1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội. Chủ biên: Lê Minh Tâm, Vũ Thị Nga, Vũ Thị Yến, Phạm Điềm, Hà Thị Lan Phương (Phần 2)

270 10 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam - Phần 2: Cải cách hành chính cấp tỉnh thời Nguyễn (1831-1832)
Tác giả Lê Minh Tâm, Vũ Thị Nga, Vũ Thị Yến, Phạm Điềm, Hà Thị Lan Phương
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Thể loại Giáo trình
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 270
Dung lượng 46,4 MB

Nội dung

NHẬN XÉT: Là triều đại cuối cùng của chế độ quân chủ phong kiến, kế thừathành tựu xây dựng nhà nước của các triều trước và thiết lập nềnthống trị trên phạm vi lãnh thổ rộng nhất, triều N

Trang 1

- Cấp tỉnh

Dựa trên tô chức hành chính truyền thống, nhà vua đã chia cảnước thành 30 tỉnh và Kinh đô là phủ Thừa Thiên Đồng thời chỉ rõ

15 điều lợi căn bản của việc thiết lập đơn vị hành chính tỉnh Công

cuộc cải cách thực hiện trong hai năm (1831 - 1832).

Từ Thừa Thiên phủ ra Bắc có 18 tỉnh là: Quang Tri, Quảng Bình,

Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội,

Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Yên, Sơn Tây, Bắc Ninh, TháiNguyên, Tuyên Quang, Hưng Hoá, Cao Băng và Lạng Sơn

Từ Thừa Thiên Phủ vào Nam có 12 tinh là: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hoà, Biên Hoà, Gia Định, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang và Hà Tiên.

Trong toàn quốc trừ Thanh Hoá là đất Hoàng tộc triều Nguyễnđặt riêng một Tổng đốc là người thuộc hàng tôn thất, còn 29 tỉnhđược chia thành 14 liên tỉnh do Tổng đốc đứng đầu, bao gồm: Bình-

Trị (Quảng Bình, Quảng Trị); An-Tĩnh (Nghệ An, Hà Tĩnh); Ninh (Hà Nội, Ninh Bình); Dinh-Yén (Nam Dinh, Hưng Yên); Hải-

Hà-An (Hải Dương, Quảng Yên); Ninh-Thái (Bắc Ninh, Thái Nguyên);Lạng-Bình (Lạng Sơn, Cao Băng); Nam-Ngãi (Quảng Nam, Quảng

Ngai); Bình-Phú (Bình Định, Phú Yên); Thuận-Khánh (Bình Thuận, Khánh Hoà); An-Biên (Phiên An, Biên Hoà); Long-Tường (Vĩnh Long, Định Tường); An-Hà (An Giang, Hà Tiên) và Sơn-Hưng- Tuyên (Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang).

Như vậy cả nước có 15 Tổng đốc phụ trách tỉnh lớn, kiêm quản

tỉnh nhỏ Tỉnh quan trọng hơn sẽ là nơi lãnh chức đặt nhiệm sở của

Tổng đốc gọi là Đốc phủ Giúp việc cho Tổng đốc có chức Bồ chánh

sứ phụ trách ti Bồ chánh thi hành các nhiệm vụ về hành chính, tàichính và dân sự Án sát sứ phụ trách ti Án sát coi việc hình án Ngoài

ra phụ trách việc binh trong tỉnh có Đề đốc, Phó Đề đốc, Lãnh binh.Một số tỉnh có sông lớn hoặc giáp biển đặt thêm chức Thuỷ sư Lãnhbinh coi về thuỷ binh Phụ trách giáo dục cấp tỉnh nhà vua đặt chứcquan Đốc học

Tinh nhỏ đứng đầu là Tuần phủ kiêm chức việc của Bồ chánhnên không đặt chức Bồ chánh Giúp việc cho Tuần phủ có Án sát sứ.Việc binh chỉ đặt chức Lãnh binh và Phó Lãnh binh Một số tỉnh ít

Trang 2

việc, triều Nguyễn không đặt Tuần phủ mà chỉ đặt Bố chánh giữ

quyên Tuân phủ điêu khiên toàn bộ công việc.

Triều Nguyễn phân chia tỉnh thành 3 loại căn cứ vào quy mô và

sô lượng công việc.

+ Tỉnh lớn gồm: Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Sơn

Tây, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định, Phiên An, Vĩnh Long Biên chê các tỉnh này khoảng 120 viên chức.

+ Tỉnh vừa gồm: Hưng Yên, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Quảng Ninh,

Ninh Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Biên Hoà, Định

Tường, An Giang Biên ché mỗi tỉnh khoảng 80 viên chức

+ Tỉnh nhỏ gồm: Quảng Yên, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái

Nguyên, Phú Yên, Khánh Hoà, Cao Băng, Hà Tiên Biên chế mỗitỉnh khoảng 40 đến 60 viên chữe/

Đứng đầu cấp tỉnh hầu hết là những quan chức được nhà vua tin

dùng, họ được coi như quan chức của triêu đình đóng tai địa phương Tông đôc thường được chọn từ hàng Thượng thư, Đô thông (2a) Tuân phủ thường lây từ chức Tham tri, Thị lang (3a).

+ Nhiệm vụ của quan cấp tỉnh được quy định như sau:

Tổng đốc: "Giữ việc cai trị quân và dân, trông coi cả quan văn,

quan võ, khảo hạch các quan lại và sửa sang chon biên cương”.

Tuần phủ: “Giữ việc tuyên bó ơn đức nhà vua, phi dụ yên dân, trông

coi cả hành chính, giáo đục, chán hưng việc có lợi và trừ bỏ tục lệ”.

Bồ chánh: "Coi việc thuế má tién của trong toàn hạt, triều đình có

ban ơn huệ, hoặc lệnh cám thì tuyên dat cho các chức việc biét".

Án sát: "Giữ việc hình phạt trong toàn hạt giữ ki cương, phong tục,

xem xét việc quan lại trị dan và kiêm lí việc bưu chính trong hạt (tỉnh) `.

Lãnh binh: “Chuyên cai quản bình lính, déu theo Tổng đốc mathi hanh"

Các tỉnh, liên tinh đều được đặt dưới sự quản lí trực tiếp của triều

đình trung ương Nhà vua quy định chặt chẽ quy chê vận hành, tăng

(1).Xem: Khâm định Dai Nam Hội điển sự lệ, Tập 2, Nxb Thuận Hoá, 1993, tr 260.

(2).Xem: Minh Mệnh chính yéu, Tập 1, Nxb Thuận Hoá, 1994, tr 165, 178, 179, 221.

Trang 3

cường chức năng giám sát địa phương của Đô sát viện và Giám sát ngự sử các đạo Minh Mệnh quy định thê thức "thỉnh an", "tap tau"

"tập so" đê các quan trình tau lên vua không cân phụ thuộc vào định

kì báo cáo vê quan lại, vê tình hình địa phương và những việc lợi hại quân dân đảm bảo thông tin hành chính.

Năm 1834, Minh Mệnh ra Chỉ dụ phân vùng địa lí toàn quốc

thành các khu vực: Trung ương, Trực, Cơ, Kì:

+ Trung ương: Kinh sư - Phủ Thừa Thiên.

+ Trực (sát kinh đô): Tả Trực gồm hai tỉnh Quảng Nam, Quảng

Ngãi; Hữu Trực gôm hai tỉnh Quảng trị, Quảng Bình.

+ Cơ: Tả Cơ gom cac tinh Binh Dinh, Phu Yén, Khanh Hoa,

Bình Thuan; Hữu Co gôm Nghệ An, Ha Tĩnh, Thanh Hoa.

+ Ki: Nam Kì: Gồm có Gia Định, Dinh Tường, Biên Hoà, An

Giang, Vĩnh Long, Hà Tiên; Băc Kì: Gôm có Hà Nội, Hưng Yên, Bac Ninh, Hải Duong, Quảng Yên, Ninh Bình, Nam Dinh, Thái

Nguyên, Son Tay, Hung Hoá, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bang.”Thời Tự Duc, do việc nhượng địa cho Pháp 6 tỉnh Nam Ki, triềuNguyễn chỉ còn quản trị thực tế 24 tỉnh và Phủ Thừa Thiên Do nhiều

yêu tô tác động sô lượng quan chức cũng giảm hơn so với thời Minh Ménh.Nhin tông thê, nước Đại Nam có 30 tinh, chia thành 78 phủ,

252 huyện và 39 châu (đơn vị hành chính tương đương với câp

huyện ở miền núi).”' Thừa Thiên phủ là trung tâm kinh đô, là một

tỉnh đặc biệt, có quy chê riêng.

- Cấp phủ - huyện (châu):

Quan chức phủ - huyện: Gồm có Tri phủ, Đồng tri phủ, Tri

huyện, Huyện thừa, Tri châu (châu) Năm 1822, đặt ra chức Giáo thụ

ở phủ, chức Huân đạo ở huyện phụ trách về giáo dục.

Nhiệm vụ, thẩm quyền của các quan phủ - huyện: Nhìn chung

nhiệm vụ, thâm quyên của các quan phủ, huyện tương đôi toàn diện,

(1).Xem: Đại Nam thực lục chính biên, Tập XIV, tr 318 và Vũ Quốc Thông, Pháp chế sử, tr 105.

(2) Theo thống kê 1840, cả nước có 90 phủ (20 phân phủ) 379 huyện, 1742 tổng

và có 18265 xã, thôn, phường, ấp (Trương Hữu Quýnh - chủ biên, Đại cương lịch

sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2000, tr 438).

Trang 4

trên các lĩnh vực hành chính, kinh tế, quân sự và tư pháp; từ việc làm saidịch, vỗ về dân chúng, đốc thúc thuế khoá, giải quyết, lưu giữ công văn,giấy tờ, số sách đến xử án trong địa phận hành chính của mình.

Việc phân loại phủ - huyện: Căn cứ vào điều kiện địa lí, hoàn cảnhkinh tế, mức độ công việc, yêu cầu quan tri, trật tự an ninh, phủ, huyệnchia thành 8 loại: 1) Nơi sung yếu; 2) Ban việc nhiều; 3) Công việcnặng nhọc; 4) Hoàn cảnh khó khăn; 5) Rất nhiều việc (tối yếu khuyết);6) Nhiều việc (yếu khuyết); 7) Việc vừa (trung khuyết); 8) Ít việc (giảnkhuyết) Việc phân loại phủ, huyện giúp cho triều đình và nhà vuahoạch định chính sách cụ thé cho từng vùng Đồng thời là căn cứ dé bổdụng quan lại, quy định mức thuế cho phù hợp với yêu cầu công việc

và hoàn cảnh khách quan Thời Minh Mệnh, quan lại phủ, huyện được

định rõ: Đỗ tiến sĩ, phó bảng được bổ Tri phủ, Đồng Tri phủ, Trihuyện; cử nhân bô Quyền Tri huyện Các phủ, huyện, châu đều có mộtLại mục, có từ 8 đến 4 Thông lại

Năm 1828, nhà Nguyễn chủ trương đặt Lưu quan Năm 1835, kếthợp giữa Thổ quan với Lưu quan Thổ quan là người địa phương, lưuquan là người đại diện nhà nước ở nơi khác cử đến Năm 1844, dolưu quan không đạt hiệu quả, thiệu trị cho đặt lại Thổ quan ở vùngdân tộc phía Bắc Đến 1869, dưới triều Tự Đức chế độ Thổ quan

được áp dụng trở lại trong cả nước.

- Cấp tổng - xã:

Cấp tổng: Là đơn vị hành chính trung gian giữa xã và huyện.Năm 1824, có quy định Cai tổng cho Bộ Lại xét bổ nhiệm Nhữngtong có số đinh dưới 5.000, số điền đưới 1.000 mau thì chi đặt mộtviên Cai tổng Nếu số đỉnh trên 5000, số điền trên 1000 mau, công

việc bận nhiều thì đặt thêm 1 viên Phó Cai tông Cai tong ngang hàng với Lại mục của phủ, huyện, hàm tòng cửu phẩm Cai tổng được chon từ Xã trưởng, "3 năm khảo xét I lan, ai hèn kém, tham 6 bị xếp

vào hàng liệt thi cách chức ngay" Cai tông không có trụ sở làm việc

mà được đặt dưới sự sai phái của Tri phủ và Tri huyện.

