1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng lập luận pháp lý và viết tronghành nghề luật

30 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tòa án cấp sơ thẩm đãquy kết bị của Nguyễn Đức T phạm tội “Giết người" theo quy định tại khoản1 Điều 123 của Bộ luật Hình sự và Lê Thị Thanh H phạm tội "Giết người"theo khoản 2 Điều 123

lOMoARcPSD|38544120 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI PHÂN HIỆU ĐẮK LẮK BÀI TẬP NHÓM MÔN: Xây dựng lập luận pháp lý và viết trong hành nghề luật ĐỀ TÀI: 1 Tìm một bản án hoặc một án lệ và thực hiện các yêu cầu sau: a Xác định Tòa án đã sử dụng loại lập luận nào: theo logic hình thức hay đời thường; b Xác định luận điểm/các luận điểm trong lập luận của Tòa án (thể hiện quan điểm của tòa về việc giải quyết vụ án); c Xác định và phân tích các lý lẽ (luận cứ) cho từng luận điểm đó trong phán quyết của Tòa án (chú ý đến việc tìm và phê phán những lý lẽ thể hiện lỗi ngụy biện); d Xác định những nhân chứng, vật chứng trong vụ án và phân tích sự phù hợp hoặc không phù hợp để khẳng định độ tin cậy của các lý lẽ nêu trên; e Xác định các phương pháp tư duy được Hội đồng xét xử sử dụng để xây dựng lập luận cho phán quyết của mình Đăk Lăk, ngày 26 tháng 8 năm 2023 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 MỤC LỤC Mở đầu 2 Nội dung 3 I Khái quát về lập luận pháp lý và các phương pháp lập luận pháp lý…3 A Lập luận pháp lý 3 1 Lập luận 3 2 Lập luận pháp lý 3 B Các phương pháp lập luận pháp lý 4 II Tóm tắt “Bản án số: 323/2023/HS-PT ngày 24 tháng 5 năm 2023 về tội giết người” 6 III Xác định lập luận pháp lý và phương pháp lập luận pháp lý của “Bản án số: 323/2023/HS-PT” 7 A Xác định Tòa án đã sử dụng loại lập luận nào: theo logic hình thức hay đời thường 7 B Xác định luận điểm/các luận điểm trong lập luận của Tòa án (thể hiện quan điểm của tòa về việc giải quyết vụ án) 10 C Xác định những nhân chứng, vật chứng trong vụ án và phân tích sự phù hợp hoặc không phù hợp để khẳng định độ tin cậy của các lý lẽ nêu trên 10 D Xác định những nhân chứng, vật chứng trong vụ án và phân tích sự phù hợp hoặc không phù hợp để khẳng định độ tin cậy của các lý lẽ nêu trên…… .13 E Xác định các phương pháp tư duy được Hội đồng xét xử sử dụng để xây dựng lập luận cho phán quyết của mình 16 Kết luận 17 Phụ lục 18 Danh sách tài liệu tham khảo 25 1 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 MỞ ĐẦU Trong thực tế xã hội hiện nay cho thấy, cùng với sự phát triển của xã hội, nhất là trong giai đoạn thời kì kinh tế nước ta hội nhập với kinh tế thế giới thì các loại tội phạm hình sự nói chung cũng như cũng như tội phạm tội giết người nói riêng càng trở nên phức tạp hơn Với pháp luật hình sự, các tình tiết có vai trò quan trọng trong việc xác định và xử lý tội phạm được sử dụng để đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của các trường hợp phạm tội và làm rõ mức độ nguy hiểm thì Thẩm phán có vị trí và vai trò quan trọng không thể thay thế trong việc thực hiện một trong những quyền lực Nhà nước đó là Quyền tư pháp Với đặc thù là cơ quan xét xử, Tòa án có vai trò bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của Tổ chức, cá nhân Vì vậy, đòi hỏi người Thẩm phán không ngừng nêu cao ý thức trách nhiệm, thực hiện công vụ với tinh thần công bằng, vô tư, khách quan Đạo đức nghề nghiệp của người Thẩm phán được thể hiện ở sự trao dồi đạo đức, chuyên môn, bảo đảm ban hành những bản án thấu tình đạt lý mang lại sự công bằng, tạo điều kiện cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật Và để có thể đưa ra những kết luận đúng đắn, khách quan, phù hợp quy định pháp luật thì Tòa án, thì Thẩm phán cũng như Hội đồng xét xử cần phải áp dụng nhiều phương pháp lập luận pháp lý, phương pháp tư duy khác nhau Để làm rõ vấn đề này, Nhóm 01 chúng em xin đi vào tìm hiểu các lập luận, phương pháp lập luận pháp lý của Tòa án, phương pháp tư duy của Hội đồng xét xử bản án “Bản án số: 323/2023/HS-PT ngày 24 tháng 5 năm 2023 về tội giết người” 2 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 NỘI DUNG I Khái quát về lập luận pháp lý và các phương pháp lập luận pháp lý A Lập luận pháp lý 1 Lập luận - Lập luận: Lập luận là một hành động ngôn ngữ dựa trên những căn cứ đã đượcthừa nhận, thông qua việc sử dụng, sắp xếp các lí lẽ, cách điễn đạt, cách phản hồi… để dẫn dắt đến các kết luận nhằm đạt được mục đích chứng minh, thuyết phục, tạo dựng niềm tin,… trong quá trình giao tiếp - Lập luận gồm lập luận theo logic hình thức và lập luận đời thường + Lập luận theo logic hình thức: Đặc trưng của dạng lập luận này là phương pháp suy luận dựa vào các luận cứ khoa học (các chân lý khoa học, hệ tư tưởng,…), tuân thủ các quy tắc suy diễn logic hình thức chặt chẽ Ở đây, chân lý được khẳng định qua các tiền đề và các quy tắc suy diễn theo ngôn ngữ đã được công thức hóa, mang tính phổ quát, tất yếu đúng ở mọi nơi, mọi lúc Lập luận này có giá trị trong mọi hoàn cảnh, có hiệu quả vì chặt chẽ, kín kẽ … Với mục đích nhằm khẳng định giá trị chân lý, khẳng định tính đúng – sai của sự kiện, nên giá trị của lập luận được đánh giá dựa trên mức độ chặt chẽ và chính xác, mức độ đúng đắn, chân xác của các tiền đề cũng như sự phù hợp với các quy tắc logic khi suy diễn + Lập luận đời thường: Mục đích của dạng lập luận này không chỉ nhằm khẳng định tính đúng – sai của chân lý (thậm chí nhiều khi không thể xác định theo tiêu chí đúng – sai) mà quan trọng hơn còn là nhằm đạt được hiệu quả thuyết phục, tạo dựng niềm tin, cốt để người nghe thấy “lọt lỗ tai”, từ đó làm thay đổi nhận thức, từ bỏ những xác tín cũ, tin và nghe theo những điều được người nói đưa ra Đây là dạng lập luận sử dụng những lý lẽ thực tiễn (phong tục, tập quán, kinh nghiệm…), phương pháp lập luật được sử dụng là vận dụng linh hoạt các lý lẽ đời thường Lập luận này không tất yếu đúng ở mọi nơi, mọi lúc và bấp bênh về giá trị 3 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 2 Lập luận pháp lý - Lập luận pháp lý: Là lập luận trong các giao tiếp của hoạt động pháp lý, là cách thức, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của người hành nghề luật, là một phần trong cách thức tư duy của các chủ thể sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật, là việc đưa ra những lí lẽ, chứng cứ có ý nghĩa pháp lý theo cách hợp lý nhằm dẫn dắt đến một quyết định pháp lý hoặc chứng minh khẳng định/phủ định một (một số) vấn đề pháp lý - Lập luận pháp lý là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ pháp lý nên ngườihành nghề luật cần nắm vững đặc điểm của ngôn ngữ pháp lý như Ngôn ngữchuyên ngành luật, đơn nghĩa, nghĩa đen, cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn, có tính đolường được, có tính logic, chặt chẽ - Cấu trúc của lập luận pháp lý gồm: Luận điểm, Luận cứ, Luận chứng + Luận điểm: Là ý kiến thể hiện quan điểm của người hành nghề luật dưới dạng khẳng định/phủ định một vấn đề pháp lý Luận điểm có thể là một hệ thống gồm luận điểm lớn (chính) và các luận điểm nhỏ (bổ sung) + Luận cứ: Là các lý lẽ để hỗ trợ, luận giải cho quan điểm của ngườihành nghề luật Luận cứ được xây dựng dựa trên quy định của PL, án lệ, tậpquán, đạo đức đường lối, chính sách, lý luận pháp luật, tri thức từ các khoahọc khác có liên quan + Luận chứng: Là bằng chứng, minh họa cho các lý lẽ; khẳng định tính tin cậy của các lý lẽ Luận chứng là các chứng cứ pháp lý (lời khai, nhân chứng, vật chứng), kết luận giám định B Các phương pháp lập luận pháp lý - Phương pháp lập luận pháp lý là những cách thức sắp xếp, tổ chức luận điểm, luận cứ và luận chứng để chứng minh những vấn đề pháp lý, từ đó thuyết phục các chủ thể trong những quan hệ pháp lý Có 3 nhóm phương pháp lập luận pháp lý gồm: + Thứ nhất là nhóm phương pháp suy luận logic (lập luận dựa trên luật là chủ yếu) bao gồm các phương pháp sau:  Phương pháp diễn dịch: đi từ cái chung đến cái riêng 4 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120  Phương pháp tam đoạn luận: gồm Tiền đề lớn (Quy phạm pháp luật, quy tắc pháp lý); Tiền đề nhỏ (Những vụ án, vụ việc cụ thể thỏa mãn các điều kiện, dấu hiệu được phản ánh trong quy phạm, quy tắc) và Kết luận (Quyết định pháp lý, hậu quả pháp lý)  Phương pháp IRAC: gồm Xác định vấn đề pháp lý, tìm luật có liênquan, phân tích vận dụng luật vào tình huống, đưa ra kết luận  Phương pháp quy nạp: đi từ sự hiểu biết về cái riêng để rút ra kết luận chung  Phương pháp suy luận đối nghịch: Suy luận để áp dụng giải pháp ngược lại với giải pháp mà nhà làm luật đã dự liệu và cũng không trái pháp luật  Phương pháp suy luận tất nhiên: Lập luận đi từ cái chắc chắn hơn (mệnh đề đúng đắn/mệnh đề mạnh), từ đó củng cố tính xác thực của cái ít chắc chắn hơn (mệnh đề yếu)  Phương pháp suy luận phản chứng: Lập luận bác bỏ một nhận định không có căn cứ bằng việc chỉ ra sự vô lý của nhận định đó thông qua một suy luận khác + Thứ hai là nhóm phương pháp so sánh tương đồng và tương phản (lậpluận dựa trên sự kiện, tình tiết là chủ yếu)  So sánh tương đồng: Những vụ việc có tình tiết giống nhau  So sánh tương phản: Những vụ việc có tình tiết khác nhau + Thứ ba là nhóm phương pháp suy luận thực tế (lập luận dựa trên nhữngvấn đề của thực tiễn đời sống, xã hội) bao gồm các phương pháp sau: 5 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120  Lập luận dựa trên chính sách: Là lập luận dựa trên lí lẽ (luận cứ) từ lợi ích/kết quả đem lại về mặt chính sách (nhìn về tương lai); Là lập luận dựa trên lí lẽ (luận cứ) từ lợi ích/kết quả đem lại về mặt chính sách (nhìn về tương lai)  Lập luận dựa trên hoạt động tư pháp  Lập luận dựa trên đạo đức: Là lập luận dựa trên các chuẩn mực đạođức được thừa nhận chung có tính thuyết phục cao và phát huy được các giátrị đạo đức cơ bản được xã hội coi trọng  Lập luận dựa trên lợi ích xã hội: Là lập luận dựa trên mục đích thúcđẩy những lợi ích có thể đem lại cho xã hội Mục tiêu chủ yếu: sức khỏe cộng đồng, an toàn công cộng, an ninh quốc gia  Lập luận dựa trên tác động kinh tế: Là lập luận dựa trên hiệu quả kinh  tế của phán quyết được đưa ra, thuyết phục trên cơ sở các kết quả tính toán khoa học về lợi ích/thiệt hại kinh tế có thể xảy ra khi phán quyết được đưa ra II Tóm tắt “Bản án số: 323/2023/HS-PT ngày 24 tháng 5 năm 2023 về tội giết người” - Ông Nguyễn Thanh Q và bà Lê Thị Thanh H là vợ chồng Quá trình chung sống, ông Q và H thường xảy ra mâu thuẫn Khoảng 14 giờ ngày 16/01/2022, ông Q dọn giường ngủ và một số đồ đạc khác lên xe càng chuyển đi thì Nguyễn Đức T (con trai của ông Q và H) thấy, báo cho H H về nhà và cãi nhau với ông Q, ông Q gọi điện nhờ ông Nguyễn Hồng  (anh trai ông Q) đến điều khiển xe càng về nhà ông Â, Q đi bộ theo sau, T chở H đến nhà ông  6 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 - Khi tới nhà ông Â, H nói T điều khiển xe càng về, rồi tiếp tục cãi nhau với ông Q giữa sân nhà ông  và anh Nguyễn Hoàng G Lúc này, ông Q sử dụng mũi khoan bằng kim loại đánh 01 cái trúng vào vùng đầu bên trái của H gây thương tích, H lấy được mũi khoan Khi T điều khiển xe càng đến trước sân nhà anh G thì ông Q ngăn cản, dùng 02 tay nắm cổ áo kéo xuống, nên T dùng tay đấm, chân đá, ông Q ngã nằm xuống sân, T lấy cuốc định đánh ông Q thì anh G ngăn cản - Đối với H, sau khi bị ông Q đánh, bực tức nên cầm mũi khoan kim loại chạy đến vị trí ông Q (cũng là lúc ông Q bị T đánh ngã) và đứng ở phía sau chân ông Q, giơ cao mũi khoan qua đầu, đánh vào ông Q theo hướng từ trên xuống, nhưng anh G ngăn cản H đi lên phía trước cầm mũi khoan giơ lên đánh vào 3 phần phía trên người của ông Q, thì anh G tiếp tục ngăn cản Ngay thời điểm H tấn công ông Q, thì cũng là lúc T tiếp tục dùng chân đạp nhiều cái vào vùng ngực, bụng và nhặt 01 viên gạch loại 06 lỗ đánh liên tiếp 03 cái từ trên xuống vào đầu ông Q (do lúc này anh G không ngăn cản được T) - Khi bà Nguyễn Kiều O can ngăn nên sự việc dừng lại, T chở H đi sơ cứu; ông  và anh G đưa ông Q đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Đ, sau đó chuyển đến Bệnh viện T2; ngày 19/01/2022, chuyển đến Bệnh viện C, ngày 24/01/2022, ông Q bị tiên lượng nặng nên gia đình xin xuất viện, ngày 25/01/2022, ông Q tử vong III Xác định lập luận pháp lý và phương pháp lập luận pháp lý của “Bản án số: 323/2023/HS-PT” A Xác định Tòa án đã sử dụng loại lập luận nào: theo logic hình thức hay đời thường; Tòa án đã sử dụng loại lập luận logic hình thức trong các nhận định sau: - Nhận định 1: “Mặc dù tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Đức T cho rằng không có mục đích giết cha ruột của mình, nhưng khi thực hiện hành vi phạm tội bị cáo nhận thức được hành vi dùng gạch là loại hung khí nguy hiểm đánh vào đầu là vùng trọng yếu trên cơ thể người khác có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả 7 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 xảy ra Hậu quả ông Q tử vong sau 09 ngày, do đó bị cáo Nguyễn Đức T đã phạm tội “Giết người” Đối với bị cáo Lê Thị Thanh H, dù không bàn bạc với bị cáo T, tuy nhiên khi xảy ra xô xát, H cùng T đều cùng tham gia, tuy không đánh được người bị hại nhưng thể hiện sự tiếp nhận ý chí của nhau Do đó bị cáo H chịu trách nhiệm đồng phạm về hậu quả xảy ra Tòa án cấp sơ thẩm đã quy kết bị của Nguyễn Đức T phạm tội “Giết người" theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Bộ luật Hình sự và Lê Thị Thanh H phạm tội "Giết người" theo khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Hình sự là có căn cứ, đúng pháp luật”  Từ nhận định trên, ta có thể thấy Tòa án đã đưa ra những tình tiết trong vụ án: “tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Đức T cho rằng không có mục đích giết cha ruột của mình, nhưng khi thực hiện hành vi phạm tội bị cáo nhận thức được hành vi dùng gạch là loại hung khí nguy hiểm đánh vào đầu là vùng trọng yếu trên cơ thể người khác có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra” (ông Q chết sau 09 ngày) và “Đối với bị cáo Lê Thị Thanh H, dù không bàn bạc với bị cáo T, tuy nhiên khi xảy ra xô xát, H cùng T đều cùng tham gia, tuy không đánh được người bị hại nhưng thể hiện sự tiếp nhận ý chí của nhau.” (đồng phạm với T) để chứng minh việc áp dụng khoản 1 Điều 123 của Bộ luật Hình sự cho bị cáo Nguyễn Đức T và khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Hình sự cho bị cáo Lê Thị Thanh H là đúng và làm tăng tính thuyết phục người đọc, người nghe - Nhận định 2: “Tuy nhiên xét thấy nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của các bị cáo có lỗi của người bị hại vì người bị hại đã dùng hung khi nguy hiểm là mũi khoan bằng kim loại tấn công trước và gây thương tích cho bị cáo Lê Thị Thanh H Mặc dù thương tích của bị cáo H không được giám định do bị cáo không có yêu cầu cũng như người bị hại đã tử vong Tuy nhiên đó là hành vi vi phạm pháp luật của người bị hại vì thế các bị cáo đã bị kích động 8 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 về mặt tinh thần dẫn đến hành vi phạm tội, thuộc tỉnh tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 51 Bộ Luật hình sự Do bị kích động về mặt tinh thần do hành vị trái pháp luật của nạn nhân đối với người thân thích của bị cáo T (bị cáo H là mẹ của mình) nên bị cáo T phạm tội không “có tính chất côn đồ" theo điểm a khoản 1 Điều 123 của Bộ luật Hình sự như Tòa sơ thẩm tuyên xử, chỉ thuộc tình tiết tăng nặng định khung hình phạt "Giết cha của mình" theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 123 của Bộ luật Hình sự  Ở nhận định trên, Tòa án đã đưa ra các lí lẽ “nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của các bị cáo có lỗi của người bị hại vì người bị hại đã dùng hung khi nguy hiểm là mũi khoan bằng kim loại tấn công trước và gây thương tích cho bị cáo Lê Thị Thanh H” dẫn đến hậu quả bị cáo H và bị cáo T bị kích động về mặt tinh thần để khẳng định “bị cáo T phạm tội không “có tính chất côn đồ" theo điểm a khoản 1 Điều 123 của Bộ luật Hình sự” và “chỉ thuộc tình tiết tăng nặng định khung hình phạt "Giết cha của mình" theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 123 của Bộ luật Hình sự” là chính xác và có căn cứ để khẳng định điều đó - Nhận định 3: “Như vậy tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo có thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mới đó là "Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra", đồng thời bị cáo Nguyễn Đức T phạm tội không "Có tính chất côn đồ" Do đó ngoài tình tiết mới nếu trên các bị cáo còn có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khác như thành khẩn khai báo, ăn năn hối cái; bồi thường thiệt hại: sau khi phạm tội đã ra đầu thú Tại phiên tòa phúc thẩm, người đại diện hợp pháp của người bị hại tiếp tục xin giảm nhẹ hình phạt cho cả hai bị cáo Do đó kháng cáo của các bị cáo được Hội đồng xét xử chấp nhận.”  Dựa vào các lí lẽ từ nhận định 1 và nhận định 2, Toà án đã đưa ra những lí lẽ khẳng định mang tính khẳng định lại một lần nữa những lí lẽ đã nêu ở trên “tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo có thêm tình tiết 9 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 + Thứ nhất: Đối với kháng cáo của bị cáo Nguyễn Đức T, Tòa sơ thẩm áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất côn đồ đối với bị cáo T là không có căn cứ, bởi lẽ quá trình chung sống, T đã nhiều lần chứng kiến bị hại, cũng là cha của mình nhiều lần đánh đập mẹ của bị cáo Đồng thời ngày xảy ra vụ án người bị hại cũng có hành vi trái pháp luật khi dùng mũi khoan bằng kim loại đánh vào đầu bị cáo H là mẹ bị cáo gây thương tích và người bị hại còn dùng tay nắm cổ áo kéo T đẫn đến bị cáo bị kích động về mặt tinh thần  Từ nội dung vụ án, có thể thấy các nhân chứng như Ông Nguyễn Hồng  (anh trai người bị hại ông Q), Anh Nguyễn Hoàng G, Bà Nguyễn Kiều O, Anh Nguyễn Quang D (người đã quay lại được toàn bộ vụ việc) là những người quen của bị cáo và bị hại Đã làm chứng cho hành vi của bị cáo T và bà H, cũng như hành vi hành hung trước của bị hại (ông Q) với bà H  Trong lúc xảy ra vụ việc được anh D quay lại làm bằng chứng, anh G đã rất nhiều lần ngăn cản hành vi của bị cáo T (khi anh T hành hung bị hại bằng tay chân); thế nhưng anh T vẫn bất chấp và còn lấy viên gạch đánh vào đầu bị hại gây ra vết thương chí mạng cho ông Q (nguyên nhân tử vong của bị hại được giám định là chấn thương sọ não)  Vật chứng là Mũi khoan bằng kim loại cũng phù hợp với diễn biến vụ án đã nêu ra, là căn cứ để khẳng định bị hại ông Q hành hung trước gây thương tích cho bà H (tại biên bản xem xét dấu vết thân thể của bị cáo Lê Thị Thanh H ngày 16/01/2022 xác định: Trên vùng đầu phía bên trái của H có 01 vết thương kích thước 04x01 cm, đã được khâu 04 mũi); vật chứng còn lại là Viên gạch loại 06 lỗ cũng chứng minh hành vi bị cáo anh T dùng đánh liên tiếp 03 cái từ trên xuống vào đầu ông Q + Thứ hai: Bị cáo Nguyễn Đức T phạm tội “Giết người” theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Bộ luật Hình sự và Lê Thị Thanh H phạm tội “Giết người” theo khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Hình sự 15 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 1 Xét thấy hành vi của bị cáo T là hợp lí, vì lúc sự việc kết thúc thì bà H và con trai T này bỏ mặc ông Q và chở bà H đi sơ cứu, không quan tâm đến hậu quả xảy ra xấu nhất đối với ông Q 2 Đối với bị cáo Lê Thị Thanh H, dù không bàn bạc với bị cáo T, tuy nhiên khi xảy ra xô xát, H cùng T đều cùng tham gia, tuy không đánh được người bị hại nhưng thể hiện sự tiếp nhận ý chí của nhau Do đó bị cáo H chịu trách nhiệm đồng phạm về hậu quả xảy ra Xét thấy căn cứ này là hợp lí, bà H đã bỏ về cùng T để mặc hậu quả xảy ra đối với ông Q  Những căn cứ này có thể được Ông  và Anh G làm chứng vì 2 người họ là người đưa bị hại ông Q vào bệnh viện cứu chữa  Điều này có thể đã được video của anh D quay lại + Thứ ba: Bị cáo T phạm tội không “Có tính chất côn đồ” theo điểm n khoản 1 Điều 123 của Bộ luật Hình sự như Tòa sơ thẩm tuyên xử, chỉ thuộc tình tiết tăng nặng định khung hình phạt “Giết cha của mình” theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 123 của Bộ luật Hình sự Bị cáo T không ở trong tinh thần kích động mạnh nên không “có tính chất côn đồ” là chưa hợp lí Tuy nhiên “các bị cáo còn có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khác như thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; bồi thường thiệt hại; sau khi phạm tội đã ra đầu thú.” Nên chỉ xử phạt bị cáo T với khung hình phạt “giết cha của mình” cũng là sự răn đe và khoan hồng của pháp luật  Những căn cứ này có thể được những nhân chứng có mặt ở hiện trường là Ông  và Anh G, bà O (lúc sau vào can ngăn), anh D (người quay lại toàn cảnh vụ việc) làm chứng E Xác định các phương pháp tư duy được Hội đồng xét xử sử dụng để xây dựng lập luận cho phán quyết của mình - Ở Bản án này Hội đồng xét xử đã sử dụng các Phương pháp tư duy logic hình thức (Formalisim) để đưa ra kết luận gồm:  Phương pháp tư duy IRAC: Hội đồng xét xử sử dụng phương pháp suyluận để xác định Vấn đề pháp lý đang được tranh luận là gì, tìm các quy địnhpháp luật có liên 16 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 quan, vận dụng quy định vào tình huống pháp lý và từ đó rútra kết luận Phương pháp này được Hội đồng xét xử sử dụng xuyên suốt cả bản án  Phương pháp tư duy tam đoạn luận: Khi đi vào phân tích từng vấn đề pháp lý, có thể thấy Hội đồng xét xử đang áp dụng phương pháp này để phân tích, đánh giá và đưa ra kết luận Ví dụ: nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của các bị cáo có lỗi của người bị hại vì người bị hại đã dùng hung khí nguy hiểm là mũi khoan bằng kim loại tấn công trước và gây thương tích cho bị cáo Lê Thị Thanh H Tuy nhiên đó là hành vi trái pháp luật của người bị hại vì thế các bị cáo đã bị kích động về mặt tinh thần dẫn đến hành vi phạm tội, thuộc tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 51 Bộ Luật hình sự Do bị kích động về mặt tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân đối với người thân thích của bị cáo T (bị cáo H là mẹ của mình) nên bị cáo T phạm tội không “Có tính chất côn đồ” theo điểm n khoản 1 Điều 123 của Bộ luật Hình sự như Tòa sơ thẩm tuyên xử, chỉ thuộc tình tiết tăng nặng định khung hình phạt “Giết cha của mình” theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 123 của Bộ luật Hình sự KẾT LUẬN Qua đây có thể thấy để đưa ra các kết luận đúng đắn, khách quan trên các bản án thì Tòa án cần đưa ra được các lập luận chặt chẽ bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng phương pháp lập luận thường được sử dụng nhiều nhất là nhóm các phương pháp lập luận logic hình thức Tuy nhiên, 17 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 trong một số trường hợp, lập luận của Tòa án, Luật sư và nhưng bên liên quan khác có thể phạm phải lỗi ngụy biện Do đó, trong tranh tụng tại tòa cũng như trên các bản án cần tránh phạm lỗi này PHỤ LỤC Ngày 24 tháng 5 năm 2023 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số 106/2023/TLPT-HS ngày 6 tháng 02 năm 2023 đối với bị cáo Nguyễn Đức T và Lê Thị Thanh H 18 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Do có kháng cáo của các bị cáo đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 55/2022/HS-ST ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông - Các bị cáo có kháng cáo: 1 Nguyễn Đức T, sinh ngày 27-02-1992 tại tỉnh Đắk Nông; nơi cư trú: thôn Đ, xã Đ, huyện Đ, tỉnh Đắk Nông; nghề nghiệp: lái xe; trình độ học vấn: 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: nam; tôn giáo: Công giáo; quốc tịch: Việt Nam; con ông Nguyễn Thanh Q (chết) và bà Lê Thị Thanh H; chưa có vợ, con; tiền án, tiền sự: không; bị bắt giữ, tạm giam ngày 19-01-2022 (có mặt) 2 Lê Thị Thanh H, sinh ngày 30-5-1971 tại Thành phố Hồ Chí Minh; nơi cư trú: thôn Đ, xã Đ, huyện Đ, tỉnh Đắk Nông; nghề nghiệp: làm nông; trình độ học vấn: 8/12; dân tộc: Kinh; giới tính: nữ; tôn giáo: Công giáo; quốc tịch: Việt Nam; con ông Lê Thanh H1 và bà Đặng Thị V (đều đã chết); có chồng là Nguyễn Thanh Q (chết, bị hại trong vụ án) và 03 con; tiền án, tiền sự: không; bị bắt giữ, tạm giam ngày 30-6-2022 (có mặt) - Người bào chữa cho các bị cáo Nguyễn Đức T và Lê Thị Thanh H: Ông Phạm Công H2, Luật sư Công ty L.20 thuộc Đoàn luật sư tỉnh Đ; địa chỉ: Đường Q, tổ dân phố B, phường N, thành phố G, tỉnh Đắk Nông (có mặt) - Bị hại: Ông Nguyễn Thanh Q, sinh năm 1968 (chết) Người đại diện hợp pháp của ông Nguyễn Thanh Q: Chị Nguyễn Ý T1, sinh năm 1994 (có mặt) và anh Nguyễn Thanh K, sinh năm 2007 (vắng mặt) là con của bị hại; cùng địa chỉ: thôn Đ, xã Đ, huyện Đ, tỉnh Đắk Nông; chỗ ở: Tổ dân phố E, thị trấn Đ, huyện Đ, tỉnh Đắk Nông Người đại diện hợp pháp của anh Nguyễn Thanh K: Chị Nguyễn Ý T1, sinh năm 1994 là chị gái của anh K (có mặt) - Người làm chứng: + Ông Nguyễn Hồng Â, sinh năm 1965; địa chỉ: thôn Đ, xã Đ, huyện Đ, tỉnh Đắk Nông (có mặt) + Bà Nguyễn Thị Ngọc M, sinh năm 1965; địa chỉ: thôn Đ, xã Đ, huyện Đ, tỉnh Đắk Nông (có mặt) 19 Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com)

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:17

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w