Luật ban hàn văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 ra đời đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói chung và hoạt động thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm ph
Trang 1B Ộ TƯ PHÁP
Hà N ội, 2022
Trang 2
ĐỀ BÀI:
Câu 1 Phân tích nội dung hoạt động thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh Đánh giá thực trạng và kiến nghị hoàn thiện
Câu 2 Với tư cách là cơ quan tiến hành thẩm định, anh (chị) hãy phát biểu về
sự cần thiết ban hành Nghị định quy định về quản lý các trang mạng xã hội
Trang 3M ỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4 NỘI DUNG 4 Câu 1 Phân tích n ội dung hoạt động thẩm tra dự thảo Luật, pháp lệnh Đánh giá thực trạng và kiến nghị hoàn thiện 4 1.1 Khái quát về thẩm tra dự thảo luật, pháp lệnh 4 1.2 Nội dung của hoạt động thẩm tra dự thảo luật, pháp lệnh 5 1.3 Đánh giá về hoạt động thẩm tra dự thảo luật và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm tra dự thảo luật, pháp lệnh 6 Câu 2 Với tư cách là cơ quan tiến hành thẩm định, anh (chị) hãy phát biểu về sự cần thiết ban hành Nghị định quy định về quản lý các trang mạng xã hội 7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 4M Ở ĐẦU
Hoạt động thẩm tra là căn cứ để đánh giá dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, góp phần đảm bảo chất lượng của văn bản Thông qua kết qủa của hoạt động thẩm tra, các cơ quan hữu quan, đặc biệt là các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản sẽ có thêm cơ sở để xem xét và quyết định thông qua, ban hành văn bản Luật ban hàn văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 ra đời đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói chung và hoạt động thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nói riêng, Để tìm hiểu rõ về hoạt động thẩm tra trong quy trình xây dựng văn bản QPPL, đưa ra những đánh giá, nhận xét các quy định về thẩm tra dự thảo luật, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật Nội dung này sinh viên xin được phân tích tại câu 1 Đến câu 2, sinh viên xin dựa trên những kiến thức đã học, sinh viên xin phát biểu về sự cần thiết ban hành Nghị định quy định về quản lý các trang mạng
xã hội
NỘI DUNG
Đánh giá thực trạng và kiến nghị hoàn thiện
Theo Từ điển tiếng Việt, “thẩm” là xem xét, tra" là tra khảo, tra cứu, tra hỏi
“Thảm tra” là điều tra, xem xét lại xem có đúng, có chính xác không
Như vậy, có thể hiểu rằng: hoạt động thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh trước hết là hoạt động của một chủ thể được tiến hành nhằm kiểm tra, đánh giá, xem xét mọi vấn đề của dự án luật, pháp lệnh theo những tiêu chí nhất định Tuy vậy, các tiêu chí này là gì; hinh thức thể hiện của nó ra sao thì chưa được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành1
1 Hoạt động thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - Thực trạng và giải pháp : luận văn thạc sĩ Luật học / Nguyễn Thị Hồng Nhung ; TS Lê Thị Uyên hướng dẫn, trang 16
Trang 5Sản phẩm của hoạt động thẩm tra dự án luật, pháp lệnh là báo cáo thẩm tra Báo cáo thẩm tra dự án luật, pháp lệnh chính là văn bản đo các cơ quan của Quốc hội bảo cáo với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, trong đó thể hiện những quan điểm, đánh giá và đề xuất của những cơ quan đổ về cự án luật, pháp lệnh
để làm cơ sở cho Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua
Thứ nhất, về nội dung thẩm tra chính sách trong đề nghị xây dựng VBQPPL, việc thẩm tra tập trung vào: Sự cần thiết ban hành, phạm vi, đối tượng điều chỉnh, chính sách cơ bản của văn bản, tính thống nhất, tính khả thi, thứ tự ưu tiên, thời điểm trình, điều kiện bảo đảm để xây dựng và thi hành văn bản2
