Bài tiểu luận này là sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm, song do cònnhiều hạn chế về mặt kiến thức nên khó tránh khỏi những sai sót trong bài làm.Chúng em kính mong nhận được sự đón
Khái quát về Silla thống nhất
Trong cuộc Chiến tranh Thống nhất Tam Quốc, Shilla liền thực hiện một sách lược sáng tạo mới, liên kết với những lực lượng kháng chiến cũ của Koguryo đánh đuổi nhà Đường Năm 670, quân đội của Shilla đã đẩy lui quân Đường ra khỏi Paekche Tiếp đến, năm 676 Shilla mở những cuộc tấn công vào quân Đường ở vùng lòng chảo sông Hàn và sau đó liên tiếp đẩy lui quan Đường ra khỏi bán đảo Hàn Quốc Trước những thất bại đó, nhà Đường đã chấp nhận rút quan khỏi bán đảo và phải rời An Đông đô hộ phủ về bán đảo Liêu Đông -Trung Quốc, công nhận quyền bá chủ của Shilla ở Hàn Quốc Như vậy, đến nửa cuối thế kỷ thứ VII Shilla đã thống nhất bán đảo Hàn, chấm dứt thời kỳ Tam Quốc và bước vào một thời kỳ hưng thịnh.
Sau khi giành được quyền bá chủ của mình trên bán đảo Hàn Shilla lập ra một vương triều mới lấy Khánh Châu làm kinh đô và bước vào thời kỳ thịnh trị.
Thống nhất ba quốc gia trên Bán đảo Hàn năm 676, Silla đã có sự phát triển đáng kể cả về lãnh thổ và dân số Silla thống nhất là một nhà nước tồn tại trong thời gian từ năm 668 đến năm 935.
Chúng ta có thể thấy sự kiện quân Silla đánh bại sự xâm lược của nhà Đường có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đóng vai trò nền tảng trong việc phát triển xã hội-văn hóa, tạo điều kiện để xây dựng nền móng cho sự phát triển lịch sử giành độc lập dân tộc của nhân dân Bán đảo Triều Tiên.
Nhìn chung sự hưng thịnh của Shilla được thể hiện ở một số nội dung sau đây:
1.1.1 Về chính trị thời kỳ Silla thống nhất.
1.1.1.1 Thời kỳ đầu nền chính trị vẫn mang đậm nét của thời Tam Quốc Tuy nhiên, đến thời vua Simun (681 - 692) trị vì Khi đó quyền lực tối cao đã được tập trung vào tay vua Vua Simun còn cho rà soát và thanh trừng nhiều nhóm quý tộc chống đối Bằng những việc làm tích cực của mình, Nhà vua đã củng cố và xây dựng thể chế chính trị, quân sự đưa Shilla bước vào thời kỳ ổn định và phát triển So với thời Tam Quốc, bộ máy hành chính của Shilla đã được củng cố chặt chẽ và quyền lực được tập trung hơn.
1.1.1.2 Silla thành lập 9 châu: Thượng Châu, Lương Châu, Khang Châu, Hùng Châu, Toàn Châu, Vũ Châu, Hán Châu, Sóc Châu, Minh Châu Đặt trực tiếp dưới sự quản lý của nhà nước Shilla là những cơ sở kinh tế xã hội quan trọng góp phần tạo ra sự ổn định của một quốc gia thống nhất.
1.1.1.3 Bên cạnh đó, nhà nước Shilla thống nhất còn tiến hành sắp đặt lại tầng lớp quý tộc ở những vùng đất thuộc Koguryo và Packche trước đây, bằng cách lập thêm 5 tiểu kinh đô thứ hai trực thuộc chính quyền trung ương đó là các tiểu kinh Ngoài ra, Silla còn thiết lập 5 tiểu kinh gồm : Trung Nguyên Kinh, Bắc Nguyên Kinh, Kim Quan Kinh, Tây Nguyên Kinh, Nam Nguyên Kinh.
