1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Môn lịch sử nhà nước và pháp luật chủ đề 5 sự ảnh của nho giáo tới các quy định của bộ luật hồng đức

30 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Ai theo hầu xe vua mà đến chậm hay về trước vua đều bị tội biếm hay đồ, các quan hầu cận phải gia tội hai bậc điều 102.Quan lại phải tận trung với nhà vuaKhi xây dựng Bộ luật Hồng Đức, v

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 11 năm 2023

MỤC LỤC

Trang 2

1 Quá trình hình thành của Quốc triều hình luật 1

2 Một số nội dung cơ bản trong Quốc triều hình luật 1

2.1 Tôn quân và bảo vệ hoàng tộc 2

2.2 Đội ngũ quan lại - thể hiện đạo làm tôi của Nho giáo 3

2.3 Coi trọng luân lý Nho giáo trong gia tộc 14

2.4 Coi trọng lễ nghi Nho giáo 16

3 Quốc triều hình Luật bảo vệ đạo đức Nho giáo 17

3.1 Quốc triều hình Luật điều chỉnh các quan hệ hôn nhân 17

3.2 Quốc triều hình Luật điều chỉnh các quan hệ trong gia đình 20

3.3 Quốc triều hình Luật bảo vệ quyền cơ bản của con người 23

3.4 Sự kết hợp giữa Lễ và Hình trong Quốc triều hình luật 25

Kết luận 26

Trang 3

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO TỚI CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬTHỒNG ĐỨC

1 Quá trình hình thành của Quốc triều hình luật

“Quốc triều hình luật” ra đời trong triều đại nhà Hậu Lê (sơ kỳ) – thời kỳ đất nước ta đạt đến đỉnh cao của chế độ phong kiến tập quyền Do nhu cầu phát triển của chế độ Trung ương tập quyền, các hoạt động lập pháp của nhà Lê được đẩy mạnh nhằm xác lập sự thống trị của nhà Lê Các vua đầu triều đã sớm có ý thức xây dựng những quy định, và luật lệ để quản lý các vấn đề trong nước: Lê Lợi đã huy động một số đại thần soạn luật lệ về kiện tụng, về phân chia ruộng đất, về hình phạt, ân xá, … Đến thời Lê Thái Tông đã xây dựng những nguyên tắc xử các vụ án kiện cáo, hối lộ và về những hành động giao thiệp với người nước ngoài Đời Lê Nhân Tông đã ban hành 14 điều luật về quyền tư hữu ruộng đất Và đỉnh cao của quá trình xây dựng hệ thống luật pháp của nhà Lê chính là việc ban hành “Quốc triều hình luật” (còn gọi là “Bộ luật Hồng Đức” hoặc “Lê triều hình luật”) dưới triều Lê Thánh Tông năm 1483 Văn bản gốc của Bộ luật này hiện nay không còn.

Bản quốc triều hình luật được giữ lại cho đến ngày nay đã được các vua thời Lê mạt bổ sung ít nhiều, ban hành năm 1777 (Cảnh Hưng thứ 38) Bộ quốc triều hình luật bao gồm 6 quyển, 722 điều:

Quyển 1 có 2 chương: Danh lệ (49 điều), Cấm vệ (47 điều) Quyển 2 có 2 chương: Vi chế (144 điều), Quân chính (43 điều)

Quyển 3 có 3 chương: Hộ hôn (58 điều), Điền sản (59 điều), Thông gian (10 điều)

Quyển 4 có 2 chương: Đạo tặc (54 điều), Đấu tụng (50 điều) Quyển 5 có 2 chương: Trá nguỵ (38 điều), Tạp luật (92 điều) Quyển 6 có 2 chương: Bộ vong (13 điều), Đoản ngục (65 điều)1

“Quốc triều hình luật” là một bộ luật có tính chất tổng hợp, phạm vi điều chỉnh rất rộng và được xây dựng dưới dạng hình sự, áp dụng chế tài hình luật Các nhà nghiên cứu thường chia nội dung của nó thành: luật Hình, luật Dân sự, luật Hôn nhân gia đình và luật Tố tụng.

2 Một số nội dung cơ bản trong Quốc triều hình luật

Bộ luật Hồng Đức được lưu lại đến ngày nay bao gồm 13 chương với 722 điều, nội dung cơ bản của bộ luật như sau:

- Giữ cho đất nước luôn ở thế phòng bị đối với quân xâm lược nước ngoài; - Giữ nghiêm kỷ cương, phép nước;

- Chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghiệp là nền tảng của sự ổn định kinh tế xã hội;

- Mở rộng giao lưu khuyến khích thương nghiệp lành mạnh;

Trang 4

- Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của muôn dân, bảo vệ quyền lợi tài sản của dân chống lại sự đục khoét của quan lại sâu mọt;

- Khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục; - Bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ; - Chính sách hình sự nghiêm nhưng độ lượng.

2.1 Tôn quân và bảo vệ hoàng tộc

Đến thời vua Lê Thánh Tông, Nho giáo được đưa lên địa vị độc tôn và trở thành hệ tư tưởng chính thống để cụ thể hóa thành các thiết chế chính trị, chế định pháp lý và trên cơ sở đó, củng cố, thống nhất chính thể quân chủ chuyên chế phù hợp với nền kinh tế nông nghiệp Trong chính thể quân chủ tuyệt đối thời Lê sơ, vai trò của vua được đẩy lên rất cao với chủ nghĩa “tôn quân” Theo đó, nhà vua là “con Trời”, người giữ mệnh Trời, thay Trời trị dân; các ấn tín của vua đều khắc chữ “Thuận thiên thừa vận”, “Đại thiên hành hóa”.

Pháp luật phong kiến là phương tiện để bảo vệ trật tự xã hội phong kiến mà trước hết là quan hệ sản xuất phong kiến” “Quốc triều hình luật” là một bộ luật phong kiến nên nó cũng mang bản chất của pháp luật phong kiến Điều hiển nhiên nó là một bộ luật bảo vệ chế độ phong kiến Nói tới luật pháp phong kiến trước hết phải nói tới vai trò tuyệt đối của Hoàng đế Điều này được thể hiện rất rõ trong “Quốc triều hình luật”

- Nguyên tắc cơ bản nhất và cũng là mục tiêu quan trọng nhất của “Quốc triều hình luật” là bảo vệ, củng cố chế độ quân chủ phong kiến, lợi ích của nhà nước, nhà vua và hoàng tộc

+ Những hành vi xâm phạm đến lợi ích, sự an toàn và bình yên của Vua, Hoàng tộc và chính quyền đương thời sẽ bị liệt vào tội “thập ác” với những hình phạt nghiêm khắc nhất (Điều 1, 2).

