểu diễn phải trả tiền thù lao cho người biểu diễn theo quy định của

pháp luật hoặc theo thoả thuận trong trường hợp pháp luật khôngquy định.

Điều 30 Luật SHTT quy định nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

- Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình; - Nhập khâu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản

Trang 30

ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bắt kì phương tiện kĩ thuật nào mà công chúng có thê

tiếp cận được.

Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng.

Tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

- Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;

- Phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình;

- Định hình chương trình phát sóng của mình;

- Sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình.

Tổ chức phat sóng được hưởng quyền lợi vật chất khi chương trình phát sóng của mình được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng (Điều 31 Luật SHTT).

Pháp luật tất cả các nước đều có quy định về bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan Quyên tác giả, quyền liên quan được bảo hộ theo pháp luật của quốc gia nào thì chỉ có hiệu lực pháp lí trên lãnh thô của quốc gia đó mà thôi, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên có quy định khác Trường hợp quan hệ về quyên tác giả và quyền liên quan có yếu tổ nước ngoài, thì sẽ do tư pháp quốc tế điều chỉnh.

1.2 Quyên tác giả và quyên liên quan có yêu tô nước ngoài

Trong khoa học pháp li, các nhà nghiên cứu đều khang định đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế gồm các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng (quan hệ dân sự theo nghĩa hẹp, quan hệ kinh tẾ, thương

mại, quan hệ hôn nhân và gia đình, quan hệ lao động, và cả quan hệ

tố tụng dân sự) có yếu t6 nước ngoài Với tinh chất là bộ phận của quan hệ dân sự theo nghĩa hẹp, quan hệ về quyền tác giả và quyền 322 PGS.TS Đoàn Năng - TS Vii Thị Phương Lan

Trang 31

liên quan, nêu có yêu tô nước ngoài, thì đương nhiên thuộc phạm viđiêu chỉnh của tư pháp quôc tê.

Thực tiễn cho thấy trong quan hệ về quyền tác giả, nhiều khi chủ thé là cá nhân, tổ chức mang quốc tịch của quốc gia khác hoặc cu trú, đặt trụ sở ở quốc gia khác Cá nhân đó có thể là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm hoặc là chủ sở hữu quyền tác giả hoặc khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền của tác giả, của chủ sở hữu quyền tác giả; tổ chức đó có thé là chủ sở hữu quyền tác giả và cũng có thé là tổ chức khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền của tác giả, của chủ sở hữu quyền tác giả.

Trong quan hệ về quyền liên quan, chủ thé có thé là tổ chức, cá nhân mang quốc tịch của quốc gia khác hoặc cư trú, đặt trụ sở ở quốc gia khác Họ gồm người biểu diễn, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các quyền của người biểu diễn; nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các quyền của nhà nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình; tổ chức phát sóng, người thực hiện các quyền của tổ chức phát sóng.

Không ít trường hợp tuy chủ thé không là cá nhân, tổ chức mang quốc tịch quốc gia khác hoặc cư trú, đặt trụ sở ở quốc gia khác, nhưng đối tượng được bảo hộ của quyền tác giả là tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được sáng tạo và được thé hiện đầu tiên trên lãnh thé của quốc gia khác dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bó, đã đăng kí hay chưa đăng kí; đối tượng được bảo hộ của quyên liên quan là cuộc biểu diễn, bản ghi

âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương

trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện trên lãnh thé của quốc gia khác mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

Thực tiễn cũng cho thấy có trường hợp chủ thé của quyền tác giả, quyền liên quan không là cá nhân, tổ chức mang quốc tịch của quốc gia khác hoặc cư trú, đặt trụ sở ở quốc gia khác, đối tượng

Trang 32

được bảo hộ của quyền tác giả, của quyền liên quan không được định

hình hoặc thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia khác, nhưng sự kiện pháp lí là co sở phát sinh, thay đổi, cham dứt quan hệ về quyền tác

giả và quyền liên quan xảy ra trên lãnh thổ của quốc gia khác Ví dụ hợp đồng liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan hoặc hành vi vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan của các cá nhân, t6 chức của quốc gia mình nhưng xảy ra ở trên lãnh thổ của quốc gia khác.

