1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận học phần lịch sử nhà nước và pháp luật cải cách chính quyền địa phương của hoàng đế lêthánh tông thế xv

13 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cải cách chính quyền địa phương của hoàng đế Lê Thánh Tông thế XV
Tác giả Lê Thị Mỹ Duyên
Người hướng dẫn Trần Thị Hoa
Trường học Trường Đại học Lao động - Xã hội
Chuyên ngành Lịch sử nhà nước và pháp luật
Thể loại Tiểu luận học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 210,16 KB

Nội dung

Với mong muốn khẳng định một thời thịnh trị của triều đại mình, Lê Thánh Tông đã dựa vào những điều kiện mới của đất nước để tiến hành hàng loạt chính sách lớn, quan trọng về kinh tế, xã

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

Trang 2

CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ TRƯỚC CẢI CÁCH CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG THẾ KỈ XV VÀ MỘT VÀI NÉT TIÊU BIỂU VỀ CON NGƯỜI LÊ THÁNH TÔNG

1.1.Bối cảnh lịch sử trước cải cách chính quyền địa phương của vua Lê Thánh Tông thế kỉ XV

1.2.Một vài nét tiêu biểu về con người Lê Thánh Tông

CHƯƠNG 2: CẢI CÁCH CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNGTHỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG THẾ KỈ XV

2.1 Cấp đạo – xứ

2.2 Cấp phủ

2.3 Cấp huyện – châu

2.4 Cấp xã

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ CẢI CÁCH CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG

Trang 3

LỜI NÓI MỞ ĐẦULý do chọn đề tài

Nhiều năm trở lại đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nước ta đã và đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm mục đích sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, có nền kinh tế phát triển cao và bền vững… Để đạt được mục tiêu ấy, chúng ta cần phát triển và hoàn thiện từng bộ phận trong bộ máy nhà nước.

Một trong những vấn đề then chốt của mọi chế độ chính trị trong lịch sử là vấn đề tổ chức hành chính quốc gia Xã hội luôn luôn vận động, vì vậy, nền hành chính cũng phải luôn luôn có sự điều chỉnh, cách tân để đáp ứng sự biến đổi của xã hội Do đó, trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, cùng với sự biến đổi của thể chế chính trị - xã hội, thường dẫn đến những cải cách từng phần hoặc toàn diện nền hành chính trên phạm vi toàn quốc.

Năm 1460, Bình nguyên vương Lê Tư Thành lên ngôi vua, tức Lê Thánh Tông Với mong muốn khẳng định một thời thịnh trị của triều đại mình, Lê Thánh Tông đã dựa vào những điều kiện mới của đất nước để tiến hành hàng loạt chính sách lớn, quan trọng về kinh tế, xã hội, quân sự và đặc biệt là thực hiện cuộc cải cách hành chính toàn diện từ trung ương xuống địa phương Cuộc cải tổ bộ máy nhà nước của Lê Thánh Tông, nếu không nói là cuộc cải tổ đầu tiên thì cũng là cuộc cải tổ lớn nhất và thành công nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam Cách tổ chức chính quyền hợp lý, hiệu quả của vua Lê Thánh Tông đã được xem như khuôn vàng thước ngọc, được các triều vua kế tiếp noi theo, duy trì suốt hơn ba trăm năm đến tận cuối thế kỉ XVIII.

Trang 4

Mục đích nghiên cứu

Về mặt khoa học: Trên cơ sở những tư liệu lịch sử phục dựng bức tranh

toàn cảnh về công cuộc cải cách chính quyền địa phương dưới triều vua Lê Thánh Tông, qua đó làm rõ nguyên nhân dẫn đến cải cách, nội dung và kết quả của nó đối với xã hội nước ta nửa sau thế kỉ XV.

