Bài tập nhóm môn lịch sử nhà nước pháp luật đề bàiso sánh chế định hôn nhân trong bộ quốc triều hình luật thời hậu lê và hoàng việt luật lệ thời nguyễn

12 0 0
Bài tập nhóm môn lịch sử nhà nước pháp luật đề bàiso sánh chế định hôn nhân trong bộ quốc triều hình luật thời hậu lê và hoàng việt luật lệ thời nguyễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khái niệma.Hôn nhân là gì? Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã thực hiện các quy định của pháp luật vềkết hôn, nhằm chung sống với nhau và xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc

lOMoARcPSD|38482106 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC&PHÁP LUẬT Đề bài So sánh chế định hôn nhân trong bộ Quốc Triều hình luật thời Hậu Lê và Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn Lớp: 4711 Nhóm: 04 Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2022 1 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 BẢNG ĐÁNH GIÁ BÀI TẬP NHÓM Nhóm: 04 Lớp: 4711 Khóa: 47 Khoa: Luật Tổng số sinh viên của nhóm: 10 + Có mặt: 10 + Vắng mặt: 0 Nội dung: So sánh chế định hôn nhân trong bộ Quốc Triều hình luật thời Hậu Lê và Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn Môn học: Lịch sử nhà nước và pháp luật Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm số 4 Kết quả như sau: Tiến độ thực Mức độ hoàn thành Họp nhóm hiện (đúng STT Họ và tên hạn) Đóng Kết luận góp Xếp loại 1 Hoàng Thị Hoa Có Không Không Trung tốt Bình Tốt Tham Tích nhiều ý gia đầy cực sôi tưởng A X X đủ nổi A X X A X X X A X A 2 Lương Thị Thảo X X X X X A X A 3 Phạm Hoài Giang X X X X X A X A 4 Lê Anh Kiều Trang X X X X X B X 5 Trương Thị Như Quỳnh X X X X 6 Bế Thanh Tâm X X X X 7 Nguyễn Ngọc Bảo Hân X X X X 8 Chu Phương Anh X X X X 9 Nguyễn Thị Trinh X X X X 10 Tăng Xuân Lữ X X X Hà Nội,ngày 25 tháng 12 năm2022 NHÓM TRƯỞNG 2 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 M唃⌀C L唃⌀C I ĐẶT VẤN ĐỀ 4 1.Quốc triều hình luật…………………………………………………………4 2.Hoàng Việt luật lệ………………………………………………………… 4 II NỘI DUNG .4 1.Khái niệm: 4 a.Hôn nhân là gì……………………………………………………………… 4 b.Kết hôn là gì………………………………………………………………….4 c Đính hôn là gì……………………………………………………………… 5 d Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh……………………… 5 2.Chế định hôn nhân qua hai bộ luật: 5 a.Trong Quốc Triều hình luật 5 b.Trong Hoàng Việt luật lệ .6 3.So sánh chế định hôn nhân trong 2 bộ luật 6 a.Giống nhau………………………………………………………………… 6 b Khác nhau………………………………………………………………… 7 b.1.Kết hôn…………………………………………………………………….7 b.2.Trong hôn nhân (quan hệ vợ chồng)…………………………………….8 b.3.Chấm dứt hôn nhân……………………………………………………….9 4.Nhận xét, kết luận………………………………………………………… 10 III.DANH M唃⌀C TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 3 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 I.ĐẶT VẤN ĐỀ: Thời đại nào cũng vậy pháp luật luôn đóng vai trò quan trọng đối với việc ổn định và thiết lập trật tự xã hội Pháp luật bao gồm những quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc, qua đó mà việc điều hành và cai quản cách dễ dàng hơn Nhận thức rõ tầm quan trọng đó nên từ lâu nhà nước quân chủ và phong kiến Việt Nam đã quan tâm, đầu tư ban hành pháp luật Trong thời kì này các bộ luật tổng hợp và các văn bản pháp luật khác như: Chiếu, Chỉ, Lệ, Lệnh, Dụ, Sắc Nổi bật trong đó là 2 bộ Luật Quốc triều hình luật