1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thi kết thúc học phần xây dựng văn bản pháp luật

11 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Thi Kết Thúc Học Phần Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật
Tác giả Nguyễn Mỹ Linh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Xây Dựng Văn Bản Pháp Luật
Thể loại bài thi
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 428,79 KB

Nội dung

Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật để chủ thể có thẩm quyền bổ nhiệm ông Nguyễn Văn A làm Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ văn hóa– Thể thao và Du lịch...6 Trang 3 MỞ ĐẦUHệ thống

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Đề số 01

1

HỌ VÀ TÊN : NGUYỄN MỸ LINH

2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

Câu 1 Phân tích hoạt động thẩm tra dự thảo Luật 2

1 Khái niệm, nguyên tắc và ý nghĩa của hoạt động dự thảo luật 2

2 Chủ thể và nội dung hoạt động thẩm tra dự thảo luật 5

Câu 2 Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật để chủ thể có thẩm quyền bổ nhiệm ông Nguyễn Văn A làm Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ văn hóa – Thể thao và Du lịch 6

KẾT LUẬN 8

Trang 3

MỞ ĐẦU

Hệ thống pháp luật có thống nhất, có phù hợp và có hoàn thiện được hay không đều phụ thuộc vào công tác ban hành văn bản phải chính xác, không chồng chéo, không trái quy định của cấp trên cũng như quy địng của các điều ước quốc tế

mà Việt Nam là thành viên Để thực hiện được điều này thì ngay từ giai đoạn xây dựng, thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) phải được thực hiện một cách chỉn chu, không được qua loa xem nhẹ Trong đó hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật nói chung và thẩm tra dự thảo luật nói riêng là hoạt động không thể thiếu trong quy trình ban hành quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo chất lượng cũng như khả năng áp dụng vào thực tiễn của mỗi một văn bản sau khi thi hành Chính vì lí do đó em xin chọn đề bài 1 làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần môn Xây dụng văn bản pháp luật của mình

1

Trang 4

NỘI DUNG Câu 1 Phân tích hoạt động thẩm tra dự thảo Luật

1 Khái niệm, nguyên tắc và ý nghĩa của hoạt động dự thảo luật

* Khái niệm dự thảo luật

Dự thảo luật là Bản thảo về một đạo luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền trình dự án luật mà mình soạn thảo, chuẩn bị theo các giai đoạn của quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ được pháp luật quy định để trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thông qua, ban hành

* Khái niệm hoạt động thẩm tra dự thảo luật

Thẩm tra là việc kiểm tra, xem xét các nội dung cơ bản của một vấn đề nào

đó để đi đến kết luận về tính đúng đăn, tính hợp pháp và tính khả thi Quá trình này

do tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật Việc thẩm tra có thể áp dụng đối với nhiều đối tượng khác nhau như thẩm tra

dự án luật, thẩm tra luận chứng kinh tế-kĩ thuật… Kết quả thẩm tra phải được thông báo bằng văn bản1

Theo đó, hoạt động thẩm tra dự thảo luật là hoạt động kiểm tra, xem xét nội dung dự thảo luật theo nội dung, trình tự, thủ tục do luật định nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và tính khả thi của dự thảo luật trước khi ban hành tuy nhiên vẫn có sự khác nhau về chủ thể tiến hành, đối tượng và nội dung thẩm định thẩm tra Nếu hoạt động thẩm định là sự đánh giá về tính hợp pháp nhiều hơn thì hoạt động thẩm tra sẽ tập trung về tính khả thi, tính phù hợp của dự thảo luật với thực tiễn địa bàn, hoạt động2

* Nguyên tắc hoạt định thẩm tra dự thảo luật

1 T ừ đi n lu t h c, Vi n khoa h c pháp lý – B T pháp ể ậ ọ ệ ọ ộ ư

2 Ho t đ ng th m đ nh, th m tra d th o văn b n quy ph m pháp lu t trên đ a bàn t nh Phú Th - ạ ộ ẩ ị ẩ ự ả ả ạ ậ ị ỉ ọ

Th c tr ng và gi i pháp – Lu n văn th c sĩ Lu t h c/Nguy n Th H ng Nhung; TS Lê Th Uyên h ự ạ ả ậ ạ ậ ọ ễ ị ồ ị ướ ng

d n; tr.14 ẫ

2

Trang 5

Hoạt động thẩm tra dự thảo luật nói chung cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau3:

- Đảm bảo tính trung thực, chính xác Theo đó, báo cáo thẩm tra phải phản ánh trung thực, chính xác ý kiến thẩm tra với các nội dung của dự thảo luật

- Báo cáo thẩm tra phải cụ thể, rõ ràng thể hiện đầy đủ quan điểm của cơ quan thẩm tra về các nội dung cần thẩm tra theo quy định của Luật Ngoài ra báo cáo còn phải nêu rõ ý kiến của cơ quan thẩm trả về việc dự thảo luật đủ điều kiện trình Trường hợp cơ quan thẩm tra kết luận dự thảo chưa đủ điều kiện trình thì phải nêu rõ lí do trong báo cáo thẩm định, thẩm tra

- Việc xây dựng báo cáo thẩm tra phải đảm bảo tính kịp thời, đúng thời hạn Luật định

- Đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan, các đơn vị và có sự trao đổi, thảo luận tập thể trong hoạt động thẩm tra

* Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt định thẩm tra dự thảo luật.

Để công tác thẩm tra đạt hiệu quả cao và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, những chủ thể có liên quan cần quan tâm hơn nữa đến những yếu tố có tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động này bao gồm các yếu tố sau đây:

- Về thể chế: đây là những quy định của pháp luật hiện hành làm khuôn khổ cho hoạt định thẩm tra dự thảo luật Thể chế giúp quy định về trách nhiệm, tinh thần và ý thức của các chủ thể liên quan đện hoạt động đánh giá, kiểm tra dự thảo luật trước khi ban hành Thể chế được coi như nền tảng cho những yếu tố ảnh hưởng khác của hoạt động thẩm tra

3 Ho t đ ng th m đ nh, th m tra d th o văn b n quy ph m pháp lu t trên đ a bàn t nh Phú Th - ạ ộ ẩ ị ẩ ự ả ả ạ ậ ị ỉ ọ

Th c tr ng và gi i pháp – Lu n văn th c sĩ Lu t h c/Nguy n Th H ng Nhung; TS Lê Th Uyên h ự ạ ả ậ ạ ậ ọ ễ ị ồ ị ướ ng

d n; tr.15, 16 ẫ

3

Trang 6

- Về vấn đề nhận thức tầm quan trọng của hoạt động thẩm tra: những cơ quan, cá nhân có liên quan đến hoạt động này cần nâng cao nhận thức của mình về

ý nghĩa của giai đoạn thẩm định, thẩm tra trong hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL, từ đó tự mình nâng cao trách nhiệm vì mục tiêu VBQPPL không có khiếm khuyết, không bị xử lý

- Về tổ chức biên chế, nhân sự: để đạt được hiệu quả công việc thì yếu tố con người là không thể thiếu, việc xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng là một yếu cầu không thể thiếu trong bối cảnh đất nước đổi mới và hội nhập

- Về kinh phí và các điều kiện đảm bảo khác: đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất hay đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện hoạt động thẩm tra… đều là những nhiệm vụ tất yếu để nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động này Những yếu tố nêu trên sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động của các chủ thể diễn ra nhanh chóng, kịp thời, không chồng chéo

* Ý nghĩa hoạt động thẩm tra dự thảo luật

Thẩm tra dự thảo luật là thủ tục có ý nghĩa trong quá trình xây dựng luật Hoạt động này được thực hiện bởi một số cơ quan có thẩm quyền nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về các vấn đề: nội dung, hình thức, kĩ thuật pháp lí trước khi trình cơ quan có thẩm quyền thông qua Hoạt động thẩm tra góp phần đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật, đồng thời đảm bảo chất lượng và tính khả thi của văn bản Về bản chất, đây là những hoạt động kiểm tra trước văn bản quy phạm pháp luật Hoạt động này có mục đích phát hiện để xử lí kịp thời các khiếm khuyết của dự thảo văm bản quy phạm pháp luật ngay trong quá trình soạn thảo4

4 Giáo trình xây d ự ng văn b n pháp lu t/Tr ả ậ ườ ng Đ i h c Lu t Hà N i; TS.GVC Đoàn Th T Uyên ch ạ ọ ậ ộ ị ố ủ biên; tr.62

4

Trang 7

2 Chủ thể và nội dung hoạt động thẩm tra dự thảo luật

* Chủ thể tiến hành thẩm tra

Theo quy định của pháp luật5, trách nhiệm thẩm tra dự án luật, pháp lệnh của Quốc hội và Ủy bản Thường vụ Quốc hội thuộc về Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội; dự thảo nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thuộc về các ban của hội đồng nhân dân Ngoài ra, văn phòng Chính phủ, văn phòng ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện có trách nhiệm thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, ủy ban nhân dân trình Quốc hội, hội đồng nhân dân ban hành hoặc văn bản do Chính phủ, ủy ban nhân dân có thẩm quyền ban hành

* Nội dung của hoạt động thẩm tra 6

Cơ quan thẩm tra tiến hành xem xét, đánh giá về những vấn đề sau:

- Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của văn bản Tương tự hoạt động thẩm định, thẩm tra về đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản là nhằm đánh giá về các vấn đề liên quan đến đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản đó ở các góc độ: sự phù hợp giữa đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo; sự phù hợp giữa đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo với chính sách cơ bản của dự thảo; sự phù hợp giữa đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo với các quy định cụ thể của dự thảo

- Nội dung của dự thảo văn bản và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, việc giao và chẩn bị văn bản quy định chi tiết (nếu có)

- Sự phù hợp giữa nội dung của dự thảo văn bản với chủ trường, đường lối của Đảng; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ

5 Đi ề u 63, Đi u 124 Lu t ban hành văn b n quy ph m pháp lu t năm 2015 ề ậ ả ạ ậ

6 Đi ề u 65 Lu t ban hành văn b n quy ph m pháp lu t năm 2015, s a đ i, b sung năm 2020 ậ ả ạ ậ ử ổ ổ

5

Trang 8

thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

- Tính khả thi của các quy định trong dự thảo văn bản

- Điều kiện đảm bảo về nguồn nhân lực, tài chính cho việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật

- Việc đảm bảo chính sách dân tộc, lồng ghép vấn đề bình đằng giới trong

dự thapr văn bản, nếu dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề dân tộc, bình đẳng giới

- Ngôn ngữ, kĩ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản

Câu 2 Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật để chủ thể có thẩm quyền bổ nhiệm ông Nguyễn Văn A làm Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ văn hóa – Thể thao và Du lịch.

BỘ VĂN HÓA - THỂ THAO

VÀ DU LỊCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUYẾT ĐỊNH

Về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn A giữ chức vụ phó Vụ trưởng Vụ văn hóa

dân tộc, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;

6

Trang 9

Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ văn hóa dân tộc.

QUYẾT ĐỊNH Điều 1 Bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn A chuyên viên Vụ Văn hóa

dân tộc giữ chức vụ phó Vụ trưởng Vụ văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa – Thể thao và

Du lịch

Điều 2 Thời hạn bổ nhiệm là 05 năm kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực Điều 3 Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4 Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc Bộ văn hóa –

Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các đơn vị liên quan và ông Nguyễn Văn A chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./

- Như Điều 4;

- Bộ trưởng;

- Lưu: VT.

7

Trang 10

KẾT LUẬN

Tại phần này, tiểu luận đã đưa ra và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về văn bản quy phạm pháp luật cũng như dự thảo luật, về thẩm quyền ban hành dự thảo luật, về khái niệm, nguyên tắc và ý nghĩa của hoạt động thẩm tra dự thảo luật nói chung Những vấn đề lý luận như đã phân tích ở trên là vô cùng quan trọng, là

cơ sở để nhà làm luật ban hành các quy định chi tiết liên quan đến hoạt động thẩm tra từ đó bắt buộc các chủ thể tiến hành công tác này phải tuân thủ nghiêm chỉnh và thống nhất trên phạm vi vả nước

8

Trang 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Văn bản hợp nhất Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 23/VBHN-VPQH ban hành ngày 15/07/2020

2 Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

4 Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

5 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;

6 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

7 Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật/Trường Đại học Luật Hà Nội; TS.GVC Đoàn Thị Tố Uyên chủ biên

8. “Hoạt động thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - Thực trạng và giải pháp” - Luận văn thạc sĩ Luật

học/Nguyễn Thị Hồng Nhung; TS Lê Thị Uyên hướng dẫn

Ngày đăng: 05/03/2024, 15:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w