1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận học phần lịch sử các học thuyết chính trị đề tài tư tưởng về tự do trong tư tưởng chính trị việt nam

21 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư Tưởng Về Tự Do Trong Tư Tưởng Chính Trị Việt Nam
Tác giả Nguyễn Hải Đăng
Người hướng dẫn GV Bộ môn: Phạm Thị Hoa
Trường học Học Viện Ngoại Giao
Chuyên ngành Lý Luận Chính Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 269,83 KB

Nội dung

Chính vì vậy, việccó những nghiên cứu về tư tưởng tự do sớm là cực kỳ cần thiết đối với ViệtNam.Chính sự cấp thiết này và vai trò to lớn của các lý thuyết nêu trên, em đãquyết định viết

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

GV Bộ môn: Phạm Thị Hoa Lớp tín chỉ: LSCHTCT-QHQT50.1_LT Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hải Đăng

Mã số SV: QHQT50C11293

Trang 2

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2023

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1: CÁC QUAN NIỆM VỀ TỰ DO 2

1 Nguồn gốc và khái niệm của tự do 2

1.1 Nguồn gốc của “tự do” 2

1.2 Khái niệm của “tự do” 2

2 Các quan điểm về tự do 3

2.1 Quan điểm tự do của Thomas Hobbes (1588 – 1679) 3

2.2 Quan điểm tự do của John Calvin (1509 - 1564) 4

2.3 Quan điểm tự do của John Locke (1632 – 1704) 5

2.4 Quan điểm tự do của Montesquieu (1689 – 1755) 6

2.5 Quan điểm tự do của J.J Rousseau (1712 – 1778) 7

2.6 Quan niệm tự do của Adam Smith (1723 – 1790) 9

2.7 Quan niệm tự do của John Rawls 10

CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG TỰ DO Ở VIỆT NAM 13

1 Tự do trong tư tưởng Hồ Chí Minh 13

1.1 Cơ sở tự do trong chủ nghĩa Mác-Lênin 13

1.2 Áp dụng chủ nghĩa Mác-Lênin của Chủ tịch Hồ Chí Minh 14

2 Tự do trong tư tưởng chính trị Việt Nam hiện nay 15

3.1 Tự do trong chính trị 16

3.2 Tự do trong kinh tế 16

3.3 Tự do trong văn hóa – xã hội 17

KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

MỞ ĐẦU

Chính trị luôn là một lĩnh vực vô cùng quan trọng của một đất nước, nhân

tố quyết định sự tồn tại ổn định và phát triển của xã hội Đi kèm với nó là các tưtưởng, học thuyết chính trị chính – là cơ sở để mọi nền chính trị dựa vào trongcông cuộc điều hành quốc gia Đặc biệt trong đó, hệ thống lý thuyết liên quan

đến khái niệm tự do chính là mối quan tâm của các nhà chính trị gia ở rất nhiều

nước trên thế giới Bản than để giải thích cho lý thuyết tư tưởng “tự do” cũng có

vô cùng nhiều quan điểm khác nhau với sự phức tạp đáng kể Chính vì vậy, việc

có những nghiên cứu về tư tưởng tự do sớm là cực kỳ cần thiết đối với ViệtNam

Chính sự cấp thiết này và vai trò to lớn của các lý thuyết nêu trên, em đãquyết định viết nên bài tiểu luận với đề tài: “Tư tưởng về tự do và trong tư tưởngchính trị Việt Nam” Từ đó, em mong người đọc sẽ có được đầy đủ những kiếnthức cần thiết về khái niệm “tự do” và “tự do” dưới góc nhìn của tư tưởng chínhtrị Việt Nam thông qua lăng kính khác quan và sự phân tích sâu sắc, chặt chẽ,dựa trên một tập hợp lớn những cuốn sách, báo, tài liệu, giáo trình và e-bookcùng các trang thông tin, báo chí uy tín và đúng đắn

Bài tiểu luận này đã được em cố gắng hoàn thành với quyết tâm cao độ,tiếp thu nhiều tri thức từ nhiều nguồn khác nhau cũng như đã kiểm duyệt và đảmbảo chất lượng vô cùng kĩ lưỡng cho bài Tuy nhiên, những thiếu sót là khôngthể tránh khỏi Vì vậy, em mong sẽ nhận được phản hồi, đánh giá và góp ý cho

em để em có thể cải thiện hơn ạ

Em xin chân thành cảm ơn!

- Nguyễn Hải Đăng

Trang 4

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CÁC QUAN NIỆM VỀ TỰ DO

1 Nguồn gốc và khái niệm của tự do

1.1 Nguồn gốc của “tự do”

Tự do (liberal) có thể được bắt nguồn từ từ tiếng Latinh “liber” (cũng có

nghĩa là "tự do") Nhưng nếu để nói về thuật ngữ chỉ những con người theokhuynh hướng chủ nghĩa tự do thì nó có sự tương đồng lớn hơn với từ

“liberalis” Latinh, có nghĩa là "của hoặc tạo ra nghệ thuật tự do, sự tự do, của

một người tự do."

Từ “liberal” bắt đầu được sử dụng kể từ thế kỷ XIV, mặc dù mới chỉmang nghĩa là phù hợp với giới thượng lưu Đến thế kỷ XV, nó trở thành từmiêu tả cho sự hào phóng Sau nhiều năm, “liberal” đã trở thành cụm từ cho sựthoải mái, không gò bó vào thế kỷ XVIII và dần được hoàn thiện trở thành thuậtngữ chỉ “tự do” rồi được áp dụng vào lĩnh vực chính trị kể từ thế kỷ XIX bởinhóm Whigs và Tories ở Vương quốc Anh.1

1.2 Khái niệm của “tự do”

Tư tưởng tự do không hề có một cách định nghĩa cố định hay chính xácnhất Có nhiều quan niệm khác nhau về tư do tùy theo góc nhìn, cách đánh giácủa mỗi người trong từng khía cạnh khác nhau của cuộc sống Nhưng tựu chunglại thì tự do có thể được hiểu là có quyền tự quyết trong mọi khía cạnh trongcuộc sống mà không chịu tác động hay chi phối bởi những yếu tố khách quan

Tự do thường được nhấn mạnh trong xã hội tồn tại sự áp bức, hạn chế từ giaicấp thống trị hoặc tồn tại mâu thuẫn, định kiến Tự do nói chung là xu hướngcủa thế giới, phù hợp với nguyện vọng của đa số

1 “What Exactly Is a 'Liberal'?, Merriam-Webster Truy cập qua: webster.com/wordplay/liberal-meaning-origin-history

Trang 5

https://www.merriam-2 Các quan điểm về tự do

2.1 Quan điểm tự do của Thomas Hobbes (1588 – 1679)

Thomas Hobbes là một nhà triết học người Anh vĩ đại, người đã tạo ranền móng tư tưởng cho các nền dân chủ hiện đại ngày nay thông qua học thuyếtKhế ước Xã hội (Social Contract Theory)

Theo Hobbes, con người là một tạo vậy xa đọa, sinh ra đã là bản tính ác.Con người dù có lý trí, nhưng thực chất cũng chả khác thú vật là bao vì “conngười không hề có tự do mà là tù nhân của cơ chế máy móc quy định các giácquan” Chúng ta “khẳng định bất cứ thứ gì làm ta vui sướng trong cảm giác.Những gì không khiến giác quan vui sướng đều bị ta giảm thiểu hoặc khước từ”

2 Do vậy, tất cả những gì con người theo đuổi, suy nghĩ và hành động đều có thểđược quy về tính thực dụng và tính vị kỉ Từ đó, có thể coi rằng con người bảnchất đều khao khát được “tự do” làm những gì mình ham muốn và đem lại lợiích cho bản thân

Hobbes quan niệm trong trạng thái tự nhiên, “tự do và bình đẳng của conngười là tuyệt đối”.3 Vì vậy nên chính sự “tự do” và “bình đẳng” ấy giữa mọingười sẽ xung đột lẫn nhau, dẫn tới những mâu thuẫn và xã hội sẽ loạn lạc.Nhưng cũng chính nhờ thứ tự nhiên đó mà chúng ta mới có thể thoát khỏi sựmông muội và bản năng nhờ các quy luật Ví dụ, bởi vì chúng ta luôn coi trọngmạng sống chúng ta hơn hết thảy, nên mặc dù giữa người với người vẫn có bấthòa, nhưng mọi người sẽ đều cố hướng tới những phương pháp hòa bình, bởi lẽchiến tranh sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng của họ

Dù vậy, loài người vẫn cần được giải thoát khỏi trạng thái tự nhiên và đạtđược trạng thái hòa bình thì bắt buộc phỉa tạo nên một khế ước xã hội và mọi

người đều nhất quyết hoàn thành dựa trên nguyên tắc “cá nhân sẵn sàng, vì mục

2Johannes Hirschberger, 1959 “The History of Philosophy”, Volume 2 USA: The Bruce

Publising Company Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính.

3 GS.TS Nguyễn Đăng Dung, TS Lê Thị Thanh Lai, 2021 “Lịch sử các Học thuyết Chính

trị” (tái bản lần 3), tr 312, NXB ĐH Quốc gia.

Trang 6

đích hòa bình, vì quyền tự nhiên của mình, bằng long giới hạn sự tự do của mình đến một mức độ mà, trong tình huống tương tự, những người khác cũng sẵn lòng kiềm chế như vậy.” 4

Có thể thấy, tư tưởng tự do không của Thomas Hobbes còn rất nhiều sailầm và hạn chế, đặc biệt là việc ủng hộ chế độ chuyên chế và bị ảnh hưởng bởithời đại Nhưng, nó là một trong những bước đầu tiên vô cùng quan trọng khi đãnêu lên được xu hướng của nhân loại cũng như lí giải những đặc điểm của thực

tế xã hội loài người dùng hòa giữa chuyên chế và dân chủ

2.2 Quan điểm tự do của John Calvin (1509 - 1564)

Thần học của John Calvin là một đức tin cải cách được hình thành dựa trênnhững tư tưởng, quan niệm cấp tiến của Calvin Đức tin này đã xoáy sâu vàovấn đề phân tầng thứ bậc trong giáo hội, về sự thừa thãi trong hình thức và việcnhân danh chúa để sử dụng quyền lực của mình Đặc biệt, mặc dù không là mộthọc thuyết chính trị mà chỉ phục vụ khía cạnh tôn giáo, các tư tưởng của JohnCalvin có những điểm nổi trội và được vận dụng trong các lý thuyết sau này

Về tự do, trong những lý luận của Calvin, đây không phải một vấn đềchính Nhưng trong các cuộc tranh luận, ông luôn nhấn mạnh về quyền tự dotrong tôn giáo Ông kịch liệt phản đối mọi hình thức thứ bậc trong giáo hội và đềcao quyền tự do, bình đẳng của mọi giáo dân, mục sư Ai cũng có quyền đượcthăng tiến, được quyết định phương hướng giải quyết những vấn đề và đạt đếnnhững địa vị cao nhất Đây là sự tiến bộ đáng ghi nhận của John Calvin và làmột hòn đá kiến tạo nên những tư tưởng tự do của hậu bối

2.3 Quan điểm tự do của John Locke (1632 – 1704)

Trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền” của ông, John Locke

đã bày tỏ rõ ràng quan điểm sâu sắc của ông về tự do Những tư tưởng, quan

4William S Sahakan Mabel L.Sahakan, 2001 “Tư tưởng của các triết gia vĩ đại”, tr 114,

NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 7

niệm đó đã có những tác động to lớn với nền chính trị học và là một trong nhữngcánh chim đầu đàn dẫn lỗi cho nhân loại đến với tự do, dân chủ Trong đó, cóhai khái niệm về “trạng thái tự nhiên” và “khế ước xã hội” là tiêu biểu nhất về

để cập đến khía cạnh ấy

Với John Locke, con người được sống tự nhiên tức là “tồn tại trong mộttrạng thái tự do hoàn hảo, để sắp xếp cho hành động, sắp đặt tài sản và cá nhântheo những gì mà họ cho là thích hợp, trong khuôn khổ của luật tự nhiên màkhông cần hỏi xin phép hay lệ thuộc vào ý chí của bất kỳ ai”.5 Theo tự nhiên,không có gì có thể vượt qua quyền tự do của mỗi người, mọi người đều bìnhđẳng và quyền lực ai cũng như nhau, không ai thống trị ai ngoài Chúa có vị thếcao hơn tất cả Nhưng cũng không có nghĩa là chúng ta thấp kém, Chúng ta,cùng mọi sinh vật, là tạo tác kỳ diệu của Ngài và đều đáng tôn trọng như nhau,được tự do như nhau

Tuy nhiên, những sự tự do đó không phải là tự do vô tổ chức, tự do bấtchấp Tất cả đều phải theo một tổ chức, khuôn khổ chung tuân theo “luật tựnhiên” Ai cũng được tự do quyết định cuộc sống và vật chất của riêng mình,nhưng không được phép hủy hoại bản thân hoặc của cải vật chất, sinh vật của họcũng như tuyệt nhiên không được làm điều đó với bất kỳ ai khác Không ai cóquyền làm vậy vì đó là quyền tạo hóa tuyệt đối của duy nhất Chúa Ngoại trừmột ngoại lệ, khi một người làm tổn hại đến sinh mệnh của người khác để bảo

vệ công lý, bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ dựa trên luật pháp “Mỗi ngườiđều có quyền tiêu diệt một tên tội phạm như vậy sau khi hắn đã sát hại em traicủa mình, Nợ máu phải trả bằng máu” 6 Miễn là trong quyền hạn và luân lýthông thường, sự trừng phạt cho người phạm tội lỗi, sống trái với tự nhiên là cầnthiết Vậy nhưng, đây cũng có thể là một điểm hạn chế khi quan niệm này có thể

5 John Locke (Lê Tuấn Huy dịch và giới thiệu), 2007 “Khảo luận thứ hai về Chính

quyền –Chính quyền dân sự”, tr 33, NXB Tri Thức, Hà Nội.

6 John Locke (Lê Tuấn Huy dịch và giới thiệu), 2007 “Khảo luận thứ hai về Chính quyền –

Chính quyền dân sự”, tr 42, NXB Tri Thức, Hà Nội.

Trang 8

được lợi dụng bởi những người có ý đồ xấu hoặc khiến mọi người thái quá tronghành động của mình.

Không chỉ thế, ông cũng bàn về tình trạng nô lệ thời bấy giờ Ông coiquyền tự do là tuyệt đối Vì vậy hành động kiểm soát, đàn áp, bóc lột nô lệ củađại bộ phận chủ nô là tước đạt quyền tự do về mạng sống và bắt họ làm công cụtrục lợi cho cá nhân Dù vậy, John Locke không hoàn toàn bài trừ hệ thống nô

lệ Ông thấy chủ nghĩa nô lệ là trái với tự nhiên, nhưng lại không giải quyết triệt

để được vấn đề Ông muốn sử dụng một giao ước, thỏa thuận quyền lực giới hạn

và yêu cầu sự thuần phục giữa hai người để chấm dứt tình trạng nô lệ Nhưng nóchỉ có ý nghĩa hình thức và thực chất thì người nô lệ vẫn mất đi quyền tự do củamình và sống trong một trạng thái phản tự nhiên

Có thể nói, những quan điểm về tự do của John Locke là vô cùng ấntượng, dù vẫn còn đó những những khuyết điểm, hạn chế do thời đại và chủquan góc nhìn nhưng và đã để lại cho nền chính trị học của thế giới những lýthuyết đáng suy ngẫm tới tận ngày nay cũng như trở thành cơ sở lý luận, đấutranh, phấn đấu của nhiều quốc gia, đặc biệt nhất chính là ở hai cuộc cách mạng

vĩ đại của Hoa Kỳ và Pháp

2.4 Quan điểm tự do của Montesquieu (1689 – 1755)

Trong tác phẩm “Bàn về tinh thần pháp luật”, Montesquieu quan niệm

rằng, tự do là sự yên tâm của mỗi người khi thấy mình được an toàn; tự do củamỗi công dân có quan hệ chặt chẽ với việc chính quyền thực thi quyền lực củamình, tức là tự do gắn bó mật thiết với luật pháp Tự do được là một quyền lợitối cao của công dân Quyền lực cần phải là một sự kiểm soát đối với quyềnlực.7 Quyền lực chuyên chế sẽ là thứ kết thúc sự tụ do Bởi chuyên chế thực chấtchỉ là một sự lộng quyền của một cá nhân, bất chấp đạo lý, bất chấp pháp luật –một sự tồn tại xấu xí Sẽ chẳng có sự tự do nào trong một xã hội nơi một kẻ độc

7PGS.TS Chu Văn Tuấn, 2018 “Quan điểm của một số nhà triết học phương Tây về tự do và

pháp luật” [online], Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt

Nam.

Trang 9

tài nắm mọi quyền hành và áp đặt tư tưởng của hắn lên toàn bộ quốc gia và khinào muốn hắn ta có thể thỏa sức làm mọi thứ Vì vậy, nhà nước cần sự phânquyền và từ đó chính ông cùng hai nhà triết học khác định hình nên thuyết “tamquyền phân lập” (quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp, ba quyềnlực gắn với ba cơ quan nhà nước) Các quyền này không được trùng lặp nhiệm

vụ hay cản trở công tác thực thi của nhau và không có cơ quan nào có quyền hạnvượt trên các cơ quan khác Và pháp luật thì chỉ là công cụ để kiểm soát xã hội

và giải quyết các vấn đề an ninh chung, không được xâm phạm vào đời tư vàcông việc cá nhân của người dân Chính nhờ hệ thống pháp quyền, mọi người sẽđược đạt được sự tự do hoàn hảo Mất đi cái “tự do tự nhiên” nhưng họ nhậnđược một thứ “tự do” thực thụ và được đảm bảo bằng quyền lực của nhà nước

và cố gắng của cả xã hội

2.5 Quan điểm tự do của J.J Rousseau (1712 – 1778)

Có thể dễ dàng nhận thấy, toàn bộ hệ thống học thuyết của J.J Rousseaunói rất nhiều đến “tự do” Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong bộ tác phẩm

tiêu biểu “Bàn về khế ước xã hội” được xuất bản năm 1762, đặc biệt ở chương

1, 2, 3 của quyển thứ nhất – nơi ông đề cập đến quyền tự do và bình đẳng củacon người Đây là một tác phẩm vô cùng quan trọng đối với lịch sử các họcthuyết chính trị nói riêng và lịch sử nhân loại nói chung Nó có vị trí ngang hànhvới kiệt tác “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” được gây dựng bởi K.Marx và F.Engels khi đã là nắm đấm thép làm nứt vỡ mạnh mẽ chế độ quân chủ chuyênchế thời bấy giờ, trở thành kim chỉ nam cho cuộc Đại cách mạng Pháp từ năm

1789 đến năm 1794

Tương tự như Montesquieu hay John Locke, Rousseau cũng coi tự do làmột trong những quyền tự nhiên của con người Khi loài người mới tồn tại trênTrái Đất, chẳng có bất kì sự phân biệt hay áp đặt nào Vì vậy, xã hội nguyênthủy không hề có phân tầng xã hội, không có các tầng lớp, đẳng cấp mâu thuẫnlẫn nhau Họ chỉ sống dựa trên bản năng, thuận theo tự nhiên – một cuộc sống

Trang 10

yên bình, hạnh phúc không xung đột lẫn nhau Đó chính là sự tự do tuyệt đối,không có sự thống trị hay chi phối mỗi người đều thoải mái làm bất cứ thứ gì tựnhiên cho phép họ làm

Nhưng sự tự nhiên này lại đi kèm với sự ích kỉ, tham lam Từ vô cùngsớm, con người đã nảy sinh mâu thuẫn, đấu đá lẫn nhau Trong khi đó, ngườinào cũng có quyền tự do làm bất cứ điều gì họ muốn, nên ai cũng có thể làm hạingười khác, và ai cũng có thể bị làm hại Có nghĩa là, sự tự do tuyệt đối là nguồncơn của sự man dợ và gây hại đến nhân loại

Dần dần, khi con người bắt đầu liên kết, giao thiệp với nhau Các quan hệ

xã hội bắt đầu trở nên phức tạp Đồng thời, họ cũng dần trở nên thông minh vàsắc sảo hơn trong ứng xử giữa người với người Đỉnh điểm là khi con người bắtđầu có được công cụ và phương thức sản xuất mới hiệu quả hơn, nhờ vậy sinh ranhiều của cải vật chất dư thừa và xuất hiện tài sản tư hữu; đó chính là lúc cácmâu thuẫn ra đời và hệ quả là những sự phân hóa xã hội hình thành Các tầnglớp giàu có bắt đầu thống trị người khác, muốn có được quyền lực ngày càng lớn

và kiểm soát mọi người Khi đó, theo Rousseau, xã hội yêu cầu một sự thay đổitất yếu sang một trạng thái phù hợp hơn

Bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ của bất bình đẳng là bản chất của xãhội, J.J Rousseau lại một quan niệm khác về tự do – tự do trong trạng thái xãhội công dân Để có được sự tự do này, Rousseau mong muốn cần phải có mộtcông ước xã hội đảm bảo sự bình đẳng về quyền lực, luật pháp và đạo đức Đóchính là sự xóa bỏ của sự tự do tự nhiên và chuyển sang tự do xã hội, nơi mọingười đều “tự do” trong một khuôn khổ chung, cùng hướng đến cống hiến cho

xã hội, phục vụ một ý nghĩa chung thay vì chỉ theo đuổi cái lợi cho cá nhân Cóthể nói, “với khế ước xã hội, con người mất đi cái tự do thiên nhiên và cái quyềnhạn chế được làm những điều muốn làm mà làm được; nhưng mặt khác conngười thu lại quyền tự do dân sự và quyền sở hữu những cái mà anh ta có”.8 Và

8Jean Jacques Rousseau, 2004 “Bàn về khế ước xã hội”, NXB Lý luận Chính trị, Hoàng

Thanh Đạm dịch.

Ngày đăng: 28/02/2024, 21:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w