Cấp xã: Là đơn vị hành chính cơ sở đồng thời là đơn vị kinh tế,

(1).Xem: Đại Nam thực lục chính biên, Tập IX, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,

1964, tr 99.

Trang 5

xã hội và tôn giáo Làng xã trực tiếp quản lí dân cư, thực thi cácchính sách thuế định, điền, lao dịch, bình dịch Triều Nguyễn đặt ra

một số quy chế về tổ chức và nguyên tắc quản lí làng xã Tổ chức xã gồm có: cơ quan quyết nghị và cơ quan chấp hành.

Cơ quan quyết nghị là Hội dong kì mục (Hội đồng kì hào, Hộiđồng làng) Bất kì công việc chung nào của xã đều được đưa ra bànbạc trước hội đồng Trụ sở hội họp là đình làng Hội đồng kì mụcthường họp vào mồng một và ngày rằm hàng tháng dé bàn việc langnhư: cấp công điền công thé, thu thuế, tuyên lính, thuỷ lợi và những

VIỆC chung khác Người có quyền cao nhất trong hội đồng là Tiên chỉ

có quyên hoà giải các việc hộ và xét các tội phạm nhỏ về hình Trong khi xét xử vị Tiên chỉ có quyền căn cứ vào lệ làng hoặc lẽ

công bang dé xử lí Chỉ khi nào vụ án có tinh cách quan trọng hoặcđôi bên đương sự không phục tùng phán quyết của Tiên chỉ, vụ kiệnmới được đệ lên quan trên Chế tài chủ yếu là: phạt tiền, đòn roi, phạt

vạ Tiêu chuẩn tham gia Hội đồng kì mục là các thân hào có danhtiếng trong xã Họ là những người đã đỗ đạt trong các kì khoa cử: tútài, cử nhân, tiễn sĩ đã từng làm việc quan hoặc đang làm quan Cũng

có thé là những người có phâm hàm do vua ban, những người có tàisản hoặc là những bậc cao niên uy tín trong làng Các tiêu chuẩn

khác còn phụ thuộc vào hương ước, khoán ước của từng làng xã.

Hội đồng kì mục không phải do dân bầu, không giới hạn về số

lượng hoặc nhiệm kì; không chịu trách nhiệm trước cơ quan hành chính nhà nước ma chỉ chịu trách nhiệm trước cu dân bản xã Tuy

nhiên, đa số thành viên của hội đồng đều là những người có phẩmhàm do vua ban hoặc xuất thân từ khoa mục, quan trường Do đó,triều đình có thể áp dụng kỉ luật, kiểm soát bằng chế tài thu hồi bằngsac, hạ phẩm tước Khi họ trở thành bạch đinh thì đương nhiên không

đủ tiêu chuẩn tham gia Hội đồng kì mục

Cơ quan chấp hành: Gồm có Lí trưởng, Phó lí, Trương tuần

Lí trưởng: Dưới thời Minh Mệnh, tất cả các xã đều đặt một viên

Lí trưởng (trước 1825 gọi là Xã trưởng) Những xã có số đỉnh dưới

50 chỉ đặt 1 Lí trưởng Nếu số đinh trên 50 thì đặt thêm 1 Phó lí Nếu

số đỉnh trên 150 thì đặt thêm 2 Phó lí Phó lí thay cho chức danh

Thôn trưởng.

Trang 6

Lí trưởng phải là người trên 30 tuổi, không có quan hệ ruột thịthoặc hôn nhân với Cai tổng, có một số tài sản nhất định và có nhữngpham chat can thiét, duoc dan chung bau lên trong nhiém ki 3 nam,duoc Cai tong Sở tại giới thiệu, quan Tri phủ, Tri huyện xét trình lênquan đứng dau tỉnh cấp văn bằng và mộc triện Nhiệm vụ của Lítrưởng là thi hành mệnh lệnh của chính quyền cấp trên, chịu tráchnhiệm mọi công việc trong xã: tế lễ, binh lương, thuế khoá, phu phen,

tap dịch, sửa đường, đào rãnh, vét sông, chuyên chở, thuỷ lợi Bên cạnh đó còn xét xử vụ kiện cáo vặt, đảm bảo trật tự, an ninh trong xã.

Lí trưởng trực tiếp quản lí số đinh, số điền: ghi tên, tuổi, số dan đỉnhtrong xã, số nam, phụ, lão, ấu Tuy vậy, nhiệm vụ của Lí trưởng triềuNguyễn phần nào giảm nhẹ hơn so với Xã trưởng triều Lê bởi nhànước đặt thêm cấp tổng

Triều Nguyễn định lệ 3 năm 1 lần khảo hạch chức dịch cấp xã.Nếu làm việc giỏi giang mẫn cán thì được khen thưởng Người hènkém, tham 6 thi cách chức Lí trưởng còn là nguồn dé bố làm Phótổng hoặc Cai tổng Phó Lí trưởng là nguồn bô Lí trưởng

Phó lí: Do dân bầu nhiệm kì 3 năm như Lí trưởng

Trương tuần: Do Hội đồng kì mục chỉ định, phụ trách công việctuần phòng trong xã

Tuần đinh: Là lực lượng an ninh trong xã đặt dưới sự điều hànhcủa Trương tuần Tuần đinh thường được lựa chọn trong số các trángđinh khoẻ mạnh nhất trong làng Họ có một số tài sản dé có thé bồithường nếu canh phòng sơ suất dé xảy ra các vụ trộm cap

Cơ quan quyết nghị và cơ quan chấp hành cấp xã chịu tráchnhiệm trước Nhà nước về nhiều phương diện như: tín ngưỡng, trật tựtrị an, mộ phu, tuyên lính, giải quyết tranh chấp, khắc phục khó khănkhi thiên tai mất mùa, cưới cheo, tang chế và các việc chung, đặc biệt

là việc cấp công điền, công thổ và nộp thuế

- Vùng dân tộc miên nui:

Triêu Nguyên van áp dụng chính sách truyện thong vừa mêm dẻo vừa kiên quyết đôi với các vùng dân tộc miên núi Năm 1821, Minh

Trang 7

Mệnh quy định tiêu chuẩn và chức danh cho quan lại miền núi, chủyếu lựa chọn những người có năng lực ở địa phương cho làm Đặt

chức Cai châu, Phó châu, Lại mục chuyên cai quản các châu biên

tran Năm 1827, xoá một số chức danh đứng đầu các phủ, châu miềnnúi và quy định thống nhất thành các chức: Thổ Tri huyện (7b) ThổTri châu (7b) Huyện thừa (8b) Lại mục (9b) Năm 1835, đưa chế độ

"lưu quan" áp dụng thay cho chế độ "thé quan" Tuy vậy, dé tránhxung đột và sự chống đối giữa thé quan và lưu quan, nhà vua quyđịnh: “Chức Thổ quan có từ trước hợp lực với Lưu quan để làmviệc", cho đặt Lưu quan ở Cao Băng, Tuyên Quang, Thái Nguyên,Lang Son, Quảng Yên, Ninh Bình, Thanh Hoá.) Năm 1838: MinhMệnh đặt Lưu quan ở Hưng Hoá, tiến hành chia nhỏ các mường, đổiđộng, sách thành xã đề thống nhất quản lí trong cả nước

Minh Mệnh đã sử dụng những biện pháp cứng ran dé tước bỏ dầnquyền lực của các lang kun, lang đạo, tù trưởng Bỏ lệ thế tập chatruyền con nối, thay bằng chế độ bổ dụng quan lại của Nhà nước.Đây là biện pháp quản lí mà các triều đại trước chưa thé thực hiệnđược đối với các vùng dân tộc miền núi

Tom lại, trên cơ sở bảo lưu tổ chức tự quản truyền thong của lang

xã, triều Nguyễn từng bước tạo nên sự thống nhất các đơn vị hànhchính cơ sở từ Dang Trong đến Dang Ngoài, từ đồng bằng đến cácvùng núi, vùng biên tran và hải đảo Nguyên tắc tập quyền áp dụngsong song với nguyên tắc phân quyền và tản quyền Trong đó, tônquân quyền và thống nhất quyền lực là nguyên tắc chủ đạo trong tôchức và điều hành quyền lực nhà nước Quy chế quan lại cấp tỉnhkhá rõ ràng, có một số chức vụ kiêm nhiệm nhằm tinh giản biên chế,đồng thời tăng cường giám sát địa phương và chú trọng thông tin liênlạc nhằm đảm bảo kịp thời giải quyết công vụ Việc cải cách đơn vịhành chính tỉnh thể hiện rõ tính kế thừa và phát triển, đảm bảo sựthống nhất quốc gia Đại Nam và có ý nghĩa lâu dài trong lịch sử nền

hành chính Việt Nam.

(1).Xem: Phan Dai Doãn - Nguyễn Minh Tường, Một số vấn đề về quan chế triéu

Nguyên, Nxb Thuận Hoá, 1998, tr 61, 62.

Trang 8

3 Tổ chức quân đội

a Cơ cấu quân đội

Quân đội triều Nguyễn được xây dựng theo truyền thống, chủyếu gồm hai lực lượng trung ương và địa phương

- Quân đội trung ương: Là quân đội chính quy, thường tập trung

tại Kinh thành và những vùng quan yếu, được gọi chung là lính vệ,gồm3 loại: Thân binh, cắm binh và tinh binh

Thân binh là lực lượng hộ vệ nhà vua, bao gồm: Vệ Câm y20đội, vệ Tuyển phong 10 đội, vệ Loan giá 15 đội, vệ Kim ngô 10 đội

và vệ Vũ lâm 10 đội.

Cam binh là quân canh giữ bảo vệ hoàng thành, gồm 5 doanh:Thần Cơ, Tiền Phong, Long Vũ, Hồ Oai, Hùng Nhuệ (mỗi doanh có

5 vệ = 50 đội) Ngoài ra còn các vệ, đội Kì vũ, Kinh tượng, Thượng

tứ, Long thuyền, Vũ bị, Thượng chà, Tư bác, Tài thụ, Giáo dưỡng,

Thượng thiện, Phụng thiện, Võng thành.

Tình bình là lực lượng phòng thủ ở kinh đô và các tỉnh quan

trọng Tinh binh đo Nhà nước điều động

- Quân đội địa phương: Đặt dưới sự sai phái của quan chức các

cấp chính quyền Ở cấp tỉnh là lính cơ, cấp huyện là lính lệ, cấp xã làlính dong Thời Tự Đức đặt thêm quân ở làng xã miền núi gọi làhương dũng, dân dũng và thô đũng Năm 1875, Tự Đức cho phép cấp

xã lập các đội tự vệ dé hạn chế trộm cướp gọi là Nha sơn phòng Tổ

chức này thành lập ở các tỉnh Thanh Hoá, Sơn Tây, Quảng Nam,

Quảng Trị, Hà Nội, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hưng Hoá

b Hệ thống quân đội

Quân đội triều Nguyễn được chia thành 5 quân (Ngũ quân phủ)gồm: Trung quân phủ, Tiền quân phủ, Hậu quân phủ, Tả quân phủ vàHữu quân phủ Đứng đầu mỗi quân là Đô thống Chưởng phủ sự,

dưới 5 quân có các doanh (đạo binh), vệ (cơ), đội, thập và ngũ Doanh, vệ là quân kinh đô hoặc các binh chung Đạo binh va cơ là

quân ở các tỉnh Đứng đầu có nhiều chức danh võ quan tương ứng:quân số được quy định rõ ràng Vi du:

Trang 9

Đơn vị Đứng đầu Quân số

Doanh Thống chế (2a) 2.500 người

(Đạo binh) Đề đốc (2a) tỉnh lớn

Chánh lãnh binh (tỉnh nhỏ)

Vệ Chưởng vệ (2b), Phó vệ 500 người

Cơ Quản cơ, Phó cơ

Đội Suất đội, Đội trưởng 50 người

Thập Thập trưởng 10 người Ngũ Ngũ trưởng 5 người

Theo quy chế, 5 lính = 1 ngũ; 2 ngũ = 1 thập; 5 thập = 1 đội; 10

đội = 1 vệ (cơ); 5 vệ = 1 doanh (đạo binh).

