1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật việt nam

376 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 376
Dung lượng 9,38 MB

Nội dung

Trang 3

MỤC LỤC

Lời nói đầu Phần thứ nhất

Sự hình thành nhà nước trong lịch sử Việt Nam (Thời dại Hùng Vương - Nhà nước Văn Lung, Au Lạc) _ Trạng thái kinh tế Tổ chức xã hội Sự hình thành nhà nước và hệ thống tổ chức chính quyền từ trung ương đến địa phương Tỉnh hình pháp luật Sự thay thế nhà nước Văn Lang - nhà nude Au Lac ra đời Phần thứ hai :

Nhà nước và pháp luật thời kỳ đấu tranh : giành lại độc lập dân tộc - 1 11 1.2 1.3 Tổ chức nhà nước

Chính quyền đô hộ từ 179 tr.CN đến năm 39 -

Chính quyển tự chủ thời Hai Bà Trưng (từ năm 40 đến năm 43)

Trang 4

1.4

1.5

2

Chính quyền tự chủ thời Lý Bí và nhà nước Vạn Xuân (từ năm 544 đến năm 602)

Chính quyền đô hộ Tùy - Đường Hước chuẩn bị tiến tới chính quyền độc lập tự chủ từ đầu thế kỷ VII đến đầu thế kỷ X Tình hình pháp luật Phần thứ ba Nhà nước và pháp luật thời kỳ độc lập tự chủ Chương 1 Nhà nước và pháp luật tự chủ từ họ Khúc đến Ngô - Đinh - Tiền Lê x 1.1 1.2 1.2.1 1.2.2 Chương 2 Chính quyền tự chủ từ họ Khúc đến chiến thing Bach Dang (905 - 938)

Giai đoạn đấu tranh chống cát cứ và thiết lập nhà nước trung ương tập quyền

Tổ chức uà hoạt động của bộ máy nhà nước Tình hình pháp luật

Trang 5

2.2.1 Tổchúc bộ múy nhà nước val

22.2 Tổchức quan dot 74

2.2.3 Tinh hinh phap luật 75

2.3 Tổ chức nhà nước và pháp luật dưới thời Hồ 79 2.4 Về tính chất của nhà nước từ thế kỷ XI đến đầu

thế ky XV 82

Chương 3

Nhà nước và pháp luật trong thời kỳ xác lập và phát triển của chế độ phong kiến trung ương

tập quyền (Thế ky XV) 85

3.1 Vài nét về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thời Lê8ð 3.2 Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê 88 3.3 Tình hình pháp luật thời Lê 95 Chương 4

Nhà nước và pháp luật từ thời kỳ nội chiến

phân liệt đến khi thống nhất đất nước 110 4.1 Tổ chức bộ máy nhà nước 112 4.1.1 Thế ký XVI - Bắc Triêu uò Nam Triều 112 4.1.2 Thoi ky phân liệt Đàng Trong - Đòng Ngoài 114 4.1.3 Tổchúc nhà nước thời Tôy Sơn | 122

4.2 Tình hình pháp luật 125

Chương 5 |

Nhà nước và pháp luật thời Nguyễn, từ đầu thế ký XIX đến khi Thực dân Pháp xâm lược nước

ta (1858) 130

5.1 Tổ chức nhà nước ¬ 182

Trang 6

5.1.2 5.1.3 5.2 5.2.1 5.2.2 5.2.3 5.2.4 Tổ chức chính quyền địa phương Tổ chức quán đội Tình hình pháp luật Về luật hình Tĩnh uực hôn nhân 0à gia định Về dân sự Về tố tụng Phần thứ tư - Nhà nước và pháp luật dưới thời thuộc Pháp (1858 - 1945) A.T6 chức chính quyền thuộc địa Chương 1

Trang 7

2.1 2.2 2.3.1 2.3.2 - 2.3.3 2.3.4 2.3.5 2.3.6 2.3.7 2.3.8 Chuong 3

Sự thành lập liên bang Đơng Dương Chế độ tồn quyền và quyền lực của Tồn quyển Đơng Dương

Các tổ chức phụ tá cho Toàn quyền Đông Dương

Hội đồng tối cao Đông Dương Hội đồng phòng thủ Đông Dương

Uy ban tư uấn uề mỏ

Hội đồng tư uấn học chính Đông Dương Sở chỉ đạo các công uiệc uề chính trị tồn _ Đơng Dương

Sở chỉ đạo các cơ quan nghiên cửu hình tế tồn Đơng Dương

Đại hội đồng lợi ích bình tế uà tài chính Đông Dương

Hội đông bhai thác thude địa tối cao - Tổ chức bộ máy chính quyền của thực dân Pháp ở Việt Nam dưới chế độ toàn quyền 3.1 3.11 3.1.2 3.1.3 3.1.4 3.1.5 3.2 3.2.1 3.2.2 6 Bae Ky Ở cấp trung ương: Cap tinh 6 Bac Ky Cấp thành phố Bắc Kỳ Đạo quan binh Cấp xã 6 Trung Ky

Hệ thông chính quyên của nhà Nguyễn

Trang 8

8.3 O32 3.3.2 — (3.3.3 8.3.4 O Nam Ky ‘Cap trung-wong Cấp tính, thành phố - Cấp tổng Cấp xã B Tình hình h pháp luật Phần thứ nam 7 Nhà nước và pháp luật Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám - 1945 đến nay Chương l1 Nhà nước và "pháp luật Việt Nam từ 1945 - 1954 1.1 111 1.1.2 1.2 1.2.1 1.2.2 1.3 1.3.1 1.3.2

Sự ra đời của Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam

Sự hình thành quan điểm v6 san vé Nha nước ở Việt Nam :

Cuộc đấu tranh giành chính quyền (1 930 1945)

.;jN`hà nước và pháp luật Việt Nam trong năm

đầu của nền cộng hoa (9.1945 - 19:12:1946) Tổ chức uà hoạt động của Nhà nước

Xây dựng nền pháp luật cách mạng - :

Bản Hiến pháp đầu tiên (1946)

Nhà nước và pháp luật trong thời kỳ kháng : chiến chống Pháp (12-1946 đến 7-1954)

Những thay đổi uê tổ chức uà hoạt động cua Nhà nước trong thời hỳ kháng chiến

Trang 9

Chương 2 Nhà nước và pháp luật Việt Nam từ 1954-1975 2.1 2.1.1 2.1.2 2.2 2.2.1 2.2.2 2.2.3 Chương 3 Nhà nước và phá)› luật trong giai đoạn 1954-1960

Nhà nước - tổ chức uà hoạt động Pháp luật giai đoạn 1954-1960

Nhà nước và pháp luật trong giai đoạn

1960-1975

Nhà nước dân chủ nhân dân thực hiện nhiệm uụ của chuyên chính 0ô sản

Hệ thông chính quyền cách mạng miền Nam (1960-1975)

Tình hình pháp luật trong giai đoạn 1960-1975 Nhà nước và pháp luật Việt Nam từ 1976 đến nay 3.1 3.1] 3.1.2 3.2 3.2.1 3.2.2 3.2.3 Quá trình thống nhất Nhà nước và pháp luật Việt Nam Quá trình thống nhất nude nha vé mat Nhà nước

Thống nhất nước nhà uề mặt pháp luật Nhà nước và pháp luật Việt Nam thời kỳ cả nước định hướng ởi lên chủ nghĩa xã hội Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (cơ cấu uà tổ chức)

Trang 10

Chương 4 Nhà nước và: pháp! luật Việt Nam từ 1999 đến nay 340 4.1 Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước từ 1992 đến nay _ 341

4.1.1 Những thay đốt uê cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước trong Hiến pháp 1992 341 4.1.2 Nghị quyết của Quốc hội uề uiệc sửa đối, bỏ

sung một số điều cúa Hiến pháp 1992 uề tô

chức bộ máy Nhà nước 346

4.1.3 Những hoạt động cơ bản của Nhà nước

Việt Nam từ 1992 đến nay -_ 352 4.2 Tình hình pháp luật ở Việt Nam tù 1992

đến nay 359

4.2.1 Hoạt động lập hiến va lập pháp của Quốc hội 359 4.2.2 Tình hùnh ban hành các uăn bản phap luật :

của cdc co quan trung Wong vd dia phường 366

Kết luận 369

Trang 11

Lời nói đầu

Lịch sử nhà nước và pháp luật là một trong những vấn đề có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam Nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật không chỉ có ý nghĩa trong việc nhận thức những di sản lịch sử do quá khứ để lại, mà hơn thế nữa, việc nghiên cứu vấn để này còn là cơ sở cho việc kế thừa và phát huy những kinh nghiệm của các thé hệ đi trước trong việc xây dựng nhà nước và pháp luật ở giai đoạn hiện nay

Trong những năm qua, việc nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam đã được giới khoa học Erong và ngoài nước quan tâm Một số tác phẩm và luận văn đã đề cập hoặc đi sâu vào vấn để này, trong đó đáng kể đến là một số bộ thông sử như: Lịch sử Việt Nam của Uỷ ban Khoa học Xã hội, tập Ï (1971), tập II (1985); Lịch sử Việt Nam của tập thể tác giả Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Lương Ninh do Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp ấn hành và một số công trình khác như Sơ thởo lịch sử nhà nước uà pháp quyền Việt Nam (từ nguồn gốc đến thế ký XIX) của tác gia Dinh Gia Trinh, Nha xuat bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1968: Sơ tháo lịch sử nhà nước uà pháp luật Việt Nam (từ Cách mạng Tháng Tám đến nay) của Viện Luật học, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1988, v.v

Các công trình nghiên cứu trên đây đã cùng cấp cho bạn

Trang 12

Nhà nước cũng như những thành tựu và hạn chế của hệ thống pháp luật ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

Mặc dù vậy, cho đến nay, nhiều vấn đề vẫn đang cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết như: hình thái kinh tế - xã hội và việc xác định tính chất của các nhà nước trong các thời kỳ lịch sử cụ thể; sự phát triển của tư tưởng và kỹ thuật lập pháp ở Việt Nam qua các thời kỳ; sự tương đồng và khác biệt giữa nhà nước và pháp luật của Việt Nam trong sự so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới Đây là những vấn để

khó khăn, phức tạp, cần có sự nghiên cứu liên ngành của các

Khoa học Xã hội, đặc biệt là Sử học và Luật học

Tịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam trong nhiều năm qua là môn học cơ bản trong chương trình đào tạo đại học và sau đại học của một số khoa thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây, nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, và của Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội biện nay, cũng như một số khoa ở các trường khác Để đáp ứng yêu cầu giảng đạy, học tập và nghiên cứu về lĩnh vực này, theo chủ trương của Ban Giám hiệu Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây và các khoa: Lịch sử, Luật học, chúng tôi tiến hành biên soạn cuốn sách này Ban đầu, công trình được xây dựng thành hai cuốn riêng có tính độc lập tương đối

- Quyển một có tên là Lịch sử Nha nước uà Pháp luật Việt Nam (Từ nguồn gốc đến trước cách mạng Tháng Tám — 1945) đã được Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 1990, tái bản 1993

Trang 13

Tám — 1945) do Khoa luật, Đại học Tổng hợp xuất bản

1991

Sau đó, do nhu cầu đào tạo của Trường, chúng tôi đã biên

soạn lại hai cuốn sách nói trên thanh giao trinh dai hoc: Lich sử Nhà nước uà Pháp luật Việt Nam Giáo trình này đã được in năm 1993, tái bản vào cáo năm :1997, :1998 Trong lần tái bản này (2008), chúng tôi có bổ sung thêm một chương mới để cung cấp cho sinh: viên và người dọc những vấn đề cập nhật về lich sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam trong giai đoạn 1992 —

2003

Trong cuốn sách này chúng tôi đã dựa trên cơ sở những thành tựư nghiên cứu của giới khoa học trong mấy chục năm qua, đặc biệt là trong những năm gần đây để cùng bạn đọc tiếp cận một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về lịch sử hình thành, phát triển của Nhà nước và Pháp luật ở Việt Nam

Tuy nhiên, đây là giáo trình giảng dạy, vì thế khó có thể đi sâu phân tích tất cả các vấn để đặt ra, vả lại, môn khoa học này còn rất, mởi đối với chúng tôi, vấn để nghiên cứu quá lớn, do đó cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót Chúng tôi rất mong được bạn đọc xa gần đóng góp ý kiến xây dựng

Trong quá trình biên soạn, chỉnh lý tập giáo trình này, chúng tôi luôn được sự động viên, giúp đỡ của nhà trưởng, các Khoa Lịch sử và Luật học Đặc biệt, chúng tôi luôn nhận được sự hướng dẫn tận tình và những chỉ dẫn quý báu của các giáo sư Phan Đại Doãn, Vương Đình Quyển, Nguyễn Văn Hàm, Phùng Hữu Phú, TS Nguyễn Cửu Việt và bạn bè đồng nghiệp

Chúng tôi xin chân thành cẩm ơn

Trang 14

PHẦN THỨ NHẤT

Sự hình thành nhà nước

trong lịch sử Việt Nam

(Thời đại Hùng Vương - Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc) Thời đại Hùng Vương có vị trí rất quan trọng trong lịch sử nước ta Những kết quả nghiên cứu về giai đoạn lịch sử này cho phép chúng ta dựng lại trên những nét cơ bản về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và sự hình thành nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam: nhà nước Văn Lang, Âu Lạc!,

Tài liệu khảo cổ học, sử học, dân tộc học, ngôn ngữ học, nhân chủng học cho ta biết, với thời đại Hùng Vương đã xuất hiện trên đất nước ta một nền văn hóa khá cao, một nền văn minh nông nghiệp rực rỡ Nhà nước Văn Lang xuất hiện là kết

quả của một quá trình phát triển lâu dài hàng nghìn năm trước đó của nền Văn minh Sông Hồng

Những kết quả nghiên cứu về thời đại Hùng Vương được công bế

qua bốn hội nghị vào các năm 1968, 1969, 1970, 1971 với các kỷ

- yếu:

- Hùng Vương dựng nước t.Ì, ĐXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1970 - Hùng Vương dựng nước, t.]I, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1972 - Hùng Vương dựng nước, t.III NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1973 - Hùng Vương dựng nước, t.ÏV, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1974

Trên các tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Khỏo cổ học và trong cuốn:

Thời đại Hùng Vương (Lịch sử kinh tế, chính trị, văn hóa), NXB

Trang 15

Từ buổi đâu thời đại đồng thau, những bộ lạc Việt đã định

cư chắc chăn ö Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Theo sử cũ, bấy giờ có khoảng 15 bộ lạc Lạc Việt sinh sống chủ yếu ở miền trung du và miền đồng bằng Bắc Bộ Hàng chục bộ lạc Âu Việt sinh sống chủ vếu tại miền Việt Bắc Ở nhiều nơi người Lạc Việt và ngươi Âu Việt sống xen kẽ với nhau, bên cạnh các thành phần cư dân khác

Do nhu câu trị thủy, do nhụ cầu chống xâm lấn và do việc trao đổi kinh tế, văn hoá ngày càng được gia tang, giữa các bộ lạc sinh sống gần gũi nhau đã có xu hướng tập hợp và thống nhất lại Trong số các bộ lạc Lạc Việt có bộ lạc Văn Lang là hùng mạnh hơn cả, có lãnh thổ rộng lớn ở vùng Phong Châu Thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã đóng vai trò lịch sử là người đứng ra thống nhất tất cả các bộ lạc Lạc Việt, dựng nên nước Văn Lang, tự xưng vua-mà sử cũ gọi là Hùng Vương va con chau ông nhiều đời về sau vẫn nối truyền mang danh hiệu do’,

Căn cứ theo 1ð bộ của nước Văn Lang và quá trình chuyển

hóa của nó sau này, có thể tạm xác định địa bàn nước Văn Lang tương ứng với vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta hiện nay và có thể một phần phía nam của Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) Về thời gian tổn tại của nó có thể giới hạn từ thế kỷ III trước Công nguyên (tr.CN) trở về trước đến đầu thiên niên kỷ I tr.CN” tương ứng với giai đoạn văn hóa Đông Sơn Trên địa bàn trung tâm của nước Văn Lang ở lưu vực sông Hồng, những thành tựu khảo cổ học hiện nay cho ta biết rằng

' ý ban Khoa học Xã hội Việt Nam: Lịch sử Việt Nam, t1, NXB

Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1971, tr.45

“ Thật khó xác định một khung niên đại chính xác cho thời đại các vụa Hùng Chính vì vậy Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ

nghĩa Việt Nam cũng đã ghi dân tộc ta trải qua hàng nghìn năm

Trang 16

có bốn giai đoạn hay bốn nền văn hóa kháo cổ học tồn tại, phát triển kế tiếp nhau từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun đến

Đông Sơn rất rực rõ của thời đại Hùng Vương và nhà nước Văn Lang

1 Trạng thái kinh tế

Xã hội nước Văn Lang là xã hội có một nền kinh tế đã

phát triển ở mức độ nhất định với những chuyển tiến quan

trọng Bên cạnh kinh tế nương rẫy là sự phát triển của nghề nông trồng lúa, nghề chăn nuôi, nghề gốm, nghề luyện kim từ thấp đến cao, trong đó nghề trồng lúa nước đóng vai trò chủ đạo Đến giai đoạn văn hóa Đông Sơn, trên cơ sở nghề luyện kim đã phát triển, người ta đã biết sử dụng công cụ bằng đồng vào việc canh tác, nông nghiệp dùng cày với những lưỡi cày bằng kim loại đã ra đời và phát triển, thay thế dần cho nền nông nghiệp dùng cuốc trước đó Ở thời kỳ này, tài liệu khảo cổ học cho ta biết, con người đã biết thuần dưỡng trâu bò để làm sức kéo trong sản xuất Cư dân thời bấy giờ đã biết trồng lúa mùa và lúa chiêm, lúa tẻ và lúa nếp với nhiều loại giống khác nhau' Ngoài cây lúa là cây lương thực chính, cư đân Van Lang còn biết trồng các loại cây lấy củ, quả, trồng dâu nuôi tầm, trồng bông lấy sợi v.v Bên cạnh nghề trồng lúa, cư dân Văn Lang còn chăn nuôi gia súc, gia cầm, đóng thuyền đánh cá, săn bắt, hái lượm

' Xem: Thời đại Hùng Vương (Lich s sử, kịnh tế, chính trị, xã hội) Sđd,

Trang 17

Các ngành nghề thủ công phát triển phong phú mạnh mẽ, 6 day có thể kể đến nghề dệt, nghề gốm, nghề mộc và đan lát, nghề chế tác đá, luyện kim loại (đồng, sắt)

Trên cơ sở phát triển của các hoạt động kinh tế, các hoạt

động tổ chức sản xuất và trao đổi kinh tế hàng hóa bước đầu

cũng được gia tăng

Tóm lại: trong khoảng mười mấy thế ky trước Công nguyên nền kinh tế thời Hùng Vương đã trải qua những bước phát triển mạnh mẽ với quy mô củả nền kinh tế sản xuất đa

dạng, phong phú, tạo nên những thay đổi cơ bản trong toàn bộ

kết cấu xã hội

9 Tổ chức xã hội

Để có thể hiểu được tổ chức chính trị - xã hội thời đại

Hùng Vương, trước hết cũng cần phải thấy tổ chức xã hội từ thấp đến cao bắt đầu từ hôn nhân gia đình trở lên cùng với những quan hệ tương ứng của nó

Có thể nói, toàn bộ thời kỳ Hùng Vương là quá trình chuyển dần từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ và cho đến cuối thời kỳ này chế độ phụ hệ đã hoàn toàn đựơc xác lập, mặc dù những tàn dư của chế độ mẫu hệ còn đậm nét, Các tiểu gia đình được xác lập và trỏ thành đơn vị kinh tế, tế bào xã hội

Với sự xuất hiện các tiểu gia đình, quan hệ huyết thống dần dần lỏng lẻo, công xã thị tộc từng bước tan rã và nhường chỗ cho công xã nơng thơn, "tập đồn xã hội đầu tiên của những người tự do" theo cách nói của C Mac’

LC Mác: Thư gửi Véra Datxulit xem trong C Mac - Ph Ang-ghen -

Trang 18

Mỗi công xã nông thôn bao gồm một số gia đình sống quây quần trong một khu vực địa lý nhất định Trong công xã, bên cạnh quan hệ láng giềng, quan hệ huyết thống vẫn được bao tổn Toàn bộ đất đai, sông ngòi, đầm ao đều thuộc quyền quản lý sở hữu của công xã Ruộng đất cày cấy được phân chia cho các gia đình thành viên sử dụng Xã hội đã có những sự

phân hóa nhất định

Trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất như đã trình bày trên đây, thời kỳ này đã có đầy đủ các điều kiện xuất hiện sản phẩm thừa và kéo theo nó là sự phân hóa thân phận con người và cho đến giai đoạn cuối đã tồn tại ba tầng lớp xã hội

- Tầng lớp quý tộc: Bao gồm những người trong bộ máy thống trị, vốn là những quý tộc bộ lạc, lợi dụng địa vị và chức năng của mình để chiếm sản phẩm thặng dư và sử dụng nó để _bóc lột người sản xuất

- Tầng lớp nô lệ: Tầng lớp này có địa vị thấp nhất trong xã hội: Sử cũ gọi là "hồn", là "xảo" Tuy nhiên ở thời đại Hùng Vương số nô lệ này chủ yếu là nô lệ gia đình và vai trò của họ trong sản xuất không đáng kể!

- Thành viên công xã: Họ là những người tự do, là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, được công xã phân phối ruộng đất và tham gia vào công việc sản xuất chung trên ruộng đất của tập thể

Tóm lại: xã hội thời Hùng Vương đã hình thành hai tầng lớp cơ bản là tầng lớp thống trị và tầng lớp bị thống trị, mâu

!'Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Tran Quéec Vuong, Luong Ninh: Lich siz

Việt Nam, tÌ, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội,

Trang 19

thuẫn giữa hai tang lớp xuất hiện, giai cấp ra đời, chuẩn bị

những tiền đề cần thiết cho sự ra đời của nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam

8 Sự hình thành nhà nước và hệ thống tổ chức -

chính quyền từ trung ương đến địa phương

Vấn đề hình thành nhà nước ở thời kỳ Hùng Vương, từ thời cận đại đến nay luôn luôn được giới khoa học trong và ngoài nước đưa ra bàn luận, nhưng các ý kiến vẫn chưa hoàn toàn thống nhất Có người chủ trương xã hội lúc bấy giờ chưa

có nhà nước, tuy vậy nó cũng đã có tổ chức chính trị hẳn hoi,

đại khái giống với chế độ "lang đạo" hay "phìa tạo" của các dân tộc Mường, Thái Các vị tù trưởng ngày ấy có quyền uy về tôn giáo, chính trị, quân sự và cha truyền con nối "Một xã hội phân chia thứ bậc và phong kiến với những làng xã định cư, tập hợp thành những cộng đồng nhỏ, cầm đầu là những tù trưởng thế tập" Một số người khác lại cho rằng xã hội đã hình thành nhà nước kiểu phong kiến Trên có vua, dưới có các lãnh chúa cai trị Vào lúc người Trụng Quốc đặt chân đến đây (thế kỷ III tr.CN), thì miền châu thổ sông Hồng đang ở dưới quyền các vua Lạc”

Mấy chục năm trở lại đây, nhờ những thành tựu mới của các bộ môn Khoa học Xã hội và khoa học tự nhiên, những vấn đề về thời đại Hùng Vương ngày càng được làm sáng tỏ hơn

'H Maspéro: Le royaume Van Lang BEFEO, XVIII, q.3, 1918, Dan theo Thời đại Hùng Vương Sđd, tr.149 - 150

> Ch Madrolle: Le Tonkin BEFEO, XXXVII, 1937 DAn theo Thời đại

Trang 20

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra chưa hoàn toàn được giải quyết Tựu trung lại có hai chủ trương

: Xã hội thời Hùng Vương theo chế độ dân chủ quân sự, tức là chưa có nhà nước

- Xã hội đã có nhà nước, nhưng là nhà nước sơ khai,

Trong hai chủ trương trên, chủ trương thứ hai được nhiều người tán đồng hơn cả -

Nước ta dưới thời Hùng Vương như trên đã nói, sự phát triển của sức sản xuất đã làm cho xã hội có sự phân hóa rõ nét vào giai đoạn Đông Sơn Mặc da mite độ phân hóa chưa thực sự sâu sắc nhưng ít nhiều đã tạo ra cơ sở xã hội cần thiết cho quá trình hình thành nhà nước Thêm vào đó, nhân tố thủy lợi và tự vệ đã đóng vai trò quan trọng, nhất là trong điều kiện cụ thể thời bấy giờ! Thời Hùng Vương là lúc con người mở rộng công cuộc chỉnh phục thiên nhiên, chiếm lĩnh vùng đồng bằng châu thổ, phát triển nông nghiệp trổng lúa nước, chống lại những trở ngại rất lớn của thiên nhiên, nên nhu cầu thủy lợi được đặt ra Về mặt địa lý, Việt Nam không phải là vị trí hiểm trỏ, tạo nên cái thế cô lập như một số xã hội khác, mà là một vị trí mang tính tiếp xúc của bán đảo Đông Dương và Đông Nam Á, rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá Một mặt, nó có thể tiếp thu nhanh chóng những yếu tố tiên tiến từ bên ngoài; mặt khác, nó phải sớm có tổ chức phòng vệ để chống lại các mối đe dọa từ nhiều phía

Do những tác động khách quan và chủ quan đó, xã hội đã phát triển đến mức các tổ chức liên minh không còn đủ sức để duy trì trật tự an ninh xã hội nữa mà cần có một tổ chức khác

' Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng Lương Ninh: Lịch sử

Trang 21

thay thế, dẫn đến sự hình thành nhà nước Nhà nước Văn Lang ra đời có phần sớm hơn diéu kiện chin mudi cua su phan hóa xã hội và bên cạnh chức năng thống trị bóc lột còn phải đâm đương hai chức năng công cộng là: xây dựng các công trình thủy lợi và tổ chức chiến đấu chống ngoại xâm Dĩ nhiên, nhà nước ở đây là một nhà nước phôi thai, chưa có một bộ máy

đồ sộ hoàn hảo, để thực hiện day đủ các chức năng của nó như

chúng La thưởng quan niệm

Nhà nước phôi thai này không phải là nhà nước chiếm hữu nô lệ vì số lượng nô lệ không phải là lực lượng chủ đạo trong hoạt động sản xuất', cũng không giống nền chính trị quân chủ chuyên chế phương Đông vì tỉnh thần dân chủ còn để lại truyền thống khá mạnh Hình thức này mang ít nhiều bóng đáng của chế độ "lang đạo" hay "phìa tạo" ở các dân tộc Mường,

Thái” |

Đúng ra đây là một thứ chính quyền sơ khai còn mang sắc

thái của thời kỳ quá độ, có nghĩa là chức năng trấn áp bóc lột của nó chưa nghiêm ngặt, những truyền thống của thời kỳ đân chủ quân sự chưa bị xoá bỏ hoàn toàn Mặc đầu vậy, nó vẫn

! Năm 1960, Viện Sử học đã tổ chức hai cuộc hội thảo về vấn đề: "Có hay không có chế độ chiếm hữu nô lệ ở Việt Nam" và một loạt tham

luận đã được công bố, tựu trung lại có hai luận điểm cơ bản:

- Lịch sử Việt Nam có trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ

- Lịch sử Việt Nam từ chế độ cộng sản nguyên thủy tan 'ã chuyển thang sang chế độ phong kiến -

Quan điểm chung của giới sử học hiện nay là xã hội Việt Nam chuyển từ thời kỳ nguyên thủy sang xã hội có giai cấp không qua

giai đoạn chiếm hữu nô lệ

Việc nghiên cứu mô hình tổ chức xã "hội Mường truyền thống mà điển hình là các mưởng lớn ở Hòa Bình như Bi Vang Thang; Động

gợi mỏ những vấn để về tổ chức xã hội thời đại các vua Hùng cần

được nghiên cứu thêm

Trang 22

mang tính chất là một quốc gia, một chính quvền tập trung và cũng có những thủ đoạn cưỡng chế dân chúng theo ý chí của nó

Tổ chức nhà nước còn hết sức đơn sơ Đứng đầu nước Văn Lang là Hùng Vương!' Hùng Vương là người đứng đầu cả nước về mặt chính trị, cha truyển con nối 18 đời trong truyền thuyết, đồng thời là người chï huy quân sự và chủ trì các nghi lễ tôn giáo Dân chúng tin vua là người gần gũi thần lĩnh

Dưới vua và giúp việc cho vua có các Lac hau Lac hau là những tướng tá to nhỏ, trong tay có quân đội có thể sẵn sàng trấn áp các địa phương không chịu thần phục Lạc hầu còn thay mặt vua giải quyết các công việc trong nước Vua và Lạc hầu đóng tại một trung tâm của đất nước nơi giao thông thuận lợ

Dưới Lạc hầu là các Lạc tướng Theo sử cũ, nước Văn Lang chia làm 15 bộ, Việt sở lược cho biết 15 bộ đó vốn là 15 bộ lạc Đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng hay theo một số truyền thuyết và thần tích còn gọi là bộ chúa, bộ tướng, phụ đạo Đó là những chức thế tập "cha truyền con nối gọi là phụ đạo'"Ẻ Phụ đạo cũng là từ Hán để phiên âm từ Việt cổ gần như đạo trong tiếng Mường, Pơtao trong tiếng Tày - Thái, mơ tao, ba tao trong

tiếng Gia rai, Êđê, Bana đều có nghĩa là tù trưởng, thủ lĩnh,

' Hùng là từ Hán phiên âm tiếng Việt cổ có lẽ có nội dung gần gũi với Kun (lang Iun trong tiếng Mường): Khun trong tiếng Thái, Môn -

Khome: Khunzt trong tiếng Munđa chỉ người tù trưởng, thủ lĩnh Xem Trần Quốc Vượng: Về danh hiệu Hùng Vương, in trong Hùng Vương dựng nước t.lÏI, Sảd, tr.353 - 35ã

° Trần Quốc Vượng: Một van dé dia ly hoc lich sử: Những tr ung tâm chính trị của đất nước thời cổ đại, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, 8/1959 3 Vũ Quỳnh, Kiều Phú: Lĩnh Nam chích quái, NXB Văn hóa Hà Nội

Trang 23

người đứng đầu một vùng' Nếu bộ vốn là bộ lạc theo ghi chép của Việt sử lược thì phụ đạo hay lạc tướng vốn là tù trưởng bộ

lạc chuyển thành người đứng đầu một vùng của nước Văn

Lang thời Hùng Vương Lạc tướng cai quản các địa phương ., Chức vụ thế tập của Lạc tướng được vua và Lạc hầu thừa nhận Lạc tướng có nhiệm vụ phân bổ và đốc thúc cống nạp, truyền đạt mệnh lệnh từ trên xuống và tổ chức lực lượng khi có

chiến tranh chống ngoại xâm

_ Dưới bộ là các công xã nông thôn (kẻ, chạ, chiểng) kết hợp quan hệ huyết thống với quan hệ láng giểng trong đó quan hệ láng giềng là chủ yếu Đứng đầu công xã là Bồ chính (một từ Hán phiên âm từ Việt cổ mà âm và nghĩa gần gũi với từ Zó chiêng (tiếng Tày - Thái), Pô ta rữnh tiếng của các cư dân Tây Nguyên, có nghĩa là Già làng (tầng lớp có vị trí rất quan trọng ở các cư dân Tây Nguyên cho tới tận ngày nay) Bên cạnh già làng có thể có một Hội đồng công xã gồm những người do các thành viên công xã cử ra để giải quyết và định đoạt mọi hoạt động của công xã

Mối quan hệ giữa nhà nước và công xã về đại thể là công xã được tự trị, nhưng phải thần phục tuyệt đối nhà nước, mọi nhu cầu của nhà nước và của tầng lớp thống trị đều chia cho các công xã gánh vác, nhà nước chỉ biết có tập thể tông xã mà không biết có cá nhân thành viên

Ở thời Hùng Vương, tuy mới sơ khai nhưng đã có tổ chức quân đội Vua, lạc hầu, lạc tướng đã có những đơn vị thân bình

Trang 24

để hộ vệ và làm chủ lực trong các cuộc chiến tranh Tuy vậy,

mỗi lần có chiến tranh, nhà nước chủ vếu dựa vào lực lượng chiến đấu và hậu cần của nhân đân các công xã '

4 Tình hình pháp luật

Nói đến nhà nước là phải nói đến pháp luật Rất tiếc là những tài liệu nói về pháp luật ở nước ta tr.CN hầu như không tìm thấy Căn cứ vào lời tấu của Mã Viện với vua Hán Quang Vũ có nói đến "luật Việt khác với luật Hán hơn mười điều", chúng ta: biết rằng ở xã hội Trưng Vương và trước đó đã có pháp luật Có lẽ đó là một thứ luật tục hay tập quan pháp, nhưng chắc chắn chưa phải là luật riêng của một địa phương mà là luật chung của.người Lạc Việt)

Tài liệu dân tộc học cho biết, ở xã hội các cư đân Tây

Trang 25

nhưng ít ra cũng đã thể hiện tính nghiêm khắc của chính

quyền trung ương)

Tóm lại: chế độ chính trị thời Hùng Vương là sản phẩm của thời kỳ dựng nước Một chính quyền trung ương được thai nghén trong quá trình đoàn kết chống ngoại xâm, lấy công xã làm nền tảng Từ gia đình, công xã đến chính quyển trung ương đều hình thành từng bước những yếu tố của xã hội mới Những yếu tố này tuy thô sơ, đơn giản nhưng sẽ góp phần làm nên một thượng tầng kiến trúc đặc biệt ở nước ta

5 Su thay thé nha nước Văn Lang - nhà nước Âu

Lạc ra đời

Trong lịch sử Việt Nam, nước Âu Lạc được coi là bước phát triển kế tục trên cùng một cơ sở kinh tế - xã hội - văn hóa của nước Văn Lang và thời An Dương Vương được coi cùng thuộc một thời kỳ lịch sử với thời Hùng Vương”

Tuy vậy, xung quanh lịch sử nước Âu Lạc mà nhân vật trung tâm là An Dương Vương Thục Phán, cho đến nay vẫn tổn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết, trước hết là vấn đề nguồn gốc Thục Phán và sự thành lập nước Âu Lac

Căn cứ vào thư tịch cổ và truyền thuyết dân gian cùng với những thành tựu nghiên cứu hiện nay, chúng ta có đủ cơ sở để khẳng định rằng nước Âu Lạc là một thực tế lịch sử và An

'_ Ví dụ, Vua Hùng từ chỗ nuông chiều Tiên Dung đến chỗ từ bỏ rồi mang quân đánh (truyền thuyết Đầm một đêm) hay việc An Dương

Vương chém chết My Châu trong truyền thuyết My Châu - Trọng

Thủy có thể nghĩ đến tính nghiêm minh của pháp luật thời đó `

“Trần Văn Giáp: Một uời ý hiến uê An Dương Vương ngọc giản va uấn

Trang 26

Dương Vương là nhân vật có thật với một tiến trình tạm xác

lập như sau: Cư dân Văn Lang thời Hùng Vương chủ yếu là người Lạc Việt và bao gồm một bộ phận người Tây Âu (hay Âu

Việt) ở miền rừng núi phía bắc Phía Bắc nước Văn Lang là địa bàn cư trú của người Tây Âu, có những nhóm lạc Việt sống

xen kế - "

Lạc Việt và Tây Âu là hai nhóm cư dân ở phía nam của khối Bách Việt sống gần gũi nhau, có nhiều quan hệ mật thiết về kinh tế văn hóa Thục Phán là một thủ lĩnh của một liên mình bộ lạc người Tây Âu ở phía bắc nước Văn Lang với dia’ bàn cư trú khá rộng từ nam Trung Quốc đến bắc Việt Nam

hiện nay

Vào cuối thời Hùng Vương, giữa Hùng và Thục xảy ra cuộc xung đột kéo đài Cuộc xung đột đang tiếp diễn thì nước Văn Lang cũng như người Lạc Việt và người Tây Âu cùng toàn bộ các nhóm người Việt trong khối Bách Việt đứng trước một mối đe doa cuc kỳ nguy hiểm Đó là nạn ngoại xâm với quy mô lớn của đế chế Tần Vào khoảng năm 241 tr.CN nhà Tần tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, xâm phạm trước hết là địa bàn cư trú của người Tây Âu Thue Phan với vai trò thủ nh liên minh bộ lạc Tây Âu đã phải đứng ra tổ chức chỉ đạo cuộc kháng chiến Các thủ lĩnh người Việt, do yêu cầu của cuộc chiến đấu đã suy tôn Thục Phán lên làm người chỉ huy cao nhất Cuộc chiến đấu kéo dài 5, 6 năm đã thắt chặt quan hệ đoàn kết giúp đỡ gắn bó vốn có của người Tây Âu và người Lạc Việt và là điều kiện chuẩn bị cho sự thành lập nhà nước Âu Lạc thay thế nhà nước Văn Lang Với cuộc kháng chiến này, trên thực tế cộng đồng cư dân Lạc Việt - Tây Âu đã hình thành và bằng xung đột, Thục Phán đã giành lấy vai trò thủ lĩnh lập

Trang 27

Trong triều vua Thục, ngoài vua ra vẫn có Lạc hầu và ở

các địa phương vẫn do các Lạc tướng cai quản' Chế độ chính trị của Âu Lạc căn bản vẫn là chế độ chính trị, xã hội của Văn Lang, được tăng cường và hoàn chỉnh hơn Quyền uy của nhà

vua được tăng cường hơn trước Kinh đô được đời xuống đồng

bằng, trung tâm của đất nước và được xây dựng với quy mô lớn hơn (thành Cổ Loa) Lực lượng quân đội khá đông, có tài liệu nói đến một vạn (xem Việt sử lược) được rèn luyện chu đáo và có kỹ thuật bắn cung nỏ cao

Đất đai nước Âu Lạc chia thành từng khu vực (các bộ) Bên dưới các bộ, đơn vị cơ sở của nước Âu Lạc cũng như nước Văn Lang là công xã nông thôn (làng, chiểng chạ) Trong xã hội, ngoài tầng lớp thống trị, tầng lớp đông đảo nhất là nông dan tu do ở các công xã và một bộ phận nhỏ là nô lệ, có thể nhiều hơn thời kỳ nước Văn Lang, nhưng chủ yếu vẫn là nô lệ

gia đình

ˆ Tóm lại: Thời kỳ Hùng Vương - An Dương Vương với sự ra đời của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, đánh dấu sự phát triển nhảy vọt về mọi mặt của tiến trình lịch sử dân tộc, từ thời đại mông muội dã man sang thời dai van minh Nha nude so khai đầu tiên ở Việt Nam đã được thành lập Đó là một trong những thành tựu có ý nghĩa lớn lao nhất của thời đại dựng nước trong lịch sử Việt Nam Tuy nhiên nhà nước Âu Lạc tổn tại không được bao lâu thì Triệu Đà tiến hành chiến tranh xâm lược Cuộc kháng chiến của nhân đân ta cuối cùng bị thất bại, đất nước bước vào thảm họa hơn 1000 năm Bắc thuộc, đầy gian lao thử thách khắc righiệt

! Sử cũ ghi lại một chức vụ của nước Âu Lạc là chức Tả tướng Theo

truyển thuyết, giúp việc An Dương Vương có các tướng Cao Lỗ, Lac

Trang 28

Mặc dù vậy, thời đại Hùng Vương - An Dương Vương với

sự phát triển rực rõ của nền vàn minh Sông Hồng và sự xuất hiện một hình thái nhà nước sơ khai "không những chứng tô nền văn hiến lâu đời, lịch sử dựng nước sớm của dân tộc ta, mà

cồn tạo lập một nền tảng vững bển cho toàn bộ sự sinh tổn và

Trang 29

PHẦN THỨ HAI

Nhà nước và pháp luật

thời kỳ đấu tranh giành lại độc lập dân tộc

(Từ 179 Tr.CN đến đầu thế kỷ Ä)

Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của An Dương Vương thất bại, Âu Lạc bị sáp nhập vào Nam Việt Rồi từ năm 111 tr.CN trở đi, sau khi Triệu Đà bị các triểu đình Hán tộc đánh bại, Âu Lạc trở thành quận huyện của các nhà nước phong kiến phương Bắc cho đến đầu thế kỷ X mới giành lại được nền độc lập tự chủ thực sự Trong khoảng thời gian đài hơn một nghìn năm ấy, nhân đân ta đã không ngừng nổi dậy đấu tranh chống chính quyền đô hộ Một số cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi, nhưng kết quả là đã không duy trì và giữ vững

thành quả được bao lâu như khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi

nghĩa Lý Bí

Từ Hai Bà Trưng khởi nghĩa cho đến họ Khúc dấy nghiệp, trong gần mười thế kỷ đó, kẻ thù không có được một thế kỷ nào

ổn định và trọn vẹn để cai trị và thực hiện mưu đầ đồng hóa

của chúng :

Trang 30

ngoài việc thiết lập bộ máy cai trị, các triểu đại thống trị kế tiếp nhau đã sử dụng những hệ thống, thiết chế của nhà nước

Âu Lạc để phục vụ cho sự thống trị của chúng

Có thể nói rằng "Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, hai mặt đối lập và đấu tranh quyết liệt đó chi phối toàn bộ cuộc sống Việt Nam và tiến trình lịch sử Việt Nam trong hờn chục thế _ kỷ"! Trong cuộc đấu tranh đó nền văn hóa dân tộc từng bước bị phá vỡ, nền văn hóa Hán được du nhập và truyền bá vào đất nước ta vừa tự nhiên, vừa cưỡng bức, trong đó xu hướng cưỡng bức là chủ yếu Trên cơ sở nền văn minh nông nghiệp và xóm làng, nhân dân ta tiếp thu có chọn lọc những tỉnh hoa của nền văn hóa Trung Hoa Chính vì vậy, tiến trình văn hóa Việt Nam giai đoạn này có hai khuynh hướng đối lập nhau (Hán hoá và Việt hóa) trong đó khuynh hướng Việt hóa là chủ yếu ˆ

Đối lập với bộ máy của nhà nước đế chế và tổ chức chính quyển đô hộ theo quận huyện, nhân dân ta lo bảo tổn và củng cố cộng đồng làng xóm, để trên cơ sở đó mà chống lại đồng hóa và giành lại đất nước, giành lại nền độc lập dân tộc

Mặc dù vậy, về mặt chính quyền, trong quá trình đô hộ, từng bước cũng có những thay đổi và xu thế chung là ngày càng tăng cường và chặt chẽ hơn

1 Tổ chức nhà nước

1.1 Chính quyền đô hộ từ 179 tr.CN đến năm 39

Sau khi thôn tính Âu Lạc, Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt và chia Âu Lạc làm hai quận là quận Giao Chỉ (gồm

Trang 31

miền đồng bằng và tr ung du Bắc Bộ) và quận Cứu Chân (vùng

Thanh - Nghệ - Tĩnh hiện nay) 6 mai quận, chúng đặt một viên quan cai trị gọi là guan sứ hay điển sứ với tư cách là sứ

giả của nhà vua Các lạc tướng đều ở dưới quyền kiểm soát của hai viên quan sứ Ngoài ra, bên cạnh các viên quan sứ, Triệu Đà còn đặt một chức quan võ (tả tướng) và một số quân đồn trú để kiểm chế các lạc tướng' Bên dưới cấp quận, chưa hề có một tổ chức hành chính nào khác Chính quyển đô hộ thông qua các viên quan cai trị bản xứ mà thu cống nạp, bắt nhân dân thuộc quốc lao dịch Sử cũ không chép cụ thể việc bóc lột nhân dân Âu Lạc của nhà Triệu Thủy Kinh Chú và Tiển Hán thư cho ta biết số đồ nộp cống của Triệu Đà cho Hán Vũ Đế phần lớn là các loại sản vật quý vơ vét ở nước ta thời bấy giờ” Nhìn chưng cơ SỞ xã hội của Âu Lạc chưa bị động chạm đến bao nhiêu

Từ năm 111 tr.CN nhà Tây Hán sau khi chính phục được Nam Việt (bao gồm cả Âu Lạc) đã chiếm được những vùng đất rộng lớn bao gồm những vùng đất phì nhiêu, giao thông thương mại thuận lợi, nhiều sản vật quý Năm 106 tr.CN, nhà Tây Hán đặt Giao Chỉ bộ (thay Châu Giao ChỶ sau này), trụ sở đặt tại Mê Lãnh, (quận Giao Chị) và đặt thêm quận Nhật Nam từ Hoành Sơn đến Quảng Nam Giao chỉ bộ bao gồm 9 quận do một thi? si đứng đầu, phụ trách thanh tra công việc của các quận” Mỗi quận có một viên đô ý phụ trách việc quân sự Các

!8“ Trân Quốc Vượng, Hà Văn Tấn: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, t.1 NXB Giáo dục, Hà Nội, 1960 tr.30

Trang 32

Lạc tướng vầu giữ quyền thế tập va cai tri dân như cũ (trong

phạm vi bộ của mình, nhưng lúc này bộ chuyển thành huyện,

vi vay Lac tướng cũng mang đanh hiệu là huyện lệnh)

Tuy nhà Hán đã áp đặt được một bộ rnáy đô hộ cấp châu, cấp quận, song không nắm được cấp huyện, phương thức bóc _ lột vẫn là cống nap

Sang dau Công nguyén, ở Trung Quốc chính sách đô hộ của chúng ở nước ta được xiết chặt hơn Đứng đầu Giao Châu vẫn là /hứ sử (sau đổi thành cu mục và từ năm 42 đổi lại thành thứ sử) Thứ sử ở luôn tại trụ sở Giúp việc thứ sử có các lại viên gọi là đòng sự sử Ở Giao Châu có 7 viên đòng sự sử như Công two tong suv coi việc bổ quan lại và các việc dân (khi có việc quân sự thì đặt bứnh tào tòng sự), bạc tào tòng sự coi việc số sách tiền nong, lúa má , khi thứ sử đi tuần hành các nơi có biệt giá tong sw Cac tong su khác đốc thúc việc giấy tờ sổ sách của các quận Ngoài ra còn có chức giỏ ¿á trông cot việc văn thư, môn đình, thời tiết, tế tự, pháp luật!

Trang 33

Dưới mỗi huyện, huyện nào lớn có một viên huyện lệnh, huyện nào nhỏ có huyện trưởng 6 nước ta, huyện lệnh vẫn là lạc tướng Dưới huyện lệnh có một viên thừa và hai viên uý,

cũng chia thành các tào để làm việc Mùa thu và đông, huyệ ện phải thu thuế rồi báo cáo lên quận

Tóm lại: tổ chức cai trị của nhà Đông Hán có phần thit chặt hơn Trên miền đất nước ta đi đôi với việc tổ chức cai trị, việc khai thác kinh tế bắt đầu được tiến hành mạnh mẽ làm cho nhân dân ngày càng bị bóp nghẹt Cùng với ý thức dân tộc, nhân đân ta luôn luôn vùng đậy đấu tranh mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mùa xuân năm 40

1.2 Chính quyền tự chủ thời Hai Bà Trưng (từ năm 40

đến năm 43)

Mở đầu cuộc khởi nghĩa của nhân dân Giao Châu chống lại ách thống trị của nhà Đông Hán là cuộc khởi nghĩa to lớn của nhân dân Giao Chỉ cùng với các quận Cứu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, mùa xuân năm 40, đã giành được thắng lợi nhanh chóng Sau khi chiếm được Liên Lâu (Luy Lâu), trụ sở của thái thú Giao Chỉ, quân khởi nghĩa đã chiếm được hầu hết đất đai trên lãnh thổ nước ta lúc bấy giờ và thiết lập được chính quyển tự chủ trên lãnh thổ đó

Sau khi khởi nghĩa giành được thắng lợi, các bạc tướng đã

suy tôn Trưng Trắc làm vua, đóng đô tại Mê Linh

D6 ky déng cét Mé Linh |

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta (Đại Nam quốc sử diễn ca)

Trang 34

chép rằng Trưng Vương thu được thuế má của dân quận Giao Chỉ và Cửu Chân Như vậy trong thực tế chính quyền Trưng Vương đã nắm được hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân Hai Bà đã giảm bớt gánh nặng thuế má hai năm lién cho nhân dân hai quận này Tuy vậy, do thời gian tổn tại ngắn ngủi (trong vòng 3 năm), chính quyền Trựng Vương chưa có điều kiện xây dựng được một bộ máy thống trị vững chắc và có quy mô Nhưng có thể nói chính quyền Trưng Vương là mầm mong dau tiên của một chính quyền độc lập được dựng lên trong quá trình đấu tranh chống ách thống trị của phong kiến Trung Hoa

1.3 Chính quyền đô hộ từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (từ năm 43 đến dau thé ky VD

Sau khi cuộc kháng chiến anh ding cla nhân dan ta dưới

sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng thất bại, nhà Đông Hán lập lại sự thống trị trên đất nước ta Chính sách nô dịch, bóc lột và đồng hóa được đẩy mạnh hơn trước; có hệ thống và quy mô lớn hơn, tăng cường khai thác vơ vét của cải quý hiếm, thực hiện chính sách bóc lột tô thuế

Chế độ quận, huyện được tăng cường Nhà Đông Hán chủ trương loại trừ dần những tổ chức cũ của chính quyền bản xứ Tyiểu đình phong kiến phương Bắc cử quan lại sang Châu Giao cai trị đến cấp huyện Các chức £hứ sử, thá¿ thú vẫn được duy trì như giai đoạn trước Ở mỗi huyện có huyện lệnh đững đầu, chức Lạc tướng thế tập bị bãi bỏ Đa số các huyện lệnh đều là người Trung Quốc do triểu đình nhà Hán bổ nhiệm, chỉ một số

ít là người bản xứ trung thành với nhà Hán

Trang 35

chính quyền đô hộ đối với các địa phương, Mã Viện đã tiến

hành chia lại cư dân theo khu vực, chia các huyện quá to thành các huyện nhỏ Năm 103 nhà Hán đổi Giưo Chi bộ

thành Giao Châu, tỏ rõ hơn ý muốn sáp nhập đất nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc do ¿5 sử đứng đầu

Đưới các triều đại phong kiến kế tiếp nhau, các đơn vị hành chính từng bước cũng có sự thay đổi Dưới thời Ngô (năm 264), lãnh thô Giao Châu bị thu hẹp lại, chỉ bao gồm các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phế (phần còn lại của Giao Chỉ bộ gọi là Quảng Châu) Dưới thời Nam Bắc Triểu, vào thế ky V, Giao Châu được chia thành 8 quận, 53 huyện Vào năm 471, nhà Tống tách đất Hợp Phố ra khỏi Giao Châu, hợp với một số quận khác của Quảng Châu lập ra Việt Châu 6 Giao Châu, chúng đặt thêm hai quận là Nghĩa Xương và Tống

Bình (Hà Nội ngày nay) -

Sang đầu thế ký VI, dưới thời nha Lương (609 - B67), các

đơn vị hành chính lại có sự thay đổi Nhà Lương chia nhỏ thêm

các châu, nâng một số quận lên hàng châu Năm 523, nhà

Lương chia đất Giao Châu, đặt Ái Châu ở Thanh Hóa, đổi tên

các quận Cửu Đức thành Đức Châu, lập thêm hai châu mới là Lợi Châu và Minh Châu Năm 523, nhà Lương cắt một phần đất ven biển quận Giao Chỉ đặt ra Hoàng Châu (Quảng Ninh ngày nay) Ö thời Lương, trên miền đất nước ta có 6 châu: Giao

(Bac BS), Ai (Thanh Héa), Hoang (ven biển Bắc Bộ), Đức, Lợi,

- Minh (Nghệ - Tĩnh)”

! "hồi Tống, trị sở Giao Châu đặt ở Long Biên, gồm 8 quận là Giao

_Chỉ, Vũ Bình, Tân Xương, Cứu Chân, Cửu Đức, Nhật Nam, Nghĩa

Xương, Tống Bình

Trang 36

Việc điều chỉnh các đơn vị hành chính nhằm mục đích chủ yếu là kiểm chế, kiểm soát chặt chẽ nhân đân thuộc địa, đàn

áp có hiệu lực các cuộc khởi nghĩa không ngừng nổ ra của nhân

dân ta

Tuy nhiên, tình hình chính trị của đất nước ta thời bấy giờ có những biến đổi tùy theo tình hình chính trị tại Trung Quốc Khi chính quyền trung ương phong kiến ở Trung Quốc vững mạnh thì sự thống trị ở Giao Châu có tính chất tập trung hơn và ngược lại, khi chính quyền trung ương yếu do phân tranh nội bộ và các cuộc khởi nghĩa nông dân, thì thứ sử, thái thú thực hiện quyền hành của họ ở đây, thoát ly sự kiểm soát của trung ương Chính vì vậy, chính quyền ở Giao Châu từ triểu Tấn đến triều Lương thực tế là một chính quyển cát cứ, hoặc do bọn chỉ huy quân sự địa phương thao túng, hoặc ở trong tay bọn thứ sử, thái thú lập nghiệp trên đất Giao Châu Nhìn chung từ cuối thế kỷ.II đến nửa đầu thế kỷ VI, "sức ly tâm chính trị ở Châu Giao ngày càng lớn" và đó là cơ hội cho phong trào đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc' Năm 542, mét cuộc khởi nghĩa lớn do Lý Bí lãnh đạo đã nổ ra và giành thắng

lợi

1.4 Chính quyền tự chủ thời Lý Bí và nhà nước Vạn Xuân (từ năm 544 đến năm 602)

Mùa xuân năm 542, Lý Bí, xuất thân từ một hào trưởng địa phương, nhân lòng dân oán hận, đã liên kết với hào kiệt

' Xem bản thống kê các cuộc nổi dậy và sự biến ở Giao Châu từ sau

cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đến trước cuộc khởi nghĩa Lý Bí, để thấy

rõ sức ly tâm chính trị rất lớn trên miển đất nước ta thời kỳ này trong Lịch sử Việt Nam, t.l, NXB Dai hoc va Trung hoc chuyén

Trang 37

các châu trên đất nước ta, nổi dậy chống ách đô hộ của triểu

đình nhà Lương Cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng giành được

thắng lợi, trong vòng ba tháng đã chiếm được thành Long Biên và từng bước đánh thắng các cuộc phản công đối phó của tập đoàn thống trị phương Bắc, đồng thời đánh tan cuộc lấn chiếm :

của vua Chăm pa Ru-dra-vac-man I ở Đức Châu (Nghệ - Tĩnh)

vào tháng 5 năm 543

Sau những thắng lợi đó, tháng 2 năm 544, Lý Bí chính thức lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Nam Việt đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, khẳng định niềm tự tôn đân tộc, độc lập với các hoàng đế ở phương Bắc và mong muốn đất nước được bền vững muôn đời Tài liệu lịch sử không cho biết cụ thể về hệ thống chính quyển tự chủ thời kỳ này, chỉ biết rằng khi lên ngơi hồng đế, Lý Bí đã đặt trăm quan, lấy Tình Thiều làm tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ, Triệu Túc làm thái võ Lý Phục Man được cử làm tướng quân coi giữ một miền biên cảnh từ Đỗ Động (Thanh Oaj) - đến Đường Lâm (Hà Tây), để để phòng Di Lão! Ông cho xây dung dai Vạn Xuân để

làm nơi triều hội Năm 544, ông cho đúc tiền "Thiên Đức thông

bảo" Một năm sau kể từ khi nhà Lý lên ngôi, tháng 7 năm 545, nhà Lương tổ chức cuộc chinh phục Châu Giao Lý Bí bị thua lớn phải lui quân về vùng Khuất Lão (Vĩnh Phú)

