Bài tập nhóm môn xây dựng lập luận pháp lý và viêt trong hành nghề luật

20 4 0
Bài tập nhóm môn xây dựng lập luận  pháp lý và viêt trong hành nghề luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Để làm rõvấn đề này, Nhóm 03 xin đi vào tìm hiểu các lập luận, phương pháp lập luậnpháp lý của Tòa án, phương pháp tư duy của Hội đồng xét xử về Án lệ số47/2021/AL về “Việc xác định tội

lOMoARcPSD|38542684 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM MÔN: XÂY DỰNG LẬP LUẬN PHÁP LÝ VÀ VIÊT TRONG HÀNH NGHỀ LUẬT Đề 01: Phân tích án lệ số 47/2021/AL theo các yêu cầu sau: a Xác định Tòa án đã sử dụng loại lập luận nào: theo logic hình thức hay đời thường (1 điểm); b Xác định luận điểm/các luận điểm trong lập luận của Tòa án (thể hiện quan điểm của tòa về việc giải quyết vụ án) (1 điểm); c Xác định và phân tích các lý lẽ (luận cứ) cho từng luận điểm đó trong phánquyết của Tòa án (chú ý đến việc tìm và phê phán những lý lẽ thể hiện lỗi ngụy biện) (2 điểm); d Xác định những nhân chứng, vật chứng trong vụ án và phân tích sự phù hợp hoặc không phù hợp để khẳng định độ tin cậy của các lý lẽ nêu trên (2 điểm); e Xác định các phương pháp tư duy được Hội đồng xét xử dụng để xây dựng lập luận cho phán quyết của mình (2 điểm) LỚP: N01.TL1 NHÓM 03 Hà Nội – 2023 1 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM Ngày: 10/09/2023 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội Nhóm 03 – Lớp N01.TL1 Tổng số sinh viên của nhóm: 10 + Có mặt: 10 + Vắng mặt: 0 Có lý do:… Không có lý do:… Nội dung: Biên bản đánh giá mức độ tham gia và kết quả làm việc nhóm Môn học: Xây dựng lập luận pháp lý và viết trong hành nghề luật Đề tài số 01: Phân tích Án lệ số 47/2021/AL theo yêu cầu Thông tin thành viên: 1 Lê Đức Huy MSSV: 471119 Thành viên 2 Hà Huyền Trang MSSV: 471125 Thành viên 3 Trần Đức Bình MSSV: 471126 Thành viên 4 Quách Thái Anh MSSV: 471128 Thành viên 5 Hà Tuấn Khải MSSV: 471146 Thành viên 6 Trần Thị Thủy Vi MSSV: 471147 Trưởng nhóm 7 Nguyễn Thị Thảo Nguyên MSSV: 471153 Thành viên 8 Phan Phương Linh MSSV: 471158 Thành viên 9 Nông Lưu Bảo Trân MSSV: 471161 Thành viên 10 Trần Văn Đức Anh MSSV: 471166 Thành viên 2 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Xác định mức độ và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm như sau: Tiến độ Công thực Mức độ STT Họ và việc hiện tên thực (đúng hoàn thành Họp nhóm hiện hạn) Kết luận Đóng ThaXmếp loại1 Có Không Không Trung tốt Bình Tốt gia đầy Tích cực góp đủ sôi nổi nhiều ý tưởng 1 Lê Đức Huy Hà 2 Huyền Trang Trần 3 Đức Bình Quách 4 Thái Anh 5 Hà Tuấn Khải 6 Trần Thị Thủy Vi Nguyễn 7 Thị Thảo Nguyên Phan 8 Phương Linh Nông 9 Lưu Bảo Trân 3 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Trần 10 Văn Đức Anh Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2023 Nhóm trưởng (ký và ghi rõ họ tên) MỤC LỤC MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….5 NỘI DUNG……………………………………………………………………….6 1 Khái quát về lập luận pháp lý và các phương pháp lập luận pháp lý… 6 1.1 Lập luận pháp lý……………………………………………………….6 1.2 Phương pháp lập luận pháp lý……………………………………… 6 2 Tóm tắt nội dung Án lệ số số 47/2021/AL về “Việc xác định tội danh trong trường hợp bị cáo dùng hung khí nguy hiểm đâm vào vùng trọng yếu của cơ thể bị hại”…………………………………………………………………8 4 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 3 Xác định các lập luận, phương pháp lập luận pháp lý của Tòa án, phương pháp tư duy của Hội đồng xét xử Án lệ số số 47/2021/AL………… 8 3.1 Xác định lập luận Toà án…………………………………………… 8 3.2 Xác định luận điểm trong lập luận Toà án………………………… 9 3.3 Xác định và phân tích các luận cứ cho từng luận điểm đó trong phán quyết của Tòa án……………………………………………………… 9 3.4 Xác định nhân chứng, vật chứng trong vụ án và phân tích sự phù hợp hoặc không phù hợp…………………………………………………… 11 3.5 Xác định