Trong các trường hợp nêu trên, các nhà khoa học cũng như pháp

luật của các nước đều khăng định quan hệ về quyền tác giả và quyềnliên quan có yếu tổ nước ngoài và thuộc phạm vi điều chỉnh của tư

pháp quốc tế.

Tóm lại, chúng ta có đầy đủ cơ sở để khăng định quan hệ về quyền tác giả và quyền liên quan có yếu tố nước ngoài nếu thuộc ít nhất một trong ba trường hợp sau đây:

- Có ít nhât một bên tham gia là cá nhân, tô chức (bao gôm cả cơquan nhà nước) mang quôc tịch nước ngoài hoặc cư trú, đặt trụ sở ởquôc gia khác.

- Đối tượng được bảo hộ của quyền tác giả là tác phâm văn học, nghệ thuật và khoa học được sáng tạo và được thể hiện đầu tiên trên lãnh thổ của nước ngoài dưới một hình thức vật chất nhất định, đối tượng được bảo hộ của quyền liên quan là cuộc biểu diễn, bản ghi

âm, ghi hình, chương trình phat sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện trên lãnh thô của

quốc gia khác.

- Sự kiện pháp lí là co sở phát sinh, thay đổi, cham dứt quan hệ về

quyền tác giả và quyên liên quan xảy ra trên lãnh thổ của quốc gia khác.

1.3 Đặc điêm của quyên tác giả và quyên liên quan có yêu tônước ngoài

- Đặc điêm nôi bật và hêt sức đặc trưng của tài sản trí tuệ nóichung trong đó có các tài sản thuộc đôi tượng bảo hộ của quyên tác

324 PGS.TS Đoàn Năng - TS Vii Thị Phương Lan

Trang 33

giả, quyên liên quan là tính vô hình, tính phi vật chất nên rat dé phố biến, khai thác rộng rãi Từ đặc điểm này của tải sản trí tuệ đã đưa lại

một đặc điểm rất đáng quan tâm của quyền tác giả là khả năng bị

xâm phạm quyên là rất lớn, và sự xâm phạm có thé diễn ra trong phạm vi rộng ở nhiều quốc gia Sở dĩ như vậy bởi đối tượng của loại quyền này là các tài sản trí tuệ, những tài sản vô hình, những loại tài sản này không có bản chất vật lí, con người không thể nhận biết sự tồn tại của chúng nhờ các giác quan, chúng tồn tại dưới dạng các thông tin, tri thức chứa đựng sự hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con người và con người ứng dụng các hiểu biết đó nhằm khai thác, chế ngự, cải tạo thiên nhiên nhằm phục vụ cho các nhu cau ngày càng cao và đa dang của con người.

- Đặc điểm thứ hai của quyên tác giả và quyền liên quan là các quyền này bi giới hạn bởi yếu tô lãnh thổ, nghĩa là quyền tác giả, quyên liên quan phát sinh theo pháp luật nước nào thì chỉ có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ nước đó mà thôi Điều đó có nghĩa là khi tác phẩm được sao in, dịch ở nước ngoài mà không có sự đồng ý của tác giả thì rõ ràng đã ảnh hưởng đến lợi ích và danh tiếng của tác giả, nhưng xét dưới góc độ pháp lí thì tác giả cũng không có quyền yêu cầu bảo hộ quyên lợi chính đáng cho mình Đó là điều bat hợp li, anh hưởng không chỉ quyền lợi của tác giả mà ngay cả những người

được thụ hưởng khác như công chúng cũng sẽ không có cơ hội được

sử dụng một tác phẩm hợp pháp Khó khăn do đặc trưng lãnh thổ vì thé không thé được coi là trở ngại không thé vượt qua Thế giới cần có một trật tự pháp lí chung về van dé nay, mot mat dé bao vé quyền lợi chính đáng của tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, của các ngành công nghiệp như in ấn, xuất bản , mặt khác là lợi ích của cả cộng đồng, của xã hội nói chung Làm thế nào và thông qua cơ chế nào để tác giả, tác phẩm của nước này được bảo vệ tại nước khác

' Đề án: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với các loại tài sản

mới, chuyên đê: Nghiên cứu hoàn thiện hệ thông pháp luật vê sở hữu đôi với tàisản trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội, 2/2009, tr 3.