Sau một thời gian chỉnh đến lực lượng, tháng 10 năm 546, ông kéo quân ra hạ thuỷ trại tại vùng hồ Điển Triệt (Lập Thạch - Vĩnh Phú), nhưng bị quân Lương đánh bại, nghĩa quân tan vỡ, Lý Nam Đế phải lui vào vùng núi cao và giao

! Về Lý Phục Man, xưa nay có nhiều ý kiến cho rằng ông chính là Pham Tu Day là vấn dé chưa được giải quyết ¡õ ràng Xem: Phan Huy Lê: Xẻ Giá - một làng chiến đếu truyêền thống tiêu biéu va

người anh hùng Lý Phục Man, Tạp chí Dân tộc học, sd 2:- 1985

Trang 38

bình quyền cho Triệu Quang Phục, rồi bị bệnh mất năm 548

Luc ludng còn lại của Lý Nam Đế chia làm hai cánh: Một cánh

theo Lý Thiên Bảo, anh ruột Lý Nam Đế rút vào miền Trung,

sau bị đánh bại, Lý Thiên Bảo rút lên vòng thượng du Thanh

Hóa ở Động Dã Năng, xưng là Đào Lang Vương; một cánh do Triệu Quang Phục cầm đầu lui về dựng căn cứ ở Dạ Trạch (Khoái Châu, Hải Hưng) Khi Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục tự xưng là Triệu Việt Vương Qua gần 4 năm chiến đấu, nghĩa quân càng mạnh, nhân khi triểu đình nhà Lương rối ren, loạn Hầu Cảnh và nội chiến, Trần Bá Tiên cướp ngôi nhà Lương lập ra nhà Trần, Triệu Quang Phục đã tung quân tiến công chiếm lại Long Biên, giành lại quyển tự chủ

Tuy vậy nền độc lập lúc này chưa vững chắc Trong thời gian này đã hình thành những thế lực cát cứ địa phương, xưng

đột lẫn nhau Năm 555, Lý Thiên Bảo qua đời Lý Phật Tử lên thay kéo quân ra giao chiến với Triệu Quang Phục và năm 571, Ly Phat Tu doat toàn bộ quyền hành và tự xưng là Nam Dé (hậu Lý Nam Đế), bề ngoài vẫn thần phục nhà Trần Nhung chang bao lâu ở Trung Quốc nhà Tùy diệt nhà Trần (năm 589) thống nhất Trung Quốc, âm mưu đặt lại ách thống trị đô hộ trên miền đất nước ta Nhà Tùy tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược, cuộc kháng chiến của Ly Phat Tủ nhanh chóng thất bại

1.5 Chính quyền đô hộ Tùy - Đường Bước chuẩn bị tiến

tới chính quyền độc lập tự chủ từ đầu thế kỷ VH đến

đầu thế kỷ X

Sau thất bại của Lý Phật Tử, đất nước ta rơi vào ách đô hộ

Trang 39

lại quận Miền đất nước ta dưới thời Tùy gồm các quận, huyện như sau:

- Giao chỉ gồm 9 huyện (Bắc Bội): - Cửu Chân gồm 7 huyện (Thanh Hóa); - Nhật Nam gồm 8 huyện (Nghệ Tĩnh);

- Ti Canh gầm 4 huyện (đất ba châu của Lâm Ấp); - Hải Âm gồm 4 huyện (đất ba châu của Lâm Ấp); - Lâm Ấp gồm 4 huyện (đất ba châu của Lâm Ấp)

- Cũng năm 607, nhà Tùy đời quận trị Giao Chỉ từ Long Biên (Hà Bác) về Tống Bình (Hà Nội)

Về danh nghĩa, các quận trực tiếp phụ thuộc chính quyền "phong kiến trung ương, nhưng trên thực tế, quận ở nước ta chỉ là vàng đất ràng buộc lỏng lẻo, chỉ là nơi cát cứ của bon quan lại Trung Quốc, nơi xây ra những cuộc đánh cướp lẫn nhau giữa chúng

Năm 618, ở Trung Quốc, cha con Lý Uyên đã dấy lên tập hợp thống nhất lực lượng cát cứ, lật đổ nhà Tùy, lập ra nhà Đường Thái thú Khâu Hòa đầu hàng nhà Đường được phong Đại Tổng ( quan Giao Chau

Trung Quốc đưới thời Đường là một đế chế rất thịnh đạt về cả vật chất lẫn văn hóa Những năm đầu của triều Đường là thời kỳ ổn định Nhà Đường tiến hành trấn ấp các cuộc nổi loạn, xây dựng kinh đô, tổ chức lại nền hành chính đế chế mà mô hình đã được xây dựng từ thời Tần, có khuynh hướng trung ương tập quyền mạnh mẽ với 6 cơ quan chức năng" (như bộ và

! 6 cơ quan này là:

- Thượng thư sảnh: quản lí các công việc nhà nước (6 bộ); - Môn hạ sảnh: Tuyên cáo và kiểm sát chính lệnh;

Trang 40

các cơ quan khác sau này) Nhà Đường chia cả nước ra làm 10 đạo (tăng lên 15 đạo ở thế ký VITT), bên dưới là châu hay phủ và huyện Các vua Đường tiến hành xây dựng những định chế

pháp luật từ những năm 624 và năm 653 hoàn thành bộ

Đường luật thư nghĩa mang tính chất luật hình với hơn 500 điều khoản; tổ chức lại quân đội, quy định chế độ ruộng đất và thuế khoá v.v.: lập 6 đô hộ phú hoặc đốc phủ - một loại hình đô hộ và bảo hộ bằng quân sự

Trên miền đất nước ta, nhà Đường bãi bỏ các quận do nhà "Tùy lập, khôi phục lại hệ thống các châu nhỏ thời Nam - Bắc triểu Trùm lên các châu thuộc miền đất nước ta, năm 622, nhà: Đường lập Giao Châu đô hộ phú năm 679 đổi thành An Nam đô hộ phủ (tên An Nam có từ đó), rồi Trấn Nam đô hộ phủ (từ 7ð7 - 768), Tĩnh Hỏi quân tiết trấn Thống trị đô hộ phủ tùy theo từng giai đoạn là các viên quan Kinh lược:đô hộ sứ, Tổng quản bình lược sứ, Đô hộ tổng quản kinh lược chiêu thao sứ rộồi Tiết độ sứ (từ năm 864, Cao Biển được cử giữ chức này) có quyển hành rất lớn Trị sở của Đô hộ phủ ở huyện Tống

Bình (Hà Nội) „ oe

Việc lap An Nam đô hộ phủ đánh dấu sự thất bại sau 700 năm thống trị của bọn đô hộ trong âm mưu đồng hóa nhân dân ta và biến miền đất nước ta thành nội địa Trung Hoa, nhưng _một mặt khác, đó là thủ đoạn sử dụng bạo lực quân sự nhằm

đập tắt hoặc làm mai một ý chí giành độc lập dân tộc của nhân dân ta

- Nhà Đường chia An Nam ra làm 12 châu, 59 huyện (bao gồm miền đất nước ta hiện nay từ Đèo Ngang trở ra và một

- Xu mật viện: gầm Hoàng đế và các đại thần ở các sảnh trên: - Ngự sử đài: với chức năng kiểm sát tối cao:

Ngày đăng: 08/11/2022, 22:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w