Thứ hai, về nội dung thẩm tra dự án, dự thảo luật, pháp lệnh , việc thẩm tra tập trung vào: Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của văn bản; Nội dung của dự thảo văn bản và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau; Việc giao và chuẩn bị văn bản quy định chi tiết (nếu có); Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với chủ trương, đường lối của Đảng; Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của
dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; Tính tương thích với điều ước quốc tế
có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Tính khả thi của các quy định trong dự thảo văn bản; Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành văn bản QPPL; Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản, nếu dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới; Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản
Có thể nhận thấy, hiện nay do những nội dung thẩm tra ngày càng giảm dần nên có một số vấn đề vẫn chưa thật sự hợp lý Chẳng hạn, nội dung thẩm tra về
sự cần thiết ban hành văn bản, đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh hay điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành văn bản là những vấn đề rất thiết yếu nhưng lại không được quy định trong nội dung thẩm tra dự thảo nghị quyết của HĐND Riêng với việc thẩm tra nghị quyết của HĐND cấp
2 Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật – Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb.CAND, năm 2018, trang 17
Trang 6xã, Luật chỉ quy định trách nhiệm các Ban của HĐND phải thẩm tra, còn thẩm tra nội dung gì thì không hề quy định cụ thể hay dẫn chiếu đến các quy định khác Điều này cũng thể hiện sự thiếu khoa học và minh bạch của Luật 2015
1.3 Đánh giá về hoạt động thẩm tra dự thảo luật và một số kiến nghị nâng
Thứ nhất, về về nội dung thẩm tra
Quy định về nội dung thẩm tra dự án, dự thảo trong Luật 2015 được thiết
kế theo hướng giảm dần từ văn bản của Quốc hội, UBTVQH đến văn bản của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã Điều này sẽ hợp lý nếu như một số nội dung chỉ phù hợp với văn bản của trung ương mà không phù hợp với văn bản của địa phương Tuy nhiên, theo đánh giá cá nhân, một số nội dung cần phải xem xét, đánh giá dù là văn bản của trung ương hay địa phương Chẳng hạn, nội dung thẩm tra về sự cần thiết ban hành văn bản, đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh hay điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành văn bản
là những vấn đề rất thiết yếu nhưng lại không được quy định trong nội dung thẩm tra dự thảo nghị quyết của HĐND Riêng với việc thẩm tra nghị quyết của HĐND cấp xã, Luật chỉ quy định trách nhiệm các Ban của HĐND phải thẩm tra, còn thẩm tra nội dung gì thì không hề quy định cụ thể hay dẫn chiếu đến các quy định khác Điều này cũng thể hiện sự thiếu khoa học và minh bạch của Luật 2015 Thứ hai, về hoạt động thẩm tra trên thực tiễn
Thực tiễn ở Việt Nam từ khi có Luật BHVBQPPL năm 2015, hoạt động, thẩm tra dự thảo VBQPPL đã có chuyển biến về chất, tuy nhiên, hoạt động thẩm tra dự thảo VBQPPL cũng bộc lộ một số hạn chế như: thời hạn thẩm tra kéo dài; nội dung thẩm tra còn nặng về hình thức, thiếu các biện pháp khảo sát rộng rãi; chất lượng văn bản thẩm định đôi khi chưa đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi đặt
ra Để nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định, thẩm tra dự thảo VBQPPL cần: Một là,Việc thiếu các tiêu chí đánh giá như thế nào là một dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đạt yêu cầu, đã dẫn đến những cách hiểu thiếu chính xác, không thống nhất về các quy định trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cũng như rất khó đánh giá được một cách khách quan về chất lượng văn bản
Trang 7thẩm tra Chính vì vậy, cần có quy định về hệ thống các tiêu chí cụ thể đánh giá
về Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của văn bản của một dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để làm cơ sở đánh giá chất lượng về nội dung của một văn bản quy phạm pháp luật và cũng là cơ sở để đánh giá chất lượng nội dung thẩm tra Hai là, Nâng cao chất lượng của dự thảo và hồ sơ gửi thẩm tra