Trang 34

và ngược lại, chính là nội dung quan trọng nhât của vân đê bảo hộquyên tác giả và quyên liên quan có yêu tô nước ngoài hay bảo hộquyên tác giả, quyên liên quan trên phạm vi quôc tê.

Vì vậy, đã từ rất lâu trong lịch sử, đặc biệt trong những thập kỉ gần đây, các quốc gia đã kí kết với nhau khá nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương dé từng bước thống nhất nguyên tắc, đối tượng, phạm vi, thời han, điều kiện, biện pháp bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan của các cá nhân, tổ chức trên lãnh thé của mình cũng như trên lãnh thổ các quốc gia khác tham gia điều ước quốc tế.

Như vậy, khác với các quyền dân sự khác, theo cách quy định của tất cả các quốc gia trên thế giới từ trước đến nay, quyền tác giả, quyên liên quan phát sinh và được thừa nhận, bảo hộ theo pháp luật quốc gia nào thì chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thé của quốc gia đó, trừ trường hợp các điều ước quốc tế mà các quốc gia liên quan là

thành viên có quy định khác.

1.4 Vai trò và xu hướng điều chỉnh pháp lí quyền tác giả và

quyên liên quan có yêu tô nước ngoài

1.4.1 Vai trò của việc điêu chỉnh pháp lí quyên tác giả và quyềnliên quan có yếu tÔ nước ngoài

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng sản phẩm sáng tạo trí tuệ của con người được hình thành trong quá trình hoạt động văn hoá,nghệ thuật và khoa học là một loại tài sản vô hình (được gọi là tàisản trí tuệ), đã và đang trở thành loại tài sản có giá trị ngày càng lớn

và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong khối tài sản của các cá nhân, tổ chức, và của cả quốc gia, đặc biệt ở các quốc gia công nghiệp hoá, có nền kinh tế được hiện đại hoá và hướng tới nền kinh tế tri thức.

Chính những sản phẩm trí tuệ của con người nói chung, đặc biệt sản phẩm trí tuệ là kết quả hoạt động sáng tạo khoa học va công nghệ đã, đang và sẽ tiếp tục giữ vai trò ngày càng có tính quyết định đến việc nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của hàng 326 PGS.TS Đoàn Năng - TS Vii Thị Phương Lan

Trang 35

hoá, dịch vụ của từng doanh nghiệp, từng ngành kinh tế - kĩ thuật cũng như của cả một quốc gia trong bối cảnh tự do hoá thương mại và khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế Trong khi đó, như đã trình bày ở mục 1.3 nêu trên, những sản pham sang tao tri tuệ rat dé bi sao chép, danh cap, bi lam nhai, lam gia, gay ton hai nghiém trong vé mat vat chat cũng như tinh thần cho các cá nhân, tổ chức là tác giả, chủ sở hữu, và cho cả người có quyền sử dụng hợp pháp các sản phẩm này Có thê nói tình trạng vi phạm quyền SHTT, trong đó có quyền tác giả, quyền liên quan đã, đang là van dé rất nhức nhối trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển và đang tác động xấu tới sự phát triển giao lưu kinh tế, thương mại trong nội bộ từng quốc gia và trên phạm vi khu vực và thế giới.

Việc điều chỉnh pháp lí các quan hệ về SHTT nói chung, về quyên tác giả, quyền liên quan nói riêng trong phạm vi nội bộ quốc gia cũng như trong trường hợp các quan hệ này có yếu tố nước ngoài là nhằm thừa nhận và tạo cơ sở pháp lí cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức của quốc gia mình cũng như cá nhân, tổ chức của quốc gia khác đầu tư tiền của, sức lực tạo ra các tài sản trí tuệ, và của cả những người có quyền sử dụng hợp pháp

những tài sản này theo quy định của pháp luật.

Việc điều chỉnh pháp lí có hiệu quả các quan hệ này có ý nghĩa

cực kì quan trọng vì nó không chỉ khuyến khích mạnh mẽ các hoạt

động lao động làm ra nhiều sản pham sang tạo trí tuệ cho xã hội ma còn góp phần quan trọng vào việc bảo đảm sự công băng, cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất, kinh doanh, thúc đây mạnh mẽ giao lưu kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ va văn hoá trong phạm vi quốc gia cũng như khu vực và quốc tế.

Vì những lí do nêu trên, trong phạm vi lãnh thổ quốc gia của mình, ngày nay tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt các quốc gia phát triển và các quốc gia mới nỗi, đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện mọi biện pháp dé day manh phat trién hoat động sang tao ra tài

Trang 36

sản trí tuệ, đồng thời cũng tìm mọi cách nâng cao hiệu quả điều

chỉnh pháp lí các quan hệ xã hội liên quan tới quyền SHTT nói

chung và quan hệ về quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, tự do hoá thương mại và toàn cầu hoá nền kinh tế đã trở thành xu thế không thê đảo ngược.

1.4.2 Xu hướng điều chỉnh pháp li quyén tác giả và quyên liên quan có yếu to nước ngoài

Ngay từ xa xưa, sự phát triển của văn học, nghệ thuật và khoa học, kĩ thuật cũng như nhu cầu bảo đảm su công băng và cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất, kinh doanh đã thúc đây cơ quan có thâm quyên của các quốc gia thực hiện việc bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của các cá nhân, tô chức đã đầu tư tiền của, sức lực tạo ra các tài sản trí tuệ cũng như lợi ích chung của xã hội Từ rất sớm, một số quốc gia đã bắt đầu chú trọng việc điều chỉnh pháp lí các quan hệ xã hội liên quan tới quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền liên quan nói chung và quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền liên quan có yếu tố nước ngoài nói riêng Do đó các văn ban pháp luật của các quốc gia về những vấn đề này ra đời và ngày càng được hoàn thiện, phát triển.

Tuy nhiên, pháp luật của các nước trong thời gian đầu chưa có

quy định cụ thé dé điều chỉnh pháp lí các quan hệ về quyền tác giả, quyền liên quan có yếu tố nước ngoài Trên thực tế, các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học của cá nhân, tô chức của quốc gia khác, nhưng lần đầu tiên công bố hay tồn tại dưới hình thức vật chất nhất định ở quốc gia sở tại từng bước cũng đã được quốc gia sở tại

bảo hộ ở những mức độ khác nhau.

Trong quá trình phát triển của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan, có một thông lệ và cũng là một nguyên tắc đã được hình thành trong thực tiễn của tất cả các quốc gia, như đã trình bày ở các mục trên, theo đó pháp luật của mỗi quốc gia chỉ bảo hộ những tác 328 PGS.TS Đoàn Năng - TS Vii Thị Phương Lan

Trang 37

phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học xuất hiện lần đầu tiên trên lãnh thé của mình và các quyền tác giả, quyền liên quan này chi có hiệu lực trên lãnh thổ nơi nó được bảo hộ Chính vì vậy xảy ra tình trạng tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học này bị sao chép, đánh cắp, khai thác, sử dụng ở các quốc gia khác mà không bị ngăn chặn, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của tác giả, chủ sở hữu và những người có quyền sử dụng hợp pháp các tác phẩm đó.

Do sự giao lưu quốc tế về dân sự, kinh té, thương mại, khoa học công nghệ và văn hoá ngày cảng phát triển, quan hệ về quyền tác giả, quyền liên quan có yếu tố nước ngoai cũng ngày càng phát triển.

