- Mặc dù một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cảnh báo các rủi ro của tiền ảo thậm chí chỉ đạo các biện pháp tăng cường kiểm soát các hoạt động liên quan đến tiền ảo và khẳng định kh
Trang 1BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
- -
BÀI TẬP NHÓM
LUẬT
NHÓM : 02
Hà Nội, 2021
Trang 2M ỤC LỤC BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC 1
MỞ DẦU 2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
1 Xác định vấn đề bất cập 2
1.1 Hiện trạng của vấn đề 2
1.2 Hậu quả vấn đề 3
1.3 Nguyên nhân vấn đề 4
2 Xác định mục tiêu cần đạt được 4
2.1 Mục tiêu tổng quát 4
2.2 Mục tiêu cụ thể 4
3 Phương án giải quyết và đánh giá tác động của từng phương án 5
3.1 Phương án giải quyết 5
3.1.1 Giữ nguyên hiện trạng 5
3.1.2 Nhà nước can thiệp gián tiếp (phi truyền thống) 5
3.1.3 Nhà nước can thiệp trực tiếp 6
3.2 Đánh giá tác động (2 khía cạnh: tiêu cực, tích cực) 6
3.2.1 Giữ nguyên hiện trạng 6
3.2.2 Nhà nước can thiệp gián tiếp 7
3.2.3 Nhà nước can thiệp trực tiếp 7
4 Lựa chọn phương án tối ưu và lý do chọn 8
KẾT LUẬN 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 3BIÊN B ẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Nhóm số: 02 Lớp: N04-TL2 Khoá: 45
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc
thực hiện bài tập nhóm 01 với kết quả như sau:
ST
ĐÁNH GIÁ CỦA SV
ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
A B C ĐIỂM
(Số)
ĐIỂM (Chữ) GV(Ký tên)
3 450813 Nguyễn Hồng Anh X
4 450814 Nguyễn Phương Thảo X
5 450815 Lương Hà Phương X
6 450816 Nguyễn Thị Thương X
7 450817 Nguyễn Danh Nam X
9 450819 Nguyễn Thu Phương X
10 450820 Nguyễn Thị Nguyệt X
Hà Nội, tháng 02 năm 2022
NHÓM TRƯỞNG
Anh
Nguyễn Hồng Anh
à cần sửa đổi
Kết quả điểm bài viết:………
- Giáo viên chấm thứ nhất:………
- Giáo viên chấm thứ hai:………
Kết quả điểm thuyết trình:………
- Giáo viên cho điểm thuyết trình:…………
Điểm kết luận cuối cùng:………
-Giáo viên đánh giá cuối cùng:………
Trang 4MỞ DẦU
Hiện nay, sự phát triển của công nghệ số đã và đang tác động sâu sắc, toàn diện đến tất cả lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới Một trong những sản phẩm công nghệ số gây ra nhiều tranh cãi và được biết đến nhiều nhất
đó là tiền ảo Tuy nhiên, qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ ràng, đầy đủ điều chỉnh đối với tiền ảo Tiền ảo đang nằm trong “khoảng trống pháp lý” khi không bị pháp luật cấm nhưng cũng chưa được othừa nhận Vì vậy, nhóm chúng tôi xin chọn vấn đề “Tiền ảo” làm đề tài nghiên
cứu để giải quyết những vấn đề bất cập và đưa ra phương án tối ưu nhất
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Xác định vấn đề bất cập
Tên vấn đề: “ Vấn đề pháp lý về Tiền ảo và định hướng xây dựng cơ sở pháp lý về Tiền ảo tại Việt Nam”
Tiền ảo, tên tiếng Anh là crypto currency, tức là tiền được mã hóa hay chúng
ta có thể gọi là tiền kỹ thuật số Giá trị các đồng tiền ảo có những bước thay đổi khó kiểm soát, ví như đồng bitcoin đã có thời điểm lên tới hơn 60.000 USD, nhưng rồi cũng tụt dốc không phanh Không ít thuận lợi song hành cùng rủi ro khi tham gia vào những hoạt động này Tuy nhiên, hiện pháp luật Việt Nam không cấm nhưng cũng chưa có quy định tiền ảo là gì, được giao dịch thế nào, mua bán, chuyển nhượng ra sao, cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý,
1.1 Hiện trạng của vấn đề
Biểu hiện:
- Pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có khái niệm pháp lý chính thức, rõ ràng về tiền ảo - là một tài sản mới, phi truyền thống Do đó có thể dẫn đến những khó khăn, lúng túng trong việc quản lý hoạt động của đối tượng này
- Mặc dù một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cảnh báo các rủi ro của tiền ảo thậm chí chỉ đạo các biện pháp tăng cường kiểm soát các hoạt động liên quan đến tiền ảo và khẳng định không chấp nhận tiền ảo là phương tiện thanh toán song Việt Nam vẫn chưa thể quản lý loại tài sản mới này
- Khung pháp lý “truyền thống” hiện nay không chỉ không đáp ứng được việc hạn chế tác động tiêu cực của vấn đề này mà còn chưa tạo được môi trường thuận lợi cho việc khuyến khích ứng dụng, sáng tạo, đổi mới
- Pháp luật Việt Nam về cơ bản đối với những hành vi liên quan đến tiền ảo như lừa đảo, rửa tiền, đã có cơ chế xử lý (ít nhất về mặt nguyên tắc) Tuy nhiên để xử lý các hành vi này trên thực tế không phải dễ dàng bởi pháp luật chưa có quy định cụ thể, chưa đi vào bản chất pháp lý của tiền ảo
Trang 5- Theo Grauer, tại Việt Nam, một số bộ phận người trẻ ưa thích cá cược và
thạo công nghệ, trong khi không có nhiều kênh đầu tư để rót tiền tiết kiệm,
chẳng hạn như quỹ ETF Trong khi đó, Mỹ chỉ đứng thứ 8
Xu hướng phát triển:
Theo công bố gần đây của website so sánh sản phẩm tài chính Finder.com,
Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu về tỷ lệ sử dụng tiền mã hóa Số liệu này lấy từ
cuộc khảo sát 42.000 người trên 27 quốc gia Finder chỉ ra tỷ lệ sử dụng tiền mã
hóa (trong số những người được hỏi) tại Việt Nam là 41%, trong đó số lượng người
đã mua Bitcoin là 20% Theo Khảo sát Người tiêu dùng Toàn cầu của Statista1năm
2020, Việt Nam bất ngờ đứng thứ hai thế giới về độ phổ biến của tiền ảo với 21% người được hỏi cho biết đã từng sử dụng hoặc sở hữu tiền ảo.Năm 2021, Chainalysis xếp Việt Nam là quốc gia đứng thứ nhất về mức độ chấp nhận tiền ảo trong số 19 thị trường mới nổi và 20 thị trường cận biên Rất nhiều người thấy giá trị đồng bitcoin và những đồng tiền kỹ thuật số biến động, có thể tạo ra lợi nhuận khủng khiếp nên đã và đang đổ tiền đầu tư vào những sàn giao dịch tiền ảo với mong muốn làm giàu một cách nhanh chóng Ngay cả trong giới sinh viên dù chỉ
có một vài triệu thôi, nhưng cũng ráng mua một phần nào đó với hy vọng làm giàu
1.2 Hậu quả vấn đề
Thứ nhất, các giao dịch bằng tiền ảo có tính ẩn danh cao nên có thể trở thành
công cụ cho tội phạm như rửa tiền, buôn bán ma túy, trốn thuế, giao dịch, thanh toán tài sản phi pháp
Thứ hai, tiền ảo được lưu giữ dưới dạng kỹ thuật số nên nguy cơ bị tấn công,
đánh cắp, thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch là rất lớn
Thứ ba, do giá trị đồng tiền ảo biến động mạnh và phức tạp trong thời gian
ngắn, nên hoạt động đầu tư ẩn chứa nhiều nguy cơ về bong bóng, tiềm ẩn gây thiệt hại cho người đầu tư
Thứ tư, tiền ảo không bị chi phối và kiểm soát giao dịch bởi cơ quan quản lý
nhà nước nào, do đó, người sở hữu sẽ chịu toàn bộ rủi ro vì không có cơ chế bảo vệ quyền lợi
Ví dụ: Hàng loạt vụ lừa đảo liên quan đến tiền mã hóa đã diễn ra trên thực tế, như sự sụp đổ của Bitconnect2, một mô hình kinh doanh tiền ảo đa cấp, có giá trị vốn hóa đạt 2,5 tỷ USD - tại nhiều thị trường trong đó có Việt Nam vào năm 2017 Tháng 1/2018, sàn giao dịch tiền ảo BCC bị đóng cửa, hủy giao dịch, hàng ngàn
1 Statiѕticѕ được hiểu đơn giản ᴠới định nghĩa gần giống ᴠới Data mining, chính là quá trình thu thập, phân tích, khám phá những хu hướng, quу luật ᴠận động, các mối quan hệ của những đối tượng nghiên cứu, ᴠ.ᴠ
2 Là một dự án tiền điện tử, nó hoạt động theo hình thức quỹ tài chính ủy thác, nghĩa là bạn cho vay tiền và sẽ nhận về 1 khoản lãi hàng này, và tiền gốc sau một thời gian tùy theo số tiền mà bạn đầu tư
Trang 6nhà đầu tư mất trắng các khoản tiền rót vào sàn, trong đó các nhà đầu tư ở Việt Nam ước tính bị bốc hơi hàng ngàn tỷ đồng Tháng 4/2018, các nhà đầu tư tại TP
Hồ Chí Minh tố cáo công ty Modern Tech và nhóm phát triển iFan, Pincoin lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên đến 15000 tỷ đồng với số lượng nạn nhân khoảng 32000 người Tháng 7/2019, nhà sáng lập Plus Token (Pluscoin) tại Trung Quốc biến mất cùng số tiền 3 tỷ USD của nhà đầu tư, trong đó có nhiều nhà đầu tư Việt Nam
1.3 Nguyên nhân vấn đề
Thứ nhất, lợi nhuận khủng đánh động lòng tham của con người, mong
muốn làm giàu nhanh chóng lại càng trỗi dậy khiến nhiều người lao theo các kênh đầu tư một cách mù quáng trong khi tiền ảo là loại tiền “nhảy múa” lên xuống một cách phức tạp và nhạy cảm
Một yếu tố nữa tạo ra làn sóng này phải kể tới môi trường pháp lý Hiện tại,
Ngân hàng Nhà nước mới chỉ cấm không được dùng tiền kỹ thuật số như là phương tiện thanh toán Pháp luật Việt Nam chưa quy định tiền kỹ thuật số là gì, được phép giao dịch ở mức độ nào, cho phép mua bán hay cho phép thanh toán như thế nào và chưa có những biện pháp xử lý khi các đồng tiền này bị sử dụng một cách bất hợp pháp…
2 Xác định mục tiêu cần đạt được
2.1 Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đến 2050 giảm được phần lớn các loại tội phạm công nghệ cao, lợi dụng sàn giao dịch "ảo" để rửa tiền, trốn thuế, tham nhũng; các chủ thể kinh tế nhìn nhận rõ các dấu hiệu rủi ro, giảm thiểu các mất mát trong giao dịch thanh toán hay đầu tư vào đồng tiền ảo tại Việt Nam; đảm bảo sự phát triển an toàn, hiệu quả của
hệ thống tài chính Việt Nam; tháo gỡ những thách thức trong công tác thống kê tiền
tệ, quy mô thanh toán của nền kinh tế; kiểm soát được lãi suất, mức tăng trưởng tín dụng và lạm phát
Mục tiêu 1: Từ năm 2025 - 2035:
- 35% người dân Việt Nam được trang bị kiến thức về tiền ảo khi thực hiện các giao dịch, thanh toán, đầu tư
- Giảm 20% các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến tiền ảo do các loại tội phạm gây ra
- Kiểm soát được 25% lãi suất, mức tăng trưởng tín dụng và lạm phát
Mục tiêu 2: Từ năm 2035 - 2045:
Trang 7- 25% người dân Việt Nam được trang bị kiến thức về tiền ảo khi thực hiện các giao dịch, thanh toán, đầu tư
- Giảm 30% các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến tiền ảo do các loại tội phạm gây ra
- Kiểm soát được 30% lãi suất, mức tăng trưởng tín dụng và lạm phát
Mục tiêu 3: Từ năm 2045 - 2050:
- 15% người dân Việt Nam được trang bị kiến thức về tiền ảo khi thực hiện giao dịch, thanh toán, đầu tư
- Giảm 10% các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến tiền ảo do các loại tội phạm gây ra
- Kiểm soát được 15% lãi suất, mức tăng trưởng tín dụng và lạm phát
3 Phương án giải quyết và đánh giá tác động của từng phương án
3.1 Phương án giải quyết
3.1.1 Giữ nguyên hiện trạng
Đây là giải pháp luôn luôn được đặt lên hàng đầu để cân nhắc xem liệu can thiệp của cơ quan Nhà nước có thể khiến tình hình tốt lên hay không Đồng thời giải pháp này cũng cung cấp một mốc chuẩn để đo các tác động Tất cả các giải pháp về sau được so sánh với giải pháp này để có thể thấy rõ những lợi ích hay chi phí do các giải pháp khác mang lại so với việc giữ nguyên hiện trạng
3.1.2 Nhà nước can thiệp gián tiếp (phi truyền thống)
Hiện nay, ở Việt Nam pháp luật không có quy định cấm hay hướng dẫn, thừa nhận đó có phải tài sản hay không Do đó, trước khi có thể khắc phục lỗ hổng pháp
lý, Nhà nước cần quan tâm đến một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục phối hợp với các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp,
Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo các tổ chức, cá nhân thận trọng trong việc đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền ảo, không được thực hiện các giao dịch và môi giới tiền ảo trái pháp luật
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân
về tài sản ảo, tiền ảo, đồng thời tăng cường cảnh báo về những rủi ro, nguy cơ và
hệ lụy của việc tham gia mua bán, giao dịch, đầu tư, kinh doanh tài sản ảo, tiền ảo chưa được pháp luật quy định
Thứ ba, có thể xem xét về việc thành lập các sàn giao dịch tiền ảo độc lập và
riêng biệt để các chủ thể giao dịch tiền ảo tại các sàn này Đồng thời, phối hợp hoàn thiện cơ sở dữ liệu định danh toàn quốc để tạo hệ sinh thái; chú trọng nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, an ninh mạng, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, các
tổ chức tài chính
Trang 8Thứ tư, các cơ quan chức năng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng cần tăng
cường các biện pháp kiểm soát trên mạng xã hội, từ đó có các biện pháp quản lý, các chế tài nghiêm khắc với các đối tượng cố tình lôi kéo người dân nhẹ dạ cả tin đầu tư tài sản, tiền vốn vào tiền ảo để tránh xảy ra các vụ khủng hoảng tài chính tiền tệ Đây là các giải pháp mà cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa vì thời gian gần đây các hoạt động mua bán Bitcoin, đào Bitcoin đang phát triển rầm rộ Nếu không cẩn thận, một lượng ngoại tệ lớn có thể “chảy” ra nước ngoài theo con đường Bitcoin
3.1.3 Nhà nước can thiệp trực tiếp
Việt Nam cần xây dựng và ban hành mới hoặc sửa đổi pháp luật để điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ các hình thức giao dịch mới, các loại tài sản mới như tiền ảo nhằm hạn chế rủi ro, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân tham gia Nhóm xin đưa ra một
số phương án như sau:
Thứ nhất, đưa ra một định nghĩa rõ ràng, cụ thể về tiền ảo để xác định phạm
vi đối tượng tiền ảo được điều chỉnh theo pháp luật Việt Nam Từ đó, làm cơ sở cho việc xây dựng các quy định pháp luật khác có liên quan
Thứ hai, ghi nhận tiền ảo là một loại tài sản mới hay tài sản đặc biệt trong Bộ
luật Dân sự - tài sản kỹ thuật số và quy định tiền ảo được giao dịch thế nào, mua bán, chuyển nhượng ra sao Việc xác định được tình trạng pháp lý của tiền ảo cũng
sẽ là cơ sở vững chắc, tạo nền móng cho quá trình xây dựng các quy định về các vấn đề khác có liên quan
Thứ ba, cần coi tiền ảo là một loại tài sản đặc biệt lưu thông có điều kiện để
ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp, kiểm soát được một cách tối đa các hoạt động liên quan đến tiền ảo, hạn chế rủi ro cho các bên tham gia
Thứ tư, thu thuế đối với các hoạt động liên quan đến tiền ảo Như đã nhận
định ở trên, pháp luật Việt Nam hiện không công nhận tiền ảo là một loại tài sản
Do đó, không thể tiến hành thu thuế đối với các hoạt động kinh doanh và giao dịch tiền ảo Điều này làm giảm thiểu một nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước
3.2 Đánh giá tác động (2 khía cạnh: tiêu cực, tích cực)
3.2.1 Giữ nguyên hiện trạng
Tích cực
- Nhà nước: Giao dịch được thực hiện trực tuyến trên các sàn ngày càng phổ biến => tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí
- Người dân: Thuận tiện trong giao dịch vì không cần phụ thuộc vào không gian, thời gian; Danh tính được an toàn và bảo mật vì giao dịch tiền ảo được thực hiện và hoàn thành mà không cần bất kỳ thông tin cá nhân nào
Trang 9Tiêu cực
- Nhà nước: Các giao dịch tiền ảo chủ yếu là mua đi, bán lại trên sàn giao dịch tiền ảo nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam, không kiểm soát được tính hợp pháp của các giao dịch, thất thu ngân sách, chảy máu ngoại tệ; Nguồn tiền từ người chơi nạp vào được chuyển qua nhiều nguồn khác nhau, tên miền trang web, máy chủ chứa dữ liệu đều thuê tại nước ngoài và ẩn danh của các nhà cung cấp nên gây khó khăn trong điều tra truy nguyên
- Người dân: Cám dỗ lợi nhuận khủng khiến “nhà đầu tư” dễ trốn chạy những tài sản hợp pháp để đi đầu tư mù quáng vào những tài sản có thể là giao dịch lừa đảo bất hợp pháp; cá nhân, tổ chức tham gia vào mua bán tiền ảo trên mạng rất dễ trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo; tiền ảo không bị chi phối và kiểm soát giao dịch bởi cơ quan quản lý nhà nước nào, do đó, người sở hữu sẽ chịu toàn bộ rủi ro vì không có cơ chế bảo vệ quyền lợi
- Kinh tế xã hội và hệ thống pháp luật: Gây ra sự bất ổn cho nền kinh tế và an ninh xã hội; Lỗ hổng pháp lý lớn tạo cơ hội cho đa cấp, biến tướng phát triển; Có tính ẩn danh cao nên dễ trở thành công cụ, tạo điều kiện phát triển cho các loại tội phạm công nghệ cao, rửa tiền, ma túy, trốn thuế, tham
nhũng; Các loại tiền ảo không có người phát hành chính thức, do đó nó có thể được sử dụng vào mục đích rửa tiền xuyên biên giới
3.2.2 Nhà nước can thiệp gián tiếp
Tích cực
- Nhà nước: Phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế kịp thời các hành vi vi phạm
- Người dân: Có kiến thức cơ bản về cơ chế hoạt động của tiền ảo, hiểu hơn những rủi ro về tài sản thật có thể xảy đến để bảo vệ tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân
Tiêu cực: Còn hạn chế trong việc đảm bảo thực hiện bởi điều kiện sống cũng như
trình độ nhận thức, hiểu biết của người dân Việt Nam có sự phân hóa, nhiều nơi vùng sâu vùng xa không có điện, khó tiếp cận với internet trong khi hình thức tuyên truyền hiện nay chủ yếu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
3.2.3 Nhà nước can thiệp trực tiếp
Tích cực
- Nhà nước: Có hành lang pháp lý ổn định để quản lý, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động liên quan đến tiền ảo
- Người dân: Quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ khi tham gia thị trường tiền ảo
Tiêu cực
Trang 10- Nhà nước: Tốn nhiều thời gian để có thể ban hành; Tốn kém trong tổ chức thực hiện
- Kinh tế xã hội và hệ thống pháp luật: Không linh hoạt và dễ lạc hậu trước những thay đổi của xã hội, đặc biệt là nền công nghệ thông tin đang trên đà phát triển hàng ngày hàng giờ suốt những thập kỷ qua và ngày càng hiện đại, tiên tiến, có thể vượt khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước, thậm chí các nhà làm luật cũng không thể dự liệu được các tình huống vi phạm khi những hành vi trái pháp luật xảy ra trên không gian mạng rất đa mưu, đa dạng
4 Lựa chọn phương án tối ưu và lý do chọn
Trong thời đại 4.0 sự xuất hiện của tiền ảo đang khiến cho cả thế giới phải quan tâm và bình luận Đặc biệt trong năm 2017 cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chứng kiến sự bùng nổ của các loại tiền ảo khác với tốc độ tăng chóng mặt Điều đó đã mang lại những thách thức không nhỏ cho các nhà nghiên cứu, ban hành và áp dụng pháp luật Hiện nay có rất nhiều những khoảng trống về mặt pháp
lý cần có sự điều chỉnh, để có thể tận dụng được cơ hội to lớn mà khoa học mang lại Việt Nam cần phải xây dựng và ban hành mới hoặc sửa đổi pháp luật để điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ hình thức giao dịch mới, các loại tiền ảo mới nhằm hạn chế rủi ro, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, các tổ chức, các cá nhân tham gia Vì thế phương án tối ưu nhất để giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền ảo hiện nay là Nhà nước can thiệp trực tiếp Dưới đây là một số lý do nên lựa chọn phương án này:
Thứ nhất, Tiền ảo ngày càng được phổ biến rộng rãi tuy nhiên lại chưa có
một quy định cụ thể nào về tiền ảo Ban hành văn bản quy định về tiền ảo nhằm hợp pháp hóa tiền ảo, cũng như dễ dàng hơn trong việc quản lý dòng tiền này Mở
ra cho những nhà đầu tư những cơ hội đầu tư mới, giảm thiểu các vụ việc liên quan đến lừa đảo bằng tiền ảo
Thứ hai, tạo ra được cơ sở pháp lý vững chắc, giúp cho công việc giải quyết
các vụ án về tiền ảo được nhanh hơn, giảm bớt các loại chi phí, giảm gánh nặng cho Thẩm phán khi áp dụng căn cứ để xử lý các vụ việc liên quan đến tiền ảo Từ
đó cũng sẽ có các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những loại tội phạm tưởng chừng mới nhưng có tính chất tương tự ở nhiều vụ việc như lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
Thứ ba, hiện nay nền kinh tế-xã hội 4.0, nền công nghệ hiện đại ngày càng
phát triển, tiền ảo trở nên phổ biến, cùng với đó các loại tội phạm liên quan đến lĩnh vực mạng, đặc biệt là các tội phạm liên quan đến tiền ảo Do đó chuyện luật hóa, công nhận tiền ảo là chuyện sớm muộn