Bên cạnh đó, còn có một số lực lượng đặc biệt như: Tại kinh đô

có lực lượng ki binh, Đội thị vệ Tại các thành trì lớn như Hà Nội,

Gia Định, Thành Nội (Huế) còn có lính tuần thành do Thành thủ uý

chỉ huy Các tỉnh có lực lượng pháo binh dé phòng thủ khi cần thiết, lực lượng này được triều Nguyễn rất chú trọng.

Quân đội triều Nguyễn chủ yếu có 5 binh chủng: Bộ Binh, Kị

Binh, Tượng Binh, Pháo Binh, Thuỷ binh Về số lượng, sau khi thốngnhất đất nước Gia Long đã ban lệnh giản binh, củng cô tô chức quân

đội, giải ngũ cho binh sĩ già yếu, tăng cường huấn luyện, xây dựng lực

lượng Bộ Binh khoảng 10 vạn, Thuỷ Binh 2 vạn Triều Nguyễn rất coi

trọng lực lượng Thuỷ Binh và đã cho đóng nhiều chiến thuyền theo

mẫu của phương Tây Năm 1841, Thiệu Trị tăng số quân lên khoảng

20 vạn Thời Tự Đức, quân chính quy ở kinh đô khoảng 1 vạn Các

tỉnh lớn có số quân từ 4000 đến 5000, còn các tỉnh nhỏ khoảng 1000.Mặc dù đứng trước nguy cơ bị xâm lược, số quân thời Tự Đứcgiảm hơn nhiều so với thời kì Gia Long và Minh Mệnh Do kinh tếkhó khăn, không đủ điều kiện xây dựng và nuôi quân, trang bị vũ khí

lạc hậu và do một số yếu tô khác, triều Nguyễn đã không thực hiện

được nhiệm vụ phòng thủ đất nước như thời Ly, Tran, Lé

c Chính sách quan đội

Triều Nguyễn có nhiều quy định đối với võ quan và quân nhân vềchức chế, danh hiệu, nhung phục, cờ hiệu, về tuyên lính, mộ lính,ngạch lính, số lính, quy định về giải ngũ và những trường hợp trốnlính, về phép nghỉ giả hạn Lệ năm Tự Đức thứ 13 định rằng: quân

Trang 10

nhân tại ngũ 5 - 6 năm sẽ cho nghỉ phép 3 tháng Quân nhân tại ngũ 3

- 4 năm sẽ cho nghỉ phép 2 tháng Quân nhân tại ngũ 1 - 2 năm sẽ

cho nghỉ phép 1 tháng Hạn nay trừ ngày đi về, đều cho ở nhà nghỉngơi Hết han lại phải trở về làm việc trong quân ngũ

Gia Long, Minh Mệnh đặt “Quân pháp” định lệ các ban tại ngũ và

nghỉ ngơi luân chuyên Gia Long chia quân đội thành 3 phiên: 1 phiêntại ngũ, 2 phiên nghỉ ngơi Minh Mệnh chia quân cấp tỉnh làm 3 đến 6phiên Căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ dé định phiên luân chuyên: 1phiên tại ngũ còn 2 đến 5 phiên nghỉ ngơi Triều Nguyễn vẫn áp dụngchính sách “Ngự binh nông” truyền thống

Bên cạnh đó, triều Nguyễn còn quy định cấp giấy thông hành cho

võ quan và quân nhân để kiểm soát việc đi lại; quy định về thưởng

quân, đề cử, bố dụng, cách chức, ban cấp cho quân nhân bị thương,tiền cấp dưỡng làng xã phụ thêm cho lính; quy định về hậu cấp tiền

tuất, truy tặng, ấm thụ cho một người con hoặc cháu của võ quan NHẬN XÉT:

Là triều đại cuối cùng của chế độ quân chủ phong kiến, kế thừathành tựu xây dựng nhà nước của các triều trước và thiết lập nềnthống trị trên phạm vi lãnh thổ rộng nhất, triều Nguyễn đã xây dựngđược bộ máy nhà nước có quy mô lớn nhất và hoàn thiện nhất tronglịch sử chế độ phong kiến Việt Nam theo mô hình "Kim tự tháp".Với lệ Tứ bat, cùng với cách tô chức tạo ra sự chế ước lẫn nhau giữacác cơ quan nhà nước, tăng Cường cơ quan và chế độ kiểm tra giám sát

quan lại, bộ máy chính quyên được tô chức thông nhất từ trung ương

đến cấp cơ sở Triều Nguyễn đã xây dựng được nhà nước quân chủ

chuyên chế với quyên lực tập trung cao độ vào Hoàng dé và nền hành

chính tập quyền mạnh với chính sách Pháp trị có phần cứng rắn Đóchính là yếu tố quyết định việc củng cô nên thống nhất đất nước, ônđịnh lãnh thổ sau nhiều thế kỉ nội chiến phân liệt, tạo điều kiện choquá trình hoà nhập cộng đồng dân cư, xoá bỏ dần sự ngăn cách giữaDang Trong và Dang Ngoài trên nền tang kinh tế phong kiến

Tuy nhiên, nhìn từ góc độ thời đại, trước trào lưu xâm thực của chủ nghĩa tư bản phương Tây và đòi hỏi phát triển của nên kinh tế

trong nước, triều Nguyễn, do niềm tin quá mức và áp dụng cứng

nhắc tư tưởng Nho giáo, lệ thuộc nhiều vào khuôn mẫu thé chế chính

trị-pháp lí của triều Dai Thanh, đã không tiến hành kip thời những cải

Trang 11

cách về chính trị, kinh tế, về chính sách đối nội, đối ngoại nên đã đểđất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng, làm suy yếu nội lực của đấtnước và dân tộc Vì vậy, dù có một nhà nước thống nhất, tập quyềnchuyên chế Tôn quân, một nên hành chính tập trung mạnh, nhưng

triều Nguyễn vẫn đề mắt chủ quyền quốc gia vào tay thực dân Pháp.

MÔ HÌNH HÀNH CHÍNH THỜI GIA LONG

HOÀNG DE

(Triêu đình)

| Bắc thành Khu vực Gia Định thành

(11 tran) Trung won (5 tran)

TONG TRAN 4 di h hi TONG TRAN4 tao (4 dinh, 7 tran) 4 tao

DINH, TRAN

Trang 12

BO MAY NHÀ NƯỚC TRIEU NGUYEN (1832 - 1884)

Đô sát

Cơ quan viện

chuyên NGŨmôn Lue khoa QUẦN

Trang 13

II PHÁP LUẬT TRIÊU NGUYEN (1802 - 1884)

1 Khái quát về hoạt động lập pháp triều Nguyễn

Từ Gia Long đến Tự Đức, các Hoang dé đều quan tâm đến xâydựng luật pháp và chú trọng đến áp dụng pháp luật Hoạt động lậppháp của triều Nguyễn cũng đã có những những thành tựu đáng kể.Thành tựu dién hình trong hoạt động lập pháp của triều Nguyễn là bộHoàng Việt luật lệ, các tập Hội điển và Châu bản

a Bộ Hoàng Việt luật lệ: Được soạn thảo theo quy trình chặt chẽ

dưới sự kiểm soát của Hoàng dé Theo Đại Nam thực lục, năm 1811Gia Long lệnh cho triều thần biên soạn bộ luật Nguyễn Văn Thànhđược đặc cử làm Tổng tài cùng với Vũ Trinh và Trần Hựu chịu tráchnhiệm trước nhà vua về xây dựng bộ luật Năm 1812, Gia Long viếtlời Tựa mở đầu bộ luật, trong đó khái lược về tư tưởng và thành tựulập pháp, chỉ rõ yêu cầu cấp thiết của việc ban hành bộ luật đồng thờikhẳng định ý nghĩa của pháp luật trong thực tiễn Bộ luật được soạnxong va lần đầu tiên được khắc in tại Trung Quốc Năm 1815, bộ luậtđược in thành sách ban hành trên phạm vi toàn quốc Đây là lần đầutiên trong lịch sử, một bộ luật thống nhất từ Đàng Trong đến Đàng

Ngoài được ban hành.

b Hội điển: Là quá trình tập hợp hoá văn bản pháp luật đã đượcHoàng dé ban hành hoặc phê chuẩn biên thành điển chế bổ sung choluật Hội điển tập hợp các chiếu, dụ, chỉ, sắc, lệnh, chuẩn theo trình

tự thời gian qua các triều vua Việc phân loại quyền mục căn cứ vàothâm quyền, chức năng của Lục bộ và các cơ quan chuyên môn Hộiđiển còn được gọi là Đại Điển, Chính Điền, Điển Lục, Điển Chế,Điền Lệ Hoàng dé là người có quyền quyết định việc biên soạn vachỉ định người biên soạn Hội điển Triều nguyễn ban hành được một

số hội điển quan trọng sau đây:

- Hội điển toát yếu: Được vua Minh Mệnh cho ban hành vào năm

1833 Đây là tập hội điển ghi chép về chế độ, chức trách của trămquan, đồng thời quy định nhiệm vu, quyền hạn chính của các bộ Năm

1843 Thiệu Trị chỉ dụ về việc xây dựng hội điển một cách hệ thống

- Kham định Đại Nam Hội điển sự lệ: Được biên soạn công phu,

Trang 14

kéo dai trong 13 năm (1843 - 1855) Day là một trong những công

trình có quy mô thuộc loại đồ sộ bậc nhất trong kho tàng thư tịch côviết băng chữ Hán của Việt Nam Sách biên chép tất cả các chiếu, dụ,chỉ, sắc, lệnh, chuân đã được nhà vua phê duyệt từ nam Gia Long thứnhất đến Tự Đức thứ tư (1802 - 1851) Sau này được biên soạn nốitiếp đến năm Duy Tân thứ tám (1914) Nội các là cơ quan chịu tráchnhiệm chính trong việc tập hợp và biên soạn hội điền

- Minh Mệnh Chính yếu: Cũng là bộ sách tập hợp văn bản phápluật do Hoàng dé ban hành Việc phân loại chủ yếu căn cứ vào lĩnhvực chuyên môn, theo thời gian ban hành bộ sách gồm 25 quyền

- Đại Nam Điền Lệ toát yếu: Là bộ hội điển được biên soạn lạitập hợp văn bản pháp luật từ Gia Long đến Thành Thái

c Chau ban: Là các văn bản pháp luật thực hành trong bộ may

hành chính nhà nước điều chỉnh các lĩnh vực trong đời sống kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội Các Châu bản đều có nét bút Châu phê củavua khi duyệt xét và phê chuẩn văn bản Cùng với Hội điển, Châubản triều Nguyễn là kho tư liệu vô giá đã lưu truyền lại cho thế hệ

của chúng ta.

2 Bộ Hoàng Việt luật lệ

2.1 Về văn bản và cầu trúc của Hoàng Việt luật lệ

a Về văn bản

Hiện nay trong tàng thư Việt Nam còn lưu giữ hai bản gốc bằngchữ Hán của bộ Hoàng Việt luật lệ Bản thứ nhất, khắc in tại TrungQuốc, nguyên bản được lưu giữ tại thư viện Sài Gòn trước đây, nay

là Thư viện Thành phố Hồ Chí Minh Bộ luật này trước thuộc tủ sáchcủa gia đình Khâm sai đại thần Nguyễn Tri Phương Bản này bị mắtmột số tập đầu Ban thứ hai, khắc in tại Việt Nam, gồm 22 quyền,đóng thành 10 tập với số lượng 1.800 trang Bản in tại Việt Nam đầy

đủ hơn so với bản in tại Trung Quốc

Năm 1956 đến 1958, một số quyền Hoàng Việt luật lệ đã đượcdịch sang tiếng Việt (do tiến sĩ Hán học Nguyễn Sĩ Giác đã dịch, giáo

sư Vũ Văn Mẫu viết lời giới thiệu) Viện sử học Việt Nam có bản dịch

Trang 15

đầy đủ 22 quyền Năm 1994 Nhà xuất bản Văn hoá thông tin xuất bản

Bộ luật này theo bản dịch của Nguyễn Q Thắng và Nguyễn Văn Tài

Có thể coi đây là bản dịch bộ Hoàng Việt luật lệ đầy đủ nhất

b VỀ cấu trúc

* Cấu trúc bộ luật: Bộ Hoàng Việt luật lệ gồm 398 điều, chiathành 22 quyên Việc chia quyên đã bước đầu có sự phân ngành, tạođiều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng pháp luật Mở đầu bộ luật

in lời Tựa của đương kim Hoàng dé Gia Long khang định tư tưởngchính trị pháp lí co bản của triều Nguyễn là: “Thdnh nhân cai trithiên hạ déu dùng luật pháp dé xử tội dùng đạo đức để giáo hoá họ,hai điều ấy không thiên bên nào bỏ bên nào” "pháp luật là công cụgiúp cho việc cai trị thêm tốt đẹp" Tiếp sau là Tổng mục về luật, lệcủa vua Việt Nam Phần Danh lệ và Bản điều được sắp xếp như sau:

- Quyén 1, 2, 3: Ghi mục lục về luật các biểu dé giá chuộc; nămhình phạt, nguồn gốc, ý nghĩa của hình phạt; đồ hình cụ, tang chế.Giải thích một số điểm trọng yếu của luật, cách xử lí tài sản bất hợppháp Danh lệ về thập ác và chủ yếu là những điều luật quy định vềnguyên tắc chung (45 điều)

- Quyén 4, 5: Luật Lại, quy định về chức chế và công vụ (27 điều).