+ “Quốc triều hình luật trở thành công cụ hữu hiệu để trừng trị triệt để những người xâm phạm đến chế độ phong kiến, đến vương quyền, đặc biệt là sự an toàn và lợi ích của triều đại, của bản thân nhà vua và các quan chức cao cấp và họ hàng thân thuộc của họ” Các quy định về tội phạm và hình phạt về lĩnh vực này được quy định rất kĩ và cụ thể, tập trung trong các chương: Danh lệ, Vệ cấm, Vi chế, Đạo tặc, Trá nguỵ và Tạp luật “Quốc triều hình luật” bảo vệ sự phân chia giai cấp trong xã hội, khẳng định sự ưu ái của xã hội đối với giai cấp quý tộc địa chủ phong kiến

+ Bộ luật quy định có 8 “hạng người” có đặc quyền đặc lợi của triều đại nhà Lê Những người được kể ra đầu tiên là những người thuộc gia đình hoàng tộc, những người cận kề, giúp việc cho nhà vua, quan chức trong triều (Điều 3) Theo điều luật này, nếu những người kể trên phạm tội mà bị xử tử hình thì cơ quan nghị án phải đệ trình nhà Vua xem xét và quyết định Nếu họ phạm vào những tội bị xử phạt nhẹ hơn thì đều được giảm tội theo quy định Quy định này thể hiện sự tập trung quyền lực cao nhất vào tay nhà Vua, không chỉ quyền

Trang 5

lập pháp mà cả tư pháp cao nhất cũng như sự tập trung đặc quyền đặc lợi vào hoàng tộc, quan lại và những người cận kề với nhà Vua

- Thiết lập chế độ chính trị bằng một cuộc chiến tranh giải phóng nên vai trò của các vị đại công thần khai quốc có ảnh hưởng rất lớn trong triều đình Và cũng vì vậy, các quan đầu triều Lê luôn luôn phải đề phòng các nguy cơ tiếm quyền, lộng quyền, lạm quyền trực tiếp từ các công thần Điều đương nhiên là “Quốc triều hình luật” có nhiều điều khoản đặt ra nhằm hạn chế các thế lực ảnh hưởng đối với triều đình (điều 78, 168, 204, 208, 216, 230, 330, 337, 372, …) hạn chế sự lạm quyền (điều 49, 150, 153, 163,213, 675, 720, …), buộc các quan đại thần phải tuyệt đối trung thành và tận tụy với nhà vua (điều 234, 236, 624, 625, …); Bên cạnh đó là đề phòng nguy cơ tái xâm lược của nhà Minh, “Quốc triều hình luật” có những quy định nghiêm khắc trừng trị những kẻ thông đồng hoặc tiết lộ công việc triều đình trong nước cho người nước ngoài (điều 71, 612, 613), cấm không được tự tiện qua biên giới, kiểm soát chặt chẽ việc thông thương, …

- Đồng thời, việc ban hành “Quốc triều hình luật” có ý nghĩa rất lớn trong việc khẳng định vương quyền của triều Hậu Lê trên đất nước ta thời kỳ đó Một bộ luật hoàn chỉnh và nghiêm khắc có thể khẳng định vai trò cai trị và sức mạnh của vương quyền phong kiến đang nắm giữ Nhà nước, cũng là giúp cho Nhà nước có thể quản lý đất nước một cách thống nhất và chặt chẽ nhất.

2.2 Đội ngũ quan lại - thể hiện đạo làm tôi của Nho giáo

Với tài năng kinh bang tế thế của mình, Lê Thánh Tông biết áp dụng những yếu tố tích cực “trị quốc an dân” của Nho giáo phù hợp với hoàn cảnh đất nước đương thời Một trong những yếu tố nổi trội, hiệu quả nhất là nhà vua chú trọng thực hiện chính sách khoa cử tuyển chọn quan lại hiền tài.

Hiền - Tài trong quan niệm cai trị của vua Lê Thánh Tông

Lê Thánh Tông là một trong những vị vua triều Lê Sơ ở ngôi lâu nhất và được xem là vị vua tài năng bậc nhất trong số các vị vua nước Việt Sách Đại Việt sử ký toàn thư đánh giá về ông: “Vua sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được” Vua Lê Thánh Tông đã xây dựng được một nhà nước quân chủ tập quyền phong kiến mạnh và thịnh trị; đồng thời ông sử dụng những biện pháp, cách làm, thể hiện quan điểm về xây dựng một nhà nước phong kiến tập quyền mạnh với vai trò, trách nhiệm, tiêu chuẩn của đội ngũ quan lại đối với thể chế mà ông xây dựng

Vua Lê Thánh Tông luôn nhận thức về vai trò đặc biệt quan trọng của đội ngũ quan lại và chỉ đạo mọi nỗ lực xây dựng đội ngũ quan lại trong suốt thời gian làm vua của mình Cũng giống như nhiều vị vua trước đó lấy Nho giáo làm cơ sở tư tưởng bình và trị thiên hạ, ông hiểu rằng: “Trăm quan là nguồn gốc của trị, loạn”, “Một nước trị hay hay dở là do ở vua và quan giỏi hay dở ” Điều đó được thể hiện ở những cố gắng

Trang 6

không mệt mỏi của ông để xây dựng một triều đại phong kiến phát triển rực rỡ và điều hành đội ngũ quan lại thực sự trung thành và chuyên nghiệp.

Tiền đề cho các chính sách cụ thể về xây dựng đội ngũ quan lại dưới triều Lê Thánh Tông là tiêu chuẩn của quan lại, trong đó bao hàm cả quan niệm về trách nhiệm của người làm quan Danh sĩ Thân Nhân Trung đã từng viết: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp Vì vậy các đấng Thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng” Tháng 12/1463, nhân dụ các quan ở bộ Lại, vua Lê Thánh Tông nhắc lại ý đó: “Ta nghe Tư Mã Quang nói người quân tử là cội gốc để tiến lên trị bình, kẻ tiểu nhân là thềm bậc để đi đến hoạ loạn Ta cùng các ngươi đã thề với trời đất dùng người quân tử, bỏ kẻ tiểu nhân, ngày đêm chăm chắm không lơi, các ngươi chớ có quên điều ấy” Trong quan niệm của vua Lê Thánh Tông, quan lại phải đáp ứng được hai tiêu chuẩn: “hiền” và “tài” (đồng nghĩa với tư cách của người quân tử theo quan niệm của Nho giáo) Hai tiêu chuẩn này được vua Lê Thánh Tông cụ thể hóa thành những yêu cầu bắt buộc đối với người làm quan

Hiền là tiêu chuẩn về đạo đức của người làm quan được thể hiện trên ba

phương diện: trung với vua (trách nhiệm trước vua); thương yêu và chăm lo đến quyền lợi của dân (trách nhiệm trước dân); có đạo đức công vụ trong sáng (trách nhiệm trong thực thi công vụ).

Quan niệm về , vua Lê Thánh Tông nhấn mạnh: “Sự nghiệp trị nước lớn laotài

của đế vương không gì cần kíp hơn nhân tài, điển chương chế độ đầy đủ của Nhà nước tất phải chờ ở bậc hậu thánh Bởi vì trị nước mà không lấy nhân tài làm gốc, chế tác mà không dựa vào hậu thánh thì đều chỉ là cẩu thả tạm bợ mà thôi, sao có thể đạt tới chính trị phong hóa phồn vinh, văn vật điển chương đầy đủ” Tài của người làm quan phải được biểu hiện ở khả năng giúp vua cai trị đất nước, nói cách khác là biểu hiện ở năng lực của người làm quan

Nho giáo chủ trương loại hình chính trị quan liêu, nặng về quan điểm đức trị, cho rằng sự an nguy, hưng phế, trị loạn trong xã hội hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực, tư cách nhà cầm quyền Đội ngũ quan lại là những người phụ tá đắc lực giúp nhà vua thực thi quyền lực trong các lĩnh vực Mọi chủ trương và chính sách cai trị do nhà vua đề xuất và ban hành thực thi được đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào đội ngũ quan lại có tư chất năng lực hay yếu kém bất tài Mặt khác, quan lại còn được coi là “dân chi phụ mẫu”, đóng vai trò thay thế vua trong việc bảo ban, dạy dỗ dân chúng đi theo kỷ cương, phép nước

Hai tiêu chuẩn này được vua Lê Thánh Tông cụ thể hóa thành những yêu cầu bắt buộc đối với người làm quan, thể hiện được sự thông suốt nhất quán trong công cuộc cải cách hành chính thời Lê Sơ và trở thành những bài học kinh nghiệm của lịch sử cần được tiếp thu và học tập

Trang 7

Bởi vậy nhằm xây dựng đội ngũ quan lại vừa trung thành với triều đai, vừa có tư cách năng lực thực hiện các mục tiêu cai trị của nhà nước, thông qua pháp luật, nhà vua thường quy định chặt chẽ trách nhiệm của quan lại trong từng yêu cầu cụ thể.

Trước hết là bổn phận kính cẩn với vua

Thể hiện ở việc tôn kính, quy phục vua trong lời nói việc làm Viên quan nào nếu tỏ ra bất kính trong lời nói, tâu việc gì lầm phạm đến tên vua hay tên huý của vua thì bị phạt đánh roi, viết phạm vào tên huý thì bị phạt đánh trượng, còn đặt tên tự hay tên chính phạm vào chữ huý thì bị lưu hay bị tử (điều 125) Nếu khi tâu vua việc gì mà không xưng “thần” lại xưng “tôi” thì bị phạt 5 quan tiền, viết lầm phạt 50 roi, biếm một tư, nói những câu bất kính đùa bỡn động chạm đến vua thì bị đồ hay lưu (điều 126) Nếu có hành vi bất kính như đón tiếp chiếu chỉ của vua mà lễ nghi không đúng phép, không cung kính lạy chịu thì lỗi nhẹ phạt biếm hay bãi chức, lỗi nặng bị đồ hay lun Quan chức nào có nhiệm vụ phải sao lục và niêm yết chiếu lệnh của triều đình ban xuống để cho quân dân biết rõ đức ý của vua mà lại coi thường cho là lời nói hão thì bị phạt, bị biếm hay bị bãi chức (điều 220) Ai theo hầu xe vua mà đến chậm hay về trước vua đều bị tội biếm hay đồ, các quan hầu cận phải gia tội hai bậc (điều 102).

Quan lại phải tận trung với nhà vua

Khi xây dựng Bộ luật Hồng Đức, vua Lê Thánh Tông dành nhiều điều trừng trị những hành vi vi phạm lòng trung quân: quan chức nào không đến dự ngày hội Minh thề (hội thề tận trung với vua) bị xử tội đồ hay tội lưu (Điều 170 Luật Hồng Đức); quan lại ở kinh đô hay địa phương mà mưu kết bè đảng thì bị tội lưu, mưu phản nghịch bị tội chém (Điều 103); quan lại không tuân lệnh vua mà lệnh đó không quan trọng thì xử biếm hay đồ, nếu là việc quân khẩn cấp thì xử tội lưu hay tội chết (Điều 222) Tuy vậy, cũng nêu gương các vị vua sáng theo triết lý Nho giáo, Lê Thánh Tông thường cho phép các quan đại thần được tâu bày, can gián nhà vua trong khi thực thi chính sách trị nước

Dưới triều Lê sơ, dấu ấn của việc bị mất độc lập chủ quyền còn chưa xa, nên tinh thần trung quân Nho giáo của các vua Lê đòi hỏi thường đi kèm với ái quốc nên Quốc triều hình luật trừng phạt các quan chánh phó sứ và nhân viên sứ đoàn tiết lộ công việc nội bộ trong nước với người nước ngoài ngang với tội mưu phản nghịch của quan lại (điều 79) Lê Thánh Tông dường như còn chưa yên tâm với các điều luật quy định về tinh thần trung thành của quan lại với mình, nên trong Hồng Đức thiện chính, ông còn ra thèm sắc dụ: Bề tôi thờ vua bất trung, âm mưu phản lại vua, tuy chết già rồi nhưng cũng không được miễn tội bêu mộ, trên mộ tội nhân viết 3 chữ “mộ tội nhân” Đến vợ con cháu chắt cho đến họ hàng cũng không tránh khỏi tội bị làm nô tì của quan, điền sản đều bị tịch thu sung công Nếu biết sửa lỗi trước, lập công lớn thì không áp dụng lệ này Bề tôi mà trong nhà ngấm ngầm nuôi ngụy đảng để âm mưu làm chuyện đại nghịch thì bị xử tội lăng trì.

Quan lại phải thương yêu và chăm lo đến quyền lợi của dân

Trong quan niệm của vua Lê Thánh Tông, quan lại là người giúp vua cai trị đất nước, điều đó có nghĩa là quan lại phải giúp vua cai trị dân, để dân được no đủ, không

Trang 8

kêu ca oán thán, không tụ bè kết đảng quấy nhiễu làm hại đến đức sáng của vua và ảnh hưởng đến sự bền vững của vương triều Vì vậy, vua Lê Thánh Tông coi việc quan lại có được lòng dân hay không là một tiêu chuẩn đạo đức quan trọng Lệ khảo khóa do ông định ra với các tiêu chí xét thưởng phạt đối với quan lại là một ví dụ rất điển hình Cụ thể, Vua yêu cầu quan lại của mình phải quan tâm đến dân, phải có trách nhiệm với dân, biểu hiện trên hai mặt: tôn trọng lễ nghĩa để sửa tốt lòng dân; khuyến khích nông trang để đủ cơm áo cho dân

Các quan lại là chiếc cầu nối giữa vua và dân nên tiến độ xử lý công việc từ trung ương đến địa phương hoàn toàn phụ thuộc vào tác phong làm việc của quan lại Quốc triều hình luật có những điều luật điều chỉnh vấn đề này Quan chức nào để chậm trễ những chiếu chế, sẳc chỉ không ban ngay ra, chậm một ngày phạt 50 roi, chậm 3 ngày thêm một bậc tội, tối đa bị đồ làm khao đinh (điều 119) Các quan văn võ vâng lệnh vua làm việc gì, vô tình dùng dẳng để lỡ việc, nêu là việc nhỏ phạt tội biếm, việc thường xử tội đồ, việc lớn xử tội lưu, việc khẩn cấp xử tội nặng hơn Tình trạng nợ đọng án cũng diễn ra khá phổ biến nên chính những quan lo việc kiện tụng cũng bị bộ luật điều chỉnh Điều 671 quy định: Những quan xét án, dùng dằng để việc quá kỳ hạn không xét xử, thì bị tội theo luật đã định kỳ (kỳ hạn là việc trộm cướp thì xét trong ba tháng) việc huỷ báng trong bốn tháng, việc điền thổ trong ba tháng, việc hộ hôn, việc trái luật lặt vặt, việc đánh chửi nhau, cùng việc tạp tụng, thì hai tháng; các việc này đều lấy ngày bắt bị cáo đến hầu kiện làm ngày đầu Luật định là để việc quá kỳ hạn đến một tháng, thì xử tội biếm; quá ba tháng thì xử tội bãi chức; quá năm tháng thì xử tội đồ Trong việc quản nếu việc chù tướng giao giấy tờ cần lớp để điều động quân đội đi đánh giặc, người nhận được đem quân đi mà dùng dằng không hẹn thì phải chém Nếu như sai kỳ hội quân vào lúc bình thường thì bị tội trượng hay biếm (điều 242).

Quan lại phải có đạo đức trong sáng

Lê Thánh Tông đặc biệt nhấn mạnh đạo đức của quan lại trong hoạt động công vụ Nhà vua coi đạo đức của người làm quan là phải chuyên cần, tận tụy với công việc và phải trong sạch Tại bản dụ Hiệu định quan chế, vua Lê Thánh Tông nói: “Bổng lộc đã không nhũng lạm, trách vụ có nơi gánh vác, khiến cho lớn nhỏ cùng tựa, cao thấp chế nhau, uy quyền không lạm, thế nước khó lay Có phong cách giữ gìn đạo pháp thì không tội lỗi trái lễ phạm hình để noi thành chí tổ tông thần thánh của ta mà giữ việc trị an đến mãi vô cùng”; “Các quan trong ngoài đua nhau kiếm lợi là bởi quan có trách nhiệm tâu nói chưa có được người giỏi, hoặc lấy nhu nhơ làm tài, hoặc đả kích quá để tự hại Làm quan mà tham nhũng thì dân ta oán”

Bộ luật trừng trị những biểu hiện gian dối trong công việc của quan lại Nếu báo cáo sai sự thực dù bằng lời nói hay văn bản đều bị biếm hay đồ, điều 120: Viên quan sai đi công cán, xem xét việc gì khi về tâu trình không đúng sự thực thì phải tội biếm, hay đổ; nếu vì thân tình hay thù oán mà cố ý làm sai sự thực thì sẽ chiếu theo sự tình nặng nhẹ mà tăng thêm tội; nếu ăn tiền hối lộ thì xử thêm hai bậc Nếu không phải việc cơ mật mà tâu là việc cơ mật thì xử nặng hơn hai bậc (điều 520) Khi tâu trình nhà

Trang 9

vua việc gì mà "trước sau điên đảo không giống nhau”, việc nặng bị tội đồ hay lưu, nhẹ thì bị biến (điều 236) Những kẻ hầu cận trong cung vì sợ kẻ quyền quý mà lại giấu giếm thêm bớt không tâu lên vua tường tận thì bị tội đồ (điều 211) Các quan sảnh viện dâng sổ ghi những sự siêng lười của các quan chức dưới quyền mà không đúng sự thực thì bị biếm hay bãi chức (điều 128).

Theo thống kê thấy có tới 102 điều trong tổng số 722 điều trong Luật Hồng Đức quy định về các tội tham nhũng và hối lộ.

Tham nhũng, hối lộ, móc ngoặc được vua Lê Thánh Tông xem là tệ nạn, cần được tích cực ngăn chặn Trong các cuộc thi Đình, đề thi do chính nhà vua ra, thường tập trung vào yêu cầu vạch ra tình trạng, nguyên nhân và biện pháp chống tham nhũng, hối lộ, móc ngoặc Điển hình là đề thi của vua Lê Thánh Tông và bài văn sách trả lời của Vũ Kiệt tại kỳ thi Đình khoa Nhâm Thìn (năm 1472), trong đó Vũ Kiệt đã vạch ra tệ nạn tham nhũng và được vua Lê Thánh Tông rất hưởng ứng: “Gần đây, quan lại trong khi làm việc công thì thường quan hệ tới quà cáp tết nhất; dùng của đút lót làm lễ vật hàng ngày; giày dép áo quần diêm dúa; tiêu pha lãng phí; tệ tham nhũng tích tụ thành thói quen, điềm nhiên cho đó là việc thường” Thời Lê Thánh Tông, việc trừng trị tội tham ô, tham nhũng được thể chế hóa thành luật và thi hành trong thực tiễn những nội dung đó như là biện pháp hữu hiệu nhất để chống tham ô, tham nhũng Bộ luật Hồng Đức được ban hành bao gồm 722 điều trong đó có gần 40 điều bao hàm nội dung chống tham ô, tham nhũng, trừng trị hành vi đục khoét, lợi dụng chức vụ và quyền lực để sách nhiễu dân lành Đối với hành vi ăn hối lộ, một số điều luật quy định: “Quan ty làm trái pháp luật mà ăn hối lộ từ 1 đến 9 quan thì xử tội biếm chức hay bãi chức, từ 10 đến 19 quan thì xử tội đồ hay lưu, từ 200 quan trở lên thì xử tội chém” Còn như hành vi đục khoét, vơ vét, ức hiếp của dân thì tùy theo mức độ để xử phạt Nếu nhẹ thì bồi thường trả lại cho dân, nặng thì bãi chức, biếm chức thậm chí bị khép vào tội chết: “Các quan ty tùy tiện lấy của quân dân dùng vào việc riêng thì xử như tội ăn hối lộ và bồi thường gấp đôi trả tiền lại cho quân dân” Ngay cả thu vật phẩm hay tiền của dân trái phép dùng để cung tiến lên nhà vua cũng không được dung túng, đôi khi còn xử lý nghiêm hơn: “Những quan ty ở trấn ngoài cùng các tướng hiệu mà thu tiền quân dân để làm lễ vật cung phụng nhà vua, thì xử biếm một tư, nặng thì thêm một bậc và bắt trả lại lễ vật cho quân dân” Ngoài ra, việc chống tham ô, tham nhũng còn được quy định và thể hiện trong một số điều luật khác như: Quan phiên trấn tự tiện bắt người (điều 162); Quan phiên trấn sách nhiễu dân (điều 163); Quan ty coi nha dịch dấu sổ đinh, sách nhiễu tiền của (điều 184)

Quốc triều hình luật còn đòi hỏi các quan phải biết giữ mình thanh liêm, nghiêm cẩn, không được phép lạm quyền mà ức hiếp, sách nhiễu dân chúng hay đòi hối lộ Việc ăn hối lộ bị trừng trị rất nặng, nhận hối lộ 20 quan đã bị xử chém, còn giấu giếm trốn thuế 300 quan trở lên bị tội lưu Điều 327 quy định: Nếu những quan thu tiền thuế và những đồ phải thu được mà để quá kỳ không nộp vào kho, nếu quá 2 tháng, 3 tháng, cho là tội giấu giếm, quá bốn tháng trở lên thì cho là tội ăn trộm; tội giấu giếm thì một quan xử biếm một tư; 10 quan biếm hai tư, 30 quan biếm ba tư; 50

Trang 10

quan xử đồ làm khao đinh, 100 quan đồ làm tượng phường binh, 200 quan đồ làm chủng điền binh 300 quan trở lên thì xử đi lưu đi châu gần, tội ăn trộm thì xử theo luật ăn trộm và bồi thường gấp hai Cũng nếu quan ty làm trái pháp luật mà ăn hối lộ từ một quan đến 9 quan thì xử tội biếm hay bãi chức, từ 10 quan đến 19 quan thì xử tội đồ hay lưu, từ 20 quan trở lên thì xử tội chém Những bậc công thần quý thần cùng những người có tài được dự vào hạng bát nghị mà ăn hối lộ từ một quan trở lên đến 9 quan thì xử phạt tiền 50 quan, từ 10 quan đến 19 quan thì phạt tiền từ 60 quan đến 100 quan; từ 20 quan trở lên thì xử tội đồ, những tiền ăn hối lộ xử phạt gấp đôi nộp vào kho Ta thấy nếu trong hầu hết các chương đều có quy định chức trách, nhiệm vụ của quan lại thì cũng hầu hết các chương đều có điều khoản điều chỉnh hay trừng trị những hành vi tham ô nhũng lạm của quan lại Số lượng quan lại đảm đương các công việc rất đông đảo cả việc hành chính lẫn quân sự, nên trong mỗi loại việc, mỗi một lĩnh vực, các quan chức đều có thể dựa vào quyền thế để tham nhũng, và vì vậy bộ luật ngăn chặn một cách toàn diện tất cả những nguy cơ này: từ các quan coi sóc người làm việc trong cung, các quan phụ trách thu thuế, phụ trách đào sông làm cảng, các quan xã coi xét dân đinh hộ tịch, các quan khâm sai, đến những tướng soái vâng mệnh truy bắt những kẻ phạm tội lớn (điều 206, 207, 173, ).

Bộ luật cũng trừng trị hành vi sử dụng quyền thế để vay mượn, chiếm đoạt tài sản của dân chúng Điều 632 quy định: Các quan cai quản quân dân các hạt, vô cớ mà đi đến những làng, xã trong hạt, hay cho vợ cả và vợ lẽ, người nhà đi lại, mượn việc mua bán làm cớ, để quấy nhiễu quân dân, lấy của biếu xén, thì xử tội biếm hay bãi chức Thậm chí, nếu đem đồ vật của cải cho dân vay mượn để lấy giá cao hay lãi nặng cũng bị xử tội như trên, của cải đó bị sung công Các quan ty mà tự tiện lấy của cải đồ vật của quân dân dùng vào việc riêng bị xử như tội ăn hối lộ và phải bồi thường gấp đôi số tiền cho quân dân (điều 639) Quan tam phẩm trở xuống mà chiếm đoạt nhà cửa ruộng đất của dân phải bồi thường và chịu bãi chức hay biếm chức.

Hình luật còn vươn tới trừng trị cả những biểu hiện về tư cách đạo đức hay việc giữ nghi lễ không chuẩn mực của các quan Đây cũng là một nghĩa vụ mà các quan phải thể hiện Các quan trong khi hội họp bàn việc ở công đường mà nói càng không hợp lễ hay cười đùa ồn ào làm rối trật tự sẽ bị phạt trượng nếu là lỗi nhẹ, nếu lồi nặng thì xử biếm hay bãi chức (điều 239) Các quan viên làm việc ở sở mình mà ngồi đứng không đúng phép cũng bị xử tội biếm hay phạt (điều 129) Các quan phải có bổn phận làm việc công ở nha môn, nếu làm việc công tại nhà riêng thì bị xử biếm hay cách chức Còn đã ra công đường mà lại ăn mặc như ở nhà để đầu trần, áo cánh, không khăn áo chỉnh tề thì bị xử đánh trượng hay biếm (điều 240) Ngoài ra, quan lại là của thứ bậc trên trong xã hội, phân biệt rõ ràng với dân đen, là biểu tượng của sự phân biệt đẳng cấp, nên bộ luật cũng can thiệp rất sâu vào đời sống riêng tư của quan lại, không cho phép quan lại làm mất tư cách khi bước vượt ra khỏi đẳng cấp của mình: không được lấy đàn bà con gái hát xướng làm vợ (điều 323), không được say mê tửu sắc làm phương hại đến việc quan (điều 637), không được lấy phụ nữ trong hạt mình cai quản làm vợ, làm hầu (điều 316).

Trang 11

Ngoài ra, việc đối xử giữa quan lại với nhau cũng bị điều chỉnh theo quan niệm trên kính dưới nhường, và việc cư xử hoà mục có trên có dưới là đòi hỏi để thể hiện quan lại không chi là tầng lớp trên có văn hoá trong xã hội, mà còn là đúng theo tiêu chí chính danh định phận của Nho giáo Đây cũng là lễ nghi, phép tắc chốn quan trường Quan chức cùng làm việc một nơi mà bất hoà với nhau thì bị tội phạt hay biếm (điều 620) Quan chức mà lăng mạ hoặc đánh nhau (không thể hiện đúng tư cách của vị quan) thì cũng phạt hay biếm, mà đương nhiên quan có phẩm hàm thấp hơn mà đánh hoặc lăng mạ quan có phẩm hàm cao hơn thì sẽ bị xử nặng hơn trường hợp ngược lại (điều 472, 473) Quan cấp dưới mà ngạo mạn, không có lễ phép với quan cấp trên sẽ bị phạt, bị biếm hoặc bị đồ tuỷ thuộc phẩm hàm của người bị xúc phạm Khi tranh luận việc công với quan trên mà lời lẽ kiêu căng bị xử nhẹ hơn tội ngạo mạn quan trên 2 bậc.

Trong việc cai quản dân chúng, đây là trách nhiệm rất nặng nề của quan lại, Quốc triều hình luật đã có nhiều điều khoản đòi hỏi quan lại phải thực thi trọng trách “dân chi phụ mẫu” trên nhiều góc độ Trong chỉ dụ ban ra năm 1493 được chép lại trong Hồng Đức thiện chính, vua Lê Thánh Tông đã rất coi trọng trách nhiệm này của quan lại: Các quan viên chính là cốt cán trong làng xóm, là những người có thể làm cho phong tục được đúng đắn, (như vậy) thì phải lấy lễ nghĩa liêm sỉ để mà giáo hoá dân, khiến mọi người đều biết kính nhường nhân nghĩa, sửa thói sai trái, khiến dân được an cư lạc nghiệp, trở nên giàu có trù phú (như vậy thì các quan viên đó) có thể xứng đáng được coi là bậc người lớn Nếu cậy chức vị, ngầm mang bụng dạ ích kỉ, (nhưng vì) một mình không thành nên kéo bè kết đảng, họp nhau hại người khiến phong tục trở nên kiêu bạc Ké nào vi phạm thì cho phép những người nào biết được quyền tố' giác (Tội) nhẹ thì phạt đánh hèo, tội nặng thi bị sung (quân) biếm chức Xã trưởng thôn trưởng nếu làm việc phi pháp thì cho phép tố giác Trong chỉ dụ khác cũng được ban hành cùng năm, ngài yêu cầu tới các xã quan: Xã trưởng là đầu phong hoá, nên khuyên dân làm điều tốt lành tránh xa tội lỗi, khiến có thể trở lại thiền phong thời thái cổ Nếu để dân kiện tụng, gây tranh chấp xằng và kéo bè kết đảng, làm điều phi pháp đến nỗi bỏ mất thuần phong mỹ tục trở nên điêu bạc thì bị phạt tội đồ Như thế, người làm quan phải giữ trọng trách gây dựng phong tục, cải tạo giáo hoá dân chúng sống theo đạo lí.

Trước hết là nghĩa vụ bảo hộ và khuyến khích sản xuất cho dân chúng có cuộc sống yên ổn làm ăn Nếu quan lại để trộm cướp tụ họp trong hạt thì bị bãi chức hay đồ, không bắt trộm cướp và không tâu trình thì phải xử tăng tội một bậc (điều 248) Theo điều 458, quan xã phường không kịp thời truy bắt kẻ cướp tại bản xã, bản phường khi có vụ việc xảy ra thì bị tội đồ, nêu là trộm thì giảm tội hai bậc Quan chức các địa phương phải khuyến khích dân chăm lo sản xuất nông nghiệp đảm bảo chia ruộng công cho dân kịp thời vụ (điều 347), ruộng đất công hoang hoá phải tâu xin để chia cho dân khai khẩn, cày cây, chăm lo tôn tạo và sửa chữa đê điều để lũ lụt không hại hoa màu của dân (điều 350, 181, 182) Quan lại cũng là người phải đứng ra bảo vệ sự hà hiếp, quấy nhiều của các gia đình quyền thế Điều 196 quy định: đầy tớ nhà quyên

Trang 12

thê làm hại dân mà xã quan bỏ qua không trình báo sẽ bị tội biếm 1 tư, đã trình báo mà lộ, huyện quan không tâu lên để trị tội thì bị xử tội biếm Các quan đại thần và các quan tâu việc phải gắng sức tâu trình nhà vua bãi bỏ những điều gây tổn hại, bất tiện cho dân, nếu biết mà không can ngăn sẽ bị biếm hay bãi chức (điều 625).

Nghĩa vụ phải chăm lo cho dân chúng như cha mẹ, động lòng trắc ẩn và phải có trách nhiệm cứu giúp đối với những người kém may man trong xã hội Điều 284 quy định: Các quan ty làm việc ở ngoài nếu không biết làm việc lợi, trừ việc hại, để dân trăm họ phải phiêu bạt đi nơi khác, hộ khẩu bị hao hụt và có trộm cướp tụ họp ở trong hạt, thì xử tội bãi chức hay tội đồ; nếu không bắt trộm cướp và không tâu trình, thì phải xử tội tăng một bậc Nếu có phản nghịch ẩn nấp trong hạt, mà không mật tâu và truy bắt, thì bị tội nhẹ hơn tội phản nghịch một bậc Hay điều 294 quy định: Trong kinh thành hay phường, ngõ và làng xóm có kẻ đau ốm mà không ai nuôi nấng, nằm ở đường xá, cầu, điếm, chùa, quán, thì xã quan ở đó phải dựng lều lên mà giữ gìn, săn sóc, và cho họ cơm cháo thuốc men, cốt sao cứu cho họ sống, không được bỏ mặc cho họ rên rỉ khốn khổ Nếu không may mà họ chết thì phải trình quan trên và tuỳ tiện chôn cất, không được để phơi lộ thi hài; nếu trái lệnh này, thì quan phường xã phái tội biếm hay bãi chức Riêng điều 295 mang đậm ảnh hưởng Nho giáo, điều luật này có sao chép từ Đường luật, nhưng nó vẫn phản ánh tư tưởng nhân bản của Nho giáo trong cách đối xử với tầng lớp - quan quả cô độc - dưới cùng của xã hội: Những người goá vợ, goá chồng, mồ côi, và người tàn tật nặng, nghèo khổ không có người thân thích để nương tựa, không thể tự mình mưu sống được, quan sở tại phải thu nuôi họ mà lại bỏ rơi họ thì bị xử đánh 50 roi, biếm một tư Nếu họ được cấp cơm áo, mà quan lại ăn bớt đi, thì phái khép vào tội như người giữ kho ăn trộm của công.

Trong việc binh dịch cũng vậy, người cai quản hay tướng lĩnh phải thương xót kẻ dưới, chăm lo chu toàn nếu họ ốm đau hay bệnh tật mà chết Điều 572 quy định: Những phụ thợ đang làm việc, những quân lính đang ở trại, hoặc theo quân đội ra đánh giặc, hoặc theo hầu xa giá, hay sai đi việc quan chủ ty không xin cấp thuốc thang cứu chữa, thì xử phạt 40 roi; nếu vì ốm không chữa mà chết, thì xử phạt 80 trượng; nếu phụ thợ chết ở chỗ làm việc quan, chù ty không theo luật cho đưa về bán quán, thì xử tội biếm Luật định các hạng này mà chết, thì quan trông coi phải biên những tiền bạc, quần áo của họ còn lại cùng thi hài họ siao cho những người cùng phú, huyện xã đưa về bản quán; nếu không có người cùng phủ, huyện, xã, thì giao cho quan chức sờ tại đảm nhận đưa về làng học chu đáo Tướng lĩnh đem quân ra trận, quân lính có người ốm đau mà không nuôi nấng thuốc thang thì phải tội đồ; nếu vì thế mà để quân lính bị giặc bắt được, thì xử tội đồ, tội lưu hay tội chết (điều 272) Các xã quan khi tuyển đinh tráng cho quân đội mà ẩn lậu người khoẻ mạnh, chỉ đưa người hèn kém vào trong quân, thì một người đã bị tội đồ, còn từ 6-9 người thì bị tội thất cổ, quan lộ bị biếm hay cách chức, nặng ra thì bị đồ hoặc lun (điều 170).

Trên thực tế, ngay từ khi mới lên ngôi và trong suốt cuộc đời làm vua, Lê Thánh Tông đã cho thi hành nhiều biện pháp để làm trong sạch đội ngũ quan lại Ngoài việc lựa chọn quan lại thông qua thi cử, Lê Thánh Tông cũng rất quan tâm đến

Trang 13

chế độ bào cử, tiến cử, thông qua phát hiện tài năng mà bổ nhiệm Tiến cử cho phép một vị quan được đề nghị đưa một người có tài nhưng vì nhiều nguyên nhân mà chưa có điều kiện đi thi (hoặc thi không đỗ) được giữ một chức quan nào đó Tiến cử thực chất là đánh giá người bằng tín chấp Người được tiến cử phải lấy tước vị, phẩm hàm của mình để đảm bảo rằng người được tiến cử là có tài, xứng đáng với chức vị được giao Điều 174 Quốc triều hình luật quy định: những người làm nhiệm vụ cử người mà không cử được người giỏi thì bị biếm hoặc bị phạt theo luật nặng nhẹ, nếu vì tình riêng hoặc lấy tiền thì bị xử nặng thêm hai bậc Đối với chế độ bảo cử, bảo cử là chế độ cho phép một vị quan được đề nghị đưa một người có tài năng và có kinh nghiệm thực tiễn quan trường vào một chức vụ nào đó đang bị khuyết Người đứng ra bảo cử phải lập hồ sơ người được bảo cử để trình lên bộ Lại và cũng lấy phẩm hàm, chức vụ của mình ra để đảm bảo rằng người được bảo cử là xứng đáng Bản chất của bảo cử là việc cử các quan lại có thâm niên và kinh nghiệm làm việc, có năng lực, đạo đức và thường xuất thân khoa bảng vào các chức vụ quan trọng đang khuyết Ông là người đầu tiên tiếp thu và vận dụng luật Hồi tỵ, đưa vào các quy định của Bộ luật Hồng Đức và áp dụng nghiêm ngặt trong các kỳ thi hương, thi hội, thậm chí áp dụng cho cả đội ngũ chức viên ở cấp xã, nhằm tránh tình trạng móc ngoặc để tham ô, nhũng nhiễu, nể nang, né tránh làm ảnh hưởng đến công việc triều đình.

Qua hơn 300 điều (trên 722 điều) quy định về trách nhiệm của quan lại ở từng cương vị cụ thể, Quốc triều hình luật đã thể hiện sự quan tâm cao độ tới đối tượng này, đề cập và điều chỉnh những vấn đề thiết yếu của đội ngũ quan chức nhà nước Việc xây dựng đội ngũ quan lại có năng lực, liêm khiết, trung thành thì chính quyền nào cũng cần Điều cần nói tới ở đây là những biểu hiện của lòng trung thành, đạo đức của quan lại, công việc cai trị, giáo hoá dân đều là những phạm trù của Nho gia Nó nhấn mạnh tới phạm trù Trung, tới yêu cầu tu dưỡng đạo đức - “dĩ thân tác tắc” để làm cha mẹ dân, tới tinh thần “mẫn ư sự, thận ư ngôn” rất đặc trưng đối với sĩ đại phu của Nho giáo Tại đây chúng ta cũng có thể nhận ra tinh thần dân bàn, quan niệm chính danh định phận được thể hiện trong những đòi hỏi với đội ngũ quan lại.

Quan lại phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên nghiệp

Vua Lê Thánh Tông rất coi trọng học vấn của người làm quan Theo dụ Hiệu định quan chế, khi được tuyển bổ làm quan phải là những người thi đỗ trong các kỳ thi hương, thi hội, thi đình Kể cả quan lại địa phương cũng phải là những người đỗ đạt: “Phàm các lại viên có chân thi Hội đỗ Tam trường thì bổ làm chánh quan châu huyện và các chức kinh dịch, thủ lĩnh, phó sứ Còn các lại viên không có chân thi Hội đỗ Tam trường thì chỉ bổ chức thủ lĩnh hoặc châu huyện”, thậm chí đến xã trưởng - tuy không phải là quan chức triều đình nhưng cũng phải lựa chọn trên cơ sở có học: “Phải xét những người biết chữ, có tài cán mới nên lưu lại để tiện cho việc xét đoán cáo trình các việc và tiện cho dân Nếu không biết chữ thì cho nghỉ”

Như vậy, học vị được vua Lê Thánh Tông xác định là cơ sở để bổ nhiệm chức vụ Tuy nhiên, học vị phải phản ánh đúng trình độ học vấn, do đó cần thiết phải tổ chức lại việc học hành thi cử Để củng cố quan điểm đó, trong 37 năm trị vì, vua Lê

Trang 14

Thánh Tông đề ra quy chế rõ ràng trong các kỳ thi hương, thi hội, thi đình, cùng với các biện pháp khuyến khích học hành và tăng cường chất lượng giáo dục Tiếp tục kế thừa các vương triều trước, Lê Thánh Tông vẫn tổ chức các khoa thi theo 3 cấp: Thi Hương (cấp vùng), Thi Hội (quốc gia), Thi Đình (nhà Vua) Quy định thể lệ khoa cử minh bạch, chặt chẽ

Việc khảo thí: Tất cả quan lại từ (cao) nhất phẩm đến cửu phẩm (thấp nhất), 3 năm một lần phải qua khảo thí, văn thi văn, võ thi võ Hỏng thi, nhẹ thì bị phạt, nặng thì bãi chức; kể cả người đỗ đại khoa, người được vua sủng ái… không ai được miễn Khảo khóa để kiểm tra đánh giá năng lực thực hành, tức là kết quả công việc thực tiễn của viên quan có chức đương nhiệm, đánh giá lòng dân (tín nhiệm) ở địa phương về kinh tế và đời sống xã hội tại cộng đồng Khảo khóa chia làm 2 bước: sơ khảo và thông khảo Ba năm một lần, quan (cấp) trên khảo sát quan dưới, Quan trường khảo sát lại thuộc quyền Thời hạn cứ 12 năm xét thăng thưởng một lần: Có tội thì xử lý ngay (không nhất thiết định kỳ).

Có lệ Tập Ấm dành cho con em gia tộc quan lại quyền quý, được ưu tiên nhận vào học ở một số trường gọi là chiêu Văn Quán để có đủ trình độ đi dự thi Khi thi đỗ mới bổ chức, không có ngoại lệ Ngạch Thí chức với 3 năm đầu được bổ nhiệm là tập sự, hưởng một phần ba lương Sau 3 năm nếu không đạt thì đuổi về.

Tổ chức các khoa và Ngự sử đài, song song với cơ chế khảo thí, khảo khóa có 6 khoa để khảo sát 6 bộ và thường xuyên giám sát công việc Ngự sử đài tổ chức có hệ thống từ trung ương đến địa phương, theo dõi (giám sát) năng lực phẩm chất các quan lại, có quyền đan hặc (chất vấn) khi cần hoặc luận tội và kiến nghị triều đình xử lý Các khoa và Ngự sử đài là những tổ chức độc lập, không nằm trong hệ thống tổ chức của các bộ mà do Vua trực tiếp điều hành Việc đánh giá quan lại theo nếp hàng năm Việc thăng, thưởng hoặc trách phạt cũng theo định kỳ, không phải lập đoàn kiểm tra cấp dưới Chế độ lương bổng đãi ngộ theo phẩm hàm.

Ngoài các quan chức đương nhiệm theo danh vị bổ dụng của triều đình, còn có Tản Quan là những vị quan nhàn tản, tuy có tước vị phẩm hàm được trọng vọng, được hưởng lộc Vua nhưng không được giao quyền cai trị Đó là các vị quan trong hoàng tộc, những võ công đã có chiến tích, hoặc con cháu bậc khai quốc công thần nhưng không có học vị (không có trình độ năng lực), không có quyền hành gì ngoài xã hội Chế độ Dưỡng liêm, đối với những quan lại có công trạng, ngoài lương tháng theo phẩm hàm chức tước còn được cấp lộc điền (quan điền) và tế điền để con cháu hưởng lộc cúng giỗ người đã khuất Nếu phạm tội, bị bãi chức thì tất cả các bổng lộc đều bị thu hồi hết.

Mặt khác, vua Lê Thánh Tông hết sức coi trọng năng lực thực tế của quan lại Minh chứng là, ngoài hai hình thức tuyển dụng quan lại được sử dụng phổ biến từ trước (tiến cử và tập ấm) và hình thức khoa cử đã được mở rộng, dưới triều vua Lê Thánh Tông còn đặt ra lệ bảo cử bằng một đạo sắc vào năm Giáp Thìn (1484), trong đó quy định, các nha môn trong ngoài, nếu có chức nào khuyết thì có thể tìm người tài cán, học thức, thanh liêm, học giỏi để đề nghị Bộ Lại xét bổ vào chức đó, đồng thời

Trang 15

xác định trách nhiệm của người bảo cử: “Người nào tiến cử người khác phải ghi rõ tài năng, kiến thức và sự thanh liêm, sau này nếu người đó mắc tội bỉ ổi, tham lam không làm được việc thì tâu lên để xét xử viên quan tiến cử đó” Vua Lê Thánh Tông cũng nói rõ trong khi khuyên dụ các quan: “Nếu có khuyết chức Hiến sát thì dùng các quan ở khoa, đài, Quốc tử giám và 6 tự, liên minh từng trải, làm việc đủ 4 lần khảo khóa, được nhiều người khen để bổ ” Song biểu hiện cụ thể nhất của việc coi trọng năng lực thực tế của quan lại chính là việc vua Lê Thánh Tông định rõ chế độ khảo công quan lại (hay khảo khóa) để căn cứ vào đó tiến hành khảo xét năng lực thực tế cũng như tính liêm khiết, mẫn cán của quan lại làm cơ sở để thưởng - phạt, thuyên chuyển, thăng giáng hay thải loại

Các quan lại phải “mẫn ư sự”, làm tròn trách nhiệm được giao Những viên quan làm nhiệm vụ cử người mà không cử được người giỏi sẽ bị biếm hoặc phạt tuỳ theo lỗi nặng nhẹ, nếu vì tình riêng hoặc lấy tiền thì tăng thêm tội hai bậc (điều 174) Việc thu thuế thóc cho nhà nước được thực hiện rất quy củ, các quan ở lộ căn cứ theo số ruộng đất mà đốc suất các quan ở huyện bắt xã trưởng phải nộp thóc vào kho cho đủ số, sau đó lộ quan làm tờ trình nộp cho quan sảnh, quan sảnh làm bản tấu về tình hình thu thuế ở các lộ dâng lên vua Nếu quy trình này chậm trễ do các quan không làm tròn chức trách thu thuế cho đúng hạn, thì quan lộ bị phạt hay biếm, quan huyện bị nặng hơn 2 bậc, xã quan bị đồ hay lưu (điều 176) Việc sửa đắp đê rất quan hệ tới sản xuất nông nghiệp, nên chuẩn bị cho mùa nước lũ, quan giám và quan lộ phải ra sức cho dân tu sửa đê điều trước mùa, nếu để chậm thì quan lộ bị phạt, quan giám bị biếm, còn nếu nước lụt làm vỡ đê thì quan lộ và quan giám đương bị xử biếm hai tư, bãi chức (điều 181)

Bộ luật còn trừng trị nghiêm với hành vi lười nhác, trốn việc của các quan Điều 199 quy định: Các quan đang tại chức, mà trễ nhác việc công thì bị phạt 70 trượng, biếm ba tư và bãi chức Nếu vì trễ nhác để xảy ra việc gì, thì tội thêm một bậc Khi vâng mệnh coi sóc làm những việc cần cấp Mà không dụng tâm coi đốc, để tốn nhân công hại của công, mà công việc không xong, thì quan giám lâm bị tội đồ; quan đốc sát, quan đề hiệu bị biếm hoặc bãi chức Hay như quy định trong điều 222: Những quan chức được sai làm việc công, thấy việc nặng nề khó khăn, mà nói dối là đau ốm để khỏi phải đi, thì bị biếm hay bị đồ; nếu là việc quân khẩn cấp mà trốn tránh thì xử tội lun hay tội chết (Điều 241): Những quan tướng hiệu cai quan từ ba vạn quân trở xuống, 50 lính trở lên, nếu không săn sóc luvện tập để hàng ngũ không chỉnh tề, quân khí không tinh nhuệ, biếng nhác việc quân, làm cho quân khí hư hỏng phải sửa chữa, hao tốn tiền công, hay ăn bớt của công, làm việc riêng bỏ việc công, xét tội nhẹ thì bị biếm hay cách chức, tội nặng thì bị đồ hay lưu Nếu khi chống giặc mà phạm những lỗi trên, thì không kể nặng nhẹ đều phải chém (Điều 247) Khi đem quân đi đánh giặc, mà các quan tướng hiệu không hòa thuận, hay tiết lộ quân cơ, để quân lính ngã lòng, thì đều phải chém.

Không chỉ phải làm tròn bổn phận mà quan lại còn không được vượt quá chức phận của mình Quốc triều hình luật có nhiều điều khoản nghiêm trị những hành vi

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:27

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w