1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật Rác Thải Sinh Hoạt.pdf

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rác thải sinh hoạt
Tác giả Nguyễn Phương Thảo, Vàng Thị A Chi Na, Phạm Bích Ngân, Trần Xuân Ngọc, Trịnh Thị Yến Nhi, Nguyễn Đào Tố Oanh, Nguyễn Thu Phương, Chu Thúy Quỳnh, Nguyễn Thị Quỳnh, Trần Thị Minh Tâm, Nguyễn Trường Thành, Lưu Khánh Huyền
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Xây dựng văn bản pháp luật
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 627,66 KB

Nội dung

Đồng thời cải thiện việc xử lý rác thải, bảo vệ môi trường đất, nước, không khí, đảm bảo về mặt pháp luật liên quan đến môi trường để hạn chế khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe con người củ

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Hà Nội, 2022

BÀI TẬP NHÓM

XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Chủ đề 3: RÁC THẢI SINH HOẠT

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA

LÀM BÀI TẬP NHÓM Ngày: 18/11/2022 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội

Nhóm: 04 Lớp: 4613 (N03.TL1) Khóa: 46

Có mặt: Đủ (12/12) Vắng mặt: 0

Tên bài tập: Bài tập nhóm Môn học: Xây dựng văn bản pháp luật

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong thực hiện bài tập nhóm như sau:

ST

T

MÃ SỐ

SINH

VIÊN

HỌ VÀ TÊN

ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN

SINH VIÊN

KÝ TÊN

ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN

01 461341 Nguyễn Phương Thảo

– Nhóm trưởng

02 461331 Vàng Thị A Chi Na

03 461332 Phạm Bích Ngân

04 461333 Trần Xuân Ngọc

05 461334 Trịnh Thị Yến Nhi

06 461335 Nguyễn Đào Tố Oanh

07 461336 Nguyễn Thu Phương

08 461337 Chu Thúy Quỳnh

09 461338 Nguyễn Thị Quỳnh

10 461339 Trần Thị Minh Tâm

11 461340 Nguyễn Trường Thành

12 461355 Lưu Khánh Huyền

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2022

NHÓM TRƯỞNG

2

Trang 3

Nguyễn Phương Thảo

Kết quả bài viết:

- Giáo viên chấm thứ nhất:

- Giáo viên chấm thứ hai:

Kết quả điểm thuyết trình:

- Giáo viên cho thuyết trình:

Điểm kết luận cuối cùng:

- Giáo viên đánh giá cuối cùng:………

3

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

NỘI DUNG 5

1 Xác định vấn đề bất cập 5

1.1 Tên vấn đề 5

1.2 Biểu hiện và xu hướng phát triển 5

1.3 Hậu quả 5

1.4 Nguyên nhân 6

2 Xác định mục tiêu 7

2.1 Mục tiêu chung 7

2.2 Mục tiêu cụ thể 7

3 Các phương án và đánh giá tác động của từng phương án 8

3.1 Phương án 1: Giữ nguyên hiện trạng 8

3.2 Phương án 2: Sử dụng biê ̣n pháp gián tiĀp 9

3.3 Phương án 3: Biện pháp can thiệp trực tiĀp 10

4 Lựa chọn phương án tối ưu nhất 11

KẾT LUẬN 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

PHỤ LỤC 14

4

Trang 5

MỞ ĐẦU

Hiện nay, quá trình đô thị hóa nhanh chóng dẫn đến hậu quả ô nhiễm môi trường do lượng rác thải, khí thải không được xử lý triệt để gia tăng Đặc biệt là rác thải sinh hoạt với khối lượng đang tăng lên từng ngày là một mối quan ngại lớn cho toàn xã hội Điều đáng buồn là hiện nay vấn đề này vẫn chưa được xử lý nghiêm ngặt, công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt vẫn còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến đời sống, môi trường sinh hoạt của người dân Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, chúng ta cần phải trang bị kiến thức đúng đắn và hiểu biết về chế tài pháp luật xung quanh vấn đề này nhằm đưa ra những biện pháp hiệu quả để giảm thiểu tối đa những tác động xấu đến môi trường gây ra từ rác thải sinh hoạt

NỘI DUNG

1 Xác định vấn đề bất cập

1.1 Tên vấn đề

RÁC THẢI SINH HOẠT - QUẢ BOM NỔ CHẬM

1.2 Biểu hiện và xu hướng phát triển

Ở Việt Nam, mỗi năm phát sinh đến hơn 15 triệu tấn chất thải rắn, trong đó chất thải sinh hoạt đến từ các hộ gia đình, nhà hàng, các khu chợ và kinh doanh chiếm tới 80% tổng lượng chất thải phát sinh trong cả nước Theo số liệu ước tính, hiện nay trên cả nước lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 60.000 tấn/ngày, trong đó khu vực đô thị chiếm 60% Năm 2021, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn 45/63 tỉnh, thành phố là khoảng 51.586 tấn/ngày; trong đó khu vực đô thị phát sinh khoảng 30.807 tấn/ngày và khu vực nông thôn khoảng 20.778 tấn/ngày; tỷ lệ chất thải nhựa khoảng 10-12% Ước tính mỗi người dân đô thị ở Việt Nam trung bình thải khoảng trên ⅔ kg chất thải mỗi ngày, gấp đôi lượng thải bình quân đầu người ở vùng nông thôn Đến năm 2025, tỷ

lệ phát sinh rác thải trong đó có rác thải sinh hoạt dự báo tăng 10-16%/năm

1.3 Hậu quả

5

Trang 6

Thứ nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người Những người

sống gần bãi rác hoặc tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác, dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa… Rác thải sinh hoạt gây

ra ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch, các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phổi, ung thư phổi… ở con người

Thứ hai, là nguyên nhân của dịch bệnh Nhiều loại ký sinh trùng từ rác thải

dẫn đến một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết… tồn tại nhiều trong các bãi rác

Thứ ba, gây ô nhiễm môi trường Rác thải chứa nhiều chất độc chưa qua xử

lý bị thải ra môi trường đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun,

vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái…; làm giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng Đặc biệt hiện nay, túi

ni lông - cần tới 50 - 60 năm mới tự phân hủy, bị chôn vùi trong đất làm hạn chế mạnh quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút Rác thải sinh hoạt cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, làm chết nhiều loại sinh vật sống trong nước Quá trình xử lý đốt rác và thải khói trực tiếp ra môi trường khiến không khí của những khu vực xung quanh bị ô nhiễm trầm trọng Các khu dân cư gần bãi tập kết rác cũng bị ảnh hưởng bởi mùi hôi thối của rác chưa được xử lý

Thứ tư, rác thải sinh hoạt bị vứt bừa bãi, chất đống lộn xộn, không thu gom,

vận chuyển đến nơi xử lý,… làm ảnh hưởng rất đến vẻ mỹ quan

1.4 Nguyên nhân

1.4.1 Nguyên nhân chủ quan

Ý thức của mỗi cá nhân còn chưa tốt là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa Thói quen lạm dụng đồ nhựa sử dụng một lần của người dân đang khiến cho lượng rác thải tăng lên theo cấp số Nhiều người thường tiện tay vứt rác ở bất kì đâu như trên đường, bờ biển, cống, ven hồ… khiến cho rác thải tràn lan, khó thu gom, xử lý Phần lớn người dân vẫn thường vứt rác thải nhựa

6

Trang 7

với các loại rác vô cơ khác tại cùng một địa điểm Đồ nhựa dùng một lần như cốc, thìa, bát nhựa… tiện lợi, giá thành rẻ, dễ tìm mua đang khiến cho nhiều người sử dụng chúng một cách vô tội vạ

1.4.2 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, hệ thống xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam còn lạc hậu, hiệu suất

kém: Chính do hạ tầng tiếp nhận và xử lý còn nhỏ lẻ, tự phát đã khiến cho lượng rác thải nhựa được tái chế còn rất thấp

Thứ hai, các cơ quan chức năng chính, quyền địa phương còn thờ ơ việc thu

gom và xử lý rác thải nhựa

Thứ ba, pháp luật về xả rác thải sinh hoạt chưa được áp dụng nghiêm ngặt,

vẫn còn nhiều người không hiểu rõ và không thực hiện theo quy định của pháp luật Pháp luật chưa đủ răn đe với những cá nhân có hành vi xả rác bừa bãi

2 Xác định mục tiêu

2.1 Mục tiêu chung

Để vấn đề rác thải sinh hoạt không còn là mối lo lắng của người dân và Nhà nước thì mục tiêu đến đầu năm 2035 giảm thiểu 75% số lượng rác thải sinh hoạt thải ra mỗi ngày Đồng thời cải thiện việc xử lý rác thải, bảo vệ môi trường (đất, nước, không khí), đảm bảo về mặt pháp luật liên quan đến môi trường để hạn chế khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe con người của vấn đề này

2.2 Mục tiêu cụ thể

Giai đoạn 1 (2022 – 2028): Tiến hành tuyên truyền, vận động kết hợp xây

dựng các văn bản pháp luật tạo cơ chế thuận lợi cho việc tố cáo hành vi xả rác thải bừa bãi Đồng thời thắt chặt hoạt động giám sát, thanh tra về việc xử lý hành vi xả rác thải sinh hoạt, tập trung xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật đối với việc xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường tại các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt không hợp vệ sinh, các khu vực bị ô nhiễm do rác thải sinh hoạt gây ra, đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường phấn đấu đến năm 2025, 90 - 95% các bãi rác tự phát được dọn, các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt không hợp vệ sinh được xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường Tiến hành rà soát trên nhiều phạm vi, đối tượng để kịp thời phát hiện kịp thời những hành vi xả rác thải bừa bãi Phấn đấu giảm thiểu 35% số trường hợp xả

7

Trang 8

rác thải không đúng nơi quy định so với năm 2022; 50% lượng chất thải nguy hại phát sinh từ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân tại đô thị; 35% lượng chất thải nguy hại phát sinh từ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn được thu gom, xử

lý và tái chế riêng Có thêm khoảng 80% xã, phường, thị trấn xây dựng và thực hiện mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn để làm cơ sở nhân rộng ra toàn quốc Nâng cao nhận thức của cộng đồng và xã hội trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt

Giai đoạn 2 (2028 – 2035): Tùy vào thực trạng hành vi xả rác thải bừa bãi

đang diễn ra để đề xuất ra những biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu 75% so với năm 2021

Trường hợp 1: Nếu tình trạng rác thải sinh hoạt bị xả bừa bãi vẫn diễn ra tràn

lan, mất kiểm soát thì cần đưa ra các biện pháp xử lý mạnh hơn, quyết liệt hơn, đồng thời tiến hành sửa đổi luật theo hướng tăng hình phạt về những tội liên quan đến xả rác bừa bãi

Trường hợp 2: Nếu tình trạng rác thải sinh hoạt có xu hướng giảm và đạt được

mục tiêu như giai đoạn 1 nhờ các cơ chế tại giai đoạn đó thì tiếp tục thực hiện các biện pháp như trên Đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý nhà nước về hoạt động thanh tra, giám sát và phát hiện những hành vi vi phạm quy định Tăng cường cơ

sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt, nâng cao năng lực cho các cơ sở thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt, huy động được nguồn lực của toàn xã hội trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt

3 Các phương án và đánh giá tác động của từng phương án

3.1 Phương án 1: Giữ nguyên hiện trạng

Tiếp tục thực hiện các quy định của pháp luật thông qua các văn bản có liên quan như Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, Hiến pháp 2013 (Điều 54, Điều 63), Luật bảo vệ môi trường 2020, Luật Hình sự 2015, Luật Đất đai 2013, Luật Xây dựng 2014, Không ban hành văn bản pháp luật mới, không tăng cường thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến về nguy cơ của rác thải sinh hoạt

8

Trang 9

hay thắt chặt các chế tài xử phạt về hành vi xả chất thải sinh hoạt bừa bãi ra môi trường

Phương án trên tác động đến các đối tượng sau:

Đối với Nhà nước: Về mặt tiêu cực, rác thải sinh hoạt sẽ tiếp tục trở thành

mối nguy cơ lớn, ảnh hưởng xấu đến môi trường và xa hơn là kinh tế - xã hội của đất nước, làm cho lòng tin của người dân và cộng đồng với Nhà nước mất dần Về mặt tích cực, việc giữ nguyên hiện trạng sẽ không làm mất chi phí, thời gian và nhân lực để đầu tư, xây dựng, tuyên truyền văn bản pháp luật mới

Đối với doanh nghiệp: Về mặt tiêu cực, gây ra tình trạng ô nhiễm, ảnh

hưởng xấu đến môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân, Hình ảnh của các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nặng nề, lòng tin của người dân cũng từ đó dần mất đi Về mặt tích cực, các doanh nghiệp vẫn sẽ tiếp tục vận hành bình thường, không phải điều chỉnh bất cứ điều gì trong hoạt động kinh doanh

Đối với người dân: Về mặt tiêu cực, ý thức của người dân về bảo vệ môi

trường, xử lý rác thải sinh hoạt vẫn không được nâng cao Tình trạng ô nhiễm vẫn

sẽ tiếp diễn, tác động xấu tới môi trường, sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người dân Về mặt tích cực, người dân sẽ không mất thời gian và công sức để tìm hiểu, nghiên cứu thêm các quy định mới của pháp luật

3.2 Phương án 2: Sử dụng biê ̣n pháp gián tiĀp

Triển khai thực hiê ̣n nghiêm các quy định của pháp luâ ̣t về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt và chất rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường Tuyên truyền phổ biến rô ̣ng rãi hơn nữa đến các địa phương về vấn đề ô nhiễm môi trường và việc xả rác bừa bãi gây ra ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và cuộc sống của con người Tạo các cuộc vận động để mọi người nghiêm túc chấp hành và thực hiện, xử lý kiên quyết những trường hợp không tuân thủ quy định Xây dựng hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt với những thùng đựng rác đa năng, thông minh, tiện dụng

Phương án trên tác động đến các đối tượng sau đây:

Đối với Nhà nước: Về mặt tiêu cực, gây ra nhiều hệ lụy như ảnh hưởng sức

khỏe con người và bầu không khí…Tốn nhiều chi phí để thực hiện biện pháp gián

9

Trang 10

tiếp như: tổ chức các buổi tuyên truyền Về mặt tích cực, Nhà nướckhông mất chi phí, công sức để ban hành văn bản pháp luật mới; giải quyết một phần vấn đề rác thải sinh hoạt

Đối với doanh nghiê ̣p: Về mă ̣t tiêu cực, đây khoản đầu tư không sinh lời,

làm giảm khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp do phải tăng chi phí đầu vào của sản xuất Về mặt tích cực, nâng cao ý thức của doanh nghiệp về vấn đề ô nhiễm môi trường, hạn chế được các hành vi vi phạm pháp luật, tạo dựng hình ảnh cho doanh nghiệp

Đối với người dân: Về mặt tiêu cực, người dân không xác định được hành vi

của mình làm có vi phạm pháp luật không, và hâ ̣u quả của chính hành vi của mình gây ra, tính cưỡng chế của pháp luật chưa cao dẫn đến ý thức của người dân chưa tốt Về mặt tích cực, góp phần vào việc tuyên truyền, nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân về kiến thức và kỹ năng bảo vệ môi trường

3.3 Phương án 3: Biện pháp can thiệp trực tiĀp

Bộ Tài nguyên và Môi trường cần thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước

về chất thải nguy hại trong phạm vi toàn quốc, chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các hoạt động quản lý chất thải nguy hại Ban hành các chỉ tiêu môi trường về lựa chọn bãi chôn lấp chất thải nguy hại, chỉ tiêu kỹ thuật về thiết kế, xây dựng và vận hành các khu lưu giữ, các bãi chôn lấp chất thải nguy hại bảo đảm vệ sinh môi trường

Bộ Tài chính ban hành mức phí quản lý chất thải nguy hại, hướng dẫn nội dung, thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy, các bãi chôn lấp chất thải nguy hại…

Bộ xây dựng hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quy hoạch xây dựng các khu xử lý chất thải nguy hại hợp vệ sinh, các bãi chôn lấp chất thải nguy hại phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Phối hợp với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc chỉ đạo các

Sở Giao thông Công chính trong việc lập quy hoạch và kế hoạch xây dựng các khu lưu giữ, các cơ sở xử lý, tiêu hủy, các bài chôn lấp chất thải nguy hại hợp vệ sinh,

10

Trang 11

lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất thải (cả chất thải nguy hại) của địa phương

Phương án trên tác động đến các đối tượng sau đây:

Đối với Nhà nước: Về mặt tiêu cực, tốn chi phí ban hành luật và các văn bản

hướng dẫn, khi áp dụng những công nghệ mới sẽ có rất nhiều rào cản về kỹ thuật, thể chế Nếu không xử lý đúng quy trình sẽ gây đến những ảnh hưởng xấu cho môi trường Về mặt tích cực, Nhà nước trực tiếp đưa ra được những phương án giải quyết xử lý rác cho các bộ, ban, ngành cụ thể

Đối với doanh nghiệp: Về mặt tiêu cực, chi phí cao, tốn thời gian xử lý nên

nhiều doanh nghiệp không chú trọng hoặc cố ý lơ là xử lý ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất Về mặt tích cực, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý chất thải nguy hại, đưa ra được những văn bản chi tiết hướng dẫn việc thực hiện của các doanh nghiệp được triệt để, quyết đoán và hiệu quả hơn

Đối với người dân: Về mặt tiêu cực, hiểu biết của người dân về việc phân

loại rác, trang bị của đội ngũ thu gom, vận chuyển, xử lý chưa đầy đủ nên việc áp dụng các biện pháp xử lí rác thải tiên tiến khó áp dụng Về mặt tích cực, giải quyết được vấn đề chế tài trước đây (xử phạt đối với cá nhân còn lơ lỏng, chỉ bị xử phạt

về kỷ luật, không xử phạt về môi trường) Hệ thống thanh tra môi trường đối với người dân sát sao hơn

4 Lựa chọn phương án tối ưu nhất

Qua phân tích các phương án trên ở trên thì nhóm chúng em chọn phương án kết hợp giữa phương án trực tiếp và sử dụng biện pháp gián tiếp Phương án gián tiếp sẽ tuyên truyền phổ biến rô ̣ng rãi hơn nữa đến các địa phương về vấn đề ô nhiễm môi trường và việc xả rác bừa bãi, không đúng nơi quy định là có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và cuộc sống của con người để có ý thức hơn trong vấn đề xử lý rác thải Có các cuộc vận động hiệu quả để mọi người nghiêm túc chấp hành và thực hiện, xử lý kiên quyết những trường hợp không tuân thủ quy định Còn với phương án trực tiếp thì nhà nước sẽ có các quy định pháp luật để cải thiện tình trạng này Có thể thấy, sự kết hợp giữa phương án trực tiếp và gián

11

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w