Thực trạng này đặt ra yêu cầu đối với các quốc gia, một mặt _phải

quy định ngày càng rõ ràng và cụ thể trong pháp luật quốc gia về vấn

dé bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan nói chung và quyền tác gia, quyên liên quan có yếu tố nước ngoài nói riêng, mặt khác phải đây mạnh việc hợp tác, kí kết các điều ước quốc tế song phương và đặc biệt là các điều ước quốc tế đa phương nhăm bảo hộ các quyền và lợi ich của cá nhân, t6 chức mang quốc tịch quốc gia mình trên lãnh thé các quốc gia khác cũng như của cá nhân, tổ chức mang quốc tịch quốc gia khác liên quan trên lãnh thổ của quốc gia mình.

Điền hình là các điều ước quốc tế đa phương sau đây: Công ước Berne 1886 về bảo hộ các tác phâm văn học và nghệ thuật (8 lần sửa đổi, bổ sung) Công ước toàn cầu về quyền tác giả 1952 (1 lần sửa đổi, bổ sung); Công ước về bảo hộ người biéu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng 1961; Công ước bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm, chống lại việc sao chép không được phép các bản ghi âm của họ 1971; Công ước về việc phát các tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh 1974; Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT 1994; Hiệp ước quyền tác giả 1996 và Hiệp ước về biểu

diễn và bản ghi âm 1996.

Với các điều ước quốc tế đa phương này, có thể nói hệ thống bảo hộ quốc tế quyền tác giả, quyền liên quan đã được thiết lập từ cuối

Trang 38

thé ki 19 tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện cả về

phạm vi đối tượng, nội dung được bảo hộ, các biện pháp bảo hộ v.v.

cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ và văn hoá trong xu thế tự đo hoá thương mại và toàn cầu hoá.

Ngoài việc kí kết điều ước quốc tế song phương và đa phương chuyên về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, vấn đề bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan còn được quy định trong nhiều điều ước quốc tế khác về thương mại, đầu tư và hợp tác khoa học và công nghệ v.v Hầu hết các hiệp định thương mại tự do giữa các quốc gia trên thế giới và cả các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với các quốc gia kí kết gần đây đều có điều, thậm chí có cả mục, chương về quyền SHTT nói chung và về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên

quan noi riêng.

Hiện tượng nêu trên chứng tỏ hiện nay van đề hoàn thiện, nâng cao hơn nữa hiệu lực và hiệu quả hệ thống bảo hộ quốc tế quyền SHTT nói chung, quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng vẫn luôn luôn được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm Nguyên nhân là ở chỗ việc bảo hộ quốc tế hiệu quả quyền SHTT nói chung, quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng ngày càng giữ vai trò quan trọng không chỉ trong việc khuyến khích, thúc day phát triển khoa học và công nghệ để nâng cao năng xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ mà còn góp phần bảo đảm công bằng, cạnh tranh

lành mạnh trên thương trường.

Tóm lại, hoạt động điều chỉnh pháp lí quyền tác giả, quyền liên quan nói chung và quyền tác giả, quyền liên quan có yếu tố nước ngoài nói riêng ở các quốc gia trên thé giới từ trước đến nay được thực hiện theo xu hướng sau đây: một mặt các quốc gia luôn chú ý hoàn thiện pháp luật quốc gia về vấn đề này, bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế hiện có, mặt khác đặc biệt chú trọng tăng cường hợp tác quốc tế, kí kết, gia nhập thêm nhiều điều ước quốc tế đa phương 330 PGS.TS Đoàn Năng - TS Vii Thị Phương Lan

Trang 39

và song phương đề nâng cao hơn nữa hiệu quả điều chỉnh pháp lí các quan hệ về quyền tác giả, quyền liên quan nói chung và quyền tác giả, quyền liên quan có yếu tố nước ngoài nói riêng.