- Quyén 6, 7, 8: Luật Hộ, quy định về hộ tịch, điền trạch, đăng

bạ, của cải, thuế điền thổ, trốn thuế Điều chỉnh về hôn nhân, thu chi,

cho vay, chợ, cửa hàng (66 điều).

- Quyền 9: Luật Lễ, quy định về lễ nghi triều đình, tế tự, lăngtâm, nhà cửa, y phục (26 điều)

- Quyén 10, 11: Luat Binh, chu yếu nhăm bảo vệ nhà vua, cungcam, điều chỉnh lĩnh vực quân sự, kiểm soát lưu thông, vấn đề biêngiới, lưu chuyền công văn, trạm dich (58 điều)

- Quyên 12 đến quyên 20: Luật Hình (bao gồm cả hình sự và tốtụng), quy định về các nhóm tội phạm cụ thể và thủ tục khiếu tố kiệntụng, xét xử, giam giữ, thi hành án (166 điều)

- Quyên 21: Luật Công, chủ yếu quy định về những vi phạmtrong lĩnh vực xây dựng các công trình công cộng, kho chứa, đê điều,cầu đường (10 điều)

Trang 16

- Quyên 22: Ghi mục lục Tổng loại và Ti dẫn điều luật Trongquyền này các nhà làm luật dự liệu 30 trường hợp so sánh dé áp dụng

tương tự.

* Cau trúc các điều luật: Thông thường, điều luật thường có câutrúc: Tên tội, điều luật, giải thích, điều lệ; một số điều còn có thêmphần tập chú Tuy nhiên, không phải điều nào cũng có cấu trúc đó.Trong bộ luật có 204 điều có phần điều lệ, tổng số các điều lệ là

560 Điều luật có nhiều điều lệ nhất là 18 và ít nhất là 1 Một số điềuchỉ có điều luật chính, không có phần giải thích và điều lệ Ví dụ,Điều 2 "Thập ác tội"; Điều 3 "Bát nghị" và một số điều trong Lễ luật,Binh luật (Điều 141 đến Điều 206) Các điều luật này thường lànhững quy định chung mang tính nguyên tắc hoặc nghỉ lễ, mệnh lệnhkhông thé thay đổi nên miễn bình luận, giải thích, bổ sung Một sốđiều không có phan giải thích nhưng vẫn có điều lệ kèm theo (cácđiều 140, 143, 144, 145) Các điều luật này chủ yếu liên quan đếnviệc thờ cúng, lễ nghi hoặc quân sự Một số điều có giải thích nhưngkhông có điều lệ (các điều 4, 7, 9, 10, 367) Các điều luật này thường

là những quy định mang tính công quyền hoặc liên quan đến chínhsách chung của Nhà nước Tổng số điều luật không có phần giảithích là 70/398 Số điều luật không có điều lệ là 194/398

* Tập chú: La phan chữ in nhỏ nhất trên phan đầu của tranggiấy, chú thích về từ ngữ, phân biệt khái niệm, hoặc giải thích chitiết điều luật hoặc nói về một bản án in trong điều lệ liên quan đếnbao nhiêu điều luật chính Vi du, phần tập chú cho Điều 2 giải thíchthêm về cội nguồn tự nhiên, xã hội, đạo đức và mối liên hệ giữa

(1) Số liệu này được làm tròn, vì còn thiếu 2 điều 176, 373 Điều 176: cắm sung

vào quân túc vệ (mât đoạn này); Điêu 373: người ở tù vu cáo, chỉ trỏ người khác.

Trang 17

2.2 Nội dung bộ Hoàng Việt luật lệ

lệ có tính hà khắc hơn Hình phạt bao gồm Negi hình và các hình phạt

ngoài ngũ hình:

- Ngũ hình:

+ Xuy hình (đánh băng roi): Có 5 bậc, từ 10 đến 50 roi, mỗi bậc

tăng 10 roi.

+ Truong hình (đánh bang gay): Có 5 bậc, từ 60 đến 100 trượng,

mỗi bậc tăng 10 trượng Ngoài các tội thập ác, phụ nữ phạm tộithông gian, trộm cắp có thé đổi trượng sang xuy, cứ một trượng đổi

thành 2 xuy.

+ Đồ hình (tù khổ sai): Có 5 bậc: 1 năm với 60 trượng: 1,5 năm

với 70 trượng; 2 năm với 80 trượng; 2,5 năm với 90 trượng; 3 năm

với 100 trượng Đồ được áp dụng cho trường hợp phạm tội tương đốinặng Cho gửi phạm nhân về quản thúc nơi trấn họ ở, bắt phải làmmọi việc nặng nhọc từ | đến 3 năm thì chấm dứt Suốt thời kì chấphành hình phạt, họ bị xiéng chân Phép “Nhuận đồ”: Đối với một sốtội, luật Gia Long cho đôi từ 3 bậc lưu sang 4 năm đồ; Tạp phạm bịtreo cô, chém đổi sang 5 năm đồ

+ Lưu hình (đi đày): Có 3 bậc: 2000 dặm với 100 trượng; 2500 dặm với 100 trượng; 3000 dặm với 100 trượng Lưu được áp dụng

cho phạm nhân tội dù nặng nhưng chưa đáng phải chết Họ bị lưuday vĩnh viễn nơi xa, cả đời không được trở về cô hương Phạm nhân

có thể đem theo vợ con, gia đình Tại nơi lưu day, họ được cấp dat,trâu cay va công cu dé tu lao động cai tạo

+ Tử hình (giết chết): Có 2 bậc: treo cổ (giảo) và chém (trảm)

Trang 18

Hoàng Việt luật lệ còn quy định về phép "Nhuận tử" (chết 2 lần) baogồm: Lăng trì (xẻo chậm); Tram kiêu (chém béu dau) và Lục thi(chặt xác chết).

- Hình phạt ngoài ngũ hình:

+ Phạt tiền: Không có điều khoản riêng quy định về hình phạttiền Phạt tiền chỉ áp dụng trong một số trường hợp cá biệt (9 điều).+ Xâm chữ (trên mặt hoặc trên cánh tay): Chủ yếu áp dụng đối

với tội trộm cắp Trộm thường bị xâm chữ “ăn trộm” (Điều 238),trộm đặc biệt xâm 3 chữ “trộm đồ quan” Tội hối lộ xâm chữ “đồphạm”, tội đào m6 ma xâm chữ “đào ma”, “trộm hòm” Bao trộm thì

xâm trên mặt 2 chữ “bạo trộm”, bọn cướp bè đảng, đánh bạc thì xâm tay mặt phía trên 4 chữ “giặc dụ đánh bạc”.

+ Mang gông, xiéng: Hình phạt này thường được áp dụng bổsung cho tội phạm bị xử đô, lưu, tử (Danh lệ, điều 239, 240)

+ Tịch thu tài sản: Luật cho phép tịch thu toàn bộ gia sản sung

công trong trường hợp mưu phản, đại nghịch (các điều 223, 224).Cũng có thể tịch thu một phần gia sản để bôi thường thiệt hại hoặccấp dưỡng cho nạn nhân bị đánh thành thương (các điều 286, 287)

Trường hợp không có gia sản thì tâu lên vua định đoạt.

+ Sung vợ con làm nô tì: Đây là hình phạt bổ sung cho loại tộiđặc biệt nghiêm trọng xâm hại đến an ninh quốc gia như tội mưuphản đại nghịch (Điều 223, 224)

+ Giáng phẩm trật, bãi chức, thuyên chuyển công tác: Là hìnhphạt b6 sung cho tội phạm là quan chức (Điều 314, 374)

380 quy định: “Phàm quan ti khi xử tội déu phải dan đủ luật lệ Ai

trái thì bị phạt 30 roi” Các quan xử án có nghĩa vụ phải tuân theo

điều luật và các điều lệ trong bộ luật Luật nghiêm cam sử dụng cácban án chưa được biên vào bộ luật làm mẫu mực dé xét xử Nếu thay

Trang 19

bản án nào có tính dién hình cho phép gửi bản trình lên Bộ Hình xemxét, sau thỉnh lên vua xem làm Định Lệ (Điều 233, 237) Nếu theolệnh đặc biệt của vua thì tạm thời xử trị nhưng không được viện dẫn

để xét xử các việc khác Trường hợp không có luật quy định mà cólệnh vua cắm ngăn thì theo lệnh mà xử Bộ luật còn dự liệu trườnghợp "bat ưng vi" Theo Điều 351: "Pham không nên làm mà làm thì

phat 50 roi, sự lí nặng thì phat 80 trượng”.

- Nguyên tắc so sánh luật (còn gọi là tỉ dẫn điều luật): Trongphan Danh lệ, Điều 43 quy định: "Nếu xử tội không có điều chính xácthì người ta viện dân ở luật khác với việc dong hóa và so sánh”.Theo quy định, chỉ được dẫn điều nào thích hợp trực tiếp đến tộiphạm Một điều chỉ dùng để xử cho một việc Không được tự ý cắtgiảm để đến nỗi tội bị thêm, bớt Nếu đưa đến tội nặng nhẹ, pháp

quan bị ngưng chức và bị xử phạt nặng Các quan khi xử án phải

trình bày rõ tình tiết vi phạm và các điều luật được áp dụng so sánh.Các vụ việc áp dụng nguyên tắc này đều phải làm báo cáo lên Bộhình xét nghị tội danh và viết sớ tâu lên Hoàng đế Quy chế nàynhằm tránh sự sai sót nhằm lẫn của các quan xét xử Quyên 22 có 30điều luật so sánh, trong đó 17/30 điều liên quan đến hôn nhân và giađình, 5 điều liên quan đến giặc trộm và nhân mạng, 5 điều liên quanđến nghi lễ và ân nghĩa của con người Nguyên tắc này có giá trị bổsung cho nguyên tắc pháp căn

- Nguyên tắc xét xử theo luật mới: Điều 42 quy định "phàm luậtbắt đầu áp dụng là từ ngày ban xuống Nếu phạm tội trước đó, y luậtmới ma xử” Cá biệt có thé xử theo luật cũ theo tinh thần khoan hồng,giảm nhẹ, có lợi cho tội nhân đối với những hành vi phạm tội xảy ratrước thời điểm luật mới ban hành: "Nhu việc phạm lúc chưa định lệthì vẫn y luật và các lệ đã thi hành mà xử" (Điều 42)

- Nguyên tắc chiếu cố: Đối tượng được chiếu cố chủ yếu là

những người trong Hoàng tộc, những người có địa vi, tài năng hoặc

có công lớn đối với đất nước, những người thuộc diện Bá nghi đượcquy định trong Điều 3 (Nghị Thân, Nghị Có, Nghị Công, Nghị Hiền,Nghị Năng, Nghị Cần, Nghị Quý và Nghị Tân) HVHL còn mở rộng

sự chiếu có đối với ông bà, cha mẹ, vợ, con, chau của diện Bát nghị

Trang 20

Sự chiếu cố của Luật Gia Long đối với người già, trẻ em, ngườitan tật và phụ nữ được thé hiện trong việc xác định trách nhiệm hình

sự theo độ tuôi, giới tính và nguyên tắc chuộc tội bằng tiền

- Nguyên tắc thưởng phạt: Cũng như Quốc triều hình luật, HoàngViệt luật lệ quy định thưởng cho những người t6 cáo, phạt nhữngngười che giấu tội phạm (Điều 31, 223, 224)

- Nguyên tắc người thân thuộc được che giấu tội cho nhau: Điều

31 quy định: “Những người ở trong cùng nhà hoặc thân thuộc hàng

đại công trở lên (đề tang 9 tháng) hoặc ông bà ngoại, cha mẹ vợ củachau ngoại, rể, như anh em vo chong cua chau, vợ cua anh em co on

nghĩa nặng có tội cùng nhau che chở hoặc nô tì người lam công vi gia

trưởng mà giấu thì đều miễn bàn” Nguyên tắc này là một trongnhững biểu hiện của sự kết hợp giữa Đức Trị và Pháp Trị

Bộ luật còn quy định thêm: Nếu là người thân thuộc hàng tiểucông, ti ma (dé tang 5 tháng, 3 tháng) hoặc không có chế độ tangphục mà che giấu, dung chứa thì cho giảm từ 3 đến 1 bậc tội

Tuy nhiên, các hành vi xâm hại đến người thân trong gia đìnhmột cách đặc biệt nghiêm trọng (con giết cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi,đánh tôn trưởng, chồng đánh vợ thương tích gẫy tay chân, nhận tiềncủa đem vợ đi ở đợ, lừa đảo cưới vợ, có vợ mà nói dối là không có

vợ, cha me vợ dudi ré ga con gái cho người khác, nô ti và người làmcông phạm tội, mưu phản, mưu gây rỗi, đại nghịch (Điều 31, 37,306) thì không cho phép che giấu

- Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo quy định của bộ Hoàng Việt luật lệ, bất kì hành vi nào xâmhại các quan hệ xã hội đã được Bộ luật bảo vệ đều bị truy cứu trách

nhiệm hình sự, trong đó các quan hệ Vua - tôi và trật tự gia trưởng

phong kiến trong xã hội và gia đình được đặc biệt đề cao Các dấu

hiệu của mặt khách quan như hành vi phạm tội, hậu quả phạm tdi,

được mô tả ti mi trong điều luật và là căn cứ quan trọng dé xác địnhtrách nhiệm hình sự Chủ thé phải chịu trách nhiệm hình sự, theo quyđịnh của bộ Hoàng Việt luật lệ, chủ yếu là cá nhân Tuy nhiên, giốngnhư bat kì bộ luật phong kiến Việt Nam nao, bộ Hoàng Việt luật lệ

Trang 21

cũng quy định chế độ trách nhiệm hình sự liên đới đối với các tộixâm hại nghiêm trọng đến quan hệ Vua - tôi, an ninh quốc gia, tínhmạng và sở hữu tài sản cá nhân (các điều 223, 224, 235) Căn cứ để

truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới là quan hệ chính tri, gia đình va

quan hệ đồng cư (Thập ác tội) Phạm vi truy cứu trách nhiệm hình sựliên đới trong bộ Hoàng Việt luật lệ mở rộng hơn so với bộ Quốctriều hình luật triều Lê (vi du: Tội mưu phản và đại nghịch) Độ tuôiphải chịu trách nhiệm hình sự của chủ thé là từ 8 tuổi đến đưới 90tuôi; cá biệt người già từ 90 tuổi trở lên van phải chịu trách nhiệmhình sự khi phạm tội phản nghịch (Điều 21, 22) Người điên, ngườikhông có năng lực hành vi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tộigây thương tích chết người Ngoài ra, luật cũng quy định trường hợp

chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm tội của những người khác

(Điều 29, 27)

Yếu tổ lỗi cũng là căn cứ để tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệmhình sự Hoàng Việt luật lệ quy định xử nặng đối với các tội cố ý vàgiảm nhẹ đối với các tội vô ý (lầm lỡ phạm tội)

Bộ luật còn quy định miễn trách nhiệm hình sự trong một SỐtrường hợp sau: Phạm tội tự thú, phòng vệ chính đáng, tình thế cấpthiết, lầm lỡ gây thiệt hại nhẹ, chồng giết chết gian phu gian phụ(Điều 16, 24, 26)

- Nguyên tắc luận tội theo tang vật

Nguyên tắc này chủ yếu áp dụng đối với những tội liên quan đếntài sản như trộm cắp, hối lộ, vướng vào tang vật đưa đến tội (cânđong đo đếm, thu thuế, thu chi mua bán gian lận) Luận tội theo tangvật được trình bày trong phần danh lệ, các điều 93, 223 đến 249, 312đến 320 Chủ yếu chia thành 2 cách: tính tang luận tội và chiết bán

Trang 22

tên được 4 lượng Nhưng 10 người này đồng tội, mỗi người phải

gánh 40 lượng tội”.

Chiết bán khoa tội (luận tội theo 1/2 tang vật), áp dụng đối với tội

ăn hôi lộ không lạm dụng pháp luật, do vướng vào tang vật đưa đên

tội hoặc một người ăn trộm của nhiều chủ

Luật quy định rõ về cách tính tang vật cũng như hình phạt tương

ứng, biêu đô về 6 tang vật phạm (Điêu 233, 234, 238 và bảng chung

trong phần Danh lệ) Vi du:

Tội nhận hối lộ có lạm dụng pháp luật

Tang vật Hình phạt Nhỏ hơn I lượng 70 trượng

1 - 5 lượng 80 trượng

10 lượng 90 trượng

80 lượng Treo cô giam chờ

Tội nhận hối lộ không lạm dụng pháp luật

Tính 1/2 tang vật Hình phạt

< 1 lượng 60 truong

1- 10 lượng 70 trượng

20 lượng 80 trượng

> 120 lượng Treo cô giam chờ

Như vậy, tội nhận hồi lộ không lạm dụng pháp luật tính tội bằng1/2 tang vật đồng thời giảm nhẹ hình phạt theo định khung

- Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền

Là nguyên tắc được áp dụng phố biến, được quy định ở phandanh lệ và Điều 21 của Bộ luật, bao gồm các tội nhẹ, tạp phạm vô ý,lầm lỡ, vu cáo chưa thành Biểu giá chuộc được quy định rất chỉ tiết,

rõ ràng Có thể chuộc tội băng thóc, gạo, tiền hoặc bạc kim loại, tính

Trang 23

theo mức giá trung bình Luật có quy định giảm nhẹ tiền chuộc cho

người có it tài san, đàn bà, người già, trẻ em, người tan tật, người coi

thiên văn Người đang chấp hành hình phạt đồ nhưng trở nên già

cả, tàn tật thì cho phép chuộc bằng tiền, trừ phần đã thụ hình Tuynhiên, các tội thập ác, giết người, cướp của, trộm cắp, thông gian,đánh người thành thương, nhận hối lộ lạm dụng pháp luật, cháu con

tố cáo ông bà cha mẹ, thiếp tố cáo thê, nô tì tố cáo gia trưởng (Điều306) không được chuộc băng tiền

* Tội phạm:

- Quan niệm về tội phạm: Trong Hoàng Việt luật lệ không cóđịnh nghĩa về tội phạm Tuy nhiên, đã có sự phân loại tội phạm theokhách thể và hình phạt Việc phân loại tội phạm theo khách thê đượcbiểu hiện trong các quyền như Luật Lại, Luật Hộ, Luật Lễ, Luật

Binh, Luật Hình, Luật Công trong nhóm tội Thập ác, đạo tặc thượng Việc phân loại tội phạm theo hình phạt như: tội xuy, tội

trượng, tội đô, tội lưu, tội tử (Điều 1, Điều 30 Danh lệ)

- Vấn đề lỗi: Hoàng Việt luật lệ có sự phân biệt giữa phạm tội vô

ý với cô ý, chủ mưu va tong phạm, phân biệt các giai đoạn phạm tộicũng như hậu qua phạm tội dé xác định trách nhiệm hình sự

- Các giai đoạn thực hiện tội phạm: Hoàng Việt luật lệ phân chia

các giai như: Mưu đồ, tổ chức, thực hiện đã hành động, chưa hànhđộng, đã thành, chưa thành Với quan niệm rằng, mưu là phải có từ 2người trở lên, nếu là mưu của một người thì phải biéu hiện qua hànhđộng, vì vậy cần trừng phạt từ mưu đồ nhằm ngăn ngừa hậu quả gây

ra cho gia đình và xã hội (Điều 223, 251 - 255)

+ Đồng phạm: Hoàng Việt luật lệ phân biệt giữa chính phạm vatòng phạm (khởi xướng, a tòng) Kẻ chủ mưu, ý đồ, tạo ý, đầu nậu,khởi xướng đều bị coi là chính phạm Người tham gia, thừa hành,hành động hoặc không hành động, chia của, che giấu, XÚI giuc, giuip

đỡ, cùng thực hiện đều bị coi là tòng phạm (Điều 29) Bộ luật còngiải thích thêm một số khái niệm như: tội đồng (tội như nhau), đồngtội (cùng tội) Đồng phạm theo Hoàng Việt luật lệ là cùng phạm tội,

Trang 24

+ Muu đại nghịch: Muu phá tông miéu, lăng tam và cung điện

của vua.

+ Muu phién (Muu ban ): Muu phan bội Tổ quốc đi theo nước khác.+ Ác nghịch: Đánh hay giết ông bà nội, cha mẹ, ông bà ngoại,

chú, bác, cô, anh chị của ông nội; đánh hay giết chồng

+ Bất đạo: Giết 3 mạng người trong một gia đình hoặc cắt tay

chân người sống, chế thuốc độc bùa mê, hung ác, tàn nhẫn, phá tan

chính đạo.

+ Đại bất kính: Ăn cắp đồ vua dùng để cúng tế, những đồ vậttrong xe vua đi; ngụy tạo con dấu của vua, chế thuốc vua dùng khôngtheo toa chính; lầm lẫn đề nghị phong chức; vật thực cam dùng van

nâu cho vua ăn, thuyên vua di mà lo là không sửa cho chắc.

+ Bat hiếu: Tố cáo, chửi mắng ông bà cha mẹ, ông bà nội bên

chồng: chia của, nuôi dưỡng cha mẹ thiếu sót; đang dé tang cha me

mà tự cưới hỏi, hưởng nhạc vui chơi, mac đồ khác tang phục; nghetin ông bà cha mẹ chết mà giấu tang, không tổ chức lễ tang; nói dốiông bà cha mẹ chết

+ Bat lục (bất mục - mất hoà thuận): Mưu giết, bán người thânthuộc trong cửu tộc từ hàng ti ma trở lên; đánh, tố cáo chồng, tôn

trưởng hoặc đại công trở lên.

+ Bất nghĩa (bội nghĩa): Giết quan tri phủ, tri châu, tri huyện ởđịa phương: lính giết quan chỉ huy; lại, tốt mà giết ngũ phẩm trưởng

Trang 25

quan; học trò giết thầy; vợ nghe thấy tang chồng mà giấu không tổchức tang lễ, tự vui chơi, mặc khác tang phục, cải giá.

+ Nội loạn (rối loạn trong gia đình): Gian dâm với thiếp của ông,cha; gian dâm trong họ nội, ngoại từ hàng tiểu công trở lên

- Đạo tặc (giặc cướp): Là nhóm tội phạm đặc biệt nghiêm trọng,

được quy định từ Điều 223 đến Điều 250, quyên 12, 13, phân loạithành 3 cấp: đạo tặc thượng, đạo tặc trung và đạo tặc hạ

+ Đạo tặc thượng: Gồm các tội:

+ Muu phản (Điều 223): Hoàng Việt luật lệ quy định tăng nặnghình phạt và mở rộng đối tượng bị áp dụng hình phạt Trừng phạt lênđến 5 đời trong gia đình cửu tộc cùng với những người ở trong nhàchính phạm, người bệnh nặng, tàn phé, người già trên 90 tuôi, phụ

nữ, trẻ em.

+ Phản nước theo giặc (Điều 224)

- Ăn trộm đồ của vua, ăn cắp ấn tín ở các nha môn không chiathủ, tùng đều bị chặt cổ (Điều 226, 227, 228)

+ Các tội trộm tai sản công như: Trộm kho của vua, trộm chia khoá công thành ở Kinh hoặc các phủ, châu, huyện, trân, trộm khoá thương khô, trộm quân khí, trộm trong vườn lăng Căn cứ vào mức

độ vi phạm xử trượng, đồ, lưu, tử; bố sung hình phạt xâm chữ vàomặt và áp dụng nguyên tắc "tính tang luận tội" (Điều 229, 234)

* Bao trộm, cướp: Trộm ma giết người, đánh người thành thương,phóng lửa đốt nhà, đánh cướp ngục, gian dam, có tổ chức đông người(50 người trở lên) hoặc đánh cướp trên sông, trên biển Các tội nàyhầu hết xử chém bêu đầu (Điều 235)

Nhìn chung, phạm đạo tặc thượng đều xử tử và áp dụng nguyêntắc truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới, không phân biệt thủ tùng.Trộm tài vật công đều bị trừng phạt nghiêm khắc

+ Đạo tặc trung: Các tội trộm cướp trong dân gian như cướp tù,

cướp giật, trộm cắp (Điều 236 - Điều 240) Các tội như ăn trộmngựa, trâu, súc sản, lúa thóc ngoài đồng, căn cứ vào trị giá tang vật

xử theo tội trộm.

Trang 26

+ Đạo tặc hạ: Các tội như: thân thuộc ăn trộm của nhau, doa nat

để lấy của, lừa dối để lấy của, đào mả, cùng mưu đi ăn trộm, bántrộm lương dân làm nô tì, chứa chấp trộm cắp, cướp người, ban đêm

vô cớ xông vào nhà người ta, cạo bỏ chữ xâm Các tội này căn cứ

vào mức độ vi phạm xử trượng, đô, lưu, tử Riêng tội đào ma trừngphạt rất nghiêm khắc (Điều 241 - Điều 248)

- Nhân mạng (giết người): Nhóm tội được quy định trong Quyền

14 gồm 20 điều (Điều 251 - Điều 270) Pham tội cô ý giết người như:Mưu giết người đã hoàn thành bị xử chém giam chờ nhưng con cháugiết ông bà cha mẹ và tôn trưởng, giết ba người trong một nhà, giếtngười dã man đều bị lăng trì (Điều 253, 256, 257); giết sứ giả củavua, giết trưởng quan đều xử chém (Điều 252, 258, 259); giết ngườivới lỗi vô ý bị xử trượng, đồ hoặc lưu (Điều 262)

- Đấu âu (đánh nhau): Nhóm tội được quy định trong Quyên 15gồm 22 điều (Điều 271 - Điều 292) Theo Điều 271, đánh nhau vớingười bằng tay chân, không gây thương tích xử 20 roi Nếu gâythương tích thì tuỳ hậu quả mà hình phạt được quy định chỉ tiết trongđiều luật này Nhóm tội đấu âu chủ yếu căn cứ vào hành vi và hauquả dé lượng hình Tuy nhiên bộ luật cũng căn cứ vào thứ bac, dia vitrong gia đình và xã hội để tăng hoặc giảm hình phạt Vi du: dânđánh tri phủ, tri huyện; nô tì đánh chủ bị chém (Điều 283); vợ đánhchồng bị phạt 100 trượng (Điều 284); con cháu đánh ông bà cha mẹ

bị xử chém (Điều 288)

- Lăng mạ (chửi mắng): Nhóm tội phạm xâm hại đến danh dự,nhân phẩm của con người gồm 8 điều (Điều 293 - Điều 300) Luậtquy định "pham mắng người thì phạt 10 roi, cùng mang nhau thì mỗi

người bị phat 10 roi” Tuy thuộc vào dia vi xã hội va gia đình cua người phạm tội và người bị hại mà hình phạt được quy định khác

nhau Vi du: Mang sứ giả của vua phạt 100 truong; dân mắng tri phủ,tri huyện phạt 100 trượng; nô tì mắng gia trưởng bị xử giảo giamchờ; con cháu mắng ông bà cha mẹ bị giảo; vợ cả mắng chồng, vợ lẽmắng vợ cả bị phạt 100 trượng

Trang 27

- Hối lộ (nhận của đút lót): Được quy định từ Điều 312 đến Điều

320 gồm 9 điều, chủ yếu trừng phạt quan lại nhận tiền của, sáchnhiễu dân, làm hại phép nước

- Trá nguy (man trá, giả mạo): Là nhóm tội về man trá, giả mạo

ấn tín, giấy tờ, danh chức, lén đút tiền, ngụy tạo vàng bạc Các tộinày bị trừng phạt nặng, thường bị phạt đồ, lưu, tử Các trường hợpgiả mạo khác như: giả mạo tên họ, giả bệnh tật dé trốn tránh việckhó, giả chết, lập kế dụ người khác phạm pháp rồi xúi người tổ cáo,tội phạm tự gây thương tích tàn tật để khỏi bị tra hỏi, bị xử roi,trượng, đồ căn cứ vào mức độ vi phạm Quan lại, lí trưởng khôngphát hiện hoặc làm ngơ đều bị xử phạt

- Phạm gian (gian dâm): Là nhóm tội liên quan đến luân lí đạođức gia đình Mọi hành vi xâm hại đến tiết hạnh của người phụ nữđều bị ngăn cấm và trừng phạt, được quy định từ Điều 332 đến Điều

340 Theo đó, có phân biệt 3 loại: Cưỡng gian phạt giảo giam chờ, hoà gian phat 80 trượng, điêu gian phạt 100 trượng Trường hợp gian

dâm với con gái 12 tuổi trở xuống, dù hoà đồng cũng buộc theo tộicưỡng gian (Điều 332) Các trường hợp con cháu phạm gian vớithiếp của ông, chú, bác; người làm công, nô tì phạm gian với con gái,

vợ của gia trưởng bị xử chém (Điều 334, 336); quan chức và quândân gian dâm với vợ quan chức bị xử giảo giam chờ (Điều 332)

- Tạp phạm: Được quy định từ Điều 341 đến Điều 351 gồm 11điều như: Tội phá đình phạt 100 trượng, lưu 3000 dặm và buộc phải

tu sửa lại; đánh bạc ăn tiền phạt 80 trượng, người khai trương sòngbạc đồng tội, song bạc sung công; quan chức mà đánh bạc thì tăng 1

bậc tội Bộ luật còn quy định các trường hợp tạp phạm khác: không

can thận củi lửa dé cháy nhà, quan lại nhắn gửi che chở tình riêng bẻ

cong pháp luật.

- Các nhóm tội khác:

+ Nhóm tội vi phạm chế độ quan chức quản lí hành chính, tập am,tuyển quan, phong tước, tin bài, tiễn cử, gian đảng, ấn tin, di sứ, phạmhuý, thi hành công vụ, giảng đọc luật lệnh (Điều 46 đến Điều 72)

Trang 28

+ Các vi phạm về dân sự, ruộng đất, nhà ở, cưới gả (Điều 73 đến109) Các vi phạm về thương khó, chính sách thuế, lương, tiền, vàngbạc, thu chi trái phép, vận chuyên tài sản nhà nước, kho chứa, trốnthuế (Điều 110 đến Điều 133).

+ Các vi phạm về tế tự, nghì chế, lăng tam các đời vua, chếthuốc, y phục, đồ dùng của vua; nhà cửa, y phục sai luật, lạy cha mẹ,săn sóc cha mẹ già, chôn cất (Điều 139 đến Điều 164)

+ Các tội phạm về quân sự lưu thông: canh gác nơi vua ở, quânđội, quân nhân, quân khí, đào ngũ, trạm xét, giấy thông hành, dothám, biên giới, bưu dịch công văn, trạm dịch, huấn luyện ngựa(Điều 165 đến Điều 222)

+ Các vi phạm vé tư pháp xét xử: Vượt kiện, nặc danh, không thụ

lí hồ sơ, vu cáo, khám xét, giam cắm, ngược đãi tù nhân, tra khảo,khám nghiệm, đối chất, xét án, ân xá, xử tội không đúng, nhận hồi lộ(Điều 301 - Điều 320) (Điều 352 - Điều 388)

+ Các vi phạm về xây dựng, đê điều: Tự tiện xây dựng, lãng phívào xây dựng, sửa sang kho chứa, lén làm vỡ đê, xâm chiếm lòng lềđường, cầu cống, đường sá (Điều 389 - Điều 398)

b Những quy định trong lĩnh vực dân sự

* Về sở hữu

Trong Hoàng Việt luật lệ, có khoảng 40 điều quy định về tài sảncủa nhà nước, 12 điều về thuế và 22 điều về sở hữu của cá nhân và hộgia đình Theo đó, sở hữu chủ yếu gồm hai loại: Sở hữu công thuộc

nhà nước và thuộc các làng xã; và sở hữu tư của cá nhân và hộ gia

đình Tuy nhiên, chỉ có Vua mới có quyên thay đồi, điều chỉnh về sở hữu

Trang 29

dùng của công, thương khé, luong tién, hang hoa, vang bac, trau,

ngựa, gia súc, kho tàng, công sở, đường sa, cầu công, bến đò, đê

điều, trường học, các mỏ

+ Tài sản thuộc sở hữu của làng xã bao gồm công điền công thổ,thân minh đình, hồ, ao, tài sản chung của làng Làng xã trực tiếp chiaruộng cho dân lĩnh canh và nộp thuế

Mọi hành vi xâm hại đến tài sản công đều xử tăng nặng và bồithường thiệt hại (Điều 233, 234, 127, 117)

- SỞ hữu tw:

Tài sản tư gồm: Nhà ở, ruộng đất, đồ thờ cúng, đồ gia dụng, giasúc gia cầm, thóc lúa Quyền tư hữu còn được thể hiện trong cácgiao dịch dân sự: mua bán, cầm cố, cho vay, thừa kế, cũng nhưtrách nhiệm bồi thường thiệt hại Nhà nước bảo hộ sở hữu tư nhân,mọi hành vi xâm hại đều bị trừng phạt nghiêm (Điều 237 - Điều 240).Điều 136 quy định 3 trường hợp liên quan đến việc xác định chủ

tài sản như sau: Ca rơi: ai nhặt được thì trong hạn 5 ngày phải đưa

đến cửa quan Của nhà nước thì trả cho nhà nước; của tư nhân cóngười đến nhận, lay 1/2 thưởng cho người nhặt được còn 1/2 trả chochủ Trong 30 ngày không ai đến nhận thì thuộc về người nhặt Vàngbạc chôn giấu dưới đất mà đào được thì cho phép sử dụng khôngphải báo quan Dé cô, chung đỉnh, phù ấn là những vật khác thường,dân không có quyền sử dụng, phải nộp cho nhà nước

Người bị rối loạn tinh thần, người điên dù bệnh có thuyên giảmcũng không có quyền kết ước Họ luôn bị quản chế bởi người thân

Trang 30

trong gia đình, gia tộc (Điều 261 Điều lệ 12).

- Về phân loại:

+ Khế ước đoạn mại (bán đứt): Điều 87 quy định: "Người bán

và người mua sau khi thoả thuận, người bán giao vật, người mua

giao tiền Sau khi chuyển quyên, moi sự tranh chấp déu bị nghiêm

tri" Da bán đứt thì không được chuộc lại Luật Gia Long cũng dự

liệu trường hợp "thực khế hư tiền" như Luật Hong Duc: “Van ban

đã trao cho người mua nhưng người mua chưa trả tiên thì quyén sởhữu không được coi là đã chuyển dịch cho người mua" (Điều 87).Văn bản mua bán nô tì được gọi là Hồng khế hoặc Bạch khế (Hồngkhế là nô tì do nhà nước bán, Bạch khế là nô tì mua bán thông

thường) Nô tì đã bị bán thì thân phận của họ phụ thuộc vào chủ.

+ Khế ước điển mại (bán tạm, bán độ, bán đỡ, bán đợ, bán cóthời hạn): Theo Điều 89, người chủ có quyền chuộc lại tài sản điểnmại của mình theo niên hạn ghi trong văn bản Nếu hạn đã hết màchủ không có khả năng chuộc lại thì người mua tạm thời vẫn được

Trang 31

+ Khế ước vay nợ: Nội dung ghi rõ mức lãi, thời hạn trả và việcbắt nợ Mức lãi tối đa là 3% tháng Dù thời gian vay là 5 năm hay 10năm cũng chỉ trả 1 vốn, 1 lời Vi du: 1 lạng bạc, ang mỗi tháng 3 phândồn lời sau 23 tháng ngang băng với vốn, dù năm tháng có nhiều thì

cũng chi trả 2 lạng bạc Thời han trả, sai hẹn ngoài 3 thang mới bi phạt theo 3 hạng: Từ 5 lượng trở lên phạt từ 10 - 40 roi; Từ 50 lượng trở lên

phạt 20 - 50 roi; Từ 100 lượng trở lên phạt 30 - 60 roi Trễ thêm 1tháng tăng 1 bậc tội; quá 6 tháng trở lên là hết hạn, phải truy thu tiềnvon và lời trả cho chủ Việc bắt nợ thuộc thâm quyền giải quyết củanha môn cấp tỉnh và mức độ phạt tuỳ theo số lượng tài sản (Điều 23).Tuy nhiên, Luật cam bắt nợ bằng cưỡng đoạt gia sản, cam bắt thê,thiếp, con gái, con trai của con nợ dé trừ nợ; cắm giám lâm, quan lạitrong địa hạt của mình đưa tiền cho dan vay và cầm đồ của dân délấy lời (Điều 134)

+ Khế ước cầm có (điển cố): Theo Điều 95 có hai hình thức làcầm có tài sản để đảm bảo số nợ và cầm đợ người để trừ nợ Tài sảncầm cé có thé là ruộng đất, đầm ao, đồ gia dụng Cầm đợ người là đi

ở do và phải lao động theo thời gian dé trừ nợ

- Về sự tiêu huỷ khế ước: Bao gồm các trường hợp cụ thé như:Khế ước kết lập trái phép như bán trộm, đổi trộm, mạo nhận thìkhôi phục lại quyền chủ sở hữu (Điều 87); trường hợp bat khakháng hoặc do hoàn cảnh khách quan mang lại mà không thể thựchiện khế ước như: hoả hoạn, thiên tai, bệnh dịch, trộm cướp, đạotặc, không thực hiện được khế ước; khế ước kết lập do bị cưỡngbách, doa nat, dối gạt (các điều 187, 137, 242, 243, 283, 317) Khéước trái với đạo nghĩa gia đình như bán đồ thờ cúng, ruộng đấthương hoả, nhà thờ tô tông

* Trách nhiệm dân sự:

Trong Hoàng Việt luật lệ, trách nhiệm dân sự được đề cập trong

3 trường hợp: do vi phạm hợp dong, do gây thiệt hại, bổ sung cho

trách nhiệm hình sự.

- Trách nhiệm bồi thường dân sự do vi phạm khế ước

Trang 32

Các vi phạm hợp đồng chỉ phải bồi thường khi đã gây ra ton hại.

Có thé đền bồi bằng vật hoặc bằng tiền theo mức trung bình, có thétiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã cam kết, có thể khôi phục quyền sởhữu hoặc họ tự thoả thuận với nhau, chính quyền chỉ can thiệp khi cótranh chấp Cá biệt, nếu thiệt hại xảy ra do thiên tai, địch hoạ, lụt lội

có thê miễn giảm trách nhiệm dân sự

- Trách nhiệm bồi thường dân sự do gây thiệt hại:

+ Người có hành vi mình trực tiếp gây thiệt hại như: bỏ bê, làm

mất, làm hư hao, chặt phá đồ của quan thì trả cho quan; liên hệ đếndân thì trả cho chủ (các điều 23, 91, 135)

+ Thay thuốc hành nghề gây tổn hại đến sức khoẻ, mạng sôngcủa bệnh nhân bị cắm hành nghề y, cho chuộc tội băng tiền, cấp chogia đình nạn nhân (các điều 206, 266)

+ Gia trưởng phải bồi thường cho những hành vi gây thiệt hại củacon chau trong gia đình, bi phat va, dén sinh 1é (cac diéu 21, 94, 109,

- Các trường hợp tăng, giảm, miễn trách nhiệm dân sự:

+ Bồi thường tăng nặng chỉ áp dụng trong trường hợp mà hành

vi vi phạm mang tính hình sự, gây thiệt hai nang nề cho nạn nhân

Trang 33

hoặc tái phạm cố ý như: cắt lưỡi; tuyệt đường sinh sản, xử trượng,lưu, và phải đền bồi 1/2 gia sản; xâm phạm tải sản công; tái phạmnhiều lần; giết người dã man, chặt tay chân người còn sống (cácđiều 271, 256, 257)

+ Bồi thường giảm nhẹ áp dụng trong trường hợp có sự lầm lỡ,

vô ý gây hại, phụ nữ phạm tội nhẹ (tạp phạm), vợ quan chức hoặc

những người quá nghèo khổ Trường hợp thân thuộc vi phạm thì xửtheo luật gia đình (Điều 261)

+ Miễn trách nhiệm dân sự áp dụng trong trường hợp đượcHoàng dé đặc xá, ân xá, tài san đã tiêu xài hết mà phạm nhân đã chết

thì không truy thu, người không có tai sản hoặc do thiên tai địch hoa

thì cũng được miễn (các điều 23, 135)

* Thừa kế

Nội dung được quy định tại các điều 76, 82, 83, 87 va được bổsung bằng một số điều lệ Điểm khác biệt của Hoàng Việt luật lệ quyđịnh về thừa kế là đề cao vai trò của trưởng nam, thừa nhận quyềnthừa kế của con trai, con gái chỉ có quyền khi trong gia đình không

có con trai Bộ luật quy định quyền tài sản của ông bà, cha mẹ khilập di chúc, không quy định quyền thừa kế của người vợ Tuy nhiên,trong một số trường hợp, Luật Gia Long vẫn cho phép căn cứ vào

“luật cũ" mà xử.

- Thừa kế theo di chúc

Luật Gia Long quy định: “Nếu ông bà, cha mẹ đã di chúc chia

của thì tôn trưởng cũng không được di thưa kiện”.

Về thời điểm mở thừa kế, Luật định rang: "Dang hic còn dé tangcha mẹ mà anh em tách hộ khẩu, chia han gia sản thì phạt 80frượng ” Như vậy, thời điểm phát sinh thừa kế theo Hoàng Việt luật

lệ phải là sau khi dé tang cha mẹ 3 năm

- Thừa kế theo pháp luật:

Về thừa kế tự sản: Là thừa kế tài sản dùng dé tế tự, thờ cúng tổ

Trang 34

tiên và kế truyền dòng dõi theo nội tộc Thứ tự ưu tiên là: Trưởng tửdòng đích, nếu trưởng tử chết thì cháu đích tôn thay cha thừa trọng

dé thờ cúng tô tiên; con kế dòng đích; con dòng nhánh; lập đích tửtrong "Chiêu mục tương đương"? nếu không có con trai Luật cũngcho phép một người con được thừa kế tự sản hai nhà Nếu vi phạmtrật tự thừa kế trên phải chịu chế tài theo luật định (Điều 37) Nếutrong thân thuộc không có người đáng được thừa kế tự sản thì congái được thừa kế (Lệ 2 Điều 83) Nếu người lập tự không bằng lòngvới con lập tự hoặc có hiềm khích thì cho phép trình quan ti dé lập

"châm chước cho tai san", con thừa tự không được phép can thiệp.

Nếu không có con thì hàng thừa kế thứ 2 là các thân thuộc trong giatộc Nếu không có con gái thì cho phép quan địa phương trình lênthượng ti tính toán hợp lí việc sung công (Điều 83)

Như vậy, Luật Gia Long không ghi nhận quyền thừa kế của congái như Luật Hồng Đức nhưng cũng không có quy định nào cắm congái được hưởng thừa kế

c Những quy định trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

* Hôn nhân

Những quy định về hôn nhân trong Hoàng Việt luật lệ được trìnhbày từ Điều 94 đến Điều 109, Quyền 7 phần Hộ luật

- Về kết lập hôn nhân: Có 2 điều kiện cơ bản sau đây:

(1) Chiêu mục tương đương: Là một cô lệ có từ thời nhà Chu Trung Quốc, được ghi rõ trong sách Lễ Kí (Vũ Văn Mẫu, Cổ luật Việt Nam thông khảo, tr 241) Theo Kham định Dai Nam Hội dién sự lệ, "người nào không có con thì cho lay chau gọi bang chú, bác "đồng tông" và về vai bậc, về thế tương đương làm người thừa kế" (Tập 11, tr 278).

Trang 35

+ Điều kiện về nội dung: Lệ 1 Điều 94 quy định rõ về vai trò củachủ hôn: “Cưới ga déu do ông bà, cha mẹ lam chủ hôn Nếu không

có ông bà, cha mẹ thì do những người thân thuộc khác làm chủ hôn.

Con gái đến tuổi lấy chong mà cha đã chết thời mẹ làm chủ hôn".Trong đa số các trường hợp vi phạm chủ hôn phải chịu chế tài Quyđịnh đó cho thấy vai trò quyết định của cha mẹ và gia đình trong việckết hôn Điều 109 quy định: "Nếu con trai đưới 20 tuổi và con gáichưa chong thì không có quyên tự chủ trong việc cưới xin Trườnghợp kết hôn trái luật chỉ xử phạt chủ hôn" Tuy nhiên, Điều 94 quy

định trường hợp ngoại lệ được pháp luật thừa nhận khi con cháu

thành hôn mà chưa có ý kiến của ông bà, cha mẹ khi làm ăn buônbán hoặc làm quan ở xa nhà Quy định này phù hợp với điều kiệnlãnh thổ rộng lớn, đi lại khó khăn, và Luật Gia Long đã phần naocông nhận ý chi của chủ thé kết hôn Hoang Việt luật lệ còn có quyđịnh cấm cha mẹ hứa hôn cho con cái khi đang còn là bào thai

+ Điều kiện về hình thức:

Lé đính hôn: Luật quy định, sau lễ đính hôn phải có “Hôn thư”hoặc đã trao nhận Lé nạp chưng thì hôn nhân mới có giá trị về phápluật; hứa gả có văn bản mà đôi ý phạt chủ hôn 50 roi, nhà gai đã nhận

đồ sinh lễ mà thay đối cũng xử như vậy (Điều 94)

LỄ cưới: Hoàng Việt luật lệ không quy định nghi thức lễ cưới màcho phép căn cứ vào lễ nghi truyền thống Luật chỉ quy định thời hạntối đa giữa lễ đính hôn và lễ cưới là 5 năm; người con gái không cólỗi mà nhà trai không chịu cưới, quá hạn cho phép trình quan cho đicải giá, nhà trai không được đòi tiền sính lễ

- Các trường hợp cam kết hôn:

+ Cam kết hôn trong họ hàng thân thuộc, bao quát rộng ngoai 5bậc tang (Điều 100 - Điều 102)

+ Cam kết hôn khi mắt trật tự thê thiếp: Pham đem thê làm thiếpphạt 100 trượng Vợ cả còn sống mà đem vợ lẽ làm vợ cả phạt 90trượng sửa lại cho đúng Đã có vợ cả mà cưới người khác về làm vợ

cả thì xử 90 trượng buộc phải li di (Điều 96)

Trang 36

+ Cam quan cưới phụ nữ bộ dân làm thê thiếp (Điều 103, Điều183) Quy định này có lẽ nhằm tránh sự lạm dụng quyền thế của cácquan cưỡng ép lay con gái nhà lành hoặc gia đình nhà gái lợi dụnghôn nhân chi phối quan quyền.

+ Cam nô tì lay dân tự do (Điều 107) Quy định này thể hiện rõquan điểm dang cấp

+ Cam sư nam, đạo sĩ kết hôn (Điều 106): Tăng, đạo cưới thê thiếpphat 80 trượng, buộc phải hồi tục, chủ hôn nhà gái đồng tội, bắt li di.+ Cấm cường hào cưỡng đoạt đàn ba, con gái làm vợ (Điều 105):Cường hào y thế hung hăng cưỡng đoạt vợ con nhà lương thiện hoặckhông qua lễ hỏi cưới chiếm con gái người ta làm thê thiếp xử treo cổ.+ Cấm cưới phụ nữ phạm tội chạy trồn (Điều 104): Phụ nữ phạmtội chạy trốn mà cưới xử tăng 2 bậc tội Người biết chuyện mà vẫn

cưới xử như người phạm tội.

+ Cam lừa đối trong hôn nhân (Điều 94, Điều 95): Nhà gái lừadối trong hôn nhân chủ hôn bị phạt 80 trượng Nếu nhà trai lừa đốitội tăng thêm 1 bậc phạt 90 trượng, nha gái không phải trả lễ vật

Đã thành hôn rồi thì cho li di (các trường hợp như mao con nuôithành con đẻ, mạo trá con tật nguyễn, mạo trá anh chị em; chồngđem thê thiếp mạo nhận làm chị, em cho người khác làm thê thiếp ).+ Cấm mệnh phụ phu nhân cải giá (Điều 98): Nếu mệnh phụphu nhân (vợ quan chức) mà chồng chết, tuy mãn tang mà tái giáphat 80 trượng, truy thu bằng sắc vua khen trước đây, bắt phải li di

- Một số trường hợp vi phạm nhưng hôn nhân được chấp nhậnsau khi chịu chế tài (Điều 94, Điều 95):

+ Kết hôn khi có tang cha mẹ hoặc tang chồng, chủ hôn bị phạt

100 trượng (tang 27 tháng); nếu tang ông bà, chú, bác, anh em mà

cưới ga phat 80 trượng (tang 12 thang), không phải li di.

+ Kết hôn khi ông bà, cha mẹ đang bị giam cầm tù tội, cháu con tự

ý phạt 80 trượng, nếu cưới gả làm thiếp phạt 60 trượng Nếu ông bà,cha mẹ cho phép thì không được tiệc tùng kéo dài nếu trái xử 80 trượng

Trang 37

Tóm lại, Luật Gia Long quy định về kết hôn khá chặt chẽ Trongmọi trường hợp lấy vợ lấy chồng trái pháp luật chủ hôn bị xử phạt.Nếu do 2 bên trai gái thì họ là thủ phạm còn chủ hôn là tòng phạm.

- Về quan hệ vợ chồng:

+ Về quan hệ nhân thân: Vợ chồng có những nghĩa vụ sau:

* Nghĩa vu đồng cư: Theo Điều 108, nếu vợ bỏ chồng mà trốn điphạt 100 trượng Nếu nhân trốn mà cải giá xử 100 trượng đồ 3 năm.Chồng đem gả bán nhân đó vợ bỏ trốn tự cải giá thì phạt treo cổ giamchờ Tuy nhiên, nếu “Chồng di 3 năm không về, thì cho phép thưa lênquan, chấp chiếu cho ra di cải giá" (Điều 108 Lệ 2)

* Nghĩa vụ chung thuỷ: Tiết hạnh chủ yếu quy định đối với người

vợ, chồng có quyền gả bán vợ nếu vợ mắc tội thông gian (Điều 332).Tuy nhiên, cũng có một số điều hạn chế người chồng như: Chồngthông gian, cưỡng gian đều xử nặng tội (Điều 254)

+ Nghia vụ tong phu: Người phụ nữ có nghĩa vụ theo chong, hếtlòng vì chồng và gia đình nhà chồng Người vợ có nghĩa vụ để tangcha mẹ, họ hàng nhà chồng, thờ phụng tô tiên bên chồng, tôn trọngtrật tự thê thiếp Vợ đánh, mắng xâm hại đến bề trên hoặc tôntrưởng bên chồng đều xử nặng Nếu chồng đánh vợ thành thương,

vợ có quyên xin li di nhưng phải được chồng đồng ý Vợ có nghĩa

vụ dé tang chồng 3 năm và có quyền thủ tiết tong phu, gia đình nhàchồng và cha mẹ đẻ không được ép gả (Điều 284, 289, 290)

+ Quyền và nghĩa vụ của người chồng: Người chồng có nghĩa vụgiáo dục, dạy bảo vợ về nghỉ lễ thờ cúng gia tiên và nguyên tắc thờcúng tại đền miéu Người chồng có quyền và nghĩa vụ quản chế vợtrong trường hợp mắc tạp phạm không phải giam cắm Chồng khôngđược bỏ vợ trong trường hợp "Tam bat khứ", không nên bỏ nếu vợphạm phải 'Thất xuất"

+ Về quan hệ tài sản: Hoàng Việt luật lệ không quy định về tàisản riêng của vợ, người vợ phụ thuộc vào chồng và gia đình nhàchồng Tuy nhiên trường hợp chồng chết, nếu là vợ quan chức thìđược hưởng một phan lương bổng của chồng

Trang 38

- Về chấm dứt hôn nhân:

Hoàng Việt luật lệ ghi nhận 3 loại nguyên cớ chấm dứt hôn nhân:

Do vi phạm những điều mà luật cấm kết hôn hoặc trường hợp kết hôn

bị lừa đối, nhằm lẫn; do một người bị chết và do li hôn Một sốtrường hợp chấm dứt hôn nhân được nêu cụ thé như sau:

+ Do lỗi của người vợ: Vợ bỏ trốn khỏi nhà chồng (Điều 108)hoặc thông gian (Điều 332) chồng được quyền ga bán vợ Tuy nhiên,không được gả bán cho gian phu Vợ mưu sát chồng, đánh chửi cha

mẹ chồng, đánh chồng thành thương tật

+ Do lỗi của người chồng: Chồng bán vợ làm nô lệ, ép vợ thônggian, gả bán vợ cho người khác làm thê thiếp, cho thuê hay cầm vợ,dùng vợ dé gạt lừa tiền bạc, đánh vợ thành thương tật, bỏ vợ đi biệt

Điều 108 của Hoàng Việt luật lệ cũng ghi nhận 3 trường hợpkhông nên bỏ (Tam bat khứ), đó là: Vợ đã để tang nhà chồng 3 năm(tang cha mẹ chồng), khi lay nhau nghèo về sau giàu có và khi laynhau có người thân thuộc, nay nếu bỏ không còn ai thân thuộc dé trở

về Ba trường hợp này nếu cố tình bỏ thì xử 60 trượng, cho về đoàn

tụ Ngoài ra, Điều 108 còn quy định dù vợ phạm phải “That xuất”cũng không nên bỏ nếu không phải đã tuyệt nghĩa

+ Về thủ tục li hôn: Việc li hôn đều trình lên quan ti, không được

tự tiện; hai bên có thể làm "tư ước" hoặc "văn thư" làm bằng

+ Hậu quả sau li hôn: Sau khi li hôn quan hệ nhân thân và tài sản

vo chồng chấm dứt Người vợ trở về gia đình cha mẹ đẻ, vợ hoặcchồng có thể tái hôn, con cái chủ yếu sống với cha, luật không quyđịnh con cái sống với mẹ Trường hợp vợ có lỗi thì người vợ mat mọi

Trang 39

quyên về nhân thân và tài sản Sau khi đã li hôn, nếu người phụ nữphạm tới cha mẹ, họ hàng, anh em chồng cũ thì xử như người thường(Điều 300).

* Gia đình

Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình:

Bộ luật Gia Long thừa nhận chế độ gia đình cửu tộc và định rõtang chế Ngũ phục trong phần đầu của Bộ luật Quan hệ cơ bản của

gia đình được quy định như sau: Tính từ bản thân, bậc trên có cha

mẹ, ông ba, cụ, ki; bậc dưới có con, cháu, chắt, chít (gồm 9 thế hệ).Trong cửu tộc theo hệ thống dọc và ngang còn có quan hệ thân thuộc

họ hàng như: bên nội, bên ngoại, bên vợ, bên chồng, trực hệ, bang

hệ, dòng đích, dòng nhánh, huyết thống, nghĩa dưỡng Trong các mốiquan hệ đó, thực tiễn và luật pháp lấy gia đình 3 thế hệ làm trung tâmbao gồm: cha mẹ, vợ chồng và con cái (ông bà, cha mẹ, con cái).Trong chế độ gia đình phụ hệ, vai trò của người đàn ông luônđược luật pháp bảo vệ Từ pháp luật Lý, Trần, Lê đến triều Nguyễnquyền gia trưởng từng bước được dé cao Gia trưởng (ông, cha,chồng, trưởng nam) là trụ cột trong gia đình và đại diện cho gia đìnhtrước công quyên Người gia trưởng có nhiều quyền và nghĩa vụ đốivới gia đình, các quyền này được quy định tại các điều 82, 83, 94,

109 Hoang Việt luật lệ như quyền về nhân thân, tài sản, quyền quyếtđịnh hôn nhân của con cái, quyền “rdy vợ” Moi hành vi của ti au,

vợ, con, nô tì xâm hại đến gia trưởng đều bị xử tăng nặng

Tuy nhiên, luật cũng định rõ trách nhiệm cua gia trưởng: “Nếu mọi

người trong một nhà cùng phạm toi thì buộc tội một mình tôn trưởng.

Nếu phụ nữ vi phạm nghỉ lễ thờ cúng tông miễu thì bắt tội gia

trưởng”, “Nhà cửa xáy dựng trang trí trái với hình thức quy định thì

buộc tội gia trưởng ” (Điều 29, 43, 156); “Gia nhán cùng phạm tội chegiấu, chỉ buộc tội minh gia trưởng” (Điều 358, 269); “Phàm đàn baphạm tội trừ gian dam và tội chết mới bị giam cam, còn những tộikhác thì trách phạt rồi giao cho chồng y quản cố” Bên cạnh đó, LuậtGia Long còn điều chỉnh các mối quan hệ khác như: quan hệ anh chị

Trang 40

em, vợ cả, vợ lẽ, con chú, con bác, con dâu, con rễ Mối quan hệ giađình còn được thé hiện trong chế độ dé tang cũng như trong sơ đồ đạigia đình "cửu tộc" Mối quan hệ giữa cha mẹ và các con:

Hoàng Việt luật lệ điều chỉnh khá toàn diện các quan hệ giữa cha

mẹ với các con: Với con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú, con dâu,

con rễ, con nhặt được, con cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha.Phần Danh lệ có giải thích khái niệm ba cha, tam mẹ là: cha đẻ, chadượng (kế phụ) và cha nuôi; đích mẫu (vợ cả, mẹ của trưởng nam),

kế mẫu (vợ kế của cha), từ mẫu (thiếp nuôi con vợ cả khi vợ cả đãchết), dưỡng mẫu (mẹ nuôi), thứ mẫu (mẹ của anh em trai), nhũ mẫu(là thiếp của cha chăm mình lúc bé), mẹ tái giá, mẹ đã li di Các kháiniệm cũng thể hiện rõ danh phận trong gia đình

- Quyén và nghĩa vu của cha me:

Cha mẹ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản như: nuôi dưỡng, giáo

dục, quyết định việc ăn ở, chia tách hộ khẩu, quyết định hôn nhân

của con cái với tư cách chủ hôn (Điều 82, Điều 109), thưa kiện concháu (Điều 82, Điều 83) Trường hợp cha mẹ đánh con nếu conkhông qué gãy hoặc không có tố cáo, thì luật pháp không can thiệp.Cũng như cô luật Việt Nam nói chung, Luật Gia Long không quyđịnh về quyền giết con của cha mẹ

- Quyền và nghĩa vụ của các con:

+ Con cái có bổn phận làm tròn đạo hiếu Luật Gia Long quyđịnh một số nghĩa vụ cơ bản như: Phải vâng lời dạy bảo, phụngdưỡng ông, bà, cha, mẹ, vi phạm điều này bị coi là mắc tội Thập ác.Điều 307 định rằng: "néu phụng dưỡng mà cô ý làm thiếu sót xử phạt

100 trượng lưu 3000 đặm" Con cháu có nghĩa vụ dé tang ông bà cha

mẹ và những người thân thuộc, có nghĩa vụ thờ cúng tô tiên, ông bà,cha mẹ theo dòng họ nội tộc Con cháu có quyền và nghĩa vụ bảo vệông ba cha mẹ, có quyền che giấu tội cho ông bà cha mẹ (Điều 31,

35, 37, 274); không được thưa kiện, tố cáo hoặc vu cáo ông bà cha

mẹ, trừ trường hợp mưu phản, đại nghịch xâm hại đến Hoàng dé và

sự an nguy của xã tắc, giết cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi thì cho phép tố

Ngày đăng: 07/04/2024, 17:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w