PP tư duy hội đồng xét xử…………………………………11 3.5.1 Phương pháp IRAC…………………………………………… 11 3.5.2 Phương pháp tam đoạn luận……………………………………12 KẾT LUẬN…………………………………………………………………… 13 PHỤ LỤC ÁN LỆ SỐ 47/2021/AL…………………………………………….14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………… 19 MỞ ĐẦU Ngày nay, số lượng các vụ án hình sự đang không ngừng tăng lên Điều đáng lo ngại hơn, mức độ vi phạm và tính phức tạp của chúng đang ngày càng cao, gây nguy cơ nghiêm trọng đến xã hội Khi tiến hành nghiên cứu các vụ án hình sự - một công việc đòi hỏi sự đặc biệt của người thẩm phán - họ phải dành thời gian để xem xét kỹ lưỡng từng bản án và vụ án có liên quan Đồng thời, người thẩm phán cũng cần có kiến thức pháp luật và xã hội vững và sâu rộng Để đưa ra những quyết định chính xác, công bằng và tuân thủ quy định pháp luật cũng như lý thuyết lập luận, Tòa án và Hội đồng xét xử cần áp dụng nhiều phương pháp lập luận pháp lý và tư duy khác nhau 5 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Trong lĩnh vực các vụ án hình sự, ranh giới giữa tội phạm gây thương tích và tội phạm giết người thường rất mỏng manh Điều này tạo ra thách thức lớn trong việc đưa ra quyết định của Tòa án và Hội đồng xét xử Trong tuyển tập 63 Án lệ ở Việt Nam hiện nay, Án lệ số 47/2021/AL đã đóng góp một phần quan trọng trong việc đưa ra quyết định của Tòa án và Hội đồng xét xử Để làm rõ vấn đề này, Nhóm 03 xin đi vào tìm hiểu các lập luận, phương pháp lập luận pháp lý của Tòa án, phương pháp tư duy của Hội đồng xét xử về Án lệ số 47/2021/AL về “Việc xác định tội danh trong trường hợp bị cáo dùng hung khí nguy hiểm đâm vào vùng trọng yếu của cơ thể bị hại” NỘI DUNG 1 Khái quát về lập luận pháp lý và các phương pháp lập luận pháp lý: 1.1 Lập luận pháp lý: Lập luận pháp lý là lập luận trong các giao tiếp của hoạt động pháp lý, là cách thức, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của người hành nghề luật, là một phần trong cách thức tư duy của các chủ thể sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật, là việc đưa ra những lí lẽ, chứng cứ có ý nghĩa pháp lý theo cách hợp lý nhằm dẫn dắt đến một quyết định pháp lý hoặc chứng minh khẳng định hoặc phủ định một (một số) vấn đề pháp lý Lập luận pháp lý là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 6 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 pháp lý nên người hành nghề luật cần nắm vững đặc điểm của ngôn ngữ pháp lý như: Ngôn ngữ chuyên ngành luật, đơn nghĩa, nghĩa đen, cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn, có tính đo lường được, có tính logic, chặt chẽ, ngôn ngữ chính thống và thuần Việt Cấu trúc của lập luận pháp lý gồm: Luận điểm, Luận cứ, Luận chứng + Luận điểm: Là ý kiến thể hiện quan điểm của người hành nghề luật dưới dạng khẳng định hoặc phủ định một vấn đề pháp lý Luận điểm có thể là một hệ thống gồm luận điểm lớn (chính) và các luận điểm nhỏ (bổ sung) + Luận cứ: Là các lý lẽ để hỗ trợ, luận giải cho quan điểm của người hành nghề luật Luận cứ được xây dựng dựa trên quy định của Pháp luật, án lệ, tập quán, đạo đức, đường lối, chính sách, lý luận pháp luật, tri thức từ các khoa học khác có liên quan,… + Luận chứng: Là bằng chứng, minh họa cho các lý lẽ; khẳng định tính tin cậy của các lý lẽ Luận chứng là các chứng cứ pháp lý (lời khai, nhân chứng, vật chứng), kết luận giám định 1.2 Phương pháp lập luận pháp lý: Phương pháp lập luận pháp lý là những cách thức sắp xếp, tổ chức luận điểm, luận cứ và luận chứng để chứng minh những vấn đề pháp lý, từ đó thuyết phục các chủ thể trong những quan hệ pháp lý Có 3 nhóm phương pháp lập luận pháp lý: - Nhóm phương pháp suy luận logic (lập luận dựa trên luật là chủ yếu) bao gồm các phương pháp sau: + Phương pháp diễn dịch: Đi từ cái chung đến cái riêng + Phương pháp tam đoạn luận: Gồm Tiền đề lớn (Quy phạm pháp luật, quy