2 NOI DUNG CHU YEU CUA CAC DIEU UGC QUOC TE ĐA PHƯƠNG QUAN TRONG VE BẢO HỘ QUYEN TAC GIA, QUYEN LIEN QUAN

2.1 Công ước Berne 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và

nghệ thuật

Công ước Berne (Berne Convention for the Protection of

Literary and Artistic Works) là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên trong lĩnh vực quyền tác giả được kí ngày 09/9/1886 tại Thủ đô Berne của Thụy Sỹ (sau đây gọi là Công ước Berne) Công ước dé mở cho mọi quốc gia tham gia Công ước đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ trong lĩnh vực liên quan Đó là các lần sửa đổi tại Paris ngày

04/5/1896, tai Berlin ngày 13/11/1908, hoàn thiện tai Berne ngày

20/3/1914, sửa đổi tại Rome ngày 02/6/1928, tại Brussels ngày

26/6/1948, tai Stockholm ngày 14/7/1967, tai Paris ngày 24/7/1971

va được bổ sung ngày 02/10/1979 Đạo luật hiện hành là đạo luật Paris ngày 24/7/1971 được bé sung ngày 02/10/1979 Các quốc gia muốn gia nhập Công ước sẽ phải gửi các văn bản liên quan tới Tổng Giám đốc của WIPO - Tổ chức Sở hữu trí tuệ thé giới.

Mục đích của Công ước Berne, như đã được chỉ rõ ở phần lời nói đầu, là “để bảo vệ, theo một cách thức thống nhất và hiệu quả nhất có thể, các quyên của tác giả đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ” Điều 1 của Công ước còn quy định rằng các quốc gia thành viên sẽ quy tụ với nhau thành một Liên hiệp dé phuc vu cho việc bảo hộ các quyền của tác giả các tác phẩm van học nghệ thuật.

Công ước Berne gồm 38 điều và một Phụ lục gồm 6 điều dành cho các nước đang phát triển.

Trang 40

2.1.1 Các nguyên tắc cơ bản của Công ước Berne Công ước đặt ra 3 nguyên tắc cơ bản:

+ Nguyên tắc đối xử quốc gia: việc bảo hộ tác phẩm có nguồn gốc từ quốc gia thành viên của Công ước tương tự như sự bảo hộ tác phẩm của công dân chính quốc gia mình (tác phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia thành viên của Công ước là tác phẩm mà tác giả của tác phẩm đó là công dân của một nước thành viên hoặc tác pham được công bồ tại một nước thành viên) Cụ thể khoản 1 Điều 5 Công ước quy định: “Đối với những tác phẩm được công ước này bảo hộ, các

tác giả được hưởng quyên tác giả ở các nước Liên hiệp ngoại trừquốc gia gốc của tác phẩm, những quyên lợi do luật quốc gia liênquan dành cho công dan nước đó trong hiện tai và trong tương lai

cũng như những quyên lợi mà Công ước này đặc biệt quy định” Như vậy theo quy định của nguyên tắc này, tại quốc gia gốc của tác phẩm thì việc bảo hộ quyền tác giả sẽ trên cơ sở luật pháp của quốc gia đó, bởi đó là vấn đề nội bộ của quốc gia, công ước không điều

chỉnh Nhưng tại các nước thành viên của Liên hiệp Berne thì tác giả

của các tác pham được bảo hộ sẽ được hưởng các quyền tác giả liên quan đến tác phẩm đúng như những quyền mà nước thành viên giành cho công dân của họ mà không có sự phân biệt, và các đặc quyền mà

Công ước Berne giành cho Hay nói cách khác, tại các nước thànhviên Liên hiệp Berne thì tác giả là công dân nước thành viên khác sẽ

được hưởng các quyên theo quy định của luật pháp quốc gia đó

giành cho công dân của mình trong hiện tại cũng như trong tương lai

và các đặc quyền mà Công ước Berne đặc biệt giành cho Ví dụ, sau

ngày Việt Nam là thành viên chính thức của Công ước Berne, một

công dân Việt Nam có một tác phẩm xuất bản lần đầu tiên trong lãnh thổ Việt Nam, thì Việt Nam là quốc gia gốc của tác phẩm va tác giả người Việt Nam này sẽ được hưởng các quyền tác giả của mình tại

Việt Nam theo các quy định của pháp luật Việt Nam Còn tại các

332 PGS.TS Đoàn Năng - TS Vii Thị Phương Lan

Ngày đăng: 13/04/2024, 00:45

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan