Khái niệm hoạt động thẩm tra các dự thảo Luật, pháp lệnh Thẩm tra là việc xem xét lại kĩ lưỡng dự án luật, pháp lệnh do Hội đồng dân tộc, Uỷ ban pháp luật hoặc một uỷ ban hữu quan của Qu
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI THI KẾT THÚC HỌC
P-HẦN MÔN :
KỸ NĂNG THẨM ĐỊNH, THẨM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Họ và tên :
MSSV :
Trang 2Hà Nội, 2022
Trang 3MỤC LỤC
Câu 1: Phân tích nội dung hoạt động thẩm tra dự thảo
Luật, pháp lệnh Đánh giá thực trạng và kiến nghị hoàn
thiện 1
Đặt vấn đề 1
Nội dung 1
1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động thẩm tra các dự thảo Luật, pháp lệnh 1
1.1 Khái niệm hoạt động thẩm tra các dự thảo Luật, pháp lệnh 1
1.2 Vai trò của hoạt động thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh 1
2 Chủ thể tham gia thẩm tra dự thảo Luật 2
3 Nội dung thẩm tra dự thảo Luật 2
4 Thực trạng và giải pháp 6
4.1 Thực trạng 6
4.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh 7
Kết luận 8
Câu 2: Với tư cách là cơ quan tiến hành thẩm định, anh (chị) hãy phát biểu về sự cần thiết ban hành Nghị định quy định về quản lý các trang mạng xã hội 9
1 Cơ sở chính trị 9
2 Cơ sở pháp lý 9
3 Cơ sở thực tiễn 10
Trang 4DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 5Câu 1: Phân tích nội dung hoạt động thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh Đánh giá thực trạng và kiến nghị hoàn thiện
Đặt vấn đề
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện Văn bản pháp luật
là công cụ vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lí nhà nước và
có tác động to lớn đến đời sống tâm lí xã hội
Với vai trò to lớn như vậy nên các văn bản pháp luật được xây dựng với những yêu cầu chặt chẽ về cả nội dung lẫn hình thức Trong đó, hoạt động thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh của các cơ quan của Quốc hội là một khâu quan trọng trong quy trình lập pháp nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả của hoạt động lập pháp
Nội dung
1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động thẩm tra các
dự thảo Luật, pháp lệnh.
1.1 Khái niệm hoạt động thẩm tra các dự thảo Luật, pháp lệnh
Thẩm tra là việc xem xét lại kĩ lưỡng dự án luật, pháp lệnh do Hội đồng dân tộc, Uỷ ban pháp luật hoặc một uỷ ban hữu quan của Quốc hội hay một uỷ ban lâm thời được Quốc hội chỉ định tiến hành trước khi trình UBTVQH Cơ quan thẩm tra xem xét cả về hình thức
và nội dung nhưng tập trung chủ yếu vào xem xét sự phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, tình hợp hiến, hợp pháp; đối tượng; nội dung; phạm vi và tính khả thi của dự án1
Sản phẩm của hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh là báo cáo thẩm tra Báo cáo thẩm tra dự án luật, pháp lệnh chính là văn bản do các cơ quan của Quốc hội báo cáo với Quốc hội, UBTVQH, trong đó thể hiện những quan điểm, đánh giá và đề xuất của những cơ quan đó về dự án luật, pháp lệnh để làm cơ sở cho Quốc hội, UBTVQH xem xét, thông qua
1
Từ điển Luật học.
1
Trang 61.2.Vai trò của hoạt động thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh.
Thông qua hoạt động thẩm tra các dự thảo luật, các cơ quan của Quốc hội thay mặt nhân dân, đại diện cho nhân dân kiểm tra lại các chính sách thể hiện trong dự thảo luật, chỉ ra những chính sách chưa đúng, chưa phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân, chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống, góp phần làm cho dự thảo luật sau khi được Quốc hội, UBTVQH biểu quyết thông qua có nội dung phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, có khả năng điều chình các quan hệ
xã hội Báo cáo thẩm tra chỉ ra các luận cứ khoa học và thực tiễn
về chính sách trong dự án luật phù hợp hay không phù hợp, đúng hay sai, hoàn thiện hay còn khiếm khuyết để Quốc hội, UBTVQH có
cơ sở xem xét, thảo luận, thông qua
Hoạt động thẩm tra còn mang tính tích cực, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và mức độ phù hợp của các dự án luật của các chủ thể, cơ quan trình dự án luật
2 Chủ thể tham gia thẩm tra dự thảo Luật.
Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, chủ thể tiến hành hoạt động thẩm tra các dự thảo Luật, pháp lệnh là Hội đồng Dân tộc và 9 Uỷ ban của Quốc hội2, “Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban
của Quốc hội có nhiệm vu thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật,
dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác; thẩm tra những báo cáo được Quốc hội hoặc UBTVQH giao”3
Tuy nhiên, có hai trường hợp đặc biệt được đặt ra Thứ nhất,
trường hợp UBTVQH trình dự án luật thì Quốc hội quyết định cơ
quan thẩm tra hoặc thành lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra Thứ
hai, trường hợp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trình dự án
luật, pháp lệnh thì UBTVQH quyết định cơ quan thẩm tra
2
Điều 69, 70,71,72,73,74, 75, 76, 77 ,78 Luật Tổ chức Quốc hội 2014.
3
Văn phòng Quốc hội (2007), Hệ thống hoá các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quốc
hội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.148
2
Trang 7Bên cạnh đó, để hoạt động thẩm tra bảo đảm chất lượng, Luật Ban hành VBQPPL quy định cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm mời đại diện cơ quan được phân công tham gia thẩm tra tham dự phiên họp thẩm tra để phát biểu ý kiến về những nội dung của dự thảo liên quan đến lĩnh vực do cơ quan đó phụ trách và những vấn đề khác thuộc nội dung của dự thảo; đồng thời, có thể mời đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản tham dự cuộc họp để phát biểu ý kiến về những vấn đề liên quan đến những nội dung của dự thảo Qua đó, cơ quan chủ trì thẩm tra có những thông tin đa dạng từ nhiều phía, giúp cho việc đánh giá về sự cần thiết, tính khả thi của dự thảo
3 Nội dung thẩm tra dự thảo Luật.
Sau khi được phân công thẩm tra, cơ quan thẩm tra tiến hành các hoạt động thẩm tra theo quy định tại Điều 65 Luật ban hành VBQPPL Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra tiến hành thẩm tra có thể tập
trung vào những vẫn đề chủ yếu, bao gồm: (i) phạm vi, đối tượng
điều chỉnh của văn bản; (ii) nội dung của dự thảo văn bản và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau; (iii) sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, với Hiến pháp, pháp luật và tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; (iv) tính khả thi của các quy định trong
dự thảo văn bản4
Thứ nhất, cần thẩm tra phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
của văn bản
Một là, phạm vi điều chỉnh phải phù hợp với chính sách được
lựa chọn trong đề nghị hoặc trong dự thảo Luật, pháp lệnh Nếu phạm vi điều chỉnh vượt ra khỏi nội dung chính sách, có nghĩa là rộng hơn chính sách được lựa chọn thì cơ quan thẩm định, thẩm tra nêu rõ quan điểm đánh giá, ngược lại nếu phạm vi điều chỉnh hẹp
4
Nguyễn Doãn Khôi (2014), Hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan
quốc hội, thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – ĐHQGHN, tr.29.
3
Trang 8hơn so với chính sách cũng được coi là không chuẩn về phạm vi
điều chỉnh Hai là, phạm vi điều chỉnh phải phù hợp với tên của văn bản dự kiến ban hành Ba là, phạm vi điều chỉnh của văn bản
không được trùng lặp, chồng chéo với phạm vi điều chỉnh của những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành Yêu cầu này nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật hiện hành, tránh chồng chéo, trùng lặp và gây cản trở cho quá trình tổ
chức thực hiện pháp luật Bốn là, những quy định trong dự thảo
phải phù hợp với phạm vi điều chỉnh Yêu cầu này nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa phạm vi điều chỉnh với từng quy định cụ thể trong dự thảo
Ngoài việc xem xét, đánh giá về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, pháp lệnh, trong nội dung thẩm tra còn xem xét về đối tượng áp dụng của văn bản dự kiến ban hành Có thể hiểu đối tượng áp dụng của văn bản QPPL là cá nhân, tổ chức có quyền, nghĩa vụ trực tiếp khi tham gia vào quan hệ xã hội được điều chỉnh trog văn bản và chịu tác động trực tiếp từ văn bản đó Vì vậy, đối tượng áp dụng phải phù hợp với chính sách và phạm vi điều chỉnh của văn bản Bởi dự thảo văn bản có sự thu hẹp hay mở rộng đối tượng áp dụng đều làm ảnh hưởng đến tính khả thi của chính sách sau khi được ban hành Tiếp theo, cần đảm bảo tính thống nhất về đối tượng áp dụng của văn bản dự kiến ban hành với đối tượng áp dụng trong các VBQPPL hiện hành có liên quan đến lĩnh vực cần điều chỉnh Nếu cơ quan thẩm tra nhận thấy đối tượng áp dụng của
dự thảo khác (liệt kê nhiều hơn hay bỏ lọt một số đối tượng áp dụng) thì phải đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp thu và chỉnh sửa cho phù hợp Cuối cùng, những quy định trong dự thảo Luật, pháp lệnh phải phù hợp với đối tượng áp dụng Yêu cầu này đặt ra để đảm bảo tính thống nhất giữa đối tượng áp dụng với từng quy định cụ thể trong dự thảo
4
Trang 9Như vậy, việc xác định phạm vi và đối tượng điều chỉnh của một dự án Luật, pháp lệnh nhằm đánh giá sự phù hợp giữa đối tượng với phạm vi điều chỉnh của dự thảo với chính sách cơ bản của dự thảo; sự phù hợp giữa đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh với các quy định cụ thể của dự thảo; bảo đảm cho nội dung các quy định của dự án đó được thể hiện theo đúng yêu cầu của văn bản, bao quát hết nội dung cần thực hiện, đồng thời giữ cho văn bản không vượt ra ngoài những vấn đề cần giải quyết đối với văn bản đó
Thứ hai, thẩm tra nội dung văn bản và những vấn đề còn có ý
kiến khác nhau là phần quan trọng, trọng tâm nhất của Báo cáo thẩm tra Thực chất, đây là việc thẩm tra xem chính sách được thể hiện trong dự án đã đúng chưa, hơp lý chưa
Thứ ba, thẩm tra sự phù hợp của nội dung dự án với đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, với Hiến pháp, pháp luật là việc
cơ quan thẩm tra cần quan tâm, xem xét cụ thể dự án này được xây dựng trên cơ sở thể chế hoá chủ trương, quan điểm của Đảng
về vấn đề này ra sao? Dự án đã thể hiện đúng tinh thần và nội dung của chủ trương, đường lối, chính sách đó hay không? Để có
cơ sở xem xét, đánh giá sự phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, cơ quan thẩm tra phải dựa vào những văn kiện, nội dung cụ thể của văn kiện thể hiện đường lối, chủ trương của Đảng có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực điều chỉnh
Thứ tư, cần thẩm tra tính khả thi của dự thảo, là việc chủ thể
thẩm tra xem xét, đưa ra ý kiến đánh giá về việc đảm bảo “khả năng thực hiện trong thực tiễn” của dự thảo Luật, pháp lệnh Theo
đó, cần thẩm tra nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản và dự thảo văn bản Luật, pháp lệnh có phù hợp với trình
độ phát triển kinh tế - xã hội vào thời điểm xây dựng không, có đáp ứng các điều kiện bảo đảm thực hiện không? Bởi các QPPL cụ thể khi được xây dựng cần có chế tài hợp lý, đủ mạnh và phù hợp với
5
Trang 10điều kiện thực tế thì mới đảm bảo được việc thi hành hiệu quả Thứ hai, nội dung của dự thảo Luật, pháp lệnh phải có cơ chế bảo đảm thực thi theo hướng xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục thực hiện; cụ thể, dễ hiểu
Thứ năm, cần thẩm tra về tính hợp hiến, hợp pháp của dự
thảo Luật, pháp lệnh Một là, dự thảo văn bản phải phù hợp với tinh
thần và nội dung của Hiến pháp về chế độ chính trị Việc thẩm tra tính hợp hiến đòi hỏi chủ thể tiến hành phải nắm bắt đầy đủ và chính xác nội dung và tinh thần của Hiến pháp về chế độ chính trị
để có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá phù hợp Hai là, dự thảo
văn bản phải phù hợp với tinh thần và nội dung Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Hiến pháp ghi nhận các quyền và nghĩa vụ của cơ bản của công dân là tiền đề để quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành Việc nắm rõ các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân sẽ giúp việc thẩm tra các chính sách, dự
án, dự thảo VBQPPL được tiến hành hiệu quả Ba là, dự thảo văn
bản phải phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp về chế
độ kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc Đây là nhóm quy định trải rộng trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội và cũng là cơ sở để đặt ra các quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành Vì vậy, việc thẩm tra tính hợp hiến cần chỉ rõ nội dung của chính sách, dự án, dự thảo VBQPPL dựa trên quy định cụ thể nào và
có sự phù hợp hay không? Bốn là, dự thảo văn bản phải phù hợp
với thẩm quyền của chủ thể ban hành Tiêu chí này đòi hỏi cơ quan tiến hành hoạt đọng thẩm định, thẩm tra cần phải xem xét, đối chiếu nội dung của dự thảo với thẩm quyền của chủ thể ban hành
văn bản Năm là, việc xây dựng dự thảo phải đúng căn cứ pháp lý.
Các VBQPPL luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau theo hướng văn
6
Trang 11bản này là cơ sở để ban hành văn bản kia và ngược lại, văn bản kia được ban hành để triển khai thi hành văn bản này Vì vậy, việc thẩm tra phải làm rõ được các văn bản được lựa chọn làm căn cứ pháp lý cho việc xây dựng dự thảo có đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
hay không? Sáu là, sự phù hợp với nội dung dự thảo Luật, pháp
lệnh với quy định của VBQPPL hiện hành có giá trị pháp lý cao hơn,
cụ thể là Hiến pháp Bảy là, dự thảo Luật, pháp lệnh phải phù hợp
với điểu ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Đây là tiêu chí rất quan trọng để xem xét tính hợp pháp của VBQPPL trong bối cảnh Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động quốc tế đồng thời với đó là việc ký kết rất nhiều các điều ước quốc tế khác nhau trong nhiều lĩnh vực Cuối cùng, việc xây dựng Luật, pháp lệnh phải theo đúng trình tự, thủ tục do Luật định
Ngoài những vấn đề trên, cơ quan thẩm tra cần xem xét việc tuân thủ ngôn ngữ, kĩ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản; điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính cho việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật; việc bảo đảm chính sách dân tộc, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản, nếu dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề dân tộc, vấn đề bình đẳng giới; tính thống nhất, đồng bộ; đánh giá mức độ hoàn thiện của dự án có thể trình UBTVQH hoặc Quốc hội thông qua hay không?
4 Thực trạng và giải pháp
Thực tiễn ở Việt Nam từ khi có Luật ban hành VBQPPL 1996 cho đến Luật ban hành VBQPPL 2015, hoạt động thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh đã có chuyển biến về chất, góp phần nâng cao hiệu quả công tác xây dựng pháp luật, đồng thời đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ hệ thống pháp luật Tuy nhiên, hoạt động thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh cũng bộc lộ một số hạn chế như:
7
Trang 12Thứ nhất, chất lượng thẩm tra các dự án Luật chưa cao Trong
những năm gần đây, công tác thẩm tra dự án Luật, pháp lệnh của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội ngày cang đi vào chiều sâu, có chất lượng và hiệu quả thiết thực Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập Quốc
tế, số lượng các dự án Luật, pháp lệnh cần được xem xét, thông qua tại mỗi kỳ họp Quốc hội, UBTVQH là rất lớn Với những dự án Luật, pháp lệnh có tính chuyên ngành cao, phần lớn các đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm, Quốc hội hoạt động không thường xuyên thì chất lượng báo cáo thẩm tra vẫn chưa thực sự đạt yêu cầu
Thứ hai, tính phản biện trong các báo cáo thẩm tra chưa cao;
chưa thể hiện rõ quan điểm chính thức của Uỷ ban đối với những
vấn đề còn có ý kiến khác nhau mặc dù “báo cáo thẩm tra phải
phản ánh đầy đủ ý kiến của thành viên cơ quan chủ trì thẩm tra, đồng thời phải phản ánh ý kiến của cơ quan thẩm tra”5 Do nhiều nguyên nhân mà đại diện các Uỷ ban tham dự phiên họp chỉ có thể phát biểu được quan điểm cá nhân mà không thể phát biểu được quan điểm chung của Uỷ ban mà họ đại diện6 Mặt khác, cũng bởi
sự phản biện trong báo cáo thẩm tra chưa cao, chưa thật sự chú trọng tới việc đánh giá tính khả thi của dự án cho nên nhiều dự án Luật, pháp lệnh sau khi được ban hành còn chậm đi vào cuộc sống Nhiều báo cáo thẩm tra chưa quan tâm một cách thoả đáng đến việc đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp của dự án và tính thống nhất của văn bản với hệ thống pháp luật
Thứ ba, vẫn còn tình trạng không bảo đảm thời hạn gửi hồ sơ
dự án Luật, pháp lệnh để thẩm tra7 Thực tế cho thấy, để kịp gửi hồ
sơ gửi cho ĐBQH trước kỳ họp Quốc hội, nhiều trường hợp hồ sơ tuy
5
Xem khoản 2 Điều 67 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi, bổ sung 2020
6
Nguyễn Thị Long (2012) ,Đổi mới quy trình xây dựng luật, pháp lệnh của Việt Nam hiện nay :khoá luận tốt nghiệp, Hà Nội.
7
Theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 thì thời hạn gửi hồ
sơ là chậm nhất 20 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp của UBTVQH và chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội
8