Về mặt thực tiễn: Hiện nay, vấn đề cải cách nền hành chính quốc gia đang

được đặt ra rất cấp thiết Khảo sát và đánh giá một cách hệ thống công cuộc cải cách chính quyền địa phương dưới triều Lê Thánh Tông không chỉ là đáp ứng nhu cầu hiểu biết mà cũng giúp chúng ta tìm hiểu để kế thừa, phát huy và phát triển những kinh nghiệm của quá khứ để phục vụ cho sự

nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương sau:

Chương 1: Bối cảnh lịch sử trước cải cách chính quyền địa phương của

vua Lê Thánh Tông thế kỉ XV và một vài nét tiêu biểu về con người Lê

Trang 5

CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ TRƯỚC CẢI CÁCHCHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CỦA VUA LÊ THÁNHTÔNG THẾ KỈ XV VÀ MỘT VÀI NÉT TIÊU BIỂU VỀCON NGƯỜI LÊ THÁNH TÔNG

1.1 Bối cảnh lịch sử trước cải cách chính quyền địa phương của vua Lê Thánh Tông thế kỉ XV

Để tìm hiểu về cải cách chính quyền địa phương của vua Lê Thánh Tông thế kỉ XV một cách tường tận, chúng ta cần xem xét đến bối cảnh của cuộc cải cách Qua đó mới nhìn nhận được hết các khía cạnh của nó.

Ở địa phương, đất nước rộng lớn đã thống nhất, nhưng Lê Thái Tổ mới chia làm ba đạo, rồi Lê Thái Tông chia làm 5 đạo Lê Thái Tổ đã xác định xã là cấp cơ sở và đặt xã quan Nhưng các cấp trung gian lại còn quá nhiều và hỗn độn như: Phủ, huyện, lỵ, trấn… ở thời Lê Thái Tổ Đến thời Lê Thái Tông lại vẫn thấy: Phủ, lộ, trấn, huyện…

Thiết chế chính trị như trên rõ ràng chưa chặt chẽ, chưa hoàn chỉnh, mang tính phân tán Nhược điểm này đã bộc lộ ngay từ nửa sau thế kỷ XIV và từ đó đã đặt ra yêu cầu cải cách Giờ đây, trong hoàn cảnh mới nhưng vẫn duy trì thiết chế chính trị đó rõ ràng không còn phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, của xu thế thời đại Yêu cầu đặt ra cần thiết lập một bộ máy hành chính mới phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước.

Mặt khác, sau khi Lê Thái Tổ qua đời, các vua kế vị thường còn ít tuổi (10 tuổi và 2 tuổi) Mọi việc quyết đoán trong triều đình đều nằm trong

tay các đại thần Nhưng mặc dù đã có với nhau gần 10 năm “nằm gai nếm

mật”, họ vẫn không thoát khỏi sự đố kị khi trở thành người nắm giữ vận

mệnh quốc gia Hàng loạt “công thần khai quốc” như: Nguyễn Trói, Lưu

Nhân Chú, Lê Sát, Lê Ngõn… lần lượt bị giết Tình trạng quan lại lộng quyền, tham nhũng, ăn chơi sa đoạ khá phổ biến, đến nỗi Lê Thái Tông

phải ra lệnh chỉ, nêu: “Nay các khanh không kính giữ phép công, người

giữ tiền bạc, sổ sách nhà nước thì chậm trễ hoặc gây khó dễ Thuế đáng thu hay đáng miễn thì không chịu phê tâu dứt khoát để làm khổ dân Người

Trang 6

coi quan thì không thương dân đau khổ, mượn đồ của dân vứt bỏ bừa bãi đến nỗi hỏng, mất, đến khi có việc lại đến hạch sách Còn kẻ coi dân thì chỉvụ lợi riêng, không lo nuôi dưỡng dân, hoặc tha cho người giàu, bắt tội người nghèo mua gỗ làm nhà làm cửa, xử kiện không công bằng, chỉgây bèphái, lo hối lộ…” Ngay trong bản Trung hưng kí, được viết sau khi Lê

Thánh Tông lên ngôi cũng cho thấy tình hình rối ren giai đoạn này: “Nhân

Tông mới lên hai tuổi, sớm lên ngôi vua, kẻ thân yêu giữ việc tự hối lộ công hành… phường dốt đặc nổi dậy như ong…Văn giai như Đào Công Soạn tuổi gần 80, tế thần như Lê Ê không biết một chữ Người trẻ không biết nghĩ, tự ý làm càn; người già không chết đi, thành ra tai hại Bán quan, mua ngục, ưa giàu, ghét nghốo…kẻ xiểm nịnh được nghe theo, bọn dạn sát thì được bổ dụng”.

Thực trạng đó cũng làm cho nhà nước tập quyền thêm suy yếu Để xây dựng một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền mạnh, đòi hỏi phải chấn chỉnh lại kỉ cương phép nước, phải cải cách cả thiết chế chính trị, cả về cơ chế vận hành của bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, khắc phục tình trạng bất cập giữa tập trung và phân tán Tình hình trên đặt ra yêu cầu cần tiến hành một công cuộc cải cách, đặc biệt là mặt hành chính nhằm chấn chỉnh bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng một nhà nước tập quyền có đủ khả năng ổn định lại tình hình, đưa đất nước phát triển đi lên Lê Thánh Tông - Vị vua hiền trong triều đại nhà Lê lên ngôi đã đảm đương công việc này.

1.2 Một vài nét tiêu biểu về con người Lê Thánh Tông.

Lê Thánh Tông – Tên húy là Tư Thành, lại húy là Hạo, là con thứ tư của Thái Tông Ông sinh vào giờ Sửu, ngày Mậu Tí, ngày hai mươi tháng bảy năm Nhâm Tuất (1442) Mẹ ông là Quang Thục Hoàng thái hậu Ngô thị, người làng Động Bàng, huyện Yên Định, phủ Thanh Hóa Theo Đại

việt sử kí toàn thư: “Khi còn là Tiệp Dư, thái hậu đi cầu tự, mơ thấy hoàng

đế ban cho một tiên đồng, thế rồi có thai… Vua sinh ra thiên tự tuyệt đẹp,

5

Trang 7

thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang, thực là bậc thông minh xứng đáng làm vua, bậc trí dung đủ để giữ nước”.

Đến khoảng năm Diên Ninh (1459), Nghi Dân tiếm ngôi, giết chết vua Nhân Tông và Tuyên từ thái hậu rồi tự lập làm vua Nghi Dân ở ngôi 8 tháng nhưng đã bộc lộ bản chất thích chém giêt nên triều thần không phục Bấy giờ các đại thần chiều đình là Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Lăng cùng họp bàn lật đổ Nghi Dân, cùng nhau đem cấm binh đánh bọn Đồn – Ban, rồi phế Nghi Dân, đón Tư Thành lên ngôi vua Bấy giờ vua 18 tuổi, vào nối đại thống, tự xưng Thiên Nam Động Chủ, niên hiệu Thánh Tông Vua đổi niên hiệu hai lần: Quảng Thuận (1460 – 1469) và Hồng Đức (1470 – 1497) Lê Thánh Tông ở ngôi 38 năm, thọ 56 năm Đối với hạng nguyên thủ quốc gia, 50 – 60 tuổi mới là tuổi đầy kinh nghiệm và sâu sắc Nhưng ở Lê Thánh Tông, vào tuổi 20, con người này đã tỏ ra một bản lĩnh khác thường.

Trong suốt thời gian trị vị đất nước, Lê Thánh Tông đã sang lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được Chính vì vậy, ông đã đưa triều Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt: chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng, văn hóa.

Trang 8

CHƯƠNG 2: CẢI CÁCH CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNGTHỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG THẾ KỈ XV

Từ các tư liệu lịch sử đã có cho thấy, 1466 là năm mà cuộc cải tổ chính quyền địa phương được tiến hành ở quy mô lớn và toàn diện Có thể coi đây là mốc cơ bản của cuộc cải tổ, còn các lần khác chỉ có một vài thay đổi mà thôi.

Trong cuộc cải tổ chính quyền địa phương, Lê Thánh Tông đã bỏ tên gọi đơn vị hành chính trấn và lộ; bỏ cấp hành chính trung gian châu Qua cuộc cải tổ này, Đại Việt có những cấp chính quyền địa phương như: cấp đạo – xứ, cấp phủ, cấp huyện – châu, cấp xã.

2.1 Cấp đạo – xứ

Thứ nhất, Lê Thánh Tông đã chia cả nước thành nhiều đạo nhỏ

nhằm hạn chế tiềm lực và thế lực của những lực lượng phong kiến địa phương, ngăn ngừa sự cát cứ, chính quyền cấp đạo quản lí địa phương có

hiệu lực và hiệu quả hơn, đồng thời, ông cũng không để quyền hành ở đạo

tập trung vào tay một người mà được tản ra cho ba cơ quan (được gọi là tam ti).

Từ năm 1471, tam ti được hình thành và bao gồm: Thừa ti, Đô ti và

Hiến ti.

Thừa ti chính sứ với Hàm tòng tam phẩm, chức Phó Thừa ti sứ Hàm tong tứ phẩm.

phẩm, Phó tong binh Hàm tong tứ phẩm.

công việc trong đạo để tâu lên triều đình Đứng đầu Hiến ti là Hiến sát Hàm chánh lục phẩm và Hiến sát Phó Hàm chánh thất phẩm.

7

Trang 9

Chính bởi sự phân lập quyền hành ở địa phương như vậy, Lê Thánh Tông đã ngăn ngừa được khuynh hướng cát cứ và tăng cường quyền lực của trung ương.

Thứ hai, ông tổ chức giám sát chặt chẽ ở cấp đạo bằng việc đặt 6 ti ngự

sử tại các đạo ở Ngự sử đài nơi triều đình Mỗi ti ngự sử đài giám sát hai hoặc ba đạo Ti ngự sử không phải là cơ quan địa phương mà là cơ quan của ngự sử đài trung ương Đứng đầu ti ngự sử là chức quan giám sát ngự sử mang hàm chánh thất phẩm.

Riêng Trung Đô phủ (phủ Phụng Thiên), quan đứng đầu phủ là phủ

doãn mang hàm chánh ngũ phẩm, chức phó là thiếu doãn với hàm chánh

lục phẩm Như vậy, tuy phủ Trung Đô là đơn vị hành chính trung ương

tương đương cấp đạo nhưng có hình thức tổ chức chính quyền khác hẳn cấp đạo Quan lại thời Lê Thánh Tông chỉ được tại chức đến năm 65 tuổi, bãi bỏ luật cha truyền con nối cho các công thần, điều này cũng góp phần hạn chế quyền hành của các đại thần, tránh xa tình trạng cát cứ.

2.2 Cấp phủ

 Phủ là cấp hành chính dưới đạo Đứng đầu phủ là tri phủ hàm tòng lục phẩm, chức phó là đồng tri phủ hàm chánh thất phẩm.

 Chức năng chủ yếu của quan lại ở cấp phủ là truyền lệnh từ trên xuống cho các huyện – châu, đốc thúc và kiểm tra việc thi hành, thu nộp thuế khóa, lao dịch và binh dịch.

Đặc biệt, ở cấp phủ có chức hà đê sứ và khuyến khích nông sứ đều

hàm tòng cửu phẩm.

2.3 Cấp huyện – châu

Dưới đạo là cấp huyện – châu, ở một số vùng núi huyện được gọi là châu, đứng đầu là tri huyện và tri châu, đều hàm tòng thất phẩm Chức năng của các quan ở huyện châu, theo sắc dụ năm 1471 là “đi xét trong hạt, bờ biển, chỗ nào có thể làm ruộng được, các đê bồi ngòi cừ, chỗ nào có thể

Trang 10

đào đắp được, cùng là chỗ có giống hổ lang làm hại, có kẻ cường hào xui giục kiện tụng, phong tục điêu bạc, nhân dân đau khổ, hết thảy các việc tiện lợi nên làm, những mối tệ hại nên bỏ”.

Các quan phủ huyện, châu phải chăm nom đê điều và khuyến nông, đốc thúc dân bồi đắp ruộng chứa nước để làm mùa chiêm, không nên bỏ phứa chức trách của mình.

Riêng đối với các châu, để nắm và quản lí được những địa phương xa xôi này, chính sách của nhà Lê, về cơ bản cũng như các triều đại trước đây là tìm cách tranh thủ các tù trưởng địa phương Các tù trưởng mang chức tước của triều đình tất nhiên phải phục tùng chính quyền trung ương về mặt chính trị và hang năm phải nộp một số phú công về mặt kinh tế Tuy vậy, nhà Lê vẫn dành cho các tù trưởng những quyền hạn rộng lớn ở địa phương, được cai quản dân địa phương theo phong tục tập quán, xét xử theo tục lệ.

Cuối thời Hồng Đức, cả nước có 178 huyện và 50 châu, cộng tất cả có 228 huyện – châu.

2.4 Cấp xã

Xã là cấp hành chính cơ sở Không chỉ điều chỉnh lại bộ máy ở Đạo,

Lê Thánh Tông còn phân định lại các làng xã Ông chia địa phương thành ba loại xã, gồm đại xã có từ 500 hộ trở lên, trung xã có từ 300 hộ trở lên và

tiểu xã có trên dưới 100 hộ Các xã không phải cố định bất biến mà có sự

tách lập xã cũ, xã mới nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa làng và nước, có thể kiểm soát nhưng vẫn tôn trọng sự tự trị của làng xã.

