1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Nhóm Môn Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật Chủ Đề Rác Thải Sinh Hoạt.pdf

19 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rác Thải Sinh Hoạt
Tác giả Bùi Đình Kiên, Đinh Thị Thúy Liên, Mông Trà Linh, Trần Diệu Linh, Nguyễn Đăng Lộc, Vũ Thị Cẩm Ly, Nguyễn Công Minh, Dương Thị Trà My
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 378,4 KB

Nội dung

Làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của người dân tại khu vực, gây nên ô nhiễm nguồn nước, không khí, tạo điều kiện cho vi khuẩn và các loại bệnh tật phát triển, có thể trở thành

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

- -BÀI TẬP NHÓM MÔN: XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

CHỦ ĐỀ: RÁC THẢI SINH HOẠT

NHÓM: 03 LỚP: N02 – TL2

Hà Nội, 2022

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Nhóm: 03

Lớp: N02 – TL2

Chủ đề: Rác thải sinh hoạt

1 Kế hoạch làm việc của nhóm:

Buổi thảo luận 1:

Cả nhóm cùng thống nhất chọn một chủ đề, hình thành dàn ý với các bước đề bài

đã cho Phân nhiệm vụ cho từng thành viên, tiến hành triển khai nhiệm vụ theo yêu

cầu

Buổi thảo luận 2:

Tiếp tục tìm kiếm thông tin và triển khai các ý, họp lần thứ 2 để đóng góp ý kiến

Nhóm sửa nội dung, thêm vào những ý kiến, ý tưởng mới vừa tìm được Các thành

viên tiếp tục thống nhất góp ý, sửa đổi

Buổi thảo luận 3:

Các thành viên hoàn thiện bản word Tổng kết lại nội dung và thực hiện đánh giá

hoạt động các thành viên

2 Phân chia công việc và họp nhóm

STT Họ và Công việc Tiến độ Mức độ hoàn thành Họp nhóm Kết

Trang 3

tên thực hiện thực hiện

(đúng hạn)

luận Xếp loại C

ó

Không Không

tốt

Trung Bình

Tố t

Tham gia đầy đủ

Tích cực sôi nổi

Đóng góp nhiều

ý tưởng

1 Bùi Đình

Kiên-

461221

A

2 Đinh Thị

Thúy

Liên-

461222

A

3 Mông

Trà

Linh-461223

A

4 Trần

Diệu

Linh-

461224

A

5 Nguyễn

Đăng

Lộc-

461226

A

6 Vũ Thị

Cẩm

Ly-41227

A

Trang 4

7 Nguyễn

Công

Minh-461228

A

8 Dương

Thị Trà

My-

461229

A

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2022

Nhóm trưởng

Trang 5

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU CHUNG 1

NỘI DUNG CHÍNH 1

I Xác định vấn đề bất cập 1

a Hiện trạng vấn đề ô nhiễm rác thải sinh hoạt 1

b Xu hướng của vấn đề ô nhiễm do rác thải sinh hoạt hiện nay 3

c Nguyên nhân ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt 3

d Hậu quả từ ô nhiễm rác thải sinh hoạt 4

2 Xác định mục tiêu giải quyết vấn đề 6

a Mục đích 6

b Mục tiêu 6

3 Các phương án giải quyết vấn đề 7

a, Đề xuất các phương án 7

b, Đánh giá tác động của các phương án 8

4 Xác định phương án giải quyết cụ thể 10

KẾT LUẬN 12

Trang 6

GIỚI THIỆU CHUNG

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội và sự gia tăng dân số không ngừng tại Việt Nam thì tình trạng rác thải sinh hoạt đã có xu hướng ngày một tăng lên, thành phần ngày càng phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại tới môi trường và sức khỏe con người Đã từ lâu người dân luôn có thói quen vứt bỏ rác thải bừa bãi ra môi trường xung quanh như: sông, rạch, ao, hồ, đường ngõ hay bất

kỳ một chỗ đất trống nào đó làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết Làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của người dân tại khu vực, gây nên ô nhiễm nguồn nước, không khí, tạo điều kiện cho vi khuẩn và các loại bệnh tật phát triển, có thể trở thành nguồn phát sinh dịch bệnh, tác động nghiêm trọng tới môi trường, gây mất mỹ quan và không tận dụng được các nguyên liệu có thể tái sinh Chính vì vậy rác thải sinh hoạt đang là một vấn đề nghiêm trọng cần chúng ta phải giải quyết triệt để vì cuộc sống của những người xung quanh

NỘI DUNG CHÍNH

I Xác định vấn đề bất cập

a Hiện trạng vấn đề ô nhiễm rác thải sinh hoạt

Vấn đề rác thải sinh hoạt không được xử lý đúng cách, xả thải tràn lan ra môi trường, đe dọa lớn đến môi trường cùng những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, sức khỏe con người và sự sống của các loài động vật

Ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt biểu hiện dưới các dạng ô nhiễm chính như: Ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí,… Ô nhiễm môi trường dẫn đến nhiều hiện tượng xảy ra, một số hiện tượng chúng ta có thể quan sát ngay được còn một số khác thì phải trải qua quá trình biến đổi trong một thời gian dài mới có thể nhận biết:

Đầu tiên, trái đất nóng lên dẫn đến hiện tượng băng tan ở hai cực làm cho nước biển dâng khiến các vùng đất thấp, trũng dần bị xâm lấn, ngập mặn Theo

Trang 7

đánh giá của các tổ chức nghiên cứu quốc tế có uy tín như Ngân hàng thế giới (WB), Trung tâm Nghiên cứu các Hệ thống môi trường (CESR), Cơ quan hàng không và không gian Mỹ (NASA), với 3260 km đường bờ biển kéo dài từ Bắc xuống Nam qua 28 tỉnh, thành phố Việt Nam là một trong năm quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ các hiện tượng thiên tai cực đoan do nước biển dâng như ngập mặn, biển xâm thực,

Thứ hai, khí hậu ngày càng thất thường, diễn biến phức tạp Như nắng nóng kéo dài gây khô hạn, mưa lớn gây ngập trũng nhiều vùng đất, gây nên tình trạng sạt

lở đất diễn ra nhiều hơn ở các vùng ven sông suối

Thứ ba, nguồn nước sạch ngày càng ít Với lượng nước mặt bình quân đầu người mỗi năm chỉ đạt 3840m3 thấp hơn chỉ tiêu là 4000m3/người/năm, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia thiếu nước theo đánh giá của Hội tài nguyên nước quốc tế (IWRA) Trong khi đó nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, tài nguyên nước được đánh giá là phong phú bao gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm thì đây được xem như một nghịch lý Theo thống kê của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, mức độ ô nhiễm và thiếu nước sạch tại Việt Nam đang trong tình trạng đáng báo động, nguồn nước ngầm đang bị ô nhiễm trầm trọng, một phần do các chất thải sinh hoạt Hầu hết các đô thị lớn đều bị ô nhiễm nguồn nước ngầm, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ tư, những bệnh hiếm gặp, nguy hiểm ngày càng xuất hiện nhiều Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cho biết, các vật chất hạt (PM) là một trong những thành phần chính gây ô nhiễm không khí được phân loại là chất gây ung thư nhóm 1 ở con người Bạn tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong thời gian dài là nguyên nhân trực tiếp gây ra ung thư phổi Cùng với đó là rất nhiều loại virus, vi khuẩn lạ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người

Trang 8

b Xu hướng của vấn đề ô nhiễm do rác thải sinh hoạt hiện nay

Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở lên trầm

trọng và phổ biến dẫn tới suy thoái môi trường đất, nước, không khí, đặc biệt là tại các đô thị lớn lượng rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng Mặc dù số lượng các nhà máy đã xây dựng trạm xử lý chất thải tăng lên trong những năm gần đây nhưng hiện trạng ô nhiễm vẫn chưa được cải thiện Theo số liệu thống kê, bình quân mỗi năm cả nước phát sinh thêm khoảng 25.000 tấn rác thải sinh hoạt, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị có xu hướng tăng trung bình từ 10% - 16% Trong đó, tỷ lệ thu gom rác thải tại các đô thị bình quân trên cả nước chỉ đạt khoảng 70% - 85%

Hiện nay, trên toàn quốc lượng chất thải sinh hoạt ở các khu đô thị phát sinh 38.000 tấn mỗi ngày, tỷ lệ thu gom, xử lý hơn 85% Con số này ở nông thôn là 32.000 tấn mỗi ngày và chỉ thu gom được khoảng 55% Rác thải sinh hoạt có ảnh hưởng tới nhiều mặt của môi trường, thực tế, tình hình quản lý rác thải sinh hoạt có nhiều bước tiến, tuy nhiên vẫn không đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của rác thải sinh hoạt

c Nguyên nhân ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt

- Do người dân xả rác thải sinh hoạt một cách tràn lan, không kiểm soát

+ Ý thức người dân chưa cao, chưa có ý thức về việc bảo vệ môi trường: xả rác bừa bãi đường, xuống sông ngòi, đổ trực tiếp các chất thải ra môi trường không qua xử lý

+ Chưa nhận thức được tác hại từ việc xả rác thải sinh hoạt tràn lan

- Do rác thải sinh hoạt thải ra môi trường quá nhiều

+ Người dân chưa có kiến thức phân loại, xử lý rác trước khi xả thải ra môi trường

+ Công ty xử lý môi trường chưa thực hiện thu lượm đầy đủ, kịp thời: xuất hiện những bãi rác tự phát làm ô nhiễm môi trường xung quanh

Trang 9

- Do rác thải sinh hoạt khó xử lý, tái chế:

+ Rác thải sinh hoạt chứa tỷ lệ lớn hàm lượng hữu cơ Các loại rác hữu cơ dễ phân hủy gây hôi thối, phát triển vi khuẩn gây hại làm ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường

+ Rác thải sinh hoạt bao gồm những loại như ni-lông, rác thải từ quần áo khó tiêu hủy

+ Thiết bị và quy trình tiêu hủy của các công ty môi trường còn kém: chôn lấp, đốt,

- Do quy trình xử lý, tái chế cần nhiều chi phí, nhân công, tài nguyên… trong khi nguồn chi cho việc xử lý môi trường có hạn

d Hậu quả từ ô nhiễm rác thải sinh hoạt

- Đối với sức khỏe người dân

Các loại rác hữu cơ dễ phân hủy gây hôi thối, phát triển vi khuẩn làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, làm mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới môi trường khu dân cư Ngoài ra, chỗ tập trung rác hữu cơ là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián và các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi trong gia đình và lây lan gây thiệt hại lớn Hoặc đốt rác theo phương pháp thủ công không có sự phân loại trong khu dân cư, các chất độc hại phát sinh sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, gây khó thở, viêm đường hô hấp,

Những người tiếp xúc thường xuyên với rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa Các bãi rác công cộng

là những nguồn mang dịch bệnh như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết

Trang 10

- Đối với môi trường:

+ Đất: Những chất độc từ rác thải xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, chúng cần tới 50 – 60 năm mới phân hủy trong đất Do đó chúng tạo thành các bức tường ngăn cách trong đất hạn chế mạnh quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất

bị chua và năng suất cây trồng giảm sút

+ Nước: Lượng rác sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, gây ra các bệnh nguy hiểm Rác có thể bị cuốn trôi theo nước mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị nhiễm bẩn Lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước Hậu quả dẫn đến hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị huỷ diệt Thành phố Hà Nội: Khoảng 350 – 400 nghìn m3 nước thải sinh hoạt và hơn 1.000m3 rác thải xả ra mỗi ngày, nhưng chỉ 10% được xử lý, số còn lại xả trực tiếp vào sông ngòi gây ô nhiễm nước khiến

cá chết hàng loạt ở Hồ Tây, mức độ ô nhiễm rộng khắp 6 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ)

- Đối với kinh tế:

Khoảng 85% lượng rác thải hiện nay tại Việt Nam đang được xử lý chủ yếu bằng công nghệ chôn lấp đòi hỏi nhiều quỹ đất, trong đó còn nhiều bãi chôn lấp chưa hợp vệ sinh, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, chưa tận dụng được hiệu quả nguồn năng lượng sinh ra Công tác vận chuyển còn gặp nhiều khó khăn do các bãi chôn lấp chất thải thường ở xa khu dân cư, làm tăng chi phí vận chuyển Trong khi đó, mức phí vệ sinh môi trường thu từ các hộ gia đình hiện mới chỉ chi

Trang 11

trả được một phần cho hoạt động thu gom chất thải, không đủ để chi trả cũng như duy trì cho hoạt động vận chuyển

2 Xác định mục tiêu giải quyết vấn đề

a Mục đích

- Cải thiện môi trường sống, sức khỏe cộng đồng

- Giảm lượng rác thải ra môi trường nhờ nâng cao ý thức của người dân

- Giảm lượng rác chôn lấp, tiết kiệm tài nguyên đất, giảm ô nhiễm môi trường

- Tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt

b Mục tiêu

- Phấn đấu đến cuối năm 2030, 98% người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc phân loại rác thải, làm quen với việc phân loại rác thải hàng ngày; hiểu và xem việc phân loại rác như một tập quán trong đời sống hằng ngày, xem rác như một nguồn tài nguyên, có lợi cho chính họ và cộng đồng xã hội 100% lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường đều đã được phân loại, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường Cụ thể:

 Từ năm 2022- 2024, tăng cường tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn người dân cách xử lý, phân loại rác tại nguồn, hạn chế sử dụng rác không phân hủy, đồ dùng 1 lần Nâng cao ý thức của người dân về tầm quan trọng của việc phân loại rác và hạn chế rác thải sinh hoạt đối với môi trường Tỷ lệ người dân có ý thức chấp hành đúng cần đạt khoảng 40%

 Đến năm 2025, 60% tỷ lệ người dân đã biết cách phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt đúng cách, giảm thiểu rác thải ra ngoài môi trường

 Đến năm 2027, tỷ lệ trên đạt trên 80%

- Tiến hành xử phạt để cá nhân, hộ gia đình có ý thức phân loại rác thải sinh hoạt Phấn đấu tới cuối năm 2023, số lượng người vi phạm giảm 30% so với năm 2022, đến năm 2025 tỷ lệ người vi phạm giảm 50% Và đến năm 2030 tỷ lệ này giảm 80%

Trang 12

- Đặt mục tiêu cụ thể giảm tỉ lệ xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp còn 10% vào năm 2030 30% khối lượng rác được xử lý bằng phương pháp tái chế rác thải sinh hoạt thành phân bón sinh học, khí sinh học; 60% sản xuất năng lượng từ việc khai thác nguồn khí đốt từ rác Đẩy mạnh cải tiến công nghệ, nghiên cứu khoa học về

xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý rác thải sinh hoạt Tiết kiệm khoảng 70% quỹ đất dành cho việc chôn lấp rác Cụ thể:

 Đến năm 2025, giảm thiểu số bãi rác chôn lấp xuống còn khoảng 40 bãi chôn lấp rác thải khắp cả nước

 Đến năm 2030 chỉ còn khoảng 8 khu xử lý rác bằng cách chôn lấp, chuẩn bị tiến tới xóa sổ hình thức xử lý rác này trong tương lai gần

- Đến năm 2025, chất lượng môi trường khu dân cư bị ô nhiễm phải được cải thiện mức độ khoảng 40%, tăng lên 60% vào năm 2030 và hoàn toàn phục hồi vào năm

2040

3 Các phương án giải quyết vấn đề

a, Đề xuất các phương án

Phương án 1: Giữ nguyên khu漃Ȁn khऀ ph愃Āp luật hiện h愃

Các tiêu chí về vấn đề rác thải sinh hoạt được quy định tại Luật Bảo vệ môi

trường và một số Nghị định khác Ví dụ như theo Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường

2020, Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo

nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 ; Chính

phủ ban hành Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực môi trường, trong đó, bổ sung thêm quy định về xử phạt cá nhân, hộ gia đình không phân loại rác thải sinh hoạt

Phương án 2: Phương 愃Ān gi愃Ān tiếp

Tuyên truyền giáo dục cho người dân về rác thải sinh hoạt Rác thải sinh hoạt có tác hại ra sao đối với môi trường, việc không sàng lọc, phân loại rác thải

Trang 13

sinh hoạt sẽ ảnh hưởng như thế nào đến môi trường, xã hội Phải tuyên truyền cho người dân tự ý thức về vấn đề rác thải sinh hoạt mới không xảy ra tình trạng ô nhiễm, môi trường đang bị tổn thất nặng nề do các loại rác thải sinh hoạt không được vứt, phân loại đúng cách

Phương án 3: Phương 愃Ān trực tiếp

Bổ sung các quy định về tiêu chí sàng lọc, phân rác thải sinh hoạt Các tiêu chí sàng lọc rác thải sinh hoạt được phân nhóm theo cấp độ rủi ro đến môi trường trên cơ sở xem xét, kết hợp các tiêu chí về phân vùng môi trường, theo quy mô,

tính chất và mức độ tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trường Tiêu chí phân vùng môi trường được xác định gồm đặc điểm điều kiện tự nhiên và các chức năng môi trường tự nhiên; mức độ nhạy cảm về môi trường, sức chịu tải của môi trường; rủi ro môi trường, thiên tai và biến đổi khí hậu; hiện trạng và kịch bản phát triển kinh tế - xã hội Tiêu chí về tác động đến môi trường của rác thải sinh hoạt được xét theo quy mô, tính chất, mức độ tác động đến môi trường mà yêu cầu các thủ tục môi trường khác nhau

b, Đánh giá tác động của các phương án

Phân tích tác

động của

giải pháp

Phương 愃Ān 1: Giữ

nguyên c愃Āc quy định hiện h愃

Phương án 2:

Phương 愃Ān gi愃Ān tiếp

Phương án 3:

Phương 愃Ān trực

tiếp

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w