Nếu một dự thảo không tốt về mặt nội dung thì cơ quan tiến hành thẩm định, thẩm tra sẽ mất nhiều thời gian để nêu vấn đề, lập luận trong báo cáo thẩm tra
và có thể bỏ sót những nội dung khác, chính vì vậy cần nâng cao chất lượng của
hồ sơ
Ba là, Tăng cường sự phối hợp, tham gia soạn thảo văn bản phục vụ cho công tác thẩm tra dự thảo VBQPPL Theo quy định của pháp luật, cơ quan thẩm tra phải bố trí chuyên viên tham gia vào việc chuẩn bị dự thảo làm cơ sở cho việc thẩm tra Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, khi cơ quan thẩm định tham gia vào quá trình soạn thảo, Ban soạn thảo, sẽ làm mất đi tính khách quan, độc lập tương đối của ý kiến thẩm tra Nhưng xét tổng thể vẫn cần phải tăng cường sự phối hợp, tham gia soạn thảo văn bản phục vụ cho hoạt động thẩm tra dự thảo VBQPPL
-Củng cố và tăng cường chất lượng thẩm tra VBQPPL
Câu 2 Với tư cách là cơ quan tiến hành thẩm định, anh (chị) hãy phát biểu
về sự cần thiết ban hành Nghị định quy định về quản lý các trang mạng xã hội
Trong quá trình xây dựng VBQPPL, hoạt động có ý nghĩa đáng kể đối với chất lượng của VBQPPL là hoạt động thẩm định Thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL là một công đoạn bắt buộc trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản, Việc thẩm định được tiến hành trước khi dự án, dự thảo văn bản đó được trình lên cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản xem xét, quyết định3
Đánh giá về sự cần thiết ban hành văn bản là đánh giá về các căn cứ để ban hành văn bản, trong đó đề cập đến cơ sở chính trị (đường lối chủ trương, nghị quyết của Đảng), cơ sở pháp lý (chính sách, Hiến pháp, pháp luật của nhà nước)
3 Hoạt động thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - Thực trạng và giải pháp : luận văn thạc sĩ Luật học / Nguyễn Thị Hồng Nhung ; TS Lê Thị Uyên hướng dẫn, trang 28
Trang 8và cơ sở thực tiễn, yêu cầu của quản lý nhà nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và hội nhập quốc tế để chứng minh sự cần thiết phải có chính sách thông qua việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội mà Nhà nước thấy cần thiết để thiết lập trật tự pháp luật, tạo môi trường pháp lý cho kinh tế, xã hội phát triển và quốc phòng, an ninh được bảo đảm Thẩm định về sự cần thiết ban hành văn bản thực chất là xem xét, đánh giá toàn diện về cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn có phải là căn cứ duy nhất để
đề nghị ban hành VBQPPL hay không? Tuy nhiên, sự cần thiết ban hành mỗi văn bản sẽ dựa trên các căn cứ, nhiều lý lẽ khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, chẳng hạn như tính chất của văn bản (là văn bản xây dựng mới hay sửa đổi,
bổ sung); vấn đề mà văn bản điều chỉnh4
Với tư cách là cơ quan thẩm định, thẩm tra, hãy phát biểu về sự cần thiết
ban hành của Ngh ị định quy định về quản lý các trang mạng xã hội, sinh viên
xin trình bày ý kiến như sau:
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, các trang mạng xã hội trở thành một bộ phận cấu thành không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong xây dựng xã hội thông tin và phát triển kinh tế tri thức Sự phát triển bùng
nổ của công nghệ mang tính đột phá như trí tuệ nhân tạo, Internet của vạn vật, máy tính lượng tử, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh đã làm không gian mạng thay đổi sâu sắc cả về chất và lượng, được dự báo sẽ mang lại những lợi ích chưa từng có cho xã hội loài người nhưng cũng làm xuất hiện những nguy cơ tiềm ẩn vô cùng lớn Nhiều quốc gia đã nhận thức
rõ về những mối đe dọa của các trang mạng xã hội, coi đây là thách thức mới, mối đe dọa mới có tầm quan trọng và nguy hiểm cao nên đã cụ thể hóa thành các văn bản chính sách, văn bản pháp luật như luật hoặc văn bản dưới luật tại hơn