1.1.2 Về tổ chức xã hội thời kỳ Silla thống nhất.
Quyền lực tối cao đã được tập trung vào tay vua Shilla lập ra một tổ chức hành chính cao nhất trong bộ máy chính quyền là Chipsabu Tổ chức này đại diện cho tầng lớp quý tộc Sự ra đời của Chipsabu cùng với người đứng đầu- một quý tộc cao cấp của triều đình là Chungsi đã chứng tỏ cấu trúc chính trị của nhà nước Shilla thống nhất ngày càng trở nên độc đoán Cùng với việc củng cố triều đình trung ương, để cai trị một lãnh thổ rộng lớn Nhà nước Shilla còn cho thiết lập và quản lý hệ thống chính quyền các cấp ở địa phương Đại đa số người dân trong xã hội là thường dân Nô tì cũng là tầng lớp khá đông đảo trong xã hội, không có thân phận tự do và gần như không có quyền lợi gì Tiện dân là tầng lớp thấp hèn nhất, họ bị kiểm soát chặt chẽ và bị đóng dấu lên mặt.
1.1.3 Về văn hóa thời kỳ Silla thống nhất.
Có thể nói, những thành tựu về văn hoá cũng chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp cư dân Shilla Trước hết có thể thấy, đạo Phật ở thời kỳ này đã trở thành hệ tư tưởng chính của nhà nước Shilla. Văn hóa Phật giáo phát triển rực rỡ Trong thời kỳ này, nhiều kiệt tác tài sản văn hóa Phật giáo đã được tạo ra và nhiều trong số đó vẫn còn tồn tại Người ta nhận thấy, ở Shilla cứ 10 người thì có 8 - 9 người theo đạo Phật
Hầu hết các di sản Phật giáo vĩ đại và danh lam thắng cảnh đại diện cho Silla và Hàn Quốc, chẳng hạn như Chùa Bulguksa và Động Seokguram , đã được hoàn thành trong Thời kỳ Silla Thống nhất Động Seokguram được xây dựng bởi Kim Dae-seong của Silla Thống nhất trong Thời kỳ Nam Bắc Kỳ Là ngôi chùa trong hang đá tiêu biểu của Hàn Quốc , đây là một kiệt tác di sản văn hóa Phật giáo và Bảo vật Quốc gia số 24.
1.1.3.2 Nho Giáo Ở Silla Thống nhất, nơi không còn chiến tranh, Vua Sinmun là vị vua thứ 31 , đã thành lập Gukhak đó là một cơ sở giáo dục Nho giáo Nho Giáo vào bán đảo
Triều Tiên không chỉ góp phần tăng cường kỷ cương, pháp luật, ổn định trật tự xã hội, mà còn là công cụ để phát triển nền học vấn ở Hàn Quốc Năm 788, hệ thống khoa cử được áp dụng để tuyển chọn người làm quan Động thái này đã phản ánh được khát vọng đề cao Nho học hơn là chỉ dựa vào hệ thống cốt phẩm để tuyển chọn quan lại Nho Giáo ngày càng được khẳng định và chiếm vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của mọi tầng lớp cư dân ở Shilla.
CHÍNH SÁCH TÁI ĐỊNH CƯ CỦA SILLA THỐNG NHẤT
1.2.1 Khái niệm tái định cư thời hiện đại
Khái niệm tái định cư thời hiện đại được hiểu là chính sách của nhà nước nhằm giúp ổn định cuộc sống, bồi thường thiệt hại cho các chủ sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất khi bị thu hồi theo quy định Các chủ sở hữu được bồi thường bằng nhiều phương thức khác nhau như cấp nhà xây sẵn, nhà tái định cư, cấp chung cư, tiền, Chuyển dân hoặc tái định cư là một loại hình di cư ồ ạt , thường do chính sách nhà nước Trục xuất hoặc đày ải là một quá trình tương tự, nhưng được áp dụng cưỡng bức đối với các cá nhân và nhóm.
1.2.2 Khái niệm chính sách tái định cư của Silla thống nhất
Sau khi dành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh thống nhất Tam Quốc Silla không trục xuất hay đày ải các hoàng thân, quốc thích, thường dân của Baek Je và Koguryo ( cũ ) Bên cạnh đó, nhà nước Shilla thống nhất còn tiến hành sắp đặt lại tầng lớp quý tộc ở những vùng đất thuộc Koguryo và Packche trước đây, bằng cách lập thêm 5 kinh đô thứ hai trực thuộc chính quyền trung ương. Vậy chúng ta có thể hiểu " Chính sách tái định cư " là chính sách nhằm di chuyển các hoàng thân, quốc thích của Baek Je và Koguryo trước đây, cai quản
9 châu và 5 tiểu kinh lân cận kinh đô Khánh Châu của Silla Thống Nhất.Thể hiện thái độ hòa hoãn với dân bị trị , vừa là biện pháp chính trị để quản chế họ. Các tiểu kinh đô đặt trực tiếp dưới sự quản lý của nhà nước Shilla là những cơ sở kinh tế xã hội quan trọng góp phẩn tạo ra sự ổn định của một quốc gia thống nhất.
Khái niệm tái định cư thời hiện đại 1.2.2 Khái niệm chính sách tái định cư của Silla thống nhất Chương 3
Khái niệm tái định cư thời hiện đại được hiểu là chính sách của nhà nước nhằm giúp ổn định cuộc sống, bồi thường thiệt hại cho các chủ sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất khi bị thu hồi theo quy định Các chủ sở hữu được bồi thường bằng nhiều phương thức khác nhau như cấp nhà xây sẵn, nhà tái định cư, cấp chung cư, tiền, Chuyển dân hoặc tái định cư là một loại hình di cư ồ ạt , thường do chính sách nhà nước Trục xuất hoặc đày ải là một quá trình tương tự, nhưng được áp dụng cưỡng bức đối với các cá nhân và nhóm.
1.2.2 Khái niệm chính sách tái định cư của Silla thống nhất
Sau khi dành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh thống nhất Tam Quốc Silla không trục xuất hay đày ải các hoàng thân, quốc thích, thường dân của Baek Je và Koguryo ( cũ ) Bên cạnh đó, nhà nước Shilla thống nhất còn tiến hành sắp đặt lại tầng lớp quý tộc ở những vùng đất thuộc Koguryo và Packche trước đây, bằng cách lập thêm 5 kinh đô thứ hai trực thuộc chính quyền trung ương. Vậy chúng ta có thể hiểu " Chính sách tái định cư " là chính sách nhằm di chuyển các hoàng thân, quốc thích của Baek Je và Koguryo trước đây, cai quản
9 châu và 5 tiểu kinh lân cận kinh đô Khánh Châu của Silla Thống Nhất.Thể hiện thái độ hòa hoãn với dân bị trị , vừa là biện pháp chính trị để quản chế họ. Các tiểu kinh đô đặt trực tiếp dưới sự quản lý của nhà nước Shilla là những cơ sở kinh tế xã hội quan trọng góp phẩn tạo ra sự ổn định của một quốc gia thống nhất.
VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIỂU KINH
Xây dựng hệ thống tiểu kinh Chương 4
Do lãnh thổ mở rộng nên tổ chức chính quyền địa phương cũng được sắp xếp lại Shilla thống nhất được chia làm 9 châu, dưới mỗi châu lại chia thành quận huyện và nhà vua cử quan lại đến cai trị Riêng đơn vị hành chính nhỏ nhất là thôn (chon) thì giao cho Trưởng thôn, người của địa phương đảm trách Ở các địa phương trọng yếu, Shilla xây dựng hệ thống tiểu kinh- kinh đô nhỏ ra đời. Shilla cho đặt 5 tiểu kinh với tư cách là khu vực hành chính đặc biệt và chuyển một số quý tộc của Goguryeo và Baekje cũ đến sống ở đó.
Các đơn vị hành chính cấp dưới như làng xã đều do các thế lực địa phương cai quản Ở các tỉnh lớn, năm tiểu kinh được đặt làm đặc khu hành chính, và một số quý tộc của Goguryeo và Baekje trước đây đã được chuyển đến sống ở đó Điều này là để bù đắp cho vị trí của thủ đô Geumseong , ở phía đông nam của Bán đảo Triều Tiên và để theo dõi sự phát triển của các lực lượng địa phương.
Tiểu Kinh là một đơn vị hành chính do Silla thành lập nhằm an ủi và ổn định lòng dân ở những nơi mới sáp nhập vào lãnh thổ, đồng thời củng cố sự thống trị của họ Có thể nói 5 quận nhỏ của Silla thống nhất là các quận hành chính đặc biệt được thành lập để cai quản thuận lợi lãnh thổ của Silla Silla thành lập tiểu kinh theo thứ tự, sau khi thống nhất Tam quốc, tái tổ chức thành 5 tiểu kinh là :
중 원경(Trung Nguyên Kinh);북 원경(Bắc Nguyên Kinh); 김 관경(Kim Quan Kinh);서원경(Tây Nguyên Kinh);남원경(Nam Nguyên Kinh).
Trung Nguyên Kinh(중원경) là tiểu kinh được thành lập vào năm 557, ngay sau khi Silla chinh phục lưu vực sông Hàn Tiểu kinh được thành lập để cai trị vùng đất chinh phục mới được sáp nhập.Trong triều đại Goryeo , nó được đổi tên thành Chungju và tiếp tục cho đến ngày nay.
Năm 639 하슬라주được chỉ định là Bắc Nguyên Tiểu Kinh ( 북소경).Nhưng vào năm 658 Bắc Nguyên Tiểu Kinh(북소경) bị bãi bỏ. Sau đó, vào năm 678 đã được thành lập Bắc Nguyên Kinh(북원경) tại Wonju(원주), tỉnh Gangwon(강원).
Tây Nguyên Kinh(서원경) là tiểu kinh được thành lập vào năm 685, ngay sau khi Silla thống nhất tam quốc Sau khi thống nhất ba vương quốc, Vua Munmu và Vua Sinmun lần lượt thành lập Sogyeong trong khi tổ chức lại hệ thống cai trị Người ta cho rằng lý do thành lập tiểu kinh là để bù đắp cho điểm yếu của thủ đô thiên về phía đông nam Trong triều đại Goryeo nó được đổi tên thành Cheongju và tiếp tục cho đến ngày nay. Năm 685, Silla cho di dân Cao Câu Ly di cư đến Namwon(남원) là lãnh thổ cũ của baekje và thành lập Nam Nguyên Kinh(남원경) Ngay cả trong triều đại Goryeo , tên Namwon vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến bây giờ.
Mặc dù chưa biết rõ thời gian Kim Quan Kinh thành lập, nhưng có khả năng nó đã được thiết lập ngay sau khi thống nhất ba quốc gia hoặc vào thời điểm đó.Khu vực Chiso của Geumgwangyeong ban đầu là lãnh thổ của Geumgwan Gaya.
TÁC ĐỘNG VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIỂU KINH VÀ CHÍNH SÁCH TÁI ĐỊNH CƯ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
Sau khi Silla Thống Nhất đề ra chính sách tái định cư và xây dựng hệ thống tiểu kinh đô, mọi lĩnh vực có sự chuyển biến rõ rệt Góp phần lớn tạo nên sự ổn định và là tiền đề cho việc phát triển của bán đảo Triều Tiên nói chung và SillaThống Nhất nói riêng.
Về chính trị
Chính sách mang tính hòa hảo, nhưng cũng có sự quản chế An ủi và ổn định lòng dân ở những nơi mới sáp nhập vào lãnh thổ, đồng thời củng cố sự thống trị của Silla Thống Nhất. Ổn định lại nền chính trị còn non trẻ sau khi thống nhất dễ bị lung lay. Việc xây dựng hệ thống tiểu kinh và chính sách tái định cư phù hợp với tình hình chính trị và thời cuộc lấy bấy giờ.
So sánh thay đổi về mặt chính trị silla thời kỳ ba vương quốc & silla thống nhất
- Triều đại Silla có hệ thống cai trị đặc biệt của ba gia tộc lớn là Park,Seok,Kim
- Có sự cai trị của nữ quyền, phụ nữ có vai trò và địa vị tương đối cao trong xã hội
- Sự phân chia tầng lớp hoàng gia là “Thánh cốt” và “Chân cốt”
Silla Thời Kỳ Ba Vương Quốc Silla Thống Nhất
Những người cầm quyền chỉ xưng theo tước hiệu là Marippan theo tên của những người cầm quyền, không tự xưng là vua “왕”.
Bộ máy nhà nước dựa trên mô hình cai trị và quản lý lãnh thổ giống nhà Đường (Trung Hoa)
=>bước thay đổi lớn trong hệ thống chính trị của Silla.Lúc này đã tự xưng là vua ngang hàng với Trung Hoa Trong bộ máy cai trị chỉ phân theo 17 cấp theo hệ thống quan chức.
Quyền cai trị giữa 3 gia tộc dần biến mất chỉ còn gia tộc Kim lên nắm quyền.
Công việc của đất nước trực tiếp do người đứng đầu xử lý và các quý tộc.
Xuất hiện một cơ quan trung ương là Chấp sự bộ xử lý công việc hành chính và chịu trách nhiệm về chính quốc không phải là vua trực tiếp xử lý công việc hành chính của đất nước. Đất nước chỉ có 3 châu (Thượng ,hạ, tân) vì chỉ các bộ giữa các vùng nhỏ liên kết với nhau.
Thời kỳ này Hội đồng quý tộc Hòa Bạch ( 화백) mọi chức năng và quyền hành bị giảm sút.
Thời kỳ này Hội đồng quý tộc Hòa
Bạch ( 화백) mọi chức năng và quyền hành bị giảm sút.
Thành lập 9 châu trên cả nước: Thượng Châu, Lương Châu, Khang Châu, Hùng Châu, Toàn Châu, Vũ Châu,Hán Châu, Sóc Châu,Mình Châu
Và thành lập 5 tiểu kinh:TrungNguyên kinh, Bắc Nguyên kinh,Kim Quan kinh, Tây
Nguyên kinh, Nam Nguyên kinh
Bằng những việc làm tích cực của mình, Nhà vua đã củng cố và xây dựng thể chế chính trị, quân sự đưa Shilla bước vao thời kỳ ổn định phát triển So với thời Tam Quốc, bộ máy hành chính của Shilla đã được cũng cố chật che và quyền lực được tập trung hơn.
Về kinh tế
Thị trường kinh tế được mở rộng và ổn định hơn
Sự ổn định góp phần lớn vào sự phát triển của nền kinh tế Đa dạng các loại hình nghành nghề, phát triển kinh tế theo từng vùng Silla đã xuất khẩu hàng thủ công, vàng bạc và nhân sâm, da hải cẩu sang nhà Đường, nhập khẩu giấy sách, đồ sứ, vải lụa sa tanh, quần áo và sản phẩm thủ công Ngoài nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng dược nhà nước khuyến khích phát triển Trong quan hệ thương mại Shilla phát triển buôn bán với các nước Trung Quốc, Nhật Bản Các thương gia của Shilla vượt qua biển Vàng đến các tỉnh miền duyên hải của Trung Quốc, nhất là tỉnh Sơn Đông để buôn bán, trao đổi.
Văn hóa và nghệ thuật
Giao lưu tạo nên sự đa dạng văn hóa các vùng miền Dấu ấn các thành tựu văn hóa thời Silla thống nhất.
Các khía cạnh văn hóa được mở rộng, phát triển nhờ sự chia sẻ, học hỏi rộng rãi.
Thúc đẩy quá trình hợp nhất văn hóa, tạo nên một nền văn hóa chung trên bán đảo Triều Tiên.
Phật Giáo : Đạo Phật ở Shilla không chỉ có ảnh hưởng trong đời sống tinh thần của cư dân mà cọn có ảnh hưởng khá đậm nét trong đời sống chính trị và xã hội Vua Shilla rất coi trọng đạo Phật Đạo Phật không những là hệ tư tưởng chính của nhà nước Shilla, giúp cho triều đình trong việc xây dựng và củng cố chính quyền, mà còn đóng góp cho triều đình nhiều nhà sư có trình độ học vấn uyên bác, cố vấn giúp việc cho Nha vua Triết lý Phật giáo là không thể thiếu cho sự thịnh vượng văn hóa của Silla Thống nhất Tiếp tục nền tảng giáo dục tập trung vào giáo lý Phật giáo, Silla Thống nhất đã thành lập một giáo phái riêng biệt, phổ biến rộng rãi Phật giáo và thiết lập hệ thống giáo dục của riêng mình.
