1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lịch sử thế giới câu hỏi và câu trả lời đề cương môn lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

23 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,84 MB

Nội dung

Nhà nước phương Đông ra đời là một ngoại lệ của học thuyết Mác- Lênin về sự hình thành nhà nước.II, điều kiện hình thành nhà nước cổ đại ở Phương TâyHai nền văn minh Hy Lạp và La Mã xuất

Trang 1

Trong lịch sử phát triển của toàn nhân loại thì bất cứ ai trong chúng ta đều không thể không kể đến sự hình thành và phát triển của hai nền quốc gia, đó là các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại Phương Tây Hai nền quốc gia này ra đời và phát triển đã có những đóng góp quan trọng vào nhiều lĩnh vực của đời sống con người

I, Điều kiện hình thành nhà nước cổ đại ở Phương Đông

Loài người ra đời cách đây hàng triệu năm, và từ đó loài người đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần Nhưng mãi đến cuối thiên kiIV TCN, xã hội nguyên thủy bắt đầu tan rã ở Ai Cập, nhà nước bắt đầu ra đời, từ đó loài người mới bắt đầu bước vào thời kỳ văn minh Trong thời cổ đại, tức là từ cuối thiên kì IV, đầu thiên kì III TCN, đến những thế kỉ trước sau CN, ở phương Đông tức là ở châu Á và ở Đông Bắc châu Phi có bốn trung tâm văn minh lớn, đó là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc Có một tình hình chung nổi bật là cả bốn trung tâm văn minh này đều nằm trên những vùng chảy qua của những con sông lớn Đó là sông Nin ở Ai Cập, sông Ophrat và sông Tigre ở Tây Á, sống Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange) ở Ấn Độ, Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc Chính nhờ sự bồi đắp của những dòng sông lớn ấy nên đất đai ở những nơi này trở nên màu mỡ, nông nghiệp có điều kiện phát triển trong hoàn cảnh nông cụ còn thô sơ, dẫn đến sự xuất hiện sớm của nhà nước, do đó cư dân ở đây sớm bước vào xã hội văn minh, và hơn thế nữa đã sáng tạo nên những nền văn minh vô cùng rực rỡ Xã hội có giai cấp và nhà nước đã xuất hiện đầu tiên ở phương Đông, trên lưu

Trang 2

vực các dòng sông lớn ở châu Phi và châu Á như sông Nin ở Ai Cập, sông C-phơ-rát và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà ở Trung Quốc v Ở đây có những điều kiện thiên nhiên rất thuận lợi cho đời sống của con người Những đồng bằng rộng lớn, màu mỡ hình thành trên lưu vực các con sông là điều kiện quan trọng để ngành kinh tế nông nghiệp xuất hiện từ rất sớm Những nơi này có nhiều đất canh tác, có mưa đều đặn theo mùa, có khí hậu nóng ẩm (trừ Trung Quốc nhưng cũng không lạnh như ngày nay), dân cư sống tập trung khá đông theo từng bộ lạc, trên các thêm đất cao gần sông, dễ trồng vườn, trồng lúa và chăn nuôi trên các them dat cao gan song, de trong vươn, trong lua va chan nuôi.

Khoảng 3500 năm đến 2000 năm trước công nguyên, cư dân ở Tây Á, Ai Cập và cư dân ở lưu vực các sông còn lại đã sinh sống trên đồng bằng ở ven các con sông Họ sống bằng nghề nông là chủ yếu và biết trồng mỗi năm hai vụ Đồng bằng ven sông đã bù đắp rất nhiều cho con người Vào mùa mưa hàng năm nước sông dâng cao, phủ lên các chân ruộng thấp một lớp phủ sa màu mỡ và làm cho đất rất mềm, dễ làm với cả những chiếc cây bằng gỗ.

Cư dân phương Đông sống bằng nghề nông là chủ yếu nên trước tiên họ phải lo đến công tác thuỷ lợi Họ đã biết đào các hệ thống kênh, lập hệ thống gầu để múc nước ở chân ruộng thấp và đưa nước lên chân ruộng cao những khi cần Ngoài ra, họ còn biết đắp đê để ngăn lũ nhờ thể con người có thể thu hoạch lúa ổn định hằng năm Công việc trị thuỷ khiến mọi người gắn bó và ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã.

Những con sông lớn tiềm ẩn thiên tai lũ lụt nên công tác trị thuỷ, thuỷ lợi trở thành một nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển kinh tế của cư dân thời kỳ này Vì đặc trưng hoạt động trị thủy cần rất nhiều sức người, sức của nên tính gắn kết cộng đồng ở phương Đông rất cao

Trang 3

Nguồn đất và nguồn nước là quan trọng nhất nên các cuộc chiến tranh để tranh giành các nguồn lực này xảy ra thường xuyên Địa hình ở đây mang tính khép kín nên các cuộc chiến chủ yếu là nội chiến giữa các tộc người sống trên cùng một vùng đất.

Kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (điều kiện của các con sông, điều kiện khí hậu) Khi công cụ lao động bằng đồng ra đời, ngành nông nghiệp phát triển ngày càng mạnh mẽ Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng xuất hiện sau ba lần phân công lao động xã hội Tuy nhiên, tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp là đặc trưng của nền kinh tế phương Đông cổ đại.

Kinh tế phát triển, sản phẩm lao động ngày càng nhiều đã phá vỡ chế độ sở hữu chung của chế độ công xã thị tộc Chế độ tư hữu ra đời (tư hữu về tư liệu sinh hoạt) dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo Trong xã hội đã dần hình thành ba giai cấp cơ bản: Giai cấp chủ nô là giai cấp giữ địa vị thống trị trong xã hội và bóc lột những giai cấp khác; Giai cấp nô lệ và giai cấp nông dân là giai cấp bị trị và bị bóc lột Chế độ chiếm hữu nô lệ mang tính gia trưởng Số lượng nô lệ ít, nô lệ không phải là lực lượng sản xuất chính trong xã hội mà chủ yếu phục vụ trong gia đình chủ nô Sự xuất hiện nhà nước ở phương Đông cổ đại, ngoài yếu tố xuất hiện tư hữu, phân hoá giai cấp và đấu tranh giai cấp, còn có hai yếu tố làm thúc đẩy nhanh tiến trình hình thành nhà nước đó là yếu tố trị thuỷ và chiến tranh Nhà nước phương Đông ra đời là một ngoại lệ của học thuyết Mác- Lênin về sự hình thành nhà nước.

II, điều kiện hình thành nhà nước cổ đại ở Phương Tây

Hai nền văn minh Hy Lạp và La Mã xuất hiện trên các bán đảo, có rất nhiều vịnh, hải cảng, khoáng sản quý Khí hậu ôn đới Ở đây kinh tế nông nghiệp xuất hiện nhưng kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp

Trang 4

mới là kinh tế chủ đạo Địa hình mở là điều kiện để các cuộc chiến tranh thôn tính diễn ra một cách thường xuyên.

1.2.1 Hi Lạp cổ đại

Hi Lạp cổ đại nằm ở phái Nam bán đảo Balkans, giống như cái đình ba của thần biển từ đất liền vươn ra địa Trung Hải Thế kỉ IX TCN, người Hi Lạp gọi tên nước mình là Hellad hay Ellad dựa theo tên tộc người của họ Qua phiên âm từ Trung Quốc, ta gọi là Hi Lạp.

Đất đai Hi Lạp cổ đại bao gồm Hi Lạp ngày nay, các đảo trong biển Aegean tới phía Tây Tiểu Á, và phía Bắc của Bắc Hải, nhưng vùng quan trọng nhất là vùng lục địa Hi Lạp ở phía Nam Balkans Lục địa Hi Lạp gồm 3 phần: miền Bắc là vùng đồng bằng rộng lớn và quan trọng nhất Hi Lạp; miền Trung ngăn cách với phía bắc bởi đèo Thermopil hiểm trở, nơi đây có 2 đồng bằng lớn là Attique và Beotie trù phú với thành thị Athens nổi tiếng; miền Nam là bần đảo

Peloponesus như hình bàn tay bốn ngôn xòe ra Địa Trung Hải – đây là nơi xuất hiện nhà nước thành bang đầu tiên của Hi Lạp – nhà nước Sparta.

Mặc dù có nhiều đồng bằng rộng lớn nhưng nhìn chung đất đai Hi Lạp không phì nhiêu lắm, chủ yếu trồng nho, ô liu và phát triển các nghề thủ công, còn lương thực chính là lúa mì phần lớn được nhập từ Ai Cập Địa hình Hi Lạp tương đối trở ngại về giao thông đường bộ nhưng có sự thuận lợi tuyệt vời với con đường giao thông trên biển, bờ biển có nhiều cảng, vịnh, thuận lợi cho tàu bẻ hoạt động Từ đây, người Hi Lạp dễ dàng tới vùng Tiểu Á, Bắc Hải để giao thương

Nằm giữa vùng tiếp giáp giữa 3 châu, Hi Lạp sớm tiếp thu những thành tựu của nền văn minh phương Đông cổ đại và tạo ra một nền văn minh

Trang 5

Hi Lạp cổ đại độc đáo và rực rỡ, với những thành tựu tuyệt vời đóng góp cho sự phát triển của văn minh phương Tây nói riêng và văn minh nhân loại nói chung.

1.2.2 La Mã cổ đại

Nơi phát sinh quốc gia La Mã cổ đại là bán đảo Ý – một dải đất dài và hẹp như chiếc hia duỗi thẳng xuống Địa Trung Hải với diện tích lớn gấp 5 lần bán đảo Hi Lạp Phía Bắc có dãy núi Apels như một bức tưởng thành tự nhiên ngăn cách bán đảo với lục địa châu Âu; ba phía Đông, Tây, Nam đều có biển bao bọc Dãy núi Apennines như một chiếc xương sống chạy dọc bán đảo từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Khác với Hi Lạp, điều kiện tự nhiên của La Mã tương đối thuận lợi hơn Nơi đây có nhiều đồng bằng rộng lớn, màu mỡ và phì nhiêu: đồng bằng sông Pô (miền Bắc), đồng bằng sông Tibro (miễn Trung), các đồng bằng trên đảo Xixin Ở miền Nam còn có nhiều đồng cỗ rộng lớn thuận tiện cho việc phát triển nghễ nông và chăn nuôi gia súc Ở phía Tây và Nam, bờ biển có nhiều căng, tàu bè ra vào dễ dàng, thuận lợi cho giao thông và buôn bán.

♠ Tóm lại

Văn minh phương Tây cổ đại mà nền tảng là 2 nền văn minh của Hi Lạp và La Mã đã hình thành và phát triển trên cơ sở điều kiện tự nhiên của những cư dân gốc du mục Khác với các quốc gia cổ đại phương Đông, nền văn minh chủ yếu được hình thành trên những khu vực gần các con sông lớn, thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, văn minh phương Tây cổ đại hình thành và phát triển trên những khu vực điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt và phức tạp hơn Điều kiện tự nhiên đó tuy khó khăn cho sự phát triển của nông nghiệp, nhưng bù lại nền văn minh phương Tây có được sự trợ giúp tuyệt vời của biển đảo Những con

Trang 6

đường giao thương trên biển, hải cảng, tàu bè không chỉ tạo điều kiện phát triển trong mối quốc gia mà còn thúc đẩy sự giao lưu, buôn bán giữa các nước, mang những thành tựu văn hóa, văn minh phương Tây truyền ba khắp nơi trên thế giới Sự phát triển về kinh tế, đặc biệt là kinh tế thương nghiệp hàng hải đã tạo ra một nền kinh tế giàu mạnh cho các quốc gia phương Tây cổ đại, đặc biệt là sự phát triển cực thịnh của chế độ chiếm nỗ Phương thức sản xuất chiếm nỗ thời bấy giờ đạt đến mức hoàn chỉnh và cao nhất của nó trong xã hội phương Tây cổ đại Chính sự phát triển của chế độ chiếm nô đã tạo điều kiện cho sự sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần của nền văn minh phương Tây Sự giàu mạnh về kinh tế cùng với những con đường giao thông trên biển là những nguyên nhân quan trọng đã thúc đẩy quá trình bành trưởng của các quốc gia được mệnh danh là đế quốc cổ đại Hi Lạp và La Mã khỏi nông nghiệp để trở thành một nền sản xuất độc lập Đây là bước tiến lớn của họ, nhờ vậymà năng xuất lao động tăng lên không ngừng và cũng thể hiện nền thủ công nghiệp đã được chuyên môn hoa, đem lại năng xuất cao hơn

III, Những điểm chung nhà nước cổ đại Phương Đông và Phương Tây 1 về kinh tế

Các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây có sự giống và khác nhau về các đặc điểm kinh té.

- Kinh tế của họ phát triển đến thời cổ đại đều đã kinh qua nền sản xuất nguyên thuỷ, công xã thị tộc Hay nói cách khác sự tan rã của nền kinh tế nguyên thuỷ là tiền đề để hình thành nền kinh tế cổ đại ở cả các quốc gia phương đông và phương tây Vi đều trải qua nền sản xuất nguyên thuỷ nên họ đều có những điểm giống nhau, đều trải qua mô hình sản

Trang 7

xuất công xã thị tộc, công xã nông thôn, đều có nền kinh tế đi lên từ nông nghiệp

-Kinh tế của họ phát triển đều dựa vào điều kiện tự nhiên, phát huy thế mạnh mà tự nhiên bạn tặng cũng như hạn chế đến mức tối đa các khó khăn từ điều kiện tự nhiên gây ra với kinh tế:

ở phương đông là tận dụng lương mưa và đất phù sa để phát triển nông nghiệp, hạn chế hậu quả do lũ lụt gây ra, ở phương tây là phát huy thế mạnh về hàng hải và thủ công nghiệp, hạn chế khó khăn do thiếu hụt lương thực gây ra ở phương tây, đất đai không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nên phải dựa vào thương nghiệp để mua lương thực cho những năm mất mùa)

- Ở cả các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây các ngành kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thường nghiệp đều đã có đủ sự khác nhau chỉ ở chỗ họ lấy nghành kinh tế nào là mũi nhọn để phát triển mà thôi.

2 về chính trị - xã hội

Do cùng trải qua xã hội nguyên thuỷ trước khi hình thành các quốc gia cổ đại của mình nên giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây cũng có những nét giống nhau.

- Cơ sở của việc hình thành nhà nước là sự phân chia giai cấp và sự tư hữu về tư liệu sản xuất nên xã hội cổ đại phương đông và phương tây đều chia làm 2 tầng lớp là tầng lớp thống trị bao gồm tăng lữ, quý tộc ở phương đông và chủ nô ở phương tây, tầng lớp bị trị là những nông dân công xã, dân tự do và nô lệ

- Sự hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đại dựa trên cơ sở sự bóc lột của tầng lớp thống trị với tầng lớp bị trị

Trang 8

- Kế tiếp xã hội cổ đại là xã hội chiếm nô, cả các quốc gia phương đông và phương tây đều như vậy nhưng do điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh kinh tế mà các quốc gia cổ đại phương đông không phát triển chế độ chiếm nô đến điển hình và thành thục như ở các quốc gia cổ đại phương tây.

3 3.1 Giải thích sự giống nhau khác về chính trị, xã hội

-Có sự giống nhau giống nhau giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây vì các quốc gia này đều hình thành trên cơ sở tuân theo quy luật khách quan tất yếu của lịch sử đó là “kể tiếp xã hội nguyên thuỷ cổ đại là xã hội chiếm nỗ với 2 giai cấp cơ bản: Giai cấp thống trị chủ nô và giai cấp bị trị nô lệ (Lịch sử thế giới cổ trung đại - Nghiệm Đinh Vị chủ biên).

Như ta đều biết nhà nước ra đời khi xã hội ẫn chưa nhiều mâu thuẫn, khi mà sự tư hữu về tư liệu sản xuất đã đạt tới một mức độ nhất định Nhà nước cổ đại có vai trò quản lý, điều hoà mẫu thuẫn đó nhưng chủ yếu là thay mặt tầng lớp trên trong xã hội để trấn áp, bốc lột nhân dân Vì thể về bản chất nhà nước là một cơ quan bốc lột nhân dân không phân biệt sự khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội

Do cũng ra đời vào thời cổ đại nên xét cho cùng tổ chức chính trị, xã hội có một số điểm giống nhau nhất định như tỉnh sơ khai, tính bóc lột nguyên thuỷ

IV Những điểm khác biệt của nhà nước cổ đại Phương Đông và Phương Tây

2.3 Trong thương nghiệp

2.3.1:Ở các quốc gia cổ đại phương đông nền kinh tế của họ mang tính tự cấp, tự túc là chủ yếu nên nền thương nghiệp chưa phát triển, buôn

Trang 9

bán trao đổi chủ yếu dưới hình thức vật đổi lấy vật, tiền tệ đã xuất hiện nhưng chưa phổ biến Nước có nền kinh tế thương nghiệp phát triển nhất phương đông là Lưỡng Hà cổ đại.

2.3.2:Trong khi nền kinh tế thủ công nghiệp ở phương đông không phát triển được do nền kinh tế mang chất tự cấp, tự túc thì nên thương nghiệp ở phương tây đã có sự phát triển mạnh mẽ đặc biệt là giao thương bằng đường biển Các thuyền buồn của họ đã nối liền 3 châu lục Á, Phi, Âu và đem về vô số tài sản cho lái buôn

a Tóm lại

Vậy tại sao lại có sự khác nhau về kinh tế giữa các quốc gia phương đông và phương tây như vậy? đó là do giữa phương đông và phương tây có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên Ở buổi đầu của văn minh nhân loại con người phải sống phụ thuộc vào tự nhiên chứ chưa có ý muốn cũng như khả năng để chinh phục nó Lao động là quá trình thúc đẩy sự tiến hoa của con người Ở thời cổ đại con người còn ở một trình độ sản xuất chưa cao Nền kinh tế nông nghiệp phương động phát triển trên cơ sở trị thủy các dòng sông lớn, đất đai ở đây được phù sa các sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, Sông Tigoro và Ophorat ở Lưỡng Hà, Sông Ấn và sống Hằng ở Ấn Độ, Sông Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc Chính các con sông này đã tạo nên các đồng bằng phi nhiều, các vụ mùa bội thu và quan trọng nhất là tạo ra các nhà nước cổ đại phương đông Không một quốc gia phương đông cổ đại nào mà lại không có một dòng sông lớn chảy qua Nhờ lớp đất phù sa có nơi dày tới vài mét nên nông nghiệp phương đông vẫn phát triển dù thời kì đó công cụ lao động của họ chủ yếu là gỗ, đá và đồng đó họ có thể canh tác mà không cần kinh tế chủ yếu của họ là thủ công nghiệp và thương nghiệp Đây là nơi hình thành và phát triển nền kinh tế hàng hoá cổ đại Sau đầy ta sẽ đi rõ vào chi tiết từng ngành sản xuất để thấy rõ hơn sự khác biệt trên

Trang 10

2.1.Trong nông nghiệp:

2.1.1.Ở các quốc gia cổ đại phương đông nông nghiệp trồng lúa nước là ngành kinh tế chủ yếu, là cơ sở kinh tế của tất cả các quốc gia cổ đại phương đông Bên cạnh việc lấy nghề nông làm gốc, cư dân phương đông thời cô đã biết chăn nuôi gia súc như: bò, cừu, lợn, và biết trồng các loại ngũ cốc khác nhau như: ngô, lúa mạch, kê, vùng và các loại cây ăn quả khác Chính vì các nghành nông nghiệp phát triển theo hướng tự túc, tự cấp như vậy nền kinh tế hàng hoá không phát triển, nhu cầu trao đổi buôn bán hàng hoa ít Lối sản xuất này của họ đã gần như bóp nghẹt kinh tế công thương nghiệp và tạo ra sự trì trệ tương đối nhưng vĩ 3 trong 4 quốc gia cổ đại phương đông nằm biệt lập với thế giới bên ngoài nên nền kinh tế tự túc, tự cấp là phù hợp với điều kiện phát triển của họ Chỉ có Lưỡng Hà nằm ở nơi địa hình bằng phẳng nên phát triển hơi khác về kinh tế họ phát triển công thương nghiệp và là một trung tâm thương nghiệp lớn trong thế giới cổ đại họ có nhiều nét giống các quốc gia cổ đại phương tây nhưng về bản chất họ vẫn lấy nghề nông làm gốc điều này thể hiện rất rõ qua bộ luật Hammurabi bộ luật thành văn đầu tiên của thế giới bộ luật này chủ yếu bảo vệ nông nghiệp và quan hệ sản xuất nông nghiệp.

1.2:Ở các quốc gia cổ đại phương tây nền kinh tế nông nghiệp không phát triển như các quốc gia cổ đại phương đông Nền nông nghiệp của họ chủ yếu gắn với thị trường và phục vụ nhu cầu của thị trường Cây trồng chính của họ không phải là cây lúa nước họ chủ yếu trống lúa mì và các cây công nghiệp lâu năm như nho, ô liu Như vậy ta có thể thấy nền nông nghiệp của họ không chỉ để phục vụ nhu cầu cá nhân mà còn phục vụ nhu cầu của thị trường Từ đó ta có thể thấy rõ sự phát triển của yếu tố thị trường trong sản xuất nông nghiệp Đây cũng là sự khác nhau cơ bản của sản xuất nông nghiệp phương đông và phương tây.

2.2 Trong thủ công nghiệp

Trang 11

2.1.2:Ở các quốc gia phương đông họ đã biết làm nhiều nghề thủ công với những dấu ấn riêng ở mỗi quốc gia như: đồ gốm sứ ở Trung Quốc, Lưỡng Hà, dệt ở Trung Quốc, làm giấy ở Ai Cập nhưng kinh tế thủ công nghiệp ở đây vẫn bị cho là nền kinh tế bộ trợ cho nông nghiệp Vì vậy độ chuyên môn hoa trong sản xuất thủ công nghiệp chưa cao Ở nhiều nơi nghề thủ công chỉ được coi như “nghề phụ” là việc làm thêm trong lúc nông nhàn Điều này càng cho thấy rõ tinh chất tự cấp, tự túc trong nền nông nghiệp của các quốc gia cổ đại phương đông.

2.1.2 Trong khi đó các quốc gia cổ đại phương tây lại có nền sản xuất thủ công nghiệp hoàn toàn khác các mặt hàng thủ công nổi tiếng của họ là rượu nho dầu ô liu và các sản phẩm như vũ khí và đồ gỗ Nền thủ công nghiệp của họ cũng gắn liền với nhu cầu của thị trường Nhưng cái khác biệt lớn nhất của họ so với các quốc gia phương đông là thủ công nghiệp của họ đã tách rời

Như vậy, điều kiện tự nhiên của Hi Lạp và La Mã không chỉ là nền tảng, cơ sở tạo ra nền văn minh phương Tây cổ đại với nhiều thành tựu rực rỡ mà điều kiện tự nhiên cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng đã mang nền văn minh phương Tây cổ đại truyền ba khắp thế giới dù bằng nhiều con đường khác nhau: hòa bình hoặc chiến tranh.

Ở phương Đông đặc trưng kinh tế của họ là nền kinh tế nông nghiệp mang tính chất tự cấp tự tức Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp có tồn tại những không có điều kiện phát triển được coi như nghề phụ trong những lúc nông nhàn Trái lại các quốc gia cổ đại phương tây nền đây lại thuận lợi cho việc trong một số cây công nghiệp lâu năm như nho, ôliu Đây là nguyện liệu để sản xuất rượu nho và dầu ôliu 2 mặt hàng có thể cho là “đặc sản” của các quốc gia cổ đại phương tây Hơn nữa đất đai của họ không thích hợp với sản xuất nông nghiệp nên để có nguồn lương thực đáp ứng nhu cầu họ phải tiến hành trao đổi, buôn bán

Ngày đăng: 04/04/2024, 15:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w