80 quốc gia, tổ chức, liên minh quốc tế như Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Canada, Hàn Quốc, NATO nhằm tạo ra các thiết chế, cơ sở pháp lý chống lại các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia từ không gian mạng và các các trang
4 https://www.camau.gov.vn/wps/portal/trangchitiet/!ut/p/z1/tZTPT8IwFMf_Fg4clz5W1sFxIwaUMBUVWC-
Trang 9mạng xã hội Hiện nay, tại Việt NamLuật An ninh mạng chính thức có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 1/1/2019, tuy nhiên Việc quản lý mạng xã hội vẫn chưa thật sự đạt được hiệu quả
Có thể nhận thấy, bên cạnh chiều tác động tích cực, thì chiều tác động tiêu cực của MXH cũng không hề nhỏ Đặc biệt, việc các thế lực thù địch, phần tử phản động, chống đối chính trị đã và đang triệt để lợi dụng MXH để thực hiện các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam
Với con số ước tính khoảng 64 triệu người sử dụng MXH ở Việt Nam hiện nay, bất kỳ người dùng MXH nào cũng có thể tạo ra thông tin và tham gia vào hoạt động truyền thông Với tính năng "chia sẻ", "bình luận" và "lan truyền" thông tin rất tiện lợi, nhanh chóng, MXH đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần xã hội Những địa chỉ, những diễn đàn trên MXH có hàng chục ngàn người kết bạn và hàng trăm ngàn đến hàng triệu người đăng ký theo dõi MXH đang trở thành nơi hình thành các luồng dư luận xã hội.Các thể lực thù địch, phản động với dã tâm là muốn xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nên đã không từ
âm mưu thủ đoạn nào Hiện nay, chúng triệt để lợi dụng không gian mạng làm
“mặt trận chính” để thực hiện các hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam Những thông tin giả, thông tin xấu, độc hại trên MXH ảnh hưởng rất tiêu cực đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước; gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đặc biệt là nguy cơ mất phương hướng trong định hướng giá trị, lối sống và niềm tin của một bộ phận không nhỏ dân cư, nhất là giới trẻ - thế hệ tương lai của đất nước
Trong môi trường phát triển số hóa mạnh mẽ như ngày nay, mạng xã hội cũng như “con dao hai lưỡi” Nhiều người rất khó để phân biệt được đâu là thực
tế (tin thật), đâu là màn kịch được dựng lên (tin giả) Vì thế, thời gian qua xuất hiện không ít thông tin trên mạng xã hội hoàn toàn bịa đặt, vu khống, sai sự thật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tổ chức và cá nhân, gây hoang mang và bất bình trong dư luận xã hội Loại thông tin độc hại này đã và đang trực tiếp làm
Trang 10mạng xã hội trở thành thế giới ảo theo đúng nghĩa đen, và làm cho sự thiện chí, lương thiện của hàng triệu người lành mạnh, tử tế dùng mạng xã hội như bị chìm lấp trong trận đồ bát quái giữa thật và giả, giữa trắng và đen, giữa tích cực và tiêu cực…
Để quản lý hoạt động của mạng xã hội, trong những năm qua, Việt Nam cần từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động in-tơ-nét nói chung và mạng xã hội nói riêng, bảo đảm môi trường pháp lý bình đẳng, minh bạch, phù hợp với yêu cầu thực tiễn5
Thực trạng, nguy cơ trên đã đặt ra yêu cầu bức thiết phải xây dựng và ban hànhNghị định quy định về quản lý các trang mạng xã hội đểhoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm quản lý hiệu quả hơn đối với lĩnh vực này, nhằm phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân
KẾT LUẬN
Trên đây là một số ý kiến cá nhân về Thẩm tra văn bản pháp luật những quy định liên quan đến hoạt động thẩm tra dự thảo luật, pháp lệnh Qua nghiên cứu các quy định pháp luật và thực tiễn, sinh viên đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về sự cần thiết ban hành VBQPPL Do nguồn kiến thức hạn hẹp, bài làm còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô
5 https://www.camau.gov.vn/wps/portal/trangchitiet/!ut/p/z1/tZTPT8IwFMf_Fg4clz5W1sFxIwaUMBUVWC-