Phật giáo phát triển hơn nữa sau khi thống nhất và truyền bá rộng rãi từ quý tộc đến nô lệ Đóng góp phần ủng hộ chế độ chuyên quyền mạnh mẽ bằng cách hợp nhất nhiều giai cấp thành một.
Nổi tiếng với việc xuất khẩu tơ lụa và vải lụa sa tanh, vải lụa thời Silla ThốngNhất được các nước lân cận đánh giá rất cao Bên cạnh đó, thủ công nghiệp phát triển đã tạo ra những bộ trang phục tuyệt đẹp, phục vụ cho nghệ thuật trình diễn,biểu diễn của các nghệ nhân thời Silla Thống Nhất Mà hơn hết là các hoa văn,đường may mũi chỉ tinh xảo trên từng bộ phục trang đã để lại dấu ấn nghệ thuật sâu sắc cho đến tận ngày nay.
Về xã hội
Các cấp và vai trò trong xã hội được phân chia rõ ràng.
Dễ điều hướng, quản thúc cũng như cai trị.
Chính sách đề ra tạo sự đoàn kết toàn dân sau trận chiến. Đặc biệt, như đã thấy trong thời Vua Heungdeok, nó cho ta thấy các trang phục khác nhau tùy theo địa vị xã hội Nam buộc tóc (người nhỏ) và búi (người lớn), đội mũ, nữ có nhiều loại băng đô Và trong trường hợp quần áo, cả nam và nữ đều mặc khoác ngoài và quần làm trang phục bên dưới, nhưng váy của phụ nữ dùng cho mục đích nghi lễ Tuy nhiên, Jeogori ở Silla và chủ yếu được mặc bởi phụ nữ, ngoài ra còn có nhiều trang phục khác.
- Tầng lớp thượng lưu ăn thịt và cá.
- Hầu hết nông dân ăn lúa mạch và gạo nhiều loại, và nước tương, bột đậu tương, muối và tỏi trở thành gia vị chính người dân sống bằng lúa mạch và kê, còn trái cây và rau được trồng.
- Những nô lệ khác nhau như trừng phạt, nợ nần, bị giam cầm, buôn bán và cha truyền con nối, và cái giá phải trả là khoảng 10 suất gạo Tuy nhiên, với tư cách là công dân, họ không có bất kỳ quyền lợi hay nghĩa vụ nào đối với nhà nước mà chỉ đóng vai trò là tài sản riêng của chủ sở hữu, và chịu sự phục tùng của lao động Những nô lệ này cung cấp một nguồn cung cấp khác theo sự phân chia giai cấp trong làng trong thời kỳ hỗn loạn của Namal, nhưng đồng thời họ cũng là cơ sở kinh tế của giới quý tộc và đóng vai trò là binh nhì ở Namal, trở thành một nhân tố gây bất ổn xã hội.
Về quân sự
Thời kỳ đầu, quân đội Silla hình thành một lực lượng nhỏ các binh sĩ để bảo vệ hoàng gia, quý tộc Đây cũng là lực lượng quân sự chính phục vụ trong các cuộc chiến tranh. Đến thế kỷ thứ VI, giới quý tộc có chế độ tập quyền trung ương Nhà vua có quyền chỉ huy quân sự với tư cách là tổng tư lệnh của quân đội toàn quốc Nhà vua đã trực tiếp lãnh đạo quân đội tham gia vào các cuộc chiến và cử các quan quân thuộc tầng lớp quý tộc đi cai quản đội binh chiến đấu Với tần suất chiến đấu liên tục, Silla đã lập 6 đơn vị đồn trú địa phương ở các quận để canh gác và phòng thủ quân địch.
Silla thống nhất đã thiết lập lại chế độ quân sự, lập ra 9 Seodang (Thệ tràng) và 10 Jeong (đình) 9 Seodang là đội quân chính quy có cả ngườiGoguryeo, Baekje, Malgal (Mạt Hạt) tham gia, trong đó, người Shilla là nòng cốt Ở mỗi châu đều bố trí 1 Jeong, tương đương với 1 quân đoàn.Đặc biệt, ở vùng Hanju, vùng đất có ý nghĩa quốc phòng trọng yếu thì đặt tới 2 Jeong.