Ngoài ra, Lê Thánh Tông còn bãi bỏ các xã quan và đổi là xã trưởng

do dân bầu ra Trong hệ thống xã trưởng gồm có các chức nhỏ xã chính, xã sử và xã tư Các xã trưởng được bầu theo các tiêu chuẩn do nhà vua đặt

ra: nam giới từ 30 tuổi trở lên, biết chữ, có hạnh kiểm tốt, là con em nhà hiền lành, …Ông cũng không cho phép anh em thân thích có hai người

9

Trang 11

cùng làm xã trưởng nhằm loại bỏ tệ nạn đồng đảng, bè cánh và thải loại những xã trưởng gian tham, già lão ốm yếu hoặc những người kém năng lực, không thể kham nổi công việc.

Bằng việc thay đổi hệ thống chính quyền ở xã, vua Lê Thánh Tông đã hạn chế được tối đa chính quyền tự trị của làng xã, góp phần củng cố nền quân chủ quan liêu chuyên chế do ông đứng đầu.

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ CẢI CÁCH CHÍNH

QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG THẾ KỈ XV

3.1 Ý nghĩa

Những biện pháp cải cách chính quyền địa phương thời vua Lê Thánh Tông được coi là những biện pháp tân tiến, hiện đại, thay đổi được rõ rệt sự thối nát, lạc hậu từ chính quyền địa phương cũ Ông đã thanh lọc một số chức quan, cơ quan và các cấp chính quyền trung gian nhằm bãi bỏ đi những thừa thãi, không cần thiết và yêu cầu các cơ quan nhà nước kiểm tra, giám sát lẫn nhau để hạn chế sự lạm quyền và nâng cao trách nhiệm.

Ngoài ra, để giúp cho người dân được bảo đảm quyền lợi thì Lê Thánh Tông không để quyền lực tập trung quá nhiều vào một cơ quan, mà được tản ra nhằm loại bỏ sự tiềm quyền trong tiềm thức và hành động của quan liêu chính quyền địa phương.

3.Ưu điểm và phần hạn chế

Về ưu điểm, thông qua những biện pháp cải tổ đối với chính quyền địa

phương, Lê Thánh Tông không chỉ tăng cường hiệu lực của chính quyền cấp cơ sở mà quan trọng hơn là tìm cách can thiệp sâu vào làng xã nhằm tăng cường sự chi phối của triều đình và hạn chế tối đa tính tự trị của làng xã, qua đó góp phần củng cố nền quân chủ chuyên chế Nhìn chung, thông qua cải cách, Lê Thánh Tông đã tạo được hệ thống hành chính thống nhất trong phạm vi cả nước Hệ thống khá gọn gàng với chức trách phân minh,

Trang 12

bảo đảm sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương Đây là mô hình tiên tiến nhất của chế độ quân chủ phong kiến đương thời, trong đó, trung ương và địa phương gắn liền nhau, quyềnlực được bảo đảm từ trên xuống dưới.

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, song cuộc cải cách của Lê Thánh Tông vẫn gặp phải những hạn chế Chính sách cải cách hành chính cấp xã của Lê

Thánh Tông trên thực tế đã không triệt tiêu được “sự tha hóa quyền lực” của bộ máy quản lý địa phương dẫn đến tình trạng hào nhũng nhiễu, tạo vấn đề nhức nhối trong xã hội Mặt khác, do nhà nước trung ương không còn nắm được bộ máy quản lý địa phương như trước nữa nên những biện pháp quản lý không phát huy tác dụng và hiệu quả.

KẾT LUẬN

Qua những biện pháp cải cách ở chính quyền địa phương thời vua Lê Thánh Tông, ta có thể nhận định được rằng: Tuy cuộc cải cách này vẫn còn có những hạn chế nhất định, nhưng có thể nói đây là cuộc cải cách thành công nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, đem lại sự phát triển cho đất nước, đem lại cho người dân cuộc sống ấm no hạnh phúc Những giá trị nổi bật và hạn chế của cả hai cuộc cả cách không chỉ ảnh hưởng, tác động đến nhiều lĩnh vực của chế độ phong kiến Việt Nam mà qua nghiên cứu nội dung cải cách bộ máy chính quyền địa phương của vua Lê Thánh Tông thế kỉ XV, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm nhằm khai thác, vận dụng một cách sáng tạo vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước hiện nay.

11

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN