1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Môn Xây Dựng Lập Luận Pháp Lý Và Viết Trong Hành Nghề Luật Tìm Một Bản Án Hoặc Một Án Lệ Và Thực Hiện Các Yêu Cầu Sau 1. Xác Định Loại Lập Luận Của Tòa Án.pdf

20 409 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm một bản án hoặc một án lệ và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Xác định loại lập luận của tòa án 2. Xác định luận điểm/ các luận điểm trong lập luận của Tòa án. 3. Xác định và phân tích các lý lẽ ( luận cứ) cho từng luận điểm đó trong phán quyết của Tòa án. 4. Xác định nhân chứng, vật chứng trong vụ án và phân tích sự phù hợp hoặc không phù hợp để khẳng định sự tin cậy của các lý lẽ. 5. Xác định các phương pháp tư duy được hội đồng xét xử sử dụng để xây dựng lập luận trong phán quyết của mình.
Tác giả Bùi Ngọc Linh, Lê Anh Kiều Trang, Vũ Hải Anh, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Thúy Hà, Nguyễn Ngọc Khánh Ly, Lương Thị Thảo, Lương Thị Quỳnh Như, Chu Ngọc Linh
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn A
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Xây dựng lập luận pháp lý và viết trong hành nghề luật
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 271,59 KB

Nội dung

Xác định và phân tích các lý lẽ luận cứ cho từng luận điểm đó trong phán quyết của Tòa án.. Xác định các phương pháp tư duy được hội đồng xét xử sử dụng để xây dựng lập luận trong phán

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM MÔN XÂY DỰNG LẬP LUẬN PHÁP LÝ VÀ VIẾT TRONG HÀNH NGHỀ LUẬT

ĐỀ BÀI Tìm một bản án hoặc một án lệ và thực hiện các yêu cầu sau:

1 Xác định loại lập luận của tòa án

2 Xác định luận điểm/ các luận điểm trong lập luận của Tòa án

3 Xác định và phân tích các lý lẽ ( luận cứ) cho từng luận điểm đó trong phán quyết của Tòa án

4 Xác định nhân chứng, vật chứng trong vụ án và phân tích sự phù hợp hoặc không phù hợp để khẳng định sự tin cậy của các lý lẽ

5 Xác định các phương pháp tư duy được hội đồng xét xử sử dụng để xây dựng lập luận trong phán quyết của mình

Bản án Nhóm lựa chọn: BẢN ÁN 06/2022/HS-ST NGÀY 17/02/2022 VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI

Nhóm thực hiện: 3 Lớp: N02 TL2

******

Trang 2

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

Ngày: Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội

Tổng số sinh viên của nhóm: 10

Có mặt: Vắng mặt: 0 Có lý do:… Không có lý do:…

Nội dung: Biên bản đánh giá mức độ tham gia và kết quả làm việc nhóm

Môn học: Xây dựng lập luận pháp lý và viết trong hành nghề luật

Xác định mức độ và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài

tập nhóm như sau:

ST

Đánh giá

SV

Đánh giá của GV

(số)

Điểm (chữ)

GV

ký tên

Kết quả bài viết:

- Giáo viên chấm thứ nhất:

- Giáo viên chấm thứ hai:

Kết quả thuyết trình:

Điểm kết luận cuối cùng:

Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Nhóm trưởng

Bùi Ngọc Linh

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 01

PHẦN NỘI DUNG 02

I KHÁI QUÁT VỀ LẬP LUẬN, LẬP LUẬN PHÁP LÝ, PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN PHÁP LÝ 02

1 Lập luận 02

2 Lập luận pháp lý 03

3.Phương pháp lập luận 03

II TÓM TẮT BẢN ÁN 05

III TRẢ LỜI CÂU HỎI 06

1 Xác định loại lập luận của tòa án 06

2 Xác định luận điểm/ các luận điểm trong lập luận của Tòa án 07

3 Xác định và phân tích các lý lẽ ( luận cứ) cho từng luận điểm đó trong phán quyết của Tòa án 08

4 Xác định nhân chứng, vật chứng trong vụ án và phân tích sự phù hợp hoặc không phù hợp để khẳng định sự tin cậy của các lý lẽ 10

5 Xác định các phương pháp tư duy được hội đồng xét xử sử dụng để xây dựng lập luận trong phán quyết của mình 13

KẾT LUẬN 17

DANH MỤC THAM KHẢO 18

Trang 4

MỞ ĐẦU

Ngày nay, các vụ án trong lĩnh vực Tố tụng của nước ta có xu hướng gia tăng về số lượng và tính chất ngày càng phức tạp, nhiều tình tiết, khó suy đoán và nắm bắt Đặc biệt trong số đó là các vụ án trong lĩnh vực hình sự và quá trình tố tụng hình sự Nghiên cứu hồ sơ để xử lý được các vụ án hình sự là một công việc khó khăn, phức tạp, một loại hình lao động đặc thù của Tòa án, không chỉ đòi hỏi những người tham gia quá trình tố tụng phải có kiến thức xã hội, kiến thức pháp luật sâu sắc mà còn cần một tấm lòng trong sáng, chí công vô tư, cẩn trọng, liêm khiết

Để có thể đưa ra những kết luận đúng đắn, khách quan, phù hợp quy định pháp luật thì Tòa án, Hội đồng xét xử cần phải áp dụng nhiều phương pháp lập luận pháp lý, phương pháp tư duy khác nhau Để làm rõ vấn đề này, Nhóm 03 xin

đi vào tìm hiểu các lập luận, phương pháp lập luận pháp lý của Tòa án, phương

pháp tư duy của Hội đồng xét xử bản án “Bản án về tội giết người số

06/2022/HS-ST”.

PHẦN NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT VỀ LẬP LUẬN PHÁP LÝ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN PHÁP LÝ.

1 Lập luận

Lập luận là hành động ngôn ngữ dựa trên những căn cứ đã được thừa nhận, thông qua việc sử dụng, sắp xếp các lí lẽ cách diễn đạt, cách phản hồi, để dẫn dắt đến các kết luận nhằm đạt được mục đích chứng minh, thuyết phục, tạo dựng niềm tin,… trong quá trình giao tiếp Lập luận gồm lập luận theo logic hình thức và lập luận đời thường

Trang 5

+ Lập luận theo hình thức logic: Đặc trưng của dạng lập luận này là phương pháp suy luận dựa vào các luận cứ khoa học (các chân lý khoa học, hệ tư tưởng, ) tuân thủ các quy tắc suy diễn logic hình thức chặt chẽ Ở đây, chân lý được khẳng định qua các tiền đề và các quy tắc suy diễn theo ngôn ngữ đã được công thức hóa, mang tính phổ quát, tất yếu đúng ở mọi nơi, mọi lúc Lập luận này có giá trị trong mọi hoàn cảnh, có hiệu quả vì chặt chẽ, kín kẽ … Với mục đích nhằm khẳng định giá trị chân lý, khẳng định tính đúng – sai của sự kiện, nên giá trị của lập luận được đánh giá dựa trên mức độ chặt chẽ và chính xác, mức độ đúng đắn, chân xác của các tiền đề cũng như sự phù hợp với các quy tắc logic khi suy diễn

+ Lập luận đời thường: Mục đích của dạng lập luận này không chỉ nhằm khẳng định tính đúng – sai của chân lý (thậm chí nhiều khi không thể xác định theo tiêu chí đúng – sai) mà quan trọng hơn còn là nhằm đạt được hiệu quả thuyết phục, tạo dựng niềm tin, từ đó làm thay đổi nhận thức, từ bỏ những xác tín cũ, tin

và nghe theo những điều được người nói đưa ra Đây là dạng lập luận sử dụng những lý lẽ thực tiễn (phong tục, tập quán, kinh nghiệm…), phương pháp lập luật được sử dụng là vận dụng linh hoạt các lý lẽ đời thường Lập luận này không tất yếu đúng ở mọi nơi, mọi lúc và bấp bênh về giá trị

2 Lập luận pháp lý

Lập luận pháp lý là lập luận trong các giao tiếp của hoạt động pháp lý, là cách thức, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của người hành nghề luật, là một phần trong cách thức tư duy của các chủ thể sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật, là việc đưa ra những lí lẽ, chứng cứ có ý nghĩa pháp lý theo cách hợp lý nhằm dẫn dắt đến một quyết định pháp lý hoặc chứng minh khẳng định/phủ định một (một số) vấn đề pháp lý Người hành nghề luật cần nắm vững đặc điểm của ngôn ngữ pháp lý như ngôn ngữ chuyên ngành luật, đơn nghĩa, nghĩa đen, cụ thể, rõ ràng,

Trang 6

ngắn gọn, có tính đo lường được, có tính logic, chặt chẽ, ngôn ngữ chính thống và thuần Việt

Cấu trúc của lập luận pháp lý gồm: Luận điểm, Luận cứ, Luận chứng + Luận điểm: Là ý kiến thể hiện quan điểm của người hành nghề luật dưới dạng khẳng định/phủ định một vấn đề pháp lý Luận điểm có thể là một hệ thống gồm luận điểm lớn (chính) và các luận điểm nhỏ (bổ sung)

+ Luận cứ: Là các lý lẽ để hỗ trợ, luận giải cho quan điểm của người hành nghề luật Luận cứ được xây dựng dựa trên quy định của PL, án lệ, tập quán, đạo đức đường lối, chính sách, lý luận pháp luật, tri thức từ các khoa học khác có liên quan,…

+ Luận chứng: Là bằng chứng, minh họa cho các lý lẽ; khẳng định tính tin cậy của các lý lẽ Luận chứng là các chứng cứ pháp lý (lời khai, nhân chứng, vật chứng, kết luận giám định)

3 Phương pháp lập luận pháp lý.

Phương pháp lập luận pháp lý là những cách thức sắp xếp, tổ chức luận điểm luận cứ và luận chứng để chứng minh những vấn đề pháp lý, từ đó thuyết phục các chủ thể trong những quan hệ pháp lý

Có 3 nhóm phương pháp lập luận pháp lý:

 Thứ nhất là nhóm phương pháp suy luận logic (lập luận dựa trên luật là

chủ yếu) bao gồm các phương pháp sau:

+ Phương pháp diễn dịch: đi từ cái chung đến cái riêng

+ Phương pháp tam đoạn luận: gồm Tiền đề lớn (Quy phạm pháp luật, quy tắc pháp lý); Tiền đề nhỏ (Những vụ án, vụ việc cụ thể thỏa mãn các điều kiện, dấu hiệu được phản ánh trong quy phạm, quy tắc) và Kết luận (Quyết định pháp

lý, hậu quả pháp lý)

Trang 7

+ Phương pháp IRAC: gồm Xác định vấn đề pháp lý, tìm luật có liên quan, phân tích vận dụng luật vào tình huống, đưa ra kết luận

+ Phương pháp quy nạp: đi từ sự hiểu biết về cái riêng để rút ra kết luận chung

+ Phương pháp suy luận đối nghịch: Suy luận để áp dụng giải pháp ngược lại với giải pháp mà nhà làm luật đã dự liệu và cũng không trái pháp luật

+ Phương pháp suy luận tất nhiên: Lập luận đi từ cái chắc chắn hơn (mệnh

đề đúng đắn/mệnh đề mạnh), từ đó củng cố tính xác thực của cái ít chắc chắn hơn (mệnh đề yếu)

+ Phương pháp suy luận phản chứng: Lập luận bác bỏ một nhận định không có căn cứ bằng việc chỉ ra sự vô lý của nhận định đó thông qua một suy luận khác

 Thứ hai là nhóm phương pháp so sánh tương đồng và tương phản (lập

luận dựa trên sự kiện, tình tiết là chủ yếu)

+ So sánh tương đồng: Những vụ việc có tình tiết giống nhau

+ So sánh tương phản: Những vụ việc có tình tiết khác nhau

 Thứ ba là nhóm phương pháp suy luận thực tế (lập luận dựa trên những

vấn đề của thực tiễn đời sống, xã hội) bao gồm các phương pháp sau:

+ Lập luận dựa trên chính sách: Là lập luận dựa trên lí lẽ (luận cứ) từ lợi ích/kết quả đem lại về mặt chính sách (nhìn về tương lai);

+ Lập luận dựa trên hoạt động tư pháp;

+ Lập luận dựa trên đạo đức: Là lập luận dựa trên các chuẩn mực đạo đức được thừa nhận chung có tính thuyết phục cao và phát huy được các giá trị đạo đức cơ bản được xã hội coi trọng

+ Lập luận dựa trên lợi ích xã hội: Là lập luận dựa trên mục đích thúc đẩy những lợi ích có thể đem lại cho xã hội Mục tiêu chủ yếu: sức khỏe cộng đồng,

an toàn công cộng, an ninh quốc gia,

Trang 8

+ Lập luận dựa trên tác động kinh tế: Là lập luận dựa trên hiệu quả kinh tế của phán quyết được đưa ra, thuyết phục trên cơ sở các kết quả tính toán khoa học về lợi ích, thiệt hại kinh tế có thể xảy ra khi phán quyết được đưa ra

II TÓM TẮT NỘI DUNG BẢN ÁN 06/2022/HS-ST NGÀY 17/02/2022 VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI

Vào khoảng 19 giờ ngày 25/6/2021, Đoàn Minh D đang ở nhà tại ấp 3, xã

M, huyện T, tỉnh Long An thì được anh Đoàn Minh S (anh ruột thứ hai của D) điện thoại nhờ D trông nhà giúp, D đồng ý D đi xuống nhà bếp lấy một con dao

bỏ vào túi quần bên phải Đến khoảng 19 giờ 30 phút cùng ngày, D đi bộ từ nhà đến nhà anh Minh S, khi đi ngang nhà anh Nguyễn Văn C nhìn thấy anh Đoàn Thanh S (anh ruột thứ ba của D) đang ngồi tại bàn nhựa trong sân nhà của anh C gồm: Nguyễn Văn C, Nguyễn Văn M, Nguyễn Văn T1, Nguyễn Văn V, nên D có

đi vào ngồi chơi, lúc này anh Thanh S đứng lên bỏ đi về Trong lúc ngồi nói chuyện thì giữa D và anh M có xảy ra cự cãi với nhau về việc tranh chấp đất đai, nên D đứng lên và dùng tay phải lấy con dao từ trong túi quần bên phải ra và dùng tay phải kẹp vào cổ anh M nhưng anh M tránh được, thấy vậy anh T1 đứng lên can ngăn dùng tay đẩy bị cáo ra làm cả hai bị té ngã xuống sân xi măng Trong lúc cả hai cùng bị té ngã, D vẫn đang cầm dao và dùng dao đâm nhiều cái vào vùng đầu, tay, vai của anh T1 thì được mọi người can ngăn và bắt giữ D cùng tang vật vụ án Còn anh Nguyễn Văn T1 thì được mọi người đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện tỉnh Long An nhưng đã tử vong

III TRẢ LỜI CÂU HỎI

1 Xác định loại lập luận của Tòa án.

Qua cách lập luận của tòa án để đưa ra kết luận có thể thấy được bản án

Trang 9

(cụ thể là Phương pháp IRAC, Phương pháp Tam đoạn luận và Phương pháp quy nạp) để xác định tình tiết của vụ án bằng cách kiểm tra xem liệu tất cả các yếu tố cần thiết đã được đáp ứng theo quy định của pháp luật hay chưa như:

+ Xuất phát từ mâu thuẫn đất đai với ông M vào ngày 25/6/2021 trong lúc cãi vã với anh M tại nhà anh C bị cáo đã dùng dao kè cổ, uy hiếp, đe dọa ông M,

bị hại Tiến ngồi cạnh ông M can ngăn đẩy bị cáo ra xa ông M, bị cáo đã có hành

vi dùng dao đâm vào vùng đầu, tay, vai của bị hại Tiến làm bị hại Tiến tử vong Hành vi và hậu quả của hành vi do bị cáo thực hiện có đủ yếu tố cấu thành tội

“Giết người” theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, nên việc truy tố bị cáo phạm tội giết người là có căn cứ không oan đối với bị cáo Bị cáo không phải là đối tượng côn đồ trong xã hội nhưng hành vi của

bị cáo đâm chết bị hại T1 trong khi bị cáo và bị hại T1 không có mâu thuẫn gì với nhau và hành vi bị cáo đâm bị hại T1 quyết liệt, liên tục, bốn lần vào người bị hại T1 trong khi bị hại T1 đang mất đà té sấp không có khả năng phòng tránh, đến khi ông M và ông V khống chế tước dao trên tay bị cáo, bị cáo mới dừng lại thể hiện tính côn đồ, hung hãn của bị cáo khi thực hiện hành vi phạm tội Do vậy

bị cáo bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An truy tố và Tòa án đưa bị cáo ra xét xử về tội “Giết người” theo quy định tại điểm n khoản 1 điều 123 Bộ luật Hình sự là có căn cứ đúng pháp luật

+ Bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, bị cáo có vận động gia đình

bị cáo bồi thường các chi phí mai táng cho gia đình của bị hại là các tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm b, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 Gia đình bị cáo có khó khăn, bị cáo chưa có tiền án, tiền sự, , bị cáo có người thân có công với cách mạng, được xem là tình tiết giảm nhẹ theo khoản 2 Điều

51 Bộ luật Hình sự năm 2015 nên khi lượng hình Hội đồng xét xử có xem xét giảm nhẹ hình phạt đối với bị cáo

Trang 10

2 Xác định luận điểm/các luận điểm trong lập luận của Tòa án (thể hiện quan điểm của tòa về việc giải quyết vụ án).

Từ nội dung bản án có thể thấy Tòa án có các luận điểm sau:

+ Luận điểm 1: Các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp

+ Luận điểm 2: Nguyên nhân ông T1 tử vong là do bị D đâm bốn lần vào vùng đầu, tay, vai của ông T1 làm sốc mất máu cấp dẫn đến tử vong

+ Luận điểm 3: Hành vi của bị cáo là hành vi giết người có tính chất côn đồ

+ Luận điểm 4: Bị cáo cần phải được xử phạt thật nghiêm khắc mới có tác dụng giáo dục, dăn đe, cải tạo bị cáo và phòng ngừa chung Tuy nhiên chưa cần thiết phải áp dụng mức án cao nhất cũng như hình phạt tù vô thời hạn với bị cáo

3 Xác định và phân tích các lí lẽ (luận cứ) cho từng luận điểm đó trong phán quyết của toà án(chú ý đến việc tìm và phê phán những lí lẽ thể hiện lỗi nguỵ biện).

Với luận điểm thứ nhất: Các hành vi,quyết định tố tụng của Cơ quan tiến

hành tố tụng,người có thẩm quyền tiên hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp, tòa án đưa ra các luận cứ sau:

+ Về hành vi, quyết định tố tụng của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An, Điều tra viên, Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long

An trong quá trình điều tra, truy tố, đã thực hiện đúng thẩm quyền,trình tự thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

Trang 11

+ Quá trình điều tra và tại phiên toà, bị cáo, đại diện bị hại không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, người

có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Với luận điểm thứ hai: Nguyên nhân ông T1 tử vong là do bị D đâm bốn

lần vào vùng đầu, tay, vai của ông T1 làm sốc mất máu cấp dẫn đến tử vong Tòa

án đã đưa ra các luận cứ sau:

+ Xuất phát từ mâu thuẫn về việc tranh chấp đất đai, vào ngày 25/6/2021 trong lúc ngồi nói chuyện với ông M thì giữa bị cáo và ông M có xảy ra cãi vã, bị cáo dùng giao kề cổ uy hiếp ông M thì được ông T1 can ngăn đẩy bị cáo ra xa ông M Trong lúc can ngăn, ông T1 và bị cáo mất đà té ngã mỗi người 1 hướng, ông T1 té tư thế nằm sấp, bị cáo té tư thế ngửa lưng chưa chạm đất về phía tay trái ông T1 Bị cáo đã quay người sang phía ông T1 tay phải cầm con dao đâm bốn lần vào vùng đầu, tay, vai của ông T1 làm sốc mất mau cấp dẫn đến tử vong

Với luận điểm thứ ba: Hành vi của bị cáo là hành vi giết người có tính chất

côn đồ Tòa án đưa ra các luận cứ sau:

+ Bị cáo có đầy đủ năng lực hành vi theo quy định của pháp luật

+ Hành vi và hậu quả của hành vi do bị cáo thực hiện có đủ yếu tố cấu thành tội “giết người’’ theo quy định của Bộ luật Hình sự

+ Bị cáo không phải là đối tượng côn đồ trong xã hội nhưng hành vi của bị cáo đâm chết bị hại T1 trong khi bị cáo và bị hại T1 không có mâu thuẫn gì với nhau và hành vi bị cáo đâm bị hại T1 quyết liệt, liên tục, bốn lần vào người bị hại trong khi bị hại T1 đang mất đà té sấp không có khả năng phòng tránh, đến khi ông M và ông V khống chế, tước dao trên tay bị cáo, bị cáo mới dừng lại thể hiện tính côn đồ, hung hãn của bị cáo khi thực hiện hành vi phạm tội

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w