tắc pháp lý); Tiền đề nhỏ (Những vụ án, vụ việc cụ thể thỏa mãn các điều kiện, dấu hiệu được phản ánh trong quy phạm, quy tắc) và Kết luận (Quyết định pháp lý, hậu quả pháp lý) + Phương pháp IRAC: Gồm xác định vấn đề pháp lý, tìm luật có liên quan, phân tích vận dụng luật vào tình huống, đưa ra kết luận + Phương pháp quy nạp: Đi từ sự hiểu biết về cái riêng để rút ra kết luận chung 7 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 + Phương pháp suy luận đối nghịch: Suy luận để áp dụng giải pháp ngược lại với giải pháp mà nhà làm luật đã dự liệu và cũng không trái phápluật + Phương pháp suy luận tất nhiên: Lập luận đi từ cái chắc chắn hơn (mệnh đề đúng đắn hoặc mệnh đề mạnh), từ đó củng cố tính xác thực của cái ít chắc chắn hơn (mệnh đề yếu) + Phương pháp suy luận phản chứng: Lập luận bác bỏ một nhận định không có căn cứ bằng việc chỉ ra sự vô lý của nhận định đó thông qua một suy luận khác - Nhóm phương pháp suy luận thực tế (lập luận dựa trên những vấn đề của thực tiễn đời sống, xã hội) bao gồm các phương pháp sau: + Lập luận dựa trên chính sách + Lập luận dựa trên đạo đức + Lập luận dựa trên lợi ích xã hội + Lập luận dựa trên tác động kinh tế - Nhóm phương pháp so sánh tương đồng và tương phản (lập luận dựa trên sự kiện, tình tiết là chủ yếu) bao gồm các phương pháp sau: + So sánh tương đồng: Những vụ việc có tình tiết giống nhau + So sánh tương phản: Những vụ việc có tình tiết khác nhau 2 Tóm tắt nội dung Án lệ số số 47/2021/AL về “Việc xác định tội danh trong trường hợp bị cáo dùng hung khí nguy hiểm đâm vào vùng trọng yếu của cơ thể bị hại”: Khoảng 19 giờ ngày 09/12/2013, Nguyễn Đình Đ đến nhà anh Hà Đăng H tại thôn L, xã T, huyện C, thành phố Hà Nội ăn cơm, uống rượu cùng một số người khác trong đó có Đặng Hùng T và Phùng Xuân S Trong lúc ăn uống, S và T có lời qua tiếng lại với nhau, sau đó nảy sinh mâu thuẫn Lúc này, các anh Cao Văn C và Dương Văn T1 đi xe máy đến, anh T1 dừng xe lấy thuốc lá ra hút, anh C nói với S: “Nó là cháu tao đấy, mày đánh nó tao còn chưa nói đâu” Đ can ngăn, đẩy T và S vào trong nhà anh H Đ thấy anh C nói với S như vậy nên bực tức vào trong sân nhà anh H lấy một con dao nhọn rồi đi ra bờ đê chỗ anh C và anh T1 đang đứng Đ nói: “Các 8 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 ông thích đánh nhau lắm à mà đổ thêm dầu vào lửa”, C nói: “Tao thích đánh nhau, thích đổ thêm dầu vào lửa đấy Mày là thằng nào mà đến đây hổ báo” Đ cầm dao chỉ vào mặt anh C nói: “Mày thích đánh nhau à?” rồi đâm một nhát vào bụng anh C Anh C bỏ chạy, còn T1 bị anh Đ đâm 3 nhát dao Anh Cao Văn C bỏ chạy được một đoạn thì vào nhà anh H lấy một chiếc cuốc quay lại thì gặp S Anh C giơ cán cuốc định đánh thì S bỏ chạy vào nhà anh H thông báo việc đánh nhau Anh C chạy tiếp thì gặp Đ đang cầm dao, anh C giơ cán cuốc lên vụt một cái, Đ giơ tay lên đỡ thì bị trúng vào đầu và tay trái Đ bỏ chạy về nhà anh H lấy xe máy đi về Trên đường đi, Đ vứt con dao xuống mương nước Mọi người đưa anh T1 và anh C đi cấp cứu nhưng anh T1 đã tử vong Ngày 10/12/2013, Đ ra đầu thú tại Công an huyện C Tại Bản kết luận giám định pháp y thương tích số 203/TTPY ngày 06/5/2014 của Trung tâm pháp y Sở Y tế Hà Nội kết luận thương tích của anh Cao Văn C tại thời điểm giám định: sẹo vết thương phần mềm, gãy xương sườn X bên trái, không gây tràn dịch, tràn khí màng phổi; nhiều khả năng các thương tích do vật sắc gây nên; tỷ lệ tổn hại sức khỏe là 05% 3 Xác định các lập luận, phương pháp lập luận pháp lý của Tòa án, phương pháp tư duy của Hội đồng xét xử Án lệ số số 47/2021/AL: 3.1 Xác định lập luận Toà án: Qua cách lập luận của Tòa án để đưa ra kết luận có thể thấy Án lệ này Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đang sử dụng phương pháp lập luận logic hình thức (cụ thể là Phương pháp IRAC và phương pháp tam đoạn luận) xác định tính chất và mức độ của hành vi phạm tội của Nguyễn Đình Đ để đưa ra phán quyết đúng đắn nhất, bằng cách kiểm tra xem liệu tất cả các yếu tố cần thiết đã được đáp ứng theo quy định của pháp luật - Nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội: Là do lời nói có tính chất thách thức, kích động của anh Cao Văn C đã thúc đẩy anh Nguyễn Đình B thực hiện hành vi trên - Phương tiện gây án của anh Nguyễn Đình B: Là con dao dùng làm hàng mây tre đan – một hung khí sắc nhọn, có tính sát thương cao - Anh Nguyễn Đình B đã đâm dao vào vùng bụng (mạn sườn bên trái) của anh Cao Văn C là vùng trọng yếu trên cơ thể con người 9 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 3.2 Xác định luận điểm trong lập luận Toà án: Từ nội dung của Án lệ có thể thấy luận điểm được Toà án và Hội đồng xét xử đưa ra như sau: “Do đó, hành vi nêu trên của Đ đủ yếu tố cấu thành tội “Giết người”, thuộc trường hợp “phạm tội chưa đạt” và có “tính chất côn đồ.”” Trong án lệ, Thẩm phán và Hội đồng xét xử đã đưa ra những lý lẽ, những chứng cứ để làm sáng tỏ luận điểm trên 3.3 Xác định và phân tích các luận cứ cho từng luận điểm đó trong phán quyết của Tòa án: Luận điểm: Hành vi của Đ đối vs a C đủ yếu tố cấu thành tội “Giết người”, thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt và có tính chất côn đồ - Luận cứ 1: Chỉ vì lời nói của anh C có tính chất thách thức, kích động mà Đ đã dùng dao nhọn là hung khí nguy hiểm đâm vào vùng bụng (mạn sườn bên trái) của anh C là vùng trọng yếu trên cơ thể con người +Luận chứng: Mặc dù giữa Nguyễn Đình Đ và anh Cao Văn C không có mâu thuẫn trước đó, nhưng từ lời nói của anh C “Tao thích đánh nhau, thích đổ thêm dầu vào lửa đấy Mày là thằng nào mà đến đây hổ báo”, Đ cầm dao (loại dao dùng làm hàng mây tre đan, chuôi gỗ dài 11 cm, lưỡi bằng sắt dài 13,5cm, đầu mũi dao nhọn hơi cong, bản dao nơi rộng nhất 2,5cm) chỉ vào mặt anh C nói “Mày thích đánh nhau à” rồi dùng dao đâm một nhát vào bụng anh C làm anh C bỏ chạy Cơ quan điều tra đã xác định vùng trọng yếu trên cơ thể của con người là những vùng có các cơ quan quan trọng quyết định đến sự sống (tim, gan, thận, não, động mạch chủ…), nếu bị xâm hại mà nạn nhân không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong Cụ thể, trong trường hợp trên là mạn sườn bên trái Cần chứng minh hành vi của bị cáo có cố ý thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho tính mạng người khác hay chỉ vô ý thực hiện hành vi trên? Qua các tình tiết diễn biến trong trường hợp trên, ta có thể thấy sự quyết liệt trong thực hiện hành vi nhằm tấn công vị trí trên cơ thể nạn nhân mà bị cáo có ý định tấn công Do vậy, bị cáo Đ cố ý tấn công vào vị trí trọng yếu trên cơ thể nạn nhân C Đồng thời, bị cáo hoàn toàn ý thức về hành vi, hậu quả của hành vi gây ra (có cố ý thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho tính mạng người khác) Trường hợp trên, xác định bị cáo Đ là lỗi cố ý trực tiếp 10 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Bên cạnh đó, cần xem xét bị cáo gây án trong trạng thái bị kích động mạnh hay không? Căn cứ Điều 135 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Và theo Điểm b Mục 1 Chương 2 Nghị quyết số 04/HĐTP/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: “Tình trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh” Căn cứ theo các yếu tố trên thì bị cáo Đ không phải trong trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Cụ thể, chỉ qua lời nói mang tính thách thức mà giữa bị cáo Đ và nạn nhân không có mâu thuẫn từ trước Do đó, hành vi của bị cáo Đ bộc phát từ lúc có mâu thuẫn trong lời nói - Luận cứ 2: Việc anh C không chết là ngoài ý muốn chủ quan của Đ + Luận chứng : Theo kết luận giám định thì anh C bị thương tích 05% và đây là thương tích ở thời điểm giám định (sau gần 05 tháng vụ án xảy ra), không phải thương tích ở thời điểm xảy ra vụ án, nên không phản ánh đúng thương tích của anh C và tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Trường hợp trên, bị cáo Đ mong muốn làm nạn nhân chết, bị cáo mong muốn thực hiện tội phạm đến cùng, nhằm gây hậu quả là làm cho bị hại chết, nhưng bị hại không chết là ngoài ý thức, mong muốn chủ quan của bị cáo Theo đó, hành vi của bị cáo Đ là trường hợp phạm tội chưa đạt 3.4 Xác định nhân chứng, vật chứng trong vụ án và phân tích sự phù hợp hoặc không phù hợp: Vật chứng: Con dao dùng làm hàng mây tre đan, chuôi gỗ dài 11 cm, lưỡi bằng sắt dài 13,5cm, đầu mũi dao nhọn hơi cong, bản dao nơi rộng nhất 2,5cm mà anh Nguyễn Đình Đ lấy ở nhà anh Hà Đăng H 11 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Nhân chứng: Anh Phùng Xuân S chứng kiến và là ng đuổi theo cùng anh Đ (hung thủ) - Đối với luận cứ 1: + Nhân chứng anh S là người trực tiếp chứng kiến ở hiện trường nên có thể hiểu được độ nghiêm trọng trong hành vi của Đ , nên sẽ phù hợp để khẳng định độ đáng tin cậy của luận cứ 1 - Đối với luận cứ 2: + Cả nhân chứng và vật chứng sẽ không phù hợp để đánh giá độ đáng tin cậy của luận cứ 2, vì việc anh C không chết là ngoài ý muốn chủ quan của Đ chỉ có giám định ngay thời điểm xảy ra vụ án mới xác minh được 3.5 Xác định PP tư duy hội đồng xét xử: Để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, khách quan, phù hợp quy định pháp luật, hợp cả về tình lẫn lý thì Tòa án, Hội đồng xét xử cần phải áp dụng nhiều phương pháp lập luận pháp lý, phương pháp tư duy khác nhau Trong án lệ sốn 47/2021/AL hội đồng xét xử đã áp dụng các phương pháp lập luận pháp lý trong nhóm phương pháp suy luận logic: 3.5.1 Phương pháp IRAC (Issue - Relevant Law - Application Facts - Conclusion): Đây là phương pháp thường được sử dụng để phân tích và giải quyết vấn đề pháp lý Bạn bắt đầu bằng việc xác định vấn đề cần giải quyết, sau đó tìm hiểu về các luật liên quan, áp dụng luật vào các sự kiện và tình huống cụ thể, và cuối cùng là rút ra kết luận từ việc áp dụng luật vào vấn đề Issue: Vấn đề pháp lý trong vụ án này là bị cáo Nguyễn Đình Định có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người hay không khi dùng dao đâm vào vùng bụng của bị hại? Rule: Quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này là Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017, quy định về tội giết người Theo điều này, người nào cố ý gây tử vong cho người khác thì bị phạt từ 12 năm tù đến tử hình hoặc chung thân Nếu hành vi gây tử vong không thành thì bị phạt từ 5 năm tù đến 15 năm tù Application: Để áp dụng quy định trên vào vụ án, hội đồng xét xử cần xem xét hai yếu tố: cố ý và gây tử vong Trong trường hợp này, bị cáo đã dùng 12 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 dao là hung khí nguy hiểm để đâm vào vùng bụng của bị hại, là vùng trọng yếu của cơ thể con người Hành vi này chứng tỏ bị cáo có ý định gây tử vong cho bị hại Tuy nhiên, do can thiệp kịp thời của y tế và cơ quan công an, bị hại đã được cứu sống Do đó, hành vi của bị cáo chỉ gây tử vong không thành Theo quy định của Điều 123 Bộ luật Hình sự, bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người Conclusion: Dựa trên phân tích trên, hội đồng xét xử đã kết luận rằng bị cáo Nguyễn Đình Định có tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự và tuyên phạt bị cáo 10 năm tù giam 3.5.2 Phương pháp tam đoạn luận:  Tiền đề lớn (các QPPL, quy tắc pháp lý): BLHS 1999 cụ thể: + Điều 18, BLHS 1999 + Điểm n, điều 93, BLHS 1999  Tiền đề nhỏ (các tình tiết trong vụ việc thỏa mãn các dấu hiệu được phản ánh trong Tiền đề lớn): Các hành vi của Nguyễn Đình Đ thỏa mãn dấu hiệu của điều 93 BLHS năm 1999 về tội giết người  Kết luận (các quyết định pháp lý): Nguyễn Đình Đ phạm tội giết người nhưng phạm tội chưa đạt và có tính chất côn đồ KẾT LUẬN Án lệ số 47/2021/AL đã chứng minh rằng việc xử lý nghiêm những người sử dụng hung khí nguy hiểm để tấn công vào vùng trọng yếu trên cơ thể con người, đồng thời xem xét tội danh như tội phạm giết người - một tội danh cực kỳ nghiêm trọng, với hình phạt tiềm tàng từ chung thân đến tử hình - mang lại sự hiệu quả lớn trong việc ngăn chặn, răn đe và giáo dục Điều này trở nên ngày càng quan trọng, đặc biệt khi chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng của 13 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 việc rủ rê, tụ tập băng nhóm và sử dụng hung khí trong các hành vi thù địch và bạo lực, đặc biệt trong tầng lớp thanh thiếu niên Thực tế cho thấy Án lệ 47/2021/AL được áp dụng phổ biến và tiếp cận rộng rãi trong các tình huống tương tự Điều này giúp quá trình giải quyết các vụ án trở nên thuận lợi, nhanh chóng và đáng tin cậy, giúp vượt qua mọi khó khăn và trở ngại pháp lý Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng Án lệ số 47/2021/AL trên thực tế đã và đang nảy sinh những khó khăn, vướng mắc Do vậy, các cơ quan điều tra, cơ quan xét xử cùng cơ quan tổ tụng cần só sự phối hợp chặt chẽ, linh hoạt và phù hợp hối hợp điều tra, xác minh, đảm bảo giải quyết vụ án theo đúng quy định pháp luật PHỤ LỤC ÁN LỆ SỐ 47/2021/AL Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 15/2020/HS-GĐT ngày 07/8/2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Giết người đối với bị cáo Nguyễn Đình Đ Vị trí nội dung án lệ: Đoạn 2 phần “Nhận định của Tòa án” Khái quát nội dung án lệ: - Tình huống án lệ: 14 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Bị cáo dùng dao là hung khí nguy hiểm đâm vào vùng bụng của bị hại là vùng trọng yếu của cơ thể con người Bị hại không chết là ngoài ý muốn chủ quan của bị cáo - Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, Tòa án phải xác định bị cáo chịu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ: - Điều 18; điểm a, n khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với Điều 15; điểm a, n khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015) Từ khoá của án lệ: “Dùng dao đâm”; “Hung khí nguy hiểm”; “Vùng bụng”; “Vùng trọng yếu của cơ thể”; “Giết người” NỘI DUNG VỤ ÁN: Khoảng 19 giờ ngày 09/12/2013, Nguyễn Đình Đ đến nhà anh Hà Đăng H tại thôn L, xã T, huyện C, thành phố Hà Nội ăn cơm, uống rượu cùng một số người khác trong đó có Đặng Hùng T và Phùng Xuân S Trong lúc ăn uống, S và T có lời qua tiếng lại với nhau, S gọi T ra ngoài sân và tát T, T xin lỗi rồi cả hai quay vào tiếp tục uống rượu Khoảng 10 phút sau, Đ đi ra ngoài thì S và T cũng đi theo ra bờ đê, S tát T một cái làm T ngã xuống đất Đ thấy thế chạy đến hỏi T có sao không thì T khóc và nói: “Bố mẹ em không đánh em mà nó đánh em Em giết nó” T chạy tìm đồ vật đánh S Đ chạy theo ôm T và nói: “Em đã say chưa? Có nhận ra anh không?”, T trả lời: “Có anh Hai ạ” Lúc này, các anh Cao Văn C và Dương Văn T1 đi xe máy đến, anh T1 dừng xe lấy thuốc lá ra hút, anh C nói với S: “Nó là cháu tao đấy, mày đánh nó tao còn chưa nói đâu” Đ can ngăn, đẩy T và S vào trong nhà anh H Đ thấy anh C nói với S như vậy nên bực tức vào trong sân nhà anh H lấy một con dao nhọn rồi đi ra bờ đê chỗ anh C và anh T1 đang đứng Đ nói: “Các ông thích đánh nhau lắm à mà đổ thêm dầu vào lửa”, C nói: “Tao thích đánh nhau, thích đổ thêm dầu vào lửa đấy Mày là thằng nào mà đến đây hổ báo” Đ cầm dao chỉ vào mặt anh C nói: “Mày thích đánh nhau à?” rồi đâm một nhát vào bụng anh C Anh C bỏ chạy, Đ quay lại túm cổ áo anh T1 và đâm một nhát vào người anh T1 Anh T1 bỏ chạy, Đ và S đuổi theo sau Đ đuổi kịp, dùng tay túm cổ áo anh T1, S dùng tay tát vào đầu, mặt anh T1, dùng chân đá vào người anh T1 Đ cầm dao đâm nhiều nhát vào người anh T1 làm anh T1 ngã sấp xuống đất Đ dùng dao đâm tiếp 03 nhát vào người anh T1 làm anh T1 gục hẳn, khi thấy anh T1 nằm bất tỉnh, Đ và S bỏ chạy 15 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Anh Cao Văn C bỏ chạy được một đoạn thì vào nhà anh H lấy một chiếc cuốc quay lại thì gặp S Anh C giơ cán cuốc định đánh thì S bỏ chạy vào nhà anh H thông báo việc đánh nhau Anh C chạy tiếp thì gặp Đ đang cầm dao, anh C giơ cán cuốc lên vụt một cái, Đ giơ tay lên đỡ thì bị trúng vào đầu và tay trái Đ bỏ chạy về nhà anh H lấy xe máy đi về Trên đường đi, Đ vứt con dao xuống mương nước Mọi người đưa anh T1 và anh C đi cấp cứu nhưng anh T1 đã tử vong Ngày 10/12/2013, Đ ra đầu thú tại Công an huyện C Tại Bản kết luận giám định pháp y tử thi số 8251/PC54 (PY) ngày 31/12/2013, Phòng kỹ thuật hình sự Công an thành phố Hà Nội kết luận: nguyên nhân chết của anh Dương Văn T1 là sốc do mất máu cấp và suy hô hấp cấp Tại Bản kết luận giám định pháp y thương tích số 203/TTPY ngày 06/5/2014 của Trung tâm pháp y Sở Y tế Hà Nội kết luận thương tích của anh Cao Văn C tại thời điểm giám định: sẹo vết thương phần mềm, gãy xương sườn X bên trái, không gây tràn dịch, tràn khí màng phổi; nhiều khả năng các thương tích do vật sắc gây nên; tỷ lệ tổn hại sức khỏe là 05% Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 47/2015/HSST ngày 05/02/2015, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội áp dụng các điểm a và n khoản 1 Điều 93; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999, xử phạt Nguyễn Đình Đ tử hình về tội “Giết người” Ngày 10/02/2015, Nguyễn Đình Đ kháng cáo xin giảm hình phạt Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 01/2016/HSPT ngày 06/01/2016, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội không chấp nhận kháng cáo của Nguyễn Đình Đ, áp dụng các điểm a và n khoản 1 Điều 93; các điểm b và p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999, xử phạt Nguyễn Đình Đ tử hình về tội “Giết người” Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 16/QĐ-VKSTC ngày 29/11/2019, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định kháng nghị Bản án hình sự sơ thẩm số 47/2015/HSST ngày 05/02/2015 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và Bản án hình sự phúc thẩm số 01/2016/HSPT ngày 06/01/2016 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đối với Nguyễn Đình Đ; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy một phần Bản án hình sự sơ thẩm và Bản án hình sự phúc thẩm nêu trên về phần tội danh và hình phạt đối với Nguyễn Đình Đ để điều tra lại 16 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN: [1] Về hành vi của Nguyễn Đình Đ đối với anh Cao Văn C: [2] Mặc dù giữa Nguyễn Đình Đ và anh Cao Văn C không có mâu thuẫn trước đó, nhưng từ lời nói của anh C “Tao thích đánh nhau, thích đổ thêm dầu vào lửa đấy Mày là thằng nào mà đến đây hổ báo”, Đ cầm dao (loại dao dùng làm hàng mây tre đan, chuôi gỗ dài 11cm, lưỡi bằng sắt dài 13,5cm, đầu mũi dao nhọn hơi cong, bản dao nơi rộng nhất 2,5cm) chỉ vào mặt anh C nói “Mày thích đánh nhau à” rồi dùng dao đâm một nhát vào bụng anh C làm anh C bỏ chạy Như vậy, chỉ vì lời nói của anh C có tính chất thách thức, kích động mà Đ đã dùng dao nhọn là hung khí nguy hiểm đâm vào vùng bụng (mạn sườn bên trái) của anh C là vùng trọng yếu trên cơ thể con người Theo kết luận giám định thì anh C bị thương tích 05% và đây là thương tích ở thời điểm giám định (sau gần 05 tháng vụ án xảy ra), không phải thương tích ở thời điểm xảy ra vụ án, nên không phản ánh đúng thương tích của anh C và tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Việc anh C không chết là ngoài ý muốn chủ quan của Đ Do đó, hành vi nêu trên của Đ đủ yếu tố cấu thành tội “Giết người”, thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt và có tính chất côn đồ [3] Hành vi của Nguyễn Đình Đ đối với anh Dương Văn T1: [4] Anh Dương Văn T1 là người đi cùng với anh Cao Văn C Anh T1 không có mâu thuẫn từ trước với Nguyễn Đình Đ, ở thời điểm xảy ra vụ án, anh T1 cũng không có lời lẽ thách thức hay hành vi tấn công đối với Đ, nhưng sau khi đâm anh Cảnh, anh Cảnh bỏ chạy, Đ quay lại túm cổ áo anh T1 và cầm dao đâm anh T1, anh T1 bỏ chạy, Đ đuổi theo cầm dao đâm nhiều nhát vào người anh T1 làm anh T1 bị ngã sấp xuống đất, Đ tiếp tục dùng dao đâm 03 nhát vào lưng anh T1 đến khi anh T1 bất tỉnh Hậu quả anh T1 bị chết do sốc mất máu cấp và suy hô hấp cấp Hành vi giết người của Đ đối với anh T1 là thuộc trường hợp phạm tội có tính chất côn đồ [5] Như đã phân tích ở trên, dù không có mâu thuẫn từ trước, nhưng cùng một lúc Đ đã dùng dao đâm vào vùng trọng yếu của 02 người bị hại, làm 01 người bị chết, 01 người bị thương Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm kết án Nguyễn Đình Đ về “Tội giết người” theo quy định tại điểm a (giết nhiều người) và điểm n (có tính chất côn đồ) khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 là có căn cứ 17 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 [6] Mặc dù, quá trình giải quyết vụ án, Nguyễn Đình Đ đã thành khẩn khai báo, tích cực bồi thường cho gia đình người bị hại, nhưng hành vi phạm tội của Đ là đặc biệt nghiêm trọng, thể hiện sự côn đồ, hung hãn, quyết liệt, coi thường tính mạng người khác, nên Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xử phạt Nguyễn Đình Đ tử hình về tội “Giết người” là đúng pháp luật Vì các lẽ trên, QUYẾT ĐỊNH: Căn cứ khoản 4 Điều 382, khoản 1 Điều 388, Điều 389 Bộ luật Tố tụng hình sự: 1 Không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao 2 Giữ nguyên Bản án hình sự phúc thẩm số 01/2016/HSPT ngày 06/01/2016 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về tội danh và hình phạt đối với Nguyễn Đình Đ NỘI DUNG ÁN LỆ “[2] Mặc dù giữa Nguyễn Đình Đ và anh Cao Văn C không có mâu thuẫn trước đó, nhưng từ lời nói của anh C “Tao thích đánh nhau, thích đổ thêm dầu vào lửa đấy Mày là thằng nào mà đến đây hổ báo”, Đ cầm dao (loại dao dùng làm hàng mây tre đan, chuôi gỗ dài 11 cm, lưỡi bằng sắt dài 13,5cm, đầu mũi dao nhọn hơi cong, bản dao nơi rộng nhất 2,5cm) chỉ vào mặt anh C nói “Mày thích đánh nhau à” rồi dùng dao đâm một nhát vào bụng anh C làm anh C bỏ chạy Như vậy, chỉ vì lời nói của anh C có tính chất thách thức, kích động mà Đ đã dùng dao nhọn là hung khí nguy hiểm đâm vào vùng bụng (mạn sườn bên trái) của anh C là vùng trọng yếu trên cơ thể con người Theo kết luận giám định thì anh C bị thương tích 05%, và đây là thương tích ở thời điểm giám định (sau gần 05 tháng vụ án xảy ra), không phải thương tích ở thời điểm xảy ra vụ án, nên không phản ánh đúng thương tích của anh C và tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Việc anh C không chết là ngoài ý muốn chủ quan của Đ Do đó, hành vi nêu trên của Đ đủ yếu tố cấu thành tội “Giết người”, thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt và có tính chất côn đồ.” 18 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Tư duy pháp lý, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2020 - Trường Đại học Luật – Đại học Huế, Giáo trình kỹ năng lập luận vàtranh luận, NXB Đại học Huế, 2020 - Bộ luật hình sự năm 1999 - Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 19 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 - Án lệ 47/2021/AL từ nguồn https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap- luat-moi/vn/an-le/39059/an-le-so-47-2021-al-ve-viec-xac-dinh-toi-danh-trong- truong-hop-bi-cao-dung-hung-khi-nguy-hiem-dam-vao-vung-trong-yeu-cua-co- the-bi-hai - Nghị quyết số 04/HĐTP/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 20 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com)

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:17

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan