1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc xác lập quan hệ pháp luật; thực hiện pháp luật; truy cứu trách nhiệm pháp lý; giáo dục pháp luật

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc xác lập quan hệ pháp luật; thực hiện pháp luật; truy cứu trách nhiệm pháp lý; giáo dục pháp luật
Tác giả Đặng Hoàng Giang
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật
Thể loại Bài Thi Kết Thúc Học Phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 438,02 KB

Nội dung

Trang 2 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc: Xác lập

Trang 1

B Ộ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Hà N ội, 2022

Trang 2

B Ộ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc:

Xác l ập quan hệ pháp luật; Thực hiện pháp luật;

Truy c ứu trách nhiệm pháp lý; Giáo dục pháp luật

Hà N ội, 2022

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

I Văn bản quy phạm pháp luật 2

II Quy phạm pháp luật 2

III Quan hệ pháp luật 2

IV Thực hiện pháp luật 2

V Truy cứu trách nhiệm pháp lý 2

VI Giáo dục pháp luật 2

PHẦN II Ý NGHĨA CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ 3

I Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật với xác lập quan hệ pháp luật 3

II Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật với thực hiện pháp luật 6

III Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật với truy cứu trách nhiệm pháp lý 8 IV Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật với giáo dục pháp luật 10

KẾT LUẬN 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trước năm 2014, nguồn của pháp luật Việt Nam chủ yếu là văn bản quy

phạm pháp luật và tập quán pháp Năm 2014, Nhà nước ban hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân, theo đó tiền lệ pháp (án lệ) được thừa nhận là một loại nguồn

của pháp luật Việt Nam Ngoài ra, các quan niệm về lẽ phải, lẽ công bằng cũng được thừa nhận là nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, văn bản quy phạm pháp luật là nguồn pháp luật chủ yếu và quan trọng nhất của pháp

luật Việt Nam hiện nay Bởi vì văn bản quy phạm pháp luật có nhiều ưu điểm

và đủ khả năng để khắc phục những hạn chế của tập quán pháp và tiền lệ pháp Hay do truyền thống pháp luật của Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của pháp

luật Pháp, pháp luật Liên Xô – những nước thuộc hệ thống pháp luật Civil Law

Với những đặc điểm, vai trò của mình, văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa hết sức to lớn và quan trọng trong pháp luật Việt Nam hiện nay đối với

một số khía cạnh như: Xác lập quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, truy cứu trách nhiệm pháp lý, giáo dục pháp luật Để làm nổi bật những ý nghĩa này, trong nghiên cứu sẽ đưa ra cơ sở lý luận về văn bản quy phạm pháp luật, quan

hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, truy cứu trách nhiệm pháp lý, giáo dục pháp

luật Từ đó, đưa ra ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với những vấn

đề nêu trên Từ đó, tác giả đưa ra kết luận chung về văn bản quy phạm pháp luật cũng như đánh giá chung nhất về quan hệ giữa văn bản quy phạm pháp luật với quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, truy cứu trách nhiệm pháp lý và giáo dục pháp luật

Trang 5

PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định, trong đó có

chứa đựng các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội 1

II Quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật là quy tẳc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa

nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng

và nhằm đạt được những mục đích nhất định

III Quan hệ pháp luật

III.1 Khái niệm quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh trong đó các bên tham gia quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước bảo đảm thực hiện 1

III.2 Sự kiện pháp lý

Sự kiện pháp lý là sự kiện thực tế mà khi chúng xảy ra được pháp luật

gắn liền với việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật 1

IV Thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp, có mục đích của các

chủ thể được hình thành trong quá trình thực hiện hóa các quy định của pháp

luật 1

V Truy cứu trách nhiệm pháp lý

Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước

do cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hoá bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp

luật 1

VI Giáo dục pháp luật

Giáo dục pháp luật là quá trình tác động một cách có hệ thống, có mục đích và thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người trình độ pháp lý nhất định để từ đó có ý thức đúng đẳn về pháp luật, tôn trọng

và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật 1

Trang 6

PHẦN II Ý NGHĨA CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh trong

đó các bên tham gia quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước đảm bảo thực hiện Trong khi đó, văn bản quy phạm pháp

luật là một trong những nguồn của pháp luật, chứa đựng các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực Nhà nước Do vậy, văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa lớn trong việc xác lập quan hệ pháp luật dưới các góc

độ sau:

1 Văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở để quan hệ pháp luật mang yếu tố ý chí

Văn bản quy phạm pháp luật là một trong những nguồn của pháp luật-công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội chứa đựng ý chí của Nhà nước, bao hàm trong đó là các quy phạm pháp luật và thông qua quy phạm pháp luật, mệnh

lệnh của nhà nước được đặt ra đối với các bên tham gia quan hệ pháp luật

Ví d ụ: Điều 47 Luật Giáo dục Đại học năm 2012 quy định các nhiệm vụ và

quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học trong hoạt động hợp tác quốc tế 2 Qua

đó thể hiện được ý chí của Nhà nước thông qua việc cho phép các trường Đại học được tham gia vào hoạt động hợp tác quốc tế trong quan hệ giáo dục

và đào tạo giữa các trường đại học, quy định những điều kiện để các trường

có thể tham gia vào hoạt động hợp tác quốc tế, quy định nhiệm vụ và quyền

hạn của cơ sở giáo dục đại học

Tiếp theo, văn bản quy phạm pháp luật đặt ra các quy phạm để các bên tham gia quan hệ pháp luật thể hiện ý chí của mình dựa trên cơ sở cách xử sự

mà quy phạm đặt ra Ví dụ: Điều 48 Luật Giáo dục Đại học năm 2012 quy

định trách nhiệm của Nhà nước về hợp tác quốc tế 2 Đây là một quan hệ pháp luật đặc biệt khi mà Nhà nước tham gia với tư cách là một chủ thể tham gia vào quan hệ giáo dục và đào tạo giữa Nhà nước với cơ sở giáo dục đại học

Trang 7

2 Văn bản quy phạm pháp luật là căn cứ xác định chủ thể của quan hệ pháp

luật

Chủ thể quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định và tham gia vào quan hệ pháp luật

Dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật, xác định loại chủ thể tham gia quan hệ pháp luật Xác định cá nhân, tổ chức được tham gia hay không được tham gia những quan hệ pháp luật nào Có những quan hệ pháp luật mà

chủ thể tham gia luôn là cá nhân, có những quan hệ pháp luật mà một bên chủ thể là tổ chức như Nhà nước, cơ quan Nhà nước, tổ chức Nhà nước, các

tổ chức phi Nhà nước và pháp nhân Ví dụ: Trong luật hôn nhân và gia đình

sẽ có các chủ thể là cá nhân như vợ, chồng, con cái, v.v… tham gia vào quan

hệ pháp luật hôn nhân và gia đình Hay trong Luật Khiếu nại, tố cáo thì một bên chủ thể tham gia là cơ quan, tổ chức, nhà chức trách có thẩm quyền, một bên chủ thể là công dân tham gia vào quan hệ pháp luật giải quyết khiếu nại

Dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật, xác định điều kiện để tổ

chức, cá nhân trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật quy định năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật với cá nhân, tổ chức để họ có thể tham gia vào quan hệ pháp luật Năng lực pháp luật là khả năng có quyền, nghĩa vụ pháp lý do nhà nước quy định cho các cá nhân, tổ chức nhất định 1 Năng lực hành vi pháp

luật là khả năng mà nhà nước thừa nhận cho các cá nhân, tổ chức bằng hành

vi của mình tự xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý 1 Ví d ụ:

Trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm

2015 quy định về tuổi bầu cử và tuổi ứng cử tại Điều 2 như sau: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định

của Luật này.”3 Có nghĩa rằng văn bản quy phạm pháp luật này đang quy định điều kiện để cá nhân trở thành chủ thể quan hệ pháp luật bầu cử hay nói cách khác trong quan hệ pháp luật bầu cử, năng lực pháp luật của cá nhân phát sinh khi họ đạt đến độ tuổi nhất định

3 Văn bản quy phạm pháp luật là căn cứ xác định nội dung của quan hệ pháp luật

Trang 8

Nội dung quan hệ pháp luật bao bồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của

chủ thể tham gia quan hệ pháp luật Quyền chủ thể là khả năng của chủ thể được xử sự theo những cách thức nhất định mà pháp luật cho phép 1 Nghĩa

vụ chủ thể là cách xử sự mà chủ thể buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác 1

Khi tham gia vào bất kỳ quan hệ xã hội nào thì các bên chủ thể đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau Trong quan hệ pháp luật thì Các bên tham gia có quyền và nghĩa vụ pháp lý được Nhà nước đảm bảo thực hiện Trong các văn bản quy phạm pháp luật sẽ có các quy định về quyền và nghĩ vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật và các quy định này điều được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực Nhà nước như tuyên truyền, phổ biến giáo dục, tổ chức thực hiện, động viên khen thưởng

và cưỡng chế Nhà nước Ví dụ: Trong quan hệ giáo dục và đào tạo ở nước ta

thì quyền và nghĩa vụ của người sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, giảng viên và của cơ sở giáo dục hay cả trách nhiệm của Nhà nước được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Luật Giáo dục năm 2019, Luật Giáo dục Đại học năm 2012, các nghị định của Chính phủ, các thông tư của

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,…Cụ thể như Điều 59 của Luật Giáo dục năm 2019 có quy định về nhiệm vụ và quyền của người học như: “Học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo quy định; Tôn trọng giảng viên, cán bộ

quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học; đoàn kết, giúp

đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện; Được tạo điều kiện trong học tập, tham gia hoạt động khoa học và công nghệ, các hoạt động văn hóa, thể dục,

thể thao;…”4 Trong văn bản quy phạm pháp luật này đã chỉ ra một số nội dung của quan hệ giáo dục và đào tạo giữa người học và cơ sở giáo dục như: quyền của người học là học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo quy định và cơ sở giáo dục có nghĩa vụ tạo điều kiện trong học tập, tham gia hoạt động khoa học và công nghệ, các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao

4 Văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy định đảm bảo quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ pháp luật

Nhà nước đã dự liệu trong phần chế tài của quy phạm pháp luật những hậu quả bất lợi mà các chủ thể phải gánh chịu khi không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ khi tham gia quan hệ pháp luật Ví dụ:

Trang 9

Khoản 1 Điều 155 Bộ Luật hình sự 2015 quy định: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt

tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”5 Phần chế tài là “bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”

5 Văn bản quy phạm pháp luật là căn cứ xác định khách thể của quan hệ pháp luật

Khách thể của quan hệ pháp luật là yếu tố làm cho giữa các bên chủ thể có mối quan hệ pháp luật đối với nhau 1 Dựa vào văn bản quy phạm pháp luật, có thể chỉ ra được đâu là khách thể của quan hệ pháp luật từ đó

phản ánh vấn đề lợi ích trong xã hội Ví dụ: Trong Luật Hôn nhân và gia

đình 2014 có chỉ ra quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng thì khách thể ở đây không chỉ bao gồm lợi ích của vợ, chồng mà có thể bao gồm cả lợi ích của các con…Cụ thể như trong Khoản 1, Điều 19 của Luật này có nêu: “Vợ

chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.”6 Có thể thấy khách thể trong quan hệ pháp luật giữa vợ chồng là tình nghĩa

vợ chồng, trong đó cũng hàm chứa lợi ích của các con khi được sống trong

một gia đình như điều luật đã nêu trên

6 Văn bản quy phạm pháp luật là căn cứ xác định sự kiện pháp lý

Sự kiện pháp lý được đề cập trong phần giả định của các quy phạm pháp luật và khi nó xảy ra sẽ làm cho quy tắc xử sự nêu trong phần quy định

của quy phạm phát sinh hiệu lực Mặt khác, văn bản quy phạm pháp luật

chứa đựng trong đó các quy tắc xử sự chung hay nói cách khác là quy phạm pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các mối quan hệ

xã hội Ví dụ: Tại khoản 1 Điều 22 Hiến Pháp có quy định: “Công dân có

quyền có nơi ở hợp pháp”7 Theo quy định này thì khi một đứa trẻ ra đời và được cấp Giấy khai sinh có nghĩa là nó đã trở thành công dân đồng nghĩa nó

có quyền có nơi ở hợp pháp như Điều luật này quy định

Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp, có mục đích của các chủ thể được hình thành trong quá trình thực hiện hóa các quy định của pháp

luật 1 Các quy định pháp luật này có thể sẽ được chứa đựng trong văn bản

Trang 10

quy phạm pháp luật Do vậy, văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa quan

trọng đối với thực hiện pháp luật dưới các góc độ sau:

1 Văn bản quy phạm pháp luật là căn cứ xác định hành vi thực hiện pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là một nguồn của pháp luật được ban hành để điều chỉnh hành vi xử sự của con người Do vậy, căn cứ vào hành vi,

xử sự thực tế của các chủ thể và đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp

luật để xác định họ có thực hiện pháp luật hay không Hành vi thực hiện pháp luật có thể được thể hiện dưới dạng hành động hoặc bằng không hành

động Ví dụ: Người điều khiển phương tiện mang theo đầy đủ giấy tờ cần

thiết được nêu tại Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được xác định là hành vi thực hiện pháp luật theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 Hay người không điều khiển xe cơ giới khi không có giấy phép lái xe theo quy định được xác định là hành vi thực hiện pháp luật theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008

2 Văn bản quy phạm pháp luật là căn cứ xác định chủ thể có năng lực hành

vi pháp luật

Dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật, xác định chủ thể có năng

lực hành vi pháp luật hay không Bởi vì, chỉ các chủ thể có năng lực hành vi pháp luật mới có khả năng nhận thức được yêu cầu của pháp luật để làm đúng các yêu cầu đó Ngược lại, đối với các chủ thể không có hoặc mất năng lực hành vi pháp luật thì có quy định pháp luật không có ý nghĩa hoặc không

có giá trị đối với họ Ví dụ: Một đứa trẻ 14 tuổi tự mình bán xe đạp của bố

mẹ mua cho đi học Theo Khoản 2 Điều 3, Điểm a Khoản 1 Điều 17, Điều

122 Bộ Luật Dân sự 2015 thì giao dịch này vô hiệu do đứa trẻ này chỉ 14

tuổi, không đủ năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập – hành vi bán xe đạp

3 Văn bản quy phạm pháp luật là căn cứ xác định hình thức thực hiện pháp

luật

Căn cứ vào hành vi, xử sự thực tế của các chủ thể và đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật để xác định họ có thực hiện pháp luật hay không và thực hiện pháp luật dưới hình thức nào Ví dụ: Việc một người đi

xe máy thông không vượt đèn đỏ thì theo Điều 11 Luật Giao thông Đường

Ngày đăng: 05/03/2024, 15:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w