và Hoàng Việt Luật Lệ Luật pháp Việt Nam mang đậm tinh thần của tư tưởng Nho giáo vì vậy hôn nhân được xem là nền tảng quan trọng của xã hội Do đó chế định về hôn nhân của các bộ luật cũng bị ảnh hưởng nhiều trong mối quan hệ luật pháp 1.Bộ Quốc Triều hình luật: Bộ Quốc Triều hình luật là bộ luật hình chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê (1428- 1788); đây là một thành tựu có giá trị đặc biệt trong lịch sử pháp luật Việt Nam Nó không chỉ là đỉnh cao so với những thành tựu pháp luật trước đó mà còn đối với cả bộ luật được biên soạn vào thế kỷ XIX và các bộ luật khác trên thế giới ở các nhà nước phong kiến 2.Hoàng Việt luật lệ: Hoàng Việt luật lệ là luật do Gia Long ban hành Có thể đánh giá đây là là bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh nhất trong hệ thống luật cổ của nước ta và là bộ luật đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam có sự thống nhất từ Bắc vào Nam Điểm đặc sắc và nổi bật nhất trong hai bộ luật trên là chế định về hôn nhân Đây là một đề tài rộng lớn và đã được rất nhiều nhà khoa học trong nước và ngoài nước chọn làm đề tài nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu và khám phá về chế định hôn nhân trong bộ “Quốc triều hình luật” và “Hoàng Việt luật lệ” nhóm 4 xin phép làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt của trong chế định hôn nhân trong hai bộ luật Nêu ra được những ưu, nhược điểm của hai bộ luật và đâu là nguyên nhân dẫn đến điều đó Từ đó chúng ta có thể rút ra giá trị trân quý của 2 bộ luật để đóng góp, hoàn thiện pháp luật Việt Nam ngày nay II.NỘI DUNG: 1.Khái niệm a.Hôn nhân là gì?  Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn, nhằm chung sống với nhau và xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, bền vững  Nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữa hai bên và tương trợ lẫn nhau về những nhu cầu vật chất trong đời sống hàng ngày Hôn nhân là quan hệ gắn liền với nhân thân của mỗi bên nam nữ với tư cách là vợ chồng Trong xã hội mà các quan hệ hôn nhân được coi là quan hệ pháp luật thì sự liên kết giữa người nam và người nữ mang ý nghĩa như một sự kiện pháp lý làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho các bên trong quan hệ vợ chồng b.Kết hôn là gì?  Kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn 4 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106  Quốc triều hình luật không quy định tuổi kết hôn, mặc dù trong Thiên Nam dư hạ tập (phần lệ Hồng Đức hôn giá) có viết: "Con trai 18 tuổi, con gái 16 tuổi mới có thể thành hôn" Hoàng Việt luật lệ cấm tảo hôn, không qui đinh độ tuổi nhưng hạn chế già trẻ lấy nhau c.Đính hôn là gì? Lễ đính hôn thực chất là đám hỏi trong văn hóa của người Việt Nam Đây là một nghi lễ vô cùng quan trọng cần phải có trong các đám cưới truyền thống Đó là nghi lễ mà 2 bên gia đình hứa gả con cái cho nhau, là bước đệm quan trọng để tiến tới lễ kết hôn Ở Việt Nam, tùy từng vùng miền, tập tục của từng địa phương mà yêu cầu về ngày lễ đính hôn này có thể sẽ khác nhau Tuy nhiên thông thường thì vào ngày đính hôn, nhà trai sẽ mang lễ vật qua nhà gái, nhà gái sẽ nhận lễ vật thay cho lời đồng ý gả con gái của mình cho chàng trai ấy Cũng kể từ lễ đính hôn, các cặp đôi đã có thể coi nhau như vợ chồng sắp cưới d.Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh Đối tượng điều chỉnh của chế định hôn nhân là mối quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân, cụ thể là điều kiện, thủ tục kết hôn; quan hệ thân nhân và tài sản giữa vợ và chồng; việc chấm dứt hôn nhân Phương pháp điều chỉnh của chế định hôn nhân là những cách thức, biện pháp mà các quy phạm pháp luật hôn nhân tác động lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó, phù hợp với ý chí của Nhà nước 2 Chế định hôn nhân qua 2 bộ luật a Trong Quốc Triều hình luật Các nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hôn nhân của bộ luật là: hôn nhân không tự do, đa thê và xác lập chế độ gia đình gia trưởng Chúng thể hiện lễ nghĩa Nho giáo, trật tự xã hội, gia đình phong kiến, tuy nhiên vẫn mang màu sắc của truyền thống văn hóa Đại Việt Bộ luật đã điều chỉnh các quan hệ như kết hôn, trong hôn nhân hay chấm dứt hôn nhân (do chết hoặc ly hôn) Trong việc kết hôn, luật quy định các điều kiện để có thể kết hôn là: có sự đồng ý của cha mẹ (điều 314), không được kết hôn giữa những người trong họ hàng thân thích (điều 319), cấm kết hôn khi đang có tang cha, mẹ hay chồng (điều 317), cấm kết hôn khi ông, bà, cha hay mẹ đang bị giam cầm, tù tội (điều 318), cấm anh (em) lấy vợ góa của em (anh), trò lấy vợ góa của thầy (điều 324), với một số quy định khác trong các điều 316, 323, 334, 338, 339 Quốc triều hình luật không quy định tuổi kết hôn Luật Hồng Đức cũng quy định về hình thức và thủ tục kết hôn như đính hôn và thành hôn (các điều 314, 315, 322) Lưu ý là Quốc triều hình luật luật cho thấy cuộc hôn nhân có giá trị pháp lý từ sau lễ đính hôn Ví dụ điều 315 quy định: Gả con gái đã nhận đồ sính lễ mà lại thôi không gả nữa thì phải phạt 80 trượng Còn người con gái phải gả cho người hỏi trước Tuy nhiên, nếu trong thời gian từ lễ đính hôn cho đến khi thành hôn mà một trong hai bên bị ác tật hay phạm tội thì bên kia có quyền từ hôn Luật Quốc triều hình luật quy định các trường hợp chấm dứt hôn nhân là: một trong hai người đã chết hoặc ly hôn Về trường hợp chấm dứt hôn nhân do một trong hai người đã chết cần lưu ý là quan hệ hôn nhân chỉ thực sự chấm dứt ngay nếu người chết là vợ, còn nếu là chồng chết thì nó chỉ chấm dứt sau khi mãn tang Quy định này được đặt ra một cách gián tiếp trong các điều 2 và 320 Về trường hợp ly hôn có ba nhóm sau:  Buộc phải ly hôn (các điều 317, 318, 323, 324, 334) do hôn nhân đã vi phạm các quy định cấm kết hôn  Ly hôn do lỗi của người vợ: Điều 310 quy định người chồng phải ly hôn khi người vợ phạm phải điều nghĩa tuyệt (đoạn tuyệt hết ân nghĩa vợ chồng) như: không con, ghen 5 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 tuông, ác tật (mắc các bệnh như phong, hủi), dâm đãng, không kính cha mẹ, lắm lời, trộm cắp  Ly hôn do lỗi của người chồng: Điều 308 quy định: "Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (vợ được trình với quan sở tại và xã quan làm chứng) thì mất vợ" Quy định như vậy quyền lợi của người phụ nữ đã được bảo đảm và quan trọng hơn nó cũng trở thành cơ sở để người chồng phải thực hiện tốt nghĩa vụ đối với người vợ của mình Đây là quy định nổi bật phản ánh tính sáng tạo của nhà làm luật nhằm duy trì trật tự ổn định trong gia đình b.Trong Hoàng Việt luật lệ Hoàng Việt luật lệ đề cao giá trị đạo đức truyền thống Trong những quy định về hôn nhân, giá trị đạo đức luôn được Hoàng Việt luật lệ quy định rất chặt chẽ, thể hiện tư tưởng rất tiến bộ không những trong vấn đề kết hôn mà còn trong cuộc sống của vợ chồng trong gia đình và cả vấn đề chấm dứt hôn nhân Hoàng Việt luật lệ quy định những hình phạt đối với hành vi kết hôn giữa những người có cùng huyết thống: "Phàm kẻ nào cùng dòng họ mà lấy nhau thì chủ hôn và trai gái, mỗi người bị phạt 60 trượng, ly dị, phụ nữ đưa về tông tộc, tiền cưới cho quan" Xuất phát từ truyền thống đạo đức gia đình Việt Nam nói riêng và gia đình phương Đông nói chung, trong gia đình phải có tôn ti trật tự, phải có trên, có dưới nên việc quy định này có ý nghĩa rất lớn trong việc giữ gìn nền nếp gia phong, bảo vệ nòi giống Đây là tư tưởng rất tiến bộ và được kế thừa cho đến ngày nay Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 10) quy định: “Cấm kết hôn giữa những người có cùng dòng máu trực hệ và những người có họ trong phạm vi ba đời” 3.So sánh chế định hôn nhân trong 2 bộ luật a.Điểm giống nhau Cả hai bộ luật đều quy định căn bản về chế độ hôn nhân trong thời phong kiến +Những quy định về hôn nhân trong Hoàng Việt luật lệ được trình bày từ Điều 94 đến Điều 109, Quyển 7 phần Hộ luật +Còn trong Quốc Triều hình luật được quy định tại các Điều 308,310,314→320,322→324,333,334,338,339 Hôn nhân không tự do, đa thê, bất bình đẳng và xác lập chế độ gia đình, gia trưởng là nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hôn nhân - Trước hết, cả hai bộ luật đều quy định các điều kiện có thể kết hôn là có sự đồng ý của cha mẹ (Điều 314- Quốc Triều hình luật ; Điều 94, 109 Hoàng Việt luật lệ) - Tiếp đến là các trường hợp cấm kết hôn như : Không được kết hôn giữa những người họ hàng thân thích ( Điều 319- Quốc Triều hình luật, Điều 100→102 Hoàng Việt luật lệ ; Cấm kết hôn khi đang có tang cha mẹ hay tang chồng (Điều 317-Quốc Triều hình luật; Điều 98-Hoàng Việt luật lệ ); Cấm kết hôn khi ông bà, cha mẹ bị giam cầm, tù tội ( Điều 318-Quốc Triều hình luật, Điều 99 Hoàng Việt luật lệ ); Cấm phụ nữ phạm tội chạy trốn (Điều 339-Quốc Triều hình luật, Điều 104- Hoàng Việt luật lệ); Cấm sự lạm dụng quyền thế của quan để kết hôn (Điều 316,323-Quốc Triều hình luật, Điều 103,183-Hoàng Việt luật lệ) - Điểm giống nữa là quy định về hành vi lợi dụng chức quyền để ức hiếp và ép buộc trong hôn nhân, những hành vi đó trong cả hai bộ luật đều bị xử phạt theo các hình thức khác nhau 6 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 b.Điểm khác nhau b.1.Kết hôn Điều kiện kết Quốc Triều Hình luật Hoàng Việt luật lệ hôn Kết hôn phải có sự đồng ý của hai bên Ngoài điều kiện quan trọng là sự ưng thuận của gia cha mẹ xuất phát từ quyền lợi của gia đình thì ý chí của người kết hôn cũng được tôn đình dòng họ trọng trong một số trường hợp nhất định Ngoài ra, Hoàng Việt luật lệ còn quy định cấm cha mẹ hứa hôn cho con cái khi đang còn là bào thai Không có điều khoản nào quy định về -Kết hôn khi tuổi còn quá nhỏ bị cấm Tuy không tuổi kết hôn, mặc dù trong Thiên Nam dư hạ ghi rõ về độ tuổi nhưng bộ luật cũng có những hạn Độ tuổi tập [ phần Lệ Hồng Đức hôn giá] có viết : " chế "già trẻ so le lấy nhau" (Điều 92 lệ 2 ) Con trai 18 tuổi, con gái 16 tuổi mới có thể -Cấm tảo hôn thành hôn" Các trường -Cấm con của quan trấn giữ biên ải kết -Cấm kết hôn khi mất trật tự thê thiếp (Điều 96) hợp cấm hôn với con của tù trưởng địa phương -Cấm nô tì lấy dân tự do (Điều 107) ( Điều 334) - Cấm sư nam,đạo sĩ kết hôn (Điều 106) ,tăng đạo -Cấm anh lấy vợ goá của em, em lấy vợ cưới thê thiếp phạt 80 trượng, buộc phải hồi tục, goá của anh, trò lấy vợ goá của thầy chủ hôn nhà gái đồng tội, bắt ly dị ( Điều 324) -Cấm lừa dối trong hôn nhân ( điều 94,95) -Cấm các quan, thuộc lại và con cháu -Cấm mệnh phụ phu nhân cải giá ( điều 98), nếu các quan kết hôn với đàn bà con gái mệnh phụ phu nhân mà chồng chết, tuy mãn tang làm nghề hát xướng, đã kết hôn thì đều mà tái giá phạt 80 trượng, truy thu bằng sắc khen phải ly dị (Điều 323) trước đây, phải bắt ly dị -Cấm kết hôn với người nước ngoài Vi phạm nhưng hôn nhân được chấp nhận sau khi -Trong thời để tang cha mẹ chồng thì chịu chế tài ( Điều 94, 95 ) kết hôn khi có tang cha không được kết hôn mẹ hoặc tang chồng thì chủ hôn 100 trượng, nếu -Cấm kết hôn khi ông bà cha mẹ bị tăng ông bà, chú bác, anh em mà cưới gả thì phạt giam cầm tù tội 80 triệu không phải ly dị kết hôn khi ông bà cha mẹ đang bị giam cầm tù tội con cháu tự ý và 80 trượng nếu cưới gả làm thiếp phạt 60 triệu nếu ông bà cha mẹ cho phép thì không được tiệc tùng kéo dài nếu trái xử 80 trượng Hình thức và Qua tinh thần, nội dung của các điều Luật quy định sau lễ đính hôn phải có "hôn thư" thủ tục kết 313,315,322 hoặc đã trao nhận Lễ nạp chưng thì hôn nhân mới hôn: Điều 315 : quy định cuộc hôn nhân chỉ có giá trị về pháp luật; hứa gả có văn bản mà đổi ý có giá trị pháp lí từ sau lễ đính hôn phạt chủ hôn 50 roi, nhà gái đã nhận đồ sính lễ và Đính hôn nhưng chưa có giá trị thực tế thay đổi cũng bị xử như vậy ( Điều 94 ) Trong thời gian đính hôn,nếu người con 7 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 (hứa hôn) trai bị ác tật hay phạm tội phá sản, và Không quy định nghi thức lễ cưới mà cho phép người con gái bị ác tật hay phạm tội thì căn cứ vào lễ nghi truyền thống Luật chỉ quy định Thành hôn bên kia mới được từ hôn Đính hôn là thời hạn tối đa giữa lễ đính hôn và lễ cưới là 5 (lễ cưới) hình thức tiên quyết của kết hôn năm; người con gái không có lỗi mà nhà trai không chịu cưới, quá hạn cho phép trình quan cho đi cải Chỉ từ khi thành hôn cuộc hôn nhân giá, nhà trai không được đòi tiền sính lễ mới có giá trị thực tế Bộ Quốc Triều hình luật không quy định thủ tục thành hôn, có lẽ nhà làm luật dành vấn đề này cho phong tục tập quán hoặc do thủ tục thành hôn cũng đã được quy định tỉ mỉ trong Lệ Hồng Đức hôn giá b.2.Trong hôn nhân ( quan hệ vợ chồng) Quốc triều hình luật Hoàng Việt luật lệ Nghĩa vụ chung thủy -Người vợ phải tuyệt đối chung -Tiết hạnh chủ yếu quy định với vợ thủy với chồng, nếu vi phạm sẽ bị chồng có quyền gả bán nếu vợ mắc tội ly hôn, chịu hình phạt nghiêm khắc thông gian Quyền và nghĩa vụ của -Người chồng phải cùng chung -Người chồng có nghĩa vụ dạy bảo, giáo người chồng sống dục vợ về lễ nghi thờ cúng gia tiên và - Người chồng phải nghĩa vụ cưu nguyên tắc thờ cúng tại đền miếu mang, cấp dưỡng cho vợ con và - Người chồng có quyền và nghĩa vụ không được ngược đãi vợ dã man quản chế vợ trong trường hợp mắc tạp phạm -Chồng không được bỏ vợ trong trường Tam bất khứ không nên bỏ vợ phạm phải thất xuất Quan hệ tài sản Bộ luật thừa nhận 3 loại tài sản -Không quy định về sản riêng của vợ, ruộng đất của vợ chồng cùng song người vợ phải phụ thuộc vào gia đình song tồn tại: nhà chồng +Tài sản ruộng đất của vợ -Chồng chết nếu vợ là quan chức sẽ +Tài sản ruộng đất của chồng được hưởng một phần lương bổng +Tài sản ruộng đất của vợ chồng cùng tạo nên trong thời kỳ hôn nhân 8 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 b.3.Chấm dứt hôn nhân Các trường hợp Quốc Triều hình luật Hoàng Việt luật lệ Có 2 trường hợp: Do một bên chồng hoặc vợ Ghi nhận 3 loại nguyên cớ chấm dứt chết trước, do ly hôn hôn nhân Do vi phạm những điều mà luật cấm kết hôn hoặc trường  Hôn nhân chấm dứt do vợ hoặc hợp kết hôn bị lừa dối, nhầm lẫn; chồng chết trước: Do một người bị chết và do ly hôn +Do lỗi của người vợ Điều 2, Điều 320 nếu người chồng chết Vợ bỏ trốn khỏi nhà chồng (Điều trước quan hệ nhân thân chưa chấm dứt ngay 108) hoặc thông gian (Điều 332) mà vẫn tồn tại trong thời gian vợ để tang chồng được quyền gả bán vợ…Vợ chồng Ngược lại nếu người vợ chết trước, mưu sát chồng, đánh chửi cha mẹ luật pháp không có quy định người chồng chồng, đánh chồng thành thương tật phải để tang và quan hệ nhân thân được chấm dứt ngay +Do lỗi của người chồng Chồng bán vợ làm nô lệ, ép vợ thông  Ly hôn gian, gả bán vợ cho người khác làm +Buộc phải ly hôn vì hôn nhân đã vi phạm thê thiếp… các quy định cấm kết hôn Các trường hợp " +Do nghĩa tuyệt hoặc thuận tình : tiêu hôn' xảy ra theo các điều luật Đây là quy định khá tiến bộ của Luật 317,318,323,324,334 Gia Long +Buộc người chồng phải ly hôn vì người vợ có lỗi Điều 310 +Cho phép người vợ xin ly hôn Điều 308,333 Thủ tục ly hôn Hai bên vợ chồng tự viết giấy ly hôn, hai bên Việc ly hôn đều trình lên quan ty, cùng ký, viết chữ giáp lai, mỗi người một không được tự tiện; hai bên có thể Hậu quả sau ly bản, chia tay làm " tư ước " hoặc "văn thư" làm hôn bằng Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng hoàn toàn chấm dứt, hai bên đều có quyền kết hôn Sau khi ly hôn quan hệ nhân thân và với người khác mà không bị pháp luật ngăn tài sản vợ chồng chấm dứt Người vợ cấm Vấn đề phân chia con cái và tài sản sau trở về gia đình cha mẹ đẻ, vợ hoặc ly hôn không được quy định trong Bộ luật có chồng có thể tái hôn, con cái chủ yếu lẽ nhà làm luật giành vấn đề này cho phong sống với cha, luật không quy định tục tập quán con cái sống với mẹ Trường hợp vợ có lỗi thì người vợ phải mất mọi quyền về nhân thân và tài sản Sau khi đã ly hôn, nếu người phụ nữ phạm tới cha mẹ, họ hàng, anh em chồng cũ thì xử như người thường (Điều 300) 4 Nhân xét, kết luận 9 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 Sau khi đưa ra những so sánh về chế định hôn nhân giữa 2 bộ luật, chúng ta thấy rằng cả 2 bộ luật đều có những điều tích cực, tiến bộ vượt bậc:  Thứ nhất, cả 2 bộ luật đều đề cao giá trị đạo đức truyền thống, bảo vệ sự ổn định, hòa thuận trong mối quan hệ vợ chồng (được thể hiện qua việc cấm kết hôn giữa những người có cùng huyết thống để đảm bảo yêu cầu duy trì nòi giống, bảo vệ luân lí đạp đức; việc xử lí nghiêm minh vợ hoặc chồng nếu có hành vi gây tổn hại đến bên kia;…)  Thứ 2, Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ bước đầu thể hiện tính dân chủ sâu sắc, bảo vệ quyền bình đẳng giữa vợ và chồng ( vợ chồng phải thực hiện nghĩa vụ với nhau trong hôn nhân, thừa nhận quyền thuận tình ly hôn của vợ chồng, cho phép người phụ nữ ly hôn trong 1 số trường hợp, người phụ nữ vẫn có quyền quản lí và thừa kế 1 phần tài sản, bảo vệ 1 số quyền cho người phụ nữ, …)  Thứ 3, trong 2 bộ luật bước đầu đã có sự quy định về độ tuổi kết hôn, đây là tư tưởng tiến bộ vượt bậc của các nhà làm luật phong kiến vì đã quan tâm tới tâm sinh lý của các bên nam nữ, sức khỏe đảm bảo để duy trì giống nòi và sự ổn định trong hôn nhân  Thứ 4, nhà làm luật của 2 nhà Lê, Nguyễn tôn trọng và áp dụng những phong tục tập quán, các điều khoản trong luật tục, hương ước trong chế định về hôn nhân; khiến chế định trong pháp luật trở nên gần gũi, quen thuộc, dễ ứng dụng trong đời sống của người dân Đồng thời cũng lưu giữ lại những nét truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt từ bao đời Bên cạnh đó vẫn còn những điểm hạn chế mang đâm tính chất thời đại như:  Quốc Triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ đều có những quy định mang nặng đạo đức luân lý của gia tộc như hôn nhân là do cha mẹ quyết định, cấm kết hôn trong các trường hợp vi phạm hiếu nghĩa,…  Cả hai bộ luật đều bảo vệ quyền gia trưởng trong gia đình, đa thê, bất bình đẳng (Quy định nhiều nghĩa vụ cho người vợ, vợ thực hiện tuyệt đối hơn trong các nghĩa vụ chung, chồng có quyền trừng phạt khi vợ có lỗi,bất bình đẳng trong việc sở hữu, kế thừa tài sản giữa vợ và chồng ) Với sự chi phối của tư tưởng Nho giáo nên đều có xu hướng thiên về bảo vệ quyền lợi của người chồng, người gia trưởng…  Quyền của người phụ nữ bị hạn chế  Kĩ thuật lập pháp còn hạn chế khi gộp hết các chế định hôn nhân vào trong bộ luật hình sự, các điều khoản còn nằm rời rạc, riêng lẻ, tản mạn,… Từ đó, ta thấy được những giá trị của 2 bộ luật mà đến tận ngày nay vẫn cần được đánh giá đúng đắn và áp dụng trong thực tiễn như: bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, đấu tranh cho bình đẳng giới, loại bỏ tập tục tảo hôn, kết hôn cận huyết vẫn còn tồn đọng, lưu giữ và phát huy những truyền thống văn hóa trong lĩnh vực hôn nhân của dân tộc, hoàn thiện kĩ thuật lập pháp,… Hôn nhân là một vấn đề rất quan trọng, cần được quan tâm đặc biệt và không ngừng hoàn thiện để từ đó có thể xây dựng nên một xã hội bền vững, văn minh, tiến bộ 10 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 III.DANH M唃⌀C TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Chương VIII, IX phần thứ ba, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, Hà Nội, 2017, tr 191-328 2.https://www.studocu.com/vn/n/23840160?sid=187178661667701844 3 Quốc triều hình luật: Quyển 3 có 3 chương: Hộ hôn (58 điều), Điền sản (59 điều), Thông gian (10 điều) 4 Hoàng Việt luật lệ: Luật hình, quyển 12 - 20 11 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 5 Hoàng Việt luật lệ: Các điều 2, 76, 94 - 106, 253 - 255, 284 – 299, 306; Luật hộ, quyển 6, 7, 8 6 https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-luat-ha-noi/lich-su-nha- nuoc-va-phap-luat/lich-su-nha-nuoc-va-phap-luat-so-sanh-che-do-hon-nhan-gia- dinh-trong-bo-quoc-trieu-hinh-luat-va-hoang-viet-luat-le/23840160 7 https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/138600 8 https://cunghoidap.com/so-sanh-che-do-hon-nhan-gia-dinh-trong-bo-quoc-trieu- hinh-luat-va-hoang-viet-luat-le 12 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com)

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan